Trần Quang Đạt – Lớp QTKD TH46B – ĐH KTQD Chuyên đề tốt nghiệp 2008
MỤC LỤC
Mục lục…………………………………………………………………….. 1
Lời mở đầu…………………………………………………..…………….. 3
Chương I: Giới thiệu khái quát Tập đoàn Công nghiệp Tàu thủy Việt
Nam………………………………………………………………………… 5
1. Quá trình hình thành và phát triển……………………..………………... 5
2. Các đặc điểm chủ yếu trong hoạt động sản xuất kinh doanh……...……. 6
2.1. Hình thức pháp lý, ngành nghề kinh doanh…………………………. 6
2.2. Cơ cấu tổ chức………………………………………………………. 7
2.3. Đội ngũ lao động của Tập đoàn………………………………….… 17
2.4. Cơ sở vật chất kinh doanh………………………………………….. 18
2.5. Nguồn vốn………………………………………………………….. 18
2.6. Khách hàng và đối thủ cạnh tranh………………………………….. 20
3. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh………………….……………. 20
3.1. Sản phẩm…………………………………………………………… 20
3.2. Thị trường………………………………………………………….. 22
3.3. Doanh thu và lợi nhuận…………………………………………….. 22
3.4. Đóng góp cho ngân sách…………………………………………… 24
Chương II: Thực trạng hoạt động đào tạo tại Tập đoàn Công nghiệp
Tàu thủy Việt Nam………………………………………………………. 26
1. Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động đào tạo của Tập đoàn…………. 26
1.1. Các nhân tố bên trong……………………………………………… 26
1.2. Các nhân tố bên ngoài………………………………………………28
2. Kết quả hoạt động đào tạo của Tập đoàn Công nghiệp Tàu thủy Việt Nam
giai đoạn 2005 – 2007……………………………………………..…... 30
2.1. Nội dung đào tạo…………………………………………………… 30
2.2. Hình thức đào tạo…………………………………………………... 31
2.3. Kinh phí cho hoạt động đào tạo……………………………………. 32
2.4. Kết quả đào tạo…………………………………………………….. 33
1
Trần Quang Đạt – Lớp QTKD TH46B – ĐH KTQD Chuyên đề tốt nghiệp 2008
3. Quản trị hoạt động đào tạo tại Tập đoàn Công nghiệp Tàu thủy Việt
Nam……………………………………………………………….…… 33
3.1. Xác định nhu cầu đào tạo…………………………………………... 33
3.2. Xây dựng kế hoạch đào tạo………………………………………… 34
3.3. Xác định ngân quỹ cho kế hoạch đào tạo…………………………... 40
3.4. Công tác kiểm tra, đánh giá………………………………………... 41
Chương III: Một số giải pháp đẩy mạnh hoạt động đào tạo tại Tập đoàn
Công nghiệp Tàu thủy Việt Nam……………………………………….. 43
1. Định hướng phát triển của Tập đoàn Công nghiệp Tàu thủy Việt
Nam……………………………………………………………………. 43
1.1. Định hướng chung………………………………………………….. 43
1.2. Định hướng phát triển nguồn nhân lực…………………………..… 44
2. Những giải pháp chủ yếu………………………………………..…….. 45
2.1. Thành lập trường đại học tổng hợp Vinashin………………...……..... 45
2.2. Liên kết sâu, rộng, chặt chẽ với các trường đại học, cao đẳng trên cả
nước có đào tạo ngành liên quan đến Công nghiệp Tàu thủy…………..… 47
2.3. Tăng cường hợp tác với các quốc gia có nền Công nghiệp Tàu thủy phát
triển mạnh…………………………………………………………………. 48
3. Một số kiến nghị…………………………………………………..…… 49
Kết luận…………………………………………………………………... 51
2
Trần Quang Đạt – Lớp QTKD TH46B – ĐH KTQD Chuyên đề tốt nghiệp 2008
Lời mở đầu:
Cùng với sự phát triển chung của nền kinh tế thế giới, trong những
năm vừa qua nền kinh tế Việt Nam đã có những bước phát triển đáng kể, với
tốc độ tăng trưởng GDP xấp xỉ 8%/ 1 năm. Điều đó càng chứng minh một
điều rằng Việt Nam đang có những bước tăng trưởng vượt bậc, với tốc độ
phát triển cao đứng hàng đầu thế giới. Và góp một phần không nhỏ vào
thành tựu chung của đất nước chính là những bước phát triển vượt bậc của
Tập đoàn Công nghiệp Tàu thủy Việt Nam nói chung và của từng Phòng
Ban, từng đơn vị thành viên của Vinashin nói riêng.
Trong đó, chúng ta không thể phủ nhận sự cố gắng nỗ lực hết mình
của Ban Tô chức Cán bộ - Lao động. Hay nói rõ hơn là những con người
đang thầm nặng tạo ra một nền tảng vững chắc cho toàn Tập đoàn Công
nghiệp tàu thủy Việt Nam – đó là những người công tác trong hoạt động đào
tạo của Tập đoàn.
Nguồn lực con người là một trong năm yếu tố quan trọng nhất tác
động đến thành bại của một Tổ chức. Xong để tạo ra một nguồn lực về con
người mạnh cả về chất lượng lẫn số lượng thì lại không phải là một điều đơn
giản. Nó khó khăn gấp gấp nhiều lần như những gì chúng ta nghĩ. Vì vậy,
qua thời gian thực tập tại Tập đoàn Công nghiệp Tàu thủy Việt Nam em đã
chọn đề tài : “Đẩy mạnh hoạt động đào tạo tại Tập đoàn Công nghiệp Tàu
thủy Việt Nam” để viết chuyên đề tốt nghiệp.
