Tải bản đầy đủ (.pdf) (31 trang)

Đề tài chính sách bảo hiểm thất nghiệp ở việt nam hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (375.13 KB, 31 trang )

1

I MỞ ĐẦU
1.1 Tính cấp thiết
Ngày 1/1/2009, tại Việt Nam một loại hình bảo hiểm mới đã bắt đầu có
hiệu lực nhằm bảo vệ, hỗ trợ những đối tượng lao động thất nghiệp. Đó là bảo
hiểm thất nghiệp (BHTN). Sự ra đời của loại bảo hiểm này thực sự là một bước
tiến lớn trong con đường phát triển của ngành bảo hiểm Việt Nam nói riêng và
nỗ lực đảm bảo an sinh xã hội của Đảng và Nhà nước ta nói chung.
BHTN ở Việt Nam ra đời gắn với giai đoạn đầy khó khăn, tồi tệ của nền
kinh tế Việt Nam cũng như kinh tế thế giới; giai đoạn mà chúng ta phải chứng
kiến nhiều doanh nghiệp phá sản, hàng nghìn lao động rơi vào cảnh thất nghiệp.
Sau hơn bốn năm thực hiện, BHTN đã mang lại những thành công nhất định,
cũng như tác động tích cực về mặt kinh tế xã hội. Tuy nhiên, chính sách đó
đang còn những bất cập và gặp khó khăn trong quá trình thực hiện. Điều đó cho
thấy việc nghiên cứu, hoàn thiện chính sách BHTN ở Việt Nam là một yêu cầu
cấp thiết hiện nay. Chính vì vậy đề tài: “Chính sách bảo hiểm thất nghiệp ở
Việt Nam hiện nay” được nghiên cứu với mong muốn góp phần giải quyết
yêu cầu thực tế về hoàn thiện chính sách BHTN ở nước ta hiện nay.
1.2 Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1 Mục tiêu chung
Phân tích và làm rõ thêm một số cơ sở lý luận, thực tiễn về thất nghiệp và
chính sách BHTN ở Việt Nam. Từ đó đề xuất một số giải pháp chủ yếu hoàn thiện
chính sách BHTN ở Việt Nam trong thời gian tới.
1.2.2 Mục tiêu cụ thể
- Hệ thống hóa và phân tích làm rõ thêm cơ sở lý luận về thất nghiệp và
chính sách BHTN.
- Phân tích thực trạng thất nghiệp và tình hình thực thi chính sách BHTN
ở Việt Nam.
- Ảnh hưởng của chính sách đến lao động, việc làm và các vấn đề xã hội
ở Việt Nam


2

- Đề xuất một số giải pháp chủ yếu hoàn thiện chính sách BHTN của Việt
Nam hiện nay.
1.3 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là chính sách BHTN.
1.4 Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp thu thập thông tin: thông tin thứ cấp qua tài liệu, sách báo, các
báo cáo của Bộ Lao Động Thương Binh Xã Hội.
- Phương pháp phân tích: Các thông tin được thu thập, sau đó tổng hợp, phân
tích qua các phương pháp: thống kê mô tả, phương pháp so sánh,…
II NỘI DUNG
2.1 Các vấn đề liên quan đến thất nghiệp
2.1.1 Khái niệm, nguyên nhân và ảnh hưởng của thất nghiệp
2.1.1.1 Khái niệm thất nghiệp
Có rất nhiều quan niệm về thất nghiệp:
Theo Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO), thất nghiệp là tình trạng tồn tại
một số người trong độ tuổi lao động, muốn làm việc nhưng không thể tìm được
việc làm với mức lương phổ biến trong thị trường lao động. Còn người thất
nghiệp là người trong độ tuổi lao động, có khả năng lao động nhưng không có
việc làm, không làm kể cả một giờ trong tuần lễ điều tra, đang đi tìm việc làm,
có điều kiện là họ làm ngay.
Định nghĩa thất nghiệp ở Việt Nam: “Thất nghiệp là những người trong độ
tuổi lao động, có khả năng lao động, có nhu cầu việc làm, đang không có việc
làm”.
2.1.1.2 Nguyên nhân thất nghiệp
- Chu kỳ sản xuất kinh doanh thay đổi
3

Theo chu kỳ phát triển kinh tế, sau hưng thịnh đến suy thoái, khủng

hoảng. Ở thời kỳ hưng thịnh, sản xuất được mở rộng, nguồn nhân lực xã hội
được huy động vào sản xuất, nhu cầu về sức lao động tăng nhanh nên thu hút
nhiều lao động. Ngược lại, ở thời kỳ suy thoái, sản xuất đình trệ, cầu lao động
giảm, không những không tuyển thêm lao động mà còn dư thừa lao động, gây
nên tình trạng thất nghiệp. Theo kinh nghiệm của các nhà kinh tế, nếu năng lực
sản xuất của xã hội giảm 1% so với khả năng, thất nghiệp sẽ tăng lên 2%.
- Sự gia tăng dân số
Đây là nguyên nhân ảnh hưởng đến tình trạng thất nghiệp trong dài hạn.
Dân số gia tăng hàng năm sẽ bổ sung một lực lượng lao động rất lớn vào nguồn
lực lao động của mỗi quốc gia. Dân số càng tăng và tốc độ gia tăng càng nhanh
thì lực lượng lao động dư thừa sẽ càng lớn. Thêm vào đó, quá trình quốc tế hóa
và toàn cầu hóa cũng có tác động tiêu cực đến thị trường lao động làm một bộ
phận người lao động bị thất nghiệp. Nguyên nhân này thường xuất hiện phổ
biến ở các nước đang phát triển và chậm phát triển, những nước luôn có tỷ lệ
gia tăng dân số cao. Đây cũng chính là một trong những nguyên nhân chính gây
ra tình trạng thất nghiệp ở Việt Nam, cũng như ở nhiều nước đang phát triển
khác.
- Sự thay đổi cơ cấu ngành nghề
Ở từng thời kỳ, sự phát triển kinh tế có thể dẫn tới thay đổi cơ cấu kinh
tế. Theo đó, cơ cấu của một số ngành nghề thay đổi. Những ngành nghề làm ăn
có hiệu quả hoặc cần phải được mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh hoặc
xuất hiện ngành nghề mới sẽ tạo cơ hội thu hút thêm nhiều lao động. Nhưng lại
có những ngành nghề phải thu hẹp sản xuất, phải sa thải người lao động và một
bộ phận người lao động bị thất nghiệp.
- Sự ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật
4

Ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, đặc biệt là tự động hóa quá trình
sản xuất diễn ra nhanh chóng và ngày càng phổ biến. Các chủ doanh nghiệp, các
nhà sản xuất luôn tìm cách mở rộng sản xuất, đổi mới dây chuyền công nghệ,

nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm, hạ giá thành sản xuất, nâng cao lợi thế
cạnh tranh. Tuy nhiên, quá trình này làm cho số công nhân bị thay thế bởi máy
móc ngày càng gia tăng, bổ sung một lượng lớn vào số lao động bị thất nghiệp.
- Do các yếu tố ngoài thị trường
Sự thay đổi thể chế chính trị hay việc điều chỉnh chính sách vĩ mô của
các nước, các giải pháp điều hành kinh tế của Chính phủ cũng có thể làm cho
nhu cầu sử dụng lao động có sự thay đổi. Theo đó, làm cho tình trạng thất nghiệp
thay đổi.
- Nguyên nhân từ người lao động
Chính bản thân người lao động cũng tác động không nhỏ tới tình trạng
thất nghiệp của mình. Ví dụ, do người lao động không ưa thích công việc đang
làm, hay địa điểm làm việc, không bằng lòng với vị trí đang đảm đương hay
mức lương hiện có nên họ đi tìm công việc mới đáp ứng yêu cầu đó.
- Một số nguyên nhân khác.
Một loạt các nguyên nhân khác có thể dẫn đến người lao động bị thất
nghiệp như người lao động có kinh nghiệm nhưng bị mất việc vì kỷ luật lao
động kém. Những người lao động trẻ tuổi tìm kiếm công việc lần đầu tiên trong
đời không thể kiếm ngay được việc làm hoặc người lao động lớn tuổi sau một
thời gian rời khỏi thị trường lao động nay muốn quay trở lại lực lượng lao động
(như phụ nữ sau khi sinh và chăm sóc con nhỏ). Một nguyên nhân cũng không
kém quan trọng đó là người lao động không còn đủ sức khỏe để đảm đương
công việc đang làm phải tìm kiếm công việc khác phù hợp hơn.
2.1.1.3 Ảnh hưởng của thất nghiệp
5

