Tải bản đầy đủ (.pdf) (100 trang)

Kiểm định các nhân tố tác động đến dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI vào Việt Nam, khuyến nghị giải pháp cho giai đoạn 2012 - 2020

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (7.63 MB, 100 trang )











BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM

====0====








CÔNG TRÌNH DỰ THI
GIẢI THƯỞNG NGHIÊN CỨU KHOA HỌC SINH VIÊN
“NHÀ KINH TẾ TRẺ NĂM 2012”

TÊN CÔNG TRÌNH:

KIỂM ĐỊNH CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN
DÒNG VỐN ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI
VÀO VIỆT NAM, KHUYẾN NGHỊ GIẢI PHÁP


CHO GIAI ĐOẠN 2012-2020





THUỘC NHÓM NGÀNH: KHOA HỌC KINH TẾ
i

MỤC LỤC

MỤC LỤC i
DANH MỤC HÌNH v
DANH MỤC BẢNG vi
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT vii
PHẦN MỞ ĐẦU viii
1. Lý do nghiên cứu viii
2. Xác định vấn đề nghiên cứu viii
3. Câu hỏi và mục đích nghiên cứu ix
4. Phương pháp nghiên cứu ix
5. Nội dung nghiên cứu ix
6. Ý nghĩa nghiên cứu công trình x
7. Hướng phát triển của đề tài x
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1
CHƯƠNG 2: TÌNH HÌNH THU HÚT FDI VÀ VAI TRÒ CỦA FDI ĐỐI VỚI
NỀN KINH TẾ VIỆT NAM 9
2.1 Sự cần thiết thu hút FDI 9
2.1.1 FDI đối với vốn đầu tư xã hội và tăng trưởng kinh tế 10
2.1.2 FDI góp phần nâng cao năng lực sản xuất công nghiệp và tăng cường
xuất khẩu 10

2.1.3 FDI góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa -
hiện đại hóa 11
2.1.4 FDI đối với việc làm và cải thiện nguồn nhân lực 12
2.1.5 FDI tăng nguồn thu ngân sách Nhà nước và các cân đối vĩ mô 13
2.2 Diễn biến thu hút FDI tại Việt Nam từ năm 1988 đến năm 2012 13
ii

2.2.1 Những cải cách về chính sách đầu tư 13
2.2.2 Các giai đoạn thu hút FDI 15
2.3 Một số đặc điểm FDI tại Việt Nam 18
2.3.1 Qui mô vốn trên một dự án 18
2.3.2 Hình thức sở hữu các dự án FDI 19
2.3.3 Cơ cấu đầu tư theo ngành 21
2.3.4 Các địa bàn thu hút đầu tư 22
2.3.5 Đối tác đầu tư FDI vào Việt Nam 23
CHƯƠNG 3: KIỂM ĐỊNH CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN DÒNG VỐN
ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI FDI VÀO VIỆT NAM 24
3.1 Một số mô hình được đề nghị 24
3.1.1 Mô hình thực nghiệm (the Empirical model) 24
3.1.2 Mô hình trọng lực (the Gravity model) 25
3.1.3 Mô hình bảng trọng lực (the Panel Gravity model) 27
3.1.3.1 Mô hình Panel Gravity với chuỗi biến Corruption 27
3.1.3.2 Mô hình Panel Gravity với chuỗi biến EF 28
3.2 Lựa chọn mô hình cho Việt Nam 31
3.2.1 Cơ sở của mô hình Empirical 31
3.2.2 Các lý thuyết chứng minh sự cần thiết của các biến trong mô hình
Empirical 35
3.2.3 Mô hình Empirical và biến số 38
3.3 Vận dụng mô hình Empirical đối với Việt Nam 42
3.3.1 Dữ liệu và kết quả chạy mô hình 42

3.3.1.1 Nguồn dữ liệu 42
3.3.1.2 Kết quả từ mô hình (xem phụ lục 3) 43
3.4 Nhận xét về kết quả 43
iii

CHƯƠNG 4: ĐỊNH HƯỚNG THU HÚT VÀ QUẢN LÝ NGUỒN VỐN ĐẦU
TƯ NƯỚC NGOÀI (ĐTNN) CHO GIAI ĐOẠN 2012 – 2020 49
4.1 Những quan điểm và định hướng phát triển thu hút nguồn vốn ĐTNN 49
4.1.1 Quan điểm của Nhà nước Việt Nam về thu hút ĐTNN 49
4.1.2 Định hướng phát triển thu hút nguồn vốn ĐTNN 51
4.1.2.1 Định hướng ngành 51
4.1.2.2 Định hướng vùng 52
4.1.2.3 Định hướng đối tác 53
4.2 Những hạn chế trong thu hút nguồn vốn ĐTNN trong thời gian qua,
những biện pháp thu hút nguồn vốn ĐTNN trong những năm 2012-2020 53
4.2.1 Những hạn chế trong thu hút nguồn vốn ĐTNN của Việt Nam trong
những năm vừa qua 53
4.2.2 Những biện pháp thu hút nguồn vốn ĐTNN trong những năm 2012-2020
60
4.2.2.1 Nhóm giải pháp về hệ thống pháp luật 61
4.2.2.2 Nhóm giải pháp thuộc chính sách thu hút vốn đầu tư 62
4.2.2.3 Nhóm giải pháp thuộc chính sách tài chính 63
4.2.2.4 Nhóm giải pháp về quy hoạch 63
4.2.2.5 Nhóm giải pháp về cải thiện chính sách hạ tầng 64
4.2.2.6 Nhóm giải pháp về nguồn nhân lực 64
4.2.2.7 Nhóm giải pháp xúc tiến đầu tư 65
4.2.2.8 Nhóm giải pháp phát triển công nghiệp phụ trợ 66
4.2.2.9 Nhóm giải pháp về quản lý nhà nước 67
4.2.2.10 Nhóm giải pháp bảo vệ môi trường 68
4.2.2.11 Nhóm giải pháp thu nhập 69

