Tải bản đầy đủ (.pdf) (205 trang)

Luận án tiến sĩ đảng bộ tỉnh hải dương lãnh đạo xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân địa phương trong cuộc kháng chiến chống thực dân pháp (1945 1954 )

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (5.94 MB, 205 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
__________________________

NGUYỄN THU QUYÊN

ĐẢNG BỘ TỈNH HẢI DƢƠNG LÃNH ĐẠO XÂY DỰNG
LỰC LƢỢNG VŨ TRANG ĐỊA PHƢƠNG TRONG
KHÁNG CHIẾN CHỐNG THỰC DÂN PHÁP (1945-1954)

LUẬN ÁN TIẾN SĨ LỊCH SỬ

HÀ NỘI - 2015

z


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
__________________________

NGUYỄN THU QUYÊN

ĐẢNG BỘ TỈNH HẢI DƢƠNG LÃNH ĐẠO XÂY DỰNG
LỰC LƢỢNG VŨ TRANG ĐỊA PHƢƠNG TRONG
KHÁNG CHIẾN CHỐNG THỰC DÂN PHÁP (1945-1954)
Chuyên ngành:

Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam

Mã số:



62 22 56 01

LUẬN ÁN TIẾN SĨ LỊCH SỬ
CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG
PGS.NGND Lê Mậu Hãn

NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC
PGS. TS. Vũ Quang Hiển

HÀ NỘI - 2015

z


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi
dƣới sự hƣớng dẫn khoa học của PGS.TS Vũ Quang Hiển. Các số
liệu trong luận án là trung thực, chính xác, đảm bảo tính khách
quan, khoa học và có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng.
Hà Nội, ngày … tháng … năm 2015
Tác giả luận án

Nguyễn Thu Quyên

z


LỜI CẢM ƠN
Sau thời gian học tập Nghiên cứu sinh tại Trƣờng Đại học Khoa học Xã Hội

& Nhân văn - Đại học Quốc gia Hà Nội, đƣợc sự giúp đỡ của Nhà trƣờng và các
Phịng, Ban, Bộ mơn của Trƣờng, nay tơi đã hồn thành chƣơng trình học tập.
Tơi xin chân thành cảm ơn Đảng ủy, Ban Giám hiệu, Phòng Quản lý Đào
tạo Sau đại học, Khoa Lịch sử, Bộ môn Lịch sử Đảng - trƣờng Đại học Khoa học
Xã Hội & Nhân văn đã tạo điều kiện thuận lợi cho tơi đƣợc thực hiện và hồn thành
luận án Tiến sĩ này.
Với lịng kính trọng và biết ơn sâu sắc, tôi xin đƣợc bày tỏ lời cảm ơn chân
thành tới PGS. TS Vũ Quang Hiển, ngƣời Thầy - Nhà khoa học đã trực tiếp hƣớng
dẫn tôi nghiên cứu và học tập, hồn thành luận án Tiến sĩ này.
Tơi xin gửi lời tri ân sâu sắc tới Đảng ủy, Ban Giám hiệu, Tổ bộ môn Lịch
sử Trƣờng THPT chuyên Nguyễn Trãi, tỉnh Hải Dƣơng, gia đình, bạn bè và các bạn
đồng nghiệp đã luôn động viên, giúp đỡ tôi trong q trình học tập, nghiên cứu và
hồn thiện luận án.
Hà Nội, ngày tháng năm 2015

Nguyễn Thu Quyên

z


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ....................................................................................................................1
CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU ..................................7
1.1. Các nhóm cơng trình nghiên cứu ..................................................................7
1.1.1. Nhóm các cơng trình nghiên cứu có liên quan đến xây dựng lực
lượng vũ trang địa phương ..................................................................................7
1.1.2. Nhóm các cơng trình nghiên cứu về lực lượng vũ trang địa phương
ở tỉnh Hải Dương ...............................................................................................15
1.1.3. Nhóm các cơng trình nghiên cứu về sự lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh
Hải Dương trong xây dựng lực lượng vũ trang địa phương .............................17

1.2. Đánh giá kết quả nghiên cứu và những vấn đề luận án cần tiếp tục
làm sáng tỏ............................................................................................................20
1.2.1. Những kết quả đạt được ...........................................................................20
1.2.2. Những nội dung luận án đi sâu nghiên cứu .............................................20
CHƢƠNG 2. CHỦ TRƢƠNG VÀ SỰ CHỈ ĐẠO CỦA ĐẢNG BỘ TỈNH
HẢI DƢƠNG TRONG XÂY DỰNG LỰC LƢỢNG VŨ TRANG ĐỊA
PHƢƠNG TỪ NĂM 1945 ĐẾN NĂM 1949 ............................................................22
2.1. Những yếu tố tác động đến xây dựng lực lƣợng vũ trang địa
phƣơng ở tỉnh Hải Dƣơng và chủ trƣơng của Đảng bộ. ..................................22
2.1.1. Những yếu tố tác động .............................................................................22
2.1.2. Chủ trương xây dựng lực lượng vũ trang địa phương của Đảng bộ
tỉnh Hải Dương ..................................................................................................35
2.2. Sự chỉ đạo của Đảng bộ tỉnh Hải Dƣơng trong xây dựng lực lƣợng
vũ trang địa phƣơng ............................................................................................43
2.2.1. Xây dựng tổ chức và biên chế ..................................................................43
2.2.2. Giáo dục chính trị - tư tưởng ..................................................................49
2.2.3. Huấn luyện tác chiến, phối hợp chiến đấu và công tác thương binh
liệt sĩ ...................................................................................................................50
Tiểu kết chƣơng 2 ................................................................................................55
CHƢƠNG 3. LÃNH ĐẠO ĐẨY MẠNH XÂY DỰNG LỰC LƢỢNG VŨ
TRANG ĐỊA PHƢƠNG TỪ NĂM 1950 ĐẾN NĂM 1954 ..................................57
3.1. Những yếu tố mới tác động đến xây dựng lực lƣợng vũ trang địa
phƣơng và chủ trƣơng của Đảng bộ ..................................................................57
3.1.1. Những yếu tố mới tác động đến xây dựng lực lượng vũ trang địa
phương ...............................................................................................................57
3.1.2. Chủ trương của Đảng bộ tỉnh Hải Dương ..............................................65

z



3.2. Chỉ đạo thực hiện..........................................................................................71
3.2.1. Kiện toàn tổ chức, biên chế .....................................................................71
3.2.2. Xây dựng chính trị - tư tưởng ..................................................................79
3.2.3. Huấn luyện tác chiến, phối hợp chiến đấu và công tác thương binh,
liệt sĩ ...................................................................................................................82
Tiểu kết chƣơng 3 ................................................................................................90
CHƢƠNG 4. NHẬN XÉT VÀ KINH NGHIỆM LỊCH SỬ ................................92
4.1. Ƣu điểm và hạn chế của Đảng bộ tỉnh Hải Dƣơng ....................................92
4.1.1. Ưu điểm ....................................................................................................92
4.1.2. Hạn chế ..................................................................................................104
4.2. Một số kinh nghiệm lịch sử ........................................................................109
4.2.1. Quán triệt sâu sắc và vận dụng sáng tạo chủ trương, đường lối xây
dựng lực lượng vũ trang của Đảng vào tình hình thực tế của địa phương. ....109
4.2.2. Giữ vững sự lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt của Đảng bộ,
không ngừng củng cố, kiện toàn, nâng cao năng lực lãnh đạo trong lực
lượng vũ trang địa phương ..............................................................................113
4.2.3. Xây dựng lực lượng vũ trang địa phương vững mạnh tồn diện, lấy
xây dựng chính trị làm gốc ..............................................................................117
4.2.4. Nhận thức vị trí chiến lược quan trọng của địa bàn, nắm chắc và
biết tận dụng thời cơ, nâng cao sức chiến đấu và sẵn sàng chiến đấu
cho LLVTĐP....................................................................................................124
4.2.5. Xây dựng quan hệ đoàn kết quân - dân, thực hiện tốt cơng tác
tuyển qn và chính sách hậu phương quân đội .............................................129
Tiểu kết chƣơng 4 ..............................................................................................133
KẾT LUẬN ............................................................................................................135
DANH MỤC CƠNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ ............................138
LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN ..............................................................................138
TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................................................139

z



DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

BĐCL

: Bộ đội chủ lực

BĐĐP

: Bộ đội địa phƣơng

BTVTW

: Ban thƣờng vụ Trung ƣơng

CHQS

: Chỉ huy quân sự

CTND

: Chiến tranh Nhân dân

DQDK

: Dân quân du kích

DQTV


: Dân quân tự vệ

LLVT

: Lực lƣợng vũ trang

LLVTĐP

: Lực lƣợng vũ trang địa phƣơng

LLVTND

: Lực lƣợng vũ trang nhân dân

NCS

: Nghiên cứu sinh

NXB

: Nhà xuất bản

TWĐ

: Trung ƣơng Đảng

TTLTQGIII

: Trung tâm lƣu trữ quốc gia III


QĐND

: Quân đội Nhân dân

UBKCHC

: Ủy Ban Kháng chiến Hành chính

UBKCHC LK III : Ủy Ban kháng chiến hành chính Liên khu III

z


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Đất nƣớc Việt Nam trải dài từ Ải Nam Quan đến mũi Cà Mau, nhìn ra Thái
Bình Dƣơng với thế đứng vững vàng hơm nay là thành quả của mồ hôi, xƣơng máu
của bao thế hệ ngƣời Việt đã xây dựng và chiến đấu. Từ thế kỉ III trƣớc Công
nguyên với cuộc xâm lƣợc của nhà Tần, đến nay, trải qua hơn 2300 năm, nhân dân
Việt Nam buộc phải cầm vũ khí tới 12 thế kỉ để bảo vệ độc lập, chủ quyền của Tổ
quốc. Nhƣ thế, dựng nƣớc đi đôi với giữ nƣớc trở thành một quy luật tồn tại và phát
triển của dân tộc. Trong phần lớn các cuộc chiến tranh, Việt Nam ln phải đối đầu
với qn xâm lƣợc có tiềm lực mạnh, thiện chiến. Bài học thành công trong sự
nghiệp giữ nƣớc của dân tộc là: “Dựa vào dân, xây dựng lực lƣợng vũ trang từ nhân
dân, thực hiện chiến tranh nhân dân và nghệ thuật quân sự toàn dân, cả nƣớc đánh
giặc” [165, tr. 37].
LLVT trong đó có lực lƣợng qn đội thƣờng trực ln giữ vai trị nịng cốt
của sức mạnh giữ nƣớc. Thời phong kiến, lực lƣợng đó bao gồm qn triều đình,
qn các lộ, trấn và hƣơng binh, dân binh các bản làng. Thời hiện đại, trên cơ sở
phát huy truyền thống dân tộc và vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác Lê- nin vào

