Tải bản đầy đủ (.docx) (31 trang)

Phong cách hiện thực của Gustave Flaubert qua tiểu thuyết Bà Bovary

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (202.67 KB, 31 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP. HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
KHOA VĂN HỌC

Đề tài: PHONG CÁCH HIỆN THỰC
CỦA GUSTAVE FLAUBERT QUA TIỂU
THUYẾT BÀ BOVARY

Thành phố Hồ Chí Minh


MỤC LỤC:
CHƯƠNG 1: GUSTAVE FLAUBERT VÀ BÀ BOVARY....................................................1
1.1 Khái niệm Chủ nghĩa hiện thực.....................................................................................…

1.2 Chủ nghĩa hiện thực trong nền văn học cổ điển Pháp......................................................1
1.3 Khái quát về chủ nghĩa hiện thực Pháp trong tác phẩm...................................................2
1.3.1 Tôn giáo.....................................................................................................................2
1.3.2 Xã hội ........................................................................................................................3
1.4 Tác giả Gustave Flaubert..................................................................................................5
1.4.1 Cuộc đời.....................................................................................................................5
1.4.2 Tư tưởng nghệ thuật ..................................................................................................6
1.5 Tác phẩm Bà Bovary ........................................................................................................7
1.5.1 Hoàn cảnh ra đời........................................................................................................7
1.5.2 Tóm tắt tác phẩm.......................................................................................................8
CHƯƠNG 2: PHONG CÁCH HIỆN THỰC TRONG TÁC PHẨM BÀ BOVARY...........9
2.1 Nghệ thuật xây dựng nhân vật điển hình..........................................................................9
2.1.1 Nhân vật Emma Bovary ............................................................................................9
2.1.2 Nhân vật Charlers Bovary .......................................................................................13
2.1.3 Nhân vật Léon .........................................................................................................16
2.1.4 Nhân vật Rondolphe ................................................................................................19


2.2 Nghệ thuật thể hiện trong tác phẩm Bà Bovary .............................................................21
2.2.1 Nghệ thuật xây dựng cốt truyện ..............................................................................21
2.2.2 Ngôn ngữ nghệ thuật trong tác phẩm ......................................................................23
2.3 Điểm mới trong phong cách hiện thực của Gustave Flaubert........................................28
CHƯƠNG 3:
KẾT LUẬN .....................................................................................................30
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO..............................................................................33


CHƯƠNG 1: GUSTAVE FLAUBERT VÀ BÀ BOVARY
1.1. Khái niệm Chủ nghĩa hiện thực
Theo nghĩa rộng: xác định quan hệ giữa tác phẩm văn học đối với hiện thực, bất kể
tác phẩm đó là của nhà văn thuộc trường phái hoặc khuynh hướng văn nghệ nào. Với ý
nghĩa này, khái niệm chủ nghĩa hiện thực gần như đồng nghĩa với khái niệm sự thật đời
sống. Tuy nhiên, cách hiểu chủ nghĩa hiện thực đó hiện nay khơng cịn được lưu hành vì
nó khơng mang lại hiệu quả gì đáng kể cho nghiên cứu văn học. Thay vào đó, người ta
dùng khái niệm kiểu sáng tác hiện thực, hay còn gọi là kiểu sáng tác tái hiện.
Theo nghĩa hẹp: được dùng để chỉ một phương pháp nghệ thuật hay một khuynh
hướng, một trào lưu văn học có nội dung chặt chẽ.
Chúng ta thường hiểu theo nghĩa hẹp rằng nó dùng để chỉ một chất liệu sáng tác
nghệ thuật, phản ảnh và lên án những vấn đề xảy ra trong xã hội đương thời. Sâu trong đó
là sự tác động hay tương tác giữa những yếu tố xã hội lên tác phẩm.
1.2 Chủ nghĩa hiện thực trong nền văn học cổ điển Pháp
Chủ nghĩa hiện thực ra đời đầu tiên và tiêu biểu nhất ở văn học Pháp vào khoảng
năm 1830. Lúc này xã hội Pháp vừa là sự chuyển đổi giai cấp tư sản Pháp từ lực lượng
tiến bộ thành phản động đàn áp giai cấp công nhân và nhân dân lao động; Vừa là q
trình chuyển biến của giai cấp cơng nhân từ phụ thuộc thành độc lập chống tư sản. Là sự
bùng nổ mâu thuẫn giữa tư sản và vô sản.
Mác và Ăngghen đã viết: “Giai cấp tư sản đã đem một sự bóc lột cơng nhiên, vơ
sỉ, trực tiếp, tàn nhẫn thay cho sự bóc lột được che đậy bằng những ảo tưởng tơn giáo và

chính trị”. Trước đó, khuynh hướng lãng mạn tích cực cũng phản ánh sự bất công của xã
hội tuy nhiên do tác động của chủ nghĩa xã hội không tưởng những nhà sáng tác vẫn tin
vào tư sản tốt đẹp.
Từ chính những chuyển biến trong thời kì này, một số nhà sáng tác đã quay lưng
hẳn với chủ nghĩa tư bản. Những tác phẩm ra đời để lên án, phán xét những tội ác kêu gọi
cùng nhau tiêu diệt, đẩy lùi khỏi mình. Đây cũng là nguyên nhân dẫn đến sự thay đổi từ
chủ nghĩa lãng mạn sang chủ nghĩa hiện thực trong văn học Pháp.
1.3 Khái quát về chủ nghĩa hiện thực Pháp trong tác phẩm


1.3.1 Tôn giáo
Vào giai đoạn trước, Kito Giáo hầu như tham gia chi phối các hoạt động của con
người. Kinh thánh được ví như kiến thức ban phát bởi đấng bề trên uy vũ mà ai ai cũng
học đòi, thời gian ấy có lẽ mục sư là người có tiếng nói hơn cả đấng cầm quyền cả nước.
Đến thế kỉ XVIII, tư tưởng duy lý lên ngôi, trong tác phẩm Bà Bovary, tác giả lại lồng
ghép vào từng nhân vật vẻ về ngồi, tính cách hay lối hành xử, ... thể hiện sự suy tàn,
khơng cịn giữ được vẻ tơn nghiêm và sự tơn kính bậc nhất.
Đại diện là Viên linh mục, tác giả khắc họa trong đó một ví dụ cho một đại diện
nói lên cái thấp hèn và tàn lụi của đấng thần quyền đã từng được bái lạy. Viên linh mục
và Homais mồm mép nhau như tiếng nói đối lập giữa Giáo hội và đời sống thực tại. Giáo
hội khơng cịn là lớp vỏ tối cao để che đậy sự mục rỗng nữa. Nó bày ra trơng đó những
bụi tro chưa phai, bài ra cái xấu cái ghê gớm của một khúc gỗ mục.
Viên linh mục hiện lên lúc thì mặt mũi y đỏ gay và thân hình y vạm vỡ, lúc thì thở
phì phị, cười thơ lỗ… Khơng cịn là hình ảnh những mục sư tơn nghiêm, trái lại hoàn
toàn với vẻ ngoài lộng lẫy phát ra những ánh sáng của chân lí. Nhìn vẻ bề ngồi ấy, chẳng
thể tưởng tượng được là người tinh thơng những thánh kinh, như một vẻ xúc phạm tôn
giáo. Đi ngược lại những suy nghĩ về mục sư.
Tay dược sĩ Homer thì cho rằng hắn chẳng cần đến nhà thờ để hôn những đĩa bạc
hay phải bỏ tiền ra nuôi béo một lũ hề ăn sung mặc sướng; với hắn đó chỉ là những lời
truyền dạy ngu dốt được tơn sùng và các cha cố đang đẩy người dân vào cái hố lắp trí

khơn ấy. Hiện thực bây giờ đã khác, khơng phải kinh thánh là có thể giải quyết hết tất cả
mọi vấn đề đặt ra trong cuộc sống. Cái xã hội Khoa học phát triển phản lại những chân lí
được đặt ra trong suy đốn mơ hồ của những người sùng đạo. Cái thay đổi về mặt nhận
thức mà con người ta thoát khỏi những ràng buộc giáo lý xưa cũ trước đây. Emma tìm đến
Chúa để bày tỏ nỗi lịng của mình nhưng rốt cuộc chỉ nhận lại một sự lừa dối. Khi hẹn hò
với nhân tỉnh Léon – viên luật sư tập sự, Emma đã chọn đến nhà thờ. Với Léon, nhà thờ
lúc ấy lại được xem như một khuê phòng đồ sộ.
Nhà thờ vốn là nơi để đón nhận sự thờ kính, sự tin tưởng thì giờ tất cả nhân vật lại
xem nó để che giấu những cái tầm thường, thúc đẩy sự chán ghét lên đỉnh điểm khi nơi
trang nghiêm đã bị vấy bẩn bởi những tâm hồn thối nát. Những hành động bần hèn làm
mất đi vẻ cao thượng, lộng lẫy của nhà thờ.
1.3.2 Xã hội


