Tải bản đầy đủ (.docx) (20 trang)

Báo cáo thực phẩm chức năng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (358.12 KB, 20 trang )

MỞ ĐẦU
Trong giai đoạn hiện đại hóa, để theo kịp xu thế của thế giới với mong muốn phát
triển kinh tế - xã hội mà nhiều ngành công nghiệp đã ra đời hàng loạt với những công
nghệ tân tiến và đầy mới mẻ. Những thay đổi ấy đi kèm theo là việc tạo ra nhiều sản
phẩm bổ ích để có thể đáp ứng được nhu cầu của người tiêu dùng. Bởi lẽ đó, ngày nay,
khi các sản phẩm trở nên đa dạng và phong phú hơn thì sẽ có nhiều cơng đoạn và quy
trình thực hiện tiến bộ hơn giúp tạo ra thành phẩm một cách nhanh chóng.
Trái lại với mặt tích cực ấy, vì nhu cầu mưu sinh mà mọi người phải chăm chỉ làm
việc để mang lại cuộc sống ấm no cho gia đình. Đơi khi vì áp lực của cuộc sống quá lớn
mà họ không quan tâm và để ý đến sức khỏe cũng như bổ sung thức ăn qua loa để tiếp tục
công việc của bản thân. Chính việc đó, nó làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe dẫn
đến các bệnh mang hệ lụy về sau như tiểu đường, huyết áp, trầm cảm,…
Thế nên vào những năm gần đây, thế giới đang có xu hướng quay lại với các hợp
chất tự nhiên, việc sử dụng các hợp chất thứ cấp và các hoạt tính sinh học tiềm năng
trong việc chăm sóc và bảo vệ sức khỏe ngày một được đề cao bởi tính năng hiệu quả của
nó. Một trong số đó có thể kể đến lá tía tơ – loại cây được trồng phổ biến ở Việt Nam. Tía
tơ là cây thảo sống quanh năm, trong y học cổ truyền được xem như là vị thuốc giúp kích
thích ra mồ hơi, đặc biệt, tinh dầu từ lá tía tơ có tác dụng kháng khuẩn và kháng vi-rút
đáng kể nên có đặc tính kháng viêm mạnh, chống oxi hóa, ngăn ngừa ung thư,… Vì thế
mà em quyết định chọn lá tía tơ làm đề tài tìm hiểu của mình trong việc nghiên cứu để
phát triển thành thực phẩm chức năng giúp hỗ trợ điều trị bệnh lý.

1


NỘI DUNG
1. TỔNG QUAN VỀ LÁ TÍA TƠ
1.1 Nguồn gốc, phân bố và tên gọi
Nguồn gốc
Tía tơ cịn được biết đến như một cây thuốc nam, thơm, thực phẩm chức năng hay
cây thân thảo hàng năm. Theo thời xa xưa, tía tơ là một loại thảo mộc quan trọng đã được


ghi chép trong các tác phẩm kinh điển của y học Trung Quốc từ khoảng năm 500 Sau
Công Nguyên, đặc biệt là trong các ghi chép có tên “Hồ sơ bổ sung của các bác sĩ nổi
tiếng”. Ở những nơi khác loại thảo mộc này được đăng ký làm thuốc có tác dụng giúp
thoải mái cơ thể và thúc đẩy lưu thông máu. Các vị thuốc của thảo mộc trong y học cổ
truyền Trung Quốc là “lá tía tơ” khơ, “thân cây tía tơ” và “hạt tía tơ” tương ứng với
Folium Perillae, Caulis Perillae và Fructus Perillae trong Dược điển Trung Quốc (1990),
trong Dược điển Nhật Bản (1991), Herba Perillae được liệt kê như một loại thuốc chiết
xuất từ lá và cành của cây tía tơ [14].  Nó thường được sử dụng như một loại thuốc truyền
thống và một loại thực phẩm chức năng ở khắp các cộng đồng châu Á.
Phân bố và tên gọi
Tía tơ được trồng ở vùng núi của Ấn Độ và Trung Quốc, sau được trồng khắp nơi ở
châu lục. Cây cũng được trồng ở vùng có khí hậu ơn hịa của châu Âu. Ở Mỹ và Ukrain
còn thấy cây mọc trong trạng thái hoang dại. Ở Việt Nam, cây mọc hoang dại ở các tỉnh
miền núi phía Bắc (Lào Cai, Lạng Sơn, Hịa Bình,…). Tuy nhiên, do nhu cầu sử dụng rau
gia vị nhiều, nên ở vùng ngoại thành Hà Nội người ta có thể trồng tía tơ gần như quanh
năm. Ở Hàn Quốc, Nhật Bản và Trung Quốc, tía tơ được trồng đến hàng chục ngàn hecta
để thu hoạch. Đặc biệt, ở Trung Quốc có lẽ được coi là trung tâm gen chính của lồi
này[8].
Từ đồng nghĩa của Perilla frutescens là Ocimum frutescens L. Nó cịn được biết đến
với nhiều tên ở quốc gia khác nhau. Ở Trung Quốc, nó được gọi là Zisu; Shiso ở Nhật
Bản; Deulkkae hoặc Tilkae ở Hàn Quốc; Silam ở Nepal và tiếng Ba Lan gọi là
Pachnotka. Ở Ấn Độ, nó có một số tên trên khắp tiểu bang, chẳng hạn như Bhanjeer hoặc
Banjiraa (Uttarakhand), Hanshi (Manipur), chhawhchhi (Mizoram) [9],[19].

2


1.2 Thành phần dinh dưỡng
Bảng 1.1: Thành phần dinh dưỡng của lá tía tơ trong 100g phần ăn được [6]
STT


Thành phần
dinh dưỡng

Đơn vị

Hàm

STT

lượng

Thành phần
dinh dưỡng

Đơn vị

Hàm
lượng

1

Nước

G

89,1

10


Mangan

mg

0,73

2

Năng lượng

kJ

105

11

Phospho

mg

18

3

Protein

G

2,9


12

Kali

mg

284

4

Glucid

G

3,4

13

Natri

mg

3

5

Cellulose

G


3,6

14

Kẽm

mg

0,86

6

Tro

G

1,0

15

Đồng

μg

460

7

Calci


Mg

190

16

Vitamin C

μg

13

8

Sắt

Mg

3,2

17

β -caroten

μg

5520

9


Magie

Mg

112

1.3 Các hợp chất sinh học và ứng dụng
Tía tơ rất giàu dinh dưỡng và trong lá chứa các khoáng chất , vitamin ngồi ra cịn
có rất nhiều hoạt chất sinh học được tìm thấy nhưng nổi bật nhất là terpenoid, flavonoid.
Đặc biệt ở flavonoid có chứa apigenin - là một sản phẩm tự nhiên thuộc phân lớp flavone,
là aglycone của một số glycoside tự nhiên.

