Tải bản đầy đủ (.pdf) (118 trang)

Tiền và tình trong tiểu thuyết của Honore de balzac

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (486.66 KB, 118 trang )

1
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH



VŨ THỊ XOAN





Chuyên ngành : Văn học nước ngoài
Mã số : 60 22 30


LUẬN VĂN THẠC SĨ VĂN HỌC


Người hướng dẫn khoa học :
PGS. LƯƠNG DUY TRUNG

Thành phố Hồ Chí Minh - 2007


2
MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài

Nói đến nền văn học Pháp nửa đầu thế kỉ XIX, người đọc chúng ta
không thể không nhắc đến Hônôrê Đơ Ban- dắc, bậc thầy của chủ nghóa


hiện thực. Tuy không đoạt giải Nobel và chưa một lần vượt quá hai lá
phiếu bình bầu vào viện hàn lâm văn học Pháp, nhưng nền văn học nhân
loại không thể phủ nhận tài năng của ông. Khi Ban- dace xuất hiện trên
văn đàn, nhiều ngôi sao của thế kỉ đang độ toả sáng rực rỡ: Sau Xcôt,
Satôbriăng là Bairơn, Huygô, Muyxê,Vinhi, Xtăngđan… Thế nhưng sự
nghiệp đồ sộ của nhà văn, kể cả ở những chặng đường khó khăn trắc trở
của nó, lại chứa đựng trong mình một sự tổng kết cả một thời kì đã qua và
hé mở ra một viễn cảnh mới của văn học thời ấy. Mà cho đến ngày nay, khi
bàn về vấn đề của tiểu thuyết, chúng ta vẫn phải lấy Ban- dắc làm mốc để
đối chiếu và làm chuẩn mực.
Tác phẩm của Ban - dáêc phản ánh chân thực xã hội Pháp thế kỉ XIX.
Bằng óc phán đóan nhạy bén và quan sát tỉ mỉ, ông vẽ ra trước mắt người
đọc một cách toàn diện về xã hội tư bản, đồng thơiø làm sống lại cả một giai
đoạn lòch sử nước Pháp với nhiều biến thiên của thời đại. Trong hầu hết các
tiểu thuyết của mình, ông đã công kích toàn bộ giai cấp tư sản, một giai cấp
mới phất lên sau cách mạng 1789. Chúng đang chi phối xã hội bởi cái lối
làm ăn chụp giật và cơ hội. Những gã tư sản xuất hiện với đầy đủ những
thói hư tật xấu như hám danh lợi, bủn xỉn, keo kiệt, tính toán mưu mô xảo
trá. Tất cả đều lần lượt xuất hiện trên sân khấu Tấn Trò Đời .

3
Trong khi đi vào phản ánh thực trạng cuộc sống, ông đã phát hiện ra
mâu thuẫn giữa các giai cấp trong xã hội Pháp lúc bấy giờ: Giữa giai cấp tư
sản và vô sản; tư sản và qúi tộc; vô sản và quý tộc. Cái động cơ thôi thúc
và làm cho mâu thuẫn ấy trở nên gay gắt không gì khác chính là đồng tiền.
Nó trở thành mấu chốt của các mối quan hệ xã hội. Song không phải đợi
đến khi chủ nghóa tư bản ra đời, mà có thể nói ngay từ khi xã hội xuất hiện
chế độ tư hữu (Chiếm Hữu Nô Lệ, Phong Kiến ) vấn đề đồng tiền đã trở
nên quan trọng. Nhưng nó thực sự biến tướng và được tôn thờ như là thước
đo của mọi giá trò, từ khi nền kinh tế thò trường cạnh tranh khốc liệt của xã

hội tư bản ra đời. Đồng tiền không phấn không son ấy đã chi phối mọi họat
động của con người đương thời.
Như vậy, khi đi vào nghiên cứu xã hội tư sản Pháp, Ban- dắc đã không
quên xem xét tính hai mặt của đồng tiền trong cuộc sống. Đặc biệt là mặt
trái của đồng tiền với mối quan hệ giữa Tiền và Tình trong xã hội tư bản.
Có thể nói đây là một chủ đề cơ bản trong rất nhiều vấn đề khác mà ông
đã phản ánh ở những sáng tác của mình. Một trong những công trình đồ sộ
thể hiện rõ đề tài này, đồng thời đưa tên tuổi của ông vang dội bốn biển,
đến với người đọc đó chính là bộ tiểu thuyết “Tấn Trò Đời”. Nhà nghiên
cứu Đỗ Đức Dục trong khi đánh giá về tác phẩm “Vỡ Mộng” cho rằng:
(“Tấn Trò Đời” là một đỉnh cao về tiểu thuyết hiện thực của Ban- dắc). Nó
được ví như “Toà nhà thờ” đồ sộ tiêu biểu cho tinh thần cả một thời kỳ lòch
sử nước Pháp từ 1815- 1848). [13,tr.1]
Ngày nay, khi lần giở những cuốn tiểu thuyết trong bộ “Tấn Trò Đời”
của Ban-dắc, chúng ta bỗng nhận ra tấn hài kòch Ban- dắc xây dựng thực sự

4
là tấn hài kòch nhân gian, là tấm gương trung thực phản chiếu rõ những góc
cạnh của cuộc sống. Và nó được xem như là một phòng triển lãm rộng lớn,
bao gồm những bức tranh có bảng màu đa dạng và độc đáo về những họat
động của xã hội. Bộ hài kòch nhân gian này xuất hiện đủ mọi hình tượng, từ
tầng lớp thấp đến vò chúa tể quyền lực với tất cả thói hư tật xấu. Chúng lần
lượt bước lên sàn diễn phô bày những dục vọng của mình. Người ta không
khỏi kinh ngạc về mức độ hoành tráng, về những cảnh đời. Ở đó, những
dục vọng sống quấn quýt, lan toả như một thực thể hữu cơ vừa quái đản vừa
văn minh, mà người đọc trước nay thường mới chỉ cảm nhận đơn lẻ.
Chúng ta bắt gặp rất nhiều lời bình về bộ tấn trò đời. Hết thảy đều nói
tới vấn đề đồng tiền với sự ngoi lên của những gã tư sản hãnh tiến và
những con người đau khổ vì mưu sinh. Đồng tiền đã trở thành chủ đề không
thể thiếu khi người ta nghiên cứu về Ban- dắc. Đặc biệt là mối quan hệ

cũng như sức mạnh huỷ diệt của đồng tiền đối với tình cảm con người. Sự
thắng thế giữa giá trò vật chất đối với giá trò tinh thần trong xã hội kim tiền
là một vấn đề có thể bàn luận tiếp và thôi thúc chúng tôi chọn đề tài “Tiền
và Tình trong một số tiểu thuyết của nhà văn Hônôrê Đơ Ban- dắc ( Đại tá
Sabe, Ơ-giê-ni Grăng –đê, Lão Gôriô,Vỡ mộng, Gốp - Xếch, Nông dân )”.
Với chuyên luận này, chúng tôi muốn “ôn cố tri tân” để thấy rõ hơn
vấn đề đồng tiền trong xã hội tư bản Pháp nửa đầu thế kỷ XIX, mà Ban-
dắc đã đưa ra trong bộ Tấn Trò Đời. Qua đó, chúng tôi có cái nhìn xác thực
về ma lực của đồng tiền đối với đời sống tình cảm của con người trong xã
hội ngày nay như thế nào? Đặc biệt là ở Việt Nam, khi nền kinh tế hội
nhập thế giới, cơ chế thò trường xuất hiện đã đẩy vai trò của đồng tiền lên