Châu Âu thế kỷ XIX bước sang thời kỳ của xã hội tư sản với bộ mặt giả dối che
đậy bằng vẻ ngoài lộng lẫy, là xã hội mà giới thượng lưu được quan tâm hơn cả. Một xã
hội tư sản đang dần tha hóa và xuống cấp. Thể hiện rõ nét nhất qua cho tiết lễ hội nông
nghiệp.
Ngày hội nông nghiệp là một lễ hội long trọng với nhiều người khách quý đến
tham dự, cũng như có sự phát biểu của nhiều vị quan chức cao cấp. Thoạt đầu ta nhìn thấy
sự chuẩn bị hồnh tráng, xồng xĩnh của hội chợ nơng nghiệp, nào là cờ hoa rợp bóng, có
đủ kèn trống, trang phục chỉnh tề.v.v. “Đội vệ binh ở Buysy đã phối hợp với đội lính cứu
hỏa do Binê chỉ huy. Hôm ấy, ông ta vận một chiếc áo cổ cồn cao hơn thường lệ, bó chặt
mình trong bộ quân phục, nửa mình trên cứng nhắc và bất động đến nỗi các phần sống
của người ông ta dường như đã trút xuống cả đôi cẳng chân, nhắc lên dậm xuống, theo
nhịp bước, theo cùng một động tác.” Người người, nhà nhà đều náo nức vì một lễ hội
long trọng sắp diễn ra. “Nhiều người dân thị trấn, từ hôm trước đã quét dọn nhà thờ, cờ
tam tài treo ở các cửa sổ hé mở, tất cả các tiệm rượu đều chật ních những người, …”
Tên dược sĩ thể hiện sự phô trương nhằm phơi bày vẻ tri thức, thơng thạo của
mình trong lĩnh vực nơng nghiệp, hắn cao ngạo cho mình là am hiểu về nơng nghiệp nên

mặc sức giỡn cợt trước bà Lơfrăngxoa. “Bà tưởng rằng, muốn thành nhà nơng học, phải
đích thân cày ruộng hay vỗ béo gà vịt ư? Nhưng đúng hơn phải biết sự cấu thành của các
chất đang cần đến, những lớp địa chất, tác dụng của khơng khí, chất lượng đất đai,
khống sản, nước, tỷ trọng các vật khác nhau và sự mao dẫn của chúng!”. Tiếp
3

đến là sự bát nháo, hỗn độn trong buổi lễ nông nghiệp, tất cả như một trò hề, với đủ mọi
súc vật “Những con lợn, mõm rúc xuống đất, thiu thỉu ngủ, lũ bê rống lên, đàn cừu be be,
đám bò cái, một chân gập lại, phơi bụng trên cỏ non, và vừa thong thả nhai lại vừa chớp
cặp mí mắt nặng nề đuổi theo những con ruồi vo ve quanh chúng.” Rồi những vị thượng
khách ln tỏ ra mình mà thượng lưu và thanh cao, với đầy đủ mọi trang phục, khốc lên
mình một cái mặt nạ giả dối và lừa bịp “Cái mặt nhão nhoẹt của họ hoe vàng, hơi rám
nắng, mang màu rượu táo ngọt, và hàng râu quai nón của họ xịe ra ngoài những chiếc
cổ áo cứng to thắt cavát trắng tết nơ hình hoa lộ ra rõ rệt.”
Cuối cùng mọi kiểu cách phô trương cũng đi đến một kết thúc đúng nghĩa của nó:
“Hội nghị kết thúc, đám đơng giải tán, bây giờ các diễn văn đọc xong rồi, ai nấy đều trở
về địa vị của mình và mọi sự lại trở về lề lối cũ, chủ nhân ngược đãi đầy tớ, đánh đập súc
vật, những kẻ chiến thắng thản nhiên trở về chuồng với một vòng lá xanh giữa cặp sừng”.


Riêng Rodolphe và Emma lại có những lời hứa hẹn đầy lãng mạn cho một cuộc tình vụng
trộm sắp tới. Tất cả những thứ đó mới là bộ mặt thật sự của xã hội tư sản thời bấy giờ.
Và sự tha hóa đạo đức kế đến nằm ở chi tiết vì mong muốn sự nổi tiếng mà Homer
cùng Charles đã bất chấp phẫu thuật cho anh chàng Hippolyte ngốc nghếch dù kiến thức y
học của hai gã thiếu thốn và hạn hẹp “muốn biết nên cắt đường gân nào của Hippolyte,
trước hết phải nắm được gã bị khoèo chân loại nào.” Kết quả là đã khiến Hippolyte trải
qua biết bao đau đớn đến st mất mạng “Cái chân khơng cịn ra hình thù gì nữa vì sưng
tấy đến mức da thịt hồn tồn dường như gần nứt ra, và nó đầy những vết bầm máu gây
ra bởi cái máy kì khơi kia. Chứng phù tím bầm đã lan trên cẳng chân với những mục
nước phồng lên từ chỗ này đến chỗ khác, ở đó một chất nước đen rỉ ra. Gã ta nằm đó, rên

rỉ dưới những chiếc khăn thơ, mặt mũi xanh xao, râu cằm dài ra, mắt hõm, và thỉnh
thoảng lại xoay cái đầu đẫm mồ hôi trên chiếc gối bẩn mà ruồi sà vào.” Hai tên bất lương
sau khi gây ra hậu họa thì ngay lập tức bỏ trốn. Vậy là cái hư vinh chưa có thì đã phải lập
một kế hoạch rửa sạch chính mình. Phản ánh một sự tha hóa đạo đức mất nhân tính. Hay
sự tha hóa cịn thể hiện qua chi tiết bác sĩ Canivet khi đến nhà bệnh nhân của mình cũng
chỉ lưu tâm đến con ngựa và chiếc xe của ông ta trước chứ chẳng màng nhìn đến cái mình
sẽ phải giúp chữa là gì. Flaubert đã vẽ nên một cái xã hội mà con người đến với nhau bằng
sự tính tốn hẹp hịi, xem lợi ích bản thân là mục đích hướng tới đầu tiên.
Nhân vật Lheureux chính là điển hình của người vì đồng tiền có thể làm tất cả. Bộ
mặt giả dối của tư sản cũng được khắc họa trên những nhân vật trong tác phẩm. Cụ thể là
những tình nhân của Emma, bên ngồi thì hồn hảo khó từ chối bên trong lại lụi tàn đến
thất vọng. Sự suy tàn đến cùng cực về đạo đức của con người, họ ln đặt mình hướng
đến cái lợi ích cá nhân đầu tiên. Ngồi ra hình ảnh người linh mục cũng theo đó là sự đi
xuống của tơn giáo, thể hiện cái vương vấn tâm linh cịn sót lại chuẩn bị hướng đến cái
thiết thực và minh chứng khoa học.
Flaubert thành công trong việc đưa vào nhân vật của mình những biểu hiện điển
hình của xã hội bấy giờ. Đẩy Emma là nhân vật trung tâm vào những vòng xoáy hiện
thực, bắt nàng đối mặt với cái tàn khốc, giải thoát khỏi những ao ước mộng mị mà nàng
hằng mong. Vạch trần nỗi thất vọng, buộc đối mặt của một bộ phận người trong xã hội
Pháp thời kì này.
1.4 Tác giả Gustave Flaubert


1.4.1 Cuộc đời
Gustave Flaubert (1821 – 1880) sinh ra tại Thành phố Rouen ở miền Bắc nước
Pháp, ông là con trai thứ hai của Anne Justine Caroline (nhũ danh Fleuriot, 1793–1872)
và Achille - Cléophas Flaubert (1784–1846), giám đốc và bác sĩ phẫu thuật cấp cao của
bệnh viện lớn ở Rouen. Ông là nhà văn hiện thực cuối thế kỷ XIX của Pháp, là một trong
những tiểu thuyết gia lớn nhất của phương Tây.
Flaubert bắt đầu viết truyện khi mới tám tuổi. Ông theo học trường cấp hai ở