Đề tài nghiên cứu nhằm mục đích:
• Xác định các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động đào tạo của Tập
đoàn Công nghiệp Tàu thủy Việt Nam.
3
Trần Quang Đạt – Lớp QTKD TH46B – ĐH KTQD Chuyên đề tốt nghiệp 2008
• Xác định các điểm mạnh, điểm yếu của hoạt động đào tạo trong
Tập đoàn
• Đưa ra một số giải pháp, kiến nghị nhằm khắc phục tình trạng
hiện nay nhằm giúp Tập đoàn phát triển tốt hơn nữa trong
tương lai.
• Chuyên đề này đưa ra một góc nhìn khách quan về hoạt động
đào tạo của Tập đoàn.
• Ngoài ra, đề tài giúp em hoàn thành khóa học 4 năm tại trường
Kinh tế Quốc dân. Nó như một sự khẳng định mình sau tất cả
những cố gắng trong 4 năm học vừa qua.
Chuyên đề được chia thành 3 chương:
• Chương 1: Giới thiệu khái quát về Tập đoàn Công nghiệp Tàu
thủy Việt Nam.
• Chương 2: Thực trạng hoạt động đào tạo tại Tập đoàn Công
nghiệp Tàu thủy Việt Nam.
• Chương 3: Một số giải pháp đẩy mạnh hoạt động đào tạo tại
Tập đoàn Công nghiệp Tàu thủy Việt Nam.
4
Trần Quang Đạt – Lớp QTKD TH46B – ĐH KTQD Chuyên đề tốt nghiệp 2008
Chương I: Giới thiệu khái quát Tập đoàn Công nghiệp Tàu
thủy Việt Nam
1. Quá trình hình thành và phát triển
Tên đầy đủ
_ Tiếng Việt: Tập đoàn công nghiệp tàu thủy Việt Nam.
/ Tập đoàn Kinh tế Vinashin.
_ Tiếng Anh: Vinashin Business Group.
_ Tên viết tắt: Vinashin.
Trụ sở văn phòng Tổng công ty
_ 109 Quán Thánh - Ba Đình - Hà Nội.
Điện thoại liên hệ: 04.8439816
Lịch sử hình thành và phát triển
_ Ngày 31 - 01 - 1996: Thủ tướng Võ Văn Kiệt ký quyết định thành
lập “Tổng công ty Công nghiệp Đóng tàu” trên cơ sở tổ chức lại ngành công
nghiệp tàu thủy Việt Nam – một ngành đã có truyền thống rất lâu đời ở Việt
Nam. Đây là một trong 17 Tổng công ty lớn nhất của Nhà nước được thành
lập theo quyết định số 69/TTg do Thủ tướng Chính phủ ban hành.
_ Ngày 07 - 02 - 1996: Thủ tướng Chính phủ ký quyết định số 94/TTg
đổi tên thành: “Tổng Công ty Công nghiệp tàu thủy Việt Nam”.
_ Ngày 15 - 5 - 2006: Triển khai Quyết định số 104/2006/QĐ-TTg
của Thủ tướng Chính Phủ về việc thành lập Công ty mẹ Tập đoàn Công
nghiệp Tàu thủy Việt Nam.
5
Trần Quang Đạt – Lớp QTKD TH46B – ĐH KTQD Chuyên đề tốt nghiệp 2008
2. Các đặc điểm chủ yếu trong hoạt động sản xuất kinh doanh
2.1. Hình thức pháp lý, ngành nghề kinh doanh
Hình thức pháp lý của Tập đoàn Công nghiệp Tàu thủy Việt Nam là:
Tập đoàn. Đây là một tổ chức có tư cách pháp nhân, con dấu, biểu tượng,
điều lệ tổ chức và hoạt động; được mở tài khoản tại Kho bạc Nhà nước, ngân
hàng theo quy định của pháp luật, được tự chủ kinh doanh; có trách nhiệm
kế thừa các quyền và nghĩa vụ pháp lý của Tổng công ty Công nghiệp tàu
thuỷ Việt Nam.
Ngành nghề kinh doanh của Tập đoàn công nghiệp tàu thủy Việt
Nam:
• Tư vấn thiết kế, làm tổng thầu, đóng mới và sửa chữa tàu thuỷ,
thiết bị và phương tiện nổi.
• Chế tạo kết cấu thép giàn khoan, container, phá dỡ tàu cũ, xuất
nhập khẩu phế liệu.
• Thiết kế thi công công trình thuỷ, nhà máy đóng tàu; đầu tư
kinh doanh vận tải, xây dựng công nghiệp - dân dụng, khu đô
thị và nhà ở; kinh doanh dịch vụ hàng hải, nạo vét luồng lạch,
san lấp, tạo bãi, mặt bằng xây dựng, vật liệu xây dựng; điện,
điện tử, hạ tầng khu công nghiệp, du lịch.
• Sản xuất các vật liệu, thiết bị cơ khí, điện, điện lạnh, điện tử
phục vụ công nghiệp tàu thuỷ; khảo sát thiết kế lắp đặt các hệ
thống tự động, thông tin liên lạc viễn thông, phòng, chống cháy
nổ.
6
Trần Quang Đạt – Lớp QTKD TH46B – ĐH KTQD Chuyên đề tốt nghiệp 2008
• Sản xuất kinh doanh thép đóng tàu, thép cường độ cao; sản
xuất, lắp đặt trang thiết bị nội thất tàu thuỷ, container.
