Tải bản đầy đủ (.pdf) (44 trang)

Bút pháp điển hình hoá trong tác phẩm Eugénie Grandet của Honoré de Balzac

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (368.17 KB, 44 trang )

A. TỔNG QUAN TÁC GIẢ, TÁC PHẨM

4

1. Bối cảnh xã hội Pháp thế kỉ XIX

4

2.  Tác giả Honoré de Balzac

5

2.1 Đôi nét về cuộc đời

5

2.2. Sự nghiệp sáng tác

7

3.  Tác phẩm Eugénie Grandet

8

3.1. Thông tin tác phẩm

8

3.2. Tổng thuật nội dung

9



B. LÝ THUYẾT CHỦ NGHĨA HIỆN THỰC

10

1. Chủ nghĩa hiện thực tại Pháp thế kỷ XIX

10

2. Bút pháp điển hình hố trong văn học hiện thực

12

C. BÚT PHÁP ĐIỂN HÌNH HOÁ CỦA HONORÉ DE BALZAC TRONG TÁC
PHẨM EUGÉNIE GRANDET

14

1. Chủ nghĩa hiện thực trong sáng tác Honoré de Balzac

14

2. Khái niệm nhân vật điển hình và hồn cảnh điển hình

15

2.1. Khái niệm nhân vật điển hình

15


2.2. Về khái niệm hồn cảnh điển hình

16

3. Bút pháp điển hình hố trong tác phẩm Eugénie Grandet
3.1. Mối quan hệ giữa hoàn cảnh điển hình và nhân vật điển hình

17
17

3.2. Mối quan hệ giữa hồn cảnh điển hình và nhân vật điển hình trong tác
phẩm Eugénie Grandet

18

3.2.1. Nhân vật Grandet - Tay tư sản “gạo cội” cùng cái chết bên đống
vàng

18

3.2.2. Nhân vật Charles - Khi đồng tiền tha hóa một con người

23

3.2.3. Nhân vật Eugénie - Tia sáng thiện lương giữa xã hội mưu mô 26
4. Nghệ thuật xây dựng nhân vật điển hình của Honoré de Balzac
4.1. Xây dựng nhân vật điển hình trong hồn cảnh cụ thể.

29
30


4.2. Xây dựng nhân vật điển hình có tính cách điển hình qua đời sống xã
hội của nhân vật.

31

4.3. Nghệ thuật xây dựng nhân vật qua những chi tiết cụ thể

33

D. TẠM KẾT

34

E. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

36

4


A. TỔNG QUAN TÁC GIẢ, TÁC PHẨM
1. Bối cảnh xã hội Pháp thế kỉ XIX
Nước Pháp bước vào thế kỉ XIX khi còn rung chuyển dữ dội sau sự sụp
đổ của chế độ phong kiến bởi cuộc cách mạng tư sản năm 1789, mở ra con
đường xã hội tư sản. Biến cố này đã để lại sự chấn động lan truyền đến suốt thế
kỉ và ảnh hưởng sâu sắc đến các cấu trúc xã hội, ý thức hệ, và dĩ nhiên cũng
khơng ngoại trừ văn học. Thể chế chính trị xoay chuyển liên tục đã tạo điều
kiện cho giai cấp tư sản phát triển một cách mạnh mẽ. Bên cạnh sự phát triển
của giai cấp tư sản, giai cấp vô sản cũng nhanh chóng vươn lên đối địch với

giai cấp tư sản. Chính quyền về tay Napoleon sau khi ơng tiến hành đảo chính
vào ngày 9/11/1799 (ngày 18 tháng Sương mù theo lịch Cộng Hịa Pháp). Ơng
thiết lập chế độ Tổng tài (1799) và nền Đế chế (1804) nhằm giữ gìn những
thành quả cách mạng có lợi cho giai cấp tư sản. Ơng khuyến khích phát triển
cơng nghiệp, ra dự thảo bộ Dân luật nhằm bảo đảm quyền tư hữu của giai cấp
tư sản. Lý do này đã tạo điều kiện cho giai cấp tư sản phát triển mạnh mẽ.
Ngoài ra, Napoleon còn tiến hành xâm lược các nước Châu Âu và đặt họ dưới
quyền cai trị của đế quốc Pháp. Điều này đã làm thức tỉnh tinh thần dân tộc và
sự nổi dậy của phong trào giải phóng dân tộc. 
Đến năm 1814, chính quyền Napoleon sụp đổ, dịng họ Bourbon đưa các
thế lực phong kiến lưu vong ở nước ngoài trở lại nắm quyền, lập ra vua Louis
XVIII. Nhà vua khuyến khích bọn bảo hồng cực đoan áp chế nhân dân, cho
quý tộc cùng tăng lữ đòi lại ruộng đất bị cách mạng tịch thu. Chính điều này đã
làm dân chúng bất mãn và nổi dậy làm cuộc Cách mạng tháng Bảy năm 1830.
Tuy nhiên, giai cấp tư sản lại lợi dụng điều này để đưa Louis Philippe lên ngôi
và thiết lập nền Quân chủ tháng Bảy với chế độ tư sản đằng sau. 

5


Đời sống nhân dân lao động khó khăn, thay thế lãnh chúa là bọn cho vay
nặng lãi, hơn 75% nông dân sống trong tình trạng cổ lỗ, người lao động ở
thành thị điều kiện cũng không khá khẩm hơn là bao. Ở Paris, vào những năm
1822 - 1825, bệnh đậu mùa, lao phổi hoành hành khủng khiếp. Khủng hoảng
kinh tế nổ ra những năm 1827 - 1828, kéo theo nạn thất nghiệp, cộng với sự
khắc nghiệt của mùa đông khiến tình trạng của người lao động càng thêm khốn
khổ. 
Khoảng thời gian sau, những cuộc khởi nghĩa của nhân dân liên tục nổ ra,
giai cấp vô sản dần lớn mạnh và trực tiếp đấu tranh với giai cấp tư sản. Sau đó,
hai cuộc Cách mạng vào tháng Hai và tháng Sáu năm 1848 nổ ra, hai giai cấp

