Tải bản đầy đủ (.doc) (95 trang)

Cải thiện môi trường đầu tư tỉnh Lào Cai để thu hút đầu tư phát triển đến năm 2020

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (505.92 KB, 95 trang )

Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
LỜI MỞ ĐẦU
1. Bối cảnh nghiên cứu
Đầu tư phát triển là một hoạt động kinh tế quan trọng, quyết định đến sự
phát triển kinh tế xã hội của một quốc gia cũng như của mỗi địa phương, mà
đầu tư thường được ví như một canh bạc. Các nhà đầu tư đặt cược một số tiền
lớn trong điều kiện hiện tại và hy vọng thu được nhiều lợi nhuận hơn trong
tương lai. Do vậy, đầu tư luôn đòi hỏi một môi trường thích hợp, nhất là trong
điều kiện kinh tế thị trường, với xu thế cạnh tranh ngày càng gay gắt. Nhận
thức được điều đó, trong những năm vừa qua tỉnh Lào Cai đã không ngừng
cải thiện môi trường đầu tư để thu hút đầu tư phát triển: Lãnh đạo tỉnh đã
hoạch định và tổ chức hiệu quả các chương trình, kế hoạch thu hút các nhà
đầu tư trong nước, quốc tế, đặc biệt là Trung Quốc. Vấn đề thủ tục đăng ký
kinh doanh đã tiến bộ rất nhiều, mô hình một cửa, một dấu đã được áp dụng
triệt để.. Tuy nhiên, còn nhiều quy định vay vốn còn cứng nhắc, hạ tầng giao
thông còn kém, thiếu hụt nguồn nhân lực có tay nghề kỹ thuật..Vì vậy, cho
đến nay, Lào Cai vẫn là một trong sáu tỉnh miền núi gặp nhiều khó khăn nhất
trong cả nước. Để đưa Lào Cai phát triển thì việc đề ra các giải pháp nhằm cải
thiện môi trường đầu tư để thu hút đầu tư phát triển là rất cần thiết. Chính vì
vậy mà tôi lựa chọn đề tài “Cải thiện môi trường đầu tư tỉnh Lào Cai để thu
hút đầu tư phát triển đến năm 2020” làm chuyên đề thực tập.
2. Câu hỏi nghiên cứu
Làm thế nào để cải thiện môi trường đầu tư nhằm thu hút đầu tư phát
triển tỉnh Lào Cai trong thời gian tới?
3. Phương pháp nghiên cứu
Chuyên đề sử dụng phương pháp duy vật biện chứng, duy vật lịch sử
cùng phương pháp thống kê mô tả và phương pháp so sánh, đối chiếu để mô
tả thực trạng môi trường đầu tư tỉnh Lào Cai.
Nguyễn Thu Hà - Kế hoạch 47A
1
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp


4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Nghiên cứu môi trường đầu tư, các nhân tố thuộc
môi trường đầu tư tỉnh Lào Cai trong đó tập trung đề cập tới chỉ số PCI.
- Phạm vi nghiên cứu: Đề tài nghiên cứu môi trường đầu tư tỉnh Lào Cai tập
trung vào những nỗ lực của chính quyền địa phương giai đoạn 2006-2008.
5. Kết quả dự kiến đạt được
Hệ thống hoá những cơ sở lý luận và thực tiễn về môi trường đầu tư.
Đánh giá thực trạng, những thành tựu và hạn chế của môi trường đầu tư tỉnh
Lào Cai từ đó đề xuất những giải pháp nhằm cải thiện môi trường đầu tư tăng
cường thu hút đầu tư phát triển tỉnh Lào Cai đến 2020.
6. Cấu trúc của đề tài
Chương 1: Một số vấn đề lý luận chung về môi trường đầu tư
Chương 2: Đánh giá môi trường đầu tư tỉnh Lào Cai đến năm 2008
Chương 3: Giải pháp cải thiện môi trường đầu tư để thu hút đầu tư phát
triển tỉnh Lào Cai đến năm 2020
Tôi xin chân thành cảm ơn thầy giáo hướng dẫn Th.S Vũ Cương cùng
các cán bộ tại Vụ Kinh tế địa phương và lãnh thổ đã giúp đỡ tôi rất nhiều
trong việc hoàn thành đề tài này.
Nguyễn Thu Hà - Kế hoạch 47A
2
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
Chương 1: Một số vấn đề lý luận chung về môi trường đầu tư
1.1. Các vấn đề cơ bản về môi trường đầu tư
1.1.1. Khái niệm môi trường đầu tư
Môi trường được hiểu một cách đơn giản là một không gian hữu hạn bao
quanh những hiện tượng sự vật, yếu tố hay một quá trình hoạt động nào đó,
như môi trường khí; môi trường nước; môi trường văn hoá; môi trường thể
chế; môi trường sống; môi trường làm việc…Nói một cách khác chính xác
hơn, môi trường là tập hợp các yếu tố, những điều kiện tạo nên khung cảnh
tồn tại và phát triển của một chủ thể. Môi trường đầu tư là một thuật ngữ đã

được đề cập nghiên cứu trong lĩnh vực kinh tế và quản trị kinh doanh ở nhiều
nước trên thế giới. Tại Việt Nam khi chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường,
thực thi chính sách đổi mới mở cửa nền kinh tế hội nhập với thế giới, thu hút
vốn đầu tư nước ngoài thì vấn đề môi trường đầu tư mới được quan tâm
nghiên cứu nhiều hơn và vấn đề cải thiện môi trường đầu tư được áp đặt ra
như là một giải pháp cho phát triển kinh tế, hội nhập kinh tế thế giới và thực
thi các cam kết của Việt Nam với quốc tế.
Tuy nhiên môi trường đầu tư được nghiên cứu và xem xét theo nhiều
cách khác nhau, tuỳ thuộc vào mục đích, phạm vi, đối tượng nghiên cứu và
cách tiếp cận vấn đề. Với phạm vi nhất định, có thể nghiên cứu môi trường
đầu tư của một doanh nghiệp, một ngành, môi trường đầu tư trong nước, môi
trường đầu tư khu vực và môi trường đầu tư quốc tế. Nhưng nếu tiếp cận môi
trường đầu tư theo một khía cạnh, một yếu tố cấu thành nào đó thì ta lại có
môi trường pháp lý, môi trường công nghệ, môi trường kinh tế, môi trường
chính trị…Chính vì vậy, trong thực tiễn và lý luận có nhiều quan niệm khác
nhau về môi trường đầu tư và sau đây là một số khái niệm về môi trường đầu
tư tiêu biểu:
Nguyễn Thu Hà - Kế hoạch 47A
3
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
Khái niệm 1: Môi trường đầu tư được hiểu là tổng hợp các yếu tố, điều
kiện về pháp luật, kinh tế, chính trị, văn hoá-xã hội, các yếu tố về cơ sở hạ
tầng, năng lực thị trường và cả các lợi thế của một quốc gia…có ảnh hưởng
trực tiếp đến hoạt động đầu tư của các nhà đầu tư tại một quốc gia.
Khái niệm 2: Môi trường đầu tư là một tập hợp các yếu tố có tác động
tới các cơ hội, các ưu đãi, các lợi ích của các doanh nghiệp khi đầu tư mới,
mở rộng sản xuất kinh doanh, các chính sách của chính phủ có tác động chi
phối tới hoạt động đầu tư thông qua chi phí, rủi ro, cạnh tranh…
Những yếu tố có tác động đến các lợi ích của các nhà đầu tư mà có thể
dự tính, được phân loại dựa trên các yếu tố có liên hệ tương tác lẫn nhau như

