Tải bản đầy đủ (.doc) (36 trang)

Mở rộng cho vay tiêu dùng tại Ngân Hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Chi nhánh Thăng Long

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (280.81 KB, 36 trang )

Trường ĐH Kinh doanh và Công Nghệ Hà Nội Luận văn tốt nghiệp
LỜI MỞ ĐẦU
Hoạt động cho vay của NH là một trong những hoạt động chính đem lại phần
lớn lợi nhuận cho NH. Với cách thức hoạt động “ vay để cho vay ” nên các NHTM
phải tìm mọi cách để cho vay với khả năng tối đa. Tim kiếm đối tượng để cho vay,
vận dụng các loại hình tín dụng, trong đó có CVTD để đầu tư vốn có hiệu quả,
luôn là mục tiêu quan trọng của NHTM.
Trong những năm gần đây, CVTD đã đạt được một số kết quả nhất định.
Song CVTD của các NHTM còn bộc lộ nhiều hạn chế. Sự cạnh tranh diễn ra ngày
càng gay gắt giữa các NH, ngành NH phải không ngừng phát triển và tìm kiếm
những hướng đi mới phù hợp để vừa có thể đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu của
KH vừa đứng vững trên thị trường. Mở rộng CVTD là một hướng đi – Đây là một
hướng đi không mới ở các nước phát triển nhưng lại khá mới mẻ ở Việt Nam bởi
nhận thức của người dân về họat động CVTD chưa sâu. Do vậy, thị trường CVTD
còn khá sơ khai và chưa được NH khai thác triệt để.
Xuất phát từ thực tế trên, em nhận thấy được tiềm năng của họat động CVTD
và tầm quan trọng của việc thực hiện và mở rộng CVTD đối với sự phát triển lâu
dài của CN. Do đó em đã lựa chọn đề tài “Mở rộng CVTD tại NH Nông nghiệp
và Phát triển nông thôn Chi nhánh Thăng Long” làm đề tài nghiên cứu của
mình.
Kết cấu của đề tài ngòai lời mở đầu và kết luận, nội dung được chia làm 3
chương:
Chương 1: Một số cơ sở lý luận về CVTD của NHTM
Chương 2: Thực trạng họat động CVTD tại NHNo & PTNT CN Thăng
Long
Chương 3: Một số giải pháp mở rộng CVTD
Em xin chân thành cảm ơn thầy PGS.TS MAI VĂN BẠN cùng Ban lãnh đạo,
các cô chú trong NHNo & PTNT CN Thăng Long đã tạo điều kiện giúp đỡ em
hoàn thành bài chuyên đề này!
Sinh viên thực hiện
LÊ THỊ QUỲNH


LÊ THỊ QUỲNH MSV: 08A06848N
Trường ĐH Kinh doanh và Công Nghệ Hà Nội Luận văn tốt nghiệp
CHƯƠNG 1
MỘT SỐ CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHO VAY TIÊU DÙNG CỦA
NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
1.1) Khái niệm và đặc điểm của CVTD
1.1.1) Một số khái niệm liên quan:
* Khái niệm cho vay của NHTM: là việc chuyển nhượng tạm thời một lượng
giá trị từ NHTM (người sở hữu) sang KH vay (người sử dụng) sau một thời gian
nhất định quay trở lại NHTM với lượng giá trị lớn hơn lượng giá trị ban đầu. Hay
có thể hiểu cho vay của NHTM là quan hệ giữa một bên là người cho vay (NHTM)
bằng cách chuyển giao tiền hoặc tài sản cho bên người vay(KH vay) để sử dụng
trong một thời gian nhất định với cam kết của người vay là hoàn trả cả gốc và lãi
khi đến hạn.
* Khái niệm CVTD: là quan hệ tín dụng giữa NH (người cho vay) và các cá
nhân, người tiêu dùng (người đi vay) nhằm tài trợ cho các phương án phục vụ đời
sống, tiêu dùng các sản phẩm hàng hoá dịch vụ khi người tiêu dùng chưa có khả
năng thanh tóan trên nguyên tắc người tiêu dùng sẽ hoàn trả cả gốc lẫn lãi tại một
thời điểm xác định trong tương lai.
Nếu như cho vay sản xuất kinh doanh là một hình thức tín dụng mà các
NHTM cấp cho các DN, các tổ chức kinh tế nhằm tài trợ cho các dự án đầu tư,
phương án sản xuất kinh doanh thì CVTD lại là một sản phẩm tín dụng rất hữu
ích nhằm tài trợ cho những nhu cầu tiêu dùng của cá nhân, hộ gia đình hoặc để
mua cổ phiếu hay trái phiếu. . Như vậy, khác với các khoản cho vay sản xuất kinh
doanh - các doanh nghiệp, các tổ chức kinh tế sử dụng vốn vay để tài trợ cho vốn
lưu động, xây dựng nhà xưởng, mua sắm trang thiết bị , các khoản CVTD giúp
người tiêu dùng có thể sử dụng hàng hoá dịch vụ trước khi họ có khả năng chi trả,
tạo cho họ có thể hướng tới một cuộc sống cao hơn như mua xe, các dụng cụ dân
dụng, chi phí nghỉ ngơi, du lịch
* Khái niệm Mở rộng CVTD có thể được hiểu là việc NH tăng số lượng KH

vay, tăng doanh số cho vay và tăng tỷ trọng CVTD đối với KH. Mở rộng CVTD
phải gắn liền với việc tăng chất lượng cho vay. Mở rộng CVTD phản ánh khả năng
LÊ THỊ QUỲNH MSV: 08A06848N
Trường ĐH Kinh doanh và Công Nghệ Hà Nội Luận văn tốt nghiệp
đáp ứng yêu cầu ngày càng tăng về vốn cho nền kinh tế, theo một cơ cấu hợp lý,
phù hợp với tốc độ phát triển của xã hội trong từng thời kì, qua đó nó cho thấy sự
tăng trưởng và phát triển của CVTD nói riêng và của NH nói chung.
1.1.2) Đặc điểm của CVTD:
CVTD có những đặc điểm riêng biệt. Nhìn chung, TDTD có những đặc
điểm sau:
- Giá trị món vay thường nhỏ lẻ, phân tán nhưng số lượng các món vay thì lại
rất lớn.
- Các khoản CVTD có độ rủi ro cao
- Các khoản CVTD có lãi suất cao và cứng nhắc
- CVTD thường có tính nhạy cảm theo chu kỳ
- Chi phí cho một khoản vay tiêu dùng là khá lớn.
- Lợi nhuận thu được từ các khoản CVTD là đáng kể.
1.1.3) Đối tượng của CVTD
Đối tượng của TDTD rất nhiều dạng, nhiều trường hợp nhưng có thể khái
quát thông qua các trường hợp phổ biến sau:
- Các đối tượng có thu nhập thấp: có nhu cầu tín dụng không cao, việc vay
vốn nhằm tạo ra cân đối giữa thu nhập và chi tiêu.
- Các đối tượng có thu nhập trung bình: nhu cầu tín dụng có xu hướng tăng
mạnh, đối tượng này muốn vay tiêu dùng hơn là dùng chính tiền tích luỹ, dự phòng
của mình để tiêu pha.
- Các đối tượng có thu nhập cao: vay tiêu dùng nhằm tăng khả năng thanh
toán và coi nó như một khoản linh hoạt để chi tiêu khi mà tiền vốn tích luỹ của
mình chưa cao hay lợi nhuận do đầu tư mang lại chưa thu được. Trường hợp này
tương đối phổ biến và phát triển. Các đối tượng trên có thể đại diện cho các đối
tượng khác như cán bộ công nhân viên thuộc khu vực Nhà nước, liên doanh, tiểu

thương và các cán bộ NH.
1.1.4) Nguyên tắc CVTD
Để đảm bảo an toàn vốn, trong quá trình cho vay các NHTM luôn phải tuân
thủ các nguyên tắc sau:
LÊ THỊ QUỲNH MSV: 08A06848N
Trường ĐH Kinh doanh và Công Nghệ Hà Nội Luận văn tốt nghiệp
- Tiền vay phải sử dụng đúng mục đích đã thỏa thuận trong hợp đồng tín dụng
- Tiền vay phải hoàn trả đúng hạn đầy đủ cả gốc và lãi.
1.1.5) Điều kiện CVTD
Theo luật pháp Việt Nam, nội dung các điều kiện vay vốn gồm:
- KH phải có đủ tư cách pháp lý để thực hiện các quan hệ tín dụng với NH.
- Vốn vay phải được sử dụng hợp pháp
- KH phải có năng lực tài chính lành mạnh đủ để đảm bảo hòan trả tiền vay
đúng hạn đã cam kết
- KH phải có phương án, dự án SXKD khả thi và hiệu quả
- KH phải thực hiện đảm bảo tiền vay theo quy định
1.2) Vai trò của CVTD
* Vai trò của CVTD đối với KH:
Nhờ có vai trò tiêu dùng, người tiêu dùng sẽ được hưởng những điều kiện
sống tốt hơn, được hưởng những tiện ích trước khi tích lũy đủ tiền và đặc biệt quan
trọng hơn nó rất cần cho những trường hợp khi các cá nhân có chi tiêu có tính đột
xuất, cấp bách như nhu cầu chi tiêu cho giáo dục và y tế.
Tuy vậy người tiêu dùng cần tính toán để việc chi tiêu được hợp lý, không
vượt quá mức cho phép và đảm bảo khả năng chi trả.
* Vai trò của CVTD đối với NH:
Đối với NH ngoài những nhược điểm chính là rủi ro và chi phí cao, CVTD
có những lợi ích sau:
CVTD giúp tăng khả năng cạnh tranh của NH với các NH và các tổ chức tín
dụng khác, thu hút được đối tượng KH mới, từ đó mà mở rộng quan hệ với KH.
Bằng cách nâng cao và mở rộng mạng lưới, đa dạng hóa sản phẩm, nâng cao chất