tranh đấu quyết liệt và chế độ Cộng hòa II được thiết lập, giai cấp vô sản lên
nắm quyền. Về sau, mâu thuẫn xã hội ngày càng gay gắt hơn, nền Cộng hòa
sụp đổ. Ngày 02/12/1851 một cuộc đảo chính diễn ra, Louis Napoleon
Bonaparte lên ngơi hồng đế của nền Đế chế II. Đến năm 1870, Đế chế II bị
sụp đổ do thiệt hại về ngoại giao và quân sự, nền Cộng Hòa III được xác lập.
2.  Tác giả Honoré de Balzac
2.1 Đôi nét về cuộc đời
Nhà văn Honoré de Balzac (1799-1850), sinh tại thành phố Tours nằm ở
phía Tây nước Pháp. Cha của Balzac là Bernard-Francois Balssa, xuất thân từ
một gia đình tầng lớp thấp. Về sau, Bernard Balssa đổi sang họ Balzac - một
dòng họ quý tộc cổ xưa của Pháp. Mẹ ông vốn là con gái trong một gia đình tư
sản. Honoré de Balzac sớm xa rời vòng tay cha mẹ, được vú ni chăm sóc khi
từ khi mới chào đời.
Honoré de Balzac được biết đến là bậc thầy sáng tác tiểu thuyết hiện thực
xã hội, một nhà văn hiện thực lớn của nước Pháp ở thế kỷ 19 nói riêng và của
văn học thế giới nói chung. Khơng chỉ là một nhà văn, Honoré de Balzac còn là
nhà viết kịch, viết báo và làm kinh doanh. 
6


 Thuở nhỏ, trong bảy năm sống ở Vendome Oratorian, Balzac theo học
nội trú tại trường Vendome. Kỷ luật của nhà trường vô cùng nghiêm ngặt, chỉ
cần phạm một lỗi nhỏ thì sẽ bị phạt rất nặng hoặc sẽ bị giam trong phịng kín.
Thế nên, ơng gặp nhiều khó khăn trong việc thích nghi với mơi trường sống
khắc nghiệt này. 
Năm 1814, ông cùng gia đình về Paris và tiếp tục theo học nội trú. Năm
1816, Balzac theo học Đại học Sorbonne và bắt đầu nghiên cứu văn học, triết
học, lịch sử. 
Năm 1819, ông tốt nghiệp đại học Luật và được gia đình định hướng làm
nghề cơng chứng, thực thi pháp luật, nhưng ông lại lựa chọn dấn thân vào con

đường sáng tác văn chương. Những ngày tập sự trong văn phòng luật sư Victor
Passez, Honoré de Balzac đã có cơ hội tiếp xúc với mọi tầng lớp trong xã hội
và chứng kiến khá nhiều những bi kịch gia đình. Tất cả những điều này, về sau,
đã trở thành nguồn tư liệu quý giá cho sự nghiệp sáng tác văn chương của ông.
Từ năm 1822 - 1825, Honoré de Balzac viết nhiều tác phẩm, kí nhiều tên
khác nhau, các sáng tác này đều không mấy thành công, tuy vậy, đây được xem
là giai đoạn “luyện tay” của Balzac với nhiều thể loại khác nhau, tạo tiền đề
cho các tác phẩm vĩ đại về sau. Nghiệp viết lúc này không tạo được thu nhập
ổn định, do vậy từ 1825, ông chuyển sang làm kinh doanh trong lĩnh vực xuất
bản và in ấn nhưng nhanh chóng dẫn đến phá sản. Việc kinh doanh thất bại đã
mang đến cho Balzac một món nợ khổng lồ, tuy vậy, cũng tạo cho ông nhận
thức mạnh mẽ, sâu sắc về bản chất của xã hội tư bản đương thời. Từ năm 1828,
Balzac trở lại với văn chương, cũng từ đây, văn chương Balzac mang đậm tính
hiện thực, cũng như phê phán hiện thực xã hội. 
Từ năm 1829 trở đi, Balzac miệt mài với sự nghiệp văn chương, ông dành
18 tiếng đồng hồ trong ngày để sáng tác. Khoảng sau 1932, do những ảnh
hưởng từ thời thơ ấu, Balzac bị suy giảm khả năng nói, bắt đầu bị ảo giác. Để
7


duy trì sự tỉnh táo, ơng bắt đầu nghiện cafe, có ngày ơng dùng đến 50 cốc.
Ngày 26-6-1836, trong lúc đi dạo, Balzac bất ngờ ngất xỉu, sau hơm đó, ông
thường xuyên bị đau đầu. Sau đó, ông mắc thêm chứng khó thở và lo lắng,
những năm 40 bị vàng da, co giật mí mắt và đau dạ dày nặng. Tuy vậy, Balzac
vẫn dành phần lớn thời gian trong ngày để sáng tác. Do lao lực, cộng thêm
bệnh tình trước đó, đến năm 1847, cơ thể ơng suy nhược rõ rệt.
Năm 1850, Honoré de Balzac kết a với Eveline - người đã gắn bó với ơng
suốt hơn hai thập kỷ. Tưởng rằng chuyện tình sẽ kéo dài nhưng chỉ năm tháng
sau khi kết hơn, bệnh tình của ơng trở nặng, tứ chi sưng phù, đùi bị hoại tử và
ông mất khi mới 51 tuổi.

2.2. Sự nghiệp sáng tác
Ở tuổi hai mươi, ông bắt đầu viết văn. Khởi đầu của Honoré de Balzac vơ
cùng khó khăn khi mà hai lần ứng cử vào Viện Hàn lâm Pháp đều thất bại. Ông
viết vở kịch Cromwell nhưng không thành công và cuốn tiểu thuyết tên Sténie
thì khơng được xuất bản.
Giai đoạn năm 1818 - 1828, trong suốt 10 năm mò mẫn sáng tác của
mình, ơng viết gần 10 cuốn tiểu thuyết khác nhau nhưng chưa cuốn nào tạo
được tiếng vang trên văn đàn. Song với ý chí kiên cường, Honoré de Balzac
vẫn tiếp tục kiên trì với sự nghiệp sáng tác. Năm 1829, ông hoàn thành tác
phẩm Les Chouans, tác phẩm đầu tiên mà ơng mạnh dạn xuất bản bằng chính
tên thật của mình.
Hầu hết các sáng tác đều dựa trên cuộc đời thực của Balzac, ông không
khai thác tập trung một tầng lớp nào mà đi từ bao quát đến chi tiết. Từ đó, làm
nổi bật hiện thực xã hội đương thời. Xã hội ông sống là một xã hội chỉ biết coi
trọng đồng tiền mà bỏ quên những giá trị tốt đẹp khác. Giai cấp cầm quyền là
tư sản Pháp và quý tộc đương thời giằng xé ác liệt, ra sức vơ vét để làm giàu
cho bản thân. Họ đặt lợi ích cá nhân lên trên tất cả và bất chấp mọi thủ đoạn để
8