4.2.2.12 Nhóm giải pháp về người lao động 69
iv

4.2.2.13 Nhóm giải pháp thúc đẩy chuyển giao công nghệ 70
4.2.2.14 Nhóm giải pháp khác 71
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Phục lục 1: Đầu tư trực tiếp nước ngoài phân theo khu vực
Phụ lục 2: Các quốc gia có vốn đầu tư trực tiếp vào Việt Nam
Phụ lục 3: Số liệu, kết quả và các kiểm định của mô hình Empirical

v


DANH MỤC HÌNH
Hình 2.1: Đóng góp FDI trong GDP qua một số năm 10
Hình 2.2: Sự gia tăng vốn FDI vào một số ngành công nghiệp 11
Hình 2.3: Biểu đồ thị trường lao động khu vực FDI 12
Hình 2.4: Số dự án FDI qua các năm 17
Hình 2.5: Số vốn FDI đăng ký 17
Hình 2.6: Số vốn FDI thực hiện 18
Hình 2.7: Qui mô vốn trên một dự án 18
Hình 3.1: Giá nhiên liệu thực tế và dự kiến của thế giới 44
Hình 3.2: Đầu tư thế giới trong thăm dò và khai thác dầu 45
vi

DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1: Đóng góp của FDI vào cán cân thanh toán 13
Bảng 2.2: Những nét thay đổi chính trong các lần thay đổi luật đầu tư nước
ngoài 14
Bảng 2.3: Các hình thức đầu tư trực tiếp nước ngoài tài Việt Nam 19

Bảng 2.4: Cơ cấu vốn đầu tư theo thành phần kinh tế 20
Bảng 2.5: Cơ cấu FDI theo ngành kinh tế 21
Bảng 3.1: Biến Corruption, Nguồn dữ liệu và Thang đo 28
Bảng 3.2: Các biến tự do kinh tế EF của quốc gia nguồn và quốc gia mục tiêu
29

vii

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
Từ viết tắt Tên tiếng Anh Tên tiếng Việt
FDI Foreign Direct Investment Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài
MNE Multinational Enterprise Công ti đa quốc gia
WB worldbank Ngân hàng thế giới
ADB Asian Development Bank Ngân hàng phát triển châu Á
IMF International Monetary Fund Quỹ tiền tệ quốc tế
OECD
Organisation for Economic
Co-operation and Development
Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế
GDP Gross domestic product Tổng sản phẩm quốc nội
UNCTAD
United Nations Conference on
Trade and Development
Diễn đàn Thương mại và Phát triển
BEEPS
Business Enterprise Environment
Performance Survey
Khảo sát môi trường kinh doanh của
các
công ty

WBES
World Business Environment
Survey
Khảo sát môi trường kinh doanh thế
giới
DNNN Doanh nghiệp nhà nước
ĐTNN Đầu tư nước ngoài


viii

PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do nghiên cứu
Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) là động lực quan trọng cho sự phát triển kinh
tế xã hội của các nước đang phát triển trong đó có Việt Nam. Hơn 20 năm đổi mới
và phát triển, nước ta đã và đang thu hút rất nhiều nguồn đầu tư nước ngoài. Năm
2010, các nhà đầu tư nước ngoài đã đăng ký đầu tư vào Việt Nam 18,59 tỷ USD,
ước tính các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài đã giải ngân được 11 tỷ USD
1
. Tuy
vậy, một thực trạng đáng quan tâm là lượng vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam
đã giảm mạnh sau khủng hoảng tài chính toàn cầu 2008-2010. Cụ thể, năm 2008,
tổng vốn đăng ký đầu tư cao kỷ lục là 71.7 tỷ USD, tổng số vốn thực hiện là 11.5 tỷ
USD
2
. Tính chung, năm 2010, tổng vốn đầu tư đăng ký chỉ bằng 25.9% và tổng
vốn thực hiện bằng 95.7% so với năm 2008. Sau khủng hoảng, kinh tế thế giới dự
báo sẽ có nhiều biến động bất thường, dòng vốn đầu tư trên thế giới cũng bất ổn
theo xu hướng chung đó. Hiểu được các nhân tố tác động đến dòng vốn FDI và làm
thế nào để nước ta có thể giữ vững và tăng thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước nước

ngoài sau khủng hoảng là một vấn đề cấp thiết, là một trong những thách thức lớn
đối với nền kinh tế trong giai đoạn tới. Nhận thấy tầm quan trọng của vấn đề trên,
nhóm quyết định nghiên cứu đề tài “Kiểm định các nhân tố tác động đến dòng vốn
đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI vào Việt Nam, khuyến nghị giải pháp cho giai đoạn
2012-2020.”
2. Xác định vấn đề nghiên cứu
Đề tài này tập trung nghiên cứu thực trạng thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài
ở nước ta từ giai đoạn 1988-2011. Từ đó, xây dựng mô hình ước lượng các nhân tố
tác động đến dòng vốn FDI vào Việt Nam dựa trên các mô hình đã được phát triển
và áp dụng thành công tại các quốc gia trên thế giới. Cùng với đó, chúng tôi đưa ra
những khuyến nghị để giúp Việt Nam tiếp tục giữ vững và gia tăng thu hút lượng
vốn FDI trong giai đoạn kế tiếp 2012-2020.

1 2

Nguồn: Tổng cục thống kê
ix

3. Câu hỏi và mục đích nghiên cứu
- Ý nghĩa, thực trạng, và đặc điểm của dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Việt
Nam như thế nào?
- Các mô hình kiểm định nhân tố tác động đến FDI nào đang được sử dụng và đâu
là mô hình phù hợp cho Việt Nam?
- Những giải pháp cần thiết nào để giúp Việt Nam tăng thu hút vốn đầu tư trực tiếp
nước ngoài trong giai đoạn tới?
Trong quá trình đi tìm lời giải cho những câu hỏi nghiên cứu vừa nêu để giải quyết
vấn đề nghiên cứu đặt ra, đề tài này nhằm vào các đối tượng cụ thể sau đây:
- Lược khảo các nghiên cứu trong lịch sử về nguồn gốc, tính chất, đặc điểm của
dòng vốn FDI.
- Phân tích tổng quan về FDI ở Việt Nam.

