Tải bản đầy đủ (.pdf) (80 trang)

Đo lường kênh truyền dẫn tiền tệ - Hiệu ứng ERPT ở việt nam trước và sau khủng khoảng tài chính

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.38 MB, 80 trang )


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM



CÔNG TRÌNH DỰ THI
GIẢI THƯỞNG NGHIÊN CỨU KHOA HỌC SINH VIÊN
“NHÀ KINH TẾ TRẺ – NĂM 2012”
TÊN CÔNG TRÌNH:
ĐO LƯỜNG KÊNH TRUYỀN DẪN TIỀN TỆ -
HIỆU ỨNG ERPT Ở VIỆT NAM TRƯỚC VÀ SAU
KHỦNG KHOẢNG TÀI CHÍNH


THUỘC NHÓM NGÀNH: KHOA HỌC KINH TẾ





i

TÓM TẮT
Bài nghiên cứu sử dụng mô hình vecto tự hồi quy có cấu trúc (VAR/SVAR) để
đánh giá chính sách tiền tệ nói chung và tỷ giá hối đoái nói riêng của một quốc gia có
nền kinh tế nhỏ và mở như Việt Nam, đặc biệt là nền kinh tế sẽ thích ứng như thế nào
trước những cú sốc về tiền tệ, lãi suất, tỷ giá hối đoái. Đo lường tác động từ những cú
sốc của chính sách tiền tệ bằng nhiều biến khác nhau, phân tích độ nhạy của các biến
kinh tế trong nước trước sự thay đổi của các cú sốc từ chính sách tiền tệ nhằm mục
đích tìm hiểu xem cơ chế truyền dẫn chính sách này đã thay đổi như thế nào trước và


sau giai đoạn khủng khoảng 2008. Sử dụng dữ liệu theo tháng từ 1/2004 đến 12/2011,
mô hình SVAR 9 biến được sử dụng để nghiên cứu phản ứng của nền kinh tế trước
những cú sốc trong và ngoài nướcvà mô hình VAR 5 biến đo lường tác động riêng biệt
của cú sốc tỷ giá hối đoái lên lạm phát. Kết quả thực nghiệm cho thấy sau khủng
khoảng, lãi suất, cung tiền, sản lượng nhạy cảm và phản ứng mạnh hơn trước các biến
động yếu tố bên ngoài cũng như biến động giá cả trong nước, còn lạm phát thì phản
ứng chậm và yếu hơn. Điều này thể hiện chính phủ đang thực hiện chính sách tiền tệ
linh hoạt tập trung vào kiềm chế lạm phát hơn là chú trọng tăng trưởng như trước
đây.Các kết quả phân tích Variance Decomposition cũng ủng hộ những phát hiện này.
Bằng chứng thực nghiệm từ bài nghiên cứu cho thấy khủng khoảng đã làm thay đổi
kênh truyền dẫn chính sách tiền tệ, tỷ giá trong việc lan truyền tác động những cú sốc
đến các thành phần nền kinh tế Việt Nam.
Từ khóa: SVAR, VAR, chính sách tiền tệ,tỷ giá, pass-through, ERPT



ii

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG 1: CÁC XU HƯỚNG NGHIÊN CỨU TRƯỚC ĐÂY VỀ TÁC ĐỘNG
“PASS-THROUGH” CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ VÀ HIỆU ỨNG ERPT 4
CHƯƠNG 2: TÁC ĐỘNG “PASS-THROUGH” CỦA CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ
8
2.1. Cơ chế tác động của chính sách tiền tệ 8
2.1.1. Tác động qua kênh lãi suất 9
2.1.2. Kênh Tỷ giá 10
2.1.3. Kênh Tín dụng 11
2.1.4. Kênh giá tài sản 11

2.2. Vai trò của cơ chế truyền dẫn trong điều hành chính sách tiền tệ 13
CHƯƠNG 3: MÔ HÌNH VÀ DỮ LIỆU 16
3.1. Mô hình thực nghiệm 16
3.2. Lựa chọn các biến mô hình và cơ sở dữ liệu phục vụ phân tích 19
3.3. Cấu trúc và các kiểm định mô hình 21
3.3.1. Cấu trúc mô hình trong trường hợp ở Việt Nam 21
3.3.2. Kiểm tra tính dừng của các biến và độ trễ trong mô hình 23
3.4. Hàm xung lực phản hồi và phân tích phương sai 26
3.4.1. Hàm xung lực phản hồi: 26
3.4.2. Phân tích phương sai 28
CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ THỰC NGHIỆM VÀ PHÂN TÍCH 29
4.1. Các kênh truyền dẫn của chính sách tiền tệ, tỷ giá tới nền kinh tế 29
4.1.1. Phản ứng của lãi suất VND đối với các cú sốc từ bên ngoài nền kinh tế
29

iii

4.1.2. Phản ứng của nền kinh tế trong nước bao gồm: sản lượng công nghiệp, giá
cả và lãi suất trước biến động lãi suất của FED 30
4.1.3. Phản ứng của nền kinh tế bao gồm sản lượng công nghiệp, cung tiền M2
và lãi suấttrước các biến động về sản lượng và giá cả hàng hóa nội địa 31
4.1.4. Phản ứng của các biến chính sách tiền tệ đối với sự thay đổi về cung tiền,
lãi suất và tỷ giá 34
4.1.5. Phản ứng của mức giá cả trước biến động tỷ giá, cung tiền và lãi suất 37
4.2. Phân tích Variance Decompositionđể đánh giá mức độ tác động trong ngắn
hạn và trung hạn 38
4.3 Đo lường mức độ và độ trễ của tác động của hiệu ứng ERPT lên lạm phát
trước và sau đại khủng hoảng kinh tế toàn cầu năm 2008. 41
CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN 49
PHỤ LỤC

TÀI LIỆU THAM KHẢO


iv

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

CSTK Chính sách tài khóa
CSTT Chính sách tiền tệ
EX/EXVN Tỷ giá USD/VND danh nghĩa
ERPT Exchange rate pass-through
FED Quỹ dự trữ liên bang Hoa Kỳ
IMF Quỹ tiền tệ quốc tế
IP Sản lượng công nghiệp trong nước
IP
U
Sản lượng công nghiệp của Hoa Kỳ
IR Lãi suất qua đêm liên NH
IR
U
Sản lượng công nghiệp của Hoa Kỳ
M2/M2VN Cung tiền M2
NHNN Ngân hàng nhà nước
NHTW Ngân hàng Trung Ương
OPI/POIL Chỉ số giá dầu thô thế giới
P/PVN Chỉ số CPI trong nước
P
U
Chỉ số CPI của Hoa Kỳ
SVAR Structural vector autoregressive- Mô hình cấu trúc vectơ tự hồi

quy
VAR Vector autoregression – Mô hình tự hồi quy vectơ
WTO Tổ chức Thương mại thế giới.



