Tải bản đầy đủ (.docx) (29 trang)

HOẠT ĐỘNG CỦA TRUNG TÂM LƯU KÝ, THANH TOÁN BÙ TRỪ CHỨNG KHOÁN Ở VIỆT NAM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (778.13 KB, 29 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG THÀNH PHỐ HỔ CHÍ MINH
Khoa Ngân hàng Quốc tế

Đề tài 4 : HOẠT ĐỘNG CỦA TRUNG TÂM LƯU KÝ, THANH
TOÁN BÙ TRỪ CHỨNG KHOÁN Ở VIỆT NAM
GVHD: cô Vũ Thị Anh Thư
Nhóm 4, lớp BA024_2_131_D03 thực hiện
Tp. Hồ Chí Minh, tháng 09/2013
129
BẢNG PHÂN CÔNG CÔNG VIỆC
STT Họ tên Công việc
1 Vũ Trần Khánh Chi
030127110143
Chức năng, vai trò của VSD, tổng hợp lý
thuyết, nhận xét các nhóm khác
2 Lê Thiên Hương
030127110612
Tình hình đăng ký chứng khoán 2006-
2012, nhận xét các nhóm khác
3 Nguyễn Thị Hoàng Mi
030127110892
Dịch vụ đăng ký và lưu ký của Trung
tâm lưu ký chứng khoán, thực tiễn hoạt
động, nhận xét đề tài
4 Lê Kim Ngân
030127110975
Quyền và dịch vụ thực hiện quyền ; Hoạt
động thanh toán bù trừ, chỉnh sửa bài tổng
hợp, nhận xét các nhóm khác
5 Trần Thị Mỹ Ngọc
030127111038


Tổng hợp chung, gửi bài, in bài
6 Lương Thị Như Ngọc
030127111019
Dịch vụ bù trừ, thanh toán và thực hiện
quyền, nhận xét các nhóm khác
7 Vũ Thị Ánh Nguyệt
030127111069
Thanh toán bù trừ và thực hiện quyền,
tổng hợp Word. Nhận xét, góp ý các
nhóm khác
8 Nguyễn Trần Ngọc
Quyên
030127111302
Cầm cố, giải tỏa cầm cố, ký gửi; nhận xét
các nhóm khác
9 Trần Thị Kim Tiên
030127111672
Quy trình và thực tiễn hoạt động của
Trung tâm lưu ký chứng khoán, tổng hợp
word. Nhận xét, góp ý các nhóm khác.
10 Huỳnh Thị Ngọc Trâm
030127111786
Dịch vụ cấp mã số giao dịch, cấp mã số
chứng khoán, nhận xét các nhóm khác
11 Lữ Thị Kim Vân
030127111970
Lịch sử hình thành và cơ cấu tổ chức,
tổng hợp lý thuyết, nhận xét các nhóm
khác
12 Nguyễn Thị Như Ý

030127112072
Tình hình đăng ký chứng khoán 2006-
2012, nhận xét các nhóm khác
Mục Lục
Lời mở đầu 1
Lời Mở Đầu
Trong nền kinh tế mở cửa hội nhập với thế giới, chúng ta vừa nắm bắt được nhiều cơ
hội song cũng có nhiều thách thức. Trước đây để huy động vốn thì doanh nghiệp chủ yếu
là sẽ đi vay thông qua các tổ chức tài chính trung gian. Ngày nay, loại hình công ty cổ
phần trong lĩnh vực kinh doanh-sản xuất, ngân hàng, dịch vụ phát triển mạnh mẽ cũng
như luồng vốn đầu tư nước ngoài chảy vào Việt Nam ngày càng nhiều. Để đảm bảo luân
chuyển vốn nhanh chóng hơn và hiệu quả hơn, thị trường tài chính ra đời. Trong đó, thị
trường chứng khoán là một bộ phận của thị trường tài chính.
Để củng cố và hoàn thiện cấu trúc hạ tầng của thị trường chứng khoán qua đó thúc
đẩy sự phát triển của thị trường chứng khoán Việt Nam, Chính phủ đã thành lập Trung
tâm lưu ký chứng khoán (VSD). Hoạt động của VSD trong những năm gần đây đã có
những đóng góp tích cực trong việc quản lý các loại chứng khoán, điều phối hoạt động
kinh doanh và đảm bảo công bằng lợi ích cho các đối tượng tham gia.
Tuy nhiên, hoạt động của VSD dựa trên Luật chứng khoán và quy chế do VSD soạn
thảo cần phải được điều chỉnh và bổ sung để tăng tính ranh đe và làm cho thị trường hoạt
động hiệu quả hơn. Bên cạnh đó, để giúp cho sinh viên có cái nhìn tổng quát và rõ nét
hơn về thị trường chứng khoán nói chung và hoạt động của Trung tâm thanh toán và bù
trừ chứng khoán nói riêng, nhóm chúng tôi đã thực hiện đề tài này.
Đề tài của chúng tôi tìm hiểu về “Hoạt động của Trung tâm lưu ký, thanh toán bù trừ
chứng khoán ở Việt Nam” trên cơ sở lý thuyết và những số liệu minh họa. Vì vậy sẽ
không thể đề cập, phân tích chi tiết vấn đề trên góc độ thực tế. Mong cô và các bạn thông
cảm
Nhóm làm đề tài xin gửi lời cảm ơn đến cô Vũ Thị Anh Thư trong việc hướng dẫn,
góp ý để nhóm có được hướng đi đúng khi tiếp cận đề tài này.




 !"
#$%&'(%
)*%&'(% !+,&! -
"!./
0-(1 !21/
!.+
'3435
#$%&'(%
)*%&'(%
/
6
078!9
HOẠT ĐỘNG CỦA TRUNG TÂM LƯU KÝ VÀ THANH TOÁN BÙ
TRỪ
Chương 1: TỒNG QUAN VỀ TRUNG TÂM LƯU KÝ CHỨNG
KHOÁN VIỆT NAM
1. Cơ c ấu tổ chức và lịch sử hình thành Trung tâm lư u ký ch ứng khoán Việt Nam
Sơ đồ: Cơ cấu Tổ chức của Trung tâm lưu ký chứng khoán Việt Nam
Giai đoạn sơ khai hình thành thị trường chứng khoán ở Việt Nam (2001-2005), Trung
tâm giao dịch chứng khoán TPHCM (nay là Sở Giao dịch Chứng khoán (SGDCK)
629
HOẠT ĐỘNG CỦA TRUNG TÂM LƯU KÝ VÀ THANH TOÁN BÙ
TRỪ
TPHCM) và Trung tâm giao dịch chứng khoán Hà Nội (nay là SGDCK Hà Nội) là hai
nơi thực hiện đăng ký, lưu ký và bù trừ thanh toán chứng khoán. Tuy nhiên hai trung tâm
này được vận hành độc lập, rời rạc với và phạm vi dịch vụ cung cấp còn khá hạn chế, dẫn
đến hoạt động không đạt hiệu quả cao và lãng phí nguồn nhân lực.
Ngày 27/07/2005 Thủ tướng Chính Phủ đã ban hành Quyết định 189/2005/QĐ-TTg