hoàn cảnh đất nƣớc, Đảng đã chủ trƣơng xây dựng LLVTND gồm ba thứ quân:
BĐCL, BĐĐP và DQDK.
LLVTĐP - bộ phận của LLVTND Việt Nam, gồm BĐĐP và DQDK “là công
cụ bảo vệ nhân dân, bảo vệ Đảng và chính quyền, góp phần giữ gìn an ninh trật tự
xã hội, xây dựng địa phƣơng vững mạnh, làm nòng cốt của chiến tranh nhân dân ở
địa phƣơng, phối hợp chặt chẽ với Bộ đội chủ lực trong hoạt động tác chiến” [30, tr.
424]. Mỗi thứ qn đều có vị trí tác dụng, đặc điểm và quy luật hoạt động riêng. Để
phát huy đƣợc sức mạnh của từng thứ quân, đồng thời tạo sức mạnh tổng hợp đánh
bại quân xâm lƣợc vốn có ƣu thế về sức cơ động và vũ khí trang bị, Đảng đã tổ
chức linh hoạt, hiệu quả các “hoạt động tác chiến của bộ đội chủ lực, bộ đội địa
phƣơng và dân quân tự vệ, phối hợp chặt chẽ hoạt động tác chiến của ba thứ quân,
kết hợp đánh nhỏ, đánh vừa, đánh lớn, kết hợp đánh du kích và đánh tập trung” [80,
tr. 324], tạo sức mạnh tổng hợp chiến thắng kẻ thù.
Ba thứ quân là hình thức tổ chức LLVT độc đáo của Việt Nam. Đây là lực
lƣợng nòng cốt để phát động CTND, là điều kiện để kết hợp chiến tranh du kích và
chiến tranh chính quy, đánh địch cả mặt trận chính diện và sau lƣng, kết hợp đánh
tập trung và đánh phân tán, kết hợp đánh tiêu diệt và đánh tiêu hao, đánh địch trong
mọi lúc, mọi nơi, mọi điều kiện thời gian và không gian, tạo ra một hình thái CTND
đặc sắc của Việt Nam, vừa phát huy đƣợc sức mạnh của một dân tộc chống đế quốc,

1

z


vừa thắng địch ở thế vận động, làm cho đối phƣơng đối phó một cách lúng túng đi
đến thất bại.
Hải Dƣơng - vùng đất trung tâm của đồng bằng Bắc Bộ, là “phên dậu” phía
đơng của Kinh thành Thăng Long xƣa và Thủ đô Hà Nội ngày nay. Trải qua các thời
kỳ lịch sử, Hải Dƣơng ln có vị trí chiến lƣợc trong thế phòng thủ và phát triển kinh

tế - xã hội chung của đất nƣớc. Đƣợc tắm mình trong nền văn minh châu thổ, ngƣời
dân Hải Dƣơng bao đời luôn cần cù, nhân hậu, thƣợng võ, hiếu học, đem tài trí giúp
ích cho dân, cho nƣớc. Kế thừa và phát huy truyền thống của quê hƣơng, dƣới sự lãnh
đạo của Đảng, LLVT tỉnh Hải Dƣơng đã lập nên nhiều chiến cơng oanh liệt, góp sức
vào thắng lợi chung của dân tộc, làm rạng rỡ truyền thống anh hùng bất khuất trong
lịch sử chống giặc ngoại xâm của vùng đất “giàu của, giàu ngƣời, giàu chiến công”.
Ngay khi mới thành lập, thực hiện đƣờng lối kháng chiến và phƣơng thức xây dựng
lực lƣợng kháng chiến của Đảng, Đảng bộ cùng nhân dân đã từng bƣớc xây dựng
LLVTĐP từ nhỏ đến lớn, từ yếu đến ngày càng vững mạnh, chiến đấu ngoan cƣờng
dũng cảm, góp sức cùng cả nƣớc đánh bại mọi âm mƣu, thủ đoạn của kẻ thù, giành
đƣợc thắng lợi vẻ vang. Xây dựng LLVTĐP trên địa bàn tỉnh Hải Dƣơng vừa mang
nét chung của xây dựng lực lƣợng vũ trang cách mạng trên phạm vi cả nƣớc, đồng
thời do đặc điểm tình hình, điều kiện lịch sử và những yếu tố khách quan, chủ quan
chi phối nên có những nét sáng tạo riêng của Hải Dƣơng.
Hiện nay, những diễn biến phức tạp, khó lƣờng của tình hình khu vực, thế
giới, đặc biệt là vấn đề tranh chấp chủ quyền biển đảo ở biển Đông đã và đang đặt
ra những yêu cầu mới, không kém phần thử thách, khó khăn đối với cơng cuộc bảo
vệ Tổ quốc. Bên cạnh đó, cuộc cách mạng khoa học cơng nghệ đang phát triển nhƣ
vũ bão đƣa đến sự thay đổi về tƣ duy quân sự, về phƣơng thức tiến hành chiến
tranh, chiến lƣợc, chiến thuật, tổ chức chỉ huy, cách đánh, vũ khí trang bị… làm nảy
sinh xu hƣớng quá nhấn mạnh đến yếu tố chiến tranh hiện đại, sử dụng vũ khí cơng
nghệ cao, hƣớng nhiệm vụ quốc phịng, giữ nƣớc thiên về sức mạnh quân sự đơn
thuần, chỉ dựa vào quân đội chủ lực và vũ khí trang bị hiện đại, coi nhẹ LLVTĐP,
coi nhẹ tính chất tồn dân, tồn diện, đặc biệt là coi nhẹ nhân tố chính trị - tinh thần
và cách đánh truyền thống của dân tộc. Thậm chí, có nhận thức sai lệch rằng, “với
trình độ khoa học công nghệ thấp kém nhƣ nƣớc ta, khó chống nổi chiến tranh xâm
lƣợc bằng vũ khí cơng nghệ cao, từ đó dẫn đến bi quan, thối chí, sợ chiến tranh,
giảm sút ý chí quyết chiến, quyết thắng” [105, tr. 216]. Đây chính là nguy cơ từ tƣ
tƣởng “sùng bái kỹ thuật” dẫn đến mai một hoặc biến dạng những giá trị văn hóa
giữ nƣớc Việt Nam. Xu hƣớng này đặt toàn Đảng, toàn quân, toàn dân phải tơn

trọng, giữ gìn bản sắc văn hóa giữ nƣớc của dân tộc, nhạy bén với tình hình thế giới,
khu vực và trong nƣớc, tranh thủ tiếp thu những thành tựu khoa học công nghệ mới
2

z


trong củng cố quốc phòng, xây dựng quân đội nhằm bảo vệ vững chắc Tổ quốc.
Chính vì vậy, những kinh nghiệm về xây dựng LLVT ba thứ quân phải đƣợc ứng
dụng và phát triển để xây dựng một LLVT ngày càng vững mạnh, phù hợp với yêu
cầu và nhiệm vụ của tình hình mới.
Đối với tỉnh Hải Dƣơng, việc nghiên cứu một cách tồn diện và hệ thống q
trình Đảng bộ tỉnh Hải Dƣơng lãnh đạo xây dựng LLVTĐP qua các thời kì lịch sử
chƣa có nhiều tác giả đề cập đến. Vì những lí do đó, tác giả chọn đề tài: “Đảng bộ
tỉnh Hải Dương lãnh đạo xây dựng lực lượng vũ trang địa phương trong kháng
chiến chống thực dân Pháp (1945 – 1954)” làm luận án Tiến sĩ Lịch sử, chuyên
ngành Lịch sử Đảng cộng sản Việt Nam với mong muốn đƣợc tổng kết một cách
toàn diện và hệ thống những chủ trƣơng, chính sách của Đảng bộ tỉnh Hải Dƣơng
trong quá trình lãnh đạo xây dựng LLVTĐP thời kì kháng chiến chống thực dân
Pháp (1945-1954), đánh giá những thành cơng, hạn chế, nghiêm túc tìm ra ngun
nhân để rút ra kinh nghiệm cho hiện tại và tƣơng lai, trên cơ sở đó vận dụng nghiên
cứu xây dựng nền quốc phịng tồn dân, xây dựng địa phƣơng thành khu vực phòng
thủ vững chắc, xây dựng LLVTND vững mạnh trong tình hình mới, góp phần làm
đầy lên những nhận thức khoa học liên quan đến công tác xây dựng LLVTĐP trong
chiến tranh giải phóng và bảo vệ Tổ quốc, làm phong phú thêm kho tàng lịch sử địa
phƣơng; đồng thời, phục vụ công tác giảng dạy môn Lịch sử nói chung và Lịch sử
Đảng cộng sản Việt Nam nói riêng.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu
Luận án làm sáng tỏ sự lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh Hải Dƣơng trong xây

