Tải bản đầy đủ (.doc) (19 trang)

Phân bổ lao động theo ngành kinh tế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (174.91 KB, 19 trang )

Bảng 1: PHÂN BỐ LAO ĐỘNG THEO NGÀNH KINHTẾ
THỜI KÌ 2004 – 2009
Đơn vị: nghìn người
Năm
ngành
2004 2005 2006 2007 2008 2009
Nông
nghiệp
24508.5 24424 24349.9 24369.4 24447.7 24788.5
Công
nghiệp
7365.3 7785.2 8459.1 9032.3 9677.8 10284
Dich vụ 10455.3 10565.8 11171.3 11806.3 12335.3 12671.1
Tổng 42329.1 42775 43980.3 45208 46460.8 47743.6

Bảng 2:TÌNH HÌNH CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU THEO
NGÀNH THỜI KÌ 2004 – 2009
Đơn vị: %
Năm Tổng số Trong đó
Nông nghiêp Công nghiệp Dịch vụ
2004 100 57.90 17.40 24.70
2005 100 57.10 18.20 24.70
2006 100 55.37 19.23 25.40
2007 100 53.91 19.98 26.12
2008 100 52.68 20.83 26.55
2009 100 51.92 21.54 26.54
Bảng 3
So sánh
2005/2004
So sánh
2006/2005


So sánh
2007/2006
So sánh
2008/2007
So sánh
2009/2008
Tuyệt
đối
(nghìn
người)
Tương
đối (%)
Tuyệt
đối
(nghìn
người)
Tương
đối (%)
Tuyệt
đối
(nghìn
người)
Tuyệt
đối (%)
Tuyệt
đối
(nghìn
người)
Tương
đối (%)

Tuyệt
đối
(nghìn
người)
Tương
đối (%)
Nông
nghiệp
-84.5 -0.34 -74.1 -0.30 19.5 0.08 78.3 0.32 340.8 1.39
Công
nghiệp
419.9 5.70 673.9 8.66 573.2 6.78 645.5 7.15 606.2 6.26
Dịch
vụ
110.5 1.06 605.5 5.73 635 5.68 529 4.48 335.8 2.72
Trong những năm vừa qua, từ năm 2004 đến năm 2009 cơ cấu nguồn
nhân lực theo ngành kinh tế của Việt Nam có sự chuyển biến tích cực theo xu
hướng chung: tỷ trọng lao động trong ngành nông nghiệp giảm, trong ngành
công nghiệp và dịch vụ có xu hướng tăng. Nhưng sự chuyển dịch còn chậm và
chất lượng chưa cao, tỷ trọng lao động ngành nông nghiệp vẫn chiếm hơn
50%. Quá trình chuyển dich này vừa theo xu thế chung toàn cầu vừa mang
những đặc điểm riêng gắn liền với quá trình phát triển kinh tế của Việt Nam.
Qua bảng số liệu 1 và 3 ta có thể thấy:
1. Tổng số lao động trong các năm qua đều tăng so với năm trước, tăng
mạnh nhất vào năm 2009. Cụ thể là:
• Trong ngành nông nghiệp tổng số lao động tăng giảm không đều trong
các năm:
Năm 2005, số lao động nông nghiệp giảm 84500 người tương ứng là giảm 0.34%.
Năm 2006, số lao động nông nghiệp giảm 74100 người tương ứng là giảm 0.3%.
Năm 2007, số lao động nông nghiệp tăng 19500 người tương ứng là tăng 0.08%.

Năm 2008, số lao động nông nghiệp tăng 78300 người tương ứng là tăng 0.32%.
Năm 2009, số lao động nông nghiệp tăng 340800 người tương ứng là tăng 1.39%.
• Trong ngành công nghiệp, số lao động tăng liên tục trong các năm, và
tăng mạnh nhất vào năm 2008. Cụ thể là:
Năm 2005 tăng 419000 người tương ứng là tăng 5.7%.
Năm 2006 tăng 673900 người tương ứng là tăng 8.66%.
Năm 2007 tăng 573200 người tương ứng là tăng 6.78%.
Năm 2008 tăng 645500 người tương ứng là tăng 7.15%.
Năm 2009 tăng 606200 người tương ứng là tăng 6.26%.
• Trong ngành dịch vụ, số lao động đều tăng qua các năm, và tăng mạnh
nhất vào năm 2007. Cụ thể là:
Năm 2005 tăng 110500 người tương ứng là tăng 1.06%.
Năm 2006 tăng 605500 người tương ứng là tăng 5.73%.
Năm 2007 tăng 635000 người tương ứng là tăng 5.68%.
Năm 2008 tăng 529000 người tương ứng là tăng 4.48%.
Năm 2009 tăng 335800 người tương ứng là tăng 2.72%.
Nguyên nhân:
+ Tổng số lao động tăng qua các năm là vì:
Việt Nam có tỷ lệ tăng dân số cao (1.31% giai đoạn 2000- 2008) gần 1
triệu người mỗi năm.
Bình quân mỗi năm nước ta có thêm hơn 1 triệu người bước vào độ tuổi
lao động.
Trong năm 2007 và 2008 chứng kiến sư tăng trưởng mạnh của Việt
Nam trong tất cả các ngành đặc biệt là ngành công nghiệp và dịch vụ. Có
được kết quả đó là do 2007 Việt Nam gia nhập WTO, mở của thị trường trong
nước cho các công ty nước ngoài vào đầu tư. Năm 2007, thị trường tài chính –
tiền tệ bùng nổ mạnh mẽ, kéo theo nó là sự tăng mạnh về lao động trong khu
vực dịch vụ - thương mại. Việc gia nhập WTO vào 2007, các công ty nước
ngoai đầu tư vào Việt Nam ngày càng nhiều cùng với đó là các xí nghiệp, nhà
máy được mở rộng và xây dựng nhiều hơn. Điều đó dẫn tới việc tăng mạnh số

