Tải bản đầy đủ (.doc) (21 trang)

Tiểu luận TÀI CHÍNH QUỐC TẾ LẠM PHÁT MỤC TIÊU CÓ LÀM GIẢM HIỆU ỨNG TRUYỀN DẪN TỶ GIÁ TẠI CÁC NƯỚC MỚI NỔI HAY KHÔNG?

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.94 MB, 21 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH
VIỆN ĐÀO TẠO SAU ĐẠI HỌC
−−− −−−

ĐỀ TÀI MÔN TÀI CHÍNH QUỐC TẾ:
LẠM PHÁT MỤC TIÊU CÓ LÀM GIẢM HIỆU ỨNG TRUYỀN DẪN TỶ GIÁ
TẠI CÁC NƯỚC MỚI NỔI HAY KHÔNG?
(DOES INFLATION TARGETING DECREASE EXCHANGE RATE PASS
THROUGH IN EMERGING COUNTRIES?)
Lớp
Khóa
Thực hiện

: Tài Chính Doanh Nghiệp Đêm 5
: 20
: Nguyễn Minh Luân
Nguyễn Thị Thu Hằng
Phạm Thị Ngọc Hân
Nguyễn Thị Hoàng Oanh
Nguyễn Thị Hạnh

TP.HCM – 06/2012


DOES INFLATION TARGETING DECREASE EXCHANGE RATE PASS
THROUGH IN EMERGING COUNTRIES? –
LẠM PHÁT MỤC TIÊU CÓ LÀM GIẢM HIỆU ỨNG TRUYỀN DẪN TẠI CÁC
NƯỚC ĐANG PHÁT TRIỂN HAY KHƠNG?
Tóm tắt (Abstract):
Trong bài báo này, nhóm tác giả kiểm tra thực nghiệm tác động của lạm phát mục tiêu lên
“hiệu ứng truyền dẫn của tỷ giá đến giá cả” tại các nước đang phát triển. Chúng tơi sử


dụng mơ hình VAR phân tích dữ liệu của 27 nước đang phát triển (gồm 15 nước có áp
dụng lạm phát mục tiêu và 12 nước không áp dụng lạm phát mục tiêu). Các kết quả cho
thấy rằng lạm phát mục tiêu ở các nước đang phát triển làm giảm hiệu ứng truyền dẫn
đến các loại chỉ số giá cả (giá nhập khẩu, giá sản xuất và giá tiêu dùng) ở một mức độ
nhất định. Việc phân tích đã chỉ ra rằng biến động tỷ giá ảnh hưởng đến sự thay đổi giá
cả tại các nước có áp dụng lạm phát mục tiêu nhiều hơn so với các nước không áp dụng
lạm phát mục tiêu, và sự ảnh hưởng này có phần giảm sút sau khi các nước áp dụng lạm
phát mục tiêu.
I. Giới thiệu (Introduction):
- Câu hỏi nghiên cứu: Có chăng lạm phát mục tiêu (inflation targeting) làm giảm tác động
truyền dẫn của tỷ giá hối đoái trong các nền kinh tế mới nổi?
- Mục tiêu nghiên cứu: Xác định tồn tại mối tương quan giữa việc áp dụng chính sách
lạm phát mục tiêu và hiệu ứng truyền dẫn của tỷ giá hối đối ở các nền kinh tế mới nổi. Cụ
thể, mục tiêu của bài báo này là đưa ra những bằng chứng và chứng minh bằng các mơ
hình kiểm định rằng lạm phát mục tiêu có làm giảm hiệu ứng truyền dẫn ở các nước mới
nổi.
Kết quả của bài nghiên cứu này như sau: việc áp dụng lạm phát mục tiêu tại các nước
đang phát triển giúp làm giảm hiệu ứng truyền dẫn của tỷ giá đến giá tiêu dùng ở
một mức độ nhất định. Đối với các nước đang phát triển không áp dụng lạm phát mục
tiêu, trước năm 1999 hiệu ứng truyền dẫn đến giá tiêu dùng không đáng kể nhưng từ sau
năm 1999 lại ảnh hưởng nhiều. So sánh giữa các nước đang phát triển áp dụng lạm phát
mục tiêu với các nước đang phát triển không áp dụng lạm phát mục tiêu tại thời điểm sau
năm 1999, hiệu ứng truyền dẫn ảnh hưởng đến giá tiêu dùng không đáng kể ở cả 2 nhóm.


Hiệu ứng truyền dẫn đến giá tiêu dùng ở các nước đang phát triển có lạm phát mục tiêu
sụt giảm là do có sự sụt giám ảnh hưởng của hiệu ứng truyền dẫn đến đến chuỗi các chỉ
số giá cả. Hiệu ứng truyền dẫn ảnh hưởng đến giá nhập khẩu và giá sản xuất giảm đáng
kể sau khi các nước đang phát triển áp dụng khung lạm phát mục tiêu. Những kết quả này
được chứng thực bởi nhiều phân tích khác nhau. Những phân tích chỉ ra rằng biến động