lượng dịch vụ CVTD, số lượng KH đến với NH sẽ ngày càng nhiều hơn và hình
cảnh của NH sẽ càng đẹp hơn trong con mắt KH. Trong ý nghĩ của công chúng,
NH không chỉ là tổ chức chỉ biết quan tâm đến các công ty và doanh nghiệp mà
NH còn rất quan tâm tới những nhu cầu nhỏ bé, cần thiết của người tiêu dùng, đáp
ứng nguyện vọng cải thiện cuộc sống của người tiêu dùng.
CVTD cũng là một công cụ marketing rất hiệu quả, nhiều người sẽ biết tới
NH hơn. NH cũng sẽ huy động được nhiều nguồn tiền gửi của dân cư bởi dân cư sẽ
LÊ THỊ QUỲNH MSV: 08A06848N
Trường ĐH Kinh doanh và Công Nghệ Hà Nội Luận văn tốt nghiệp
gửi tiền nhiều vào NH khi họ thấy rằng mình có triển vọng vay lại tiền từ chính
NH đó. Tạo điều kiện mở rộng và đa dạng hóa kinh doanh, từ đó mà nâng cao thu
nhập và phân tán rủi ro cho NH.
* Vai trò của CVTD đối với nền kinh tế
CVTD được dùng để tài trợ cho các chi tiêu về hàng hóa và dịch vụ trong
nước, có tác dụng rất tốt trong việc kích cầu. Nhờ CVTD các doanh nghiệp đã đẩy
nhanh tốc độ tiêu thụ hàng hóa, NH rút ngắn khoảng thời gian lưu thông, tăng khả
năng trả nợ cho NH, đồng thời tạo điều kiện thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.
1.3) Các hình thức CVTD
Việc phân loại TDTD được lựa chọn trên nhiều tiêu thức khác nhau để có một
cái nhìn toàn diện về CVTD ở những góc độ khác nhau.
1.3.1) Căn cứ vào phương thức hoàn trả
* CVTD trả góp: Đây là hình thức CVTD trong đó đi vay trả nợ (gồm số tiền
gốc và lãi) cho NH nhiều lần, theo những kỳ hạn nhất định có giá trị lớn hoặc và
thu nhập từng định kỳ của người đi vay không đủ khả năng TT hết một lần số nợ
vay.
* CVTD phi trả góp: Theo phương thức này, tiền vay được NH TT cho NH một
lần khi đến hạn, áp dụng với các khoản vay có giá trị nhỏ, thời hạn ngắn.
* CVTD tuần hoàn: Là các khoản CVTD trong đó NH cho phép KH sử dụng thẻ
tín dụng hoặc phát hành loại séc được phép thấu chi dựa trên tài khoản vãng lai.
1.3.2) Căn cứ vào mục đích vay

Căn cứ vào mục đích vay, NH sẽ xếp khoản vay đó là vay ô tô hay mua nhà,
chi phí học hành, mua sắm đồ dùng gia đình… bao gồm:
+ CVTD cư trú: là các khoản cho vay nhằm tài trợ cho nhu cầu mua sắm xây
dựng hay cải tạo nhà ở của KH là cá nhân hoặc hộ gia đình.
+ CVTD phi cư trú: là khoản cho vay nhằm tài trợ cho việc trang trải các chi
phí mua sắm xe cộ, đồ dùng gia đình, chi phí học hành, giải trí du lịch, chữa bệnh
hay thanh toán tiền viện phí
1.3.3) Căn cứ vào nguồn gốc của khoản nợ
LÊ THỊ QUỲNH MSV: 08A06848N
Trường ĐH Kinh doanh và Công Nghệ Hà Nội Luận văn tốt nghiệp
* CVTD gián tiếp: là hình thức cho vay trong đó NH mu những khoản nợ phát
sinh do những Công ty bán lẻ đã bán chịu hàng hóa hay dịch vụ cho người tiêu
dùng.
* CVTD trực tiếp: Là các khoản CVTD trong đó NH trực tiếp tiếp xúc và cho
NH vay cũng như trực tiếp thu nợ từ người này.
1.4) Quy trình CVTD
Cũng như các loại hình cho vay khác, cho vay ngắn hạn tuân theo một quy
trình nhất định từ khâu thẩm định KH, xét duyệt cho vay, ký kết hợp đồng cho đến
giải ngân và thu nợ.
*Bước 1: Hướng dẫn KH về điều kiện tín dụng và lập hồ sơ vay vốn.
Khi KH đến đề xuất yêu cầu vay vốn, cán bộ tín dụng hướng dẫn KH cụ thể
và đầy đủ về các điều kiện vay vốn. Nếu KH đồng ý thì hướng dẫn KH lập hồ sơ
vay vốn. Hồ sơ vay vốn gồm :
- Giấy đề nghị vay vốn
- Giấy CMND/ hộ chiếu…các giấy tờ tùy thân để xác nhận nhân thân.
- Hộ khẩu (nếu có)
- Các giấy tờ chứng minh nguồn thu nhập dùng để trả nợ
- Các giấy tờ liên quan tới khoản vay
- Các giấy tờ liên quan đến bảo đảm tiền vay (nếu có)
Thông thường NH quy định từng loại cụ thể từng loại giấy tờ cho mỗi loại

vay với mục đích cụ thể.
*Bước 2: Điều tra, tổng hợp, thu thập các thông tin về KH và phương án vay vốn.
Sau khi tiếp nhận hồ sơ, để quyết định cho vay hay từ chối khoản vay cán bộ
tín dụng phải điều tra, thu thập, tổng hợp và phân tích các nguồn thông tin về KH
bao gồm: Thông tin do KH cung cấp(qua phỏng vấn, từ hồ sơ vay vốn và sổ sách
kế toán, báo cáo tài chính) và thông tin do cán bộ tín dụng tự điều tra.
* Bước 3: Phân tích, thẩm định KH và phương án vay vốn.
Nội dung cơ bản của bước này tập trung vào hai vấn đề chủ yếu:
- Phương án vay vốn phải đầy đủ các điều kiện cho vay, đảm bảo khả năng
cho vay thu được gốc và lãi đúng hạn.
LÊ THỊ QUỲNH MSV: 08A06848N
Trường ĐH Kinh doanh và Công Nghệ Hà Nội Luận văn tốt nghiệp
- Hồ sơ, thủ tục vay vốn phải đầy đủ, hợp lệ, hợp pháp, nếu xảy ra tranh chấp,
tố tụng thì đảm bảo an toàn về pháp lý cho NH.
Các vấn đề thẩm định bao gồm:
+ Năng lực pháp lý của KH.
+ Tính cách và uy tín của KH
+ Năng lực tài chính của KH: Đánh giá chính xác năng lực tài chính của KH
nhằm xác định sức mạnh tài chính, khả năng độc lập tài chính trong kinh doanh,
khả năng thanh toán và khả năng trả nợ của KH.
+ Phương án vay vốn và khả năng trả nợ của KH: Đánh giá mức độ khả thi
của phương án sản xuất kinh doanh và tính toán chính xác nguồn trả nợ cuả KH.
+ Đánh giá các bảo đảm tiền vay của KH (tài sản thế chấp, cầm cố, bảo lãnh),
kiểm tra tính pháp lý, quyền sở hữu của KH đối với những tài sản này.
+ Phân tích và dự báo ảnh hưởng của môi trường kinh doanh đến phương án
vay vốn trả nợ vốn của KH.
* Bước 4: Quyết định cho vay. Sau khi xem xét, thẩm định hồ sơ vay vốn thấy thoả
mản các điều kiện và nguyên tắc, NH quyết định cho vay đối với NH.
* Bước 5: Kiểm tra và hoàn chỉnh hồ sơ cho vay và hồ sơ tài sản thế chấp cầm cố.
* Bước 6: Giải ngân : Tuỳ theo thoả thuận trong hợp đồng vay vốn, tuỳ theo mục

