Tải bản đầy đủ (.pdf) (73 trang)

Hiệu ứng truyền dẫn tỷ giá hối đoái vào chỉ số giá nhập khẩu Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.85 MB, 73 trang )

i

MỤC LỤC

1. GIỚI THIỆU 2
2. TỔNG QUAN NHỮNG NGHIÊN CỨU TRƯỚC ĐÂY 7
3. NGHIÊN CỨU THỰC NGHIỆM VỀ HIỆU ỨNG TRUYỀN DẪN CỦA TỶ
GIÁ HỐI ĐOÁI VÀO GIÁ NHẬP KHẨU 12
3.1. Các yếu tố quyết định ERPT 12
3.2. Các mô hình lý thuyết 16
3.2.1. Ngang giá sức mua (PPP) và Luật Một Giá (LOOP) 16
3.2.2. Pricing to market (PTM) và cạnh tranh không hoàn hảo 17
3.2.3 Chiến lược định giá tiền tệ địa phương - đồng nội tệ (LCP) và định giá
đồng tiền của nhà sản xuất (PCP) 19
3.2.4. Mô hình lý thuyết 19
3.3. Mô tả biến và dữ liệu 21
3.4. Mô hình nghiên cứu thực nghiệm 22
3.4.1. Phương pháp nghiên cứu 24
3.4.2. Kiểm định tính dừng của dữ liệu (Unit root test) 27
3.4.3. Kiểm tra mối quan hệ đồng liên kết (Johansen) 31
3.5. Mô hình nghiên cứu mở rộng: Tác động của những yếu tố kinh tế vi mô và vĩ
mô đến sự thay đổi của ERPT 34
3.6. Mô hình truyền dẫn tỷ giá bất cân xứng 38
4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 39
4.1. Mô hình thực nghiệm 39
4.1.1 Tác động cân bằng trong dài hạn (Hồi quy theo mô hình DOLS) 39
4.1.2. Tác động trong ngắn hạn (Hồi quy theo mô hình ECM) 44
4.2. Kết quả mô hình nghiên cứu mở rộng 46
4.3. Sự truyền dẫn bất cân xứng 51
5. KẾT LUẬN 53
6. MỘT SỐ KHUYẾN NGHỊ TRONG VIỆC LỰA CHỌN CHẾ ĐỘ TỶ GIÁ Ở


VIỆT NAM 54


ii

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

ERPT (Exchange Rate Pass – Through): Hiệu ứng truyền dẫn tỷ giá hối đoái
PTM: Pricing To Market
LCP (Local Currency Pricing): Chiến lược định giá tiền tệ địa phương - đồng nội tệ
PCP (Producer currency pricing): Chiến lược định giá tiền tệ của nhà sản xuất
NHNN: Ngân hàng nhà nước
NHTM: Ngân hàng thương mại
NTBs (Non-Tariff Barriers): Các hàng rào phi thuế quan
GDP (Gross Domestic Product): Tổng sản phẩm quốc nội
CPI (Consumer Price Index): Chỉ số giá tiêu dùng
PPI (Producer Price Index): Chỉ số giá sản xuất
WPI (Wholesale Price Index): Chỉ số giá bán buôn
PPP (Purchasing Power Parity): Ngang giá sức mua
LOOP (Law of One Price): Luật một giá
VAR (Vector Autoregression): Mô hình vectơ tự hồi quy
ECM (Error Correction Model): Mô hình hiệu chỉnh sai số
VECM (Vector Error Correction Model): Mô hình vectơ hiệu chỉnh sai số
DOLS (Dynamic Ordinary Least Squares): Phương pháp bình phương bé nhất động
MC (Marginal Cost): Chi phí biên
P
M
(Import Price): Giá nhập khẩu
: Mức tăng giá
FPE: Final prediction error AIC: Akaike information criterion

SC: Schwarz information criterion HQ: Hannan-Quinn information criterion
PL: Phụ lục






iii

DANH MỤC BẢNG

Bảng 3.1. Kết quả kiểm định tính dừng (sử dụng kiểm định KPSS) 30
Bảng 3.2. Kết quả kiểm định nghiệm đơn vị (sử dụng kiểm định Phillip-Perron)
………………………………………………… 31
Bảng 3.3. Lựa chọn độ trễ cho kiểm định đồng liên kết và mô hình ECM PL 2, 3
Bảng 3.4, 3.5, 3.6. Kiểm định đồng liên kết, độ trễ 1 – 4 33
Bảng 3.7. Kết quả kiểm định tính dừng (sử dụng kiểm định KPSS) 37
Bảng 3.8. Kiểm định đồng liên kết, độ trễ 1 -3 38
Bảng 4.1. Hệ số cân bằng trong dài hạn theo ER và chỉ số PPI của Mỹ (k = 4, p =1)
39
Bảng 4.2. Hệ số cân bằng trong dài hạn theo ER và chỉ số CPI của Mỹ (k = 4, p =1)
40
Bảng 4.3. Hệ số cân bằng trong dài hạn theo NEER (k = 5, p = 2) 41
Bảng 4.4. Kiểm định tính dừng của phần dư 41
Bảng 4.5. Tác động truyền dẫn của tỷ giá vào giá nhập khẩu trong ngắn hạn 44
Bảng 4.6. Tác động truyền dẫn của tỷ giá vào giá nhập khẩu trong ngắn hạn 45
Bảng 4.7. Tác động truyền dẫn của tỷ giá vào giá nhập khẩu trong ngắn hạn 45
Bảng 4.8. Kiểm định hiện tượng phương sai thay đổi và tương quan chuỗi (mô hình
ECM trong ngắn hạn) PL 4

Bảng 4.9. Tác động của các yếu tố kinh tế vi mô và vĩ mô đến ERPT 47
Bảng 4.10. Kiểm định hiện tượng phương sai thay đổi và tương quan chuỗi 48
Bảng 4.11. Kiểm định tính dừng của phần dư 48
Bảng 4.12. Kết quả kiểm định đồng liên kết, độ trễ 1 – 4 51
Bảng 4.13. Kết quả ước lượng phương trình (12) – Hệ số cân bằng trong dài hạn
51
Bảng 4.14. Kiểm định hiện tượng phương sai thay đổi và tương quan chuỗi 52
Bảng 6.1. Cơ chế tỷ giá của Việt Nam, giai đoạn 1999 – 2009 57
Bảng 6.2. Những công cụ hiện đại của một NHNN độc lập PL 6, 7




iv

DANH MỤC HÌNH VẼ

Hình 3.1. Chỉ số giá nhập khẩu và NEER của Việt Nam PL 1
Hình 4.1. Kiểm định phân phối chuẩn của phần dư (resid 01) 40
Hình 4.2. Kiểm định phân phối chuẩn của phần dư (resid 02) 40
Hình 4.3. Kiểm định phân phối chuẩn của phần dư (resid 03) 41
Hình 4.4. Kiểm định sự ổn định của mô hình ECM PL 4
Hình 4.5. Kiểm định phân phối chuẩn của phần dư trong mô hình ECM PL 5
Hình 4.6. Ước lượng truy hồi ERPT vào giá nhập khẩu Việt Nam 47
Hình 4.7. Kiểm định phân phối chuẩn của phần dư 49
Hình 4.8. Kiểm định phân phối chuẩn của phần dư 52
1

HIỆU ỨNG TRUYỀN DẪN TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI
VÀO CHỈ SỐ GIÁ NHẬP KHẨU VIỆT NAM


Tóm tắt

Một kênh truyền dẫn quan trọng của các yếu tố toàn cầu vào giá trong nước
là thông qua các biến động của tỷ giá hối đoái. Hiệu ứng truyền dẫn của tỷ giá
thường được hiểu là mức % thay đổi giá trong nước tính bằng đồng tiền của nước
nhập khẩu khi tỷ giá tiền tệ giữa các đối tác thương mại thay đổi 1%. Nói cách
khác, hiệu ứng truyền dẫn của tỷ giá chính là độ co giãn của giá trong nước so với
tỷ giá. Bài nghiên cứu này xem xét mức độ truyền dẫn của tỷ giá (ERPT) vào chỉ số
giá nhập khẩu tổng hợp trong ngắn hạn và dài hạn nhằm làm rõ tính chất và quy
mô hiệu ứng truyền dẫn của tỷ giá hối đoái trong nền kinh tế của Việt Nam phụ
thuộc vào các biến như tỷ giá, chi phí của nhà sản xuất nước ngoài và các yếu tố
làm tăng giá (mark –up). Đồng thời, bài nghiên cứu cũng mở rộng về phản ứng bất
cân xứng của chỉ số giá nhập khẩu đối với việc tăng và giảm giá trị đồng nội tệ.
Kết quả kiểm định cho thấy sự chuyển dịch từ tỷ giá hối đoái đến chỉ số giá
nhập khẩu là hoàn toàn trong dài hạn, phù hợp với những nghiên cứu trước đó. Bài
viết cũng phát hiện rằng có sự chuyển dịch bất cân xứng khi có sự biến động tăng
và giảm trong tỷ giá hối đoái, cụ thể là ảnh hưởng của việc tỷ giá hối đoái có hiệu
lực danh nghĩa giảm (đồng nội tệ tăng giá) lên giá nhập khẩu lớn hơn việc tỷ giá
tăng, tuy tác động này không đáng kể nhưng vẫn có ý nghĩa quan trọng.
Bên cạnh đó, bài nghiên cứu còn kiểm tra sự tác động của các yếu tố kinh tế
vi mô và vĩ mô lên ERPT như biến động tỷ giá, lạm phát, mức độ phụ thuộc vào
nhập khẩu, lỗ hổng sản lượng, mức độ giàu có…để xem xét xem ERPT có thay đổi
theo thời gian hay không. Kết quả cho thấy có một sự suy giảm của ERPT theo thời
gian khi ta thêm vào tác động của các yếu tố kinh tế kể trên.
2