tỷ giá hối đoái ảnh hưởng nhiều đến sự thay đổi giá cả ở các nước có lạm phát mục tiêu,
trong khi lại không đáng kể đối với giá cả ở các nước không áp dụng lạm phát mục tiêu.
Các phân tích cũng cho thấy ảnh hưởng của biến động tỷ giá đến sự thay đổi giá sụt giảm
sau khi các nước áp dụng lạm phát mục tiêu.. Những kết quả này được củng cố bởi các
phân tích phương sai. Phương pháp phân tích phương sai chỉ ra rằng những biến động tỷ
giá giải thích chủ yếu cho sự biến động giá cả ở các nước theo lạm phát mục tiêu trong
khi sự giải thích này là khơng đáng kể ở các nước khơng theo lạm phát mục tiêu. Phân
tích phương sai cũng chỉ ra rằng tác động của các cú sốc tỷ giá lên biến động giá cả ở các
nước theo lạm phát mục tiêu có suy giảm sau khi họ áp dụng chính sách này.
II. Nghiên cứu lý thuyết (Literature review):
Nhiều nghiên cứu đã cung cấp một số bằng chứng cho thấy sự cải thiện của nền kinh tế
có liên quan đến việc áp dụng lạm phát mục tiêu (Bernanke và Mishkin (1997), Svensson
(1997); Bernanke và các các cộng sự (1999)). Nghiên cứu của Ball và Sheridan (2005),
một trong số các nghiên cứu thực nghiệm quan trọng về lạm phát mục tiêu, lập luận rằng
việc áp dụng lạm phát mục tiêu tại các nước phát triển là khơng thích hợp. Dựa trên các
ước lượng của phương pháp OLS, các kết quả chỉ ra rằng sự biến động và sụt giảm của
các chỉ số lạm phát trong lạm phát mục tiêu của các nước chỉ đơn thuần là trở về mức lạm
phát trung bình, tức là tại các nước có lạm phát cao, lạm phát sẽ giảm nhanh hơn so với
các nước có lạm phát thấp. Và do các nước đề ra lạm phát mục tiêu đã sẵn có mức lạm
phát cao, nên việc giảm lạm phát nhiều hơn tại các nước này chỉ đơn thuần là xu hướng
quay về mức lạm phát trung bình. Nhưng các nghiên cứu này chỉ hoàn toàn tập trung vào
các nước phát triển, do đó vẫn khơng thể trả lời được đối với các nước đang phát triển
đang áp dụng lạm phát mục tiêu. Nghiên cứu của Gon, Calves và Salles (2008) đã mở
rộng dữ liệu phân tích của Ball và Sheridan thêm 36 nước đang phát triển và thấy rằng,
đối với các nước này, kết quả có sự khác biệt. Đó là các nước đang phát triển áp dụng


lạm phát mục tiêu đã đạt được sự sụt giảm lạm phát ở một mức nhất định trong khi kinh
tế tăng trưởng, sau khi kiểm soát được xu hướng hồi quy trung bình.
Các nghiên cứu hiện nay đóng góp rất nhiều tài liệu về lạm phát mục tiêu bằng cách phân

tích ảnh hưởng của lạm phát mục tiêu lên hiệu ứng truyền dẫn của tỷ giá tại các nước
đang phát triển. Dựa trên giả thuyết trong nghiên cứu của Taylor (2000) lập luận rằng
hiệu ứng truyền dẫn của tỷ giá sẽ thấp hơn tại nước có lạm phát thấp. Cụ thể hơn lập luận
của Taylor đó là các cơng ty ở những nước có lạm phát thấp kỳ vọng sự biến động của
lạm phát bởi ảnh hưởng của tỷ giá khơng xảy ra thường xun, vì như vậy sẽ làm tăng chi
phí đầu vào và giá bán ra. Giả thuyết này được hỗ trợ bởi bằng chứng thực nghiệm dựa
trên chỉ số CPI của các nước phát triển và đang phát triển (tham khảo nghiên cứu của
Gagnon và Ihrig, 2001, hoặc nghiên cứu của Chourdhri và Haruka, 2006). Kế từ khi
nghiên cứu của Gon, Calves và Salles (2008) chỉ ra rằng sử dụng lạm phát mục tiêu giúp
giảm lạm phát ở các nước đang phát triển, thì việc phân tích liệu sử dụng lạm phát mục
tiêu có làm giảm hiệu ứng truyền dẫn của tỷ giá hay không là một điều rất được quan
tâm.
Bài nghiên cứu này sử dụng dữ liệu của 27 nước đang phát triển (15 nước sử dụng lạm
phát mục tiêu và 12 nước không sử dụng). Sau khi dùng mơ hình VAR phân tích lần đầu,
sử dụng CPI là chỉ số giá duy nhất, chúng tôi tiến hành phân tích VAR lần thức hai, sử
dụng 2 chỉ số giá nhập khẩu (IMP) và giá sản xuất (PPI). Việc sử dụng 2 chỉ số giá trong
mơ hình VAR cho phép chúng tôi xác minh được giả thuyết của Taylor. Việc giảm hiệu
ứng truyền dẫn của tỷ giá ảnh hưởng đến giá sản xuất, cụ thể là sau khi áp dụng lạm phát
mục tiêu, một công ty sản xuất nhập khẩu nguyên liệu từ nước ngoài chịu ảnh hưởng
nhiều bởi biến động tỷ giá nhưng lại ít thay đổi giá bán các sản phẩm.
Mặc dù có thể thấy được tỷ giá ảnh hưởng đến giá cả trong nước ở một mức độ nào đó,
nhưng hầu như khơng có ý nghĩa nào đối với sự biến động của giá cả. Vì việc ban hành
lạm phát mục tiêu, địi hỏi phải có cơ chế tỷ giá hối đối linh hoạt, nên lạm phát mục tiêu
cũng có đáp ứng được khi tỷ giá không ổn định. Do vậy, khi lạm phát mục tiêu làm giảm
hiệu ứng truyền dẫn của tỷ giá đến giá cả trong nước, thì cũng sẽ làm giảm tác động của
tỷ giá đến sự biến động của giá cả trong nước. Do đó, để đánh giá được tác động của biến
động tỷ giá đến sự thay đổi giá cả, chúng tơi tiến hành thực hiện các phân tích khác đối
với giá cả trong nước.