Rouen, đến năm 1840 ông đến đến Paris học pháp luật. Tại đây, ông đã có sự giao lưu
với nhiều người trong giới văn học, trong đó có Victor Hugo và cũng chính từ đây năng
khiếu văn chương của Gustave Flaubert được khơi dậy.
Năm 1846, Flaubert bị mắc một căn bệnh thần kinh, ông rời khỏi Paris và từ bỏ
việc học luật, lui về nghỉ ngơi tại ngơi nhà của gia đình ở Le Croisset, nơi mà ông sống
lặng lẽ và cống hiến cho sự nghiệp viết văn và nghiên cứu suốt phần đời cịn lại của mình.
Suốt qng đời của mình ơng khơng lập gia đình, từ năm 1846 đến năm 1854 ơng có một
truyện tình với nhà thơ Louise Colet. Theo Émile Faguet, người viết sử về ơng, thì chuyện
tình của ông với Louise Colet là tình cảm chân thật nhất.
Những năm 1870 là một thời kỳ hết sức khó khăn đối với Flaubert. Nhà của ơng bị
những người lính Phổ chiếm trong chiến tranh năm 1870 và đến năm 1872 thì mẹ ơng
mất. Sau khi bà qua đời, ơng lại tiếp tục lâm vào cảnh khó khăn tài chính do chồng của
cháu gái ông làm ăn thất bại. Đồng thời sự thất bại của tác phẩm “Tentation de Antoine”
(Sự cám giỗ của thánh Antoine) trên diễn đàn văn học đã đánh một đòn mạnh bạo vào tâm
lý của Gustave Flaubert. Sau nhiều biến cố xảy ra thì đến năm 1880 sức khỏe của ông
giảm sút và ông qua đời tại Croisset vì xuất huyết não ở tuổi 58.
1.4.2 Tư tưởng nghệ thuật
Các tác phẩm chính của ơng có thể kể tới như: Mémoires d’un fou (Nhật ký người
điên), Madame Bovary (Bà Bovary, 1857), Salammbơ (1862), L’Éducation sentimentale
(Giáo dục tình cảm, 1869), La Tentation de Saint Antoine (Sự cám dỗ của thánh Antoine,
1874), Trois contes (Ba truyện kể, 1877), Bouvard et Pécuchet (Bouvard và Pécuchet)
(1881).
Về tư tưởng nghệ thuật có thể gói gọn trong câu nói của ơng: “Ở trong tơi có hai
con người, một bị lóa mắt trước những khoa trương văn vẻ tính trữ tình, những đơi cánh
bay bổng và âm vang của câu chữ, những đỉnh cao lý tưởng, con người thứ hai thì đào


bới lục lọi sự thật tất cả lúc nào mà anh ta có thể, anh ta kết án điều nhỏ bé một cách
mạnh mẽ cũng như khi anh ta kết án sự vĩ đại, anh ta muốn các bạn cảm nhận một cách
cụ thể bằng cảm giác vật chất.”

“Con người thứ nhất” là khi ông đang ở thời kỳ sùng bái chủ nghĩa lãng mạn,
những ảnh hưởng của vẻ đẹp lãng mạn đã ít nhiều để lại trong Flaubert nhạy cảm nhiệt
tình mà sau này ơng buộc phải phủ nhận tất cả để thay vào đó là một thái độ hoài nghi sâu
sắc.
“Con người thứ hai” là thái độ khách quan lạnh lùng, ông miêu tả hiện thực gắn
liền với cảm giác tuyệt vọng bi quan hồi nghi, có lẽ vì vậy mà ơng được mệnh danh là
“nhà văn buồn nhất thế kỷ”.
1.5 Tác phẩm Bà Bovary
1.5.1 Hoàn cảnh ra đời
Bà Bovary ra đời năm 1856 được viết bởi Gustave Flaubert đăng lần đầu tiên trên
tờ báo Revue de Paris đã nhanh chóng thu hút được sự chú ý của công chúng Paris. Tác
phẩm lấy ý tưởng từ câu chuyện thời sự mà một người bạn mách với Flaubert về một vụ
ngoại tình và tự tử của vợ một viên thầy thuốc, và ông đã chuyển tải câu chuyện đời sống
thơng thường đó thành một tiểu thuyết nói lên sự phản kháng của cá nhân chống lại
những quy tắc xã hội và đạo đức của thế giới tư sản chật hẹp và giả dối, đồng thời vạch ra
sự tan vỡ của những ảo tưởng, thơ mộng lãng mạn mà cá nhân khao khát hạnh phúc đặt
vào cái thực tại tư sản tầm thường và hèn kém.
Ngay khi được ra mắt, tác phẩm đã trải qua một cơn sóng gió, bị cơng kích là
mang yếu tố dâm dật và xúc phạm tới nền luân lý cộng đồng và tôn giáo. Tác giả cũng
chịu số phận tương tự, ông bị truy tố ra toà, nhưng với ý nghĩa sâu thẳm mà cuốn tiểu
thuyết mang đến với một kết cục rất mực đạo đức và bổ ích. Flaubert cuối cùng đã được
thả tự do và tuyên bố trắng án, Bà Bovary đã trở thành một cuốn sách bán chạy nhất trong
năm 1857.
Trong sự nghiệp sáng tác của ông, Bà Bovary là tiểu thuyết nổi tiếng đầu tiên và
là tác phẩm xuất sắc nhất, là một trong những đỉnh cao của nền tiểu thuyết Pháp và thế
giới. Tác phẩm không chỉ đẹp ở câu chữ, ở hình ảnh mà Flaubert viết ra, giá trị ở tác
phẩm còn là sự khơi dậy đồng cảm từ nhiều thế hệ bạn đọc trên khắp thế giới. Có lẽ vì thế
nên nó trở thành tác phẩm kinh điển dù đã hơn một thế kỉ trôi qua.
Năm 2007, Bà Bovary được bình chọn đứng thứ 2 trong danh sách của một cuộc bầu



chọn “Mười tác phẩm vĩ đại nhất mọi thời đại” do tạp chí Time tổ chức. Đây cũng là một
trong số những tiểu thuyết được đánh giá rằng có sự trau chuốt về nghệ thuật và hình thức
của Gustave Flaubert.
1.5.2 Tóm tắt tác phẩm
Tác phẩm bắt đầu bằng việc giới thiệu Charles Bovary, anh chàng được Flaubert
miêu tả là một người thơ kệch, ngốc nghếch, khơng có cá tính, nhưng bù lại rất chăm chỉ
và bản tính thật thà. Tuy khơng thơng minh khơng xuất sắc trong thành tích học tập nhưng
anh cũng lên lớp đều đều rồi theo học y sĩ, cuối cùng ra trường một cách vất vả, và về quê
làm nghề thầy thuốc, dựng một phòng khám ở Tostes. Charles đã cưới một bà góa lớn
tuổi khá giả theo sự sắp đặt của gia đình. Charles với hy vọng lấy vợ là mở đầu một cuộc
sống tốt đẹp hơn nhưng sự thật thì ngược lại, vợ anh ta là một người khó tính và hay ghen
tng. Từ khi Charles đi chữa bệnh cho một chủ trại và quen biết với con gái ơng ta là cơ
Emma thì vợ Charles luôn ghen tuông. Về sau, vợ Charles chết vì một cơn uất ức và
Charles đã tái hơn với Emma. Nàng Emma là một cô gái xinh đẹp, thông minh, gia đình
khá giả và có giáo dục. Cơ u thích đọc sách và thường đắm chìm vào các tiểu thuyết
diễm tình, có lẽ vì vậy mà khi lấy Charles, một ông chồng khô khan cứng nhắc không
lãng mạn, cô nhận ra cuộc hôn nhân này là một sai lầm. Sau đấy, gia đình họ chuyển đến
Youville sinh sống và có một người con gái, nhưng cuộc sống đối với Emma vẫn ln tẻ
nhạt buồn chán. Chính vì thế, khi gặp Léon – một luật sư tập sự mới ra trường, tình cảm
trong họ bắt đầu nảy nở, cuộc sống của cô bắt đầu vui vẻ trở lại. Sự mới mẻ này khiến
Emma thích thú nhưng cũng khơng đi đến đâu, hai người họ chưa thổ lộ đã rời xa. Sau đó
cuộc sống Emma trở về sự ảm đạm, và lúc này thì cơ gặp Rodolphe. Hai người ngoại tình
và chìm đắm trong sự nồng cháy, cơ coi đó như là một việc thực hiện cái mộng lâu dài
của tuổi thanh xn, tình u trong cơ bấy lâu bị kiềm chế nay được giải phóng với những
điềm hân hoan cuồng loạn. Trong khi dan díu với Rodolphe thì cơ bị tên lái buôn
L'heureux lừa gạt để mua sắm và mắc nợ. Rồi một hôm Rodolphe để lại một bức thư và
bỏ trốn, điều đó đã khiến Emma đau buồn đến lâm bệnh. Ba năm sau khi Léon quay trở
lại và họ vơ tình gặp nhau, Emma và Léon đã bắt đầu một mối tình vụng trộm nhưng cuộc
ngoại tình cũng chóng tàn với sự chán ghét của Léon. Lúc này, lái buôn L'heureux báo