Thất nghiệp không những ảnh hưởng trực tiếp tới bản thân người lao
động và gia đình họ mà còn tác động mạnh mẽ tới tất cả các vấn đề kinh tế,
chính trị, xã hội của mỗi quốc gia.
- Đối với bản thân người lao động và gia đình: Thất nghiệp có thể gây
ra những hậu quả rất trầm trọng. Bởi vì khi bị mất việc làm thường đồng nghĩa

với việc mất đi nguồn thu nhập chủ yếu và khi thất nghiệp kéo dài sẽ dẫn đến sự
khó khăn, nghèo túng. Hậu quả là họ từng bước bị rơi sâu vào tình trạng dưới
mức sống tiêu chuẩn chung của xã hội. Sau đó nếu không có sự trợ giúp nào
khác thì phải vay nợ và nếu kéo dài sẽ dẫn đến nợ nần chồng chất. Sự tác động
vào thu nhập cho gia đình phụ thuộc vào tiền thất nghiệp của bản thân họ nhận
được cũng như thu nhập của những thành viên khác trong gia đình còn việc làm.
Nạn thất nghiệp không chỉ là hậu quả về tài chính mà còn là hậu quả về
khả năng nghề nghiệp. Khi thất nghiệp kéo dài, hậu quả là họ bị mất đi khả năng
nâng cao trình độ nghề nghiệp. Điều đó sẽ đe dọa không chỉ về phía họ, họ sẵn
sàng bị thất nghiệp, mà còn ngăn cản việc học nghề hay chuyển vào một nghề
khác.
- Đối với nền kinh tế: Thất nghiệp chính là sự lãng phí nguồn lực xã hội,
là một trong những nguyên nhân cơ bản làm cho nền kinh tế bị đình đốn, chậm
phát triển. Vì khi đó có một bộ phận người lao động trong độ tuổi lao động, có
khả năng lao động nhưng vì lý do khách quan không có việc làm thì dĩ nhiên
sức sản xuất trong nước và thu nhập quốc dân thấp hơn so với khi mọi người
đều có việc làm. Ngoài ra, khủng hoảng kinh tế và thất nghiệp có mối quan hệ
tác động qua lại chặt chẽ với nhau, đôi khi tạo thành vòng luẩn quẩn không
thoát ra được. Bên cạnh đó, thất nghiệp có thể làm cho xã hội bất ổn. Đến lượt
nó làm cho kinh tế bị suy thoái, khủng hoảng trầm trọng hơn và có khả năng
phục hồi chậm.
- Đối với chính trị, xã hội: Khi bị thất nghiệp, người lao động luôn ở
trong tình trạng hoang mang, lo lắng, căng thẳng và thất vọng. Đặc biệt nếu
6

người lao động là trụ cột, nuôi sống cả gia đình thì áp lực tâm lý càng đè nặng
lên người lao động. Từng cá nhân là tế bào của gia đình, mỗi gia đình là tế bào
của xã hội. Như vậy thất nghiệp tác động đến cá nhân người lao động có nghĩa
là đã tác động đến toàn xã hội. Bởi vì, thất nghiệp sẽ dẫn đến nhiều hiện tượng
tiêu cực của xã hội, đẩy người thất nghiệp đến chỗ bất chấp kỷ cương, vi phạm

pháp luật, hủy hoại đạo đức để kiếm kế sinh nhai, kiếm tiền trang trải cho cuộc
sống sinh hoạt hàng ngày như trộm cắp, cờ bạc, mại dâm, ma túy…
Thất nghiệp làm cho tình hình chính trị trở nên bất ổn, rối loạn nếu không
được can thiệp kịp thời. Thất nghiệp gây ra các cuộc biểu tình, đình công, là cơ hội
cho các thế lực thù địch tiến hành các hoạt động chống phá nhà nước, chống phá
Đảng cầm quyền. Thất nghiệp còn làm cho người lao động giảm lòng tin vào chế
độ, giảm lòng tin vào khả năng lãnh đạo của chính phủ cầm quyền.
2.1.2 Thực trạng thất nghiệp của Việt Nam
Nhìn chung, tỷ lệ thất nghiệp chung của Việt Nam khá thấp và có xu hướng
giảm dần (tỷ lệ thất nghiệp chung dao động trong khoảng trên dưới 2,2%, năm 2012
tỷ lệ này là 1,99%).
7

Bảng: Tình hình thất nghiệp ở ViệtNam (2007-2012)
Tiêu thức 2007 2008 2009 2010 2011 2012
Tổng số người thất
nghiệp (1000 người)
1.030,3

1.080,4

1.287,0

1.330,8

1.382,7

1.321.6

Tỷ lệ thất nghiệp (%)


2,52 2,19 2,8 2,88 2,27 1,99
Nguồn:Kết quả điều tra lao động, việc làm hàng năm của Tổng cục Thống kê.
Thất nghiệp đã trở thành vấn đề cả xã hội quan tâm. Thất nghiệp có thể
dẫn đến những ảnh hưởng khó lường về kinh tế và xã hội. Những ảnh hưởng
này rất khó định lượng nhưng tác động tiềm ẩn của chúng có thể thấy rõ qua
một loạt các hậu quả có thể xảy ra như sự phản ứng của người lao động đối với
những thay đổi về cơ cấu của doanh nghiệp với nỗi lo âu rằng một số người có
thể mất việc và như vậy họ sẽ không còn nguồn để sinh sống. Tỷ lệ thất nghiệp
lớn có thể sẽ gây áp lực về chính trị và bất ổn về xã hội khi một số lớn người lao
động bị mất việc làm và do vậy có thể dẫn đến xu hướng lạm dụng các chế độ
BHXH để bù đắp mất mát thu nhập khi chưa có chế độ hỗ trợ đối với người bị
thất nghiệp.
2.2 Bảo hiểm thất nghiệp và chính sách bảo hiểm thất nghiệp
2.2.1 Bảo hiểm thất nghiệp
BHTN là sự hỗ trợ một phần thu nhập cho người lao động bị mất thu
nhập do thất nghiệp và hỗ trợ họ sớm quay trở lại thị trường lao động.
Bên cạnh việc hỗ trợ một khoản tài chính đảm bảo ổn định cuộc sống cho
người lao động trong thời gian mất việc làm thì mục đích chính của BHTN là
thông qua các hoạt động đào tạo nghề, tư vấn, giới thiệu việc làm, sớm đưa những
lao động thất nghiệp tìm được một việc làm mới thích hợp và ổn định.
Nguồn tài chính hỗ trợ cho người thất nghiệp được lấy từ quỹ BHTN.
Quỹ BHTN là quỹ tiền tệ tập trung, được hình thành từ sự đóng góp của các bên
8

tham gia BHTN, theo nguyên tắc cộng đồng chia sẻ rủi ro, không vì mục đích
lợi nhuận. Quỹ này được dùng để trợ cấp cho người lao động bị thất nghiệp,
nhằm đảm bảo ổn định đời sống cho bản thân và gia đình.
2.2.2 Chính sách BHTN
2.2.2.1 Khái niệm chính sách BHTN