• Sản xuất, lắp ráp động cơ diezel, động cơ lắp đặt trên tàu thuỷ;
lắp ráp, phục hồi, sửa chữa, xuất nhập khẩu và kinh doanh vật
tư, thiết bị giao thông vận tải
• Xuất nhập khẩu vật tư thiết bị, phụ tùng, phụ kiện tàu thuỷ và
các loại hàng hoá liên quan đến ngành công nghiệp tàu thuỷ
• Tư vấn, thiết kế, lập dự án, chế thử, sản xuất và tiêu thụ sản
phẩm; tư vấn đầu tư, chuyển giao công nghệ; hợp tác liên doanh
với các tổ chức trong và ngoài nước phát triển thị trường công
nghiệp tàu thuỷ.
• Tổ chức khai thác thử nghiệm năng lực các phương tiện vận tải
thuỷ, container mới sản xuất và vận tải biển; đại lý vận tải, hàng
hoá và môi giới mua bán tàu biển; kinh doanh dịch vụ cảng,
kho bãi và hỗ trợ vận tải; xuất, nhập khẩu trực tiếp xăng dầu,
khí hoá lỏng LPG.
• Hoạt động tài chính, chứng khoán, ngân hàng, bảo hiểm.
• Tổ chức đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu phát triển ngành
công nghiệp tàu thuỷ. Cung ứng, xuất khẩu lao động.
• Các ngành nghề khác theo quy định của pháp luật.
2.2. Cơ cấu tổ chức
7
Trần Quang Đạt – Lớp QTKD TH46B – ĐH KTQD Chuyên đề tốt nghiệp 2008
Hình 2.2.1: Sơ đồ tổ chức và điều hành của Tập đoàn kinh tế Vinashin:
Khối Đảng, đoàn
thể
HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ
CÔNG TY MẸ
- Cơ quan tập đoàn.
- Khối đơn vị phụ thuộc
Ban kiểm soát
03 đơn vị
thành viên
và các
Công ty
sản xuất
điện, điện
tử
04 đơn vị
thành viên
và các Cty
CP xây
dựng, sản
xuất vật
liệu xây
dựng khác
05 đơn vị
thành viên
11 Tổng
Công ty
(38 đơn vị
thành
viên)
04 đơn vị
thành viên
hoạt động
vận tải
Viện
KHCN;
đại học
Tổng hợp;
Cao đẳng;
04 trường
nghiệp vụ
kỹ thuật
36 Công ty
Tổng công
ty công
nghiệp
nặng
Vinashin
Tổng công
ty vận tải
và xây
dựng
Vinashin
Tổng công
ty tài
chính
Vinashin
Các tổng
công ty
đóng mới
và sửa
chữa tàu
thủy
Tổng công
ty vận tải
Vinashin
Khối sự
nghiệp đào
tạo
Công ty cổ
phần
8
Trần Quang Đạt – Lớp QTKD TH46B – ĐH KTQD Chuyên đề tốt nghiệp 2008
Hình 2.2.2: Sơ đồ tổ chức Tập đoàn công nghiệp tàu thủy:
(Theo cơ cấu vùng miền và chuyên ngành đặc thù)
9
Trần Quang Đạt – Lớp QTKD TH46B – ĐH KTQD Chuyên đề tốt nghiệp 2008
Hình 2.2.3: Sơ đồ các phòng ban thuộc Công ty mẹ.
HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ
BAN ĐIỀU HÀNH
CT, TGĐ
BAN KIỂM SOÁT
CƠ QUAN CÔNG TY MẸ
(VP + Các Ban)
Tài chính, Ngân hàng,
Bảo hiểm
Khối trường học
Khối Viện nghiên cứu
Khối năng lượng
Khối CNTT khu vực
Quảng Ninh
Khối CNTT sản phẩm
lớn Hải Phòng
Khối CNTT sản phẩm
vừa và nhỏ Hải Phòng
Khối chế tạo công
nghiệp
Khối CNTT
Đồng bằng Bắc Bộ
Khối CNTT
Miền Trung
Khối CNTT
Tp Hồ Chí Minh
Khối CNTT Đồng bằng
Sông Cửu Long
Khối Vận tải,
Cm cảng
Khối Thương mại,
Dịch vụ
Khối phục vụ,
Du lịch
Khối CNTT
Ngoài nước
CÔNG TY MẸ
CÔNG TY CON
10
Trần Quang Đạt – Lớp QTKD TH46B – ĐH KTQD Chuyên đề tốt nghiệp 2008
CHỦ TỊCH
TẬP ĐOÀN
HỘI ĐỒNG
QUẢN TRỊ
BAN
KIỂM SOÁT
Ban quản lý dự án đầu tư
phía Nam.
Văn phòng Đảng ủy. Ban Kiểm tra Đảng.
Ban Tài chính kế toán.
Văn phòng công đoàn TĐ
đoàn.
Văn phòng Tập đoàn.
Ban Tổ chức cán bộ - LĐ Ban KD và đối ngoại.
TT công nghệ thông tin.
Ban Kiểm toán nội bộ.
Ban Đổi mới quản lý DN.
Ban Kế hoạch đầu tư.
Ban Kiểm soát.
VP đại diện miền Trung.
Ban BH LĐ và An toàn. TT Hợp tác ĐTLĐ nước
ngoài.
TT công nghệ thông tin.
T.chí C.nghiệp tàu thủy.
Ban giám định và Quản lý
chất lượng công trình.
Ban kỹ thuật và sản xuất.
Ban KH CN và nghiên cứu
phát triển.
11
Trần Quang Đạt – Lớp QTKD TH46B – ĐH KTQD Chuyên đề tốt nghiệp 2008
Mô hình tổ chức trong Tập đoàn công nghiệp tàu thủy Việt Nam là
mô hình kiểu trực tuyến - chức năng. Hệ thống quản trị kiểu trực tuyến -
chức năng có đặc điểm cơ bản là vừa duy trì hệ thống trực tuyến, vừa kết
hợp với việc tổ chức các bộ phận chức năng.