v


DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 3.1: Các biến trong mô hình cấu trúc tự hồi quy véc tơ (SVAR) 20
Bảng 3.2: Cấu trúc ma trận A
0
22
Bảng 3.3: Cấu trúc ma trận B(L) 22
Bảng 3.4: Kiểm định tính dừng của số liệu (sai phân bậc 1) 23
Bảng 3.5:Kiểm định độ trễ tối ưu của mô hình theo 5 tiêu chuẩn (2004-2007) 24
Bảng 3.6:Kiểm định độ trễ tối ưu của mô hình theo 5 tiêu chuẩn (2008-2011) 24
Bảng 3.7:Kiểm định tương quan phần dư cho hai giai đoạn 25
Bảng 3.8:Kiểm định độ trễ tối ưu của mô hình theo 5 tiêu chuẩn (2004-2011) 26
Bảng 3.9:Kiểm định tương quan phần dư cho giai đoạn (2004-2011) 26
Bảng 4.1:Các nhân tố tác động đến sự biến động của sản lượng, CPI, M2, Lãi suất và
Tỷ giá trước khủng khoảng 39
Bảng 4.2:Các nhân tố tác động đến sự biến động của sản lượng, CPI, M2, Lãi suất và
Tỷ giá sau khủng khoảng 40
Bảng 4.3:Kiểm định độ trễ tối ưu của mô hình theo 5 tiêu chuẩn (2004-2007) 42
Bảng 4.4:Kiểm định độ trễ tối ưu của mô hình theo 5 tiêu chuẩn (2008-2011) 43
Bảng 4.5:Kiểm định tương quan phần dư cho hai giai đoạn 43
Bảng 4.6: Hệ số Pass-through giai đoạn trước khủng hoảng 44

Bảng 4.7: Hệ số Pass-through giai đoạn sau khủng hoảng 46



vi

DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ

Hình 2.1: Kênh tác động của chính sách tiền tệ 9
Hình 2.2: Đồ thị tác động của cung tiền đến tỷ giá hối đoái 10
Hình 4.1: Phản ứng phân rã của lãi suất VND đối với các cú sốc ngoại sinh 29
Hình 4.2:Phản ứng phân rã của IP, P và IR trước biến động IR
U
30
Hình 4.3:Phản ứng của sản lượng công nghiệp IP, cung tiền M2 và lãi suất IR trong
nước trước các biến động về giá cả hàng hóa nội địa 32
Hình 4.4:Phản ứng của sản lượng công nghiệp IP, cung tiền M2 và lãi suất IR trong
nước trước các biến động về sản lượng công nghiệp Việt Nam 33
Hình 4.5:Phản ứng phân rã tương tác giữa các biến chính sách tiền tệ M2, IR, EX
trước khủng khoảng 35
Hình 4.6:Phản ứng phân rã tương tác giữa các biến chính sách tiền tệ M2, IR, EX
trước khủng khoảng. 36
Hình 4.7:Phản ứng của mức giácả trong nước (P )trước biến động tỷ giá (EX), cung
tiền (M2) và lãi suất (IR) 37
Hình 4.8:Diễn biến lạm phát của Việt Nam từ 2000-T8/2011 47

GVHD: TS. Nguyễn Khắc Quốc Bảo


1

LỜI MỞ ĐẦU

Kuttner và Mosser (2002) và Clinton và Engert (2000) đã chỉ ra rằng, hiệu quả
của chính sách tiền tệ phụ thuộc rất nhiều vào khả năng của các nhà hoạch định chính
sách có thể đánh giá chính xác về thời điểm và hiệu quả của việc điều hành chính sách
tiền tệ thông qua các kênh truyền dẫn sẽ tác động như thế nào tới hoạt động kinh tế và
kiểm soát giá cả.
Kể từ sau khủng hoảng kinh tế 2007-2008, Việt Nam cùng với các nước trong
khu vực đã tiến hành những thay đổi mạnh mẽ trong việc thực hiện của chính sách tiền
tệ và lựa chọn các cơ chế điều hành chính sách tiền tệ phù hợp với đặc điểm, quy mô
của nền kinh tế cũng như phù hợp với từng giai đoạn phát triển kinh tế. Một số nước đã
lựa chọn cơ chế điều hành chính sách tiền tệ được đặc trưng bởi mức độ tự chủ cao
trong việc điều hành chính sách tiền tệ hay việc lựa chọn các chế độ tỷ giá và mức độ
tự do dòng vốn quốc tế với mục tiêu chính là hướng tới một thị trường tiền tệ ổn định,
minh bạch, thúc đẩy tăng trưởng và ổn định giá cả hàng hóa trong nước. Để có thể điều
hành chính sách tiền tệ hiệu quả và đảm bảo đạt được các mục tiêu vĩ mô đề ra cũng
như đánh giá các tác động bên trong và bên ngoài nền kinh tế đem lại, Ngân hàng
Trung ương (NHTƯ) nhiều nước đã tiến hành phân tích và đánh giá cơ chế truyền dẫn
tiền tệ của nước mình thông qua các nghiên cứu định lượng để từ đó đề ra các giải pháp
nhằm nâng cao hiệu quả thực thi chính sách tiền tệ cũng như các giải pháp nhằm hạn
chế các tác động tiêu cực hoặc tận dụng các cơ hội trong quá trình hội nhập và tự do
hóa thị trường tài chính. Đối với Việt Nam, việc phân tích và đánh giá cơ chế truyền
dẫn tiền tệ, hiệu ứng ERPT đã được đề cập đến tại một số các nghiên cứu trong và
ngoài nước, tuy nhiên, việc tiếp cận phân tích định lượng vẫn còn hạn chế trong nhiều
nghiên cứu. Hy vọng góp chút gì đó về mặt định lượng trong nghiên cứu, phân tích
chính sách kinh tế Việt Nam thời gian qua. Đó là lý do nhóm thực hiện đề tài này.