lao động trong ngành công nghiệp và xây dựng trong 2007 và 2008 đặc biệt là
trong 2008.
Cuộc khủng hoảnh kinh tế thế giới diễn ra từ giữa năm 2008 nhưng
những tác động của nó tới nền kinh tế Việt Nam thì đến đầu năm 2009 bắt
đầu thấy rõ. Cuộc khủng hoảnh tác động mạnh chủ yếu tới khu vực công
nghiệp và dịch vụ, ngành nông nghiệp có chịu tác động nhưng không đáng kể.
Chính vì vậy, số lao động trong ngành công nghiệp và dịch vụ tăng chậm lại,
còn trong ngành nông nghiệp thì tăng mạnh. Và lúc này, nông nghiệp mới thể
hiện vai trò ‘bà đỡ’ của nền kinh tế.
2. Tỷ trọng lao động trong ngành nông nghiệp giảm, tỷ trọng trong ngành
công nghiệp và dịch vụ có xu hướng tăng. Cụ thể là:
• Trong ngành nông nghiệp, tỷ trọng lao động giảm liên tục qua các năm,
tỷ lệ giảm giảm dần:
Năm 2005 giảm 0.8% so với năm 2004.
Năm 2006 giảm 1.73%
Năm 2007 giảm 1.46%
Năm 2008 giảm 1.23%
Năm 2009 giảm 0.76%.
• Trong ngành công nghiệp, tỷ trọng lao động tăng liên tục qua các năm
nhưng tỷ lệ tăng không đều:
Năm 2005 tăng 0.8%
Năm 2006 tăng 1.03%
Năm 2007 tăng 0.75%
Năm 2008 tăng 0.85%
Năm 2009 tăng 0.71%
• Trong ngành dịch vụ, tỷ trọng lao động lúc tăng, lúc giảm không đều:
Năm 2005 tỷ trọng lao động giữ nguyên so với 2004.
Năm 2006 tăng 0.7%
Năm 2007 tăng 0.72%
Năm 2008 tăng 0.43%

Năm 2009 giảm 0.01%
 Nhìn chung, từ năm 2004 đến 2009 xu hướng chuyển dịch cơ cấu
lao động trong các ngành theo hướng tích cực:
Lao động trong ngành nông nghiệp tăng 280000 người tương ứng là
tăng 1.01 lần nhưng tỷ trọng lao động nông nghiệp trong tổng số lao động
giảm từ 57.90% xuống 51.92% tức là giảm 5.98%.
Lao động trong ngành công nghiệp tăng 2918700 người tương ứng là
tăng 1.396 lần, tỷ trọng lao động công nghiệp trong tổng số lao động tăng từ
17.4% lên 21.54% tức là tăng 4.14%.
Lao động trong ngành dịch vụ tăng 2215800 người tương ứng là tăng
1.21 lần, tỷ trọng lao động dịch vụ trong tổng số lao động tăng từ 24.7% lên
26.54% tức là tăng 1.84%.
Nguyên nhân:
• Chuyển dịch cơ cấu kinh tế gắn với quá trình công nghiệp hóa hiện đại
hóa -tăng nhanh giá trị trong GDP các ngành công nghiệp và dịch vụ
đồng thời giảm dần tỷ trọng giá trị GDP của nông nghiệp: sản xuất
nông nghiệp công nghiệp mở rộng, nhiều nhà máy xí nghiệp mới đi vào
hoạt động, nhiều ngành mới ra đời đặc biệt là các ngành dịch vụ…công
nghiệp và dịch vụ nông thôn phát triển nối liền khoảng cách thành thị
với nông thôn. Nội bộ cơ cấu kinh tế nông nghiệp nông thôn cũng đã có
sự chuyển dịch tích cực theo hướng công nghiệp hóa hiện đại hóa: tăng
các hộ làm công nghiệp thương mại và dịch vụ, giảm số hộ làm nông
nghiệp thuần túy.
Ứng dụng khoa học kỹ thuật cộng nghệ rộng rãi vào các ngành đặc
biệt là ứng dụng công nghệ thông tin.
Trong nông nghiệp việc sử dụng máy móc vào sản xuất thay thế sức
lao động của con người và sử dụng các biện pháp sinh học làm tăng năng
suất lao động từ đó cùng một diện tích canh tác sẽ cần ít lao động hơnvà
tạo ra nhiều sản phẩm hơn. Tạo nên sự chuyển dịch từ lao động nông
nghiệp sang công nghiệp và dịch vụ