đạt được nó, mặc kệ sự khốn cùng của giai cấp bị bóc lột là những người lao
động. Con người trở nên tha hóa, trở thành nơ lệ của đồng tiền. Đặc biệt là bộ
Tấn trò đời đồ sộ, phong phú được sáng tác từ năm 1829 đến 1847, dự định là
137 tác phẩm và đã hoàn thành hơn 90 tác phẩm, chưa kể một số vở kịch cùng
với nhiều bài nghị luận, phê bình. Tấn trị đời được xem là thành tựu nổi bật
trong sự nghiệp văn chương của ông. Những tác phẩm được xem như bức tranh
vẽ lấy đề tài hiện thực xã hội nước Pháp lúc bấy giờ có thể kể đến như:
Eugénie Grandet (1833), Vỡ mộng (1835-1843), Lão Goriot, Miếng da dừa
(1831),… 
Những sáng tác của Honoré de Balzac, dù là kịch, truyện ngắn hay các

tác phẩm đồ sộ khác đều không gây được nhiều tiếng vang. Mãi đến sau khi
mất, ông mới thật sự được văn đàn Pháp công nhận. Huân chương Bắc đẩu
cũng là một vinh dự chính thức và duy nhất mà ơng có được khi cịn sống.
3.  Tác phẩm Eugénie Grandet
3.1. Thơng tin tác phẩm
Eugénie Grandet ra đời năm 1833 dưới bàn tay tài ba của Honoré de
Balzac - nhà văn hiện thực Pháp lớn nhất nửa đầu thế kỉ XIX. Tác phẩm là sự
vạch trần những bi kịch âm thầm trong gia đình, những tình cảm kinh khủng
“mà kẻ gây ra cũng che giấu kĩ như người chịu đựng” và được xem là cuốn
tiểu thuyết hay nhất, nổi tiếng nhất trong bộ tiểu thuyết Tấn trò đời (tên tiếng
Pháp là La comédie humaine) của Balzac.
Là một nhà văn hiện thực lớn, nhạy cảm với xã hội và cuộc đời, Balzac
luôn hướng về thực tế khách quan đương đại “Xã hội Pháp sẽ là nhà sử học,
tơi chỉ làm người thư ký”. Có thể nói, Eugénie Grandet đã lột tả đầy đủ những
mặt tối của xã hội Pháp đương thời, đặc biệt là sự lên ngôi của đồng tiền. Đồng
tiền là hạt nhân, quyết định, chi phối mọi mối quan hệ. Nó có uy lực mạnh mẽ
và sức hấp dẫn kích thích mọi nghị lực. Nó khiến Grandet ln “thừa nước đục
9


thả câu”, tiến hành o ép, bòn rút những người kém cỏi hơn mình để thu lợi cho
bản thân. Nó biến Charles thành một tên nơ lệ đúng nghĩa, nó chi phối, tha hóa
Charles, khiến hắn đánh mất nhân tính, thiện lương và trở nên tàn nhẫn, bội
bạc. Còn đối với nàng Eugénie – một cô gái xinh đẹp, nhân hậu, giàu lịng vị
tha, và có “cái trong sạch của con người tuy cọ xát với cuộc đời mà tâm hồn
khơng dây bẩn” lại là nạn nhân của nó - của những đồng tiền xấu xa, dơ bẩn.
Và những nhân vật khác trong tác phẩm, tất nhiên, cũng khơng thốt khỏi ma
lực ghê gớm của nó.
3.2. Tổng thuật nội dung
Tác phẩm là câu chuyện kể về cuộc đời đầy đau khổ của nàng Eugénie.

Cha của nàng là lão Grandet, làm nghề đóng thùng, một kẻ giàu có nhờ dùng
chiêu trị kinh doanh và đầu cơ tích trữ nhưng lại vơ cùng độc đốn, keo kiệt.
Đối với vợ con thì lão đọa đày họ sống trong cảnh thiếu thốn, cơ cực, cịn đối
với người ở thì lão ra sức vơ vét, bóc lột. Lão có một người con gái là Eugénie,
nàng xinh đẹp và nhân hậu, lại là cô con gái duy nhất có quyền thừa kế tồn bộ
tài sản của lão. Vậy nên, hai dòng họ lớn nhất vùng là Cruchot và des Grassins
ln tranh đua, nịnh hót Grandet để mong lão gả con gái cho. 
Những tưởng cuộc sống êm đềm và đầy tẻ nhạt của Eugénie cứ thế trôi
qua cho đến khi Charles - người anh em chú bác với Eugénie xuất hiện. Bố của
Charles là một nhà tư sản giàu có bị vỡ nợ rồi tự tử, nên ông ta đã gửi Charles
cho lão Grandet, nhờ lão chăm sóc cho đứa con trai u q của ơng. Charles
đến, mang theo trong mình tất cả hương vị phóng khống và thanh lịch của
Paris hoa lệ. Sự xuất hiện của hắn như một cơn gió tươi mới thổi qua tâm hồn
Eugénie, làm bừng tỉnh nhu cầu về cái đẹp, về tình yêu,... của người thiếu nữ
ngây thơ, đơn thuần. Thế rồi, Eugénie đem lòng yêu say đắm cậu em họ. Họ
yêu nhau một cách bồng bột nhưng chân thực và đắm say. Eugénie trao cả túi
vàng cùng quả tim yêu vẹn nguyên, trung thành cho Charles. Cảm động trước
tấm lòng của Eugénie nên Charles trao lại cho nàng cái hộp vàng chạm khắc
10


tinh xảo có ảnh chân dung của mẹ hắn cùng lời hẹn ước sẽ trở về sau khi lấy lại
danh dự cho cha và dịng họ. Vì khơng muốn ni cháu nên lão Grandet tìm
cách gửi Charles đi Ấn Độ làm ăn. Nàng ở lại, nhớ thương Charles và ra sức
bảo vệ kỉ vật tình yêu của hắn trước sự tham lam của lão Grandet. Chính thói
tham lam của lão Grandet đã gây ra những tấn bi kịch đối với cuộc đời
Eugénie, một trong số đó là cái chết của người mẹ mà nàng rất mực u
thương, tơn kính.
Bảy năm trôi qua, cha mẹ Eugénie lần lượt qua đời, nàng trở thành người
thừa kế một tài sản đồ sộ, nhưng vẫn sống cơ đơn với mụ Nanon và một lịng