5
vò trí hàng đầu và khiến con người quan tâm tới nó hơn bao giờ hết. Điều
đó đã đem lại những điều tích cực. Nhưng bên cạnh đó, xã hội lại nảy sinh
rất nhiều vấn đề tiêu cực, ảnh hưởng đến truyền thống đạo lí của dân tộc.
Trong khi đồng tiền làm cho xã hội giàu có, cuộc sống vật chất của con
người được bảo đảm, thì đời sống tinh thần lại bò đe dọa, nền tảng đạo đức
xã hội dần suy đồi. Những diễn biến trong xã hội ấy đã thể hiện rõ tính hai
mặt của đồng tiền mà Ban- dắc là người thấy rõ mặt trái cuả nó. Do đó,
chúng tôi đi vào tìm hiểu vấn đề này qua một số tác phẩm của ông, với
mong muốn được chia sẻ những suy nghó của mình về vấn đề đồng tiền ở
nước ta ngày nay.
2. Mục đích nghiên cứu
Từ việc nghiên cứu đề tài “Tiền và Tình trong tiểu thuyết của Ban-
dắc”, chúng tôi hiểu được ma lực của đồng tiền trong đời sống tình cảm con
người, cụ thể hướng đến các mục tiêu sau:
- Xác đònh rõ vai trò của đồng tiền đối với tình cảm trong những tác
phẩm: Đại tá Sabe, Ơgiêni Grăngđê, lão Gôriô, Vỡ Mộng, Gốb-Xếch,
Nông Dân.

- Phơi bày bản chất xã hội tư bản cùng với quy luật phát triển của nền
kinh tế thò trường và quyền năng của đồng tiền làm tha hoá lương tâm con
người.
– Nêu rõ thủ pháp nghệ thuật mà Ban- dắc vận dụng để xây dựng cốt
truyện, mà qua đó vấn đề đồng tiền và tình người được phơi bày.
3. Lòch sử vấn đề

6
Khi tìm hiểu về Hônôrê Đờ Ban- dắc, giới nghiên cứu, phê bình văn
học ở Pháp và các nước khác đã đứng ở những góc độ riêng để đánh giá về
tác giả. Có người cho rằng Hônôrê Đờ Ban- dắc là một nhà văn thiên tài,
hay Ban- dắc chỉ đơn thuần là nhà văn viết truyện để trả nợ - đứa con hư
của giai cấp tư sản. Nhưng nổi bật hơn vẫn là cái tên mà Ăng –ghen nhận
đònh về tài năng của ông: đó là Hônôrê Đờ Ban- dắc, bậc thầy của chủ
nghóa hiện thực.
Ở Pháp, quê hương của Ban- dắc, khi ông mới viết bài tựa cho bộ
“Tấn Trò Đời”, một số nhà phê bình đầy ác ý và căm ghét ra mặt như
Xanhtơ Bơv - người có uy thế của thế kỷ XIX thừa nhận: “Mỗi nhà phê
bình ưa săn một loài thú riêng, để xông vào mà băm vằm. Với tôi, đó là
Ban- dắc”[30,tr.294]. Tờ báo Fi- ga- rô từng cầu nguyện cho Ban- dắc “cái
đầu óc đã mòn, cái trí tưởng tượng đã cạn, cái bút pháp không ra hồn bút
pháp chết đi cho rồi”[30,tr.296]. Các nhà thơ danh tiếng đương thời như
“La- mac- tin thì ngạc nhiên,Vi- nhi thì khinh thò, Muýt- xê thì giễu
cợt”.[30,tr.3] Nói chung, khi vừa xuất hiện trên văn đàn, các tác phẩm của
ông không được đón chào. Vì theo các nhà văn lãng mạn thì văn của ông
thô lậu, dung tục. Đương thời, Ban- dắc chỉ nhận được sự đồng tình của:
Vich- to Huy- gô, Gioóc- giơ- Xăng, Hen- rich Hainơ.
Mở đầu cho việc nghiên cứu về Ban- dắc sau khi ông qua đời đã tám
năm, nhà phê bình, nhà triết học thực chứng Hipôlít-Ten nghiên cứu Ban-
dắc một cách khách quan. Ông đã đánh giá cao tính sáng tạo của Ban- dắc,

nhưng lại cho rằng: Cái mà Ban- dắc phản ánh chân thực xã hội đó “thiếu
chất cao quý thực sự, không nắm bắt những điều tế nhò”[30,tr.5]. Còn Guy-

7
xta-vơ Lăng- Xông trong “Lòch sử văn học Pháp” đánh giá cao sức sáng tạo
mãnh liệt của Ban- dắc “Một tài năng lực lưỡng và tầm thường”[30,tr.297].
Nhà nghiên cứu cho rằng Ban- dắc đã vạch ra sự bẩn thỉu, miêu tả sự thật,
khía cạnh xấu của xã hội, với đề tài là những âm mưu ám muội, với nhân
vật chính là những kẻ tham lam, làm nô lệ cho dục vọng thấp hèn.
Ngược lại, các nhà sáng lập Chủ nghóa xã hội khoa học lại cực kỳ trân
trọng những gì mà Ban– dắc đã cống hiến. Trong bức thư nổi tiếng gửi nữ
văn só Ha-kơ-nex, Ăng- ghen nói ông đã học tập được ở Ban- dắc “nhiều
hơn là trong tất cả các sách của các nhà sử gia, các nhà kinh tế học, các
nhà thống kê chuyên nghiệp thời đó gộp lại” [11,tr.3]. Trong bộ Tư bản,
Mác đã viện dẫn nhân vật Gốp- xếch và tác phẩm “Nông dân” của Ban-
dắc. Và theo Pôn- La - pac- gơ, Mác khâm phục Ban- dắc đến mức muốn
sau khi hoàn thành công trình nghiên cứu kinh tế khoa học sẽ viết một tác
phẩm nghiên cứu về bộ “Tấn Trò Đời”. Còn Goóc- ki coi “Ban- dắc là một
đề tài vô tận và trên sức mình”. Theo Goóc- ki “chiều rộng của tầm mắt, sự
táo bạo của tư tưởng, tính chích xác của ngôn từ và những điều tiên đoán
về tương lai mà trong đó có nhiều điều ngày nay đã được xác nhận khiến
Ban- dắc trở thành một trong những người thầy vó đại nhất của nhân loại”.
Gần đây, sự quan tâm tới bộ “Tấn Trò Đời” ngày càng giúp chúng ta
hiểu hơn về con người và tác phẩm của Ban- dắc. Đầu năm 1963, Rô-giê
Pi-e-rô, người tập hợp, sắp xếp và chú thích tổng hợp thư từ mới xuất bản
của Ban- dắc cho rằng: “Ban- dắc là người được nghiên cứu nhiều nhất”.
Nhân kỷ niệm 100 năm ngày mất của ông, các nhà bác học, giáo sư, viện só

