Tải bản đầy đủ (.doc) (24 trang)

Ứng dụng khoa học kỹ thuật và công nghệ trong nông nghiệp ở tỉnh nam định

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (194.23 KB, 24 trang )

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Nông nghiệp, nông thôn luôn là vấn đề trọng yếu đối với mỗi quốc gia,
kể cả những nước đã đạt đến trình độ phát triển cao. Với một đất nước có
đến 74,1% dân số và hơn 57% lao động sống dựa vào nghề nông như Việt
Nam thì vai trò của nông nghiệp càng quan trọng hơn. Xã hội có thể thiếu
nhiều loại sản phẩm nhưng không thể thiếu lương thực, thực phẩm, mà
nông nghiệp lại là lĩnh vực duy nhất có thể thoả mãn nhu cầu này. Nền
nông nghiệp càng hiện đại thì mức độ thỏa mãn nhu cầu lương thực, thực
phẩm cho nhân dân càng cao. Nhưng sự phát triển của nông nghiệp lại phụ
thuộc rất lớn vào mức độ trang bị các phương tiện sản xuất tiên tiến và
công nghệ hiện đại cho nó. Nói cách khác, sự phát triển của nông nghiệp
phụ thuộc vào việc ứng dụng các thành tựu khoa học kỹ thuật nông nghiệp
như cơ khí hóa, điện khí hóa, thủy lợi hóa, hóa học hóa và sinh học hóa sâu
rộng đến mức nào. Chính vì lẽ đó mà Đảng Cộng sản Việt Nam đã xác
định một trong những nội dung cơ bản của sự nghiệp công nghiệp hóa đất
nước những năm trước mắt là phải “đặc biệt coi trọng công nghiệp hóa,
hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn”. Thực hiện đường lối đó, những năm
gần đây, nông nghiệp được tập trung nguồn vốn để trang bị thêm nhiều
phương tiện sản xuất hiện đại, nhờ đó đã có những bước phát triển mạnh
mẽ cả về số lượng và chất lượng, trong đó nổi bật nhất là sự kiện Việt Nam
từ một nước thiếu lương thực triền miên trở thành một trong những nước
xuất khẩu gạo lớn nhất thế giới. Người nông dân Việt Nam đã từng bước
làm quen với việc ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật và công nghệ vào
sản xuất, nâng cao khả năng cạnh tranh của hàng nông sản trên thị trường
trong và ngoài nước. Nam Định được coi là một trong những địa phương đi
đầu trong tiến trình chung đó.
Là một tỉnh nằm ở vị trí trung tâm khu vực đồng bằng sông Hồng,
Nam Định có nhiều điều kiện thuận lợi cả về tự nhiên, kinh tế, xã hội để
phát triển nền nông nghiệp theo hướng hội nhập, bền vững. Tuy vậy, do
nhiều khó khăn chủ quan và khách quan, nên sản xuất nông nghiệp của




tỉnh vẫn còn nhiều khó khăn, nhất là trong việc tiếp cận với khoa học kĩ
thuật hiện đại, do đó tiềm năng của một vùng đất nông nghiệp chưa được
khai thác hiệu quả, mức độ hội nhập với các tỉnh và các nước còn thấp.
Để tiếp tục đưa nông nghiệp tỉnh Nam Định tiến lên một nấc thang
mới, đòi hỏi phải tìm được những giải pháp hữu hiệu hơn, phù hợp với bối
cảnh nền kinh tế đất nước đang hội nhập ngày càng sâu rộng vào nền kinh
tế thế giới. Thực tế đó đã đặt ra yêu cầu cho các cấp, các ngành ở địa
phương (và cả trung ương), nhất là các nhà nghiên cứu, phải tìm được
những giải pháp hữu hiệu.
Xuất phát từ yêu cầu đó, tôi đã chọn vấn đề “Ứng dụng khoa học kỹ
thuật và công nghệ trong nông nghiệp ở tỉnh Nam Định” làm đề tài luận
văn thạc sĩ kinh tế của mình.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Nông nghiệp là một vấn đề thuộc "tam nông" được Đảng cộng sản
Việt Nam đặt lên bàn nghị sự nhằm tìm mọi giải pháp để đưa nông nghiệp
lên nền sản xuất lớn, hiện đại. Vì vậy, xung quanh vấn đề này đã có hàng
trăm công trình nghiên cứu, trong đó liên quan trực tiếp đến đề tài luận văn
có các công trình chủ yếu như:
- “Khoa học đại chúng phục vụ công nghiệp hóa - hiện đại hoá nông
nghiệp, nông thôn” của các tác giả Vũ Tuyên Hoàng, Đoái Duy Ban, Hồ
Huy Liêm, Lê Quang Long, Nhà xuất bản nông nghiệp, 2003.
- “Giải pháp đẩy mạnh hoạt động KH- CN phục vụ nông nghiệp ở
Thanh - Nghệ - Tĩnh” của Mai Thị Thanh Xuân, đăng trên tạp chí Kinh tế
và dự báo, số 361, tháng 5 năm 2003.
- “Các giống lúa đặc sản, giống lúa chất lượng cao và kỹ thuật canh
tác” của Lê Vĩnh Thảo (chủ biên), Nhà xuất bản Nông nghiệp, 2004.
- “Xây dựng cơ cấu sản xuất tiên tiến trong nông nghiệp” của Lê Hưng
Quốc, Nhà xuất bản Nông nghiệp, 2005.


2


- “Phát triển công nghiệp chế biến nông sản ở Việt Nam” của Mai Thị
Thanh Xuân và Ngô Đăng Thành, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà
Nội, 2006.
Các công trình trên và nhiều công trình khác chưa nêu ở đây, nhìn
chung đã đề cập đến những khía cạnh của khoa học - công nghệ nông
nghiệp trong phạm vi cả nước cùng với một số giải pháp, ứng dụng thiết
thực, cụ thể.
Liên quan đến đề tài luận văn còn có các công trình nghiên cứu về địa
bàn tỉnh Nam Định. Đó là:
- "Nghiên cứu quy hoạch vùng sản xuất khoai tây Hà Lan xuất khẩu từ
giống tạo bằng phương pháp nuôi cấy mô tế bào thực vật", năm 2002, đề
tài NCKH cấp tỉnh, do Hoàng Duy Khánh làm chủ nhiệm.
- "Hoàn thiện quy trình công nghệ sản xuất khoai tây Hà Lan chất
lượng cao sạch bệnh bằng phương pháp nuôi cấy mô tế bào cung cấp cho
vùng khoai tây xuất khẩu của tỉnh Nam Định", 2002, đề tài do Hoàng Duy
Khánh làm chủ nhiệm.
- Đề tài "Nghiên cứu so sánh, khảo nghiệm, chọn lọc tập đoàn giống
lúa ở các vùng sinh thái tỉnh Nam Định" do Đào Viết Tâm là chủ nhiệm,
năm 2001.
Nói chung, các công trình nghiên cứu có liên quan tuy nhiều nhưng
chủ yếu đề cập đến vấn đề công nghiệp hoá - hiện đại hoá nông nghiệp,
nông thôn, hoặc có xem xét thì cũng chỉ dừng ở một vài khía cạnh trong
việc đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ trong nông nghiệp chứ chưa
có công trình nào nghiên cứu toàn bộ qua trình này một cách hệ thống, đầy
đủ và toàn diện, nhất là tại địa bàn Nam Định và với tư cách là một luận
văn thạc sỹ kinh tế chính trị. Vì vậy, việc nghiên cứu hoạt động ứng dụng

khoa học kỹ thuật vào công nghệ trong nông nghiệp ở Nam Định nhằm
thúc đẩy nông nghiệp của tỉnh phát triển mạnh hơn là điều cần thiết.