Chính sách BHTN là sự tác động của Nhà nước tới các đối tượng tham gia
BHTN thông qua các biện pháp, công cụ chính sách nhằm mục tiêu an sinh xã
hội, ổn định và phát triển kinh tế.
Cần phải hiểu rõ 3 vấn đề của chính sách BHTN:
Thứ nhất, chính sách BHTN là một chính sách công.
Thứ hai, đối tượng của chính sách là những người lao động tham gia
đóng BHTN và chủ sử dụng lao động. Chỉ những người lao động tham gia đóng
BHTN bị thất nghiệp mới được hưởng lợi từ chính sách BHTN. Chủ sử dụng
lao động được coi là đối tượng của chính sách BHTN khi họ phải tuân thủ
những quy định của Nhà nước về nghĩa vụ đóng góp tài chính hỗ trợ cho người
lao động trong trường hợp bị thất nghiệp.
Thứ ba, các biện pháp, công cụ chính sách được Nhà nước sử dụng bao
gồm các quy định về quyền lợi và nghĩa vụ, trách nhiệm của những người
tham gia BHTN, chủ sử dụng lao động, quy định về nguồn tài chính, chế độ
BHTN,
Chính sách BHTN không chỉ bao hàm chế độ BHTN (những quy định về
mức đối tượng, điều kiện được hưởng trợ cấp thất nghiệp, mức hưởng trợ cấp
thất nghiệp, hỗ trợ tư vấn tìm việc làm, đào tạo nghề và bảo hiểm y tế) mà còn
có cả các quy định về đối tượng tham gia, nguồn hình thành quỹ và các tổ chức
chịu trách nhiệm triển khai thực hiện chính sách BHTN, …
2.2.2.2 Vai trò, nguyên tắc của chính sách BHTN
9

a, Vai trò của chính sách BHTN
- Chính sách BHTN có vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ người lao
động khi họ bị mất việc làm
Chính sách BHTN hỗ trợ một phần thu nhập cho người lao động bị thất
nghiệp.
Chính sách BHTN hỗ trợ họ tìm kiếm việc làm và cơ hội có việc làm
thông qua việc tư vấn, giới thiệu việc làm, đào tạo nghề để giúp họ có điều kiện

sớm quay trở lại thị trường lao động. Ngoài ra, người lao động bị thất nghiệp
còn được hưởng nhiều quyền lợi khác từ chính sách BHTN như được đóng bảo
hiểm y tế trong thời gian bị thất nghiệp.
- Chính sách BHTN của Chính phủ hỗ trợ người sử dụng lao động trong
việc giải quyết vấn đề thất nghiệp của người lao động
Chính sách BHTN của Chính phủ hỗ trợ tài chính cho người lao động bị
thất nghiệp, điều đó gián tiếp hỗ trợ cho người sử dụng lao động, giảm áp lực
cho họ trong vấn đề hỗ trợ người lao động bị thất nghiệp. Mặt khác, chính sách
cung cấp thông tin, tư vấn đào tạo cho người lao động bị thất nghiệp tìm việc
làm, giúp cho người sử dụng lao động, những người có nhu cầu lao động và
những người thất nghiệp, đang có nhu cầu tìm việc làm, có nhiều cơ hội gặp
nhau hơn.
- Chính sách BHTN góp phần vào sự ổn định, phát triển kinh tế xã hội
của đất nước
Thất nghiệp sẽ dẫn đến tình trạng mất thu nhập đột ngột và khi thất
nghiệp kéo dài sẽ dẫn đến sự khó khăn, nghèo túng, người thất nghiệp sống
dưới mức tiêu chuẩn chung của xã hội. Điều đó có thể phát sinh các tệ nạn xã
hội, gây bất ổn cho xã hội. Chính sách BHTN ra đời nhằm góp phần giảm thiểu
tình trang thất nghiệp, giúp người thất nghiệp và gia đình họ có cuộc sống ổn
10

định trong thời gian bị thất nghiệp, góp phần ổn định cho xã hội, tạo điều kiện
cho kinh tế phát triển.
b, Một số nguyên tắc cơ bản của chính sách BHTN
Chính sách BHTN của các nước được xây dựng và thực thi dựa trên
những nguyên tắc sau:
Thứ nhất, chính sách BHTN dựa trên nguyên tắc cộng đồng chia sẻ rủi ro.
BHTN dựa trên sự tương trợ giữa các cá nhân trong xã hội, theo đó số
đông bù số ít. Việc tham gia vào BHTN phải là bắt buộc đối với người lao động
và người sử dụng lao động. Những chủ thể này đều có trách nhiệm tham gia

BHTN và đây được coi là một nội dung trong hợp đồng lao động. Nhà nước chỉ
thực hiện chức năng quản lý và hỗ trợ khi cần thiết.
Thứ hai, chế độ BHTN được xây dựng trên cơ sở quan hệ hữu cơ giữa
đóng góp và thụ hưởng.
Trong cơ chế thị trường, đối với các hoạt động kinh doanh, Nhà nước
chỉ thực hiện chức năng quản lý nên khi xây dựng chính sách BHTN cần có tỷ
lệ tương xứng giữa đóng góp với thụ hưởng của người lao động, hạn chế tới mức
thấp nhất sự bù đắp của Nhà nước đối với quỹ BHTN. Tỷ lệ hưởng và thời gian
hưởng trợ cấp BHTN hàng tháng được quy định trên nguyên tắc đảm bảo mức
sống tối thiểu cho người lao động và được cân đối với mức đóng góp BHTN
trước đó của người lao động.
Thứ ba, Quỹ BHTN được quản lý thống nhất, dân chủ, công khai và
hạch toán độc lập.
Do quỹ BHTN được hình thành từ sự đóng góp của các bên tham gia là:
người sử dụng lao động, người lao động và Nhà nước nên hoạt động của quỹ phải
dựa trên nguyên tắc quản lý thống nhất, dân chủ, công khai và hạch toán độc lập.
Do vậy, quỹ BHTN là một quỹ tài chính độc lập, tự thu, tự chi. Sau khi thành
11

lập, quỹ này độc lập với ngân sách Nhà nước để chủ động giải quyết vấn đề thất
nghiệp. Quỹ này không được sử dụng để giải quyết các vấn đề xã hội khác.
Thứ tư, Nhà nước thống nhất quản lý chính sách BHTN. Nhà nước
thống nhất quản lý BHTN thể hiện trước hết ở việc Nhà nước trực tiếp ban hành
pháp luật về BHTN, tổ chức thực hiện và kiểm tra việc thực hiện chế độ này.
Căn cứ vào tình hình phát triển kinh tế - xã hội ở từng thời kỳ mà Nhà nước xây
dựng chương trìnhquốc gia về BHTN, các qui định pháp luật về như thu hẹp
hay mở rộng đối tượng, điều kiện hưởng và mức hưởng…
Với tư cách là người đại diện và thực hiện các chính sách xã hội, Nhà
nước còn có trách nhiệm đóng góp vào quỹ BHTN, áp dụng các biện pháp để
bảo tồn giá trị quỹ và làm cho quỹ tăng trưởng. Ngoài ra, Nhà nước thống nhất

tổ chức, quản lý sự nghiệp BHTN cho toàn xã hội nhưng không bao cấp, không
lấy ngân sách để chi trả mà chỉ hỗ trợ một phần.
Thứ năm, chính sách BHTN đảm bảo nguyên tắc lành mạnh hóa thị
trường lao động. Để giải quyết thất nghiệp đòi hỏi phải có một chính sách tổng
thể, được thiết kế để kích thích nền kinh tế. Xu hướng chung của các nước hiện
nay là, ngoài trợ cấp cho người lao động, khi thất nghiệp, có điều kiện sinh
sống, người ta còn thực hiện thêm biện pháp đào tạo lại người lao động để họ có
điều kiện dễ tìm việc làm mới. Vì vậy, BHTN được liên kết chặt chẽ với các
biện pháp thị trường lao động tích cực như tạo ra chỗ làm việc mới, bảo vệ chỗ
làm việc, nâng cao năng lực cho người lao động, tìm việc làm cho người thất
nghiệp. Các biện pháp này luôn gắn liền với chính sách và chương trình việc
làm quốc gia. BHTNthường được thống nhất với chương trình việc làm quốc
gia. Đây như một biện pháp, chính sách hỗ trợ lao động nhằm đẩy lùi thất
nghiệp, nhanh chóng đưa người thất nghiệp trở lại làm việc.
2.2.2.3 Nội dung của chính sách BHTN
a, Mục tiêu của chính sách BHTN
12

