Tải bản đầy đủ (.docx) (29 trang)

Vấn đề bảo hiểm thất nghiệp ở viêt nam hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (241.9 KB, 29 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
KHOA BẢO HIỂM
ĐỀ TÀI:

BẢO HIỂM THẤT NGHIỆP Ở VIỆT NAM
Phạm Thị Thanh Kiều –
CQ527216
[BÀN VỀ BẢO HIỂM THẤT NGHIỆP Ở VIỆT
NAM]
PHỤ LỤC
BẢNG KÝ HIỆU CHỮ VIẾT TẮT
BHXH Bảo hiểm xã hội
BHTN Bảo hiểm thất nghiệp
BHYT Bảo hiểm y tế
2
Phạm Thị Thanh Kiều –
CQ527216
[BÀN VỀ BẢO HIỂM THẤT NGHIỆP Ở VIỆT
NAM]
LỜI MỞ ĐẦU
Thất nghiệp là hiện tượng kinh tế - xã hội luôn tồn tại trong nền kinh tế thị trường
ở hầu hết các quốc gia, bất kể chế độ chính trị và trình độ phát triển kinh tế - xã hội khác
nhau. Tình trạng thất nghiệp của người lao động không chỉ ảnh hưởng đến đời sống cá
nhân người lao động mà còn cản trở sự tăng trưởng của cả nền kinh tế, gây nên rối loạn
chính trị và sự bất ổn định trong toàn xã hội. Vì thế, phần lớn các quốc gia đều chú trọng
xây dựng hệ thống công cụ, chính sách hỗ trợ người lao động khi bị thất nghiệp để giúp
cân bằng kinh tế xã hội. Trong đó, Bảo hiểm thất nghiệp được xem là công cụ hiệu quả
nhất.
Bảo hiểm thất nghiệp đã được áp dụng từ rất sớm ở các nước Châu Âu và một số
nước phát triển ngoài Châu Âu, đem lại nhiều ý nghĩa to lớn cũng như tác dụng tích cực
về mặt kinh tế xã hội. Tuy nhiên, tại Việt Nam thì loại hình bảo hiểm này được coi là khá


mới mẻ. Bắt đầu có hiệu lực từ ngày 01/01/2009, Nghị định số 127/2008 NĐ – CP được
Chính phủ ban hành ngày 12/12/2008 đánh dấu sự ra đời của Bảo hiểm thất nghiệp ở Việt
Nam, đưa đến bước tiến lớn trong con đường phát triển của ngành bảo hiểm Việt Nam
nói riêng và nỗ lực đảm bảo an sinh xã hội của Đảng và Nhà nước ta nói chung.
Với mong muốn tìm hiểu rõ hơn những vấn đề (đối với Việt Nam) vẫn còn khá
mới mẻ này, em đã lựa chọn đề tài “ Bàn về Bảo hiểm thất nghiệp ở Việt Nam ”.
Với toàn bộ khả năng của mình, em đã cố gắng mang đến những thông tin cơ bản
và tổng quát nhất về Bảo hiểm thất nghiệp ở Việt Nam, tuy nhiên không tránh khỏi
những thiếu sót ngoài mong muốn nên em hy vọng nhận được sự góp ý từ phía cô giáo để
hoàn thiện hơn kiến thức của mình.
3
Phạm Thị Thanh Kiều –
CQ527216
[BÀN VỀ BẢO HIỂM THẤT NGHIỆP Ở VIỆT
NAM]
BÀN VỀ BẢO HIỂM THẤT NGHIỆP Ở VIỆT NAM
I. SỰ PHÁT TRIỂN CỦA BẢO HIỂM THẤT NGHIỆP
1. Lịch sử hình thái và phát triển của Bảo hiểm thất nghiệp
BHTN xuất hiện lần đầu tiên vào khoảng cuối thế kỷ XIX ở Châu Âu dưới những
hình thức sơ khai và chưa phải là do chính quyền quốc gia tổ chức.
Từ cuối thế kỷ XIX, BHTN đã xuất hiện, khởi đầu là nguồn tài chính của quỹ
công đoàn. Dần dần một số chủ doanh nghiệp vì lợi ích của chính họ để ổn định đội ngũ
công nhân lành nghề đã thành lập Quỹ trợ cấp mất việc, nghỉ việc tạm thời. Số người
được hưởng các quỹ trợ cấp mất việc, nghỉ việc tạm thời chỉ đóng khung trong doanh
nghiệp. Về sau một số thành phố, chính quyền đứng ra thành lập quỹ BHTN với phương
thức tự nguyện. Với phương thức này, quỹ BHTN chỉ thu hút được những người lao động
trong phạm vi thành phố đó. Trên thực tế, đa số người đóng cho quỹ là những người có
việc làm không ổn định, người có thu nhập thấp mới tham gia, dẫn đến quỹ thu không đủ
để chi. Ở những thành phố mà chính quyền không đứng ra thành lập quỹ BHTN, thì
chính quyền tài trợ cho các quỹ bảo hiểm tư nhân, quỹ công đoàn để tăng thêm mức trợ

cấp cho người thất nghiệp và đảm bảo an toàn cho quỹ. Để khắc phục tình trạng trên và
muốn duy trì, phát triển quỹ BHTN để bảo vệ người lao động thì đòi hỏi khách quan là
phải mở rộng BHTN ở phạm vi quốc gia.
Chính phủ một số quốc gia bắt tay vào tổ chức, hình thành quỹ BHTN
Vào năm 1883, quỹ BHTN do chính quyền tổ chức đầu tiên đã xuất hiện ở Berne
(Thụy Sỹ) nhằm bảo vệ cho tất cả công nhân, không phân biệt là thành viên công đoàn
hay không. Trong khi Thụy sỹ cho ra đời quỹ BHTN thì ở Bỉ và Pháp Chính quyền chủ
trương viện trợ cho các quỹ công đoàn và giới chủ để trợ cấp cho những người lao động
mất việc làm.
Luật hóa việc tổ chức BHTN ở một số nước Châu Âu.
4
Phạm Thị Thanh Kiều –
CQ527216
[BÀN VỀ BẢO HIỂM THẤT NGHIỆP Ở VIỆT
NAM]
Vào những năm đầu của thế kỷ XX, có 11 nước đã ban hành luật pháp quốc gia về
BHTN.
Sớm nhất phải kể đến Nauy và Đan Mạch - ban hành Đạo luật quốc gia về BHTN
tự nguyện có sự hỗ trợ về tài chính của Nhà nước lần lượt vào các năm 1900 và 1910.
Năm 1911 , Vương quốc Anh ban hành đạo luật đầu tiên về BHTN bắt buộc, tiếp
sau đó là Italia – năm 1919 - cũng thực hiện theo hình thức này.
Ngoài ra, các nước Hà Lan, Tây Ban Nha, Bỉ, Áo, Cộng hòa liên bang Đức, Nam
Tư cũng tiếp nối với chủ trương bắt đầu bằng viện trợ của Nhà nước cho các quỹ BHTN
tự nguyện.
Nhân rộng việc thực hiện BHTN trên toàn thế giới.
Sau chiến tranh thế giới lần thứ nhất, làn sóng thất nghiệp đã thúc đẩy sự ra đời
BHTN của một số quốc gia. Trong những năm 30, do hậu quả từ cuộc khủng hoảng kinh
tế thế giới (1929-1933), nạn thất nghiệp đã tới mức trầm trọng khiến cho các quốc gia
phải quan tâm đến người thất nghiệp một cách có tổ chức và hệ thống hơn. Từ năm 1934,
có thêm một số nước Châu Âu và Bắc Mỹ ban hành các Đạo luật về BHXH và BHTN,