• Các chính sách của nhà nước đã phát huy tác dụng:
o Chính sách phát triển giáo dục đào tạo – giáo dục đào tạo là quốc
sách hàng đầu: đầu tư cho giáo dục hằng năm khoảng 4 – 6 % ngân
sách nhà nước. Quy mô đào tạo công nhân kỹ thuật trong những
năm qua tăng nhanh ( hiện nay cả nước có 266 trường dạy nghề) chỉ
tiêu đào tạo nghề bình quân hằng năm tăng 20 %, chú trọng đào tạo
lao động nông thôn, khuyến khích các tổ chức kinh tế, đoàn thể dạy
nghề cho lao động. Các hệ đào tạo ngắn hạn cũng phát triễn mạnh
với nhiều loại hình (cả nước đã có 320 trung tâm dạy nghề, 150
trung tâm dịch vụ việc làm và trên 300 trung tâm giáo dục kỹ thuật
hướng nghiệp). Đào tạo cán bộ chuyên môn cũng tăng cả về số lượng
lẫn chất lượng (87 trường đại học, 127 trường cao đẳng, 245 trường
trung cấp chuyên nghiệp, 147 cơ sở đào tạo sau đại học trong đó 95
cơ sở được đào tạo tiến sĩ). Cơ sở vật chất đào tạo dần được cải thiện,
trình độ giáo viên được nâng cao…chỉ số phát triển con người ngày
càng tăng năm 2004 là 0.69 đến năm 2007 là 0.733 xếp thứ 105/155
nước đến năm 2009 là xếp thứ 116/182 nước
o Đổi mới khung pháp lý tạo điều kiện cho phát triễn kinh tế tư nhân
và kinh tế đầu tư nước ngoài.
o Chính sách tạo và giải quyết việc làm: mỗi năm tạo và giải quyết
việc làm cho khoảng hơn 1 triệu lao động. Tính chung từ năm 2006
đến nay, cả nước đã tạo việc làm cho gần 5,6 triệu lao động (năm
2006 là 1,65 triệu lao động, năm 2007 là 1,68 triệu và năm 2008 là
1,61 triệu, năm 2009 ước đạt 1,50 triệu lao động), trong đó lao động
thanh niên chiếm khoảng 40%.
o Cho vay vốn ưu đãi: cho thanh niên khởi nghiệp, lập nghiệp đầu tư
sản suất kinh doanh, cho nông dân đầu tư vào các mô hình trang
trại, …………….
o Khôi phục và phát triển các làng nghề truyền thống:
o Phát triển kinh tế vùng, khu vực, xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn,

phát triển công nghiệp và dịch vụ ở nông thôn: Tập trung phát triển
mạnh các vùng kinh tế trọng điểm:Bắc Bộ,Nam Bộ,Trung Bộ. Các
vùng kinh tế này sẽ được ưu tiên phát triển các ngành kĩ thuật cao
như tự động háo thép chất lượng cao, công nghệ phần mềm Xây
dựng nhiều khu công nghiệp, doanh nghiệp ở vùng nông thôn ưu tiên
cho các ngành cần nhiều lao động phổ thông như dệt may, chế biên
sản phẩm nông nghiệp, sản xuất phân bon, xi măng….nhằm giải
quyết việc làm cho lao động vùng và lân cận phát huy tiềm lực vùng.
• Hội nhập kinh tế quốc tế - đẩy mạnh kinh tế đối ngoại: tỷ lệ xuất
khẩu/GDP (XK/GDP) ngày càng tăng, nghĩa là hệ số mở cửa ngày càng
lớn. Nhiều sản phẩm của Việt Nam như gạo, cao su, may mặc, giày dép,
hải sản đã có sức cạnh tranh cao trên thị trường thế giới. Các hoạt
động kinh tế đối ngoại khác như đầu tư trực tiếp từ nước ngoài (FDI) và
viện trợ phát triển chính thức (ODA) cũng đều tăng trưởng khả quan,
đặc biệt là vốn FDI đã có bước phát triển tích cực, tăng mạnh từ năm
2004 đến nay.Vốn FDI vao Việt Nam 2004: 4,5 tỉ USD; 2005: 6,8 tỉ USD;
2006: 10,2 tỉ USD;2007 :20,3 tỷ USD. Kinh tế vốn đầu tư nước ngoài phát
triển thu hút một lượng lao động lớn cả lao động phổ thông và lao động
chuyên môn kỹ thuật.
• Có sự chuyển dịch tích cực nhưng vẫn chậm so với yêu cầu do
một số lý do sau:
- Công tác đào tạo còn nhiều hạn chế cả về phương pháp lẫn cơ sở, tỷ lệ
đào tạo lao động cho nông nghiệp thấp, đào tạo lao động cho ngành nông
nghiệp chưa được chú trọng. Số lượng lao động có trình độ chuyên môn kỹ
thuật còn hạn chế, cơ cấu đào tạo chưa hợp lí tình trạng thừa thầy thiếu
thợ vẫn rất phổ biến:…chưa đáp ứng được nhu cầu thực tế cho công cuộc
chuyển dịch
- Đầu tư công nghệ - thiết bị máy móc cơ điện phục vụ cơ giới hoá nông
nghiệp trong thời gian qua chủ yếu là do nhu cầu của các thành phần kinh
tế chứ chưa chủ đầu tư, thiếu sự quản lý và chỉ đạo thống nhất giữa các

