Tải bản đầy đủ (.doc) (66 trang)

Đề tài “Phương pháp dạy đọc hiểu tác phẩm văn xuôi nước ngoài SGK Ngữ văn 11” pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (610.01 KB, 66 trang )

ĐỀ TÀI
“PHƯƠNG PHÁP DẠY
ĐỌC HIỂU TÁC PHẨM
VĂN XUÔI NƯỚC NGOÀI
SGK NGỮ VĂN 11”
Mục lục
Phần mở đầu……………………………………………………………
Phần nội dung ……6
Chương 1: Cơ sở lí luận về đọc hiểu và phương pháp đọc hiểu
1.1.Quan điểm về đọc tác phẩm văn chương
1.2. Những thành tựu nghiên cứu trong hoạt động đọc tác phẩm văn
chương
1.3. Đọc hiểu tác phẩm văn chương
1.4. Qui trình cơ bản của đọc hiểu
1.5. Phương pháp đọc hiểu, dạy đọc hiểu trong nhà trường THPT
Chương 2: Thực trạng giảng dạy đọc hiểu tác phẩm văn xuôi nước
ngoài ở trường THPT
2.1. Những khó khăn khi giảng dạy tác phẩm văn xuôi nước ngoài ở trường
THPT
2.2. Thực trạng và tồn tại trong giảng dạy tác phẩm văn xuôi nước ngoài ở
trường THPT
Chương 3: Đề xuất qui trình giảng dạy đọc hiểu tác phẩm văn xuôi
nước ngoài (SGK Ngữ văn 11)
3.1. Ý nghĩa việc lập qui trình giảng dạy đọc hiểu tác phẩm văn xuôi nước
ngoài (SGK Ngữ văn 11)
3.2. Những điểm giáo viên cần lưu ý khi giảng dạy tác phẩm văn xuôi
nước ngoài (SGK Ngữ văn 11)
3.3. Đề xuất xây dựng qui trình dạy đọc hiểu cho 2 tác phẩm văn xuôi
nước ngoài (SGK Ngữ văn 11)
Trương Thị Thùy Linh- K49 Sư phạm Ngữ văn
Phần kết luận


Tài liệu tham khảo
Trương Thị Thùy Linh- K49 Sư phạm Ngữ văn
KÝ HIỆU VIẾT TẮT
STT Kí hiệu Chữ viết tắt
1 THTP Trung học phổ thông
2 THCS Trung học cơ sở
3 SGK Sách giáo khoa
4 KHTN Khoa học tự nhiên
5 VHDG Văn học dân gian
6 NT Nghệ thuật
7 XHNV Xã hội nhânvăn
8 VH Văn học
9 VHNN Văn học nước ngoài
10 Nxb Nhà xuất bản
Trương Thị Thùy Linh- K49 Sư phạm Ngữ văn
Lời cảm ơn
Tôi xin trân trọng cảm ơn cô giáo hướng dẫn TS. Nguyễn Ngọc Bích
đã nhiệt tình hướng dẫn tôi trong quá trình hoàn thành khóa luận tốt
nghiệp.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới các thầy cô giáo của Khoa
Văn học, trường Đại học KHXH & NV và các thầy cô giáo của Khoa Sư
phạm, Đại học Quốc gia Hà Nội, đã nhiệt tình giảng dạy tôi trong suốt 4
năm học.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn tới Ban giám hiệu, các thầy cô và các
em học sinh của trường THPT Kim Liên và THPT Cao Bá Quát (Hà Nội)
đã ủng hộ, giúp đỡ tôi trong quá trình thực tập và tiến hành nghiên cứu
khóa luận.
Tôi xin cảm ơn bố mẹ đã động viên, khích lệ tôi, tạo điều kiện tốt
nhất để tôi hoàn thành nhiệm vụ của mình. Tôi xin cảm ơn những người
bạn tốt đã tin tưởng, cùng tôi chia sẻ, vượt qua những khó khăn trong học

tập và cuộc sống.
Hà Nội, ngày 20 tháng 5 năm 2007
Tác giả
Trương Thị Thùy Linh
Trương Thị Thùy Linh- K49 Sư phạm Ngữ văn
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
1.1. Ngữ văn luôn luôn đóng vai trò là một trong những bộ môn
chính yếu trong trường THPT. Hơn thế nữa, với đặc thù riêng về sự chính
xác tương đối, sự phụ thuộc vào cảm xúc của người dạy và người học mà
vấn đề dạy và học Ngữ văn luôn được quan tâm đặc biệt. “Mục tiêu chung
của môn Ngữ văn ở THPT là trên cơ sở đã đạt được của chương trình Ngữ
văn THCS, bồi dưỡng thêm một bước năng lực Ngữ văn cho học sinh, bao
gồm năng lực đọc hiểu các văn bản thông dụng (văn, thơ, truyện), năng
lực viết một số văn bản thông dụng…đồng thời cung cấp một hệ thống tri
thức về văn học dân tộc và văn học thế giới” [1, tr.78]. Học sinh luôn tiếp
xúc trước hết với văn bản và chính vì thế mà định hướng phương pháp đọc
hiểu là vô cùng cần thiết.
1.2. Hoạt động đọc của học sinh hiện nay đã trở thành trọng tâm
khi bình giá, phân tích, cắt nghĩa tác phẩm văn chương. Trong cuốn
Phương pháp dạy văn học ở trường phổ thông, A. Nhikônxki cho rằng
“học sinh là độc giả tác phẩm văn học” [41, tr.35]. Vấn đề đọc hiểu cũng
đã được đề cập đến trong Kỉ yếu hội thảo khoa học quốc tế được tổ chức
lần 4 tại Bristane-Australia với tiêu đề “Focus on Comprehension”. Mỗi
nền văn học, mỗi thể loại, giai đoạn văn học khác nhau lại cần có những
đặc trưng về kĩ năng đọc hiểu riêng. Phần Văn học nước ngoài trong SGK
cũng là một phần quan trọng nhưng vốn không được giáo viên chú ý nhiều
trong giảng dạy. Dạy bản dịch như nguyên tác, không tính đến sự hỗ trợ
của các yếu tố khác, đó chính là nguyên nhân dẫn tới sự hiểu sai lệch
nghiêm trọng. Nguyễn Thanh Hùng đã viết “Dạy đọc hiểu là nền tảng văn