8
hàn lâm viết về cuộc đời và sự nghiệp của ông rất nhiều. Nhưng nhận xét

chung Tấn Trò Đời là xem nó như một “huyền thoại” của vàng.
Pi-e Bác-bê-rix trong cuốn: “Ban- dắc và nền dân chủ”, cho rằng “bản
chất và sự vận động của cái xã hội ấy hãy còn là xã hội của chúng
tôi”[30,tr.304]. Và Pi-e A-bra-ham thì trân trọng “cám ơn Ban- dắc, người
đầu tiên ở Pháp đã xác đònh được với nhiều chi tiết cực kỳ chính xác, với sự
minh mẫn cực kỳ sắc sảo, căn bệnh chúng ta vẫn đang đau bởi vì bộ máy
xã hội, đặc biệt là bộ máy tiền tài không hề thay đổi ở Pháp từ thời kì Ban-
dắc đến ngày nay”[30,tr.304].
Riêng ở Việt Nam, tiểu thuyết Ban-dắc không còn xa lạ đối với độc
giả Việt Nam. Ngay từ những năm đầu của thế kỉ XIX, qua bản dòch cuốn
“Miếng Da Lừa” của Nguyễn Văn Vónh năm 1917, nó đã được nhiều thế
hệ nhà văn quan tâm tìm đọc và yêu q tài sản vô giá này. Minh chứng
cho điều đó là việc xuất hiện ở Việt Nam bộ sách Tấn Trò Đời đồ sộ của
Hônôrê Đơ Ban- dắc. Nó gồm 16 tập hơn 7000 trang sách khổ 14,5x22cm
được in tại nhà xuất bản thế giới. Lần đầu tiên ở nước ta, Ban- dắc được
giới thiệu đầy đủ nhất qua bản dòch sang tiếng Việt. Bộ Tấn Trò Đời
nguyên bản tiếng Pháp gồm 10540 trang, trong đó 4838 trang( 29 tác phẩm
) được dòch nguyên văn sang tiếng việt. Đây là một “ Công trình thế kỷ”.
Bởi nó được thực hiện qua nhiều năm và được in nối tiếp trong 3 năm,1919
đến 1921, gồm các nhà nghiên cứu văn học Pháp: Đặng Anh Đào, Đặng
Thò Hạnh, Đỗ Đức Hiểu, Lê Hồng Sâm, Phùng Văn Tửu. Tiểu thuyết của
Ban- dắc còn được đưa vào chương trình phổ thông tác phẩm Lão Gôriô với

9
đoạn trích “Đám tang lão Gôrio”. Và đánh giá về tác phẩm của ông có rất
nhiều công trình nghiên cứu.
3.1. Những bài nghiên cứu và giới thiệu trên sách
Đỗ Đức Dục, người đã dòch nhiều tác phẩm của Ban- dắc. Trong cuốn
“Hônôrê Đơ Ban- dắc, một bậc thầy của chủ nghóa hiện thực”, ông đã nhận
xét: Ban- dắc đã phản ánh một đề tài rất quan trọng, đó là tìm ra nguyên lý

làm giàu của những tên tư sản, những con người sẵn sàng đạp đổ chướng
ngại vật trước mắt để chạy theo đồng tiền”.
Điều này còn được nói tới trong cuốn “Văn học Phương Tây thế kỷ
XIX”. Các tác giả Hoàng Nhân, Nguyễn Ngọc Ban đã chỉ ra chủ đề chính
trong bộ Tấn Trò đời là chân dung thực của xã hội tư bản. Từ chỗ tìm hiểu
những nhân vật điển hình, đi đến phân tích vai trò của đồng tiền trong cuộc
sống tâm linh của con người ở ba tác phẩm (Ơgiêni Grăngđê, Ảo mộng tiêu
tan, Lão Gôriô). Trong “Giáo trình Văn học Phương Tây thế kỷ XIX”, tác
giả Hoàng Nhân một lần nữa tìm hiểu bút pháp nghệ thuật xây dựng
truyện. Đó là nghệ thuật xây dựng nhân vật điển hình hám lợi quên tình.
Qua đó làm rõ quá trình làm giàu của giai cấp tư sản sau cách mạng. Hậu
quả là hàng loạt tấn bi kòch gia đình xảy ra bởi sự lừa dối của con người
trong tình cảm. Nguyên nhân xuất phát từ đồng tiền. Như vậy, vấn đề đồng
tiền là sợi chỉ đỏ xuyên suốt các tác phẩm của Ban- dắc.
Bộ sách “Văn học phương tây”, trong phần viết về tác phẩm Ban-dắc,
Đặng Anh Đào đề cập tới nhân vật Ơgiêni với tựa đề “Ơgiêni ngoại lệ và
điển hình độ lệch thời gian và nhòp độ kể chuyện”. Bà cho rằng Ơgiêni là
một ngoại lệ kỳ khôi. Cô là vò thiên sứ có tâm hồn cao thượng, đi ngược lại

