Tải bản đầy đủ (.pdf) (230 trang)

Luận án tiến sĩ hành vi tìm kiếm thông tin của nhóm độc giả các tạp chí, bản tin của học viện chính trị hành chính quốc gia hồ chí minh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.35 MB, 230 trang )

đại học quốc gia hà nội
tr-ờng đại học khoa học xà hội và nhân văn
------------------------------

NGUYN TH PHNG THO

Hành vi tìm kiếm thông tin của nhóm độc giả
các tạp chí, bản tin của học viện chính trị hành chính quốc gia hå chÝ minh
(Nghiên cứu trường hợp
Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh)

LUẬN ÁN TIẾN SĨ XÃ HỘI HỌC

HÀ NỘI – 2012

1

z


đại học quốc gia hà nội
tr-ờng đại học khoa học xà hội và nhân văn
------------------------------

NGUYN TH PHNG THO

Hành vi tìm kiếm thông tin của nhóm độc giả
các tạp chí, bản tin của học viện chính trị hành chính quốc gia hå chÝ minh
(Nghiên cứu trường hợp
Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh)


Chuyên ngành:
Mã số:

Xã hội học
62 31 30 01

LUẬN ÁN TIẾN SĨ XÃ HỘI HỌC

Người hướng dẫn khoa học: PGS, TS VŨ HÀO QUANG

HÀ NỘI – 2012
2

z


MôC LôC
MỞ ĐẦU

1.
2.
3.
4.
5.
6.
7.

Lý do chọn đề tài
Ý nghĩa khoa học, thực tiễn và điểm mới của luận án
Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án

Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu
Đối tượng, khách thể và phạm vi nghiên cứu
Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
Giả thuyết nghiên cứu, khung lý thuyết

1
5
8
15
16
17
23

CHƢƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI

1.1. Cơ sở lý luận
1.1.1. Quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí
Minh và quan điểm của Đảng ta về báo chí cách mạng
1.1.2. Một số lý thuyết vận dụng trong nghiên cứu
1.1.3. Một số khái niệm công cụ
1.2. Cơ sở thực tiễn
1.2.1. Một số nét về Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia
Hồ Chí Minh
1.2.2. Một số nét về các tạp chí, bản tin trong hệ thống Học viện
Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh
1.2.3. Đặc điểm của các nhóm độc giả tạp chí, bản tin trong hệ
thống Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh
Tiểu kết chƣơng 1


25
25
36
44
49
49
52
58
63

CHƢƠNG 2
THỰC TRẠNG KHAI THÁC THƠNG TIN CỦA ĐỘC GIẢ CÁC
TẠP CHÍ, BẢN TIN TRONG HỆ THỐNG HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ HÀNH CHÍNH QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH

2.1. Nhu cầu thơng tin của độc giả các tạp chí, bản tin trong hệ
thống Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh
2.1.1. Nội dung thơng tin độc giả có nhu cầu cho cơng việc của
mình
2.1.2. Đánh giá của độc giả về hình thức thơng tin quan trọng
cho cơng việc của mình
2.2. Hành vi tìm kiếm thơng tin từ các tạp chí của độc giả trong
hệ thống Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh
2.2.1. Mức độ thường xuyên khai thác thông tin của độc giả từ
các tạp chí trong hệ thống Học viện Chính trị - Hành chính quốc
gia Hồ Chí Minh
2.2.2. Nội dung thơng tin được các độc giả thường xuyên khai
thác từ các tạp chí trong hệ thống Học viện Chính trị - Hành

65
65

69
74
74

86

4

z


chính quốc gia Hồ Chí Minh
110
2.3. Hành vi tìm kiếm thông tin từ các bản tin của độc giả trong
hệ thống Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh
2.3.1. Mức độ thường xun khai thác thơng tin từ các bản tin
110
của độc giả trong hệ thống Học viện Chính trị - Hành chính quốc
gia Hồ Chí Minh
2.3.2. Nội dung thông tin được các độc giả thường xuyên khai
115
thác từ các bản tin trong hệ thống Học viện Chính trị - Hành
chính quốc gia Hồ Chí Minh
124
Tiểu kết chƣơng 2
CHƢƠNG 3
KHẢ NĂNG ĐÁP ỨNG NHU CẦU THÔNG TIN CỦA CÁC TẠP
CHÍ, BẢN TIN TRONG HỆ THỐNG HỌC VIỆN
3.1. Đánh giá mức độ các tạp chí, bản tin đáp ứng nhu cầu về các 128
nội dung thông tin của độc giả

3.1.1. Khả năng đáp ứng nhu cầu thông tin lý luận về chủ nghĩa
139
Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm, đường lối của
Đảng, Nhà nước Việt Nam
3.1.2. Khả năng đáp ứng nhu cầu thông tin về tổng kết thực tiễn, 140
nghiên cứu lý luận
3.1.3. Khả năng đáp ứng nhu cầu thông tin về lý luận và thực
151
tiễn chính trị nước ngồi, thời sự trong nước và quốc tế, quan hệ
quốc tế, tồn cầu hóa, khu vực hóa
3.2. Đánh giá về cơ cấu, nội dung các chuyên mục tạp chí, bản tin 158
trong hệ thống Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí
Minh
3.2.1. Đánh giá về cơ cấu tạp chí, bản tin trong hệ thống Học
158
viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh
3.2.2. Đánh giá về nội dung, kết cấu các chuyên mục của tạp chí, 162
bản tin trong hệ thống Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia
Hồ Chí Minh
3.3. Thành cơng và hạn chế của tạp chí, bản tin và những nguyên 164
nhân dẫn đến thành công, hạn chế
3.3.1. Thành cơng của các tạp chí, bản tin
164
3.3.2. Hạn chế của tạp chí, bản tin
166
3.3.3. Những nguyên nhân dẫn đến thành công và hạn chế
169
174
Tiểu kết chƣơng 3
176

Một số khuyến nghị
KẾT LUẬN
179
DANH MỤC CƠNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ LIÊN QUAN ĐẾN
182
LUẬN ÁN
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC

183
198
5

z


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT TRONG LUẬN ÁN

* Tên viết tắt của các tổ chức trong Học viện Chính trị - Hành chính
quốc gia Hồ Chí Minh
1
Học viện
Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ
Chí Minh
2
Học viện Khu vực I
Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ
Chí Minh Khu vực I
3
Học viện Khu vực II

Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ
Chí Minh Khu vực II
4
Học viện Khu vực III Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ
Chí Minh Khu vực III
5
Học viện Khu vực IV Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ
Chí Minh Khu vực IV
* Tên viết tắt các tạp chí, bản tin
6
Lý luận chính trị
Tạp chí Lý luận chính trị
7
Lịch sử Đảng
Tạp chí Lịch sử Đảng
8
Giáo dục lý luận
Tạp chí Giáo dục lý luận
9
Khoa học chính trị
Tạp chí Khoa học chính trị
10 Sinh hoạt lý luận
Tạp chí Sinh hoạt lý luận
11 Lý luận Chính trị &
Tạp chí Lý luận Chính trị & Truyền thơng
Truyền thơng
12 Thơng tin phục vụ
Bản tin Thông tin những vấn đề lý luận phục
lãnh đạo
vụ lãnh đạo

13 Những vấn đề chính
Bản tin Những vấn chính trị - xã hội
trị - xã hội
14 Những vấn đề Triết
Bản tin Thông tin Những vấn đề Triết học và
học và Đời sống
Đời sống
15 Những vấn đề Kinh tế Bản tin Thông tin Những vấn đề Kinh tế
chính trị học
chính trị học
16 Nhà nước và Pháp luật Bản tin Thông tin Nhà nước và Pháp luật
17 CNXH-lý luận và thực Bản tin Thông tin Chủ nghĩa xã hội – lý luận
tiễn
và thực tiễn
18 Chính trị học
Bản tin Thơng tin Chính trị học
19 Văn hóa và Phát triển Bản tin Thơng tin Văn hóa và Phát triển
20 Xã hội học và Tâm lý Bản tin Thông tin Xã hội học và Tâm lý lãnh
lãnh đạo, quản lý
đạo, quản lý
21 Nghiên cứu quốc tế
Bản tin Thông tin Nghiên cứu quốc tế

6

z


DANH MỤC HÌNH VẼ


TT Hình
Hình 2.1
Hình 2.2.
Hình 2.3.
Hình 2.4.

Hình 2.5.

Hình 2.6.

Hình 3.2.
Hình 3.3.

Tên hình vẽ
Đánh giá của độc giả (xét tương quan nghề nghiệp) về
hình thức thơng tin quan trọng cho cơng việc của mình
Tỷ lệ độc giả (xét tương quan giới tính) đánh giá hình
thức thơng tin quan trọng cho cơng việc của mình
Tỷ lệ độc giả (xét tương quan độ tuổi) đánh giá hình
thức thơng tin quan trọng cho cơng việc của mình
Tỷ lệ độc giả (xét tương quan nghề nghiệp) thường
xuyên khai thác thông tin từ các tạp chí cho cơng việc
của mình
Tỷ lệ độc giả (xét tương quan giới tính) thường xun
khai thác thơng tin từ các tạp chí cho cơng việc của
mình
Tỷ lệ độc giả (xét tương quan độ tuổi) thường xuyên
khai thác thông tin từ các tạp chí cho cơng việc của
mình
Tỷ lệ độc giả khai thác thông tin về thực tiễn phát triển

của Việt Nam trong các tạp chí
Tỷ lệ độc giả khai thác thơng tin Lý luận chính trị và
Thực tiễn phát triển của Việt Nam trên mọi lĩnh vực từ
các bản tin

Trang
70
72
73
75

84

86

146
148

7

z


Mở ĐầU
1. Lí DO CHN TI
1.1. Tớnh cp thit của đề tài
Đại hội Đảng lần thứ VI đánh dấu bước đổi mới quan trọng trong
nhận thức và tư duy của Đảng và Nhà nước ta. Với sự đổi mới sáng suốt
đó, Đảng đã lãnh đạo đất nước Việt Nam vượt qua nhiều khó khăn, thử
thách, vững bước đi lên. Con đường đi đến đổi mới không hề đơn giản. Đó

là kết quả của q trình tổng kết thực tiễn, nghiên cứu lý luận, đổi mới tư
duy, dựa trên những thông tin khoa học, thông tin lý luận về thời đại, về
cuộc cách mạng khoa học – công nghệ, về những nhận thức mới đối với
chủ nghĩa Mác – Lênin, những vấn đề lý luận về kinh tế thị trường; vận
dụng chủ nghĩa Mác – Lênin vào hoàn cảnh cụ thể của Việt Nam, với tư
tưởng Hồ Chí Minh soi đường; đúc rút bài học kinh nghiệm của các nước
anh em, các nước phát triển và đang phát triển,… Trong suốt chặng đường
đổi mới đó, thơng tin, tri thức ln là nguồn lực vơ giá.
Báo chí là phương tiện thơng tin thiết yếu của đời sống xã hội, là
tiếng nói của Đảng, Nhà nước và các tổ chức chính trị - xã hội, đồng thời là
diễn đàn rộng rãi của nhân dân. Trong công cuộc đổi mới đất nước, thực
hiện kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa, trong xu thế tăng
cường hội nhập quốc tế và bùng nổ thơng tin hiện nay, hoạt động báo chí là
trận địa nóng bỏng trên mặt trận tư tưởng - văn hố. Trong tình hình kinh tế
- xã hội của đất nước cịn gặp nhiều khó khăn, các thế lực thù địch thường
xuyên và quyết liệt chống phá cách mạng nước ta, vị trí và vai trị của báo
chí ngày càng vô cùng quan trọng đối với sự lãnh đạo, quản lý đất nước, ổn
định chính trị, phát triển đi lên. Đổi mới, nâng cao chất lượng và hiệu quả
thông tin báo chí nói chung, các tạp chí, bản tin lý luận chính trị nói riêng