chẳng hạn : ở Mỹ năm 1935,Canada vào năm 1939, thiết lập chế độ BHTN bắt buộc.
Ngoài ra còn có Thụy Điển và Tân Tây Lan thiết lập chế độ BHTN tự nguyện.
Những năm đầu của thập kỷ 40, bốn nước Bồ Đào Nha, Nhật Bản, Australia, Hy
Lạp cũng đã ban hành trợ cấp thất nghiệp áp dụng chế độ bắt buộc.
Sau chiến tranh thế giới lần thứ II ,đặc biệt là sau khi có Công ước số102, năm
1952 của Tỏ chức lao động quốc tế (ILO) thì một loạt nước trên thế giới đã triển khai
BHTN và trợ cấp thất nghiệp.
Tính đến năm 1955 đã có 29 nước thực hiện BHTN, trong số đó có 7 nước: Tiệp
Khắc (cũ), Liên Xô (cũ), Ba Lan, Ireland, Iran mặc dù đã ban hành pháp luật quốc gia
về BHTN nhưng không áp dụng hoặc áp dụng một thời gian rồi bỏ. Trong đó Ba Lan bỏ
BHTN vì Nhà nước cho rằng họ đã đạt được sự toàn dụng nhân công không còn tình
trạng thất nghiệp; 15 nước thực hiện BHTN bắt buộc (trong đó, riêng Thụy Sỹ có 23
5
Phạm Thị Thanh Kiều –
CQ527216
[BÀN VỀ BẢO HIỂM THẤT NGHIỆP Ở VIỆT
NAM]
bang thiết lập BHTN bắt buộc, còn 2 bang thiết lập BHTN tự nguyện); 3 nước (Đan
Mạch, Phần Lan, Thụy Điển) thực hiện BHTN tự nguyện; 4 nước (Pháp, Luxembourg,
Tây Ban Nha, Australia) thiết lập chế độ trợ cấp bảo hiểm mất việc làm do Nhà nước tài
trợ hoàn toàn.
Đến năm 1989 có thêm 8 nước thực hiện BHTN, đưa tổng số các nước trên thế
giới thực hiện BHTN lên 37 nước, chủ yếu là các nước có nền kinh tế thị trường. Trong
số 37 nước nói trên, có gần 30 nước có chế độ BHTN bắt buộc. Tùy theo mỗi nước, chế
độ trợ cấp thất nghiệp được chi trả trong thời gian xác định từ 6 tháng đến 2 năm. Tuy
nhiên, khi người thất nghiệp hết hạn hưởng trợ cấp thất nghiệp vẫn chưa có việc làm họ
có thể hưởng trợ cấp xã hội.
BHTN được thực hiện phổ biến ở các nước có nền kinh tế thị trường phát triền,
nhưng trong hai thập kỷ gần đây, BHTN cũng được áp dụng ở một số nước đang phát
triên do yêu cầu của cải cách kinh tế, như Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc Theo

thống kê, đến 2009 đã có 78 nước thực hiện BHTN.
2. Kinh nghiệm triển khai bảo hiểm thất nghiệp ở một số quốc gia trên thế giới.
2.1. Bảo hiểm thất nghiệp tại các nước phát triển
Trên thế giới có lẽ từ “ Thất nghiệp” đã không còn xa lạ với bất cứ quốc gia nào, dù
là quốc gia phát triển, đang phát triển hay kém phát triển. Để đảm bảo chi tiêu trước cảnh
thất nghiệp là một thách thức đối với người lao động. Thất nghiệp không chỉ ảnh hưởng
đến đời sống của riêng người lao động mà còn ảnh hưởng đến nền kinh tế vĩ mô. Do đó,
BHTN đã ra đời. Lần đầu tiên xuất hiện vào thế kỉ XIX tại Đức , Italia, Thụy Sĩ và lan
rộng ra Pháp ,Anh, Hà Lan,Mỹ …cho tới nay BHTN đã trở thành một phần không thể
thiếu trong hệ thống An sinh xã hội của nhiều nước trong đó có Việt Nam.
Hiện nay, tại các nước phát triển BHTN được thực hiện rộng rãi với những bộ luật
quy định khá toàn vẹn và chặt chẽ. Mỗi nước đều có quy định riêng và thực hiện đựa trên
những nguyên tắc của mình. Hệ thống bảo hiểm được thực hiện rộng khắp cả nước ,quản
6
Phạm Thị Thanh Kiều –
CQ527216
[BÀN VỀ BẢO HIỂM THẤT NGHIỆP Ở VIỆT
NAM]
lý linh hoạt và nhiều loại hình bảo hiểm đáp ứng nhu cầu của con người. Dưới đây là một
số mô hình BHTN tại các nước phát triển.
2.1.1.Bảo hiểm thất nghiệp tại Đức:
• Ra đời:
BHTN được bắt đầu thực hiện tại Đức vào năm 1919 và chính thức hóa bằng một
bộ luật vào năm 1927, là một cấu thành trong hệ thống BHXH của Đức bao gồm bảo
hiểm hưu trí, BHYT, BHTN, bảo hiểm tai nạn và bảo hiểm chăm sóc. BHTN là một
chương trình BHXH bắt buộc dựa trên sự đóng góp tài chính của người lao động và chủ
sử dụng lao động. Năm 2003, tỷ lệ đóng góp BHTN là 6,5% lương trong đó người lao
động đóng 50%, chử sử dụng lao động đóng 50%
ST
T

Tiêu chí Bảo hiểm thất nghiệp tại Đức
1 Đối tượng hưởng BHTN - là người bị thất nghiệp tạm thời< 65 tuổi
- -đã đăng ký tại cơ quan việc làm địa
phương
- đủ điều kiện về thời gian làm việc và
đóng bảo hiểm.
- Chứng tỏ được bản thân có nỗ lực tìm
việc
2 Điều kiện hưởng BHTN - Có hợp đồng lao động > 12 tháng trong
một giai đoạn xem xét (3 năm cuối trước
7
Phạm Thị Thanh Kiều –
CQ527216
[BÀN VỀ BẢO HIỂM THẤT NGHIỆP Ở VIỆT
NAM]
khi đăng ký thất nghiệp) trừ trường hợp
đặc biệt và đã đóng BHTN bắt buộc.
- Do đặc thù công việc làm dưới 1 năm cần
6 tháng làm việc + đã đóng BHTN bắt
buộc.
3 Mức hưởng chế độ
BHTN
( thu nhập từ BHTN
không phải nộp thuế)
- 60% lương thực tế sau khi đã trừ đi các
khoản đóng góp bắt buộc (thuế thu nhập,
đóng góp BHXH, BHYT).
- TH có ít nhất một trẻ phụ thuộc là
67%lương
- Được đóng BHYT trong quỹ y tế công,

