Tải bản đầy đủ (.pdf) (103 trang)

Luận văn thạc sĩ ứng dụng khoa học kỹ thuật và công nghệ trong nông nghiệp ở tỉnh nam định

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (744.45 KB, 103 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRUNG TÂM ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG GIẢNG VIÊN LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ

TRẦN THỊ THUÝ HẰNG

ỨNG DỤNG KHOA HỌC KỸ THUẬT VÀ CÔNG NGHỆ
TRONG NÔNG NGHIỆP Ở TỈNH NAM ĐỊNH

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ CHÍNH TRỊ

HÀ NỘI - 2009

z


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRUNG TÂM ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG GIẢNG VIÊN LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ

TRẦN THỊ THUÝ HẰNG

ỨNG DỤNG KHOA HỌC KỸ THUẬT VÀ CÔNG NGHỆ
TRONG NÔNG NGHIỆP Ở TỈNH NAM ĐỊNH

Chuyên ngành

: Kinh tế chính trị

Mã số

: 60 31 01


LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ CHÍNH TRỊ

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS,

TS. Mai Thị Thanh Xuân

HÀ NỘI - 2009
2

z


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng
tôi dưới sự hướng dẫn của PGS, TS. Mai Thị Thanh Xuân.
Các số liệu, tài liệu nêu ra trong luận văn là trung thực,
đảm bảo tính khách quan, khoa học. Các tài liệu tham khảo có
nguồn gốc xuất xứ rõ ràng.

Hà Nội, ngày 01 tháng 10 năm 2009
Tác giả luận văn

Trần Thị Thúy Hằng

3

z


BẢNG QUY ƯỚC CÁC CHỮ VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN


- CT:

Chỉ thị

- CP:

Chính phủ

- CNH - HĐH:

Cơng nghiệp hố, hiện đại hố

- CNSH:

Cơng nghệ sinh học

- CSVN:

Cộng sản Việt Nam

- KHCB:

Khoa học cơ bản

- KHƯD:

Khoa học ứng dụng

- KHKT&CN:


Khoa học kỹ thuật và công nghệ

- NN&PTNT:

Nông nghiệp và phát triển nông thôn

- TW:

Trung ương

- UBND:

Uỷ ban nhân dân

4

z


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ........................................................................................................................ 5
CHƯƠNG 1. NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ KHOA HỌC KỸ
THUẬT VÀ CÔNG NGHỆ TRONG NƠNG NGHIỆP ................................. 10
1.1. Khoa học kỹ thuật, cơng nghệ và vai trị của nó đối với sự phát triển nông
nghiệp ............................................................................................................................ 10
1.1.1. Một số khái niệm cơ bản ....................................................................................... 10
1.2.2. Nguồn nhân lực, đặc biệt là nhân lực khoa học công nghệ .................................. 26
1.2.3. Hệ thống kết cấu hạ tầng ....................................................................................... 27
1.2.5. Chính sách của Nhà nước...................................................................................... 29

1.3. Kinh nghiệm của một số địa phương về ứng dụng khoa học kỹ thuật và
công nghệ trong nông nghiệp ................................................................................... 30
1.3.1. Kinh nghiệm của Hưng Yên: đẩy mạnh công tác chuyển giao, ứng dụng
công nghệ sinh học vào sản xuất nông nghiệp ..................................................... 30
1.3.2. Kinh nghiệm của Nghệ An, Quảng Ngãi: hỗ trợ nơng dân mua sắm máy
móc nơng nghiệp. ................................................................................................. 32
1.3.3. Kinh nghiệm của Cần Thơ: liên kết với các trường, viện để chuyển giao
công nghệ cho nông dân....................................................................................... 33
CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG ỨNG DỤNG KHOA HỌC KỸ THUẬT VÀ
CÔNG NGHỆ TRONG NÔNG NGHIỆP Ở TỈNH NAM ĐỊNH .................. 36
2.1. Các đặc điểm tự nhiên, kinh tế, xã hội tỉnh Nam Định ảnh hưởng đến phát
triển nông nghiệp và ứng dụng khoa học công nghệ trong nông nghiệp ........... 36
2.1.1. Đặc điểm tự nhiên ................................................................................................. 36
2.1.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội ...................................................................................... 37
2.2. Thực trạng ứng dụng khoa học kỹ thuật và công nghệ trong nông nghiệp
ở Tỉnh Nam Định từ năm 1996 đến nay ................................................................ 40
2.2.1. Chủ trương của Đảng uỷ và chính quyền địa phương về phát triển khoa học
kỹ thuật và công nghệ trong nông nghiệp. ........................................................... 40
2.2.2. Thực tiễn ứng dụng khoa học kỹ thuật và công nghệ trong nông nghiệp tỉnh
Nam Định ............................................................................................................. 43
2.3. Đánh giá thực trạng ứng dụng khoa học kỹ thuật và công nghệ trong
nông nghiệp ở tỉnh Nam Định thời gian qua. ....................................................... 63