Hai kết quả nghiên cứu của lý thuyết Taylor
- Một sự sụt giảm trong hiệu ứng truyền dẫn đến giá nhập khẩu nghĩa là sau khi áp dụng
lạm phát mục tiêu các cơng ty bán lẻ mà hàng hóa nhập khẩu từ nước ngoài hấp thụ lớn
hơn biến động của tỷ giá hối đối thơng qua một biến số nhỏ hơn trong giá bán
- Một sự sụt giảm hiệu ứng này đến giá sản xuất nghĩa là sau khi áp dụng lạm phát mục
tiêu, một công ty nhập khẩu nguyên liệu đầu vào của họ từ nước ngoài cũng hấp thụ lớn
biến động của tỷ giá hối đối thơng qua một biến số nhỏ trong giá của hàng hóa cuối
cùng.
Một số cách diễn đạt mơ hình VAR:
Nghiên cứu của An, Lian (2006) “Exchange Rate Pass-through: Evidence Based on
Vector Autoregression with Sign Restrictions”,
Mẫu hình
Trong đó,
- Yt là vecto ma trận của các biến,
- Nếu trong paper này thì
(mơ hình 5 biến) hay
(mơ hình 7 biến)
-

: Ma trận hệ số chặn - intercept

-

: sai số nhiễu (error disturbance)

- Bi là ma trận hiệp phương sai của các biến trễ, loại 5x5 hoặc 7x7 như bài nghiên cứu.
Theo Giáo trình “Econometric Analysis”, William H . Greene, 2000, page 586 diễn giải VAR là

Trong đó
là vector nhiễu khơng tự tương quan (non-autocorreclated disturbances) với giá trị

trung bình E( ) = 0 và ma trận hiệp phương sai xảy ra cũng lúc
Mơ hình tự hồi quy VAR để nghiên cứu tác động truyền dẫn.
Tác phẩm “Exchange rate pass-through and its implications for inflation in Vietnam”
xuất bản năm 2009, tác giả Võ Văn Minh, Vietnam Development Forum.


Với Yt là véctor ma trận của 6 biến số (giá dầu Oil, NEER, GAP, IMP, CPI, M2), Bi là
ma trận hệ số 6 dòng và 6 cột (6x6), ui là sai số nhiễu, là hàm số chặn
Các biến sô là
- Output Gap: (GAP) sai lệch giữa sản lượng tiềm năng và sản lượng thực tế,
- Customer Price Index (CPI),
- Import Price Index (IMP),
- Broad Money (M2)
- Exchange rate (NEER: the normalized nominal effective exchange rate)
- Oil price: Lấy từ giá dầu mỏ UK Brent Oil
Ông nêu ra được 06 kết quả từ mơ hình nghiên cứu, trong đó hàm số đẩy thể hiện tỷ giá
hối đoái biểu lộ tác động truyền dẫn lên giá nhập khẩu (import prices) và giá tiêu dùng
(customer prices). Tác động truyền dẫn mạnh hơn trong những năm đầu và giảm dần về
sau. Giá dầu và cung tiền ảnh hưởng một cách đáng kể lên giá tiêu dùng.
III.Phương pháp nghiên cứu (Methology data):
Các tác giả sử dụng phương pháp nghiên cứu định lượng để tìm cách giải quyết vấn đề
được đề cập “có chăng việc áp dụng lạm phát mục tiêu dẫn đến giảm tác động truyền dẫn
của tỷ giá hối đoái?” bằng cách sử dụng dữ liệu của 27 nền kinh tế mới nổi (15 nước có
áp dụng lạm phát mục tiêu và 12 nước khơng áp dụng lạm phát mục tiêu).
Mơ hình kinh tế lượng được áp dụng là mơ hình vecto tự hồi quy VAR, bằng cách đưa
vào chỉ số giá tiêu dùng (CPI) như là chỉ số giá duy nhất, sau đó tác giả tiến hành phân
tích mơ hình VAR tiếp theo bằng cách đưa thêm hai chỉ số giá khác: giá nhập khẩu (IMP:
import prices) và giá sản xuất (PPI: producer prices).
Từ mơ hình này, tác giả tính tốn giá trị của mơ hình hàm số đẩy (impulse response
functions) để đo lường biến động của các biến. Cuối cùng là phương pháp phân tích

phương sai (variance decomposition) được suy ra từ mơ hình tự hồi quy VAR để đo
lường con số cụ thể ảnh hưởng của các biến nghiên cứu
Sau đây chúng ta tìm hiểu mơ hình kinh tế lượng áp dụng để nghiên cứu và nền lý thuyết cần
thiết để hiểu rõ hơn lạm phát mục tiêu và tác động truyền dẫn của tỷ giá hối đối.
Mơ hình tốn học sử dụng cho nghiên cứu