3


3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
- Mục đích của luận văn là phân tích, đánh giá thực trạng ứng dụng
khoa học kỹ thuật và công nghệ trong lĩnh vực nông nghiệp ở tỉnh Nam
Định, chỉ ra những tồn tại, hạn chế của quá trình này, trên cơ sở đó đề xuất
một số giải pháp để nông nghiệp của tỉnh phát triển hiệu quả hơn.
- Nhiệm vụ của luận văn là:
+ Làm rõ những vấn đề lý luận cơ bản về nông nghiệp; khoa học kỹ
thuật và công nghệ trong nông nghiệp; và kinh nghiệm của một số địa
phương trong ứng dụng khoa học kỹ thuật và công nghệ để phát triển nông
nghiệp.
+ Đánh giá thực trạng ứng dụng khoa học kỹ thuật và công nghệ trong
sản xuất nông nghiệp của tỉnh Nam Định thời gian qua.
+ Đề xuất một số giải pháp đẩy mạnh ứng dụng khoa học kỹ thuật và
công nghệ vào sản xuất nông nghiệp ở tỉnh Nam Định thời gian tới
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: là nền sản xuất nông nghiệp và việc ứng dụng
khoa học kỹ thuật và công nghệ vào sản xuất nông nghiệp
- Phạm vi nghiên cứu
+ Về không gian: luận văn tập trung nghiên cứu trên địa bàn tỉnh Nam
Định. Tuy nhiên, luận văn cũng nghiên cứu vấn đề này trên phạm vi cả
nước ở mức độ nhất định để so sánh và vận dụng bài học kinh nghiệm.
+ Về thời gian: Từ năm 1996 đến nay và định hướng đến năm 2015.
5. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp chủ yếu được sử dụng trong quá trình nghiên cứu là

phương pháp của chủ nghĩa duy vật biện chứng và duy vật lịch sử; phương
pháp của kinh tế chính trị Mác-Lênin. Ngoài ra luận văn cũng kết hợp sử
dụng các phương pháp như phân tích - tổng hợp, thống kê - so sánh, lôgiclịch sử.

4


6. Đóng góp của luận văn
- Làm rõ thêm vai trò của khoa học kỹ thuật và công nghệ đối với sự
phát triển sản xuất nông nghiệp.
- Đánh giá về thực trạng ứng dụng khoa học kỹ thuật và công nghệ
trong nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Nam Định.
- Đề xuất một số giải pháp chủ yếu đẩy mạnh ứng dụng khoa học kỹ
thuật và công nghệ vào sản xuất nông nghiệp ở tỉnh Nam Định .
7. Bố cục của luận văn
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Danh mục tài liệu tham khảo, nội
dung luận văn được kết cấu thành 3 chương:
Chương 1: Những vấn đề lý luận chung về nông nghiệp và khoa học kỹ
thuật và công nghệ trong nông nghiệp
Chương 2: Thực trạng ứng dụng khoa học kỹ thuật và công nghệ trong
nông nghiệp ở Nam Định 1996 cho đến nay
Chương 3: Định hướng và giải pháp đẩy mạnh ứng dụng khoa học kỹ
thuật và công nghệ trong nông nghiệp ở tỉnh Nam Định.

5


Chương 1
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ KHOA HỌC KỸ THUẬT
VÀ CÔNG NGHỆ TRONG NÔNG NGHIỆP

1.1. Khoa học kỹ thuật, công nghệ và vai trò của nó đối với sự phát
triển nông nghiệp
1.1.1. Một số khái niệm cơ bản
1.1.1.1. Nông nghiệp
Nông nghiệp là ngành sản xuất ra của cải vật chất mà con người phải
dựa vào qui luật sinh trưởng của cây trồng, vật nuôi để tạo ra sản phẩm
như lương thực, thực phẩm...để thoả mãn các nhu cầu của mình. Nông
nghiệp thường được hiểu theo nghĩa hẹp và nghĩa rộng. Theo nghĩa hẹp
nông nghiệp chỉ bao gồm trồng trọt và chăn nuôi, còn theo nghĩa rộng thì
nông nghiệp còn bao gồm cả lâm nghiệp và ngư nghiệp.
1.1.1.2. Khoa học, kỹ thuật và công nghệ
Khoa học là hệ thống tri thức về tự nhiên, xã hội và tư duy được tích
luỹ trong quá trình nhận thức trên cơ sở thực tiễn được thể hiện bằng
những khái niệm, phán đoán, học thuyết .
Kỹ thuật là kinh nghiệm, kỹ năng, các thao tác, các cơ cấu, các máy
móc, các hệ thống, các phương pháp và phương tiện quản lý, khai thác, bảo
vệ, xử lý vật chất, năng lượng và thông tin được xây dựng nhằm phục vụ
các nhu cầu trực tiếp của xã hội... Kỹ thuật hiện đại gắn bó chặt chẽ với
khoa học đặc biệt là trong điều kiện tiến bộ KHKT hiện nay, nó ngày càng
trở thành lực lượng vật chất của tri thức, thể hiện ở tự động hoá, hoá học
hoá và sinh học hoá nền sản xuất .
Công nghệ là tổng hợp các phương tiện, phương pháp, cách thức biến
đổi các yếu tố đầu vào để tạo ra các sản phẩm hàng hoá và dịch vụ mong
muốn.

