Tải bản đầy đủ (.docx) (24 trang)

Tiểu Luận Cuối Kỳ Môn Học Công Tác Ngoại Giao Đề Tài Ngoại Giao Văn Hoá Quốc Tế Và Bài Học Kinh Nghiệm Đối Với Việt Nam Trong Thế Kỉ 21.Docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (281.71 KB, 24 trang )

HỌC VIỆN NGOẠI GIAO
KHOA TIẾNG ANH

TIỂU LUẬN CUỐI KỲ

Môn học: Cơng tác Ngoại giao
Đề tài:

Ngoại giao văn hố quốc tế và bài học kinh nghiệm đối
với Việt Nam trong thế kỉ 21
Giảng viên hướng dẫn:

TS. Doãn Mai Linh

Sinh viên thực hiện:

Nguyễn Phương Mai

Mã số sinh viên:

TA46A-015-1923

Hà Nội – 2021


MỤC LỤC

MỤC LỤC......................................................................................................................... 2
LỜI MỞ ĐẦU.................................................................................................................... 3
I.


VỀ NGOẠI GIAO VĂN HỐ...................................................................................5
1. Khái niệm ngoại giao văn hóa...............................................................................5
2. Tầm quan trọng của ngoại giao văn hóa...............................................................6
3. Nội hàm của ngoại giao văn hóa...........................................................................8

II. NGOẠI GIAO VĂN HỐ VIỆT NAM TRONG THẾ KỈ 21......................................9
1. Việt Nam đối với ngoại giao văn hoá...................................................................9
1.1 Quan điểm..........................................................................................................9
1.2. Chức năng của ngoại giao văn hoá....................................................................9
1.3. Mục tiêu của ngoại giao văn hoá.....................................................................10
2. Thực tiễn ngoại giao văn hóa của Việt Nam..........................................................10
2.1. Chính sách ngoại giao văn hóa của Việt Nam.................................................10
2.2 Thực tiễn triển khai..........................................................................................11
2.3 Hạn chế............................................................................................................12
III.

NGOẠI GIAO VĂN HOÁ QUỐC TẾ TRONG THẾ KỈ 21..................................12

1. Nhật Bản.............................................................................................................12
1.1

Ba mục tiêu:.................................................................................................13

1.2

Ba trụ cột tinh thần :.....................................................................................13

1.3

Sự tự tin văn hố :........................................................................................14


2. Hoa Kỳ................................................................................................................ 14

IV.

2.1

Ngoại giao văn hóa – cánh tay nối dài của sức mạnh mềm Mỹ....................14

2.2

Ngoại giao văn hóa trong triển khai đối ngoại của Mỹ.................................15

2.3

Thực tiễn và cách làm Ngoại giao văn hóa của Đại sứ quán Việt Nam tại Mỹ
18

NHẬN XÉT VÀ KINH NGHIỆM CHO VIỆT NAM.............................................19

KẾT LUẬN...................................................................................................................... 23
NGUỒN TÀI LIỆU.......................................................................................................... 24


LỜI MỞ ĐẦU
Ngoại giao văn hóa trong quan hệ quốc tế là một loại ngoại giao với quần chúng
quốc tế và quyền lực mềm bao gồm "trao đổi ý tưởng, thơng tin, nghệ thuật và các
khía cạnh khác của văn hóa giữa các quốc gia và dân tộc các nước nhằm bồi dưỡng
sự hiểu biết lẫn nhau”. Mục đích của ngoại giao văn hóa là để người dân của một
quốc gia nước ngoài mở mang một sự hiểu biết về những lý tưởng và các tổ chức

của quốc gia trong một nỗ lực để gầy dựng hỗ trợ rộng rãi cho các mục tiêu kinh tế
và chính trị. Bản chất "ngoại giao văn hóa tiết lộ tâm hồn của một dân tộc", đổi lại
nó tạo ra ảnh hưởng. Mặc dù thường bị coi nhẹ, ngoại giao văn hóa có thể và đang
đóng một vai trị quan trọng trong việc đạt được các mục tiêu an ninh quốc gia.
Trong thời đại tồn cầu hóa và với sự nổi trội của xu hướng “đối thoại thay cho đối
đầu”, ngoại giao văn hóa được xem là một trong 3 trụ cột chính của hoạt động
ngoại giao, bên cạnh ngoại giao chính trị và ngoại giao kinh tế. Ngoại giao văn hóa
được xác định là một trong ba trụ cột của ngoại giao hiện đại.
Nhận thức rõ tầm quan trọng của ngoại giao văn hoá đối với hoạt động đối ngoại
nước nhà, em quyết định thực hiện chủ đề “Ngoại giao văn hoá quốc tế và bài học
kinh nghiệm đối với Việt Nam trong thế kỉ 21”. Bài tiểu luận sẽ đi sâu vào tìm hiểu
về ngoại giao văn hố nói chung, cũng như của Việt Nam và các nước quốc tế, từ
đó rút ra kinh nghiệm cho Việt Nam
Có rất nhiều nước trên thế giới đã đạt được những thành tựu to lớn trong các hoạt
động ngoại giao văn hóa. Tuy nhiên, hoạt động ngoại giao văn hóa ở Việt Nam lại
chưa thực sự hiệu quả, cần ứng dụng một cách hợp lý kinh nghiệm ngoại giao văn
hóa từ các nước khác.
Tiểu luận gồm 3 phần chính: Phần 1 trình bày một cách khái quát khái niệm, tầm
quan trọng và nội hàm của ngoại giao văn hố, phần 2 trình bày quan điểm và thực


tiễn ngoại giao văn hóa ở Việt Nam; Phần 3 đề cập đến kinh nghiệm ngoại giao
văn hóa của các nước trên thế giới; Phần 4 sẽ là những nhận xét và kinh nghiệm
cho chính sách đối ngoại Việt Nam
Trong quá trình nghiên cứu và thực hiện đề tài em cịn nhiều thiếu sót, mong cơ
đọc và nhận xét để bài làm của em có thể được hồn chỉnh hơn.


I.