8

z


trong điều kiện hiện nay là yêu cầu bức thiết nhằm đáp ứng yêu cầu của sự
nghiệp đổi mới, xây dựng và phát triển đất nước.
Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh (sau đây gọi
tắt là Học viện) “là đơn vị sự nghiệp trực thuộc Ban Chấp hành Trung ương
Đảng và Chính phủ, đặt dưới sự chỉ đạo trực tiếp, thường xuyên của Bộ

Chính trị, Ban Bí thư; là trung tâm quốc gia đào tạo, bồi dưỡng cán bộ lãnh
đạo, quản lý chủ chốt trung, cao cấp, cán bộ khoa học lý luận chính trị của
Đảng, Nhà nước và các đồn thể chính trị - xã hội; là trung tâm quốc gia
nghiên cứu khoa học lý luận Mác – Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, nghiên
cứu đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước, nghiên cứu về khoa học
chính trị.” [6, tr.3]
Đại hội Đảng lần thứ XI đã đánh giá những nguyên nhân chủ quan
trực tiếp và quyết định nhất dẫn đến những hạn chế, yếu kém của 5 năm
thực hiện Nghị quyết Đại hội X; 10 năm thực hiện chiến lược phát triển
kinh tế - xã hội 2001-2010; 20 năm thực hiện Cương lĩnh năm 1991 là do
“công tác nghiên cứu lý luận, tổng kết thực tiễn nhìn chung vẫn chưa đáp
ứng được yêu cầu. Nhận thức trên nhiều vấn đề cụ thể của cơng cuộc đổi
mới cịn hạn chế, thiếu thống nhất. Cơng tác dự báo trong nhiều lĩnh vực
cịn yếu. Sự lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng, quản lý, điều hành của Nhà nước
trên một số lĩnh vực và một số vấn đề lớn chưa tập trung, kiên quyết, dứt
điểm; kỷ luật, kỷ cương không nghiêm. Tổ chức thực hiện vẫn là khâu yếu.
Năng lực phẩm chất của một bộ phận cán bộ, đảng viên, cơng chức, viên
chức cịn bất cập” [31, tr.179-180]. Thực tiễn đó địi hỏi phải nâng cao hơn
nữa trình độ lý luận, nhận thức, thực tiễn và kỹ năng xử lý tình huống cho
đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý của Đảng và Nhà nước. Điều đó địi hỏi,
nội dung chương trình giảng dạy, nghiên cứu khoa học trong Học viện, cái
nôi đào tạo, bồi dưỡng cán bộ lãnh đạo, quản lý của đất nước phải được cải
tiến cho phù hợp, và phải được cải tiến mạnh mẽ.
9

z


Đại hội XI đã xác định mục tiêu: “Tiếp tục nâng cao năng lực lãnh
đạo và sức chiến đấu của Đảng, phát huy sức mạnh toàn dân tộc, đẩy mạnh

toàn diện công cuộc đổi mới, tạo nền tảng để đến năm 2020 nước ta cơ bản
trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại” [31, tr.9] với những định
hướng chiến lược đến năm 2020. Trước yêu cầu đó, vấn đề bổ sung, lồng
ghép những vấn đề mới của Đại hội, khắc phục những khó khăn, hạn chế
vào các chương trình nghiên cứu khoa học, đào tạo, bồi dưỡng của Học
viện là cần thiết, cấp bách, trong đó, các tạp chí, bản tin trong hệ thống Học
viện có vai trị vơ cùng quan trọng.
Hiện nay, toàn Đảng, toàn dân ta đứng trước thời cơ và thách thức to
lớn. “Chúng ta đã thực hiện thành công chặng đường đầu của công cuộc
đổi mới, đưa đất nước ra khỏi tình trạng kém phát triển, đời sống nhân dân
có nhiều thay đổi tích cực, sức mạnh quốc gia về mọi mặt được tăng cường,
độc lập, tự chủ và chế độ xã hội chủ nghĩa được giữ vững, vị thế và uy tín
của Việt Nam trên trường quốc tế được nâng cao…” [31, tr.9]. “Trong
những năm tới, tình hình quốc tế sẽ tiếp tục có nhiều diễn biến nhanh
chóng, phức tạp và khó lường với những tác động to lớn và sâu rộng, vừa
tạo ra thời cơ, vừa đặt ra những thách thức ngày càng gay gắt đối với tất cả
các quốc gia, nhất là các nước chậm phát triển hoặc đang phát triển, trong
đó có Việt Nam của chúng ta” [31, tr.9-10]. Bối cảnh mới đòi hỏi Học viện
phải nâng cao chất lượng nghiên cứu khoa học, nâng cao chất lượng đào
tạo, bồi dưỡng cán bộ theo hướng không ngừng nâng cao, trau dồi lý luận,
mở rộng tầm nhìn thế giới, bồi dưỡng tư duy chiến lược, tu dưỡng tính
Đảng, tăng cường năng lực giải quyết các vấn đề thực tiễn đặt ra. Điều đó
địi hỏi các giáo trình, giáo khoa, bài giảng, các cơng trình nghiên cứu khoa
học của Học viện phải kết hợp chặt chẽ giữa học tập lý luận với sự phát
triển của thực tiễn, khoa học và thời đại, kết hợp chặt chẽ với việc tăng
cường nghiên cứu, phân tích tình hình thế giới, tình hình trong nước. Điều