các vấn đề về cơ sở thượng tầng hay vĩ mô liên quan tới kinh tế, ổn định
chính trị, các chính sách về ngoại thương và đầu tư nước ngoài mà ta thường
gọi là kinh tế vĩ mô. Một hệ thống luật pháp hiệu quả và minh bạch, đây là
vấn đề các nhà đầu tư quan tâm nhất, đó là các thủ tục khi tiến hành kinh
doanh, nguồn nhân lực, quyền sở hữu tài sản, hệ thống thuế, tài chính và một
số quy định liên quan tới môi trường, y tế, an ninh và các vấn đề khác liên
quan tới cộng đồng. Yếu tố không kém phần quan trọng đó là số lượng và
chất lượng vật chất cơ sở hạ tầng kỹ thuật như điện, nước, giao thông vận tải,
thông tin liên lạc, dịch vụ tài chính ngân hàng, trình độ lao động…
Như vậy, các khái niệm về môi trường đầu tư dù tiếp cận ở những góc độ
nào cũng đều đề cập đến môi trường tiến hành các hoạt động đầu tư kinh
doanh của các nhà đầu tư, những yếu tố, điều kiện có ảnh hưởng, tác động
đến sự tồn tại và phát triển của các doanh nghiệp. Do đó có thể khẳng định:
Môi trường đầu tư là tổng hợp các yếu tố và điều kiện khách quan, chủ quan
bên ngoài, bên trong của doanh nghiệp hay các nhà đầu tư, có mối quan hệ
tương tác lẫn nhau, có ảnh hưởng trực tiếp hay gián tiếp đến hoạt động sản
xuất kinh doanh của các nhà đầu tư.
Nguyễn Thu Hà - Kế hoạch 47A
4
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
1.1.2. Đặc điểm của môi trường đầu tư
1.1.2.1. Tính khách quan của môi trường đầu tư
Không có một nhà đầu tư nào hay một doanh nghiệp nào có thể tồn tại
một cách biệt lập mà không đặt mình trong một môi trường đầu tư kinh doanh
nhất định, ngược lại, cũng không thể có môi trường đầu tư nào mà lại không
có một nhà đầu tư hay một đơn vị sản xuất kinh doanh, ở đâu có hoạt động
đầu tư sản xuất kinh doanh thì ở đó sẽ hình thành môi trường đầu tư. Môi
trường đầu tư tồn tại một cách khách quan, nó có thể tạo điều kiện thuận lợi
hoặc gây khó khăn cho các nhà đầu tư. Môi trường đầu tư một mặt tạo ra các
ràng buộc cho các hoạt động đầu tư, mặt khác lại tạo ra những cơ hội thuận

lợi cho các nhà đầu tư.
1.1.2.2. Môi trường đầu tư có tính tổng hợp
Tính tổng hợp ở chỗ nó bao gồm nhiều yếu tố cấu thành có quan hệ qua
lại ràng buộc lẫn nhau. Số lượng và những bộ phận cấu thành cụ thể của môi
trường đầu tư tuỳ thuộc vào trình độ phát triển kinh tế-xã hội, trình độ quản lý
và ngay chính những bộ phận cấu thành môi trường đầu tư.
1.1.2.3. Môi trường đầu tư có tính đa dạng
Môi trường đầu tư là sự đan xen của các môi trường thành phần, các yếu
tố của các môi trường thành phần có tác động và ảnh hưởng qua lại lẫn nhau,
do đó khi nghiên cứu và phân tích môi trường đầu tư phải xem xét tổng thể
trong mối tương quan giữa các môi trường thành phần và giữa các yếu tố với
nhau, hơn nữa giữa các môi trường lại có đặc trưng riêng của từng loại.
1.1.2.4. Môi trường đầu tư có tính động
Môi trường đầu tư và các yếu tố cấu thành luôn vận động và biến đổi. Sự
vận động và biến đổi này chịu tác động của các quy luật vận động nội tại của
từng yếu tố cấu thành môi trường đầu tư và của nền kinh tế, chúng vận động
và biến đổi bởi ngay nội tại của hoạt động đầu tư cũng là một quá trình vận
Nguyễn Thu Hà - Kế hoạch 47A
5
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
động trong một môi trường thay đổi không ngừng. Các yếu tố và điều kiện
của môi trường đầu tư tác động đến hoạt động đầu tư của các nhà đầu tư hay
doanh nghiệp một cách thường xuyên vận động. Do đó, sự ổn định của môi
trường đầu tư chỉ mang tính tương đối hay ổn định trong sự vận động. Các
nhà đầu tư muốn nâng cao hiệu quả đầu tư của mình cần có được một dự báo
về sự thay đổi của môi trường đầu tư, để từ đó có các quyết định đầu tư chuẩn
xác phù hợp với môi trường đầu tư.
Mặt khác để cải thiện môi trường đầu tư ta phải tìm cách ổn định các yếu
tố của môi trường đầu tư trong xu thế luôn vận động của nó và phải cải thiện
nó liên tục. Nói cách khác là khi nghiên cứu và phân tích môi trường đầu tư

phải đứng trên quan điểm động, phải xem xét và phân tích các yếu tố của môi
trường đầu tư trong trạng thái vừa vận động vừa tác động tương hỗ lẫn nhau,
tạo thành những tác lực chính cho sự vận động và phát triển của môi trường
đầu tư.
1.1.2.5. Môi trường đầu tư có tính hệ thống
Môi trường đầu tư có mối liên hệ và chịu tác động của các yếu tố thuộc
môi trường rộng lớn hơn, theo từng cấp độ như: môi trường đầu tư ngành,
môi trường đầu tư quốc gia, môi trường đầu tư quốc tế…Trong một môi
trường ổn định, mức độ biến đổi của các yếu tố thấp và có thể dự báo trước
được, còn trong môi trường càng phức tạp thì các nhà đầu tư càng khó đưa ra
những quyết định hiệu quả. Sự ổn định của môi trường đầu tư còn phụ thuộc
vào tính phức tạp và tính biến động của các môi trường tương tác, tính phức
tạp của môi trường đầu tư còn có đặc trưng của một loạt các yếu tố có ảnh
hưởng đến các quyết định của nhà đầu tư. Do đó tính phức tạp của môi trường
đầu tư cần phải được coi trọng khi xem xét các yếu tố, điều kiện của môi
trường đầu tư kinh doanh tổng quát vì nó có nhiều yếu tố ngoại cảnh và yếu tố
khách quan tác động tới các nhà đầu tư.
Nguyễn Thu Hà - Kế hoạch 47A
6
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
1.1.3. Thước đo chất lượng môi trường đầu tư
PCI-chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh do Phòng Thương mại và Công
nghiệp Việt Nam (VCCI) và Dự án Nâng cao Năng lực Cạnh tranh Việt Nam
(VNCI) hợp tác xây dựng từ năm 2005 nhằm đánh giá và xếp hạng môi
trường kinh doanh và chính sách phát triển tư nhân của các tỉnh, thành phố
trên cả nước có tính đến những điều kiện khác biệt về vị trí địa lý, cơ sở hạ
tầng, quy mô thị trường... giữa các tỉnh. Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh
PCI được xây dựng nhằm lý giải nguyên nhân tại sao trên cùng một quốc gia
một số tỉnh lại tốt hơn những tỉnh khác về mức tăng trưởng và sự phát triển
năng động của khu vực kinh tế tư nhân. Sử dụng dữ liệu điều tra doanh