6


1.1.1.3. Khoa học kỹ thuật và công nghệ trong nông nghiệp
Thuỷ lợi hoá:

Thuỷ lợi hoá là việc chinh phục và sử dụng nguồn nước vào sản xuất
nông nghiệp nhằm hạn chế và tiến tới khắc phục nạn hạn hán, lũ lụt, khai
thác các nguồn và cung cấp nước cho cây trồng vật nuôi theo yêu cầu kỹ
thuật sản xuất nông nghiệp.
Cơ khí hoá:
Cơ khí hoá là quá trình đưa máy móc cơ khí vào sản xuất nông nghiệp,
thay thế một phần hoặc toàn bộ công cụ thủ công dùng sức người và gia
súc, nhằm tăng năng suất và giảm nhẹ cường độ lao động.
Điện khí hoá:
Điện khí hoá là quá trình sử dụng rộng rãi điện năng vào sản xuất nông
nghiệp.Trong lĩnh vực điện khí hoá nông thôn sẽ thực hiện được những
yếu tố tiến bộ kỹ thuật như: đảm bảo áp dụng năng lượng điện một cách
rộng rãi vào ngành trồng trọt tưới nước, mở rộng việc sử dụng điện cho
việc sưởi ấm các nhà kính, thắp sáng bổ sung để nuôi trồng các mầm non,
áp dụng vào sản xuất nông nghiệp các phương pháp qui trình công nghệ
điện tử - iôn và tác động trực tiếp năng lượng điện vào cơ thể gia súc và
cây trồng,…
Sinh học hoá:
Công nghệ sinh học (CNSH) là một tập hợp những kỹ thuật được sử
dụng để tạo ra, cải tạo hoặc làm biến đổi cây trồng, vật nuôi và vi sinh vật
nhằm phát triển các sản phẩm như thực phẩm, enzim, dược phẩm và
vacxin.
Hoá học hoá:
Hoá học hoá là ngành khoa học nghiên cứu và áp dụng các kết quả
nghiên cứu về dinh dưỡng cây trồng, về hoá học đất (thổ nhưỡng), về phân
bón… là cơ sở của hoá học nông nghiệp. Phân bón là một nhân tố quan
trọng nhất của tiến bộ kỹ thuật trong nông nghiệp. Sử dụng hợp lý phân
bón thúc đẩy nâng cao hiệu quả kỹ thuật và kinh tế nông nghiệp trong tất
cả các biện pháp khác nhằm thâm canh nông nghiệp.


7


Tin học hoá:
Khoảng hai thập kỉ gần đây, cuộc cách mạng tin học đã lan rộng đến
mọi lĩnh vực của đời sống xã hội. Trong lĩnh vực nông nghiệp, những
thành tựu của công nghệ tin học ngày càng được ứng dụng nhiều hơn. Nhờ
công nghệ tin học, các hoạt động mua (các yếu tố đầu vào) - bán (các sản
phẩm hàng hoá) trở nên thuận tiện hơn và hiệu quả hơn.
1.1.2. Vai trò của khoa học kỹ thuật và công nghệ đối với sự phát
triển nông nghiệp
1.1.2.1. Tăng hệ số sử dụng của đất đai
1.1.2.2. Tăng năng suất và chất lượng cây trồng, vật nuôi
1.1.2.3. Tạo giá trị gia tăng cho nông sản
1.1.2.4. Chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi
1.1.2.5. Rút bớt lao động ra khỏi nông nghiệp
1.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến việc ứng dụng khoa học kỹ thuật
và công nghệ trong nông nghiệp
1.2.1. Nguồn vốn
1.2.2. Nguồn nhân lực, đặc biệt là nhân lực khoa học công nghệ
1.2.3. Hệ thống kết cấu hạ tầng
1.2.4. Qui mô ruộng đất
1.2.5. Chính sách của Nhà nước
1.3. Kinh nghiệm của một số địa phương về ứng dụng khoa học kỹ
thuật và công nghệ trong nông nghiệp
1.3.1. Kinh nghiệm của Hưng Yên: đẩy mạnh công tác chuyển giao,
ứng dụng công nghệ sinh học vào sản xuất nông nghiệp
1.3.2. Kinh nghiệm của Nghệ An, Quảng Ngãi: hỗ trợ nông dân
mua sắm máy móc nông nghiệp.
1.3.3. Kinh nghiệm của Cần Thơ: liên kết với các trường, viện để

chuyển giao công nghệ cho nông dân.

8


Chương 2
THỰC TRẠNG ỨNG DỤNG KHOA HỌC KỸ THUẬT
VÀ CÔNG NGHỆ TRONG NÔNG NGHIỆP Ở TỈNH NAM ĐỊNH
2.1. Các đặc điểm tự nhiên, kinh tế, xã hội tỉnh Nam Định ảnh
hưởng đến phát triển nông nghiệp và ứng dụng khoa học công nghệ
trong nông nghiệp
2.1.1. Đặc điểm tự nhiên
Nam Định là tỉnh đồng bằng ven biển, được xác định là trung tâm của
các tỉnh phía Nam sông Hồng, có một vị trí địa lý rất thuận lợi cho phát
triển kinh tế - xã hội.
Nam Định có diện tích tự nhiên 1649.9km 2 bằng 0,5% diện tích cả
nước và 11,12% diện tích đồng bằng Bắc Bộ; đứng thứ 57 về diện tích
trong số 61 tỉnh thành cả nước, trong đó diện tích đất nông nghiệp là
115.174,2ha, chiếm tới 63,8%, đất phi nông nghiệp: 46.247,7ha, đất chưa
sử dụng: 3.583,5ha. Nam Định cũng cũng có điều kiện phát triển các loại
rau màu và đặc biệt là nuôi trồng thuỷ sản. Với 72 km chiều dài bờ biển,
Nam Định có điều kiện để phát triển ngành thuỷ sản, bao gồm cả đánh bắt
và nuôi trồng.
Tỉnh Nam Định có nhiều điều kiện và cơ hội để nhận chuyển giao
công nghệ từ các trung tâm phát triển của cả nước.
2.1.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội
2.1.2.1. Đặc điểm kinh tế
Những năm gần đây, kinh tế Nam Định đã có sự phát triển theo hướng
hiện đại. Kinh tế tăng trưởng nhanh là điều kiện để tăng thu nhập cho
người dân. Thu nhập tăng lên đến lượt nó lại thúc đẩy việc ứng dụng kỹ

thuật vào sản xuất như mua sắm máy móc nông nghiệp, áp dụng các
phương pháp tiên tiến tại khắp các vùng nông thôn.

9


2.1.2.2. Đặc điểm xã hội
Nam Định là tỉnh có dân số đông. Năm 2008, lao động nông nghiệp,
lâm nghiệp, thuỷ sản có 707.090 người, chiếm 70,2% tổng lao động xã hội,
giảm 4,3% so với năm 2000, trong đó lao động nông nghiệp thuần chiếm
95%, lâm nghiệp chiếm 0,07% và lao động trong lĩnh vực thuỷ sản chiếm
4,93%.
Hiện nay, chỉ có khoảng 10% tổng số lao động nông nghiệp được đào
tạo, với trình độ từ sơ cấp trở lên, trong đó trung, sơ cấp chiếm đến 6 - 7%.
Trình độ người sản xuất nông nghiệp như vậy đã hạn chế không nhỏ đến
việc đưa tiến bộ KHKT nông nghiệp vào đồng ruộng.
2.1.2.3. Đặc điểm hệ thống cơ sở hạ tầng
Nằm trong vùng đồng bằng sông Hồng, Nam Định hội tụ đủ các điều
kiện về hệ thống giao thông (đường bộ, đường thuỷ, đường sắt, đường
biển) nên rất thuận tiện cho việc phát triển sản xuất và giao lưu kinh tế với
các tỉnh trong nước cũng như nước ngoài.
2.2. Thực trạng ứng dụng khoa học kỹ thuật và công nghệ trong
nông nghiệp ở Tỉnh Nam Định từ năm 1996 đến nay
2.2.1. Chủ trương của Đảng uỷ và chính quyền địa phương về phát
triển khoa học kỹ thuật và công nghệ trong nông nghiệp
Nhận thức được tầm quan trọng của KHKT&CN đối với sản xuất nói
chung và sản xuất nông nghiệp nói riêng, tại Hội nghị lần thứ hai Ban chấp
hành Trung ương Đảng vào ngày 24 tháng 12 năm 1996 đã ban hành Nghị
quyết số 02 - NQ/HNTW, về định hướng chiến lược phát triển khoa học và
công nghệ trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hoá đã nhấn mạnh "Đẩy