Hình 1.1: Cấu trúc của apigenin

3


Hình 1.2: Cấu trúc của apigenin và các dẫn xuất glycosidic, glucuronid, acetyl
hóa và metyl este của nó cùng với một số biflavonoid của apigenin [21]
Apigenin đang được con người sử dụng dưới dạng chiết xuất thực vật để điều trị
một số rối loạn và tình trạng viêm nhiễm, cho đến khi được phát hiện ra như một hợp
chất cốt lõi. Nhiều hoạt động dược lý, bao gồm chống viêm, chống độc, chống ung thư,
v.v., được cho là do apigenin. Nghiên cứu đã chỉ ra rằng apigenin có nhiều mục tiêu phân
tử liên quan đến chứng viêm [10]. Qua đó, ta có thể xem xét rằng lá tía tơ là một nguyên
liệu tốt giúp tăng gia vị hỗ trợ cảm quan của thực phẩm, vậy liệu rằng khi được sử dụng
để sản xuất thành thực phẩm chức năng thì những giá trị bổ ích ấy có cịn hữu hiệu trong
việc hỗ trợ sức khỏe. Từ đó, mà các nghiên cứu đã ra đời và được tìm hiểu sâu sắc để
thỏa mãn đáp ứng được nhu cầu thị trường.
2. SẢN PHẨM TINH DẦU TÍA TƠ
2.1 Hình thành ý tưởng

Để hình thành một sản phẩm nào đó, những bước đi đầu tiên phải thật thận trọng và
luôn xem xét bởi nhiều yếu tố khách quan. Chính vì thế, đánh giá và khảo sát được xem
là cần thiết trong giai đoạn này để góp phần thu thập thơng tin nhìn nhận rõ các vấn đề để
lựa chọn hợp lý. Bởi lẽ đó, một cuộc khảo sát được thực hiện ở ba quốc gia Mỹ, Nhật
Bản và Việt Nam để mang lại độ chính xác và an tồn từ ngun liệu.
Tại Mỹ, tinh dầu tía tô nằm trong danh mục các phụ gia thực phẩm được phép sử
dụng. Nó đã được dùng để bổ sung vào các loại nước sốt, bánh kẹo, chewing gum, tạo
hương cho các sản phẩm sarsaparilla - một loại đồ uống rất phổ biến tại Mỹ. Ngoài ra ở
Nhật Bản, tinh dầu tía tơ được coi như một chất tạo ngọt vì trong đó có chứa dẫn xuất của
perillaldehyde - quan trọng trong ngành sản xuất thuốc lá để giảm mùi hăng cay, làm cho
sản phẩm có hương vị hài hịa hơn.
4


Bên cạnh đó khi thực hiện việc khảo sát tại Việt Nam, chỉ có 43 (97,7%) người biết
đến lá tía tô và việc sử dụng chúng thường xuyên 11 (25,6%). Trong khi đó, Nhật Bản lại
sử dụng loại lá này với tần suất khá cao, vì đây được xem là loại rau vô cùng lý tưởng khi
ăn kèm với các món tươi sống mà người Nhật tin dùng.
Xét về mặt nhận biết và sử dụng sản phẩm, ở Mỹ và Nhật Bản đã ra đời các loại sản
phẩm cũng như vận dụng tinh dầu tía tơ trong các hoạt động sản xuất khác. Nhưng trái
lại, ở Việt Nam tinh dầu tía tơ vẫn cịn khá mới mẻ với mọi người, do đó khi tiến hành
khảo sát thì có tới 34 (79,1%) người chưa biết đến sản phẩm này. Và những người biết
đến và sử dụng chúng chỉ có 2 (4,7%). Hầu hết mọi người chỉ biết rằng lá tía tơ được
dùng như một loại gia vị bổ sung vào thức ăn mà chưa biết đến công dụng hiệu quả
chúng mang lại. Chính vì thế, sản phẩm tinh dầu tía tơ lại được nghiên cứu nhiều hơn
trong sản xuất thành thực phẩm chức năng giúp hỗ trợ sức khỏe.
2.2 Xác định ý tưởng
2.2.1 Thành phần trong tinh dầu
Bảng 2.1: Thành phần chính trong tinh dầu lá tía tơ ở Thổ Nhĩ Kỳ [13]
Hợp chất


Hàm lượng (%)

Hợp chất

Hàm lượng (%)

Perillaketone

35,6

β-Caryophyllene

4,3

Isoegomaketone

35,1

(Z,E)-α-Farnesene

2,7

Bảng 2.2: Thành phần chính trong tinh dầu lá tía tơ Zisu ở Trung Quốc [12]
Hợp chất

Hàm lượng (%)

Hợp chất


Hàm lượng (%)

Perillaldehyde

29,6

β-Caryophyllene

13,8

Limonene

15,6

(Z,E)-α-Farnesene

9,2

Bảng 2.3: Thành phần chính trong tinh dầu lá tía tơ ở Nhật Bản [1]
Hợp chất

Hàm lượng (%)

Hợp chất

Hàm lượng (%)

Perillaldehyde

42,32


Benzaldehyde

7,31

D-Limonene

35,15

Caryophyllene

4,49

Bảng 2.4: Thành phần hóa học của tinh dầu lá tía tơ ở Việt Nam (Quảng Nam) [7]
5


STT

Thành phần

1

α -Pinene

2

Hàm lượng

Hàm lượng


STT

Thành phần

0,21

14

α -Bourbonene

0,22

β -Phellandrene

0,05

15

Methyleugenol

0,03

3

β -Myrcene

0,23

16


δ -Selinene

0,02

4

p-Cymene

0,01

17

β -caryophyllene

33,88

5

D-Limonene

11,43

18

β -copaene

0,09

6


Trans- β -Ocimene

0,11

19

Humulene

3,83

7

β -Ocimene

0,07

20

(E)- β -Famesene

0,24

8

γ -Terpinene

0,01

21


γ -Muurolene

4,58

9

Linalool

0,76

22

10

α -Terpineol

0,04

23

α -Farnesene

0,26

11

Citronellol

0,08


24

γ -Asarone

35,12

12

γ -Elemene

0,16

25

Nerolidol

0,38

13

α -Copaene

0,45

26

α -Cadinol

0,06


(%)