5

z


2.3.1. Những thành tựu cơ bản ........................................................................................ 63
2.3.2. Những tồn tại chủ yếu ........................................................................................... 67

Chương 3. ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH ỨNG DỤNG
KHOA HỌC KỸ THUẬT VÀ CÔNG NGHỆ TRONG NÔNG
NGHIỆP Ở NAM ĐỊNH .................................................................................... 72
3.1. Định hướng, mục tiêu phát triển nông nghiệp và ứng dụng tiến bộ khoa
học kỹ thuật và công nghệ trong nông nghiệp tỉnh Nam Định ........................ 72
3.1.1. Định hướng phát triển nông nghiệp và ứng dụng khoa học kỳ thuật và công
nghệ của tỉnh Nam Định đến năm 2015............................................................... 72
3.1.2. Mục tiêu cụ thể về ứng dụng khoa học kỹ thuật và công nghệ trong nông
nghiệp đến năm 2015 ........................................................................................... 75
3.2. Một số giải pháp nâng cao hiệu quả ứng dụng khoa học kỹ thuật và công
nghệ trong nông nghiệp ở Nam Định ..................................................................... 75
3.2.1.Tổ chức lại hoạt động nghiên cứu và ứng dụng khoa học kỹ thuật và công
nghệ vào sản xuất nông nghiệp ............................................................................ 75
3.2.2. Nâng cao năng lực tiếp thu, ứng dụng khoa học kỹ thuật và công nghệ của
nông dân ............................................................................................................... 77
3.2.3. Thành lập nhiều hợp tác xã, tổ dịch vụ khoa học kỳ thuật ................................... 80
3.2.4. Đẩy mạnh việc ứng dụng khoa học công nghệ trong những khâu trọng yếu
nhất của q trình sản xuất nơng nghiệp .............................................................. 81
3.2.5. Sử dụng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật hợp lý .................................................. 88
3.2.6. Nhà nước cần có sự hỗ trợ mạnh mẽ hơn cho hoạt động nghiên cứu và ứng
dụng KHCN trong lĩnh vực nông nghiệp ............................................................. 90
KẾT LUẬN .................................................................................................................... 92

6

z


MỞ ĐẦU


1. Tính cấp thiết của đề tài
Nơng nghiệp, nơng thôn luôn là vấn đề trọng yếu đối với mỗi quốc gia, kể
cả những nước đã đạt đến trình độ phát triển cao. Với một đất nước có đến
74,1% dân số và hơn 57% lao động [29] sống dựa vào nghề nơng như Việt Nam
thì vai trị của nơng nghiệp càng quan trọng hơn. Xã hội có thể thiếu nhiều loại
sản phẩm nhưng không thể thiếu lương thực, thực phẩm, mà nơng nghiệp lại là
lĩnh vực duy nhất có thể thoả mãn nhu cầu này. Nền nông nghiệp càng hiện đại
thì mức độ thỏa mãn nhu cầu lương thực, thực phẩm cho nhân dân càng cao.
Nhưng sự phát triển của nông nghiệp lại phụ thuộc rất lớn vào mức độ trang bị
các phương tiện sản xuất tiên tiến và công nghệ hiện đại cho nó. Nói cách khác,
sự phát triển của nông nghiệp phụ thuộc vào việc ứng dụng các thành tựu khoa
học kỹ thuật nơng nghiệp như cơ khí hóa, điện khí hóa, thủy lợi hóa, hóa học hóa
và sinh học hóa sâu rộng đến mức nào. Chính vì lẽ đó mà Đảng Cộng sản Việt
Nam đã xác định một trong những nội dung cơ bản của sự nghiệp cơng nghiệp
hóa đất nước những năm trước mắt là phải “đặc biệt coi trọng cơng nghiệp hóa,
hiện đại hóa nơng nghiệp, nơng thơn” [1, tr.299]. Thực hiện đường lối đó, những
năm gần đây, nông nghiệp được tập trung nguồn vốn để trang bị thêm nhiều
phương tiện sản xuất hiện đại, nhờ đó đã có những bước phát triển mạnh mẽ cả
về số lượng và chất lượng, trong đó nổi bật nhất là sự kiện Việt Nam từ một
nước thiếu lương thực triền miên trở thành một trong những nước xuất khẩu gạo
lớn nhất thế giới. Người nông dân Việt Nam đã từng bước làm quen với việc ứng
dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật và công nghệ vào sản xuất, nâng cao khả năng

7

z


cạnh tranh của hàng nông sản trên thị trường trong và ngoài nước. Nam Định
được coi là một trong những địa phương đi đầu trong tiến trình chung đó.