với Emma rằng cô sẽ bị tich thu tài sản nếu khơng nhanh chóng trả nợ, đồng thời hắn dọa
sẽ đưa Emma ra tòa. Charles biết được sự việc nhưng vì yêu nàng nên cố tìm cách giải
quyết, trong khi Emma đi tìm tình nhân của mình để nhờ giúp đỡ thì lại bị từ chối. Mọi
thứ đổ vỡ đưa Emma đến cảnh tự sát bằng thạch tín. Cái chết đau đớn và vật vã của
Emma làm cho Charles sa sút về thể xác lẫn tinh thần. Và ít lâu sau, anh ta đột ngột chết


khi đang ngồi ngoài ngoài vườn cùng với con gái. Câu chuyện kết thúc bằng việc gã dược
sĩ Homais lại được nhận Huân chương Danh dự và sống tiếp một cuộc đời vơ dụng của
mình.
CHƯƠNG 2: PHONG CÁCH HIỆN THỰC TRONG TÁC PHẨM BÀ BOVARY
2.1 Nghệ thuật xây dựng nhân vật điển hình
2.1.1 Nhân vật Emma Bovary
Trong tác phẩm Bà Bovary, Flaubert tiếp tục đề tài về con người trong xã hội tư
sản Pháp thế kỷ XIX. Thông qua việc xây dựng nên những nhân vật điển hình trong tác
phẩm, Flaubert nói lên những khát vọng, ước mơ của con người và cả những sự đổ vỡ
trong tâm trí, tâm hồn con người trong xã hội ấy.
Nhân vật điển hình đầu tiên phải kể đến trong Bà Bovary chính là Emma Bovary là
nhân vật trung tâm của tác phẩm. Câu chuyện xoay quanh về cuộc sống của Emma khi cô
kết hôn với Charles, qua bút pháp của Gustave Flaubert, Emma trở thành một điển hình
nổi bật của lớp phụ nữ trong xã hội tư sản Pháp thế kỷ XIX, một kiểu “nhân vật vỡ mộng”
với những ước muốn tầm thường thôi nhưng lại chẳng thể đạt được. Sinh ra trong một gia
đình tương đối khá giả ở một xã hội tỉnh lẻ, sống cùng cha là chủ trang trại. Từ nhỏ,
Emma đã được cho đi học trường dòng, là một người có học thức. Mặc dù sống ở một nơi
với đầy những phép tắc, chuẩn mực khuôn phép, xung quanh cô đều là những cuộc đời và
số phận cam chịu, thỏa thuận với những bó buộc, những Emma thì ngược lại, với những
khát khao cháy bỏng từ sâu trong tâm hồn của cô gái trẻ, lại thêm việc tiếp xúc với những
tiểu thuyết lãng mạn đã khiến Emma thành một người với tâm hồn tự do, mơ ước với
những lý tưởng phóng khống, khơng muốn chịu sự ràng buộc của bất kỳ quy định chuẩn
mực nào. Ngay khi còn ở trường dòng, Emma thường hay lén đọc những cuốn tiểu thuyết

lãng mạn trong trường “Bao giờ cơ ta cũng có sẵn trong túi tạp dề cuốn tiểu thuyết, cô ta
ngấu nghiến từng chương dài những lúc nghỉ tay. Toàn là những chuyện tình ái, lời thề
nguyện, những giọt lệ với những cái hơn, ...”. Bởi vì sớm đắm chìm vào trong thế giới
lãng mạn của những câu chuyện với ngôn từ hoa mỹ nên khi cơ được cha đón về nhà,
Emma cảm thấy những cảnh vật và cả con người ở nơi miền quê hẻo lánh thanh bình này
trở nên quá đỗi tẻ nhạt. Cô luôn muốn trở thành một phần của cuộc sống thượng lưu, rời
xa chốn ngột ngạt nơi vùng q Tostes. Sau đó, cơ gặp được Charles - một bác sĩ. và hai
người đã kết hôn, cũng từ đây thì bi kịch của cuộc đời Emma dần được mở ra. Vì ln
khơng ngừng mơ tưởng cho bản thân một cuộc sống sang trọng nên những thứ xa hoa


luôn hấp dẫn Emma. Chỉ cùng chồng đi đến buổi dạ hội có một lần thơi mà Emma đã
nghĩ về nó mãi, đắm chìm hồn tồn vào “Đồ trang sức bằng đăng ten, trâm cài tóc bằng
kim cương, xuyến khung ảnh nhỏ xíu ở trái tim treo ở đầu khóa rung rinh trước áo lót,
óng ánh trên ngực”, “Bữa ăn tối có nhiều rượu vang Tây Ban Nha và rượu hạt Ranh,
tôm nấu với sữa hạnh nhân, nho trộn trứng kiểu Trafanga.” Buổi dạ hội chỉ thoáng qua
như một cơn gió lướt ngang đời cơ, ấy thế nhưng cơn gió ấy vẫn còn lượn qua lại mãi khi
Emma cứ mãi hồi tưởng về nó.
Lớn lên trong bầu khơng khí lãng mạn Pháp thế kỷ XIX, trong những vần thơ của
Larmatine và các câu chuyện hiệp sĩ Walter Scott, chính vì thế nên sách là người dẫn
đường cho tâm hồn và cả tâm trí Emma, và rồi vì đã q đắm chìm trong thế giới mộng
mơ của những trang sách nên Emma ln nhìn đời qua một lăng kính mà cơ muốn nó phải
có màu hồng. Emma đem cả mơ mộng trong sách vào thế giới thực, ao ước hướng tới
những chân trời rộng lớn đầy kích thích ngồi kia, dù cho đôi lúc những ước muốn ấy xa
vời thực tại. “Nhưng nàng lại quá biết rõ nông thôn, biết rõ tiếng cừu be be, biết rõ việc
vắt sữa, cách cày bừa. Nàng vốn quen cảnh yên tĩnh, thế nhưng nàng cũng hướng tới
cảnh sóng gió. Nàng chỉ thích biển cả qua những cơn giơng tố, chỉ thích cỏ cây khi rải
rác giữa những cảnh vật hoang tàn”. Emma có khát khao, có hi vọng và niềm tin mãnh
liệt vào việc khám phá những vùng trời mới, đó là tất cả những mộng mơ hình thành từ
thuở niên thiếu. Ảo tưởng đẹp đẽ là thế, nhưng lại chẳng xảy ra, tất cả mọi chuyện diễn ra

lại chẳng như cô tưởng tượng. Cứ ngỡ rằng sau khi kết hôn, sẽ được sống những tháng
ngày hạnh phúc “Theo cái lý thuyết mà nàng tin, nàng muốn tạo cho mình tình yêu. Dưới
ánh trăng vườn, nàng đọc tất cả những vần thơ tình tứ thuộc lòng, nàng vừa thở dài vừa
ca hát cho hắn nghe những điệu nhạc chậm và buồn, rút cục, nàng vẫn thấy mình bình
thản như trước, cịn Charles vẫn chẳng say mê gì hơn, xúc động gì hơn”. Ấy thế nhưng,
cuộc sống của cô cứ ngày qua ngày trôi qua trong tẻ nhạt, có lẽ đối với phần lớn mọi
người họ cũng chỉ mong có được một cuộc sống êm ả vậy thơi. Nhưng Emma thì khơng
cơ ln mong muốn một điều gì đó lớn lao hơn, cơ muốn đem hết những mơ mộng vào
thế giới này. Vì bộn bề cuộc sống, Charles phải đi làm, không thường xuyên ở cạnh cơ để
cho cơ có thể đắm chìm trong tình yêu tuyệt đẹp mà cô đã mường tượng, điều này làm
cho cơ thấy buồn chán, lạc lõng trong tình u, và những ảo tưởng hạnh phúc cũng che
mờ đi những cảm nhận của cơ về tình thương của Charles dành cho mình. Cơ xem thường
Charles, trong mắt cơ, chồng mình là một người đàn ơng hèn nhát, khơng có chí cầu tiền,
khơng có sự lãng mạn mà cơ ao ước, và khi con người ta nhìn thấy được những khuyết
điểm của nhau thì hoặc là ta sẽ cố gắng chấp nhận và sửa chữa những điểm tồi tệ ấy hoặc
là sẽ dần phát chán và khơng thiết gì tới việc nhìn nhận họ bằng cái nhìn tích cực nữa.