dựng LLVTĐP thời kì kháng chiến chống thực dân Pháp (1945-1954), từ đó bƣớc
đầu tổng kết một số kinh nghiệm có giá trị tham khảo.
Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt đƣợc mục đích nêu trên, luận án có nhiệm vụ:
Tập hợp và hệ thống hóa tƣ liệu về quá trình Đảng bộ tỉnh Hải Dƣơng lãnh
đạo xây dựng LLVTĐP trong kháng chiến chống thực dân Pháp (1945-1954).
Phân tích, làm rõ những yếu tố ảnh hƣởng, chi phối quá trình Đảng bộ tỉnh
Hải Dƣơng lãnh đạo xây dựng LLVTĐP trong kháng chiến chống thực dân Pháp
(1945-1954).
Phân tích chủ trƣơng và quá trình Đảng bộ tỉnh Hải Dƣơng chỉ đạo thực hiện
xây dựng LLVTĐP trong kháng chiến chống thực dân Pháp (1945-1954).
Nhận xét những ƣu điểm, hạn chế và rút ra những kinh nghiệm lịch sử từ quá
trình Đảng bộ tỉnh Hải Dƣơng lãnh đạo xây dựng LLVTĐP trong kháng chiến
chống thực dân Pháp (1945-1954).
3

z


3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu
Toàn bộ hoạt động lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh Hải Dƣơng về xây dựng
LLVTĐP gồm BĐĐP và DQDK trên các mặt: cơ cấu tổ chức, tƣ tƣởng chính trị, cơ
sở vật chất, huấn luyện tác chiến, phối hợp chiến đấu, công tác thƣơng binh liệt sĩ.
Phạm vi nghiên cứu
Về nội dung khoa học: Luận án tập trung nghiên cứu về:
Những yếu tố có tác động đến việc lãnh đạo LLVTĐP tỉnh Hải Dƣơng.
Những chủ trƣơng của Đảng về xây dựng LLVTĐP.
Quá trình thực hiện chủ trƣơng của Đảng trên địa bàn tỉnh: các chính sách,
biện pháp quan trọng của Đảng bộ tỉnh Hải Dƣơng đề ra nhằm xây dựng LLVTĐP

phát triển về mọi mặt.
Về không gian: Luận án nghiên cứu trong phạm vi toàn bộ địa bàn tỉnh
Hải Dƣơng bao gồm các huyện thị trong toàn tỉnh và một số tỉnh lân cận nhƣ
Hải Phịng, Hƣng n, Thái Bình để có cái nhìn so sánh, từ đó rút ra những nét
riêng của Đảng bộ tỉnh Hải Dƣơng trong lãnh đạo xây dựng LLVTĐP.
Về thời gian: Luận án nghiên cứu quá trình Đảng bộ tỉnh Hải Dƣơng lãnh
đạo xây dựng LLVTĐP từ khi bắt đầu có chính quyền cách mạng (9/1945) đến khi
cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp kết thúc trên địa bàn tỉnh Hải Dƣơng
(10/1954)1. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện luận án, tác giả sử dụng một số tài
liệu liên quan trƣớc năm 1945 và sau năm 1954.
4. Cơ sở lý luận, nguồn tài liệu và phƣơng pháp nghiên cứu
Cơ sở lý luận:
Luận án nghiên cứu dựa trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, tƣ
tƣởng Hồ Chí Minh, các quan điểm lớn của Đảng, các chủ trƣơng, chính sách về
xây dựng LLVT nói chung và LLVTĐP nói riêng.
Nguồn tài liệu
Đề tài đƣợc thực hiện trên cơ sở tập hợp và nghiên cứu hai nguồn sử liệu chính:
Tài liệu thành văn: Các văn kiện của Đảng cộng sản Việt Nam, các nghị
quyết, quyết định, chỉ thị, báo cáo của Đảng bộ tỉnh Hải Dƣơng… là những tài liệu
gốc của luận án. Các sách chuyên khảo, luận án, đề tài nghiên cứu khoa học, kỷ yếu
hội thảo khoa học, tham luận, các cơng trình khoa học đã xuất bản… về LLVT,
LLVTĐP là nguồn tƣ liệu tham khảo có giá trị cho việc hồn thành các nội dung
liên quan của luận án.

1

Theo hiệp định Giơ-ne-vơ, Hải Dƣơng là khu vực tập kết chuyển quân 100 ngày của Pháp. Đến ngày 30.10,
quân Pháp mới rút khỏi Hải Dƣơng, tỉnh hồn tồn đƣợc giải phóng

4


z


Tài liệu không thành văn: qua buổi phỏng vấn trực tiếp các nhân chứng lịch
sử. Đây là nguồn tƣ liệu đối chứng, làm phong phú, sâu sắc thêm các nội dung của
luận án trong bối cảnh công tác lƣu trữ tƣ liệu địa phƣơng thời kỳ kháng chiến
chống thực dân Pháp còn nhiều hạn chế.
Phương pháp nghiên cứu
Dựa trên cơ sở lý luận chung của chủ nghĩa Mác - Lênin, tác giả sử dụng các
phƣơng pháp phổ quát của khoa học lịch sử nhƣ phƣơng pháp lịch sử, phƣơng pháp
logic, kết hợp chặt chẽ hai phƣơng pháp đó, đồng thời sử dụng một số phƣơng pháp
khác nhƣ: phƣơng pháp phân tích, tổng hợp, đối chiếu, thống kê, phỏng vấn nhân
chứng lịch sử… Cụ thể:
Phƣơng pháp lịch sử đƣợc sử dụng chủ yếu trong chƣơng 2 và chƣơng 3 để
phân kỳ các giai đoạn lịch sử (từ 9/1945 đến 12/1949; từ 1/1950 đến 10/1954), q
trình hệ thống hóa các quan điểm, chủ trƣơng của Đảng cộng sản Việt Nam, Đảng
bộ tỉnh Hải Dƣơng theo tiến trình lịch sử trong từng chƣơng, tiết để thấy rõ sự hình
thành, phát triển đƣờng lối, chủ trƣơng xây dựng LLVTĐP, chứng minh các nhận
định và khái quát lịch sử.
Phƣơng pháp logic đƣợc sử dụng trong cả 4 chƣơng của luận án. Chƣơng 2
và chƣơng 3, phƣơng pháp logic dùng để xâu chuỗi các sự kiện chủ yếu, khái quát
lịch sử, nêu bật những nội dung trọng tâm từng văn kiện, nghị quyết và liên kết các
nội dung đó để thấy đƣợc q trình nhận thức, phát triển đƣờng lối, chủ trƣơng của
Đảng bộ tỉnh Hải Dƣơng trong lãnh đạo xây dựng LLVTĐP, khái quát tiến trình chỉ
đạo thực hiện chủ trƣơng xây dựng LLVTĐP của Đảng bộ tỉnh Hải Dƣơng trong
từng chƣơng, tiết. Phƣơng pháp logic sử dụng chủ yếu trong chƣơng 4 để khái quát,
tổng kết về ƣu điểm, hạn chế, đúc rút những kinh nghiệm lịch sử từ quá trình Đảng
bộ tỉnh Hải Dƣơng lãnh đạo xây dựng LLVTĐP trong cuộc kháng chiến chống thực
dân Pháp xâm lƣợc (9/1945-10/1954).

Bên cạnh đó, tác giả sử dụng các phƣơng pháp phân tích, tổng hợp, đồng đại,
lịch đại, thống kê, so sánh, phỏng vấn nhân chứng lịch sử đã trực tiếp tham gia trận
đánh để làm rõ và nâng cao tính thuyết phục của các vấn đề đặt ra.
5. Đóng góp khoa học của luận án
Trên cơ sở xác định rõ mục tiêu nghiên cứu, giải quyết các nhiệm vụ nghiên
cứu, luận án có những đóng góp sau:
Về tư liệu: Góp phần sƣu tầm, hệ thống hóa sử liệu thuộc lĩnh vực xây dựng
LLVT của Đảng thời kì kháng chiến chống thực dân Pháp (1945-1954), trong đó, có
những sử liệu mới đƣợc khai thác tại các trung tâm lƣu trữ, bổ sung thêm tƣ liệu
lịch sử Đảng.