1. GIỚI THIỆU
Tỷ giá hối đoái có tầm quan trọng đặc biệt với nhiều nền kinh tế, đặc biệt là
nền kinh tế đang hội nhập như Việt Nam. Tỷ giá ảnh hưởng đến giá cả tương đối

giữa hàng hóa trong nước và nước ngoài, vì vậy nó tác động đến nhu cầu của các
loại hàng hóa. Kết quả là, cả sản xuất tổng hợp và mức giá của một nền kinh tế mở
phụ thuộc vào tỷ giá hối đoái. Mức độ giá cả thay đổi để phản ứng lại với những
biến động tỷ giá được gọi là hiệu ứng truyền dẫn tỷ giá hối đoái (ERPT), bao gồm
tác động của những thay đổi tỷ giá hối đoái đến một trong những (1) giá nhập khẩu
và giá xuất khẩu, (2) giá tiêu dùng, (3) đầu tư, và (4) khối lượng giao dịch thương
mại (trade volumes) (theo Darvas, 2001). Từ những năm 1970, các nhà kinh tế học
đã nghiên cứu tác động của những biến động tỷ giá hối đoái đến giá cả trong nước
vì nó có ý nghĩa quan trọng trong việc truyền dẫn những cú sốc tiền tệ quốc tế,
quyết định tối ưu của chính sách tiền tệ trong nước và giải pháp cho sự mất cân đối
của thương mại toàn cầu.
Biến động tỷ giá hối đoái ảnh hưởng đến các chỉ số giá trong nước thông qua
kênh trực tiếp hoặc gián tiếp. Kênh truyền dẫn trực tiếp (theo Hyder và Shah
(2004)), diễn ra khi biến động tỷ giá ảnh hưởng đến giá trong nước thông qua thay
đổi của giá hàng hoá nhập khẩu tiêu dùng cuối cùng hoặc hàng hoá nhập khẩu sử
dụng làm đầu vào cho sản xuất trong nước. Khi đó một sự phá giá đồng nội tệ sẽ
làm giá nhập khẩu tăng, ngược lại một sự nâng giá nội tệ sẽ làm giá nhập khẩu
giảm. Trong trường hợp phá giá, chi phí nhập khẩu nguyên liệu cao hơn sẽ làm tăng
chi phí biên và dẫn tới chi phí sản xuất hàng nội địa tăng. Mặt khác, các công ty
nhập khẩu hàng hoá tiêu dùng cuối cùng có thể tăng giá bán để phản ứng lại việc
tăng chi phí hàng nhập khẩu. Như vậy, kênh truyền dẫn tỷ giá hối đoái đầu tiên là
các thay đổi của tỷ giá hối đoái làm tăng giá nhập khẩu ảnh hưởng đến mức giá sản
xuất, và cuối cùng ảnh hưởng đến mức giá tiêu dùng. Kênh thứ hai là những thay
đổi trong tỷ giá hối đoái ảnh hưởng đến giá nhập khẩu hàng hoá cuối cùng và do đó
tác động vào giá tiêu dùng trong nước. Trong kênh truyền dẫn gián tiếp này, khi phá
giá đồng tiền, hàng hóa nhập khẩu trở nên đắt hơn nên người dân trong nước có xu
3

hướng chuyển sang tiêu dùng sản phẩm sản xuất trong nước. Đối với thị trường
nước ngoài, cầu về hàng hóa của nước có đồng tiền phá giá có xu hướng tăng lên.

Cả hai yếu tố này đều tạo áp lực tăng giá hàng nội địa.
Tỷ giá hối đoái biến động lớn sau khủng hoảng tài chính gần đây và cuộc
khủng hoảng nợ quốc tế đã làm tăng sự chú ý về ERPT. Cho đến nay, đã có một số
lượng lớn các công trình lý thuyết cũng như thực nghiệm nghiên cứu sâu rộng về
các yếu tố quyết định, động lực và mức độ của ERPT ở các quốc gia, các ngành và
sản phẩm khác nhau. Những nghiên cứu lý thuyết đã đưa ra một loạt các yếu tố ảnh
hưởng đến ERPT, chẳng hạn như phân biệt giá quốc tế (Krugman, 1986), sự hội
nhập của nền kinh tế, mức độ cạnh tranh (Dornbusch, 1987), chi phí vận chuyển và
phân phối (Burstein và cộng sự 2003; Corsetti và Dedola, 2005), quyết định định
giá tiền tệ (Bacchetta và Van Wincoop, 2005) kết hợp với mức độ ít thay đổi của
giá (stickiness), sự ổn định của chính sách tiền tệ (Devereux và Engel, năm 2001;
Devereux và cộng sự, 2004), sự bền vững trong những thay đổi của tỷ giá hối đoái
(Froot và Klemperer, 1989; Taylor, 2000), và biến động tỷ giá hối đoái (Corsetti và
Pesenti, 2004). Như vậy, ERPT vào giá đã được công nhận là một cơ chế truyền dẫn
quan trọng và phức tạp.
Tuy nhiên, mỗi quốc gia có nhiều yếu tố đặc trưng ảnh hưởng đến hiệu ứng
truyền dẫn, do vậy ước lượng thực nghiệm cho một quốc gia không áp dụng cho các
quốc gia khác. Thay vào đó, ước tính riêng biệt phải được thực hiện đối với các
quốc gia khác nhau. Dựa trên phương pháp áp dụng, các nghiên cứu thực nghiệm có
thể được phân loại thành ba nhóm: nghiên cứu dựa trên các mô hình ước lượng đơn
giản, các mô hình vectơ tự hồi quy (VAR) và phân tích đồng liên kết (bao gồm các
mô hình vectơ điều chỉnh sai số (VECM)).
Trong các mô hình sử dụng một phương trình duy nhất (mô hình ước lượng
đơn giản), giá hay tỷ lệ lạm phát được hồi quy theo tỷ giá hối đoái và các biến giải
thích khác (xem cuộc khảo sát của Menon (1995), nhiều nghiên cứu gần đây áp
dụng phương pháp này là Gagnon và Ihrig (2004), Campa và Goldberg (2005)).
Những phát hiện của các nghiên cứu này cho thấy sự thay đổi đáng kể trong mức độ
4

ERPT giữa các nước. Nhiều nghiên cứu dựa trên các mô hình VAR (tham khảo

McCarthy (2000), Hahn (2003), Choudhri và cộng sự (2005), Cavaliere (2007)) tìm
thấy bằng chứng về ERPT đáng kể vào giá nhập khẩu và truyền dẫn giới hạn vào
giá sản xuất và giá tiêu dùng. Hơn nữa, kết quả cho thấy độ lớn của ERPT và tốc độ
điều chỉnh giá giảm dọc theo chuỗi phân phối. Bằng chứng về ERPT dựa trên việc
phân tích các mối quan hệ đồng liên kết hoặc các mô hình VECM là khá hiếm. Cả
Kim (1998), Billmeier và Bonato (2004) tìm thấy một tác động dài hạn tương đối
nhỏ của tỷ giá hối đoái vào các chỉ số giá. Ngược lại, những phát hiện của Masten
(2004), phân tích sự giảm giá trị tiền tệ, tỷ lệ lạm phát và các chỉ số giá cho thấy
một ERPT cao.
Tuy nhiên, hầu hết các nghiên cứu lý thuyết và thực nghiệm về sự truyền dẫn
tỷ giá hối đoái tập trung vào các nước phát triển, đặc biệt là Mỹ, khu vực Euro, Nhật
Bản và các nước OECD, chẳng hạn như Knetter (1989), Marston (1990), Parsley
(1993), Campa và Goldberg (2002), Campa và Goldberg (2005), Otani, Shiratsuka
và Shirota (2005). Cho đến nay chỉ có một vài nghiên cứu điều tra ERPT của các
nước đang phát triển như các nước châu Á (tham khảo Parsons và Sato (2006),
Takagi và Yoshida (2001), Lee (1995), Toh và Ho (2001), Ghosh và Rajan (2009)).
Đặc biệt, ERPT vào giá nhập khẩu của Việt Nam chưa được nghiên cứu định lượng
nhiều. Điều này có thể gây khó khăn trong việc hoạch định chính sách, đặc biệt, lạm
phát ở Việt Nam không chỉ là nỗi lo lắng kéo dài hàng bao thập kỷ đối với người
dân mà còn là vấn đề gây đau đầu đối với chính phủ nói chung và Ngân hàng nhà
nước (NHNN) nói riêng. Lạm phát đi đôi với thuật ngữ đồng tiền mất giá. Thật vậy,
trong hai năm (2007 và 2008), Việt Nam đã rơi vào một tình huống không ổn định
với tỷ lệ lạm phát ở mức hai con số (một đỉnh cao hơn 25%), cùng với sự mất giá
đáng kể của tiền đồng Việt Nam so với các đồng tiền chính, đặc biệt là đồng Yên
Nhật Bản. Cho rằng kiểm soát lạm phát là chính sách ưu tiên hàng đầu, chính phủ
Việt Nam đã thực hiện thắt chặt tiền tệ từ tháng 2 năm 2008 bằng cách tăng lãi suất
cơ bản lên đến 14%. Tỷ lệ lạm phát bắt đầu giảm từ tháng Mười năm 2008, nhưng
vẫn còn cao ở mức hai con số, kinh tế vĩ mô vẫn còn tồn tại bất ổn, chẳng hạn như
tốc độ tăng trưởng kinh tế chậm lại so với dự đoán và thâm hụt tài khoản vãng lai
5