mạnh nghiên cứu tuyển chọn các giống cây, con có năng suất và chất
lượng cao...".
Cụ thể hoá tinh thần Nghị quyết trung ương hai khoá VIII tại Hội nghị
lần thứ 4 Ban chấp hành trung ương Đảng khoá IX đã ra Nghị quyết số 15
NQ/TW ngày 18/03/2002 về “Đẩy mạnh CNH - HĐH nông nghiệp nông
thôn thời kỳ 2001 - 2010” có ghi rõ: “Đẩy mạnh việc nghiên cứu ứng dụng

10


và chuyển giao khoa học, công nghệ cho sản xuất , coi đây là khâu đột phá
quan trọng nhất để thúc đẩy phát triển sản xuất nông nghiệp và kinh tế
nông thôn…”.
Tiếp đó kết luận của Hội nghị lần thứ sáu BCHTW khoá IX về tiếp tục
thực hiện Nghị quyết TW 2 khoá VIII phát triển giáo dục, đào tạo, khoa
học và công nghệ từ 2005 đến 2010 lại một lần nữa khẳng định: “...Chuyển
giao mạnh các tiến bộ kỹ thuật và công nghệ về nông thôn, nhất là áp dụng
công nghệ giống, công nghệ bảo quản, chế biến nông sản, tạo bước đột phá
về năng suất, chất lượng sản phẩm nông nghiệp…”. Đến Đại hội X, 2006,
Đảng chủ trương: “Đẩy mạnh nghiên cứu và ứng dụng thành tựu khoa học
và công nghệ, tạo bước đột phá về năng suất, chất lượng và hiệu quả của
từng ngành, từng lĩnh vực của nền kinh tế... ".
Thực hiện đường lối phát triển nông nghiệp, nông thôn và ứng dụng
KHCN trong nông nghiệp của Đảng CSVN, tại Đại hội đại biểu Đảng bộ
tỉnh Nam Định lần thứ XV (tháng 12 năm 1997) đã chỉ rõ: "...Đưa nhanh
tiến bộ khoa học, kỹ thuật vào sản xuất nông nghiệp đặc biệt là tiến bộ kỹ
thuật về giống, cây, con...". Tiếp đến trong phương hướng phát triển và
giải pháp thực hiện kế hoạch 5 năm 2001 - 2005, Đại hội đại biểu tỉnh
Nam Định lần thứ XVI (tháng 2 năm 2001) một lần nữa nhấn mạnh
"...Ứng dụng những thành tựu khoa học công nghệ mới, nhất là công nghệ

mới vào sản xuất... Làm tốt việc cải tạo giống và áp dụng các biện pháp kỹ
thuật tiên tiến trong trồng trọt, bảo quản, chế biến sản phẩm... Cải tạo
giống để nâng cao chất lượng thịt đáp ứng nhu cầu của thị trường trong
nước và xuất khẩu... Tăng cường và củng cố hệ thống dịch vụ nông nghiệp
đặc biệt là dịch vụ thủy nông, giống cây trồng, con nuôi, thú y, bảo vệ thực
vật, điện, cơ khí nông nghiệp...". Điều đó cho thấy nhận thức và sự quan
tâm của Đảng bộ tỉnh đối với việc đưa nhanh, chuyển giao tiến bộ
KHKT&CN vào trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp.
Sau 5 năm thực hiện đường lối Đại hội lần thứ XVI, đến năm 2006 đã
tổng kết đánh giá những thành tựu và hạn chế trong phát triển kinh tế - xã
hội của tỉnh nói chung và phát triển KHKT&CN nói riêng. Đại hội lần thứ

11


XVII (tháng 3 năm 2006) chỉ rõ "...Tăng cường ứng dụng khoa học - công
nghệ mới, đặc biệt là công nghệ sinh học vào sản xuất. Đẩy mạnh cơ giới
hoá trong sản xuất nông nghiệp... Phát triển chăn nuôi theo hướng hàng
hoá; cải tạo đàn giống gia súc, gia cầm để cho năng suất và chất lượng sản
phẩm cao phục vụ thị trường trong nước và xuất khẩu... Tiếp tục đầu tư
cho nghiên cứu, sản xuất các giống thuỷ sản có giá trị kinh tế cao".
Mặc dù quyết tâm bứt phá bằng công nghiệp và dịch vụ mà biểu hiện
rõ nét nhất là đẩy mạnh qui hoạch xây dựng các khu công nghiệp tập trung,
nhưng nông nghiệp vẫn được xác định là một trong ba ngành kinh tế quan
trọng trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Nam Định đến
năm 2015. Đó là quyết sách đúng đắn, phù hợp với một tỉnh có 81% dân số
sống bằng nghề nông như Nam Định.
2.2.2. Thực tiễn ứng dụng khoa học kỹ thuật và công nghệ trong
nông nghiệp tỉnh Nam Định
2.2.2.1. Trang bị các phương tiện sản xuất cơ giới cho nông nghiệp

Nam Định được coi là địa phương đi đầu trong phong trào cơ giới hoá
so với các tỉnh thuộc đồng bằng sông Hồng. Trong giai đoạn từ năm 1996
đến nay Đảng bộ và chính quyền Tỉnh luôn quan tâm đến việc trang bị các
loại máy móc, phương tiện phục vụ cho quá trình sản xuất nông nghiệp.
Nhờ vậy, số máy móc được trang bị cho nông nghiệp ngày càng tăng
nhanh. Số liệu ở bảng trên cho thấy, nếu như năm 1996, số máy móc thiết
bị chủ yếu các loại phục vụ cho sản xuất nông nghiệp mới có 9.635 máy thì
đến năm 2000 đã tăng lên 14.341 máy (tăng gần 50%) và tính đến năm
2008 là 26.642 (tăng 276,5%). Đáng chú ý là, số máy móc được trang bị
chủ yếu là do các hộ sản xuất trang bị chiếm hơn 90% lượng máy móc của
toàn tỉnh.
Nhờ số phương tiện sản xuất cơ giới tăng nhanh nên nhiều khâu của
quá trình sản xuất nông nghiệp đã được cơ giới hoá. Cụ thể:
- Cơ giới hoá làm đất