5

z


Về nội dung:
Thứ nhất, luận án phân tích, làm rõ các nhân tố ảnh hƣởng, chi phối sự lãnh
đạo của Đảng bộ tỉnh Hải Dƣơng trong xây dựng LLVTĐP thời kì kháng chiến
chống thực dân Pháp (9/1945-10/1954).
Thứ hai, khái quát và hệ thống hóa các quan điểm, chủ trƣơng của Đảng
trong xây dựng, phát triển LLVTĐP từ tháng 9/1945 đến tháng 10/1954.
Thứ ba, phục dựng lại quá trình Đảng bộ tỉnh Hải Dƣơng thực hiện những
chủ trƣơng của Đảng, lãnh đạo, chỉ đạo xây dựng LLVTĐP phát triển về mọi mặt:
chính trị - tƣ tƣởng, tổ chức, biên chế, trang bị vũ khí, huấn luyện tác chiến…trong
cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (9/1945-10/1954) với cả ƣu điểm, hạn chế,
từ đó rút ra những kinh nghiệm lịch sử.
Thứ tư, luận án có thể làm tài liệu phục vụ cơng tác giáo dục truyền thống
của LLVTND tỉnh Hải Dƣơng, là tài liệu tham khảo công tác nghiên cứu giảng dạy
trong các nhà trƣờng Qn đội, cơng tác giáo dục quốc phịng cho các đối tƣợng

trên địa bàn tỉnh Hải Dƣơng.
6. Cấu trúc của luận án
Ngồi phần mở đầu, danh mục cơng trình khoa học của tác giả liên quan đến
luận án, tài liệu tham khảo và phụ lục, luận án cấu trúc thành 4 chƣơng 8 tiết:
Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu
Chương 2: Chủ trƣơng và sự chỉ đạo của Đảng bộ tỉnh Hải Dƣơng trong xây
dựng lực lƣợng vũ trang địa phƣơng từ năm 1945 đến năm 1949
Chương 3: Lãnh đạo đẩy mạnh xây dựng lực lƣợng vũ trang địa phƣơng từ
năm 1950 đến năm 1954
Chương 4: Nhận xét và kinh nghiệm lịch sử

6

z


CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
Sau thắng lợi của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1945-1954), các
hội thảo khoa học nghiên cứu về LLVT ba thứ quân của Việt Nam dƣới nhiều góc độ
và cách tiếp cận khác nhau đƣợc tổ chức. Hiện nay, nhiều cuốn sách đã xuất bản,
nhiều cơng trình nghiên cứu đƣợc cơng bố về vấn đề: tổng kết lịch sử chiến tranh,
lịch sử Đảng lãnh đạo xây dựng LLVT trong kháng chiến chống thực dân Pháp của
dân tộc Việt Nam nói chung và tỉnh Hải Dƣơng nói riêng.
1.1. Các nhóm cơng trình nghiên cứu
1.1.1. Nhóm các cơng trình nghiên cứu có liên quan đến xây dựng lực
lượng vũ trang địa phương
Lịch sử cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, Tập III (1945-1954), do Bộ
Quốc Phòng - Viện Lịch sử Quân sự Việt Nam chủ trì nghiên cứu biên soạn, NXB
QĐND ấn hành năm 2009 đã trình bày quá trình diễn biến, các quy luật, những kinh
nghiệm phong phú, quý báu của cuộc kháng chiến, sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng

cộng sản Việt Nam đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh . Qua việc phản ánh khá toàn
diện cuộc CTND của dân tộc Viê ̣t Nam , tác phẩm đề cập sơ lƣợc đến cơng tác xây
dựng LLVTND nói chung, LLVTĐP nói riêng của Đảng trong cuộc kháng chiến
chống thực dân Pháp.
Tác phẩm Tổng kết cuộc kháng chiến chống Pháp - thắng lợi và bài học do
Ban chỉ đạo tổng kết chiến tranh trực thuộc Bộ Chính trị nghiên cứu, biên soạn,
NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 1996. Đây là một bản tổng kết sâu sắc thắng lợi
của toàn quân, toàn dân ta dƣới sự lãnh đạo của Đảng, Chủ tịch Hồ Chí Minh và Bộ
Tổng tƣ lệnh trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1945-1954). Cơng trình
đã rút ra những bài học kinh nghiệm quý báu về lãnh đạo, chỉ đạo cuộc kháng chiến
của Đảng, đồng thời thẳng thắn thừa nhận một số thiếu sót trong cơng tác lãnh đạo,
chỉ đạo cuộc kháng chiến.
Tác phẩm Sự nghiệp và tư tưởng Quân sự của Chủ tịch Hồ Chí Minh, do Bộ
Quốc phòng, Viện lịch sử Quân sự Việt Nam tổ chức nghiên cứu, NXB QĐND ấn
hành năm 1990 là một cơng trình khoa học đƣợc biên soạn cơng phu, nghiêm túc
với nhiều tƣ liệu quý, tái hiện những hoạt động lý luận và thực tiễn quân sự trong
cuộc đời cách mạng vị lãnh tụ vĩ đại của Đảng và dân tộc Việt Nam. Tƣ tƣởng quân
sự của Hồ Chí Minh là cơ sở đƣờng lối quân sự của Đảng, phản ánh những vấn đề
có tính quy luật trong cuộc đấu tranh vũ trang và xây dựng LLVT cách mạng ở một
nƣớc thuộc địa chống chủ nghĩa đế quốc. Nội dung cơ bản của tƣ tƣởng quân sự Hồ

7

z


Chí Minh là tƣ tƣởng của CTND Việt Nam trong thời đại mới: “tồn dân đánh giặc
có lực lƣợng vũ trang làm nòng cốt, lấy nhỏ thắng lớn, lấy chất lƣợng cao thắng số
đông, lấy nhân nghĩa thắng bạo tàn, kiên quyết không ngừng thế tiến công, tạo nên
sức mạnh tổng hợp đánh thắng quân thù trong thời đại mới” [28, tr. 6].

Tác phẩm Hậu phương chiến tranh nhân dân Việt Nam (1945-1975) do Viện
lịch sử Quân sự Việt Nam tổ chức nghiên cứu, NXB QĐND, Hà Nội, 1997. Đây là
cơng trình nghiên cứu về vai trị to lớn của các vùng hậu phƣơng trong hai cuộc
kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ. Với đóng góp to lớn về sức ngƣời, sức của
và sự động viên to lớn về tinh thần của nhân dân đối với tiền tuyến, cơng trình
khẳng định hậu phƣơng đã trở thành nhân tố thƣờng xuyên quyết định thắng lợi của
chiến tranh. Trong hai cuộc chiến tranh hiện đại của Việt Nam, hậu phƣơng đƣợc tổ
chức chặt chẽ theo một đƣờng lối đúng đắn, sáng tạo, bằng những biện pháp có hiệu
quả. Việc giải quyết thành công những vấn đề của hậu phƣơng trong hai cuộc kháng
chiến đã giải thích tại sao LLVTND Việt Nam có thể đánh thắng hai đế quốc lớn,
có tiềm lực kinh tế, tiềm lực quân sự và khoa học công nghệ mạnh hơn rất nhiều.
Cuốn Lịch sử hậu cần Quân đội Nhân dân Việt Nam, Tập 1(1944-1954), NXB
QĐND, Hà Nội, 1995, viết về ngành hậu cần quân đội trong kháng chiến chống Pháp.
Trong 10 năm (từ 1944 đến 1954), đƣợc thành lập từ con số 0, QĐND Việt Nam phải
đối mặt với những lực lƣợng quân sự mạnh trên thế giới nhƣ quân đội đế quốc Nhật
Bản, sau đó là quân đội Pháp. Để đƣơng đầu với những lực lƣợng quân sự mạnh địi
hỏi Đảng và chính phủ phải xây dựng và phát triển quân đội về mọi mặt. Từ đó, yêu
cầu về mặt công tác hậu cần ngày càng đƣợc đề cao. Trải qua cuộc kháng chiến
trƣờng kỳ chống thực dân Pháp xâm lƣợc, hàng triệu tấn quân lƣơng, quân giới, quân
trang, quân dụng đƣợc mua bán hoặc tập trung, tiếp tế cho quân đội, Những tƣ liệu
dẫn chứng, số liệu về mặt hậu cần trong tác phẩm giúp cho NCS thấy rõ sự phát triển
về thế và lực của LLVT nói chung và LLVTĐP nói riêng.
Cuốn Lịch sử quân nhu Quân đội Nhân dân Việt Nam (1944-1975), NXB
QĐND, Hà Nội, 1998, nghiên cứu về tổ chức và hoạt động của ngành quân nhu
quân đội - một mặt công tác hậu cần gồm tổng thể các hoạt động sản xuất tạo nguồn và
bảo đảm ăn, mặc cho LLVT, quân đội hoạt động và chiến đấu. Trong 2 cuộc kháng
chiến chống Pháp và chống Mỹ của dân tộc, ngành quân nhu đã cùng toàn dân, toàn
quân trải qua một chặng đƣờng lịch sử “ni qn đánh giặc” đầy khó khăn, gian khổ
hy sinh nhƣng rất vẻ vang. Tác phẩm đã phản ánh những nội dung chủ yếu, các mốc
lịch sử quan trọng và bƣớc đầu làm rõ đƣợc vai trò, vị trí quan trọng của nhiệm vụ sản

xuất, đảm bảo ăn, mặc cho quân đội chiến đấu và xây dựng.