vượt quá giới hạn có thể chấp nhận được. Sau mười tháng áp dụng một chính sách
tiền tệ thắt chặt, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố cắt giảm lãi suất cơ bản
còn 8,5% trong tháng 12 năm 2008. Thực trạng này cho thấy tác động của thay đổi
tỷ giá hối đoái đến lạm phát trong nước đã không được Chính phủ Việt Nam cân
nhắc đúng cách. NHNN cần phải biết về tác động đến lạm phát của sự thay đổi tỷ
giá hối đoái trong mục tiêu bình ổn giá của mình. Kiến thức này là cần thiết cho
việc xác định chính sách tiền tệ tối ưu, dự báo, kiểm soát lạm phát hiệu quả và cơ
chế truyền dẫn tiền tệ. Sự hiểu biết sâu sắc hơn các cơ chế của ERPT là chìa khóa
để NHNN hoạch định chính sách. Vì vậy, thực sự cần thiết để có một nghiên cứu
thực nghiệm về ERPT vào giá nhập khẩu, nó có ý nghĩa quan trọng trong việc hoạch
định chính sách tiền tệ và lựa chọn chế độ tỷ giá hối đoái tối ưu tại Việt Nam.
Trên thực tế, ERPT vào giá nhập khẩu có thể là hoàn toàn hoặc không hoàn
toàn. Nếu hiệu ứng truyền dẫn không hoàn toàn thì chúng ta có bằng chứng cho việc
định giá đồng nội tệ của các nhà nhập khẩu (LCP) hoặc Pricing to market (PTM).
PTM là quan trọng vì nó có thể dẫn đến biến động tỷ giá hối đoái cao hơn và giảm
chia sẻ rủi ro quốc tế (Betts và Devereux, 2001) mà nền kinh tế của các thị trường
mới nổi đều có thể gặp phải hai vấn đề trên.
1
Hiệu ứng truyền dẫn không hoàn toàn
có thể là do cấu trúc thị trường và sự khác biệt sản phẩm. Trong một thị trường cạnh
tranh không hoàn hảo, các công ty có thể tính một chi phí biên cao hơn để kiếm
được lợi nhuận cao hơn bình thường trong thời gian dài. Sự điều chỉnh tăng giá này
là khác nhau tùy thuộc vào mức độ thay thế giữa hàng hóa trong nước và hàng hóa
nhập khẩu dựa trên từng phân khúc thị trường (tham khảo Krugman, 1987). Bên
cạnh đó, một vấn đề quan trọng cần xem xét là hiệu ứng truyền dẫn là một hiện
tượng "vi mô" hay "vĩ mô".


1

Mẫu những nền kinh tế mới nổi của châu Á bao gồm Armenia, Azerbaijan, Bangladesh, Bhutan,
Campuchia, Cộng hòa dân chủ nhân dânTrung Quốc, quần đảo Fiji, Georgia, Hồng Kông, Trung Quốc, Ấn
Độ, Indonesia, Kazakhstan, Cộng hòa Kyrgyz, Hàn Quốc, Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào, Malaysia,
Maldives, Micronesia, Mông Cổ, Myanmar, Nepal, Pakistan, Papua New Guinea, Philippines, Samoa,
Singapore, quần đảo Solomon, SriLanka, Tajikistan, Thái Lan, Tonga, Turkmenistan, Uzbekistan, và Việt
Nam (theo Joshua Aizenman, Menzie D.Chinn, Hiro Ito, 2010).
6

Trong một nghiên cứu chuyên đề, Dornbusch (1987) cung cấp một mô hình
lý thuyết giải thích hiệu ứng truyền dẫn không hoàn toàn với các yếu tố kinh tế vi
mô như mức độ tập trung của thị trường, tính đồng nhất/thay thế của các sản phẩm,
thị phần tương đối của các doanh nghiệp trong và ngoài nước. Tiếp tục cuộc tranh
luận, Campa và Goldberg (2005) nghiên cứu mức độ ERPT đối với thành phần sản
phẩm nhập khẩu, và kết luận rằng sự biến động trong ERPT là một hiện tượng vi
mô. Ngược lại, Marazzi cùng cộng sự (2005) cung cấp bằng chứng cho thấy một sự
thay đổi hàng nhập khẩu theo khu vực địa lý của Mỹ đã có thể giải thích sự giảm sút
hiệu ứng truyền dẫn cho đất nước này. Các nghiên cứu khác cũng cho rằng sự biến
động trong ERPT là một hiện tượng vĩ mô. Ví dụ, Choudhri và Hakura (2006) cho
thấy hiệu ứng truyền dẫn chỉ số giá tiêu dùng (CPI) là dương và có ý nghĩa, đầu tiên
là với mức tỷ lệ lạm phát trung bình, và thứ hai là với biến động của lạm phát và tỷ
giá. Ca'Zorzi và cộng sự (2007) cho thấy một mối liên hệ tích cực giữa biến động
lạm phát và sự thay đổi hiệu ứng truyền dẫn vào chỉ số giá tiêu dùng giữa các thị
trường mới nổi. Mở rộng các phân tích cho cả độ co giãn ERPT vào giá nhập khẩu
và giá xuất khẩu, Bussière và Peltonen (2008) tìm thấy các liên hệ mạnh mẽ với các
yếu tố vĩ mô như chế độ tỷ giá hối đoái và biến động lạm phát trong nước, trong khi
đó các yếu tố vi mô được đại diện bởi mức độ phụ thuộc vào nhập khẩu và thành
phần dòng sản phẩm mậu dịch được tìm thấy là đóng một vai trò ít quan trọng hơn,
góp phần vào việc nghiên cứu hiệu ứng truyền dẫn theo nhiều hướng khác nhau.
Mục tiêu của bài nghiên cứu là ước lượng mức độ truyền dẫn của tỷ giá hối
đoái vào giá nhập khẩu trong ngắn hạn và dài hạn nhằm làm rõ tính chất và quy mô

hiệu ứng truyền dẫn tỷ giá hối đoái trong nền kinh tế Việt Nam, ngoài ra còn kết
hợp kiểm tra xem liệu ERPT vào giá nhập khẩu có sụt giảm theo thời gian hay
không thông qua những biến kinh tế vi mô và vĩ mô khác nhau. Đồng thời, bài
nghiên cứu cũng mở rộng về phản ứng bất cân xứng của giá nhập khẩu đối với việc
tăng và giảm giá trị đồng nội tệ (dựa trên mô hình được sử dụng trong nghiên cứu
của Joseph P. Byrne, Aditya S. Chavali và Alexandros Kontonikas (2010)). Để trả
lời những câu hỏi này, bài nghiên cứu sử dụng phương pháp bình phương bé nhất
động (dynamic OLS) kết hợp với mô hình hiệu chỉnh sai số (ECM), cũng như
7

phương pháp bình phương nhỏ nhất (OLS) với số liệu từ Quý 1/2000 đến Quý
3/2012.
Phần còn lại của bài nghiên cứu được trình bày như sau. Phần kế tiếp giới
thiệu tổng quan các nghiên cứu lý thuyết và thực nghiệm về sự truyền dẫn tỷ giá hối
đoái, phần 3 trình bày các mô hình lý thuyết và thực nghiệm, dữ liệu và phương
pháp nghiên cứu, phần 4 mô tả kết quả, phần 5 là kết luận và phần cuối cùng là
những khuyến nghị cho việc lựa chọn chế độ tỷ giá ở Việt Nam.
2. TỔNG QUAN NHỮNG NGHIÊN CỨU TRƯỚC ĐÂY
Những nghiên cứu trước đây về hiệu ứng truyền dẫn của tỷ giá hối đoái vào
các chỉ số giá có thể được chia làm ba thành phần khác nhau. Thế hệ đầu tiên là các
mô hình dựa trên Luật Một Giá (LOOP) thì rõ ràng giá trong nước là một hàm số
của tỷ giá hối đoái (tham khảo Isard (1977) và Goldberg và Knetter (1997)). Những
mô hình này ngụ ý rằng những sai lệch so với Luật Một Giá (LOOP) có thể giải
thích một phần là do hiệu ứng truyền dẫn không hoàn toàn. Các mô hình ở thế hệ
thứ hai thì ERPT được mô hình hóa bằng cách sử dụng các giá trị trễ của tỷ giá hối
đoái như là các biến giải thích (có thể tham khảo Ohno, 1989). Một cách tiếp cận
như vậy có thể chỉ phản ánh hành vi định giá của các công ty khi họ bỏ qua vai trò
của chi phí đầu vào. Các mô hình của thế hệ thứ ba không nhất thiết phải giả định
thị trường cạnh tranh hoàn hảo bằng cách sử dụng Pricing to market (PTM), do đó
hiệu ứng truyền dẫn thấp (tham khảo Athukorala và Menon (1994), Menon (1996)