hóa cho người đọc” [25, tr.13]. Điều này đặc biệt đúng khi áp dụng vào
giảng dạy các tác phẩm văn học nước ngoài.
Trương Thị Thùy Linh- K49 Sư phạm Ngữ văn
1.3. Khi xét nội dung của tác phẩm cần tìm hiểu một cách tương
đối kĩ về những kinh nghiệm văn hóa lịch sử, phát hiện được những mối
tương đồng tạo điều kiện cho học sinh chiếm lĩnh tác phẩm. Từ trước đến
nay trong nhà trường việc dạy văn học nước ngoài áp dụng qui trình và
phương pháp như dạy văn học Việt Nam, trong khi đó về phương diện lí
luận chúng ta coi tính dân tộc như một thuộc tính. Việc dạy đọc hiểu để
khám phá, để hiều đúng văn bản chính là một yêu cầu quan trọng trong quá
trình giảng dạy phần văn học nước ngoài nói chung và các tác phẩm văn
xuôi nước ngoài SGK Ngữ văn 11 nói riêng.
1.4. Bộ SGK lớp 10 Nâng cao vốn bao gồm 2 bài học “Đọc hiểu
văn bản văn học” và “Đọc hiểu văn bản trung đại” nhưng thiết nghĩ như
thế vẫn chưa đủ để có thể giúp học sinh khái quát kiến thức và áp dụng cho
mọi loại văn bản, đặc biệt là văn bản văn học nước ngoài với nhiều khó
khăn và rào cản về ngôn ngữ, văn hóa. Các tác phẩm văn xuôi nước ngoài
SGK Ngữ văn 11, mỗi tác phẩm đều có rất nhiều vấn đề cần chú ý, vì thế
việc xây dựng được qui trình và phương pháp đọc hiểu hợp lí chính là chìa
khóa để hiểu đúng và sâu những vấn đề cốt lõi của tác phẩm.
Từ những lí do như trên, tôi tiến hành nghiên cứu đề tài “Phương
pháp dạy đọc hiểu tác phẩm văn xuôi nước ngoài SGK Ngữ văn 11”.
2. Mục đích nghiên cứu
Mục đích cơ bản của đề tài này là hình thành phương pháp và qui
trình dạy đọc hiểu tác phẩm văn xuôi nước ngoài SGK Ngữ văn 11. Qua
đó, giáo viên có thể có cái nhìn bao quát về quá trình giảng dạy đọc hiểu
đối với tác phẩm văn học nước ngoài; đồng thời học sinh có được phương
pháp đọc hiểu cơ bản khi tiếp xúc với những văn bản này, nhờ vậy tránh
được những cách hiểu sai lệch vấn đề trọng tâm trong các tác phẩm.
3. Đối tượng, khách thể, phạm vi nghiên cứu

- Đối tượng nghiên cứu: Phương pháp dạy đọc hiểu
- Khách thể nghiên cứu: Các tác phẩm văn xuôi nước ngoài
SGK Ngữ văn 11.
Trương Thị Thùy Linh- K49 Sư phạm Ngữ văn
- Phạm vi nghiên cứu
+ Chương trình SGK Ngữ văn 11
+ Học sinh: Lớp 11A4 THPT Kim Liên-Hà Nội (Ban KHTN)
Lớp 11A1 THPT Cao Bá Quát-Hà Nội (Ban cơ bản)
+ Giáo viên Ngữ văn trường THPT Kim Liên, THPT Cao Bá Quát
4. Nhiệm vụ nghiên cứu
Trong đề tài này, tôi tập trung hoàn thành những nhiệm vụ sau:
- Nghiên cứu về lí thuyết phương pháp đọc hiểu văn bản văn
học
- Nghiên cứu về những đặc trưng của tác phẩm văn học nước
ngoài nói chung. Từ đó tôi đưa ra những đánh giá về thực trạng dạy và học
phần văn học nước ngoài hiện nay trong hệ thống các trường THPT.
- Xây dựng được qui trình giảng dạy đọc hiểu các tác phẩm văn
xuôi nước ngoài SGK Ngữ văn 11.
5. Phương pháp nghiên cứu
Trong quá trình nghiên cứu, tôi sử dụng 2 nhóm phương pháp:
5.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lí thuyết.
- Phương pháp nghiên cứu lí luận về đọc hiểu văn bản văn học.
Với phương pháp này, tôi chủ yếu vận dụng các thao tác: nghiên cứu SGK
Ngữ văn 10 (Nâng cao) và SGK Ngữ văn 11, nghiên cứu tài liệu về đọc
hiểu văn bản văn học… Các tài liệu trong quá trình nghiên cứu sẽ được
phân tích, tổng hợp một cách có hệ thống.
- Phương pháp nghiên cứu lí thuyết về văn học nước ngoài. Tôi
sẽ tìm hiểu đặc trưng của các tác phẩm văn học nước ngoài được đưa vào
SGK nói chung và tác phẩm văn xuôi nước ngoài SGK 11 nói riêng để
giáo viên và học sinh có cái nhìn bao quát, toàn diện khi tiến hành đọc hiểu

văn bản văn học nước ngoài.
5.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn
- Phương pháp quan sát: Tôi dự kiến tiến hành dự một số giờ
học về văn học nước ngoài ở lớp 11 của 2 trường THPT Cao Bá Quát và
Trương Thị Thùy Linh- K49 Sư phạm Ngữ văn
THPT Kim Liên để có thể rút ra những nhận xét thực tế, khách quan về
giảng dạy đọc hiểu tác phẩm văn xuôi nước ngoài SGK Ngữ văn 11.
- Phương pháp phỏng vấn: Với đối tượng là giáo viên Ngữ văn
của trường THPT Kim Liên, tôi sẽ tiến hành phỏng vấn (khoảng 10 giáo
viên) để tìm hiểu những khó khăn, thuận lợi, phương pháp áp dụng khi dạy
học tác phẩm văn xuôi nước ngoài SGK Ngữ văn 11.
- Phương pháp điều tra bảng hỏi: Đề tài nghiên cứu của tôi sẽ
bao gồm cả bảng hỏi đối với 10 giáo viên của trường THPT Kim Liên.
Bảng hỏi bao gồm những câu hỏi đã được chọn lựa kĩ lưỡng, sát đề tài
nghiên cứu.
- Phương pháp phân tích kết quả nghiên cứu:
+ Những phần phỏng vấn tôi ghi chép cẩn thận, tỉ mỉ , tổng hợp và
sau đó hỏi ý kiến chính những giáo viên được phỏng vấn để xác định được
những ý kiến chung nhất, đánh giá xác đáng nhất về thực trạng liên quan
đến vấn đề cần nghiên cứu. Đồng thời tôi cũng tham khảo ý kiến của các
giảng viên, chuyên gia trong ngành giáo dục.
+ Những số liệu điều tra bảng hỏi sẽ được tổng hợp, tính tỉ lệ phần
trăm, tính số liệu cụ thể để làm minh chứng cho những kết luận đưa ra.
Như vậy, đề tài nghiên cứu sẽ có được những nhận xét xác đáng về
thực trạng việc dạy đọc hiểu tác phẩm văn xuôi nước ngoài SGK Ngữ văn
11 với mục đích cuối cùng là tôi có thể xây dựng được qui trình giảng dạy
đọc hiểu những tác phẩm này sao cho có hiệu quả cao nhất.
6. Cấu trúc của đề tài
Ngoài phần mở đầu và kết luận, khóa luận gồm 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lí luận về đọc hiểu và phương pháp đọc hiểu.