và quỹ hưu trí bắt buộc trong thời gian
TN
4 Thời gian hưởng Chế độ - Không có thời gian chờ áp dụng trước khi
nhận phúc lợi cho người thất nghiệp.
- TG hưởng phụ thuộc vào thời gian làm
việc có đóng bảo hiểm trước đó và tuổi
người LĐ.
8
Phạm Thị Thanh Kiều –
CQ527216
[BÀN VỀ BẢO HIỂM THẤT NGHIỆP Ở VIỆT
NAM]
5 Giai đoạn không đủ tiêu
chuẩn hưởng và mất
quyền hưởng
- Bị tước quyền hưởng chế độ trong vòng
12 tuần nếu bị chấm dứt hợp đồng do lỗi
vi phạm hợp đồng hoặc sai phạm trong
công viêc.
- Thời hạn đình chỉ quyền hưởng chế độ
tương tự cũng được áp dụng nếu người
thất nghiệp từ chối nhận công việc được
đề nghị bởi cơ quan việc làm hoặc từ chối
tham gia các chương trình đào tạo.
- Nếu người thất nghiệp đã từng bị tước
quyền hưởng chế độ trong 12 tuần và đã
nhận thông báo bằng văn bản về vấn đề
này thì quyền hưởng chế độ sẽ vĩnh viễn
bị tước nếu đối tượng vi phạm một vấn
đề tương tự.

6 Sự đình chỉ chi trả chế
độ
- Bị ngừng chi trong thời gian người thất nghiệp
nhận tiền trợ cấp từ các chế độ BHXH khác như
chế độ ốm đau, lương hưu.
2.1.2. Bảo hiểm thất nghiệp tại Mỹ:
• Ra đời
BHTN là chương trình nằm trong Luật Bảo hiểm xã hội của Hợp chủng quốc
Hoa Kỳ được thực hiện từ năm 1935, gồm có: hệ thống của Liên bang và Tiểu bang. Hệ
9
Phạm Thị Thanh Kiều –
CQ527216
[BÀN VỀ BẢO HIỂM THẤT NGHIỆP Ở VIỆT
NAM]
thống Liên bang quy định chung, từ đó cấp Tiểu bang hướng dẫn, quản lý và thực hiện
chương trình của bang mình. Việc quản lý và thực hiện chương trình BHTN ở các Tiểu
bang cũng khác nhau. Một số Tiểu bang có mức hỗ trợ thất nghiệp khá cao, một số Tiểu
bang lại có mức thấp hơn.
Có thể nói Mỹ là một trong những quốc gia có nhiều loại hình BHTN nhất trên thế
giới tiêu biểu với bẩy loại hình là : Bảo hiểm thất nghiêp trên diện rộng ,BHTN dành cho
nhân viên liên bang, BHTN dành cho cựu quân nhân,khoản lợi ích mở rộng dành cho các
khu vực có tỉ lệ thất nghiệp cao, hỗ trợ thất nghiệp do thiên tai, phụ cấp ảnh hưởng
thương mại, hỗ trọ cho hoạt động tự doanh.
• Đối tượng được nhận bảo hiểm thất nghiệp
Là những người bị mất việc không do lỗi của cá nhân họ. Họ vẫn đang cố gắng
tìm kiếm việc làm, sẵn sàng nhận công việc mới và luôn nỗ lực nhằm chấm dứt tình trạng
thất nghiệp. Những người này sẽ được hỗ trợ một khoản tiền theo tỉ lệ nhất định so với
khoản thu nhập cũ nhận trong những thời kì cụ thể.
• Mục đích của bảo hiểm thất nghiệp
- Ngăn ngừa sự bất ổn định về kinh tế, xã hội; hỗ trợ, đào tạo nhằm giúp người lao động

có cơ hội trở lại thị trường lao động, tìm việc làm mới; trợ cấp thất nghiệp.
- Thay thế một phần thu nhập cho người lao động bị mất việc làm mà không phải lỗi của
họ
10
Phạm Thị Thanh Kiều –
CQ527216
[BÀN VỀ BẢO HIỂM THẤT NGHIỆP Ở VIỆT
NAM]
Có thể nhận thấy được vai trò và mức độ hiệu quả của BHTN đối với nền kinh tế
Mỹ đặc biệt là trong những giai đoạn khủng hoảng , tuy nhiên BHTN đã thật sự công
bằng chưa ? Bởi mỗi bang đều có những nguồn luật điều chỉnh bang, khiến cho nhiều
người dân không hài lòng .Họ mong muốn có một mức trợ cấp thống nhất trên cả nước.
Thêm vào đó, phần lớn nguồn trợ cấp thất nghiệp là từ thuế .Đối với nước đang phát triển
như Việt Nam nếu trông chờ vào thuế để trợ cấp thì có thể sẽ dẫn tới hậu quả xấu, không
mong muốn.
Chúng ta có thể tham khảo mô hình BHTN mới ở ChiLe .Một quốc gia đang phát
triển ở Nam Mỹ có nhiều sự tương đồng đối với VN hơn
2.2. Bảo hiểm thất nghiệp tại quốc gia đang phát triển
Bảo hiểm thất nghiệp ở ChiLe:
11
Phạm Thị Thanh Kiều –
CQ527216
[BÀN VỀ BẢO HIỂM THẤT NGHIỆP Ở VIỆT
NAM]
Chile đã xây dựng hệ thống BHTN từ năm 1937, là nước đầu tiên ở Tây bán cầu
cải cách hệ thống Bảo đảm xã hội và là nước đầu tiên trên thế giới thực hiện cải cách theo
tài khoản đầu tư cá nhân. Đó cũng là một con đường mới của một nước đầu tiên sử dụng
tài khoản riêng trong hệ thống BHTN.
Hệ thống BHTN chuyển đổi hiện nay của Chile bắt đầu từ tháng 10/2002, được
xây dựng trên cơ sở sự sở hữu tài khoản cá nhân cho tình trạng ngừng việc và làm cơ sở

cho việc chi trả.
Chương trình BHTN mới sẽ được đóng góp như sau: Cơ quan quản lý BHTN sẽ
trích từ thuế lương để người lao động đóng góp 0,6% tiền lương của họ vào tài khoản
riêng của người lao động, đồng thời chủ sử dụng lao động đóng 2,4 vào tài khoản riêng
và tài khoản chung (trong đó 1,6% vào tài khoản riêng của người lao động và 0,8% vào
tài khoản chung). Mỗi tài khoản riêng sẽ đại diện cho một người lao động và tài khoản
này sẽ không được rút ra, cho tới khi người lao động chủ của nó bị thất nghiệp hoặc về
hưu. Người lao động có thể rút tiền ngay khi họ chấm dứt công việc hoặc bị cho nghỉ việc
từ công việc cuối cùng của họ từ nguồn tài khoản riêng. Điều đó tạo cho người lao động
linh hoạt trong việc chuyển đổi chỗ làm việc. Điều kiện về thời gian đóng BHTN vẫn
phải kéo dài đủ 12 tháng.
Thời gian chờ đợi để được nhận tiền thất nghiệp là một tháng. Thời gian này được
quy định, nhằm thực hiện một loạt các đặc trưng chỉ định nhằm thúc đẩy sự cần thiết tìm
việc làm mới. Thời gian chờ đợi này được coi như thời gian”đồng chi trả” trong hoạt
động bảo hiểm. Việc chi trả tháng đầu tiên của người thất nghiệp hoàn toàn do người thất
nghiệp từ nguồn tiền riêng. Một tháng chờ đợi này, người lao động phải tích cực thực
hiện các kế hoạch tái hoà nhập việc làm vì BHTN không trả tiền.
Thời gian hưởng thất nghiệp kéo dài nhiều nhất là 5 tháng, tháng đầu sẽ chi trả
50% tỷ lệ tiền lương (nhằm hạn chế sự kéo dài tối đa). Các tháng kế tiếp sẽ giảm đi mỗi
tháng là 5% cho tới 30% vào tháng thứ năm.
Tài khoản BHTN là một hình thức tài chính của BHTN theo phương thức lập quỹ.
Ở đây, người ta đề cập đến một hệ thống tài khoản cá nhân, mà ở đó người lao động đóng
góp phần của mình vào tài khoản và cũng sẽ rút từ tài khoản này tiền thất nghiệp trong
12
Phạm Thị Thanh Kiều –
CQ527216
[BÀN VỀ BẢO HIỂM THẤT NGHIỆP Ở VIỆT
NAM]
trường hợp bị thất nghiệp. Số dư tài khoản đã đóng góp theo kiểu tiết kiệm sẽ được chi
trả toàn bộ vào cuối cuộc đời lao động của họ.