12


Việc chủ động được nguồn nước đã góp phần làm tăng diện tích trồng
lúa. Hàng năm, toàn tỉnh đạt khoảng 88 - 90% diện tích gieo cấy lúa nước
còn lại là gieo trồng các loại cây trồng cạn khác. Việc tăng số máy móc
trên 1 ha đất canh tác đã đưa tỷ lệ diện tích trồng lúa được cơ giới hoá tăng
từ 23% năm 1996 lên 69% năm 2000 và hơn 90% năm 2008. Đối với cây
trồng cạn, tỷ lệ này tăng tương ứng từ 17% lên 23% và 45%.
Sở dĩ tỷ lệ cơ giới hoá làm đất đối với cây trồng cạn thấp hơn cây lúa
là do người nông dân vẫn còn tâm lý tận dụng thời gian, tranh thủ xen
canh, gối vụ. Trong tổng số diện tích gieo trồng lúa vẫn còn có diện tích
trồng kém hiệu quả, năng suất thấp nhưng vì thói quen nên việc chuyển
dịch cơ cấu cây trồng chưa được cải thiện, dẫn đến vệc giảm lợi ích của
nông dân.Thêm vào đó, còn có những yếu tố khách quan có tác động hạn

chế mức độ cơ giới hoá khâu làm đất như: kích thước ruộng đất nhỏ, lẻ,
manh mún, phân tán, chưa hình thành được những vùng chuyên canh tập
trung, lao động dư thừa ở nông thôn chưa được giải quyết… Bên cạnh đó
còn có vấn đề nữa là hầu hết các máy có thời gian sử dụng lâu năm nên
công suất hoạt động thấp, thường hư hỏng và tốn hao nhiều nguyên liệu.
Tuy còn những hạn chế như trên, song hiện nay Nam Định vẫn là một
trong những địa phương đi đầu của các tỉnh phía bắc về việc áp dụng khoa
học công nghệ và cơ giới hoá vào sản xuất nông nghiệp.
- Cơ giới hoá gieo trồng và chăm sóc
Đối với Nam Định do hạn chế về ruộng đất sản xuất nhỏ, lẻ, manh
mún cộng với giá thành máy gieo sạ cao nên nông dân tại đây chưa có cơ
hội tiếp cận và sử dụng. Phải đến năm 2008, công cụ gieo cấy này mới bắt
đầu xuất hiện trên đồng ruộng của một số hợp tác xã tại các huyện Hải
Hậu, Giao Thuỷ,...
Những năm gần đây, nông dân Nam Định cũng đã chuyển từ việc sử
dụng phân đơn sang kết hợp sử dụng phân bón tổng hợp N- P - K. Việc
nông dân áp dụng rộng rãi phân bón tổng hợp vào sản xuất đã đảm bảo
được cân đối dinh dưỡng, hạn chế sâu bệnh và tạo độ đồng đều cao trên
đồng ruộng. Năm 1996, trên địa bàn tỉnh, sản xuất nông nghiệp vẫn còn

13


hoàn toàn sử dụng bón phân đơn nhưng đến năm 2000, nhiều địa phương
trong tỉnh đã kết hợp sử dụng bón kết hợp phân đơn với phân tổng hợp, đạt
khoảng 35% diện tích lúa gieo cấy. Năm 2008, tỷ lệ bón phân tổng hợp (N
- P - K: 16:16:18; N - P - K: 5:10:3,...) đã được nâng lên đến 80% diện tích
gieo cấy ở cả 10 huyện và thành phố. Có thể thấy đó là một bước tiến kỹ
thuật đáng kể trong kỹ thuật thâm canh nông nghiệp tại tỉnh Nam Định thời
gian qua.

Trong công tác phòng trừ sâu bệnh, bảo vệ thực vật, tỉnh đã triển khai
tổ chức phòng trừ kịp thời, sớm thực hiện biện pháp 4 đúng (đúng thuốc,
đúng liều lượng, đúng thời điểm, đúng đối tượng) trên phạm vi toàn tỉnh.
Nhờ vậy, một khi có dịch hại bùng phát thì chỉ cần một thời gian ngắn (34 ngày) là đã phòng trừ xong, bảo vệ an toàn cho lúa và các cây trồng khác.
Tuy vậy, do hạn chế về nhận thức nên nông dân vẫn còn lạm dụng phân
đạm, có nhiều nơi nông dân vẫn bón từ 10 - 12kg/sào (thừa 4 - 6 kg/sào),
gây mất cân đối và không có hiệu quả nên khiến cho thân cây lúa bị mềm,
xốp, hạt rất dễ bị rụng khi chín, làm giảm sản lượng thu hoạch.
- Cơ giới hoá vận chuyển
Đến nay, trên địa bàn tỉnh Nam Định, nhiều nơi đã có đường giao
thông thuỷ bộ thuận tiện cho phương tiện giao thông vận tải cơ giới đi lại
tại các vùng nông thôn. Vì vậy, điều kiện vận tải nguyên liệu từ các vùng
lúa trong tỉnh về trung tâm chế biến đã rất thuận tiện, có thể huy động được
2.000 tấn/phương tiện/ngày.
- Cơ giới hoá thu hoạch, chế biến và bảo quản
Đối với sản xuất nông nghiệp, khâu chế biến, bảo quản sản phẩm có
vai trò đặc biệt quan trọng vì nó quyết định đến giá trị gia tăng của nông
phẩm. Nhận thức được điều đó, tỉnh Nam Định đã quan tâm đầu tư trang bị
công cụ cơ giới ngày càng nhiều cho lĩnh vực này. Tính từ năm 2000 đến
nay, số cơ sở chuyên chế biến nông, lâm, thuỷ sản trên địa bàn tỉnh đã tăng
đáng kể và được sử dụng rộng khắp các xã huyện.

14


Để hỗ trợ cho việc bảo quản nông sản phẩm, hiện nay công ty lương
thực tỉnh đã xây dựng 32.850 tấn kho - trong đó có 31.750 tấn kho kiên cố,
có hệ thống sân phơi và thiết bị sấy khô lương thực, nông sản tiên tiến.
Thực tế đó đã góp phần làm giảm tỷ lệ hao hụt sau thu hoạch. Tỷ lệ này ở
tỉnh Nam Định hiện tại là 11%, thấp hơn 2% so với cả nước.