Là một tỉnh nằm ở vị trí trung tâm khu vực đồng bằng sơng Hồng, Nam
Định có nhiều điều kiện thuận lợi cả về tự nhiên, kinh tế, xã hội để phát triển nền
nông nghiệp theo hướng hội nhập, bền vững. Tuy vậy, do nhiều khó khăn chủ
quan và khách quan, nên sản xuất nơng nghiệp của tỉnh vẫn cịn nhiều khó khăn,
nhất là trong việc tiếp cận với khoa học kĩ thuật hiện đại, do đó tiềm năng của
một vùng đất nông nghiệp chưa được khai thác hiệu quả, mức độ hội nhập với
các tỉnh và các nước còn thấp.
Để tiếp tục đưa nông nghiệp tỉnh Nam Định tiến lên một nấc thang mới,
địi hỏi phải tìm được những giải pháp hữu hiệu hơn, phù hợp với bối cảnh nền
kinh tế đất nước đang hội nhập ngày càng sâu rộng vào nền kinh tế thế giới.
Thực tế đó đã đặt ra yêu cầu cho các cấp, các ngành ở địa phương (và cả trung
ương), nhất là các nhà nghiên cứu, phải tìm được những giải pháp hữu hiệu.
Xuất phát từ yêu cầu đó, tơi đã chọn vấn đề “Ứng dụng khoa học kỹ
thuật và công nghệ trong nông nghiệp ở tỉnh Nam Định” làm đề tài luận văn
thạc sĩ kinh tế của mình.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Nơng nghiệp là một vấn đề thuộc "tam nông" được Đảng cộng sản Việt
Nam đặt lên bàn nghị sự nhằm tìm mọi giải pháp để đưa nông nghiệp lên nền sản
xuất lớn, hiện đại. Vì vậy, xung quanh vấn đề này đã có hàng trăm cơng trình
nghiên cứu, trong đó liên quan trực tiếp đến đề tài luận văn có các cơng trình chủ
yếu như:
- “Khoa học đại chúng phục vụ công nghiệp hóa - hiện đại hố nơng
nghiệp, nơng thơn” của các tác giả Vũ Tun Hồng, Đối Duy Ban, Hồ Huy

8

z


Liêm, Lê Quang Long, Nhà xuất bản nông nghiệp, 2003. Trong cơng trình này,

các tác giả đã phân tích vai trị nền tảng của khoa học kỹ thuật và cơng nghệ đối
với q trình cơng nghiệp hố, hiện đại hố nơng nghiệp nơng thơn, từ đó ứng
dụng vào thực tiễn để đem lại hiệu quả cao và bền vững.
- “Giải pháp đẩy mạnh hoạt động KH - CN phục vụ nông nghiệp ở Thanh
- Nghệ - Tĩnh” của Mai Thị Thanh Xuân, đăng trên tạp chí Kinh tế và dự báo, số
361, tháng 5 năm 2003. Trên cơ sở nghiên cứu thực trạng hoạt động KH - CN tại
3 tỉnh Thanh Hoá, Nghệ An, Hà Tĩnh, tác giả đề xuất 4 giải pháp thúc đẩy hoạt
động này tốt hơn, bao gồm giải pháp về lựa chọn khâu ưu tiên trong ứng dụng
KH - CN; phát triển mạnh thành tựu KH - CN; đào tạo và sử dụng hiệu quả
nguồn nhân lực KH - CN; và hoàn thiện hệ thống tổ chức và cơ chế quản lý hoạt
động KH - CN các cấp.
- “Các giống lúa đặc sản, giống lúa chất lượng cao và kỹ thuật canh tác”
của Lê Vĩnh Thảo (chủ biên), Nhà xuất bản Nơng nghiệp, 2004. Cơng trình này
chủ yếu trình bày các loại giống lúa và biện pháp canh tác cho phù hợp, cơ bản
nhất là phải dựa trên tính chất của đất đai và yêu cầu chăm sóc của từng giống.
- “Xây dựng cơ cấu sản xuất tiên tiến trong nông nghiệp” của Lê Hưng
Quốc, Nhà xuất bản Nông nghiệp, 2005. Cuốn sách đã giới thiệu những mơ hình
sản xuất nơng nghiệp tiên tiến hiệu quả dựa trên kỹ thuật thâm canh và ứng dụng
KHKT&CN vào quá trình sản xuất tại một số địa phương điển hình ở cả ba miền
Bắc, Trung, Nam
- “Phát triển cơng nghiệp chế biến nông sản ở Việt Nam” của Mai Thị
Thanh Xn và Ngơ Đăng Thành, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội,
2006. Cuốn sách đã phân tích vai trị của cơng nghiệp chế biến đối với sự phát
triển nơng nghiệp nói chung và xuất khẩu nơng sản nói riêng; trên cơ sở phân