- Kiểm định các nhân tố tác động đến dòng vốn FDI vào Việt Nam bằng mô hình
thực nghiệm (the Empirical model), qua đó đánh giá mức độ ảnh hưởng của các
nhân tố vào dòng vốn FDI.
- Từ kết quả kiểm định, đưa ra các khuyến nghị trong thực hiện chính sách nhằm
gia tăng thu hút FDI trong giai đoạn tới.
4. Phương pháp nghiên cứu
Bài nghiên cứu sử dụng chủ yếu các phương pháp định tính, định lượng, thống kê,
so sánh, và tổng hợp nhằm làm rõ những vấn đề cần nghiên cứu. Đối với nghiên
cứu định lượng được sử dụng trong nghiên cứu này, chúng tôi kiểm định bẳng mô
hình Empirical nhằm làm rõ mức độ tác động của các biến số kinh tế lên FDI.
5. Nội dung nghiên cứu
- Chương 1: Giới thiệu và lược khảo các nghiên cứu trong lịch sử
- Chương 2: Tình hình thu hút FDI và vai trò của FDI đối với nền kinh tế của Việt
Nam
x

- Chương 3: Kiểm định các nhân tố tác động đến dòng vốn đầu tư trực tiếp nước
ngoài vào FDI vào Việt Nam
- Chương 4: Định hướng thu hút và quản lý nguồn vốn đầu tư nước ngoài cho giai
đoạn 2012-2020
6. Ý nghĩa nghiên cứu công trình
Về lý luận đề tài này giúp cho chúng ta có một cái nhìn sâu hơn về dòng vốn đầu tư
trực tiếp nước ngoài thông qua những lược khảo và phân tích về các nghiên cứu
FDI trước đây. Bên cạnh đó, dựa trên mô hình Empirical đã được áp dụng khá
thành công tại nhiều nước (đặc biệt là nhóm các nước chuyền tiếp-transition
countries), đề tài này đánh giá định lượng được các biến kinh tế tác động trực tiếp
đến dòng vốn FDI vào Việt Nam trong giai đoạn 1990-2010. Bên cạnh đó, các mô
hình kiểm định được giới thiệu trong bài nghiên cứu này có thể được sử dụng để
kiểm định đồng thời về FDI và kiểm định cho các vấn đề kinh tế khác như, cán cân
thương mại, GDP, v.v Về mặt thực tiễn, đề tài này đã đóng góp một công cụ định

lượng giúp các nhà điều hành chính sách vĩ mô có một cái nhìn rõ hơn về tầm quan
trọng của các biến số kinh tế trong mối tương quan với dòng vốn FDI, để từ đó có
các điều chỉnh thích hợp nhằm làm tăng sức cạnh tranh trong thu hút vốn đầu tư.
Cuối cùng chúng tôi cũng đề xuất các chính sách khác cho Việt Nam áp dụng trong
cả cả ngắn hạn và dài hạn.
7. Hướng phát triển của đề tài
Dựa trên kết quả của phần kiểm định, có thể phát triển thêm, tiến hành nghiên cứu
sâu mức độ tác động đến dòng vốn FDI của từng nhân tố, đồng thời có thể mở rộng
các nhân tố nhỏ từ các nhân tố ban đầu để xem xét một cách đầy đủ và chính xác
hơn. Ngoài ra, có thể dựa vào phần phân tích về thực trạng ở phần đầu để làm cơ sở
nghiên cứu tác động của đầu tư trực tiếp nước ngoài đến tăng trưởng kinh tế,
nghiên cứu sâu hơn về những lợi ích mà FDI mang lại, cũng như những tồn tại của
nó. Phần giải pháp định hướng cho chúng ta có cái nhìn chung nhất ,từ đó có thể
nghiên cứu giải pháp riêng phù hợp với từng địa phương, từng khu vực.

1

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU
Đặc tính của vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài – FDI, là một khái niệm rộng bởi vì
nó liên quan đến một loạt các biến số khác đề cập đến FDI như ưu đãi, ưu tiên, định
hướng, quyền ưu tiên, sự quan tâm, lợi thế cạnh tranh và sự tương tác đối với các tổ
chức khác, trong khi vẫn phải bao quát cả môi trường doanh nghiệp.
Định hướng của thị trường chắc chắn là một trong những đặc tính cơ bản của dòng
vốn FDI. Một vài dòng vốn FDI chỉ xảy ra chủ yếu là để khai thác điều kiện xuất
khẩu thuận lợi. Johnson (2006) đã điều tra dòng chảy FDI trong 8 nước Đông Á có
tốc độ phát triển cao trong suốt thời gian từ 1980 đến 2003 và nhận thấy rằng
những dòng vốn này tương quan rất nhiều và tích cực với những nước xuất khẩu sở
tại. Yasar và Morrison (2007), cũng đã dựa vào dữ liệu của BEEPS 1999, tập trung
vào năm quốc gia đang quá độ (transition countries – được hiểu là những quốc gia
đang chuyển từ thị trường kế hoạch tập trung sang thị trường tự do) và nhận thấy

bằng thực nghiệm rằng dòng vốn FDI định hướng đáng kể lên xuât khẩu của những
nước đó. Bilsen và Maldegem (1999), bằng cách sử dụng dữ liệu từ 450 tập đoàn ở
Nga và Ukraine, cũng đã nhận thấy sự chuyên môn hóa trong xuất khẩu của những
doanh nghiệp có dòng vốn FDI. Sharma (2000) đã sử dụng dữ liệu dòng lưu
chuyển FDI hàng năm trong giai đoạn từ 1970 đến 1998 ở nền kinh tế Ấn Độ để
điều tra liệu những dòng lưu chuyển này có liên quan đến xuất khẩu của một nước
đó trong cùng một khoảng thời gian hay không. Các kết luận đưa ra nhiều mối quan
hệ không đáng kể mặc dù rất tích cực.
Trong bối cảnh sự tương đồng trong việc định hướng, những sự ưu đãi trong khu
vực dòng vốn FDI cũng rất quan trọng và gần đây đang trở thành một xu hướng
toàn cầu của những tập đoàn đa quốc gia hướng đến lĩnh vực dịch vụ đang được
chú ý (UNCTAD 2003), cái mà đã được tiếp nhận giữa những quốc gia phát triển
và những quốc gia đang có tốc độ phát triển rất nhanh. Những ngành công nghiệp
dịch vụ thường bị bỏ quên trong chế độ thị trường kế hoạch hóa tập trung, nơi mà
đã nhấn mạnh sản xuất là yếu tố chính đối với sự phát triển của nền kinh tế, trong
khi việc phân loại khu vực thứ ba (tertiary sector) không hiệu quả (Eschenbach và
Hoekman 2006). Dịch vụ cấp thấp đã phản ánh qua hiện tượng thắt cổ chai trong
2