GVHD: TS. Nguyễn Khắc Quốc Bảo



2
Mục tiêu nghiên cứu
Để giải quyết các vấn đề trên, tôi đặt ra những câu hỏi và mục đích nghiên cứu:
 Mức độ và độ trễ tác động của các chính sách tiền tệ, hiệu ứng ERPT trước
những cú sốc bên trong và ngoài nền kinh tế và ngược lại?
 Khủng khoảng kinh tế có làm thay đổi cơ chế truyền dẫn tác động chính
sách tiền tệ, hiệu ứng ERPT ở Việt Nam?
 Hiệu ứng ERPT và lạm phát mục tiêu: Quan hệ như thế nào?
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu
Bài nghiên cứu này sử dụng phương pháp mô hình cấu trúc tự hồi quy véc tơ
(SVAR/VAR) để mô hình hóa khuôn khổ chính sách tiền tệ của một nền kinh tế thị
trường với độ mở lớn như Việt Nam trong giai đoạn trước và sau khủng hoảng kinh tế
2008. Phương pháp VAR/SVAR được xem là linh hoạt vì nó có thể chứa nhiều mối
quan hệ giữa các biến số kinh tế vĩ mô dựa trên lý thuyết kinh tế và lần lượt cho phép
chúng ta xác định được những cú sốc tiền tệ trực giao. Trong mô hình này, sẽ thiết lập
các điều kiện cần thiết để tìm ra những cú sốc tiền tệ và tỷ giá của Việt Nam, sau đó
đánh giá hiệu quả tác động của hiệu ứng ERPT, chính sách tiền tệ và các kênh truyền
dẫn khác nhau đến giá cả hàng hóa và các hoạt động sản xuất kinh doanh của nền kinh
tế trong nước.
Các kiểm định tính dừng Augmented Dickey Fuller, kiểm tra Impulse Response,
phân tích Variance Decomposition để đánh giá mức độ tác động trong trung dài hạn
cũng được thực hiện với EVIEW để hạn chế những sai sót có thể xảy ra.
Phát triển từ ý tưởng trên, bài nghiên cứu gồm 3 phần chính:
Phần 1: Mô tả ngắn ngọn về các kênh truyền dẫn tác động chính sách tiền tệ, vai
trò của cơ chế truyền dẫn trong điều hành chính sách tiền tệ, tỷ giácủa Chính phủ; các
xu hướng nghiên cứu về tác động của chính sách tiền tệ và ERPT.
Phần 2: Lựa chọn mô hình, dữ liệu, cấu trúc mô hình cho trường hợp Việt Nam
và các kiểm định mô hình.
GVHD: TS. Nguyễn Khắc Quốc Bảo



3
Phần 3: Sử dụng phương pháp VAR/SVAR đo lường cơ chế truyền dẫn của
chính sách tiền tệ, hiệu ứng ERPT lên các yếu tố kinh tế vĩ mô của Việt Nam trước và
sau khủng hoảng 2008.
Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
Bài nghiên cứu liên kết và phát triển các xu hướng nghiên cứu trên thế giới
nhưng áp dụng ở thực tiễn Việt Nam hiện nay về đo lường tác động hiệu ứng “pass-
through” của chính sách tiền tệ, tỷ giá lên nền kinh tế. Cung cấp những cách tiếp cận
mới về kinh tế vĩ mô thực nghiệm ở Việt Nam. Áp dụng mô hình đạt giải Nobel 2011
củaSims và Thomas Sargent giúp nhận diện và giải thích của cú sốc kinh tế trong dữ
liệu lịch sử, và giúp phân tích xem những cú sốc ấy dần dần tác động ra sao tới các
biến số vĩ mô khác. Đó cũng là nền tảng cho việc ban hành chính sách kinh tế của
nhiều nước gần đây.
Hướng phát triển của đề tài
Bài nghiên cứu chỉ dừng lại ở đo lường định lượng tác động pass-through của chính
sách tiền tệ, tỷ giá tới các biến vĩ mô của nền kinh tế. Trên thế giới đã có nhiều nghiên
cứu về chủ điểm này nhưng ở Việt Nam còn rất hạn chế như:
 Phân tích tác động “pass-through” của chính sách tài khóa đến hoạt động của
nền kinh tế.
 Nghiên cứu về tác động truyền dẫn của những cú sốc thuế đối với hoạt động của
nền kinh tế.
 Kết hợp chính sách tài khóa và tiền tệ trong điều hành kinh tế khi đã có những
đánh giá đúng về các kênh truyền dẫn tác động của 2 chính sách này.

GVHD: TS. Nguyễn Khắc Quốc Bảo


4

1. CHƯƠNG 1: CÁC XU HƯỚNG NGHIÊN CỨU TRƯỚC ĐÂY VỀ TÁC
ĐỘNG “PASS-THROUGH” CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ VÀ HIỆU ỨNG
ERPT
Đánh giá đúng của cơ chế lan truyền (pass-through) tiền tệ, tỷ giálà rất quan
trọng cho sự hiểu biết và dự báo những ảnh hưởng của các chính sách tiền tệ vào nền
kinh tế thực. Hiểu được những kênh truyền dẫn mà chính sách tiền tệ tác động đến sản
lượng và lạm phát qua đó tăng cường hiệu quả của chính sách tiền tệ và cho phép các
ngân hàng trung ương duy trì các biến kinh tế vĩ mô quan trọng ở mức mục tiêu. Với
ảnh hưởng sâu rộng của nó đến nền kinh tế thực, chính sách tiền tệ được nghiên cứu rất
nhiều qua các năm. Phần lớn các bài nghiên cứu kinh tế khác nhau nghiên cứu về các
kênh truyền dẫn mà thông qua đó chính sách tiền tệ tác động đến các thành phần khác
nhau của nền kinh tế. Đa số các nghiên cứu tập trung chủ yếu ở Mỹ và châu Âu, nhưng
trong những năm gần đây đã được nghiên cứu rộng rãi trong nước đang phát triển (ví
dụ Pruteanu năm 2004, Công hòa Séc, Juks, năm 2004 ở E-xtô-ni-a; Horvath et al,
2004 ở Hungary; Golodniuk, Ukraine vào 2005; Matousek và Sarantis, 2006 cho
Slovenia, Slovakia và Ba Lan;Belarus ).
Nghiên cứu về phản ứng của nền kinh tế trước những cú sốc chính sách tiền tệ
trong và ngoài nước giai đoạn trước và sau khủng khoảng kinh tế Châu Á được hai tác
giả Mala Raghavan và Param Silvapulle trong nghiên cứu “Structural VAR Approach
to Malaysian Monetary Policy FrameworkEvidence from the Pre- and Post-Asian
Crisis Periods” thực hiện tại Malaysia (2006). Kết quả thực nghiệm cho thấy có sự
khác biệt đáng chú ý: trong giai đoạn trước khủng khoảng chính sách tiền tệ và tỷ giá
hối đoái ảnh hưởng đáng kể đến giá cả, sản lượng và cung tiền, lãi suất trong khi đó
giai đoạn sau khủng khoảng chỉ những cú sốc trong cung tiền mới ảnh hưởng mạnh đến
sản lượng. Hơn thế nữa chính sách tiền tệ trong nước dễ bị tổn thương bởi những cú
sốc về sản lượng và giá hàng hóa thế giới ở giai đoạn sau khủng khoảng hơn là trước
khủng khoảng. Những phát hiện này cho thấy khủng khoảng đã làm thay đổi kênh
GVHD: TS. Nguyễn Khắc Quốc Bảo