chờ đợi Charles. Trên hành trình phiêu bạt, mua bán đổi chác, Charles đã trở
nên giàu có, tính tốn và phụ bạc. Hắn tưởng Eugénie chỉ là một cô gái tỉnh lẻ
tầm thường nên đã sớm quên lời hẹn ước xưa và định kết hơn với tiểu thư
d’Aubrion nhằm có được địa vị. Sau khi trở về, Charles gửi cho Eugénie một
bức thư nói rõ dụng ý của mình, u cầu nàng trả lại kỷ vật của hắn năm xưa
và hắn sẽ hoàn lại số tiền Eugénie đã đưa cho hắn với cả gốc lẫn lãi.
Đau khổ và tuyệt vọng sau bảy năm dài chờ đợi Charles, Eugénie đã nhận
lời kết hôn trên danh nghĩa với chánh án De Bonfond. Nàng còn rộng lòng giúp
đỡ Charles trả nợ cho cha để hắn có đủ điều kiện gia nhập vào hàng ngũ quý
tộc. Trong hôn ước của nàng và ông chánh án có thỏa thuận là một trong hai
người, ai chết trước thì người cịn lại sẽ hưởng gia tài, chánh án De Bonfond
tham tiền nên rất vui lòng làm chồng hờ của Eugénie vì cái hơn ước đó. Nhưng
trớ trêu thay, ông chánh án chẳng kịp thực hiện được “một ý định nào cả trong
mớ khát vọng bộn bề của ông” thì đột ngột qua đời. Eugénie đã giàu nay lại
càng giàu hơn, nhưng nàng vẫn giữ nếp sống cũ như những ngày cịn thơ, và
dùng tài sản của mình để làm từ thiện, giúp đỡ mọi người.
B. LÝ THUYẾT CHỦ NGHĨA HIỆN THỰC
1. Chủ nghĩa hiện thực tại Pháp thế kỷ XIX
11


Chủ nghĩa hiện thực xuất hiện trước cả ở Tây Âu. Ngay từ những năm
1823 - 1825, chủ nghĩa hiện thực bước đầu xuất hiện trong văn học với các
sáng tác của Shakespeare - ông được xem là người đặt nền móng cho chủ nghĩa
hiện thực trong nền văn học thế giới. Vào thời kỳ Phục hưng, chủ nghĩa hiện
thực phê phán trong các sáng tác của Shakespeare có ý nghĩa đặc biệt quan
trọng khi nghệ thuật văn chương của ông gần gũi với đời sống xã hội đương
thời. Cách mô tả con người ở Shakespeare gắn liền với cách hiểu con người
như một thực thể không phụ thuộc vào thần thánh, gắn liền với thế giới thực tại
và không lệ thuộc vào những khuôn mẫu thẩm mỹ xa rời thời đại của mình.

Về sự ra đời của chủ nghĩa hiện thực, có rất nhiều ý kiến khác nhau, trong
Từ điển thuật ngữ văn học, thầy Trần Đình Sử đã trình bày nhiều ý kiến về
nguồn gốc ra đời của chủ nghĩa hiện thực. Bách khoa toàn thư khẳng định, bài
tiểu luận đầu tiên lý luận về chủ nghĩa hiện thực được viết vào năm 1857 bởi
nhà lý luận Pháp Champfleury. Champfleury cùng với Louis Duranty, lập ra
tạp chí Chủ nghĩa hiện thực, các sáng tác trên tạp chí này tập trung phê bình xã
hội đương thời, tố cáo mạnh mẽ hiện thực xã hội. Nguồn gốc còn nhiều sự
tranh cãi, tuy nhiên, chủ nghĩa hiện thực đã đi một chặng đường dài trong lịch
sử, theo Phạm Phú Phong trong Giáo trình Tiến trình Văn học: đến những năm
40 của thế kỷ XIX, cảm hứng chủ đạo của chủ nghĩa hiện thực trong văn học
dần mang màu sắc phê phán, tố cáo thực tại đương thời, Gorki đề nghị gọi là
chủ nghĩa hiện thực phê phán để phân biệt với chủ nghĩa hiện thực xã hội chủ
nghĩa. Tuy vậy “tên gọi là chủ nghĩa hiện thực phê phán cũng chỉ có tính
tương đối”.
Chủ nghĩa hiện thực thế kỷ XIX ra đời trong sự thăng hoa của chủ nghĩa
lãng mạn, xuất hiện nhằm “kế thừa và đối lập với chủ nghĩa lãng mạn”. Ban
đầu, chủ nghĩa hiện thực chưa tách ra khỏi chủ nghĩa lãng mạn, giữa hai chủ
nghĩa này có sự liên quan mật thiết đến nhau. Cả hai trào lưu đều cùng bất bình
với thực tại, nhưng khác với các nhà lãng mạn, các nhà hiện thực không quay
12


lưng với thực tại, thốt ly nó trong sự tìm tịi và thể hiện lí tưởng, mà hướng về
chính thực tại ấy, tìm cách thể hiện đúng như nó đang tồn tại. Tương tự, khác
với con người trong chủ nghĩa lãng mạn, con người trong văn học chủ nghĩa
hiện thực là con người cá nhân gắn chặt với xã hội, chịu sự chi phối của xã hội.
Từ đó, tính cách con người hình thành, biến chuyển sao cho phù hợp với biến
chuyển của thực tế khách quan.
Chủ nghĩa hiện thực trong văn học tái hiện chân lý hiện thực cuộc sống.
Cuộc sống trong đời sống xã hội là cơ sở mô tả nghệ thuật một cách khách

quan. Ở Nga, nhà phê bình Annenkov (1812-1887) áp dụng khái niệm trào lưu
này vào trong các sáng tác phê bình của mình. Sau đó, với tư cách là một trào
lưu, một phương pháp văn học, chủ nghĩa hiện thực lan rộng ra toàn Châu Âu,
xuất hiện ở các quốc gia Pháp, Anh, Nga, Ý và các nước khác. Đến đầu thế kỷ
XX, chủ nghĩa hiện thực được các nhà phê bình Xơ Viết xem như là một
phương pháp sáng tác.  
2. Bút pháp điển hình hố trong văn học hiện thực 
Điển hình hóa là một nguyên tắc mỹ học của chủ nghĩa hiện thực trong
văn học. X.M.Petorop khẳng định “Phạm trù điển hình là phạm trù quan trọng
nhất của mỹ học hiện thực”. Điển hình hóa là q trình tổng hịa, sáng tạo, khái
qt hóa các biện pháp nghệ thuật làm cho hình tượng nghệ thuật vừa có những
nét cá biệt sinh động, vừa có tính khái qt cao, phản ánh được những nét tiêu
biểu nhất của hiện thực, là “con đường đưa sáng tạo nghệ thuật tới chất lượng
cao”. Trong một nghĩa hẹp hơn, điển hình hóa là hình thức khái qt hóa đặc
trưng của phương pháp sáng tác hiện thực chủ nghĩa, hình thành nhờ sự quan
sát thực tế, phản ánh bản chất của hình tượng và hồn cảnh hiện thực một cách
đầy đủ, phổ biến, độc đáo, làm cho hình tượng rõ nét bằng q trình khái qt
hóa và cá thể hóa trong sáng tạo nghệ thuật, tức vừa có tính chung lại vừa có
tính riêng.