Trong trường hợp của Emma thì là vế thứ hai, cuộc hơn nhân nhanh chóng trở nên tẻ nhạt
trong mắt của Emma “Nàng cảm thấy bực mình với hắn. Theo tuổi tác tăng lên, hắn đã
có những cử chỉ thơ lỗ: lúc ăn chán miệng, hắn tẳn mẩn ngồi cắt mút những chai không,
khi ăn xong, hắn đưa lưỡi liếm răng. Hắn húp súp xùm xụp và người hắn bắt đầu phát
phì, đơi mắt hắn, vốn đã nhỏ, cữ như hướng ngược lên phía thái dương bởi gị má phị”.
Với một tâm hồn mơ mộng bị thực tế tầm thường đánh vỡ, Emma cảm thấy bản thân lạc
lõng trong tình u, trong chính ngơi nhà của mình và nỗi cơ đơn bủa vây cơ. “Nàng lại
lên gác đóng của, thẫn thờ trước hơi nóng của bếp lị, nàng cảm thấy nỗi buồn càng nặng
trĩu đè xuống thân mình”, những suy nghĩ tiêu cực đã làm con người cô trở nên yếu đuối,
thân hình xanh xao và thường xuyên bị bệnh “Nàng trở nên xanh xao và tim đập mạnh”.
Emma Bovary muốn thốt khỏi cuộc sống tầm thường, muốn vươn mình đón nhận những
con sóng lớn nhưng những cái tầm thường mà cô cho rằng đến mức chán ngắt vẫn bám

chặt lấy cô. Để rồi cùng với những nỗi niềm cô đơn và những ước mơ tự họa, Emma chạy
theo những cuộc tình bí mật, chìm sâu vào những màn u đương phóng túng, chọn con
đường ngoại tình nhằm chút nào đó mong tìm thấy được sự giải thốt.
Khơng thể nói lựa chọn của Emma Bovary khơng có chút sai lầm nào, nhưng nhìn
chung thì những cuộc ngoại tình của Emma thể hiện mạnh mẽ được khát vọng tìm kiếm
hạnh phúc của cô, và bỏ qua những sai lầm của cô thì Emma vẫn là một cơ gái đáng
thương. Cố gắng chòi đạp để vươn lên giành lấy hạnh phúc cho chính mình thì chính cái
xã hội đương thời lại siết chặt và nhấn cô xuống sâu hơn, để rồi cuộc đời Emma chỉ gom
góp được những điều tầm thường, vụng trộm và đẩy cô vào bi kịch của một niềm tin mù
quáng bị hủy hoại, vào sự tuyệt vọng. Flaubert đã cho Emma một lối thốt có lẽ là duy
nhất đó chính là cái chết, một cái chết sẽ giúp cho cơ thốt khỏi hiện thực vùi dập q
nhiều tâm hồn cô.
Nhân vật Emma trở thành một nhân vật điển hình đại diện cho “những người phụ
nữ vỡ mộng” trong xã hội tư sản Pháp đương thời. Gustave Flaubert đã vạch ra những ảo
tưởng lãng mạn của Emma Bovary khi chúng bị đặt sai chỗ trong một xã hội tư sản tầm
thường và hèn kém. Một xã hội không dành cho những tâm hồn mộng mơ, mà nó kìm kẹp
ước mơ và khát vọng hạnh phúc chân chính của con người. Và Flaubert cũng vô cùng cảm
thông, với mọi nỗi cựa quậy, giãy giụa của Emma Bovary khi cố thoát khỏi cái thực tại
tầm thường khiến cho cô buồn chán đến nghẹt thở.
Emma Bovary là một nhân vật hai mặt, một mặt đáng thương và một mặt đáng chê
trách, và thái độ của Flaubert vì thế mà cũng dành cho nàng hai mặt khác nhau. Flaubert
rất hiểu và cảm thông với những nỗi cựa quậy của Emma, cuộc sống mà Emma đang sống


là điều mà chính Flaubert đang nguyền rủa và vạch trần. Song, ông vẫn phải trách cứ
Emma, vẫn phải nghiêm khắc với nàng. Như trong cái nghĩa vợ chồng dù Flaubert có chế
giễu anh chàng Charles Bovary tầm thường và ngốc nghếch, là kẻ đầu tiên làm vỡ mộng
của Emma nhưng về lâu về dài ông vẫn rất xúc động với tình yêu thương dù vụng về,
nhưng ần cần, chân thành, bền bỉ cho đến sự tha thứ cuối cùng của anh với vợ, Flaubert
chê trách Emma mù quáng đến vơ tình trước tình u thương đó để chạy theo những

chuyện u đương phóng túng thậm chí rơi vào cạm bẫy của một tên đê hèn đểu cáng như
Rondolphe. Hay ở cái tình mẹ con, Flaubert bày tỏ thái độ nghiêm trách nàng khi nàng
chỉ biết đặt cho con một cái tên thật đẹp thật thơ rồi chạy theo dục vọng cá nhân của
mình, thiếu hẳn tinh thần trách nhiệm với con. Đặc biệt, khi Flaubert mô tả từng bước con
người ưa lý tưởng hóa cuộc đời ấy ngày càng dấn mình sâu vào con đường hư hỏng đến
trở thành dối trá đớn hèn, hay khi vẽ nên bức tranh chi tiết, tỉ mỉ cuộc tự tử bằng nhân
ngôn đưa đến cái chết cực kì thê thảm, kinh khủng của Emma, chẳng nên thơ chút nào
như những cái chết lãng mạn trong truyện tiểu thuyết nàng từng đọc, thì phải chăng
Flaubert đã ngụ một lời răn nghiêm khắc hay chí ít là một nỗi mỉa mai cay đắng đối với
nhân vật thân thiết của mình.
2.1.2 Nhân vật Charlers Bovary
Xuất hiện ngay từ những dòng chữ đầu tiên của tác phẩm, Charles Bovary cũng là
một nhân vật quan trọng được xây dựng với ngoại hình, tính cách khác biệt đối với cơ vợ
của mình là Emma Bovary.
Charles hiện lên với vẻ ngồi có phần khù khờ và tính cách dễ nhận thấy nhất của
anh có lẽ là sự nhu nhược. “Là một gã nhà quê, chừng mười lăm tuổi, có một tầm vóc cao
hơn bất kỳ đứa nào trong đám chúng tôi. Tuy vai hắn không rộng, chiếc áo dạ xanh đơm
khuy màu đen mà hắn mặc ngoài cùng xem chừng cũng chật ních, và qua kẽ hở của cửa
tay áo, lộ ra hai cổ tay đỏ vốn quen bỏ trần. Chân hắn đi tất màu lơ thị ra ngồi chiếc
quần vàng. Đôi giày hắn vững chắc, đánh xi lem nhem, có đóng đinh.”
Hình ảnh của Charles ngay từ những buổi đầu đã được miêu tả khác biệt hơn so với
những bạn học cùng trang lứa, một Charles nhút nhát, không hịa nhập được với bầu
khơng khí của lớp học, “khi vào lớp, chúng tơi có thói quen là ném mũ cát két xuống đất
để tay được rảnh hơn. Ngay từ lúc qua ngưỡng cửa, chúng tôi đã phải quảng mũ xuống
dưới gầm ghế sao cho mũ vừa đập vào tường vừa làm bụi mù lên, có như thế mới đúng
kiểu cách. Nhưng hắn khơng nhận thấy cái trị chơi ấy, hoặc là chẳng dám làm theo cho
nên bài kinh đã xong mà người học trò vẫn giữ cái mũ cát két trên đầu gối”. Charles cứ
sống một cách vô cùng tẻ nhạt khi chỉ mới là một đứa trẻ, ở cái lứa tuổi mà trong trẻ em



