Tải bản đầy đủ (.pdf) (93 trang)

Lập mô hình dự báo phá sản công ty phi tài chính việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.72 MB, 93 trang )

B GIÁO DO
I HC KINH T TP.H CHÍ MINH




CÔNG TRÌNH D THI
GIC TR VI

LP MÔ HÌNH D BÁO PHÁ SN
CÔNG TY PHI TÀI CHÍNH VIT NAM









THUC NHÓM NGÀNH: KHOA HC KINH T



i



Mc lc:
1. Giới thiệu 1
1.1 Đặt vấn đề và mục đích bài nghiên cứu 1


1.2 Phương pháp nghiên cứu. 5
2. Cơ sở lý thuyết 7
2.1 Phá sản 7
2.2 Chi phí phá sản 9
2.1.1.Chi phí trực tiếp. 9
2.1.2.Chi phí gián tiếp 10
2.3 Ảnh hưởng của phá sản lên nền kinh tế quốc gia và ngành công nghiệp. 11
2.4 Nguyên nhân của phá sản 13
2.4.1.Nguyên nhân bên ngoài 14
2.4.2.Nguyên nhân bên trong 19
2.5 Sự cần thiết một mô hình dự báo phá sản. 25
2.5.1.Tầm quan trọng đối với ban quản lý 26
2.5.2.Tầm quan trọng đối với cổ đông 27
2.5.3.Tầm quan trọng đối với nhà cung ứng và công ty 27
2.5.4.Tầm quan trọng với các nhà đầu tư 28
2.5.5.Tầm quan trọng với nhà tín dụng 29
2.5.6.Tầm quan trọng đối với công nhân và công đoàn 29
2.6 Độ chính xác của mô hình dự báo phá sản 30
3. Tổng quan mô hình của các nghiên cứu trước đây 31
3.1 Mô hình dự báo phá sản dựa vào sổ sách kế toán 31
3.1.1.Mô hình dự báo phá sản của Beaver (1996) 31
3.1.2.Mô hình dự báo phá sản của Altman (1968) 33
3.1.3.Mô hình dự báo phá sản của Ohlson (1980) 35
3.1.4.Mô hình dự báo phá sản của những nhà nghiên cứu sau đó 36
3.2 Mô hình dự báo phá sản dựa trên yếu tố thị trường 41
ii



3.3 Mô hình dự báo phá sản dựa trên sự thông minh nhân tạo 43

4. Phương pháp và dữ liệu 46
4.1. Phương pháp tiếp cận phân tích biệt số bội (MDA) 46
4.2. Định nghĩa mẫu và biến 51
5. Phân tích dữ liệu và kết quả nghiên cứu 55
5.1. Trung bình và độ lệch chuẩn của công ty bị phá sản 55
5.2. Trung bình và độ lệch chuẩn của công ty không bị phá sản 57
5.3. Kiểm định T cho Equality of Means 59
5.4. Kiểm định F cho Equality of Variances 62
5.5. Kết quả thống kê phân tích biệt biệt số (MDA) 65
5.6. Điểm Z/ Mô hình MDA 67
5.7. Tham số thống kê kiểm tra chức năng phân biệt ước tính 70
5.7.1.Eigenvalue và hệ số tương quan canonical 70
5.7.2.Wilks 'Lambda của mô hình MDA ước tính 71
6. Kết luận 72
6.1. Kết luận 72
6.2. Hạn chế 73
6.3. Biện pháp 74
6.3.1.Tăng EBIT 74
6.3.2.Quản lý vốn lưu động 75
TÀI LIỆU THAM KHẢO 78
PHỤ LỤC :
Danh sách những công ty phá sản và không phá sản 83





iii




CÁC T VIT TT S DNG



1
MDA
Phân tích biệt số
2
EBIT
Lợi nhuận trước thuế và lãi vay (Earnings before
interest and taxes)
3
VCSH
Vốn chủ sở hữu


















iv



DANH SÁCH CÁC BẢNG SỬ DỤNG
Bảng 1: Tuổi của những công ty phá sản 23
Bảng 2a: Giá trị trung bình (Mean) và độ lệch chuẩn (SD) của tỷ số đòn bẩy đối với
những công ty phá sản 55
Bảng 2b: Giá trị trung bình (Mean) và độ lệch chuẩn (SD) của tỷ số thanh khoản đối với
những công ty phá sản 56
Bảng 2c: Giá trị trung bình (Mean) và độ lệch chuẩn (SD) của tỷ số khả năng sinh lợi
đối với những công ty phá sản 56
Bảng 2d: Giá trị trung bình (Mean) và độ lệch chuẩn (SD) của tỷ số vòng quay đối với
những công ty phá sản 57
Bảng 3a: Giá trị trung bình (Mean) và độ lệch chuẩn (SD) của tỷ số đòn bẩy đối với
những công ty không phá sản 58
Bảng 3b: Giá trị trung bình (Mean) và độ lệch chuẩn (SD) của tỷ số thanh khoản đối với
những công ty không phá sản 58
Bảng 3c: Giá trị trung bình (Mean) và độ lệch chuẩn (SD) của tỷ số khả năng sinh lợi
đối với những công ty không phá sản 59
Bảng 3d: Giá trị trung bình (Mean) và độ lệch chuẩn (SD) của tỷ số vòng quay đối với
những công ty không phá sản 59
Bảng 4a: Kiểm định giá trị trung bình (T-test) của tỉ số đòn bẩy công ty phá sản với
không phá sản 60
Bảng 4b: Kiểm định giá trị trung bình (T-test) của tỉ số thanh khoản công ty phá sản với
không phá sản 61
Bảng 4c: Kiểm định giá trị trung bình (T-test) của tỉ số thanh khoản công ty phá sản với
không phá sản 61

Bảng 4d: Kiểm định giá trị trung bình (T-test) của tỉ số vòng quay công ty phá sản với
không phá sản 62
Bảng 5a: Kiểm định giá trị phương sai (F-test) của tỉ số đòn bẩy công ty phá sản với
không phá sản 62
Bảng 5b: Kiểm định giá trị phương sai (F-test) của tỉ số đòn bẩy công ty phá sản với
không phá sản 63
Bảng 5c: Kiểm định giá trị phương sai (F-test) của tỉ số thanh khoản công ty phá sản với
không phá sản 64
Bảng 5d: Kiểm định giá trị phương sai (F-test) của tỉ số vòng quay công ty phá sản với
không phá sản 64
Bảng 6: Variables Entered/Removed
a,b,c,d
65
Bảng 7: Standardized Canonical Discriminant Function Coefficients 66
Bảng 8: Functions at Group Centroids 67
v