đích sử dụng tiền vay, phương thức thanh toán có liên quan đến tiền vay để ra
quyết định hình thức phát tiền phù hợp.
* Bước 7: Giám sát KH sử dụng vốn vay và theo dõi rủi ro. Giám sát và theo dõi
nhằm kiểm tra tính hiện thực của kế hoạch trả nợ và khả năng trả nợ và khả năng
thực hiện, phát hiện dự báo những rủi ro có thể phát sinh; phát hiện sớm những
khoản vay có vấn đề trước khi trở nên nghiêm trọng nhằm đề xuất giải quyết xử lý
kịp thời.
* Bước 8: Thu hồi nợ, gia hạn nợ.
Căn cứ vào khế ước nhận nợ, trước kỳ hạn thu nợ 5 ngày, cán bộ tín dụng lập
phiếu báo thu nợ trình giám đốc gửi cho doanh nghiệp vay vốn.
Các khoản nợ có vấn đề, KH có đơn đề nghị được gia hạn nợ, giãn nợ, cán bộ
tín dụng thẩm định, kiểm tra rồi lập tờ trình cho giám đốc xem xét và quyết định.
Các khoản nợ đến hạn mà không trả được, không được gia hạn, giãn nợ,
khoanh nợ thì áp dụng các biện pháp kiên quyết để thu hồi nợ.
* Bước 9 : Xử lý rủi ro.
Những khoản nợ đã dùng mọi biến pháp giải quyết nhưng không thu hồi được
thì phải tiến hành xử lý rủi ro theo quyết định bằng quỹ dự phòng RRTD của NH
* Bước 10: Thanh lý hợp đồng vốn.
LÊ THỊ QUỲNH MSV: 08A06848N
Trường ĐH Kinh doanh và Công Nghệ Hà Nội Luận văn tốt nghiệp
Sau khi KH trả hết nợ gốc và lãi hoặc dư nợ vay đã được xử lý bằng quỹ rủi
ro hoặc xoá nợ, cán bộ tín dụng và cán bộ KT đối chiếu, tất toán TK cho vay của
món nợ đó. Chuyển toàn bộ hồ sơ liên quan đến khoản vay vào kho lưu trữ tài liệu.
1.5) Các nhân tố ảnh hưởng tới khả năng mở rộng CVTD của NHTM
Mở rộng CVTD được thực hiện trên cơ sở việc thực hiện đa dạng hoá
KH, các loại hình dịch vụ NH. Việc xây dựng các mức lãi suất hợp lý cũng như
xác định các kỳ hạn nợ phù hợp với chu kỳ sản xuất kinh doanh của KH đi đôi với
việc cung cấp các loại hình bảo lãnh thích hợp cũng góp phần mở rộng CVTD. Có
thể chia các nhân tố ảnh hưởng đến việc mở rộng CVTD thành hai nhóm, đó là các
nhân tố khách quan và các nhân tố chủ quan.

1.5.1) Nhóm các nhân tố khách quan:
Nhóm nhân tố này thường bao gồm: tình trạng của nền kinh tế, hệ thống pháp
lý và tình hình xã hội. Có thể nói nhóm nhân tố này có ảnh hưởng rất lớn đến hoạt
động tiêu dùng nói chung và hoạt động TDTD nói riêng. Cụ thể là:
- Nhân tố tình trạng của nền kinh tế:Chúng ta đều đã biết rằng nhu cầu tiêu
dùng hàng hoá dịch vụ của dân cư phụ thuộc rất lớn vào tình trạng của nền kinh tế.
Khi nền kinh tế ở trong giai đoạn hưng thịnh, tốc độ tăng trưởng cao và ổn định,
mức sống của dân cư ngày một phát triển đi lên thì nhu cầu tiêu dùng sẽ tăng, bởi
vì họ tin tưởng vào thu nhập của mình trong tương lai có thể chi trả được các
khoản nợ để phục vụ mục đích nâng cao chất lượng cuộc sống. Vì vậy mà TDTD
của NH thời kỳ này sẽ tăng lên. Ngược lại, khi nền kinh tế rơi vào tình trạng suy
thoái, thiểu phát, không ổn định thì nhu cầu chi tiêu sẽ giảm do lúc này dân cư có
xu hướng tích luỹ hơn là tiêu dùng, bởi vậy TDTD thời kỳ này sẽ giảm xuống.
- Nhân tố xã hội:NNhân tố xã hội bao gồm: quan niệm xã hội, phong tục tập
quán, tình hình trật tự an ninh, trình độ dân trí, độ tin tưởng lẫn nhau Các nhân
tố này ảnh hưởng trực tiếp tới các tác nhân tham gia vào quan hệ TDTD nói riêng
và các tín dụng khác của NH nói chung. Bởi vì quan hệ tín dụng được hình thành
dựa trên cơ sở tín nhiệm lẫn nhau nên nếu KH nào có uy tín với NH, có thu nhập
ổn định, có trình độ cao thì sẽ được nhiều ưu đãi trong mối quan hệ này. VNĐ thời,
LÊ THỊ QUỲNH MSV: 08A06848N
Trường ĐH Kinh doanh và Công Nghệ Hà Nội Luận văn tốt nghiệp
nếu một NH hoạt động an toàn và hiệu quả, tạo được lòng tin trong dân chúng thì
sẽ có nhiều sự lựa chọn của KH hơn.
Đồng thời, quan niệm xã hội, phong tục tập quán, trình độ dân trí… cũng ảnh
hưởng mạnh mẽ đến nhu cầu, thói quen mua sắm của người dân từ đó cũng tác
động đến TDTD của NH.
- Nhân tố pháp lý:
Mỗi một chủ thể trong xã hội đều có quyền tự do làm theo ý thích của mình,
việc họ muốn làm gì, muốn mua gì là phụ thuộc vào bản thân họ song phải trong
khuôn khổ mà pháp luật cho phép. Do đó trong quan hệ tín dụng với NH cũng vậy,

mỗi người đều có quyền vay bất cứ lúc nào họ có nhu cầu nhưng phải tuân thủ theo
mọi quy định của NH nhà nước. Vì vậy, nếu những quy định của pháp luật không
rõ ràng, không đồng bộ, không ổn định, không kịp thời và có nhiều“ kẽ hở” thì sẽ
gây ra rất nhiều khó khăn cho NH thương mại trong mọi hoạt động tín dụng.
Ngược lại, nếu những văn bản pháp luật quy định rõ ràng, đầy đủ, VNĐ bộ, kịp
thời và ổn định thì sẽ tạo ra một hành lang pháp lý vững chắc, góp phần vào cạnh
tranh lành mạnh giữa các NH thương mại trong hoạt động tín dụng. Và đó cũng là
cơ sở pháp lý để NH giải quyết các khiếu nại, tố cáo khi có các tranh chấp xảy ra
trong hoạt động tín dụng.
Ngoài ra, chính sách của Nhà nước cũng là một yếu tố ảnh hưởng đến hoạt
động TDTD. Thứ nhất là các chính sách của Nhà nước nhằm khuyến khích đầu tư
trong nước và đầu tư nước ngoài với mục tiêu phát triển kinh tế, tăng GDP, giảm
thất nghiệp, tăng thu nhập cho người lao động. Thứ hai là các chính sách của Nhà
nước về giáo dục và đào tạo. Hai chính sách này đóng vai trò quan trọng trong việc
mở rộng TDTD.
1.5.2) Nhóm các nhân tố chủ quan
Việc mở rộng hoạt động CVTD không chỉ chịu tác động bởi các nhân tố
khách quan mà còn chịu tác động mạnh mẽ bởi các nhân tố chủ quan xuất phát từ
phía người tiêu dùng và từ phía NH như: Chính sách và thể lệ tín dụng, thông tin
tín dụng, tình hình huy động vốn, chất lượng nhân sự, cơ sở vật chất thiết bị của
NH và bản thân người tiêu dùng
LÊ THỊ QUỲNH MSV: 08A06848N
Trường ĐH Kinh doanh và Công Nghệ Hà Nội Luận văn tốt nghiệp
- Thứ nhất: Nhân tố chính sách tín dụng
Chính sách tín dụng bao gồm: các yếu tố giới hạn mức cho vay đối với KH,
kỳ hạn của khoản tín dụng, lãi suất cho vay, mức lệ phí, sự bảo đảm khả năng
thanh toán, hướng giải quyết phần tín dụng thấu chi, các khoản vay có vấn đề
Nếu tất cả những yếu tố trên đều đúng đắn, hợp lý và linh hoạt, đáp ứng nhu cầu đa
dạng của người tiêu dùng thì chắc chắn NH sẽ thành công trong việc mở rộng hoạt
động này. Ngược lại, nếu chính sách tín dụng không đáp ứng được những yêu cầu