13


Tính khái qt của hình tượng nhân vật, tính chung của điển hình mà các
nhà văn hiện thực từng quan niệm là “con người lắp ghép, vai chắp vá” đã
được Lỗ Tấn phát biểu trong Tạp văn tuyển tập là “Lấy ở mỗi người một nét,
cho nên trong số những người liên quan đến tác giả, khơng thể tìm ra ai giống
như thế. Nhưng vì lấy ở mỗi người một nét, nhiều người thấy phần nào lại
giống mình, và cũng dễ làm cho nhiều người phát cáu”. Trong Phòng trưng
bày vật cổ Balzac cũng cho rằng “Muốn vẽ một hình tượng đẹp thì mượn dùng

cánh tay của người mẫu này, chân của người mẫu kia, ngực của người mẫu nọ
và đôi vai của người mẫu khác nữa”. Nhờ sự khái qt hóa ấy, tính cách nhân
vật sẽ “tiêu biểu cho các giai cấp và các trào lưu nhất định, do đó, tiêu biểu
nhất định cho các tư tưởng nhất định của thời đại” (Engels). Bên cạnh tính
chung, khái qt hóa, nhân vật điển hình phải có tính riêng, cá thể hóa cao độ,
khiến nhân vật vừa quen vừa lạ. Cá thể hóa nhân vật là bản chất, tính cách
riêng của nhân vật được bộc lộ thông qua cách làm độc đáo đối với những sự
việc bình thường. 
Tóm lại, điển hình hóa là hình thức khái qt hóa các đặc trưng phương
pháp sáng tác hiện thực chủ nghĩa và là nơi hội tụ trình độ nhận thức hiện thực,
tư tưởng và năng lực sáng tạo nghệ thuật của nhà văn. Cơ sở ổn định của các
hiện tượng, tính cách và quá trình sống ở ngồi thực tế là yếu tố cấu thành điển
hình hóa.
Các tác giả sẽ có mỗi phương pháp sáng tác khác nhau, những cách xây
dựng nhân vật và cốt truyện riêng biệt. Họ có vốn sống phong phú, tư tưởng
lớn cùng với tài nghệ của mình và mỗi nguyên tắc điển hình sẽ phụ thuộc vào
bối cảnh lịch sử và thời đại, trào lưu, trường phái văn học khác. Do vậy mà có
nhiều hình thức điển hình hóa, như: điển hình hóa hiện thực lãng mạn, điển
hình hóa trong tiểu thuyết, điển hình hóa hiện thực chủ nghĩa. 

14


Có khơng ít những tác giả đã thành cơng khi xây dựng nên những nhân
vật điển hình cho tác phẩm của mình. Đó là tác giả Molière với lão Harpagon
đại điện cho giai cấp tư sản dưới thời vua Louis XIV chỉ biết đặt tiền lên trên
tất cả trong Lão hà tiện. Như kiểu nhân vật Julien đầy khát vọng ln cố gắng
vươn lên một vị trí xứng đáng dù bị các thế lực tư sản, quý tộc, nhà thờ chặn
bước, hay kiểu nhân vật là nạn nhân của hôn nhân phong kiến tư sản, chịu tác
động của đồng tiền như bà De Renal trong tác phẩm Đỏ và Đen của Stendhal.

Gần hơn một chút, trong văn học Việt Nam. Ngô Tất Tố đã xây dựng một chị
Dậu đại diện cho hình ảnh người nơng dân với số kiếp long đong lận đận vì
nạn sưu thuế và cố gắng vùng vẫy khỏi nó nhưng lại bị dập tắt bởi hồn cảnh
trong Tắt đèn. Hay kiểu nhân vật người nông dân khơng chỉ rơi vào cảnh bần
cùng hóa mà đau đớn hơn khi bị lưu manh hóa, tha hóa về nhân cách như Chí
Phèo trong tác phẩm cùng tên của Nam Cao. Lại như Xuân tóc đỏ trong Số đỏ
của Vũ Trọng Phụng. Tất cả những nhân vật trên đều là những nhân vật điển
hình được xây dựng để đại diện cho những kiểu con người điển hình. Thơng
qua đó, tác giả sẽ phản ánh những hiện thực xã hội, cũng như là bộc lộ những
vấn đề cấp thiết của thời đại ấy.
C. BÚT PHÁP ĐIỂN HÌNH HỐ CỦA HONORÉ DE BALZAC TRONG
TÁC PHẨM EUGÉNIE GRANDET 
1. Chủ nghĩa hiện thực trong sáng tác Honoré de Balzac
Theo Phạm Phú Phong trong Giáo trình Tiến trình Văn học: sau cách
mạng tư sản, xã hội Pháp lúc này có nhiều sự chuyển biến rõ rệt, hình thành hai
cuộc biến đổi có ý nghĩa lịch sử. Đầu tiên, giai cấp tư sản từ một lực lượng xã
hội tiến bộ chống chế độ phong kiến, nhưng ngày càng lộ rõ bản chất phản
động, đàn áp giai cấp công nhân cùng với nhân dân lao động trong xã hội
đương thời. Tiếp đến là sự nổi dậy của giai cấp cơng nhân Pháp, họ chuyển
mình thành một lực lượng chính trị độc lập và đứng lên chống lại giai cấp tư
15


sản. Do vậy mà mâu thuẫn trong xã hội Pháp lúc bấy giờ là mâu thuẫn gay gắt
giữa hai giai cấp vô sản và tư sản. Sức mạnh đồng tiền làm tha hóa con người,
từ đó, tác động đến sự hình thành cảm hứng phê phán con người và xã hội tư
sản. Đến đây, các nhà văn chân chính nhìn vào trực diện đời sống, mất dần
niềm tin về chế độ tư sản. Sáng tác văn học bắt đầu đánh thẳng vào yếu tố hiện
thực, phê phán con người và xã hội trong chế độ tư sản. Chủ nghĩa hiện thực,
từ đây, xuất hiện trong văn học như một phương pháp để đi đến cùng, đến chỗ