10

z



đó cũng địi hỏi hệ thống thơng tin khoa học, đặc biệt là thơng tin từ các tạp
chí, bản tin lý luận chính trị trong hệ thống Học viện phải không ngừng đổi
mới, cung cấp những chất liệu “bột” để các nhà khoa học, các nhà lãnh đạo,
quản lý, các giảng viên, học viên “gột nên hồ” là những công trình khoa
học có giá trị, phục vụ cho cơng tác lãnh đạo, quản lý của đất nước, phục
vụ cho việc đào tạo những nhà lãnh đạo, quản lý của đất nước, đưa đất
nước ta ngày càng phát triển nhanh, mạnh và bền vững.
Với những lý do trên, việc tiếp tục triển khai đổi mới công tác nghiên
cứu khoa học, đổi mới nội dung các chương trình đào tạo, bồi dưỡng cán
bộ lý luận chính trị - hành chính ở Học viện Chính trị - Hành chính quốc
gia Hồ Chí Minh là một nhiệm vụ cần thiết, cấp bách mà Đảng và Chính
phủ đã giao cho Học viện, coi đây là một trong những khâu đột phá nhằm
đào tạo đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý, giảng viên, nghiên cứu viên,…
cho Đảng, Nhà nước và các tổ chức chính trị - xã hội, góp phần khắc phục
những thiếu sót, hạn chế của Việt Nam trong chặng đường vừa qua và góp
phần “tiếp tục nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng, phát
huy sức mạnh của toàn dân tộc, đẩy mạnh tồn diện cơng cuộc đổi mới, tạo
nền tảng để đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo
hướng hiện đại” [31, tr.179] như Báo cáo của Ban Chấp hành Trung ương
Đảng khoá X tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng đã khẳng
định.
Để làm được điều đó, cơng tác thơng tin báo chí, đặc biệt là cơng tác
thơng tin của các tạp chí, bản tin trong hệ thống Học viện cần được đổi mới
mạnh mẽ, toàn diện cả về nội dung lẫn hình thức để phục vụ tốt hơn, góp
phần nâng cao chất lượng và hiệu quả việc thực hiện những yêu cầu về đổi
mới, cải cách trong công tác nghiên cứu khoa học và đào tạo, bồi dưỡng của
Học viện.


11

z


Yêu cầu cấp bách phải thực hiện những trọng trách quan trọng và nặng
nề mà Học viện phải gánh vác trong thời kỳ cách mạng mới địi hỏi phải có
những nghiên cứu sâu sắc về hệ thống thông tin báo chí, mà trước hết là hệ
thống tạp chí, bản tin của Học viện để làm căn cứ cho các nhà lãnh đạo, quản
lý của Học viện có những quyết sách về bố trí, sắp xếp, tổ chức hợp lý, cải
cách, đổi mới và có định hướng, chiến lược phát triển hệ thống tạp chí, bản tin
nói riêng và hệ thống thơng tin nói chung phù hợp với tình hình mới, yêu cầu
mới. Với những lý do cần thiết, cấp bách đó, tác giả luận án đã lựa chọn đề tài
“Hành vi tìm kiếm thơng tin của nhóm độc giả các tạp chí, bản tin của Học
viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh (Nghiên cứu trường hợp
Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh) làm chủ đề nghiên
cứu.
1.2. Câu hỏi nghiên cứu
- Các nhóm độc giả có nhu cầu thơng tin gì phục vụ cho cơng việc
của mình? Các tạp chí, bản tin của Học viện đã đáp ứng những nhu cầu
thông tin đó như thế nào?
- Các đối tượng độc giả trong hệ thống Học viện tìm kiếm những nội
dung thơng tin gì và trong các tạp chí, bản tin nào của Học viện?
- Khả năng đáp ứng nhu cầu thông tin của các tạp chí, bản tin trong
Học viện như thế nào? Cần làm gì để nâng cao chất lượng các tạp chí, bản
tin để đáp ứng tốt nhu cầu của độc giả?
2. Ý NGHĨA KHOA HỌC, THỰC TIỄN VÀ ĐIỂM MỚI CỦA LUẬN ÁN
2.1. Ý nghĩa khoa học của luận án
- Luận án khái quát những quan điểm của C. Mác, Ph. Ăngghen,
V.I.Lênin, Hồ Chí Minh và của Đảng Cộng sản Việt Nam về báo chí cách

mạng với những trích dẫn chuẩn xác, có thể làm tài liệu tham khảo, tra cứu,
trích dẫn cho cơng tác giảng dạy, học tập, nghiên cứu báo chí.
12

z


- Luận án làm rõ những vấn đề lý luận về thơng tin, truyền thơng,
báo chí,…; nội dung thơng tin lý luận, chính trị - xã hội mà các tạp chí, bản
tin trong hệ thống Học viện cần chú trọng đăng tải phục vụ cho công tác
nghiên cứu khoa học, tư vấn cho Đảng và Nhà nước trong hoạch định
đường lối, chính sách và đào tạo đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý của đất
nước.
- Với việc lựa chọn những yếu tố hợp lý của các lý thuyết xã hội học
vận dụng vào nghiên cứu trong đề tài này, luận án đóng góp vào việc vận
dụng, phát triển những lý thuyết xã hội học trong nghiên cứu báo chí.
- Luận án vận dụng phương pháp nghiên cứu liên ngành của xã hội
học, thông tin học và truyền thông trong nghiên cứu nhu cầu thông tin, khả
năng đáp ứng nhu cầu thơng tin của các đối tượng dùng tin; góp phần xây
dựng phương pháp nghiên cứu liên ngành trong nghiên cứu về thơng tin
báo chí.
Luận án có thể làm tài liệu tham khảo cho nghiên cứu khoa học,
giảng dạy và học tập trong lĩnh vực báo chí và xã hội học.
2.2. Ý nghĩa thực tiễn của luận án
Từ việc điều tra, khảo sát, đánh giá, phân tích hành vi tìm kiếm
thơng tin cho cơng việc của từng nhóm độc giả các tạp chí, bản tin trong hệ
thống Học viện, luận án hệ thống hóa thực trạng khai thác thơng tin của các
đối tượng độc giả và khả năng đáp ứng nhu cầu thơng tin của họ của các
tạp chí, bản tin trong hệ thống Học viện để từ đó các nhà lãnh đạo, quản lý,
các ban biên tập tạp chí, bản tin có những giải pháp phù hợp nhằm nâng