- An sinh xã hội: Thất nghiệp là vấn đề nan giải đối với bất kỳ nước nào.
Thất nghiệp gia tăng làm cho các tệ nạn xã hội phát triển, người lao động lâm
vào tình cảnh túng quẫn và trở nên nghèo đói. Để giải quyết vần đề thất nghiệp
và đảm bảo an sinh xã hội thì cần phải có nhiều chính sách, trong đó có chính
sách BHTN. Chính sách BHTN không chỉ đảm bảo cho người lao động mất việc
làm, có một khoản thu nhập, giúp họ và gia đình họ ổn định cuộc sống trong một
thời gian nhất định mà mục tiêu chính của chính sách BHTN là giúp người lao
động sớm quay trở lại thị trường lao động tìm việc làm và trong quá trình tìm
việc làm người lao động còn được chăm sóc y tế miễn phí.
- Ổn định và phát triển kinh tế: Thất nghiệp gia tăng làm cho tình hình
chính trị - xã hội bất ổn, lãng phí nguồn lực xã hội và là một trong những
nguyên nhân cơ bản làm cho nền kinh tế bị đình đốn, chậm phát triển. Chính

sách BHTN giúp người thất nghiệp sớm quay trở lại làm việc, theo đó, nguồn
lực lao động của đất nước không bị lãng phí. Việc có nhiều người thất nghiệp
tìm được việc làm không chỉ giúp họ tăng thu nhập, ổn định cuộc sống mà còn
thúc đẩy kinh tế phát triển.
b, Nội dung của chính sách BHTN
Ngày 29 tháng 6 năm 2006, Quốc Hội nước Cộng hòa XHCN Việt Nam
đã thông qua Luật Bảo hiểm xã hội, trong đó chính sách BHTN sẽ có hiệu lực
thi hành từ ngày 01/01/2009.
Để tổ chức triển khai thực hiện chính sách BHTN, ngày 12/12/2008,
Chính phủ đã ban hành Nghị định số 127/2008/NĐ-CP, quy định chi tiết và
hướng dẫn thi hành một số điều của Luật BHXH về BHTN, được tổ chức triển
khai trên phạm vi toàn quốc từ ngày 01/01/2009. Trong đó, đã quy định rõ
quyền và trách nhiệm của các bên tham gia BHTN.
(1) Đối tượng áp dụng BHTN:
13

Người lao động tham gia BHTN là công dân Việt Nam làm việc theo hợp
đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc mà các hợp đồng này không xác định
thời hạn hoặc xác định thời hạn từ đủ 12 tháng đến 36 tháng với người sử dụng
lao động
Người sử dụng lao động tham gia BHTN là người sử dụng lao động có
sử dụng từ 10 lao động trở lên.
(2) Chế độ BHTN
* Điều kiện hưởng BHTN
Người thất nghiệp được hưởng BHTN khi có đủ các điều kiện sau đây:
1. Đã đóng BHTN đủ mười hai tháng trở lên trong thời gian hai mươi bốn tháng
trước khi thất nghiệp;
2. Đã đăng ký thất nghiệp với tổ chức bảo hiểm xã hội;
3. Chưa tìm được việc làm sau 15 ngày kể từ ngày đăng ký thất nghiệp theo quy
định.

* Trợ cấp thất nghiệp
1. Trợ cấp thất nghiệp là khoản tiền hằng tháng được trả cho người lao
động tham gia BHTN khi bị thất nghiệp có đủ điều kiện hưởng BHTN theo quy
định hoặc người đượcủy quyền theo quy định.
2. Mức trợ cấp thất nghiệp hằng tháng bằng 60% mức bình quân tiền
lương, tiền công tháng đóng BHTN của sáu tháng liền kề trước khi bị mất việc
làm hoặc chấm dứt hợp đồng lao động theo quy định của pháp luật lao động hoặc
chấm dứt hợp đồng làm việc theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức.
3. Thời gian hưởng trợ cấp thất nghiệp hằng tháng phụ thuộc vào thời
gian làm việc có đóng BHTN của người lao động cụ thể như sau:
Bảng1: Chế độ BHTN ở Việt Nam hiện nay
TT
Thời gian hưởng trợ cấp thất
nghiệp
Thời gianđóngBHTN
1 3 tháng Từ đủ12 tháng đến dưới36 tháng
2 6 tháng Từ đủ 36 tháng đến dưới 72 tháng
14

3 9 tháng Từ đủ 72 tháng đến dưới 144 tháng

4 12 tháng Từ đủ144 tháng

* Hỗ trợ học nghề
1. Việc tổ chức thực hiện hỗ trợ học nghề cho người lao động đang
hưởng trợ cấp thất nghiệp do cơ quan lao động thực hiện thông qua các cơ sở
dạy nghề.
2. Mức hỗ trợ học nghề cho người lao động đang hưởng trợ cấp thất
nghiệpbằng mức chi phí học nghề ngắn hạn theo quy định của pháp luật về dạy
nghề.

3. Thời gian được hỗ trợ học nghề không quá 6 tháng tính từ ngày người
lao động được hưởng trợ cấp thất nghiệp hằng tháng.
* Hỗ trợ tìm việc làm
1. Việc tổ chức thực hiện hỗ trợ tư vấn, giới thiệu việc làm miễn phí
cho người lao động được hưởng trợ cấp thất nghiệp do cơ quan lao động thực
hiện thông qua các trung tâm giới thiệu việc làm.
2. Thời gian được hỗ trợ tư vấn, giới thiệu việc làm tính từ ngày người
lao động được hưởng trợ cấp thất nghiệp hằng tháng và không quá tổng thời
gian mà người lao động đó được hưởng trợ cấp.
* Chế độ bảo hiểm y tế
1. Người đang hưởng trợ cấp thất nghiệp được hưởng chế độ bảo hiểm y tế.
2. Tổ chức BHXH đóng bảo hiểm y tế cho người đang hưởng trợ cấp
thất nghiệp.
(3) Quỹ BHTN
15

* Nguồn hình thành:
1. Người lao động đóng bằng 1% tiền lương, tiền công tháng đóng BHTN.
2. Người sử dụng lao động đóng bằng 1% quỹ tiền lương, tiền công đóng
BHTN của những người lao động thuộc đối tượng tham gia BHTN.
3. Hằng tháng, Nhà nước hỗ trợ từ ngân sách bằng 1% quỹ tiền lương,
tiền công đóngBHTN của những người lao động tham gia BHTN và mỗi năm
chuyển một lần.
4. Tiền sinh lời của hoạt động đầu tư quỹ.
5. Các nguồn thu hợp pháp khác.
* Quản lý và sử dụng quỹ:
1. BHXH Việt Nam thực hiện việc thu, chi, quản lý Quỹ BHTN và
được mở tài khoản tiền gửi Quỹ BHTN tại hệ thống Kho bạc Nhà nước và hệ
thống Ngân hàng thương mại của Nhà nước. Số dư trên tài khoản tiền gửi
được hưởng lãi suất tiền gửi theo quy định của Kho bạc Nhà nước và các