trên thì NH sẽ không mở rộng quy mô TDTD được.
Đặc biệt là trong cơ chế thị trường với sự cạnh tranh ngày càng gay gắt thì
một chính sách tín dụng hợp lý, một chính sách đa dạng lãi suất hoá phù hợp với
từng loại KH, từng kỳ hạn cho vay sẽ thu hút được nhiều KH và thực hiện thành
công việc mở rộng TDTD.
- Thứ hai: Quy trình cấp tín dụng là tổng hợp các nguyên tắc, các quy định
của NH trong việc cấp TD, gồm các bước cụ thể theo một trình tự nhất định kể từ
khi chuẩn bị hồ sơ đề nghị cấp tín dụng cho đến khi chấm dứt quan hệ tín dụng.
- Thứ ba: Về thông tin tín dụng
Trong nền kinh tế thị trường, ai nắm bắt được nhiều thông tin chính xác, kịp
thời về KH người đó sẽ chiến thắng trong cạnh tranh. Và trong hoạt động tín dụng,
NH cấp tín dụng cho KH dựa trên nguyên tắc tin tưởng và sự hoàn trả. Sự tin
tưởng ở đây phụ thuộc vào thông tin có được.
- Thứ tư: Tình hình huy động vốn của NH
Do NH là một ngành kinh doanh đặc biệt trong nền kinh tế hoạt động theo
phương thức“ nhận tiền gửi để cho vay”. Bởi vậy, nếu nguồn vốn của NH huy
động được ngày càng lớn và đa dạng thì càng tạo điều kiện cho hoạt động TDTD
phát triển.
- Thứ năm: Về chất lượng nhân sự và cơ sở vật chất thiết bị tại NH
Phải khẳng định rằng: việc mở rộng CVTD có thành công hay không phụ
thuộc phần lớn vào trình độ cán bộ công nhân viên và cơ sở vất chất, trang thiết bị
của NH. Việc NH trang bị đầy đủ các thiết bị tiên tiến, phù hợp với phạm vi và quy
LÊ THỊ QUỲNH MSV: 08A06848N
Trường ĐH Kinh doanh và Công Nghệ Hà Nội Luận văn tốt nghiệp
mô hoạt động, phục vụ kịp thời các yêu cầu của KH thì sẽ giúp NH có khả năng
cạnh tranh và thực hiện việc mở rộng TDTD.
- Thứ sáu: Tình trạng của người tiêu dùng
Mỗi người dân là một người tiêu dùng và trong cuộc đời họ ít nhất phải một
lần mua sắm những hàng hoá có giá trị lớn như: mua nhà, mua xe Và khi khả
năng tài chính hiện tại của họ không đáp ứng được các dự định tiêu dùng thì họ sẽ

đến NH đặt quan hệ tín dụng. Nhưng không phải người tiêu dùng nào cũng được
NH chấp nhận cho vay mà NH phải xem xét tới những lần trả nợ trước, tình hình
thu nhập có ổn định không. Nếu những người đến NH đều không có đủ năng lực
tài chính thì cơ hội mở rộng TDTD chỉ là mục tiêu chứ không thực hiện được.
Sau khi tìm hiểu về người tiêu dùng và về TDTD ta thấy rằng vấn đề đáp ứng
được đủ vốn cho người tiêu dùng trong xã hội là vấn đề mà cả hệ thống NH và các
cơ quan quản lý nhà nước cần phải quan tâm bởi vì nếu lĩnh vực này được phát
triển nó sẽ góp phần thúc đẩy mạnh mẽ đến sự phồn thịnh của cả nền kinh tế.
LÊ THỊ QUỲNH MSV: 08A06848N
Trường ĐH Kinh doanh và Công Nghệ Hà Nội Luận văn tốt nghiệp
CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG HỌAT ĐỘNG CHO VAY TIÊU DÙNG
TẠI NHNo & PTNT CHI NHÁNH THĂNG LONG
2.1) Khái quát các họat động kinh doanh của NHNo &PTNT CN Thăng
Long
Năm 2011, nền kinh tế Việt Nam gặp nhiều khó khăn bất lợi, do những tác
động tiêu cực từ kinh tế tòan cầu và các nguyên nhân nội tại của nền kinh tế Việt
Nam đã ảnh hưởng trực tiếp đến họat động kinh doanh của các thành phần kinh tế
trong nước nói chung và họat động kinh doanh của các NHTM nói riêng, trong đó
có NHNo & PTNT CN Thăng Long.Trước những khó khăn như vậy, CN Thăng
Long cũng đã đạt được kết quả khả quan như sau:
2.1.1) Kết quả họat động tài chính
Sự biến động của giá vàng, tỷ giá ngọai tệ, lãi suất và tâm lý người dân tạo sự
cạnh tranh khốc liệt về huy động vốn nội và ngọai tệ USD. Bên cạnh đó, các chính
sách điều chỉnh thị trường của Nhà nước thắt chặt tiền tệ để kiểm soát lạm phát,
tăng vốn điều lệ các NHTM… cũng có phần tạo ra áp lực về nhu cầu của hệ thống
NH, gây khó khăn cho việc họat động kinh doanh NH nói chung và NHNo Việt
Nam nói riêng, trong đó có CN Thăng Long, dẫn đến chi phí đầu vào quá cao làm
thu hẹp chênh lệch thu – chi:
Bảng 2.1: Tình hình họat động tài chính năm 2009 – 2011 tại CN

Đơn vị: Tỷ VNĐ
Chỉ tiêu Năm
2009
Năm
2010
Năm
2011
So sánh
2010 – 2009
So sánh
2011 – 2010
+/- % +/- %
1 2 3 4 5=3-2 6=(5:2)x100 7=4-3 8=(7:3)x100
1.Tổng thu
2.Tổng chi
3.LNTT
781
673
108
698
610
88
826
711
115
-83
-63
-20
-10,63
- 9,36

-18,52
+128
+101
+27
+18,34
+16,55
+30,68
(Nguồn: Báo cáo tổng kết họat động kinh doanh tại CN năm 2009 – 2011)
Qua bảng số liệu 2.1, ta thấy tình hình Thu – Chi của CN tăng giảm không
đồng đều, nhưng vẫn có lãi.
LÊ THỊ QUỲNH MSV: 08A06848N
Trường ĐH Kinh doanh và Công Nghệ Hà Nội Luận văn tốt nghiệp
Năm 2009 có nhiều biến động mạnh về lãi suất thị trường chung nhưng chi lãi
tiền gửi, tiền vay tại CN ổn định, bởi nguồn KKH bình quân đã bù đắp cho các
khoản nguồn có kỳ hạn lãi suất cao. Thu, chi dịch vụ đều tăng do đã thu hút được
nhiều KH trong và ngoài nước sử dụng các sản phẩm của CN. Tổng thu được 781
tỷ VNĐ và chi 673 tỷ VNĐ. Chênh lệch thu – chi đạt 108 tỷ VNĐ.
Mặc dù gặp nhiều khó khăn hơn về công tác nguồn vốn và cho vay, Chênh
lệch thu – chi chưa lương của CN năm 2010 vẫn đảm bảo ổn định, có lương, tuy
mức tăng trưởng nhẹ. Các tỷ trọng thu vẫn tập trung ở thu vốn điều lệ và thu lãi
cho vay, các khoản tín dụng được điều chỉnh theo lãi suất cho vay mới thấp hơn
các khỏan tín dụng có lãi suất cao năm 2008 chuyển sang 2009. Tổng thu chỉ đạt
698 tỷ VNĐ, bằng 89,37% so với năm 2009, giảm 83 tỷ VNĐ. Do việc tăng chi
phí huy động vốn vào cuối năm, tình hình lãi suất huy động tăng, các tiền nguồn
gửi bậc thang chuyển sổ theo lãi suất mới … đã làm nâng giá vốn bình quân cuối
năm tăng hơn các tháng đầu năm, tuy nhiên số tăng thấp hơn năm 2009 do năm
2009 còn dư các khoản lãi suât cao năm 2008.Tổng chi bỏ ra đạt 610 tỷ, đã giảm đi
9,36% so với năm 2009 là 673 tỷ VNĐ. Do vậy LNTT chỉ còn 88 tỷ, giảm 18,52%
so với LNTT năm 2009.
Năm 2011, do thu lãi thừa vốn đạt 428 tỷ chiếm 51,8% trên tổng thu nhập,

nên tổng thu nhập đã tăng lên đáng kể. Tổng thu đạt 826 tỷ, tăng 128 tỷ VNĐ
tương đương 18,34% so với năm 2010. Tổng chi ở mức 711 tỷ VNĐ, tăng 16,55%
so với năm 2010. Các khoản chi phí phát sinh khác tăng, do chi mô giới huy động
vốn tại các tháng trong quý 2 và quý 3 năm 2011 nhằm mục tiêu bình ổn và giữ
vốn của KH truyền thống. Tổng thu tăng mạnh, nên LNTT trong năm đã tăng 27 tỷ
VNĐ ( khoảng 30,68%) và đạt 115 tỷ VNĐ.
2.1.2) Kết quả họat động tín dụng
Họat động tín dụng là một trong những họat động cơ bản mang lại nguồn thu
lớn cho các NH.
Bảng 2.2: Tình hình hoạt động tín dụng năm 2009 – 2011 tại CN
Đơn vị: Tỷ VNĐ
LÊ THỊ QUỲNH MSV: 08A06848N
Trường ĐH Kinh doanh và Công Nghệ Hà Nội Luận văn tốt nghiệp
Chỉ tiêu Năm
2009
Năm
2010
Năm
2011
So sánh
2010 – 2009
So sánh
2011 – 2010
+/- % +/- %
1 2 3 4 5=3-2 6=(5:2)x100 7=4-3 8=(7:3)x100
Tổng
Nguồn Vốn
9.555 6.722 3.984 -2.833 - 29,65 -2.738 - 40,73
Tổng
Dư Nợ