Chương 2: Thực trạng giảng dạy tác phẩm văn học nước ngoài ở
trường THPT.
Chương 3: Đề xuất qui trình dạy đọc hiểu tác phẩm văn xuôi nước
ngoài SGK Ngữ văn 11.
Trương Thị Thùy Linh- K49 Sư phạm Ngữ văn
Chương I
CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ ĐỌC HIỂU VÀ PHƯƠNG
PHÁP DẠY ĐỌC HIỂU
Cái mới trong nội dung môn Ngữ văn là vấn đề đọc hiểu. Đọc hiểu
là khái niệm cơ bản của môn học có nội dung mới. Trước kia ta xem đọc là
phương pháp trong giảng văn mà thôi và lại thường nhấn mạnh một cách
cường điệu phương pháp đọc diễn cảm. Hiểu việc đọc văn như thế chưa
thấy hết được hoạt động đọc văn là con đường duy nhất để học sinh tự
mình cảm nhận cái hay cái đẹp của hình thức tồn tại của văn bản nghệ
thuật; từ đó tiến tới hiểu nội dung tư tưởng khái quát về nhân tâm thế sự.
Có thể nói rằng, đọc hiểu là mục đích cuối cùng của các giai đoạn đọc và
mức độ đọc.
Đọc hiểu là hoạt động truy tìm và giải mã ý nghĩa của văn bản. Ý
nghĩa ấy hình thành và sáng tỏ dần nhờ sự soi chiếu tổng hợp, khái quát
hóa từ ý nghĩa tồn tại trong hình thức hóa nghệ thuật của tác phẩm, từ ý đồ
sáng tạo, quan niệm nghệ thuật của nhà văn và ý nghĩa phái sinh thông qua
khả năng tiếp nhận của người đọc. Đọc hiểu tuân theo lôgic khoa học, đã
làm giảm đi tính chất “mơ hồ, đa nghĩa” của tác phẩm văn chương để sự
giao tiếp nghệ thuật đi tới chiều hướng thỏa thuận nào đó.
Cũng có thể nói, đọc hiểu là hoạt động cơ bản của học sinh đem tích
hợp các tầng ý nghĩa của văn bản. Tùy theo loại văn bản mà người đọc cần
Trương Thị Thùy Linh- K49 Sư phạm Ngữ văn
tích hợp những tri thức đọc hiểu nào. VD: Muốn đọc hiểu VHDG thì người
học sinh phải được trang bị tri thức đọc hiểu về thi pháp VHDG, tri thức về
văn hóa dân gian, tri thức về folklore, tri thức về môi trường diễn xướng.

Không có những tri thức đó không thể đọc hiểu được những văn bản còn
nhiều điều mù mờ về thời điểm sáng tác, về tác giả, về dị bản, về vùng
miền lưu truyền đối với các thể loại VHDG.
1.1. Quan điểm về đọc tác phẩm văn chương
Đọc không chỉ là hoạt động nhận thức nội dung ý tưởng từ văn bản
mà còn là hoạt động trực quan sinh động, giàu cảm xúc, có tính trực giác
và khái quát trong nếm trải của con người. Vì thế chúng ta thấy xuất hiện
kinh nghiệm đọc và sự biến đổi cách thức và chất lượng người đọc. Đọc
còn hoạt động mang tính chất tâm lí, một hoạt động tinh thần của độc giả,
bộc lộ rõ năng lực văn hóa từng người.
Chúng ta cần phải bàn đến tính vật chất của hoạt động đọc. Người ta
không chỉ đọc văn bản mà còn đọc sách, chẳng những đọc sách mà còn
những tác phẩm văn chương. Tuy rằng văn bản, sách và tác phẩm văn
chương đều mang tính hoàn chỉnh về cấu trúc nhưng độ dài ngắn, dung
lượng và ý nghĩa, chức năng, bản chất, tác dụng của chúng là hết sức khác
nhau. Vì vậy, cách thức đọc chúng, phương pháp và biện pháp đọc chúng
không hoàn toàn đồng nhất.
Theo Nguyễn Thanh Hùng, đọc tác phẩm văn chương là giải quyết
vấn đề thế giới quan của các cấu trúc tồn tại trong tác phẩm, trước hết là
cấu trúc ngôn ngữ, thứ đến là cấu trúc hình tượng thẩm mĩ, sau nữa là cấu
trúc thẩm mĩ [25, tr.58]. Trong cấu trúc ngôn ngữ, người đọc được tìm
hiểu để nắm bắt các loại thông tin, tư tưởng hiện thực đời sống và tư tưởng
thẩm mĩ.Tư tưởng hiện thực trong tác phẩm gợi ra sự đa dạng trong kinh
nghiệm sống của từng độc giả. Đây là bức tranh đời sống vừa quen vừa lạ.
Quen để chia sẻ thừa nhận. Lạ để trao đổi và suy nghĩ. Tầng lớp xuất hiện
Trương Thị Thùy Linh- K49 Sư phạm Ngữ văn
và vị trí xuất hiện của người đọc có ảnh hưởng nhiều đến mối quan hệ giữa
quen và lạ trong thông tin hiện thực đời sống mà cấu trúc ngôn ngữ tác
phẩm tạo ra.
Có thể nói rằng, ngay từ cấu trúc cụ thể, ngôn ngữ, tư tưởng và định