5
truyền dẫn chính sách tiền tệ trong việc lan truyền tác động những cú sốc đến các thành
phần nền kinh tế Malaysia.
Còn trong bài nghiên cứu “Pass through Effect of Exchange Rate and Monetary
Policy in Sri Lanka” ( 1/2012), hai tác giả Sooriyakumar Krishnapillai và Henry
Thompson kiểm tra hiệu quả của chính sách tiền tệ trong cú sốc tỷ giá hối đoái mục
tiêu giữa các giai đoạn khác nhau ở Sri Lanka.Kết quả cho thấy gần đây chính sách tiền
tệ theo tỷ giá mục tiêu khá phổ biến chứ không nhắm theo lạm phát mục tiêu. Nguyên
nhân tỷ lệ lạm phát cao trong thời gian gần đây ở Sri Lanka là do Ngân hàng trung
ương mua trái phiếu phát hành bởi chính phủ để tiền tệ hóa chi tiêu quốc phòng và tăng
tiền lương của nhân viên chính phủ trong giai đoạn này do mục đích chính trị, do đó
dẫn đến lạm phát và sự biến dạng chính sách tiền tệ. Tăng trưởng kinh tế có thể giảm
trong dài hạn nếu chính sách tiền tệ không hoạt động tối ưu trên lạm phát và tỷ giá hối
đoái mục tiêu.
Phân tích tác động của các kênh truyền dẫn tiền tệ và lãi suất, Besiik
Samkharadze đã sử dụng phương pháp VAR để phân tích tác động của các kênh truyền
dẫn tiền tệ và lãi suất ở nước Georgia từ 2002 đến 2007 (Monetary Transmission
Mechanism in Georgia: Analyzing Pass-Through of Different Channels, 2008). Kết
quả thực nghiệm từ bài nghiên cứu này cho thấy tỷ giá hối đoái là yếu tố quan trọng
ảnh hưởng đến lạm phát, lãi suất cũng ảnh hưởng đáng kể thông qua GDP thực và lạm
phát. Đặc biệt ở Georia cung tiền bằng đổng tiền quốc gia thì có ảnh hưởng mạnh lên
sản lượng còn tổng cung tiền tổng thể thì hầu như không tác động. Và chính sách tiền
tệ nói chung, chính sách tiền tệ mở rộng hay thu hẹp đều có tác động đến sản lượng
thực và lạm phát ở Georgia.
Không chỉ nghiên cứu tác động “pass-through” của chính sách tiền tệ, chính
sách tài khóa cũng được nghiều nhà nghiên cứu trên thế giới phân tích. Như RAFAEL
RAVNIK và IVAN ŽILIĆ trong bài nghiên cứu “The use of SVAR analysis in
determining the effects of fiscal sốcs in Croatia” (2010) đã sử dụng phương pháp đa
biến Blanchard-Perotti SVAR để phân tích ảnh hưởng riêng biệt của chính sách tài
GVHD: TS. Nguyễn Khắc Quốc Bảo



6
khóa ngắn hạn đến hoạt động kinh tế, lạm phát và lãi suất ngắn hạn tại Croatia. Kết
quả cho thấy rằng những tác động của những cú sốc chi tiêu chính phủ và các cú sốc
nguồn thu chính phủ có liên quan cao nhất với lãi suất và thấp nhất với lạm phát. Một
cú sốc thuế trong ngắn hạn làm tăng tỷ lệ lạm phát và cũng làm giảm tỷ lệ lãi suất ngắn
hạn, và nó sẽ ổn định như ban đầu sau 1 năm, trong khi cú sốc chi tiêu dẫn đến một
hiệu ứng ngược lại. Bài nghiên cứu cho biết một cú sốc thuế có ảnh hưởng lâu dài về
thuế trong tương lai, trong khi mức chi tiêu của chính phủ trong tương lai không liên
quan đến những cú sốc chi tiêu hiện hành.Tương tác giữa các yếu tố của chính sách tài
khóa cũng được kiểm tra và kết luận rằng một cú sốc thuế làm tăng chi phí dài hạn,
trong khi một cú sốc chi phí không ảnh hưởng đáng kể đến thu ngân sách Nhà nước, và
phù hợp với xu hướng tăng trưởng nợ công.
Nghiên cứu về tác động của những cú sốc về thuế đối với hoạt động kinh tế,
nhiều tác giả cho rằng tác động này chủ yếu là tiêu cực, trong ngắn hạn có độ lệch đáng
kể. Ví dụ như Lozano và Rodriquez (2008), Heppke-Falk, Tenhofen và Wolf (2006)
phản ứng tích cực của GDP trong những cú sốc thuế được hiển thị. Tác động tích cực
này được nêu trong De Castro và de Cos (2006) đối với trường hợp của Tây Ban Nha
chỉ kéo dài 2/4, trong trung hạn và dài hạn thì lại mang hiệu quả tiêu cực theo lý thuyết
Keynes. Một kết quả so sánh với kết quả từ mô hình New Keynes trong Gali, Lopez-
Salidoz và các Valles (2007), với sự suy giảm của tỷ lệ lao động được xem là
tốt. Những ảnh hưởng của những cú sốc tài chính về tỷ lệ lạm phát thì rất khác nhau và
không có kết luận đúng duy nhất cho tất cả các quốc gia.
Còn ở Việt Nam các nghiên cứu về vấn đề này còn hạn chế, nhất là về mặt định
lượng. Trong bài nghiên cứu của Vũ Văn Minh (2009) “Exchange rate pass-through
and it implications for inflation in Vietnam”, tác giả đo lường mức độ và thời gian tác
động của tỷ giá hối đoái đến lạm phát (hiệu ứng ERPT) ở Việt Nam giai đoạn 1991 đến
2006.Qua các kiểm định, tác giả thấy rằng pass–through tỷ giá hối đoái
(ERPT)của Việt Nam ở mức trung bình so với các nền kinh tế khác tương tự. Tác

động của cú sốc tỷ giá đến giá tiêu dùng có độ trễ khoảng 10 tháng, sau 15
GVHD: TS. Nguyễn Khắc Quốc Bảo


7
tháng các tác động của một cú sốc tỷ giá hối đoái trên giá nhập khẩu và giá tiêu
dùng được loại bỏ hoàn toàn. Ngân hàng Nhà nước là có thể áp dụng chính sách tiền
tệ mạnh mẽ hơn để đối phó với biến động trong thị trường tài chính do hiệu ứng ERPT
chỉ ở mức trung bình.
Đối với Việt Nam, việc phân tích và đánh giá cơ chế truyền dẫn tiền tệ đã được
đề cập đến tại một số các nghiên cứu trong và ngoài nước, tuy nhiên, việc tiếp cận phân
tích định lượng vẫn còn hạn chế trong nhiều nghiên cứu. Do vậy, nhóm thực hiện bài
nghiên cứu định lượng này nhằm đóng góp một chút gì đó về mặt định lượng trong các
phân tích và đánh giá cơ chế truyền dẫn tiền tệ tại Việt Nam nhất là giai đoạn cải cách
kinh tế hậu khủng khoảng. Bài nghiên cứu này sẽ sử dụng phương pháp mô hình cấu
trúc tự hồi quy véc tơ (SVAR) để mô hình hóa khuôn khổ chính sách tiền tệ của một
nền kinh tế thị trường với độ mở lớn như Việt Namtrước và sau năm 2008. Phương
pháp này được xem là linh hoạt vì nó có thể chứa nhiều mối quan hệ giữa các biến số
kinh tế vĩ mô dựa trên lý thuyết kinh tế và lần lượt cho phép chúng ta xác định được
những cú sốc tiền tệ trực giao.


