Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (83.47 KB, 3 trang )
Đồ chơi phù hợp cho sự phát triển ngôn ngữ của
bé
Ngay từ khi lọt lòng, trẻ đã có sự cảm nhận về âm thanh, điều này sẽ
tạo tiền đề cho sự hình thành ngôn ngữ về sau. Do đó, ngoài sự trò
chuyện, tương tác thường xuyên của cha mẹ thì đồ chơi cũng đóng
vai trò bổ trợ rất nhiều cho quá trình học nói của trẻ.
Tuy nhiên, các bậc cha mẹ sẽ khá lúng túng chọn mua đồ chơi cho đứa
con bé bỏng của mình, giữa một rừng sắc màu và phong phú các loại đồ
chơi bày bán. Bài viết dưới đây xin giới thiệu các loại đồ chơi phù hợp cho
từng giai đoạn phát triển ngôn ngữ của bé.
0-6 tháng tuổi: Đây là giai đoạn bé bắt đầu có sự cảm nhận về âm thanh,
bé biết quay đầu về phía phát ra tiếng động và lắng nghe rất chăm chú.
Tập cho trẻ làm quen với âm thanh bằng các đồ chơi phát ra tiếng như
những chiếc lục lạc, những con thú bông xinh xắn có gắn nhạc bên trong
hay nhưng âm thanh êm dịu đươc phát ra từ chiếc nôi. Bé sẽ lắng nghe
một cách thích thú. Những chiếc đĩa nhạc dành riêng cho trẻ sơ sinh rất có
ích để bé có sự cảm nhận về nhịp điệu.
Các con rối tay là một lựa chọn thú vị, cha mẹ có thể vừa giao tiếp với con
vừa tập cho trẻ sự liên tưởng về hình ảnh từ âm thanh phát ra.
9-12 tháng tuổi: Thời kỳ này bé đã bắt đầu tập nói, các từ với âm tiết đơn
giản đã có thể phát ra từ miệng bé như ba, bà Tăng cường trò chuyện
cùng bé như kể các câu chuyện đơn giản bằng hình ảnh minh họa. Các
cuốn sách, từ điển hình ảnh làm bằng chất liệu an toàn, bền đẹp là lựa
chọn sáng suốt để bé vừa học, vừa chơi mà không lo sự nghich ngợm
hiếu động của con trẻ có thể làm hỏng cuốn sách.
Các loại đàn với tiếng kêu các con thú, giúp bé phát triển đa giác quan: Sờ
chạm, nghe, nhìn. Bé có sự liên tưởng về thị giác và thính giác "con vật
với hình thù như vậy thì sẽ kêu như thế này".
Trẻ dưới 1 tuổi là giai đoạn tiền ngôn ngữ rất quan trọng cho các phản xạ