2.684 3.203 2.863 + 519 + 19,34 - 340 - 10,62
% dư nợ /
nguồn vốn
28,09% 47,65% 71,86% - + 19,56 - 24,21
(Nguồn: Báo cáo tổng kết họat động kinh doanh tại CN năm 2009 – 2011)
* Về công tác huy động vốn tại CN có chiều hướng giảm mạnh qua các năm.
Năm 2009, do cơ chế hỗ trợ lãi suất kích cầu đầu tư, lãi suất huy động tăng,
đã tạo nên tăng trưởng tín dụng nóng. Cùng với việc triển khai các sản phẩm huy
động vốn của NHNo &PTNT Việt Nam, như: Tiết kiệm dự thưởng chào mừng
ngày Quốc tế lao động 1/5/2009, chứng chỉ tiền gửi ngắn hạn dự thưởng, Chứng
chỉ tiền gửi mừng xuân Canh Dần, Chứng chỉ tiền gửi trả lãi trước, không rút trước
hạn… đã thu hút phần lớn từ tiết kiệm dân cư ( khoảng 19% / tổng nguồn). Tổng
nguồn vốn đạt 9.555 tỷ VNĐ.
Năm 2010, CN đã gặp nhiều khó khăn hơn về công tác nguồn vốn và cho vay.
Vi vậy, tổng nguồn vốn đã giảm mạnh ( giảm 29,65%) so với năm 2009, giữ ở mức
6.722 tỷ, giảm 2.833 tỷ so với năm 2009. Nguyên nhân là do vào cuối năm, nhu
cầu vốn kinh doanh phục vụ dịp Tết của KH tăng cao, gây ra khó khăn trong việc
giữ vốn và tiếp thị vốn mới. Vốn tiền gửi KKH của Dự án Quỹ doanh nghiệp vừa
và nhỏ giảm với số lượng lớn, làm giảm mạnh tỷ trọng nguồn tổ chức kinh tế tại
CN. Nhu cầu thanh tóan vào cuối năm của KH cho các đối tượng tăng.
Công tác huy động vốn thời điểm Quý 2 và quý 3 năm 2011 gặp nhiều khó
khăn, cạnh tranh ngầm về lãi suất vượt trần của các NH khác trên địa bàn kéo theo
sự sụt giảm các khoản nguồn Tổ chức và dân cư, tính chất nguồn trở nên thiếu ổn
định với kỳ ngắn hạn. Tổng nguồn vốn chỉ đạt 3.984 tỷ, giảm 2.738 tỷ tương
đương giảm 40,73% so với năm 2010. Từ thời điểm tháng 9 đến cuối năm, tình
hình có ổn định hơn, song cạnh tranh ngầm vẫn tiếp tục, ngày càng khó phát hiện,
là trở ngại rất lớn cho việc tiếp thị vốn dân cư,tổ chức mới cũng như duy trì vốn cũ.
LÊ THỊ QUỲNH MSV: 08A06848N
Trường ĐH Kinh doanh và Công Nghệ Hà Nội Luận văn tốt nghiệp
* Về tình hình sử dụng vốn có xu hướng dao động nhẹ qua các năm.

Trong 6 tháng đầu năm 2009, cơ chế hỗ trợ lãi suất, kích cầu đầu tư của Nhà
nước tạo điều kiện cho các DN tăng cường họat động SXKD, dẫn đến tăng trưởng
tín dụng mạnh trong hệ thống NHTM nói chung và CN Thăng Long nói riêng. Nếu
như cuối năm 2008, dư nợ VND chỉ đạt 1.005 tỷ VND, thì đến 31/12/2009, dư nợ
tăng 630 tỷ VND. Tổng dư nợ đạt 2.684 tỷ. Hiệu quả sử dụng vốn đạt 28,09%. Để
triển khai chủ trương cho vay hỗ trợ lãi suất tại đơn vị, CN NHNo &PTNT Thăng
Long đã tổ chức hội nghị KH vào đầu tháng 2/2009 để thông báo kịp thời về chủ
trương chính sách mới của Nhà nước và thành lập Tổ kiểm tra cho vay hỗ trợ lãi
suất, đảm bảo cho vay đúng đối tượng và mục đích sử dụng vốn.
Tình hình cuối năm 2010, thanh khoản so kế hoạch TW giao tại CN có biến
động giảm nhiều nên đã ảnh hưởng đến mức dư nợ được giải ngân tại CN. Tuy
nhiên, CN cũng đã cố gắng đảm bảo hoàn thành các cam kết về tín dụng đối với
KH. Tổng dư nợ đạt 3.203 tỷ VND, tăng 519 tỷ tương đương 19,34% so với năm
2009. Để cân đối nguồn vốn và tín dụng, chủ trương của CN tập trung vào các đối
tượng là KH truyền thống, có quan hệ GD vốn khép kín, sử dụng nhiều sản phẩm
dịch vụ tại CN. Chủ trương này đã tăng hiệu quả sự dụng vốn lên 19,56% so với
năm 2009, và đạt 47,65%.
Năm 2011, tình hình huy động vốn và cho vay đều gặp khó khăn, các khoản
nợ xấu phát sinh tăng. Nên tổng dư nợ chỉ còn 2.863 tỷ, giảm 340 tỷ ( tương đương
10,62%) so với năm 2010. Tỷ trọng dư nợ / nguồn vốn của năm 2011 là khá cao
71,86%, tăng 24,21% so với năm 2010.
2.1.3) Một số họat động kinh doanh khác
2.1.3.1) Tình hình thanh toán quốc tế (TTQT)
Họat động TTQT nhìn chung cũng gặp phải những khó khăn nhất định,
biến động của tỷ giá, thị trường hàng NK nhiều hơn hàng XK gây nên tình trạng
khan hiếm USD trong thời kỳ dài. Vi vậy, NHNo & PTNT CN Thăng Long đã
không ngừng đổi mới và nâng cao nghiệp vụ thanh toán để phục vụ tốt cho KH của
mình, và đã đáp ứng các nhu cầu thanh toán nghiệp vụ XNK qua NHNo & PTNT
Thăng Long, từ đó đã thu được nhiều kết quả đáng khích lệ.
Bảng 2.3: Tình hình thanh toán quốc tế tại CN

Đơn vị: Triệu USD
LÊ THỊ QUỲNH MSV: 08A06848N
Trường ĐH Kinh doanh và Công Nghệ Hà Nội Luận văn tốt nghiệp
Chỉ tiêu 2009 2010 2011
Số
món
Số tiền
Số
món
Số tiền
Số
món
Số tiền
1. Thanh toán hàng XK 217 18,375 67 5,228 284 26,942
2. Thanh toán hàng NK 1.690 251,126 1.641 215,081 1.312 150,014
3. Trả kiều hối 266 3,966 156 0,731 255 3,638
(Nguồn: Báo cáo tổng kết họat động kinh doanh tại CN năm 2009 – 2011)
Doanh số TTQT nhìn chung ổn định. Mức giảm không đáng kể.
Tổng thu về phí dịch vụ TTQT: - Năm 2009: 7894,853 triệu VND
- Năm 2010: 8373,531 triệuVND
- Năm 2011: 5603,597 triệu VND
2.1.3.2) Tình hình kinh doanh ngoại tệ
Bảng 2.4: Tình hình kinh doanh ngoại tệ tại CN
Đơn vị: Triệu USD
Chỉ tiêu
Năm
2009
Năm
2010
Năm