thành lập Trung tâm lưu ký chứng khoán độc lập, với tư cách là tổ chức duy nhất thực
hiện chức năng cung cấp dịch vụ hỗ trợ hoàn tất giao dịch trên thị trường chứng khoán
Việt Nam và chính thức đi vào hoạt động vào ngày 01/05/2006.
Ngày 18/12/2008, Thủ tướng Chính phủ ký quyết định 171/2008/QĐ-TTg, có hiệu lực
từ ngày 27/09/2009về việc thành lập Trung tâm lưu ký chứng khoán Việt Nam (VSD),
trên cơ sở chuyển đổi, tổ chức lại Trung tâm lưu ký chứng khoán.
VSD hoạt động dưới mô hình của một công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên,
thuộc sở hữu Nhà nước (Sơ đồ cơ cấu tổ chức như trên).
2. Chức năng của Trung tâm lư u ký ch ứng khoán Việt Nam.
Cung cấp dịch vụ đăng ký, lưu ký, bù trừ và thanh toán cho các chứng khoán niêm yết
trên SGDCKvà các công ty đại chúng chưa niêm yết theo với quy định của pháp luật.
Thực hiện cấp mã chứng khoán gồm mã chứng khoán trong nước và mã định danh
chứng khoán quốc tế cho các loại chứng khoán niêm yết tại SGDCK và các công ty đại
chúng.
Tổ chức thực hiện quyền của người sở hữu chứng khoán cho các tổ chức phát hành là
các công ty đại chúng, các tổ chức có chứng khoán niêm yết trên SGDCK.
Cung cấp dịch vụ đại lý thanh toán cổ tức và lãi trái phiếu cho các tổ chức phát hành.
Cung cấp dịch vụ đại lý chuyển nhượng, thực hiện chuyển quyền sở hữu đối với các
trường hợp chuyển nhượng chứng khoán không qua giao dịch theo quy định pháp luật.
Cung cấp dịch vụ đăng ký, lưu ký và đại lý chuyển nhượng cho các loại chứng khoán
khác theo thoả thuận với các tổ chức phát hành.
Cung cấp các dịch vụ liên quan tới chứng khoán đăng ký tại trung tâm lưu ký chứng
khoán Việt Nam để hỗ trợ cho các giao dịch chứng khoán.
Sử dụng các cơ chế quản trị rủi ro như Quỹ hỗ trợ thanh toán để hỗ trợ kịp thời cho các
thành viên lưu ký nhằm đảm bảo an toàn cho hệ thống thanh toán chứng khoán.
Giám sát hoạt động của các thành viên lưu ký nhằm đảm bảo tuân thủ các Quy chế
hoạt động nghiệp vụ của VSD nhằm bảo vệ tài sản của người sở hữu chứng khoán.
Quản lý tỷ lệ sở hữu của người đầu tư nước ngoài theo quy định của pháp luật.
Hỗ trợ phát triển thị trường thông qua việc cung cấp các dịch vụ cơ sở hạ tầng kỹ
thuật, thông tin nhằm mục tiêu phát triển thị trường chứng khoán.

729
"':,9(%*21;1$%&"'1<$%&=>?@%A:B:;<=
HOẠT ĐỘNG CỦA TRUNG TÂM LƯU KÝ VÀ THANH TOÁN BÙ
TRỪ
Tham gia vào các chương trình hợp tác quốc tế lĩnh vực chứng khoán và thị trường
chứng khoán trong khuôn khổ quy định của Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước và Bộ Tài
chính.
Thực hiện các chức năng, nhiệm vụ khác sau khi được Bộ Tài chính chấp thuận.
1 Vai trò c ủ a Trung tâm l ư u ký ch ứ ng khoán Vi ệ t Nam
Với các chức năng trên, trung tâm VSD đã đóng một vai trò rất quan trọng trong việc
thúc đẩy sự phát triển của thị trường chứng khoán trong nước, đồng thời góp phần vào
việc thúc đẩy sự phát triển kinh tế. Cụ thể VSD đã có các vai trò:
• Hỗ trợ thanh toán và đảm bảo các giao dịch chứng khoán được hoàn tất.
• Giúp quản lý thị trường chứng khoán.
• Giảm chi phí cho các đối tượng tham gia thị trường.
• Giảm rủi ro cho hoạt động của thị trường.
• Thực hiện thanh toán nhanh, giúp các đối tượng của hệ thống tăng vòng quay vốn.
Chương 2: HOẠT ĐỘNG CỦA TRUNG TÂM LƯU KÝ CHỨNG
KHOÁN VIỆT NAM:
Hoạt động của TTLKCK Việt Nam được thực hiện thông qua các dịch vụ mà nó cung
cấp như: đăng ký, lưu ký, thực hiện quyền, thanh toán và bù trừ,…
1. Đăng ký chứng khoán
1.1. Đăng ký chứng khoán:
Đăng ký chứng khoán là việc VSD quản lý và ghi nhận các thông tin về quyền sở hữu
chứng khoán và các quyền khác của người sở hữu trên hệ thống của VSD. Theo quy định
của Luật chứng khoán, chứng khoán của công ty đại chúng phải được đăng ký tập trung
tại VSD. Như vậy, VSD là tổ chức đăng ký chứng khoán của tất cả các công ty đại
chúng, bao gồm các công ty niêm yết, đăng ký giao dịch tại Sở giao dịch chứng khoán,
các công ty đại chúng chưa niêm yết.
Quy trình đăng ký chứng khoán gồm các bước như sau:

Xác định các loại chứng khoán được phép đăng ký tại VSD:
• Chứng khoán của các công ty đai chúng, các tổ chức niêm yết.
829
HOẠT ĐỘNG CỦA TRUNG TÂM LƯU KÝ VÀ THANH TOÁN BÙ
TRỪ
• Trái phiếu Chính phủ,các tổ chức kinh tế hoặc của chính quyền địa phương niêm yết trên
thị trường giao dịch chứng khoán hoặc SGDCK.
• Chứng chỉ quỹ đầu tư niêm yết trên SGDCK.
• Các loại chứng khoán khác phải đăng ký tại VSD trên cơ sở thỏa thuận giữa VSD và các
tổ chức phát hành.
Lưu ý:Chứng khoán đăng ký tại VSD theo hình thức chứng khoán ghi sổ.
Tổ chức phát hành thực hiện đăng ký các thông tin:
• Thông tin về tổ chức phát hành chứng khoán.
• Thông tin về chứng khoán phát hành.
• Thông tin về danh sách người sở hữu chứng khoán.
Đối tượng nộp hồ sơ đăng ký quy định tại điều 5, Quyết định số 36/QĐ-VSD.
Sau khi nộp hồ sơ đăng ký, thì các tổ chức cá nhân sẽđược VSD kiểm tra, cũng như
xem xét hồsơtrong vòng 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ:
• Nếu trong trường hợp hồ sơ đầy đủ hợp lệ, VSD sẽ cấp Giấy chứng nhận đăng ký chứng
khoán và gửi thông báo chấp thuận đăng ký chứng khoán cho cho tổ chức phát hành,
SGDCK có liên quan và phải nộp phí theo quy định. Sau đó, mã chứng khoán được VSD
cấp theo quy định tại Quy chế cấp mã chứng khoán tại VSD.
• Nếu hồ sơ chưa đầy đủ, hợp lệ, VSD sẽ gửi văn bản thông báo cho tổ chức phát hành đề
nghị bổ sung, giải trình hoặc nêu rõ lý do chưa chấp thuận đăng ký chứng khoán. Trong
quá trình hoàn tất thủ tục đăng ký chứng khoán lần đầu, thời gian tối đa là 60 ngày kể từ
ngày VSD có văn bản phản hồi, nếu chứng khoán đã niêm yết thì chậm nhất 5 ngày trước
ngày giao dịch trên SGDCK.
Cụ thể, năm 2009, dù kinh tế gặp nhiều khó khăn nhưng là một năm đánh dấu bước
phát triển mạnh mẽ của TTCK Việt Nam.Cả hai chỉ số VN-Index và HNX-Index đã phục
hồi mạnh trên 50%. Số lượng công ty mới niêm yết tăng vọt, trong đó nhiều doanh