10
với quy luật của xã hội tư bản lúc bấy giờ. Cô không coi trọng đồng tiền.
Nhưng cuối cuộc đời Ơgiêni lại là một cô gái giống cha mình, sống tính
toán và tích lũy vàng. Như vậy đồng tiền trong xã hội tư bản ít nhiều cũng
ngấm ngầm ảnh hưởng tới tính cách của nàng Ơgiêni. Tác giả không chỉ
nói về nhân vật mà còn nói đến những dục vọng của những gã tư sản hãnh
tiến trong “Vỡ mộng” và “Những người nông dân”. Bên cạnh đó, trong
cuốn “Ban-dắc và cuộc săn tìm nhân vật chính diện trong Tấn Trò Đời’, bà
còn đi tìm nhân vật chính diện- đại diện cho cái thiện, lương tâm và nghóa
tình cao đẹp của con người. Trong khi đó, ở cuốn “Các tác giả lớn của văn
học Pháp thế kỷ XIX”, tác giả Thái Thu Lan tìm hiểu cuộc đời và thế giới

nghệ thuật của Ban- dắc, đồng thời phân tích tác phẩm Ơgiêni Grăngđê để
thấy được sự suy đồi đạo đức của con người do đồng tiền dẫn lối. Cùng một
chủ đề tìm hiểu về sự băng hoại tình cảm con người do đồng tiền mang lại,
tác giả Huy Bắc trong cuốn “Hônôrê Đơ Ban- dắc, lão Gôriô”, nói tới bi
kòch của người bố. Nguyên nhân do đồng tiền làm xói mòn lương tâm, có
hành động bội bạc của những đứa con gái mà lão đã yêu thương hết mực
ngày nào. Cuốn “Cái kỳ ảo trong tác phẩm Ban- dắc” của Lê Nguyên Cẩn
thì cho rằng tiểu thuyết Ban- dắc thể hiện chủ đề đồng tiền vạn năng .
Ngoài ra trong “Từ điển văn học”, “Sơ lược văn học Pháp thế kỷ XIX”
cũng nhắc đến Ban- dắc với cương vò là một nhà tư tưởng lớn của văn học
hiện thực.
3.2. Những bài viết trên báo
Đó là những bài giới thiệu về tác giả, tác phẩm hay còn bàn về cấu
trúc, quan niệm đam mê, tư tưởng tác phẩm mang tính hiện thực, bút pháp

11
nghệ thuật xây dựng truyện … hay những bài viết tản mạn khác với cảm
nhận về Ban- dắc . Nhưng ở đây, chúng tôi chỉ nói đến những bài viết liên
quan đến vấn đề đồng tiền.
Đầu tiên là tác giả Đỗ Đức Dục.Với đề tài: “Hônôrê Đơ Ban- dắc và
chủ nghóa hiện thực phê phán”, ông đã giới thiệu phong cách sáng tác theo
khuynh hướng chủ nghóa hiện thực của Ban- dắc. Ở mặt nào đó, Đỗ Đức
Dục đã đề cập tới vấn đề mà có thể nói đã trở thành chủ đề trong tiểu
thuyết Ban- dắc. Đó là mối quan hệ giữa tiền và tình với lối trả tiền ngay,
có tiền thì có tình luôn luôn đi đôi với nhau. Biện pháp nghệ thuật điển
hình hoá đã thể hiện một cách có hiệu quả mối quan hệ đó. Còn trong bài
viết: “Tiểu thuyết hiện thực phê phán phương tây thế kỷ XIX”, tác giả bàn
luận về trào lưu văn học hiện thực phê phán trên thế giới ở Anh, Nga và
Pháp. Ông cho rằng thành tựu lớn nhất của tư tưởng hiện thực phê phán
Phương Tây thế kỷ XIX là ở chỗ nó đã vạch trần những tiêu cực của giới

quý tộc và tư sản. Nhất là bài viết đã nêu lên được cái động lực chủ yếu,
duy nhất chi phối xã hội tư sản không gì khác là đồng tiền. Nó xé toạc
lương tâm con người, làm biến tướng mọi tình cảm cao quý: tình cha con,
vợ chồng, anh em, bè bạn … (Ơgiêni Giăng Đê, lão Gôriô của Ban- dắc,
thời gian khổ của Đich-Ken …) hay nó còn lũng đoạn mọi tổ chức, thiết
chế chính trò, xã hội. Nó làm suy thoái từ bộ máy nhà nước, cơ quan luật
pháp cho đến tôn giáo, đạo đức, hôn nhân, gia đình và cả giáo dục, văn
hoá, nghệ thuật, báo chí, xuất bản …v…v. Ban-dắc được nói đến như một
đại diện tiêu biểu cho dòng văn học hiện thực phê phán Pháp.

12
Tác giả Đinh Thò Reo “Một số quan niệm về đam mê trong văn học
Pháp từ thời trung cổ đến Ban- dắc” đi vào tìm hiểu mặt trái của đam mê
trong một số sáng tác của Ban- dắc ở giai đoạn đầu những năm 30 thế kỷ
XIX. Sau khi đã điểm qua các thời kỳ Cổ - Trung - Cận đại với các tác giả
tiêu biểu như (Đốt- tôi- ép -ki, Môlie v.v…). Bà cho rằng Ban- dắc có sự kế
thừa khác biệt. Các nhân vật của ông bò cơn lốc tham vọng của thời đại
cuốn hút vào một cuộc đấu tranh khủng khiếp nhất. Chính vì vậy, đam mê
như một đề tài chủ đạo, một nét đặc thù của Ban- dắc mà ông cho rằng nó
có thể là sức mạnh giúp con người lập nên chiến công. Nhưng đam mê đến
cuồng si thì nó biến thành một sức mạnh hủy diệt, phá huỷ cuộc sống con
người, cắt đứt mọi tình cảm.
Một tác giả khác cũng nói về chủ nghóa hiện thực của Ban- dắc trong
“Xung quanh chủ nghóa hiện thực của Ban-dắc” là Lê Hồng Sâm. Bàø xác
đònh chủ nghóa hiện thực của Ban- dắc chỉ được xác nhận vào năm 1850,
1856, 1857. khi Ban- dáêc đã qua đời, một số nhà văn đứng đầu là
Champfleury xây dựng một lý thuyết hiện thực từ hội hoạ rồi mở sang văn
học. Các nhà nghiên cứu ở các trường phái khác nhau đều cho rằng Ban-
dắc là ông chủ của dòng văn học hiện thực. Ngoài ra ở “Những mâu thuẫn
của Ban- dắc và vấn đề xây dựng hình tượng nhân vật chính diện trong bộ

Tấn Trò Đời”, tác giả Đặng Anh Đào cho rằng trong sáng tác của nhà văn
có mâu thuẫn không phải giữa hình tượng với thế giới quan hoặc mâu thuẫn
trong nội bộ thế giới quan, mâu thuẫn phương pháp hiện thực chủ nghóa với
tư tưởng của nhà văn mà là mâu thuẫn trong nội bộ nhân vật. Bên cạnh đó,
Ban- dắc đi tìm nhân vật chính diện. Ông hiểu và biết rằng không phải