VỀ NGOẠI GIAO VĂN HOÁ

1. Khái niệm ngoại giao văn hóa
Văn hóa là sản phẩm do con người sáng tạo ra. Ở phương Đơng, từ “văn hóa” ra đời
rất sớm. Trong Chu dịch quẻ Bi đã có từ “văn” và “hóa”, nghĩa là xem dáng vẻ con người
mà lấy đó để giáo hóa thiên hạ. Lưu Hướng (năm 77-6 trước Cơng ngun), thời Tây
Hán, Trung Quốc có lẽ là người sử dụng từ “văn hóa” sớm nhất, với nghĩa là phương
thức giáo dục con người. Tại châu Âu, ở nước Nga người ta dùng từ “culture” có gốc
Latinh là chữ “cultus animi” là trồng trọt, thích ứng với tự nhiên, khai thác tự nhiên, giáo
dục cộng đồng có phẩm chất tốt đẹp.
Thế kỷ XVII-XVIII “canh tác tinh thần” được sử dụng rộng rãi. Thế kỷ XIX, các nhà
nhân loại học sử dụng từ “văn hóa” là phổ biến, bao hàm cả văn minh và bậc cao nhất.
Theo E.B. Taylor, văn hóa là tồn bộ phức thể bao gồm hiểu biết, tín ngưỡng, nghệ thuật,
đạo đức, luật pháp, phong tục, những khả năng và tập quán khác mà con người có được
với tư cách là thành viên của xã hội1. Thế kỷ XX coi văn hóa là loại hình hành vi rõ ràng
và ám thị đã được đúc kết và truyền lại bằng biểu tượng, thành quả độc đáo của nhân loại.
Văn hóa là tồn bộ những giá trị, sáng tạo của con người trong quá trình giao lưu với
thiên nhiên, với nhau (giữa cộng đồng, dân tộc, quốc gia) nhằm xây dựng, hồn thiện xã
hội, cộng đồng và chính bản thân mình. “Văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội, vừa là
mục tiêu vừa là động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội” . Bản sắc văn hóa dân
tộc là sự kết tinh các giá trị văn hóa truyền thống và các cách biểu đạt văn hóa thơng qua
lối sống và các loại hình nghệ thuật dân gian.
Giữa văn hóa và ngoại giao có mối liên hệ cực kỳ chặt chẽ, được thể hiện tập trung
qua khái niệm “văn hoá ngoại giao” gồm ba yếu tố: văn hố chính trị, văn hố tổ chức
ngoại giao và văn hố ứng xử. Văn hố chính trị thể hiện ở tầm nhận thức về tình hình,
xu thế thế giới, dự báo thời cuộc và cơ hội cho đất nước; trình độ tiếp cận, phân tích mục
1


tiêu, ý đồ của đối tác, đối phương và hoạch định chính sách, đề xuất đối sách. Văn hố tổ

chức ngoại giao bao gồm cách thức tổ chức bộ máy đối ngoại và cơ chế hoạt động nhằm
tạo được lực lượng tổng hợp lớn nhất cho hoạt động đối ngoại của quốc gia. Văn hoá ứng
xử thể hiện ở phương pháp đàm phán, thuyết phục người đối thoại, nghệ thuật diễn đạt
(nói và viết) và nghệ thuật ngoại giao nói chung. Văn hoá là linh hồn của một dân tộc,
sức mạnh văn hoá được hun đúc từ cuộc sống, khả năng sáng tạo và sức hội tụ của dân
tộc, đan xen với các yếu tố chính trị, kinh tế, đời sống xã hội.
Giao lưu là đặc tính cơ bản của văn hóa. Giao lưu văn hóa là quy luật vận động, phát
triển của bất kỳ nền văn hóa nào. Giao lưu văn hóa là một trong những yếu tố chính nâng
cao sự hiểu biết lẫn nhau giữa các quốc gia, giữa các dân tộc, góp phần vào q trình hội
nhập quốc tế và qua đó thúc đẩy sự phát triển của đất nước trong sự phát triển chung của
nhân loại.
Nói một cách ngắn gọn: “ngoại giao văn hoá là lĩnh vực đặc biệt của hoạt động ngoại
giao, liên quan đến việc sử dụng văn hoá như là đối tượng và phương tiện nhằm đạt
những mục tiêu cơ bản của chính sách đối ngoại của quốc gia, tạo hình ảnh tốt đẹp của
đất nước, quảng bá văn hố và ngơn ngữ quốc gia” ở nước ngoài.
2. Tầm quan trọng của ngoại giao văn hóa
Ngoại giao văn hóa đã tồn tại trong lịch sử ngoại giao thế giới, ngoại giao Việt Nam.
Tuy nhiên, sau khi Chiến tranh lạnh chấm dứt, ngoại giao văn hóa được quan tâm nhiều
hơn, là một trong những nét đặc trưng của ngoại giao thế kỷ XXI, ngoại giao kỷ ngun
tồn cầu hóa . Trong xu thế tồn cầu hóa đang diễn ra mạnh mẽ, các nước trên thế giới
vừa có cơ hội thuận lợi giao lưu, liên kết, hội nhập chặt chẽ với nhau, vừa phải đối phó
với nhiều nguy cơ, thách thức, trong đó có nguy cơ đồng hóa về văn hóa, thách thức đánh
mất bản sắc văn hóa dân tộc. Vì vậy, đối thoại, giao lưu, hợp tác là một trong những
phương tiện hữu hiệu để bảo vệ và phát triển nền văn hóa dân tộc. Mặt khác, trong quan
hệ quốc tế, nội dung văn hóa càng trở nên quan trọng bởi vì văn hóa liên quan đến sức
mạnh mềm trong sức mạnh tổng hợp quốc gia. Sức mạnh mềm "là dùng khả năng giành


được những thứ mình muốn thơng qua việc gây ảnh hưởng để khiến người khác làm theo
những gì mình muốn. Một đặc điểm của sức mạnh mềm là không cưỡng bức, ép buộc,