chứa đựng đầy những thơ mộng và tinh nghịch thì Charles lại khơng có nét tính cách ấy.
Lớp học với bạn bè náo nhiệt cũng không tác động nhiều mấy tới sự cứng nhắc của anh ,
mặc dù bị bạn bè châm chọc, cười cợt nhưng Charles vẫn im lặng, khơng phản ứng lại với
những trị đùa dai ấy, “thỉnh thoảng có một vài viên giấy từ đầu một ngịi bút nào phóng
ra làm vấy bẩn mặt hắn nhưng Charles chỉ lấy tay chùi rồi ngồi n khơng nhúc nhích”.
Sự nhu nhược của Charles không chỉ bắt đầu từ lúc nhỏ mà nó cịn kéo dài xun suốt
cuộc đời anh, gắn liền với những chuyện hệ trọng trong đời. Từ việc mẹ ruột sắp đặt mọi
thứ, chuyện học, đường công danh, đến cả hạnh phúc của đời người cũng do bàn tay của
mẹ Charles sắp xếp. Tất cả cuộc đời anh đều do người khác quyết định, Charles cũng
chẳng lấy gì chống đối, mà mọi chuyện cứ thế mà được đặt ngay ngắn vào trong guồng
quay “Charles chẳng biết đáp lại sao, hắn kính trọng mẹ và hắn cũng yêu vợ vô cùng,
hắn coi nhận xét của mẹ là tuyệt đối đúng, song hắn cũng thấy vợ hắn khơng có gì có thể
chê trách được. Khi bà Bovary mẹ đi rồi, hắn mới e dè thử đưa ra, đúng nguyên lời mẹ”.
Khác với Emma, trong con người của Charles không có được sự lãng mạn và tinh
tế, cứ sống như một “khúc củi khô”. Charles là một con người tầm thường, cả trong tính
cách, hành động và suy nghĩ của anh đối với mọi việc. Trong bữa tiệc cưới, nếu Emma
chuẩn bị chu đáo, thể hiện ra “cá tính nhẹ nhàng, kín đáo, lịch sự như một tiểu thư tư
sản” thì Charles lại trái ngược, anh thẳng thắn đến mức thơ kệch. Và chính những cái tầm
thường của Charles đã mở đầu cho những thất vọng của Emma, dẫn đến sự tan vỡ trong
cuộc đời của nàng, khi một người luôn muốn vươn tới cuộc sống rộng rãi, tự do, theo
đuổi những khao khát lãng mạn cháy bỏng còn người cịn lại thì lại chẳng mảy may quan
tâm, cứ thế sống qua ngày trong tẻ nhạt, khơ khan, khơng có chính kiến. Và cái lãng mạn
huyền ảo thì liệu có dung hòa được với cái thực tế đến cứng nhắc khơng? Emma khao
khát có được tình u, nhưng khơng đơn thuần chỉ là một cuộc sống hôn nhân, mà khát
khao cháy bỏng của Emma đó là một cuộc tình lãng mạn, một mối tình nồng cháy như
những trang sách ghi tạc trong tâm hồn cơ. Nhưng Charles thì khơng như vậy, anh q lý
tính, và đơi khi sự lý tính cộng thêm sự nhu nhược sẽ làm hao mòn người đối diện, “nàng
đã chút ít đánh đá lửa vào trái tim mình như thế mà nàng chẳng bật ra được một tia
nóng, nàng khơng thể hiểu được cái gì mà nàng không cảm thấy, cũng như nàng không
thể tin được vào những cái gì chẳng biểu hiện ra bằng những hình thức ước lệ, nàng dễ

dàng xác nhận tình yêu của Charles chẳng có gì lạ thường” và “Những cuộc thổ lộ tâm
tình của hắn hóa ra đều đặn, hắn hơn nàng vào giờ nhất định”. Trong cơng việc thì anh
cứ tuân thủ lặp đi lặp lại những quy tắc cứng ngắc, trong tình yêu anh thiếu đi sự lãng
mạn và không mang đến cảm giác mới mẻ cho một tâm hồn thiếu nữ đang sôi sục như
Emma, cũng chẳng biết đến những thú vui của những quý ông lịch lãm. Charles yêu


Emma, rất u cơ, và dù cho Charles có tầm thường và ngu ngốc tới cỡ nào thì tình yêu
anh dành cho vợ mình nó đẹp và cao cả hơn hẳn thứ tình cảm phóng túng của Emma và
các người tình. Đó là tình u thương vụng về nhưng ân cần, bền bỉ, và vì q vụng về và
thầm kín nên anh cũng làm vỡ mộng Emma- một người muốn cảm nhận được thứ tình
yêu điên dại. Đến khi Emma mất thì cơ cũng lấy đi cả trái tim của anh, “Hắn đứng trước
mặt nàng để nhìn nàng dễ hơn, và hắn đắm mình trong sự chiêm ngưỡng đó, nó khơng
cịn đau đớn nữa vì nó đã lắng sâu”, “hắn cổ vũ hắn bằng lịng tin, lao mình vào niềm hy
vọng một cuộc sống mai sau, ở đó hắn sẽ gặp lại nàng”, khi nghĩ đến người vợ của mình
đang nằm n nghỉ mãi dưới lịng sâu thì “hắn nổi lên trong lòng một cơn điên dữ dội,
đen tối và tuyệt vọng”. “Đơi khi hắn tưởng khơng cảm thấy gì nữa, và hắn vừa tận hưởng
cái dịu lắng của nỗi đau khổ ấy vừa tự trách mình là một người khốn khổ”.
Không phải là Charles không nhận thấy được sự “tầm thường” của bản thân, anh
ta nhận thấy được đó chứ nhưng lại khơng biết cách thốt khỏi nó. Hay nói đúng hơn thì
chính cái “tầm thường” ấy lại tạo nên con người thật của anh ta, một Charles ngây thơ,
cứng ngắc, hèn nhát, cứ ưng thuận với những gì mình đang có mà khơng có một chút thái
độ cầu tiến. Khi mà anh chẳng phân biệt rạch ròi giữa cái trung thực hay không trung
thực. Đến tận lúc Emma chết đi Charles vẫn cứ như thế, anh chọn cách từ giã cõi đời một
cách nhẹ nhàng và âm thầm, như thể chẳng cịn điều gì nuối tiếc trên cõi đời này nữa vậy.
“Charles ngồi trên chiếc ghế dài dưới vòm cây. Ánh sáng lọt qua chiếc rèm mắt cáo,
những tàu lá nho in bóng trên cát, hoa nhài tỏa hương, bầu trời xanh lam, những con bọ
ban miêu vo ve vây quanh nhữn cây huệ nở hoa và Charles tức thở như một chàng trai
dưới những làn sóng yêu đương mơ hồ làm căng trái tim đau buồn của hắn”, “Đầu hắn
ngả vào tường, mắt nhắm nghiền, miệng há hốc, và hai tay cầm một mớ tóc đen dài. Hắn

ngã xuống đất. Hắn đã chết”, quang cảnh khi Charles từ giã cõi đời cũng được Flaubert
khắc họa nên vô cùng nhẹ nhàng, quá đỗi dịu dàng trầm lặng như chính con người anh.
Những diễn biến nội tâm của Charles Bovary cũng khơng có mấy chuyển biến cao
trào. Tới tận gần cuối tác phẩm, khi lần duy nhất trong đời Charles mở ngăn bàn khám
phá bí mật của Emma thì cảm xúc của anh mới có sự biến chuyển mãnh liệt cũng như sự
đấu tranh tâm lý. Trong ngăn kéo ấy là tất thảy các bí mật của người vợ thân thương của
anh “Cuối cùng, một hôm, hắn ngồi trước nó, vặn chìa khóa và ấn lị xo. Tất cả thư từ
của Léon đều ở đó. Lần này thì khơng cịn nghi ngờ gì nữa!”. Sự thật được phơi bày một
cách quá đỗi trần trụi như vầy khiến cho tâm lý của Charles đi đến sự hụt hẫng cực độ,
khi niềm tin ít ỏi của con người bị đạp đổ xuống tận đáy đại dương sâu thẳm - “Nức nở,
la hét, hoang mang, điên dại” những cảm xúc cao trào bộc phát ra khơng cách nào kìm
nén được, một con người lúc nào cũng im lìm, âm thầm mà giờ đây lại biểu lộ ra nỗi đau


đớn cùng cực ấy, “Hắn ngấu nghiến đến tận bức thư cuối cùng, lục lọi khắp xó xỉnh, đồ
đạc, ơ kéo, sau các bức tường, hắn tìm thấy một cái hộp, lấy chân dậm vỡ nó”. Và
“người ta ngạc nhiên về sự nản lịng của hắn. Hắn khơng ra ngồi nữa, không tiếp ai,
khước từ cả việc đi thăm bệnh nhân.”, rồi hắn trở thành “người đàn ông râu dài, áo quần
bẩn thỉu, vẻ hung tợn, đang vừa đi vừa khóc rống lên”.
Charles Bovary khơng phải nhân vật trung tâm nhất của tác phẩm nhưng chính
Charles là một trong những nhân vật quan trọng góp phần hình thành nên một Emma
Bovary vỡ mộng. Và dù Flaubert có dùng lời lẽ giễu cợt nhân vật này nhưng khi câu
chuyện càng về sau, Flaubert vẫn dành cho anh một sự thương cảm, thương cho cuộc đời
của anh và ngậm ngùi tiếc nuối trước cái chết của Charles.