Trans-α Bergamotene

(%)

7,66

2.2.2 Tác dụng sinh học
Khái niệm
Tinh dầu là chất lỏng thơm và dễ bay hơi thu được từ nguyên liệu thực vật, bao gồm
hoa, rễ, vỏ cây, lá, hạt, quả,…Trong suốt lịch sử, những loại dầu này đã được quan tâm
rất nhiều, mặc dù nhiều công dụng của chúng đã bị mất đi theo thời gian, nhưng người ta
thường chấp nhận rằng con người đã chiết xuất chúng từ cây thơm kể từ buổi bình minh
của loài người. Các ứng dụng của tinh dầu cho các mục đích khác nhau rất đa dạng và
khơng chỉ bao gồm việc sử dụng chúng trong nấu ăn để tăng hương vị và lợi ích sức khỏe
của thực phẩm mà còn được ứng dụng trong sản xuất nước hoa và mỹ phẩm [20].
Có nhiều định nghĩa khác nhau về tinh dầu, nhưng chính xác nhất có lẽ là định
nghĩa được đề xuất bởi Schilcher, Hegnauer và Coh Riechter, được tóm tắt bởi Sonwa:
“Tinh dầu là sản phẩm hoặc hỗn hợp của các sản phẩm, được hình thành trong tế bào chất
6


và thường tồn tại dưới dạng các giọt nhỏ giữa các tế bào. Chúng dễ bay hơi và có mùi
thơm”. Chúng bao gồm “hỗn hợp các chất có mùi thơm hoặc hỗn hợp các chất có mùi
thơm và khơng mùi”, trong đó chất có mùi thơm được định nghĩa là “hợp chất tinh khiết
về mặt hóa học, dễ bay hơi trong điều kiện bình thường và do mùi của nó có thể hữu ích
cho xã hội” [23].
Cơ chế hoạt động của Apigenin

Lá tía tơ có vị ngọt, tính bình, chứa khoảng 3,1% chất đạm, 0,8% chất béo, 4,1%
chất bột đường, 1,1% tro. Các lá non được sử dụng như một loại gia vị, các lá già được
sử dụng như một món ăn trang trí hoặc hương liệu và chữa lành vết thương. Đặc biệt, lá
tía tơ có một số lợi ích sức khỏe do chứa nhiều các hợp chất thực vật chính được báo cáo
trong lồi này là các hợp chất phenolic (axit Rosmarinic, axit caffeic, axit ferulic),
flavonoid (luteolin, apigenin), Phytosterol, Tocopherols, Policosanols và axit béo [16].
Apigenin điều chỉnh đáng kể mỡ máu, giảm trọng lượng động vật và giảm tổng
lượng cholesterol, chất béo trung tính và cholesterol lipoprotein mật độ thấp trong huyết
thanh của chuột ăn kiêng nhiều chất béo. Trọng lượng cơ thể và hàm lượng cholesterol
trong huyết thanh tăng bất thường do chế độ ăn nhiều chất béo. Apigenin làm tăng hoạt
động của superoxide dismutase trong tế bào nội mô tĩnh mạch rốn ở người bị thương và
tăng lượng oxit nitric do tế bào tiết ra [17].
Về mặt giảm huyết áp và giãn mạch, nghiên cứu đã chỉ ra rằng apigenin có thể làm
giãn vịng co động mạch chủ của chuột do phenylephrine gây ra trong ống nghiệm. Các
thí nghiệm đã chỉ ra rằng apigenin có thể ức chế sự tăng sinh của các tế bào cơ trơn mạch
máu theo cách phụ thuộc vào liều lượng trong một khoảng nồng độ nhất định, cho thấy
rằng apigenin rất quan trọng trong việc ngăn ngừa các bệnh tim mạch như tăng huyết áp
và xơ vữa động mạch. Ngoài ra, vai trò của apigenin trong vận chuyển ngược cholesterol,
ức chế sự hình thành các tế bào bọt, chống lại quá trình oxy hóa và bảo vệ các tế bào nội
mơ mạch máu đã được nghiên cứu. Nghiên cứu cung cấp thêm bằng chứng về vai trò của
apigenin trong việc điều chỉnh chuyển hóa cholesterol, cho thấy nó có thể được sử dụng
để điều trị lâm sàng các bệnh tim mạch và mạch máu não [17].
Trong ống nghiệm, apigenin có hoạt tính estrogen đối với sự phát triển của các tế
bào được chuyển nạp phụ thuộc vào estrogen và có tác dụng phụ với 17 β -estradiol. In
vivo, apigenin làm giảm mức độ thụ thể estrogen nội sinh trong tử cung chuột, tăng
cường khả năng sinh estrogen của liều lượng thấp estradiol ở chuột chưa trưởng thành và
7


có tác dụng bảo vệ sự hình thành khối u ở da, một bệnh ung thư phụ thuộc vào hormone.

