Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Mũi Né - Phan Thiết thủ đô Khu nghỉ dưỡng Resort của Việt Nam pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (136.19 KB, 5 trang )

Mũi Né - Phan Thiết thủ đô Khu nghỉ
dưỡng Resort của Việt Nam
Với lợi thế có một bãi biển dài với bãi cát phẳng mịn, nước biển trong xanh
và ít sóng, bão. Mũi Né được mệnh danh là “thủ đô” resort của Việt Nam
đang thu hút một lượng du khách ngày càng lớn kể cả trong bối cảnh suy
giảm kinh tế thế giới hiện nay.
Nhộn nhịp khách du lịch
Theo thống kê của Sở Du lịch Bình Thuận, tính đến ngày 31-3-2009 lượng
khách đến nghỉ dưỡng trên toàn tỉnh là 528.000 lượt; trong đó khách quốc
tế gần 93.000 lượt, tăng 2,7% so với cùng kỳ năm trước. Doanh thu từ du
lịch trong quý 1 là 417,261 tỉ đồng. Riêng tháng 3-2009, lượng khách đến
Mũi Né tăng trên 50% so với tháng 3-2008. Trong bối cảnh toàn ngành du
lịch đang chịu ảnh hưởng của suy thoái thì đây là dấu hiệu khả quan cho
Mũi Né.
Giám đốc điều hành Seahorse resort ( 4 sao ) Trần Việt Hà cho biết, tháng 3
là cuối mùa cao điểm khách quốc tế. Năm nay, ít nhiều vẫn có sự ảnh
hưởng vì một số tour từ Tây Âu đã bị cắt giảm đáng kể. Hiện nay, thay vì
khách trong nước đi du lịch nước ngoài, thì bây giờ để giảm chi phí nhiều
du khách đã đến nghỉ dưỡng ở Mũi Né. Họ nghỉ từ 5 đến 7 ngày và chi tiêu
khá cao, mình phải đón lấy cơ hội này. Ông Hà cho biết, nhiều doanh
nghiệp du lịch đang chọn giải pháp này.
Được hưởng ưu đãi từ gói kích cầu về vốn của Chính phủ, hiện nay đồng
loạt các resort ở Mũi Né đã giảm giá để đón khách mùa hè. Hầu hết các
resort hiện nay ở Mũi Né hiện luôn đạt công suất phòng rất cao như
Seahorse, Hoàng Ngọc, Sài Gòn - Mũi Né, Teracotta nhờ khách trong
nước.
Xu hướng đầu tư mới
Theo Sở Kế hoạch - Đầu tư Bình Thuận, chỉ tính riêng dự án du lịch ở Mũi
Né (gồm Mũi Né - Hàm Tiến - Long Sơn) còn hiệu lực là 136. Trong đó có
78 dự án đang hoạt động (với khoảng trên 70 resort từ 2 sao đến 4 sao). Số
còn lại có 18 dự án đang gấp rút triển khai. Ở Mũi Né, khi nhận bàn giao


đất là chủ dự án triển khai xây dựng ngay để kịp kinh doanh, số dự án
“treo” rất ít. Đây là điểm khác hẳn với những vùng du lịch khác của Bình
Thuận như Bắc Bình, LaGi, Hàm Thuận Nam, còn nhiều dự án “treo” - một
lãnh đạo Sở KH-ĐT nói.
“Điểm nhấn” của du lịch Mũi Né hiện nay chính là con đường 706B nối từ
Lầu Ông Hoàng đến Mũi Né dài 17 km , rộng 52 mét, xuyên qua các núi
cát rất đẹp và có tầm nhìn toàn cảnh xuống vùng vịnh và tạo ra một vành
đai “xanh” bao quanh “thủ đô resort”. Theo dự kiến, ngày 18-4-2009 con
đường sẽ cắt băng khánh thành.
Nắm bắt được xu thế phát triển này, nhiều nhà đầu tư đã phát triển những
hướng đi mới như đầu tư theo hướng du lịch khách sạn, nghỉ dưỡng kết hợp
với sân golf, hoặc khu nhà nghỉ cuối tuần trong khu resort đang thịnh hành
trên thế giới. Một trong những dự án thành công nhất ở Mũi Né hiện nay
phải kể đến là hệ thống sân gofl, biệt thự, khách sạn Sealink của Tập đoàn
Rạng Đông. Với một sân golf 18 lỗ, hơn 300 ngôi biệt thự; một khách sạn 5
sao với 300 phòng sắp hoàn thành. Đây là một dự án điển hình của Bình
Thuận về cách đầu tư mới vào du lịch - một nhà quy hoạch đến từ TP.HCM
nhận xét.
Bên cạnh đó phải kể đến dự án biệt thự Casa Lavanda, cũng nằm sát sân
golf Sealink. Đây cũng là một dự án độc đáo với hơn 200 căn biệt thự nằm
trong một khu resort – đáp ứng nhu cầu “sở hữu nhà nghỉ biển trong resort
hiện đang rất được ưa chuộng ở các nước phát triển”. Các ngôi biệt thự ở
dự án này được thiết kế theo phong cách Địa Trung Hải khá mới lạ. Ngoài
ra còn nhiều dự án khác của chủ đầu tư Hàn Quốc, Mỹ, Pháp đang mở ra
một hướng mới cho du lịch Mũi Né - Phan Thiết.
Những vấn đề cần khắc phục
Một vấn đề nan giải mà theo Chủ tịch Hiệp hội du lịch Bình Thuận Nguyễn
Văn Khoa chính là nguồn nhân lực. Hiện nay đội ngũ tiếp viên, nhân viên
trong các doanh nghiệp còn rất thiếu, không đáp ứng được sự phát triển của
một trung tâm du lịch tầm cỡ quốc gia như Mũi Né. Số nhân viên biết tiếng