2011
Tỷ lệ (%)
Năm
2010-2009
Năm
2011-2010
1 2 3 4 5 = (3-2) x 100 6 = (4-3)x 100
Mua vào 269,942 211,151 157,447 - 21,78 -25,43
Bán ra 270,079 211,049 156,119 -21,86 - 26,03
(Nguồn: Báo cáo tổng kết họat động kinh doanh tại CN năm 2009 – 2011)
Nhìn chung tình hình kinh doanh ngọai tệ có nhiều biến động mạnh về tỷ
giá, ngọai tệ khan hiếm chủ yếu là USD nhưng CN vẫn cân đối được nguồn, đảm
bảo kinh doanh có lãi.
Thu lãi về kinh doanh ngọai tệ: - Năm 2009: 3.880,29 triệu VNĐ
- Năm 2010: 5.339,09 triệu VNĐ
- Năm 2011: 8.854,94triệu VNĐ
2.2) Thực trạng họat động CVTD tại CN Thăng Long
2.2.1) Tình hình dư nợ cho vay phân theo ngành kinh tế
Bảng 2.5: Tình hình dư nợ cho vay phân theo ngành kinh tế
Đơn vị: Tỷ VND
LÊ THỊ QUỲNH MSV: 08A06848N
Trường ĐH Kinh doanh và Công Nghệ Hà Nội Luận văn tốt nghiệp
Chỉ tiêu Năm
2009
Năm
2010
Năm
2011
So sánh
2010 – 2009

So sánh
2011 – 2010
+/- % +/- %
Tổng dư nợ 2.684 3.203 2.863
+520 +19,36 -340 -10,62
1.Nông nghiệp,nông thôn
1.810 2.362 2.070 +552 +30,50 -292 -12,37
2. Tài chính, NH
416 360 303 -56 -13,46 -57 -15,83
3. Bất động sản
60 74 57 +14 +23,33 -17 -22,97
4. Xuất nhập khẩu
255 229 240 -26 -10,19 +11 +4,8
5. Tiêu dùng
140 174 179 +34 +24,28 +5 +2,87
6. Khác
4 5 15 +1 +25 +10 +200
(Nguồn: Báo cáo tổng kết họat động cho vay tại CN năm 2009 – 2011)
NHNo& PTNT Việt Nam tiếp tục khẳng định vai trò chủ lực trong đầu tư vốn
cho khu vực Nông nghiệp, Nông thôn, Nông dân với nguồn vốn dánh cho “Tam
nông” luôn chiếm khoảng 70% trên tổng dư nợ. Và NHNo & PTNT CN Thăng
Long cũng không phải là ngọai lệ, năm 2010 và năm 2011 đạt lần lượt 73,74% và
72,3% trên tổng dư nợ. Năm 2009 chỉ đạt 1.810 tỷ chiếm 67,45%. Tuy năm 2011
có giảm 12,37% so với năm 2010. Nhưng nhìn chung, cơ cấu cho vay dành cho
khu vực Nông nghiệp, nông thôn luôn được CN ưu tiên và giữ ổn định.
Tình hình cho vay trong lĩnh vực Tài chính – NH (trung bình khoảng 12,43%
trên tổng dư nợ) và xuất nhập khẩu ( khoảng 8,27% trên tổng dư nợ) cũng chiếm tỷ
cao thứ 2 và 3 trong dư nợ phân theo ngành kinh tế. Tiếp đó là họat động CVTD
tuy chỉ chiếm tỷ trọng ít ( 5,63%) trong tổng dư nợ và đang có xu hướng tăng đều
qua các năm. Cho vay BĐS năm 2011 đã giảm 22,97% so với năm 2010.

2.2.2) Tình hình họat động CVTD
Cho vay là họat động kinh doanh chủ yếu của các NHTM để tạo ra lợi nhuận.
Nền kinh tế thị trường ngày càng phát triển, đã cho ra đời hàng lọat các sản
phẩm tín dụng hướng đến phục vụ đối tượng người tiêu dùng. Cùng với mức sống
ngày càng được nâng cao, nhu cầu mua sắm, sinh họat của người dân cũng tăng
theo thì sản phẩm tín dụng tiêu dùng của các NHTM càng phong phú và sự cạnh
tranh cho việc mở rộng CVTD giữa các NH càng quyết liệt hơn. Để đáp ứng được
LÊ THỊ QUỲNH MSV: 08A06848N
Trường ĐH Kinh doanh và Công Nghệ Hà Nội Luận văn tốt nghiệp
nhu cầu này, NHNo & PTNT CN Thăng Long cũng đưa ra các sản phẩm tín dụng
đa dạng và phong phú để người tiêu dùng có nhiều sự lựa chọn hơn.
2.2.2.1) Tỷ trọng dư nợ CVTD trong tổng dư nợ cho vay
Bảng 2.6: Tỷ trọng dư nợ CVTD trong tổng dư nợ (Đơn vị: Tỷ VND)
(Nguồn: báo cáo CVTD tại CN qua các năm 2009 – 2011)
Qua bảng số liệu ta thấy, dư nợ CVTD tăng mạnh và đều qua các năm, nhưng
tỷ trọng dư nợ CVTD trong tổng dư nợ của CN vẫn còn khá nhỏ. Năm 2009, dư nợ
CVTD đạt 140 tỷ, chiếm 5,21% trong tổng dư nợ. Do nền kinh tế có xu hướng
phục hồi, nên trong năm 2010 tăng 34 tỷ tương đương 24,28% so với năm 2009 và
ở mức 174 tỷ ( 5,43% trong tổng dư nợ). Năm 2011, CVTD chững lại, chỉ tăng 5 tỷ
tương đương 2,87% so với năm 2010. Tỷ trọng cao hơn năm 2010 và chiếm 6,25%
trong tổng dư nợ.
2.2.2.2) Tình hình dư nợ CVTD theo thời hạn
LÊ THỊ QUỲNH MSV: 08A06848N
1 2 3 4
Tổng dư nợ
2.684 3.203 2.863
Dư nợ CVTD
140 174 179
Tỷ trọng (%)
5,21 5,43 6,25

Trường ĐH Kinh doanh và Công Nghệ Hà Nội Luận văn tốt nghiệp
Bảng 2.7: Dư nợ CVTD theo thời hạn
(Đơn vị: Tỷ VND)
Chỉ tiêu
Năm
2009
Năm
2010
Năm
2011
So sánh
2010 – 2009
So sánh
2011 – 2010
+/- % +/- %
Dư nợ CVTD
140 174 179 +34 +24,28 +5 +2,87
Ngắn hạn
60,44 84,52 72,83 +24,08 +39,84 -11,69 13,83
Trung và dài hạn
79,56 89,48 106,17 +9,92 +12,46 +16,69 +18,65
(Nguồn: báo cáo CVTD tại CN qua các năm 2009 – 2011)
Nhìn chung CVTD theo thời hạn qua các năm có nhiều biến động. Năm 2010
do nền kinh tế gặp nhiều khó khăn, ảnh hưởng đến CVTD ngắn, trung và dài hạn.
Dư nợ trung và dài hạn vẫn chiếm tỷ trọng lớn hơn dư nợ ngắn hạn. So với năm
2009, dư nợ CVTD ngắn hạn đã tăng 24,08 tỷ (khoảng 24,08%) và dư nợ CVTD
trung và dài hạn tăng 9,92 tỷ (khoảng 12,46%). Năm 2011 lại có chênh lệhc giữa
dư nợ CVTD ngắn hạn với dư nợ CVTD trung và dài hạn so với năm 2010. Dư nợ
CVTD ngắn hạn giảm 13,83%, dư nợ CVTD trung và dài hạn tăng 18,65%.
2.2.2.3) Tình hình dư nợ CVTD theo đối tượng

Bảng 2.8: Dư nợ CVTD qua các năm 2009 – 2011 tại CN (Đơn vị: Tỷ VND)
Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011
Dư nợ Tỷ trọng Dư nợ Tỷ trọng Dư nợ Tỷ trọng
Dư nợ CVTD
140 100 174 100 179 100
1.Sửa chữa, xây mới nhà
37,14 26,53 36,15 20,78 34,43 19,23
2.Mua,sửa chữa phương tiện đi lại
8,53 6,09 11,21 6,44 13,69 7,65
3.Học tập,du lịch,chữa bệnh
1,03 0,74 1,3 0,75 0,77 0,4
4.Mua sắm vật dụng sinh họat
33,5 23,93 31,07 17,85 19,86 11,09
5.Mua nhà ở, đất ở
30,92 22,09 60,67 34,87 58,38 32,61
6. Các nhu cầu khác
28,88 20,62 33,6 19,31 51,96 29,02
(Nguồn: báo cáo họat động cho vay tại CN qua các năm 2009 – 2011)
Qua bảng số liệu 2.8, ta thấy dư nợ cho vay sửa chữa, xây mới nhà và dư nợ
cho vay mua nhà,đất ở đang chiểm tỷ trọng cao (hơn 50%) trong tổng dư nợ
LÊ THỊ QUỲNH MSV: 08A06848N
Trường ĐH Kinh doanh và Công Nghệ Hà Nội Luận văn tốt nghiệp
CVTD. Thời gian gần đây, khi mức sống của người dân ngày càng cao thì nhu cầu
mua sắm ngày càng tăng, chất lượng sống được cải thiện, đặc biệt là các khu đô thị
lớn. Dư nợ cho vay mua nhà,đất ở chiếm tỷ trọng cao nhất, trung bình khoảng
29,85%. Năm 2011, ngành BĐS có nhiều biến động, dẫn đến dư nợ cho vay mua
nhà, đất ở có phần giảm cả về dư nợ cũng như tỷ trọng của nó.
Ngược với tình hình trên, đất ở thì dư nợ cho vay sửa chữa, xây mới nhà đang có
xu hướng giảm dần cả về số lượng cũng như tỷ trọng. Năm 2009 chiếm 26,53%,
năm 2010 là 20,78%, năm 2011 chỉ còn 19,23%.Dư nợ cho vay mua sắm vật dụng

