Tải bản đầy đủ (.pdf) (3 trang)

Làm gì khi con hung hăng, hay đấm, đá, cắn bạn? ppt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (81.97 KB, 3 trang )

Làm gì khi con hung hăng, hay đấm, đá, cắn bạn?
Tại sao điều đó xảy ra?
Hành vi hung hăng là một phần bình thường trong sự phát triển của trẻ
chập chững biết đi, nhưng nó có thể gây sốc cho bạn và những người
chứng kiến. Các kỹ năng ngôn ngữ của các bé lứa tuổi này vẫn đang trên
giai đoạn hoàn chỉnh, bé trở nên độc lập hơn, tuy vậy khả năng kiểm soát
những xung động của bé vẫn chưa phát triển nên bé thường có những
hành vi thái quá nhằm để chứng tỏ mình, hay thể hiện ý muốn của mình.
"Ở một mức độ, đánh và cắn là điều hoàn toàn bình thường đối với một trẻ
mới biết đi", ông Nadine Block, giám đốc điều hành của Trung tâm Kỷ luật
hiệu quả ở Columbus, Ohio, Mỹ, cho biết. Nhưng thế không có nghĩa là
bạn có thể bỏ qua vấn đề này. Hãy giúp con bạn biết rằng hành vi hung
hăng là không được chấp nhận, và dạy cho bé những cách khác để bày tỏ
cảm xúc của mình.
Phải làm gì?
Can thiệp đúng lúc. Nếu con của bạn đang chơi đá bóng rồi bỗng nhiên
ném các quả bóng vào những đứa trẻ khác, bạn nên đưa con ra ngoài
ngay. Hãy ngồi xuống với con và cùng bé xem những đứa trẻ khác chơi,
giải thích rằng bé có thể trở lại chơi khi cảm thấy đã sẵn sàng để tham gia
vui vẻ mà không làm đau các bạn. Tránh "nói lý" với con, chẳng hạn như:
"Con sẽ thấy sao nếu bạn ném bóng vào con?" Trẻ ở tuổi lên 2 không có
sự trưởng thành về nhận thức đủ để có thể tưởng tượng mình ở vị trí của
một người khác hoặc có thể thay đổi hành vi của chúng dựa trên những lý
luận bằng lời nói. Nhưng chúng có thể hiểu được hậu quả!
Hãy bình tĩnh. Việc la hét, đánh đập, hoặc mắng con sẽ không mang lại
hiệu quả gì trong việc ngăn chặn hành vi xấu này cả - bạn sẽ chỉ càng làm
cho con mình thêm cáu gắt, hung hăng hơn mà thôi. Hãy "lái" sự quan tâm
của bé đi để tạm bỏ qua cảm giác này. Trong thực tế, được xem bố / mẹ
kiểm soát tính khí của bố / mẹ chính là bước đầu tiên giúp những đứa trẻ
học được việc kiểm soát chính mình.
Thiết lập các giới hạn rõ ràng và áp dụng ngay bất cứ khi nào con của bạn


tỏ ra hung hăng. Đừng chờ đợi cho đến khi bé đã đánh anh mình đến lần
thứ ba rồi bạn mới lên tiếng: "Đủ rồi đấy nghe con!" Con bạn nên biết nhận
ra ngay khi làm gì đó sai trái, và bạn cần loại bỏ hành vi xấu này ngay khi
nó diễn ra. Can thiệp và đưa bé ra khỏi nơi bé đang gây sự sẽ là cách tốt
nhất để giúp bé "hạ nhiệt".
Kỷ luật nhất quán. Có phải phản ứng thường gặp của bạn là "Được rồi,
con mà cắn anh một lần nữa thì " Cách nói này giống như bạn đang cho
bé một lần cắn khác nữa, vô tình sẽ thiết lập ý nghĩ đó cho con bạn, và thế
rồi khi không vừa ý là bé sẽ lặp lại hành vi cũ ngay. Vì thế, bạn cần kỷ luật
hành vi của con mình một cách dứt khoát như đây là lần duy nhất bé
phạm phải sai lầm này. Ở nơi công cộng, nơi bạn có thể bị xấu hổ bởi
hành vi của con, bạn cũng không nên vì "quê" mà quát nạt con khiến bé
càng kích động hơn. Kể cả nếu mọi người có nhìn chằm chằm vào mẹ con
bạn thì bạn cũng chỉ cầ một lời nhận xét như: "Thật khó để quản một đứa
ở tuổi này," và sau đó tiếp tục thực hiện kỷ luật bé như thông thường.
Dạy con về hành vi thay thế. Khi cơn giận của bé đã lắng xuống, bạn hãy
bình tĩnh và nhẹ nhàng cùng con xem lại những gì đã xảy ra. Hỏi con xem
điều gì đã làm bé giận như vậy. Nhấn mạnh với bé rằng cảm giác tức giận
là hoàn toàn tự nhiên nhưng con không được thể hiện bằng cách đánh,
đá, hoặc cắn người khác; khuyến khích bé tìm một giải pháp hiệu quả,
"lịch sự" hơn như "nói chuyện" ("Tớ không thích bạn làm thế!") hoặc yêu
cầu người lớn giúp.
Dạy con biết xin lỗi sau khi lỡ "động thủ" với ai đó. Lời xin lỗi này có thể
lúc đầu do bị bắt buộc, nhưng bài học sẽ ngấm dần vào bé, và rồi bé sẽ có
được thói quen xin lỗi khi anh làm tổn thương ai.
Khen thưởng hành vi tốt. Thay vì tỏ ra như bạn chỉ chú ý đến con khi bé
không ngoan, bạn hãy tìm những điểm tốt trong hành vi của bé để khen
ngợi. Ví dụ, khi bé đang nổi giận nhưng không đánh hay cắn bạn của bé,
bạn có thể khen ngợi con đã làm đúng; hoặc ngay cả khi bé đã phạm lỗi
nhưng biết xin lỗi, hãy khen ngợi điều đó để khuyến khích bé lần sau làm

tốt hơn.

×