Bảng 9: Classification Results
b,c
68
Bảng 10: Casewise statistics 69
Bảng 11: Eigenvalues 71
Bảng 12:Wilks' Lambda 71





















vi



 TH
Hình 1: Quy trình chuỗi giá trị giả định 16
Hình 2: Giả thiết vòng đời của một công ty 24
Hình 3: Ba tỉ số tài chính xác định khủng hoảng tài chính theo Beaver (1966) 33
Hình 4: Các phân phối biệt số 48
Hình 5: Đồ thị tán xạ phân phối theo trục 49
Hình 6: Tao trục mới (kết hợp tuyến của x và y) 50



















vii






1




1. Gii thiu
1.1 Đặt vấn đề và mục đích bài nghiên cứu
“Tính từ đầu năm 2011 đến nay, đã có hơn 50.000 DN tại TP Hà Nội và TP. Hồ
Chí Minh làm ăn thua lỗ, phá sản – đây là một con số đáng lo ngại. Nhưng chưa hết, thực

tế số doanh nghiệp đang trong tình trạng ngắc ngoải “chết lâm sàng” còn rất nhiều và dự
báo con số này còn tiếp tục gia tăng trong thời gian tới. Doanh nghiệp phá sản dẫn đến
những hệ lụy domino ảnh hưởng vô cùng nghiêm trọng đến nền kinh tế” (Báo An ninh
th .
Có thể thấy, phá sản của các doanh nghiệp vẫn còn là một vấn đề vô cùng nhức
nhối của nền kinh tế nước ta hiện nay. Chính phủ đã ban hành hàng loạt các phương án
giải cứu, hỗ trợ để góp phần giúp doanh nghiệp khắc phục khó khăn, khuyến khích doanh
nghiệp vượt khó, mở rộng thị trường sản xuất kinh doanh và chuẩn bị điều kiện phát triển
ổn định, bền vững, tránh cho doanh nghiệp đi vào bờ vực phá sản thông qua năm giải
pháp lớn bao gồm: điều hành vĩ mô (hạ nhanh lãi suất huy động và cho vay, ưu tiên vốn
tín dụng một số ngành…), chi tiêu công (đẩy nhanh đầu tư xây dựng cơ bản…), thuế và
phí (gia hạn thời gian nộp thuế VAT, thuế thu nhập doanh nghiệp, giảm tiền thuế đất…),
điều hành giá và trợ cấp, cải cách thủ tục hành chính thuế (giảm chi phí thủ tục cho doanh
nghiệp). (Ngh quyt 13/NQ-CP vào tháng 5/2012) … Tuy nhiên, vấn đề mấu chốt để
các doanh nghiệp tồn tại vẫn chính là sự chủ động, cương quyết của mỗi doanh nghiệp
đặc thù, đề ra những chiến lược sản xuất kinh doanh hợp lí, phù hợp hoàn cảnh để phát
triển.
Vậy thì vấn đề đặt ra ở đây là trong những năm trước khi phá sản hoặc giải thể,
các doanh nghiệp ở nước ta nhìn chung đã có những dấu hiệu nhận biết nào để từ đó các
doanh nghiệp có thể chủ động khắc phục, tập trung vào mối ưu tiên, quan tâm hàng đầu,
hạn chế được kết quả xấu cuối cùng là phá sản? Điều này đã thúc đẩy chúng tôi tìm tòi và
nghiên cứu mô hình dự báo phá sản đối với các công ty phi tài chính ở Việt Nam, dựa
2



trên các thành tựu đạt được từ rất nhiều bài nghiên cứu của các quốc gia trên thế giới
trong nhiều thập kỉ qua. Mô hình được xây dựng dựa trên việc kiểm định 22 biến tài
chính thuộc bốn mảng quan trọng của doanh nghiệp là tỷ số đòn bẩy, tỷ số khả năng sinh
lợi, tỷ số vòng quay và tỷ số thanh khoản để nhận biết được các nhân tố nào đóng vai trò

quan trọng và đánh giá mức độ ảnh hưởng của chúng đối với khả năng phá sản từ đó sẽ
giúp các doanh nghiệp, các nhà đầu tư có những giải pháp, hướng đi thích hợp.
Đầu tiên ta sẽ bắt đầu với với khái niệm phá sản.
Phá sản được xác định là việc công ty không có khả năng tiếp tục việc kinh doanh
hiện tại do có nghĩa vụ nợ cao (Pongsatat et al. 2004). Phá sản điển hình xảy ra khi hoặc
dòng tiền hoạt động của công ty thì không đủ để thực hiện nghĩa vụ hiện tại- tức là không
có khả năng trả các khoản nợ - hoặc là khi giá trị ròng của công ty là âm – tức là giá trị
của tài sản thì ít hơn giá trị của khoản phải trả (Knox et al., 2008)
Định nghĩa về phá sản khác nhau giữa các quốc gia. Ví dụ, ở Mỹ, có hai chương
luật về những công ty được xác định là phá sản ví dụ sự thanh lý trong chương 7 và sự tái
tổ chức trong chương 11 (Alman 1968). Tương tự, ở Nhật, có 3 luật cơ bản xếp những
công ty lớn nào là phá sản: Luật phục hồi công dân, Luật tái tổ chức doanh nghiệp và
Luật đóng cửa doanh nghiệp (Xu và Zhang 2008). Bởi vì không có một định nghĩa tổng
quát hoá, có nhiều nghiên cứu như Beaver 1966 và Tavlin at al 1989 đã xác định phá sản
dựa theo các cơ sở và phạm vi kiến thức của họ.
Theo Lut phá sn Vi, doanh nghiệp, hợp tác xã không có khả
năng thanh toán được các khoản nợ đến hạn khi chủ nợ có yêu cầu thì coi là lâm vào tình
trạng phá sản. Bên cạnh đó, mất khả năng thanh toán thường dựa trên tiêu chí không
thanh toán nợ đến hạn (dòng tiền) hoặc tổng nợ vượt quá tài sản có (bảng cân đối tài sản).
Dấu hiệu này để suy đoán doanh nghiệp đang mất khả năng thanh toán, chứ không có ý
nghĩa doanh nghiệp đã phá sản, cần phải thu hồi, phát mại và thanh lý sản nghiệp. Tuy
nhiên bởi vì chỉ cần các chủ nợ có yêu cầu thì doanh nghiệp sẽ ngay lập tức lâm vào tình
trạng phá sản nên trong bài nghiên cứu này, dù một số ít công ty vẫn còn niêm yết nhưng
3