sinh họat cũng giảm mạnh qua các năm. Trung bình chỉ chiếm khoảng 17,62%.
2.2.2.4) Số lượng KH tham gia CVTD
Bảng 2.9: Số lượng KH trong họat động CVTD Đơn vị: Người
Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011
Số lượng Tỷ trọng Số lượng Tỷ trọng Số lượng Tỷ trọng
Tổng KH
1.445 100 1.345 100 1.269 100
KH CVTD
1.008 69,76 965 71,75 907 71,47
(Nguồn: báo cáo dư nợ theo ngành kinh tế tại CN qua các năm 2009 – 2011)
Từ bảng 2.9, ta thấy tuy tốc độ tăng trưởng tỷ trọng KH CVTD trên tổng KH
theo ngành kinh tế rất cao (71%) nhưng đang giảm dần về số lượng qua các năm.
Vì vậy CN cần xem xét đưa ra các biện pháp, chiến lược Marketing phù hợp để thu
hút số lượng lớn người tiêu dùng tin và sử dụng lại các sản phẩm dịch vụ của CN.
2.2.2.5) Tình hình dư nợ quá hạn CVTD
Khi đánh giá chat lượng tín dụng thông thường chúng ta nhìn nhận trên khía
cạnh nợ quá hạn, nợ quá hạn cao thì chất lượng tín dụng thấp và ngược lại, nợ quá
hạn thấp thì chất lượng tín dụng cao. Tuy nhiên điều đó chưa phản ánh đầy đủ.
Nợ quá hạn là chỉ số để đánh giá hiệu quả tín dụng mà các NH đầu tư. Nếu nợ
quá hạn lớn rất có thể rủi ro cho NH là đi đến phá sản.
LÊ THỊ QUỲNH MSV: 08A06848N
Trường ĐH Kinh doanh và Công Nghệ Hà Nội Luận văn tốt nghiệp
Bảng 2.10: Tình hình Nợ quá hạn CVTD (Đơn vị: Tỷ VND)
Chỉ tiêu
Năm
2009
Năm
2010
Năm
2011

So sánh
2010 – 2009
So sánh
2011 – 2010
+/- % +/- %
1.Dư nợ CVTD
140 174 179 +34 +24,28 +5 +2,87
2. Nợ quá hạn
36,44 33,96 33,45 -2,48 -6,8 -0.51 -1,5
3.Tỷ lệ nợ quá hạn(2:1)%
26,03 19,52 18,68 - - - -
4. Nợ xấu
10,34 6,75 5,95 -3,59 -34,72 -0,8 -11,85
5.Tỷ lệ nợ xấu ( 4:1)%
7,4 3,88 3,32 - - - -
(Nguồn: báo cáo CVTD tại CN qua các năm 2009 – 2011)
Nợ quá hạn và nợ xấu đều biến động theo chiều hướng giảm. Điều này một
phần chứng tỏ chất lượng tín dụng của CN ngày càng được nâng cao. So với năm
2009 NQH là 36,44 tỷ, năm 2010 còn lại 33,96 tỷ, giảm 2,48 tỷ (6,8%). Năm 2011
giảm 0,51 tỷ (khoảng 1,5%) còn 33,45 tỷ. Tỷ lệ NQH giảm từ 26,03% năm 2009
xuống còn 18,68% năm 2011, cho thấy CN đã có những biện pháp để quản lý và
xử lý NQH hiệu quả. Nợ xấu xủa CN năm 2009 cao, ảnh hưởng từ các khoản vay
của các thành viên Tập đoàn VINASHIN. Tỷ lệ nợ xấu là 7,4%. Để tập trung xử lý
nợ xấu và tìm ra các biện pháp tháo gỡ hiệu quả nhất, CN đã thành lập 2 tổ xử lý
nợ xấu. Do vậy năm 2010 nợ xấu đã giảm đáng kể, giảm 34,72% còn 6,75 tỷ. Năm
2011 nợ xấu còn 5,95 tỷ, giảm 0,8 tỷ tương đương 11,85% so với năm 2010. Tỷ lệ
nợ xấu năm 2010 là 3,88%, năm 2011 là 3,32%.
2.3) Đánh giá khái quát thực trạng CVTD tại CN Thăng Long
2.3.1) Một số kết quả đạt được
Sau hơn 20 năm hoạt động theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà

nước, NHNo & PTNT CN Thăng Long vẫn luôn khẳng định được vị thế của NH
trên địa bàn với những kết quả và những thành tích rất đáng khích lệ. NH đã không
ngừng nỗ lực phấn đấu trở thành một đơn vị tiêu biểu về mở rộng và nâng cao chất
lượng tín dụng, đặc biệt là mở rộng và nâng cao chất lượng hoạt động CVTD mấy
năm gần đây ngày càng được nâng cao, Cụ thể những kết quả đó là:
- Quy mô và tốc độ tăng trưởng CVTD ngày càng cao.
LÊ THỊ QUỲNH MSV: 08A06848N
Trường ĐH Kinh doanh và Công Nghệ Hà Nội Luận văn tốt nghiệp
Hoạt động tín dụng nói chung và hoạt động CVTD nói riêng của NHNo &
PTNT CN Thăng Long ngày càng tăng trưởng cả về quy mô và tốc độ. Năm 2009,
doanh số giải ngân CVTD đạt 371,35 tỷ VND chiếm 6,86% tổng doanh số cho vay,
năm 2010 đạt 411,308 tỷ VND chiếm 11,046% tổng doanh số giải ngân và năm 2011
doanh số này đạt 659,345 tỷ VND triệu đồng chiếm 20,18% doanh số cho vay. Đó là
những con số chứng tỏ hoạt động CVTD ngày càng được mở rộng và nâng cao chất
lượng. CVTD đã và đang trở thành một trong những loại hình tín dụng chủ yếu của NH
nhằm đa dạng hoạt động, thu hút KH, mở rộng thị phần cho NH.
- Chất lượng các khoản CVTD ngày càng tốt:
Cùng với quy mô và tốc độ tăng trưởng không ngừng thì chất lượng tín dụng
của các khoản CVTD cũng được nâng cao và tốt lên rất nhiều. Thực tế là tình hình
thu nợ của các khoản cho vay này ngày càng tăng. Năm 2009 doanh số thu nợ đạt
327,604 tỷ VND chiếm 7,13% tổng doanh số thu nợ, năm 2010 đạt 380,609 tỷ
VND chiếm 11,46% tổng doanh số thu nợ và đến năm 2011 doanh số này đạt
632,071 trđ chiếm 11,7% tổng doanh số thu nợ. Nợ quá hạn có xu hướng ngày
càng giảm và cho đến nay gần như không có nợ quá hạn ở NH. Như vậy, chứng tỏ
chất lượng tín dụng nói chung và chất lượng CVTD nói riêng của NH rất cao. Đây
là một trong những nỗ lực rất lớn của cả một thể các cán bộ tín dụng trong NH,
khẳng định vị thế của NH trên thị trường và trong toàn hệ thống.
- Thị trường ngày càng được mở rộng, KH ngày càng đa dạng.
Chính sự tăng trưởng không ngừng cả về quy mô lẫn chất lượng tín dụng của
NH đã chứng tỏ được NH ngày càng thu hút được nhiều KH, thị trường của NH