Nhiều cơ chế hoạt động đã được đề xuất để giải thích các đặc tính (chống) estrogen và
(chống) gây ung thư này: tương tác với các thụ thể estrogen điều chỉnh sinh tổng hợp và
sự chuyển hóa của các hormone steroid, tăng cường giao tiếp giữa các tế bào tiếp giáp
khoảng cách, và cảm ứng apoptosis [11].
Các đặc tính chống tiểu đường của apigenin có thể là do khả năng ức chế hoạt động
của α-glucosidase, tăng tiết insulin, tương tác và trung hòa các loại oxy phản ứng (ROS)
trong tế bào, cùng góp phần vào phịng ngừa các biến chứng tiểu đường. Apigenin cũng
cho thấy khả năng cung cấp nitric oxide (NO) vừa phải cho các tế bào nội mơ, do đó hạn
chế nguy cơ tổn thương tế bào nội mô và rối loạn chức năng do tăng đường huyết. Việc
sử dụng apigenin cho những con chuột được điều trị bằng alloxan cũng cho thấy vai trò
bảo vệ gan của hợp chất dinh dưỡng này, do nó có khả năng làm tăng hoạt động của các
chất chống oxy hóa tế bào, chẳng hạn như catalase (CAT) và superoxide dismutase
(SOD), và glutathione (GSH) [21].
Nhiều con đường tín hiệu được điều chỉnh bằng cách điều trị apigenin. Trong tế bào
ung thư gan, apigenin là một chất đối kháng kinase và ức chế con đường ERK (kinase
điều chỉnh tăng sinh peroxisome). Apigenin đã ức chế các phân tử tín hiệu IKKα và hạ
nguồn NF-κB, ngăn chặn sự tiến triển của ung thư tuyến tiền liệt. Apigenin gây ra quá
trình apoptosis ở các tế bào ung thư tuyến giáp khơng tăng sinh ở người thơng qua việc
điều hịa giảm q trình tự động phosphoryl hóa EGFR tyrosine và phosphoryl hóa của
cơ quan tác động hạ nguồn của nó, protein hoạt hóa mitogen (MAP) kinase [18].

8


2.3 Sản xuất thử nghiệm/ dự kiến
2.3.1 Quy trình cơng nghệ sản xuất tinh dầu tía tơ bằng phương pháp trích ly
[3]
Lá tía tơ

Phơi khơ

Xay
Ethanol

Trích ly
Mixen

Xử lý

Đuổi dung mơi
Tinh chế

Tinh dầu

Kiểm tra
Pha chế, phối trộn

Dịch vỏ
nang

Tạo nang
Sấy khơ
Đóng hộp

Thành phẩm

Hình 2.1: Mơ hình quy trình sản xuất tinh dầu tía tơ bằng phương pháp trích ly
9


Lá tía tơ (độ ẩm 82%) được phơi khơ ở điều kiện tự nhiên đến độ ẩm 20%, sau đó

mang đi xay đến độ mịn 2mm < d  3mm. Ngun liệu khơ đã nghiền được đem trích ly
3 lần bằng dung mơi ethanol 96% với phương pháp trích ly động: nhiệt độ trích ly là
60oC, trích ly 3 lần. Lần 1: tỷ lệ nguyên liệu/dung môi là 1/8, thời gian trích ly 5 giờ. Lần
2: tỷ lệ nguyên liệu/dung mơi là 1/5, thời gian trích ly 4 giờ. Lần 3: tỷ lệ ngun
liệu/dung mơi là 1/5, thời gian trích ly là 3 giờ. Sau khi trích ly, dịch trích ly được cô đặc
bằng thiết bị cô quay chân không thu được tinh dầu tía tơ thơ.
Sau đó, tinh dầu tía tơ thơ được đưa vào cơng đoạn tinh chế bằng cồn tuyệt đối 99,5
% ở nhiệt độ lạnh - 5oC, lọc bỏ các hợp chất kết tủa như nhựa, sáp...để thu được tinh dầu
sản phẩm. Dung môi thu hồi được xử lý và tái sử dụng cho các lần trích ly tiếp theo.
Tiến hành kiểm tra chất lượng tinh dầu. Sau đó thực hiện pha chế và phối trộn với
dịch vỏ nang để tạo thành nang. Sau khi hoàn thành mang viên nang đi sấy khô ở nhiệt độ
20-25 oC với độ ẩm dưới 30%. Bước cuối cùng là kiểm định, đóng gói và tạo thành
phẩm.
Các yếu tố ảnh hưởng đến q trình trích ly: [5]
Độ ẩm ngun liệu: Khi độ ẩm ngun liệu lớn thì tốn thể tích thiết bị trích ly và
tốn lượng dung mơi sử dụng, tổn thất tinh dầu trong q trình cơ đặc. Khi độ ẩm nguyên
liệu quá thấp sẽ ảnh hưởng tới quá trình tách và thốt tinh dầu ra khỏi bề mặt nguyên liệu.
Độ mịn nguyên liệu: Nguyên liệu nếu để nguyên ở dạng lá thơ thì hiệu suất trích ly
sẽ rất thấp vì khi đó tinh dầu trong ngun liệu rất khó tiếp xúc với dung mơi. Nhưng nếu
ngun liệu được nghiền quá mịn sẽ gây bí bết cản trở sự tiếp xúc giữa nguyên liệu và
dung môi, cản trở quá trình lọc.
Dung mơi: phải đảm bảo các u cầu như hồ tan tốt tinh dầu nhưng khơng hồ
tan các chất, tạp chất khác có trong nguyên liệu; Có nhiệt độ sơi thấp, tuy nhiên nếu q
thấp thì tổn thất dung môi sẽ rất lớn, trong sản xuất dễ gây hoả hoạn và rất khó làm
ngưng tụ để thu hồi dung mơi; Dung mơi khơng tác dụng hóa học với tinh dầu; Độ nhớt
của dung môi bé để rút ngắn thời gian trích ly (độ nhớt nhỏ khuếch tán nhanh); Dung mơi
hịa tan tinh dầu lớn nhưng hịa tan tạp chất bé; Dung mơi khơng ăn mịn thiết bị, khơng
gây mùi lạ cho tinh dầu và đặc biệt không gây độc hại; Dung mơi phải có giá thành thấp
và dễ mua.