Sự tăng lên của các cơ sở chế biến đã làm tăng tỷ lệ sản lượng được sơ
chế và chế biến sâu. Tại các cơ sở lớn, năng lực xay xát có công suất 153
tấn/ca, một ngày có thể sản xuất được 450 - 460 tấn gạo, trong đó có 5 cơ
sở xoa bóng lọc tấm hiện đại làm gạo xuất khẩu đạt 250 - 300 tấn mỗi
ngày. Tỷ lệ xay xát lúa gạo của Nam Định hiện nay đạt 94%, cao hơn mức
trung bình chung của cả nước. Tuy vậy, tại các hộ kinh doanh nhỏ, lẻ có
công suất thấp hơn thì năng lực xay xát chưa đáng kể (khoảng 2,5 tấn/ca 8 tấn/ ca).
Về chất lượng gạo, đặc biệt là gạo xuất khẩu tại Nam Định tuy đã có
sự cải thiện song vẫn còn nhiều hạn chế so với yêu cầu của thị trường thế
giới
Theo số liệu ở bảng trên, chất lượng gạo Nam Định còn một khoảng
cách khá xa so với tiêu chuẩn gạo xuất khẩu. Ví dụ, yêu cầu gạo xuất khẩu
về thuỷ phần phải đạt 14% thì gạo Nam Định là 14,35%, cao hơn 0,35%.
Về tạp chất, đối với gạo xuất khẩu yêu cầu không vượt quá 0,5% thì gạo
Nam Định là 0,57%, cao hơn 0,07%...
Riêng đối với khâu thu hoạch tính từ thời điểm năm 1996 đến nay, tại
Nam Định người nông dân vẫn hoàn toàn dùng phương pháp thủ công.
Đến năm 2006 cả tỉnh mới chỉ có 1 máy gặt đập liên hoàn nhưng mới được
sử dụng để trình diễn ở trung tâm khoa học công nghệ của tỉnh. Việc sử
dụng máy này đòi hỏi phải có hệ thống giao thông nội đồng thuận lợi và
địa hình rộng phẳng phải từ 0,5 ha trở lên, trong khi đó đất sản xuất của
mỗi hộ nông dân của tỉnh lại có đến 49, 53% thửa ruộng có diện tích dưới
0,2 ha. Ngoài ra, còn một số những hạn chế khác như: ruộng nước là chủ
yếu, giá thành máy cao, khả năng về tài chính eo hẹp, hỗ trợ của tỉnh còn ít

15


và chưa rõ ràng,… cũng đều làm tăng thêm khó khăn cho việc đưa máy
móc vào đồng ruộng.

Thêm vào đó, việc đầu tư cho cơ giới hoá khâu thu hoạch còn thấp tại
Nam Định hiện nay còn do tính chất sản xuất nhỏ lẻ của nông nghiệp nên
sau mùa vụ họ phải tiếp tục đưa máy đi nơi khác để khai thác nhằm thu hồi
vốn nhanh, vì nếu treo máy thì hạch toán đầu tư không hiệu quả. Mặt khác,
giao thông nội đồng hiện nay vẫn là vấn đề gây nhiều cản trở, khiến cho
nhiều nơi nông dân không thể tiếp cận với máy móc nông nghiệp và bắt
buộc phải áp dụng phương pháp thu hoạch thủ công. Với kinh nghiệm và
cách làm truyền thống bà con nông dân đã làm hao hụt một sản lượng đáng
kể bằng 4,5% tổng sản lượng do thu hoạch không đúng thời điểm, thậm chí
nếu để lâu hơn thì lượng thất thoát này còn lên tới 20%. Đặc biệt là đối với
những giống dễ rụng thì tỷ lệ này còn cao hơn.
2.2.2.2. Nâng cấp và xây dựng mới hệ thống các công trình thuỷ lợi,
thuỷ nông
Nhận thức được vai trò quan trọng của nước đối với cây trồng, vật
nuôi, tỉnh Nam Định đã dành một lượng vốn đáng kể để đầu tư, phát triển
hệ thống thuỷ lợi, thuỷ nông. Nhờ vậy, trong những năm gần đây, hệ thống
kênh mương, hồ đập không ngừng được kiên cố, các trạm bơm và máy
bơm được củng cố và tăng cường.
Số trạm bơm nước phục vụ cho sản xuất nông, lâm, thuỷ sản trên địa
bàn xã năm 2008 tăng lên gấp đôi so với năm 1996, theo đó, số trạm bơm
bình quân tính cho 1 xã cũng tăng lên từ 1,65 trạm/xã lên 3,34 trạm/xã. Tỷ
lệ chiều dài kênh mương được kiên cố hoá năm 2008 đã tăng 5,5% so với
năm 1996, hỗ trợ đáng kể cho công tác tưới tiêu an toàn của sản xuất nông
nghiệp. Đến nay, mức độ cơ giới hoá khâu tưới tiêu toàn tỉnh đã đạt
khoảng 84%.
2.2.2.3. Điện khí hóa
Ở Nam Định, tỷ lệ thôn có điện lưới quốc gia là 100% (tỷ lệ này ở
đồng bằng sông Hồng là 98,59% và cả nước là 92,4%). Số hộ sử dụng điện

16



từ năm 2000 trở lại đây đều đạt mức xấp xỉ 100%, nếu như năm 2001, tỷ lệ
hộ sử dụng điện là 99,14% thì đến năm 2008, tỷ lệ này đã là 99,99%. Lưới
điện quốc gia đã phủ kín thôn, xóm, hộ gia đình là cơ sở hết sức quan trọng
trong việc hỗ trợ người sản xuất trong lĩnh vực nông nghiệp tiếp cận được
với KHKT &CN.
2.2.2.4. Ứng dụng các thành tựu công nghệ sinh học vào sản xuất
nông nghiệp
Giống là một trong các yếu tố quan trọng, có vai trò quyết định đến
năng suất và chất lượng nông sản. Nhận thức được điều này, tỉnh Nam
Định đã có nhiều nỗ lực để chủ động sản xuất đủ giống lúa lai cho toàn
tỉnh thay vì trước năm 2000 tỉnh vẫn phải nhập giống của Trung Quốc.
Hiện nay, trung tâm giống của tỉnh và các huyện đã sản xuất giống mới với
chất lượng cao hơn cho nông dân. Tiêu biểu cho việc chủ động sản xuất đủ
giống lúa lai cho địa phương là các huyện Vụ Bản, Trực Ninh, Nam Trực.
Đến nay, nhiều giống lúa có năng suất cao được đưa vào sản xuất nên
năng suất, sản lượng lúa những năm gần đây không ngừng nâng cao. Sản
lượng lương thực từ năm 1999 đã đạt trên 1 triệu tấn, góp phần giữ vững
an ninh lương thực, phát triển công nghiệp, tăng cường dự trữ và xuất
khẩu,... Không chỉ trên ruộng đất tốt mà ngay cả trên các loại đất chua,
trũng, mặn, hạn,… việc ứng dụng giống mới đều mang lại năng suất cao
hơn. Hiện tại, giống lúa lai đã được áp dụng trên 50,6% diện tích gieo cấy.
Nhờ đó đã làm tăng năng suất và sản lượng ở mọi địa phương. So với
nhóm lúa thuần và nhóm lúa đặc sản thì lúa lai cho năng suất cao hơn rất
nhiều.
Mặc dù hàng năm, Nam Định vẫn có khoảng 35 - 40 vạn tấn thóc hàng
hoá. Tuy vậy, sản lượng lúa xuất khẩu của tỉnh vẫn còn thấp và không đủ
sức cạnh tranh trên thị trường, kể cả những thị trường dễ tính. Do đó, kể từ
năm 2005, giống lúa lai phải nhường chỗ cho những giống lúa chất lượng

cao và đặc sản. Đó là những loại giống đã được tập đoàn giống của tỉnh
khảo nghiệm và chọn lọc. Những giống này có năng suất cao, chống chịu
sâu bệnh và ngoại cảnh tốt, đáp ứng được nhu cầu tiêu dùng trong nước và