Đứng đầu tập đoàn là Chủ tịch Tập đoàn. Chủ tịch Tập đoàn là Chủ
tịch Hội đồng quản trị do Thủ tướng Chính phủ bổ nhiệm. Chủ tịch Tập
đoàn Công nghiệp tàu thủy Việt Nam là đại diện theo pháp luật của Tập
đoàn Công nghiệp tàu thủy Việt Nam
Hội đồng quản trị Tập đoàn Công nghiệp Tàu thủy Việt Nam là đại
diện trực tiếp chủ sở hữu nhà nước tại Tập đoàn Công nghiệp Tàu thủy Việt
Nam, có tối đa 09 thành viên.
Ban kiểm soát Tập đoàn Công nghiệp tàu thủy Việt Nam do Hội đồng
quản trị bổ nhiệm, miễn nhiệm, khen thưởng, kỷ luật; có tối đa 05 thành
viên, trong đó Trưởng Ban Kiểm soát là uỷ viên Hội đồng quản trị.
Dưới Hội đồng Quản trị là các phòng ban cùng phối hợp với nhau và
giúp Hội đồng Quản trị giải quyết các công việc của Tập đoàn. Chức năng,
nhiệm vụ của một số phòng ban cụ thể sẽ được tình bày cụ thể sau đây:
• Văn phòng Đảng Ủy: Tham mưu cho Đảng Ủy Tập đoàn về công
tác tổ chức hoạt động của Đảng bộ. Thực hiện chế độ, chính sách
đối với đảng viên; công tác bảo vệ chính trị nội bộ; công tác tổng
hợp; báo cáo; văn thư, lưu trữ thuộc trách nhiệm và thẩm quyền.
• Ban kiểm tra Đảng: kiểm tra tổ chức đảng cấp dưới và đảng viên,
kể cả cấp uỷ viên cùng cấp khi có dấu hiệu vi phạm. Bên cạnh việc
thực hiện nhiệm vụ kiểm tra tổ chức đảng cấp dưới và đảng viên có
dấu hiệu vi phạm, giải quyết tố cáo đối với tổ chức đảng và đảng
viên, uỷ ban kiểm tra còn chủ động kiểm tra việc thực hiện nhiệm
vụ kiểm tra và thi hành kỷ luật trong Đảng, kiểm tra tài chính của
12
Trần Quang Đạt – Lớp QTKD TH46B – ĐH KTQD Chuyên đề tốt nghiệp 2008
cấp uỷ cấp dưới và của cơ quan tài chính cấp uỷ cùng cấp. Qua
kiểm tra, nếu phát hiện tổ chức đảng và đảng viên có dấu hiệu vi
phạm thì uỷ ban kiểm tra xem xét, xử lý theo thẩm quyền hoặc đề
nghị cấp uỷ xem xét, xử lý…
• Văn phòng Tập đoàn:
Soạn thảo và trình lãnh đạo duyệt Nội quy làm việc của Văn
phòng Tập đoàn, theo dõi, đôn đốc việc thực hiện nội quy.
Bố trí sắp xếp chỗ làm việc cho toàn bộ phòng ban trong
Tập đoàn khoa học hợp lý. Thực hiện bảo trì, sửa chữa
thường xuyên, sửa chữa lớn trụ sở Văn phòng Tập đoàn.
Quản lý các tài sản thuộc Văn phòng, sửa chữa và thay thế
kịp thời các trang thiết bị hỏng.
Xây dựng kế hoạch và thực hiện mua sắm trang thiết bị làm
việc cho Tập đoàn hàng tháng, hàng quý, năm.
Xây dựng các quy định về sử dụng trang thiết bị Văn phòng,
theo dõi việc thực hiện quy định đó.
Mua sắm và cấp phát văn phòng phẩm, báo chí, tài liệu, lịch
các loại...
Công tác thường trực - bảo vệ nội bộ, bảo vệ an ninh trật tự
cơ quan và công tác an ninh quốc phòng địa phương, dân
quân tự vệ.
Công tác vệ sinh môi trường, phòng chống cháy nổ.
Hướng dẫn khách đến làm việc cùng với Tập đoàn, tổ chức
tiếp khách trong nước và quốc tế lịch sự chu đáo. Hướng
dẫn CBCNV Tập đoàn và khách để xe đúng quy định và
trông giữ các xe đó.
13
Trần Quang Đạt – Lớp QTKD TH46B – ĐH KTQD Chuyên đề tốt nghiệp 2008
Công tác y tế khám chữa bệnh cấp thuốc thông thường, vệ
sinh phòng bệnh trong Tập đoàn. Thực hiện các thủ tục bảo
hiểm y tế cho cán bộ công nhân viên.
Công tác tạp vụ, lao công.
Quản lý xe ôtô con bảo đảm xe phục vụ lãnh đạo và các
phòng, ban Tập đoàn đi công tác thuận lợi đúng quy định.
Công tác văn thư, đánh máy, in sao các văn bản tài liệu.
• Lưu trữ hồ sơ tài liệu, quản lý công văn giấy tờ, sổ
sách hành chính và con dấu, xác nhận sao chép các
văn bản trong Tập đoàn.
• Giải quyết các giấy tờ cho CBCNV đi công tác và xác
nhận cho khách đến làm việc tại Tập đoàn.
Công tác thăm hỏi, ma chay, cưới xin, ốm đau với gia đình
và bản thân CBCNV Tập đoàn và quan hệ đối ngoại.