hướng tư tưởng sáng tạo đã có mặt, góp phần quyết định giá trị đích thực
của tác phẩm. Cấu trúc ý nghĩa của tác phẩm văn chương là sự tồn tại tất
yếu với những nhà văn lớn, với những nghệ sĩ tài năng. Tuy trừu tượng và
tiềm ẩn nhưng cấu trúc ý nghĩa của tác phẩm văn chương được nhận ra và
đánh giá trên nền tảng của cấu trúc ngôn ngữ, cấu trúc hình tượng thẩm mĩ.
Cần lưu ý rằng, sự lĩnh hội tác phẩm văn chương thông qua hoạt
động đọc bao giờ cũng xen lẫn vào nó thiên hướng chủ quan, không thể
loại trừ “cái tôi” của người đọc ra ngoài quá trình tiếp nhận. Cũng theo
những nghiên cứu của Nguyễn Thanh Hùng, cấu trúc ý nghĩa của tác phẩm
văn chương là cấu trúc mở, là “kết cấu vẫy gọi” (Appelestructur) bao gồm
sự tham gia sáng tạo của mọi người. Vì vậy, ý nghĩa nội dung tư tưởng
thẩm mĩ của tác phẩm văn chương là kết quả của sự đồng thuận và nhượng
bộ tỉnh táo hai chiều giữa nhà văn và người đọc về cấu trúc hình tượng
thẩm mĩ.
Nói tóm lại, đọc tác phẩm văn chương là một quá trình phát hiện và
khám phá nội dung ý nghĩa xã hội, con người, thời đại trong cấu trúc hình
tượng thẩm mĩ của tác phẩm đan xen giữa hoạt động nhận thức, đánh giá
và thưởng thức giá trị đích thực tồn tại trong hình thức NT độc đáo của tác
phẩm.
1.2. Những thành tựu nghiên cứu hoạt động đọc tác phẩm văn
chương
Trong lịch sử nhân loại, khi nào xuất hiện văn bản kí tự dưới hình
thức cố định thì bắt đầu có hoạt động đọc. Đọc là quá trình chuyển hóa nội
dung ý nghĩa từ ghi khắc sang âm thanh lời nói, âm vang trong óc. Có thể
Trương Thị Thùy Linh- K49 Sư phạm Ngữ văn
ghi nhận ý kiến của thánh Paul trong kinh Cựu ước và Tân ước, của Mạnh
Tử, của Đào Tiềm, Bô-đơ-le hay Asmus…[25, tr.57]
Trong tài liệu dịch, trước hết phải kể đến công trình “Phương pháp
giảng dạy văn học ở trường phổ thông” của A. Nhikônxki. Ngay từ
những dòng đầu tiên khi bàn đến hoạt động học của học sinh và ông đã

dành phần lớn trang lược thuật những quan niệm trong nhà trường Nga về
vấn đề đọc. Những luận điểm quan trọng trong công trình được tác giả
nhấn mạnh thuộc về vị trí của học sinh trong giảng dạy học tập môn văn và
thuộc về bản chất lao động trong đọc văn. Sách khẳng định “học sinh là
độc giả tác phẩm văn học” [41, tr.15]
Trình bày hệ thống các phương pháp và biện pháp dạy học, giáo
trình “Phương pháp luận dạy văn học” do Ia. Rez chủ biên đã đặt phương
pháp học tập sáng tạo ở vị trí hàng đầu như là phương pháp đặc biệt đối
với văn học, với tư cách là một môn học nhằm “phát triển cảm thụ NT,
hình thành những thể nghiệm, những khuynh hướng và năng khiều NT cho
học sinh bằng phương diện NT” [26, tr.38]. Quan niệm phân tích tác phẩm
văn học trong nhà trường là một quá trình sáng tạo, tác giả còn trình bày
các biện pháp bộc lộ và thúc đẩy sự đồng sáng tạo của người đọc, trong đó
đọc diễn cảm được xem là “biện pháp hoạt động đặc thù nhằm tăng cường
sự đồng sáng tạo của người đọc, tạo điều kiện cho sự đồng thể nghiệm và
phát triển trí tưởng tượng của người đọc” [26, tr.39]
Thực chất của quá trình đọc văn là quá trình phát hiện và tổng hợp
những tầng lớp ý nghĩa đã được nhà văn mã hóa trong một hệ thống kí hiệu
ngôn ngữ NT. Mỗi giai đoạn của quá trình ấy lại đặt ra những nhiệm vụ
nhất định cần phải giải quyết. Vì vậy hoạt động đọc sẽ được vận dụng dưới
nhiều hình thức phong phú, đa dạng, linh hoạt, hơn một cách duy nhất
nào đó.
Một số bài viết và công trình về đọc văn ở Việt Nam xuất hiện từ
những năm 80 một cách có hệ thống, như vậy là đã có sự quan tâm và
Trương Thị Thùy Linh- K49 Sư phạm Ngữ văn
những lí giải về nhiều phương diện hoạt động đọc văn. Nếu trước kia xem
đọc văn chỉ là phương pháp thì bây giờ người ta xem nó là một hoạt động.
Cơ sở lí luận của đọc văn, nội dung bản chất của đọc văn, khả năng vận
dụng đọc văn vào nghiên cứu phê bình văn học đến giảng dạy học tập văn
học đều được đề cập tới. Càng ngày những người quan tâm nghiên cứu vấn

đề đọc văn càng nhận ra mối quan hệ biện chứng của quá trình tiếp nhận
tác phẩm văn chương. Đọc văn vừa là tiền đề cơ bản, vừa là kết quả xác
thực của việc hiểu văn. Có đọc mới hiểu và có hiểu thì mới đọc tiếp được
tác phẩm văn chương mà không làm tiêu tan những giá trị và ý nghĩa của
nó.Các công trình nghiên cứu của Nguyễn Thanh Hùng đã thể hiện sự
quan tâm sâu sắc của tác giả đến vấn đề phức tạp này: nhìn nhận trí tưởng
tượng, khả năng liên tưởng như là chìa khóa mở ra thế giới NT phong phú,
sinh động của tác phẩm văn chương đồng thời năng lực liên tưởng, tưởng
tượng thông qua ngôn ngữ NT là dấu hiệu chất lượng của đọc văn. Tác giả
viết: “Sự phát triển của quá trình đọc được vận động trong hoạt động liên
tưởng, tưởng tượng và giải thích nghệ thuật”. Theo tác giả, việc đọc hiểu
văn bản góp phần hình thành và củng cố, phát triển năng lực nắm vững và
sử dụng tiếng Việt thành thạo. Đồng thời “năng lực văn hóa có ý nghĩa cơ
bản đối với việc phát triển nhân cách , bởi vì phần lớn những tri thức hiện
đại được truyền thụ qua việc đọc”, hơn nữa việc đọc còn là “phương tiện
tinh thần nhiều loại khác nhau về quan điểm, thái độ, kinh nghiệm, tri
thức”. [28, tr.14]
Gần đây nhất, kế thừa và phát triển những thành tựu của lí thuyết
tiếp nhận, trong chuyên luận “Đọc và tiếp nhận văn chương”, Nguyễn
Thanh Hùng đã trả đọc về vị trí xứng đáng của nó trong quá trình khám
phá chiều sâu của tác phẩm văn chương. “Tiếp nhận văn học là một quá
trình, vì nó chỉ thực sự diễn ra theo một hoạt động duy nhất là đọc văn –
một thứ văn bản được kiến tạo bằng thời gian” [26, 16]. Thông qua quá
Trương Thị Thùy Linh- K49 Sư phạm Ngữ văn
trình đọc văn với những yêu cầu riêng của một hoạt động tinh thần dựa
trên một đối tượng thẩm mĩ, mục đích tiếp nhận là hiểu được tác phẩm văn
chương. Cũng theo đó mà tác giả này đã khẳng định: “Đọc văn chương-
một con người mới ra đời, đọc văn chương là lao động khoa học, đọc văn
chương là cách phát huy trực cảm, đọc văn chương là hoạt động ngôn ngữ
trong môi trường văn hóa thẩm mĩ, đọc văn chương là quá trình sáng tạo,