17


đủ tiêu chuẩn xuất khẩu, giá trị thu nhập cao như NĐ1, Việt hương chiêm,
Khang dân 18, Trang nông 16… đã được sử dụng trong một số vùng sản
xuất lúa hàng hoá. Nhóm lúa đặc sản có diện tích gieo cấy tập trung ở các
huyện phía nam (Hải Hậu, Xuân Trường, Giao Thuỷ, Trực Ninh. Nam
Trực) bởi tại đó có điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của giống này.
Trong đó, gạo tám xoan của Hải Hậu tiếp tục được phát triển và đang dần
được khẳng định thương hiệu trên thị trường.
Giống các loại cây rau màu cũng đem lại hiệu quả kinh tế cao, điển
hình là giống lạc, cà chua và khoai tây Đức - Hà Lan.
Những giống cà chua có chất lượng cao được thị trường chấp nhận,
bán được giá cao nên đã được nhiều nông dân lựa chọn. Trong đó có ba
huyện chuyên canh cà chua có tiếng là Ý Yên, Nghĩa Hưng và Hải Hậu,
với các giống cà chua chất lượng như TN 060 (Ấn Độ), Sa - vi - ơ (Mỹ)...
Những giống cà chua này có đặc tính là ít hạt, chắc thịt, cứng quả, dễ vận
chuyển và bảo quản, đặc biệt là độ đường đạt từ 4,5 đến 7%, phù hợp tiêu
chuẩn chế biến xuất khẩu. Năng suất những giống này so với giống cũ
(giống cà chua quả to), tăng khoảng hơn 90 tạ/ha.
Cây khoai tây Đức và Hà Lan với ưu thế về chất lượng cũng đang dần
thay thế cho giống khoai tây Trung Quốc trên địa bàn Nam Định. So với
giống khoai tây Trung Quốc, năng suất của khoai tây Đức - Hà Lan cao
hơn từ 42 - 46 tạ/ha.
Đối với lạc, so với giống lạc cũ chỉ cho năng suất từ 17,54 đến 25,18
tạ/ha thì giống lạc mới L23, đã cho năng suất gần như gấp đôi so với giống

cũ, từ 37,68 đến 39,23 tạ/ha .
Trong lĩnh vực chăn nuôi, ngay từ năm 1996 tỉnh đã mạnh dạn chọn
lọc, nhập nội các con giống có nhiều ưu thế như: tăng trọng nhanh, chống
chịu bệnh dịch tốt và có giá trị kinh tế cao ( các giống lợn, bò, gà, vịt lai,
giống ngoại…).
Đối với lĩnh vực nuôi trồng thuỷ sản việc ứng dụng KHCN những năm
gần đây đã có những khởi sắc, đặc biệt là sự thành công của việc lai tạo và

18


nuôi trồng những giống cá, tôm, cua, ngao… mới. Có thể nói, hiện nay
nuôi trồng thuỷ sản đang trở thành ngành sản xuất chính tại các huyện
Giao Thuỷ, Hải Hậu, Nghĩa Hưng.
2.3. Đánh giá thực trạng ứng dụng khoa học kỹ thuật và công nghệ
trong nông nghiệp ở tỉnh Nam Định thời gian qua
2.3.1. Những thành tựu cơ bản
Thứ nhất, số lượng máy móc trang bị cho sản xuất nông nghiệp của
Nam Định ngày càng tăng.
Thứ hai, những thành tựu của cuộc cách mạng sinh học được ứng dụng
ngày càng rộng khắp, trong đó, phong trào sản xuất và ứng dụng lúa lai là
bước tiến lớn nhất, được đánh giá là sớm và mạnh nhất các tỉnh phía Bắc.
Thứ ba, việc ứng dụng rộng rãi những thành tựu KHKT&CN đã cho
phép Nam Định thực hiện thâm canh, tăng vụ, tăng giá trị thu nhập trên
một đơn vị diện tích canh tác.
Thứ tư, việc ứng dụng các thành tựu KHKT&CN đã đem lại cho người
nông dân những kiến thức về kinh doanh, về kinh tế thị trường cần thiết,
nhờ đó đem lại hiệu quả cao trên diện tích canh tác của mình.
2.3.2. Những tồn tại chủ yếu
Một là, Chính quyền các cấp còn "thả nổi" việc mua sắm và sửa chữa

trang thiết bị, máy móc cho nông dân, do đó hiệu quả sử dụng máy móc
chưa cao.
Hai là, việc sử dụng các loại giống mới trong nông dân còn thiếu một
sự tổ chức và kiểm soát chặt chẽ, làm giảm hiệu quả sản xuất nông nghiệp.
Ba là, phong trào thâm canh tăng vụ chưa được thực hiện đồng đều
giữa các huyện, xã.
Bốn là, trình độ cơ giới hoá trong khâu thu hoạch và sau thu hoạch còn
yêú kém, do đó tỷ lệ tổn thất sản phẩm lớn.
Năm là, việc ứng dụng KHKT&CN trong khâu thuỷ lợi còn yếu.

19


Chương 3
ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH ỨNG DỤNG
KHOA HỌC KỸ THUẬT VÀ CÔNG NGHỆ
TRONG NÔNG NGHIỆP Ở NAM ĐỊNH
3.1. Định hướng, mục tiêu phát triển nông nghiệp và ứng dụng tiến
bộ khoa học kỹ thuật và công nghệ trong nông nghiệp tỉnh Nam Định
3.1.1. Định hướng phát triển nông nghiệp và ứng dụng khoa học kỹ
thuật và công nghệ của tỉnh Nam Định đến năm 2015
3.1.2. Mục tiêu cụ thể về ứng dụng khoa học kỹ thuật và công nghệ
trong nông nghiệp đến năm 2015
Để đạt mục tiêu sản xuất lương thực đạt 55.000 tấn vào năm 2015, sự
phát triển KHKT&CN trong nông nghiệp cần tập trung thực hiện các mục
tiêu cụ thể sau:
- Đối với trồng trọt, tập trung chủ yếu vào các giống lúa lai, đưa tỷ lệ
diện tích sử dụng giống mới đạt khoảng 60 - 65 %.
- Số máy móc các loại được trang bị: 36.946 chiếc trong đó:Máy kéo:
7.312 chiếc; máy chế biến lương thực: 5.340 chiếc; tổng công suất máy,

tàu thuyền từ 65.000 đến 75.000CV, trong đó có 85 - 95 chiếc tàu công
suất 300 - 500CV/chiếc
- Tỷ lệ kênh mương được kiên cố hoá: 11,2%
- Tỷ lệ cơ giới hoá: làm đất: 95%; tưới tiêu chủ động: 90% diện tích;
vận chuyển: 85% sản lượng
3.2. Một số giải pháp nâng cao hiệu quả ứng dụng khoa học kỹ
thuật và công nghệ trong nông nghiệp ở Nam Định
3.2.1. Tổ chức lại hoạt động nghiên cứu và ứng dụng khoa học kỹ
thuật và công nghệ vào sản xuất nông nghiệp
3.2.2. Nâng cao năng lực tiếp thu, ứng dụng khoa học kỹ thuật và
công nghệ của nông dân