Đề ra và theo dõi việc thực hiện các quy định về sử dụng
điện, nước, điện thoại và các trang thiết bị của Văn phòng
Tập đoàn.
Chuẩn bị đầy đủ cơ sở vật chất phục vụ cho các phòng họp,
hội nghị của Tập đoàn, tham gia vào ban tổ chức của các hội
nghị tổng kết.
Thông báo nội dung và thành phần các cuộc họp, hội nghị
do lãnh đạo Tập đoàn triệu tập.
Xây dựng trình lãnh đạo duyệt lịch các cuộc họp giao ban
định kỳ, bất thường, phối kết hợp các cuộc họp của Đảng và
Công đoàn.
Ghi chép biên bản và soạn thảo các văn bản thông báo kết
luận, nghị quyết các cuộc họp giao ban, sơ kết, tổng kết và
14
Trần Quang Đạt – Lớp QTKD TH46B – ĐH KTQD Chuyên đề tốt nghiệp 2008
các cuộc họp khác do lãnh đạo Tập đoàn triệu tập.Tổng hợp,
báo cáo việc thực hiện các kết luận và nghị quyết cuộc họp
cho lãnh đạo Tập đoàn biết.
Thu thập tổng hợp và xử lý các thông tin giúp lãnh đạo Tập
đoàn điều phối các hoạt động của các phòng ban, đơn vị trực
thuộc.
Quản lý thùng thư góp ý.
Tham gia vào Hội đồng bảo hộ an toàn vệ sinh lao động,
Hội đồng thi đua khen thưởng Tập đoàn (Theo quy chế hiện
hành ).
Có trách nhiệm phối hợp với Công đoàn Văn phòng chăm lo
về đời sống CBCNVC Văn phòng Tập đoàn như ngày lễ,
ngày tết, thăm quan, du lịch hàng năm.
• Ban tổ chức cán bộ - lao động:
Tham mưu cho lãnh đạo Tập đoàn về tổ chức bộ máy và bố
trí cán bộ cho phù hợp với yêu cầu phát triển của Tập đoàn.
Xây dựng quy hoạch cán bộ, chuẩn bị các thủ tục bổ nhiệm,
bãi miễn, đề bạt cán bộ và nâng bậc, chuyển ngạch lương.
Quản lý hồ sơ cán bộ thuộc Văn phòng Tập đoàn và các cán
bộ theo phân cấp, giải quyết thủ tục về chế độ tuyển dụng,
thôi việc, chuẩn bị các hợp đồng lao động. Xây dựng kế
hoạch đào tạo và bồi dưỡng nghiệp vụ. Trên cơ sở kế hoạch
lao động cùng với phòng Kế toán tài vụ xây dựng tổng quỹ
tiền lương trong toàn Tập đoàn.
Chuẩn bị các thủ tục giải quyết chế độ cho người lao động
như hưu trí, thôi việc, BHXH, BHYT và các chế độ khác có
liên quan đến người lao động.
15
Trần Quang Đạt – Lớp QTKD TH46B – ĐH KTQD Chuyên đề tốt nghiệp 2008
Hướng dẫn nghiệp vụ về tổ chức cán bộ, lao động tiền lương
cho các đơn vị trực thuộc.- Nghiên cứu xây dựng, sửa đổi,
bổ sung các Điều lệ, quy chế về công tác tổ chức hoạt động
của Tập đoàn.
Xây dựng kế hoạch thanh kiểm tra hàng năm các đơn vị
trong toàn Tập đoàn.
Tham gia các cuộc thanh tra theo chức trách và quyền hạn
của mình.
Giải quyết đơn thư theo pháp lệnh khiếu tố.
Tiếp các đoàn Thanh tra (nếu có) và phối hợp với các phòng
liên quan chuẩn bị các tài liệu cần thiết để đáp ứng yêu cầu
của đoàn kiểm tra.
Xây dựng kế hoạch, nội dung công tác thi đua, tập hợp hồ sơ
đề nghị khen thưởng, trình Hội đồng thi đua xét duyệt.
• Ban Tài chính - Kế toán:
Tham mưu cho lãnh đạo Tập đoàn trong lĩnh vực quản lý
các hoạt động tài chính - kế toán, trong đánh giá sử dụng tài
sản, tiền vốn theo đúng chế độ quản lý tài chính của Nhà
nước.
Trên cơ sở các kế hoạch tài chính và kế hoạch sản xuất kinh
doanh của các đơn vị thành viên xây dựng kế hoạch tài
chính của toàn Tập đoàn. Tổ chức theo dõi và đôn đốc các
đơn vị thực hiện kế hoạch tài chính được giao.
Tổ chức quản lý kế toán (bao gồm đề xuất tổ chức bộ máy
kế toán và hướng dẫn hạch toán kế toán). Kiểm tra việc hạch
toán kế toán đúng theo chế độ kế toán Nhà nước ban hành
16
Trần Quang Đạt – Lớp QTKD TH46B – ĐH KTQD Chuyên đề tốt nghiệp 2008
đối với kế toán các đơn vị thành viên nhất là các đơn vị hạch
toán phụ thuộc.
Định kỳ tập hợp phản ánh cung cấp các thông tin cho cho
lãnh đạo Tập đoàn về tình hình biến động của các nguồn
vốn, vốn, hiệu quả sử dụng tài sản vật tư, tiền vốn của các
đơn vị thành viên cũng như toàn Tập đoàn.
Tham mưu đề xuất việc khai thác. Huy động các nguồn vốn
phục vụ kịp thời cho sản xuất kinh doanh đúng theo các quy
định của Nhà nước.
Kiểm tra hoạt động kế toán tài chính của các đơn vị trong
Tập đoàn (tự kiểm tra hoặc phối hợp tham gia với các cơ
quan hữu quan kiểm tra).