đạt được bằng cách tác động tới hệ thống giá trị của người khác, làm thay đổi cách suy
nghĩ của người khác, và qua đó khiến người khác mong muốn chính điều mà mình mong
muốn... Sức mạnh mềm thực hiện thông qua sự hấp dẫn và thuyết phục. Sức mạnh mềm
được tạo dựng dựa trên ba yếu tố: văn hóa quốc gia, giá trị quốc gia và chính sách của
quốc gia đó" . Sức mạnh mềm là sức mạnh vơ hình, ảnh hưởng đến ý thức cơng chúng và
dư luận quốc tế. Tổng thống Mỹ Bill Clinton, tại Hội nghị văn hoá và ngoại giao ở Nhà
Trắng (năm 2000) nhấn mạnh: Văn hố có sức thâm nhập mạnh, có thể đạt được mục tiêu
mà các biện pháp chính trị và quân sự chưa chắc có thể đạt được. Sức mạnh mềm gồm
bốn yếu tố: sức hội tụ và hấp dẫn của nền văn hoá dân tộc; ảnh hưởng của chế độ xã hội,
ý thức hệ, quan niệm giá trị, phương thức phát triển của nhà nước; sự kiểm soát và ảnh
hưởng của quốc gia trên các mặt quy tắc, tiêu chuẩn quốc tế và xây dựng thể chế quốc tế;
sự hấp dẫn của hình tượng quốc gia (quốc gia đó có thơng qua phương thức như đối thoại
dân chủ, giao lưu rộng rãi, tôn trọng cảm nhận của các nước khác, chú ý đến lợi ích
chung hay khơng?).
Mặt khác, có những dự báo cho rằng, thế kỷ XXI là thế kỷ xung đột giữa các nền văn
minh, đặc biệt sau sự kiện ngày 11-9-2001, nghĩa là chiến tranh có thể xảy ra do nhân tố
văn hóa. Chính vì vậy, các quốc gia ngày càng chú ý nhiều đến các chủ đề văn hóa như:
đa dạng văn hóa, đối thoại giữa các nền văn hóa - văn minh, văn hóa hịa bình. Kênh văn
hóa ngày càng được sử dụng như một phương tiện hỗ trợ hiệu quả, thúc đẩy quan hệ
chính trị, an ninh, kinh tế... Xây dựng Cộng đồng văn hóa - xã hội là mục tiêu của
ASEAN, bên cạnh Cộng đồng an ninh và kinh tế. Diễn đàn hợp tác Á - Âu; Tổ chức hợp
tác Thượng Hải; Trung Quốc, Nhật Bản, Ấn Độ rất coi trọng phát triển sức mạnh mềm,
cịn Hàn Quốc có khẩu hiệu chiến lược: “Xây dựng nhà nước văn hoá”...
Sau khi Chiến tranh lạnh chấm dứt, ngoại giao văn hóa nói riêng và quan hệ quốc tế
nói chung phát triển nhanh do khơng cịn đối đầu, kiềm chế giữa hai phe; phương tiện
giao thông, liên lạc phát triển bởi tác động của cách mạng khoa học và công nghệ đang


diễn ra như vũ bão; kinh tế phát triển hỗ trợ cho giao lưu văn hóa; ngoại giao đa phương
bùng nổ...

Phương châm của ngoại giao văn hóa là: vừa kế thừa, giữ gìn và phát huy bản sắc
dân tộc, vừa chọn lọc, tiếp thu tinh hoa văn hóa của các dân tộc khác. Tuyên truyền, giao
lưu văn hóa phục vụ đường lối đối ngoại rộng mở, đa phương hóa và đa dạng hóa các
quan hệ đối ngoại, kết hợp mở rộng giao lưu văn hóa với hợp tác kinh tế, lấy mở rộng
giao lưu văn hóa quốc tế để thúc đẩy hợp tác kinh tế, khoa học, công nghệ, xúc tiến
thương mại, đẩy mạnh du lịch, phục vụ thiết thực cho cơng cuộc cơng nghiệp hóa, hiện
đại hóa đất nước.
3. Nội hàm của ngoại giao văn hóa
Thứ nhất, vai trị mở đường. Với vai trò là nền tảng tinh thần, ngoại giao văn hóa góp
phần khai thơng, hoặc tạo bước đột phá trong quan hệ, tạo thuận lợi cho quan hệ chính trị,
kinh tế.
Thứ hai, vai trị xúc tác. Sử dụng cơng cụ ngoại giao văn hóa làm chất xúc tác, chất
keo gắn kết về tinh thần thúc đẩy ngoại giao chính trị và ngoại giao kinh tế mà điển hình
là gắn nội dung văn hóa với hoạt động chính trị và kinh tế đối ngoại của đất nước.
Thứ ba, vai trị quảng bá. Ví dụ: thơng qua quảng bá hình ảnh đất nước, con người và
văn hóa Việt Nam, tơn vinh anh hùng dân tộc, danh nhân văn hóa, làm cho thế giới hiểu
đúng và có thiện cảm với Việt Nam, ủng hộ cơng cuộc đổi mới, qua đó nâng cao vị thế và
hình ảnh của Việt Nam trên trường quốc tế.
Thứ tư, vai trò vận động. Vận động UNESCO cơng nhận các di sản văn hóa vật thể, phi
vật thể của nước ta là di sản văn hóa của nhân loại, các khu dự trữ sinh quyển, công viên
địa chất thế giới, đưa hồ sơ, tư liệu quý của Việt Nam vào Chương trình Ký ức thế giới
của UNESCO. Nhờ đó đã giới thiệu danh thắng, di tích lịch sử, văn hóa, bản sắc văn hóa
dân tộc với bạn bè quốc tế, góp phần quảng bá, phát triển du lịch của các địa phương nói
riêng và cả nước nói chung.


Thứ năm, vai trị tiếp thu. Ngoại giao văn hóa đã hỗ trợ việc tiếp thu có chọn lọc tinh hoa
văn hóa, tri thức, khoa học tiên tiến của nhân loại, góp phần làm phong phú kho tàng văn
hóa và tri thức Việt Nam.


II.

NGOẠI GIAO VĂN HOÁ VIỆT NAM TRONG THẾ KỈ 21

1. Việt Nam đối với ngoại giao văn hố
1.1 Quan điểm
Có nhiều quan điểm khác nhau về ngoại giao văn hóa của Việt Nam. Có ý kiến cho
rằng ngoại giao văn hóa là một lĩnh vực hay hình thức ngoại giao thơng qua cơng cụ văn
hóa để thiết lập, duy trì và phát triển quan hệ đối ngoại nhằm đạt được các mục tiêu lợi
ích cơ bản của quốc gia là an ninh, phát triển và mở rộng ảnh hưởng, có ý kiến khác cho
rằng ngoại giao văn hóa là hoạt động ngoại giao vì văn hóa và bằng văn hóa và là sản
phẩm chung của chính sách văn hóa và chính sách ngoại giao; nhằm nâng cao hình ảnh
và vị thế quốc gia, mở rộng giao lưu văn hóa với thế giới và tạo điều kiện mơi trường
thuận lợi cho hội nhập quốc tế. Bên cạnh đó, ngoại giao văn hóa cịn được cho là một
hoạt động của văn hóa đối ngoại triển khai trong một khoảng thời gian nhất định nhằm
đạt được những mục tiêu chính trị, đối ngoại bằng các hình thức văn hóa; được nhà nước
tổ chức, ủng hộ và bảo trợ.
Từ các quan điểm nêu trên, ngoại giao văn hóa có thể được định nghĩa là một hoạt
động ngoại giao đặc thù, sử dụng cơng cụ văn hóa để đạt được các mục tiêu của ngoại
giao và sử dụng ngoại giao để tôn vinh vẻ đẹp của văn hóa. Các hoạt động ngoại giao văn
hóa được thực hiện thơng qua việc áp dụng các hình thức văn hóa, nghệ thuật bao gồm:
nghệ thuật, lịch sử, tư tưởng, truyền thống văn hóa, thơng tin, ẩm thực, các ấn phẩm văn
học…
1.2. Chức năng của ngoại giao văn hố
Ngoại giao văn hố có 5 chức năng cơ bản là:


Vận động: vận động UNESCO công nhận mới các di sản văn hóa vật thể và phi vật
thể của Việt Nam là di sản văn hóa của nhân loại, các khu dự trữ sinh quyển, công viên
địa chất là khu dự trữ sinh quyển và công viên địa chất thế giới…, qua đó giới thiệu các

nét văn hóa đặc sắc của Việt Nam, góp phần phát triển kinh tế và du lịch.