10


Các yếu tố cơng nghệ như số lần trích ly, tỷ lệ nguyên liệu/dung môi, tốc độ khuấy
trộn nguyên liệu, thời gian trích ly, nhiệt độ trích ly cũng góp phần làm ảnh hưởng đến
chất lượng tinh dầu.
2.3.2 Quy trình cơng nghệ sản xuất tinh dầu tía tơ bằng phương pháp chưng cất
[4],[5]
Lá tía tơ

Xay
Chưng cất



Phân ly

Nước
thải

Nước

Tinh

chưng

dầu thơ

Xử lý


Tinh chế

Tinh dầu
loại II

Tinh dầu

Kiểm tra
Pha chế, phối trộn

Dịch vỏ
nang

Tạo nang
Sấy khơ
Đóng hộp

Hình 2.2: Mơ hình quy trình sản xuất tinhThành
dầu tía
tơ bằng phương pháp chưng cất
phẩm
11


Ngun liệu có chất lượng đồng đều, khơng bị sâu bệnh, được thu hái trong điều
kiện khô ráo. Trước khi đưa vào chưng cất cần trải mỏng nguyên liệu nơi thống mát và
bảo quản ở nhiệt độ phịng. Thời gian lưu trữ tối đa là 48h kể từ thời điểm thu hái.
Ngun liệu lá tía tơ cần được cắt nhỏ với kích thước 2 < d  4 mm vì nếu kích thước
lớn hơn sẽ ảnh hưởng tới q trình thốt tinh dầu. Ngược lại, nếu kích thước nhỏ hơn
ngun liệu sẽ bị bết dính khi chưng cất, làm cho quá trình xâm nhập của hơi nước và

khuếch tán tinh dầu gặp khó khăn.
Nguyên liệu sau khi được làm nhỏ, tiến hành chưng cất tinh dầu trong thiết bị chưng
cất có nồi hơi riêng với các điều kiện kỹ thuật như sau: áp suất hơi: 2 atm; tỷ lệ khối
lượng nguyên liệu/thể tích thiết bị: 0,4 kg/l; tốc độ chưng cất: 30 lít/h; nhiệt độ nước
ngưng: 40oC; thời gian chưng cất: 180 phút.
Hỗn hợp tinh dầu và nước được cho vào thiết bị phân ly. Sau phân ly ta được tinh
dầu thô và nước chưng. Tinh dầu thô được xử lý để được tinh dầu thành phẩm, nước
chưng cho ra bể tiếp tục phân ly để thu tinh dầu loại II.
Tiếp theo, mang tinh dầu sau khi tinh chế đi kiểm tra chất lượng. Khi đạt đủ được
yêu cầu tiến hành thực hiện pha chế và phối trộn với dịch vỏ nang để tạo thành nang. Sau
khi hoàn thành mang viên nang đi sấy khô ở nhiệt độ 20-25 oC với độ ẩm dưới 30%.
Bước cuối cùng là kiểm định, đóng gói và tạo thành phẩm.
Các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình chưng cất: [2],[5]
Thời gian thu hái: Đối với các loại cây có chứa tinh dầu, thời điểm thu hái là một
yếu tố rất quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến hàm lượng tinh dầu sản phẩm. Nguyên liệu
được thu hái ở những thời điểm khác nhau trong ngày. Phải thu hái vào thời điểm mà khi
đó độ ẩm khơng khí thấp nhất, lượng ánh sáng chiếu vào cây cao nhất, cây quang hợp và
bốc hơi nhiều để có hàm lượng tinh dầu tích lại trong cây đạt cao nhất.
Thời gian để héo: Một số loại nguyên liệu sau khi thu hái vẫn tiếp tục tạo ra tinh
dầu trong khi một số khác lại giảm lượng tinh dầu chứa trong nguyên liệu nên yếu tố thời
gian để héo có tác động đến hàm lượng tinh dầu thu được. Khi thời gian để héo quá lâu,
lá sẽ bị hư dần và hàm lượng tinh dầu trong lá cũng giảm nhiều. Tinh dầu thu được bị trở
màu.
Nhiệt độ: điều chỉnh nhiệt độ dịch ngưng sao cho nằm trong khoảng 30-40 oC (bằng
cách điều chỉnh tốc độ nước làm lạnh) vì nếu dịch ngưng q nóng sẽ làm tăng độ hịa tan
của tinh dầu vào nước và làm bay hơi tinh dầu. Để kiểm tra quá trình chưng cất kết thúc
12


chưa người ta có thể dùng một tấm kính hứng một ít dịch ngưng, nếu thấy trên tấm kính

cịn váng dầu thì quá trình chưng cất chưa kết thúc.
Thiết bị chưng cất: phải đảm bảo sao cho quá trình chưng cất được tiến hành nhanh
chóng và thuận lợi, hỗn hợp hơi bay ra phải đảm bảo chứa nhiều tinh dầu, vì thế, hệ
thống phải có cấu tạo để hơi nước tiếp xúc đều trong tồn bộ khối ngun liệu.
2.4 Mơ hình thử nghiệm lâm sàng
Tăng lipid máu là một yếu tố nguy cơ độc lập chính của xơ vữa động mạch. Xơ vữa
động mạch là một trong những nguyên nhân quan trọng dẫn đến các bệnh tim mạch và
mạch máu não. Xơ vữa động mạch là sự hình thành các mảng được gọi là mảng xơ vữa
bên trong động mạch. Mảng xơ vữa được hình thành bởi: lipid, chủ yếu là cholesterol, tế
bào cơ trơn, tế bào máu, collagen và sợi đàn hồi, và đôi khi là canxi. Tổ chức Y tế thế
giới định nghĩa: “Xơ vữa động mạch là sự phối hợp các hiện tượng thay đổi cấu trúc nội
mạc của các động mạch lớn và vừa, bao gồm sự tích tụ cục bộ các chất lipid, các phức bộ
glucid, máu và các sản phẩm của máu, mô xơ và cặn lắng acid, các hiện tượng này kèm
theo sự thay đổi ở lớp trung mạc” [22].
Xơ vữa động mạch là hậu quả của các q trình viêm, oxy hóa và cơ học do nhiều
tác nhân bên trong và bên ngoài, đặc biệt là lipid và chất mang của chúng và huyết áp
cao, hoạt động mãn tính trên nội mạc, trên bề mặt huyết quản và nội mạc và trong lòng
động mạch. Q trình này có thể diễn ra trên tồn bộ cây động mạch ở mức độ lớn hơn
hoặc thấp hơn, ngoại trừ các tiểu động mạch và mạch mao mạch, chủ yếu phát triển như
một rối loạn chức năng nội mô tổng quát và dày lớp nội mạc; thứ hai, lan tỏa dưới dạng
mảng xơ vữa nhưng phân bố ưu tiên đến các động mạch và khu vực nhất định. Bệnh xơ
cứng, có liên quan đến hậu quả, phát triển chủ yếu do sự hiện diện của mơ collagen và
lắng đọng canxi ngồi tử cung, và là một phần của phản ứng với quá trình viêm như một
biểu hiện của hành động chữa bệnh và sinh học bảo vệ [22].
Bệnh tim mạch do xơ vữa động mạch (ASCVD) là một trong những nguyên nhân
chính gây tử vong trên tồn thế giới. Năm 2015, có tới 31% số ca tử vong trên tồn cầu là
do ASCVD. Tại Hoa Kỳ và EU, ASCVD chiếm 33–40% tỷ lệ tử vong do mọi nguyên
nhân ở mọi lứa tuổi. ASCVD là nguyên nhân chính gây tử vong ở EU, và gánh nặng bệnh
tật do ASCVD ở Hoa Kỳ lớn hơn bất kỳ bệnh mãn tính nào khác. Ở Hàn Quốc, bệnh tim
mạch, bao gồm bệnh tim (tức là nhồi máu cơ tim, đau thắt ngực và suy tim) và bệnh