nghiệp lớn được niêm yết trên sàn. Thành lập thêm sàn UPCoM cho những công ty đại
chúng đăng ký giao dịch. Và nhờ đó mà lượng thành viên đăng kí chứng khoán tại Trung
tâm Lưu ký cũng tăng đáng kể. Cũng trong năm này, có hơn 120 cổ phiếu mới được niêm
yết nâng số cổ phiếu niêm yết lên 457 mã cổ phiếu.Trong đó trên sàn HNX có gần 100 cổ
phiếu mới được niêm yết. Xét về số lượng cổ phiếu niêm yết trên cả hai sàn HoSE, HNX
đã tăng gấp đôi lên mức 14.29 tỷ đơn vị. Năm 2009 cũng đánh dấu một năm có nhiều cổ
phiếu lớn được niêm yết, đặc biệt là những cổ phiếu ngân hàng như VCB, EIB, CTG.
Quy mô của thị trường trên cả hai sàn HoSE, HNX lên khoảng 30 tỷ USD, tương đương
với hơn 1/3 GDP năm 2009.
Đến cuối năm 2012, số lượng công ty đại chúng đăng ký tại VSD là 953 công ty, tăng
hơn 20 lần so với năm 2006. Số lượng trái phiếu Chính phủ đăng ký tại VSD là 502 mã
929
HOẠT ĐỘNG CỦA TRUNG TÂM LƯU KÝ VÀ THANH TOÁN BÙ
TRỪ
với tổng giá trị chứng khoán đăng ký trên 823 nghìn tỷ đồng làm giá trị thanh toán giao
dịch bình quân hàng năm qua VSD đạt hơn 400 nghìn tỷ đồng.
Nguồn :vsd.vn (hình 1)
Trong quá trình hoạt động của Tổ chức phát hành, sẽ phát sinh một số vấn đề cần sự hỗ
trợ của VSD như: điều chỉnh giấy chứng nhận đăng ký chứng khoán, hủy đăng ký chứng
khoán, thủ tục đăng ký đối với các tổ chức phát hành chuyển sàn giao dịch,…
Nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển của thị trường, năm 2009, VSD đãnghiên cứu đổi
mới các quy định liên quanđến hoạt động đăng ký chứng khoán,sửa đổi và bổ sung thêm
một số quy định mớinhư: (i) cung cấp trước cho TCPH thông tin vềmã trái phiếu, tín
phiếu để thống nhất đượcmã chứng khoán từ khi phát hành sơ cấp đếngiao dịch trên thứ
cấp, (ii) rút ngắn quy trình,thời gian thực hiện đăng ký trái phiếu tại VSD, (iii)thực hiện
cấp giấy chứng nhận đăng ký chứngkhoán độc lập với cấp giấy phép niêm yết…
Nhờ vậy, mặc dù phải đối mặt với không ít khókhăn và thách thức do tác động bất lợi
của thịtrường, số lượng chứng khoán đăng ký mới tạiVSD vẫn có xu hướng tăng. Số
chứng khoán đăng ký tại VSD tại thời điểm 31/12/2012 là 45.968.686.359 chứng khoán.
Riêng trong năm 2012, đã có 10.661.277.031 chứng khoán được đăng ký mới, tăng

8,09% so với năm 2011. Năm 2012, có 8,48 tỷ chứng khoán được lưu ký tại VSD, nâng
tổng số chứng khoán lưu ký tại VSD lên khoảng 27 tỷ chứng khoán, với giá trị tài sản lưu
giữ tại VSD trên 641.000 tỷ đồng.Đến cuối năm 2012, số lượng tài khoản nhà đầu tư trên
hệ thống VSD quản lý là 1.264.000 tài khoản, tăng hơn 75.000 tài khoản so với năm
2011; trong đó, số tài khoản trong nước chiếm 98%.Số lượng cổ phiếu đăng ký mới đạt
8.542.471.876 chiếm hơn 80% tổng số chứng khoán đăng ký mới tại VSD. VSD đã thực
hiện cấp giấy chứng nhận đăng ký chứng khoán lần đầu cho 18 loại tín phiếu trong năm
2012 với tổng số lượng đăng ký mới là 196.500.000 tín phiếu.
1029
HOẠT ĐỘNG CỦA TRUNG TÂM LƯU KÝ VÀ THANH TOÁN BÙ
TRỪ
Số lượng chứng khoán đăng ký trong năm 2012
Phát sinh tăng 2012 Phát sinh giảm 2012 (*)
Cổ phiếu niêm yết 8.542.471.876 614.998.489
Cổ phiếu UPCOM 141.169.291 126.036.866
Cổ phiếu đăng ký chứng khoán 31.236.364 1.780.080
Trái phiếu phát hành bằng nội tệ 1.725.891.500 773.890.000
Trái phiếu phát hành bằng ngoại tệ - 601.000
Tín phiếu 196.500.000
Chứng chỉ quỹ 24.008.000
Tổng 10.661.277.031 1.517.306.435
Do hủy đăng ký, trái phiếu đáo hạn
Nguồn :vsd.vn (Bảng 1)
Trên đây chỉ là nội dung khái quát, cái nhìn tổng quan về đăng ký chứng khoán. Nội
dung chi tiết về nghiệp vụ này được thể hiện rõ tại Điều 9 – Điều16 tại Quyết định số
36/QĐ-VSD (25-4-2012) của Tổng Giám đốc VSD.
1.1. Cấp mã chứng khoán và mã định danh Quốc tế cho các loại chứng
khoán đăng ký tại Trung tâm lưu ký Chứng khoán Việt Nam:
VSD thực hiện cấp và quản lý mã chứng khoán trong nước và mã số định danh chứng
khoán quốc tếcho các chứng khoán đáp ứng được quy định tại Điều 14 Khoản 3 Quy chế

đăng ký, lưu ký bù trừ và thanh toán chứng khoán ban hành kèm Quyết định 87/QĐ
-BTC ngày 22/10/2007 của Bộ trưởng Bộ Tài chính.
1.1.1. Cấp mã chứng khoán trong nước
Mã chứng khoán trong nước được VSD cấp là duy nhất và không trùng lắp với các mã
chứng khoán đã niêm yết hoặc mã chứng khoán đã được VSD cấp.
Mã chứng khoán trong nước được cấp không phụ thuộc vào tên viết tắt đã đăng ký sở
hữu bản quyền.
Mã chứng khoán trong nước do VSD cấp sẽ được sử dụng làm mã giao dịch của tổ
chức phát hành khi nó đăng ký niêm yết/đăng ký giao dịch chứng khoán trên SGDCK.
1129
HOẠT ĐỘNG CỦA TRUNG TÂM LƯU KÝ VÀ THANH TOÁN BÙ
TRỪ
1.1.1. Cấp mã số định danh chứng khoán quốc tế - ISIN:
Mã số định danh chứng khoán quốc tế được VSD cấp trên cơ sở thoả thuận đối tác với
Hiệp hội các cơ quan cấp mã quốc gia và theo các nguyên tắc quy định của tổ chức này
tại Bộ Tiêu chuẩn quốc tế ISO 6166 về chứng khoán và công cụ tài chính.
Tổ chức phát hành khi được cấp mã chứng khoán trong nước sẽ đồng thời được VSD
cấp mã ISIN.
Lưu ý, VSD thực hiện cung cấp mã chứng khoán tạm thời cho các trái phiếu Chính
phủ/trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh/ tín phiếu theo đề nghị của tổ chức phát hành trái
phiếu/tín phiếu hoặc bảo lưu mã chứng khoán theo đề nghị của công ty đại chúng.Việc
cấp mã chứng khoán chính thức được VSD thực hiện đồng thời với việc cấp giấy chứng
nhận đăng ký chứng khoán khi tổ chức phát hành đăng ký chứng khoán tại VSD.
Mã chứng khoán đã cấp khi hoàn tất đăng ký chứng khoán tại VSD sẽ không được
thay đổi trừ trường hợp hủy đăng ký chứng khoán (VSD sẽ tự động huỷ mã chứng khoán
trong nước và mã ISIN tương ứng). Trong thời hạn 10 năm kể từ ngày huỷ mã chứng
khoán, VSD sẽ không sử dụng lại mã trong nước và mã ISIN đã huỷ bỏ để cấp cho bất kỳ
tổ chức phát hành khác, trừ trường hợp cấp lại cho chính tổ chức đó thực hiện đăng ký lại
chứng khoán và có đề nghị cấp lại chính mã đã huỷ trước đó.
1.1. Cấp mã số giao dịch