ngành từ trung ương đến địa phương, chưa có sự trợ giúp tạo điều kiện
phát triển công nghệ, thiết bị. Bên cạnh đó, công tác đào tạo, bồi dưỡng,
hướng dẫn sử dụng máy móc phục vụ quá trình cơ giới hoá - điện khí hoá
nông nghiệp, nông thôn chưa được chú trọng. việc mua dây truyền công
nghệ còn nhiều bất cập.Sản xuất nông nghiệp tuy được mùa, nông dân tiêu
thụ được sản phẩm lương thực, cây công nghiệp ngắn ngày, dài ngày, cây
ăn quả, chăn nuôi… đời sống nông dân có khá lên nhưng giá nông sản bấp
bênh và còn thấp trong khi đó giá máy nông nghiệp cao. Khả năng tích luỹ
để mua sắm máy móc, trang bị các dây chuyền chế biến đồng bộ của các
thành phần kinh tế còn rất hạn chế.
- Trên thị trường, nguồn máy sản xuất trong nước hạn chế về số lượng,
chất lượng, nhỏ hẹp thị phần, bất hợp lý chủng loại và giá cả, nguồn
nhập khẩu có hiện tượng gian lận, trốn thuế, hàng qua sử dụng không
rõ nguồn gốc, trình độ thẩm định kém.Nền công nghiệp chế tạo máy của
Việt Nam còn yếu, nguyên nhiên vật liệu, những yếu tố " đầu vào" quan
trọng hầu như phải nhập khẩu, phụ thuộc công nghệ và vốn vào nước
ngoài quá lớn.Khả năng thu hút vốn đầu tư của các thành phần kinh tế
trong lĩnh vực trang bị máy móc cơ điện nông nghiệp cho nông dân quá
khiêm tốn
- Việc thực hiện chính sách hỗ trợ vay vốn, quy trình, thủ tục còn rờm rà,
việc thẩm định dự án kém.
- Sản xuất nhỏ lẻ khép kín, thiếu chuyên môn hóa, thiếu hợp tác giữa các
ngành kinh tế, hiệu quả đầu tư sản xuất chưa cao
- Số việc làm tạo ra hằng năm lớn nhưng chủ yếu là trong khu vực đơn
giản, phổ thông, khu vực thu nhập thấp và khu vực nông nghiệp.
- Thị trường lao động phát triễn chậm chưa mang tính chuyên
nghiệp….Các trung tâm giới thiệu việc làm, mô giới việc làm chưa phát
huy hết vai trò của mình.
- Quá trình đô thị hóa điễn ra, nhiều khu công nhiệp, doanh nghiệp hình
thành nhưng lại không tuyển nhiều lao động địa phương, lao động địa

phương không được đào tạo để chuyển đổi nghề.
II. Đánh giá về chất lượng chuyển dịch cơ cấu lao động
Bảng 4: NĂNG SUẤT LAO ĐỘNG THEO CÁC NGÀNH KINH TẾ
Đơn vị: triệu/người
Năm
Ngành
2004 2005 2006 2007 2008 2009
Nông
nghiệp
6.41 7.17 8.12 9.53 13.53 14.01
Công
nghiệp
39.69 44.22 47.87 52.49 61.11 52.66
Dịch vụ 27.31 32.16 33.17 37.00 45.67 50.83
Để đánh giá chất lượng chuyển dịch cơ cấu lao động trong quan hệ so
sánh với chuyển dịch cơ cấu kinh tế của Việt Nam trong giai đoạn từ 2004 đến
2009 ta dùng chỉ tiêu năng suất lao động của ba nhóm ngành. Trong thời kì
này năng suất bình quân cả nước tăng. Trong đó nông nghiệp là ngành có
năng suất lao động thấp nhất nhưng lại tăng nhanh nhất từ 6.41 triệu
đồng/người đến 14.01 triệu đồng/người, tức là 2.1856 lần. Có được điều này là
do cơ giới hóa trong nông nghiệp: sử dụng rộng rãi máy móc vào sản xuất và
chế biến nông nghiệp như máy cày máy cắt máy cấy, máy vò, sấy…, thủy lợi
hóa kênh mương, sử dụng các biện pháp sinh học, luân canh xen canh, thay
thế, cải tạo giống…
Năng suất lao động ngành công nghiệp và xây dựng cao nhất nhưng lại
tăng chậm nhất, tăng từ 39.69 triệu đồng/người đến 52.66 triệu đồng/người,
tức là 1,3268 lần.
Năng suất lao động của ngành dịch vụ tăng từ 27.31triệu đồng/người
đến 50.83 triệu đồng/người, tức là tăng 1.86 lần.
Có được những thành tựu trên là do một số nguyên nhân sau:

Trong thời gian gần đây, nhiều doanh nghiệp trong nươc đã chủ động
đổi mới quản lý, đẩy mạnh ứng dụng kỹ thuật _ công nghê tiên tiến , cải cách
quy trình công nghệ sản xuất, huấn luyện đào tạo nâng cao trinh độ và tay
nghề cho người lao động. Do đó, do rút ngắn thời gian sản xuất nâng cao năng
suất lao động công nghiệp.
Tuy nhiên, chúng ta có thể nhận thấy một thực trạng, dù có tăng về
năng suất lao động nhưng tỉ lệ này so với nhiều nước vẫn ở mức thấp. Vd
trong ngành dệt may Việt Nam tính trung bình đứng được khoảng trên 10
máy, còn ở các nước như Trung Quốc một công nhân đứng trên 25 máy, ở Mỹ
là 32 máy. Năng suất lao động ở Việt Nam nhìn chung vẫn chỉ bằng 1/5 năng
suất trung bình trong ASEAN và khoảng 1/10 mức năng suất của Singapore.
Đó là một trong những nhận định được đưa ra trong Báo cáo “Xu hướng Lao
động và Xã hội Việt Nam 10/2009” do Tổ chức lao động Quốc tế (ILO) công
bố.
Nguyên nhân chủ yếu làm cho năng suất lao động trong nông, lâm
nghiệp thấp là do số lao động chiếm tỷ trọng lớn nhất (52,1%), thời gian chưa
sử dụng còn nhiều (20%), năng suất cây, con thấp (năng suất lúa của Việt
Nam năm 2006 đạt 48,9 tạ/ha, trong khi Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc
đạt 62 tạ/ha; năng suất ngô đạt 36 tạ/ha, trong khi của Mỹ, Úc, Pháp đạt 80
tạ/ha), còn phụ thuộc nhiều vào thiên nhiên, tỷ lệ lao động thủ công lớn, giá
bán sản phẩm thấp so với các ngành khác và so với thế giới.
Ngành công nghiệp có năng suất lao động cao nhất, nhưng số lượng lao
động chiếm tỷ trọng thấp (13,5%), tốc độ tăng chậm, tính gia công và khai
thác nguyên nhiên vật liệu còn cao, giá trị tăng thêm thấp, tỷ trọng doanh
nghiệp có công nghệ thấp còn lớn (57%), tỷ trọng doanh nghiệp có công nghệ
cao chỉ đạt khoảng 20,5%, thấp xa so với các chỉ số tương ứng 40-50% của các
nước trong khu vực. Mặc dù, trong thời gian qua nhà nước và các doanh
nghiệp có chính sách nhập khẩu công nghệ của các nước trên thế giới. Nhưng
theo nhận đinh của các chuyên gia thì công nghệ Việt Nam nhập về hầu hết đã
lỗi thời. Theo đánh giá chung thì công nghệ của Việt Nam lỗi thời hơn so với