13
trong xã hội đó, ai cũng giống nhau là khao khát tiền, mà vẫn còn những
con người sẵn sàng hi sinh lợi ích cá nhân để đem lại hạnh phúc cho người
khác như bác só Biăngsông, Đavít...Đó là những tấm lòng vàng đáng được
trân trọng và yêu mến .
Với bài nghiên cứu “Cấu trúc bên trong bi kòch môi trường và nhân vật
trong lão Gôriô của Ban- dắc”, tác giả Đào Duy Hiệp đánh giá cao óc sáng
tạo của Ban- dắc khi xây dựng môi trường mà cụ thể là quán trọ bà Vôke,
nơi mà các nhân vật sống và bộc lộ tính cách của mình. Nơi đó, dục vọng là
yếu tố chi phối các nhân vật của Ban- dắc và ông sẽ làm nhiệm vụ viết về
lòch sử của nó, lòch sử của các dục vọng va chạm nhau, đấu tranh với nhau
quyết liệt, quy luật của sự không khoan nhượng chỉ có kẻ mạnh là có lý.
Như vậy, tác giả thấy rõ cấu trúc nội thất bên trong của căn phòng. Nó tâïp
trung những số phận gợi ra những bi kòch không lưu huyết. Nếu nhân vật
trong văn học lãng mạn chống lại thực tại, thì những nhân vật của Ban –dắc
luôn chống lại số phận, đương đầu với xã hội để tiến lên làm lành với nó
hoặc bò nó nghiền nát. Các nhân vật tập trung tòan bộ trí lực của mình vào
một dục vọng duy nhất. Đó là tình yêu, sự keo kiệt, tham vọng đòa vò, tiền
bạc … Ví như ở lão Gôriô, dục vọng đó là tình phụ tử. Ông được gọi là
“Lực só của một tình cảm độc nhất”.
Trong “Những điểm dừng không gian- thời gian trên hành trình tiến
thân của Răctinhăc”, Lê Nguyên Cẩn lại đặt nghiên cứu của mình vào
nhân vật Răctinhăc. Đây là nhân vật tái xuất hiện nhiều nhất trong Tấn trò
đời. Anh ta hiện ra 23 lần trong 23 tác phẩm khác nhau, mỗi lần xuất hiện

nhân vật đều có sự biến động. Để có cuộc sống vinh hoa phú quý,

14
Răctinhắc sẵn lòng thách đấu và có thể trả bằng cả mạng sốngcủa mình.
Trong không gian - thời gian cụ thể, anh ta sẽ tự bộc lộ tính cách .Và ở các
không gian, thời gian cụ thể, tác giả tạo ra một điểm nút giao thông mà ở
đó nhân vật bắt buộc phải chọn lựa đường đi, không được dừng lại. Cách
thức hành động mà nhân vật thường chọn lựa là chấp nhận dấn thân vào
hoàn cảnh, dẫn tới sự lênh đênh chìm nổi của con đường lập nghiệp. Tóm
lại, tác giả đã có đánh giá chung về các điểm dừng không gian - thời gian.
Đó là nơi diễn ra sự tha hoá nhân cách con người, có những câu chuyện
tiền- tình đan cài tạo ra nhòp độ bon chen hối hả không thể cưỡng lại được.
Tất cả bò cuốn hút vào đồng tiền, đồng thanh xướng ca âm hưởng quen
thuộc “Tiền”. Răctinhắc được bố trí xếp đặt trong các điểm dừng không
gian - thời gian hàm chứa sự vò kỉ. Anh ta chứng kiến bi kòch của người bố,
bi kòch của Vôtơranh không phải để làm triết gia phê phán mà trở thành
một kẻ dấn thân nhập cuộc vào xã hội đồng tiền. Nơi đó, anh ta biến thành
nạn nhân, hay cũng có khi là đao phủ. Anh ta đã kí giao kèo với qủy dữ.
Đỗ Đức Hiểu với bài viết cảm nhận “ Ban- dắc … Đó … Đây” đã
giới thiệu về bộ Tấn Trò Đời và phong cách sáng tác của Ban- dắc, đồâng
thời giới thiệu nội dung tiểu thuyết với cuộc sống hiện thực. Ở mỗi câu
chuyện, mọi khuôn mặt xã hội đều xuất hiện với những dục vọng khác
nhau. Trong “Tản mạn về thế giới nghệ thuật của Ban- dắc”, ông đã giới
thiệu phương châm sáng tác, phong cách tư duy nghệ thuật, các kiểu nhân
vật. Ông cũng tìm hiểu đôi nét về quan hệ tình - tiền trong nhân vật
Augustine (Mèo chơi bóng).

15
Lê Nguyên Cẩn với bài viết “Cái kỳ ảo trong tiểu thuyết Ban- dắc” đề
cập tới nghệ thuật xây dựng truyện – phương thức kỳ ảo trong “Miếng Da

Lừa”. Tác giả nêu rõ nguyên nhân làm cho nhân vật trở nên tha hoá, tâm
hồn tình cảm bò bào mòn không gì khác chính là dục vọng.
Đỗ Đức Dục, “Vỡ mộng, một đỉnh cao về tiểu thuyết hiện thực của
Ban- dắc”, nghiên cứu về nghệ thuật điển hình. Ông xem “Vỡ Mộng” là
cuốn tiểu thuyết xây dựng được nhân vật điển hình toàn diện nhất. Tác giả
không quên nêu vấn đề chủ yếu của thời đại là “Tôn thờ con bê vàng”.
Đồng tiền vàng là động cơ chủ yếu vận hành bộ máy nhà nước trong xã hội
đương thời. Nó còn là then chốt thúc đẩy mọi quan hệ trong xã hội tư sản.
Nó được thể hiện rõ qua hai nhân vật Đa–vít Xê–Sa và Luyxiêng Sác–
Đông. Ban- dắc đã lấy đồng tiền làm chủ đề trung tâm cho cả pho Tấn Trò
Đời. Nhưng với phạm vi là một bài báo, vì chủ yếu chỉ phân tích nghệ thuật
điển hình, nên ở vấn đề quan hệ tiền và tình, tác giả chỉ dừng lại ở mức độ
nào đó chứ chưa đi sâu khai thác cụ thể.
Lê Hồng Sâm trong “Ban- dắc và bộ Tấn Trò Đời” giới thiệu về cuộc
đời và sự nghiệp sáng tác của ông. Tác giả cho rằng những trải nghiệm
trong cuộc đời Ban- dắc là những kinh nghiệm sống quý báu, là chất liệu
sinh động và xác thực nhất để tác phẩm của ông trở nên chân thực và lôi
cuốn người đọc hơn bao giờ hết. Nhân kỷ niệm 200 năm sinh Hônôrê Đơ
Ban-dắc với tựa bài “Những Tấn Trò Đời vẫn tồn tại?”, Hoàng Nhân xem
trọng tính hiện thực trong tác phẩm Ban- dắc. Ông cho rằng có thể rút ra
bài học ở thời đại ta trong thời kỳ quá độ từ chủ nghóa tư bản lên chủ nghóa