Như chúng ta đã biết, trong nghiên cứu định lượng, tồn tại 03 loại số liệu cơ bản là số
liệu theo thời gian, số liệu chéo và số liệu hỗn hợp. Đối với các vấn đề kinh tế, loại số liệu
chúng ta thường xuyên tiếp cận nhất có lẽ là số liệu theo thời gian, hay còn gọi là các
chuỗi thời gian, chẳng hạn GDP, VN-index, hay giá vàng,… Tuy nhiên, chuỗi thời gian
cũng gây ra khơng ít khó khăn cho các nhà nghiên cứu, chính vì thế mà hàng loạt các
nghiên cứu phân tích các dữ liệu này, với triết lý “hãy để dữ liệu tự nói”. Trong đó người
ta thường sử dụng 04 phương pháp nghiên cứu là:


Mơ hình hồi quy đơn phương trình,



Mơ hình hồi quy phương trình đồng thời,



Mơ hình trung bình trượt kết hợp tự hồi quy (ARIMA: Autoregressive integrated
moving average), thường được gọi là phương pháp luận Box-Jenkins



Mơ hình tự hồi quy véctơ (VAR)


Như vậy, có rất nhiều phương pháp để phân tích chuỗi dữ liệu thời gian liên quan đến
lạm phát, ở phần này, nhóm chỉ đưa ra mơ hình tự hồi quy vector và các suy dẫn từ nó để
làm dễ hiểu hơn paper nghiên cứu về tác động truyền dẫn của tỷ giá hối đoái (exchange rate
passthrough) lên lạm phát mục tiêu.
Mơ hình tự hồi quy vector (VAR: Vector Autoregression Model) và suy dẫn từ nó
Mơ hình tự hồi quy vector và hạn chế của nó.
Có thể nói đây là một trong những mơ hình phổ biến nhất trong nghiên cứu định lượng các
chính sách tiền tệ. Bởi lẽ mối quan hệ giữa các biến số kinh tế không đơn thuần chỉ theo một
chiều, biến độc lập (biến giải thích) ảnh hưởng lên biến phụ thuộc mà trong nhiều trường hợp
nó cịn có ảnh hưởng ngược lại. Do đó mà ta phải xét ảnh hưởng qua lại giữa các biến này
cùng một lúc.
Mơ hình VAR đã giúp giải quyết được vấn đề này, là mơ hình khá linh động và dễ dàng
sử dụng trong phân tích với chuỗi thời gian đa biến (multivariate). Nó là sự mở
rộng thêm mơ hình tự hồi quy đơn biến (univariate). Mơ hình VAR đặc biệt rất hữu
ích cho việc mơ tả những biến động của chuỗi thời gian.


Các diễn đạt mơ hình VAR trong paper:
Dạng rút gọn:
Trong đó,

là là vectơ của các biến dừng tham gia mơ hình. Chẳng hạn GDP, cung

tiền M2, CPI, PPI, IMP…
Г(L) là ma trận đa thức trong toán tử trễ (the lag operator - ký hiệu là p trễ )

ui là vectơ của những tác động cụ thể quốc gia
là véctor sai số đặc thù
Một vấn đề đang tranh cãi trong ước lượng mơ hình VAR này là sự xuất hiện của ảnh hưởng

cố định (fixed effects). Khi những yếu tố tác động cố định này tương quan với các biến
hồi quy, nguyên nhân từ các giá trị trễ của biến phụ thuộc, nhóm tác giả sử dụng kỹ thuật
trung bình sai phân ở kỳ tương lai (forward mean differencing) (quy trình Helmert), sau đó là
Love và Zicchino (2006). Trong kỹ thuật này, để loại bỏ ảnh hưởng cố định ra khỏi mơ hình,
tất cả các biến trong mơ hình được chuyển sang dạng độ lệch từ trung bình kỳ tương lai.
Vécto Yit lúc này thành ma trận chuyển vị từ dòng sang dạng cột ký hiệu



cũng vậy sẽ thành

.Với T i là thời kỳ cuối cùng (last

period) của dữ liệu sẵn có trong chuỗi dữ liệu, ta biến giá trị y trung bình thành

Khi này cơng thức mới là:



Với
Tính chất “trễ” trong các mơ hình hồi quy định lượng trong kinh tế được hiểu như sau: Khi
chúng ta sử dụng một mơ hình hồi quy tương quan nào đó thì thường giả định rằng các biến
độc lập tác động tức thì lên biến phu thuộc và biến phụ thuộc chỉ chịu sự tác động của biến
độc lập. Tuy nhiên, các biến số trong kinh tế thường không đúng, tác động của các biến có


thể tức thời, có thể khơng. Ngun nhân có thể do yếu tố tâm lý, sức ỳ của nền kinh tế, định
chế,…. Chính vì thế mơ hình hồi quy thơng thường dạng
(với t là kỳ thứ t) thường khơng chính xác, nên mơ hình hồi quy VAR có thêm ký hiệu độ
trễ p - VAR(p). Chúng ta phải xác định p trễ này.