Bên cạnh đó, Chính phủ cũng lập ra một nguồn quỹ dự trữ cho những người lao
động nào, mà tài khoản tiết kiệm cá nhân của họ không đủ để chi trả khi thất nghiệp. Hệ
thống BHTN mới ở Chile, thực chất là kế hoạch tiết kiệm bắt buộc, mà ở đó người lao
động nhận được lợi thế riêng do phương pháp tài chính. Người lao động sẽ có lợi nếu họ
không khi nào bị thất nghiệp. Đo tài chính của BHTN theo phương thức tiết kiệm cá nhân
nên đã tạo động lực thúc đẩy cho người lao động có gắng sớm tìm được việc làm mới.
Hệ thống BHTN mới dựa vào hệ thống tài chính lập quỹ có hiệu quả hơn hẳn so
với hệ thống tài chính “ tọa chi - tọa thu” trước đây. Điều đó thể hiện rõ trong các nội
dung quản lý tài chính của chương trình BHTN mới: việc thu và chi từ các tài khoản cá
nhân; cập nhật các thông tin thường xuyên, nếu người lao động chuyển đổi chủ sử dụng
lao động; tình trạng tài khoản cá nhân theo mức độ đầu tư và sự theo dõi dòng tiền vào -
ra của quỹ chung.
Bởi tất cả những lợi ích mà chính sách mới trên ,có thể nói đây là mô hình đáng để
cho chúng ta xem xét và học tập.
II. LÝ LUẬN CHUNG VỀ BHTN
1. Khái niệm và đặc điểm của BHTN
1.1. Khái niệm.
BHTN là sự bảo đảm thay thế hoặc bù đắp một phần thu nhập của người lao động
trong trường hợp bị mất việc làm và đang có nhu cầu tìm việc, đồng thời bao gồm một số
biện pháp giúp họ trở lại với thị trường lao động.
BHTN cũng là một loại hình bảo hiểm con người, song nó có một số đặc điểm
khác như: không có hợp đồng trước, người tham gia và người thụ hưởng quyền lợi là
13
Phạm Thị Thanh Kiều –
CQ527216
[BÀN VỀ BẢO HIỂM THẤT NGHIỆP Ở VIỆT
NAM]
một, không có việc chuyển rủi ro của những người thất nghiệp sang những người khác có
khả năng thất nghiệp. BHTN không có dự báo chính xác về số lượng, phạm vi và có thể
bị thiệt hại về kinh tế rất lớn, đặc biệt là trong những thời kì nền kinh tế bị khủng hoảng.

1.2. Đặc điểm của BHTN.
BHTN là một chính sách nằm trong hệ thống các chính sách kinh tế - xã hội của
mỗi quốc gia, có những đặc điểm cơ bản là:
- Đối tượng áp dụng BHTN là những người trong độ tuổi lao động, có sức lao
động, bị mất việc làm nhưng luôn sẵn sàng trở lại làm việc.
- Dự báo đối tượng của BHTN khó khăn hơn đói với một số chế độ BHXH khác
(chế độ hưu trí, tử tuất ) vì dự báo thất nghiệp chịu sự chi phối của nhiều yếu
tố tác động như sự dịch chuyển lao động trong cơ chế thị trường, do thay đổi
cơ cấu sản xuất, thay đổi công nghệ, do lực lượng lao động có tính luân chuyển
lớn khi các doanh nghiệp thiếu tính bền vững, ổn định sản xuất kinh doanh
hoặc do bản thân người lao động, nhất là lao dộng nhập cư thường hay thay đổi
nơi làm việc và nơi cư trú
- BHTN không chỉ dừng ở việc thu và chi tiền bảo hiểm mà còn gắn liền với tình
trạng cung, cầu trên thị trường lao động, với các dòng di chuyển lao động.
Trong BHTN, đòi hòi phải vừa nhận đăng ký thất nghiệp, kiểm tra các điều
kiện BHTN của người đăng ký, vừa phải nắm chắc thông tin về thị trường lao
động dể môi giới giới thiệu việc làm, đào tạo và đào tạo lại nghề hoặc tổ chức
việc làm tạm thời cho người thất nghiệp, thực hiện các chính sách hỗ trợ người
thất nghiệp tự hành nghề, hỗ trợ các doanh nghiệp nhận người thất nghiệp vào
làm việc.
- BHTN xuất phát từ quan hệ lao động, nhưng khi thực hiện lại chủ yếu thuộc
lĩnh vực việc làm. Việc trợ giúp tài chính cho người lao động bị thất nghiệp để
sớm ổn định cuộc sống luôn gắn liền với việc giải quyết việc làm cho họ. Do
đó, BHTN vừa có chức năng đảm bảo hỗ trợ tạm thời cho người thất nghiệp
khi bị mất việc làm nhuwgn đồng thời còn tìm mọi cách đưa người thất nghiệp
trở lại với thị trường lao động. Trong khi đó bảo hiểm xã hội có mục đích trợ
14
Phạm Thị Thanh Kiều –
CQ527216
[BÀN VỀ BẢO HIỂM THẤT NGHIỆP Ở VIỆT