9

z



tích thực trạng phát triển cơng nghiệp chế biến nơng sản ở Việt Nam qua 10 năm
(1995 - 2005), các tác giả rút ra những vấn đề có tính cấp bách đặt ra đối với sự
phát triển của công nghiệp chế biến nông sản hiện nay; đồng thời đề xuất các giải
pháp phát triển công nghiệp chế biến nhằm nâng cao giá trị hàng nông sản Việt
Nam hiện nay.
Các công trình trên và nhiều cơng trình khác chưa nêu ở đây, nhìn chung
đã đề cập đến những khía cạnh của khoa học - công nghệ nông nghiệp trong
phạm vi cả nước cùng với một số giải pháp, ứng dụng thiết thực, cụ thể.
Liên quan đến đề tài luận văn còn có các cơng trình nghiên cứu về địa bàn
tỉnh Nam Định. Đó là:
- "Nghiên cứu quy hoạch vùng sản xuất khoai tây Hà Lan xuất khẩu từ
giống tạo bằng phương pháp nuôi cấy mô tế bào thực vật", năm 2002, đề tài
NCKH cấp tỉnh, do Hoàng Duy Khánh làm chủ nhiệm. Nội dung đề tài là nghiên
cứu xác định vùng phát triển khoai tây giống tạo từ phương pháp nuôi cấy mô
thực vật phục vụ xuất khẩu, trên cơ sở đó đề xuất các phương án phát triển cây
khoai tây Hà Lan xuất khẩu.
- "Hồn thiện quy trình cơng nghệ sản xuất khoai tây Hà Lan chất lượng
cao sạch bệnh bằng phương pháp nuôi cấy mô tế bào cung cấp cho vùng khoai
tây xuất khẩu của tỉnh Nam Định", 2002, đề tài do Hoàng Duy Khánh làm chủ
nhiệm. Nội dung xây dựng hồn thiện quy trình cơng nghệ sản xuất giống khoai
tây sạch bệnh Hà Lan chất lượng cao cung cấp cho vùng sản xuất khoai tây xuất
khẩu của Nam Định bằng phương pháp nuôi cấy mô tế bào trên cơ sở phân tích
giống khoai tây Trung Quốc tuy có giá giống rất rẻ nhưng chất lượng kém,
không đủ tiêu chuẩn xuất khẩu.

10

z



- Đề tài "Nghiên cứu so sánh, khảo nghiệm, chọn lọc tập đoàn giống lúa ở
các vùng sinh thái tỉnh Nam Định" do Đào Viết Tâm là chủ nhiệm, năm 2001.
Đề tài có nội dung là thu thập, nghiên cứu, khảo nghiệm tập đoàn giống lúa tại
Nam Định, xác định nhanh các giống lúa mới có tiềm năng năng suất cao, chất
lượng tốt, có khả năng chống chịu sâu bệnh,... có triển vọng để bổ sung vào cơ
cấu giống lúa phù hợp với các vùng sinh thái tại Nam Định.
Nói chung, các cơng trình nghiên cứu có liên quan tuy nhiều nhưng chủ
yếu đề cập đến vấn đề công nghiệp hố - hiện đại hố nơng nghiệp, nơng thơn,
hoặc có xem xét thì cũng chỉ dừng ở một vài khía cạnh trong việc đẩy mạnh ứng
dụng khoa học công nghệ trong nơng nghiệp chứ chưa có cơng trình nào nghiên
cứu tồn bộ qua trình này một cách hệ thống, đầy đủ và toàn diện, nhất là tại địa
bàn Nam Định và với tư cách là một luận văn thạc sỹ Kinh tế chính trị. Vì vậy,
việc nghiên cứu hoạt động ứng dụng khoa học kỹ thuật vào công nghệ trong
nông nghiệp ở Nam Định nhằm thúc đẩy nông nghiệp của tỉnh phát triển mạnh
hơn là điều cần thiết.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
- Mục đích của luận văn là: phân tích, đánh giá thực trạng ứng dụng khoa
học kỹ thuật và công nghệ trong lĩnh vực nông nghiệp ở tỉnh Nam Định, chỉ ra
những tồn tại, hạn chế của q trình này, trên cơ sở đó đề xuất một số giải pháp
để nông nghiệp của tỉnh phát triển hiệu quả hơn.
- Nhiệm vụ của luận văn là:
+ Làm rõ những vấn đề lý luận cơ bản về nông nghiệp; khoa học kỹ thuật
và công nghệ trong nông nghiệp; và kinh nghiệm của một số địa phương trong
ứng dụng khoa học kỹ thuật và công nghệ để phát triển nông nghiệp.