sâu nhất trong vấn đề phản ánh hiện thực đời sống. 
Chủ nghĩa hiện thực là một trong những phương pháp sáng tác được sử
dụng nhiều nhất trong sự nghiệp sáng tạo văn chương của Honoré de Balzac người được biết đến là bậc thầy trong thể loại tiểu thuyết hiện thực xã hội. Với
tư cách là một nhà văn hiện thực lớn của nước Pháp ở thế kỷ XIX, các tác
phẩm của ông thể hiện hiện thực đời sống về con người, xã hội, giai cấp quý
tộc và tư sản trong nước Pháp thời bấy giờ. Bộ Tấn trò đời gồm nhiều tác
phẩm do ông sáng tác, vẽ nên một bức tranh bối cảnh xã hội nước Pháp vào
những năm đầu thế kỷ XIX đầy rẫy sự biến chuyển. Đây được xem là bộ sách
tiêu biểu nhất của chủ nghĩa hiện thực Pháp. Với những mơ tả chân thực về đời
sống, Tấn trị đời mang trong mình nhiều dấu vết của một xã hội đầy biến
động. Với mỗi tác phẩm trong Tấn trò đời, Honoré de Balzac đều đem đến cho
người đọc một cái nhìn chi tiết, cụ thể về con người và dần phác họa toàn bộ
bức tranh lịch sử xã hội nước Pháp. Ơng từ bỏ những hướng đi chung, khơng
cịn hình tượng nhân vật trong truyện tách rời khỏi đời sống mà mô tả một cách
chi tiết gắn liền với đời sống, hiện thực. Do vậy mà Engels coi Honoré de
Balzac là tác giả tiêu biểu cho chủ nghĩa hiện thực.
2. Khái niệm nhân vật điển hình và hồn cảnh điển hình
2.1. Khái niệm nhân vật điển hình

16


Phương pháp điển hình hố của chủ nghĩa hiện thực là sự tổng hồ giữa
hai q trình cá thể hố và khái qt hố. Sự điển hình xuất hiện khi đi đến
được điểm chung nhất của cái riêng tiêu biểu và cái chung tiêu biểu. Nhân vật
vừa đại diện cho chính bản thân mình, vừa phản ánh cái chung nhất của thời
đại. Về hai vấn đề cá thể hoá và khái qt hố, xin phép trích lại nhận định của
Engels như sau: 
Về cá thể hoá, “Đặc trưng của cá nhân không những thể hiện ở việc cá
nhân ấy làm, mà cịn bằng cách cá nhân ấy làm việc đó nữa.”

Về khái qt hố, “Các nhân vật chính thì thật sự là đại biểu cho những
giai cấp và những trào lưu nhất định, do đó tiêu biểu nhất cho thời đại của họ.”
(Marx - Engels - Lenine, Bàn về văn học, NXB Văn học, Hà Nội, 1981,
tr.373-374.)
Tựu trung lại, nhân vật điển hình vừa là biểu trưng cho một kiểu người
trong  thời đại (thậm chí có thể là biểu tượng cho chính xã hội mà nhân vật đó
được xây dựng nên), vừa có những hành động, tích cách đặc trưng, có những
hành động, suy nghĩ phù hợp với lý giải thông thường. Đồng thời, phải có hành
động, suy nghĩ vượt thốt, tạo nên ấn tượng mạnh mẽ. 
Nhân vật điển hình là nhân vật được kết hợp nhuần nhuyễn giữa nhân vật
mang tính cách cụ thể, tuy khơng lặp lại nhưng vẫn mang những phẩm chất,
đặc điểm chung để có thể trở thành đại diện tiêu biểu cho một kiểu người trong
xã hội. Hiểu đơn giản hơn thì đó là kiểu nhân vật tiêu biểu, có những nét nổi
bật, mang nét chung và là đại diện cho nhiều người có cùng kiểu mẫu như vậy.
Đồng thời, để đạt được đến mức điển hình thì nhân vật đó phải là một hình
tượng vơ cùng độc đáo, tác động vào tâm trí người đọc và để lại những dư âm
sâu sắc. Một nhân vật điển hình phải nằm trong hồn cảnh điển hình. Những
nhân vật đó thường mang số phận bị buộc chặt và khơng thể tự mình bước ra
khỏi hồn cảnh, mơi trường ấy. Tính cách của họ là sản phẩm của hồn cảnh,
17


được giải thích bởi hồn cảnh. Vì hồn cảnh ln thay đổi, vận động nên tính
cách cũng khơng ngừng phát triển. 
Để có thể tạo ra một nhân vật điển hình đòi hỏi nhà văn phải đáp ứng
được những đặc điểm nhất định. Đầu tiên, nhân vật mà họ tạo ra phải là sự
thống nhất giữa cái chung và cái riêng, giữa cái khái qt và cá biệt. Thứ hai,
có tính cụ thể và in sâu vào trí nhớ độc giả. Cuối cùng, nhân vật ấy phải là đại
diện tiêu biểu cho một kiểu nhân vật quen thuộc. Tóm lại, nhân vật phải hội đủ
cả ba đặc điểm trên thì mới được coi là nhân vật điển hình trong văn học.

2.2. Về khái niệm hồn cảnh điển hình
Cụm từ “hồn cảnh điển hình” xuất hiện sau khi chủ nghĩa hiện thực ra
đời. Hồn cảnh điển hình là hồn cảnh của các nhân vật được miêu tả trong tác
phẩm, vừa có tính chất tiêu biểu, độc đáo, vừa thể hiện được những tương quan
bản chất của đời sống trong những mối liên hệ phát triển biện chứng của chúng
với nhau. 
Nhìn chung, ý nghĩa tiêu biểu khái qt của hồn cảnh điển hình phải
thơng qua tính chất cụ thể riêng biệt của nó, mà qua đó, người đọc cảm thấy
được những vấn đề xã hội rộng lớn. Engels đã từng nói “Hồn cảnh bao quanh
nhân vật và thúc đẩy nó hành động”. Vậy nên, khi tác giả đã xây dựng được
hoàn cảnh như vậy thì lúc này tính cách chính là sản phẩm của hồn cảnh.
Một hồn cảnh có thể gọi là hồn cảnh điển hình khi nó đáp ứng được
những đặc điểm sau đây. Đầu tiên, nó phải thể hiện được những mâu thuẫn cơ
bản của xã hội, những vấn đề cơ bản bức thiết của thời đại. Thứ hai, hoàn cảnh
điển hình khơng đơn thuần là mơi trường, bối cảnh, mà là "trào lưu lịch sử" thể hiện được tương quan bản chất của xã hội. Tóm lại, hồn cảnh phải hội đủ
những yếu tố cốt lõi như trên thì mới được xem là  hồn cảnh điển hình.
3. Bút pháp điển hình hố trong tác phẩm Eugénie Grandet 