đọc văn chương là quá trình tiếp nhận nội sinh và ngoại sinh từ tác phẩm”
[26, tr.18]
Phan Trọng Luận cũng đã phân tích rõ tầm quan trọng của hoạt
động đọc trong chuyên luận “Cảm thụ văn học, giảng dạy văn học”: “Đọc
từ chữ đầu đến chữ cuối, đọc cho âm vang, đọc để tri giác, cảm giác được
bằng mắt bằng tai từ ngữ, hình ảnh, chi tiết…” và “trong khi đọc, những
tín hiệu ngôn ngữ, những hình ảnh cuộc sống trong bài thơ hiện lên tuần
tự sáng rõ dần”. Tác giả cũng chỉ rõ vai trò của liên tưởng tưởng, tưởng
tượng đối với hiệu quả cảm thụ của quá trình đọc sách: “Đọc sách là liên
tưởng, là hồi ức, là tưởng tượng. Sức hoạt động của liên tưởng càng mạnh
bao nhiêu thì sức cảm thụ càng sâu, càng nhạy bén bấy nhiêu” [33, tr.57]
Đọc văn không những được vận dụng trong nhà trường mà còn được
ứng dụng rộng rãi trong giao tiếp văn hóa, trong tiếp nhận văn học, trong
việc trao đổi thông tin tri thức và đời sống tinh thần nhân loại. Những trang
sách kì diệu đã từng tỏa sáng tuổi thơ cơ cực, tăm tối của M. Gorki. Ông
nói “Mỗi cuốn sách đều là bậc thang nhỏ mà khi bước lên, tôi tách khỏi
con thú để lên tới gần con người”. Đọc sách trước hết là lao động trí tuệ
mang lại niềm vui thanh khiết nhất của tâm hồn, là sự tự giải phóng cá
nhân ra khỏi những trói buộc của hoàn cảnh để trí tuệ hóa và nhân đạo hóa
con người ngày càng cao hơn.
1.3. Đọc hiểu tác phẩm văn chương
Có thể nói rằng đọc hiểu văn bản là một thuật ngữ mới xuất hiện
trong bối cảnh của sự gia tăng khối lượng tri thức nhân loại theo cấp số
Trương Thị Thùy Linh- K49 Sư phạm Ngữ văn
nhân. Có hàng trăm nghìn kiểu văn bản và sách cần đọc. Mỗi người cần
tìm ra một phương pháp đọc riêng cho mình để hiểu sâu về vấn đề quan
tâm, biết cách chọn thông tin phục vụ cho nhu cầu bản thân. Chính vì điều
này mà môn Ngữ văn trong nhà trường có một vai trò quan trọng trong
việc hình thành thói quen, phương pháp, nhận thức về hoạt động đọc, cụ
thể là hoạt động đọc hiểu.

Môn Ngữ văn trong nhà trường THPT không còn giới hạn trong
những văn bản nghệ thuật hư cấu mà mở rộng từ các thể loại văn học sang
các phương thức biểu đạt, tự sự, miêu tả, lập luận,… như đoạn trích tiểu
thuyết, kịch, truyện ngắn. Đọc những tác phẩm như thế có thể chưa hiểu
được ngay. Nội dung tác phẩm cần phải được hiểu dần dần, rồi từng bước
tiến tới hiểu kĩ, hiểu trọn vẹn.
1.3.1. Quan điểm về “hiểu” trong đọc hiểu tác phẩm văn chương
Hiểu là nắm vững nội dung và ý nghĩa của văn bản. Hiểu đối với
việc đọc các văn bản không hư cấu là thế nhưng hiểu trong đọc văn
chương với tư cách là văn bản hư cấu, tác phẩm NT ngôn từ thì không chỉ
có thế mà là thấu đạt được những nội dung biểu hiện và ẩn tàng mà nhà
văn cần nói, đáng nói và muốn nói với người đọc- những người sẵn sàng
chờ đón và chia sẻ.
Năng lực đọc hiểu, một năng lực bao gồm các năng lực cảm nhận, lí
giải, thưởng thức, ghi nhớ và đọc nhanh mà năng lực lí giải là quan trọng
nhất. Đọc- hiểu là hoạt động duy nhất để học sinh tiếp xúc trực tiếp với các
giá trị văn học, tránh sự áp đặt từ bên ngoài kể cả từ thầy cô, ngăn chặn
được sự suy giảm năng lực đọc của học sinh trong điều kiện các phương
tiện nghe nhìn ngày càng phổ biến…Điều này rất phù hợp với qui luật tiếp
nhận văn học và qui luật phát triển tư duy cũng như sự hình thành nhân
cách. [7, tr.20]
Vấn đề đọc hiểu văn chương không hề đơn giản chút nào. Những ý
kiến khác nhau có rất nhiều. Đã từng tồn tại kiểu đọc văn chỉ biết đến “cái
Trương Thị Thùy Linh- K49 Sư phạm Ngữ văn
biểu đạt”, tương đương với hình thức mà bỏ qua “cái được biểu đạt”, tức
là những lớp nội dung tạo nên chỉnh thể tư tưởng NT được sáng tạo trong
tác phẩm. Bôđơle, một tác giả phương Tây cũng lại cho rằng tác phẩm là
“một cuộc phiêu lưu của tâm hồn” bởi vậy người đọc cũng chỉ cần kể lại
những ấn tượng của mình khi đọc tác phẩm mà thôi. Phải từ những năm 70
của thế kỉ XX trở lại đây, dưới ánh sáng của lí thuyết tiếp nhận và tâm lí

