Tải bản đầy đủ (.pdf) (3 trang)

Nhầm lẫn giữa thực phẩm chức năng và thuốc - SOS! pptx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (142.93 KB, 3 trang )

Nhầm lẫn giữa thực phẩm chức năng và
thuốc - SOS!

Thực phẩm chức năng (TPCN) là thực phẩm dùng để hỗ trợ chức năng của các bộ
phận trong cơ thể người, có tác dụng dinh dưỡng, tạo cho cơ thể tình trạng thoải
mái, tăng sức đề kháng và giảm bớt nguy cơ bệnh tật.
Thị trường TPCN ngày càng phức tạp
Các cơ sở sản xuất tân dược không đạt chuẩn GMP không được phép đăng ký sản xuất
dược phẩm đang có xu hướng chuyển sang sản xuất các loại TPCN do yêu cầu của loại
hàng này không khắt khe như sản xuất thuốc. Muốn đăng ký là thuốc (theo luật dược) cơ
sở sản xuất phải có hồ sơ đăng ký và thời gian phê duyệt cấp số đăng ký khá lâu, thủ tục
cũng phức tạp, do vậy nhiều cơ sở đã chuyển sang sản xuất TPCN, tự công bố và chịu
trách nhiệm trước sản phẩm của mình. Việc các cơ sở sản xuất tân dược chuyển sang sản
xuất và kinh doanh các sản phẩm TPCN đang làm cho thị trường này ngày càng nhiều
các sản phẩm TPCN "vô thưởng vô phạt". Các cơ sở sản xuất thuốc y học cổ truyền nhỏ
lẻ, gia truyền sản xuất thuốc Đông y đều đang dần chuyển sang sản xuất và kinh doanh
TPCN. Đây cũng chính là nguyên nhân dẫn đến sự xuất hiện của hàng loạt TPCN có
nguồn gốc là thuốc y học cổ truyền như dầu gấc, chè giảo cổ lam, cây trinh nữ hoàng
cung, nước uống đóng chai được chế biến từ các loại trà thảo dược Việc cạnh tranh,
nhái mẫu mã của nhau cũng đã thấy với các sản phẩm TPCN có cùng đối tượng sử dụng.
Nhiều loại TPCN trình bày và đóng gói giống hệt thuốc chữa bệnh đã làm không ít người
không phân biệt được thế nào là TPCN, thế nào là thuốc, khiến cho việc sử dụng ngày
càng có xu hướng lạm dụng.

Thực phẩm chức năng cũng có thể gây dị ứng.
Hiện nay, hầu như tất cả các công ty đang sản xuất, kinh doanh thuốc đều kinh doanh
thêm TPCN và các hiệu thuốc cũng kinh doanh TPCN để ở tủ riêng. Điều này càng làm
cho nhiều người nhầm lẫn giữa thuốc và TPCN. Thị trường TPCN tại VN hiện nay diễn
ra hết sức sôi động. Các công ty dược lớn ở Việt Nam đều có các sản phẩm TPCN. Tuy
nhiên, người tiêu dùng cần lưu ý phân biệt thuốc và TPCN. Thuốc để điều trị bệnh, đặc
biệt là các bệnh cấp tính và việc dùng thuốc phải được bác sĩ chỉ định, sử dụng thuốc


thường không kéo dài do tác dụng không mong muốn của nó có thể ảnh hưởng tới sức
khỏe. Còn TPCN chủ yếu là phòng bệnh từ yếu tố nguy cơ, hỗ trợ điều trị bệnh đặc biệt
là bệnh mạn tính.
Thực phẩm chức năng không phải là thuốc
Điểm khác nhau giữa TPCN và thực phẩm truyền thống đó là TPCN được sản xuất chế
biến theo công thức bổ sung một số thành phần có lợi và loại bớt một số thành phần bất
lợi. Việc bổ sung hay giảm bớt đã được nghiên cứu và cân nhắc một cách khoa học, được
cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép. TPCN có tác dụng với sức khỏe nhiều hơn là
các chất dinh dưỡng thông thường. Nó rất ít tạo ra năng lượng như các loại thực phẩm
truyền thống. Liều sử dụng TPCN thường nhỏ, chỉ vài miligam như là thuốc. Điểm khác
nhau giữa TPCN và thuốc là trên mỗi sản phẩm, nhà sản xuất phải ghi trên nhãn đây là
thực phẩm, chỉ có tác dụng hỗ trợ cho sức khoẻ, không có tác dụng chữa bệnh.
Hiện nay, rất nhiều người bị nhầm lẫn các khuyến cáo của thuật ngữ TPCN bởi một số
nhà kinh doanh thổi phồng tác dụng bằng cách ghi quá nhiều công dụng trên nhãn mác.
TPCN là thực phẩm dùng để hỗ trợ hoạt động của các bộ phận trong cơ thể, không hề có
tác dụng chữa bệnh và cũng không thay thế thuốc trị bệnh. Tuy nhiên để đạt được lợi
nhuận cao, người kinh doanh TPCN thường quảng cáo quá mức, lừa người tiêu dùng để
họ sử dụng như là thuốc chữa bệnh. Một số loại sản phẩm TPCN thực chất chỉ là một số
dược liệu, vitamin và khoáng chất phối hợp với nhau mà lại tuyên truyền trên các phương
tiện thông tin đại chúng dùng để trị hàng trăm thứ bệnh nan y từ suy gan, ung thư, đục
thuỷ tinh thể, bướu cổ, lao phổi, đái tháo đường, Parkinson, Alzheimer, viêm màng ngoài
tim cho đến liệt dương, rối loạn chức năng buồng trứng là không đáng tin cậy. Người
tiêu dùng không nên tin vào những lời quảng cáo thái quá như vậy.
TPCN cũng có thể gây dị ứng nặng nếu dùng không đúng cách hoặc lạm dụng quá mức.
Một phụ nữ 35 tuổi ở TP. Hồ Chí Minh mắc Lupus ban đỏ từ nhiều năm không khỏi, đã
mua uống một loại TPCN và hai tuần sau nhập Bệnh viện Da liễu trong tình trạng mụn
nước, bóng nước to mọc đầy cánh tay, ngực và lưng. Bệnh nhân bị hội chứng Steven-
Johnson, một dạng dị ứng nghiêm trọng gây trợt lở da, có thể đe dọa đến tính mạng.
Thay lời kết
Những người sử dụng TPCN để phòng bệnh thường là những người có thu nhập khá

trong xã hội, có trình độ nhận thức cao và đặc biệt có ý thức chăm lo sức khỏe cho mình.
Tuy nhiên, cần lưu ý khi sử dụng sản phẩm nào, người tiêu dùng nên chọn lựa kỹ càng
nguồn gốc sản xuất và nhất thiết phải được sự chỉ dẫn của các nhà chuyên môn. Các loại
TPCN thường hay dùng là cho các bệnh mạn tính có thời gian điều trị kéo dài như tim
mạch, đái tháo đường, ung thư, gut, viêm gan, lao và đặc biệt là các loại TPCN có
nguồn gốc tự nhiên hỗ trợ tăng miễn dịch như cây lô hội, gấc, nhàu, tỏi, tảo xoắn nên
việc sử dụng cũng phải cân nhắc, có sự tiết chế cần thiết. Không có sản phẩm nào hoàn
thiện và an toàn tuyệt đối cả. Người tiêu dùng cần cảnh giác trước các lời quảng cáo theo
kiểu truyền miệng, bán hàng đa cấp để tránh tiền mất, tật mang.
Ths. Lê Quốc Thịnh


×