công nghệ thế giới khoảng 2 – 3 thế hệ.
Năng suất lao động các ngành dịch vụ tuy cao hơn mức chung, nhưng
vẫn thấp hơn nhóm ngành công nghiệp. Có hai nguyên nhân chủ yếu.
Một, do số lao động nhóm ngành này tập trung chủ yếu vào ngành
thương nghiệp, mà ngành thương nghiệp của ta hiện buôn bán nhỏ còn chiếm
tỷ trọng lớn và tính đại lý của thương mại còn lớn; tập trung vào ngành giáo
dục, y tế, văn hóa, là những ngành có giá trị gia tăng thấp. Hai, do nhiều
hoạt động dịch vụ vẫn còn mang tính kiêm nhiệm ngoài giờ của các cơ quan,
đơn vị, hộ gia đình, lúc nông nhàn ở nông thôn nên tính chuyên nghiệp thấp.
Nhìn tổng quát, năng suất lao động của nước ta còn thấp do nhiều
nguyên nhân. Có nguyên nhân do những ngành có năng suất lao động thấp lại
chiếm tỷ trọng lao động rất cao (như nông nghiệp, buôn bán nhỏ ). Có
nguyên nhân do chất lượng lao động mà biểu hiện trước hết ở tỷ lệ lao động
đã qua đào tạo còn rất thấp và tăng rất chậm, hiện mới đạt khoảng một phần
tư tổng số. Ngay cả số đã qua đào tạo thì cơ cấu cũng còn nhiều điểm chưa
hợp lý.
Tỷ số người tốt nghiệp các cấp đào tạo theo chuẩn mực của thế giới là 1
cao đẳng, đại học/4 trung cấp chuyên nghiệp/10 học nghề, thì ở nước ta các tỷ
số tương ứng là 1 - 0,98 - 3,03, gây ra tình trạng "thiếu thợ nhiều hơn thiếu
thầy". Đó là chưa kể trình độ đào tạo cũng còn không ít vấn đề: lý thuyết
nhiều hơn tay nghề, thực tế; trung cấp chuyên nghiệp thì nửa thầy nửa thợ,
cao đẳng, đại học thì khoa học cơ bản chưa đủ, còn khoa học ứng dụng còn
yếu. Ngay cả giáo sư, tiến sĩ thì có tới gần một phần ba là danh nhiều hơn
thực. Cán bộ khoa học, kỹ thuật ở cơ sở, ở thực tiễn thì ít. Ngoài ra còn tình
trạng mua bán bằng, Trình độ kỹ thuật - công nghệ còn thấp.
Bảng 5: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành giai đoạn 2004-2009
Cơ cấu GDP
Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009
tỷ đồng % so
tổng

số
tỷ đồng % so
tổng
số
tỷ đồng % so
tổng
số
tỷ đồng % so
tổng
số
tỷ đồng % so
tổng
số
tỷ đồng % so
tổng
số
Tổng
số
715306 100 839212 100 974266 100 1143715 100 1485037 100 1658390 100
Nông
nghiệ
p
155993 21,08 175984 20,97 198797 20,40 232586 20,33 329886 22,21 346786 20,91
Công
nghiệ
p và
xây
dựng
287615 40,21 344224 41,02 404696 41,53 474423 41,49 591608 39,84 667323 40,24
Dịch

vụ
271698 37,98 319004 38,03 370773 38,05 436706 38,17 563543 37,95 644281 38,85
Nhận xét: chuyển dịch cơ cấu ngành nước ta thời kỳ 2004 – 2009 đã diễn ra
theo hướng tích cực: giảm tỷ trọng GDP trong nông nghiệp (từ 21.08% năm
2004xuống 20.91% năm 2009) trong khi lượng tăng tuyệt đối lại tăng từ 155993
tỷ đồng năm 2004 lên 346786 tỷ đồng năm 2009 đồng thời tăng dần tỷ trọng
giá trị của các ngành công nghiệp và dịch vụ: công nghiệp đóng góp vào GDP
nhiều nhất và tăng từ 40.21% năm 2004 lên 40.24% năm 2009, lượng tăng
tuyệt đối lớn : tăng từ 287615 tỷ đồng năm 2004 lên 667323 tỷ đồng năm 2009.
Ngành dịch vụ ngày càng chiếm vị trí quan trọng trong GDP : tỷ trọng tăng
dần qua các năm: 37.98%năm 2004 lên 38.85% năm 2009, lượng tăng tuyệt đối
là từ 271698 tỷ đồng năm 2004 lên 644281 tỷ đồng năm 2009.
Tuy nhiên chúng ta đều nhận thấy tỷ trọng giá trị đóng góp GDP trong
năm 2008 – 2009 giảm. lí do : khủng hoảng kinh tế tài chính thế giới 2008
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở nước ta diễn ra theo hướng tích cực nhưng
vẫn còn chậm: tỷ trọng giá trị nông nghiệp vào GDP giảm chậm, và tỷ trọng
đóng góp vào GDP vẫn cao: hơn 20%. Đóng góp của công nghiệp và dịch vụ
tăng chậm. Lao động ngành nông nghiệp chiếm tỷ trọng lớn nhất nhưng lại
đóng góp vào GDP ít nhất, công nghiệp và dịch vụ đóng góp thì gần như ngang
nhau
Giải pháp chung:
Thứ nhất, tiếp tục ưu tiên phát triển các ngành công nghiệp, dịch vụ
hướng về xuất khẩu, sử dụng nhiều lao động đặc biệt là lao động nông thôn
những ngành đảm bảo tăng việc làm nhanh và duy trì được sự cân bằng giữa
tăng việc làm với tăng năng suất cả ở thành thị và nông thôn như may mặc,
dày da, chế biến, lắp giáp,… kéo lao động từ khu vực nông nghiệp sang khu
vực công nghiệp, dịch vụ ,giải quyết tình trạng lao động dư thừa ở nông thôn
hiện nay.
Thứ hai, đầu tư thích đáng vào đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn
nhân lực, đặc biệt là nguồn nhân lực ở nông thôn đón đầu và đáp ứng yêu cầu