8

z


Một số cơng trình chun sâu về xây dựng LLVT trên từng mặt công tác
nhƣ: Song Hào, Xây dựng Đảng trong lực lượng vũ trang nhân dân, NXB QĐND,
Hà Nội, 1968 khẳng định: Đảng cộng sản Việt Nam là ngƣời sáng lập, tổ chức, lãnh
đạo, giáo dục và rèn luyện LLVT. Sự lãnh đạo của Đảng quyết định sự trƣởng thành
và thắng lợi của LLVT. “Vì vậy, lực lƣợng vũ trang muốn hồn thành sứ mạng lịch
sử của mình là cơng cụ bạo lực của giai cấp cơng nhân thì trƣớc hết đảng bộ của
Đảng trong lực lƣợng vũ trang phải luôn luôn đƣợc củng cố vững mạnh” [85, tr.
79]. Tác phẩm giúp ngƣời nghiên cứu đúc rút những nội dung cơ bản về xây dựng
Đảng trong LLVT. Từ đó, có cái nhìn đánh giá, nhận xét thành tựu và hạn chế, các
biện pháp khắc phục của Đảng bộ tỉnh Hải Dƣơng trong q trình xây dựng
LLVTĐP về chính trị và tƣ tƣởng.
Tác phẩm của Đại tƣớng Hoàng Văn Thái- Tổng Tham mƣu trƣởng đầu tiên
của Quân đội nhân dân Việt Nam, Mấy vấn đề về chỉ huy và tham mưu, NXB
QĐND, Hà Nội, 1983 nghiên cứu về quá trình hình thành, phát triển cơng tác chỉ
huy và tham mƣu trong quân đội. Tác giả đã khẳng định trong bài nói tại buổi lễ
khai giảng khóa I, trƣờng Sĩ quan tham mƣu, tháng 5/1948 về vai trò của các cơ
quan tham mƣu trong LLVT nhƣ sau:
Từ tay khơng hồn tồn, trải qua hai năm rƣỡi cố gắng, đến nay ta đã
có một hệ thống cơ quan tham mƣu các cấp gồm Bộ tổng tham mƣu, các phòng
tham mƣu khu và các ban tham mƣu trung đoàn. Các cơ quan tham mƣu của ta đã
mò mẫm, vừa học vừa làm, đã có những thành tích nhất định trong việc tuyển qn,
tổ chức biên chế, trang bị, cấp dƣỡng, luyện quân, đặc biệt đã phụng sự cho việc chỉ
đạo bắt đầu kháng chiến toàn quốc nắm đƣợc quyền chủ động và đánh bại cuộc tấn

công lên Việt Bắc của thực dân Pháp, tức là đánh bại đƣợc âm mƣu đánh nhanh,
thắng nhanh của chúng [131, tr. 12].
Bằng các số liệu cụ thể, tác phẩm đi sâu phân tích các biện pháp đào tạo, bồi
dƣỡng đội ngũ cán bộ tham mƣu, nâng cao chất lƣợng công tác tham mƣu và công
tác chỉ huy qua một số chiến dịch trong cuộc kháng chiến chống thƣ̣c dân Pháp

.

Đây là tƣ liệu quý giúp ngƣời nghiên cứu hiểu một mặt công tác quan trọng trong
xây dựng LLVT.
Tác phẩm Tổng kết công tác tham mưu chiến lược của Cục Dân quân Tự vệ
(1947-2000), do Bộ Tổng Tham mƣu cục DQTV biên soạn, NXB QĐND ấn hành
năm 2007 nhƣ một cơng trình chun khảo nghiên cứu, tổng kết 60 năm xây dựng,
chiến đấu, trƣởng thành của Cục DQTV trong nhiệm vụ tham mƣu chiến lƣợc về tổ
chức, xây dựng, hoạt động của LLVT quần chúng cho Đảng, Chính phủ, Bộ Quốc

9

z


phòng, Bộ Tổng tham mƣu. Tác phẩm rút ra những bài học bổ ích, giúp thực hiện
tốt nhất nhiệm vụ giai đoạn mới, khẳng định vị trí chiến lƣợc của Cục DQTV trong
sự nghiệp cách mạng và sự nghiệp đổi mới của Đảng.
Nhƣ vậy, các tác phẩm xuất bản thành sách của Việt Nam đề cập đến nhiều
khía cạnh có giá trị to lớn về lý luận và thực tiễn, đồng thời khái quát và nêu lên
những kinh nghiệm lớn của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh về đấu tranh vũ trang
và xây dựng LLVT cách mạng thời kỳ tổng khởi nghĩa tháng Tám 1945, trong hai
cuộc kháng chiến trƣờng kỳ chống thực dân Pháp và đế quốc Mĩ xâm lƣợc. Những
kinh nghiệm đó đến nay vẫn có giá trị rất lớn, giúp NCS có thể vận dụng vào quá

trình nghiên cứu luận án, đề xuất những bài học kinh nghiệm trong xây dựng LLVT
ba thứ quân nói chung, LLVTĐP nói riêng khi tình hình thế giới, trong nƣớc đang
có nhiều vấn đề nóng bỏng nhƣ hiện tại.
Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của nhân dân Việt Nam trong suy nghĩ
của ngƣời nƣớc ngồi khơng chỉ là cuộc xung đột giữa hai bên tham chiến trực tiếp trên
chiến trƣờng mà trở thành cuộc đối đầu giữa hai thế lực, phản ánh một phần tƣơng
quan lực lƣợng giữa hai hệ thống xã hội đối lập, hai cực trong trật tự thế giới xác lập
sau đại chiến. Cuộc chiến kết thúc cách nay hơn nửa thế kỉ nhƣng vẫn để lại nhiều dƣ
âm, đƣợc nhắc đến nhƣ một thắng lợi vĩ đại của dân tộc Việt Nam. Có nhiều cơng
trình nghiên cứu của các tác giả trên thế giới, nhiều cuộc hội thảo trong và ngoài
nƣớc với sự tham gia của nhiều nhà khoa học có chủ đề liên quan đến vấn đề này.
Các cơng trình đề cập một cách khá đầy đủ các khía cạnh của cuộc chiến, trong đó
nhấn mạnh đến sức mạnh của LLVTND Việt Nam.
Tƣớng Navarre, Tổng chỉ huy quân viễn chinh Pháp ở Đông Dƣơng (19531954) xuất bản 2 tác phẩm: Đông Dương hấp hối và Thời điểm của những sự thật
(NXB Plong, Pari, 1956). Tuy viết ra với mục đích chủ yếu nhằm biện hộ trách
nhiệm và thất bại của quân Pháp ở Điện Biên Phủ nhƣng tác giả đã cung cấp cho
ngƣời đọc nhiều tƣ liệu, cách đánh giá tình hình, khó khăn và sự bất đồng trong chính
giới Pháp về vấn đề Đơng Dƣơng. Qua đó, Navarre đƣa ra ý kiến về nguyên nhân thất
bại của Pháp: “Dùng những thủ đoạn và phƣơng tiện chiến tranh hiện đại để chống
chiến tranh du kích là một điều vơ ích”, hay “trong 7000 làng thì đã có trên 5000 làng
hồn tồn hoặc ít nhiều do Việt Minh kiểm soát” [171, tr. 324]. Những nội dung này
cũng đƣợc đề cập trong cuốn Tướng Navarre với trận Điện Biên Phủ của Jean Pouget
- sĩ quan tùy tùng của Tổng chỉ huy Navarre ở Đông Dƣơng.
Cuốn Cao - Bang la tragique épopée de la colonne Le Page (Cao Bằng - Sự
nghiệp bi thảm của đại tá La Page) của Marcel Le Page và cuốn hồi ký Con đường

10

z



tử địa RC4-1950 của Charles Henri De Pirey là hai tác phẩm có giá trị viết về trận
chiến diễn ra ở Biên giới Đông Bắc Việt Nam. Là ngƣời trực tiếp tham gia chỉ huy
chiến đấu, các tác giả đã thuật lại một cách khá chi tiết và sinh động nhiều trận đánh
trên đƣờng số 4, nhất là những trận ác liệt ở vùng núi Cốc Xá trong chiến dịch Biên
giới thu đông 1950, nêu lên nhận định, đánh giá của họ về đối thủ, những suy ngẫm
về thất bại của quân Pháp ở Biên giới Đông Bắc, ý nghĩa và ảnh hƣởng của sự kiện
đối với toàn bộ cuộc chiến tranh Đơng Dƣơng.
Christopher E. Goscha, Phó giáo sƣ Đại học Tổng hợp Lyon II (Cộng hòa
Pháp), nghiên cứu viên Viện Đơng Á là ngƣời có nhiều bài biết về Việt Nam, đặc
biệt là thời kì chiến tranh Đơng Dƣơng. Trong bài viết về Điện Biên Phủ công bố
trên tạp chí Đơng Nam Á do Đại học tổng hợp Quốc gia Singapore xuất bản, số 34,
tháng 10/2003, Bản dịch của Vũ Thị Kim Oanh, tác giả có những đánh giá chính
xác về LLVT của cả 2 bên Pháp - Việt. Trận đánh Điện Biên Phủ là trận đánh quân
sự hiện đại, một thắng lợi của quân đội lúc đầu chỉ là một đội qn du kích. Khơng
có gì q đáng khi nói rằng vào năm 1954, đạo quân viễn chinh Pháp là một tổ chức
yếu cả về tinh thần dân tộc và mục tiêu chiến đấu… nhƣng hơn thế, Việt Nam dân
chủ cộng hòa xây dựng đƣợc một đội quân thực sự, đã thành công trong việc tiến
hành một trận đánh hiện đại, sử dụng cùng lúc cả chiến thuật biển ngƣời của Trung
Quốc và các loại pháo phịng khơng hiện đại theo hình thức phối hợp. Nhƣ một sĩ
quan tình báo cao cấp của Pháp tiết lộ trong bản nghiên cứu ngày 17/6 về chiến dịch
Điện Biên Phủ: với Việt Minh, Điện Biên Phủ đạt tới một tầm cao mà họ chƣa bao
giờ có đƣợc.Với quân đội, trận đánh theo lối hiện đại lần đầu tiên này khẳng định
độ thành thục không thể chối cãi của họ nhƣ một qn đội hiện đại.
Một số học giả nƣớc ngồi khơng phải là ngƣời Pháp có các cơng trình viết về
cuộc chiến tranh Đông Dƣơng (1945-1954). Nhƣ cuốn Cuộc chiến dài ngày của nước
Mỹ và Việt Nam (1950-1975) của C.G.Herring, cuốn Tại sao Việt Nam? của L.A.Patti,
Điện Biên Phủ - cuộc đối đầu mà nước Mỹ muốn quên đi của R.Simpson, Điện Biên Phủ
một góc địa ngục của B.Fall, cuốn Nước Mĩ và Đông Dương từ Roosevelt đến Nixon của
P.A.Poole… Các tác phẩm đã giúp ngƣời đọc thấy rõ hơn cách nhìn nhận của thế giới