2.1.3 Nhân vật Léon
Emma kết hôn với người u thương cơ thật lịng, tuy nhiên đó thực sự không phải
là người đàn ông như trong tưởng tượng và mộng ước của cô. Cuộc sống hôn nhân tưởng
chừng sẽ là những ngày tháng hạnh phúc của cô, nhưng cuối cùng đó lại là những ngày
tháng u uất và vô cùng nhàm chán trong cô. Cô chán nản và tuyệt vọng vì những gì mình

mong muốn, những bức tranh về một tình u hồn hảo mà cơ đã trông thấy trong những
cuốn tiểu thuyết bấy lâu lại không được chồng mình đáp ứng. Và rồi cơ gặp được Leon,
mang đến cho cơ hy vọng mới, anh chính là người tình trong mộng mà cơ đang tìm kiếm.
Leon là người tình đầu tiên của Emma, là người bắt đầu cho sự khao khát, cho
hành trình đi tìm tình yêu bên trong cô. Anh là một luật sư tập sự, cịn non nớt và chưa có
nhiều kinh nghiệm, bản thân vẫn còn e dè trong từng hành động và cử chỉ của mình. Anh
được tác giả xây dựng bằng tất cả những niềm hy vọng mà Emma mong muốn: anh nhẹ
nhàng, phong thái đích thực của một người say đắm nghệ thuật, anh hát hay, mê đọc sách,
bình thơ, hứng thú với những chuyến đi khám phá những chân trời mới ở phía trước.
Chính bởi những điều ấy, những sự đồng điệu nằm sâu bên trong tâm hôn ấy mà họ đã
phải lòng nhau trong những lần đầu gặp gỡ, nhẹ nhàng và ân cần mỗi ngày bên nhau.

16

Tuy nhiên, cũng bởi vì sự nhẹ nhàng trong anh nên cũng theo đó mà hình thành
bản tính nhút nhát, ngại thổ lộ của mình. Thậm chí có lần, chỉ việc được nói chuyện với
Emma trong bữa cơm cũng khiến anh lo lắng khi nghĩ về “Cho tới lúc ấy, chưa bao giờ


anh ta được nói chuyện hai giờ liền với một bà, làm thế nào để anh ta giãi bày được với
bà ta bằng một ngôn ngữ như vậy, bao nhiêu chuyện mà trước đó có lẽ anh ta chẳng nói
hay đến thế? Anh ta vốn giữ thái độ dè dặt, phần do cả e thẹn, phần do kín đáo…”
Anh ta say mê Emma, nhưng cũng vô cùng e dè, và ngại tỏ bày “Anh ta nghĩ nát óc để
tìm cách ngỏ lời với nàng, và cứ luôn luôn do dự giữa nỗi sợ làm nàng phật ý và điều hổ
thẹn là mình q nhút nhát, anh ta khóc vì nản lịng và vì ham muốn, rồi anh ta đi đến
quyết định cương quyết; anh ta viết những bức thư để mà xé đi, hoãn đến những kỳ hạn
mà anh ta hoãn mãi”. Emma cũng chẳng buồn ngỏ lời xem anh ta có u mình khơng, cứ
thế hai người bên nhau, trị chuyện mập mờ như vậy, nhưng chính Emma vẫn đang hài
lịng và hạnh phúc với tình cảm có được từ Leon. Bản tính là một phần, nhưng chắc cũng
bởi vì chỉ đang là một luật sư, mới ra trường nên anh ta sợ chuyện tình cảm sẽ làm ảnh

hưởng đến con đường phát triển tương lai phía trước, anh ta chọn sự nghiệp và quyết định
im lặng rời xa Emma, để lại cho cô tất cả sự cô đơn và chênh vênh đến u uất. Bởi vì sự
xuất hiện của anh ta chính là hy vọng trong đêm tối của cơ, nên sự rời đi của anh cũng
chính là sự tước đoạt đi chút hy vọng, hạnh phúc chẳng được bao lâu ấy, anh ra đi, cô
quay lại là mình của những ngày tháng trước đây, buồn rầu, ảm đạm và tẻ nhạt.
Leon đi đến Paris, học tập và tạo dựng sự nghiệp, ngày càng hào hoa, phong nhã
hơn, cũng đã chơi đùa, trải nghiệm được những điều mà từ trước đến nay chưa từng thử
qua. Tình cảm dành cho Emma đâu đó vẫn tồn tại trong anh, nhưng tất cả cũng chỉ là
thoáng chốc vụt ngang trong tâm trí của anh. Và rồi anh gặp lại Emma, tình yêu đã sẵn
có, bây giờ là lúc mà anh quyết tâm bày tỏ để có được cơ, thời gian qua đi, những điều đã
trải qua cũng làm con người anh thay đổi, anh trở nên mạnh mẽ và quyết liệt hơn đơi
chút. Anh trị chuyện và nói với cơ về những lần mà anh nhớ đến cô, cuối cùng cũng chịu
thổ lộ trong sự ngập ngừng “Vì tơi đã q yêu bà”. Lời tỏ tình của Leon hệt như ngọn
đuốc trong đêm, lần nữa lại thắp lên cho Emma, ánh mắt hạnh phúc và bầu trời xanh
trong đã quay trở lại bên cơ. Câu chuyện tình của họ lãng mạn, và đẹp tuyệt vời như thế,
mang lại cho Emma nhiều xúc cảm thăng hoa là vậy, nhưng thật chất, Leon giờ đây, bên
cạnh Emma chỉ là một tình yêu lợi dụng, chỉ để thỏa mãn dục vọng và ham muốn khát
khao của bản thân. Dần dần trong cô cũng trở nên chán nản với mối quan hệ hiện tại, cô
nhận ra Leon cũng giống như bao người khác, tầm thường và nhàm chán. Bản thân cô lao
vào nợ nần và bế tắc, lúc này cơ tìm đến Leon và mong nhận được sự giúp đỡ từ người
tình của mình, thì Leon bấy giờ mới bộc lộ bản chất và từ chối cô phũ phàng “Nếu đến ba
giờ em không thấy anh, thì đừng đợi anh nữa, em thân yêu. Anh phải đi đây, tha lỗi cho
anh. Tạm biệt”. Bấy giờ, cơ mới nhận ra, hóa ra tình u trước giờ không phải như cô


tưởng tượng, cả hai đến với nhau đều là vì mục đích, Leon vì dục vọng và ham muốn mà
tìm đến cơ, chính cơ thì cũng vì khao khát tình yêu mà tìm đến Leon, cho nên cuối cùng
tất cả cũng hóa nên tầm thường đến rẻ mạt.
Thời điểm mà Leon một lần nữa từ bỏ cô đã làm dập tắt tất cả những khao khát, ảo
mộng bấy lâu trong cô. Ánh mắt, con người của cô đã khác, giờ đây, đâu đâu cũng chỉ

toàn là những kẻ tầm thường và hèn nhát. Bầu trời xám xịt, nỗi đau và sự tiêu cực lần nữa
lại bủa vây cơ, mà có lẽ lần này, cơ sẽ chẳng tìm được lối thốt nào cho bản thân mình
nữa.
Leon là một nhân vật vơ cùng quan trọng trong tác phẩm, chính anh đã làm gợi mở
hy vọng cũng như là bước đầu cho sự dập tắt hy vọng về những mộng tưởng hão huyền
trong cơ. Anh xuất hiện bằng tất cả những gì Emma tưởng tượng về người đàn ơng mà
mình mong muốn có được, từ ngoại hình, tính cách cho đến tất thảy những sự đồng điệu
bên trong tâm hồn, một mẫu hình đàn ơng mà chúng ta cũng có thể dễ dàng thấy được ở
hiện thực xã hội đương thời, đến sau cùng, tình cảm tưởng chừng như thật lịng lại được
chính anh quy đổi thành sự lợi dụng, mục đích và có cả sự hèn nhát. Leon đã làm thay đổi
suy nghĩ và nhận thức của Emma, đưa Emma qua rất nhiều khung bật cảm xúc, từ mập
mờ e thẹn, hạnh phúc vì đã tìm đúng người và được sống bằng tất cả những sự thăng hoa
mê đắm của tình yêu cho đến cuối cùng, hôm nay, lại đau đớn tuyệt vọng khi bị Leon từ
chối giúp đỡ, chợt nhận ra hóa ra từ trước đến nay, đều chưa từng được hạnh phúc thật sự,
mọi thứ chỉ là những mộng tưởng cho chính mình dệt nên.
2.1.4 Nhân vật Rondolphe
Cuộc sống của Emma sau khi đã quay về với thực tại, sau khi đã nhiều điều còn bỏ
ngỏ chưa giải bày được với Leon thì trở nên vơ cùng ảm đạm và sầu thảm. Những “mộng
tưởng” vẫn luôn hiện hữu trong tâm trí cơ, dày vị và làm cho chính cơ khổ sở. Rodolphe
xuất hiện, đúng thời điểm mà cô đang vẫy vùng dưới vực thẳm, và cũng chính nhờ sự
xuất hiện đúng lúc này của anh ta, đã làm thay đổi và chuyển biến sâu sắc nội tâm của
Emma. G. Flaubert bằng chính khả năng thấu cảm và tỉ mỉ của mình đã miêu tả một cách
rất điển hình nhân vật Rodolphe, chính xác là một nhân vật phản diện, nhưng cũng là một
nhân vật vơ cùng quan trọng. Chuyện tình chóng vánh của cả Emma và Rodolphe đã giúp
người đọc nhìn thấu được tâm tư, suy nghĩ và những khát vọng sâu trong Emma. Ta thấy
cơ dằn xé trong chính nội tâm của mình, một bên thì đắm chìm trong tình yêu cháy bỏng
với người tình Rodolphe, một bên thì ẩn chứa cảm giác tội lỗi với Charles, tuy vậy nhưng
những niềm hạnh phúc, say đắm và cuồng nhiệt mà Emma có được khi ở bên cạnh