Ngân hàng thương mại nhà nước.
2. Hằng năm, tổ chức BHXH có trách nhiệm thực hiện việc quyết toán
thu, chi QuỹBHTN; chi quản lý theo quy định.
3. Chi trả trợ cấp thất nghiệp hằng tháng cho người lao động được
hưởng chế độ BHTN.
4. Chi hỗ trợ học nghề cho người lao động đang hưởng trợ cấp thất
nghiệp hằng tháng.
5. Chi hỗ trợ tìm việc làm cho người lao động đang hưởng trợ cấp thất
nghiệp hằng tháng.
6. Chi đóng bảo hiểm y tế cho người lao động đang hưởng trợ cấp thất
nghiệp hằng tháng.
16

7. Chi phí quản lý BHTN.
8. Đầu tư để bảo toàn và tăng trưởng quỹ theo quy định.
2.2.2.4 Tình hình thực thi chính sách
a, Tổ chức triển khai




















Mô hình tổ chức thực hiện BHTN hiện nay
b, Kết quả thực hiện chính sách BHTN từ 2009 đến 2012
Ngày 29 tháng 06 năm 2006 Quốc hội nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa
Việt Nam đã thông qua Luật Bảo hiểm xã hội, trong đó chính sách BHTN là
chính sách mới và có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 2009. BHTN
là chính sách nhằm hỗ trợ người thất nghiệp để thay thế hoặc bù đắp một phần
thu nhập của người lao động khi bị mất thu nhập do thất nghiệp và quan trọng
Tổ chức thực hiện chính sách BHTN:
Quản lý Nhà nư
ớc
về BHTN:
- Chính phủ;
- Bộ lao động-
Thương binh và xã
hội;
- Bộ Tài chính…
- UBND các cấp


Thanh tra chuyên
ngành về BHTN:
Thanh tra Lao
động- Thương binh
và Xã hội

Bộ LAO ĐỘNG -
THƯƠNG BINH
Và XÃ HỘI

Cục Việc làm
Bảo hiểm thất nghiệp


Sở Lao Động các Tỉnh,
Thành phố
Phòng BHTN thu
ộc
Trung tâm gi
ới thiệu
việc làm; Phòng Vi
ệc
làm; Phòng dạy nghề

Phòng Lao Động
Quận, Huyện
(Được Hợp đồng uỷ
thác)
HĐQLBHXHVN

BHXH VIỆT NAM


BHXH Các tỉnh, th
ành
phố

- Phòng Ti
ếp nhận
quản lý hồ sơ;
- Phòng thu;
- Phòng Kế hoạch -
Tài chính;
- Phòng chếđộ, chín
h
sách.
- Phòng cấp sổ thẻ

BHXH cấp
quận, huyện
17

hơn là hỗ trợ người thất nghiệp được học nghề, được hỗ trợ tìm việc làm để
người lao động sớm có việc làm, thu nhập và ổn định cuộc sống. Sau hơn 4 năm
triển khai thực hiện được người lao động và người sử dụng lao động tích cực
tham gia, được dư luận xã hội đánh giá cao và được các chuyên gia trong nước
và quốc tế đánh giá là một trong những chính sách sớm đi vào cuộc sống. Nhìn
lại hơn 4 năm thực hiện chính sách BHTN đã đạt được kết quả sau:
(1) Việc ban hành các văn bản hướng dẫn về BHTN: Các văn bản
được ban hành đầy đủ, kịp thời và đồng bộ đáp ứng việc triển khai thực hiện.
Chính phủ đã ban hành Nghị địnhsố 127/2008/NĐ-CP ngày 12 tháng 12 năm
2008 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo hiểm xã
hội về BHTN; Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội đã ban hành Thông tư số
04/2009/TT-BLĐTBXH ngày 22 tháng 01 năm 2009 hướng dẫn thực hiện một
số điều của Nghị định số 127/2008/NĐ-CP nêu trên; trên cơ sở thực tế khi triển
khai thực hiện, Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội đã kịpthời ban hành
Thông tư số 34/2009/TT-BLĐTBXH ngày 16 tháng 10 năm 2009 sửa đổi, bổ

sung một số điểm Thông tư số 04/2009/TT-BLĐTBXH nêu trên, trong đó quy
định nội dung rất quan trọng là chuyển nhiệm vụ thực hiện BHTN từ Phòng Lao
động-Thương binh và Xã hội cấp huyện sang Trung tâm Giới thiệu việc làm
thuộc Sở Lao động-Thương binh và Xã hội tỉnh/thành phố trực thuộc Trung
ương. Ngày 25 tháng 10 năm 2010, Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội ban
hành Thông tư số 32/2010/TT-BLĐTBXH hướng dẫn thực hiện một số điều của
Nghị định số 127/2008/NĐ-CP ngày 12 tháng 12 năm2008 của Chính phủ quy
định chi tiết và hướng dẫn một số điều của Luật Bảo hiểm xã hội về BHTN
(thay thế Thông tư số 04/2010/TT-BLĐTBXH ngày 25 tháng 10 năm 2010 và
Thông tư số 34/2009/TT-BLĐTBXH ngày 16 tháng 10 năm 2009 nêu trên)
nhằm tạo điều kiện hơn nữa cho người lao động và khắc phục, giải quyết được
các vấn đề phát sinh trong quá trình triển khai thực hiện BHTN.
Ngày 21/11/2012, Chính phủ ban hành Nghị định số 100/2012/NĐ- CP
về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 127/2008/NĐ- CP ngày
12/12/2008 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều
của Luật Bảo hiểm xã hội về BHTN và có hiệu lực thi hành từ ngày 15/01/2013
với những quy định về đối tượng tham gia BHTN, hỗ trợ học nghề, trình tự và
thủ tục thực hiện BHTN (trong thời hạn 3 tháng kể từ ngày bị mất việc làm hoặc
chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc nếu người lao động chưa
có việc làm mà có nhu cầu hưởng trợ cấp thất nghiệp thì người lao động thực
hiện đăng ký thất nghiệp với cơ quan lao động); người lao động khi nộp hồ sơ
hưởng BHTN phải xuất trình Sổ bảo hiểm xã hội hoặc bản xác nhận của cơ
quan Bảo hiểm xã hội về việc đóng BHTN; trong thời hạn 5 ngày (tính theo
ngày làm việc), kể từ ngày nhận được quyết định hưởng trợ cấp thất nghiệp của
cơ quan lao động, cơ quan Bảo hiểm xã hội thực hiện chi trả tiền trợ cấp thất
nghiệp hằng tháng hoặc trợ cấp một lần cho người lao động. Trường hợp,cơ
18

quan Bảo hiểm xã hội không thực hiện việc chi trả theo đúng thời hạn quy định
hoặc từ chối yêu cầu chi trả các chế độ BHTN không đúng quy định của pháp