Nga, Đức, Nhật, Hàn ở Mũi Né chỉ đếm trên đầu ngón tay.
Các thiết chế văn hóa, cơ sở hạ tầng còn phải cải tiến nhiều để xứng tầm
với tiềm năng du lịch, đây cũng chính là trăn trở và tâm huyết của hàng ngũ
lãnh đạo của tỉnh và điều đáng mừng là các công trình công ích được mọc
lên ngày càng nhiều và chuyên nghiệp thể hiện rõ quyết tâm của tỉnh trở
thành một trung tâm kinh tế, du lịch kiểu mẫu của khu vực phía Nam.
Ưu tiên dự án lớn, thân thiện với môi trường
Năm qua, UBND tỉnh đã tổ chức nhiều chương trình xúc tiến quảng bá
không chỉ riêng du lịch, mà còn giới thiệu các sản phẩm thế mạnh khác như
thủy sản, thanh long. Tỉnh đã nỗ lực hỗ trợ để các doanh nghiệp quảng bá
tiềm năng, kể cả ở các thị trường quốc tế như Úc, Nga, Mỹ, Đức. Ngay đầu
năm nay đã có những resort ký được thỏa thuận với các đối tác nước ngoài
nhằm đưa khách quốc tế đến Mũi Né, như Hoàng Ngọc resort đã ký được
nhiều bản hợp tác ghi nhớ với các hãng lữ hành Úc.
Rút kinh nghiệm từ các dự án du lịch trước đây gặp khó khăn trong công
tác đền bù giải tỏa; hiện nay tỉnh có chủ trương làm “đất sạch” ở khu vực
này trước khi giao đất cho các nhà đầu tư. Tuy nhiên, các nhà đầu tư muốn
có đất ở đây phải tuân thủ nghiêm ngặt các quy hoạch chung của tỉnh. Ưu
tiên cho các dự án lớn, các dự án thân thiện với môi trường. Đối với các
chủ đầu tư kéo dài thời gian triển khai dự án mà không có lý do chính đáng
tỉnh cũng sẽ cương quyết thu hồi.
Quế Hà
Mũi Né trung tâm du lịch nổi tiếng ở Phan Thiết
Mũi Né là tên một mũi biển, một trung tâm du lịch nổi tiếng ở Phan Thiết .
Ngày nay, Mũi Né là một phường của thành phố Phan Thiết và đang hình
thành đề án nâng cấp thành thị xã của tỉnh Bình Thuận.
Từ một dải bờ biển hoang vu với các đồi cát đỏ như sa mạc nằm rất xa
đường giao thông, chỉ có lác đác vài xóm chài nghèo, Mũi Né đã mọc lên
hàng trăm khu resort.
Cách trung tâm thành phố Phan Thiết 22 km về hướng Đông Bắc, Mũi Né

được nối liền với thành phố biển này bởi con đường Nguyễn Đình Chiểu -
được coi là tuyến trọng yếu cho ngành du lịch của Bình Thuận.
Khi đến Mũi Né, du khách sẽ có thể được tham quan làng chài Mũi Né, có
cơ hội chứng kiến được hoạt động của một làng chài xứ biển thuần chất
Việt Nam.
Tên gọi Mũi Né xuất phát từ việc ngư dân, mỗi khi đi biển gặp bão, thường
đến đây nương náu. "Mũi" là cái mũi đất đưa ra biển; "Né" có nghĩa là để
né tránh. Nơi đây có sự hài hòa giữa màu vàng của cát, màu óng của nắng
và màu xanh thẳm của biển tạo cảm giác ấm áp và trong lành, thu hút rất
nhiều du khách.
Tên gọi xuất phát từ công chúa Út của vua Chăm là công chúa Chuột -
tương truyền vùng đất này của người Chăm , xưa kia lau sậy mọc um tùm .
Công chúa Chăm năm 16 tuổi mắc bệnh nan y , về sau xây dựng miếu Am
để tu tại Hòn Rơm . Từ đó lấy biệt danh là bà Nà Né - lâu dần người dân
đọc trại chữ Nà Né thành Mũi Né . Né là tên của công chúa Út - Mũi là mũi
đất đưa ra biển .
Từ nội thành Phan Thiết ra Mũi Né khoảng 20 km, có nhiều di tích, danh
lam thắng cảnh, nơi tham quan nằm rải rác trên đường. Việc tập trung như
thế này khiến cho đường ra Mũi Né thêm phần hấp dẫn. Thứ tự từ hướng
TPHCM đi vào như sau :
- Nhà ở Mộng Cầm - một trong những người tình của Hàn Mạc Tử nằm tại
số nhà 300 đường Trần Hưng Đạo.
- Sông Cà Ty với Tháp nước Phan Thiết.
- Vạn Thủy Tú.
- Trường Dục Thanh.
- Chợ Phan Thiết.
- Tháp Chăm Phố Hài - Tháp Pôshanư.
- Lầu Ông Hoàng.
- Núi Cố với mộ Nguyễn Thông.
- Bãi đá Ông Địa.

- Rặng Dừa Hàm Tiến (Rạng).
- Khu resort cao cấp.
- Suối Tiên.
- Đồi Cát Mũi Né.
- Hòn Rơm




×