nghiệp, là đánh giá và cảm nhận của doanh nghiệp đối với môi trường kinh
doanh địa phương, kết hợp với các dữ liệu tin cậy và có thể so sánh được thu
thập từ các nguồn chính thức và các nguồn khác về địa phương, chỉ số PCI
xếp hạng năng lực cạnh tranh các tỉnh trên thang điểm 100. Chỉ số tổng hợp
PCI từ năm 2006-2008 bao gồm 10 chỉ số thành phần phản ánh những khía
cạnh quan trọng khác nhau của môi trường kinh doanh cấp tỉnh, những khía
cạnh này chịu tác động trực tiếp từ thái độ và hành động của cơ quan chính
quyền địa phương:
- Chi phí gia nhập thị trường (chi phí thành lập doanh nghiệp)
- Tiếp cận đất đai và sự ổn định trong sử dụng đất
- Tính minh bạch và tiếp cận thông tin
- Chi phí thời gian để thực hiện các quy định của Nhà nước/ Thanh-kiểm tra
- Chi phí không chính thức
- Ưu đãi đối với doanh nghiệp nhà nước (Môi trường cạnh tranh)
- Tính năng động và tiên phong của chính quyền tỉnh
- Thiết chế pháp lý
- Đào tạo lao động
Nguyễn Thu Hà - Kế hoạch 47A
7
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
Nghiên cứu đã xây dựng trên một số yếu tố quan trọng để các kết quả thu
được sau này có thể dễ dàng chuyển biến thành những cải cách về điều hành
kinh tế:
Thứ nhất, bằng cách loại trừ ảnh hưởng của các điều kiện truyền thống
ban đầu tới sự tăng trưởng kinh tế (những điều kiện này là các nhân tố căn
bản cần thiết cho sự tăng trưởng nhưng rất khó hoặc thậm chí không thể đạt
được trong thời gian ngắn). Những thực tiễn này góp phần lý giải sự khác biệt
về phát triển kinh tế giữa các tỉnh hoặc tại sao các tỉnh đạt kết quả phát triển
kinh tế tương đồng mặc dù điều kiện truyền thống ban đầu của mỗi tỉnh rất
khác nhau.

Thứ hai, bằng cách chuẩn hoá điểm quanh các thực tiễn tốt nhất đã có ở
Việt Nam, chỉ số PCI hướng chính quyền địa phương vào cải thiện cách điều
hành của họ, không nhất thiết cứ phải dựa vào chuẩn mực lý tưởng nào về mô
hình điều hành mà có thể căn cứ ngay vào những thực tiễn tốt nhất sẵn có ở
các tỉnh bạn và ngay trong cùng một hệ thống chính trị.
Thứ ba, bằng cách so sánh thực tiễn điều hành kinh tế với thực tế phát
triển kinh tế, chỉ số PCI cung cấp các đánh giá ban đầu về tầm quan trọng của
thực tiễn điều hành đối với sức thu hút đầu tư và tăng trưởng. Nghiên cứu này
là một minh chứng cụ thể về mối tương quan giữa thực tiễn điều hành kinh tế
tốt với đánh giá của doanh nghiệp và đặc biệt quan trọng là với sự cải thiện
phúc lợi của địa phương. Mối quan hệ thứ hai có ý nghĩa đặc biệt quan trọng
vì nó nêu rõ các chính sách và thực tiễn điều hành kinh tế tốt không chỉ làm
lợi cho các doanh nghiệp mà còn làm lợi cho xã hội, một khu vực kinh tế tư
nhân năng động chính là cơ sở để tạo thêm nhiều việc làm, góp phần nâng cao
mức sống cho người dân.
Nguyễn Thu Hà - Kế hoạch 47A
8
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
Trọng số các chỉ số thành phần của chỉ số PCI:

Chỉ số cấu thành
Trọng số Trọng số làm tròn
2005 2006 2006-2007-2008
Chính sách phát triển kinh tế tư nhân 11,1% 17,2% 15%
Tính minh bạch 16,1% 16,2% 15%
Đào tạo lao động 15,3% 15%
Tính năng động và tiên phong 16,8% 13,2% 15%
Chi phí thời gian để thực hiện quy định của Nhà nước 8,4% 11,8% 10%
Thiết chế pháp lý 7,7% 10%
Ưu đãi đối với doanh nghiệp Nhà nước 13,1% 6,0% 5%

Chi phí không chính thức 7,6% 5,7% 5%
Tiếp cận đất đai và sự ổn định trong sử dụng đất 9,6% 3,6% 5%
Chi phí gia nhập thị trường 17,1% 3,3% 5%
Thực hiện chính sách Trung ương 0,2%
1.1.4. Các yếu tố cấu thành chất lượng môi trường đầu tư
1.1.4.1.Chi phí gia nhập thị trường
Chỉ số thành phần này đo thời gian một doanh nghiệp cần để đăng ký kinh
doanh, xin cấp đất và nhận được mọi loại giấy phép, thực hiện tất cả các thủ
tục cần thiết để bắt đầu tiến hành hoạt động kinh doanh.
1.1.4.2.Tiếp cận đất đai và sự ổn định trong sử dụng đất
Chỉ số thành phần này được tính toán dựa trên hai khía cạnh về đất đai
mà doanh nghiệp phải đối mặt - việc tiếp cận đất đai có dễ dàng không và khi
có đất rồi thì doanh nghiệp có được đảm bảo về sự ổn định, an toàn trong sử
dụng đất hay không. Khía cạnh thứ nhất phản ánh tình trạng doanh nghiệp có
giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hay không, có đủ mặt bằng thực hiện
những yêu cầu mở rộng kinh doanh hay không, doanh nghiệp có đang thuê lại
đất của doanh nghiệp nhà nước không và đánh giá việc thực hiện chuyển đổi
đất tại địa phương. Khía cạnh thứ hai bao gồm đánh giá cảm nhận của doanh
nghiệp về những rủi ro trong quá trình sử dụng đất (ví dụ như rủi ro từ việc bị
thu hồi, định giá không đúng, thay đổi hợp đồng thuê đất) cũng như thời hạn
sử dụng đất.
Nguyễn Thu Hà - Kế hoạch 47A
9
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
1.1.4.3. Tính minh bạch và khả năng tiếp cận thông tin
Chỉ số thành phần này đánh giá khả năng mà doanh nghiệp có thể tiếp
cận những kế hoạch của tỉnh và văn bản pháp lý cần thiết cho hoạt động kinh
doanh, tính sẵn có của các loại tài liệu, văn bản này; liệu chúng có được đưa
ra tham khảo ý kiến doanh nghiệp trước khi ban hành và tính có thể dự đoán
được trong quá trình triển khai thực hiện các văn bản đó, mức độ tiện dụng