rơi vào tình trạng mất khả năng thanh toán trầm trọng chúng tôi vẫn mạnh dạn xếp vào
dạng phá sản.
Tiếp nối, chúng tôi lưu ý về một số điều kiện mà nếu mắc phải, các công ty trên

sàn HOSE và HNX sẽ bị huỷ niêm yết theo ngh nh -CP bao gồm:
- Điều 14 - Khoản 1đ: Kết quả sản xuất, kinh doanh bị lỗ trong ba năm liên tục
và tổng số lỗ luỹ kế vượt quá vốn chủ sở hữu trong báo cáo tài chính tại thời điểm gần
nhất.
- Điều 14 - Khoản 1c:Tổ chức niêm yết bị thu hồi giấy chứng nhận đăng ký kinh
doanh hoặc giấy phép hoạt động trong lĩnh vực chuyên ngành.
Do đó, bài nghiên cứu này của chúng tôi tiếp tục tiếp nối những khái niệm phá sản
như những bài nghiên cứu trước, cũng như dựa vào tình trạng nền kinh tế của Việt Nam,
công ty được xác định là phá sản ở Việt Nam trong bài sẽ là:
- Công ty bị huỷ niêm yết ở Sàn giao dịch chứng khoán Hồ Chí Minh và Sàn
giao dịch chứng khoán Hà Nội theo luật định điều số 14 khoản 1c và 1đ, Nghị định
14/2007/NĐ-CP ngày 19/1/2007.
- Công ty bị đóng cửa bởi Sở giao dịch và chứng khoán Hồ Chí Minh và Hà Nội
Như ta đã biết, Việt Nam là một đất nước đang phát triển trong quá trình hội nhập
toàn cầu. Ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế 2008 vẫn còn để lại rất nhiều hệ luỵ cho
đến ngày nay mà thể hiện rõ nhất là qua những con số biết nói về số lượng các doanh
nghiệp phá sản. Theo số liệu của Bộ Kế hoạch và Đầu tư công bố tại phiên họp Chính
phủ thường kỳ tháng 1/2013 cho thấy chỉ trong vòng 20 ngày đầu năm 2013, cả nước đã
có 4.278 doanh nghiệp giải thể và ngừng hoạt động, tăng 11,3% so cùng kỳ. Nhìn lại từ
năm 2011 đến đầu năm 2013, những tổng hợp, báo cáo kết quả điều tra con số giải thể,
phá sản của các doanh nghiệp, ban ngành chưa lúc nào sụt giảm hay chững lại. Ngược lại,
những con số này đang ngày tăng cao và trở thành một hiện tượng của kinh tế Việt Nam
năm 2012. “Doanh nghiệp dẫu to hay nhỏ, khi phá sản cũng hệ luỵ đến hàng trăm đối tác,
hàng ngàn người lao động. Theo hiệu ứng domino, tác động của sự ''chết chóc'' vật lý này
4



cũng không khác sự chết chóc sinh học là bao nhiêu. Theo đó là môi trường kinh doanh
bị ô nhiễm nặng nề, nếu không nhanh chóng dọn dẹp, sự chết chóc lan toả thành đại dịch

sẽ là một thảm họa”. Do đó, với tình hình một lượng lớn phạm vi ảnh hưởng phá sản đã
diễn ra ở Việt Nam, bài nghiên cứu này nhận ra việc cần thiết khi phát triển 1 mô hình dự
báo phá sản độc nhất cho môi trường doanh nghiệp của Việt Nam để phòng ngừa việc
thất bại thêm nữa của những doanh nghiệp. Hơn thế nữa, không có nghiên cứu nào về phá
sản trong chừng mực Việt Nam và không có bài nghiên cứu nào trên thế giới tập trung
riêng biệt cho Việt Nam. Vì thế, bài nghiên cứu này được xem là bước đầu tiên để lấp
đầy lỗ hổng về mảng dự báo phá sản của Việt Nam. Sự khám phá này sẽ giúp những
doanh nghiệp của Việt Nam trong việc giám sát đúng lúc và đề cao vị thế tài chính của
doanh nghiệp.
Mục đích chính của bài nghiên cứu là:
- Xác định các biến tài chính để nhận ra “sự khoẻ mạnh” từ những công ty có
vấn đề tài chính.
- Phát triển một mô hình có khả năng dự báo sức khoẻ tài chính và có sự nhận
biết đúng giữa phá sản và không phá sản.
Mô hình dự báo phá sản này có ý nghĩa quan trọng đến nhiều thành phần trong
doanh nghiệp cũng như trong xã hội.
Mô hình có ý nghĩa với những nhà quản lí, những người điều hành chính sách
trong công ty - những người phải áp dụng thường xuyên đến những mô hình dự báo để
kiểm tra tình trạng sức khoẻ tài chính của những doanh nghiệp từ đó đưa ra những
phương án thiết thực, hữu hiệu, chữa đúng bệnh cho doanh nghiệp mình khi có vấn đề
xảy ra.
Mô hình có ý nghĩa cho những tổ chức tín dụng để xét khả năng phá sản của
doanh nghiệp. Trong lĩnh vực quản trị rủi ro, dự báo phá sản doanh nghiệp đóng một vai
trò quan trọng trong việc kiểm định vào việc ứng dụng khoản cho vay tín dụng vì lẽ giúp
cho ngân hàng khỏi gặp tình trạng không trả được nợ của các khoản nợ xấu và giúp ngân
5



hàng thu được lợi nhuận từ việc cho vay thích hợp. Hơn thế nữa, việc dự báo phá sản

