Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

Những phản xạ cơ bản ở trẻ sơ sinh pot

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (95.95 KB, 4 trang )

Những phản xạ cơ bản ở trẻ sơ sinh
Lúc mới sinh, trẻ được ‘trang bị’ trong mình rất nhiều các phản xạ như bú, mút,
giật mình Hầu hết các phản xạ này rất cần thiết với sự tồn tại và phát triển của
trẻ.
Những phản xạ này phản ánh phần nào năng lực trí tuệ của trẻ. Nếu những phản
ứng của bé không nhạy bén, bạn phải kịp thời hỏi bác sĩ chuyên khoa nhi để sớm
phát hiện vấn đề.
1. Phản xạ bước đi
Nhiều cha mẹ thường phấn khích và tự hào khi thấy đứa con sơ sinh của mình tỏ
dấu hiệu muốn đi. Tuy nhiên, đây chỉ là một phản ứng thông thường của các bé.
Các bé khi được sinh ra đã có sẵn phản ứng bước đi. Chỉ cần được người lớn xốc
nách, đỡ đứng thẳng và để cho chân bé chạm một bề mặt nào đó, bé luôn có biểu
hiện kiễng chân như muốn bước.
2. Phản xạ bú
Trẻ sơ sinh luôn tìm kiếm núm vú mẹ để bú sữa. Khi có bất kỳ vật gì chạm vào
khóe miệng của bé, bé sẽ quay đầu lại, mở miệng và làm động tác bú trong khi bàn
tay thì bắt đầu có dấu hiệu vuốt ve.

Nếu những phản ứng của bé không nhạy bén, bạn phải kịp thời hỏi bác sĩ chuyên
khoa nhi để sớm phát hiện vấn đề.
3. Phản xạ mút
Mút là phản xạ tự nhiên thứ hai sau phản xạ bú. Khi môi của bé chạm vào vật gì,
bé sẽ có xu hướng mút một cách tự nhiên. Phản xạ này giải thích tại sao bé có thể
bú bình ngay sau khi mới sinh. Trẻ sinh non hơi khó khăn khi thực hiện phản xạ
này. Bé cũng có phản xạ đưa tay lên miệng mút ngón tay hoặc cả bàn tay.
4. Phản xạ giật mình
Bé sẽ giật mình khi nghe thấy một tiếng động lớn hay có chuyển động xung quanh,
ví dụ khi bé đang ngủ, bạn tung chăn của bé ra, hay bạn động nhẹ vào người bé.
Trong phản ứng này, bé thường giơ hai tay và co hai chân, có thể khóc. Phản xạ
này kéo dài khoảng 5-6 tháng.
Đây là phản xạ cơ bản nhất để xác định mức độ phát triển của bộ não. Nếu không


có loại phản ứng này, tức là não trẻ không bình thường, các cha mẹ cần phải đặc
biệt coi trọng.
5. Phản xạ nắm bắt
Trẻ sơ sinh thích nắm bàn tay mẹ. Hãy vuốt ve lòng bàn tay của bé để bé có cơ hội
nắm lấy ngón tay bạn. Trẻ sơ sinh khỏe mạnh nắm tay rất chặt. Vì khả năng điều
khiển của bộ não vẫn còn thô sơ, em bé sẽ không thể tự duỗi các ngón để xòe bàn
tay ra.
6. Phản xạ nghẹo cổ
Khi đặt trẻ nằm sấp, cái cổ non yếu của bé sẽ cố ngóc đầu lên một tí rồi nghẹo về
một bên với cánh tay duỗi thẳng. Cánh tay bên phía đối diện uốn cong giống như
bé đang nắm một thanh kiếm. Khi kiểm tra phản xạ này, bạn chỉ nên thực hiện
trong thời gian ngắn để tránh gây mệt mỏi cho trẻ.
7. Phản xạ tự vệ
Bé sẽ co người lại khi được đụng chạm, hoặc nheo mắt khi gặp ánh sáng. Khi bạn
vỗ nhẹ vào một bên đùi thì chân bé tự động rụt lại.
8. Phản xạ của các ngón chân
Nếu thường xuyên chơi đùa với bàn chân bé, bạn sẽ dễ dàng nhận ra những phản
xạ này. Khi lòng bàn chân của bé được vuốt ve, ngón cái uốn cong lên trên và các
ngón khác có xu hướng hùa theo.
Các phản xạ khác
- Nếu đắp lên mặt trẻ một chiếc khăn thì toàn thân bé sẽ động đậy, nếu không được
gỡ khăn ra, bé sẽ khóc toáng lên.
- Khi được thay tã, toàn thân trẻ vặn vẹo, hai chân đạp đạp như đạp xe.
- Giữ tư thế như bào thai. Khi bé nằm ngửa, chân tay phải ở tư thế cong gập. Nếu
tay nào không cong gập thì tay đó có vấn đề; nếu hai chân không co lên mà thẳng
đơ thì có thể trẻ gặp vấn đề ở não.

×