của trang web của tỉnh đối với doanh nghiệp.
1.1.4.4. Chi phí thời gian để thực hiện các quy định của Nhà nước
Chỉ số thành phần này đo lường thời gian mà các doanh nghiệp phải tiêu
tốn khi chấp hành các thủ tục hành chính, cũng như mức độ thường xuyên và
thời gian doanh nghiệp phải tạm dừng kinh doanh để các cơ quan Nhà nước
của tỉnh thực hiện việc thanh tra, kiểm tra.
1.1.4.5.Chi phí không chính thức
Chỉ số thành phần này đo lường mức chi phí không chính thức mà doanh
nghiệp phải trả và những trở ngại do những chi phí này gây nên đối với hoạt
động kinh doanh của doanh nghiệp, việc trả những chi phí không chính thức
như vậy có đem lại kết quả hay "dịch vụ" như mong đợi không và liệu có phải
các cán bộ nhà nước sử dụng các quy định pháp luật của địa phương để trục
lợi không?
1.1.4.6.Chính sách phát triển khu vưc kinh tế tư nhân
Chỉ số thành phần này phản ánh chất lượng và tính hữu ích của các chính
sách cấp tỉnh để phát triển khu vực kinh tế tư nhân như xúc tiến thương mại,
cung cấp thông tin pháp luật cho doanh nghiệp, hỗ trợ tìm kiếm đối tác kinh
doanh, cung cấp dịch vụ công nghệ cũng như phát triển các khu và cụm công
nghiệp tại địa phương.
1.1.4.7.Ưu đãi đối với doanh nghiệp Nhà nước và môi trường cạnh tranh
Nguyễn Thu Hà - Kế hoạch 47A
10
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
Chỉ số thành phần này đánh giá tính cạnh tranh của các doanh nghiệp tư
nhân do ảnh hưởng từ sự ưu đãi các doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp
nhà nước đã cổ phần hoá của chính quyền cấp tỉnh, thể hiện dưới dạng các ưu
đãi cụ thể, phân biệt về chính sách và việc tiếp cận nguồn vốn.
1.1.4.8.Tính năng động và tiên phong của lãnh đạo tỉnh
Chỉ số thành phần này đo lường tính sáng tạo, sáng suốt của tỉnh trong
quá trình thực thi chính sách Trung ương cũng như trong việc đưa ra những

sáng kiến riêng nhằm phát triển khu vực kinh tế tư nhân, đồng thời đánh giá
khả năng hỗ trợ và áp dụng những chính sách đôi khi chưa rõ ràng của Trung
ương theo hướng có lợi cho doanh nghiệp.
1.1.4.9. Đào tạo lao động
Chỉ số thành phần này phản ánh mức độ và chất lượng những hoạt động
đào tạo nghề và phát triển kỹ năng do tỉnh triển khai nhằm hỗ trợ cho các
ngành công nghiệp địa phương cũng như tìm kiếm việc làm cho lao động địa
phương
1.1.4.10. Thiết chế pháp lý
Chỉ số thành phần này phản ánh lòng tin của doanh nghiệp tư nhân đối
với các thiết chế pháp lý của địa phương, việc doanh nghiệp có xem các thiết
chế tại địa phương này như là công cụ hiệu quả để giải quyết tranh chấp hoặc
là nơi mà doanh nghiệp có thể khiếu nại những hành vi nhũng nhiễu của cán
bộ công quyền tại địa phương hay không.
1.2. Vai trò của môi trường đầu tư đối với việc thu hút đầu tư phát triển
Mục đích tối thượng của nhà đầu tư là tìm kiếm lợi nhuận, bởi vậy trước
khi quyết định đầu tư vào địa phương nào, lĩnh vực nào họ nghiên cứu rất kỹ
các yếu tố liên quan đến khả năng sinh lợi khi tổ chức sản xuất kinh doanh.
Bên cạnh việc tìm hiểu các điều kiện cần thiết cho sản xuất như nguyên nhiên
vật liệu, máy móc thiết bị…các nhà đầu tư còn xem xét khả năng tiêu thụ sản
Nguyễn Thu Hà - Kế hoạch 47A
11
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
phẩm và đặc biệt là môi trường đầu tư. Môi trường đầu tư là căn cứ quan
trọng để các nhà đầu tư trong và ngoài nước lựa chọn và đưa ra các quyết
định đầu tư vào một địa phương, trong điều kiện cạnh tranh ngày nay, các nhà
đầu tư sẽ đưa nguồn lực của họ vào những địa phương có môi trường đầu tư
tốt. Địa phương nào có điều kiện tự nhiên thuận lợi, có nguồn tài nguyên dồi
dào, điều kiện giao thông tốt, đặc biệt là có đội ngũ các nhà lãnh đạo và các
nhà quản lý năng động, sáng tạo , đưa ra được những chính sách ưu đãi,

khuyến khích hấp dẫn,…sẽ thu hút đầu tư phát triển được nhiều hơn và ngược
lại. Chính quyền với vai trò hoạch định chính sách, quản lý, điều hành xã hội
là hạt nhân tạo ra “mảnh đất tốt” để thu hút và phát huy tối đa các nguồn lực
xã hội. Chính quyền phải thiết lập được “luật chơi” để các nhà đầu tư tiềm
năng có thể tìm kiếm được lợi nhuận , trong khi vẫn đảm bảo các lợi ích của
nhà nước và của người dân. Việc xây dựng chính sách ưu đãi đầu tư chủ yếu
là công việc của chính phủ. Tuy nhiên, vai trò của chính quyền địa phương là
hết sức quan trọng trong việc thực thi và vận dụng sáng tạo, bằng các cơ chế
chính sách riêng trong khuôn khổ cho phép. Có nhiều nguyên nhân gây ra rủi
ro, dẫn đến đầu tư thua lỗ, bên cạnh các nguyên nhân bất khả kháng như:
thiên tai, dịch hoạ, sự bất ổn về mặt chính trị xã hội, là các nguyên nhân có
thể khắc phục được thông qua việc ban hành các quy định, chính sách hợp lý.
Ví dụ như chính sách đất đai, việc quy định giá thuê đất, thời gian cho thuê
đất hợp lý, tạo điều kiện cho các nhà đầu tư không những thu hồi được vốn
mà còn tạo ra lợi nhuận. Các chính sách về thuế, về tuyển dụng lao động, về
sử dụng tài nguyên thiên nhiên, về bảo vệ môi trường. Một khi tất cả các
chính sách liên quan đến đầu tư được ban hành, đảm bảo sự hài hoà giữa
quyền lợi của địa phương và quyền lợi của các nhà đầu tư sẽ khuyến khích họ
tăng vốn đầu tư nhằm thu được lợi ích kinh tế cao hơn. Một cơ chế bất hợp lý
với các thủ tục rườm rà, gây phiền phức cho các nhà đầu tư cũng là một trong
Nguyễn Thu Hà - Kế hoạch 47A
12
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
những lý do khiến họ phân vân trước câu hỏi có nên bỏ vốn ra để đầu tư hay
không.
Một thực tế hiển nhiên là không ai có thể ép buộc các nhà đầu tư phải
xuất vốn đầu tư vào khu vực này, lĩnh vực kinh tế này, mà đó là quyền tự
quyết của họ. Tuy nhiên mỗi quốc gia, mỗi địa phương có thể dùng cơ chế,
chính sách để lái họ đi theo hướng mà quốc gia, địa phương đó đã định. Ví
dụ, một quốc gia, địa phương muốn ưu tiên phát triển ngành kinh tế mũi nhọn