Nhà đầu tư nước ngoài (bao gồm cá nhân và tổ chức) phải đăng ký mã số giao dịch
chứng khoán (MSGD) với VSD để thực hiện đầu tư trên thị trường chứng khoán Việt
Nam dưới các hình thức sau:
• Trực tiếp thực hiện giao dịch đầu tư chứng khoán, thông qua việc mua bán cổ phiếu, trái
phiếu, các loại chứng khoán, đầu tư góp vốn theo quy định pháp luật chứng khoán, thị
trường chứng khoán và các văn bản pháp luật liên quan.
• Gián tiếp đầu tư trên thị trường chứng khoán Việt Nam thông qua việc ủy thác vốn cho
công ty quản lý quỹ, chi nhánh tại Việt Nam của công ty quản lý quỹ nước ngoài quản lý
phù hợp với quy định của pháp luật liên quan.
Mỗi nhà đầu tư nước ngoài được cấp 01 mã số giao dịch chứng khoán theo quy định.
Công ty chứng khoán nước ngoài được cấp hai MSGD:
• Một mã số cho tài khoản tự doanh.
• Một mã số cho tài khoản môi giới của công ty.
Sau khi đăng ký MSGD, công ty chứng khoán nước ngoài, doanh nghiệp bảo hiểm
100% vốn nước ngoài, được mởhai tài khoản lưu ký chứng khoán tại ngân hàng lưu ký.
1229
HOẠT ĐỘNG CỦA TRUNG TÂM LƯU KÝ VÀ THANH TOÁN BÙ
TRỪ
Việc chỉ định, thay đổi thành viên lưu ký của nhà đầu tư nước ngoài, công ty chứng
khoán nơi nhà đầu tư nước ngoài mở tài khoản giao dịch, người đại diện giao dịch và các
thay đổi thông tin khác của nhà đầu tư, phải được VSD chấp thuận bằng văn bản.
Thủ tục về đăng ký mã số giao dịch chứng khoán của nhà đầu tư nước ngoài được quy
định tại Thông tư số 213/2012/TT-BTC ngày 6/12/2012 của Bộ Tài chính hướng dẫn
hoạt động của nhà đầu tư nước ngoài trên thị trường chứng khoán Việt Nam và Quy định
về đăng ký số giao dịch chứng khoán của nhà đầu tư nước ngoài tại VSD được ban hành
kèm theo Quyết định số 47/QĐ-VSD ngày 13/3/2013 của Tổng Giám đốc VSD.
1. Quyền và dịch vụ thực hiện quyền của Trung tâm lư u ký chứng khoán Việt Nam
1.1. Quyền cuả Trung tâm lưu kí chứng khoán Việt Nam
Quyền của TTLKCK được quy định đồng thời tại Điều 45 LCK 2006 và tại Điều
11 Quyết định số 1393/QĐ-BTC bao gồm:

- Ban hành quy chế đăng ký, lưu ký, bù trừ và thanh toán chứng khoán sau khi được Ủy
ban chứng khoán Nhà nước chấp nhận.
- Chấp nhận hủy bỏ tư cách thành viên, giám sát việc tuân thủ quy định của thành viên lưu
ký theo quy định.
- Cung cấp các dịch vụ đăng ký, lưu ký, bù trừ, thanh toán và các dịch vụ liên quan đến
việc lưu ký theo yêu cầu khách hàng.
- Liên doanh, liên kết, góp vốn vào các tổ chức kinh tế khác trong phạm vi chức
năng của TTLKCK để cung cấp các dịch vụ phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật và
cung cấp thông tin nhằm mục tiêu phát triển thị trường chứng khoán.
- Thu phí và các khoản thu khác theo quy định của pháp luật.
- Thực hiện các quyền khác theo quy định của pháp luật để thực hiện chức năng,
nhiệm vụ và mục tiêu hoạt động của TTLKCK
Bên cạnh đó, pháp luật cũng quy định cụ thể về nghĩa vụ của TTLKCK nhằm
đảm bảo thực hiện có hiệu quả các hoạt động trên thị trường chứng khoán cũng
như hạn chế các rủi ro, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các nhà đầu tư tại
Điều 46 LCK 2006 và Điều 12 Quyết định số 1393/QĐ-BTC.
1.1. Dịch vụ thực hiện quyền cho thành viên
Theo Quy chế thực hiện quyền cho người sở hữu chứng khoán ban hành kèm theo
Quyết định số 37/QĐ-VSD ngày 25/04/2012 của Tổng Giám đốc VSD thì người sở hữu
chứng khoán giữa VSD, TCPH và Thành viên lưu ký/Thành viên mở tài khoản trực tiếp
bao gồm các quyền:
• Thực hiện bỏ phiếu, tham dự đại hội đồng cổ đông.
• Nhận lãi, vốn gốc trái phiếu và cổ tức bằng tiền.
• Nhận cổ tức bằng cổ phiếu, cổ phiếu thưởng.
1329
HOẠT ĐỘNG CỦA TRUNG TÂM LƯU KÝ VÀ THANH TOÁN BÙ
TRỪ
• Mua chứng khoán phát hành thêm.
• Chuyển đổi trái phiếu chuyển đổi.
• Hoán đổi cổ phiếu do sáp nhập.

• Các quyền khác theo quy định của pháp luật.
Tính đến 31/12/2012 trung tâm lưu ký đã phối hợp cùng các tổ chức phát hành và
thành viên lưu ký tổ chức thực hiện 2428 đợt thực hiện quyền cho người sở hữu chứng
khoán.
Nhằm đáp ứng những yêu cầu từ thực tế phát sinh, các quy định đối với những trường
hợp chuyển quyền sở hữu ngoài hệ thống giao dịch như chuyển quyền sở hữu do bán đấu
giá phần vốn nhà nước, do chào mua công khai và do tổ chức phát hành mua lại cổ phiếu
lô lẻ làm cổ phiếu quỹ đã được đưa vào quy định hướng dẫn bổ sung. Trong năm 2012
VSD đã thực hiện chuyển quyền sở hữu thông qua hệ thống giao dịch tổng số chứng
khoán là 440.020.6489 tăng xấp xỉ 6,5% so với năm 2011. Về số tiền thanh toán do VSD
thay mặt các tổ chức phát hành thực hiện đạt xấp xỉ 19,32 nghìn tỷ. Số tiền thanh toán lãi
và vốn gốc trái phiếu nội tệ qua VSD đạt hơn 106 nghìn tỷ tăng 149,9% so với mức 70,7
nghìn tỷ của năm 2011. Ngoài ra trong năm 2012 VSD đã thực hiện chuyển quyền sở hữu
không qua hệ thống giao dịch với tổng số chứng khoán lên tới 440.020.649
Bảng 2 : Chi tiết tình trạng thực hiện quyền tại VSD trong năm 2012
Nguồn: Trích báo cáo thường niên của VSD
1. Lư u ký ch ứng khoán
1.1. Khái niệm
Lưu ký là việc gửi chứng chỉ, chứng khoán: tờ cổ phiếu, trái phiếu, hoặc các loại giấy
tờ hợp pháp chứng minh quyền sở hữu chứng khoán vào hệ thống lưu ký chứng khoán.
1429
HOẠT ĐỘNG CỦA TRUNG TÂM LƯU KÝ VÀ THANH TOÁN BÙ
TRỪ
Hệ thống lưu ký chứng khoán bao gồm: Trung tâm lưu ký và các thành viên lưu ký.
Chứng chỉ chứng khoán của nhà đầu tư sẽ được cất giữu an toàn tại VSD. Chứng khoán
đã được lưu ký sẽ được ghi nhận vào tài khoản lưu ký chứng khoán đứng tên nhà đầu tư.
Khi chứng khoán được giao dịch , tài khoản của nhà đầu tư sẽ được ghi tăng hoặc giảm
mà không cần phải trao tay tờ chứng chỉ chứng khoán
.
1.1. Nguyên tắc lưu ký chứng khoán:

Sau khi được VSD cấp giấy chứng nhận đăng ký chứng khoán, các Tổ chức phát hành
phải thực hiện lưu ký chứng khoán. Trước khi thực hiện được giao dịch chứng khoán,
nhà đầu tư phải ký hợp đồng mở tài khoản tại các thành viên lưu ký, sau đó thành viên
lưu ký sẽ tái lưu ký chứng khoán tạo VSD thông qua mở tài khoản lưu ký chứng khoán
đứng tên thành viên lưu ký tại VSD. Đây được xem như là điều kiện tiên quyết, bắt buộc
phải có. Mỗi thành viên của VSD chỉ được phép mở một tài khoản lưu ký chứng khoán
tại VSD và không được mở tài khoản lưu ký tại thành viên lưu ký khác.
VSD còn quy định một số nội dung cần có của tài khoản lưu ký chứng khoán của
thành viên tại VSD, bao gồm: Số tài khoản lưu ký chứng khoán; tên và địa chỉ của thành
viên; số lượng, loại và mã chứng khoán lưu ký; số lượng chứng khoán tăng giảm và lý do
của việc tăng giảm; các thông tin cần thiết khác.
Đồng thời với việc VSD cấp Giấy chứng nhận đăng ký thành viên, VSD cũng sẽ cấp
số hiệu thành viên cùng với số hiệu tài khoản lưu ký chứng khoán. Số hiệu thành viên lưu
ký được quy ước như sau: Công ty chứng khoán: 001 – 200; ngân hàng thương mại: 201
– 350; ngân hàng liên doanh nước ngoài: 351 – 400; chi nhánh ngân hàng nước ngoài:
401 – 500. Số hiệu tài khoản lưu ký của thành viên được quy ước là 012.xxx (trong đó
xxx là số hiệu thành viên).
Ví dụ: Ngày 08/06/2012, Trung tâm Lưu ký Chứng khoán Việt Nam đã cấp Giấy
chứng nhận thành viên lưu ký sửa đổi số 19/GCNTVLK-2 cho Ngân hàng Đầu tư và Phát
triển Việt Nam, cụ thể như sau:
• Tên thành viên lưu ký: Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam
• Tên viết tắt: BID
• Số hiệu thành viên: 201
1529
HOẠT ĐỘNG CỦA TRUNG TÂM LƯU KÝ VÀ THANH TOÁN BÙ
TRỪ
• Số hiệu tài khoản lưu ký: 012.201
Nguồn: vsd.vn (Hình 2)
Trong năm 2012, đã có 8,48 tỷ chứng khoán được lưu ký tại VSD, tăng 118,5% so với
mức 3,88 tỷ chứng khoán của năm 2011, nâng tổng số chứng khoán lưu ký tại VSD lên

khoảng 27 tỷ chứng khoán với giá trị tài sản lưu giữ tại VSD là trên 641 nghìn tỷ đồng.
Và tính đến cuối năm 2012, số lượng tài khoản nhà đầu tư trên hệ thống của VSD quản lý
là 1.264.030 tài khoản tăng hơn 75.000 tài khoản so với năm 2011, trong đó tài khoản
nhà đầu tư trong nước chiếm hơn 98%.
1.1. Các dịch vụ lưu ký chứng khoán:.
1.1.1. Quản lý tài khoản lưu ký:
VSD quản lý tài khoản lưu ký chứng khoán theo nguyên tắc:
Chứng khoán được lưu ký tại VSD là tài sản thuộc sở hữu của khách hàng, được quản
lý tách biệt với tài sản của VSD. VSD không được sử dụng chứng khoán của khách hàng
vì lợi ích của bên thứ ba hoặc của chính VSD.
VSD phải đảm bảo tổng số dư trên các tài khoản lưu ký chứng khoán của khách hàng
mở tại thành viên lưu ký phải luôn khớp với số dư các tài khoản lưu ký của thành viên
lưu ký mở tại VSD.
Quản lý tài khoản lưu ký chứng khoán của thành viên tại VSD: Hàng tháng, VSD sẽ
gửi thông tin số dư tài khoản lưu ký của thành viên (Mẫu 01/LK) dưới dạng chứng từ
điện tử qua cổng giao tiếp điện tử cho thành viên lưu ký. Và thành viên có trách nhiệm
xác nhận tính chính xác của dữ liệu theo quy định về chế độ báo cáo của thành viên tại
Quy chế thành viên do VSD ban hành.
Quản lý thông tin sở hữu chứng khoán của nhà đầu tư tại VSD phải căn cứ vào:
• Thông tin về nhà đầu tư do thành viên lưu ký cung cấp.
• Thông tin về chứng khoán sở hữu của nhà đầu tư được VSD ghi nhận trên hệ thống của
VSD (luôn được cập nhật).
• Sau khi nắm được các thông tin cơ bản của khách hàng, hàng tháng, VSD sẽ gửi cho
thành viên lưu ký thông tin sở hữu chứng khoán của từng khách hàng (mẫu 02/LK). Và
thành viên lưu ký có trách nhiệm thực hiện đối chiếu thông tin sở hữu chứng khoán của
từng khách hàng tại thành viên lưu ký với thông tin tại VSD để đảm bảo tính đúng đắn
của tài khoản lưu ký.
1.1.1. Ký gửi chứng khoán:
Khách hàng làm các thủ tục gửi chứng khoán thuộc sở hữu của họ vào thành viên lưu
ký nơi họ mở tài khoản lưu ký chứng khoán và thành viên lưu ký sẽ tái ký gửi chứng

khoán của khách hàng tại VSD.VSD sẽ thực hiện ký gửi chứng khoán trên cơ sở uỷ
1629
HOẠT ĐỘNG CỦA TRUNG TÂM LƯU KÝ VÀ THANH TOÁN BÙ
TRỪ
quyền của tổ chức phát hành chứng khoán cho VSD trong việc xác nhận thông tin về sở
hữu chứng khoán của người đầu tư để thực hiện lưu ký chứng khoán.
Quy trình ký gửi chứng khoán được tiến hành như sau đã được quy định rõ trong Điều
16 Quyết định số 38/QĐ-VSD ngày 25 tháng 4 năm 2012 của Tổng Giám đốc VSD về
Quy chế hoạt động Lưu ký chứng khoán.
1.1.1. Rút chứng khoán:
Điều kiện để có thể thực hiện được lệnh rút chứng khoán: khách hàng phải có tài
khoản giao dịch chứng khoán tại công ty là thành viên lưu ký của VSD; khách hàng chỉ
được yêu cầu rút chứng khoán trong phạm vi số lượng chứng khoán sở hữu trên các tài
khoản lưu ký trừ số lượng chứng khoán đang bị tạm giữ, cầm cố.
Để rút chứng khoán, thành viên lưu ký nhận hồ sơ xin rút chứng khoán của khách
hàng, đồng thời yêu cầu khách hàng trình CMND hoặc Thẻ giao dịch. Sau đó, kiểm tra
hồ sơ của khách hàng và các thông tin cần thiết khác theo quy dịnh.
Tiếp đến, thành viên lưu ký nộp hồ sơ xin rút chứng khoán lên VSD theo đúng quy
định. Nếu nhận được hồ sơ đầy đủ, hợp lệ thì trong vòng 01 ngày làm việc kể từ ngày
nhận được hồ sơ, VSD sẽ tiến hành xác nhận thông tin người sở hữu rút chứng khoán lưu
ký bằng văn bản gửi cho tổ chức phát hành chứng khoán, khách hàng thông qua thành
viên lưu ký (nơi mở tài khoản) và cho chính thành viên lưu ký liên quan.
Sau khi thành viên lưu ký nhận được văn bản xác nhận do VSD gửi, thì trong vòng 1
ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản, thành viên phải chuyển cho khách hàng có
liên quan, hỗ trợ khách hàng nhận lại Sổ /Giấy chứng nhận sở hữu cổ phần do tổ chức
phát hành chứng khoán cấp.
Sau đó, VSD sẽ tiếp tục gửi đến thành viên lưu ký bản xác nhận rút chứng khoán lưu
ký , đồng thời hạch toán rút chứng khoán lưu ký trên tài khoản lưu ký của thành viên liên
quan và ghi nhận thông tin sở hữu chứng khoán của khách hàng đề nghị rút lưu ký vào
Danh sách người sở hữu chứng khoán chưa lưu ký. Ngày hiệu lực rút chứng khoán lưu ký