Mở đường: văn hóa là chất dễ thẩm thấu, dễ gây thiện cảm nên có thể phá được rào
cản chính trị, quân sự, tạo thuận lợi cho quan hệ chính trị, kinh tế quốc tế phát triển.
Xúc tác: ngoại giao văn hóa có thể được sử dụng làm chất xúc tác, gắn kết về tinh
thần, thúc đẩy ngoại giao chính trị và ngoại giao kinh tế, thơng qua việc gắn nội dung văn
hóa với các hoạt động chính trị và kinh tế đối ngoại của đất nước.
Quảng bá: quảng bá và tơn vinh những nét văn hóa độc đáo về đất nước, con người
Việt Nam, làm cho thế giới hiểu đúng và có thiện cảm với Việt Nam, qua đó nâng cao vị
thế và hình ảnh Việt Nam trên trường quốc tế.
Tiếp thu: hỗ trợ việc tiếp thu có chọn lọc tinh hoa văn hóa, tri thức, khoa học tiên tiến
của nhân loại vào Việt Nam, làm phong phú hơn kho tàng văn hóa và tri thức của Việt
Nam, đảm bảo giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc.
1.3. Mục tiêu của ngoại giao văn hố
Ngoại giao văn hóa có ba mục tiêu chung của ngoại giao, đó là góp phần đảm bảo an
ninh quốc gia, phục vụ phát triển kinh tế - xã hội và nâng cao vị thế quốc gia trên trường
quốc tế.
Bên cạnh đó, ngoại giao văn hóa có các mục tiêu cụ thể như sau: nâng cao sự hiểu
hiết về đất nước, con người và nền văn hóa quốc gia; tạo dựng thương hiệu cho quốc gia;
củng cố lòng tin cho việc xây dựng quan hệ hữu nghị lâu dài với cộng đồng quốc tế; làm
giàu đẹp hơn bản sắc văn hóa dân tộc thơng qua giao lưu văn hóa, tiếp thu văn hóa thế
giới.


2. Thực tiễn ngoại giao văn hóa của Việt Nam
2.1. Chính sách ngoại giao văn hóa của Việt Nam
Nhận thức chung về vai trò, tầm quan trọng của ngoại giao văn hóa của lãnh đạo các
cấp, các ngành đã được tăng cường đáng kể. Chính sách ngoại giao văn hóa của Việt
Nam được thể hiện thông qua Chiến lược Ngoại giao văn hóa đến năm 2020 do Thủ
tướng Chính phủ ban hành. Theo đó, để đạt được các mục tiêu của ngoại giao văn hóa,

cần triển khai thực hiện hiệu quả các biện pháp chính sách và các biện pháp cụ thể.
Các biện pháp chính sách bao gồm: tăng cường lý luận và nhận thức về ngoại giao
văn hóa; tiếp tục xây dựng và hồn hiện cơ chế, chính sách về ngoại giao văn hóa. Các
biện pháp cụ thể bao gồm: đẩy mạnh các hoạt động đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực
cho cơng tác ngoại giao văn hóa; bảo đảm nguồn lực cho ngoại giao văn hóa; gắn kết các
hoạt động ngoại giao văn hóa với cơng tác về cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài;
gắn kết ngoại giao văn hóa với ngoại giao chính trị và kinh tế; đẩy mạnh quảng bá hình
ảnh Việt Nam; đa dạng hóa các loại hình vận động danh hiệu quốc tế và tiếp thu tinh hoa
văn hóa nhân loại.
2.2 Thực tiễn triển khai
Cơng tác ngoại giao văn hóa được Nhà nước ta triển khai mạnh mẽ cả ở trong nước
và trên thế giới. Ngoại giao văn hóa đã bước đầu gắn kết với ngoại giao chính trị, nội
dung văn hóa được đưa vào đề án hoạt động đối ngoại trong các chuyến thăm của Lãnh
đạo cấp cao, chương trình làm việc của cơ chế song phương, trên các diễn đàn đa phương
như UNESCO, ASEAN, ASEM... Các chương trình biểu diễn nghệ thuật, triển lãm nhạc
cụ, tranh ảnh giới thiệu về đất nước con người Việt Nam cũng được tổ chức nhân các
chuyến thăm của Lãnh đạo cấp cao, nhằm tăng cường hiểu biết giữa Việt Nam với bạn bè
quốc tế, qua đó cũng giới thiệu về tiềm năng kinh tế, du lịch của đất nước.
Hoạt động ngoại giao văn hóa cũng góp phần tích cực hỗ trợ các địa phương tổ chức
các lễ hội văn hóa có yếu tố quốc tế, qua đó giúp địa phương quảng bá các lễ hội, di sản,
danh lam thắng cảnh, thúc đẩy quan hệ kinh tế - thương mại, phục vụ cho mục tiêu phát


triển kinh tế - xã hội của các địa phương. Các địa phương tích cực phát hiện và xây dựng
lộ trình vận động các tổ chức quốc tế cơng nhận các danh hiệu văn hóa. Đến nay, Việt
Nam đã được UNESCO công nhận 2 di sản thiên nhiên thế giới, 5 di sản văn hóa thế giới,
8 kiệt tác di sản truyền khẩu và phi vật thể của nhân loại.
2.3 Hạn chế
Mặc dù ngoại giao văn hóa đã đạt được những thành tựu nhất định trong những năm
qua nhưng vẫn còn nhiều hạn chế, hiệu quả chưa cao. Cụ thể là, nội dung và hình thức

của các hoạt động chưa tương xứng với yêu cầu cụ thể của từng loại đối tượng và địa
bàn; các sản phẩm văn hóa cịn ít và chất lượng chưa cao; nguồn nhân lực cho cơng tác
ngoại giao văn hóa cịn hạn chế cả về số lượng và chất lượng; cơ sở vật chất, kỹ thuật
phục vụ cơng tác ngoại giao văn hóa cịn thiếu và lạc hậu; công tác phối hợp giữa các
ngành và cơ quan tham gia vào hoạt động ngoại giao văn hóa chưa thực sự chặt chẽ. Nhìn
chung, các sản phẩm văn hóa của Việt Nam đem giới thiệu ra các nước chưa thật sự sâu
sắc; những sản phẩm giới thiệu văn hóa Việt Nam ra nước ngồi như sách, báo, CD... cịn
nghèo nàn về nội dung, đơn điệu về hình thức, các phương tiện truyền tải văn hóa cũng
chưa đạt hiệu quả cao.