cao chất lượng của các tạp chí, bản tin.
Luận án cũng làm rõ cơ cấu tạp chí, bản tin trong hệ thống Học viện,
khả năng bao phủ thông tin lý luận, chính trị - xã hội của các tạp chí, bản
tin, khả năng vươn tới các nhóm độc giả trong hệ thống Học viện, và cả
13

z


những hiện tượng “chồng lấn” về nội dung, tôn chỉ, mục đích của một số
tạp chí, bản tin,… làm cơ sở cho các nhà lãnh đạo, quản lý của Học viện
trong việc hoạch định chiến lược, xây dựng các biện pháp quản lý, đầu tư
và tổ chức hợp lý hơn hệ thống tạp chí, bản tin trong Học viện; phục vụ tốt
việc truyền bá thông tin, tri thức lý luận và thực tiễn trên mọi lĩnh vực,
nâng cao chất lượng nghiên cứu khoa học, tư vấn cho Đảng, Nhà nước
trong việc hoạch định chính sách; đào tạo đội ngũ cán bộ lãnh đạo chủ chốt
các cấp của Đảng, Nhà nước.
2.3. Điểm mới của luận án
- Luận án vận dụng các phương pháp nghiên cứu liên ngành xã hội
học, truyền thông đại chúng, thơng tin học,… trong nghiên cứu báo chí nói
chung, nghiên cứu hành vi tìm kiếm thơng tin của độc giả các tạp chí, bản
tin trong hệ thống Học viện nói riêng, có những đóng góp vào hệ thống tri
thức lý luận áp dụng cho nghiên cứu báo chí.
- Luận án là cơng trình nghiên cứu tồn diện đầu tiên về thực trạng
khai thác thông tin và khả năng đáp ứng nhu cầu thơng tin của các tạp chí,
bản tin thuộc Học viện, trên cơ sở đó đưa ra những giải pháp có tính chiến
lược về tổ chức, nâng cao chất lượng, hiệu quả của hệ thống tạp chí, bản tin
trong Học viện nhằm phát huy sức mạnh của thơng tin trong việc thực hiện
nhiệm vụ chính trị của Học viện là nghiên cứu khoa học, tư vấn cho Đảng
và Nhà nước trong hoạch định đường lối, chính sách; đào tạo đội ngũ cán

bộ lãnh đạo, quản lý của đất nước có đầy đủ phẩm chất và năng lực trong
lãnh đạo, điều hành, quản lý, đưa đất nước phát triển.

3. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN
Mặc dù chưa có cơng trình khoa học nào đề cập một cách đầy đủ,
toàn diện về nội dung của đề tài luận án, nhưng có rất nhiều cơng trình
14

z


khoa học đề cập đến từng khía cạnh cụ thể liên quan đến đề tài luận án. Có
thể khái quát một số bình diện nghiên cứu liên quan như sau:
3.1. Những nghiên cứu về thơng tin, về báo chí
3.1.1. Có nhiều nghiên cứu khẳng định trong thời đại kinh tế tri thức
ngày nay, thơng tin, tri thức có vai trị hết sức quan trọng, hơn cả vốn và
lao động trong nền kinh tế truyền thống, tiêu biểu là những công trình khoa
học như: Alvin Foffler (2002), Thăng trầm quyền lực, Nhà xuất bản Thanh
niên, Hà Nội; Helga Nowotny, Peter Scott, Michael Gibbons (2009), Tư
duy lại khoa học. Tri thức và công chúng trong kỷ nguyên bất định, Nhà
xuất bản Tri thức, Hà Nội; Nguyễn Hữu Hùng (2005), Thông tin: từ lý luận
đến thực tiễn, Văn hóa Thơng tin, Hà Nội; Kolin K. (2002), “Nền văn minh
thông tin: tương lai hay thực tại”, Thông tin khoa học xã hội, số 3; Michael
Schudson (2003), Sức mạnh của tin tức truyền thông – The power of News,
Chính trị quốc gia, Hà Nội,… Những nghiên cứu này đều khẳng định vai
trò quan trọng của thông tin và tri thức. Trong thời đại ngày nay, việc tìm
kiếm, khai thác và sử dụng hiệu quả thơng tin có ý nghĩa quyết định đối với
sự phát triển và thành công của mỗi cá nhân, tập thể, cộng đồng và quốc
gia, lợi thế so sánh sẽ thuộc về quốc gia nào có năng lực tổ chức, khai thác
với hiệu suất cao nhất các nguồn thông tin, tri thức hiện có của nhân loại.

3.1.2. Lịch sử báo chí cách mạng Việt Nam đã có trên 85 năm, có
nhiều nghiên cứu về báo chí ở các khía cạnh khác nhau.
Một là, về quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí
Minh, quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về báo chí, có những cơng
trình nghiên cứu khoa học như: Tạ Ngọc Tấn (chủ biên) (2003), Tìm hiểu
tư tưởng Hồ Chí Minh về báo chí, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội;
Hà Minh Đức (2010), C. Mác, Ph. Ăngghen, V.I.Lênin với báo chí, Nhà
xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội; Ngơ Kim Ngân, Lê Văn Toan,
Nguyễn Thị Phương Thảo (đồng chủ biên) (2010), Quan điểm của C. Mác,
15

z


Ph. Ăngghen, V.I. Lênin, Hồ Chí Minh và Đảng Cộng sản Việt Nam về báo
chí, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội;… Các tác giả đều khẳng định
quan điểm của các nhà tư tưởng lỗi lạc C. Mác, Ph. Ăngghen, Lênin, Hồ
Chí Minh và quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về báo chí vơ sản,
báo chí cách mạng luôn là tư tưởng chỉ đạo, soi đường cho báo chí cách
mạng Việt Nam.
Hai là, báo chí là vũ khí sắc bén trên mặt trận văn hóa, tư tưởng của
Đảng và Nhà nước ta. Các cơng trình khoa học tiêu biểu như: Trương Tấn
Sang (2010), “Tiếp tục phát huy mạnh mẽ vai trị của báo chí đối với sự
nghiệp đổi mới”, Lịch sử Đảng, số 6; Đào Duy Quát, Đỗ Quang Hưng, Vũ
Duy Thông (Chủ biên) (2010), Tổng quan lịch sử báo chí cách mạng Việt
Nam (1925-2010), Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội; Phan Quang
(2002), Về diện mạo báo chí Việt Nam – tiểu luận và chân dung, Nhà xuất
bản Chính trị quốc gia, Hà Nội; Chu Thái Thành (2000), Đội ngũ nhà báo
Việt Nam trong công cuộc đổi mới đất nước theo định hướng xã hội chủ
nghĩa, Luận án tiến sĩ – Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh; Lê