luật thì cơ quan Bảo hiểm xã hội phải có văn bản thông báo cho cơ quan lao
động và người lao động biết và nêu rõ lý do; quy định trách nhiệm của người sử
dụng lao động về BHTN thông báo với cơ quan lao động khi có biến động lao
động làm việc tại đơn vị theo hướng dẫn của Bộ Lao động - Thương binh và Xã
hội. Ngày 01 tháng 3 năm 2013, Bộ trưởng Bộ Lao động- Thương binh và Xã
hội đã ban hành Thông tư số 04/2013/TT- BLĐTBXH sửa đổi, bổ sung một số
điều của Thông tư số 32/2010/TT-BLĐTBXH ngày 25 tháng 10 năm 2010 của
Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội hướng dẫn thực hiện một số điều của
Nghị định số 127/2008/NĐ-CP ngày 12 tháng12 năm2008 của Chính phủ quy
định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo hiểm Xã hội về
BHTN và có hiệu lực thi hành từ ngày 15 tháng 4 năm 2013
(2) Tổ chức triển khai thực hiện đầy đủ, kịp thời:
- Để triển khai thực hiện tốt chính sách BHTN, Bộ trưởng Bộ Lao động-
Thương binh và Xã hội đã ban hành các văn bản hướng dẫn chỉ đạo về việc
triển khai thực hiện chính sách BHTN nhằm tăng cường công tác thông tin,
tuyên truyền về chính sách BHTN; bảo đảm về biên chế, cơ sở vật chất cho Sở
Lao động-Thương binh và Xã hội tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương, Trung
tâm Giới thiệu việc làm; thành lập Phòng BHTN thuộc Trung tâm Giới thiệu
việc làm, thành lập các văn phòng đại diện của Trung tâm Giới thiệu việc làm
tại một số quận, huyện để thực hiện nhiệm vụ và về vấn đề tài chính
- Tổ chức Hội nghị tập huấn triển khai thực hiện chính sách BHTN cho
63 Sở Lao động-Thương binh và Xã hội, Trung tâm Giới thiệu việc làm và một
số cơ quan có liên quan cả nước; tổ chức các lớp tập huấn nghiệp vụ cho cán bộ
làm công tác BHTN
- Tổ chức thông tin, tuyên truyền các chế độ, chính sách về BHTN tại các
khu công nghiệp, tại các địa phương và trên các phương tiện thông tin đại chúng
(tổ chức họp báo, trả lời trực tiếp trên đài phát thanh, truyền hình, chuyên đề
trên báo viết); xuất bản tờ rơi và đĩa DVD tuyên truyền về BHTN; xây dựng
cuốn Sổ hướng dẫn nghiệp vụ và sách hỏi đáp về BHTN. Đồng thời, triển khai
các hoạt động trong khuôn khổ các dự án Quốc tế ; khắc phục những khó khăn

vướng mắc còn tồn đọng; xây dựng phần mềm quản lý BHTN; thực hiện
chương trình phối hợp giữa Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội và Bảo hiểm
xã hội Việt Nam Các hoạt động triển khai nêu trên được triển khai đồng bộ từ
Trung ương đến địa phương và có sự phối hợi chặt chẽ giữa các ngành.
Các Trung tâm Giới thiệu việc làm đã khẩn trương thành lập Phòng BHTN
và thành lập các văn phòng đại diện, chi nhánh và các điểm tiếp nhận đăng ký
thất nghiệp và giải quyết các thủ tục hưởng BHTN tại một số quận, huyện hoặc
cụm quận, huyện để tạo điều kiện thuận lợi nhất cho người thất nghiệp đến đăng
19

ký thất nghiệp; tuyển dụng và đào tạo nghiệp vụ cho cán bộ thực hiện nhiệm vụ
về BHTN; trang bị cơ sở vật chất để đảm bảo phục vụ cho nhiệm vụ mới được
giao về BHTN; thực hiện tốt việc tiếp nhận và giải quyết các thủ tục hưởng
BHTN.
Việc giải quyết hưởng BHTN được thực hiện theo quy trình chuẩn từ khâu
tiếp nhận hồ sơ, đăng ký thất nghiệp, xem xét và ban hành quyết định hưởng trợ
cấp thất nghiệp, tư vấn, giới thiệu việc làm, hỗ trợ học nghề cho người thất
nghiệp. Trong quá trình thực hiện được thực hiện theo phương châm 3
đúng “đúng đối tượng, đúng chế độ, đúng thời hạn” đã đảm bảo thực hiện
quyền lợi một cách tốt nhất cho người thất nghiệp.
(3) Số lượng người tham gia BHTN tăng nhanh
Theo báo cáo của Bảo hiểm xã hội Việt Nam, năm 2009 có 5,9 triệu
người tham gia BHTN, tổng số thu là 3.510,7 tỷ đồng; năm 2010 số người tham
gia BHTN trên 7,2 triệu người tăng 20,2% so với năm 2009, tổng số thu khoảng
5.400,3 tỷ đồng; năm 2011, cả nước có 7,9 triệu người tham gia BHTN, tăng
10,1% so với năm 2010, chiếm 78,7% so với đối tượng tham gia bảo hiểm xã
hội bắt buộc với số thu là 5.730,3 tỷ đồng. Năm 2012 có trên 8 triệu người tham
gia BHTN và cân đối quỹ đã kết dư từ năm2009 đến tháng 5/2012 kết dư là
16.537 tỷ. Theo dự tính với các quy định về mức đóng, mức hưởng hiện hành
quỹ BHTN đảm bảo an toàn.

(4) Tổ chức thực hiện kịp thời, đúng pháp luật giải quyết hưởng
BHTN
Các Trung tâm Giới thiệu việc làm đã tổ chức tiếp nhận đầy đủ, kịp thời,
đúng quy định đăng ký thất nghiệp đối với 981.741 người (tính đến tháng
11/2012), trong đó năm 2010 là 189.611 người, năm 2011 là 335.901 người
(tăng 77,15% so với năm 2010) và tính 11 tháng năm 2012 là 456.299 người
(tăng 35,82% so với cả năm 2011). Việc số người đăng ký thất nghiệp năm
2012 tăng là do số người tham gia BHTN trong các năm gần đây ngày càng
tăng, số người đã tham gia BHTN đủ điều kiện hưởng BHTN tăng nhanh do đã
đủ tháng đóng BHTN, do khó khăn kinh tế buộc nhiều doanh nghiệp phải giảm
lao động, một số doanh nghiệp phải di dời do thực hiện quy hoạch đô thị hoặc di
dời do ô nhiễm môi trường,
Đã quyết định để hưởng trợ cấp thất nghiệp đối với 838.874 người, trong
đó nữ chiếm 50,35% ; số người được tư vấn, giới thiệu việc làm là 648.370
người, chiếm77,29% số người được hưởng trợ cấp thất nghiệp; số người được
hỗ trợ học nghề tăng nhanh, năm 2010 mới có 270 người thất nghiệp có nhu cầu
và đề nghị được hỗ trợ, đến năm 2011 lên 1.037 người được hỗ trợ học nghề và
11 tháng năm 2012 đã có4.213 người được hỗ trợ học nghề, bằng 406% cả năm
2011.
20

Một số địa phương có số lượng người đăng ký thất nghiệp và đề nghị
hưởng BHTN lớn là thành phố Hồ Chí Minh, tỉnh Bình Dương, tỉnh Đồng Nai
và thành phố Hà Nội.
Hiện mỗi ngày, Phòng Bảo hiểm thất nghiệp của Trung tâm giới thiệu
việc làm Hà Nội tiếp nhận 3.000 - 4.000 người đến đăng ký bảo hiểm thất
nghiệp và hưởng bảo hiểm thất nghiệp. Cùng với số đăng ký tăng, số người
được hưởng bảo hiểm thất nghiệp cũng tăng từ 14.723 năm 2011 lên 18.105
người 11 tháng năm 2012 với số tiền hơn 198 tỷ đồng. Theo thống kê, trong 3
năm (2009-2012) thực hiện chính sách bảo hiểm thất nghiệp, trên địa bàn TP.