NAM]
cấp chủ yếu là nhằm bù đắp cho người lao động khi gặp phải các trường hợp bị
ngừng hoặc mất thu nhập.
Mối quan hệ của BHTN với BHXH.
Hiện nay còn có ý kiến cho rằng BHTN là một nhánh của BHXH nên nó phải nằm
trong BHXH. Thực ra thì BHTN, BHXH, BHYT và một số loại bảo hiểm khác đều nằm
trong hệ thống An sinh xã hội. Xét về bản chất, BHXH cũng như bảo hiểm xã hội, cùng
xuất phát từ quan hệ lao động nhưng BHTN có đối tượng, mục đích, cách thức giải quyết
riêng, cụ thể là:
- Về đối tượng: là người thất nghiệp chưa tìm được việc làm, luôn luôn sẵn sàng
trở lại làm việc, còn BHXH là người đang làm việc hoặc đã nghỉ hưu.
- Mục đích: bên cạnh việc trả khoản tiền thất nghiệp cho người thất nghiệp,
BHTN còn có mục đích thứ hai quan trọng không kém là tìm mọi cách đưa
người thất nghiệp trở lại thị trường lao động.
- Cách giải quyết: BHTN không phải chỉ có nghiệp vụ thu chi BHTN mà cơ
quan BHTN và các đơn vị liên quan phải tìm mọi cách để đưa người thất
nghiệp trở lại làm việc (thông qua môi giới, tổ chức đào tạo nghề hoặc tổ chức
việc làm cho người thất nghiệp, hỗ trợ các doanh nghiệp nhận người thất
nghiệp vào làm việc )
Như vậy, BHTN khác hẳn với bảo hiểm xã hội, tuy cùng xuất phát từ quan hệ
lao động nhưng các hoạt động chủ yếu phụ thuộc và gắn liền với tình trạng
việc làm. Cho nên ở đa số các nước, BHTN được thực hiện theo một hệ thống
riêng, chỉ có rất ít nước coi BHTN như một nhánh của BHXH.
2. Nội dung cơ bản của BHTN.
II.1. Các đối tượng của BHTN.
• Đối tượng bảo hiểm:
Phần thu nhập của người lao động bị giảm hoặc mất do người lao động rơi
vào tình trạng thất nghiệp.
15
Phạm Thị Thanh Kiều –

CQ527216
[BÀN VỀ BẢO HIỂM THẤT NGHIỆP Ở VIỆT
NAM]
• Đối tượng tham gia BHTN
Từ nội dung của Công ước số 44 “Công ước về bảo đảm tiền trợ cấp cho
người thất nghiệp không tự nguyện” của ILO ban hành năm 1934 và Công
ước số 102 năm 1952, có thể rút ra:
Đối tượng tham gia BHTN là những người làm công ăn lương và các chủ
sử dụng lao động thuê mướn họ.
Tuy nhiên, đối tượng này rộng hẹp còn phụ thuộc vào điều kiện cụ thể và
quy định của từng nước. Đại đa số các nước này đều quy định đối tượng
tham gia BHTN là những người lao động trong độ tuổi lao động, có khả
năng lao động bao gồm:
- Những người làm công ăn lương trong các doanh nghiệp có sử dụng
lao động với số lượng nhất định
- Những người lao động làm việc theo hợp đồng với thời gian nhất
định thường là một năm trở lên trong các doanh nghiệp, các cơ quan đoàn
thể, các đơn vị hành chính sự nghiệp( không bao gồm công chức, viên
chức)
Những công chức, viên chức Nhà Nước, những lao động độc lập không có
chủ, những người là thuê theo mùa vụ thường không thuộc đối tượng tham
gia BHTN. Bởi vì, hoặc là họ được Nhà Nước tuyển dụng, bổ nhiệm lâu dài
nên khả năng thất nghiệp thấp, hoặc là những người khó xác định thu nhập
để xác định phí bảo hiểm, thời gian làm việc ngăn, công việc không ổn
định, thời gian đóng phí bảo hiểm không đủ. Về phía người sử dụng lao
động, họ cũng có trách nhiệm tham gia đóng BHTN cho người lao động mà
họ sử dụng. Vì rủi ro việc làm, trong một chừng mực nào đó xuất phát từ
người sử dụng lao động.
• Đối tượng hưởng trợ cấp BHTN
Người lao động tham gia BHTN.

II.2. Trợ cấp BHTN.
Trợ cấp BHTN là mức trợ cấp thay tiền lương, tiền công cho người mất việc
làm đẻ họ ổn định cuộc sống và có diều kiện tham gia vào thị trường lao động.
16
Phạm Thị Thanh Kiều –
CQ527216
[BÀN VỀ BẢO HIỂM THẤT NGHIỆP Ở VIỆT
NAM]
II.2.1. Điều kiện hưởng:
- Người tham gia BHTN phải nộp phí bảo hiểm trong một thời gian nhất định:
Để được hưởng trợ cấp BHTN, thông thường, người lao động phải có một quá
trình làm việc nhất định vào tham gia đóng bảo hiểm trong một thời gian tối
thiểu. việc quy định thời gian tối thiểu là bao nhiều tùy thuộc vào mỗi quốc
gia.
VD: Pháp quy định là 3 tháng trong 12 tháng cuối trước khi thất nghiệp; Nhật Bản
quy định có 6 tháng tham gia vào hệ thống bảo hiểm trong 12 tháng cuối cùng (hoặc
1 năm đóng bảo hiểm trong 2 năm cuối cho các đối tượng lao động bán thời gian);
Hungari quy định người lao động đã có ít nhất 48 tháng làm việc trước khi mất việc;
Trung Quốc quy định tối thiểu 1 năm tham gia bảo hiểm việc làm và không tự
nguyện thôi việc.
- Phải đăng ký thất nghiệp, đăng ký tìm việc làm tại cơ quan lao động có thẩm
quyền do Nhà nước quy định, có khả năng lao động và sẵn sàng đi làm nếu
nhận được công việc:
Để được hưởng trợ cấp BHTN, người lao động phải đăng ký với cơ quan
dịch vụ việc làm hoặc cơ quan quản lý lao động.
VD: ở Nhật, người thất nghiệp nhất thiết phải đăng ký tại “Cơ quan bảo đảm việc làm
quốc gia”, việc đăng ký phải được thực hiện thường xuyên 4 tuần một lần. Ở Anh,
người thất nghiệp phải đăng ký với “Văn phòng lao động”.
Việc đăng ký này giúp cho cơ quan lao động theo dõi, quản lý, kiểm soát
được số người thất nghiệp cũng như đảm bảo chi trả trợ cấp đúng đối

tượng.
- Thất nghiệp không phải do lỗi của người lao động: Trong trường hợp này
người lao động phải chứng minh được việc thất nghiệp không phải do lỗi của
bản thân họ. Các nước đều đưa ra các tiêu chí xác định trường hợp mất quyền
hưởng trợ cấp BHTN khi có các lý do như: Tự ý bỏ việc không có lý do chính
đáng, vi phạm kỷ luật lao động dẫn đến mất việc
17
Phạm Thị Thanh Kiều –
CQ527216
[BÀN VỀ BẢO HIỂM THẤT NGHIỆP Ở VIỆT
NAM]
- Có sổ BHTN: Sổ BHTN là cơ sở pháp lý chứng nhận sự tham gia BHTN của
người lao động bao gồm mức đóng phí và thời hạn đóng.
II.2.2. Mức hưởng:
Mức hưởng trợ cấp BHTN được xác định dựa trên cơ sở mức đóng và thời gian
đóng của người lao động.
Về nguyên tắc, mức hưởng trợ cấp thất nghiệp phải thấp hơn mức thu nhập của
người lao động khi đang làm việc nhưng vẫn phải đảm bảo đời sống tối thiểu cho người
thất nghiệp. Thông thường, các nước thường thiết kế mức trợ cấp BHTN từ 50% đến
60% lương trước khi mất việc.
VD: tại Nhật, mức hưởng từ 60% đến 80% mức tiền công ngày, 50% đến 80% cho người
thất nghiệp trong khoảng độ tuổi từ 60 đến 64. Mức trợ cấp tối thiểu là 3260 Yên/ngày (2610 Yên
cho đối tượng lao động ngắn hạn) và tối đa là 10900 Yên. Trung Quốc quy định mức hưởng
BHTN từ 70% đến 90% mức lương tối thiểu trong thành phố.
Như vậy, quá trình vận dụng của các nước tuy có sự khác nhau nhưng mức trợ cấp
BHTN thường không cao để khuyến khích người lao động tích cực tìm kiếm việc làm.
Các phương pháp xác định mức trợ cấp BHTN chủ yếu là:
- Xác định theo một tỷ lệ đồng đều cho tất cả mọi người thất nghiệp căn cứ vào
mức lương tối thiểu, mức lương bình quân các nhân hay mức lương tháng
- Xác định theo tỷ lệ lũy thoái: những tháng đầu được hưởng tỷ lệ cao, những