GVHD: TS. Nguyễn Khắc Quốc Bảo


8
2. CHƯƠNG 2: TÁC ĐỘNG “PASS-THROUGH” CỦA CHÍNH SÁCH TIỀN
TỆ
2.1. Cơ chế tác động của chính sách tiền tệ
Trong một nền kinh tế mở có sự giao lưu với thế giới bên ngoài, thị trường

hàng hoá, thị trường tín dụng, thị trường bất động sản và thị trường tài chính phát triển,
sự biến động giá cả ngắn hạn của vốn tiền tệ (lãi suất ngắn hạn) sẽ có tác động đến kỳ
vọng dự tính, lãi suất dài hạn, tỷ giá hối đoái và giá của tài sản cũng như tác động đến
hoạt động tín dụng ngân hàng. Trong trường hợp biến động của lãi suất ngắn hạn có xu
hướng tăng lên, hoạt động xuất khẩu sẽ bị ngưng trệ và thay vào đó là sự gia tăng của
hoạt động nhập khẩu. Ngược lại, biến động của lãi suất ngắn hạn có xu hướng giảm đi
sẽ tác động tốt đến hoạt động xuất khẩu. Tương tự, sự biến động của lãi suất ngắn hạn
cũng có tác động đến lãi suất dài hạn và kỳ vọng dự tính làm ảnh hưởng đến thị trường
tài chính thông qua hoạt động dịch chuyển các luồng vốn giữa các thị trường bộ phận
của thị trường tài chính và tác động mạnh đến thị trường bất động sản, cũng như thị
trường tín dụng xuất phát từ lựa chọn đối nghịch của các chủ thể kinh tế khi so sánh
hiệu quả của vốn đầu tư giữa các thị trường.
Chính sự tác động này, dẫn đến sự biến động các biến số quan trọng của nền
kinh tế như hành vi tiêu dùng, đầu tư (bao gồm khả năng thanh khoản, đầu tư trực tiếp,
đầu tư gián tiếp trên thị trường tài chính và hoạt động xuất nhập khẩu) và thông qua
các kênh truyền dẫn chính sách tiền tệ như kênh tín dụng, kênh tiền tệ, kênh tỷ giá,
kênh giá tài sản để tác động đa phương đến các biến số vĩ mô của nền kinh tế như tiêu
dùng, đầu tư, xuất khẩu ròng. Tác động của chính sách tiền tệ đến các biến số vĩ mô
này cùng với tác động của chính sách tài khoá đến chi tiêu của Chính phủ sẽ dẫn đến
sự thay đổi của tổng sản lượng (hay tổng cầu), hệ quả là chúng sẽ tác động và làm biến
đổi các chỉ số giá cả cũng như lạm phát.

GVHD: TS. Nguyễn Khắc Quốc Bảo


9
Hình 2.1: Kênh tác động của chính sách tiền tệ


2.1.1. Tác động qua kênh lãi suất

Đối với tiêu dùng và đầu tư: khi khối cung tiền tăng lên làm cho mức lãi suất
giảm xuống khuyến khích các chủ thể trong nền kinh tế chi tiêu, đầu tư nhiều hơn. Về
phía cá nhân hộ gia đình được lợi do chi phí vốn vay mua hàng hóa giảm xuống nên sẽ
tăng chi tiêu bao gồm chi tiêu tiêu dùng và chi tiêu hàng hóa lâu bền. Hơn nữa lãi suất
giảm xuống sẽ không hấp dẫn họ gửi tiết kiệm mà họ sẽ tăng chi tiêu nhiều hơn. Đối
với khu vực doanh nghiệp lãi suất vốn vay giảm khiến cho chí phí vay ngân hàng giảm,
dẫn đến các dự án đầu tư mở rộng sản xuất kinh doanh được triển khai mạnh mẽ hơn.
Khi lãi suất thực tăng lên sẽ có tác động ngược lại làm giảm đầu tư, tiêu dùng. Lưu ý
nhu cầu đầu tư nhảy cảm với mức lãi suất thực chứ không phải lãi suất danh nghĩa. Khi
có một sự gia tăng trong cung tiền M, mức giá cả dự tính P* và mức lạm phát dự tính
GVHD: TS. Nguyễn Khắc Quốc Bảo


10
f* tăng kéo theo sự giảm xuống của mức lãi suất ir (Hiệu ứng Fisher: ir= I- f*). Có thể
khía quát ảnh hưởng như sau:
M↑→P↑→f*↑→ ir ↓→I ↑→Y ↑
Xét dưới gốc độ ảnh hưởng của thu nhập: lãi suất tiết kiệm giảm xuống người
gửi tiết kiệm bất lợi nhưng người đi vay sẽ được lợi sẽ dẫn tới phân phối thu nhập từ
người gửi tiền sang người vay tiền. Người đi vay sẽ tăng cường vay thêm phục vụ tiêu
dùng đầu tư vào danh mục, dự án đầu tư nhằm tăng thu nhập, trong khi đó người gửi
tiết kiệm sẽ chi tiêu hạn chế do thu nhập sụt giảm. Tuy nhiên sự giảm chi tiêu này thấp
hơn nhu cầu đầu tư tiêu dùng của người đi vay. Do vậy tổng chi tiêu sẽ tăng, GDP sẽ
tăng. Xét trên một khía cạnh khác khi lãi suất không quá hấp dẫn người tiết kiệm họ sẽ
có khuynh hướng nắm giữ tài sản tài chính hơn (như cổ phiếu, trái phiếu,…) giá của
các tài sản tài chính này sẽ tăng khi lãi suất giảm, làm tăng thu nhập của họ và chi tiêu
của họ cũng sẽ tăng lên.

2.1.2. Kênh Tỷ giá
Sự biến động của lượng cung tiền sẽ làm thay đổi tỷ giá hối đoái. Áp dụng mô

hình Mundell-Fleming, trong nền kinh tế mở, tỷ giá hối đoái linh hoạt chúng ta sẽ xem
xét tác động của chính sách tiền tệ đến nền kinh tế thông qua đồ thị sau:
Hình 2.2: Đồ thị tác động của cung tiền đến tỷ giá hối đoái

M↑→i↓→E↑→ xuất khẩu ↑, nhập khẩu ↓→AD↑→Y↑
GVHD: TS. Nguyễn Khắc Quốc Bảo


11
Xem xét ở một số quốc gia duy trì tỷ giá cố định, CSTT có thể tác động tới tỷ
giá thực thông qua giá cả trong nước và do vậy dẫn đến có thể tác động tới xuất khẩu
ròng mặc dù với mức độ thấp hơn và chậm hơn. Tùy theo điều kiện và mức độ phát
triển của thị trường, đặc biệt điểm tài chính của các hộ gia đình, các doanh nghiệp
trong từng quốcgia mà CSTT tác động qua kênh tỷ giá là khác nhau.
Vai trò quan trọng của kênh tỷ giá hối đoái trong việc truyền dẫn tác động của
chính sách tiền tệ lên nền kinh tế trong nước đã được dẫn chứng trong những nghiên
cứu gần đây của Bryant, Hooper, Mann (1993), và Taylor (1993).