học hoạt động cũng như những quan niệm mới về tác phẩm văn chương,
đọc hiểu văn chương đã được phân tích, mổ xẻ để có được khái niệm đúng
đắn.
Bản chất của hoạt động đọc hiểu văn bản là quá trình lao động sáng
tạo mang tính thẩm mĩ nhằm phát hiện ra những giá trị của tác phẩm trên
cơ sở phân tích đặc trưng của văn bản. Đọc không phải chỉ là tái tạo âm
thanh từ chữ viết mà còn là quá trình thức tỉnh cảm xúc, quá trình tri giác
và nhuần thấm tín hiệu để giải mã ngôn ngữ, mã nghệ thuật, văn hóa đồng
thời với việc huy động vốn sống, kinh nghiệm cá nhân người đọc để lựa
chọn giá trị tư tưởng thẩm mĩ và ý nghĩa vốn có của tác phẩm. Đọc là
chúng ta đón đầu những gì mình đang đọc qua từng từ, từng câu, từng đoạn
rồi quay lại về với những gì đọc qua để kiểm chứng và đi tìm hợp sức của
tác giả để tác phẩm được tái tạo trong tính cụ thể và giàu tưởng tượng. Độc
giả là người đồng sáng tạo với nhà văn, có khác chăng là nhà văn đi từ tư
tưởng đến ngôn ngữ, còn người đọc lại đi từ ngôn ngữ đến tư tưởng, để rồi
có những sáng tạo, phát hiện và cảm nhận mà chính người viết cũng không
thể ngờ tới. Theo Valentine Asmus, “Không thể hiểu được bất cứ một tác
phẩm nào, dù nó có rõ ràng đến mấy, dù sức mạnh gợi cảm và gây ấn
tượng của nó lớn lao đến mấy, nếu bản thân người đọc không tự mình dám
gánh chịu mọi được mất, dấn thân trong ý thức của mình theo con đường
tác giả đã vạch ra trong tác phẩm?” [29, tr.54]
Trương Thị Thùy Linh- K49 Sư phạm Ngữ văn
Nếu như đọc là sự tiếp xúc văn bản về mặt ngôn từ, câu chữ trực tiếp
thì hiểu được coi là sự tiếp xúc văn bản về mặt bên trong, tức là những nội
dung tiềm ẩn. Hiểu tức là nắm vững và vận dụng được. Hiểu tức là biết kĩ
và làm tốt. Hiểu một đối tượng không chỉ dừng ở quan sát, nắm bắt cái bề
ngoài.
Muốn đọc hiểu tác phẩm văn chương người đọc phải được trang bị
tri thức nhiểu loại. Các Mác từng nói “Nếu anh muốn thưởng thức nghệ
thuật, trước hết anh phải là người được giáo dục về nghệ thuật”. Tri thức

để hiểu cấu trúc ngôn ngữ là đời sống xã hội, là ngôn ngữ tiếng mẹ đẻ. Tri
thức để hiểu cấu trúc hình tượng thẩm mĩ là thể loại, là thi pháp, là phương
thức trình bày NT, và tri thức tối cần thiết để hiểu cấu trúc tư tưởng là quan
niệm nghệ thuật về con người, là thế giới quan, là triết học, chính trị, tôn
giáo, đạo đức…Quan trọng hơn cả, hiểu tác phẩm văn chương là phát hiện
ra và đánh giá mối quan hệ hữu cơ giữa các tầng cấu trúc của tác phẩm: nội
dung sự kiện, nội dung hình tượng, nội dung quan niệm của tác giả. Tri
thức cần có để đọc hiểu mối quan hệ phức tạp đa dạng ấy trong tác phẩm
văn chương là “tính mơ hồ và đa “tác phẩm mở”, là “tâm lí học miền sâu”
(Psychoanalise), là “vô thức và huyền thoại”, là “lí thuyết tiếp nhận”, là
“mĩ học” và “lí thuyết giao tiếp”…
1.3.2. Các yếu tố quan trọng trong đọc hiểu tác phẩm văn
chương
Đọc hiểu văn bản cần chú ý đến 3 yếu tố quan trọng: ngôn ngữ, cấu
trúc hình tượng nghệ thuật và cấu trúc tư tưởng tác phẩm.
a. Ngôn ngữ
Ngôn ngữ là chất liệu, là hiện tượng của đời sống mang ý nghĩa phổ
biến và ý nghĩa sáng tạo của cá nhân, tạo nên nét khác biệt rõ nét về phong
cách tác giả. Khởi thủy của tác phẩm NT, trong đó có văn học bao giờ
cũng là tiếng nói giữa con người mang sắc thái tình cảm. Ngôn ngữ không
chỉ là chất liệu, không phải chỉ là phương tiện mà còn là “kí hiệu của tình
Trương Thị Thùy Linh- K49 Sư phạm Ngữ văn
cảm” [25, tr.61]. Nghệ thuật chính là kết quả của việc sử dụng , khai thác
hình thức cấu trúc ngôn ngữ. Đó là sự nắm bắt quy luật hình thức đời sống
tự nhiên nào đấy ví dụ quy luật nhịp điệu trong sự sinh tồn bao gồm sự lặp
lại, trùng điệp, đối xứng, phi đối xứng, nhanh chậm, gấp gáp,…để biểu
hiện các cung bậc khác nhau của tình cảm. Nắm vững cấu trúc ngôn ngữ
của tác phẩm là nắm vững hình thức tái hiện cuộc sống. Đi qua nó ta đến
với cấu trúc hình tượng nghệ thuật của tác phẩm.
b. Cấu trúc hình tượng nghệ thuật

Cấu trúc hình tượng của tác phẩm là tầng biểu hiện tình cảm thẩm
mĩ của nhà văn và tác phẩm. Cấu trúc hình tượng nghệ thuật trong tác
phẩm giúp người đọc nhìn ra được một hiện thực mới mẻ, hiện thực được
sáng tạo bằng sự tổ chức lại quan hệ xã hội giữa con người trong một thế
giới được xây dựng bởi KH-NT, thế giới NT, chi tiết NT thông qua ngôn
ngữ nghệ thuật. Người đọc đối diện với một hiện thực khác thường, mới
mẻ cần được khám phá và bày tỏ thái độ yêu ghét rõ ràng . Do đó phân tích
cấu trúc hình tượng NT này không chỉ nên dừng lại ở bề mặt cốt truyện và
tính cách nhân vật mà phải chú ý đến kết cấu nội tại tức là mối quan hệ qua
lại giữa nhân vật và điểm sáng thẩm mĩ; giữa cảnh và tình; giữa bộ phận và
toàn thể; giữa hiển ngôn và hàm ngôn; giữa chân thực và hư cấu; giữa cái
dường như và cái có thể; giữa cái hợp lí và cái phi lí…để nhìn ra dấu ấn
của ý thức và vô thức lặn sâu trong đời sống và nằm sau thế giới hình
tượng.
Cấu trúc này là kết quả của sự liên hệ mật thiết và hoàn thiện dần
kinh nghiệm sống và kinh nghiệm thẩm mĩ. Thế giới tình cảm và nhu cầu
tâm lí của con người thật phong phú trong sự bí ẩn của nó. Một trong
những bí ẩn đó là tính không nhất quán và hàm chứa đầy mâu thuẫn ở con
Trương Thị Thùy Linh- K49 Sư phạm Ngữ văn
người, bên cạnh những khả năng đọc khác nhau của nó. Cấu trúc hình
tượng NT thường được tổ chức thành mối quan hệ vô cùng phức tạp giữa ý
thức và vô thức, chúng thường không mạch lạc tuyến tính thẳng băng,
không thể đối chiếu với logic hiện thực cuộc sống và hợp với suy nghĩ kiểu
lí trí đời thường mà tự nó là sự tổng hợp khái quát và huyền ảo hóa đời
sống mà ta gọi là tư duy hình tượng. Do vậy mà thế giới nghệ thuật mang
đậm tính ảo giác huyễn tưởng làm cho tác phẩm văn chương mơ hồ, đa
nghĩa không thể đoán trước.
Từ hiện thực đời sống xã hội vô tình, vô lí nhờ cấu trúc hình tượng
nghệ thuật, cuộc sống trong tác phẩm vận động để giải tỏa ước mơ và giải
phóng tư tưởng của nhà văn. Cuộc sống trong tác phẩm sẽ trở nên hữu tình,