Tổ chức hạch toán kế toán trực tiếp hoạt động sản xuất kinh
doanh của Văn phòng Tập đoàn. Tiếp nhận và phân phối các
nguồn tài chính (trợ cước, trợ giá, hỗ trợ lãi suất dự trữ lưu
thông, cấp bổ sung vốn lưu động hoặc các nguồn hỗ trợ khác
của Nhà nước...), đồng thời thanh toán, quyết toán với Nhà
nước, các cấp, các ngành về sử dụng các nguồn hỗ trợ trên.
Phối hợp các phòng ban chức năng trong Tập đoàn nhằm
phục vụ tốt công tác sản xuất kinh doanh của Văn phòng
cũng như công tác chỉ đạo quản lý của lãnh đạo Tập đoàn
với toàn ngành.
Dưới Tập đoàn mẹ là các Tổng công ty, công ty cổ phần, các liên
doanh, liên kết… có tư cách pháp nhân riêng, hạch toán độc lập nhưng có
quan hệ về tài chính với Tập đoàn mẹ.
2.3. Đội ngũ lao động của Tập đoàn
17
Trần Quang Đạt – Lớp QTKD TH46B – ĐH KTQD Chuyên đề tốt nghiệp 2008
Hình 2.3.1. Thống kê số lượng lao động của Tập đoàn đến 31/12/2007.
Đơn vị tính: Người.
STT PHÂN LOẠI SỐ LƯỢNG
1 Trên đại học 77
2 Kỹ sư 7.250
3 Cử nhân 3.550
4
Cao đẳng, trung cấp
chuyên nghiệp
2.070
5
Công nhân kỹ thuật và
Lao động khác
57.510
6 Tổng số 70.457
Hình 2.3.2. Biểu đồ số lượng lao động của Tập đoàn Vinashin
những năm gần đây.
0
50000
100000
Số
lượng
lao
động
Năm
Số người
Số người
17730 24753 38185 70457
2004 2005 2006 2007
Nhìn vào biểu đồ diễn biến số lượng lao động qua từng năm của Tập
đoàn Vinashin ta có thể thấy rằng, trong những năm gần đây, số lượng lao
động của Vinashin tăng lên nhanh chóng. Điều đó chứng tỏ tập đoàn đang
ngày càng phát triển về mọi mặt.
18
Trần Quang Đạt – Lớp QTKD TH46B – ĐH KTQD Chuyên đề tốt nghiệp 2008
Số lượng công nhân nam vượt trội hơn hẳn lượng công nhân nữ, điều
đó đã thể hiện đúng đặc điểm của một ngành kỹ thuật.
Theo những số liệu chính thức mới nhất, trong năm 2007, Vinashin đã
mở đăng ký mới thêm gần 100 công ty thành viên. Việc tăng số lượng các
công ty thành viên đồng nghĩa với việc tăng số lượng lao động lên gấp nhiều
lần, tạo công ăn việc làm cho hàng chục nghìn người trên khắp mọi vùng
miền đất nước.
2.4. Cơ sở vật chất kinh doanh
_ Văn phòng Tập đoàn: 109 Quán Thánh - Ba Đình - Hà Nội.
_ Các văn phòng đại diện của Tập đoàn đặt tại trong và ngoài nước.
_ Cơ sở vật chất của các công ty, tổng công ty 100% vốn Tập đoàn,
Tập đoàn góp vốn, liên doanh, liên kết với Tập đoàn…
2.5. Nguồn vốn
Bảng 2.5.1: Cơ cấu nguồn vốn 2004 – 2007.
Đơn vị tính: Triệu Đồng.
STT Tên
Năm
2004
2005 2006 2007
1 Vốn chủ sở hữu 32.155 1.977.769 3.044.093 8.151.878
2 Vốn vay 736.901 33.159.165 51.413.685 106.964.108
3 Vốn khác 0 920.370 0 66.206
4 Tài sản ngắn hạn 547.945 28.435.641 38.681.443 61.277.226
5 Tài sản dài hạn 221.112 7.037.854 15.776.335 53.904.966
6
Tài sản khác 0
583.810 0
Nhìn vào bảng số liệu trên, ta thấy quy mô của Tập đoàn trong những
năm vừa qua đã tăng lên rất lớn. Đặc biệt, thời điểm 2004 – 2005, các chỉ số
tài chính đều tăng lên vùn vụt. Điều đó cho thấy Tập đoàn đã và đang ngày
19
Trần Quang Đạt – Lớp QTKD TH46B – ĐH KTQD Chuyên đề tốt nghiệp 2008
càng lớn mạnh và đang dần khẳng định vị thế mũi nhọn của mình trong công
cuộc “công nghiệp hóa – hiện đại hóa” đất nước như hiện nay. Năm 2006,
với việc Tổng công ty công nghiệp tàu thủy Việt Nam đổi sang mô hình Tập
đoàn đã thu hút được sự chú ý của các nhà đầu tư; điều đó được thể hiện ở
giá trị của Vốn chủ sở hữu của Tập đoàn đã tăng lên thấy rõ. Tốc độ tăng
trưởng nguồn vốn năm 2006 đạt hơn 150%.
Giá trị tài sản dài hạn cũng liên tục tăng lên, chứng tỏ Tập đoàn đang
dần tự đổi mới mình bằng việc đầu tư thiết bị khoa học công nghệ mới vào
quá trình sản xuất. Vinashin đang ngày càng thay đổi và khẳng định mình
trong khu vực nói riêng và thế giới nói chung.