2.1.3. Kênh Tín dụng
Trung gian tài chính trong đó chủ yếu là ngân hàng đóng vai trò quan trọng đối
vớitài trợ vốn cho nền kinh tế. Sự mở rộng hay thu hẹp quy mô cho vay của nó quyết
địnhtới quy mô của tổng cầu, từ đó quyết định tới sự tăng trưởng kinh tế.Kênh tín dụng
là kênh truyền dẫn ảnh hưởng của CSTT tới khả năng cấp tín dụngcủa trung gian tài
chính. Kênh này truyền dẫn ảnh hưởng của CSTT qua 2 giác độ là hoạtđộng tín dụng
ngân hàng và sự điều chỉnh bảng tổng kết tài sản.Ở Việt Nam, thị trường tài chính chưa
phát triển nên tín dụng trở thành mắt xíchtrọng yếu trong phát triển kinh tế. Vì vậy, tín
dụng trở thành kênh quan trọng trong sựtruyền tải CSTT tới nền kinh tế.

2.1.4. Kênh giá tài sản
Sự thay đổi của mức lãi suất thị trường sẽ ảnhhưởng đến giá cả thị trường của

các tài sản tài chính(cổ phiếu, trái phiếu) và tài sản thực (bất động sản), do đó mà ảnh
hưởng đến quyết định đầu tư, chi tiêu của các chủ thể kinh tế. Mối quan hệ giữa lãi suất
thị trường, giá cả của thị trường với giá trị của tài sản là nghịch chiều, khi lãi suất thị
trường giảm xuống, các chủ thể sẽ có sự di chuyển vốn sang các kênh đầu tư vào các
tài sản tăng lên, xu hướng đầu tư, tiêu dùng tăng lên sẽ làm tăng GDP. Và ngược lại khi
lãi suất thị trường tăng sẽ làm giảm GDP. Một cách tiếp cận khác là xem xét ảnh
hưởng củaCSTT đến giá cổ phiếu của công ty, thể hiện ở tỷ lệ giữa giá trị thị trường
GVHD: TS. Nguyễn Khắc Quốc Bảo


12
của công ty với giá thay thế tài sản. Khi NHTW giảm cung tiền sẽ làm cho giá cổ phiếu
giảm bớt và ngược lại. Có thể khái quát hiệu ứng này như sau:
M↑→P*↑→q↑→I↑→Y↑
Đánh giá chung
Mặc dù nhiều nhà nghiên cứu như Taylor (1995) nhìn nhận kênh lãi suất truyền
thống hoạt động thông qua chi phí vốn là cực kỳ quan trọng trong cơ chế truyền dẫn
chính sách tiền tệ, nhưng nhiều nhà nghiên cứu khác thì tỏ ra không đồng tình. Một
nghiên cứu gần đây về chi tiêu cho đầu tư tài sản cố định (Chirinko 2009) kết luận rằng
phản ứng của đầu tư đối với biến số giá cả thường nhỏ và không quan trọng so với biến
số lượng. Rõ ràng rằng các mô hình kinh tế vĩ mô được phát triển để lãi suất có ảnh
hưởng lớn nhưng những người sử dụng mô hình đó thường thấy rằng những thay đổi
lãi suất nhỏ trong trường hợp cụ thể thì có ảnh hưởng khiêm tốn.
Mặc dù có thể kênh lãi suất truyền thống không quá quan trọng, chúng ta thấy
rằng việc truyền dẫn tác động của chính sách tiền tệ qua kênh tín dụng đưa ra một kênh
khác làm cho việc thay đổi lãi suất có ảnh hưởng quan trọng đến tổng cầu. Có ba lý do
để tin rằng các kênh tín dụng là một phần quan trọng của cơ chế truyền dẫn chính sách
tiền tệ. Đầu tiên, có rất nhiều bằng chứng để chứng minh cho quan điểm rằng những
khuyết tật của thị trường tín dụng thực sự có ảnh hưởng đến các quyết định việc làm và
chi tiêu của các doanh nghiệp. Thứ hai, có những bằng chứng, như trong Gertler và

Gilchrist (2007), chỉ ra rằng những doanh nghiệp nhỏ, tín dụng bị giới hạn thì bị ảnh
hưởng bởi chính sách tiền tệ thắt chặt nhiều hơn doanh nghiệp lớn, tín dụng ít bị giới
hạn. Thứ ba, và có lẽ là điều thuyết phục nhất, quan niệm bất đối xứng thông tin của thị
trường tín dụng không hoàn hảo là cốt lõi của phân tích kênh tín dụng và là một lý luận
đã được chứng minh là rất hữu ích trong việc giải thích nhiều hiện tượng quan trọng
khác. Ví dụ, quan niệm bất đối xứng thông tin của thị trường tín dụng không hoàn hảo
giải thích tại sao có sự tồn tại của rất nhiều các thể chế tài chính và tại sao hệ thống tài
chính lại có cấu trúc như hiện nay. Thêm vào đó, bàn bạc về các kênh khác như chính
GVHD: TS. Nguyễn Khắc Quốc Bảo


13
sách tỷ giá, hệ số Tobin-Q, sự giàu có và giá nhà đất cung cấp thêm những lý do tại sao
giá tài sản lại có vai trò quan trọng trong cơ chế truyền dẫn chính sách tiền tệ.

2.2. Vai trò của cơ chế truyền dẫn trong điều hành chính sách tiền tệ
Về mặt lý thuyết, để chính sách tiền tệ tác động được đến các biến số vĩ mô của
nền kinh tế, NHTW luôn phải xác định rõ ràng chiến lược tiếp cận của mình, trong đó
vấn đề cơ bản và tiên quyết là xác định tập hợp các mục tiêu cần đạt được bao gồm
mục tiêu cuối cùng, mục tiêu trung gian và mục tiêu hoạt động. Thông thường, mục
tiêu cuối cùng của chính sách tiền tệ được các NHTW thống nhất lựa chọn là ổn định
giá trị tiền tệ, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và công ăn việc. Ngoài ra, tuỳ vào điều kiện
cụ thể, NHTWcòn lựa chọn thêm các mục tiêu ổn định lãi suất, ổn định thị trường tài
chính và ổn định thị trường ngoại hối. Tuy nhiên, trong hoạt động điều hành chính sách
tiền tệ của mình, không phải lúc nào NHTW cũng đạt được tất cả các mục tiêu đặt ra;
trong ngắn hạn, đôi khi NHTW phải tạm thời từ bỏ mục tiêu chủ yếu để tập trung khắc
phục tình trạng thất nghiệp cao đột ngột Chính vì vậy, phần lớn NHTW đều chủ
trương theo đuổi một mục tiêu trong dài hạn là ổn định giá cả và đa mục tiêu trong
ngắn hạn trong hoạt động điều hành và thực thi chính sách tiền tệ của mình.
Trên thực tế, để đạt được các mục tiêu cuối cùng là giá cả, sản lượng và công