16
xãõ hội. Ở những nước chậm tiến phải trải qua giai đoạn tất yếu là sự tồn tại
các thành phần kinh tế tư nhân.
Một trong những bài nghiên cứu sâu sắc và toàn diện nhất về cuộc đời
và sự nghiệp sáng tác của Ban- dắc, thường được nhắc đến là “Chân dung
văn học” của Stefan Zweig. Ông đã xem xét chủ đề đồng tiền trong tác
phẩm của Ban- dắc. Ông cho rằng giá trò của nó mang tính tuyệt đối và
đồng tiền đã trở thành huyết mạch trong cơ thể con người, trở thành sức

mạnh thúc đẩy, chi phối xã hội. Còn trong “Lời nói đầu” (Bộ Tấn Trò Đời
do Ban- dắc viết) do Đỗ Đức Hiểu dòch từ tiếng Pháp sang tiếng Việt. Ban-
dắc đã giới thiệu nội dung Tấn Trò Đời. Ông nêu quan niệm sáng tác, giới
thiệu các kiểu loại nhân vật và mối quan hệ trong các nhân vật. Điều đặc
biệt là tác giả tự cho mình là thư ký còn xã hội Pháp là sử gia.
Ngoài ra, việc giới thiệu những giai thoại về Ban- dắc, với những câu
chuyện “Cô gái Trung Hoa”, “Ban- dắc và truyện kể”, “Vài điều thể
nghiệm về dòch Ban- dắc ở Việt Nam”…, tất cả đã làm cho quá trình
nghiên cứu và giới thiệu Ban- dắc ở Việt Nam thêm phần phong phú hơn.
3.4. Những chuyên luận
Đỗ Đức Dục: “Hônôrê Đơ Ban- dắc, một bậc thầy của Chủ Nghóa
Hiện Thực”- chuyên luận nghiên cứu mang tính khái quát về Ban- dắc. Đặc
biệt là phong cách sáng tác theo khuynh hướng chủ nghóa hiện thực của ông
Lê Nguyên Cẩn trong “Phương thức kì ảo trong tiểu thuyết Ban- dắc”
đã nghiên cứu về nghệ thuật xây dựng truyện trong việc thể hiện dục vọng
cá nhân của nhân vật trong tấn hài kòch “La comédie humaine”. Còn với
chuyên luận“Nhân vật cuồng si của tiểu thuyết Ban- dắc”, tác giả Đan

17
Duy đi tìm hiểu các kiểu cuồng si, đam mê của nhân vật trong bộ Tấn Trò
Đời .
Nhìn chung có thể nói, các tác giả đã đưa ra nhiều cách nhìn nhận và
quan điểm về Ban- dắc và các tác phẩm của ông. Điều đó đã mang đến cho
vườn hoa nghiên cứu và giới thiệu về tác giả nhiều màu sắc và hương thơm
trái ngọt. Sau khi khảo sát một số ý kiến đánh giá về tiểu thuyết Ban- dắc.
Chúng tôi thấy rằng các nhà nghiên cứu lúc chú ý đến mặt này, khi lại
quan tâm đến mặt kia. Nhưng tựu chung lại các ý kiến xoay quanh những
vấn đề chủ yếu sau :
• Hầu hết các nhà nghiên cứu đều thống nhất ở điểm: Ban- dắc là một
nhà cách mạng của tiểu thuyết trong làng văn học Pháp thế kỷ XIX. Khi

ông xuất hiện, tiểu thuyết hiện thực phê phán mới thực sự ra đời và đạt
được thành tựu rực rỡ. Với 97 tác phẩm trong thiên tiểu thuyết đồ sộ “Tấn
Trò Đời”, so với những người đi trước, Ban- dắc đã tạo ra con đường mới
rất độc đáo và hết sức táo bạo cho văn học hiện thực Pháp nói riêng và thế
giới nói chung.
• Nội dung tiểu thuyết Ban- dắc là phòng triển lãm rộng lớn những bức
tranh về xã hội loài người. Cụ thể là xã hội Pháp thời kì suy vong của q
tộc và sự lên ngôi của giai cấp tư sản. Với phương châm “xã hội Pháp là sử
gia còn tôi là thư kí”, nhà văn đã khắc họa chân dung gần như là tất cả loại
người trong xã hội với đầy đủ các tính cách đặc trưng. Sau mỗi thiên truyện,
những bi kòch lại xuất hiện. Cả một thế hệ vỡ mộng rơi vào nỗi đau bất
hạnh do chính những dục vọng của họ đem lại. Ban- dắc không chỉ nhìn

18
thấy những thói hư tật xấu của nhân vật mà còn biết trước tương lai của
những đam mê cuồng si danh lợi và tiền tài sẽ đi về đâu
• Chúng ta biết vấn đề đồng tiền đã được nhắc đến trong kòch của
Môlie như “Lão Hà Tiện” hay dục vọng điên cuồng đến mức làm cho người
ta quên cả tình máu mủ ruột thòt trong vở kịch “HAMLET” của
Shakespeare… Giờ vấn đề đó lại được nhắc đến trong những sáng tác của
Ban- dắc. Như vậy, phải chăng các tác phẩm của ông có sự kế thừa chủ đề
sáng tác của các bậc đàn anh khác? Nói như Đỗ Đức Dục thì Ban- dắc như
một “chiếc phễu lớn” tiếp thu khỏe lạ lùng mọi thành tựu văn học từ cổ đến
kim trong nước và ngoài nước. Tất cả tạo nên nguồn cảm hứng của nhà văn,
tổng hòa trong bậc thầy của nền văn học hiện thực phê phán này.
Như vậy, các nhà nghiên cứu đã có một cái nhìn bao quát về cuộc đời,
tác phẩm của Ban- dắc. Đặc biệt là nghệ thuật, tính hiện thực của tác phẩm,
những nhận đònh đánh giá của họ đã giới thiệu cho độc giả Việt Nam hiểu
rõ hơn về nhà văn. Nhưng có lẽ đi chuyên sâu vào vấn đề sức mạnh của
đồng tiền đối với tình cảm phong phú của con người thì chưa có một chuyên

luận nào cụ thể rõ ràng. Mà theo tôi đây là một trong những vấn đề cốt lõi
xuyên suốt thiên truyện mà Ban- dắc muốn thể hiện ở Tấn Trò Đời .
4. Phạm vi nghiên cứu
Do vốn hiểu biết tiếng Pháp có hạn, chúng tôi nghiên cứu vấn đề này
qua các bản dòch Tiếng Việt. Khi tiến hành đề tài, chúng tôi chủ yếu tập
trung vào các vấn đề sau :

19
o Tìm hiểu mối quan hệ Tiền và Tình trong tiểu thuyết Ban-dắc qua
một số tác phẩm (Đại tá Sabe, Ơgiêni Grăngđê, Lão Gôriô, Vỡ mộng, Gốp
– xếch, Nông dân). Qua đó, chúng tôi muốn chứng minh rằng “Tiền và
tình” là một đề tài chủ yếu mà Ban-dắc quan tâm.
5. Phương pháp nghiên cứu
* Phương pháp phân tích loại hình.
* Phương pháp tiếp cận hệ thống.
* Phương pháp so sánh đối chiếu.