Sự chuyển đổi này sẽ khơng tính được dữ liệu của năm cuối cùng, vì khơng có giá trị
tương lai cho việc xây dựng trung bình kỳ tương lai. Kết quả của tất cả biến đổi này là:

Với các ma trận chuyển vị



Chuyển đổi này là một độ lệch trực giao (orthologonal), trong đó mỗi quan sát được diễn
tả như là một độ lệch từ những quan sát trung bình trong tương lai. Mỗi quan sát này
được định lượng (weighted) để có thể chuẩn hóa phương sai. Nếu các sai số ban đầu
không tự tương quan và đặc tính hố bởi một giá trị phương sai cụ thể nào đó, thì các
sai số được chuyển đổi đó nên biểu thị tính chất tương tự. Vì vậy, dạng biến đổi này lưu
giữ hiện tượng phương sai không đổi (homoscedasticity) và không gây ra tương quan
chuỗi (Arelano và Bover,1995). Kỹ thuật này cho phép sử dụng các giá trị trễ p của biến
hồi quy như là các công cụ và ước tính các hệ số bằng phương pháp tổng quát hóa
thời điểm (GMM: the generalized method of moment).
Tam giác ma trận Cholesky
Một khi tất cả các hệ số tương quan của mơ hình VAR được ước lượng, nhóm tác giả tính
tốn mơ hình hàm số đẩy (IRFs). Để tính tốn IRFs, tác giả sử dụng kỹ thuật phân tích
Cholesky. Thứ tự các biến trong mơ hình tự hồi quy VAR viết theo ma trận Cholesky
đươc đề xuất bởi Bernanke và Mihov (1998) , theo đó biến phi chính sách (sản lượng)
được đặt trước các biến. Tiếp đến là các biến liên quan đến chính sách (như cung tiền, tỷ
giá hối đối). Với mơ hình của hai tác giả nghiên cứu điều này là phù hợp theo thứ tự của
hai phương trình.
(mơ hình 5 biến) và
(mơ hình 7 biến)
Thứ nhất, sản lượng, giá dầu mỏ là các biến độc lập không bị ảnh hưởng bởi chính sách của
quốc gia, hay các cú sốc xảy ra trong nội bộ các quốc gia.



Thứ hai, do sản lượng quốc gia thay đổi nên nó đã ảnh hưởng đến cung tiền tệ, cung
tiền thay đổi dẫn đến tỷ giá hối đoái thay đổi, làm cho giá cả nội địa của hàng hóa thay
đổi, tức giá trị đồng tiền dùng để mua một loại hàng hóa cũng thay đổi.
Với mục đích của ma trận cholesky là biến đổi giá trị phần dư trong mơ hình VAR dạng rút
gọn (εt) về các biến nhiễu cấu trúc (et) trong mơ hình VAR cấu trúc ở trên.
Ta diễn đạt ma trận Cholesky theo từng phương trình như sau
+ Mơ hình 5 biến:

+ Mơ hình 7 biến:

Mơ hình 05 biến (05 variance VAR)
Mơ hình này tác giả dựa trên mơ hình của Ito và Sato (2007) khi các ơng dùng nó để so
sánh tác động truyền dẫn của tỷ giá hối đối tại các nước Đơng Á và Châu Mỹ La Tinh,
sau đó Ito và Sato (2008) ứng dụng kỹ thuật phân tích VAR cho tác động truyền dẫn của
tỷ giá tại các nước Đơng Nam Á
Trong đó
- oil: biểu thị dưới dạng logarit tự nhiên của giá dầu thế giớí
- gap: là chênh lệch sản lượng quốc gia,
- m: biểu thị dưới dạng log của cung tiền


- ner: biểu thị giá trị tỷ giá hối đoái danh nghĩa
- cpi: chỉ số giá tiêu dùng
-

đại diện cho tốn tử sai phân bậc 1

Mơ hình 07 biến (07 variance VAR)
Cũng với công thức trên, người ta đưa thêm hai biến nữa là chỉ số giá sản xuất (PPI:
product price index) và chỉ số giá nhập khẩu (IMP: import price index). Mơ hình lúc này