ăn việc làm cao, NHTW có xu hướng tập trung vào các biến số cần đạt được trước khi
đạt được mục tiêu cuối cùng trên cơ sở các tiêu chí: Có thể đo lường được một cách
chính xác và nhanh chóng, có thể kiểm soát được để có thể điều chỉnh mục tiêu đó cho
phù hợp với định hướng của chính sách tiền tệ và có mối liên hệ chặt chẽ với mục tiêu
cuối cùng (các biến số này còn gọi là biến trung gian hay mục tiêu trung gian - thường
là các mức lãi suất thị trường hoặc tổng khối lượng tiền cung ứng M1, M2, M3 ) và
các biến số có phản ứng tức thời với sự điều chỉnh của công cụ chính sách tiền tệ được
xác định trên cơ sở các tiêu chí: Có thể đo lường được nhằm tránh những sự suy diễn
thiếu chính xác làm sai lệch dấu hiệu của chính sách tiền tệ, có mối quan hệ trực tiếp
và ổn định với các công cụ của chính sách tiền tệ và có mối quan hệ chặt chẽ, ổn định
GVHD: TS. Nguyễn Khắc Quốc Bảo


14
với mục tiêu trung gian được lựa chọn để tác động (các biến số này còn gọi là biến hoạt
động hay mục tiêu hoạt động - bao gồm lãi suất liên ngân hàng, dự trữ không vay, dự
trữ đi vay ).
Thông thường, để tác động đến các mục tiêu của chính sách tiền tệ, NHTW
thực hiện điều hành các công cụ của mình theo cơ chế kiểm soát tiền tệ trực tiếp và cơ
chế kiểm soát tiền tệ gián tiếp nhằm tác động đến lãi suất dài hạn, tỷ giá hối đoái, tăng
trưởng tín dụng cũng như giá tài sản cầm cố, thế chấp và thông qua các kênh truyền
dẫn chính sách tiền tệ để tác động tới các biến số vĩ mô của nền kinh tế qua đó đạt
được các mục tiêu cuối cùng.
Cơ chế kiểm soát tiền tệ trực tiếp là cơ chế tác động của NHTW thông qua việc
sử dụng hệ thống các công cụ trực tiếp (bao gồm các công cụ như hạn mức tín dụng, lãi
suất trần, sàn tín dụng, tín dụng theo chỉ định, tín dụng theo tỷ lệ ký quỹ ) kết hợp với
kiểm soát lượng tiền cung ứng nhằm tác động đến cơ số tiền tệ hay rộng hơn là khối
lượng tín dụng cung ứng cho nền kinh tế. Tuy nhiên, cơ chế kiểm soát tiền tệ trực tiếp
này chỉ áp dụng trong điều kiện hoạt động của NHTW kém phát triển, nền kinh tế
đóng, không có sự giao lưu rộng rãi với thế giới bên ngoài, một thị trường tài chính

kém phát triển dẫn đến sự thiếu vắng hoạt động đầu tư gián tiếp và quan hệ cung cầu
tiền tệ bị chi phối mạnh bởi các yếu tố phi lãi suất. Tác động của cơ chế này chủ yếu
được thực hiện thông qua kênh tín dụng và chỉ có hiệu quả khi vốn đầu tư của nền kinh
tế phụ thuộc lớn và trực tiếp vào vốn tín dụng ngân hàng. Trên thực tế, sự tác động của
kênh tín dụng này thường đơn độc và luôn bị lấn lướt bởi tác động của các yếu tố kinh
tế, chính trị khác.
Cơ chế cơ kiểm soát tiền tệ gián tiếp là cơ chế tác động của NHTW thông qua
các công cụ gián tiếp (bao gồm dự trữ bắt buộc, lãi suất tái chiết khấu và nghiệp vụ thị
trường mở) nhằm điều chỉnh hoặc chi phối dự trữ của hệ thống ngân hàng cho phù hợp
với các điều kiện về thị trường và phù hợp với thực trạng hoạt động của hệ thống ngân
hàng cũng như đòi hỏi của nền kinh tế; các công cụ này có tác động đến cả khối lượng
GVHD: TS. Nguyễn Khắc Quốc Bảo


15
tín dụng cung ứng cho nền kinh tế và giá cả ngắn hạn của vốn tiền tệ (lãi suất ngắn
hạn).
Như vậy, qua những phân tích trên, có thể thấy cơ chế truyền dẫn có vai trò vô
cùng quan trọng trong điều hành chính sách tiền tệ của NHTW, hiệu quả chuyển tải của
cơ chế này phụ thuộc vào mức độ phản ứng của các chủ thế kinh tế đối với những biến
động của các điều kiện tiền tệ. Trong một số điều kiện kinh tế và tiền tệ nhất định, cơ
chế này bản thân nó đã xác lập được một cách khái quát nhất khuôn khổ tác động của
chính sách tiền tệ đối với các biến số vĩ mô của nền kinh tế mà qua đó, NHTW hoàn
toàn có thể vận dụng nó trong hoạt động điều hành chính sách tiền tệ của mình.