và Doyle (2004)). Hành vi Pricing to market (PTM) ngụ ý rằng các nhà xuất khẩu
điều chỉnh giá so với giá hiện hành trong các thị trường xuất khẩu của họ. Đối với
các nước nhập khẩu, các tác động của PTM có thể được hiểu như là một phương
pháp đo lường sự ổn định của giá cả trong nước so với giá nước ngoài và sự gia
tăng của tỷ giá hối đoái. Krugman (1987) cho rằng PTM có thể bắt nguồn từ sự khác
biệt trong các tiêu chuẩn thương mại quốc tế hoặc cạnh tranh không hoàn hảo. Các
nhà nghiên cứu hoặc đã đưa ra giả thuyết hiệu ứng truyền dẫn hoàn toàn là cơ sở để
giả định cạnh tranh hoàn hảo (người chấp nhận giá) hoặc đã giả định cạnh tranh
không hoàn hảo và giá xuất khẩu có mô hình dựa trên PTM hoặc cơ chế định giá
8

tiền tệ địa phương (LCP). Do đó, PTM là hữu ích cho giả định ERPT không hoàn
toàn. Về vấn đề này, Marston (1990) nghiên cứu hành vi định giá của các công ty
xuất khẩu Nhật Bản. Ông tìm thấy bằng chứng mạnh mẽ của PTM kể từ khi những
nhà xuất khẩu của Nhật Bản tính giá xuất khẩu khác nhau khi cùng quy ra đồng Yên
so với giá trong nước. Ngoài ra, Marston tìm thấy PTM là không tuyến tính, kể từ
khi sự khác biệt giữa giá cao hơn trong các thời kỳ đồng Yên tăng giá. Ông kết luận
rằng các doanh nghiệp đã dùng PTM một cách có kế hoạch để duy trì khả năng cạnh
tranh trong giá xuất khẩu của họ.
Hầu hết các nghiên cứu thực nghiệm về sự truyền dẫn tỷ giá hối đoái đều tập
trung ở các nước phát triển, đặc biệt là Mỹ. Khảo sát của Menon (1995) mô tả kết
quả của 43 nghiên cứu như vậy (Dobrynskaya và Levando, 2005). Các nghiên cứu
thực nghiệm về ERPT ở các nước đang phát triển cũng cho thấy ERPT suy giảm
đáng kể từ những năm 1990 nhưng vẫn cao hơn so với sự truyền dẫn ở các nước
phát triển (Frankel, Parsley và Wei, 2005). Nghiên cứu về sự truyền dẫn bất cân
xứng chỉ chiếm một phần nhỏ ví dụ như Pollard và Coughlin (2004);
Wickremasinghe và Silvapulle (2004); Joseph P. Byrne, Aditya S. Chavali và
Alexandros Kontonikas (2010). Tuy nhiên, chỉ có một số lượng hạn chế các bài
nghiên cứu phân tích tác động ngắn hạn và dài hạn của ERPT vào giá nhập khẩu ở
các nền kinh tế mới nổi, đặc biệt là ở châu Á, một phần là do sự thiếu dữ liệu. Ví

dụ, Lee (1995) nghiên cứu ERPT tại Hàn Quốc dựa trên ngành nhập khẩu hàng hóa
để sản xuất. Toh và Ho (2001) đã điều tra ERPT ở một mức độ bán tổng hợp cho
Malaysia, Singapore, Đài Loan và Thái Lan căn cứ trên việc nhập khẩu hàng hóa
thiết yếu và hàng hóa sản xuất. Parsons và Sato (2006) ước tính ERPT ở Indonesia,
Malaysia, Philippines và Thái Lan. Ghosh và Rajan (2009) nghiên cứu ERPT vào
giá nhập khẩu và giá tiêu dùng tổng hợp của Hàn Quốc và Thái Lan.
Hầu hết các nền kinh tế châu Á đã trải qua một sự thay đổi từ hệ thống tỷ giá
hối đoái cố định sang linh hoạt hơn trong những năm 1990. Đây là một lý do phổ
biến để làm tăng hiệu ứng dẫn truyền của lạm phát và tỷ giá. Theo nghiên cứu của
Khundrakpam (2007), tốc độ giảm tỷ giá của Ấn Độ đã chậm lại nhưng có sự gia
9

tăng trong lạm phát cùng với giá nhập khẩu kể từ cuối những năm 1990. Đồng Rupi
của Indonesia giảm gần 50% giá trị của nó trong năm 1997, giá cả mất đi tính cạnh
tranh, lạm phát tăng và duy trì cao hơn so với các nền kinh tế châu Á khác mãi đến
năm 2003. Theo Webber (2000), Ringitt của Malaysia bị mất 34% giá trị của nó
trong thời gian 1996-1997 do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng. Chan (2008) đã ghi
nhận rằng Philippines được đặc trưng bởi biến động tỷ giá hối đoái cao, dẫn truyền
vào giá nhập khẩu của nó, tiếp theo là chỉ số giá tiêu dùng cao. Thái Lan đã có một
chế độ tỷ giá hối đoái cố định cùng với tỷ lệ lạm phát trung bình trước năm 1997.
Một sự thay đổi đột ngột do chuyển sang một hệ thống tỷ giá linh hoạt vào năm
1997 dẫn đến sự mất giá 25% của đồng Baht. Hậu quả lớn nhất của nó là làm tăng
chỉ số giá nhập khẩu, tiếp theo là chỉ số giá sản xuất và giá tiêu dùng.
Sahminan (2002) đã kiểm tra ERPT giữa các nước Đông Nam Á áp dụng
một mô hình hiệu chỉnh sai số. Kết quả của ông cho thấy đối với Thái Lan trong
ngắn hạn, nhu cầu trong nước và giá nước ngoài có ảnh hưởng đáng kể đến giá nhập
khẩu. Nhưng đối với Singapore, chỉ có giá nước ngoài có tác động đáng kể đến giá
nhập khẩu. Trong khi đó, tỷ giá hối đoái đã không thể hiện ảnh hưởng đáng kể đến
giá nhập khẩu cho cả hai quốc gia.
Webber (2000) xem xét sự bất cân xứng trong hiệu ứng truyền dẫn bằng

cách minh họa rằng nhiều đồng tiền Châu Á đã không truyền dẫn vào giá nhập khẩu
sau cuộc khủng hoảng cũng như trong suốt cuộc khủng hoảng năm 1997.
Khundrakpam (2007) nghiên cứu hiệu ứng dẫn truyền tỷ giá hối đoái lên giá trong
nước ở Ấn Độ trong giai đoạn cải cách (tức là từ năm 1991) và không tìm thấy bằng
chứng rõ ràng của sự suy giảm trong mức độ truyền dẫn. Ông cũng kết luận rằng có
tồn tại một sự truyền dẫn bất cân xứng trong suốt quá trình cải cách. Điều này có
thể do một số yếu tố bao gồm sự gia tăng trong tự do hóa thương mại, giảm thuế và
hạn chế số lượng. Ngoài những lý do này, kỳ vọng lạm phát gia tăng trong cuối
những năm 90 cũng góp phần làm cho hiệu ứng truyền dẫn cao hơn trong dài hạn.
Quan điểm cho rằng chính sách tiền tệ ảnh hưởng đến tác động truyền dẫn
của tỷ giá hối đoái vào giá nhập khẩu, giá sản xuất và giá tiêu dùng cho một vài
10

nước Đông Á cũng được Ito và cộng sự (2005) nghiên cứu. Phát hiện chính của họ
là trước hết, cuộc khủng hoảng đã ảnh hưởng đến các nước như Indonesia, Hàn
Quốc và Thái Lan được thể hiện thông qua việc ERPT vào giá trong nước cao hơn.
Riêng đối với Indonesia, hiệu ứng truyền dẫn của tỷ giá trong cả ngắn hạn và dài
hạn đều lớn. Tuy nhiên, những thay đổi chính sách tiền tệ cũng đã góp phần tăng
ERPT vào giá tiêu dùng ở Indonesia.
Kun và Zhanna (2008) nghiên cứu ERPT vào giá nhập khẩu cho bốn quốc
gia châu Á là Hàn Quốc, Malaysia, Singapore và Thái Lan. Thứ nhất, mức độ
truyền dẫn là khác nhau giữa các quốc gia, trong đó nổi bật là tầm quan trọng của
tính không đồng nhất. Singapore có ERPT cao hơn, có thể là do hai nguyên nhân
sau đây. Do kết quả của việc hướng đến tỷ giá hối đoái mục tiêu ổn định hơn và sau
đó là hội nhập thương mại cao hơn. Hội nhập thương mại nhiều hơn có thể làm cho
hiệu ứng truyền dẫn của tỷ giá vào giá nhập khẩu cao hơn. Thứ hai, nhìn chung,
mức độ truyền dẫn tỷ giá hối đoái cao hơn vào chỉ số giá nhập khẩu, trung bình vào
chỉ số giá sản xuất (PPI) và thấp vào chỉ số giá tiêu dùng (CPI).
Ở Việt Nam, trong những năm gần đây cũng có một số nghiên cứu thực
nghiệm về sự truyền dẫn tỷ giá hối đoái, hầu hết các nghiên cứu này đều sử dụng