Hà Nội đã có gần 43.000 người đến đăng ký tham gia bảo hiểm thất nghiệp và
hơn 36.000 người được hưởng bảo hiểm thất nghiệp. Số tiền Trung tâm Giới
thiệu việc làm Hà Nội đã chi trả hưởng bảo hiểm thất nghiệp là hơn 295 tỷ
đồng. Đặc biệt, không chỉ lao động phổ thông mà những người có chuyên môn,
thu nhập cao cũng tìm đến bảo hiểm thất nghiệp nhiều hơn. Cụ thể trong 11
tháng đầu năm 2012, số lao động phổ thông đến đăng ký chiếm 53%, lao động
có trình độ đại học, cao đẳng chiếm 35%. Trong các loại hình DN thì đối tượng
đăng ký nhận bảo hiểm thất nghiệp thuộc loại hình DN TNHH chiếm đến 60%,
công ty cổ phần chiếm 33% và các loại hình DN khác chiếm 7%.
Thống kê của Trung tâm Giới thiệu việc làm TP. HCM cho thấy, 11
tháng đầu năm 2012, tại TP. HCM có khoảng 130.000 người đăng ký bảo hiểm
thất nghiệp, tăng hơn 30% so với cùng kỳ năm 2011, trung bình mỗi tháng trên
địa bàn thành phố có khoảng 11.000 người thất nghiệp.
Quá trình tổ chức, triển khai thực hiện đã khẳng định đây là chính sách
đúng đắn có tác động trực tiếp, thiết thực tới người lao động, người sử dụng lao
động, góp phần đảm bảo an sinh xã hội, được người sử dụng lao động, người
lao động đón nhận một cách tích cực, được dư luận xã hội đánh giá là một trong
những chính sách sớm đi vào cuộc sống.
c, Hạn chế
- Về chính sách
+ Việc xác định đối tượng cụ thể tham gia BHTN cũng gặp nhiều khó
khăn, đặc biệt các đối tượng tham gia BHTN trong các đơn vị sự nghiệp nhà
nước. Chính phủ đã ban hành Nghị định số 06/2010/NĐ-CP ngày 25 tháng 01
năm 2010 quy định những người là công chức, trong đó có quy định những
người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu, một số vị trí công việc của các
đơn vị sự nghiệp nhà nước (tùy từng đơn vị sự nghiệp nhà nước trực thuộc cấp
21

nào) được coi là công chức nên không thuộc đối tượng tham gia BHTN, những
đối tượng này, trước đây không được coi là công chức nên thuộc đối tượng

tham gia BHTN. Đến nay, chưa có văn bản hướng dẫn rõ cho những đối tượng
này.
+ Đối tượng tham gia BHTN chỉ là những doanh nghiệp, tổ chức có sử
dụng từ 10 lao động trở lên, trong khi nước ta các doanh nghiệp vừa và nhỏ có
sử dụng dưới 10 lao động rất nhiều, do đó không công bằng giữa những người
lao động, trong khi đó những người lao động làm trong các doanh nghiệp sử
dụng dưới 10 lao động dễ bị thất nghiệp hơn. Việc chỉ quy định các doanh
nghiệp có từ 10 lao động trở lên thuộc đối tượng đóng BHTN, người lao động
có giao kết hợp đồng lao động từ đủ 12 tháng trở lên mới là đối tượng tham gia
BHTN, những doanh nghiệp sử dụng dưới 10 lao động, người lao động có giao
kết hợp đồng lao động dưới 12 tháng thì không thuộc đối tượng tham gia BHTN
là không hợp lý. Đây là kẽ hở cho nhiều doanh nghiệp nhỏ trốn đóng BHTN và
trên thực tế họ chỉ đăng ký tham gia BHXH bắt buộc cho bộ máy hành chính
văn phòng của đơn vị vào khoảng 9 người (dưới 10 người). Khi có các đoàn
kiểm tra của BHXH tỉnh hoặc các ngành chức năng kiểm tra thì đơn vị cũng chỉ
xuất trình những hợp đồng lao động của những cán bộ văn phòng đã đăng ký.
Như vậy, đó là một thiệt thòi lớn về mặt chính sách BHXH cũng như BHTN đối
với người lao động. Ngoài việc trốn không tham gia BHTN cho mọi người lao
động tại doanh nghiệp thì việc chậm đóng BHTN cũng là một vấn đề cần quan
tâm. Đã có rất nhiều trường hợp người lao động khi mất việc, nhưng vì chủ
doanh nghiệp không đóng kịp thời hoặc nợ đọng thường xuyên BHXH nói
chung và BHTN nói riêng nên gây khó khăn cho việc chốt sổ BHTN để giải
quyết các quyền lợi BHTN tiếp theo.

+ Về các chế độ BHTN: Mức hỗ trợ học nghề thấp và thời gian ngắn, khó
khăn cho người lao động.
22

+ Về trình tự, thủ tục tham gia BHTN: Quy định trong thời hạn 7 ngày kể
từ ngày người lao động mất việc làm, chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp

đồng làm việc phải đăng ký thất nghiệp, trong vòng 15 ngày kể từ ngày đăng ký
thất nghiệp phải nộp hồ sơ hưởng BHTN là tương đối ngắn, trong điều kiện việc
chốt sổ bảo hiểm xã hội gặp khó khăn, xác nhận của người sử dụng lao động
không kịp thời; hơn nữa, nhiều trường hợp người lao động chưa muốn đăng ký
thất nghiệp ngay do muốn tìm việc làm, không có nhu cầu hưởng trợ cấp thất
nghiệp hoặc vì những lý do cá nhân khác
+ Về nhận trợ cấp thất nghiệp của người thất nghiệp: Sau khi Giám đốc
Sở Lao động-Thương binh và Xã hội ký quyết định hưởng trợ cấp thất nghiệp,
Trung tâm Giới thiệu việc làm gửi Quyết định cho cơ quan Bảo hiểm xã hội cấp
tỉnh thực hiện việc chi trả, cơ quan Bảo hiểm xã hội cấp tỉnh thực hiện việc lập
danh sách người được hưởng trợ cấp thất nghiệp phân theo địa bàn cấp huyện
và gửi cho cơ quan Bảo hiểm cấp huyện chi trả, cơ quan BHTN cấp huyện thực
hiện việc chi trả trợ cấp thất nghiệp cho người lao động tại trụ sở hoặc cử cán bộ
của Bảo hiểm xã hội cấp huyện xuống tận xã chi trả hoặc đại lý chi trả tại mỗi
xã vào một ngày nhất định trong tháng (áp dụng như chi trả chế độ hưu trí, mất
sức lao động và các chế độ này tính theo tháng,không phù hợp với việc chi trả
trợ cấp thất nghiệp là tính theo ngày, ngày hưởng trợ cấp thất nghiệp từ ngày
thứ 16 kể từ ngày người lao động đăng ký thất nghiệp). Do vậy, người lao động
thường nhận được trợ cấp thất nghiệp chậm hơn rất nhiều so với thời gian nhận
được Quyết định hưởng trợ cấp thất nghiệp, không đảm bảo được mục đích của
chính sách BHTN là hỗ trợ cho người lao động một khoản kinh phí để ổn định
cuộc sống trong thời gian tìm việc làm mới. Mặt khác, khi phát hiện các vấn đề
vi phạm sẽ khó xử lý theo quy định của pháp luật, nhất là đối với các trường
hợp tạm dừng, chấm dứt hưởng BHTN.
+ Trách nhiệm của người sử dụng lao động: Chưa quy định cụ thể trách
nhiệm của người sử dụng lao động trong việc thông báo với cơ quan lao động
23

khi có biến động lao động, đây là vấn đề rất quan trọng trong việc quản lý và
thực hiện chính sách BHTN.