lưu thông, chất lượng viễn thông nghèo nàn, thiếu trung gian tài chính và sự thiếu
hụt trầm trọng trong việc làm ở khu vực dịch vụ hơn so với những nước nằm trong
Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế (OECD countries). Nhiều dịch vụ trọng yếu
ngày nay vào thời đó đơn giản là không tồn tại, chẳng hạn như thiết kế, quảng cáo,
đóng gói, phân phối, hậu cần, quản lý, dịch vụ sau bán hàng, vv … Do điều kiện tự
nhiên ban đầu của một thị trường cụ thể, người ta dự kiến rằng dòng vốn FDI có thể
sẽ tác động tích cực trong các lĩnh vực đặc thù này.
Nhờ có được hiệu quả và tương tác trong kinh doanh, mối quan tâm chính ở đây là
liệu những công ty có nguồn vốn từ FDI có thực hiện tốt hơn so với các công ty
trong nước hay không, và liệu những hiểu biết hiện nay có cung cấp đúng nhận
thức về điều này hay không. Yasar và Morrison (2007) đã sử dụng dữ liệu từ

BEEPS 1999 đối với năm quốc gia quá độ (Ba Lan, Moldova, Tadzhikistan,
Uzbekistan và Cộng hòa Kyrgyztan) và đã chỉ ra rằng những doanh nghiệp có
nguồn vốn từ FDI có hiệu quả tốt hơn so với những quốc gia trong nước. Lý do cho
điều này chính có thể được tìm thấy trong lợi thế cạnh tranh của dòng vốn FDI.
Điều này có thể liên quan đến sự đóng góp của dòng vốn FDI tới việc làm cho
những nhân viên có chuyên môn cao, nhằm tăng sản xuất và khuếch tán công nghệ
(Borezstein et al, 1995). Tuy nhiên giả thuyết có liên quan thực nghiệm bao gồm
những nghiên cứu thách thức quan điểm chiếm ưu thế này (Aitken và Harrison
1999, Blomstrom và Kokko 1998) phát biểu rằng dòng vốn FDI hiếm khi nào có
một tác động đáng kể lên những vấn đề như thế. Một lợi thế cạnh tranh khác có thể
là dòng vốn FDIs dễ dàng thâm nhập vào như một nguồn tài chính. Những tập đoàn
đa quốc gia (MNEs) thông qua dòng vốn FDI để vào những thị trường với một
nguồn tài chính an toàn, trong khi những doanh nghiệp trong nước phải đấu tranh
để đáp ứng được những quy tắc tài chính mới chặt chẽ được đặt ra yêu cầu nhiều
biện pháp chuyển đổi, điều mà thường cho kết quả là những doanh nghiệp trong
nước bị đẩy ra khỏi thị trường và sự nổi lên của những mô hình độc quyền tập đoàn
(độc quyền thiểu số bán).
Trong bối cảnh thuận lợi và với sự quan tâm đối với mối quan hệ giữa nhà đầu tư
FDI và những nước nhận dòng vốn FDI là một tiền đề hết sức quan trọng trong khi
3

nghiên cứu về những đặc điểm của dòng vốn FDI, khả năng của những dòng vốn
FDI này tạo nên được những nhóm tác động riêng biệt. Hillman, Zardkoohi and
Bierman (1999) bằng những phân tích thực nghiệm, họ đã chứng minh vai trò đặc
biệt có lợi của những sự kết nối của chính phủ cho một loạt các công ty và các
doanh nghiệp, chỉ rõ ra rằng sự phát triển của những mối liên kết này thực sự là
một cách thức quan trọng trong việc đối phó với những bất ổn trong môi trường
kinh doanh. Trong một môi trường kinh doanh chẳng hạn như đối với một thị
trường đang trên đà quá độ, chính phủ và những công ty nội tại luôn kì vọng rằng
sự vận động hành lang (lobbying) đó thể sẽ là một đặc điểm quan trọng của dòng

vốn đầu tư nước ngoài FDI. Campos và Giovannoni (2007) cũng đã sử dụng dữ liệu
BEEPS 1999 để nghiên cứu những yếu tố quyết định vận động hành lang và mối
liên quan giữa việc vận động hành lang đối với sự tham nhũng đang diễn ra tại
những thị trường đang quá độ. Các tác giả đã tìm thấy một mối liên hệ đáng kể
tương tự như thế giữa những công ty nước ngoài và việc vận động hành lang. Kết
quả của họ đã chỉ ra rằng vận động hành lang có liên quan đến quy mô doanh
nghiệp và sự ổn định chính trị, trong khi đó việc vận động hành lang và tham nhũng
ở những nước sở tại là hai vấn đề hoàn toàn thay thế lẫn nhau. Cuối cùng, họ cũng
đã chỉ ra được là việc vận động hành lang là một công cụ thực sự hiệu quả hơn rất
nhiều so với tham nhũng lên những tác động về chính trị, ngay cả ở các nước kém
phát triển.
Tuy nhiên, việc vận động hành lang không phải là cách thức duy nhất để đạt được
những kết quả đó. Trong quan điểm này và đối với những đặc điểm của dòng vốn
FDI có liên quan tới những tác động đối với tổng thể môi trường xung quanh, mối
quan tâm này cũng đã đặt ra vấn đề là làm thế nào mà những công ty nước ngoài có
thể xử lý các hiện tượng trục trặc trong nội bộ cơ quan hành chính, điều mà trong
nhiều trường hợp được xem như là sự tham nhũng. Helman, Hones và Kaufmann
(2000) mô tả cường độ khá cao của Grand Corruption (State Capture) – sự tham
nhũng đặc biệt nghiêm trọng liên quan đến những đặc điểm của dòng vốn FDI, khi
mà trong một tài liệu có liên quan đã chia thành hai nhóm, đó là những người ủng
hộ ý tưởng là hiện tượng tham nhũng đã gây ra nhiều phiền toái cho các nhà đầu tư
nước ngoài, và những người khác với quan điểm cho rằng chính sự tham nhũng
4