III.

NGOẠI GIAO VĂN HOÁ QUỐC TẾ TRONG THẾ KỈ 21

1. Nhật Bản
Trong xu thế chung hiện nay chính sách ngoại giao văn hố Nhật Bản hướng tới tìm
kiếm sự thịnh vượng riêng của mình trong sự thịnh vượng của thế giới. Nói cách khác,
người dân Nhật Bản cần phải nhận thức sâu sắc về ngoại giao văn hóa và sự tham gia của
Nhật Bản trong các hoạt động quốc tế.
Chiến lược ngoại giao văn hóa của Nhật Bản thể hiện trong văn kiện có tính cương
lĩnh ngoại giao văn hóa quốc gia "Giao lưu văn hóa của quốc gia hịa bình" chế định năm
2005. Khởi thảo văn kiện này mất nửa năm, do Thủ tướng Nhật lúc đó là Koizumi phê
duyệt. Ông thành lập riêng "Hội đàm khẩn cấp thúc đẩy ngoại giao văn hóa", mời các học
giả, chuyên gia hàng đầu của Nhật Bản cùng nghiên cứu những việc như làm thế nào để
nâng cao quốc lực văn hóa Nhật Bản, triển khai ngoại giao văn hóa, nâng cao tầm ảnh


hưởng quốc tế của Nhật Bản. Từ đó đến nay, Nhật Bản thực hiện đường lối ngoại giao
văn hóa dựa trên những điểm chủ yếu sau:
1.1 Ba mục tiêu:

Một là, thúc đẩy thế giới hiểu biết Nhật Bản và nâng cao hình tượng Nhật Bản cũng
như giành được tín nhiệm. Người Nhật cho rằng, khơng có sự tín nhiệm lẫn nhau về văn
hóa thì khơng thể có vũ đài văn hóa quốc tế, cũng khơng thể phát hiện lực ảnh hưởng
quốc gia, nâng cao hình tượng văn hóa quốc gia chỉ là một câu nói trống rỗng. Vì vậy,
Nhật Bản nâng cao quốc lực văn hóa bằng cách thơng qua hình tượng văn hóa để giành
được tín nhiệm của nhân dân các nước. Từ góc độ khác, văn hóa là quảng cáo của tín
nhiệm.
Hai là, tránh xung đột, tăng sự hiểu biết lẫn nhau giữa các nền văn hóa và văn minh
khác nhau. Báo cáo ngoại giao văn hóa Nhật Bản cho rằng, giao lưu và tín nhiệm lẫn
nhau về văn hóa trong thời đại chúng ta đang sống là rất khó, các loại xung đột và đối lập
làm cho khắp nơi trên toàn cầu đều cảnh giác và đề phòng lẫn nhau. Bởi thế, giá trị đặc
biệt của ngoại giao văn hóa, giao lưu văn hóa ngày càng quan trọng.
Ba là, bồi dưỡng giá trị và quan niệm văn hóa chung của tồn nhân loại. Chiến lược
văn hóa ngoại giao của Nhật Bản cho rằng sự phát triển của tồn cầu hóa làm cho sự phụ
thuộc, nương tựa lẫn nhau về các mặt trong cuộc sống không ngừng sâu sắc thêm. Đồng
thời, với việc bảo vệ, tơn trọng tính đa dạng của văn hóa, tính tất yếu của quan niệm giá
trị chung được hình thành giữa cộng đồng dân chúng có bối cảnh văn hóa và văn minh
khác nhau cũng đang không ngừng nâng cao.
1.2 Ba trụ cột tinh thần :
Dạng thức văn hóa mang văn hóa tự thân "truyền bá" ra ngồi, "hấp thu" văn hóa
ngoại quốc ưu tú trong giao lưu "cộng sinh" ra cái mới. Truyền bá, hấp thu và cộng sinh
là ba quan niệm lớn của ngoại giao văn hóa Nhật Bản và là ba trụ cột tinh thần lớn.
Truyền bá văn hóa được coi là trụ cột lớn thứ nhất. Các công cụ truyền bá chủ chốt là
sự phổ cập tiếng Nhật, giao lưu văn hóa, nghệ thuật hiện đại, tác phẩm văn học và nghệ


thuật sân khấu như tranh biếm họa, hoạt hình, âm nhạc, điện ảnh, phim truyền hình. Sách
lược ngoại giao văn hóa Nhật Bản cũng khơng qn lực ảnh hưởng truyền bá đối ngoại
của loại văn hóa đời sống như văn hóa khoa học và văn hóa thời trang.
Trụ cột thứ hai là hấp thu văn hóa. Có thể nói lịch sử văn hóa Nhật là lịch sử hấp thu