phương pháp vectơ tự hồi quy và mô hình vectơ hiệu chỉnh sai số, kết quả cũng
không có sự khác biệt đáng kể. Chúng ta có thể kể đến nghiên cứu của Võ Văn
Minh (2009), Bạch Thị Phương Thảo (2011), hai tác giả này sử dụng mô hình VAR
để ước lượng mức độ tác động của cú sốc tỷ giá hối đoái đến chỉ số giá nhập khẩu
và tỷ lệ lạm phát trong nước.
Võ Văn Minh (2009) sử dụng dữ liệu nghiên cứu từ tháng 1 năm 2001, đến
tháng 2 năm 2007 đã tìm thấy mức truyền dẫn tỷ giá hối đoái đến chỉ số giá nhập
khẩu sau 6 tháng là 104% và sau 1 năm là 21%. Tuy nhiên mức truyền dẫn đến chỉ
số giá tiêu dùng ở mức thấp so với các nước trong khu vực. Hạn chế của nghiên cứu
này là không có mặt chỉ số giá sản xuất trong ước lượng, chỉ số giá nhập khẩu
không có số liệu thống kê chính thức mà được tác giả tính toán từ chỉ số giá xuất
khẩu của các đối tác thương mại chính của Việt Nam.
11

Bạch Thị Phương Thảo (2011) cho thấy mức truyền dẫn đến chỉ số giá nhập
khẩu là lớn nhất, sau đó đến chỉ số giá sản xuất và giá tiêu dùng. Ảnh hưởng của cú
sốc tỷ giá có hiệu lực danh nghĩa (NEER) đến chỉ số giá nhập khẩu có ý nghĩa
thống kê sau 3 tháng khi có cú sốc tỷ giá hối đoái và kéo dài đến gần 2 năm sau khi
xảy ra cú sốc này.
Nghiên cứu của GS.TS. Trần Ngọc Thơ và cộng sự (2012) kết luận rằng độ
lớn của mức truyền dẫn tỷ giá hối đoái đến các chỉ số giá tại Việt Nam đang có xu
hướng tăng nhanh và không phải ở mức nhỏ so với các nước khác. Do đó, các cú
sốc về tỷ giá hối đoái chắc chắn có ảnh hưởng lớn đến các chỉ số giá, qua đó ảnh
hưởng đến các chỉ số kinh tế vĩ mô và từ đó ảnh hưởng đến đời sống nhân dân.
Truyền dẫn tỷ giá hối đoái lớn nhất đến chỉ số giá nhập khẩu, tiếp theo là chỉ số giá
sản xuất và cuối cùng là chỉ số giá tiêu dùng. Trong dài hạn tỷ giá hối đoái truyền
dẫn hoàn toàn vào chỉ số giá nhập khẩu.
Ngoài ra, nghiên cứu của PGS.TS. Nguyễn Thị Ngọc Trang và cộng sự
(2012) còn xem xét sự truyền dẫn bất cân xứng của tỷ giá. Theo PGS.TS. Nguyễn
Thị Ngọc Trang và cộng sự (2012), mức độ truyền dẫn tỷ giá hối đoái vào giá nhập

khẩu là 144% - một sự truyền dẫn tỷ giá hối đoái hoàn toàn trong dài hạn. Kết quả
này cũng tương tự như kết quả nghiên cứu của GS.TS. Trần Ngọc Thơ và cộng sự
(2012), trong khi đó, kết quả nghiên cứu của Bạch Thị Phương Thảo (2011) cho
thấy sự truyền dẫn một phần từ tỷ giá hối đoái vào giá nhập khẩu với mức cao nhất
là 77% sau 5 quý. Sự truyền dẫn hoàn toàn vào giá nhập khẩu cho thấy về mặt vi
mô, do đặc tính tự nhiên của sản phẩm, của ngành ở thị trường Việt Nam, các nhà
xuất khẩu nước ngoài không phải đối mặt với áp lực cạnh tranh lớn và có sức mạnh
thị trường đáng kể nên họ có thể duy trì mục tiêu lợi nhuận của mình và đẩy toàn bộ
những thay đổi trong tỷ giá hối đoái và chi phí sản xuất cho người mua. Kết quả
cũng cho thấy chi phí sản xuất nước ngoài cũng được truyền dẫn hoàn toàn vào giá
nhập khẩu trong dài hạn. Hệ số điều chỉnh sai số có độ lớn là 0.4735, mang dấu âm
và có nghĩa thống kê ở mức 1% cho thấy tốc độ điều chỉnh về mức cân bằng là
47.35% một quý.
12

3. NGHIÊN CỨU THỰC NGHIỆM VỀ HIỆU ỨNG TRUYỀN DẪN CỦA TỶ
GIÁ HỐI ĐOÁI VÀO GIÁ NHẬP KHẨU
3.1. Các yếu tố quyết định ERPT
Có một kho tàng tài liệu đồ sộ hỗ trợ cho sự hiểu biết về các yếu tố ảnh
hưởng đến mức độ ERPT vào giá nhập khẩu (xuất khẩu), cũng như vào các chỉ số
giá tổng hợp như chỉ số giá tiêu dùng (CPI), giá sản xuất (PPI) hoặc chỉ số giá bán
buôn (WPI).
Yếu tố đầu tiên được xem xét là bản chất của hàng hoá hoặc các ngành công
nghiệp. Nếu xuất khẩu không phải đối mặt với nhiều cạnh tranh hoặc các yếu tố làm
tăng giá thì có thể phản ứng kém với những biến động trong giá trị đồng tiền của
nhà xuất khẩu theo hướng bất lợi cho người mua. Trong tình huống này, thay đổi tỷ
giá được truyền dẫn đầy đủ vào đồng tiền của người mua. Ngược lại, nếu thị trường
có tính cạnh tranh cao, các công ty có thể cố gắng bảo vệ thị phần của mình bằng
cách hấp thụ những thay đổi tỷ giá hối đoái thông qua chấp nhận việc tăng giá thấp
hơn, sẵn sàng chấp nhận giá trong nước thấp hơn dẫn đến mức độ ERPT thấp hơn.

Bên cạnh đó, trong một nghiên cứu tiên phong, Knetter (1993) tìm thấy sự khác biệt
giữa các ngành là quan trọng trong việc giải thích các mức độ khác nhau của ERPT.
Ví dụ, xuất khẩu sang các thị trường Mỹ, chẳng hạn như các ngành công nghiệp ô tô
và đồ uống có cồn, cho thấy PTM cao hơn và tương ứng là ERPT thấp hơn khi các
nhà xuất khẩu cố gắng duy trì thị phần. Nói rộng hơn, các nghiên cứu đều cho thấy
rằng hàng hoá sản xuất có ERPT thấp hơn so với các sản phẩm nông nghiệp
(Campa và Goldberg (2005); Marazzi và cộng sự (2005)).
Yếu tố thứ hai là sự biến động của tỷ giá hối đoái. Ví dụ, Meurers (2003)
thực hiện phân tích Blanchard-Quah để xác định sự thay đổi tỷ giá vĩnh viễn và tạm
thời ở Mỹ, Nhật Bản, Đức, Pháp và Ý. Tác giả tìm thấy rằng ERPT có xu hướng
gần như hoàn toàn trong dài hạn với những cú sốc liên tục của tỷ giá hối đoái. Mann
(1986) cho rằng, tỷ giá thường xuyên biến động có thể làm giảm ERPT bởi vì, các
nhà nhập khẩu có thể thiên về điều chỉnh lợi nhuận biên hơn là giá cả. Wei và
Parsley (1995) và Engel và Rogers (1998) đã cung cấp những bằng chứng thực
13

nghiệm để khẳng định giả thiết này ở phạm vi ngành và sản phẩm. Do đó, ERPT
phải thấp hơn ở các nước có tỷ giá biến động thường xuyên hơn được giải thích
bằng “hiệu ứng trễ” theo Baldwin (1988), Baldwin và Krugman (1989), Dixit
(1989), hoặc theo mô hình định giá theo từng phân khúc thị trường, nếu giá nhập
khẩu được thiết lập bằng đồng tiền quốc gia nhập khẩu và nếu bất ổn tỷ giá hối đoái
là tạm thời, các nhà xuất khẩu nước ngoài sẽ không tăng giá để tránh các chi phí
liên quan đến điều chỉnh giá bán như chi phí in ấn, quảng cáo Trong trường hợp
này họ sẽ chấp nhận điều chỉnh lợi nhuận biên. Vì vậy độ lớn truyền dẫn tỷ giá hối
đoái sẽ giảm. Tuy nhiên, nếu như các doanh nghiệp kỳ vọng rằng sự thay đổi của tỷ
giá có tính chất lâu dài, chứ không phải mang tính tạm thời thì nhiều khả năng, công
ty sẽ thay đổi giá cả hàng hóa, chứ không phải lợi nhuận biên, nên dẫn đến việc
ERPT sẽ cao hơn. Vì vậy, ERPT phải cao hơn ở các nước, nơi mà những thay đổi
của tỷ giá thường kéo dài hơn (tỷ giá ổn định hơn).
Yếu tố thứ ba là hướng tỷ giá thay đổi, cũng có thể được giải thích bằng