nào đó, tại một địa bàn nào đó thì có thể ban hành mức thuế ưu tiên cho
ngành đó, địa bàn đó có một cơ chế đầu tư thuận lợi, với động thái này khả
năng thu hút vốn đầu tư cho ý định đã đề ra là rất lớn.
Qua những phân tích trên chúng ta có thể thấy rõ vai trò của môi trường
đầu tư không những có tác dụng thu hút được một lượng lớn vốn đầu tư mà
còn có thể lái được các nhà đầu tư hoạt động trên các lĩnh vực kinh tế, địa bàn
kinh tế mà chúng ta lựa chọn.
1.3. Sự cần thiết phải cải thiện môi trường đầu tư tỉnh Lào Cai
Phần trình bày ở trên đã cho chúng ta thấy vai trò quan trọng của môi
trường đầu tư đối với thu hút đầu tư, bởi vậy việc cải thiện môi trường đầu tư
là tất yếu. Ngoài ra, trong xu thế chung cải thiện môi trường đầu tư để thu hút
đầu tư các địa phương trong cả nước đang diễn ra một cuộc cạnh tranh mãnh
liệt. Hoà chung trong xu thế đó, Lào Cai cũng đang tích cực tích cực cải thiện
môi trường đầu tư để thu hút đầu tư phát triển nhằm đưa Lào Cai ra khỏi
những tỉnh nghèo, khó khăn trong cả nước. Vì khi môi trường đầu tư được cải
thiện sẽ thu hút được các nhà đầu tư, từ đó sẽ tạo ra nhiều giá trị sản xuất,
việc làm và các giá trị khác mà nó sẽ làm cho mục tiêu tăng trưởng, giảm
nghèo của Lào Cai thành hiện thực. Với mục đích thu lợi nhuận, các nhà đầu
tư sẽ bỏ vốn đầu tư sản xuất kinh doanh với những ý tưởng mới, với những cơ
sở vật chất mới và đó chính là những yếu tố cấu thành cho tăng trưởng kinh
Nguyễn Thu Hà - Kế hoạch 47A
13
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
tế. Các doanh nghiệp là nơi sẽ tạo ra khoảng 90% việc làm, là nơi để mọi
người thể hiện khả năng, trình độ của mình để tăng thu nhập cải thiện mức
sống. Các DN là nguồn thu thuế chủ yếu của chính phủ, là nhân tố chính tham
gia vào quá trình cung cấp hàng hoá nói chung và hàng hoá công cộng cho
mọi người như đào tạo, sức khoẻ, y tế…Như vậy, các DN là nhân tố chính,
đóng vai trò nòng cốt cho quá trình tạo dựng một nền kinh tế tăng trưởng và
phát triển, nhưng sự tham gia của các DN cho xã hội lại hoàn toàn phụ thuộc

vào môi trường đầu tư. Chính vì vậy cải thiện môi trường đầu tư là nhiệm vụ
quan trọng của tỉnh ngày nay. Đồng thời, Chính phủ hai nước Việt Nam-
Trung Quốc thống nhất triển khai chiến lược “Hai hành lang một vành đai”,
trong đó xác định Lào Cai là cửa ngõ quan trọng trong hành lang kinh tế Kôn-
Hà và triển khai chương trình hợp tác GMS có tính chiến lược đã tạo cơ hội
cho Lào Cai được tiếp cận thị trường tiềm năng và sôi động (40 triệu dân của
Trung Quốc), đây cũng là cơ hội cho Lào Cai thu hút sự chú ý từ các nhà đầu
tư trong và ngoài nước. Tuy nhiên, Lào Cai cần chuẩn bị tốt môi trường đầu
tư để đón nhận cơ hội này có hiệu quả.
1.4. Kinh nghiệm của một số tỉnh về cải thiện môi trường đầu tư
1.4.1. Kinh nghiệm của Bình Dương
Sau 8 năm tái lập tỉnh, Bình Dương đã thu hút 3.605 dự án đầu tư, trong
đó có 871 dự án đầu tư nước ngoài,với số vốn đăng ký 4,1 tỷ USD và 2.734
dự án đầu tư trong nước với số vốn đăng ký 11.400 tỷ đồng, hơn 3.500 doanh
nghiệp được đăng ký cấp phép kinh doanh, hơn 1.700 trang trại. Theo điều tra
của Phòng Công nghiệp và Thương mại Việt Nam, tháng 10-2004, Bình
Dương được nhiều doanh nghiệp cho là tỉnh có môi trường đầu tư và phát
triển doanh nghiệp thuận lợi nhất.
Đảng bộ, các cấp chính quyền ở Bình Dương đã làm gì và làm như thế
nào để cải thiện môi trường đầu tư, phát triển doanh nghiệp?
Nguyễn Thu Hà - Kế hoạch 47A
14
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
Thứ nhất, Đảng bộ, chính quyền các cấp tỉnh Bình Dương thống nhất
cao quan điểm: Coi thu hút đầu tư và phát triển doanh nghiệp là yếu tố quyết
định phát triển kinh tế-xã hội, là đối tượng mà bộ máy chính quyền các cấp
phải đồng hành.
Khi phân tích nguyên nhân thành công trong thu hút đầu tư của Bình
Dương, nhiều ý kiến cho rằng Bình Dương có chính sách riêng để thu hút đầu
tư, “trải thảm đỏ” để mời chào các nhà đầu tư. Song, thực tế cho thấy, Bình

Dương chưa có những “tỉnh sách” nào ngoài những chính sách của trung
ương. Chính sự vận dụng sáng tạo, hợp lý các chính sách đó vào điều kiện
thực tiễn của địa phương bằng hành động thực tế với thái độ thân thiện và
trách nhiệm hết mình, của bộ máy hành chính của chính quyền địa phương
đối với nhà đầu tư và doanh nghiệp là một trong những nguyên nhân trực tiếp,
góp phần cải thiện môi trường đầu tư của tỉnh. Điều đó đã được thể hiện trong
sự nhất trí cao của cấp uỷ, chính quyền, các ngành, các đoàn thể nhân dân từ
tỉnh đến cơ sở, coi việc tạo điều kiện cho các nhà đầu tư, các doanh nhân khởi
nghiệp làm ăn theo pháp luật là công việc của chính mình. Bất kể khi nào nhà
đầu tư cần giải quyết các thủ tục hành chính liên quan đến đầu tư đều được
đáp ứng, kể cả ngoài giờ hành chính, vào những ngày nghỉ, thậm chí cả điều
chỉnh chương trình làm việc của lãnh đạo các cấp. Ông Nguyễn Minh Đức,
nguyên Bí thư tỉnh uỷ, cho biết: “Khi có kiến nghị của doanh nghiệp, nếu xét
thấy cần thiết, chúng tôi có thể điều chỉnh chương trình làm việc của cấp uỷ
để dành thời gian gặp gỡ và giải quyết các ách tắc cho doanh nghiệp”.
Điều đó được cụ thể hoá trong quy chế làm việc của cấp uỷ, của HĐND,
UBND và các sở, ban, ngành của tỉnh và chính quyền cấp huyện, cấp xã.
Thẩm quyền và trách nhiệm giải quyết từng loại công việc cho doanh nghiệp
được quy định rõ ràng. Ách tắc ở khâu nào đều có cơ quan, có người chịu
trách nhiệm, không có tình trạng dựa dẫm, đùn đẩy công việc cho nhau, theo
Nguyễn Thu Hà - Kế hoạch 47A
15
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
tinh thần “chủ trương bàn và quyết tập thể, điều hành và quyết định cụ thể chỉ
một người”, không chờ báo cáo xin ý kiến hoặc họp bàn những việc đã được
phân cấp. Trong chương trình giao ban hằng tuần có nội dung xem xét những
vấn đề các nhà đầu tư, các doanh nghiệp còn vướng mắc để bàn biện pháp xử
lý là nội dung quan trọng. Những kiến nghị của doanh nghiệp, Chủ tịch, Phó
chủ tịch UBND tỉnh cùng các ngành liên quan nghe và có kết luận, giải quyết
tại chỗ. Những ý kiến cần được giải quyết khi có quyết định của Chủ tịch