của quá trình công nghiệp hóa – hiện đại hóa. Một số nội dung cần nhấn
mạnh để tạo sự chuyển biến mạnh trong những năm trước mắt là:
Tăng cường kết hợp trong việc đào tạo nghề, xã hội hóa công tác đào
tạo nghề, gắn kết doanh nghiệp, các cơ sở sử dụng lao động với các cơ sở đào
tạo nghề cho lao động nông thôn. Nhà nước khuyến khích, hỗ trợ mạnh mẽ
hơn nữa đối với doanh nghiệp cũng như các cơ sở đào tạo nghề về cơ sở mặt
bằng, trang thiết bị kỹ thuật,…. Đối với các doanh nghiệp đào tạo lao động
nông thôn để sử dụng cho chính mục tiêu sản xuất kinh doanh của doanh
nghiệp mình thì Nhà nước nên có các chính sách hỗ trợ về tài chính, tín dụng,
các chính sách ưu đãi về thuế để giảm bớt những chi phí đầu vào, giúp doanh
nghiệp tạo động lực trong việc sản xuất và mở rộng sản xuất, thu hút và giải
quyết việc làm tại địa phương.
Nâng cao chất lượng lao động nông thôn. Giải pháp này cần phải được
nhấn mạnh trước tiên và thực hiện ở mức độ ”đột phá”. Điều đó là do tính
chất quyết định của trình độ văn hoá cũng như kỹ năng lao động của người
lao động nông thôn trong việc chuyển dịch lao động sang khu vực phi nông
nghiệp một cách bền vững. Giải pháp này nhấn mạnh tới việc tăng cường
năng lực của người lao động nông thôn, nhằm đáp ứng nhu cầu công việc tại
chỗ và nhu cầu di chuyển lao động nội bộ ngành, ra khỏi ngành và di chuyển
giữa các vùng. Trong đó cần tập trung nâng cao chất lượng đào tạo nghề;
nâng cao thể lực cho người lao động nông thôn. Thể lực khỏe mạnh đi kèm với
đó là trình độ chuyên môn và ý thức nghề nghiệp, văn hóa làm việc sẽ tạo ra
sức cạnh tranh lớn và khả năng dịch chuyển lao động cao hơn.
Việc nâng cao chất lượng lao động nông thôn ở đây còn góp phần nâng
cao và đẩy mạnh việc xuất khẩu lao động có trình độ tay nghề và sức khỏe,
cạnh tranh được với nguồn lực lao động của các nước khác.
Thứ ba, khuyến khích và đầu tư mạnh hơn nữa vào phát triển sản xuất
kinh doanh, đặc biệt là phát triển các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở nông thôn
Sản xuất trong lĩnh vực nông nghiệp hiện còn chưa tương xứng với tiềm
năng vốn có, chưa phân bổ hợp lý. Lực lượng lao động nhiều, nhưng thời gian

nhàn rỗi còn tương đối cao. Lao động thuần nông đời sống không đảm bảo,
thu nhập bấp bênh và thấp, lao động phi nông nghiệp lại chưa tạo ra động lực
về chất lượng và sự đa dạng của sản phẩm, không đáp ứng đúng và theo kịp
nhu cầu thị trường,… Để khắc phục và giải quyết tình trạng này cần thực
hiện một số vấn đề sau:
- Thực hiện tốt các Chương trình đầu tư của Nhà nước và các chương
trình dự án của các nhà tài trợ, các tổ chức bên ngoài nhằm phát triển nông
nghiệp, nông thôn: Hoàn thiện các chương trình đào tạo kỹ năng, tay nghề
cho người lao động, nâng cao nhận thức về việc làm và khả năng tìm kiếm
việc làm cho người lao động. Xây dựng đồng bộ các cơ sở hạ tầng thiết yếu và
phù hợp với nhu cầu của địa phương và những đòi hỏi của thị trường đối với
các trung tâm, cơ sở đào tạo nghề cho người lao động. Đầu tư phát triển hệ
thống mạng lưới các làng nghề truyền thống có sản phẩm được thị trường
trong và ngoài nước thừa nhận và có khả năng phát triển lâu dài. Trong đó,
cần ưu tiên phát triển các loại hình doanh nghiệp chế biến sản phẩm nông,
lâm, ngư nghiệp.
- Tăng cường ứng dụng các thành tựu khoa học – công nghệ vào sản
xuất nông nghiệp.
- Đẩy mạnh và đa dạng hóa các phương thức tổ chức sản xuất nông
nghiệp và kinh doanh ở nông thôn.
Thứ tư, xoá bỏ chính sách về hạn điền, khuyến khích mạnh hơn nữa
phát triển kinh tế trang trại và kinh tế hộ. Điều này là đặc biệt quan trọng, có
tính điều kiện để thúc đẩy phát triển sản xuất nông nghiệp theo hướng tăng
nguồn lực và điều kiện để áp dụng khoa học kỹ thuật, công nghiệp, hiện đại
hóa. Khuyến khích hình thức tự do di chuyển hành nghề, tìm việc làm sau
mùa vụ, giải quyết việc làm vào thời kỳ nông nhàn. Các giải pháp cần thực
hiện là
- Tạo điều kiện thuận lợi cho các hộ gia đình vùng nông nghiệp nông
thôn có vốn và được vay vốn với lãi suất ưu đãi để phát triển ngành nghề và
huy động lao động tại chổ.