Rodolphe đã làm hình ảnh Charles – một người chồng luôn yêu thương cô, lướt qua nhẹ
nhàng một cách vô cảm.
Rodolphe xuất hiện với vẻ ngoài trưởng thành, nhã nhặn, được miêu tả chỉ bằng
vài chi tiết như ngoài ba mươi tư tuổi, tính tình thơ bạo, đầu óc minh mẫn và đặc biệt cực
kỳ rành trong giao tiếp và tán tỉnh phụ nữ, phải chăng đây chính là mẫu hình trong mơ mà
Emma đang ngày đêm khao khát? Anh ta sở hữu một vẻ ngoài đạo mạo, lịch thiệp, nhưng
ngay đằng sau vẻ ngồi ấy chính là một bộ mặt đểu cáng, xảo quyệt và đầy những toan
tính. “Chị ta khao khát yêu đương như cá chép trên bàn nhà bếp khao khát dòng nước.
Chỉ vài lời tán tỉnh, mình chắc chắn chị ta u q mình! Điều đó sẽ là thắm thiết, thú vị
…”. Chỉ bấy nhiêu dòng suy nghĩ, G. Flaubert cũng đã giúp người đọc nhìn thấu ngay
tâm tư “chẳng mấy tốt đẹp” của Rondolphe, coi rẻ Emma, coi cơ là một món đồ để chinh
phục, và nắm chắc bản thân sẽ dễ dàng chinh phục được món đồ ấy. Thêm một chi tiết
xuất hiện ngay từ đầu khi anh ta nghĩ về người tình nhân của mình ở Ruang, chán ngấy và
ruồng bỏ “Bà Bovary đẹp hơn ả nhiều, nhất là tươi trẻ hơn”. Ta nhìn thấy, Rodolphe say
đắm Emma chỉ đơn giản bởi vẻ bề ngoài và dục vọng mãnh liệt bên trong, từ đây, những
toan tính, kế hoạch được phơi ra nhằm chiếm hữu được Emma và hiển nhiên, hắn đạt
được điều đó, Emma say mê và cũng đắm chìm trong thứ gọi là tình u hồn hảo mà
Rodolphe dành cho cơ. Tình yêu của cả 2 hoàn hảo và lãng mạn, phát triển nhanh chóng
như vậy đâu đó cũng có chút “may mắn” của Rodolphe, anh sành sỏi, mưu mô thôi chưa
đủ, chỉ là ngay lúc này, Emma đang trên bờ vực của sự khao khát và thiếu thốn tình yêu,
anh bước đến thì anh chính là tia sáng mặt trời trong cố, cứu cơ vượt thốt sự bi sầu của
hiện tại.
Anh ta đem đến được tất cả những điều tuyệt vời cho người phụ nữ mà anh ta đang
theo đuổi, từ lời nói cho đến hành động, từng chút từng chút một đều len lỏi vào sâu trong
trái tim mộng mị của Emma. “… Vì khơng ai chống lại trời, chẳng ai cưỡng lại được nụ
cười thần tiên, mọi người đều bị lôi cuốn với cái diễm lệ, đáng yêu”, “ khơng, tơi u
bà…” lời nói thì phải chăng chỉ nhẹ tựa lơng hồng, nhưng bấy giờ, với Emma thì mỗi lời
nói của Rodolphe đều mang theo hơi thở của sự ngọt ngào và tình yêu cháy bỏng. Đã bao
lâu rồi, chưa ai nói với cơ những lời chân tình ấy, chưa ai bày tỏ lịng mình như thế với
cơ. Rodolphe từng bước từng bước cùng cơ đắm chìm vào ảo mộng của tình yêu, cả hai

yêu nhau say đắm và bỏ qua tất thảy những thứ xung quanh. Emma trải nghiệm đi qua tất
thảy những gì về tình yêu mà trước nay cô đã từng mong mỏi, mê đắm và gần như khơng
có lối ra.


Rodolphe đến bên cơ chỉ vì ham muốn, dục vọng và toan tính cá nhân, cịn cơ thì ở
bên Rodolphe cũng chỉ vì khao khát tình yêu, thiếu thốn và lãnh đạm trong cuộc sống,
anh bước đến và nâng cô dậy, đúng lúc. Cũng bởi vì chóng nở chóng tàn, ngay từ đầu
không phải là đến với đối phương bằng tình cảm chân thật, nên chỉ được một thời gian,
mọi thứ dần trở nên nhạt nhòa. Anh ta chán Emma, bớt đi cảm xúc khi ở bên cạnh cô, mọi
thứ cũng dần được lộ diện, sự lừa dối, mưu mô mà anh ta che giấu bấy lâu khó lịng mà
giấu được mãi. Ngay thời điểm mà cô quyết định từ bỏ tất cả, dành trọn niềm tin và sự
yêu thương mình có được để rồi có thể theo anh ta rời đi, thì anh ta quyết định để lộ bộ
mặt thật của mình, anh ta vứt bỏ Emma bằng một lá thư từ chối, cũng đầy những toan tính
bên trong, đến giờ phút này khi đã rời đi thì bản chất con người của anh cũng chẳng hề
thay đổi, anh suy nghĩ kỹ lưỡng phải viết làm sao cho Emma biết là anh ta cao thượng, hy
sinh cho người mình thương và cũng viết để Emma khơng cịn cách nào để trả lời. Chính
sự tàn nhẫn của anh, sự lừa dối và bộ mặt đểu cáng mà bấy lâu anh che giấu đã đem đến
cho Emma một cú sốc rất lớn, sự hụt hẫng đến vô bờ, và rồi Emma lâm bệnh nặng. Ư cũng
là điều dễ hiểu, bởi lẽ Emma đã đem trao hết cho Rodolphe tất cả những gì cơ có, trao hết
tình u, và hết thảy những mộng tưởng khát khao về tình u mà cơ ấp ủ bấy lâu ở anh,
những khoảng thời gian bên cạnh anh là khoảng thời gian cô cảm thấy hạnh phúc và tuyệt
vời nhất trong cuộc đời nên khi anh rời đi, thì những vụn vỡ mà cơ phải gánh chịu qua
thực tại vơ cùng đau đớn.
Rodolphe chính là một nhân vật điển hình mà G. Flaubert đã khắc họa dễ thấy
nhất. Điển hình cho tp đàn ơng chỉ đam mê thể xác, say đắm trong dục vọng, toan tính
và vơ cùng ích kỷ. Từ vẻ bề ngồi cho đến lối tính cách mà Rodolphe thể hiện cũng là sự
phổ biến của hiện thực bấy giờ. Xuất hiện với phong thái đạo mạo, nhã nhặn, chững chạc,
dùng lời nói và hành động ngọt ngào mơ mộng để chinh phục những người phụ nữ, sau
khi chán rồi, thì lại rời đi khơng chút tiếc thương. Nhân vật mà tác giả đã xây dựng đều

thay đổi chuyển biến tâm lý theo từng tình tiết, thời gian và bối cảnh, nhưng vẫn tương
ứng với sự điển hình về những mẫu người hay những thứ quen thuộc từ trước đến nay.
Như Rodolphe chính là minh chứng cho điều đó, bản chất toan tính ích kỉ nhưng đến cuối
cùng vẫn muốn giữ cho mình sự cao thượng, sự hy sinh, chẳng muốn Emma căm thù, tất
cả từ đầu chí cuối đều là một lớp vỏ bọc hồn hảo mà anh ta khơng nỡ dỡ xuống. Một
tp người đàn ông đáng bị xem thường và chê trách.
2.2 Nghệ thuật thể hiện trong tác phẩm Bà Bovary



×