11

z



+ Đánh giá thực trạng ứng dụng khoa học kỹ thuật và công nghệ trong sản
xuất nông nghiệp của tỉnh Nam Định thời gian qua.
+ Đề xuất một số giải pháp đẩy mạnh ứng dụng khoa học kỹ thuật và công
nghệ vào sản xuất nông nghiệp ở tỉnh Nam Định thời gian tới
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: là nền sản xuất nông nghiệp và việc ứng dụng
khoa học kỹ thuật và công nghệ vào sản xuất nông nghiệp
- Phạm vi nghiên cứu:
+ Về không gian: luận văn tập trung nghiên cứu trên địa bàn tỉnh Nam
Định. Tuy nhiên, luận văn cũng nghiên cứu vấn đề này trên phạm vi cả nước ở
mức độ nhất định để so sánh và vận dụng bài học kinh nghiệm.
+ Về thời gian: Từ năm 1996 đến nay và định hướng đến năm 2015.
5. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp chủ yếu được sử dụng trong quá trình nghiên cứu là phương
pháp của chủ nghĩa duy vật biện chứng và duy vật lịch sử; phương pháp của kinh
tế chính trị Mác-Lênin. Ngoài ra luận văn cũng kết hợp sử dụng các phương
pháp như phân tích - tổng hợp, thống kê - so sánh, logic - lịch sử.
6. Đóng góp của luận văn
- Làm rõ thêm vai trò của khoa học kỹ thuật và công nghệ đối với sự phát
triển sản xuất nông nghiệp.
- Đánh giá về thực trạng ứng dụng khoa học kỹ thuật và công nghệ trong
nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Nam Định.
- Đề xuất một số giải pháp chủ yếu đẩy mạnh ứng dụng khoa học kỹ thuật
và công nghệ vào sản xuất nông nghiệp ở tỉnh Nam Định .

12

z



7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Danh mục tài liệu tham khảo, nội dung
luận văn được kết cấu thành 3 chương:
Chương 1: Những vấn đề lý luận chung về nông nghiệp và khoa học kỹ
thuật và công nghệ trong nông nghiệp.
Chương 2: Thực trạng ứng dụng khoa học kỹ thuật và công nghệ trong
nông nghiệp ở Nam Định 1996 cho đến nay.
Chương 3: Định hướng và giải pháp đẩy mạnh ứng dụng khoa học kỹ
thuật và công nghệ trong nông nghiệp ở tỉnh Nam Định.

13

z


Chương 1
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ KHOA HỌC KỸ THUẬT
VÀ CÔNG NGHỆ TRONG NÔNG NGHIỆP

1.1. Khoa học kỹ thuật, cơng nghệ và vai trị của nó đối với sự phát
triển nông nghiệp
1.1.1. Một số khái niệm cơ bản
1.1.1.1. Nông nghiệp
Nông nghiệp là một trong hai ngành sản xuất vật chất cơ bản nhằm cung
cấp các sản phẩm về lương thực và thực phẩm cho xã hội và nguyên liệu cho
công nghiệp chế biến.
Nông nghiệp là ngành sản xuất ra của cải vật chất mà con người phải dựa
vào qui luật sinh trưởng của cây trồng, vật nuôi để tạo ra sản phẩm như lương
thực, thực phẩm...để thoả mãn các nhu cầu của mình. Nơng nghiệp thường được
hiểu theo nghĩa hẹp và nghĩa rộng. Theo nghĩa hẹp nông nghiệp chỉ bao gồm

trồng trọt và chăn ni, cịn theo nghĩa rộng thì nơng nghiệp cịn bao gồm cả lâm
nghiệp và ngư nghiệp [1, tr.312].
Các hoạt động sản xuất nông nghiệp gồm việc sử dụng đất đai để trồng
trọt, chăn nuôi; khai thác cây trồng và vật nuôi để tạo ra lương thực, thực phẩm
và một số nguyên liệu cho cơng nghiệp. Nơng nghiệp có đặc điểm cơ bản sau:
Thứ nhất, quá trình tái sản xuất vật chất và khai thác kinh tế gắn phần lớn
với điều kiện tự nhiên (đất đai, thổ nhưỡng, khí hậu, thời tiết). Thời gian lao
động trong nông nghiệp phụ thuộc chủ yếu vào và gần như trùng hợp với thời
gian sản xuất.
Thứ hai, ruộng đất là tư liệu sản xuất chủ yếu. Đó là một loại tư liệu sản
xuất đặc biệt, nếu biết sử dụng hợp lý, khoa học thì khơng những ruộng đất