- Về thủ tục chốt sổ BHXH
Hiện nay, về cơ bản cơ quan BHXH rất khẩn trương và đảm bảo tiến
độ trong việc chốt sổ BHXH cho người lao động, nhưng cũng gặp nhiều khó
khăn vì một số doanh nghiệp chậm hoặc nợ đóng BHXH nói chung và BHTN
nói riêng nên không chốt sổ được; nhiều doanh nghiệp không kịp thời làm các
thủ tục để chốt sổ BHXH cho người lao động để hưởng chế độ BHTN.
- Về bộ máy tổ chức thực hiện chính sách: chưa được tổ chức theo hệ
thống ngành dọc, hạn chế trong việc triển khai thực hiện, cán bộ và kinh phí
hoạt động.
Theo quy định thì BHXH Việt Nam chịu trách nhiệm thực hiện việc
thu, chi và quản lý quỹ BHTN, trong việc này BHXH Việt Nam triển thực hiện
rất hiệu quả do có một số lợi thế như được tổ chức theo ngành dọc 3 cấp là:
Trung ương, tỉnh, cấp huyện, đối tượng tham gia BHTN cũng nằm trong đối
tượng tham gia BHXH và cuối cùng là BHXH Việt Nam đã có 15 năm kinh
nghiệm quản lý quỹ tài chính tập trung là quỹ BHXH, bảo hiểm y tế
Trong khi đó ngành Lao động-Thương binh và Xã hội thực hiện việc
tiếp nhận và giải quyết các thủ tục hưởng chính sách BHTN, ở Trung ương là
BHTN trực thuộc Cục Việc làm, Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội và ở địa
phương là Phòng BHTN, Trung tâm giới thiệu việc làm thuộc Sở Lao động-
Thương binh và Xã hội tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Tuy nhiên, do
Phòng BHTN nghiệp trực thuộc Trung tâm giới thiệu việc làm của Sở Lao
động-Thương binh và Xã hội hoạt động do địa phương quản lý nên việc chỉ
đạo từ trên Trung ương xuống các địa phương đã gặp phải những khó khăn
nhất định.
Việc phối hợp giữa Cục Việc làm, Bộ Lao động-Thương binh và Xã
hội với BHXH Việt Nam ở Trung ương rất chặt chẽ. Tuy nhiên, ở một số địa
24

phương, công tác phối hợp giữa hai ngành còn gặp nhiều khó khăn. Do vậy,
thực hiện mô hình hiện nay, người lao động bị thất nghiệp phải đến hai ngành

để làm thủ tục đăng ký thất nghiệp, hưởng các chế độ BHTN, gây khó khăn
cho người thất nghiệp. Hơn nữa, đây lại là hai ngành độc lập với nhau về tổ
chức. Do đó, các thủ tục hành chính phải qua rất nhiều khâu, gây khó khăn,
phiền hà cho người hưởng BHTN.
Tuy được coi là biện pháp hỗ trợ tích cực cho lao động thất nghiệp
nhưng tình trạng nợ đọng bảo hiểm xã hội (trong đó có nợ bảo hiểm thất
nghiệp) ngày càng gia tăng. Tình trạng nợ đọng, chậm đóng bảo hiểm xã hội,
bảo hiểm y tế xảy ra hầu hết ở các địa phương và ngày càng diễn biến phức tạp,
gia tăng cả số đơn vị, số tiền. Nhiều đơn vị để nợ đọng trong thời gian dài, gây
ảnh hưởng đến quyền lợi của người lao động. Không ít trường hợp chủ DN trích
tiền lương của người lao động để đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế nhưng
không nộp hoặc khi các cơ quan thanh tra, xử lý thì DN mới chịu nộp. Đáng chú
ý, nợ bảo hiểm thất nghiệp ở khu vực hành chính, sự nghiệp lại phổ biến hơn ở
các khối ngành nghề khác.
- Gia tăng tình trạng nợ đọng
Chính sách bảo hiểm thất nghiệp triển khai nhằm thay thế hoặc bù đắp
một phần thu nhập người lao động bị mất do thất nghiệp; hỗ trợ người lao động
về bảo hiểm y tế, học nghề, tìm việc làm, giúp họ nhanh chóng trở lại thị trường
lao động. Tuy được coi là biện pháp hỗ trợ tích cực cho lao động thất nghiệp
nhưng tình trạng nợ đọng bảo hiểm xã hội (trong đó có nợ bảo hiểm thất
nghiệp) ngày càng gia tăng.
Bà Đỗ Thị Xuân Phương, Phó Tổng giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam
cho biết, tính đến hết tháng 10-2012, số tiền nợ bảo hiểm thất nghiệp là 410,8 tỷ
đồng, riêng ngân sách các địa phương nợ 256,7 tỷ đồng, chiếm 62,5% tổng số
nợ bảo hiểm thất nghiệp, tăng 500,9 tỷ đồng so với tháng 9-2012. Tình trạng nợ
đọng xảy ra hầu hết ở các địa phương và ngày càng diễn biến phức tạp, gia tăng
cả số đơn vị, số tiền. Nhiều đơn vị để nợ đọng trong thời gian dài, gây ảnh
hưởng đến quyền lợi của người lao động. Không ít trường hợp chủ DN trích tiền
lương của người lao động để đóng bảo hiểm thất nghiệp nhưng không nộp hoặc
khi các cơ quan thanh tra, xử lý thì DN mới chịu nộp. Đáng chú ý, nợ bảo hiểm

25

thất nghiệp ở khu vực hành chính, sự nghiệp lại phổ biến hơn ở các khối ngành
nghề khác.
Đặc biệt, hiện nay diễn ra tình trạng nhiều người lao động chỉ đến cơ
quan bảo hiểm để nhận khoản tiền hỗ trợ thất nghiệp mà quên mất những khoản
hỗ trợ khác ngoài trợ cấp bằng tiền. Một phần trong hoạt động của bảo hiểm
thất nghiệp là hỗ trợ người lao động học nghề và tư vấn giới thiệu việc làm. Tuy
nhiên, khoản chi hỗ trợ học nghề cho cơ sở dạy nghề để đào tạo người lao động
trong thời gian hưởng trợ cấp thất nghiệp hàng tháng lại rất thấp, số lượng
người học nghề để tìm kiếm công việc mới càng thấp hơn, chỉ bằng 0,2% so với
tổng số người hưởng trợ cấp thất nghiệp.
d, Nguyên nhân
- Nhận thức của người lao động về chính sách BHTN còn hạn chế, một
số người lao động chưa hiểu rõ quyền và trách nhiệm của mình, nhiều người
lao động cho rằng cứ thất nghiệp là được hưởng trợ cấp và được hưởng 1 lần
là 3 tháng trợ cấp để về quê nghỉ ăn tết; một số chưa biết điều kiện để được
hưởng BHTN nên số lượng đăng ký thất nghiệp nhiều, nhưng đa số lại chưa đủ
điều kiện để hưởng BHTN.
- Nhận thức của người sử dụng lao động về trách nhiệm trong việc hoàn
thiện các thủ tục giấy tờ cho người lao động để đăng ký thất nghiệp và nộp hồ
sơ hưởng BHTN chưa rõ như các giấy tờ chứng minh về việc chấm dứt hợp
đồng lao động, làm các thủ tục chốt sổ bảo hiểm xã hội cho người lao động,
Nhận thức của người lao động và chủ sử dụng lao động về chính BHTN còn hạn
chế, người lao động chưa hiểu rõ quyền và trách nhiệm của mình, nhiều người lao
động cho rằng cứ thất nghiệp là được hưởng trợ cấp và được hưởng 1 lần là 3 tháng
trợ cấp; một số chưa biết điều kiện để được hưởng bảo hiểm thất nghiệp nên số
lượng đăng ký thất nghiệp nhiều, nhưng đa số lại chưa đủ điều kiện để hưởng bảo
hiểm thất nghiệp.


- Các cơ quan, tổ chức chưa có nhận thức đầy đủ về tầm quan trọng của
chính sách nên công tác thông tin, tuyên truyền, phổ biến ở một số địa phương
còn chậm, hình thức thông tin, tuyên truyền còn nghèo nàn dẫn đến một bộ

×