thành:
Mơ hình này giúp chúng ta kiểm tra tác động truyền dẫn của tỷ giá hối đối theo kênh
giá. Hay nói cách khác, giúp chúng ta xác định được lạm phát mục tiêu có thể có ảnh
hướng âm lên tác động truyền dẫn vào giá tiêu dùng bằng tác động yếu hơn lên giá nhà sản
xuất hay giá nhập khẩu không?
IV. Kết quả (Result):
Phần này trình bày các kết quả phân tích hàm phản ứng đẩy. Các chi tiết của các dữ liệu
cho ước tính thực nghiệm được trình bày ở phụ lục. Trước khi tiến hành ước tính VAR,
nhóm tác giả đã kiểm định tính dừng của các biến. Vì giá dầu là một biến không phụ
thuộc vào yếu tố quốc gia nên kiểm định tính dừng của biến này được tiến hành bằng
cách sử dụng kiểm định nghiệm đơn vị Augment Dickey – Fuller. Đối với các biến khác,
nhóm tác giả sử dụng kiểm định nghiệm đơn vị theo mẫu hình của Maddala và Wu
(1999). Các kết quả kiểm định cho thấy rằng giá dầu, ba loại chỉ số giá nội địa, cung tiền
và tỷ giá hối đối danh nghĩa là khơng dừng theo chuỗi thời gia nhưng dừng ở sai nhân
bậc nhất ở tất cả quốc gia. Chênh lệch sản lượng đầu ra được tìm thấy là có tính dừng
trong chuỗi thời gian. Các nghiên cứu trước đây (ví dụ như Ito và Sato, 2007, 2008,
Mishkin và Schmidt – Hebbel năm 2007) đề nghị đưa vào mơ hình VAR biến chênh lệch
sản lượng theo chuỗi thời gian cùng với sai phân bậc 1 của các biến khác. Nhóm tác giả
cũng đã tiến hành theo phương thực này trong mơ hình phân tích VAR của họ.
Nhóm tác giả bắt đầu bằng cách thảo luận về các phản ứng đẩy vào chỉ số giá tiêu dung
trước từng biến động của tỷ giá hối đoái trong mơ hình VAR 5 biến cho cả các nước có
áp dụng lạm phát mục tiêu lần khơng áp dụng lạm phát mục tiêu. Họ còn nghiên cứu về


các phản ứng đầy vào cả 3 chỉ số giá CPI, PPI và IMP đối với các biến động của tủ giá
trong mơ hình VAR 7 biến cho các nước mới nổi áp dụng lạm phát mục tiêu.
4.1 Tác động truyền dẫn của tỷ giá lên giá cả nội địa tại các nước mới nổi: Trước và
sau khi áp dụng lạm phát mục tiêu:
Sử dụng dữ liệu của 15 nước mới nổi áp dụng lạm phát mục tiêu để thảo luận về các phản
ứng đẩy vào giá cả nội địa trước biến động của tỷ giá hối đoái. Kết quả được thể hiện ở

hình 1.
Hình 1:Phản ứng của chỉ số CPI tại các nước áp dụng lạm phát mục tiêu đối với
biến động của tỷ giá hối đoái (sử dụng mẫu hình 5 biến VAR)
Chú thích: IT: lạm phát mục tiêu.
Đường liền nét biểu thị phản ứng đẩy đối với sự biến động của tỷ giá hối đoái. Đường đứt
nét biểu trưng cho dải băng độ tin cậy của độ lệch chuẩn là 5% quanh giá trị ước lượng.
Độ lệch này được phát hiện bởi Monte – Carlo bằng việc mơ phỏng mẫu hình 500 lần.

-

Thể hiện mức độ phản ứng của CPI trước những biến động của tỷ giá hối đối (sử

dụng mơ hình 5 biến VAR)
-

Hình trên cho thấy tác động truyền dẫn của tỷ giá hối đoái lên chỉ số giá tiêu dung

có một sự sụt giảm đáng kể sau khi các nước này áp dụng lạm phát mục tiêu.
-

Tại ô thứ 3: sự chênh lệch của mức biến động giữa trước và sau khi áp dụng lạm

phát mục tiêu, mức giảm xuống trong tác động truyền dẫn của tỷ giá hối đoái lên CPI là
khác 0. => Áp dụng lạm phát mục tiêu tại các nước mới nổi làm giảm tác động truyền
dẫn, nhưng khơng hồn toàn hết tác động.


Kết quả: Lạm phát mục tiêu góp phần giảm sự dẫn truyền của tỷ giá hối đoái đến 3 biến
(CPI, IMP, PPI)
Hình 2: Mơ tả phản ứng của giá trong các nước áp dụng lạm phát mục tiêu trước

biến động của tỷ giá hối đối (mơ hình 7 biến)

-

Hình 2 thể hiện mức phản ứng của ba chỉ số giá (CPI, IMP, PPI) trước biến động

của tỷ giá bằng việc sử dụng mơ hình 7 biến


-

Mức giảm trong tác động truyền dẫn đến giá tiêu dùng ở các nước mới nổi áp

dụng lạm phát mục tiêu có thể được cho là do việc giảm sút trong tác động truyền dẫn
theo chuỗi gía
-

Tác động truyền dẫn đến 3 loại chỉ số giá giảm đi đáng kể ở các nước mới nổi sau

khi áp dụng lạm phát mục tiêu nhưng vẫn ở những mức xoay quanh giá trị 0
4.2 So sánh giữa các nước áp dụng lạm phát mục tiêu và các nước không áp dụng lạm
phát mục tiêu:
Hình 3: Phản ứng của chỉ số CPI ở các nước không áp dụng lạm phát mục tiêu đối
với biến động của tỷ giá hối đối (mẫu hình VAR 5 biến số)

-

Tại các nước không áp dụng lạm phát mục tiêu thì trước năm 1999, tác động

truyền dẫn của tỷ giá hối đối lên chỉ só CPI thì sai lệch không đáng kể so với mức 0. Sau

năm 1999 thì mức này dao động mạnh hơn.
Hình 4: Phản ứng của giá cả ở các nước không áp dụng lạm phát mục tiêu đến biến
động tỷ giá hối đối (Mơ hình 7 biến)