doanh nghiệp theo cách đúng đắn, một ngân hàng, một tổ chức tín dụng, có thể đóng góp
cho cộng đồng bằng việc cung ứng những công ty khoản vay đúng tương ứng với khả
năng trả được nợ của họ. Với tình hình kinh tế khó khăn hiện nay, số lượng doanh nghiệp
phá sản ngày càng tăng cao, không khó có thể thấy mức nợ xấu của ngân hàng vô cùng
lớn, điều đó đã dẫn đến điều kiện để được vay vốn của các tổ chức ngân hàng khá khắt
khe, tuy nhiên hiệu quả chính xác hay không lại khó biết được. Ta không thể xét tất cả
các tỉ số tài chính và chỉ cần một tỉ số không đạt yêu cầu là lại cẩn trọng không cho doanh
nghiệp vay, dẫn đến hệ luỵ các doanh nghiệp “khát vốn” nhưng lại khó tiếp cận với các
nguồn hỗ trợ, dẫn đến khó khăn cho hoạt động sản xuất. Bởi theo Beaver (1966), ông cho
rằng mặc dù phân tích tỉ số có thể cung cấp những thông tin hữu ích, nhưng ta phải thận
trọng khi sử dụng chúng : Không phải tất cả tỉ số đều có khả năng dự báo tốt như nhau.
Ví dụ như theo nghiên cứu của ông tỉ số dòng tiền trên tổng nợ thì có khả năng dự báo tốt
hơn nhiều so với tỉ số tài sản thanh khoản.
Và cuối cùng, mô hình còn có ý nghĩa với những nhà nghiên cứu kinh tế trong
việc xem xét tiếp theo những mô hình dự báo phá sản ở các mảng khác áp dụng ở nền
kinh tế Việt Nam
1.2 Phương pháp nghiên cứu.
Hầu hết các nghiên cứu chính của mô hình dự báo phá sản được hình thành dựa
trên phân tích kinh tế của các tỷ số tài chính. Có hai cân nhắc về nó: đầu tiên, báo cáo tài
chính được công bố có chứa một sự đầy đủ thông tin về triển vọng và thành tựu của công
ty và thứ hai là một cách để kiểm soát độ lớn của ảnh hưởng của các biến hệ thống theo
thử nghiệm (Lev và Sunder, 1979). Vì vậy, phân tích tỷ số không chỉ được ưa chuộng
khi giải thích các tính toán tài chính cần thiết, nhưng cũng đã đóng một chức năng quan
trọng trong sự phát triển của các mô hình dự báo phá sản. Trong bài này chúng tôi cũng
phân tích các tỷ số của công ty để xác định mức độ tác động của các yếu tố đến khả năng
phá sản của doanh nghiệp. Dựa trên lý luận và các bài nghiên cứu trước đây, chúng tôi
tập trung tiến hành phân tích tác động của 24 nhân tố thuộc 4 nhóm: tỷ số đòn bẩy, tỷ số
6




thanh khoản, tỷ số khả năng sinh lợi và tỷ số vòng quay. Chúng tôi sử dụng phương pháp
phân tích biệt số MDA để kiểm tra tác động của những nhân tố này lên khả năng xảy ra
phá sản bất cứ lúc nào trong bốn năm từ 2009 đến ba tháng đầu năm 2013.

Trong đó biến phụ thuộc là biến phá sản Z
Chúng tôi thu thập mẫu là 48 công ty được niêm yết trên sàn giao dịch chứng
khoán Tp.Hồ Chí Minh (HOSE) và sàn giao dịch chứng khoán Hà Nội (HNX) với 24
công ty phá sản và 24 công ty không phá sản cùng ngành có tổng tài sản tương đương.
Kết quả, chúng tôi nhận thấy rằng trong tổng số 22 biến tỷ số tài chính của công ty
thì có hai biến có ảnh hưởng đáng kể trong việc dự đoán phá sản cho các công ty phi tài
chính ở Việt Nam là tỷ số EBIT trên tổng tài sản (thuộc nhóm tỷ số khả năng sinh lợi) và
tỷ số vốn luân chuyển trên doanh thu (thuộc nhóm tỷ số vòng quay). Các kết quả tính
toán được từ mô hình phân tích biệt số với biến phụ thuộc Z đã cung cấp bằng chứng cho
thấy mỗi công ty phi tài chính có một giá trị Z khác nhau, đem so sánh với giá trị Z
CE
=
0.08 – điểm gãy, nếu công ty nào có Z > Z
CE
= 0,08 thì rơi vào trường hợp không phá
sản, còn công ty nào có Z < Z
CE
= 0,08 thì rơi vào phá sản. Mô hình này đã được kiểm
định với độ chính khác khi phân loại công ty phá sản là 79.2%.

7



2.  lý thuyt

2.1 Phá sản
Phá sản của một công ty hay trở nên phá sản có thể được xác định như sự mất khả
năng của công ty khi trả các khoản nợ, rõ ràng trở nên phá sản thì tồi tệ hơn nhiều so với
mất tính thanh toán (Gonenli 1988). Mặc dù, phá sản đi cùng với một sự giảm đều đặn
giá trị tài sản dưới tổng nợ phải trả, quyết định đánh dấu chấm hết cho sự tồn tại của
doanh nghiệp thì đúng đắn hơn là cố gắng tồn tại (Wheelen 2000). Nhu cầu giải cứu các
công ty hay cơ cấu lại lần đầu tiên được trông thấy là ở Mỹ. Sự cố gắng tổ chức cơ cấu lại
lần đầu tiên được áp dụng trong ngành đường sắt. Mặc dù, ngành đường sắt hầu hết là
phá sản, nó được bảo vệ bởi Luật phá sản Mỹ, chương 7 năm 1898 nhờ tầm quan trọng
cốt yếu của ngành giao thông với nền kinh tế (Ustundag 1998).
Phá sản là bằng chứng theo pháp luật về sự mất khả năng chi trả các khoản nợ đến
hạn của một công ty, do đó, mục đích của quá trình phá sản là ngăn ngừa sự lừa gạt gian
lận của công ty để bảo vệ quyền của người cho vay, và để tạo một cơ hội hình thành nên
công việc kinh doanh mới sau khi đáp ứng được tất cả khoản nợ phải trả.
Nguyên nhân chính của phá sản là sự thiếu khả năng và không thành công của
những nhà quản lý. Với doanh số thấp và chi phí sản xuất cao, những công ty có xu
hướng tài trợ cho những nhu cầu tiền ngắn hạn chỉ bằng những khoản nợ ngắn hạn. Chính
sách tài chính này ngược lại lại làm tăng rủi ro phá sản trong tương lai. Rủi ro phá sản
không là một rủi ro hệ thống và khía cạnh này là một đối tượng cho nhiều nhà nghiên
cứu. Altman (1968) và Ohson (1980), trong nghiên cứu dự báo phá sản cho rằng rủi ro
phá sản không là một rủi ro tương quan với rủi ro thị trường. Dichev (1998) lưu ý rằng
những công ty có rủi ro phá sản cao, có tỷ suất sinh lợi thấp hơn tỷ suất sinh lợi trung
bình trong cùng ngành.
Nếu một công ty đi đến phá sản, nó sẽ phải dàn xếp với chủ nợ hoặc bộ phận tín
dụng của ngân hàng, hoặc nộp đơn phá sản lên toà án. Nếu quyết định phá sản được đưa
ra, công ty sẽ thực hiện theo 2 cách:
8