mạch máu não là những nguyên nhân chính/ hàng đầu gây tử vong [15].
13


Ở các nước công nghiệp 50% tử vong do tim mạch trong đó nguyên nhân xơ vữa
động mạch chiếm 50%. Tại Mỹ ở người trên 60 tuổi có 88% xơ vữa động mạch, ở người
già hơn thì khơng người nào không bị xơ vữa động mạch. Ở người trẻ, trên 300 lính Mỹ
tuổi trung bình 22 chết trong chiến tranh ở Triều Tiên, khi mổ tử thi thấy 77% bị xơ vữa
động mạch với mức độ nhiều hay ít.
Thế mới nói, xơ vữa động mạch là một căn bệnh rất nguy hiểm đối với con người,
các yếu tố từ tâm lý, xã hội, môi trường đối với di truyền và chuyển hóa sẽ tác động đến
các cơ chế gây bênh. Để hạn chế tình trạng đó diễn ra ngày một nhiều hơn, Kun Zhang và
cộng sự (2017) đã đưa ra mơ hình nghiên cứu rằng apigenin có thể điều chỉnh sự trao đổi
chất cholesterol in vivo và đóng một vai trò trong việc giảm mức độ chất béo trong máu
bằng cách thúc đẩy sự hấp thụ và chuyển đổi cholesterol, đồng thời đẩy nhanh quá trình
vận chuyển ngược chiều cholesterol. Nghiên cứu giúp chứng minh apigenin có vai trị
chống lại q trình oxy hóa và bảo vệ mạch máu. [17]
2.4.1 Vật liệu và phương pháp
Động vật thí nghiệm
60 con chuột ICR cái (loại II) nặng (Hitachi, Ltd., Tokyo, Nhật Bản). 18-20g đã
được mua từ Trung tâm Động vật thí nghiệm của Đại học Sơn Đông. Những con chuột
được nuôi trong một phịng động vật sạch sẽ. Thí nghiệm bắt đầu sau 1 tuần cho ăn thích
nghi. Các lồi động vật được tiếp cận với thức ăn và nước uống trong q trình thí
nghiệm. Tất cả thức ăn và nước uống đã được khử trùng.
Phân nhóm và mơ hình hóa
Nhóm I: nhóm đối chứng bình thường.
Nhóm II: nhóm mơ hình động vật giàu chất béo.
Nhóm III: nhóm sử dụng apigenin liều lượng thấp.
Nhóm IV: nhóm sử dụng apigenin liều lượng vừa phải.
Nhóm V: nhóm sử dụng apigenin liều lượng cao.

Nhóm VI: nhóm sử dụng simvastatin.
Mỗi nhóm bao gồm 12 con chuột. Liều hàng ngày của thuốc kiểm sốt tích cực,
simvastatin, là 12 mg/ kg. Natri metyl cellulose được sử dụng làm dung môi để pha chế
huyền phù thuốc. Những con chuột được sử dụng apigenin hoặc simvastatin bằng cách
tiêm vào dạ dày một lần mỗi ngày trong 28 ngày liên tục. Những con chuột trong nhóm
đối chứng và nhóm mơ hình được tiêm vào dạ dày những thể tích dung mơi bằng nhau.
14


Nuôi cấy tế bào
Tế bào THP-1 được nuôi cấy với mơi trường RPMI-1640 chứa 10% huyết thanh bị
thai chứa 100 U/ml penicillin và 100 U/ml streptomycin ở 37˚C trong môi trường chứa
5% CO2. Phương tiện được thay đổi 2-3 ngày một lần.Tế bào nội mô tĩnh mạch rốn người
(EA.hy926) và tế bào cơ trơn mạch máu (A10) được nuôi cấy trong mơi trường Eagle's
cải tiến của Dulbecco (DMEM) có chứa 10% FBS, 100U/ml penicillin và 100U/ml
streptomycin trong môi trường không đổi - Tủ ấm nhiệt độ chứa 5% CO2 ở 37˚C.
Thành lập mơ hình tế bào bọt có nguồn gốc từ đại thực bào
Tế bào THP-1 được nuôi cấy trong RPMI-1640 chứa 10% FBS. Các tế bào được ly
tâm ở 8.000 x g trong 5 phút, tái đình chỉ, đếm và được gieo hạt trong các vi mẫu 6 giếng
với mật độ 1,5 x 105 tế bào/giếng. Các tế bào được biệt hóa thành đại thực bào bằng cảm
ứng PMA (Sigma Aldrich) trong 48 giờ. Chất lỏng trong mỗi giếng đã được loại bỏ. Tế
bào được rửa ba lần bằng PBS. Mơi trường ni cấy RPMI-1640 khơng có huyết thanh
sau đó được thêm vào mỗi giếng. Các giải pháp thích hợp đã được thêm vào mỗi nhóm
để xử lý trước. Sau đó, các tế bào được ủ trong 24 giờ. Giải pháp được thay đổi sau mỗi
24 giờ. Các tế bào được nuôi cấy thêm 48 giờ.
2.4.2 Kết quả
Bảng 2.5: Ảnh hưởng của apigenin đối với trọng lượng cơ thể, trọng lượng gan, chỉ
số AS, TC, LDL-C và SOD (trung bình ± SD) của chuột mơ hình có chất béo cao