UBND tỉnh, các sở, ban, ngành và chính quyền cấp huyện, cấp xã thực hiện
nghiêm túc, không có tình trạng “trên thông, dưới tắc”, “trên quyết, dưới liệt”.
Những việc vượt quá thẩm quyền đều ấn định thời gian trả lời cho doanh
nghiệp, tránh “kính chuyển” vòng vo hết nơi này đến nơi khác. Những việc
không thể giải quyết đều được trả lời ngay. Đồng thời trong khuôn khổ các
chính sách ưu đãi của Nhà nước, tỉnh vận dụng đến mức có lợi nhất cho nhà
đầu tư và doanh nghiệp theo từng ngành nghề và vị trí cụ thể. Từ đó, đã tạo
được sự tin cậy của nhà đầu tư và doanh nghiệp đối với chính quyền.
Hằng quý, Chủ tịch UBND tỉnh trực tiếp lựa chọn và trao giấy phép đăng
ký cho một số doanh nghiệp và đưa tin trên đài truyền hình tỉnh để động viên,
khích lệ các doanh nhân và nhân dân. Hằng năm, mỗi sở, ban, ngành và hiệp
hội đầu tư phát triển lựa chọn mỗi đơn vị 5 doanh nghiệp xuất sắc để Hội
đồng thi đua khen thưởng xét, đề nghị Chủ tịch UBND tỉnh, hoặc Thủ tướng
Chính phủ khen thưởng. Ở Bình Dương, nhiều doanh nghiệp có vốn đầu tư
nước ngoài đã được đề nghị lên Thủ tướng Chính phủ tặng bằng khen.
Qua đó, doanh nghiệp đã rất yên tâm đầu tư mở rộng phát triển sản xuất
kinh doanh và tự kêu gọi các nhà đầu tư khác. Chẳng hạn như Hiệp hội
thương gia Đài Loan đã vận động các doanh nghiệp Đài Loan, Hàn Quốc đầu
tư vào Bình Dương.
Nguyễn Thu Hà - Kế hoạch 47A
16
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
Thứ hai, Làm những việc nhà đầu tư và doanh nghiệp cần là phương
châm hành động thống nhất của bộ máy chính quyền từ tỉnh đến cơ sở.
Từ chỗ chờ doanh nghiệp đến “xin” để giải quyết “cho” doanh nghiệp, đến
“cùng đồng hành với doanh nghiệp”, chính quyền ở đây biết được sự bức xúc
của các nhà đầu tư, của doanh nghiệp và đã quy tụ được cả bộ máy tập trung
làm đúng những vấn đề đó.
a. Coi trọng công tác giải quyết các thủ tục hành chính.
Ngay từ đầu, Bình Dương tổ chức giải quyết các thủ tục hành chính vào

một đầu mối. Việc cấp phép đầu tư vào các khu công nghiệp do Ban quản lý
các khu công nghiệp thực hiện; cấp phép ngoài khu công nghiệp do Sở Kế
hoạch và đầu tư chịu trách nhiệm. Những thủ tục hành chính liên quan đến
nhiều ngành, nhiều lĩnh vực, cơ quan chủ trì cùng các cơ quan liên đới tự giải
quyết với nhau, không để tình trạng các nhà đầu tư, các doanh nghiệp phải đi
giải quyết các vấn đề cụ thể ở những cơ quan khác nhau. Các quyết định của
UBND tỉnh liên quan đến doanh nghiệp, Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư,
Trưởng Ban quản lý các khu công nghiệp trực tiếp trình và chịu trách nhiệm
trước Chủ tịch UBND, văn phòng chỉ thực hiện các thủ tục hành chính, giảm
bớt khâu thẩm định và làm tờ trình của văn phòng UBND.
Các nhà đầu tư đến đăng ký, sau khi xem xét có đủ các yếu tố cần thiết,
Ban quản lý các khu công nghiệp thông báo ngày nhận cấp phép. Trên cơ sở
đó, phối hợp với các cơ quan liên quan để hoàn tất các thủ tục, ít nhất là 2-3
ngày trước khi nhà đầu tư đến nhận giấy phép. Đồng thời cơ quan này cũng
giúp các doanh nghiệp tiến hành các thủ tục sau cấp phép như, thủ tục thuê
đất, đăng ký mã số thuế, thủ tục khắc dấu, giấy phép tạm trú của các chuyên
gia…nên hầu hết các nhà đầu tư sau khi có giấy phép đều có thể triển khai
ngay.
Nguyễn Thu Hà - Kế hoạch 47A
17
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
Việc tổ chức đăng ký cấp phép kinh doanh đã đi dần vào nền nếp, cán bộ
các phòng đăng ký cấp phép được tuyển chọn theo tiêu chuẩn “thạo việc, lịch
sự, nhẹ nhàng”; các thủ tục hành chính đều được giải quyết nhanh hơn quy
định của trung ương từ 3 đến 5 ngày ở cấp tỉnh, 5 đến 7 ngày ở cấp huyện.
UBND tỉnh có quy chế kết hợp các cơ quan có thẩm quyền cấp phép đăng ký
với các cơ quan liên quan như công an, cục thuế…khi có giấy phép đăng ký
có thể tiến hành ngay việc khắc dấu, đăng ký mã số thuế và mua hoá đơn một
cách tiện lợi. Sở Kế hoạch và Đầu tư cấp miễn phí cho các doanh nghiệp đến
đăng ký hoặc xin phép kinh doanh một băng đĩa, bao gồm các quy định của

pháp luật có liên quan đến vấn đề sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
Rút kinh nghiệm những vụ việc thường xảy ra trong các doanh nghiệp có
vốn đầu tư nước ngoài, khi trao giấy phép đầu tư, đã lưu ý nhà đầu tư về
những vướng mắc có thể xảy ra, để nhà đầu tư chủ động phòng tránh như vấn
đề ăn, ở, đi lại, đối xử với công nhân, bảo vệ môi trường…Nhờ sự lưu ý đó,
các nhà đầu tư chủ động hạn chế và hợp tác với các cơ quan chức năng ở địa
phương để chủ động ngăn ngừa những tiêu cực nảy sinh, góp phần bảo đảm
trật tự, an toàn trong và ngoài khu công nghiệp.
Công tác kiểm tra, thanh tra được tỉnh rất quan tâm nhằm chủ yếu là
cùng doanh nghiệp tháo gỡ những vướng mắc, khắc phục những khiếm
khuyết, nhắc nhở doanh nghiệp thực hiện đúng những quy định của pháp luật.
Chỉ đạo cải tiến từng bước về công tác thuế, bỏ chế độ chuyên quản, cắt
bỏ ba thủ tục không hợp lý trong mua hoá đơn, kết hợp việc đăng ký mã số
thuế với việc mua hoá đơn nếu doanh nghiệp có yêu cầu, truyền đạt kịp thời
đến các doanh nghiệp khi có sự thay đổi về chính sách thuế; công bố công
khai các số máy điện thoại của Cục trưởng, Phó cục trưởng Cục Thuế đến…
các doanh nghiệp; thực hiện việc kiểm tra chéo, rút mẫu kiểm tra đề phòng
cán bộ thuế thông đồng với doanh nghiệp gian lận thuế; kiểm điểm và xử lý
Nguyễn Thu Hà - Kế hoạch 47A
18
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
những cán bộ thuế gây phiền hà, nhũng nhiễu khi bị phát hiện hoặc doanh
nghiệp phản ánh. Những trường hợp chậm nộp thuế có kiểm tra, phân tích đối
với từng trường hợp cụ thể, chủ yếu là thu đủ thuế, không quá nặng về xử
phạt. Từng bước cải thiện mối quan hệ giữa doanh nghiệp và Cục thuế theo
hướng cởi mở, cùng hợp tác thực hiện nghĩa vụ theo luật pháp. Bình Dương
đang đề nghị sớm được thực hiện việc doanh nghiệp tự đăng ký, kê khai nộp
thuế.
b. Cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, thuê đất và giao đất đúng tiến độ
Việc thu hồi, đền bù, quyền giải toả đất đều do các cấp chính chịu trách