14

z


khơng bị bào mịn đi trong q trình sản xuất mà ngược lại ngày càng màu mỡ
hơn. Hơn nữa, nếu ứng dụng các thành tựu khoa học kỹ thuật và công nghệ
(KHKT&CN) hiện đại trong nông nghiệp sẽ khắc phục được phần nào tính hữu
hạn của ruộng đất.
Thứ ba, nguyên liệu ban đầu là cây trồng, vật ni, có chu kỳ sản xuất
tương đối dài, thời gian sản xuất không đi liền với thời gian thu hoạch [17].
Tóm lại, sản xuất nơng nghiệp có nhiều đặc điểm khác với sản xuất cơng
nghiệp và các ngành khác, trong đó khác biệt lớn nhất là tính giới hạn của đất đai
và quá trình sinh trưởng của cây trồng phụ thuộc chặt chẽ vào tự nhiên. Vì vậy,
để khắc phục tình trạng đó khơng gì khác hơn là phải tăng cường ứng dụng khoa
học kỹ thuật và công nghệ vào tất cả các khâu từ chọn giống đến gieo trồng, bảo
vệ thực vật, thu hoạch và sau thu hoạch..
Căn cứ vào trình độ ứng dụng KHKT&CN vào sản xuất nông nghiệp,

người ta chia các giai đoạn phát triển của nông nghiệp thành nông nghiệp truyền
thống và nơng nghiệp hiện đại. Trong đó nơng nghiệp truyền thống được hiểu là
nền nông nghiệp mà quá trình sản xuất được thực hiện theo những kinh nghiệm
từ trước truyền lại. Nền nông nghiệp truyền thống là nền nông nghiệp sử dụng
sức lao động cơ bắp và công cụ thủ cơng, vì vậy phụ thuộc rất chặt vào điều kiện
tự nhiên, năng suất lao động thấp, sản phẩm làm ra đơn điệu và không đáp ứng
đủ nhu cầu của con người. Cịn nơng nghiệp hiện đại là một nền nơng nghiệp đã
được CNH, tức là q trình sản xuất nông nghiệp sử dụng những thành tựu của
công nghiệp (máy móc, phân bón hố học, thuốc bảo vệ thực vật, sản xuất theo
qui trình kỹ thuật hiện đại...), tạo ra năng suất lao động cao, khối lượng nông sản
hàng hoá lớn, chất lượng tốt. Sản phẩm đầu ra của nơng nghiệp hiện đại chủ yếu
dùng vào mục đích thương mại, làm hàng hoá bán ra trên thị trường hay xuất
khẩu.

15

z


Nền nông nghiệp truyền thống chủ yếu sản xuất ra lương thực cho con
người hay làm thức ăn cho vật ni thì trong nền nơng nghiệp hiện đại, ngồi
những thứ đó cịn sản xuất ra các loại sản phẩm khác nữa như: sợi dệt (sợi bông,
sợi len, lụa, sợi lanh), chất đốt (mêtan, dầu sinh học...), da thú, cây cảnh, sinh vật
cảnh, chất hố học (tinh bột, đường, mì chính, cồn, nhựa thông), lai tạo giống (kể
cả các chất gây nghiện cả hợp pháp và không hợp pháp như thuốc lá, côcain... ).
Thế kỉ XX đã trải qua một sự thay đổi lớn trong sản xuất nông nghiệp, đặc biệt là
việc cơ giới hố và sinh học hố trong nơng nghiệp. Các sản phẩm sinh hố nơng
nghiệp gồm các hố chất để lai tạo, gây giống, các chất trừ sâu, diệt cỏ, diệt nấm,
phân đạm...
Ngày nay con người còn đang hướng tới không chỉ một hệ thống nông

nghiệp với đầy đủ những đặc tính vốn có của nó với sự trợ giúp của máy móc,
cơng nghệ mới mà cịn là một hệ thống nơng nghiệp hồn chỉnh trên rất nhiều
khía cạnh - hệ thống nông nghiệp công nghệ cao. Trong đó, cơng nghệ cao là
loại cơng nghệ có tác dụng nâng cao năng suất, chất lượng, hạ giá thành, tăng
khả năng tiêu thụ nông sản. Nông nghiệp công nghệ cao kết hợp ứng dụng cả 3
loại công nghệ trọng điểm của thời đại, đó là cơng nghệ thơng tin, cơng nghệ vật
liệu mới và công nghệ sinh học. Cụ thể công nghệ cao trong nông nghiệp bao
gồm:
- Công nghệ giống ưu việt, cao cấp, sạch bệnh, tạo ra nông sản chất lượng
cao, cao cấp, sạch và an toàn đạt 4 tiêu chuẩn: dinh dưỡng, thẩm mỹ, an toàn
sinh thái và sức khoẻ con người, xuất khẩu cạnh tranh được
- Công nghệ canh tác, chăn nuôi tiên tiến bằng các phương pháp canh tác
sạch bệnh, sạch côn trùng và ký sinh trùng (rau, hoa quả cao cấp và tôm cá..)