tháng sau tỷ lệ thấp hơn.
- Xác định theo lũy tiến điều hòa, những người thuộc nhóm lương thấp thì được
hưởng tỷ lệ cao và những người ở nhóm lương cao được hưởng tỷ lệ thấp.
II.2.3. Thời gian hưởng:
Thời gian hưởng trợ cấp BHTN tối đa phụ thuộc chủ yếu vào yếu tố tài chính, vào
quỹ bảo hiểm và thời gian tham gia BHTN, ngoài ra còn phụ thuộc nhiều vào các điều
kiện kinh tế xã hội khác.
Công ước 102 của ILO quy định: “Việc chi trả trợ cấp thất nghiệp có thể giới hạn
ở 13 tuần cho khoảng thời gian 12 tháng, nếu người được hưởng là người làm công ăn
lương; 26 tuần cho khoảng thời gian 12 tháng nếu người được hưởng là người thường trú
mà các phương tiện sinh sống trong khi trường hợp thất nghiệp xảy ra không vượt quá
giới hạn quy định.”
18
Phạm Thị Thanh Kiều –
CQ527216
[BÀN VỀ BẢO HIỂM THẤT NGHIỆP Ở VIỆT
NAM]
Theo công ước 168 của ILO thì có thể “giới hạn tới 26 tuần cho mỗi kỳ thất
nghiệp, hoặc tới 39 tuần trong mỗi kỳ 24 tháng”.
Tuy nhiên, ở các nước khác nhau quy định thời gian hưởng trợ cấp BHTN cũng có
sự khác nhau.
VD: quy định ở Cộng hòa Liên bang Đức là 13 tuần, Anh 24 tuần, Italia 25 tuần, Canada
36 tuần, Áo 20 tuần, Trung Quốc tối đa 24 tháng.
II.3. Quỹ BHTN.
Đa số các nước đang phát triển lập quỹ BHTN gồm 3 bên: Người sử dụng lao
động, người lao động và Nhà nước (đóng vai trò bù thiếu). Tùy theo điều kiện kinh tế -
xã hội của từng nước mà mỗi quốc gia có quy định về mức độ đóng góp và cách thức
đóng góp vào quỹ bảo hiểm khác nhau. Hầu hết các quốc gia quy định mức đóng góp
BHTN trong Luật Tài chính để đảm bảo an toàn và chắc chắn cho quỹ hoạt động.
Cần phải lưu ý là sự tham gia của Nhà nước vào quỹ BHTN là khôn thể thiếu, vì

thất nghiệp là một vấn đề có tính xã hội rộng lớn. Nhà nước không chỉ ban hành pháp luật
mà còn trực tiếp đóng góp bằng các trích một khoản ngân sách đáng kể hỗ trợ quỹ BHTN
khi có sự thiếu hụt, bảo toàn giá trị của quỹ hoặc đóng góp định kỳ vào quỹ. Mặc dù chỉ
tham gia đóng góp một phần nhưng với tư cách là chủ thể quản lý xã hội, Nhà nước có
quyền chi phối toàn bộ quỹ thông qua hệ thống pháp luật nhằm khắc phục hậu quả của
tình trạng thất nghiệp, qua đó góp phần ổn định xã hội. Đặc biệt khi nền kinh tế suy thoái,
lạm phát, khủng hoảng xã hội, sản xuất ngừng trệ dẫn đến người lao động thất nghiệp
hàng loạt.
3. Vai trò của BHTN
BHTN có tai trò rất quan trọng trong đời sống kinh tế - xã hội của mỗi quốc gia,
đó là:
3.1. Bù đắp một phần thu nhập cho người lao động khi họ bị mất việc làm
Trong quan hệ lao động không thể tránh khỏi các trường hợp người lao động bị
mất việc làm, do đó cần có mối quan hệ tương tác lẫn nhau giữa ba bên: Người sử dụng
lao động, cơ quan BHXH và người lao động để đảm bảo bù đắp thu nhập cho người lao
19
Phạm Thị Thanh Kiều –
CQ527216
[BÀN VỀ BẢO HIỂM THẤT NGHIỆP Ở VIỆT
NAM]
động khi mất việc làm. Người sử dụng lao động có trách nhiệm đóng góp một phần tiền
lương của mình để tự bảo hiểm cho mình. Sự đóng góp của người sử dụng lao động và
người lao động phải là khoản đóng góp bắt buộc và theo các quy định về mức đóng, định
kỳ đóng cho cơ quan BHXH. Cơ quan BHXH được giao nhiệm vụ quản lý thu, chi
BHXH và chỉ khi nào bên được bảo hiểm (người lao đông) có đủ điều kiện cần thiết cần
thiết mới được hưởng các khoản thu nhập từ nguồn quỹ BHXH.
3.2. Phân phối lại thu nhập
Trong thực tế, chỉ có một bộ phận người lao động bị mất việc làm trở thành thất
nghiệp do các nguyên nhân thực tế khách quan và không ai muốn mất việc làm để được
hưởng trợ cấp từ quỹ BHTN. Do đó, số người hưởng trợ cấp thất nghiệp tất yếu ít hơn số

người tham gia đóng góp bắt buộc vào quỹ BHTN. Từ đó hình thành nguyên tắc BHTN
là “lấy số đông bù số ít”. Nguyên tắc này thể hiện việc phân phối lại thu nhập giữa những
người lao động có thu nhập khác nhau, giữa những người có có thu nhập cao và thu nhập
thấp, giữa chủ lao động và người lao động, và giữa những người đóng góp đều đặn và
không đều đặn vào quỹ BHTN. Từ đó cũng cho thấy rằng, khả năng, vai trò của BHTN
không những phân phối lại thu nhập mà còn góp phần thực hiện công bằng xã hội.
3.3. Động viên người lao động hăng hái làm việc
Khi người lao động đang làm việc sẽ có thu nhập, còn khi mất việc làm do các
nguyên nhân khách quan họ được hưởng trợ cấp thất nghiệp. Như vậy, BHTN đã trở
thành lá chắn an toàn để đảm bảo cuộc sống cho người lao động, làm chỗ dựa vững chắc
cho họ khi tạm thời không có việc làm. Lá chắn an toàn này sẽ làm cho người lao động
gắn bó với công việc, với địa điểm làm việc và yên tâm, tích cực làm việc để tăng thêm
nguồn thu nhập và cũng từ đó có điều kiện tăng mức đóng BHTN để lúc nào đó có thể sẽ
được BHTN. Đó là quan hệ hai chiều mang tính chất tích cực của BHTN đối với người
lao động.
3.4. Hình thành quỹ để phát triển sản xuất kinh doanh
Do việc huy động BHTN bắt buộc đối với người lao động, cũng như người sử
dụng lao động và được nhận phần hỗ trợ của ngân sách Nhà nước, nên đã tồn tích thành
quỹ tiền tệ tập trung trong thời điểm nhàn rỗi cso thể đầu tư một phần vào các hoạt động
20
Phạm Thị Thanh Kiều –
CQ527216
[BÀN VỀ BẢO HIỂM THẤT NGHIỆP Ở VIỆT
NAM]
kinh tế để sinh lời, tăng thêm nguồn thu cho quỹ BHTN. Khoản đầu tư này vừa góp phần
phát triển sản xuất – kinh doanh, vừa đảm bảo an toàn cho quỹ BHTN khỏi bị mất giá để
chi trả trợ cấp BHTN cho người lao động.
3.5. Tạo điều kiện gắn bó giữa lợi ích của Nhà nước và người lao động
Đứng trên quan điểm xã hội mà nói thì BHTN là một biện phấp dàn trải rủi ro,
thiệt hại theo cả thời gian và không gian; chia sẻ rủi ro, thiệt hại cho một bộ phấn lớn