1. Công ty có thể tiên hành quy trình tổ chức cải tổ lại
2. Công ty đi đến quyết định phát mại (đóng cửa công ty)
Cả hai hành động đều yêu cầu công ty nộp đơn phá sản lên toà án. Thủ tục cần
thiết sau đơn phá sản được vận dụng bởi Uỷ ban được ấn định của toà.
Ở Vit Nam, thanh lý tài sản là sự lựa chọn duy nhất. Trong quá trình thanh lý, tài
sản của công ty được bán đi và số tiền được sử dụng để trả nợ. Những nhà tín dụng chịu
rủi ro ít nhất vì được trả đầu tiên, những cổ đông là những người cuối cùng được trả.
Ở M, những công ty nộp đơn xin phá sản lên toà án Federal District. Có hai loại
phương pháp phá sản là Phát mại và Tổ chức lại. Toà án quyết định phát mại công ty
hoặc cố gắng tổ chức cơ cấu lại công ty.  Federal Bankruptcy Act quy định
sự thanh lý của công ty. Dưới chu trình thanh lý, người được toà án uỷ thác (một luật sư
hoặc một người kinh doanh) nhận nhiệm vụ kiểm soát tài sản của công ty để quản lý chu
trình phá sản. Người được toà ản uỷ thác có nhiệm vụ thanh lý tài sản bằng việc bán đấu
giá hàng hoá tài sản công ty và phân phối số thu nhập dựa theo quyền được ưu tiên thích
hợp (Krishnamurti và Vishwanath 2008).
Để những người có liên quan nhận được số tiền bán tài sản của công ty, quyền lợi
của chính phủ đầu tiên. Tiếp theo là quyền lợi của những chủ nợ đảm bảo như trái phiếu
được đảm bảo bởi tài sản công ty. Tiếp theo đến quyền lợi của công nhân (người làm
thuê) về lương, quyền lợi về tiền trợ cấp của công ty và quyền lợi của những nhà tín dụng
thông thường và không bảo đảm. Tiếp theo cuối cùng là quyền lợi của cổ đông ưu đãi và
cổ đông thường.
Ngược lại với thanh lý, công ty có thể tìm đến con đường tổ chức lại, được hướng
dẫn trong Ch 11 ca Federal Bankruptcy Act. Việc tổ chức lại thì thường phức
tạp hơn là phát mãi, và thường nhận được quan tâm nhiều hơn của cổ đông và nhà tín
dụng. Tổ chức lại có nghĩa là công ty được phép tiếp tục hoạt động trong khi thực hiện
trong kế hoạch đưa việc kinh doanh hiệu quả trở lại.
9




Trong suốt thời kì tổ chức lại, công ty hoạt động dưới sự quản lý của ban quản trị
và Người được toà ản uỷ thác (Altman và Hotchkiss 2005). Kế hoạch tổ chức lại phải
được sự chấp nhận của những nhà tín dụng và toà án trước khi thực hiện. Kế hoạch tổ
chức lại tập trung vào quyền lợi của người cho vay sẽ được thoả mãn bởi công ty tổ chức
lại. Việc tổ chức lại hiệu quả khi cả công ty thì có giá trị hơn là phân chia từng mảnh
(Brouwer 2006).
2.2 Chi phí phá sản
Chi phí kinh tế cho việc phá sản doanh nghiệp thì lớn, minh chứng thấy rõ qua
việc giá trị thị trường của những công ty kiệt quệ về căn bản giảm trước khi phá sản kết
thúc hoàn toàn. (Warner 1977, Charalambous và cng s 2000). Do đó, người cung
cấp vốn, nhà đầu tư, nhà cho vay, cũng như ban quản lý và người làm công, đều chịu ảnh
hưởng nặng nề từ phá sản doanh nghiệp. Kiểm toán thì cũng đối diện với những đe doạ
của các vụ kiện cáo tiềm ẩn nếu họ thất bại trong việc đưa ra dấu hiệu cảnh bảo sớm về
những công ty phá sản thông qua việc đưa ra ý kiến kiểm toán chất lượng (Zavgren
1983, Jones 1987, Boritz 1991, Laitinen và Kankaanpaa 1999).
Chi phí phá sản có thể được phân loại thành 2 loại:
- Chi phí trực tiếp
- Chi phí gián tiếp
2.1.1. Chi phí trực tiếp
Chi phí phá sản trực tiếp là những chi phí phá sản hành chính và theo luật định.
Chi phí hành chính, kiểm toán, toà án lả những ví dụ của chi phí phá sản trực tiếp. Một
công ty kiệt quệ tài chính sẽ cần sự hỗ trợ kế toán và luật pháp chuyên môn. Công ty có
thể cần thuê chuyên gia về khả năng giám định, nắm rõ về kiệt quệ tài chính, ví dụ như
giám đốc ngân hàng đầu tư, người đánh giá, người bán đấu giá và chuyên viên thống kê
cũng như những người có kinh nghiệm trong việc bán các tài sản kiệt quệ. Những chuyên
gia này thông thường yêu cầu một khoản phí nhất định. Trong khi những nhà chuyên
môn như thế thì được sử dụng tốt trong thời kì bình thường nhiều hơn, lợi ích họ đem đến
10