văn hóa ngoại lai, vì thế trong quốc sách văn hóa, Nhật Bản hấp thu chủ thể văn hóa khác
nhau trong lĩnh vực khác nhau là nguồn hoạt lực kích thích văn hóa Nhật Bản. Khi đề
xuất quan niệm hấp thu, Nhật Bản đặt trọng điểm của ngoại giao văn hóa vào "hấp thu có
tính sáng tạo", đồng thời muốn làm cho Nhật Bản trở thành "căn cứ sáng tạo văn hóa"
tràn đầy sức sống. Các phương thức thúc đẩy hấp thu văn hóa là tích cực tiếp nhận lưu
học sinh nước ngoài; thúc đẩy giao lưu nhân tài tạo cơ hội cho họ cư trú và nghiên cứu…
Trụ cột thứ ba là cộng sinh văn hóa. Chiến lược ngoại giao văn hóa Nhật Bản sẽ nâng
cao "lịng tơn sùng và cộng sinh". Báo cáo ngoại giao văn hóa Nhật đã đề xuất phương
thức thúc đẩy sự cộng sinh như thúc đẩy đối thoại giữa các nền văn minh; truyền bá quan
niệm cơ bản của hợp tác quốc tế của Nhật Bản; thiết lập "Tập đồn tài chính hợp tác quốc
tế tài sản văn hóa", thúc đẩy hợp tác quốc tế, bảo vệ hoặc tu sửa tài sản, di sản văn hóa
nhân loại vật thể và phi vật thể.
1.3 Sự tự tin văn hố :
Nhật Bản coi văn hóa là một loại nối dài của kinh tế, một loại xúc giác. Do văn hóa
có tác dụng mà kinh tế và chính trị đều khơng có, nên những chỗ thơng qua chính trị,
kinh tế mà khơng đạt được thì tất nhiên phải thơng qua văn hóa để hồn thành. Điều quan
trọng hơn, phương thức của văn hóa là một loại phương thức hịa bình, một loại phương
thức làm cho người ta trong quá trình vui vẻ, trầm lắng lại giành được thành cơng. Điều
đáng chú ý là, Nhật Bản đã không quá chú trọng bảo hộ truyền thống văn hóa mà quan
tâm đến văn hóa hiện thời. Hơn nữa, truyền bá văn hóa đã trở thành nghĩa vụ của toàn xã
hội. Điểm nổi bật là chiến lược ngoại giao văn hóa khơng nhấn mạnh những cái gọi là an
ninh văn hóa, xâm lược văn hóa. Điều này có thể gọi là sự tự tin văn hóa.


2. Hoa Kỳ
2.1 Ngoại giao văn hóa – cánh tay nối dài của sức mạnh mềm Mỹ
Sức mạnh mềm là một cấu phần quan trọng làm nên sức mạnh tổng thể quốc gia của Mỹ.
Việc phát huy sức mạnh mềm thơng qua truyền bá văn hóa Mỹ, giá trị Mỹ ra bên ngồi,
trong đó có cơng cụ ngoại giao văn hố được chính giới Mỹ rất coi trọng. Mỹ định nghĩa
“ngoại giao văn hố” có một số điểm đặc thù sau:

Thứ nhất, khái niệm “văn hố” được cơ đặc trong các “giá trị” và “niềm tin” của xã hội
Mỹ. “Giá trị Mỹ” được chắt lọc lại bao gồm: dân chủ, tự do cá nhân, bình đẳng, chủ
nghĩa cá nhân, chủ nghĩa dân tộc, chế độ trọng nhân tài, sự thẳng thắn, sự đổi mới, xã hội
tiêu dùng, sự tuỳ nghi - thoải mái, coi trọng thời gian và tính hiệu quả.
Thứ hai, ngoại giao văn hoá là một cấu phần của ngoại giao công chúng. Mỹ rất coi trọng
ngoại giao công chúng. Ngay từ năm 1953, Tổng thống Mỹ Eisenhower đã thành lập Cơ
quan thông tin Mỹ - USIA, một “cánh tay” ngoại giao cơng chúng của Chính phủ. Theo
thơng tin chính thức trên website của Bộ Ngoại giao Mỹ, ngoại giao cơng chúng có
nhiệm vụ “mở rộng giao lưu giữa người dân Mỹ và người dân các nước, tìm kiếm, thu
hút sự quan tâm, tác động thông tin và nắm bắt quan điểm của công chúng các nước về
Mỹ”, truyền bá và nâng tầm ảnh hưởng của các “giá trị Mỹ”, “tơ điểm” hình ảnh Mỹ
trong nhận thức của người dân thế giới, từ đó nâng cao tính cạnh tranh của sức mạnh
mềm và củng cố vị thế của nước Mỹ. Trong mục tiêu này, sứ mệnh và vai trị của ngoại
giao văn hóa Mỹ rất quan trọng, nhất là trong thời bình thì sức mạnh văn hóa, sức mạnh
mềm có lúc cịn quan trọng hơn sức mạnh cứng.
Thứ ba, quảng bá văn hố ln ln đi đơi với truyền bá văn hóa, thơng tin nhằm nâng
cao nhận thức. Việc truyền bá các giá trị Mỹ, tư tưởng Mỹ được triển khai phần nhiều
thơng qua các chương trình đào tạo, được thực hiện bền bỉ, lâu dài theo một q trình,
“mưa dần thấm lâu” và có chọn lọc đối tượng để đào tạo. Các đối tượng được chọn để
đầu tư là các nhân tài, các nhà lãnh đạo tương lai…, tựu chung là những người có sức ảnh
hưởng, có lợi cho Mỹ về lâu dài.


2.2 Ngoại giao văn hóa trong triển khai đối ngoại của Mỹ
Mỹ rất coi trọng ngoại giao công chúng trong tổng thể chính sách đối ngoại. Bộ Ngoại
giao Mỹ xếp ngoại giao công chúng đứng thứ ba trong bốn mục tiêu chính của chính sách
đối ngoại, lần lượt là: (Bảo vệ nước Mỹ và người dân Mỹ; Thúc đẩy dân chủ, nhân quyền
và những lợi ích tồn cầu khác; Tăng cường hiểu biết của cộng đồng quốc tế về chính
sách của Mỹ và giá trị Mỹ; và Hỗ trợ những nhà ngoại giao, quan chức chính phủ và tất
cả các nhân viên trong và ngoài nước đang thực hiện các mục tiêu nói trên.

Về cơ quan phụ trách và cơ chế triển khai, trong hệ thống cơ quan chính phủ Mỹ, khơng
có cơ quan cấp Bộ phụ trách về văn hóa như Việt Nam. Theo Hiến pháp Mỹ, Chính
quyền hay Quốc hội không được trao nhiệm vụ quản lý về văn hóa. Về ngoại giao văn
hố, Chính phủ Mỹ thành lập riêng một cơ quan phụ trách trực thuộc Bộ Ngoại giao là
Cục các vấn đề Văn hóa và Giáo dục (Bureau of Educational and Cultural Affairs ECA). Việc sắp xếp này cho thấy tính thống nhất trong triển khai ngoại giao văn hoá của
Mỹ: Bộ Ngoại giao là cơ quan thực thi chính sách đối ngoại, đồng thời phụ trách quảng
bá hình ảnh và các giá trị Mỹ.
Nhiệm vụ của ECA được Bộ Ngoại giao Mỹ nêu là “thiết kế và triển khai các chương
trình trao đổi giáo dục, làm việc, và trao đổi văn hoá và các chương trình khác nhằm tạo
ra và duy trì sự hiểu biết lẫn nhau với các quốc gia khác để thúc đẩy chính sách đối ngoại
của Hoa Kỳ”. Bên cạnh ECA, ở cấp tiểu bang, các trung tâm văn hóa nghệ thuật, các cơ
sở văn hóa cùng hợp tác triển khai chính sách ngoại giao văn hoá.
Mỹ dành nguồn lực lớn cho ngoại giao cơng chúng nói chung (trong đó bao gồm ngoại
giao văn hoá) và được hậu thuẫn bởi một bộ máy truyền thơng khổng lồ. Kinh phí Mỹ
đầu tư cho ngoại giao cơng chúng được ước tính là 2 tỷ USD/năm. Riêng ECA, ngân sách
hoạt động là 309 triệu USD/năm và phần lớn từ các hoạt động gây quỹ. Văn hóa đặc thù
của Mỹ là đóng góp của các nhà hảo tâm, các “Mạnh Thường Quân” cho các hoạt động
phục vụ mục đích cộng đồng, cho ngoại giao cơng chúng và ngoại giao văn hóa của Mỹ
là rất lớn. Do đó, khơng chỉ có nguồn lực từ chính giới, mà từ khu vực tư nhân cũng rất
quan trọng.