-

Trước năm 1999: Tác động truyền dẫn đến 3 chỉ số giá CPI, IMP, PPI tại các nước này
sai lệch không đáng kể so với mức 0


-

Sau năm 1999: Tác động truyền dẫn chênh lệch đáng kể so với mức 0.
Để so sánh giữa các nước áp dụng và không áp dụng lạm phát mục tiêu, nhóm tác giả đã
có sự so sánh giữa 2 mẫu nghiên cứu lấy từ 2 nhóm nước: Các nước (áp dụng lạm phát
mục tiêu) sau khi áp dụng chính sách lạm phát mục tiêu so sánh ới các nước không áp
dụng lạm phát mục tiêu sau năm 1999. Kết quả thể hiện ở hình 5 và hình 6
Hình 5: Phản ứng chỉ chỉ số CPI trước biến động của tỷ giá hối đoái: Các nước áp
dụng lạm phát mục tiêu so với các nước không áp dụng lạm phát mục tiêu (Mẫu
hình 5 biến)

- Tác động dẫn truyền lên chỉ số giá tiêu dùng là như nhau đối với nhóm nước áp dụng
lạm phát mục tiêu sau khi thực hiến chính sách này với nhóm các nước khơng áp dụng
lạm phát mục tiêu sau thời điểm 1999
Nhưng tác động truyền dẫn này lại khác nhau khi sử dụng mẫu hình 07 biến
Hình 6: Phản ứng của các chỉ số giá trước biến động của tỷ giá hối đoái: Các nước
áp dụng lạm phát mục tiêu và các nước không áp dụng lạm phát mục tiêu với mơ
hình 7 biến



Tại hình này cho thấy sự khác biệt trong tác động truyền dẫn của tỷ giá hối đoái lên 3 loại
giá khác nhau (PPI, CPI, IMP) xét trong giai đoạn sau năm 1999, theo đó:
-

Tác động truyền dẫn này lên giá tiêu dùng (CPI) và giá nhập khẩu IMP tại các
nước áp dụng lạm phát mục tiêu sau khi thực hiện chính sách cao hơn các
nước khơng áp dụng lạm phát mục tiêu sau năm 1999.


-

Tác động lên chỉ số giá sản xuất thì sai lệch không đáng kể tại các nước áp
dụng lạm phát mục tiêu sau khi áp dụng chính sách so với nước không áp
dụng lạm phát mục tiêu sau năm 1999

 Từ đó tai rút ra kết quả:
-

Các nước mới nổi không áp dụng lạm phát mục tiêu, tác động truyền dẫn
khơng có sai lệch đáng kể so với múc giá 0 trước năm 1999 và sau năm 1999
thì chênh lệch đáng kể so với mức giá 0

-

Bằng việc so sánh các mức giá áp dụng cơ chế lạm phát mục tiêu (sau thời
điểm áp dụng) với các nước không áp dụng(sau năm 1999) thì tác động truyền
dẫn là khá giống nhau trong 2 mẫu nghiên cứu này.

4.3 Phân tích phương sai:

Tuy hàm phản ứng đẩy cho ta những nhận định tổng quan về mức độ tác động truyền dẫn
của tỷ giá hối đối lên giá nội địa, nhưng nó khơng thể hiện được biến động của tỷ giá hối
đoái cụ thể là đóng góp bao nhiêu trong việc giải thích biến động của giá nội địa
Do đó, để đánh giá tầm quan trọng của biến động tỷ giá lên biến động của giá cả, các tác
giả đã thực hiện phương pháp phân tích phương sai cho các chỉ số giá nội địa. Bắt đầu
bằng việc kiểm tra mức độ tác động của biến động tỷ giá đến biến động giá hàng hóa tiêu
dùng với việc sử dụng mơ hình VAR 5 biến. Theo bảng sau:
Bằng 1: Phần trăm của biến dự báo chỉ số CPI được quy cho biến động của tỷ giá gây ra

Bảng trên cho thấy mức biến động của tỷ giá đóng góp rất đáng kể trong việc giải thích
sự dao động của chỉ số giá tiêu dùng tại các quốc gia có đặt ra lạm phát mục tiêu. Ngồi
ra, cịn cho thấy rằng sự đóng góp của biến động tỷ giá đến biến động của giá tiêu dùng


giảm xuống sau khi các nước thực hiện chính sách lạm phát mục tiêu, trong khi đó nó sẽ
tăng ở những nước không đặt ra lạm phát mục tiêu sau năm 1999. Những biến động của tỷ
giá hối đoái (sau 20 quý) giải thích 19.21% biến thiên của giá tiêu dùng ở các nước trước
khi á dụng lạm phát mục tiêu. Tỷ lệ này giảm xuống còn 11.82% sau khi các nước này áp
dụng lạm phát mục tiêu. Ở những nước khơng đặt ra lạm phát mục têu thì những biến
động của tỷ giá giải thích 0.92% biến thiên của giá tiêu dùng trước 1999, và tỷ lệ này là
3.72% sau 1999.
Bảng 2: Phần trăm thay đổi của biến chỉ số giá tiêu dùng (biến dự báo lạm phát) được gây
nên bới sự biến động của tỷ giá hối đoái tại các nước có áp dụng lạm phát mục tiêu (mơ
hình 7 biến)

Bảng này chỉ ra rằng:
-

Sự đóng góp của các mức biến động của tỷ giá hối đoái trong việc giải thích
mức độ biến động của cả 3 chỉ số giá thơng qua mơ hình VAR 7 biến.


