Ứng xử khi trẻ nói dối
Câu chuyện đầu tiên:
Khi tôi cùng cô con gái 4 tuổi của mình đi mua quần áo, có bé kêu lên:
Hôm trước con thấy bố mặc chiếc áo chíp của mẹ đấy.
- Thật không? Tôi ngạc nhiên hỏi lại
- Vâng ạ, lúc đó mẹ đang đi siêu thị. Bố mặc nó ra ngoài chiếc áo thun và
nhảy nhót trên tấm đệm màu xanh nhà mình.
Con bé say sưa kể về các chi tiết của câu chuyện đến mức tôi phải về tra
khảo lại ông xã của mình, vốn là một thầy giáo trung học cơ sở: "Liệu có
bao giờ anh gây trò đến mức thế không". Sự thực là chồng tôi đã không
làm việc đó. Chúng tôi cùng cười to vì câu chuyện của con gái nhưng tôi
cảm thấy có gì không ổn. Tôi biết trẻ em thường nói dối để tránh bị phạt
hoặc để mua vui và được khen ngợi. Tuy nhiên, con gái của chúng tôi
thường xuyên nói dối và không bao giờ chịu thừa nhận đấy là một câu
chuyện bịa đặt.
Tôi băn khoăn tự hỏi, liệu tôi có nên đòi hỏi sự trung thực, liệu con gái tôi
có phát triển thành kẻ nói dối mãn tính, hay cứ để bé phát triển với sự
tưởng tượng sáng tạo của mình.
Tôi mang chuyện này đến hỏi các chuyên gia, họ không hề ngạc nhiên.
Tiến sĩ Michael Brody, một nhà nghiên cứu tâm lý trẻ em tại Potomac,
Maryland cho rằng: Không có gì sai trái khi bé kể những câu chuyện đó.
Các em bé tuổi này thường không phân biệt được sự thật và hư cấu.
Trong thực tế, nói dối kiểu này có thể là một dấu hiệu của những điều tốt
đẹp. Tiến sĩ, phó giáo sư tâm lý học Angela Crossman của trường đại học
luật John Jay College (New York), người cũng đã có nhiều năm nghiên
cứu vấn đề này cho rằng: Những em bé trước tuổi đi học có chỉ số IQ cao
hơn có nhiều khả năng nói dối hơn. Khả năng nói dối sớm cũng có thể liên
quan tới các kỹ năng xã hội tốt ở tuổi niên thiếu.
Tất nhiên, không phải tất cả những lời nói dối của con trẻ đều là những
câu chuyện tầm phào mà bạn có thể cười. Bạn cũng muốn con cái của
mình hiểu được giá trị của sự chân thật. Hiểu về cách thức nói dối của trẻ
ở từng độ tuổi và lý do tại sao bé nói dối, bạn có thể giúp con đạt được
một mức độ chân thật phù hợp với độ tuổi của bé.
Trẻ mới biết đi: Những câu chuyện bịa đầu tiên
Câu chuyện của hai anh em sinh đôi Merce và Jacob hiện 2 tuổi ở Seattle,
mỗi khi có một bé làm bẩn bỉm là một ví dụ điển hình. Trò ranh ma của các
bé chính là nói dối tên mình khi được hỏi đến. Các bé không muốn bỏ dở
trò chơi để đi thay bỉm bẩn và các bé đã nói dối.
Đó là những câu chu\yện bịa đặt đầu tiên mà những cô cậu bé mới biết đi
đã áp dụng. Bất kỳ bà mẹ nào có con 3 tuổi, thậm chí là 2 tuổi, đều nhận
thấy các bé có những trò nói dối đơn giản, hoặc là phủ nhận bé đã làm
việc gì đó, hoặc mong đạt được điều gì đó cho bản thân.
Việc trừng phạt một đứa trẻ 2, 3 tuổi vì tội uốn cong sự thật không hề có
giá trị gì, bởi bản thân bé không nhận thức được bé đang làm sai điều gì.
Nếu một đứa trẻ kéo đuôi của một con mèo và nói rằng một người bạn
tưởng tượng nào đó của bé đã làm việc ấy, câu trả lời tốt nhất mà cha mẹ
có thể nói chính là: "Con mèo cũng cảm thấy đau đấy con ạ", tiến sỹ tâm lý
Elizabeth Berger, tác giả của cuốn "Dạy con bằng những nhân vật"
(Raising Kids With Character) mách các bà mẹ.
Tiến sỹ Brody cũng khuyên các bậc phụ huynh không nên tranh cãi để
buộc đứa trẻ thừa nhận rằng nó đang nói dối. Chiến lược tốt nhất là tránh
lật tẩy bé ngay ở tình huống đầu tiên: Thay vì hỏi "Con đã đánh vỡ cái
bình phải không?", bạn có thể nói: "Con nhìn này, chiếc bình đã bị vỡ".
Nếu ngay từ đầu, bạn đã buộc tội một cách giận dữ, bạn sẽ nhận được
một lời nói dối.
Trẻ mẫu giáo: Những con người bé nhỏ và những câu chuyện bịa vĩ
đại
Bịa đặt về việc bố mặc chiếc áo lót của mẹ là một câu chuyện nói dối điển
hình có liên hệ với sự thật của những bé 3-5 tuổi. Đây là lứa tuổi mà các
bé mơ mộng với những người bạn không có thật, với những yêu quái,
ngáo ộp Cô bé Lucy 4 tuổi ở California thì tưởng tượng ra 8 người chị
em với những tên tuổi và nét tính cách riêng biệt. Những người chị em này
sẽ làm những điều mà Lucy không có khả năng làm, như tự mình đạp xe
từ trường về nhà.
Câu chuyện tưởng tượng của 'trẻ mẫu giáo có thể đơn thuần là tưởng
tượng cho vui nhưng đôi khi cũng là mong ước của các bé (chị em giả vờ
của Lucy không bao giờ phải ăn nấm, đó là cách Lucy muốn mẹ bé chú ý).
Và không có gì là bất thường khi các bé nhấn mạnh rằng thế giới tưởng
tượng của các bé là có thật. Theo Tiến sĩ Berger, đó không hoàn toàn là
một lời nói dối. "Những gì con bạn nhấn mạnh khi bé nói "Bạn ấy có thật
đấy" cho thấy tầm quan trọng của những người bạn tưởng tượng của bé
cũng như trí tưởng tượng phong phú của bé.
Nếu một đứa trẻ có vẻ hạnh phúc và có mối quan hệ thực tế với những
người thân trong cuộc sống của mình, bạn sẽ không phải lo lắng về tưởng
tượng của bé. Đó là những gì trẻ em đã làm trước khi có truyền hình. Hãy
nhớ rằng những gì có vẻ lạ lùng với người lớn chỉ đơn giản là một ý tưởng
mới của bọn trẻ. Sau khi Lucy biết rằng ông nội của bé đã qua đời trước
khi bé được sinh ra, một số "chị em" của bé cũng đột ngột qua đời. "Con
bé nói về điều đó như nó được chứng kiến" mẹ cô bé kể "Và chúng tôi bắt
đầu nói đùa rằng phải có một bệnh dịch nào đó".