không những không gây ra phiền toái mà thậm chí có thể khuyến khích những nhà
đầu tư trong nhiều trường hợp. Smarzynsja và Wei (2000) đã gợi ý rằng sự tồn tại
của việc tham nhũng dẫn đến một thực trạng là cần phải có những yêu cầu trong
việc sử dụng những dòng vốn cụ thể chảy vào thị trường khi mà những người đại
diện tại nước sở tại có liên quan đến việc sử dụng những nguồn vốn này, và dòng
vốn FDI đang chảy vào luôn sở hữu những sự phức tạp tìm ẩn chẳng hạn như nguy

cơ bị thất thoát do những người đại diện tại nước sở tại tham nhũng và sau đó là sự
cạnh tranh khốc liệt từ đối thủ. Hakkala et al (2005), là một người thuộc trường
phát quan điểm khác, lại cho rằng tác động của việc tham nhũng lên dòng vốn FDI
phụ thuộc vào mục đích của dòng vốn đó, cho dù dòng vốn đó có ý định ban đầu là
dùng để sản xuất và thiêu thụ trong nước hay đem đi xuất khẩu. Trong trường hợp
đầu tiên, tham nhũng tồn tại nhưng là một công cụ đề kìm hãm, răn đe, trong khi ở
trường hợp thứ hai là một công cụ trợ giúp. Trong bối cảnh tương tự như vậy,
Kolstand và Tondel (2002) trong một bài nghiên cứu đối với 61 nước của mình, họ
đã tìm thấy một vài trò khích lệ dòng vốn FDI của việc tham nhũng bao gồm giai
đoạn từ 1989 đến 2000. Egger và Winner (2006) đã phân biệt hai hình thái tham
nhũng: một là sự tham nhũng tước đoạt, chiếm đoạt và hai là sự tham nhũng trợ
giúp, khi mà trước đây được hiểu là một tác động gây hại rõ ràng lên những doanh
nghiệp và công ty hay những hành vi sau này như kiểu là loại một dầu bôi trơn
nhằm làm dịu bớt những sự thất bại trước đó của chính phủ. Họ đã sử dụng việc
phân tích dữ liệu có trong bảng như là một ví dụ cho những quốc gia OECD và
những quốc gia không nằm trong OECD, trong suốt giai đoạn 1983 cho đến 1999,
và họ cũng đã chứng minh được rằng tác động trợ giúp đã tác dụng nhiều hơn do
những tác động răn đe, kìm hãm. Tuy nhiên, việc phân tích cũng đã chỉ ra rằng một
sự khác biệt trong những kết quả ghi nhận được đó chính là sự tham nhũng đóng
một vai trò hết sức quan trọng trong dòng chảy FDI đối với những nước OECD,
trong khi đối với những nước không nằm trong OECD thì việc tham nhũng không
tác động nhiều đến dòng vốn đầu tư nước ngoài.
Cuối cùng, một đặc điểm khác của dòng vốn đó là tác động của thuế. Thuế là một
vấn đề được ưu tiên rất cao đối với một số lượng lớn những tập đoàn đa quốc gia,
và trong nhiều trường hợp nó còn được xem như là một công cụ để thu hút dòng
5

vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (Agostini 2007, Hines 1996). Những sự cải cách
nguồn thu thuế cũng là một trong những thay đổi trong thời kì quá độ lên chế độ thị
trường tự do và do đó, nhiều kết quả tích cực có thể xảy ra nhờ vào tác động của

thuế đối với dòng vốn FDI và cho dù các công ty nước ngoài có được phân biệt so
với các công ty trong nước trong những vấn đề này.
Mối quan hệ giữa đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) và các khía cạnh trong việc
điều hành của chính phủ cũng được phân tích. Một vài phân tích cho rằng một sự
điều hành tốt cũng giúp thu hút FDI (Shleifer & Vishny, 1998; World Bank, 2002;
Globerman & Shapiro, 2002; Globerman & Shapiro, 2003; Globerman et al, 2004;
La Porta et al, 1997,
1998; Gani, 2007)
. Một cái nhìn tổng quát cho thấy rằng các
nước có sự điều hành tốt của chính phủ có xu hướng thu hút nhiều FDI hơn bởi vì
nếu thiếu đi việc điều hành tốt này thì việc đầu tư sẽ không được bảo hộ
(Globerman & Shapiro,
2003) và việc điều hành yếu kém sẽ làm tăng chi phí
và sự bất ổn
(Cuervo-Cazurra, 2008a,b). Sự điều hành của chính phủ được định
nghĩa một cách tổng quát là: “Nhà điều hành của một đất nước sử dụng tính bắt
buộc và các cơ sở hạ tầng để thực thi quyền lực của mình” (Kaufman, Kraay and
Zoido-Lobaton, 1999), và việc điều hành tốt là: “bộ máy tư pháp độc lập, bộ máy
lập pháp, luật pháp công bằng và minh bạch với tính cưỡng chế công bằng, thông tin
tài chính cộng đồng đáng tin cậy và lòng tin lớn vào bộ máy công”.(Li,2005)
Tuy nhiên, quan điểm này đã có sự không nhất trí và tranh cãi giữa Li và Filer
(2004), Li (2005) và Zhu (2007). Li (2005) tranh luận rằng việc điều hành không tốt
thì không liên quan gì đến việc không có sự bảo hộ bởi vì: hệ thống “điều hành dựa
trên mối quan hệ” đã thay thế hệ thống “điều hành dựa trên luật lệ” để quản lí các
vấn đề kinh tế và xã hội. Mặt khác, với sự điều hành không tốt, những công ty vượt
trội hơn lại dựa vào mối quan hệ cá nhân để bảo hộ công việc kinh doanh của họ.
Trong hệ thống “dựa trên mối quan hệ”, hệ thống chính trị có xu hướng được bảo
trợ bởi những nhà làm luật đầy quyền lực, và các chính sách có xu hướng ủng hộ
những nhà kinh doanh lớn, những người cung cấp nguồn lực lớn cho MNEs (các
công ty đa quốc gia).