20
6. Cấu trúc của luận văn
MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
2. Mục đích nghiên cứu
3. Lòch sử vấn đề
4. Phạm vi nghiên cứu
5. Phương pháp nghiên cứu
6. Cấu trúc luận văn
Chương 1 : Tác giả và thời đại kim tiền
Chương 2 : Tiền và Tình trong tác phẩm của Ban-dắc
Chương 3 : Nghệ thuật phơi bày sức tàn phá của Tiền
KẾT LUẬN









21
CHƯƠNG 1:
TÁC GIẢ VÀ THỜI ĐẠI KIM TIỀN

Chủ nghóa hiện thực xuất hiện ở Châu Âu vào lúc cuộc đấu tranh xã
hội về cơ bản chuyển từ đấu tranh giữa giai cấp q tộc với giai cấp tư sản
sang đấu tranh giữa giai cấp tư sản với giai cấp vô sản. Giai cấp này bắt
đầu trở thành một lực lượng chính trò độc lập và chủ yếu của xã hội cận đại.
Yêu cầu của văn học phải phản ánh cuộc đấùu tranh giai cấp đang trở nên
sâu sắc, quyết liệt chưa từng thấy giữa ba giai cấp lớn trên đây mà “sự
xung đột vì lợi ích của họ là động lực của toàn bộ lòch sử cận đại”. Với
nhiệm vụ xã hội đó, cùng khả năng phong phú mà nhiều thế kỷ phát triển
văn học đã vun đắp cho nó, thể lọai tiểu thuyết hiện thực thích hợp hơn cả.
Nó vẽ lên những bức tranh khái quát về xã hội, xây dựng những con người
điển hình cụ thể và sinh động. Nó nhằm vạch trần và phê phán những tệ
nạn cơ bản của xã hội quý tộc và nhất là của xã hội tư bản. Vì vậy chủ
nghóa hiện thực đã sản sinh ra hàng lọat những tiểu thuyết gia lớn như :
Đic-Ken, Thac-Kơ-Rê (Anh), Xtăng-đan, Flôbe, đặc biệt là Ban- dắc, một
trong các đại diện tiêu biểu của nền văn học Pháp thế kỉ XIX. Cuộc đời
ông tuy ngắn ngủi nhưng đầy kiêu hãnh và vinh quang. Vò trí hàng đầu
trong văn học Pháp ở giai đọan này thuộc về ông, người đã tạo nên Tấn
Trò Đời bất hủ, “thiên lòch sử phong tục” và đồng thời là “lòch sử trái tim

con người”. Ông không bỏ sót “một hòan cảnh nào, một gương mặt nào,
một tính cách nào của đàn ông hay đàn bà, một nghề nghiệp nào, một giới
xã hội nào” của thời đại ông.

1.1. Thời đại

22
Chúng ta đã được nghe phát biểu của Ban- dắc trong lời giới thiệu
“Tấn Trò Đời” về phương châm sáng tác của mình: “xã hội Pháp sẽ là nhà
sử học, còn tôi chỉ là người thư ký lập bảng liệt kê những thói hư và đức
hạnh, tập hợp những sự kiện, các đam mê, vẽ nên các tính cách, lựa chọn
những biến cố chính yếu của xã hội” [17,tr.17]. Khi phát biểu như vậy, nhà
văn đã cho thấy, ông có ý thức sâu sắc về nhiệm vụ của mình là phản ánh
hiện thực và làm rõ bản chất xã hội đương thời trong những sáng tác của
mình. Do đó, bất cứ ai muốn hiểu được ý nghóa vó đại về sự nghiệp sáng tác
của Ban- dắc, đồng thời muốn đánh giá một cách đúng đắn “Thiên lòch sử
phong tục”- Tấn Trò Đời đồ sộ và bất hủ của ông, thì nhất thiết phải nắm
được lòch sử xã hội Pháp nửa đầu thế kỉ XIX. Trên thực tế, những biến
chuyển lòch sử lớn lao của thời đại Ban- dắc đã tác động sâu sắc tới tư
tưởng sáng tác của ông. Những sự kiện chính trò ấy đã làm cho tác phẩm
của ông trở thành tấm gương phản chiếu chân thực cả một thời đại lòch sử
nước Pháp.
Hônôrê Đờ Ban- dắc sinh năm 1799 và mất năm 1850. Cuộc đời của
ông đã trùm kín suốt nửa đầu thế kỉ XIX. Đây là thời kì đấu tranh chính trò,
xã hội quyết liệt ở Pháp và cả ở Châu Âu. Hệ quả trực tiếp của cuộc đại
cách mạng tư sản năm 1789 -1794 là đưa giai cấp tư sản lên nắm chính
quyền. Ban- dắc ra đời chứng kiến lúc Napôlêông giành được những chiến
thắng oanh liệt trên chiến trường Châu Âu để bước lên đòa vò thống trò và
cả khi đế chế Napôlêông bò sụp đổ. Sau đó, dòng họ Buốc Bông theo gót
bọn phong kiến Châu Âu trở về nước thiết lập nền Trùng Hưng (1815 -