20


3.2.3. Thành lập nhiều hợp tác xã, tổ dịch vụ khoa học kỹ thuật
3.2.4. Đẩy mạnh việc ứng dụng khoa học công nghệ trong những
khâu trọng yếu nhất của quá trình sản xuất nông nghiệp
3.2.5. Sử dụng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật hợp lý
3.2.6. Nhà nước cần có sự hỗ trợ mạnh mẽ hơn cho hoạt động
nghiên cứu và ứng dụng khoa học công nghệ trong lĩnh vực nông
nghiệp

21


KẾT LUẬN
Ứng dụng KHCN vào sản xuất nông nghiệp là một nội dung và là nội
dung cơ bản của quá trình CNH - HĐH nông nghiệp, nông thôn. Mức độ
thành công của CNH - HĐH nông nghiệp của cả nước nói chung, của từng

địa phương nói riêng vì vậy phụ thuộc rất lớn vào mức độ và trình độ phát
triển KHCN trong lĩnh vực nông nghiệp. Nghiên cứu quá trình ứng dụng
KHKT&CN trong nông nghiệp tại tỉnh Nam Định hơn 10 năm qua, cho
thấy sau hơn 12 năm thực hiện đường lối CNH - HĐH nông nghiệp, nông
thôn do Đảng CSVN đưa ra tại Đại hội lần thứ VIII (1996), nền nông
nghiệp tỉnh Nam Định đã đạt được bước tiến khá dài, đặc biệt là trong hoạt
động nghiên cứu và ứng dụng KHCN vào quá trình sản xuất nông nghiệp.
Đến nay sản xuất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh đã có nhiều khâu được cơ
giới hoá, thậm chí là với mức độ khá cao như làm đất, tưới tiêu, tuốt lúa,
bơm nước, xay xát,... trong đó đặc biệt khâu làm đất được cơ giới hoá trên
90%, cao hơn mức trung bình của cả nước.
Tỉnh cũng đã chủ động trong sản xuất đủ giống lúa lai có năng suất
cao, có ưu thế hơn cả giống lúa lai nhập của Trung Quốc. Thậm chí Nam
Định còn giúp được các tỉnh bạn như Thái Bình, Hải Phòng, Ninh Bình,...
sản xuất giống lúa lai F1 thành công. Bên cạnh đó tỉnh cũng đã nỗ lực
nghiên cứu, nhân giống được các loại cây rau màu như cà chua, khoai tây,
lạc, dưa chuột bao tử,... có nhiều tính năng tốt, chống chịu được sâu bệnh,
cho năng suất và thu nhập cao.
Trong quá trình chuyển dịch cơ cấu ruộng đất và thực hiện chủ trương
dồn điền, đổi thửa tỉnh cũng đã được sự ủng hộ và hưởng ứng của nhân
dân trong tỉnh nên về cơ bản cũng đã có những thành tựu, hình thành nên
những vùng chuyên canh sản xuất hàng hoá và chuyển đổi được diện tích
trồng lúa không hiệu quả sang những mục đích sử dụng hiệu quả hơn như
nuôi trồng thuỷ sản, tăng cường trồng cây rau màu cho hiệu quả kinh tế
cao. Với vùng đất bãi bồi ven biển hiện tại chưa sử dụng và còn được tiếp
tục mở rộng sẽ tạo điều kiện cho phát triển nuôi trồng thuỷ sản với qui mô
lớn. Diện tích 2 lúa còn có thể mở rộng diện tích gieo trồng bằng tăng vụ.

22



Đất đai màu mỡ có khả năng sản xuất các sản phẩm về lương thực, rau
màu chất lượng cao phục vụ xuất khẩu.
Tuy nhiên, quá trình ứng dụng KHKT&CN ở tỉnh Nam Định hiện vẫn
còn nhiều khó khăn, tồn tại đòi hỏi phải được giải quyết. Trong đó, nổi lên
là:
- Chính quyền các cấp còn "thả nổi" việc mua sắm và sửa chữa trang
thiết bị, máy móc cho nông dân, do đó hiệu quả sử dụng máy móc chưa
cao.
- Việc sử dụng các loại giống mới trong nông dân còn thiếu một sự tổ
chức và kiểm soát chặt chẽ, làm giảm hiệu quả sản xuất nông nghiệp.
- Phương thức thâm canh tăng vụ chưa được thực hiện đồng đều giữa
các huyện, xã.
- Trình độ cơ giới hoá trong khâu thu hoạch và sau thu hoạch còn thấp,
do đó tỷ lệ tổn thất sản phẩm lớn
- Việc ứng dụng KHKT&CN trong khâu thuỷ lợi còn yếu. Cho đến
nay nhiều công trình kênh, mương đã bị bồi lắng, có chỗ vi phạm, lấn
chiếm, làm hạn chế rất lớn đến khả năng tưới tiêu.
Chính vì vậy, việc đẩy mạnh ứng dụng, chuyển giao khoa học công
nghệ phục vụ nông nghiệp, nông dân, nông thôn của tỉnh Nam Định càng
trở thành nhiệm vụ cấp thiết trong giai đoạn hội nhập kinh tế quốc tế, nhằm
góp phần tạo sự chuyển biến mạnh mẽ trong nông nghiệp, nông dân, nông
thôn của tỉnh phát triển theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá, xây
dựng nền nông nghiệp sản xuất hàng hoá với quy mô lớn, phát triển toàn
diện, bền vững, có năng suất, chất lượng, hiệu quả và khả năng cạnh tranh
cao.
Để có được một nền nông nghiệp như vậy, trong thời gian tới Nam
Định phải thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp, trong đó chú trọng các giải
pháp: Tổ chức lại hoạt động nghiên cứu và ứng dụng KHKT&CN vào sản
xuất nông nghiệp; nâng cao năng lực tiếp thu, ứng dụng KHKT&CN của

nông dân; thành lập nhiều hợp tác xã, tổ dịch vụ KHKT; đẩy mạnh việc

23


ứng dụng KHCN trong những khâu trọng yếu nhất của quá trình sản xuất
nông nghiệp; Sử dụng phân bón, thuốc BVTV hợp lý; Nhà nước cần có sự
hỗ trợ mạnh mẽ hơn cho hoạt động nghiên cứu và ứng dụng KHCN trong
lĩnh vực nông nghiệp.

24



×