6

Zhu (2007) tranh luận rằng, các hãng nước ngoài thì không đồng nhất trong việc
chấp nhận một sự điều hành yếu kém của chính phủ và thiết lập một cách có chiến
lược môi trường địa phương để đạt được các hợp đồng kinh doanh. Trong môi
trường có sự điều hành tốt của chính phủ với hệ thống luật pháp phát triển, tòa án, bộ
máy hành chính và vấn đề bảo trợ quyền sở hữu, các hãng sẽ chơi một trò chơi đó là
tuân thủ pháp luật, bởi vì các hành vi phạm pháp sẽ làm cho họ tốn một khoản chi
phí rất lớn cho việc làm cho chúng hợp pháp và giữ lại danh tiếng của mình. Tuy
nhiên, trong môi trường mà việc điều hành của chính phủ yếu kém, nơi mà các hãng
nước ngoài cạnh tranh với cả các hãng trong nước và ngoài nước khác, họ điều chỉnh
môi trường kinh doanh trong nước, đưa hối lộ để có được các hợp đồng kinh doanh,
điều này đã làm trầm trọng thêm các vấn đề vè viêc điều hành yếu kém của chính
phủ ở các nước mục tiêu. Do đó, Zhu (tháng 3/2007) khẳng định rằng: “Ở các nước
dân chủ và phát triển hơn, việc dòng FDI đi vào tăng lên dường như đã đóng góp
nhiều cho việc hạn chế các vấn đề về tham nhũng, trong khi đó, thì ở những nước
không dân chủ và kém phát triển hơn, việc dòng FDI đi vào tăng lên lại có liên hệ với
mức độ tham nhũng càng ngày càng gia tăng.”
Zhu (2007) cho rằng các hãng nước ngoài trong môi trường điều hành yếu kém sẽ có
rất ít động cơ để cố gắng cải thiện việc điều hành. Các hãng này hưởng lợi từ việc
điều hành yếu kém bằng việc hối lộ, và điều này rõ ràng cho thấy rằng họ chẳng có
chút động cơ nào để phải hô hào cải thiện việc điều hành. Các hãng này không đạt
được các hợp đồng kinh doanh bởi vì vấn đề tham nhũng có thể thích việc giữ im
lặng hơn, bởi vì hai lí do:
Thứ nhất: việc hô hào công khai hay theo đuổi các vụ kiện tụng thường gặp thất bại,
bởi vì hệ thống pháp luật yếu kém và mối quan hệ chặt chẽ giữa người thắng kiện và
tòa án.
Thứ hai: việc kinh doanh là một trò chơi lặp đi lặp lại, và người thua cuộc trong một
hợp đồng kinh doanh đơn lẻ có thể không muốn phá hủy luôn cả mối quan hệ của họ
với các bạn hàng, những người có thể đem lại cho họ cơ hội có dược những hợp

đồng lần sau. Việc phê phán về vấn đề điều hành tệ hại thì dường như tạo ra nhiều
thì địch hơn, giảm đi các cơ hội để có được hợp đồng trong tương lai.
7

Đối với trường hợp tham nhũng, thì có rất nhiều tài liệu nghiên cứu về vấn đề này.
Nhiều nhà nghiên cứu đã tranh luận rằng mức độ lạm phát cao sẽ gây nên một rào
cản trong việc thu hút FDI ở các nước quá độ (Resmini 2000, Hellman, Jones and
Kaufmann 2002, Bevan and Estrin 2004, Caetano 2005). Tuy nhiên, có rất nhiều
tác giả ủng hộ quan điểm rằng vấn đề tham nhũng là nguyên nhân gây nên việc
điều hành yếu kém, việc đó hóa ra lại cho rằng vấn đề tham nhũng lại là một đặc
điểm thu hút FDI (Leys, 1965; Bailey, 1966; Huntington, 1968; Lui, 1985; Beck
and Maher, 1986; Lien, 1986; Shleifer and
Vishny, 1994; Bardhan, 1997;
Kaufmann and Wei, 2000; Aidt, 2003; Meon and Sekkat,
2005). Điều này thường
được thực hiện thông qua các lựa chọn mà vấn đề tham nhũng mang đến
(thường qua việc hối lộ) để loại bỏ đi chủ nghĩa chính quyền trì trệ, cũng như
những công chức nhà nước không có tinh thần làm việc. Vì thế, tham nhũng có
thể bù đắp cho vấn đề điều hành yếu kém và thu hút thêm FDI. Cần phải chú ý
rằng, vấn đề được tranh luận ở đây là không phải là thông thường thì việc tham
nhũng sẽ làm giảm FDI, nhưng vấn đề tham nhũng sẽ bù đắp cho tình trạng
mập mờ vẫn còn tiếp diễn bởi vì chất lượng yếu kém trong việc điều hành của
chính phủ. Điều này ngụ ý rằng, FDI nên được giảm bớt bởi vì vấn đề tham
nhũng ở các nước mà chất lượng điều hành của chính phủ là tương đối. Trong
trường hợp vấn đề tham nhũng đòi hỏi chi phí và sẽ không có lỗi lầm nào được
được thông qua.
Tài liệu về các yếu tố tác động đến FDI chỉ ra rằng các công ti đa quốc gia
(MNEs) chịu ảnh hưởng rất lớn từ vấn đề tham nhũng. Có hai phương pháp:
“sand of wheels” và “grease of wheels”. Phương pháp thứ nhất cho rằng tham
nhũng ngăn cản FDI vì nó thể hiện ra vấn đề trục trặc của việc điều hành,

những người điều hành thường có xu hướng tăng chi phí đối với các công ty
nước ngoài. Có một vài cách mà tham nhũng gây nên việc chặn lại dòng FDI.
Việc chi trả không hợp pháp (hối lộ) làm tăng chi phí của một vài qui trình,
trong khi đó tại cùng thời điểm, kết hợp với con người việc tạo nên các trở ngại
cũng gây ra việc trì trệ để những công ty này từ chối chi trả. Kết quả trong
trường hợp này mô tả bằng tính minh bạch thấp và việc thi hành quyền sở hữu
không tốt
(Teksoz, 2006). Hiện tượng tham nhũng là trầm trọng ở các nước quá độ
8