được ghi trên Xác nhận rút chứng khoán của VSD.
Tuy nhiên, trong thời gian chờ rút, nếu người sở hữu chứng khoán thay đổi ý kiến và
muốn huỷ yêu cầu rút chứng khoán thì yêu cầu thành viên lưu ký nộp hồ sơ huỷ rút
chứng khoán cho VSD. VSD sẽ căn cứ vào đó mà gửi văn bản thông báo cho thành viên
có liên quan về việc hủy rút chứng khoán của người sở hữu chứng khoán và VSD sẽ gửi
thông báo lại cho thành viên sau 1 ngày làm việc.
1.1.1. Chuyển khoản chứng khoán không qua giao dịch:
VSD thực hiện chuyển khoản chứng khoán không qua hệ thống giao dịch tập trung của
Sở giao dịch chứng khoán trong các trường hợp quy định tại Khoản 1, Điều 30 Quy chế
đăng ký, lưu ký, bù trừ và thanh toán chứng khoán của Bộ Tài chính.
1729
HOẠT ĐỘNG CỦA TRUNG TÂM LƯU KÝ VÀ THANH TOÁN BÙ
TRỪ
Chuyển khoản do giao dịch mua chứng khoán lô lẻ:
• Lô lẻ thường phát sinh do việc trả cổ tức bằng cổ phiếu, phát hành cổ phiếu thưởng, tách
cổ phiếu hoặc thực hiện quyền mua cổ phiếu Ở Việt Nam, theo quy định, đối với chứng
khoán niêm yết trên HOSE, đơn vị giao dịch tối thiểu là 10 cổ phiếu hoặc chứng chỉ quỹ
đầu tư; đối với chứng khoán niêm yết trên HASTC thì đơn vị giao dịch là 100 cổ phiếu
hoặc trái phiếu. Như vậy, giao dịch lô lẻ sẽ được áp dụng đối với những giao dịch có số
lượng từ 1 đến 9 cổ phiếu/chứng chỉ quỹ (sàn HOSE); từ 1 đến 99 cổ phiếu/trái phiếu
(sàn HASTC).
• VSD thực hiện chuyển khoản chứng khoán lô lẻ trong trường hợp công ty chứng khoán
thực hiện mua lại cổ phiếu lẻ của người sở hữu chứng khoán không qua hệ thống giao
dịch theo quy định của pháp luật (với mức giá thoả thuận và thường thấp hơn giá trị giao
dịch hiện tại).
• Quy trình thực hiện: công ty chứng khoán bên chuyển khoản nộp cho VSD hồ sơ chuyển
khoản chứng khoán lô lẻ theo đúng quy định. Sau đó, VSD sẽ mất 01 ngày làm việc để
xử lý kể từ ngày nhận hồ sơ đầy đủ, hợp lệ.
Chuyển khoản tất toán tài khoản tại thành viên lưu ký này sang lưu ký tại thành viên
lưu ký khác:

• Thực hiện khi nhà đầu tư muốn chuyển chứng khoán đã lưu ký tại thành viên này sang
thành viên lưu ký khác, hoặc khi thành viên lưu ký bị rút quyền mua giới chứng khoán,…
• Minh hoạ ở: việc rút nghiệp vụ môi giới chứng khoán của Công ty cổ phần chứng khoán
Chợ Lớn (CLSC), Trung tâm Lưu ký Chứng khoán Việt Nam (VSD) ngừng cung cấp các
dịch vụ liên quan tới hoạt động đăng ký, lưu ký và thành toán bù trừ đối với CLSC kể từ
ngày 29/7/2013, trừ trường hợp thanh toán bù trừ để hoàn tất các giao dịch đã được thực
hiện trước đó (nếu có), VSD sẽ thực hiện chuyển khoản tất toán tài khoản theo yêu cầu
của khách hàng mở tại CLSC sang thành viên lưu ký khác hoặc chuyển khoản toàn bộ
chứng khoán và quyền phát sinh liên quan theo yêu cầu của khách hàng mở tại CLSC
sang tài khoản của chính khách hàng đó tại thành viên lưu ký khác, giải tỏa chứng khoán
cầm cố (nếu có), thực hiện quyền cho người sở hữu chứng khoán; điều chỉnh thông tin
người đầu tư đến hết ngày 16/9/2013.
• Ngoài ra, một số hình thức chuyển khoản không qua giao dịch khác đã trình bày ở Điều
24, 25, 26, 27, 28, 29 Quy chế hoạt động lưu ký chứng khoán (Ban hành kèm theo Quyết
định số: 38/QĐ-VSD ngày 25 tháng 4 năm 2012 của Tổng Giám đốc VSD) và Quyết
định Sửa đổi, bổ sung Quy chế hoạt động lưu ký chứng khoán.
1.1.1. Cầm cố và giải toả cầm cố chứng khoán:
Việc thực hiện cầm cố chứng khoán tập trung tại VSD thực hiện trên cơ sở hợp đồng
pháp lý là các hợp đồng cầm cố của hai chủ thể tham gia, phải được đăng ký giao dịch
theo các quy định của pháp luật hiện hành về đăng ký giao dịch bảo đảm.Trong đó quy
định rõ giá trị chứng khoán cầm cố, số tiền vay, lãi suất và thời hạn trả nợ, phương thức
xử lý chứng khoán cầm cố.
1829
HOẠT ĐỘNG CỦA TRUNG TÂM LƯU KÝ VÀ THANH TOÁN BÙ
TRỪ
Sau đó, VSD kiểm tra thủ tục, nhất là tính hợp pháp, hợp lý của nó, rồi mở tài khoản
cầm cố và chuyển chứng khoán vào tài khoản cầm cố theo yêu cầu của bên cầm cố. Tiếp
đến, Trung tâm giao dịch chứng khoán gửi thông báo bằng công văn cho bên nhận cầm
cố về việc đã thực hiện cầm cố chứng khoán.
Việc giải tỏa chứng khoán cầm phải có sự chấp thuận của bên nhận cầm cố. Trên cơ sở

đó, VSD thực hiện huỷ bỏ việc cầm cố chứng khoán trong đăng ký người sở hữu chứng
khoán, thông báo bằng văn bản cho người nhận cầm cố việc huỷ bỏ cầm cố chứng khoán
và giải toả tài khoản cầm cố sang tài khoản khác. Các bên có thể đề nghị giải tỏa toàn bộ
hay một phần chứng khoán cầm cố dưới hình thức rút chứng chỉ hoặc chuyển khoản.
Việc cầm cố, giải toả cầm cố chỉ có hiệu lực sau khi TTLKCK thực hiện bút toán ghi
sổ chuyển từ tài khoản chứng khoán giao dịch sang tài khoản chứng khoán cầm cố trong
trường hợp cầm cố chứng khoán và ngược lại.
(Nguồn: Theo Báo cáo thường niên của VSD năm 2012) (Hình 3)
Đến cuối năm 2012, VSD đã thực hiện cầm cố tổng số 1,7 tỷ chứng khoán, giải toả
cầm cố 1,9 tỷ chứng khoán. Trong đó, nghiệp vụ cầm cố chứng khoán tập trung cao từ
tháng 3 dến tháng 5, đạt mức cao nhất trên 400 triệu chứng khoán vào tháng 3; sang
nghiệp vụ giải toả chứng khoán, số liệu dược phân bố khá đồng đều cho các tháng trong
năm, cao nhất là tháng 7 với trên dưới 230 triệu chứng khoán. Ta có thể thấy, biên độ dao
động của hoạt động cầm cố chứng khoán là khá cao (khoảng 8,5 lần) trong khi biên độ
dao động của hoạt động giải toả chứng khoán thì thấp hơn nhiều (chỉ khoảng 2 lần). Điều
này đã được thể hiện khi số chứng khoán giải toả cao hơn số chứng khoán cầm cố và tỷ lệ
giải toả/cầm cố cao nhất là 3,48 lần ở tháng 9 (khi số chứng khoán cầm cố ở mức thấp
nhất).
1.1.1. Phong toả, giải toả chứng khoán, tài khoản lưu ký:
1929
HOẠT ĐỘNG CỦA TRUNG TÂM LƯU KÝ VÀ THANH TOÁN BÙ
TRỪ
Về bản chất, phong toả tài khoản là một chế tài. Ngoài những trường hợp có yêu cầu
của cơ quan có thẩm quyền, liên quan đến vi phạm hành chính hoặc hình sự; hoặc có yêu
cầu của tòa án, liên quan đến các biện pháp ngăn chặn trong tố tụng dân sự; hoặc các bên
có thỏa thuận việc phong tỏa tài khoản là biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự
thì công ty chứng khoán không được phép tự ý phong tỏa tài khoản mà không có sự đồng
ý của khách hàng. Hiệu lực phong tỏa/giải tỏa chứng khoán, tài khoản lưu ký chứng
khoán là ngày VSD xác nhận trên công văn thông báo phong tỏa/giải tỏa chứng khoán,
tài khoản lưu ký chứng khoán gửi thành viên.