Về công cụ triển khai ngoại giao công chúng và ngoại giao văn hóa, Mỹ sở hữu lợi thế vơ
song khi tất cả các loạt hình truyền thơng tiên tiến, đa phương tiện, nền tảng công nghệ
thông tin, nhất là mạng xã hội (Twitter, Facebook…) đều hội tụ tại Mỹ.
Truyền thơng Mỹ có vai trị dẫn dắt truyền thơng thế giới, với hơn hơn 1.700 đài truyền
hình và 15.500 đài phát thanh cùng 24,3 triệu tờ báo ngày và 25,8 triệu tờ báo tuần. Bên
cạnh đó, Mỹ sở hữu ngành cơng nghiệp giải trí lớn nhất thế giới; Hollywood và các ngôi
sao quốc tế là một công cụ vô cùng đắc lực để Mỹ gia tăng ảnh hưởng trên thế giới. Rất
nhiều diễn viên điện ảnh nổi tiếng thế giới của Mỹ như George Clooney, Angelina Jolie...

đã tham gia các hoạt động liên quan các lĩnh vực mà ngoại giao Mỹ chú trọng, qua đó
dùng ảnh hưởng văn hóa để thúc đẩy các mục tiêu chính sách.
Về thực tế triển khai hoạt động ngoại giao văn hoá của Mỹ, cơ quan chủ trì – ECA chủ
yếu triển khai các chương trình giao lưu, trao đổi văn hóa và giáo dục với nhiều quốc gia,
học giả, nhà nghiên cứu, nghệ sỹ, vận động viên thể thao… trên toàn thế giới.
Về cách thức triển khai ngoại giao văn hoá của các cơ quan đại diện Mỹ ở nước ngoài,
cách làm của Đại sứ quán Mỹ và Tổng Lãnh sự quán Mỹ tại Việt Nam là một ví dụ sinh
động. Đại sứ quán Mỹ ở Hà Nội và Tổng Lãnh sự quán Mỹ tại thành phố Hồ Chí Minh
xây dựng hẳn một “khơng gian Mỹ” có tên Trung tâm Mỹ (American Center) để cơng
chúng tới tham quan, trải nghiệm, tìm hiểu.
Tại đây, một khối lượng tư liệu lớn về đất nước, con người, chính sách Mỹ được trình
bày dưới dạng thư viện, để người dân Việt Nam, nhất là học sinh, sinh viên tới tham
quan, sử dụng và học tiếng Anh (Mỹ). Trung tâm này cũng thường xuyên tổ chức các
buổi nói chuyện chuyên đề, buổi tập huấn, câu lạc bộ tiếng Anh (Mỹ), câu lạc bộ tranh
biện, đọc và thảo luận về sách, chiếu phim, triển lãm, biểu diễn âm nhạc miễn phí dành
cho cơng chúng.
Cả Bill Clinton, Barack Obama và Joe Biden đều đã từng lẩy Kiều, chọn những tứ rất hay
và phù hợp để nói về quan hệ Việt – Mỹ. Tổng thống Donald Trump đề cập yếu tố lịch sử
chống ngoại xâm, giành độc lập dân tộc. Hoặc “đời thường” hơn, khi Tổng thống Obama


thăm Việt Nam và ngồi ăn bún chả, uống bia Hà Nội, cũng là dùng nét văn hóa ẩm thực
bình dân để lơi cuốn, “lấy lịng” người dân Việt Nam.
Các sản phẩm văn hóa Mỹ từ phim ảnh Hollywood đến âm nhạc, văn học… cũng có sức
lan tỏa rất lớn, do đó được các nhà ngoại giao Mỹ sử dụng rộng rãi, góp phần đắc lực vào
việc nâng cao sức mạnh mềm và ảnh hưởng văn hóa của Mỹ đối với các nước, trong đó
có Việt Nam.
2.3 Thực tiễn và cách làm Ngoại giao văn hóa của Đại sứ quán Việt Nam tại Mỹ
Khi đất nước hội nhập quốc tế tồn diện và sâu rộng, những tinh hoa văn hóa và cách làm
hay của bạn bè, đối tác quốc tế, trong đó có Mỹ, có giá trị tham khảo đối với chúng ta để

học hỏi, tiếp thu chọn lọc và áp dụng những khía cạnh phù hợp vào thực tiễn Việt Nam.
Đặc thù hệ thống chính trị-xã hội, văn hóa chính trị của ta có những điểm khác biệt so với
Mỹ. Nét văn hóa Á Đơng của dân tộc ta cũng khác văn hóa phương Tây. Do đó, ta khơng
thể rập khuôn những bài học thành công của ngoại giao văn hóa Mỹ vào điều kiện Việt
Nam. Tuy nhiên, có một số bài học mà ta có thể xem xét vận dụng.
Đối với Đại sứ quán Việt Nam tại Mỹ, ngoại giao văn hoá là sợi chỉ đỏ xuyên suốt tất cả
các hoạt động chính trị, kinh tế, lãnh sự, truyền thông, giao lưu nhân dân giữa Việt Nam
và bạn bè, đối tác Mỹ. Yếu tố văn hóa – sức mạnh mềm của dân tộc, được thể hiện một
cách tinh tế, phong phú và đa dạng trong mọi loại hình công việc.
Trước hết, là thái độ cởi mở, lịch thiệp, chân thành, chuyên nghiệp; cách tiếp cận xây
dựng, tôn trọng, lắng nghe, tạo dựng lòng tin; chủ động và hợp tác có trách nhiệm cả
trong các vấn đề song phương, hay khu vực hay toàn cầu, cả khi hai bên cùng lợi ích hay
cịn có sự khác biệt…, đóng góp chung vào duy trì hịa bình, an ninh, ổn định của khu
vực…, đã tạo nên uy tín và thương hiệu của ngoại giao Việt Nam tại Mỹ; qua đó góp
phần nâng cao hình ảnh của đất nước.
Đại sứ qn tích cực tham gia các hoạt động giao lưu văn hoá có tiếng vang ở sở tại như
các hội chợ, triển lãm, hoạt động văn hố do ngoại giao đồn và sở tại tổ chức. Hội phu
nhân Đại sứ quán hoạt động rất tích cực, đóng góp hiệu quả vào triển khai ngoại giao văn