Thanh Bình (2005), Báo chí truyền thơng và kinh tế, văn hóa – xã hội, Văn
hóa Thơng tin, Hà Nội; Đỗ Chí Nghĩa (2009), Vai trị của báo chí trong
định hướng dư luận xã hội, Luận án tiến sĩ truyền thông đại chúng, Học
viện Báo chí và Tuyên truyền; 80 năm báo chí cách mạng Việt Nam –
những bài học lịch sử và định hướng phát triển, Chính trị quốc gia, Hà Nội;
Michael Schudson (2003), Sức mạnh của tin tức truyền thông – The power
of News, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội;… đã vẽ nên bức tranh
tổng thể về diện mạo mới của báo chí cách mạng Việt Nam với sự phát
triển vượt bậc cả về số lượng lẫn chất lượng. Báo chí cách mạng Việt Nam
đã tiếp thu, kế thừa di sản báo chí cách mạng, dân chủ và tiến bộ trên thế
giới, chịu ảnh hưởng sâu đậm của nền báo chí ấy, nhưng vẫn giữ được bản
sắc, đậm đà tính dân tộc. Báo chí có vai trị, vị trí quan trọng trong cơng tác

16

z


tư tưởng, trong việc ổn định chính trị, định hướng dư luận xã hội,… trong
triển khai, thực hiện các nghị quyết của Đảng, chính sách pháp luật của
Nhà nước, là vũ khí sắc bén trong đấu tranh chống những hiện tượng tiêu
cực, đấu tranh chống quan liêu, tham nhũng…
Báo chí cách mạng Việt Nam đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng, quản lý
của Nhà nước. Có nhiều cơng trình nghiên cứu khoa học về lĩnh vực này
như: Ban Tuyên giáo Trung ương (2007), Tăng cường sự lãnh đạo, quản
lý, tạo điều kiện để báo chí nước ta phát triển mạnh mẽ, vững chắc trong
thời gian tới, Nhà xuất bản Lý luận chính trị; Nguyễn Viết Thảo (2007),
“Nội dung và phương thức lãnh đạo của Đảng đối với báo chí”, Tạp chí Lý
luận Chính trị & Truyền thơng, số 10; Nguyễn Sỹ Trung (2009), Định
hướng xã hội chủ nghĩa trong hoạt động báo chí ở nước ta hiện nay, Luận

án tiến sĩ Triết học, Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí
Minh; Nguyễn Vũ Tiến (2005), Vai trị lãnh đạo của Đảng đối với báo chí
trong thời kỳ đổi mới, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội; Phan
Thanh Bình (2004), Quản lý và phát triển báo chí – xuất bản, Nhà xuất bản
Chính trị quốc gia, Hà Nội; Trần Quang Nhiếp (Chủ biên) (2002), Định
hướng hoạt động và quản lý báo chí trong điều kiện kinh tế thị trường ở
nước ta hiện nay, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội; Vũ Văn Phúc
(2011), “Để có một cơ quan báo chí chun nghiệp và nhân văn”, Người
làm báo, số 8; Đỗ Quý Doãn (2011), “Một số vấn đề về công tác chỉ đạo,
quản lý báo chí hiện nay, Cộng sản, số 6; Nguyễn Thế Kỷ (2011), “Tăng
cường sự lãnh đạo của Đảng, quản lý của Nhà nước đối với báo chí trước
yêu cầu mới”, Tạp chí Quốc phịng tồn dân, số 12;… Những nghiên cứu
trên đều khẳng định báo chí cách mạng Việt Nam phải đặt dưới sự lãnh đạo
của Đảng, sự quản lý của Nhà nước, hoạt động trong khuôn khổ pháp luật.
Đảng đề ra đường lối, chủ trương phát triển hệ thống báo chí, định hướng
chính trị, tư tưởng trong nội dung thơng tin, tuyên truyền của báo chí, lãnh

17

z


đạo công tác tổ chức, cán bộ, lãnh đạo các tổ chức đồn thể, nghề nghiệp
trong cơ quan báo chí,… Nhà nước thể chế hóa, cụ thể hóa đường lối, quan
điểm của Đảng thành luật pháp, kế hoạch, chính sách về báo chí.
Ba là, có hàng loạt nghiên cứu khoa học trong và ngồi nước về lý
luận báo chí, truyền thơng, về nghiệp vụ báo chí như: Tạ Ngọc Tấn (1999),
Từ lý luận đến thực tiễn báo chí, Nhà xuất bản Văn hóa thơng tin, Hà Nội;
Tạ Ngọc Tấn (2004), Truyền thơng đại chúng, Nhà xuất bản Chính trị quốc
gia, Hà Nội; Jean – Luc, Martin – Lagardette (2003), Hướng dẫn cách viết