và có rất nhiều tác giả cho rằng sự xuất hiện có nó chính là rào cản nghiêm trọng nhất
cho FDI (Resmini2000, Hellman, Jones and Kaufmann 2002, Bevan and Estrin 2004,
Caetano 2005).
Ngược lại với “sand the wheels” là phương pháp “grease the wheels”. Phương pháp
này nhắm vào những phương diện mà tham nhũng có thể mang đến một giải pháp cho
tình huống khó khăn này. Ý tưởng chủ đạo là tham nhũng có thể bù đắp cho cơ sở hạ
tầng nghèo nàn. Bằng cách như vậy, tham nhũng minh họa cho một đặc điểm thu hút
FDI
(Shleifer and Vishny, 1993; Bardhan, 1999; Kaufmann and Wei,
2000; Aidt,
2003; Meon and Sekkat, 2005). Điều này có thể đạt được thông qua hoạt động
tham nhũng (thường là hối lộ), nó có thể làm thông suốt tiến trình điều hành,
trong khi đó cũng xóa bỏ các hạn chế về bô máy chính quyền
Việc có mặt vấn đề tham nhũng ở các nước quá độ có thể được xem như là mối tương
quan với việc tăng lên nguồn vốn đầu tư nước ngoài. Mối tương quan này có thể dẫn
đến các ảnh hưởng tích cực có, tiêu cực cũng có.
(Coupet, 2003; Sandholtz et al,
2003; Zhu, 2007). Ảnh hưởng tích cực tương quan với tình trạng mà các hãng
nước ngoài thực chất thể hiện ở các nước chủ nhà việc điều hành tốt hơn, điều
đó phỏng đoán ra mô hình và đặc điểm của một MNE cụ thể, trong khi đó cũng

thể hiện tính kiên nhẫn cực kì lớn. Như một lựa chọn, các hãng nước ngoài có
thể chỉ chọn để khai thác tình trạng phổ biến như họ, bằng việc trở người chơi
mạnh mẽ và linh hoạt hơn trong trò chơi tham nhũng, và thường thì việc này chỉ
kết thúc với tình trạng là mức tham nhũng ngày càng gia tăng.

9

CHƯƠNG 2: TÌNH HÌNH THU HÚT FDI VÀ VAI TRÒ CỦA FDI ĐỐI VỚI
NỀN KINH TẾ VIỆT NAM
2.1 Sự cần thiết thu hút FDI
Hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài được nhiều nước thừa nhận là một trong số
những nhân tố quan trọng đối với sự nghiệp phát triển của mỗi quốc gia, đặc biệt là
về lĩnh vực kinh tế.
Từ khi luật đầu tư trực tiếp nước ngoài được ban hành được và đưa vào hoạt động
từ tháng 12 năm 1987, hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài ngày càng được Đảng
và Nhà nước ta khẳng định là một bộ phận cấu thành quan trọng trong nền kinh tế
thị trường, góp phần thúc đẩy sự phát triển các nguồn lực trong nước. Sự xuất hiện
của FDI trong những năm vừa qua đã mang lại cho chúng ta những tác động tích
cực về kinh tế xã hội ở các mặt như:
 FDI có những đóng góp tích cực đối với tổng đầu tư trong toàn xã hội, tăng khả
năng thu hút các nguồn vốn khác.
 Tăng cường xuất khẩu.
 FDI góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa - hiện đại
hóa.
 Tăng nguồn thu ngân sách quốc gia, tạo việc làm và cải thiện cuộc sống người
dân.
 Chuyển giao công nghệ một cách thuận lợi và nhanh chóng.
Ngoài các hoạt động trên FDI còn góp phần tích cực vào phát triển lực lượng sản
xuất. Tập trung chủ yếu vào các ngành công nghiệp với tổng số dự án cho lĩnh vực
này tính đến tháng 2-2012 là 7819 dự án (chiếm 57.8% tổng số dự án).

Đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực xây dựng cơ sở hạ tầng, khu công nghiệp, bưu
chính viễn thông, y tế, văn hóa giáo dục tăng mạnh. Đem lại những mô hình quản
lý tiên tiến, những phương thức kinh doanh hiện đại cho nền kinh tế, thúc đẩy các
doanh nghiệp đổi mới, tiếp thu công nghệ, nâng cao năng lực cạnh tranh trên thị
trường trong nước và quốc tế. Tăng cường thế và lực trong tiến trình hội nhập với
10

nền kinh tế khu vực nói riêng và sự cạnh tranh khốc liệt trong nền kinh tế toàn cầu
nói chung khi tự do hóa mậu dịch.
2.1.1 FDI đối với vốn đầu tư xã hội và tăng trưởng kinh tế
FDI là nguồn vốn bổ sung quan trọng cho đầu tư phát triển, đáp ứng nhu cầu tăng
trưởng kinh tế. Giai đoạn 2001-2005, FDI đã đóng góp 16% cho đầu tư phát triển
toàn xã hội, tỷ trọng này tăng lên 24,8% vào thời kỳ 2006-2011.
Việt Nam tiến hành công cuộc đổi mới từ một xuất phát điểm rất thấp. Do vậy, xét
về nhu cầu vốn, FDI được coi là một nguồn vốn bổ sung quan trọng cho vốn đầu tư
trong nước, nhằm đáp nhu cầu đầu tư cho phát triển. Trong suốt hơn hai thập kỷ
qua, khu vực có vốn FDI chiếm tỷ trọng ngày càng tăng trong GDP. Bên cạnh đó,
khu vực có vốn FDI luôn dẫn đầu về tốc độ tăng giá trị gia tăng so với các khu vực
kinh tế khác và là khu vực phát triển năng động nhất.
Hình 2.1: Đóng góp FDI trong GDP qua một số năm

Nguồn: Tổng cục thống kê Việt Nam
Như trên hình 2.1 cho thấy mức đóng góp của FDI vào GDP Việt Nam gia tăng qua
các năm, từ 2% năm 1991 lên 15.2% năm 2004.
2.1.2 FDI góp phần nâng cao năng lực sản xuất công nghiệp và tăng cường xuất
khẩu
FDI tập trung chủ yếu vào lĩnh vực công nghiệp. Nhờ đó trong suốt hơn hai thập kỷ
qua, FDI đã góp phần cải thiện được nhiều ngành kinh tế quan trọng như thăm dò,
11