hoá với các hoạt động biểu diễn thời trang Việt Nam, cùng nhóm phu nhân các Sứ quán
ASEAN tại Mỹ xuất bản sách nấu ăn để giới thiệu các món ăn đặc sắc của Việt Nam.
Để làm phong phú thêm các sản phẩm truyền thơng văn hố, Đại sứ qn đã xây dựng
riêng một website về du lịch Việt Nam, các video clip quảng bá văn hoá, ẩm thực, đất
nước và con người Việt Nam. Đại sứ quán cũng thường xuyên cung cấp các tuyên truyền
phẩm tới các thư viện, trung tâm nghiên cứu, các tổ chức và cá nhân.
Tại địa bàn Mỹ có cộng đồng Việt kiều lớn nhất thế giới với gần 2,4 triệu người, Đại sứ
quán xác định đây vừa là đối tượng ngoại giao văn hoá cần nhắm đến, vừa là nguồn lực
to lớn hỗ trợ cơng tác ngoại giao văn hố và thực tế đã vận động để cộng đồng tham gia,
phối hợp trong triển khai một số hoạt động quảng bá đất nước, con người ở sở tại, như

tham gia cùng Sứ quán xây dựng clip ẩm thực Việt Nam, biểu diễn nghệ thuật những dịp
Quốc khánh, Tết cổ truyền của dân tộc.

IV.

NHẬN XÉT VÀ KINH NGHIỆM CHO VIỆT NAM

- Đánh giá:
Các kinh nghiệm quốc tế từ các nước đã nêu trong phần trên đều có đặc điểm chung
là sử dụng hiệu quả các hình thức quảng bá văn hóa, cả đặc trưng và đại chúng. Bên cạnh
đó, các phương tiện truyền thơng đại chúng đều được sử dụng một cách hiệu quả để phát
tán các thơng điệp văn hóa từ trong nước ra ngồi thế giới. Truyền thơng và văn hóa
trước hết cần phải trở thành những ngành cơng nghiệp, và đo đó, cần phải đi theo tiến
trình xã hội hóa để có thể bước vào cuộc cạnh tranh trên thị trường quốc tế.
Tuy nhiên, sức lan tỏa của một nền văn hóa khơng chỉ phụ thuộc vào các phương tiện
giúp nó khuếch tán; mà quan trọng hơn cả là còn phụ thuộc vào tỷ trọng văn minh (các
giá trị duy lý, nhân văn, sang tạo và lợi ích) mà nền văn hóa đó chuyển tải vào trong các
sản phẩm của nó khi đưa ra bên ngoài.
Xét về bối cảnh, mỗi nước lại có các điều kiện cụ thể khác nhau như chế độ chính trị,
sức mạnh của nền kinh tế, bản sắc văn hóa, hạ tầng thơng tin, thành phần sở hữu… Do


đó, việc ứng dụng các kinh nghiệm đó có thể dẫn đến những kết quả rất khác nhau ở mỗi
nước. Nói cách khác, đứng trước những nhu cầu giống nhau, không phải lúc nào các nhà
nước cũng phản ứng như nhau, mà trái lại, cần phải tìm kiếm các cách thức hợp lý nhất
phù hợp nhất với hoàn cảnh để có thể đạt được mục đích.
Văn hóa vốn dĩ tự nó khơng phải là sức mạnh, mà cần được chuyển hóa thành sức
mạnh. Có hai cách thức chính, đó là sử dụng truyền thơng đại chúng – văn hóa đại chúng
và xuất khẩu văn hóa. Để q trình này diễn ra hiệu quả, mỗ quốc gia phải định hình
được đâu là bản sắc ưu tú của mình, và cái gì cần được đưa ra bên ngoài.

Xét trường hợp Việt Nam hiện nay, sức mạnh cứng chưa đủ mạnh, mà sức mạnh
mềm cũng đang yếu, khả năng tác động quốc tế chưa nhiều, sức hấp dẫn về văn hóa cũng
chưa đáng kể. Một cách quảng bá văn hóa được nhiều nước hiện nay làm rất tốt là quảng
bá hình ảnh đất nước qua phim ảnh, âm nhạc, ẩm thực… nhưng Việt Nam lại chưa tận
dụng tốt điều này. Tuy nhiên, văn hóa là một lợi thế của Việt Nam, chúng ta hồn tồn có
thể tăng cường và phát huy sức mạnh mềm của mình, bắt đầu từ văn hóa.

-

Kinh nghiệm cho chính sách đối ngoại Việt Nam:
Để áp dụng những kinh nghiệm của Nhật Bản và Hoa Kỳ đã nêu trên một cách hiệu

quả, cá nhân thực hiện xin đề xuất một số giải pháp cho Việt Nam.
Trước hết, Việt Nam cần xác định rõ mục tiêu của các hoạt động ngoại giao văn hóa
trong từng giai đoạn cụ thể. Ví dụ như hiện nay, hình ảnh con người Việt Nam đang trở
nên xấu xí trong mắt bạn bè quốc tế qua các vụ việc trộm cắp trong siêu thị nước ngồi,
tiếp viên hàng khơng ăn trộm đồ, biểu tình bạo động chống Trung Quốc ở Bình
Dương…, thì mục tiêu trước mắt cần làm đó là xây dựng lại hình ảnh con người Việt
Nam với những giá trị đạo đức tốt đẹp trên thế giới. Để thực hiện được mục tiêu này, thì
cơng tác giáo dục tư tưởng, ý thức văn hóa dân tộc, các giá trị sống tử tế cho mỗi người
dân Việt Nam trong và ngoài nước là rất quan trọng. Bên cạnh đó thì việc nâng cao dân
trí cũng rất thiết yếu trong bối cảnh hiện nay, khi Việt Nam cịn thua kém các nước về
kinh tế, trình độ khoa học kỹ thuật. Giáo dục Việt Nam xưa vốn chịu ảnh hưởng nặng nề



×