báo, Nhà xuất bản Thông tấn, Hà Nội; E. P. Prơkhơrốp (2004), Cơ sở lý
luận của báo chí, Nhà xuất bản Thông tấn, Hà Nội; Michael Schudson
(2003), - A. A. Grabennhicốp (2003), “Báo chí trong kinh tế thị trường”,
Nhà xuất bản Thông tấn, Hà Nội; Claudia Must (2003), Truyền thông đại
chúng – những kiến thức cơ bản, Nhà xuất bản Thông tấn, Hà Nội; Nguyễn
Văn Dững (chủ biên) (2006), Truyền thông – lý thuyết và kỹ năng cơ bản,
Nhà xuất bản Lý luận chính trị, Hà Nội;…. Các nghiên cứu đã trình bày
những cơ sở lý luận và lý thuyết về truyền thơng; thực tiễn nghiệp vụ báo
chí; những quy trình, chuẩn mực, nghiệp vụ biên tập; những yêu cầu đối
với nhà báo, người biên tập, những nguyên tắc và thao tác cơ bản trong
công việc biên tập, viết báo, yêu cầu phải nắm chắc kiến thức chuyên
ngành mà mình viết, biên tập. Đây là những căn cứ lý luận và lý thuyết
quan trọng về truyền thông và báo chí mà tác giả luận án tham khảo khi
nghiên cứu, khảo sát và đánh giá hệ thống tạp chí, bản tin của Học viện
Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh.
3.2. Những nghiên cứu lý thuyết và thực nghiệm xã hội học có liên
quan
3.2.1. Những nghiên cứu lý thuyết xã hội học liên quan
Có rất nhiều cơng trình nghiên cứu xã hội học, lý thuyết xã hội học
mà nghiên cứu sinh có thể khai thác các yếu tố hợp lý áp dụng trong triển
18

z


khai đề tài luận án. Tiêu biểu trong số đó, có thể kể đến các cơng trình sau:
Endruweit G. (chủ biên) (1999), Các lý thuyết xã hội học hiện đại, Nhà
xuất bản Thế giới, Hà Nội; Vũ Hào Quang (2004), Xã hội học quản lý, Nhà
xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội; Lê Ngọc Hùng, Lịch sử và lý
thuyết xã hội học, Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội; Phạm

Văn Quyết, Nguyễn Quý Thanh (2001), Phương pháp nghiên cứu xã hội
học, Đại học quốc gia Hà Nội, Hà Nội; Nguyễn Đình Tấn, Lê Ngọc Hùng
(2004), Xã hội học hành chính – Nghiên cứu giao tiếp và dư luận xã hội
trong cải cách hành chính nhà nước, Nhà xuất bản Lý luận Chính trị, Hà
Nội; Nguyễn Đình Tấn (2005), Xã hội học, Nhà xuất bản Lý luận chính trị,
Hà Nội;… Những cơng trình khoa học này đã khái quát những nét cơ bản
nhất về lý thuyết xã hội học của những nhà xã hội học kinh điển được tác
giả luận án lựa chọn những yếu tố hợp lý làm cơ sở lý thuyết cho nghiên
cứu này. Có thể kể đến một số lý thuyết trong các cơng trình này như: Lý
thuyết cấu trúc chức năng phân tầng của K. Davis và W. Moore; Thuyết
cấu trúc - chức năng với đại diện là Robert Merton; Lý thuyết hệ thống của
Talcott Parsons; Thuyết xung đột mà với nền tảng kinh điển là các nhà xã
hội học Marx, Weber, Simmel; Thuyết hành vi của Moreno và Hopmans;
Lý thuyết trao đổi của George Homans; Thuyết hành động xã hội của Max
Weber; Thuyết tương tác biểu trưng của George Herbert Mead,… Đồng
thời, các cơng trình nghiên cứu xã hội học trên cũng trình bày chi tiết về
những phương pháp điều tra xã hội học, cách thức tổ chức điều tra xã hội
học, phương pháp chọn mẫu, nghiên cứu định tính trong xã hội học. Có thể
nói, đây là những cơ sở lý thuyết và phương pháp hết sức quan trọng mà
nghiên cứu sinh dựa vào để lựa chọn những yếu tố khoa học hợp lý, phù
hợp vận dụng trong quá trình nghiên cứu đề tài luận án.
Đặc biệt, các cơng trình khoa học về lý thuyết xã hội học về truyền
thông đại chúng, dư luận xã hội, về hành vi, hành động xã hội đã giúp ích

19

z


rất nhiều cho nghiên cứu sinh trong việc lựa chọn những yếu tố hợp lý của

lý thuyết áp dụng triển khai nghiên cứu đề tài. Đó là những tác phẩm: Trần
Hữu Quang (2006), Xã hội học báo chí, Nhà xuất bản Trẻ - Thời báo Kinh
tế Sài Gòn – Trung tâm Kinh tế Châu Á Thái Bình Dương, Thành phố Hồ
Chí Minh; Trần Hữu Quang, Xã hội học về truyền thơng đại chúng, Đại học
mở Thành phố Hồ Chí Minh, Thành phố Hồ Chí Minh; Vũ Hào Quang
(1997), “Về lý thuyết hành động xã hội của Max Weber”, Tạp chí Xã hội
học (1);…
3.2.2. Những nghiên cứu thực nghiệm xã hội học liên quan
Những cơng trình nghiên cứu khoa học của các tác giả như: Mai
Quỳnh Nam (chủ biên) (2006), Những vấn đề xã hội học trong cơng cuộc
đổi mới, Chính trị quốc gia, Hà Nội; Mai Quỳnh Nam (2001), “Truyền
thông đại chúng và dư luận xã hội”, Báo chí – những vấn đề lý luận và thực
tiễn, tập IV, Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội; Mai Quỳnh Nam (2001),
“Về vấn đề nghiên cứu hiệu quả truyền thông đại chúng”, Tạp chí Xã hội
học, (4), tr.21-23; Paula M. Poindexter Maxwell E. Mc Combs (2001),
Research in Mass Communication: A practical guide, Bedfford/ St. Martin,
Boston; Michael Schudson (2003), Sức mạnh của tin tức truyền thơng –
The power of News, Chính trị quốc gia, Hà Nội; Phạm Phương Trà (2011),
Hiệu quả của các bài viết về bạo lực gia đình trên báo điện tử Việt Nam
hiện nay, Luận án tiến sĩ chuyên ngành xã hội học, Học viện Chính trị Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội; Trần Minh Chiến (2011), Sự
phát triển của xã hội học ở Việt Nam (qua nghiên cứu các bài viết trên Tạp
chí Xã hội học từ năm 1982 đến năm 2008), Luận án tiến sĩ xã hội học, Học
viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội; Vũ Đình Hịe
(2000), Truyền thông đại chúng trong công tác lãnh đạo, quản lý, Chính trị
quốc gia, Hà Nội;… đã khái quát những nét tiêu biểu nhất về sự phát triển
của xã hội học Việt Nam nói chung trong cơng cuộc đổi mới, cũng như
20