khai thác dầu khí, bưu chính viễn thông, điện tử, xây dựng hạ tầng v.v.
Hằng năm vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào khu công nghiệp, khu chế
xuất (KCN, KCX) chiếm từ 35-40% tổng vốn FDI đăng ký tăng thêm của cả nước,
trong đó các dự án FDI về sản xuất công nghiệp trong KCN, KCX chiếm gần 80%
tổng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào ngành công nghiệp cả nước.
Tính đến cuối tháng 12/2011, các KCN, KCX đã thu hút được 4.113 dự án có vốn
đầu tư nước ngoài còn hiệu lực với tổng vốn đầu tư đăng ký đạt 59,6 tỷ USD, tổng
vốn đầu tư thực hiện đạt 27 tỷ USD, bằng 45% tổng vốn đầu tư đăng ký.
Hình 2.2: Sự gia tăng vốn FDI vào một số ngành công nghiệp
Nguồn : Cục đầu tư nước ngoài
Khu vực FDI cũng chiếm tỷ trọng ngày càng cao trong tổng kim ngạch xuất khẩu
của Việt Nam. Nếu như năm 1995, khu vực FDI, (kể cả dầu thô) chỉ chiếm 27%
tổng xuất khẩu cả nước thì đến năm 2011 đã chiếm tới 59%.
2.1.3 FDI góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa -
hiện đại hóa
FDI cũng góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế và nâng cao năng lực sản xuất công
nghiệp. Theo đó, tỷ trọng nông nghiệp từ chỗ 80% vào năm 1988, đến năm 2011
chỉ còn 22%, công nghiệp - dịch vụ chiếm 78%. Tốc độ tăng trưởng công nghiệp
0
20000
40000
60000
80000
100000
120000
140000
160000
Khai
khoáng
Công

nghiệp chế
biến, chế
tạo
Sản xuất
và phân
phối điện,
khí đốt,
nước nóng,
hơi nước
và điều hoà
không khí
Xây dựng Vận tải,
kho bãi
Thông tin
và truyền
thông
Hoạt động
chuyên
môn, khoa
học và
công nghệ
Số vốn FDI vào một số ngành công nghiệp (tỷ đồng)
2005
2007
2008
2009
Sơ bộ 2010
12

của khu vực FDI luôn cao hơn tốc độ tăng trưởng chung của cả nước. Năm 1996,

tốc độ tăng trưởng công nghiệp của khu vực FDI là 21,7% trong khi tốc độ tăng
trưởng công nghiệp cả nước là 14,2%. Năm 2000, tốc độ này tương ứng là 21,8%
và 17,5% ; năm 2005 là 21,2% và 17,1%; năm 2010 là 17,2% và 14,7%.
Trong hoạt động đổi mới và chuyển giao công nghệ ở Việt Nam, FDI cũng đóng
một vai trò quan trọng, góp phần vào việc tăng cường cơ sở vật chất cho sự nghiệp
công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.
2.1.4 FDI đối với việc làm và cải thiện nguồn nhân lực
Mỗi năm FDI mang lại khoảng hơn 2 triệu việc làm trực tiếp và một số lượng lớn
việc làm cho lao động gián tiếp. FDI xuất hiện chủ yếu trong các ngành tập trung
vốn và sử dụng lao động có trình độ cao. Hơn nữa, số lao động này được tiếp cận
với công nghệ hiện đại, có kỷ luật lao động tốt, học hỏi được các phương thức lao
động tiên tiến. Đặc biệt, một số chuyên gia Việt Nam làm việc tại các doanh
nghiệp FDI đã có thể thay thế dần các chuyên gia nước ngoài trong việc đảm nhiệm
những chức vụ quản lý doanh nghiệp và điều khiển các qui trình công nghệ hiện
đại.
Hình 2.3: Biểu đồ thị trường lao động khu vực FDI

Nguồn: Cục thống kê Việt Nam và Tạp chí phát triển kinh tế


2000 2001 2002 2003 2004 2006 2007 2008 2009 2010
407565
489287
691088
860259
1044851
1163886
1400685
1712152
2107428

2596876
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11
13

2.1.5 FDI tăng nguồn thu ngân sách Nhà nước và các cân đối vĩ mô
FDI cũng có những đóng góp đáng kể vào thu ngân sách và cân đối vĩ mô. Trong
giai đoạn 2006-2010, thu ngân sách khối FDI đạt hơn 10,5 tỷ USD, tăng bình quân
trên 20%. Trong năm 2011, thu nộp ngân sách của khu vực FDI đạt 3,5 tỷ USD.
Bên cạnh đó, FDI đã góp phần quan trọng vào việc tăng thặng dư của tài khoản
vốn, góp phần cải thiện cán cân thanh toán nói chung.
Bảng 2.1: Đóng góp của FDI vào cán cân thanh toán

Nguồn: NHNN, Bộ kế hoạch và đầu tư, viện nghiên cứu quản lý kinh tế trung ương
Nhìn vào cán cân tài khoản vốn ta có thể thấy rõ những đóng góp đáng kể của FDI
vào cán cân thanh toán.
2.2 Diễn biến thu hút FDI tại Việt Nam từ năm 1988 đến năm 2012
2.2.1 Những cải cách về chính sách đầu tư
Chính sách thu hút vốn FDI tại Việt Nam đã được thực hiện ngay từ khi Việt Nam
tiến hành cải cách kinh tế và được thể chế hóa thông qua ban hành Luật Đầu tư
Nước ngoài năm 1987. Cho đến nay, Luật Đầu tư Nước ngoài đã được sửa đổi và
hoàn thiện 4 lần vào các năm 1990, 1992, 1996 và gần đây nhất là năm 2000. Xu
hướng chung của thay đổi chính sách Việt Nam là ngày càng nới rộng quyền, tạo
điều kiện thuận lợi hơn cho các nhà đầu tư nước ngoài và thu hẹp sự khác biệt về
14

chính sách đầu tư giữa đầu tư nước ngoài và đầu tư trong nước. Những thay đổi này
thể hiện nỗ lực của Chính phủ trong cải thiện, tạo môi trường đầu tư chung theo xu
hướng hội nhập của Việt Nam.
Bên cạnh việc thấy rõ vai trò của dòng vốn FDI đối với phát triển kinh tế, những
thay đổi trong chính sách đầu tư của Việt Nam còn xuất phát từ 3 nhân tố sau:

 Sự thay đổi về nhận thức và quan điểm của Đảng và Nhà nước đối với khu vực
có vốn FDI.
 Chính sách thu hút FDI của các nước trong khu vực và trên thế giới, tạo nên áp
lực cạnh tranh đối với dòng vốn đầu tư FDI vào Việt Nam.
 Những cam kết quốc tế của Việt Nam về đầu tư nước ngoài.
Bảng 2.2: Những nét thay đổi chính trong các lần thay đổi luật đầu tư nước ngoài

×