hữu lí hơn cho một lí tưởng thẩm mĩ nhất định. Có thể nói, từ cấu trúc
ngôn ngữ đến cấu trúc hình tượng nghệ thuật là quá trình chuyển biến, hóa
sinh từ nội dung hiện thực đến hình thức NT, từ vốn có đến tạo ra một đời
sống khác để con người sống cuộc đời mới phong phú và tốt đẹp hơn. [25,
tr.60]
Đây là cấu trúc hấp dẫn và khó khăn nhất để nắm bắt sự chuyển hóa,
khái quát và tưởng tượng của nhà văn từ đời sống tự nhiên, phiến diện đến
thế giới NT sinh động, đa dạng, giàu ý nghĩa. Vì vậy, đối với loại cấu trúc
này người đọc chỉ có một cách đọc thông qua bản thân, tự chiêm nghiệm
mà tích lũy kinh nghiệm NT, mới có thể cảm nhận được sự tồn tại của cấu
trúc này.
c. Cấu trúc tư tưởng nghệ thuật
Cấu trúc tư tưởng nghệ thuật của tác phẩm không thể tách rời cấu
trúc ngôn ngữ và cấu trúc hình tượng nhưng lại vượt qua và lớn hơn ngôn
ngữ và hình tượng để tác động sâu xa đến tâm hồn con người. Cấu trúc tư
Trương Thị Thùy Linh- K49 Sư phạm Ngữ văn
tưởng thẩm mĩ đã tổ hợp được tính hạn định của cấu trúc ngôn ngữ và cấu
trúc hình tượng, đã dung hòa được tính lịch sử và tính mở của tác phẩm.
Nó là loại cấu trúc không có hình thức xác định cụ thể nhưng bằng cảm
xúc trí tuệ và sự cảm nhiễm thẩm mĩ, người đọc có thể nhận ra dần về số
mệnh con người, sứ mệnh lịch sử và thời đại chứa trong tư tưởng của tác
phẩm.
1.4. Qui trình cơ bản của đọc hiểu
1.4.1. Đọc kĩ
- Đọc kĩ trước hết phải đọc thật nhiều lần. Đây là một kiểu đọc có
tần số cao
- Những hoạt động và thao tác của đọc kĩ là:
+ Đọc để giới hạn quang cảnh và bối cảnh xã hội và những vấn đề
của nó. Người ta cần biết đến thao tác đọc phân loại và hệ thống hóa từ
ngữ, hình ảnh để tái hiện không gian và thời gian.

+ Đọc để tìm vấn đề (tính có vấn đề) của con người qua việc xác lập
đường dây sự kiện, tình huống, trạng thái trong quan hệ với nhân vật văn
học.
1.4.2. Đọc sâu
- Đọc để biểu hiện, làm bộc lộ mối liên hệ thông nhất nhiều mặt của
đời sống và nghệ thuật, của trí tuệ và tình cảm ngày càng bao quát trọn vẹn
văn bản.
- Những hoạt động và thao tác đọc sâu tác phẩm là:
+ Đọc chậm, phát hiện những cái mới lạ của từ ngữ, hình ảnh, sự
kiện của thế giới suy tư và tâm tình nhân vật qua ngôn ngữ đối thoại, độc
thoại trong giao tiếp với môi trường sống của nhân vật và tác phẩm.
+ Đọc và thống kê những mối quan hệ giữa nhân vật với sự kiện,
tình huống chính. Phân loại và hệ thống hóa nhân vật theo mối quan hệ
Trương Thị Thùy Linh- K49 Sư phạm Ngữ văn
đồng hướng và nghịch hướng theo kiểu hòa giải và xung đột để xác định
nhân vật (tính cách hoặc trữ tình) trung tâm.
+ Đọc và sơ đồ hóa mạng lưới hệ thống giữa các yếu tố hình thức và
nội dung, bộ phận và toàn thể, chi tiết và chỉnh thể, giữa các tầng chuyển
hóa bố cục và kết cấu, bên ngoài và bên trong tác phẩm để tìm ra kiểu tư
duy nghệ thuật và phương thức trình bày nghệ thuật của tác phẩm.
+ Đọc và tham khảo thời điểm sáng tác, chặng đường nghệ thuật, sự
chuyển biến tư tưởng của nhà văn để xác định cảm hứng sáng tác của nhà
văn trong tác phẩm.
+ Đọc những hồi kí và ghi chép của tác giả về quá trình sáng tạo tác
phẩm và đọc những bài nghiên cứu phê bình tác phẩm.
+ Đọc nhiều, thật nhiều lần để hóa giải những băn khoăn, ngộ nhận
về một số điểm sáng thẩm mĩ và chi tiết nghệ thuật chưa có lời đáp phù
hợp với văn cảnh và văn bản, với bối cảnh thời đại và lẽ sống.
1.4.3. Đọc sáng tạo
- Đọc để bổ sung những nội dung mới, làm giàu có về ý nghĩa xã hội