1830) phản động, khiến cho nhân dân Pháp phải sống trong nhục nhã. Thời

23
kì Trùng Hưng hèn kém đã xóa bỏ mọi thành quả cách mạng (1789 - 1794).
Thời kì này đã tạo ra tâm trạng bất mãn,“Vỡ Mộng” của cả một thế hệ
thanh niên Pháp cũng như mối căm phẫn chung của nhân dân Pháp. Tình
hình ấy đã đi vào nhiều tác phẩm văn học đương thời. Cuộc giao tranh
quyết liệt giữa giai cấp tư sản Pháp và giai cấp quý tộc (nhờ phong kiến
nước ngòai mà được phục hồi) kết thúc bằng thắng lợi của giai cấp tư sản,
được Ban- dắc phản ánh đầy đủ, sống động trong “Tấn Trò Đời”.
Nhưng sự thực là từ năm 1830 - 1848 mới chỉ bộ phận giàu có của giai
cấp tư sản lên nắm chính quyền. Nó thiết lập nền quân chủ tháng bảy đứng
đầu là Lu-I Philip, “Ông vua của bọn con buôn”. Tay chủ ngân hàng Laphit
đã hô vang khẩu hiệu “Hãy làm giàu” và tuyên bố đây là “Triều đại của
các nhà ngân hàng”. Chính vì vậy, Ban- dắc đã mỉa mai khi ông nói: Chính
ngay Lu–I Philip cũng thừa nhận bên trên bản hiến chương của ông ta còn
có “đồng tiền thần thánh, tôn kính, kiên cố, khả ái, duyên dáng, xinh đẹp,
cao quý, trẻ trung, đồng một trăm xu vạn năng”[30,tr,316].
Giai cấp tư sản sau khi lên nắm chính quyền thì quay lưng lại phản bội
nhân dân lao động. Chúng thẳng tay đàn áp giai cấp công nhân không
thương tiếc. Trước hành động trắng trợn đó, nhân dân đã đứng lên đấu
tranh bảo vệ quyền lợi của mình. Vì vậy có phong trào đấu tranh giữa giai
cấp tư sản và giai cấp vô sản. Giai cấp công nhân Pháp đã lớn lên trong
khỏang những năm 30 của thế kỉ XIX. Đây là những năm công cuộc công
nghiệp hóa tư bản chủ nghóa ở Pháp thúc đẩy nền kinh tế phát triển mạnh.
Bộ mặt nước Pháp đang có những chuyển biến lớn. Đó là xã hội chòu sự chi
phối của một bộ phận tư sản mà Mác gọi là “Bọn quý tộc tài chính”. Tức

24
bọn chủ ngân hàng, bọn con buôn, chủ mỏ, chủ đất, đầu cơ cho vay nặng lãi,

đủ các hạng người. Nó đã hiện lên trong bao thiên tiểu thuyết của Ban- dắc,
như Gốp-Xếch hay Rigu, Grăngđê….Giờ đây, đồng tiền bước lên ngai vàng
và phát huy hết quyền uy của mình. Nó làm cho bọn quý tộc thất thế kiệt
quệ còn tư sản thì giàu sụ, công nhân thì phụ thuộc, đói khổ. Đồng tiền lên
ngôi tạo ra xung quanh nó một đạo quân hùng hậu trung thành. Một đạo
quân tín dụng hối đóai làm cho xã hội thay đổi. Đó là sự cạnh tranh ráo riết
giữa các nhà tư bản. Điều này, phần nào đó đã đưa nền kinh tế xã hội đi
lên, nhưng nó lại nảy sinh những tệ nạn xã hội làm suy đồi đạo đức nhân
cách con người .
Để tiến tới chủ nghóa hiện thực, Ban- dắc không chỉ chòu sự tác động
mạnh mẽ bởi tình hình chính trò xã hội mà còn ảnh hưởng nhiều từ thành
tựu khoa học xã hội. Giai đọan này có nhiều phát hiện về cơ học, hóa học,
sinh động vật học. Với sự phát triển ấy, xã hội đặt ra cho văn học những
vấn đề mới như lý giải mối quan hệ giữa các hiện trạng sinh lý và tâm lý.
Áp dụng phương pháp khoa học vào sáng tác văn học, Ban- dắc quan tâm
tới nhiều học thuyết và ông đã tiếp thu một số quan điểm của Xanhximông
và ảnh hưởng lối triết học duy tân cổ điển Đức của Victo Côranh, thần bí
học của Xanh Martanh và Xđenorg.
Bên cạnh đó, cuộc đấu tranh văn học và nghệ thuật cũng không kém
phần quyết liệt và phức tạp. Lúc này, đấu tranh văn học gắn chặt với đấu
tranh chính trò. Trước sau cách mạng 1830, Ban- dắc nhận rõ rằng “Sự khác
nhau về tư tưởng chính trò gắn với sự khác nhau về tư tưởng văn học”
[9,tr.2]. Từ cuối thế kỉ XVIII đến đầu thế kỉ XIX, sự đấu tranh của các dòng

25
văn học cũng gay gắt hơn. Trong cuộc đấu tranh chống chủ nghóa cổ điển
mới, các nhà văn lãng mạn chủ nghóa tiến bộ, một số chủ tướng của chủ
nghóa hiện thực phê phán đang trong thời kì phôi thai đều có chung mối bất
mãn với kết quả cuộc cách mạng 1830. Với sự thất thế của giai cấp q tộc
và sự lên ngôi của giai cấp tư sản, mâu thuẫn của xã hội tư sản ngày càng

gay gắt. Văn học chủ nghóa hiện thực bắt đầu lớn dần và cuộc chiến của
văn học cũng xảy ra. Nhưng lúc này, phần lớn cuộc đấu tranh văn học
chuyển thành đấu tranh giữa chủ nghóa lãng mạn và chủ nghóa hiện thực.
Trong điều kiện xã hội mới, chủ nghóa lãng mạn quay lưng lại với thực tại
xã hội tư sản. Nó ngày càng tỏ rõ không đáp ứng được yêu cầu xã hội.
Chính vì vậy phải có một dòng văn học khác thay thế. Văn học hiện thực
phê phán thể hiện rõ khả năng đáp ứng nguyện vọng của xã hội. Đây cũng
là quy luật tất yếu của sự vận hành, trong quá trình đấu tranh cái nào mạnh
sẽ thắng thế và tồn tại. Trong cuộc đấu tranh này, chủ nghóa hiện thực đã
lên ngôi chiếm vò thế. Nó bám sát thực tế và vạch trần bộ mặt của những
gã tư sản hãnh tiến tôn thờ chủ nghóa “Con bê vàng”. Và đây là giai đọan
đã xuất hiện một cây bút xuất sắc, sau này trở thành“bậc thầy của chủ
nghóa hiện thực” không ai khác đó là Ban- dắc. Ông đã chiếm lónh văn đàn
với cả pho Tấn Trò Đời uy nghi, lộng lẫy và đồ sộ.
Như vậy, Ban- dắc đã sinh ra và lớn lên trong thời đại chủ nghóa lãng
mạn đang thắng thế. Bản thân ông buổi đầu cũng đứng trong hàng ngũ ấy
và sau này khi nhìn lại ông không ngần ngại gọi thẳng đó là thứ “văn
chương con lợn” ??... Tuy nhiên trên thực tế, chúng ta nhận thấy sáng tác
của ông còn chòu ảnh hưởng của chủ nghóa lãng mạn như “Những người

×