“hiệu ứng trễ”. Ta có thể dễ dàng thấy được trong giữa những năm 1980, sự tăng
giá của đồng đô la Mỹ đã làm giảm giá nhập khẩu, nhưng khi đồng đô la Mỹ bị
giảm giá sau đó, giá nhập khẩu ở Mỹ chỉ tăng lên một phần. Các nghiên cứu cho
rằng phản ứng của các nhà xuất khẩu đối với những thay đổi tỷ giá hối đoái thường
là bất cân xứng. Một sự suy yếu trong đồng tiền của thị trường đích có thể làm cho
nhà xuất khẩu giảm giá xuất khẩu và giữ cho giá của sản phẩm ở nước nhập khẩu ổn
định nhiều hơn hoặc ít hơn, ngụ ý một ERPT thấp hơn. Tuy nhiên, khi đồng tiền của
nhà xuất khẩu giảm giá, hàng xuất khẩu trở nên rẻ hơn tại các thị trường đích. Điều
này có thể tạo ra một sự khuyến khích cho các nhà xuất khẩu duy trì giá xuất khẩu
của họ, hoặc trong một số trường hợp, giảm giá đồng tiền của họ và khuếch đại tác
động của việc giảm giá này (để chiếm được thị phần), dẫn đến một ERPT cao hơn
(Pollard và Coughlin 2003, Madhavi 2002).
Yếu tố thứ tư là quy mô của việc tỷ giá thay đổi. Khi tỷ giá ít thay đổi, các
doanh nghiệp nói chung là sẵn sàng để hấp thụ nó và giữ giá trong nước không thay
đổi do chi phí thay đổi cùng với việc giá thay đổi. Theo Krugman (1987), khi một
14

công ty thông báo giá thì nó nhận thanh toán theo mức giá này. Vì vậy, những thay
đổi bất ngờ trong chi phí do những biến động tạm thời không phải là 'quá lớn', có
thể không được truyền dẫn do các công ty không muốn đánh mất danh tiếng.
2
Tầm
quan trọng của quy mô tỷ giá hối đoái thay đổi lên ERPT vào giá nhập khẩu ở Mỹ
đã được xác nhận bằng thực nghiệm theo Pollard và Coughlin (2003) và những
người khác.
Yếu tố thứ năm ảnh hưởng đến mức độ ERPT vào giá nhập khẩu tổng hợp là
những nhân tố kinh tế vĩ mô cơ bản của một quốc gia. Một thực tế được công nhận
là sự suy giảm chung trong phạm vi của ERPT ở các nước công nghiệp kể từ cuối
những năm 1980. Theo Taylor (2000), ERPT là nội sinh đối với chính sách tiền tệ
và sự ổn định tiền tệ của một quốc gia. Một đất nước có chính sách tiền tệ càng ổn

định và lạm phát càng thấp thì mức độ ERPT càng thấp. Luận điểm này đã được
khẳng định bởi Gagnon và Ihrig (2004) bằng cách sử dụng dữ liệu vĩ mô cho các
nước công nghiệp, cũng như Choudri và Hakura (2006), Frankel và cộng sự (2005)
và những người khác. Trong nghiên cứu có liên quan, Devereux và Engel (2001)
lập luận rằng nếu những nhà xuất khẩu xác định giá của họ bằng đồng tiền của một
đất nước có một chính sách tiền tệ ổn định, thì ERPT vào giá nhập khẩu tính theo
đồng nội tệ sẽ thấp đối với các nước có biến động tiền tệ và tỷ giá hối đoái thấp.
3

Campa và Goldberg (2005) kiểm tra tầm quan trọng của những thay đổi
trong các biến kinh tế vĩ mô và mức độ ERPT vào giá nhập khẩu tổng hợp cho 25
nước OECD giai đoạn 1975 - 1999. Họ nhận thấy rằng tỷ lệ lạm phát trung bình
càng thấp và tỷ giá hối đoái càng ít biến động thì ERPT càng thấp. Tuy nhiên, các
yếu tố vĩ mô đóng một vai trò thứ yếu trong ảnh hưởng của ERPT so với sự thay đổi
trong thành phần nhập khẩu của một quốc gia theo thứ tự từ nhập khẩu nguyên liệu
thô và năng lượng đến nhập khẩu hàng sản xuất. Otani và cộng sự (2003) cũng nêu


2
Goldfajn và Werlang (2000) cũng nhấn mạnh tầm quan trọng của chu kỳ kinh doanh trong việc xác định
mức độ ERPT, đó là, các công ty sẵn sàng gia tăng chi phí nhiều hơn trong thời gian phát triển mạnh.
3
Đó là một nghiên cứu đang phát triển về vấn đề “định giá tiền tệ địa phương” (LCP) - một trụ cột kinh tế vĩ
mô của nền kinh tế mới hội nhập. Liên quan chặt chẽ đến vấn đề của LCP là sự lựa chọn của các công ty để
phòng ngừa rủi ro do tỷ giá thay đổi (tham khảo Mann 1986).
15

bật tầm quan trọng của việc thay đổi thành phần sản phẩm như là một trong các yếu
tố chính trong việc giải thích các tỷ lệ khác nhau của ERPT theo thời gian ở Nhật
Bản, trong khi Marazzi và cộng sự (2005) nhấn mạnh tầm quan trọng của nó trong

trường hợp của Mỹ.
4

Ngoài những gì đã nói ở trên, chúng ta thường thừa nhận rằng ERPT thường
có xu hướng lớn hơn trong nền kinh tế có thu nhập thấp, nhỏ hơn và hội nhập hơn,
nơi có một tỷ lệ cao của hàng hoá thương mại, khối lượng nhập khẩu cao,
5
hàng hóa
thay thế trong nước bị hạn chế, và mức độ hội nhập cao với hệ thống thương mại
toàn cầu.
6
Những điều kiện này chắc chắn làm cho nhiều quốc gia đang phát triển
của Châu Á có khả năng dễ nhạy cảm với ERPT hơn là các quốc gia khác trên thế
giới, đặc biệt là những nước công nghiệp.
7
Một yếu tố khác có thể ảnh hưởng đến
ERPT là sự hiện diện của các hàng rào phi thuế quan (NTBs), có nghĩa là, tỷ giá hối
đoái thay đổi truyền dẫn vào giá nhập khẩu có thể được ngăn chặn hoàn toàn do chi
phí nhập khẩu (Bhagwati 1991). Một số bằng chứng thực nghiệm về mối quan hệ
này chúng ta có thể tham khảo Menon (1996), nghiên cứu cho thấy rằng sự hạn chế
số lượng đã làm giảm ERPT vào giá nhập khẩu sản xuất của Australia trong những
năm 1980.


4
Ngoài việc thay đổi thành phần sản phẩm, các tác giả cũng nhấn mạnh vai trò của cạnh tranh từ Trung Quốc
như là một yếu tố hạn chế phạm vi ERPT vào giá nhập khẩu của Mỹ. Marazzi và cộng sự (2005) không tìm
thấy quy mô hoặc chiều hướng biến động của tỷ giá hối đoái như là những yếu tố quyết định quan trọng của
truyền dẫn vào giá nhập khẩu ở Mỹ. Ganapolsky và Vilan (2005) cũng không tìm thấy bằng chứng của sự bất
cân xứng trong trường hợp giá nhập khẩu của Mỹ từ năm 1993 đến 2004.