thì chắc chắn tăng khi một công ty gặp khó khăn tài chính trầm trọng (Branch 2002). Vì
thế, chúng tôi có thể nói rằng chi phí trực tiếp khi giải quyết kiệt quệ tài chính thì lớn hơn
dạng phí được trả cho các nhà chuyên môn (đặc biệt là luật sư và kế toán).
2.1.2. Chi phí gián tiếp
Hầu hết chi phí phá sản là chi phí gián tiếp. Giảm sút trong thị phần thị trường có
thể xuất hiện khi công ty phá sản hoặc bị kiệt quệ tài chính. Sau đó, lợi tức của công ty có
xu hướng bị mất giá trị bởi vì giá trị sở hữu của công ty giảm.
Chi phí gián tiếp của phá sản là những chi phí của việc tránh nộp đơn phá sản phải
gánh chịu bởi những công ty kiệt quệ tài chính. Mất doanh thu, xao nhãng quản lý, chi
phí tập trung trong ngắn hạn, mất thị phần, và mất các nhân viên tốt nhất có thể đươc xem
là ví dụ của những chi phí gián tiếp của phá sản.
Chi phí gián tiếp của phá sản thể hiện khó khăn trong việc vận hành công ty trong
khi nó đang cố gắng vượt qua phá sản. Chi phí trực tiếp của phá sản thì khá nhỏ so với
chi phí gián tiếp - phá sản liên quan đến giới hạn quản lý và nỗ lực để cải thiệt tình trạng
kinh tế thì khá quan trọng.
Theo Gilson (1989), sau khi nộp đơn phá sản, những nhà điều hành chịu tổn thất
cá nhân lớn và hơn một nửa nhà điều hành bị sa thải. Gilson và Vetsuypens (1994) thấy
rằng các nhà điều hành vẫn còn ở lại sau khi nộp đơn phá sản thì nhận lương và tiền
thưởng thấp hơn đáng kể, trung bình các nhà điều hành chỉ nhận được khoảng 35% thu
nhập ròng trước đó.
Theo nghiên cứu của Branch (2002), chi phí trực tiếp của phá sản thì khoảng
4,45% - 6,35% giá trị thị trường trước khi phá sản, chi phí gián tiếp của phá sản thì
khoảng 5% - 10% giá trị thị trường trước khi phá sản.
Altman (1984) thấy rằng tổng chi phí phá sản trực tiếp và gián tiếp chiếm khoản
15% giá trị công ty trước khi kiệt quệ đối với những công ty công nghiệp và khoản 7%
đối với những công ty bán lẻ. Gần hơn, Franks và Torous (1994) kết luận rằng chi phí
phá sản tăng thêm trung bình vượt quá phá sản không theo thủ tục ít nhất 4,5%.
11




Một số nhà nghiên cứu nhấn mạnh chi phí cơ hội, gây ra bởi thời gian mất đi
không thể đo lường được, nên được xem như chi phí trực tiếp của phá sản. Một số nhà
nghiên cứu lưu ý rằng chi phí cơ hội nên được xem như chi phí gián giếp của phá sản.
Chi phí gián tiếp khác là việc giảm sút trong thu nhập bị gây ra bởi mất mát doanh số bởi
việc phá sản có thể xảy ra và chi phí tín dụng tăng cao phụ thuộc vào rủi ro tăng lên
(Aktas 1997).
2.3 Ảnh hưởng của phá sản lên nền kinh tế quốc gia và ngành công nghiệp.
Việc kinh doanh phá sản có một ảnh hưởng đáng kể đến nền kinh tế cả nước. Tỉ lệ
thất nghiệp, một trong những vấn đề vĩ mô quan trọng nhất sẽ tăng do bị thôi việc bởi
những công ty phá sản. Trong khi đó, hàng hoá và dịch vụ, được sản xuất trước đó, thì
không được sản xuất nữa, do đó tổn thất thu nhập sẽ xảy ra và việc sử dụng năng lực sản
xuất giảm. Tương tự, những nhà đầu tư đã đầu tư vào công ty phá sản, sẽ miễn cưỡng
chuyển tiền tiết kiệm qua thị trường vốn vào công ty kinh doanh cần vốn để mở rộng.
Tổ chức kinh doanh quản lý việc kinh doanh trong một môi trường năng động,
nguyên nhân này ảnh hưởng đến chi phí của kiệt quệ tài chính không chỉ bị giới hạn bởi
những nhà quản lý và chủ sở hữu của công ty mà còn có những nhà kinh doanh và tổ
chức liên kết trong ngành công nghiệp liên quan nhạy cảm với sự ảnh hưởng đó.
Trong một nghiên cứu của Buehler và cng s (2006), lưu ý rằng trong những
ngành hoặc nhóm ngành có tỉ lệ phá sản xảy ra cao, những hoạt động sát nhập thì hiếm.
Mặt khác, khám phá khác của bài nghiên cứu cho rằng sát nhập giữa những tổ chức kinh
doanh lớn thì thường xảy ra hơn so với những tổ chức nhỏ. Hơn thế nữa, tuổi công ty là
một nhân tố quan trọng khác liên quan đến sát nhập và phá sản. Họ thấy rằng việc xảy ra
phá sản và sát nhập của những công ty thì có mối liên hệ ngược chiều với tuổi của công
ty. Trong thời kì phát triển vĩ mô, trong khi những hoạt động sát nhập tăng, phá sản hoặc
đóng cửa tự nguyện thì giảm.
Ảnh hưởng của thông báo phá sản của một công ty địch thủ lên công ty khác hoạt
động trong cùng ngành là một vấn đề thử thách khác. Lang và Stulz (1992) cho là những
12




ảnh hưởng tích cực và tiêu cực của thông báo phá sản của một công ty địch thủ cùng
ngành lần lượt là ảnh hưởng cạnh tranh và ảnh hưởng lan truyền.
 ng cnh tranh.
Phá sản của công ty địch thủ có thể được xem như một sự kiện tốt đối với những
đối thủ cạnh tranh của công ty phá sản. Sự kiện này cho là ảnh hưởng cạnh tranh. Theo
ảnh hưởng cạnh tranh, khi công ty cùng ngành phá sản, những đối thủ cạnh tranh được
tác động một cách tích cực và thị phần của họ tăng lên, giá cổ phiếu được đánh giá cao
trong thị trường (Lang & Stulz 1992, Ferris và cng s 1997, Iqbal 2002).
Iqbal (2002) trong nghiên cứu thời kì 1991-1996 ở Mỹ cho thấy những đối thủ
cạnh tranh thì được ảnh hưởng tích cực lên tỷ suất sinh lợi của vốn chủ sở hữu bởi sự phá
sản của một công ty cùng ngành.
 ng lan truyn.
Tin tức về công ty đối thủ phá sản có thể chỉ ra một số vấn đề phổ biến với những
công ty khác trong cùng ngành (Caton và cng s 2008). Theo ảnh hưởng lan truyền,
những đối thủ cạnh tranh bị ảnh hưởng xấu bởi việc hình thành lối suy nghĩ bi quan về
ngành công nghiệp bị gây ra thông báo phá sản của công ty đối thủ. Trong khi việc phá
sản công ty làm giảm sút niềm vào công ty đó, nó cũng là giảm sự tín nhiệm vào các
công ty khác trong cùng ngành (Ferris và cng s 1997, Iqbal 2002)
Ferris và cng s (1997) cho thấy tỷ suất sinh lợi của cổ phiếu của những công ty
đối thủ của công ty kiệt quệ tài chính bị sụt giảm giá trị xuống khoảng 4,68% trong 3
ngày đầu tiên. Khám phá này là chứng cứ của sự lan truyền thông tin xấu về ngành công
nghiệp.
Kanas (2004) kiểm tra sự ảnh hưởng của nhóm những ngân hàng đa quốc gia
BCCI phá sản lên ngành ngân hàng ở Mỹ, Anh, Tây Ban Nha và Thuỵ Sĩ. Kanas thấy
rằng sự phá sản của nhóm ngân hàng này có ảnh hưởng lan truyền lên ngành ngân hàng
Tây Ban Nha và Anh. Nghĩa là, theo bài nghiên cứu, những ngân hàng khác trong mảng
ngân hàng quốc gia bị ảnh hưởng tiêu cực.