- Tăng cường các biện pháp dồn điền đổi thửa để tập trung đất canh tác
và mở rộng khai hoang.
- Khuyến khích và tạo cơ chế thuận lợi cho các hình thức sản xuất tập
trung trong nông nghiệp, kết hợp các cá nhân nhỏ lẻ để hình thành các hợp
tác xã và trang trại.
- Ưu tiên các hình thức chuyên canh, tạo cơ chế thuận lợi cho các mô
hình trang trại có tiềm năng phát triển nhằm thu hút lao động tại chỗ, khai
thác tốt các tiềm năng, lợi thế của địa phương.

Thứ năm, phát triển các khu kinh tế và đô thị hóa gắn với chuyển đổi
nghề hiệu quả đối với lao động nông nghiệp.
Phát triển khu công nghiệp, khu chế xuất và đô thị hóa là một giải pháp
có tính chiến lược về chuyển dịch cơ cấu kinh tế và phát triển kinh tế xã hội
đất nước theo hướng CNH, HĐH.
Cần chú trọng việc đào tạo nghề cho người dân phải đảm bảo đúng và
đáp ứng được nhu cầu sản xuất kinh doanh tại các khu kinh tế đóng trên địa
bàn. Hình thức chuyển đổi nghề ở đây có thể là sự phối hợp đào tạo nghề giữa
doanh nghiệp với cơ sở đào tạo nghề tại địa phương hoặc giữa người địa
phương với doanh nghiệp thông qua hình thức đào tạo ngắn hạn, trực tiếp tại
doanh nghiệp (cơ sở sản xuất kinh doanh) hoặc hình thức doanh nghiệp
gửi/thuê đối tác đào tạo theo đúng nhu cầu sử dụng lao động trong hoạt động
sản xuất kinh doanh của mình.
Thứ sáu, đầu tư tạo việc làm và giải quyết việc làm, tăng cường cơ sở
hạ tầng kỹ thuật và dịch vụ giới thiệu việc làm để đảm bảo các điều kiện để thị
trường lao động phát triển, những thông tin thị trường được công khai, giúp
cho người lao động có thể nhận biết được đâu là cơ hội và khả năng có thể đáp
ứng công việc của mình. Thông qua các trung tâm dịch vụ giới thiệu việc làm,
mở rộng quan hệ với các đối tác sử dụng lao động ở các tỉnh khác và các nước
để đưa lao động đi làm việc ở các tỉnh bạn và nước ngoài một cách có hiệu quả
Nâng cao năng lực và các loại hình dịch vụ đối với lao động xuất khẩu có

nguồn gốc từ nông thôn, có chính sách hỗ trợ và đảm bảo về tài chính và các
thủ tục xuất khẩu lao động, đảm bảo cho người lao động được làm việc đúng
ngành nghề được đào tạo và tạo điều kiện cải thiện cuộc sống cho lao động
xuất khẩu.
Thứ bảy, tạo điều kiện và có chính sách hợp lý đối với lao động di cư:
Nhà nước cần có chính sách quản lý di dân hợp lý, tạo điều kiện cho người
dân di cư làm ăn sinh sống tốt hơn, góp phần thực hiện quyền và nghĩa vụ
công dân trước pháp luật; trước hết cần đơn giản hoá một cách triệt để các
thủ tục hành chính liên quan đến việc đăng ký hộ khẩu, đăng ký kinh doanh,
thuê mướn sử dụng lao động , tạo điều kiện thuận lợi cho người lao động
nhập cư ổn định cuộc sống và được tiếp cận với các dịch vụ xã hội cơ bản, đặc
biệt là đối với người lao động nghèo.

Nhà nước và các doanh nghiệp cần phối hợp tốt hơn trong việc phát
triển các chương trình nhà ở và cung cấp các dịch vụ xã hội cơ bản khác đối
với người lao động có thu nhập thấp, lao động nhập cư đặc biệt là tại các khu
công nghiệp, khu chế xuất.
KẾT LUẬN
Chuyển dịch cơ cấu lao động theo hướng tăng tỷ lệ lao động phi nông
nghiệp là một xu hướng tất yếu trong quá trình phát triển, đặc biệt trong thời
kỳ CNH, HĐH. Thời gian qua lao động nước ta đã có sự chuyển dịch tích cực
theo xu thế chung thế giới nhưng vẫn chậm và chưa đáp ứng được nhu cầu
chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa hiện đại hóa. Tuy
nhiên nó cũng đã diễn ra theo xu hướng ngày càng phù hợp với chuyển dịch
cơ cấu kinh tế góp phần thúc đẩy nhanh quá trình phát triển kinh tế đất nước.

×