-

BIến động của tỷ giá hối đối góp phần một cách đáng kể trong sự biến động
của 3 chỉ số giá (IMP, PPI, CPI) ở các nước áp dụng lạm phát mục tiêu, trong


khi đó tại các nước khơng áp dụng lạm phát mục tiêu thì điều này là khơng
đáng kể.
-

Phần trăm biến thiên của các chỉ số giá được cho là do sự biến động của tỷ giá
thì giảm xuống sau khi các nước thực hiện chính sách lạm phát mục tiêu,
trong khi đó nó tăng nhẹ ở những nước khơng đặt ra lạm phát mục tiêu sau
năm 1999

-

Với các nước áp dụng lạm phát mục tiêu:
+ Giai đoạn trước khu áp dụng thì biến động của tỷ giá hối đối giải thích lần
lượt với biến động của từng loại giá là 43.47% (IMP) 43.70%(PPI) 19.76%
(CPI)
+ Sau khi áp dụng cơ chế lạm phát mục tiêu: các giá trị này giảm tương ứng
về mức 12.54% (IMP), 23.30%(PPI) và 13.89%(CPI)

-

Với các nước không áp dụng lạm phát mục tiêu:
+ Giai đoạn trước 1999: Biến động tỷ giá hối đối chỉ giải thích được 0.31%
(IMP), 0.35%(PPI) và 1.32%(CPI)

+ Sau năm 1999: Con số này lần lượt là 5.31%, 3.56% và 1.73%

V. Kết luận (Conclusion):
Trong bài nghiên cứu này, nhóm tác giả đã kiểm định bằng thực nghiệm về sự
ảnh hưởng của việc áp dụng chính sách lạm phát mục tiêu đối với tác động truyền dẫn của tỷ
giá hối đoái đến giá cả ở các nước mới nổi.
Áp dụng kỹ thuật phân tích VAR bằng việc sử dụng dữ liệu tại 27 nước mới nổi (15
nước mới nổi có áp dụng lạm phát mục tiêu và 12 nước mới nổi không áp dụng lạm phát
mục tiêu), thực hiện cách tiếp cận trước và sau bằng cách sử dụng hàm phản ứng đẩy (IRFs:
impulse response functions) trong các mẫu nghiên cứu khác nhau trên từng nhóm quốc gia,
tính chất của từng mẫu dựa vào vấn đề áp dụng lạm phát mục tiêu để chọn (tức trước và sau
khi thực hiện chính sách lạm phát mục tiêu, hoặc các nước có áp dụng lạm phát mục tiêu hay
khơng…), nhóm tác giả đã chứng minh rằng:


Tại các nước áp dụng lạm phát mục tiêu: Việc áp dụng lạm phát mục tiêu giúp giảm tác
động truyền dẫn của tỷ giá hối đoái lên 03 loại chỉ số giá chính mà nhóm tác giả xem xét là chỉ
số giá nhập khẩu (import prices), chỉ số giá tiêu dùng (customer prices) và chỉ số giá nhà sản
xuất (producer prices) từ mức cao xuống mức thấp hơn nhưng vẫn còn sai lệch đáng kể so
với mức zero (0).
Với các nuớc không áp dụng lạm phát mục tiêu: tác động truyền dẫn của tỷ giá hối đoái
đến 03 loại chỉ số giá nêu trên khơng có sai lệch đáng kể so với mức 0 trước năm 1 999,
nhưng sau năm 1999, tác động này trở nên đáng kể hơn, giá trị sai lệch nhiều hơn so với mức
zero (0).
Ngoài ra, bằng cách so sánh các nước có áp dụng lạm phát mục tiêu sau khi thực hiện
chính sách này và các nước không áp dụng lạm phát mục tiêu sau năm 1999, nhóm tác giả
cịn chỉ ra rằng tác động truyền dẫn của tỷ giá hối đoái tại các nước có áp dụng lạm phát mục
tiêu sau khi áp dụng chính sách này và các nước khơng áp dụng lạm phát mục tiêu sau năm
1999 thì khá giống nhau .
Phân tích phương sai cũng cho thấy rõ những kết quả trên. Phân tích phương sai chỉ ra

rằng sự tác động của các biến động về tỷ giá hối đoái lên biến động về giá cả ở các nước áp
dụng lạm phát mục tiêu là đáng kể, trong khi sự tác động của các biến động về tỷ giá hối
đoái lên biến động về giá cả ở các nước không áp dụng lạm phát mục tiêu là khơng đáng kể.
Phân tích phương sai cũng cho thấy tác động của các biến động trong tỷ giá hối đoái lên biến
động trong giá cả ở các nước áp dụng lạm phát mục tiêu giảm sau khi thực hiện chính sách này.
Cuối cùng, với nghiên cứu thực nghiệm này, các tác giả đã cho thấy được những nước
chịu tác động truyền dẫn của tỷ giá hối đối cao có khuynh hướng áp dụng lạm phát mục tiêu
để thu được mức tín nhiệm hơn các nước có mức độ truyền dẫn thấp hơn.



×