ngày càng được mở rộng, đặc biệt là đối với thị trường người tiêu dùng rộng lớn
trên địa bàn Hà Nội. Đây là một hướng phát triển hoàn toàn đúng đắn.
Đồng thời, việc mở ra một thị trường mới cũng đồng nghĩa với sự đa dạng
hoá đối tượng KH, giúp cho NH tránh được rủi ro khi tập trung qua mức vào một
nhóm KH truyền thống, tạo nên tính năng động và linh hoạt trong hoạt động cho
vay của NH. Đây là một mục tiêu quan trọng trong bối cảnh hiện nay khi các NH
cạnh tranh với nhau ngày càng gay gắt và khốc liệt.
LÊ THỊ QUỲNH MSV: 08A06848N
Trường ĐH Kinh doanh và Công Nghệ Hà Nội Luận văn tốt nghiệp
- Phát triển CVTD đã mang lại hiệu quả kinh tế đối với người tiêu dùng nói
riêng và toàn bộ nền kinh tế nói chung.
Việc khuyến khích người tiêu dùng tiêu thụ hàng hoá đã tạo động lực rất to
lớn cho các ngành sản xuất và cho bản thân các NHTM, bởi vì một lý do rất đơn
giản là khi các Nhà sản xuất tiêu thụ được hàng hoá thì khả năng trả nợ các khoản
vay NH - vay khi tiến hành sản xuất kinh doanh là rất lớn. Đồng thời, nó còn nâng
cao được chất lượng cuộc sống cho người dân, góp phần thực hiện chủ trương kích
cầu của Nhà nước, mở rộng sản xuất, mở rộng tiêu dùng.
2.3.2) Một số tồn tại và nguyên nhân
Bên cạnh những kết quả đạt được, hoạt động CVTD của NH vẫn còn không ít
những hạn chế cần khắc phục và cần có những giải pháp thích đáng nhằm mở rộng
và nâng cao hơn nữa hiệu quả hoạt động CVTD. Những hạn chế đó là:
- Quy mô hoạt động CVTD còn nhỏ, chiếm tỷ trọng quá nhỏ bé trong hoạt
động cho vay của NH. So với thực tế dư nợ của hoạt động tín dụng nói chung toàn
NH thì dư nợ của CVTD chỉ chiếm một tỷ trọng rất nhỏ. Năm 2009 dư nợ CVTD
chiếm 5,21% tổng dư nợ; năm 2010 chiếm 5,43% tổng dư nợ; năm 2011 chiếm
6,25% tổng dư nợ cho vay. Mặc dù có sự tăng trưởng về quy mô lẫn tốc độ nhưng
với một tỷ trọng và quy mô bé nhỏ như trên thì hoạt động CVTD của NH cần được
mở rộng hơn nữa nhằm khẳng định vị trí của CVTD trong hoạt động cho vay của
NH và tạo nên sự cân đối trong cơ cấu cho vay của NH.
- Các hình thức CVTD còn ít, mới tập trung vào một vài sản phẩm chính.

Trong khi đó, nhu cầu thị trường đối với vay tiêu dùng còn rất lớn.
- KH vẫn mới chỉ tập trung vào những KH truyền thống, sử dụng nhiều dịch
vụ của CN. Chưa chú trọng tới các KH mới trên địa bàn
- Chất lượng họat động marketing còn thấp, chưa đáp ứng được yêu cầu, chưa
triển khai được các họat động khuếch trương, tuyên truyền, quảng cáo… để các sản
phẩm dịch vụ cung cấp được KH biết đến nhiều hơn. CN chưa chú trọng tới các
họat động quan hệ công chúng để quảng bá hình ảnh cũng như giới thiệu họat động
CVTD tới đông đảo KH.
LÊ THỊ QUỲNH MSV: 08A06848N
Trường ĐH Kinh doanh và Công Nghệ Hà Nội Luận văn tốt nghiệp
CHƯƠNG 3
MỘT SỐ GIẢI PHÁP MỞ RỘNG CHO VAY TIÊU DÙNG TẠI
NHNo & PTNT CHI NHÁNH THĂNG LONG
3.1) Định hướng mở rộng và phát triển họat động CVTD tại NHNo & PTNT
CN Thăng Long
Trên cơ sở chỉ tiêu nhiệm vụ, kế hoạch mà NHNo & PTNT Việt Nam giao
cho các CN. Xét điều kiện kinh doanh đặc thù trên địa bàn, những khó khăn sẽ gặp
và những thuận lợi mà NH có được, NHNo & PTNT CN Thăng Long đã đưa ra
định hướng HĐKD nói chung và hoạt động tín dụng nói riêng( bao gồm cả hoạt
động CVTD) nhằm phát huy tốt thành tựu đạt được, khắc phục hạn chế, vượt qua
khó khăn, đưa hoạt động NH tăng trưởng vững vàng trong những năm tới.
Trong những năm vừa qua, hoạt động tín dụng tiêu dùng đã đem lại cho NH một
nguồn thu lớn. Để triển khai thực hiện tốt và việc mở rộng hoạt động tín dụng tiêu
dùng có hiệu quả trong những năm tới, NHNo & PTNT CN Thăng Long đã đưa ra
những định hướng phát triển về sản phẩm dịch vụ cá nhân hoạt động này trong
tương lai sẽ được mở rộng, phát triển nhằm nâng cao hiệu quả, tạo nguồn thu lớn
hơn cho NH, đưa NH trở thành NH hàng đầu về cung ứng sản phẩm dịch vụ cá
nhân, NHNo&PTNT trong thời gian tới sẽ chú trọng phát triển, mở rộng đối tượng
KH CVTD, khai thác các thị trường KH tiềm năng trên địa bàn Hà Nội và các khu
vực phụ cận, mở rộng quy mô hoạt động NH va tạo nguồn thu cho NH. Bên cạnh

đó, nhằm đáp ứng nhu cầu đa dạng, phong phú của các nhóm KH này, NH cũng sẽ
quan tâm tới việc nâng cao chất lượng sản phẩm dịch vụ cung ứng, đồng thời phát
triển vá hoàn thiện các loại hình sản phẩm cho vay tiêu dùng, tạo nên hệ thống sản
phẩm dịch vụ cung ứng liên kết cho các KH cá nhân, giúp cho các KH có thể
hưởng những lợi ích đầy đủ từ các sản phẩm dịch vụ của NH. Tất cả những chiến
lược phát triển hoạt động kinh doanh này của NH đều cũng nhằm tới phương
châm, đó là “hướng tới khách hàng”. Cụ thể như sau:
LÊ THỊ QUỲNH MSV: 08A06848N
Trường ĐH Kinh doanh và Công Nghệ Hà Nội Luận văn tốt nghiệp
- Tăng cường công tác tuyên truyền, quảng cáo hướng dẫn thực hiện nghiệp
vụ tín dụng tiêu dùng đến tận các cơ quan, đơn vị kinh tế trong địa bàn: gửi tờ rơi,
thông báo cho người dân, tuyên truyền trên đài phát thanh để cho người dân có nhu
cầu hiểu rõ, tìm đến với NH và thực hiện các thủ tục vay, trả nợ đúng hạn.
- Trong thời gian tới, NH sẽ nỗ lực thực hiện hoạt động cho vay theo hình
thức tổ nhóm, đến từng cơ quan, đơn vị để vận động và phổ biến cho KH thêm
hiểu rõ hơn về phương thức cho vay phục vụ đời sống và tổ chức cho vay theo
từng cơ quan, đơn vị với hình thức giải ngân trực tiếp đến từng hộ vay, thu nợ tập
trung tại cơ quan đơn vị.
- Thực hiện mở rộng cho vay tiêu dùng không chỉ tập trung trong địa bàn mà
còn cho vay đối với các dự án ở địa bàn khác.
- Tăng cường đầu tư phát triển công nghệ NH, hiện đại hóa công nghệ với
công nghệ thông tin làm nòng cốt là động lực thực hiện đổi mới quy trình kinh
doanh, tạo cơ sở cho việc triển khai các sản phẩm dịch vụ mới.
- Thực hiện đào tạo nâng cao trình độ cán bộ tín dụng về nghiệp vụ TDTD,
như: gửi cán bộ đi học hỏi kinh nghiệm tại các NH khác hoặc tham gia các lớp đào
tạo do các chuyên gia nước ngòai giảng dạy hoặc cử cán bộ ra nước ngoài học tập
3.2) Một số giải pháp mở rộng cho vay tiêu dùng tại CN Thăng Long
Qua nghiên cứu thực trạng và định hướng CVTD tại CN NHNo&PTNT
Thăng Long hiện nay, em xin đưa ra một số giải pháp mở rộng hoạt động CVTD
tại CN như sau:

3.2.1) Thắt chặt mối quan hệ với KH truyền thống đi đôi với việc khai thác KH
tiềm năng
- Mở rộng đối tượng CVTD. Hiện nay, đối tượng CVTD chủ yếu mà CN đang
phục vụ là những cá nhân có tài sản thế chấp và công nhân viên chức Nhà nước có
thu nhập ổn định với phương thức cho vay trả góp. Đối với những KH này, CN cần
có chính sách ưu đãi để thu hút họ đến với CN nhiều hơn và sử dụng các dịch vụ
của CN. Những KH thường xuyên hiện nay mà CN đang thực hiện CVTD (như đội
ngũ giáo viên, lực lượng CB-CNV ngành Công an, CB-CNV có thu nhập ổn định)
lại chỉ chiếm một phần nhỏ trong dân cư. Trong khi đó trên địa bàn Hà Nội, những
LÊ THỊ QUỲNH MSV: 08A06848N

×