đối với cuộc chiến tranh xâm lƣợc của Pháp ở Việt Nam.
Nhƣ vậy, hầ u hế t các cơng trình trên của Tở ng t ƣ lê ̣nh, sĩ q uan, tƣớng liñ h
ngƣời Pháp trƣ̣c tiế p tham gia và chỉ huy các trâ ̣n đánh lớn trong chiế n tranh xâm
lƣơ ̣c Viê ̣t Nam và Đông Dƣơng (1945-1954) viế t la ̣i dƣới da ̣ng hờ i ký , có cơng trình
của tùy viên báo chí Bộ Tổng t

ham mƣu Pháp ở

Đơng Dƣơng nhƣ Devillers ,

Philippe... đã tƣờng thuâ ̣t , miêu tả la ̣i nhƣ̃ng trâ ̣n đánh lớn , cuô ̣c số ng binh lin
́ h , sĩ

11

z


quan, tƣớng tá Pháp trong tra ̣i giam của Viê ̣t Minh, nỗi thố ng khổ khi trải qua nhƣ̃ng
cuô ̣c hành quân trong rƣ̀ng , phải t hƣờng xuyên đố i mă ̣t với LLVT của Viê ̣t Minh
thoắ t ẩ n, thoắ t hiê ̣n... Mă ̣t khác, nhiề u tƣớng tá và chính khách Pháp - Mĩ, nhiề u ho ̣c
giả và kí giả trong thế giới tƣ bản đua nhau viết hàng trăm cuốn sách, hàng nghìn bài
báo v ề chiến dịch Điện Biên Phủ và chiến tranh Đông Dƣơng

. “Có ngƣời viế t để
thanh minh cho mình và trút trách nhiê ̣m lên đầ u kẻ khác . Có ngƣời viết nhằm thỏa
mãn tính hiếu kì của độc giả . Và cũng có ngƣời tỏ ra nghiêm túc kh ách quan trong
khi nghiên cƣ́u và triǹ h bày , tuy căn bản vẫn chƣa vƣơ ̣t ra khỏi cách nhin
̀ tƣ sản”
[132, tr. 10]. Dù xuất phát từ những mục đích khác nhau , tấ t cả phải công nhâ ̣n mô ̣t

sƣ̣ thâ ̣t là: Thƣ̣c dân Pháp xâm lƣơ ̣c và đế quố c Mi ̃ can thiê ̣p bi ̣thấ t ba ̣i cay đắ ng còn
quân dân Viê ̣t Nam giành đƣơ ̣c mô ̣t thắ ng lơ ̣i chiế n lƣơ ̣c to lớn , có ý nghĩa lịch sử .
Đây thực sự là nguồn tài liệu quý giúp tác giả có cái nhìn khách quan khi tìm hiểu về
sƣ́c ma ̣nh LLVT Viê ̣t Nam trong cuộc kháng chiến chống thƣ̣c dân Pháp.
LLVT và phong trào đấu tranh vũ trang luôn là vấn đề đƣợc nhiều NCS chọn
làm đề tài nghiên cứu trong các luận án. Có thể kể một số cơng trình tiêu biểu sau:
Năm 2007, Lê Huy Bình đã bảo vệ thành cơng luận án ti ến sĩ Tư tưởng Hồ
Chí Minh về xây dựng lực lượng vũ trang ba thứ quân trong cuộc kháng chiến
chống thực dân Pháp xâm lược (1945-1954). Với đề tài này, tác giả xác định đối
tƣợng nghiên cứu là tƣ tƣởng Hồ Chí Minh về xây dựng LLVT ba thứ quân trong
cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lƣợc nhằm mục đích khẳng định giá trị
tƣ tƣởng Hồ Chí Minh về xây dựng LLVT ba thứ quân và sự vận dụng tƣ tƣởng của
Ngƣời trong xây dựng LLVT trong thời đại mới.
Nguyễn Văn Hùng (2010), Đảng bộ tỉnh Hà Tây lãnh đạo xây dựng lực
lượng vũ trang nhân dân địa phương từ 1965 đến 1975, Luận án tiến sĩ Lịch sử
Đảng Cộng sản Việt Nam, lƣu tại thƣ viện Quốc Gia, Hà Nội. Là một cơng trình
nghiên cứu có tính chất chuyên khảo về LLVTND tỉnh Hà Tây dƣới góc độ lịch sử,
luận án đã tổng hợp và phân tích một cách khá toàn diện chủ trƣơng lãnh đạo, chỉ
đạo xây dựng LLVTND của Đảng bộ tỉnh Hà Tây. Đặc biệt, luận án làm rõ cách
thức tổ chức, biện pháp chỉ đạo chủ động, linh hoạt của Đảng bộ tỉnh Hà Tây trong
xây dựng LLVTĐP trong hồn cảnh chiến tranh.
Các cơng trình trên thực sự là nguồn tài liệu quý để tác giả kế thừa và phát
triển trong quá trình nghiên cứu đề tài.
Ngay khi cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp kết thúc 4 năm, NXB Sự
thật Hà Nội xuất bản 4 tập tài liệu sƣu tầm mang tựa đề: Cuộc kháng chiến thần
thánh của nhân dân Việt Nam: Tập 1 (Từ 23 tháng 9 năm 1945 đến tháng chạp năm
12

z



1947), ấn hành năm 1958; Tập 2 (Từ tháng giêng năm 1948 đến tháng chạp 1950),
ấn hành năm 1959; Tập 3(Từ tháng giêng năm 1951 đến tháng chạp năm 1952), ấn
hành năm 1959; Tập 4 (Từ tháng giêng năm 1953 đến tháng 7 năm 1954), ấn hành
năm 1960. Bộ tài liệu sƣu tầm vô cùng quý giá này gồm tập hợp các bài viết đăng trên
các báo uy tín của Đảng nhƣ: Cờ giải phóng, Báo Nhân dân, báo Sự Thật phát hành
trong suốt 9 năm kháng chiến chống thực dân Pháp. Các bài báo đã phản ánh những
nhận định, chủ trƣơng chính sách của Đảng trong suốt cuộc kháng chiến
. Đây là nguồn
tƣ liệu hết sức quan trọng giúp NCS có cái nhìn trung thực và tồn diện về chủ trƣơng
lãnh đạo kháng chiến của Đảng, trong đó tập trung phân tích sự chỉ đạo xây dựng
LLVT ba thứ qn của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Khi hịa bình lập lại, nhiều nhà khoa học lịch sử cơng bố những bài nghiên
cứu sâu về LLVT trên các tạp chí uy tín nhƣ: Nguyễn Hữu An (1994), Xây dựng lực
lượng vũ trang nhân dân theo tư tưởng quân sự Hồ Chí Minh, Tạp chí lịch sử Đảng
[1, tr. 3-7]; Vũ Quang Hiển (2000), Phong trào chiến tranh du kích ở Đồng bằng
Bắc Bộ phối hợp với chiến dịch Hòa Bình trong Đơng - Xn 1951-1952, Tạp chí
nghiên cứu Lịch sử [88, tr. 18-22]; Vũ Quang Hiển (2000), Tư tưởng Hồ Chí Minh
về xây dựng lực lượng dân quân du kích và chiến tranh du kích, Tạp chí nghiên cứu
lịch sử [89, tr. 3-10]. Các bài báo khoa học đã tập trung làm rõ sự phát triển của
LLVT ba thứ quân đặc biệt là lực lƣợng tự vệ, lực lƣợng DQDK dƣới sự lãnh đạo
của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh, rút ra những bài học kinh nghiệm trong lãnh
đạo xây dựng LLVT cách mạng giai đoạn mới.
Trong cuốn tài liệu nghiệp vụ chuyên ngành DQTV - Giáo dục quốc phòng
số 36 tháng 1/2007 - số đặc biệt kỉ niệm 60 năm ngày thành lập Cục DQTV
(12/2/1947-12/2/2007), Đại tá Nguyễn Duy Hạc - Phó Cục trƣởng Cục DQTV - Bộ
Tổng tham mƣu có bài viết Cục Dân quân tự vệ, 60 năm xây dựng chiến đấu và
trưởng thành. Tác giả khẳng định: Thời kỳ kháng chiến chống Pháp, Cục DQTV
thực hiện tốt chức năng là cơ quan tham mƣu chiến lƣợc đầu ngành về LLVT quần
chúng của Đảng, giúp Đảng ủy Quân sự Trung ƣơng, Bộ Quốc phòng, Bộ Tổng

Tham mƣu chỉ đạo phá tề, trừ gian, chống địch càn quét, đẩy mạnh hoạt động tác
chiến của DQTV ở thành phố và các làng xã kháng chiến. Lực lƣợng DQTV phát
triển về mọi mặt, góp phần cùng BĐCL, BĐĐP giành thắng lợi quan trọng trong
chiến cuộc Đông xuân 1953-1954 với đỉnh cao là chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ.
Trung tƣớng Vũ Ba, nguyên Cục trƣởng Cục DQTV - Bộ Tổng Tham mƣu
có bài viết: Cảm nghĩ sâu sắc về 60 năm Cục Dân quân tự vệ với những thời điểm
gian nan, những kỉ niệm không thể nào quên. Tác giả bày tỏ niềm tự hào về truyền