Bảng 2.6: Ảnh hưởng của apigenin đối với dòng chảy của cholesterol trong đại thực

bào và tỷ lệ cholesteryl ester/TC

15


Bảng 2.7: Tác dụng của apigenin đối với hoạt động của NO và SOD được tiết ra bởi
các tế bào EA.hy926 bị thương H2O2

Qua mơ hình thí nghiệm đã ghi nhận được rằng hàm lượng TC và TG trong gan của
chuột ở nhóm mơ hình tăng lên đáng kể và hoạt tính của SOD trong huyết thanh giảm
đáng kể so với nhóm đối chứng bình thường. Điều này chỉ ra rằng chế độ ăn nhiều chất
béo làm tăng mức lipid gan ở chuột, tăng hàm lượng lipid bất thường và ức chế hoạt động
của SOD in vivo. Hoạt tính SOD trong huyết thanh của chuột ở nhóm apigenin tăng
20,95% so với nhóm mơ hình (Bảng 2.5).
Tốc độ dịng chảy của cholesterol trong các tế bào của nhóm sử dụng apigenin cao
đã tăng lên 51,68% so với nhóm bình thường. Tốc độ dịng chảy của cholesterol trong tế
bào của nhóm sử dụng apigenin vừa phải tăng 31,88%. Điều này chỉ ra rằng apigenin đã
thúc đẩy dòng chảy của cholesterol trong đại thực bào và làm giảm hàm lượng
cholesterol nội bào. Điều này cũng chỉ ra rằng apigenin có thể điều chỉnh sự chuyển hóa
cholesterol trong đại thực bào, tăng dịng chảy của cholesterol từ bên trong ra bên ngoài
của đại thực bào và giảm sự tích tụ của cholesterol trong tế bào. Hàm lượng cholesteryl
ester và tỷ lệ cholesteryl ester so với TC tăng 4,05 lần và 1,58 lần so với nhóm bình
thường (Bảng 2.6).
Nồng độ apigenin 1x10-5 mol/l làm cho mức NO tiết ra bởi các tế bào EA.hy926 bị
thương tăng 40,86%. Dựa trên so sánh với nhóm đối chứng, ủ tế bào EA.hy926 với H 2O2
dẫn đến giảm đáng kể 37,62% hoạt động SOD nội bào. Apigenin ức chế yếu sự tăng sinh
của tế bào cơ trơn mạch máu A10 và có xu hướng phụ thuộc vào liều lượng. Tuy nhiên,
khơng có sự khác biệt đáng kể về tác dụng ức chế giữa ba liều apigenin. Apigenin liều
cao ức chế đáng kể sự tăng sinh của tế bào A10 và tác dụng ức chế phụ thuộc vào liều
lượng (Bảng 2.7).

Trong mơ hình này, chuột ăn kiêng nhiều chất béo bị tăng lipid máu đã được tái tạo.
Mức độ TC, TG và LDL-C trong huyết thanh của chuột mơ hình tăng lên đáng kể ở 4
tuần tiếp xúc với chế độ ăn nhiều chất béo, cho thấy đã thiết lập thành cơng mơ hình tăng
lipid máu. Kết quả chỉ ra rằng apigenin làm giảm hàm lượng TC, TG và LDL-C ở chuột
16


phụ thuộc vào liều lượng. Apigenin làm giảm đáng kể trọng lượng cơ thể; nồng độ TC,
TG và LDL-C trong huyết thanh; và hàm lượng TC và TG, cho thấy apigenin ức chế hiệu
quả mức tăng lipid máu, cải thiện rối loạn chuyển hóa cholesterol, giảm tích tụ lipid gan
và phục hồi sự cân bằng chuyển hóa lipid. Nghiên cứu này đã chỉ ra rằng nồng độ mRNA
của HMG-CoAR, CYP7A1 và LDL-R trong gan của những con chuột thuộc nhóm mơ
hình giảm đáng kể sau khi tiếp xúc với chế độ ăn nhiều chất béo so với những con ở
nhóm đối chứng bình thường.
Từ đó, cho thấy rằng sử dụng sản phẩm có chứa apigenin có thể làm giảm hàm
lượng cholesterol bằng cách thúc đẩy sự hấp thụ LDL-C ở gan và tăng chuyển hóa
cholesterol trong gan thành axit mật. Nghiên cứu này cũng chỉ ra rằng apigenin có thể cải
thiện sự cân bằng lipid bị rối loạn và có khả năng được sử dụng để điều trị các bệnh như
xơ vữa động mạch và gan nhiễm mỡ. Kết quả này cũng đã cung cấp nền tảng cho các
nghiên cứu sâu hơn về cơ chế hoạt động của apigenin trong việc điều chỉnh chuyển hóa
cholesterol.

17


KẾT LUẬN
Trong quá trình phát triển xơ vữa động mạch, stress oxy hóa gây ra sự biểu hiện của
các phân tử kết dính mạch máu, thúc đẩy phản ứng viêm cục bộ và gây tăng sinh tế bào
(22). Tăng lipid máu có thể làm tăng lượng oxy tạo ra các gốc tự do in vivo (23), làm
tăng căng thẳng oxy hóa (24) và có liên quan đến sự xuất hiện và tiến triển của xơ vữa

động mạch. Trong nghiên cứu này đã chỉ ra rằng hoạt động SOD của những con chuột
trong nhóm mơ hình giảm và tác dụng đối kháng chống lại stress oxy hóa bị ức chế.
Apigenin có thể làm tăng hoạt tính của SOD, tăng khả năng chống oxy hóain vivo, giảm
lượng lipoprotein mật độ thấp oxy hóa được tạo ra, và ức chế sự phát triển của xơ vữa
động mạch.
Căng thẳng nhẹ mãn tính khơng thể đốn trước được áp dụng rộng rãi như một mơ
hình hành vi của động vật về chứng trầm cảm, có giá trị tốt và khả năng dự đoán đáng tin
cậy. Nghiên cứu hiện tại đã tiết lộ tác dụng chống trầm cảm tiềm năng của việc điều trị
bằng perilladehyde đối với chứng trầm cảm do LPS gây ra ở chuột, có thể liên quan đến
sự thay đổi đáp ứng monoaminergic và khả năng phòng thủ chống viêm. Trong nghiên
cứu này, đã quan sát thấy perilladehyde có hiệu quả trong việc giảm thời gian bất động ở
FST và TST mà không ảnh hưởng đến hoạt động vận động tự phát trong 24 giờ sau thử
thách LPS. Những kết quả này cho thấy perilladehyde có thể làm giảm hành vi giống như
trầm cảm do LPS gây ra.
Tóm lại, perillaldehyde có thể có lợi ích điều trị trong bệnh trầm cảm liên quan đến
viêm, và tác động đến những thay đổi trong chuyển hóa của serotonin và norepinephrine.
Kết quả đã chỉ ra rằng hoạt động giống như thuốc chống trầm cảm của perillaldehyde
được trung gian một phần thông qua việc thay đổi phản ứng monoaminergic. Như vậy,
việc sử dụng tinh dầu tía tơ cũng rất hiệu quả trong hỗ trợ giảm căng thẳng gây ra bệnh
trầm cảm.