người lao động, từ đó tăng thêm khả năng giải quyết rủi ro, thiệt hại cho số ít người lao
động khi đã tham gia BHTN.
Về phía Nhà nước, chi BHTN cho người lao động vẫn là khoản chi nhỏ hơn thu
nhập khi họ đang làm việc, nhưng vẫn phải giải quyết tố những rủi ro, thiệt hại, khó khăn
về đời sống cho người lao động và gia đình họ, góp phần ổn định và an toàn xã hội, còn
đối với người sử dụng lao động và người lao động thì cũng vì đó mà bảo vệ được quyền
lợi của mình.
III. BẢO HIỂM THẤT NGHIỆP Ở VIỆT NAM
1. Nội dung cơ bản của BHTN ở Việt Nam.
Vấn đề BHTN hiện đang được điều chỉnh cơ bản bởi Nghị định số 127/2008 NĐ –
CP được Chính phủ ban hành ngày 12/12/2008 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành
một số điều của Luật Bảo hiểm xã hội về BHTN và Nghị định số 100/2012/NĐ-CP ngày
21-11-2012 về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 127/2008/NĐ- CP ngày 12-
12-2008 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo
hiểm xã hội về BHTN, có hiệu lực thi hành từ 15-1-2013.
Theo những nghị định này :
1.1. Về người lao động tham gia BHTN ( Điều 2,Chương 1)
Là công dân Việt Nam giao kết các loại hợp đồng lao động / làm việc không xác
định thời hạn hoặc hợp đồng lao động / làm việc xác định thời hạn đủ từ mười hai tháng
đến ba mươi sáu tháng.
21
Phạm Thị Thanh Kiều –
CQ527216
[BÀN VỀ BẢO HIỂM THẤT NGHIỆP Ở VIỆT
NAM]
Người đang hưởng lương hưu, trợ cấp mất sức lao động hằng tháng có giao kết
hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc với người sử dụng lao động quy định tại Điều 3
Nghị định này theo các loại hợp đồng quy định tại khoản 1 điều này không thuộc đối
tượng tham gia BHTN.
1.2. Về người sử dụng lao động tham gia BHTN ( Điều 3, Chương 1 )

Là người sử dụng lao động có sử dụng từ mười 10 người lao động trở lên tại các
cơ quan, đơn vị, tổ chức, doanh nghiệp : đơn vị Nhà nước; doanh nghiệp thành lập theo
luật Doanh nghiệp, luật Đầu tư; các hợp tác xã thành lập theo luật Hợp tác xã; các hộ
kinh doanh cá thể; các doanh nghiệp nước ngoài hoạt động trển lãnh thổ Việt nam có sử
dụng lao động là người Việt nam.
1.3. Điều kiện hưởng BHTN ( Điều 15, Chương 3 )
Người lao động thất nghiệp được hưởng BHTN khi đã đóng tiền BHTN đủ mười
hai tháng trở lên trong vòng hai mươi bốn tháng trước khi bị mất việc làm hoặc chấm dứt
hợp đồng lao động / làm việc theo quy định của pháp luật ; đã đăng ký với cơ quan lao
động khi bị mất việc làm hoặc chấm dứt hợp đồng lao động / làm việc và chưa tìm được
việc làm sau mười lăm ngày kể từ ngày đăng ký với cơ quan lao động
1.4. Mức trợ cấp thất nghiệp và thời gian hưởng trợ cấp ( Điều 16, Chương 3 )
Mức trợ cấp thất nghiệp hằng tháng bằng 60% mức bình quân tiền lương, tiền
công tháng đóng BHTN của sáu tháng liền kề trước khi bị mất việc làm hoặc chấm dứt
hợp đồng lao động / làm việc.Thời gian hưởng trợ cấp thất nghiệp hằng tháng phụ thuộc
vào thời gian làm việc có đóng BHTN của người lao động và tổng thời gian được hưởng
trợ cấp thất nghiệp hằng tháng được thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 82 của
Luật Bảo hiểm xã hội : 03 tháng, nếu có từ đủ 12 đến dưới 36 tháng đóng BHTN; 06
tháng, nếu có từ đủ 36 đến dưới 72 tháng đóng BHTN; 09 tháng, nếu có từ đủ 72 đến
dưới 144 tháng đóng BHTN; 12 tháng, nếu có từ đủ một 144 tháng đóng BHTN trở lên.
1.5. Vấn đề hỗ trợ học nghề ( Điều 17, Chương 3 )
Việc tổ chức thực hiện hỗ trợ học nghề cho người lao động đang hưởng trợ cấp
thất nghiệp do cơ quan lao động thực hiện thông qua các cơ sở dạy nghề. Mức hỗ trợ học
22
Phạm Thị Thanh Kiều –
CQ527216
[BÀN VỀ BẢO HIỂM THẤT NGHIỆP Ở VIỆT
NAM]
nghề bằng mức chi phí học nghề ngắn hạn theo quy định của pháp luật về dạy nghề. Thời
gian được hỗ trợ học nghề không quá 6 tháng tính từ ngày người lao động được hưởng