18


3.1. Mối quan hệ giữa hồn cảnh điển hình và nhân vật điển hình 
Chủ nghĩa hiện thực xem con người là sản phẩm của xã hội - họ chịu tác
động bởi xã hội, từ đó chính bản thân con người là một xã hội thu nhỏ, họ phản
ánh xã hội mà họ thuộc về. Do vậy, chủ nghĩa hiện thực chú trọng xây dựng
những hồn cảnh điển hình - hồn cảnh có tính cụ thể riêng biệt đặt trong bối
cảnh chung nhất của xã hội. Hồn cảnh điển hình vừa là mơi trường để nhân
vật thể hiện tính cách, hành động, vừa chịu tác động bởi tính cách, hành động
của nhân vật. Có thể nói, mối quan hệ giữa hồn cảnh và tính cách nhân vật là
mối quan hệ có tính biện chứng, chịu tác động qua lại, tạo nên sự gắn kết vơ

hình. Nếu hồn cảnh thay đổi thì có thể tác động đến tính cách, làm cho nó
thay đổi. Hoặc, nếu tính cách thay đổi cũng sẽ tác động đến hồn cảnh, làm cho
nó thay đổi.
Hồn cảnh góp phần tạo nên tính cách nhân vật, đồng thời, tính cách nhân
vật cũng hình thành, biến chuyển sao cho phù hợp với thực tế khách quan.
Thơng qua đó, thế giới nội tâm được phơi bày, phân tích, thể hiện sự gắn kết
chặt chẽ với hoàn cảnh bên ngoài. Khác với nhân vật trong chủ nghĩa lãng
mạn, tính cách của nhân vật chi phối hồn cảnh, nên tính cách của nhân vật
ln ở trạng thái tĩnh, khơng thay đổi. Đây chính là văn học của chủ quan, của
cái tôi cá nhân. Ngược lại, nhân vật trong chủ nghĩa hiện thực thì tính cách
khơng thể vượt lên trên mà chịu sự chi phối của hồn cảnh. Thế nên, tính cách
nhân vật ln ở thế động, luôn thay đổi sao cho phù hợp với sự biến chuyển
của hoàn cảnh. 
3.2. Mối quan hệ giữa hồn cảnh điển hình và nhân vật điển hình
trong tác phẩm Eugénie Grandet
Eugénie Grandet là tác phẩm phản ánh một cách tồn diện xã hội Tư Sản
Pháp, tố cáo khơng thương xót xã hội ấy. Khơng những thế, nó cịn làm sống
lại cả một giai đoạn lịch sử của nước Pháp nửa đầu thế kỷ XIX. Có thể nói,
19


Balzac đã tạo ra ba nhân vật, đại diện cho ba kiểu người trong xã hội Pháp vào
thế kỷ XIX. Họ đều mang những nét đặc trưng của những kiểu mẫu từ trong
hiện thực, phản ánh những nét đặc trưng của con người lúc bấy giờ.
3.2.1. Nhân vật Grandet - Tay tư sản “gạo cội” cùng cái chết bên đống
vàng
Grandet là một nhân vật được Balzac khắc họa rất thành cơng dưới ngịi
bút của mình. Lão ta hiện lên là một tay tư sản gạo cội keo kiệt, tham tiền và
trở thành đại diện cho tầng lớp tư sản Pháp vào thời kì bấy giờ. Qua
Grandet, Balzac đã lột trần từng mảng đen tối của bản chất giai cấp tư sản

Pháp khi nó đang ở trên đỉnh cao của sự phát triển. Để làm được điều đó, tác
giả khơng chỉ tập trung miêu tả cái tổng thể của nhân vật mà còn chú trọng
xây dựng những chi tiết nhỏ. Bởi vì chi tiết tuy chỉ là yếu tố nhỏ lẻ của toàn
bộ tổng thể nhưng lại mang sức chứa lớn về cảm xúc và tư tưởng. Có thể
nói, khi “xây dựng những điển hình, Balzac ln đặt trong sự tương ứng và
phù hợp với hồn cảnh điển hình”. Ơng tìm kiếm những nguyên nhân chính
làm cho con người bị tha hóa, bị những dục vọng đê hèn chiếm giữ. Và
bằng những vốn sống, kinh nghiệm từng trải của một nhà văn hiện thực,
Balzac đã đi sâu mổ xẻ, bóc trần q trình tích lũy của cải ghê rợn của lão
Grandet một cách vơ cùng chi tiết, tỉ mỉ.
Lão Grandet có xuất thân là một người thợ phó thùng “biết đọc, biết viết,
biết tính”. Lão lấy vợ khi đã bốn mươi tuổi, vợ lão là con gái của một ông
lái gỗ giàu. Nhờ vào số của hồi môn của vợ, tiền mặt của mình và số tiền
của cha vợ, lão đổi cho một người phụ trách bán tài sản quốc gia, từ đó, lão
trở thành chủ chính thức của những cánh đồng nho đẹp nhất, nhà tu cũ, cùng
mấy cái trại ấp rẻ như cho. Sau đó, lão được bầu vào hội đồng hành chính,
cuối cùng thì trở thành thị trưởng vì người dân Saumur ít ai theo cách mạng

20


nên nghĩ rằng lão là “người táo bạo, người chiến sĩ Cộng Hòa, là nhà ái
quốc, người tiếp thu tư tưởng cấp tiến”.
Cuộc cách mạng tư sản Pháp với những tiến bộ của nó đã xóa bỏ mọi đặc
quyền của giai cấp phong kiến, trao quyền tự do bình đẳng cho cơng dân.
Chính mơi trường thuận lợi ấy đã tạo bàn đạp tốt để những kẻ như Grandet
có cơ hội làm giàu. Để rồi chỉ từ một người đóng thùng, một người lao động
thực thụ, nhờ xã hội thay đổi và vận may, Grandet đã bước chân vào hàng
ngũ của giai cấp tư sản. Có thể nói, chính xu thế chung của xã hội lúc bấy
giờ đã biến lão thành một con người chỉ biết chú trọng vào lợi ích cá nhân.