5
Tuy nhiên, nếu quốc gia đồng thời nhập khẩu và xuất khẩu với cùng một quốc gia, ERPT có thể thấp hơn.
6
Sử dụng dữ liệu chéo (76 quốc gia) dựa trên giá của 8 loại hàng hóa trong giai đoạn 1990 -2001, Frankel và
cộng sự (2005) kiểm định một số trong những yếu tố nói trên. Họ đi đến kết luận rằng, trong khi có bằng
chứng mạnh mẽ cho rằng ERPT chậm hơn và nhỏ hơn ở các nước thu nhập thấp, thì lại có nhiều bằng chứng
yếu hơn cho các hiệu ứng quy mô. Họ cũng tìm thấy chi phí vận chuyển và các hàng rào thuế quan là yếu tố
quan trọng để xác định mức độ ERPT.
7
Thật sự khó khăn để nói trước rằng các quốc gia châu Á nhạy cảm với ERPT hơn các nước châu Mỹ Latinh
dựa trên quan điểm về sự ổn định tiền tệ thấp hơn và tỷ lệ lạm phát cao hơn sau này. Ví dụ, trong một nghiên
cứu về hiệu ứng truyền dẫn những thay đổi tỷ giá hối đoái vào giá tiêu dùng ở 71 nước (1980 - 1988),
Goldfajn và Werlang (2000) tìm thấy bằng chứng là ERPT cao nhất ở châu Mỹ Latinh. Kamin và Klau
(2003) cũng tìm thấy sự khác biệt về mức độ ERPT theo khu vực.
16

3.2. Các mô hình lý thuyết
3.2.1. Ngang giá sức mua (PPP) và Luật Một Giá (LOOP)
Một mối quan hệ cơ bản giữa tỷ giá hối đoái và giá được đưa ra là ngang giá
sức mua (PPP), trong đó nói rằng khi chuyển đổi sang một đồng tiền chung, mức
giá ở các quốc gia nên bằng nhau. Học thuyết ngang giá sức mua - cơ sở luận của
ERPT, cho rằng sự tác động truyền dẫn của tỷ giá sang giá trong nước phải là toàn
phần (độ co giãn phải bằng 100%) và hoàn toàn không có một cơ hội nào cho kinh
doanh chênh lệch giá trong dài hạn. Vì vậy, nghiên cứu ERPT đồng nghĩa với
nghiên cứu PPP. Mối quan hệ tương tự trên một mức độ cụ thể hơn được gọi là Luật
Một Giá. Đối với mỗi hàng hóa j, giá nội tệ (P
j
) bằng với giá nước ngoài (P
*
j

) khi
chuyển đổi sang đồng nội tệ.
P
j
= SP
*
j

Trong đó, S biểu thị tỷ giá hối đoái danh nghĩa, được xác định là giá của một
ngoại tệ tính theo đồng nội tệ. Luật Một Giá, nhờ vào tác động của kinh doanh
chênh lệch giá quốc tế, là một yêu cầu quan trọng để duy trì PPP.
8

Ngay cả trong mẫu hình đơn giản ở trên của PPP và Luật Một Giá, mối quan
hệ giữa giá cả và tỷ giá có thể khác nhau giữa các quốc gia. Đối với một nước nhỏ
không có khả năng ảnh hưởng đến giá thị trường thế giới, Luật Một Giá sẽ bao hàm
hiệu ứng truyền dẫn hoàn toàn của tỷ giá đến giá cả (tức là đồng nội tệ mất giá 1%
sẽ dẫn đến sự gia tăng của giá trong nước 1%). Tuy nhiên, khi cầu nhập khẩu ở các
quốc gia là nhà nhập khẩu lớn trên thị trường thế giới giảm, sẽ làm giảm giá của
mặt hàng này trên thế giới. Như vậy, việc phá giá ở những nền kinh tế lớn chẳng
những vừa kích thích sản xuất trong nước phát triển mà còn có lợi do nhập khẩu với
giá thấp hơn trước. Chúng ta có thể lập luận bằng cách khác là nếu tỷ giá của một
nền kinh tế lớn giảm, áp lực lên giá cả trong nước một phần được bù đắp bằng việc


8
Tuy nhiên, duy trì Luật Một Giá không nhất thiết có nghĩa rằng PPP tồn tại. Một lý do cụ thể là sự tồn tại
của hàng hóa phi thương mại. Giá hàng hóa phi thương mại có thể có sự khác biệt giữa các quốc gia, gây ra
một hành vi vi phạm PPP. Theo mô hình Balassa-Samuelson, sự khác biệt trong giá cả của các hàng hóa phi
thương mại phát sinh do sự khác biệt về năng suất (Asea và Corden (1994)).

17

giảm giá thế giới do nhu cầu thế giới thấp hơn. Điều này làm giảm ước lượng ERPT
đối với các nền kinh tế lớn. Do đó, quy mô của một nền kinh tế là một trong những
yếu tố quyết định mức độ của ERPT vào giá (McCarthy (2000), trang 3).
Mô hình lí thuyết của PPP dựa trên nhiều giả thiết mà trong thế giới thực rất
khó xảy ra, chẳng hạn, giả thiết về cạnh tranh hoàn hảo và chi phí vận chuyển bằng
0. Các kiểm định thực nghiệm chứng minh rằng ERPT trong nhiều trường hợp là
không hoàn toàn (khác 1 hoặc 100%). Isards (1977) là một trong những người đầu
tiên nghi ngờ khả năng kinh doanh chênh lệch giá trên phạm vi toàn cầu có thể giảm
chênh lệch giá cả giữa các quốc gia đến mức chi phí vận chuyển. Có nhiều lý thuyết
giải thích tại sao ERPT không hoàn toàn. Mô hình của Obstfeld và Rogoff (2000)
cho rằng sự tồn tại chi phí vận chuyển làm tăng giá hàng hóa nhập khẩu và phân
khúc thị trường. Ngay cả khi hàng hóa nhập khẩu là hoàn toàn có thể thay thế hàng
hóa được sản xuất ở trong nước, thì chúng cũng không thể được tiêu thụ với khối
lượng lớn (tỷ lệ nhập khẩu nhỏ), bởi vì giá của chúng tương đối cao. Trong trường
hợp này, sự thay đổi tỷ giá tác động yếu đến sự biến động của chỉ số giá nhập khẩu
và chỉ số giá tiêu dùng.
3.2.2. Pricing to market (PTM) và cạnh tranh không hoàn hảo
Mô hình với độ lệch so với Luật Một Giá cung cấp cái nhìn sâu sắc hơn về
ERPT đến giá cả. Những lý do sai lệch thường cho thấy các yếu tố quyết định quan
trọng của ERPT. Một yếu tố quan trọng là cạnh tranh không hoàn hảo. Khi không
có kinh doanh chênh lệch giá quốc tế, các công ty có giá khác nhau ở các địa điểm
khác nhau. Một cơ sở lý thuyết cho mối quan hệ giữa tỷ giá và giá cả trong bối cảnh
phân biệt giá cả quốc tế được cung cấp bởi Krugman (1986) và Dornbusch (1987).
Krugman (1986) thảo luận về một số mô hình tĩnh và động liên quan đến
PTM, thuật ngữ hiện nay được sử dụng rộng rãi trong các nghiên cứu. PTM mô tả
hành vi định giá (không cạnh tranh) của doanh nghiệp để lựa chọn chiến lược giá
trong những thị trường khác nhau và tiến đến điều chỉnh giá không hoàn toàn khi tỷ
giá biến động, thay vì điều chỉnh lợi nhuận biên, thể hiện mức độ mà các nhà xuất

khẩu điều chỉnh giá của họ để phản ánh giá hiện hành được thiết lập bởi các đối thủ
18

cạnh tranh. Nói cách khác, hành vi PTM phát sinh thông qua hiệu ứng truyền dẫn
giới hạn của giá nước ngoài và tỷ giá. Đứng trên quan điểm của một chính sách tiền
tệ với mục tiêu bình ổn giá, PTM là quan trọng để biết mức độ mà giá trong nước bị
ảnh hưởng bởi sự tăng giá của nước ngoài và biến động tỷ giá hối đoái. Mức độ hội
nhập thường là chỉ số duy nhất được sử dụng để giải quyết vấn đề này. Tuy nhiên,
hiệu ứng truyền dẫn bị hạn chế tương đối bởi giá nước ngoài sẽ bù đắp mức độ
tương đối cao của hội nhập. Vì vậy, phân tích các tác động của PTM là một yếu tố
quan trọng trong việc đánh giá sự vững mạnh của giá trong nước chống lại các ảnh
hưởng bên ngoài. So sánh những mô hình tĩnh, Krugman tìm thấy rằng hành vi
PTM có thể phát sinh trong trường hợp cạnh tranh bị giới hạn (mô hình độc quyền
nhóm và phân biệt giá độc quyền của Cournot), nhưng không phải trong một khuôn
khổ cạnh tranh đơn giản. Để thực hiện hành vi PTM, mô hình cạnh tranh cần phải
được mở rộng thêm chi phí vận chuyển hoặc phân phối.
Trong cuộc thảo luận của một số mô hình động, Krugman cho rằng nếu sự
điều chỉnh cho dịch vụ và phân phối cơ sở hạ tầng của một công ty rất tốn kém, thay
đổi tỷ giá hối đoái đóng một vai trò quan trọng đối với ERPT. Một doanh nghiệp
không sẵn sàng gánh chịu chi phí điều chỉnh nếu việc thay đổi tỷ giá hối đoái được
dự kiến sẽ sớm đảo ngược. Sử dụng các mô hình khác, Froot và Klemperer (1989)
và Taylor (2000) có được kết luận tương tự: Một tỷ giá thay đổi thường xuyên thì
việc giá điều chỉnh càng lớn.
Hơn nữa, Krugman (1986) lập luận rằng nếu tốc độ điều chỉnh của các chi
phí này ngày càng tăng, giá chỉ sẽ được điều chỉnh dần dần ngay cả trong trường
hợp tỷ giá hối đoái thay đổi thường xuyên. Krugman kết luận rằng các mô hình
động của sự cạnh tranh không hoàn hảo có thể là các mô hình thích hợp nhất để giải
thích PTM. Nghiên cứu của Dornbusch (1987) là một chuyên đề lý thuyết khác
nhấn mạnh vai trò của cạnh tranh không hoàn hảo đối với ERPT. Tương tự như
Krugman (1986), Dornbusch (1987) thực hiện một phương pháp tiếp cận cho rằng