13



Nghiên cứu khác điều tra về sự ảnh hưởng lây lan của kiệt quệ tài chính được thực
hiện bởi Gay và cng s. Trong bài nghiên cứu này, ảnh hưởng sự phá sản của 3 ngân
hàng Hồng Kông lên giá cổ phiếu của ngành ngân hàng Hồng Kông được xem xét. Kết
quả cho thấy những ngân hàng khác trong ngành thì bị ảnh hưởng tiêu cực và giá cổ
phiếu bị sụt giá trong ngành công nghiệp do phá sản không mong đợi của ba ngân hàng
kia.
Phá sản của các công ty thì có khả năng ảnh hưởng xấu lên toàn bộ xã hội. Do đó,
việc thiết lập và phát triển một phương thức cảnh báo sớm cho công ty mang một tầm
quan trọng lớn. Bằng cách này, phá sản có khả năng xảy ra có thể được ngăn chặn và kết
quả là các công ty có thể tự tạo cơ hội cho việc tái tổ chức.
2.4 Nguyên nhân của phá sản
Thành công hay thất bại của bất kì công ty nào cũng đều là kết quả tác động qua
lại của hai bộ nhân tố chính.
Thứ nhất, kết quả hoạt động của công ty bị ảnh hưởng bởi những nhân tố bên
ngoài, vượt ngoài khả năng kiểm soát các giám đốc kinh doanh. Tỉ lệ tăng trưởng của nền
kinh tế, phá sản, tỷ giá hối đoái, tỷ suất ngân hàng, sự ưu tiên, thái độ và sự thay đổi
trong khẩu vị khách hàng, sự thay đổi những đặc tính của những hoạt động thị trường;
điều kiện môi trường rõ ràng ảnh hưởng đến khả năng sinh lợi và sức mạnh thị trường
của doanh nghiệp (Sharma và Mahajan 1980).
Thứ hai, bộ nhân tố chính còn lại ảnh hưởng đến khả năng kinh doanh của công ty
là những nhân tố bên trong, những nhân tố tồn tại trong công ty và dưới khả năng điều
hành. Giữa những nhân tố liên quan đến công ty, vốn chủ sở hữu không hiệu quả cho sự
phát triển tài chính và việc sử dụng quá mức đòn bẩy, thất bại trong lựa chọn vị trí, không
đáp ứng được yêu cầu của khách hàng, đầu tư tài sản cố định quá mức… có thể được xem
là những nhân tố bên trong ảnh hưởng đến khả năng công ty.
Theo nghiên cứu bởi trung tâm đánh giá quốc tế, ,

phá sản doanh nghiệp do 5 nhân tố chính sau đây:
14



- Những nhân tố kinh tế
- Kinh nghiệm quản lí
- Doanh thu yếu kém
- Chi phí tăng cao
- Những nhân tố nhỏ khác
Theo các báo cáo, nguyên nhân quan trọng nhất của phá sản doanh nghiệp là do
những nhân tố kinh tế, kinh nghiệm quản lí xếp thứ hai.
Những nguyên nhân bên trong và bên ngoài của phá sản được nêu rõ sau đây:
2.4.1 Nguyên nhân bên ngoài
Mỗi công ty là một cá thể của nền kinh tế và chúng bị ảnh hưởng, tác động bởi
môi trường mà chúng hoạt động. Do đó, một số nhân tố môi trường gây ra sự phá sản
vượt ngoài khả năng điều hành kinh doanh của công ty. Mặc dù khó có thể ngăn chặn
những nhân tố này, những công ty có thể sử dụng một số phương pháp để giảm thiểu ảnh
hưởng bất lợi. Những nhân tố môi trường khiến những doanh nghiệp thất bại được liệt kê
sau đây:
 ng xã hi
Một trong những nguyên nhân bên ngoài khiến doanh nghiệp thất bại là môi
trường bên ngoài mà doanh nghiệp hoạt động. Sự kết hợp các điều kiện kinh tế và kiểu
hành vi của người dân hình thành và điều chỉnh những hoạt động của môt công ty.
(Buker và cng s, 1997).
Kinh doanh, để thành công, bắt buộc phải biết sự kì vọng của xã hội và tiếp tục
những hoạt động kinh doanh phù hợp với những nhu cầu đó. Tránh chế độ độc quyền, tôn
trọng quyền khách hàng và ý thức môi trường là một số yêu cầu của môi trường xã hội
(Turko 1999).
Những cuộc nổi dậy, mối quan hệ quốc tế căng thẳng, những thay đổi trong tình

hình chính trị và xã hội là những rủi ro chính trị và xã hội ảnh hưởng đến những công ty
15



và quyết định của họ. Trong những năm gần đầy, nhiều công ty đã rơi vào kiệt quệ bởi
tình hình quốc tế căng thẳng và những thay đổi tiêu cực trong tâm lý người dân. Ví dụ,
sau khi thông qua luật Armenian Genocide ở Thượng nghị viện Pháp, những công ty
Pháp ở Thổ Nhĩ Kỳ rơi vào tình trạng kiệt quệ. Giá cổ phiếu của French Alcatal rớt
xuống một phần ba (Tezcan 2002). Ví dụ khác, vào ngày 11/9/2001, máy bay tự sát đâm
vào Trung tâm thương mại thế giới ở New York, ảnh hưởng đến nhiều công ty bảo hiểm
và hàng không chủ chốt một cách trầm trọng. Giá cổ phiếu của chúng rớt xuống đáng kể
và những công ty đứng trên bờ phá sản. Swissair, trong số đó, phải dừng các chuyến bay
và đệ trình đơn phá sản, ngược lại, giá trị của những công ty kinh doanh vũ khí và bảo vệ
thì lại tăng.
 ng ngành
Những con sóng lên và xuống trong ngành có thể ảnh hưởng nhiều công ty, do đó,
những công ty sẽ gặp kiệt quệ tài chính, việc lặp đi lặp lại của những đợt sóng này sẽ
khiến những công ty bị phá sản. Ví dụ, việc đình công thường xuyên trong ngành sẽ
khiến các công ty rơi vào kiệt quệ tài chính và bóp méo những quyết định sản xuất của
họ.
Theo Charitou, A, Neophytou, E., & Charalambous, C. (2004), những nhân tố
dẫn đến công ty phá sản thì rất nhiều. Nhiều nhà kinh tế học quy hiện tượng cho lãi suất
cao, lợi nhuận thu hẹp và đóng băng, gánh nặng nợ lớn. Hơn thế nữa, đặc trưng của các
ngành công nghiệp, như chính sách nhà nước và bản tính của hoạt động kinh doanh, có
thể dẫn đến kiệt quệ tài chính của công ty. Những nghiên cứu về những vụ phá sản kinh
doanh ở Mỹ, Anh, Canada và Úc cho thấy những công ty mới, tư nhân và nhỏ với thủ tục
kiểm soát kém hiệu quả và hoạch định dòng tiền kém thì dễ dẫn đến kiệt quệ tài chính
hơn là những công ty công lớn lâu đời.
Điều kiện không chắc chắn của thị trường có thể khiến các doanh nghiệp đối mặt