Năm 2007 – năm đầu tiên Việt Nam gia nhập WTO, nó đã mang lại
cho nền kinh tế Việt Nam nói chung những cơ hội lớn và cũng rất nhiều
nguy cơ. Nhưng Tập đoàn Công nghiệp Tàu thủy Việt Nam đã biết tận dụng
tốt những cơ hội từ quá trình hội nhập và nghiên cứu, tìm hiểu và biến
những nguy cơ thành những cơ hội nhất định cho riêng mình.
2.6. Khách hàng và đối thủ cạnh tranh
Khách hàng chủ yếu của Vinashin hiện nay là các công ty, tổ chức
trong và ngoài nước có nhu cầu về đóng mới, sửa chữa… các tàu vận tải, tàu
khách… như: Vinaline, các nước có công nghiệp đóng tàu phát triển ở Tây
Bắc Âu và Đông Á như Trung Quốc, CHLB Đức, Đan Mạch, Thụy Điển,
Singapore…
Ở trong nước, Vinashin là Tập đoàn duy nhất hoạt động trong lĩnh vực
công nghiệp tàu thủy. Do đó, đối thủ cạnh tranh của Vinashin không phải là
các tổ chức trong nước mà chính là các nền công nghiệp đóng tàu trong khu
vực và trên thế giới như: Trung Quốc, Hàn Quốc, các nước Tây Bắc Âu…
20
Trần Quang Đạt – Lớp QTKD TH46B – ĐH KTQD Chuyên đề tốt nghiệp 2008
3. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh
3.1. Sản phẩm
Vinashin đã thực hiện thành công chiến lược sản phẩm trọng điểm,
sản phẩm mũi nhọn mang tính đột phá nhằm nâng cao chất lượng, trình độ
quản lý cũng như vị thế của Tổng công ty ở thị trường trong nước và quốc
tế, với nhiều loại tàu hàng 6.500 tấn, 11.500 - 12.500 tấn, 15.000 tấn, tàu đầu
13.000 tấn, tàu container 564 TEU, 610 TEU, tàu Lash mẹ 10.900 tấn,… ra
đời tại các cơ sở đóng tàu vốn trước đó chỉ quen với sửa chữa và đóng tàu cỡ
nhỏ. Nhiều đơn vị còn thực hiện thành công một số sản phẩm tàu thủy xuất
khẩu cho chủ tàu nước ngoài như: tàu hút bùn 1.000 - 1500 m
3
/h xuất khẩu
sang Iraq, tàu kéo 1.000 HP, sà lan sang Singapore, khách sạn nổi 80 giường
cho chủ tàu Pháp, tàu khách du lịch 45 chỗ bằng vật liệu mới, tàu hàng 6.380
tấn, 8.700 tấn và 10.500 tấn cho chủ tàu Nhật Bản và đang tiếp tục thi công
các tàu 53.000 tấn, 34.000 tấn cho chủ tàu thuộc Vương quốc Anh.
Bên cạnh bước tiến trong lĩnh vực đóng mới tàu thì kinh doanh vận tải
biển đã trở thành ngành lớn thứ hai trong hoạt động sản xuất kinh doanh của
Tổng công ty, với 10 doanh nghiệp có đội tàu có tổng trọng tải 200.000 tấn,
giá trị doanh thu năm 2006 đạt xấp xỉ 748 tỷ đồng. Hơn nữa, việc phát triển
đội tàu vận tải biển Vinashin không chỉ mang ý nghĩa đa dạng hóa hoạt động
sản xuất kinh doanh, mà còn hỗ trợ nâng cao năng lực các nhà máy đóng tàu.
Thực tế còn chứng minh việc phát triển đội tàu của Vinashin cùng với “nội
địa hóa” đội tàu trong nước thông qua chương trình đóng mới tàu biển cho
Tổng công ty Hàng hải Việt Nam đã thật sự là bước đột phá quan trọng nâng
cao năng lực đóng mới của một số đơn vị trong Tổng công ty.
Vận tải biển không ngừng lớn mạnh. Các đơn vị vận tải chủ yếu như
Công ty vận tải biển Đông, Công ty Vận tải Viễn Dương Vinashin, Công ty
Hàng hải Vinashin được đầu tư thêm các tàu chở container, tàu hàng cỡ lớn
21
Trần Quang Đạt – Lớp QTKD TH46B – ĐH KTQD Chuyên đề tốt nghiệp 2008
trên 610 TEU, 1016 TEU, tàu chở hàng dời, tàu chở dầu và khai thác được
hiệu quả các tuyến trong nước cũng như quốc tế. Thương hiệu vận tải đã
được thế giới biết đến và đặt vấn đề hợp tác.
Các đơn vị xây dựng trong Vinashin đã tự thiết kế và thi công thành
công các công trình phục vụ đóng tàu quy mô lớn như: đà tàu 70.000 tấn,
nhà xưởng sản xuất khẩu độ lớn, cầu tàu cho tàu 50.000 DWT… hàng loạt
thiết bị chuyên dụng như cần cẩu sức nâng lên 150 tấn, dây chuyền làm sạch
và sơn tổng đoạn trong nhà kín… được đầu tư đồng bộ. Đây là bước phát
triển đột phá nhằm chủ động trong công tác xây dựng cơ sở hạ tầng của
Vinashin.