sự thay đổi trong tỷ giá hối đoái được giả định là ngoại sinh. Mô hình độc quyền
nhóm của Cournot với một hàng hóa đồng nhất, nhu cầu là một hàm tuyến tính và
19

một số các doanh nghiệp trong nước và nước ngoài, có thể giải thích toàn bộ phạm
vi thay đổi của tỷ giá gây ra sự thay đổi giá cả giữa 2 trường hợp giới hạn, một mặt
là giá cả không thay đổi và mặt khác là ERPT hoàn toàn (tức là giá điều chỉnh tỷ lệ
thuận với sự thay đổi của tỷ giá hối đoái). Theo mô hình này, ERPT cao hơn cho
các nước có thị phần nhập khẩu lớn vì trong trường hợp này, nhiều công ty phải đối
mặt với một sự thay đổi trong chi phí biên của họ khi tỷ giá thay đổi. Hơn nữa,
ERPT giảm khi mức độ cạnh tranh tăng bởi vì điều này làm giảm khả năng các
công ty hấp thụ những cú sốc chi phí do tỷ giá hối đoái gây ra bằng cách điều chỉnh
lợi nhuận thay vì thay đổi giá.
Dornbusch (1987) thảo luận về một số mô hình bổ sung và kết luận rằng tất
cả các mô hình dự đoán giá nhập khẩu giảm sau khi đồng nội tệ tăng giá. Các doanh
nghiệp trong nước có điều chỉnh giá của họ hay không và mức độ như thế nào thì
phụ thuộc vào từng mô hình cụ thể.
3.2.3 Chiến lược định giá tiền tệ địa phương - đồng nội tệ (LCP) và định giá
đồng tiền của nhà sản xuất (PCP)
Độ co giãn ERPT vào giá nhập khẩu tùy thuộc vào chiến lược định giá của
các nhà xuất khẩu. Khi giá xuất khẩu được thiết lập là phần tăng thêm so với chi phí
biên, các công ty nước ngoài sẵn sàng để bù đắp những biến động tiền tệ bằng cách
điều chỉnh giá tăng, được gọi là chiến lược định giá đồng nội tệ (LCP), kết quả là
dẫn đến ERPT không hoàn toàn. Nếu điều này chiếm ưu thế, nền kinh tế nhập khẩu
bị “cô lập” từ các cú sốc điều khoản thương mại, vì vậy, bất kỳ tác động của chi tiêu
cho các hiệu ứng chuyển đổi đều có nguồn gốc từ biến động tiền tệ.
Mặt khác, nếu các doanh nghiệp xuất khẩu không điều chỉnh lợi nhuận khi tỷ
giá thay đổi, chiến lược này được gọi là định giá đồng tiền của nhà sản xuất (PCP)
thì hiệu ứng truyền dẫn là hoàn toàn, phù hợp với Luật Một Giá.
3.2.4. Mô hình lý thuyết

Mô hình xác định giá nhập khẩu theo các bài nghiên cứu của Fujii (2004),
Bailliu và Fujii (2004) và Khundrakpam (2007). Điều này cho phép thể hiện vai trò
20

của tỷ giá hối đoái, chi phí biên cũng như sự tăng giá trong việc xác định giá nhập
khẩu. Trong một thị trường cạnh tranh không hoàn hảo, đại diện công ty nước ngoài
xuất khẩu sản phẩm của mình cho một doanh nghiệp trong nước. Hàm cầu của
doanh nghiệp trong nước là Q
t
(P
t
M
, P
t
d
, E
t
), trong đó P
t
M
là giá hàng hóa nhập khẩu
tính bằng nội tệ, P
t
d
là giá hàng hóa cạnh tranh trong nước và E
t
là tổng chi phí trên
tất cả các hàng hoá. Phương trình dưới đây thể hiện mối quan hệ tuyến tính cho giá
nhập khẩu (P
t

M
) dựa trên việc tối đa hóa lợi nhuận tĩnh của các công ty nước ngoài:
(1)
Trong đó, C
t
(Q
t
, W
t
) là tổng chi phí của công ty, đó là một hàm của sản
lượng đầu ra (Q
t
) và chi phí đầu vào (W
t
).
t
f
biểu thị lợi nhuận thu được bởi đại
diện công ty nước ngoài tính bằng ngoại tệ.
Các công ty nước ngoài chọn giá nhập khẩu mà nó tối đa hóa lợi nhuận. Do
đó, tối đa hóa phương trình (1) có liên quan đến giá nhập khẩu P
t
M
:

Trong đó, biểu thị chi phí biên (MC
t
). Vì vậy, điều kiện đầu tiên
có thể được viết lại để cung cấp một hàm của giá nhập khẩu là: P
t

M
= S
t
MC
t
μ
t

Trong đó, μ
t
là mức tăng giá trong nước tương ứng với chi phí biên, được
định nghĩa là μ
t
= η
t
/ (η
t
– 1), với η
t
là độ co giãn trong nhu cầu. Vì vậy, giá trong
từng thị trường được xác định một phần bởi mức tăng giá trong nước tương ứng với
chi phí biên.
Theo các nghiên cứu trước đó như Marston (1990), Pollard và Coughlin
(2004), Campa, Goldberg và Minguez (2005) đã cho thấy, ERPT xảy ra do việc
truyền dẫn đồng thời những thay đổi trong chi phí biên và các nhân tố làm tăng giá
thông qua tỷ giá hối đoái vào giá nhập khẩu. Thứ nhất, sự mất giá trong đồng nội tệ
có thể làm tăng giá nhập khẩu tính bằng ngoại tệ, qua đó tăng giá nhập khẩu trong
21

nước. Thứ hai, một sự gia tăng trong chi phí biên của đồng ngoại tệ cũng dẫn đến sự

gia tăng trong giá nhập khẩu thông qua các kênh chi phí như các công ty xuất khẩu
sẽ tìm cách để thu hồi chi phí sản xuất bằng cách tính giá cao hơn. Thứ ba, dựa trên
PTM của các công ty nước ngoài, bất kỳ sự gia tăng nào trong các yếu tố làm tăng
giá sẽ được liên kết với sự gia tăng nhu cầu trong nước và điều này sẽ được truyền
dẫn thành một sự gia tăng trong giá nhập khẩu. Đây cũng là một vấn đề thực
nghiệm về việc mỗi yếu tố kể trên có tác động đến giá nhập khẩu hay không, trong
ngắn hạn hay dài hạn và có tuyến tính hay không.
3.3. Mô tả biến và dữ liệu
Bài nghiên cứu này xem xét ERPT vào giá nhập khẩu tổng hợp của Việt
Nam liên quan đến tỷ giá hối đoái có hiệu lực danh nghĩa, cũng như tỷ giá hối đoái
song phương với đồng đô la Mỹ (USD). Các biến trong nghiên cứu bao gồm chỉ số
giá nhập khẩu, tỷ giá hối đoái, chi phí nhập khẩu biên tế và nhu cầu trong nước như
là một đại diện cho các yếu tố làm tăng giá. Thời gian mẫu của bài nghiên cứu là
Quý 1/2000 đến Quý 3/2012. Dữ liệu về chỉ số giá nhập khẩu (P
t
M
) được lấy từ cơ
sở dữ liệu thống kê hàng tháng của Tổng cục thống kê (Quý 1/2005 = 100). Giá
nhập khẩu được xác định theo đồng nội tệ. Tỷ giá có hiệu lực danh nghĩa (NEER
t
)
được tính toán dựa trên tỷ giá danh nghĩa (trung bình mỗi quý) lấy từ cơ sở dữ liệu
Thống kê tài chính quốc tế của IMF và tỷ trọng thương mại dựa trên số liệu của
Tổng cục thống kê từ 10 đối tác thương mại chính của Việt Nam là Nhật Bản,
Singapore, Trung Quốc, Hàn Quốc, Mỹ, Thái Lan, Úc, Hồng Kông, Đức, Malaysia
(Quý 1/2005 = 100). Tỷ giá hối đoái có hiệu lực danh nghĩa được định nghĩa là số
lượng đơn vị tiền tệ trong nước trên một đơn vị ngoại tệ, do đó một sự gia tăng
trong NEER
t
thể hiện đồng nội tệ mất giá. Khó khăn để có được một biện pháp đo

lường chi phí nhập khẩu biên, đặc biệt là đối với những nền kinh tế mới nổi như
Việt Nam. Về vấn đề này một số tác giả như Bahroumi (2005), Khundrakpam
(2007) và Fujii (2004) đã chỉ ra rằng đại diện cho chi phí nhập khẩu biên (MC
t
) có
thể được xây dựng từ một thước đo sự biến động chỉ số giá bán buôn của các đối tác
thương mại chính, tức là chi phí nhập khẩu biên (MC
t
) được tính theo công thức:

×