16

z


- Cơng nghệ điều khiển tự động bằng máy tính các quá trình sản xuất từ
canh tác đến sơ chế, chọn lọc, bảo quản, đóng gói, chế biến, tưới tiết kiệm, điều
khiển nhu cầu dinh dưỡng của cây trồng…
- Công nghệ định lượng chính xác, điều chỉnh được nhiệt độ, cường độ
ánh sáng, lượng và thành phần phân bón, thức ăn, nước uống, thời điểm ra hoa
kết hạt hoặc thu hoạch được kế hoạch hoá cao độ.
1.1.1.2. Khoa học, kỹ thuật và công nghệ
Khoa học, kỹ thuật và công nghệ là những khái niệm đi liền với nhau và
có mối quan hệ với nhau.
Theo từ điển bách khoa Việt Nam, khoa học là hệ thống tri thức về tự
nhiên, xã hội và tư duy được tích luỹ trong q trình nhận thức trên cơ sở thực

tiễn được thể hiện bằng những khái niệm, phán đoán, học thuyết [16]. Khoa học
giúp cho con người ngày càng có khả năng chinh phục tự nhiên và xã hội. Hệ
thống khoa học được chia thành khoa học tự nhiên, khoa học xã hội, khoa học kỹ
thuật. Khoa học kỹ thuật là tên gọi chung của những khoa học cụ thể được hình
thành trên cơ sở ứng dụng tri thức lý thuyết của các khoa học cơ bản vào trong
hoạt động thực tiễn, chủ yếu là sản xuất vật chất và dịch vụ bằng con đường tạo
ra những phương tiện kỹ thuật và phương pháp cơng nghệ thích hợp.Trong đó
mỗi loại khoa học đều có phần cơ bản (KHCB) và phần ứng dụng (KHƯD). Nếu
như khoa học cơ bản nghiên cứu nhận thức hiện thực khách quan như nó vốn có
thì khoa học ứng dụng lại vạch ra những con đường, những biện pháp, thủ thuật,
hình thức để ứng dụng tri thức khách quan vào thực tiễn, nhằm phục vụ lợi ích
con người. Sự khác nhau giữa KHCB và KHƯD là ở chỗ KHCB hướng tới việc
loại bỏ hoàn toàn nhân tố chủ quan để nhận thức chính xác các qui luật khách
quan của thế giới bên ngoài và những điều kiện tác động của chúng; cịn KHƯD
thì lại chú ý tới nhân tố chủ quan (đến mục đích và phương tiện đạt được mục

17

z


đích) và việc hiện thực hố nó trong cuộc sống. Khoa học trong nông nghiệp dĩ
nhiên cũng bao gồm cả KHCB và KHƯD.
Kỹ thuật là kinh nghiệm, kỹ năng, các thao tác, các cơ cấu, các máy móc,
các hệ thống, các phương pháp và phương tiện quản lý, khai thác, bảo vệ, xử lý
vật chất, năng lượng và thông tin được xây dựng nhằm phục vụ các nhu cầu trực
tiếp của xã hội... Kỹ thuật hiện đại gắn bó chặt chẽ với khoa học đặc biệt là trong
điều kiện tiến bộ KHKT hiện nay, nó ngày càng trở thành lực lượng vật chất của
tri thức, thể hiện ở tự động hoá, hoá học hoá và sinh học hoá nền sản xuất [16].
Khoa học kỹ thuật hiện đại có đặc điểm cơ bản là tính biến đổi rất nhanh của nó,

do đó những người hoạt động trong lĩnh vực này khơng chỉ nắm vững các kĩ
năng của công việc đang làm mà quan trọng hơn là phải có kiến thức sâu rộng
mới có thể nắm bắt được những thành tựu mới của kỹ thuật.
Công nghệ là tổng hợp các phương tiện, phương pháp, cách thức biến đổi
các yếu tố đầu vào để tạo ra các sản phẩm hàng hoá và dịch vụ mong muốn. Cụ
thể, công nghệ là tổ hợp của 4 thành phần có tác động qua lại với nhau và cùng
thực hiện quá trình sản xuất và dịch vụ:
- Thành phần trang thiết bị, bao gồm các thiết bị, máy móc, khí cụ, nhà
xưởng...
- Thành phần kĩ năng và tay nghề liên quan đến kinh nghiệm nghề nghiệp
của từng người hoặc nhóm người..
- Thành phần thơng tin liên quan tới các bí quyết, các qui trình, các
phương pháp, các dữ liệu, các bản thiết kế...
- Thành phần tổ chức, thể hiện trong việc bố trí, sắp xếp, điều phối, quản
lý và tiếp thị....[15].