13

z


thống vẻ vang, phân tích những bài học quý báu của Cục DQTV: “Đồn kết, cần cù,
dũng cảm, thơng minh, sáng tạo, sâu sát cơ sở, bám sát chiến trƣờng, bám sát địa
phƣơng, tham mƣu sát sao, hoàn thành tốt nhiệm vụ trong mọi tình huống” [47,
tr.13-18].Tác giả nhấn mạnh: viết lại chuyện ngày xƣa không phải để cho ngày xƣa
mà để lại cho cả hôm nay và mai sau, để các thế hệ cán bộ, chiến sĩ Cục Dân quân
tự vệ chúng ta tự hào và ra sức vun đắp cho truyền thống của Cục mãi mãi tƣơi đẹp
nhƣ cánh sắc mùa xuân.
Nhìn chung, các bài báo đăng trên tạp chí đều tập trung đi sâu luận giải nhiều
vấn đề lý luận và thực tiễn về vai trò lãnh đạo của Đảng đối với LLVTĐP trong
cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, rút ra những bài học kinh nghiệm lãnh đạo
xây dựng LLVTĐP giai đoạn hiện nay.
Một số đề tài cấp Bộ đƣợc nghiệm thu có liên quan đến công tác xây dựng
LLVT các địa phƣơng thuộc Liên khu Việt Bắc: Vai trò của Liên khu ủy III trong
cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược và trong những năm đầu xây
dựng củng cố ở miền Bắc do Viện Lịch sử Đảng chủ trì vào năm 1998, chủ yếu đề
cập đến quan điểm chủ trƣơng xây dựng Đảng về tổ chức nói chung và sự chỉ đạo
của Liên khu ủy III về công tác xây dựng Đảng trong các LLVT ở các địa phƣơng.

Cơng trình khoa học độc lập cấp Nhà nƣớc Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam,
tập I (1920-1954) do GS,TS Trịnh Nhu làm chủ nhiệm, nghiệm thu năm 2006. Cơng
trình đề cập tới nhiều khía cạnh xây dựng Đảng trong kháng chiến chống thực dân
Pháp, làm rõ quá trình hình thành, phát triển, lãnh đạo của Đảng về cơng tác xây dựng
Đảng, trong đó có một số sự kiện liên quan tới thực hiện nhiệm vụ xây dựng Đảng
trong các LLVT.
Nhân dịp kỉ niệm 50 năm chiến thắng Điện Biên Phủ, Trƣờng Đại học Khoa
học xã hội và Nhân văn, thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội phối hợp, đồng tổ chức với
Trƣờng Đại học Tổng hợp Panthéon - Sorbonne Paris 1 cuộc hội thảo Quốc tế mang
chủ đề “1954-2004: Trận Điện Biên Phủ - Giữa lịch sử và ký ức”. 59 bản tham luận
trong đó có 42 bản phía Việt Nam, 17 bản của các học giả Pháp đƣợc gửi tới và trình
bày trong hội thảo. Các nhà khoa học, các tƣớng lĩnh và cựu chiến binh Điện Biên
Phủ của Việt Nam và Pháp tham dự cuộc hội thảo với tinh thần cùng nhau làm rõ
những vấn đề, sự kiện lịch sử liên quan trực tiếp và gián tiếp đến trận đánh “làm thay
đổi vận mệnh hai nƣớc” cách đây nửa thế kỷ , nhằm mục đích hai dân tộc có thể hiểu
nhau, hợp tác chặt chẽ trong hiện tại và tƣơng lai. Hội thảo khẳng định: Điện Biên
Phủ rõ ràng là một thắng lợi vẻ vang của Quân đội và nhân dân Việt Nam, dƣới sự
lãnh đạo tài giỏi, sáng tạo của Đảng, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh, “trái lại là

14

z


một thất bại nặng nề nhất của đội quân xâm lƣợc Pháp và của chủ nghĩa thực dân
kiểu cũ không chỉ ở Việt Nam mà trên phạm vi thế giới” [146, tr. 150].
1.1.2. Nhóm các cơng trình nghiên cứu về lực lượng vũ trang địa phương
ở tỉnh Hải Dương
Nguyễn Quyết, Mấy kinh nghiệm công tác quân sự địa phương ở Quân khu
ba, NXB QĐND, Hà Nội, 1978 là tác phẩm liên quan trực tiếp đến đề tài của NCS.

Với cái nhìn sâu sắc và tồn diện của ngƣời lãnh đạo, đồng chí Nguyễn Quyết nguyên chính ủy Quân khu ba tổng kết một số kinh nghiệm chính về cơng tác quân
sự địa phƣơng ở quân khu qua các thời kì lịch sử. Trong cuộc kháng chiến chống
Pháp, tác giả nhấn mạnh:
Sức mạnh của quân và dân trong quân khu là sức mạnh của “quân
dân một lòng tiêu diệt quân địch” mà Chủ tịch Hồ Chí Minh đã tặng cho nhân dân
Thái Bình, Hà Bắc, là tinh thần “đồn kết nhân dân đánh thắng giặc Pháp” mà Chủ
tịch Hồ Chí Minh đã tặng cho nhân dân tỉnh Hải Hƣng… là sức mạnh của tinh
thần trung kiên, bất khuất, anh dũng tuyệt vời sẵn sàng xả thân vì dân vì nƣớc nhƣ
anh hùng liệt sĩ Trƣơng Công Man bị bom na-pan của địch vẫn khốc áo lửa xơng
lên tiêu diệt qn thù, anh hùng liệt sĩ Mạc Thị Bƣởi khi bị sa vào tay giặc vẫn
hiên ngang chửi vào mặt chúng chứ nhất định không chịu cung khai nửa lời, cụ
Nguyễn Văn Cƣờng (Hải Hƣng) với tinh thần gang thép đã chịu đòn tra tấn của
giặc Pháp và chịu để chúng lần lƣợt bắn chết ba ngƣời con yêu quý của mình chứ
nhất định khơng chịu chỉ cho địch chiếc hầm bí mật còn giấu cán bộ, bộ đội trong
nhà… [126, tr. 127].
Bằng cái nhìn biện chứng và lịch sử, tác giả làm rõ những chủ trƣơng, đƣờng
lối đảng bộ Quân khu ba thực hiện để xây dựng LLVTĐP vững mạnh làm nịng cốt
cho phong trào tồn dân đánh giặc, tồn dân làm quốc phòng ở địa phƣơng. Đây là
nguồn tài liệu quý, làm nền cho NCS tìm hiểu, đánh giá những thành tích Đảng bộ
tỉnh Hải Dƣơng chỉ đạo xây dựng LLVTĐP trong bối cảnh chung, thành tích chung
của quân khu.
Cuốn sách Lịch sử Bộ Tham mưu Quân khu 3 (1945-2000) do Bộ Tƣ lệnh
Quân khu 3 phát hành, NXB QĐND, Hà Nội, 2000 đã nghiên cứu, xây dựng lại
bƣớc đƣờng trƣởng thành và phát triển của cơ quan Tham mƣu Quân khu 3 qua các
thời kì cách mạng. Tác phẩm khẳng định: trong kháng chiến chống thực dân Pháp,
mảnh đất Chiến khu 2, Chiến khu 3 sau đó là Liên khu 3 và khu Tả Ngạn ln là
chiến trƣờng nóng bỏng, là nơi thử nghiệm nhiều loại hình chiến tranh của một
quân đội nhà nghề thực dân xâm lƣợc, vừa là chiến trƣờng quan trọng, quyết định
15


z


sự sống cịn của cả Đơng Dƣơng, vừa là hậu phƣơng chiến lƣợc… [41, tr. 365].
Dƣới sự lãnh đạo của Đảng, trực tiếp là Liên khu ủy, quân và dân các địa phƣơng
trong đó có Hải Dƣơng đã trực tiếp chiến đấu và từng bƣớc chiến thắng quân xâm
lƣợc Pháp có số lƣợng đơng, biên chế hồn chỉnh, hỏa lực mạnh, sức cơ động cao.
Trong khó khăn ác liệt, Phịng Tham mƣu từ chiến khu đến Liên khu luôn tỏ rõ “là
cơ quan chỉ đạo cấp chiến dịch, vừa linh hoạt vừa sáng tạo, kiên trì xây dựng lực
lƣợng từ nhỏ đến lớn, từng bƣớc làm thất bại mọi mƣu đồ xâm lƣợc của bọn thực
dân” [41, tr. 366].
Cuốn sách Lịch sử ngành kỹ thuật Quân khu 3 trong kháng chiến chống
Pháp (1945-1954) do Cục kỹ thuật - Bộ Tƣ lệnh Quân khu 3 phát hành, NXB
QĐND, Hà Nội, 1999 là cơng trình chun khảo về ngành kỹ thuật Qn khu 3.
Dựa vào dân, cán bộ chiến sĩ ngành kỹ thuật Liên khu 3 đã phát huy cao độ tinh
thần yêu nƣớc và khí phách anh hùng, tự lực tự cƣờng, thơng minh sáng tạo, khắc
phục khó khăn, dám nghĩ dám làm, sẵn sàng hy sinh xây dựng nên ngành kỹ thuật
từ khơng đến có, từ nhỏ đến lớn, từng bƣớc trƣởng thành góp phần to lớn cùng quân
- dân đánh thắng kẻ thù xâm lƣợc. LLVT Quân khu 3 sau một năm từ chỗ chỉ có
súng trƣờng, mã tấu, gáo búp đa đã phát triển trƣởng thành, đƣợc trang bị súng
bazoka, SKZ, súng cối, súng phịng khơng. Thành tích chung đó có cơng sức khơng
nhỏ của Đảng bộ tỉnh và quân dân Hải Dƣơng.
Từ năm 1991 đến năm 2008, Bộ tƣ lệnh Quân khu ba xuất bản 4 tập sách về
Những trận đánh điển hình của lực lượng vũ trang Quân khu ba trong hai cuộc
kháng chiến chống Pháp và chống Mĩ (NXB QĐND ấn hành vào các năm 1991,
1994, 1997, 2008). Là một địa bàn chiến lƣợc trọng yếu của miền Bắc, phát huy
truyền thống yêu nƣớc, dƣới sự lãnh đạo của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh, quân
dân khu 3 đã tiến hành CTND, toàn dân, toàn diện, tổ chức nhiều trận đánh tiêu
biểu, để lại những bài học kinh nghiệm lịch sử quý báu. Trong thành tích chung của
LLVT Quân khu 3, LLVT tỉnh Hải Dƣơng vô cùng tự hào với hàng chục trận đánh