Khi có các yêu cầu về ký gửi, rút, chuyển khoản và cầm cố chứng khoán tại VSD,
khách hàng phải thực hiện thông qua các thành viên lưu ký nơi mình mở tài khoản.
1. Hoạt động bù trừ và thanh toán
1.1. Khái niệm
Hoạt động bù trừ: là việc xử lí thông tin về các giao dịch chứng khoán nhằm đưa ra
một con số ròng cuối cùng mà các đối tác tham gia phải thanh toán sau khi giao dịch. Kết
quả bù trừ sẽ chỉ ra bên nào phả trả tiền, bên nào phải giao chứng khoán.
Hoạt động thanh toán: là hoạt động cuối cùng để hoàn tất các giao dịch chứng khoán,
trong đó các bên sẽ thực hiện nghĩa vụ của mình, bên phải trả chứng khoán tiến hành giao
chứng khoán, còn bên trả tiền sẽ tiến hành chuyển tiền.
Bù trừ và thanh toán là bước thực hiện cuối cùng để hoàn tất quá trình giao dịch chứng
khoán. Để thực hiện bù trừ và thanh toán giao dịch, Sở giao dịch có vai trò tổng hợp các
kết quả giao dịch, toàn bộ dữ liệu của quá trình giao dịch phát sinh trong ngày chuyển
sang cho VSD sau khi kết thúc phiên giao dịch.
1.1. Các nguyên tắc và trình tự, thủ tục thanh toán bù trừ:
• Thực hiện bù trừ theo kết quả giao dịchtheo hình thức chuyển giao ghi sổ thông
qua hệ thống tài khoản lưu ký của thành viên lưu ký bên mua và bán đồng thời điều chỉnh
thông tin sở hữu tài khoản của người đầu tư mua và người đầu tư bán.
• Thực hiện thanh toán theo kết quả bù trừthông qua hệ thống tài khoản tiền của các
thành viên lưu ký mở tại Ngân hàng thanh toán.
• Đảm bảo việc giao chứng khoán đồng thời với việc giao tiền (nguyên tắc DVP -
Delivery Versus Payment), giúp các bên tham gia giao dịch loại bỏ được các rủi ro về
thanh toán, theo đó, bên mua và bán phải có đủ tiền và chứng khoán để đảm bảo khả
năng thanh toán giao dịch chứng khoán.
Trình tự và thủ tục thanh toán bù trừ chứng khoán được quy định cụ thể tại Quy chế
hoạt động bù trừ và thanh toán chứng khoán ban hành kèm theo Quyết định số 57/QĐ-
VSD ngày 8/5/2012 và Quyết định số 148/QĐ-VSD ngày 15/8/2012 về việc sửa đổi, bổ
2029
HOẠT ĐỘNG CỦA TRUNG TÂM LƯU KÝ VÀ THANH TOÁN BÙ
TRỪ

sung Quy chế hoạt động bù trừ và thanh toán chứng khoán ban hành kèm theo Quyết
định số 57/QĐ-VSD ngày 8/5/2012 của Tổng Giám đốc VSD.
1.1. Phương thức bù trừ
Phương thức thanh toán từng giao dịch: là việc thanh toán theo từng giao dịch phát
sinh, thường được áp dụng cho một số giao dịch thương mại truyền thống hay giao dịch
đặc biệt. Nếu khối lượng giao dịch quá lớn, có nhiều thành viên tham gia thì sử dụng
phương thức này không hiệu quả.
Phương tức bù trừ song phương: là việc tính toán số lượng thuần tiền và từng loại
chứng khoán phải thanh toán giữa các cặp đối tác giao dịch. Phương thức này trước đây
hay sử dụng cho số lượng giao dịch và thành viên còn nhỏ.
Phương thức bù trừ đa phương: là việc tính toán số lượng thuần tiền và từng loại
chứng khoán mà mỗi thành viên lưu ký phải thanh toán. Phương thức bù trừ này được áp
dụng phổ biến nhất hiện nay do tính ưu việt của nó: giảm tối đa sự luân chuyển tiền và
chứng khoán, do đó tiết kiệm được chi phí và giảm rủi ro trong thanh toán.
Cụ thể, VSD áp dụng các phương thức bù trừ và thanh toán dưới đây cho các giao dịch
chứng khoán:
• Đối với giao dịch trái phiếu VND: VSD thực hiện thanh toán theo kết quả bù trừ
đa phương với thời gian thanh toán là T+1.
• Đối với giao dịch trái phiếu ngoại tệ: VSD thực hiện thanh toán theo phương thức
trực tiếp với thời gian thanh toán là T+1.
• Đối với giao dịch cổ phiếu, chứng chỉ quỹ: VSD thực hiện thanh toán theo kết quả
bù trừ đa phương với thời gian thanh toán T+3.
1.1. Hoạt động thanh toán bù trừ của Trung tâm Lưu ký Chứng khoán Việt
Nam (VSD)
Bù trừ và thanh toán là bước thực hiện cuối cùng để hoàn tất quá trình giao dịch
Chứng khoán. Để thực hiện bù trừ và thanh toán giao dịch, toàn bộ dữ liệu về kết quả
giao dịch chứng khoán của các Sở giao dịch Chứng khoán được chuyển sang Trung tâm
Lưu ký Chứng khoán Việt Nam (VSD) sau khi kết thúc phiên giao dịch. Trong nghiệp vụ
thanh toán bù trừ, Sở giao dịch có vai trò tổng hợp các kết quả giao dịch, toàn bộ dữ liệu
của quá trình giao dịch phát sinh trong ngày của Sở giao dịch, và chuyển các dữ liệu, kết

quả đó cho Trung tâm lưu kí Chứng khoán (VSD) sau ngày kết thúc giao dịch.
Đối với các giao dịch cổ phiếu, Chứng chỉ quỹ, trái phiếu công ty niêm yết và đăng ký
giao dịch trên các Sở giao dịch Chứng khoán, tiền thanh toán giao dịch của thành viên sẽ
được chuyển giao trên cơ sở VSD bù trừ chung giữa số tiền được nhận và số tiền phải trả
cho các giao dịch có cùng thời gian, phương thức thanh toán tại các Sở giao dịch Chứng
khoán.
2129
HOẠT ĐỘNG CỦA TRUNG TÂM LƯU KÝ VÀ THANH TOÁN BÙ
TRỪ
Tính đến 31/12/2012, VSD đã thực hiện cầm cố với 1,7 tỷ chứng khoán, tổng số chứng
khoán giải tỏa cầm cố là 1,9 tỷ CK. VSD đã thực hiện thanh toán an toàn, đúng hạn cho
các giao dịch chứng khoán trên cả 2 Sở giao dịch chứng khoán với giá trị thanh toán
khoảng 585 nghìn tỷ đồng (sau khi đã thực hiện bù trừ) tăng 69,14% so với mức 345,8
nghìn tỷ VNĐ của năm 2011, góp phần đảm bảo sự vận hành liên tục của thị trường.
Theo đó gần 137,7 tỷ đồng của quỹ hỗ trợ thanh toán và 25 tỷ VND của ngân hàng thanh
toán được dùng để hỗ trợ các thành viên trong trường hợp mất khả năng thanh toán.
Nguồn: vsd.vn (Hình 4)
Theo thống kê của VSD thì Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam và Ngân hàng
TMCP Hàng hải Việt Nam là 2 thành viên lưu ký có giá trị thanh toán bằng VNĐ lớn
nhất thị trường với giá trị thanh toán lần lượt là hơn 68,1 nghìn tỷ đồng và 63,8 nghìn tỷ
đồng, chiếm 22,55% tổng giá trị thanh toán bằng VND của toàn thị trường.
2229
HOẠT ĐỘNG CỦA TRUNG TÂM LƯU KÝ VÀ THANH TOÁN BÙ
TRỪ
Nguồn : vsd.vn (Hình 5)
Trong năm 2012 VSD đã triển khai nghiệp vụ đăng ký, lưu ký, bù trừ và thanh toán
cho tín phiếu kho bạc nhà nước, bao gồm các quy định về hoạt động cụ thể và nó được
chính thức áp dụng vào ngày 24/8/2012. Việc ban hành các quy định này góp phần đem
lại độ hấp dẫn và tính thanh khoản của tín phiếu, tạo tính liên thông giữa thị trường tài
chính và thị trường tiền tệ. Chỉ trong vòng mấy tháng kể từ ngày áp dụng quy định này,