với nguy hiểm và rủi ro. Các công ty bị ảnh hưởng nhiều nhất bởi những rủi ro nhân tố
này, liên quan đến môi trường bên ngoài của công ty. Một số rủi ro được liệt kê sau đây:
16



Rủi ro sở thích: sự bất lực của các công ty để thích nghi với những chọn lựa và sở
thích của khách hàng dẫn đến thất bại của doanh nghiệp
Rủi ro chuỗi giá trị: một chuỗi giá trị (value chain) là một bộ liên kết của những
hoạt động tạo ra giá trị khởi nguồn từ vật liệu thô cơ bản từ những nhà cung cấp, tiếp đến
chuỗi các hoạt động làm tăng thêm giá trị bao gồm sản xuất và marketing sản phẩm hoặc
dịch vụ, và kết thúc bởi các nhà phân phối đưa sản phẩm cuối cùng đến tay của khách
hàng cuối cùng (Thomas L.Wheelen 2000).
Hình 1: Quy trình chuỗi giá trị giả định

Vấn đề xảy ra ở những nhà cung cấp và nhà phân phối của một công ty có thể ảnh
hưởng xấu đến công ty chính. Ví dụ, nguyên liệu thô chất lượng thấp hoặc thiếu sót được
gửi tới bởi các nhà cung cấp có thể ảnh hưởng đến chất lượng sản xuất và những sản
phẩm chất lượng thấp này sẽ huỷ hoại danh tiếng của công ty và làm giảm doanh thu, kết
quả là lợi nhuận kém và kiệt quệ tài chính. Trở lại, một vấn đề trong kênh phân phối có
thể đưa đến kết quả thất bại. Hãy nghĩ đến một công ty sản xuất được những sản phẩm
chất lượng cao nhưng không thể đưa chúng ra thị trường. Những sản phẩm không bán
được tức là tổn thất, tổn thất kéo dài cũng sẽ dẫn đến phá sản.
Những hệ thống Just-in-time (Đúng sản phẩm - đúng số lượng - đúng nơi - đúng
thời điểm) được thiết kế để giảm hàng tồn kho của một tổ chức và chí phí liên kết, mục
đích đẩy xuống 0 lượng thời gian mà những nguyên liệu thô và những sản phẩm hoàn
thành ở lại trong nhà máy (Beard & Butler 2000). Quan niệm này đưa ra rằng những nhà
cung cấp vận chuyển nguyên liệu với thời gian số lượng chính xác cần thiết, do đó giảm
hàng tồn kho sản phẩm thô đến 0. Hơn thế nữa, hàng tồn kho trong quá trình sản xuất thì
được giữ lại tối thiểu bởi vì những mặt hàng được sản xuất vừa đủ để phục vụ cho bước

17



tiếp theo của quá trình sản xuất. Hàng tồn kho của sản phẩm cuối cùng thì được giảm
thiểu khi số lượng tương thích với doanh số yêu cầu. Thực vậy, vấn đề nên được giải
quyết, việc lập chương trình nên cực kì cẩn thận và phối hợp chặt chẽ (Daft, 2003). Một
vấn đề trong truyền đạt thông tin giữa các mắc xích liền kề có thể dẫn đến việc sản xuất
và việc buôn bán không hiệu quả.
Rủi ro về giá: việc lên và xuống mức giá chung hoặc sự thay đổi giá đáng kể trong
ngành có thể gây khó khăn cho doanh nghiệp.
Lạm phát đưa đến kết quả một nền kinh tế không ổn định trong hầu hết các nước
đang phát triển như Thổ Nhĩ Kỳ. Lạm phát có nghĩa là trạng thái không cân bằng giữa
cung và cầu trong sự tăng đều đặn của mức giá chung, hơn thế nữa, lạm phát gây ra sự
méo mó trong phân phối thu nhập, tiết kiệm ít, tăng độc quyền, mất cân bằng trong bảng
cân đối kế toán. Kết quả, các công ty rơi vào kiệt quệ và khủng hoảng dễ dàng trong nền
kinh tế này (Eren, 1995).
Ở Việt Nam các nước đang phát triển khác, nhu cầu vốn tài chính thường không
được thoả mãn nhờ vào thị trường vốn ngân hàng do lãi suất cao – kết quả của lạm phát
cao, bởi vì lạm phát làm tăng lãi suất và kết quả làm giảm cung tiền – nhân tố quan trọng
với đầu tư dài hạn. Lãi suất cao làm tăng chi phí tạo nguồn, ảnh hưởng quyết định đầu tư,
dưới tình trạng này, hầu hết các công ty hờ hững với việc đầu tư và trở nên yếu đi. Đó là
nguyên nhân mà hầu hết những công ty kiệt quê trong nền kinh tế bị lạm phát.
Rủi ro cạnh tranh: là một nguyên nhân phá sản khác. Mục đích của kinh doanh,
những nhà đầu tư cá nhân hay tổ chức là đầu tư vào sự tăng trưởng, phát triển và mở rộng
trong ngành, do đó, điều kiện cạnh tranh thì quan trọng khi phân tích ngành được nghiên
vứu. Mật độ cạnh tranh, luật chống bán phá giá và sự tồn tại của các rào cản để gia nhập
ngày có thể được suy xét (Berk 1999).
 ng kinh t
Kinh doanh thương mại là một phần của hệ thống kinh tế và bị ảnh hưởng bởi

những điều kiện kinh tế trong nước – nơi hoạt động.

×