trợ cấp thất nghiệp hằng tháng.
Nghị định mới – Nghị định số 100/2012 sửa đổi, quy định lại mức hỗ trợ học nghề
cho người đang hưởng trợ cấp thất nghiệp tùy theo mức chi phí học nghề của từng nghề,
mức hỗ trợ học nghề được tính theo tháng trên cơ sở chi phí đào tạo của từng nghề. Mức
hỗ trợ học nghề cụ thể theo quy định của Thủ tướng Chính phủ (trước đây chỉ quy định
hỗ trợ 300.000 đồng/người). Thời gian được hỗ trợ học nghề phụ thuộc vào thời gian đào
tạo của từng nghề và từng người lao động, nhưng không quá 6 tháng. Thời gian bắt đầu
để được hỗ trợ học nghề tính từ ngày người lao động được hưởng trợ cấp thất nghiệp
hằng tháng.
1.6. Vấn đề hỗ trợ việc làm ( Điều 18, Chương 3 )
Việc tổ chức thực hiện hỗ trợ tư vấn, giới thiệu việc làm miễn phí cho người lao
động được hưởng trợ cấp thất nghiệp do cơ quan lao động thực hiện thông qua các trung
tâm giới thiệu việc làm. Thời gian được hỗ trợ tư vấn, giới thiệu việc làm tính từ ngày
người lao động được hưởng trợ cấp thất nghiệp hằng tháng và không quá tổng thời gian
mà người lao động đó được hưởng trợ cấp theo quy định tại khoản 2 Điều 82 của Luật
BHXH.
1.7. Thời điểm hưởng bảo hiểm thất nghiệp ( Điều 20, Chương 3 )
Người lao động khi có đủ điều kiện hưởng BHTN thì được hưởng các chế độ bảo
BHTN tính từ ngày thứ 16 kể từ ngày đăng ký
1.8. Tạm dừng hưởng trợ cấp thất nghiệp ( Điều 22, Chương 3 )
Người lao động đang hưởng trợ cấp thất nghiệp hằng tháng sẽ bị tạm dừng hưởng
trợ cấp thất nghiệp khi không thông báo hằng tháng với cơ quan lao động về việc tìm
kiếm việc làm hoặc đang bị tạm giam.
Việc tiếp tục hưởng trợ cấp thất nghiệp hằng tháng sẽ được thực hiện vào tháng
tiếp theo khi người lao động vẫn trong khoảng thời gian hưởng trợ cấp thất nghiệp và tiếp
tục thực hiện thông báo hằng tháng với cơ quan lao động về việc tìm kiếm việc làm hoặc
23
Phạm Thị Thanh Kiều –
CQ527216
[BÀN VỀ BẢO HIỂM THẤT NGHIỆP Ở VIỆT

NAM]
sau thời gian tạm giam, người lao động vẫn trong khoảng thời gian hưởng trợ cấp thất
nghiệp.
1.9. Chấm dứt hưởng trợ cấp thất nghiệp ( Điều 23, Chương 3 )
Người đang hưởng trợ cấp thất nghiệp bị chấm dứt hưởng trợ cấp thất nghiệp
trong các trường hợp sau: hết thời hạn hưởng trợ cấp thất nghiệp; có việc làm; thực hiện
nghĩa vụ quân sự; hưởng lương hưu; sau hai lần từ chối nhận việc làm do tổ chức bảo
hiểm xã hội giới thiệu mà không có lý do chính đáng; không thông báo về tình hình việc
làm với tổ chức BHXH trong ba tháng liên tục; ra nước ngoài để định cư; chấp hành
quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính tại trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục, cơ
sở chữa bệnh hoặc chấp hành hình phạt tù nhưng không được hưởng án treo; bị chết.
1.10. Nguồn hình thành Quỹ bảo hiểm thất nghiệp ( Điều 25, Chương 4 )
Người lao động đóng bằng 1% tiền lương, tiền công tháng đóng BHTN, người sử
dụng lao động đóng bằng 1% quỹ tiền lương, tiền công tháng đóng BHTN của những
người lao động tham gia BHTN, Nhà nước hỗ trợ từ ngân sách bằng 1% quỹ tiền lương,
tiền công tháng đóng BHTN của những người lao động tham gia BHTN và mỗi năm
chuyển một lần.
Ngoài ra quỹ BHTN còn từ tiền sinh lời của hoạt động đầu tư quỹ và các nguồn
thu hợp pháp khác.
1.11. Việc đăng ký và thông báo về tìm việc làm với cơ quan lao động ( Điều 34, Chương 5
)
Theo nghị định cũ, Nghị định số 127/2008/NĐ- CP, trong thời hạn 7 ngày làm
việc, kể từ ngày bị mất việc làm hoặc chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm
việc, người lao động phải đến cơ quan lao động để đăng ký. Trong thời gian đang hưởng
trợ cấp thất nghiệp, hằng tháng, người thất nghiệp phải đến thông báo với cơ quan lao
động về việc tìm kiếm việc làm.
Nghị định số 100/2012/NĐ-CP kéo dài thời gian đăng ký đến 3 tháng kể từ ngày
bị mất việc làm hoặc chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc nếu người lao
động chưa có việc làm mà có nhu cầu hưởng trợ cấp thất nghiệp.
24

Phạm Thị Thanh Kiều –
CQ527216
[BÀN VỀ BẢO HIỂM THẤT NGHIỆP Ở VIỆT
NAM]
2. Đánh giá về chế độ BHTN ở Việt Nam
BHTN đi vào cuộc sống đã đáp ứng được những mục tiêu cơ bản của chính sách,
đối tượng tham gia và thụ hưởng ngày càng đông. Tuy nhiên, sau ba năm thực hiện, từ
chính sách đến cơ chế vận hành đã bộc lộ nhiều bất cập, vướng mắc về đối tượng tham
gia, quy trình đóng và hưởng chế độ bảo hiểm, việc giải quyết chính sách chưa sát thực
tế Cụ thể:
- Đối tượng, phạm vi tham gia BHTN vẫn chưa được quy định rõ ràng. Việc xác định
đối tượng tham gia BHTN ở đơn vị sự nghiệp của Nhà nước, phân biệt giữa cán bộ,
công chức, viên chức còn lúng túng do chưa có văn bản hướng dẫn thực hiện Luật
Viên chức.
- Quy định người làm việc trong các doanh nghiệp sử dụng dưới 10 lao động hoặc ký
hợp đồng lao động dưới 12 tháng không thuộc đối tượng tham gia BHTN là không sát
với thực tế. Quy định này vô hình trung tạo sự không công bằng cho doanh nghiệp và
người lao động, đồng thời cũng tạo kẽ hở để người sử dụng lao động lách luật. Thực
tế, hiện nay quy mô doanh nghiệp nhỏ, siêu nhỏ, các tổ hợp sản xuất tại các làng
nghề, địa phương với số lượng lao động chiếm một tỷ lệ không nhỏ. Những đối tượng
làm việc trong doanh nghiệp nhỏ, hoặc có giao kết dưới 12 tháng không được tham
gia BHTN gây thiệt thòi cho họ, trong khi đây là đối tượng có nguy cơ mất việc làm
cao hơn. Đồng thời, cũng không ít doanh nghiệp cố tình khai giảm số lao động xuống
dưới 10 người để trốn đóng BHTN, gây khó khăn cho công tác thu BHTN và bảo đảm
quyền lợi cho người lao động. Không ít người lao động khi mất việc làm, khi đến
đăng ký thất nghiệp mới biết doanh nghiệp nợ đóng BHXH cho nên không được
hưởng trợ cấp, gây thiệt hại và khó khăn cho người lao động.
- Quy định người có thời gian đóng BHTN từ đủ 12 tháng đến 36 tháng đều được
hưởng ba tháng trợ cấp thất nghiệp cũng chưa phù hợp, dễ bị lợi dụng, nếu không
quản lý tốt sẽ dẫn đến những kẽ hở, ảnh hưởng đến quỹ BHTN Điều kiện và thủ tục

hồ sơ hưởng trợ cấp BHTN hiện cũng không xác định được rõ nguyên nhân nghỉ việc,
cho nên vẫn xảy ra tình trạng trường hợp tự ý nghỉ việc, nhảy việc sang đơn vị khác
25

×