Thậm chí, lão cịn chăm chăm vào lợi ích cá nhân đến độ biến cả công việc
phục vụ cho cộng đồng thành công cụ để tư lợi cá nhân. Cụ thể, khi còn làm
thị trưởng, lão đã “cho đắp những con đường rất tốt để đến ấp trại của
ông”, “đăng ký nhà cửa, ấp trại vào sổ trước bạ của sở Địa chính với thể
thức có lợi nhất, nên đóng thuế khá nhàn.”
Ngồi ra, lão Grandet cịn biết tận dụng hồn cảnh để gia tăng số của cải
của mình. Khi lão cùng Cruyso nói về những lợi nhuận trồng cây bạch
dương ở bờ sơng Loa thay vì đất đồng sẽ đỡ lỗ hơn, lão đã khơng do dự mà
nói rằng: “Trồng chúng phía bờ sơng, chúng ăn màu mỡ của nhà nước
thơi”. Chỉ bằng cách đó thơi thì lão đã không phải lỗ đi “sáu vạn phơrăng”. Năm 1806, Grandet tiếp nhận ba tài sản do gia đình bên vợ để lại, đó
là “Gia tài của bà Godinie; gia tài của bà cụ Grangtie, bà ngoại bà
Bectenlie”. Ba người họ hàng bên vợ ấy đều là những kẻ “keo kiệt lắm, keo
kiệt say sưa, đã từ lâu họ chỉ ưa chất của cải để lén lút ngắm nghía. Ơng già
Bectenlie cho rằng bỏ tiền ra cho vay lãi là tiêu hoang, ngồi nhà mà ngắm
vàng lợi hơn là cho vay thu lãi”. Dường như ngoài việc tiếp thu gia tài của
bên vợ, Grandet cịn tiếp thu ln lối sống của những con người keo kiệt,
bủn xỉn đó. Có thể nói, tính cách và phẩm chất của lão là sản phẩm của sự
21


hòa nhập của bản chất cá nhân cộng với sự tiếp thu lối sống của xã hội, ở
đây là từ những người từ bên nhà vợ của mình.
Nhìn cái đức tính keo kiệt, bủn xỉn đến mất đi nhân cách vì đồng tiền của
lão Grandet khiến cho chúng ta cảm thấy vô cùng phi lý. Thế nhưng xã hội
mà Grandet đang sinh sống và tồn tại là cái xã hội mà giai cấp tư sản đang
đi lên. Đồng tiền chiếm một vị trí vơ cùng quan trọng trong cái xã hội ấy,
nắm trong tay quyền lực tuyệt đối và dễ dàng biến con người thành nơ lệ
của nó. Có thể thấy, Balzac đã dựa trên bối cảnh và tình hình lúc bấy giờ,
đặc biệt là những điều ảnh hưởng từ sau cuộc cách mạng 1789- 1794 để tạo
nền móng cho lối sống của nhân vật Grandet. Hoàn cảnh xã hội lúc bấy giờ

tác động đến con người, khiến họ trở nên hám vàng, tham lam, keo kiệt mà
lão Grandet trong tác phẩm là một ví dụ điển hình. 
Lão Grandet là một tay tư sản giàu có nhưng vơ cùng keo kiệt, keo kiệt
đến mức độc ác. Đối với người ngoài, lão tính tốn từng chút một “Ơng
Grangde khơng bao giờ mua bánh, mua thịt. Hàng tuần, tá điền đem nộp tô
cho ông một số gà thiến, gà tơ, bơ, trứng và lúa mì đủ dùng. Ơng có một
máy xay gió; người lãnh thầu máy xay, ngoài tiền thuê, phải đến nhà ơng
mang một số lúa mì về xay rồi đem bột và cám tới trả”. Thậm chí, lão
khơng bao giờ đến nhà ai cả, vì “Ơng khơng muốn ăn cơm khách, cũng
khơng muốn mời mọc ai. Ơng chẳng làm gì ồn ào, cái gì ơng cũng muốn dè
xẻn, cho đến từng cử động cũng dè xẻn.”. Đối với mụ Nanon, người giúp
việc rất đỗi trung thành với mình, lão cũng ra sức bóc vét mụ đến thảm
thương “Mụ Nanon làm tất: mụ làm bếp, mụ nấu quần áo mang xuống sông
Loa giặt rồi mang về; đêm mụ thức khuya, tang tảng sáng đã dậy. Mùa nho,
mụ làm cơm cho cả đồn thợ hái và cịn coi chừng bọn hái hơi. Mụ giữ của
cho chủ nhà như một con chó trung thành”. Trong mắt lão, dường như mụ

22


chỉ là một vật sở hữu, một cỗ máy cho lão tha hồ, mặc sức bóc lột mà khơng
cần nghĩ suy.
Người ngoài là vậy đã đành, đến ngay cả những người thân của mình,
Grandet cũng khơng ngừng tìm cách đề dè xẻn và tính tốn từng chút một.
Khi nghe tin em trai mình làm ăn thua lỗ và tự tử, lão thờ ơ và tàn nhẫn đến
mức tìm cách kiếm tiền trên cái chết của chính người thân ruột thịt “Ơng
tìm thấy cơng việc ấy trong vụ phá sản của người em”. Lão cịn tìm cách
đuổi đứa cháu của mình là Charles đi Ấn Độ để khơng phải chăm sóc nó.
Thậm chí, đến chút vốn liếng cuối cùng của hắn cũng bị lão cắt xén bớt
khơng ít khi đổi thành vàng. Đối với vợ con trong nhà, lão đối xử cũng

khơng khá khẩm gì hơn, lão đọa đày họ trong cảnh sống nghèo nàn, cơ cực.
Với vợ lão chỉ xem bà là một món của hồi mơn và “Chưa bao giờ ông
chồng ấy đưa cho bà quá sáu phơrăng để tiêu vặt”. Tồi tệ hơn nữa là khi bà
được mấy người khách bo cho vài đồng lu-i, lão cũng tìm cách lấy đi cho
bằng được “Này bà có tiền lẻ đó khơng, cho tơi giật tạm mấy đồng”. Vào
mùa đơng thì “Grandet chỉ cho đốt lửa ở gian lớn nhất, và nhất định đến 31
tháng ba thì ơng tắt lửa”, vợ con lão phải tự may vá quần áo, thậm chí khi
muốn thêu một cổ áo cho mẹ mình thì Eugénie “phải bớt giờ ngủ, lừa cha
để có nến làm việc”.
Grandet mê vàng, mê đến mức tơn thờ. Có thể nói, Grandet giống như
những tay tư sản của thời kỳ đó, đều là những con rối bị đồng tiền và dục
vọng về vàng chi phối. Để miêu tả cái ham thích về vàng của lão, Balzac
viết “Giác quan của Grandet tập trung vào một vật tượng trưng cho dục
vọng của ơng ta. Ơng ta chỉ nghiện một điều là có vàng và được nhìn
vàng”. Chính thói tham lam và tơn sùng tiền vàng của lão đã gây ra những
tấn bi kịch đối với cuộc đời Eugénie, một trong số đó là cái chết của người
mẹ mà nàng rất mực yêu thương, tơn kính. 
23



×