tổng giá trị thanh toán chứng khoán trên thị trường tín phiếu kho bạc lên đến khoảng
1.819 tỷ đồng.
Giá trị thanh toán chứng khoán theo từng thị trường năm 2012
Thị trường Giá trị thanh toán Đơn vị
Trái phiếu nội tệ 384.899.340.745.611 VNĐ
Tín phiếu kho
bạc
1.819.094.305.200 VNĐ
HOSE 141.574.572.393.486 VNĐ
HNX 53.561.456.240.600 VNĐ
UPCOM 3.205.702.558.600 VNĐ
Trái phiếu ngoại
tệ
0 USD
Nguồn: vsd.vn (Bảng 3)
Hiện VSD lưu giữ tổng giá trị tài sản đạt trên 641 nghìn tỷ đồng, tăng gần 8 lần so với
giá trị cuối năm 2006. Số lượng công ty đại chúng đăng ký tại VSD là 953 công ty, tăng
hơn 20 lần so với năm 2006, số lượng trái phiếu Chính phủ đăng ký tại VSD là 502 mã
với tổng giá trị chứng khoán đăng ký là trên 823 nghìn tỷ đồng. Bình quân qua các năm
VSD có giá trị thanh toán giao dịch đạt hơn 400 nghìn tỷ đồng.
VSD đã điều chỉnh bổ sung một số quy định về hoạt động bù trừ và thanh toán giao
dịch chứng khoán, áp dụng chứng từ điện tử trong một số khâu thanh toán và đặc biệt là
điều chỉnh lại cơ chế hỗ trợ giao dịch thanh toán cho thành viên. Với những nỗ lực của
VSD, trong năm 2012, thời gian thực hiện các bước trong quy trình thanh toán bù trừ đã
được rút ngắn. Cụ thể, thời gian thực hiện chuyển giao tiền và chứng khoán tại ngày
thanh toán ngày T+3 là 8 giờ 45 thay vì 15 giờ nên người đầu tư được quyền thực hiện
giao dịch bán chứng khoán ngay tại ngày thứ ba (T+3) sau khi giao dịch thay vì ngày thứ
4 (T+4) như trước đây.
Bên cạnh đó tại công văn số 3618/UBCK-PTTT thông báo về việc kéo dài thời gian
giao dịch phiên buổi chiều tại các Sở Giao dịch Chứng khoán từ 13h00 đến 15h00.Sau

khi thị trường kéo dài phiên giao dịch đã nãy sinh rất nhiều luồng ý kiến có người hưởng
2329
HOẠT ĐỘNG CỦA TRUNG TÂM LƯU KÝ VÀ THANH TOÁN BÙ
TRỪ
ứng và tất nhiên cũng có người phàn nàn: nhiều nhà đầu tư cho rằng khoản thời gian kéo
dài 1 giờ đồng hồ là quá ngắn không đủ cho họ giao dịch và không phản ánh hết thị
trường, khó khăn ban đầu là không thể tránh khỏi và chứng khoán Nhất Việt được xem là
nạn nhân đầu tiên cho sự thay đổi này. Ngày 16/8/2013, Trung tâm Lưu ký Chứng khoán
Việt Nam đã ra văn bản cảnh báo Công ty Chứng khoán Nhất Việt vì trong ngày
12/8/2013, có thời điểm đã để xảy ra tình trạng mất khả năng thanh toán. VFS cho rằng
không phải do công ty không đủ tiền trả, mà lý do là chuyển chậm và bị muộn so với giờ
chốt sổ thanh toán bù trừ. Trước đó, trong tuần đầu tiên áp dụng việc rút ngắn thời gian
giao dịch T+3, chứng khoán Golden Bridge và chứng khoán Tràng An cũng bị Trung tâm
lưu ký đình chỉ tạm thời hoạt động lưu ký do liên tiếp vi phạm Quy chế hoạt động bù trừ
và thanh toán giao dịch chứng khoán.
1. NHẬN XÉT VỀ HOẠT ĐỘNG CỦA TRUNG TÂM LƯ U KÝ CH ỨNG KHOÁN
VIỆT NAM
Nhìn chung, hoạt động của trung tâm lưu ký theo mô hình 2 cấp. Thành viên lưu ký sẽ
là người đại diện cho người sở hữu chứng khoán trong toàn bộ các hoạt động như đã nói
ở trên. Điều này mang lại nhiều thuận lợi cũng như khó khăn cho người sở hữu chứng
khoán thực hiện các quyền của họ.
1.1. Ưu điểm:
- Thành viên lưu ký là các công ty chứng khoán đã đăng ký làm thành viên của VSD theo
quy chế của VSD và phải thực hiện nghĩa vụ theo luật chứng khoán 2007. Vì thế việc
thực hiện hoạt động kinh doanh chứng khoán qua thành viên lưu ký là khá an toàn.
- Hệ thống quản lý gọn nhẹ, giảm thiểu sai sót, giảm thiểu số lượng chứng từ, giao dịch
nhanh chóng,bảo mật,chính xác, đảm bảo an toàn thanh toán và tính thanh khoản.VSD
sẵn sàng bồi thường thiệt hại cho khách hàng trong trường hợp không thực hiện nghĩa vụ
gây thiệt hại đến lợi ích hợp pháp của khách hàng và sẽ có hình phạt đối với thành viên
lưu ký khi không làm tròn trách nhiệm đối với khách hàng.

- Tài khoản của nhà đầu tư được VSD giám sát minh bạch, công khai tránh được những
tiêu cực phát sinh.
- Chính phủ dễ dàng can thiệp và xử lý những hành vi vi phạm quy định và luật ban hành.
Giúp thị trường trở nên trong sạch, giảm thiệt hại cho nhà đầu tư.
1.2. Nhược điểm:
Chưa đạt được tính đồng bộ và hoàn thiện về mặt pháp lý, chưa tạo dựng được các yếu
tố thị trường đồng bộ. Cụ thể như:
- Thiếu cơ chế quản lý việc in ấn và lưu ký chứng khoán thống nhất và phù hợp với thông
lệ quốc tế.
- Các biện pháp khắc phục lỗi giao dịch chưa chủ động và hiệu quả.
- Năng lực của hệ thống phần mềm phục vụ cho các hoạt động bù trừ thanh toán chứng
khoán chưa cao.
2429
HOẠT ĐỘNG CỦA TRUNG TÂM LƯU KÝ VÀ THANH TOÁN BÙ
TRỪ
1.1. Thực tiễn:
- Trên thực tế, theo quy định tại điều 7, chương II Quyết định số: 38/QĐ-VSD ngày 25
tháng 4 năm 2012 của Tổng Giám Đốc Trung tâm lưu ký chứng khoán Việt Nam, tài sản
của các tổ chức phát hành phải được lưu ký tách biệt nhưng trên thực tế thì các thành viên
lưu ký đã vi phạm, lừa đảo và chiếm đoạt tài sản của các tổ chức, cá nhân.
- Bên cạnh đó các thành viên lưu ký (các công ty chứng khoán) hiện nay vẫn chưa đăng ký
nhưng vẫn đi vào hoạt động một cách công khai. Vi phạm khoản 9 Điều 71 Luật Chứng
khoán
- Hiện nay việc các công ty chứng khoán cho các nhà đầu tư vay mượn chứng khoán của
nhau một cách chồng chéo để kinh doanh đã vi phạm khoản 9 điều 71, luật Chứng khoán.
- VSD đã có hình phạt nghiêm khắc đối với thành viên lưu ký vi phạm nghĩa vụ thanh toán
giao dịch Chứng khoán và chậm trễ trong việc hoàn trả tiền vay quỹ hỗ trợ thanh toán.
Ví dụ:
Ngày 05/06/2013, Trung tâm Lưu ký Chứng khoán Việt Nam (VSD) đã có công văn
về việc tạm ngừng hoạt động của Công ty cổ phần Chứng khoán SME, VSD đề nghị

Công ty tạo điều kiện cho nhà đầu tư chuyển khoản tất toán tài khoản hoặc chuyển khoản
toàn bộ chứng khoán theo yêu cầu của khách hàng mở tại Công ty sang tài khoản của
chính khách hàng đó tại thành viên lưu ký khác
Công ty Cổ phần Chứng khoán Đại Nam cho khách hàng vay chứng khoán để bán đã
bị phạt 250 triệu đồng.
2529

×