18

z


Như vậy, công nghệ bao gồm cả phần cứng và phần mềm, trong đó các
thiết bị, máy móc, khí cụ, nhà xưởng là cơng nghệ phần cứng; cịn kỹ năng, tay
nghề, thơng tin, qui trình, phương pháp, tổ chức, quản lý,... là cơng nghệ phần
mềm. Thuật ngữ cơng nghệ vì vậy thông thường được đặc trưng bởi các phát
minh và cải tiến sử dụng các nguyên lý và qui trình đã được khoa học phát hiện
ra.
Như vậy, khoa học và công nghệ khác nhau ở chỗ: thứ nhất khoa học thì
có mục tiêu là sự tiến bộ của nhận thức, cịn cơng nghệ lại có mục tiêu là biến
đổi thực tại đã cho; thứ hai khoa học là hàng hoá cơng cộng cịn cơng nghệ là

hàng hố có thể đem bán với một giá nào đó. Cịn sự khác nhau giữa cơng nghệ
và kỹ thuật thì chỉ có tính tương đối, bởi kỹ thuật là một bộ phận của công nghệ
(cơng nghệ phần cứng). Do đó, khi nói cơng nghệ thì đã bao hàm cả kỹ thuật rồi.
1.1.1.3. Khoa học kỹ thuật và công nghệ trong nông nghiệp
Khoa học kỹ thuật và công nghệ trong nông nghiệp là hệ thống các ngành
khoa học kỹ thuật liên quan đến sản xuất nông nghiệp, với đối tượng là cây
trồng, vật nuôi, vi sinh vật, điều kiện khí hậu, đất đai gắn với quá trình phát sinh
và phát triển của cây trồng, vật nuôi. KHKT&CN trong nông nghiệp bao gồm
các yếu tố cơ bản sau:
Thuỷ lợi hoá:
Thuỷ lợi hoá là việc chinh phục và sử dụng nguồn nước vào sản xuất nông
nghiệp nhằm hạn chế và tiến tới khắc phục nạn hạn hán, lũ lụt, khai thác các
nguồn và cung cấp nước cho cây trồng vật nuôi theo yêu cầu kỹ thuật sản xuất
nơng nghiệp. Nói cách khác, mục tiêu của cơng tác thuỷ lợi là nhằm đảm bảo chủ
động tưới tiêu cho 100% diện tích, trên cơ sở đó để tăng năng suất cây trồng và
năng suất đất đai. Công tác thuỷ lợi gồm 3 vấn đề cơ bản: trị thuỷ các dịng sơng
lớn, xây dựng các cơng trình chứa nước, dẫn nước (tiêu và tưới), xây dựng và
19

z


thực hiện các chế độ tưới tiêu theo yêu cầu sinh lý từng giai đoạn sinh trưởng và
phát triển cây trồng. Thuỷ lợi hố nơng nghiệp cịn góp phần thau chua, rửa mặn,
cải tạo đất đai, nâng cao độ phì của đất, đảm bảo cho cây trồng sinh trưởng
nhanh.
Cơ khí hố:
Cơ khí hố là q trình đưa máy móc cơ khí vào sản xuất nơng nghiệp,
thay thế một phần hoặc tồn bộ cơng cụ thủ cơng dùng sức người và gia súc,
nhằm tăng năng suất và giảm nhẹ cường độ lao động. Cơ giới hố nơng nghiệp

có nhiều mức độ: cơ giới hoá từng phần (cày, bừa, gieo, cấy, gặt, đập….) hay
từng công đoạn (làm đất, thu hoạch, chế biến) đến cơ giới hố liên hồn đồng bộ
qui trình sản xuất một cây trồng, vật ni, nơng sản. Trình độ cơ giới hố có thể
thấp (kết hợp sức máy với sức người và gia súc) hoặc cao (dùng máy).
Điện khí hố:
Điện khí hố là q trình sử dụng rộng rãi điện năng vào sản xuất nông
nghiệp. Đây là một nội dung chủ yếu của cách mạng khoa học - kỹ thuật và cơng
nghiệp hố nền kinh tế. Tầm quan trọng của điện khí hố đã được Lênin
(V.I.Lênin) khái qt thành:"chủ nghĩa cộng sản là chính quyền Xơ Viết cộng
với điện khí hố tồn quốc” [48]. Trong lĩnh vực điện khí hố nơng thơn sẽ thực
hiện được những yếu tố tiến bộ kỹ thuật như: đảm bảo áp dụng năng lượng điện
một cách rộng rãi vào ngành trồng trọt tưới nước, mở rộng việc sử dụng điện cho
việc sưởi ấm các nhà kính, thắp sáng bổ sung để ni trồng các mầm non, áp
dụng vào sản xuất nông nghiệp các phương pháp qui trình cơng nghệ điện tử iơn và tác động trực tiếp năng lượng điện vào cơ thể gia súc và cây trồng,…
Sinh học hố:
Cơng nghệ sinh học (CNSH) là một tập hợp những kỹ thuật được sử dụng
để tạo ra, cải tạo hoặc làm biến đổi cây trồng, vật nuôi và vi sinh vật nhằm phát
20

z



×