điển hình cho nghệ thuật đánh du kích nhƣ trận đánh mìn ở ga Phạm Xá của bộ đội
và du kích Kim Thành [36, tr. 111-122]; trận tập kích đánh chìm tàu chiến LCT tại
bến Nhống - Ninh Giang ngày 17 tháng 1 năm 1953 [38, tr. 83-101], trận phục kích
ở Bến Bé, thơn Trụ hạ của du kích xã Đồng Lạc, huyện Chí Linh tỉnh Hải Dƣơng
[42, tr. 23-34]. Tác phẩm là một nguồn tài liệu sinh động, thiết thực để học tập, kế
thừa trong xây dựng phát triển nghệ thuật quân sự Việt Nam cũng nhƣ trong xây
dựng đất nƣớc, bảo vệ Tổ quốc.
Đảng ủy Bộ Tƣ lệnh Quân khu 3, Lịch sử Đảng bộ Quân khu 3, Tập 1, Thời
kì kháng chiến chống thực dân Pháp (1945-5/1955), NXB QĐND, Hà Nội, 2008 là
16

z


cơng trình lịch sử có giá trị đã phân tích, làm rõ vai trò, sự lãnh đạo của Liên khu
ủy, những đóng góp xứng đáng của Đảng bộ, quân dân các dân tộc trong địa bàn
Liên khu thời kì kháng chiến chống thực dân Pháp. Những thành tích của Đảng bộ
tỉnh Hải Dƣơng, LLVTĐP Hải Dƣơng đƣợc nhắc tới với tần suất khá nhiều trong
tác phẩm này.
Quân khu 3, Lịch sử cơng tác đảng, cơng tác chính trị qn khu 3 (19451995), Biên niên sự kiện và tư liệu, NXB QĐND, Hà Nội, 1999 đƣợc nghiên cứu,
biên soạn chọn lọc dựa trên những sự kiện, tƣ liệu về hoạt động cơng tác đảng, cơng
tác chính trị trong LLVT qn khu qua 50 năm theo trình tự thời gian . Đây là nguồn
tài liệu quan trọng giúp NCS có thể so sánh , đối chiếu rút ra nhận xét đánh giá về
mă ̣t tích cực , hạn chế của Đảng bộ tỉnh Hải Dƣơng trong xây dựng LLVTĐP theo
nghị quyết chung của tồn qn khu.
1.1.3. Nhóm các cơng trình nghiên cứu về sự lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh
Hải Dương trong xây dựng lực lượng vũ trang địa phương
Lịch sử cuộc kháng chiến chống Pháp trên địa bàn Hải Hưng(1945-1954),
Bộ CHQS Hải Hƣng xuất bản năm 1988 là cơng trình khoa học lịch sử quân sự của
hai tỉnh Hải Dƣơng và Hƣng Yên (khi chƣa tách). Tác phẩm dựng lại một cách

tƣơng đối, có hệ thống lịch sử cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp trên vùng
đồng bằng đông dân, nhiều của, có vị trí chiến lƣợc nhiều mặt, nằm sâu trong vùng
địch chiếm đóng. Qua đó, ngƣời đọc thấy một phong trào CTND phát triển cao với
nhiều loại hình đấu tranh phong phú, chiến tranh du kích phát triển sâu rộng ở hai
địa bàn Hải Dƣơng và Hƣng Yên suốt 9 năm kháng chiến. Tác phẩm dành thời
lƣợng 41 trang làm rõ những nguyên nhân làm nên thắng lợi, những kinh nghiệm
thành công và hạn chế của Đảng bộ, ban CHQS tỉnh trong lãnh đạo LLVT cùng
nhân dân Hải Dƣơng, Hƣng Yên chiến đấu chống thực dân Pháp. Những số liệu về
thành tích chiến đấu của hai địa phƣơng Hải Dƣơng và Hƣng n giúp NCS có cái
nhìn so sánh đánh giá về Đảng bộ 2 địa phƣơng lân cận.
Hải Dương, Lịch sử kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ (19451975), Đảng ủy, Bộ CHQS tỉnh Hải Dƣơng biên soạn, NXB QĐND ấn hành năm
2001 đã dựng lại cuộc đấu tranh oanh liệt của Đảng bộ, nhân dân, LLVT tỉnh Hải
Dƣơng qua hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ. Do phản ánh
một thời kỳ tƣơng đối dài trong khi tài liệu lƣu trữ có hạn, cuốn sách chỉ nêu lên
những sự kiện chính, đánh dấu chặng đƣờng cách mạng LLVT tỉnh nhà. Tuy vậy,
đây là một nguồn tài liệu chính giúp NCS phục dựng lại thành tích vẻ vang của
LLVTĐP tỉnh Hải Dƣơng trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp.

17

z


Lịch sử Đảng bộ tỉnh Hải Dương, tập 1 (1930-1975) là cơng trình khoa học lịch
sử do Ban Thƣờng vụ tỉnh Hải Dƣơng phối hợp với NXB Chính trị Quốc gia tổ chức
biên soạn, xuất bản năm 2008 nhân dịp kỉ niệm 68 năm ngày thành lập Đảng bộ tỉnh
Hải Dƣơng. Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Phụ lục, cuốn sách gồm 7 chƣơng trình bày
quá trình vận động cách mạng tiến tới thành lập các chi bộ Đảng cộng sản đầu tiên của
tỉnh năm 1930, Đảng bộ tỉnh năm 1940, quá trình Đảng bộ lãnh đạo nhân dân địa
phƣơng khởi nghĩa giành chính quyền trong cách mạng tháng Tám, kháng chiến trƣờng

kỳ chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lƣợc, khôi phục và phát triển kinh tế, xây
dựng chủ nghĩa xã hội. Tác phẩm đã cung cấp cho bạn đọc những cứ liệu sử học về
thời kì lịch sử hào hùng của Đảng bộ, nhân dân và LLVT Hải Dƣơng.
Lịch sử Đảng bộ quân sự tỉnh Hải Dương (1947-2000) do Đảng bộ quân sự
tỉnh Hải Dƣơng xuất bản 2011 đã tái hiện quá trình ra đời, phát triển, trƣởng thành
của Đảng bộ quân sự tỉnh, công tác tham mƣu cho cấp ủy, chính quyền các cấp thực
hiện nhiệm vụ kháng chiến, quân sự, quốc phòng, hoạt động lãnh đạo, chỉ đạo của
Đảng bộ quân sự tỉnh đối với LLVTĐP qua các thời kì. Trên cơ sở thực tiễn lịch sử
phong phú, tác phẩm rút ra những bài học kinh nghiệm thiết thực, góp phần nâng
cao năng lực lãnh đạo toàn diện và sức chiến đấu của Đảng bộ quân sự tỉnh giai
đoạn cách mạng mới. Đây là nguồn tài liệu chủ yếu, liên quan trực tiếp đến đề tài.
Bác Hồ với Hải Dương, Hải Dương với Bác Hồ do Ban Thƣờng vụ Tỉnh ủy
Hải Dƣơng biên soạn, NXB Thông Tấn, 2008 là cuốn sách tập hợp những bức thƣ,
bài viết, bài nói, lời dạy… của Chủ tịch Hồ Chí Minh đối với Hải Dƣơng, tình cảm
của cán bộ, nhân dân Hải Dƣơng đối với Chủ tịch bằng những tƣ liệu, tác phẩm
viết về Ngƣời. Với cán bộ và nhân dân Hải Dƣơng, Hồ Chí Minh có sự quan tâm
đặc biệt. Sinh thời, Ngƣời đã năm lần về thăm, làm việc với Hải Dƣơng, nói
chuyện, viết nhiều bài báo, gửi thƣ, tặng huy hiệu, tặng quà biểu dƣơng, khích lệ
cán bộ chiến sĩ, nhân dân đạt thành tích xuất sắc trong sản xuất, chiến đấu, xây
dựng quê hƣơng. Đặc biệt, phần thứ hai của cuốn sách Hải Dương với Bác Hồ,
gồm các chỉ thị nghị quyết, thông tƣ, báo cáo, quyết tâm thƣ của Tỉnh ủy, Ủy Ban
nhân dân Tỉnh, Ủy Ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh và các ngành, địa phƣơng gửi cho
Hồ Chí Minh; những hồi ký, bài viết của những ngƣời trực tiếp hoặc chƣa đƣợc
gặp Chủ tịch, những tâm tƣ tình cảm của cán bộ, đảng viên, quần chúng nhân dân
bằng những vần thơ, bản nhạc, bức họa, bức ảnh về Ngƣời. Tƣ liệu in trong cuốn
sách này đƣợc khai thác từ nhiều nguồn khác nhau, có thẩm định, xác minh, chỉnh
lý, bảo đảm tính chính xác đã cung cấp tƣ liệu chính thống cho NCS khi thực hiện
đề tài.

18


z


×