GVHD: TS. Nguyễn Khắc Quốc Bảo


16

3. CHƯƠNG 3: MÔ HÌNH VÀ DỮ LIỆU
3.1. Mô hình thực nghiệm
Cho đến cuối thập kỷ 1960, giới nghiên cứu và hoạch định chính sách vĩ mô sử
dụng những mô hình kinh tế thực nghiệm được xây dựng trên cơ sở lý thuyết Keynes
để phục vụ cho công tác phân tích và dự báo kinh tế. Một số mô hình nổi tiếng như
Multimod, Fair, Wharton, Nigem, Murphy bao gồm hàng chục, thậm chí hàng trăm
phương trình biểu diễn các quan hệ kinh tế vĩ mô quan trọng. Mỗi phương trình biểu
diễn quan hệ của một biến số vĩ mô với các biến khác trong mô hình hoặc các biến
ngoại sinh(biến ngoài mô hình). Ví dụ tổng đầu tư của nền kinh tế sẽ là một phương
trình phụ thuộc vào lãi suất và xu hướng FDI, hay lạm phát sẽ phụ thuộc vào cung tiền
và giá nguyên liệu thô trên thế giới. Vào cuối giai đoạn này các nhà kinh tế đã nhận
thấy hai khiếm khuyết quan trọng của nhóm mô hình này. Thứ nhất rất nhiều lý thuyết
cho rằng các biến số kinh tế không chỉ phụ thuộc vào quan hệ hiện thời mà còn phụ
thuộc vào kỳ vọng trong tương lai, ví dụ điển hình nhất là lãi suất danh nghĩa phụ
thuộc vào kỳ vọng lạm phát. Hầu hết các mô hình lúc đó đều chỉ sử dụng biến ngoại
sinh, nghĩa là yếu tố này phải được xác định bên ngoài mô hình. Rõ ràng đây là một
khiếm khuyết cực lớn vì như vậy những phân tích/dự báo sử dụng các mô hình này
phải phụ thuộc vào giả định của biến ngọai sinh - hay nói cách khác những mô hình
loại này chẳng dự báo được gì vì cần đầu vào là một thứ dự báo khác. Thứ hai, các biến
số nộisinh trong các mô hình đó không thể tương tác qua lại với nhau ngoài một số giả
định rất đơn giản. Điều này dẫn đến vấn đềsau khi ước lượng VAR các phần dư không
có ý nghĩa kinh tế và do vậy không giúp gì cho việc phân tích kết quả mô hình.
Hai nhà kinh tế người Mỹ Thomas Sargent và Christopher Sims trong quá trình
tìm lời giải cho hai thách thức này đã mở ra một kỷ nguyên mới trong lĩnh vực mô hình
hóa kinh tế vĩ mô ( Đây cũng là hai tác giả đoạt giải Nobel Kinh tế 2011). Sims với
một loạt nghiên cứu của mình đã đưa ra một phương pháp mới ước lượng toàn bộ các
phương trình vĩ mô bằng VAR do đó cho phép các biến số có ảnh hưởng qua lại lẫn
nhau. Điểm đặc biệt trong phương pháp của Sims là khả năng phân tách từng cú sốc
GVHD: TS. Nguyễn Khắc Quốc Bảo



17
ngẫu nhiên trong mô hình để chỉ ra nguyên nhân nào dẫn đến lạm phát hay suy thoái
kinh tế. Không những thế phương pháp của Sims còn giúp các nhà kinh tế ước lượng
được mức độ và thời gian phản ứng của một nền kinh tế cụ thể với từng loại sốc khác
nhau thông qua phân tích “impulse response functions” tạm dịch là hàm xung lực phản
hồi, do đó vừa giúp cho công tác dự báo dễ dàng hơn vừa có thể đề ra những chính
sách đối phó thích hợp.
Song song với Sims, Sargent đã thành công đưa yếu tố kỳ vọng vào các mô hình
kinh tế thực nghiệm. Điểm đột phá quan trọng của Sargent là biến đổi những yếu tố kỳ
vọng thành một số phương trình giới hạn đồng thời lên một vài biến số vĩ mô trong một
hệ VAR. Để thực hiện điều này Sargent đã đưa ngược các cấu trúc kinh tế trở lại VAR
(do đó gọi là Structural VAR hay SVAR để phân biệt với VAR của Sims). Nhờ sáng
kiến này mà một mô hình phụ thuộc vào các yếu tố kỳ vọng trong tương lai có thể rút
gọn về một hệ VAR mà Sims đã tìm ra lời giải trước đó không lâu. Trong khi Sims
nhấn mạnh vào số liệu thực tế và đơn giản hóa tối đa cấu trúc lý thuyết (ngay cả việc
đưa ra các phương trình cũng cần rất ít lý thuyết), Sargent đã khéo léo đưa các quan hệ
lý thuyết quay trở lại mô hình mà không phá vỡ phương pháp ước lượng của Sims.
Chính nhờ cách biến đổi của Sargent cho phép mô hình hóa những quan hệ kinh tế cơ
bản nhất mà những mô hình xây dựng theo phương pháp này có thể áp dụng ngay cả
khi các chính sách hay cơ chế kinh tế thay đổi (miễn là các hành vi mô không đổi).
Vận dụng những đóng góp quan trọng của Sim và Sargent bài nghiên cứu sẽ áp
dụng mô hình SVAR để phân tích các mối quan hệ giữa các biến kinh tế vĩ mô và các
công cụ chính sách. Về mặt lý thuyết, mối quan hệ giữa các biến kinh tế vĩ mô và các
công cụ chính sách được thể hiện qua mô hình SVAR như sau:
tptpttt
YAYAYAYA





22110
(1)
Trong đó: Y
t
là véc tơ (Nx1) các biến nội sinh tại thời gian t,
A
i
là ma trận của các tham số (NxN) với i=0, 1, 2, …, p.

t

là véc tơ (Nx1) sai số ngẫu nhiên với đặc tính
t

=0
GVHD: TS. Nguyễn Khắc Quốc Bảo


18
Phương pháp SVAR giả định rằng những thay đổi trong cấu trúc mô hình là
trực giao, theo đó các thay đổi này không tương quan với phương sai, hiệp phương sai
S. Ma trận A
0
ở (1) trong mô hình SVAR ứng với các biến phụ thuộc.
Các tham số của mô hình SVAR sẽ được ước lượng thông qua 2 giai đoạn. Giai
đoạn 1 là giai đoạn rút gọn hay giản ước mô hình (1) thông qua việc ước lượng các
phương trình sau:
tptpttt
tptpttt

vYBYBYBY
hay
AYAAYAAYAAY












2211
1
0
1
022
1
011
1
0

(2)
Tại đó: B
i
=
1

0

A
A
i
, i=1, 2, …, p và v
t
=
1
0

A
ε
t
.
Giai đoạn 2 là giai đoạn xác định các ma trận A
0
và ma trận phương sai-hiệp
phương sai thông qua phương trình sau (theo cấu trúc của Hamilton (1994)):


 vAvAAAL
t
)(
2
1
)(log)2/1()2log()2/1(ln
1
0
1

0
1
0
1
0

(3)
Tại đó, ∑ là ma trận phương sai-hiệp phương sai và v
t
là ước phần dư từ mô
hình VAR rút gọn.
Việc phân tích cơ chế truyền tải chính sách tiền tệ và phản ứng của chính sách
tiền tệ trước tác động của các cú sốc bên ngoài nền kinh tế sẽ được thực hiện thông qua
cơ chế phân rã Choleski.
Đo lường hiệu ứng ERPT ở Việt Nam trước và sau khủng khoảng tài chính
2008, phần này của bài nghiên cứu sử dụng mô hình VAR cho các biến kinh tế vĩ mô,
phù hợp với các nghiên cứu trước đây được thực hiện để đo lường ERPT như nghiên
cứu của Taylor (2000), McCarthy (2000), và Võ Văn Minh (2008).
Các biến số được sử dụng trong phần nghiên cứu này gồm 5 biến kinh tế vĩ mô:
tỷ giá hối đoái (EXVN), khoảng cách sản lượng (GAP), cung tiền M2 (M2VN), giá dầu
(POIL) và chỉ số CPI (PVN).
Mô hình VAR 5x5 được thiết lập:

×