18


TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tài liệu Tiếng Việt
1. Lâm Xuân Thanh và cộng sự. (2000). Nghiên cứu thành phần hương. Tạp chí Nơng
nghiệp và Cơng nghiệp thực phẩm (số 10), 468-469.
2. Lê Ngọc Thạch và cộng sự. (1999). Khảo sát tinh dầu tía tơ. ĐH Khoa Học Tự Nhiên
TPHCM.

3. Nguyễn Thị Hồng Lan và cộng sự. (2014). Nghiên cứu cơng nghệ trích ly. Tạp chí
Khoa học và Phát triển - Tập 12, số 3, 404-411.
4. Nguyễn Thị Hoàng Lan và cộng sự. (2018). Xác định các thông số để xây dựng quy
trình cơng nghệ chưng cất tinh dầu lá tía tơ. Tạp chí Khoa học Nơng nghiệp Việt Nam tập 16, số 3, 275-281.
5. Nguyễn Thọ và Phạm Ngọc Thạch. (2008). Kỹ thuật sản xuất tinh dầu, phần 1. In Giáo
trình Kỹ thuật sản xuất các sản phẩm nhiệt đới. Đà Nẵng: NXB Bách Khoa.
6. PGS. TS. Nguyễn Công Khẩn, PGS. TS. Hà Thị Anh Đào. (2007). Bảng thành phần
thực phẩm Việt Nam (Vietnamese Food Composition Table). Bộ Y tế, Viện dinh dưỡng:
NXB Y học.
7. Trần Thị Ngọc Bích, Đỗ Thị Thúy Vân. (2017). Nghiên cứu chiết tách và xác định
thành phần hóa học của tinh dầu lá tía tơ thu hái ở tỉnh Quảng Nam. Tạp chí Khoa học Xã
hội, Nhân văn & Giáo dục - Tập 7, số 3, 1-5.
8. Viện Dược liệu. (2006). Tía tơ. In Cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam - Tập 2
(pp. 943-949). NXB Khoa Học Kĩ Thuật.
Tài liệu Tiếng Anh
9.
Akriti Dhyani, Rajni Chopra and Meenakshi Garg. (2019). A Review On Nutritional
Value, Functional Properties and Pharmacological Application of Perilla (Perilla
Frutescens L.). Biomedical & Pharmacology Journal (Vol 12), 649-660.
10.Ali, F. R. (2016 ). Health functionality of apigenin: A review. International Journal of
Food Properties, 20(6), 1197-1238.
11.Angéline Gradolatto, J.-P. B. (2005). Pharmacokinetics and metabolism of apigenin in
female and male rats after a single oral administration. In Drug Metabolism and
Disposition (pp. 33 (1), 49-54).

19


12.Baokang Huang et al. (2011). Comparison of HS-SPME with hydrodistillation and
SFE for the analysis of the volatile compounds of Zisu and Baisu, two varietal species of

Perilla frutescens of Chinese origin. Food Chemistry (Volume 125), 268–275.
13. Başer1. K.H.C et al. (2003). Composition of the essential oil of Perilla. Flavour and
Fragrance Journal (Volume 18), 122–123.
14. Chen, Y.P. (1997). Application and prescriptions of Perilla in traditional Chinese
medicine. In Perilla: The genus Perilla (pp. 37–45). Harwood Academic Publishers.
15.Hyungtae Kim, S. K. (2019). Prevalence and incidence of atherosclerotic
cardiovascular disease and its risk factors in Korea: a nationwide population-based study.
In BMC Public Health (pp. 19, 1112).
16.Kanokkarn Phromnoi, M. S. (2019). Polyphenols and Rosmarinic acid Contents,
Antioxidant and AntiInflammatory Activities of Different Solvent Fractions from
NgaMon (Perilla frutescens) Leaf. Journal of Pharmacy and Nutrition Sciences, 9 (5), 18.
17.Kun Zhang, W. S. (2017). Apigenin in the regulation of cholesterol metabolism and
protection of blood vessels. In EXPERIMENTAL AND THERAPEUTIC MEDICINE
(Volume 13, Issue 5) (pp. 1719-1724).
18.Meng, S. Z.-F. (2017). Apigenin inhibits renal cell carcinoma cell proliferation.
Oncotarget, 8(12), 19834-19842.
19.R. K.bachheti, Archana Joshi, Tofik Ahmed. (2014). A Phytopharmacological
Overview on Perilla frutescens. International Journal of Pharmaceutical Sciences
Review and Research, 55-61.
20.Ríos, J.-L. (2016). Chapter 1 - Essential Oils: What They Are and How the Terms Are
Used and Defined. In Essential oils in food preservation, flavor and Safety (pp. 3-10).
ACADEMIC PRESS.
21.Salehi, B., Venditti, A., Sharifi-Rad, M., et al. (2019). The Therapeutic Potential of
Apigenin. International Journal of Molecular Sciences, 20(6), 1305.
22.Soltero-Pérez, I. (2002). Toward a new definition of atherosclerosis including
hypertension: a proposal. Journal of Human Hypertension , 16, 23-25.
23.Sonwa, M. (2000). Isolation and Structure Elucidation of Essential Oil Constituents.
In Comparative Study of the Oils of Cyperus alopecuroides, Cyperus papyrus, and
Cyperus rotundus. Germany: University of Hamburg.
20




×