nhiệm. Những dự án lớn, UBND tỉnh chủ trì, những dự án nhỏ và vừa UBND
huyện hoặc xã chủ trì, các nhà đầu tư, các doanh nghiệp chỉ biết nhận mặt
bằng kinh doanh, không liên quan trực tiếp đến chủ sử dụng đất. Trừ một số
dự án nhỏ, lẻ doanh nghiệp thoả thuận với chủ đất về giá đền bù, báo cáo
UBND tỉnh quyết định và doanh nghiệp cùng UBND cấp xã trực tiếp đền bù
cho chủ sử dụng đất. Sau khi có quyết định giao đất hoặc cho thuê đất của
UBND tỉnh, việc cắm mốc, giao đất ngoài thực địa, hướng dẫn nhà đầu tư
thực hiện các nghĩa vụ đối với nhà nước, trao giấy chứng nhận quyền sử dụng
đất được Sở Tài nguyên và Môi trường thực hiện khẩn trương, đúng hẹn.
Thực hiện dân chủ, công khai, minh bạch quy hoạch, kế hoạch sử dụng
đất, mức giá đền bù, thời gian giải toả đối với từng loại đất lấy ý kiến của dân
nơi bị thu hồi đất, Hội đồng nhân dân bàn và quyết định, nên việc giải phóng
mặt bằng phần lớn là thuận lợi, giúp cho việc giao đất cho các nhà đầu tư, các
doanh nghiệp đúng thời gian theo quy định.
c. Huy động mọi nguồn vốn tập trung xây dựng kết cấu hạ tầng, trước hết là
đường giao thông, điện, nước cho các khu công nghiệp.
Trong chỉ đạo thực hiện quy hoạch, kế hoạch xây dựng kết cấu hạ tầng
tỉnh chủ động điều chỉnh vốn, nguồn lực tại chỗ, tập trung ưu tiên giải quyết
Nguyễn Thu Hà - Kế hoạch 47A
19
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
vấn đề kết cấu hạ tầng đến các khu công nghiệp; những công trình vượt quá
thẩm quyền, tỉnh trực tiếp làm việc với các bộ, ngành ở trung ương để sớm
được thi công, tạo cho các nhà đầu tư, các doanh nghiệp tiếp cận các khu
công nghiệp tiện lợi nhất.
Thứ ba, chủ động xây dựng, điều chỉnh và bổ sung quy hoạch phát triển
kinh tế-xã hội phù hợp với quy hoạch chung của quốc gia.
Trong xây dựng quy hoạch tổng thể về phát triển kinh tế - xã hội, tỉnh coi
việc quy hoạch giao thông là tiền đề cho sự thu hút đầu tư, phải luôn đi trước
một bước. Đường thông đến đâu, nhà đầu tư và doanh nghiệp tiến theo đến

đó. Gắn kết với các khu công nghiệp của Trung ương, quy hoạch phát triển
các khu công nghiệp và sau này thêm các cụm công nghiệp một cách tương
đối đồng bộ với các yếu tố cần thiết đã tạo điều kiện cho nhà đầu tư có sự lựa
chọn theo yêu cầu ngành nghề và tính chất kỹ thuật, công nghệ của dự án.
Như vậy, Đảng bộ và các cấp chính quyền ở Bình Dương luôn coi trọng
các nhà đầu tư, các doanh nghiệp, họ luôn đặt ra câu hỏi phải làm gì để tạo
điều kiện dễ dàng cho doanh nghiệp. Chính vì vậy mà môi trường đầu tư của
Bình Dương được đánh giá rất cao.
1.4.2. Kinh nghiệm của Bà Rịa-Vũng Tàu
a.Thực hiện tốt công tác quy hoạch đồng thời công bố công khai quy
hoạch nhằm định hướng thu hút đầu tư vào các địa bàn, lĩnh vực phù hợp với
tiềm năng, lợi thế phát triển, đảm bảo yêu cầu phát triển bền vững.
b. Sử dụng có hiệu quả nguồn vốn ngân sách nhà nước, đồng thời huy
động thêm các nguồn vốn khác để đầu tư xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng
kinh tế-xã hội đồng bộ theo hướng hiện đại để tạo điều kiện để thu hút các
nguồn vốn đầu tư.
Nguyễn Thu Hà - Kế hoạch 47A
20
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
c. Tăng cường công tác cải cách thủ tục hành chính để tạo môi trường
đầu tư thông thoáng, thuận lợi cho các nhà đầu tư. Đây là khâu then chốt, tạo
bước đột phá trong việc tạo môi trường đầu tư thông thoáng, minh bạch.
d. Áp dụng một số chính sách ưu đãi và khuyến khích đầu tư phù hợp với
quy định chung của pháp luật và tính chất đặc thù của địa phương: Hỗ trợ lãi
suất sau đầu tư đối với các dự án đầu tư vào các lĩnh vực mà tỉnh đặc biệt
khuyến khích, hỗ trợ kinh phí đào tạo nghề…
e. Bảo đảm an ninh trật tự và ổn định xã hội, tạo điều kiện thuận lợi cho
các nhà đầu tư triển khai dự án.
f. Tăng cường công tác xúc tiến đầu tư. Giới thiệu về tình hình kinh tế-xã
hội của tỉnh, thông tin về quy hoạch, về chủ trương định hướng phát triển,

thông tin về cơ chế, chính sách thương mại của chính phủ; thông tin về thị
trường quốc tế đối với các sản phẩm xuất khẩu của Việt Nam; thông tin về hội
chợ triển lãm trong và ngoài nước…cho các nhà đầu tư nắm được để chủ
động xây dựng và thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh. Tổ chức các hội
nghị, hội thảo, phổ biến quy hoạch, giới thiệu các tiềm năng, lợi thế so sánh
của tỉnh, các lĩnh vực và dự án kêu gọi đầu tư…
g. Xây dựng, giáo dục tinh thần, thái độ trọng thị đối với các nhà đầu tư,
quan tâm giải quyết các khó khăn vướng mắc của các nhà đầu tư, tăng cường
gặp gỡ, đối thoại với doanh nghiệp để nắm bắt kịp thời thông tin về khó khăn
của doanh nghiệp để có biện pháp hỗ trợ giải quyết kịp thời.
Tỉnh chủ trương xây dựng quan hệ thân thiện giữa cơ quan nhà nước, nhân
dân với nhà đầu tư để nhà đầu tư có thể hoàn toàn yên tâm khi hoạt động trên
địa bàn tỉnh.
Như vậy, kinh nghiệm của các tỉnh này đều cho thấy thái độ của lãnh đạo
ở địa phương là then chốt và thái độ này được các cơ quan cấp dưới chia sẻ.
Họ luôn cố gắng tạo điều kiện dễ dàng cho doanh nghiệp và hoạt động thu hút
Nguyễn Thu Hà - Kế hoạch 47A
21
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
đầu tư có hiệu ứng dây chuyền; khi đã mời chào được một vài doanh nghiệp
đầu tiên (con chim mồi) thì tỉnh này đã trở thành nơi lập nghiệp mới của
những bạn bè, anh em các doanh nghiệp đó. Khi đã tạo ra được một “hình ảnh
đẹp” thì sẽ lôi cuốn được nhiều nhà đầu tư với nhiều dự án quan trọng.
Nguyễn Thu Hà - Kế hoạch 47A
22
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
Chương 2: Đánh giá môi trường đầu tư tỉnh Lào Cai đến 2008
2.1. Giới thiệu chung về tỉnh Lào Cai
2.1.1. Các yếu tố về điều kiện tự nhiên
2.1.1.1. Vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên

Lào Cai là tỉnh vùng cao biên giới, nằm giữa vùng Đông Bắc và vùng
Tây Bắc, cách Hà Nội 296 km theo đường sắt và 345 km theo đường bộ. Phía
Đông giáp tỉnh Hà Giang, phía Nam giáp tỉnh Yên Bái, phía Tây giáp tỉnh Lai
Châu, phía Bắc giáp tỉnh Vân Nam - Trung Quốc (TQ) với 203 km đường
biên giới. Diện tích tự nhiên của tỉnh là 636.076 ha, chiếm 1,93% diện tích cả
nước, đứng thứ 19/64 tỉnh, thành phố cả nước về diện tích.
Như vậy, vị trí địa lý của Lào Cai không chỉ tạo điều kiện thuận lợi cho
thu hút đầu tư phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo an ninh quốc phòng cho
tỉnh mà nó còn có vai trò rất quan trọng đối với cả vùng TDMNBB và cả
nước. Lào Cai hoàn toàn có khả năng trở thành nơi hội tụ, là đầu mối kinh tế
quan trọng của Khu vực mậu dịch tự do ASEAN - Trung Quốc; vai trò đầu
tầu, thúc đẩy kinh tế các tỉnh lân cận.
Lào Cai có địa hình phức tạp, địa hình chia cắt mạnh, độ phân tầng lớn
hình thành giữa hai dãy núi chính là dãy Hoàng Liên Sơn và dãy núi Con Voi.
Ngoài ra, địa bàn tỉnh còn có nhiều núi nhỏ phân bố đa dạng, chia cắt tạo ra
những tiểu vùng khí hậu khác nhau. Địa hình chia cắt, độ phân tầng lớn nên
phân đai cao thấp khá rõ rệt, trong đó độ cao từ 300m – 1.000m chiếm phần
lớn diện tích toàn tỉnh.
Đặc điểm địa hình trên tạo lợi thế cho Lào Cai trong phát triển các loại
hình du lịch như thám hiểm,leo núi, du lịch sinh thái. Địa hình dốc kết hợp
với mạng lưới sông, suối dày đặc sẽ là tiềm năng của Lào Cai trong phát triển
thuỷ điện vừa và nhỏ. Tuy nhiên, địa hình phân tầng lớn, chia cắt cũng đặt ra
Nguyễn Thu Hà - Kế hoạch 47A
23
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
thách thức không nhỏ đối với tỉnh trong phát triển cơ sở hạ tầng như giao
thông, mạng lưới điện, quy hoạch vùng sản xuất nông nghiệp tập trung…
2.1.1.2. Tài nguyên thiên nhiên
a. Tài nguyên đất đai
Lào Cai có tổng diện tích tự nhiên khoảng 636.076 ha, chiếm 1,93%

diện tích đất tự nhiên cả nước. Trong đó:
- Đất nông nghiệp: 78.387,37 ha, chiếm 12,32% diện tích tự nhiên, bao
gồm: đất trồng cây hàng năm: 59.276,33 ha, trong đó đất lúa có
20.695,98 ha; đất trồng cây lâu năm: 17.747,53 ha; đất cỏ dùng vào
chăn nuôi: 3.293,26 ha; đất có mặt nước nuôi trồng thuỷ sản: 1.363,51
ha.
- Đất lâm nghiệp có rừng: 286.044,35 ha, chiếm 44,97% diện tích đất tự
nhiên, trong đó diện tích rừng tự nhiên: 233.189,7ha.
- Đất ở: 3.258,06 ha, chiếm 0,51% diện tích tự nhiên, trong đó đất ở đô
thị là 612,33 ha, chiếm 18,33% diện tích đất ở.
- Đất chuyên dùng và mặt nước sông suối chuyên dùng: 26.271,7 ha,
bằng 4,13% diện tích tự nhiên.
- Đất chưa sử dụng: 242.082,56 ha, bằng 38,06% diện tích tự nhiên.
Đặc điểm khí hậu xứ lạnh kết hợp với diện tích đất nông, lâm nghiệp dồi
dào sẽ là lợi thế cho Lào Cai phát triển các loại nông sản đặc sản xứ lạnh có
giá trị kinh tế cao như: hoa, quả, thảo dược…
Nguyễn Thu Hà - Kế hoạch 47A
24
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
Bảng 2.1: Hiện trạng sử dụng đất
Đơn vị: ha; %
Chỉ tiêu 1995 2000 2005
D.Tích Cơ
cấu
D.Tích Cơ
cấu
D.Tích Cơ
cấu
Tổng diện tích 634.401 100 635.708 100 636.076 100
I.Nhóm đất nông nghiệp 241.815 38,12 280.546 44,13 364.460,8 57,30

1.Diện tích đất nông nghiệp 60.727 9,57 55.839 8,78 78.387,37 12,32
2.Diện tích đất lâm nghiệp 181.088 28,54 224.707 35,35 286.044,35 44,97
II. Nhóm đất phi N.nghiệp 11.190 1,76 13.060 2,05 29.532,7 4,64
1. Đất ở 2.440 0,38 2.722 0,43 3.258,06 0,51
2. Đất chuyên dùng 8.750 1,4 10.338 1,63 26.271,7 4,13
III.Nhóm đất chưa sử dụng 381.396 60,12 342.102 53,81 242.082,56 38,06
Nguồn: Sở Tài nguyên-môi trường
b. Tài nguyên nước
Lào Cai có hệ thống sông suối được phân bố khá đều với 2 con sông lớn
chảy qua là sông Hồng (130 km chảy qua tỉnh) và sông Chảy. Ngoài ra, trên
địa bàn tỉnh còn có hàng nghìn sông, suối, trong đó có 107 sông, suối dài từ
10 km trở lên. Hệ thống sông, suối dày với địa hình dốc tạo ra lợi thế cho Lào
Cai trong phát triển thuỷ điện nhỏ và vừa.
Nguồn nước ngầm của tỉnh khá dồi dào, trữ lượng ước tính 30 triệu m
3
,
trữ lượng động khoảng 4.448 triệu m
3
với chất lượng khá tốt. Ngoài ra, Lào
Cai còn có 4 nguồn nước khoáng, nước nóng có nhiệt độ khoảng 40
0
C và
nguồn nước siêu nhạt (Sa Pa), hiện chưa được khai thác, sử dụng. Đây sẽ là
tiềm năng lớn để phát triển du lịch
c. Tài nguyên rừng
Lào Cai có diện tích rừng là 286.044,35 ha, chiếm 44,97% diện tích tự
nhiên toàn tỉnh và chiếm 2,36% diện tích rừng cả nước; trong đó, diện tích
rừng tự nhiên: 235.170,35 ha và 50.847 ha rừng trồng.
Thực vật rừng phong phú cả về số lượng loài và tính đa dạng, điển hình
của thực vật. Riêng khu bảo tồn thiên nhiên Hoàng Liên đã thống kê có 2.847

loài thực vật, trong đó có nhiều loại quý hiếm như: Lát Hoa, Thiết Sam, Đinh,
Nguyễn Thu Hà - Kế hoạch 47A
25

×