Mở rộng quy mô của ngành công nghiệp tàu thủy với việc khởi công
xây dựng một loạt các nhà máy đóng tàu mới tại Thịnh Long (Nam Định),
Nghi Sơn (Thanh Hóa), Cam Ranh (Khánh Hòa), Đã Nẵng…
Bên cạnh đó, Vinashin đã tiến hành xây dựng hai nhà máy cán thép,
trong đó nhà máy cán thép Cái Lân có công suất 500.000 tấn/năm, đạt tiêu
chuẩn quốc tế để cung ứng cho công nghiệp đóng tàu. Đồng thời, xây dựng
nhà máy thép hình, thép mỏng tại Nam Định để chủ động nguồn thép và
phôi thép. Các sản phẩm công nghiệp phụ trợ khác như sản xuất chế tạo phụ
kiện điện, dây cáp điện, tời, thiết bị thuỷ lực, nắp hầm hàng…cũng được đầu
tư.
3.2. Thị trường
Hiện nay, do vị thế của mình trong ngành Công nghiệp Tàu thủy tại
Việt Nam mà Tập đoàn Vinashin đã chiếm được hoàn toàn thị trường trong
nước trong các lĩnh vực: đóng tàu, vận tải biển, các trang thiết bị liên quan
đến biển …
Và không chỉ dừng lại ở thị trường trong nước nhỏ bé, tập đoàn Công
nghiệp tàu thủy Việt Nam còn vươn mình ra trường quốc tế như các nước
22
Trần Quang Đạt – Lớp QTKD TH46B – ĐH KTQD Chuyên đề tốt nghiệp 2008
Trung Đông (Israel…), Đông Á (Trung Quốc…), Tây Á (Nhật Bản, Hàn
Quốc, Singapore…), Bắc Âu (Cộng hòa Liên bang Đức, Đan Mạch, Thụy
Điển…)
3.3. Doanh thu và lợi nhuận
Bảng 3.3.1: Kết quả hoạt động kinh doanh 2004 – 2006.
Đơn vị tính: triệu đồng.
STT Chỉ tiêu
Năm
2004 2005 2006
1 Doanh thu 315.016 682.869 747.972
2 Lợi nhuận 700 219 39.673
Bảng 3.3.2. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh năm 2007.
Đơn vị tính: tỷ đồng.
Chỉ tiêu Kế hoạch năm Kết quả thực hiện
I. Tổng sản lượng 22.889,033 27.453,923
Trong đó:
- Sản xuất Công nghiệp 16.091,53 17.541,258
- Xây dựng 1.768,900 2.305,278
- Vận tải 2.282,000 3.455,836
- Thương mại & Dịch vụ 2.746,550 4.151,551
II. Doanh thu 19.912,239 22.796,115
Trong đó
- Sản xuất Công nghiệp 14.011,173 15.025,915
- Xây dựng 1.128,300 1.610,177
- Vận tải 2.200,000 3.269,003
- Thương mại & Dịch vụ 2.572,766 2.891,020
Nhìn vào bảng trên, ta có thể nhận thấy năm 2007 là một năm rất
thành công của Tập đoàn Công nghiệp Tàu thủy Việt Nam. Tất cả các lĩnh
vực: sản xuất Công nghiệp, xây dựng, vận tải, thương mại & dịch vụ đều
vượt kế hoạch đề ra tổng sản lượng và doanh thu. Trong đó, sản xuất Công
23
Trần Quang Đạt – Lớp QTKD TH46B – ĐH KTQD Chuyên đề tốt nghiệp 2008
nghiệp chiếm tỷ trọng lớn – chứng tỏ vai trò đầu tàu của mình trong nền
Công nghiệp Tàu thủy Việt Nam. Các lĩnh vực xây dựng, vận tải, thương
mại & dịch vụ cũng dần trở thành một thế mạnh của Tập đoàn trong những
năm trỏ lại đây.
3.4. Đóng góp cho ngân sách
Với doanh thu hàng năm của Tập đoàn công nghiệp tàu thủy Việt
Nam đã đạt mức xấp xỉ 750 tỷ năm 2006 và năm 2007 doanh thu tăng lên
đạt xấp xỉ 23.000 tỷ, thì có thể nhận thấy mức độ đóng góp cho ngân sách
Nhà nước là rất lớn. Không những thế Tập đoàn còn tạo ra một khối lượng
công ăn việc làm cho các cán bộ công nhân viên trên cả nước. Đến nay, Tập
đoàn đã giải quyết công ăn việc làm cho trên 70.000 lao động. Và con số này
còn tăng lên rất nhiều trong một vài năm tiếp theo. Với việc thu hút 1 số
lượng lao động lớn như vậy, Tập đoàn đã giúp Nhà nước rất nhiều trong việc
giải quyết vấn đề việc làm cho người lao động. Đóng góp này còn quan
trọng, lớn hơn gấp nhiều lần những đóng góp thuần túy về thuế…
24
Trần Quang Đạt – Lớp QTKD TH46B – ĐH KTQD Chuyên đề tốt nghiệp 2008
Chương II: Thực trạng hoạt động đào tạo tại Tập đoàn Công
nghiệp Tàu thủy Việt Nam
1. Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động đào tạo của Tập đoàn
1.1. Các nhân tố bên trong
Nhu cầu nhân công của toàn ngành công nghiệp tàu thủy Việt Nam
Nhu cầu nhân công là nhân tố thể hiện rõ nét nhất sự phát triển của
một tổ chức. Một tổ chức lớn, liên tục phát triển mạnh thì đi theo đó nhu cầu
nhân công càng phải cao cả về số lượng lẫn chất lượng.
Hiện nay, theo kế hoạch phát triển của ngành đóng tàu Việt Nam nói
riêng và nền công nghiệp tàu thủy Việt Nam nói chung, mỗi năm ngành cần
bổ sung thêm khoảng 12.000 – 13.000 lao động. Trong đó, công nhân kỹ
thuật trình độ cao cần khoảng 5.500 – 6.000 người. Đây chính là động lực
mạnh mẽ thúc đẩy công tác đào tạo của Tập đoàn phát triển.
25