và ý vị nhân sinh của tác phẩm. Đọc biểu hiện sự đánh giá và thưởng
thức giá trị vĩnh hằng của tác phẩm.
- Những hoạt động và thao tác đọc sáng tạo:
+ Đọc tái hiện lại chặng đời của hình tượng nhân vật trung tâm và
khái quát sự vận động của hình tượng từ đầu cho đến hết.
+ Đọc nhận ra giá trị và ý nghĩa của kết thúc tác phẩm đối với đời
sống. Phân tích và đánh giá ý nghĩa của kết thúc tác phẩm đối với đời
sống. Phân tích và đánh giá ý nghĩa thời đại lịch sử, ý nghĩa xã hội, đạo
đức và ý nghĩa nghệ thuật thẩm mĩ của hình tượng đối với quá khứ, hiện tại
và tương lai.
Trương Thị Thùy Linh- K49 Sư phạm Ngữ văn
+ Đọc phát hiện và kết nối những yếu tố ngoại đề trữ tình với giọng
điệu và tuyên ngôn nghệ thuật, quan điểm nghệ thuật về con người cùng
với thái độ chính trị, tư cách công dân của tác giả.
+ Đọc để khái quát thành sức sống, tiềm năng sáng tạo của hình
tượng trung tâm trong tác phẩm.
+ Đọc cắt nghĩa và bình luận những thuộc tính nghệ thuật khách
quan, ổn định của tác phẩm theo quan điểm văn hóa truyền thống.
+ Đọc tác phẩm và cân nhắc chiều hướng định giá lịch sử tiếp nhận
và tiếp nhận cá nhân trên nền tảng văn hóa hiện đại.
1.5. Phương pháp đọc hiểu, dạy đọc hiểu trong nhà trường
THPT
Đọc hiểu là hoạt động đọc mang tính chất đối diện một mình, tự lực
với văn bản, nó có cái hay là tập trung và tích đọng, lắng kết thầm lặng
năng lực cá nhân. Đây là hoạt động thu nạp và ứng dụng những kinh
nghiệm đời sống, lịch sử, kinh nghiệm NT và kinh nghiệm văn hóa của
mỗi cá thể. Đọc hiểu là lối đọc để tự học suốt đời, nó vừa thúc đẩy ý chí và
là biểu hiện thầm kín của lòng tự trọng.
Đọc hiểu trong nhà trường rất cần phải có bài bản, phải có cơ sở lí
thuyết và phải luyện tập thành những kĩ năng cơ bản. Cách đọc trong nhà

trường vừa là tiền đề đọc hiểu của học sinh, vừa là kết quả đọc hiểu của
giáo viên văn học. Điều đáng nói về cách đọc trong nhà trường là phải chú
trọng cung cấp cho học sinh hệ thống tri thức đọc hiểu, cần mở rộng các
hình thức đọc, phương pháp đọc, kiểu đọc, mục đích, yêu cầu đọc đối với
họ. Hứng thú đọc, động cơ đọc của học sinh và sách tập đọc, bài đọc thêm,
cần nghiên cứu và chỉ ra tác dụng tích cực của chúng trong việc dạy đọc
hiểu.
Trương Thị Thùy Linh- K49 Sư phạm Ngữ văn
Đọc hiểu ban đầu từ đọc chữ, đọc câu, hiểu nghĩa của từ và sắc thái
biểu cảm, hiểu nghĩa của hình thức câu, mạch văn, bố cục và nắm được ý
nghĩa chính cũng như chủ đề tác phẩm. Lí giải là hiểu đặc sắc về NT và ý
nghĩa XHNV của tác phẩm trong ngữ cảnh của nó. Trong quá trình học
đọc, học sinh sẽ biết cách đọc để tích lũy kiến thức, đọc để lí giải, đọc để
đánh giá và đọc sáng tạo, phát hiện. Hình thức văn bản được lựa chọn
nhằm đào tạo năng lực đọc- hiểu, qua đó vừa cung cấp tri thức văn học
(lịch sử VH, lí luậnVH, văn hóa dân tộc) vừa giáo dục tư tưởng tình cảm,
vừa rèn luyện kĩ năng đọc mà học sinh có thể mang theo suốt đời.
Trên báo Văn nghệ số ra ngày 14/02/1998,tác giả Trần Đình Sử
thông qua bài viết “Môn Văn- thực trạng và giải pháp” đã nhấn mạnh một
trong ba mục tiêu của dạy học văn là “rèn luyện khả năng đọc hiểu các văn
bản, đặc biệt là văn bản văn học, một loại văn bản khó nhằm tạo cho học
sinh biết đọc văn một cách có văn hóa, có phương pháp, không suy diễn
tùy tiện, dung tục. Năng lực đọc được thể hiện ở việc học sinh tự mình biết
đọc, hiểu, nắm được nội dung và nghệ thuật của tác phẩm.”
“Dạy đọc hiểu là dạy học sinh cách đọc ra nội dung trong những mối
quan hệ ngày càng bao quát trọn vẹn văn bản, từ đó hình thành được kĩ
năng đọc và biết vận dụng chúng trong cuộc sống có hiệu quả. [25, tr.34]
Trong nhà trường, hoạt động đọc hiểu của học sinh trở thành trung
tâm khi tiếp cận, phân tích, cắt nghĩa và bình giá tác phẩm văn chương, sẽ
kéo theo sự đổi mới tất yếu về phương pháp dạy của giáo viên. Trước tiên,

giáo viên phải đưa nội dung, yêu cầu đọc hiểu vào các mức độ đọc văn
như: đọc đúng, đọc hay, đọc diễn cảm, cân nhắc những hình thức nào của
đọc văn như đọc thầm, đọc to, đọc phân vai, đọc đối thoại, đọc bình chú,
đọc tóm tắt, đọc dự đoán… Hơn nữa giáo viên cũng cần trao đổi với học
sinh mục đích đọc và những yêu cầu đọc hiểu khi đề cập tới việc đọc để
phát hiện ra những điều thú vị, hấp dẫn, đọc để tổ chức lại, xây dựng lại tác
phẩm theo hình thức mới rất cần cho kĩ năng đọc chỉnh thể văn học, đọc để
Trương Thị Thùy Linh- K49 Sư phạm Ngữ văn
lấy thông tin cần thiết cho mình, đọc để nhận xét trên cơ sở tư duy phê
phán, đọc để ghi chép những nét chính cho quá trình thảo luận.
Chương II
THỰC TRẠNG GIẢNG DẠY ĐỌC HIỂU
TÁC PHẨM VĂN XUÔI NƯỚC NGOÀI
Ở TRƯỜNG THPT
2.1. Những khó khăn khi giảng dạy tác phẩm văn xuôi nước
ngoài ở trường THPT
2.1.1. Vấn đề bản dịch
Đối với các bản dịch tác phẩm VHNN, người dịch với tư cách là
người tái tạo lại tác phẩm nguyên bản bằng ngôn ngữ thứ hai phần lớn là
của dân tộc mình hoặc đôi khi bằng một chuyên ngữ khác. Trong khi
chuyển dịch VHNN, sự tinh tế và chính xác của ngôn ngữ gốc không còn
được bảo lưu nguyên dạng. Cái gì cần giữ và có thể thay đổi để tạo ra bản
dịch làm thỏa nguyện tác giả và làm thỏa mãn người đọc thì người dịch
đều nghĩ tới và làm. Để thực hiện được nhiệm vụ kép đó, người dịch phải
có tài năng song ngữ, đồng thời cũng phải có năng lực văn học, trình độ
văn hóa của hai xứ sở của tác phẩm chính bản và tác phẩm thứ bản.
Chất lượng của bản dịch là nhân tố tác động trực tiếp đến người đọc.
Dù thế nào đi nữa, chúng ta thấy một sự thật là khi đọc tác phẩm dịch là
nghe hai lời trong một lời, là đọc một phiên bản khác có độ chênh lệch
Trương Thị Thùy Linh- K49 Sư phạm Ngữ văn

×