z



những vấn đề xã hội học trong nghiên cứu truyền thông, đại chúng và dư
luận xã hội, đánh giá hiệu quả của truyền thông, đại chúng đối với các lĩnh
vực trong hoạt động xã hội.
3.3. Những nghiên cứu về hoạt động của Học viện
Có khá nhiều nghiên cứu liên quan đến công tác nghiên cứu, đào tạo
của Học viện như: Tô Huy Rứa (2004), “Tự hào với truyền thống vẻ vang,
phấn đấu xây dựng Học viện ngang tầm nhiệm vụ mới”, Tạp chí Lý luận
chính trị, số 4; Hà Lan (2004), “Công tác đào tạo cán bộ lãnh đạo, quản lý
ở Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh 5 năm 1999-2002: kết quả và
hướng đổi mới”, Tạp chí Lý luận chính trị, số 10; Vũ Đình Hịe (2004),
“Một số vấn đề cấp bách trong hoạt động nghiên cứu khoa học ở Học viện
Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh trong giai đoạn hiện nay”, Lý luận chính
trị, số 10; Trần Thị Anh Đào (2010), “Công tác tư tưởng và vấn đề đào tạo
cán bộ làm công tác tư tưởng”, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội;…
Những nghiên cứu trên đều khẳng định công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ
là nhiệm vụ thường xuyên của Đảng trong mọi thời kỳ cách mạng của nước
ta, trong đó nhiệm vụ đào tạo, bồi dưỡng cán bộ lãnh đạo, quản lý chủ chốt
các cấp, cán bộ khoa học lý luận bậc cao của Đảng và Nhà nước được giao
cho Học viện là nhiệm vụ hết sức quan trọng. Bên cạnh đó, các nghiên cứu
cũng khẳng định cơng tác nghiên cứu khoa học, tư vấn cho Đảng, Nhà
nước trong hoạch định đường lối, chính sách là một trong những nhiệm vụ
quan trọng của Học viện. Những nghiên cứu này đều là cơ sở quan trọng
cho tác giả trong nghiên cứu hành vi tìm tin của các độc giả tạp chí, bản tin
trong hệ thống Học viện. Tuy nhiên, chưa có cơng trình nghiên cứu khoa
học nào đề cập sâu sắc, tồn diện về cơng tác tạp chí, bản tin đối với việc
thực hiện chức năng, nhiệm vụ quan trọng nêu trên của Học viện.
Tổng quan tình hình nghiên cứu cho thấy, chưa có đề tài nào nghiên
cứu tồn diện, đầy đủ về hành vi tìm tin của các nhóm độc giả các tạp chí,
21


z


bản tin trong hệ thống Học viện; phân tích khả năng đáp ứng yêu cầu
nhiệm vụ và từ đó có những giải pháp cụ thể về tổ chức hoạt động báo chí
trong hệ thống Học viện. Tuy nhiên, những cơng trình nghiên cứu kể trên là
những tài liệu tham khảo hữu ích mà nghiên cứu sinh có thể kế thừa, vận
dụng, so sánh khi triển khai đề tài luận án.
4. MỤC ĐÍCH, NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU
4.1. Mục đích nghiên cứu
Luận án khảo sát hành vi tìm kiếm thơng tin từ các tạp chí, bản tin
của độc giả các tạp chí, bản tin trong hệ thống Học viện Chính trị - Hành
chính quốc gia Hồ Chí Minh; từ đó đánh giá khả năng đáp ứng nhu cầu
thông tin phục vụ công tác lãnh đạo, quản lý, nghiên cứu, giảng dạy và học
tập của các đối tượng độc giả của Học viện; tìm ra những ngun nhân dẫn
đến những thành cơng và hạn chế của các tạp chí, bản tin để từ đó đưa ra
một số khuyến nghị, giải pháp cho những cải cách, thúc đẩy sự phát triển
của hệ thống tạp chí, bản tin trong tồn hệ thống Học viện.
4.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để thực hiện tốt mục tiêu nêu trên, luận án có những nhiệm vụ sau:
- Làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn của luận án: Quan điểm của chủ
nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm của Đảng ta về báo
chí cách mạng; Cơ sở lý thuyết vận dụng trong nghiên cứu; Các khái niệm
công cụ được sử dụng trong triển khai luận án; Chức năng, nhiệm vụ của
Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh và của hệ thống tạp
chí, bản tin của Học viện;
- Khảo sát, phân tích, đánh giá hành vi tìm kiếm thơng tin từ các tạp
chí, bản tin trong hệ thống Học viện của từng nhóm đối tượng độc giả;
- Đánh giá khả năng đáp ứng nhu cầu thơng tin của các tạp chí, bản

tin trong hệ thống Học viện. Từ đó rút ra những ưu điểm và những hạn chế
22

z


cần khắc phục; đề ra những giải pháp nâng cao chất lượng, hiệu quả của tạp
chí, bản tin, đáp ứng nhu cầu thông tin của độc giả trong hệ thống Học
viện, phục vụ tốt hơn việc thực hiện nhiệm vụ chính trị của Học viện.
5. ĐỐI TƢỢNG, KHÁCH THỂ VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
5.1. Đối tƣợng nghiên cứu
Luận án nghiên cứu hành vi tìm kiếm thơng tin của nhóm độc giả các
tạp chí, bản tin trong hệ thống Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ
Chí Minh.
5.2. Khách thể nghiên cứu
Nghiên cứu nhóm độc giả tạp chí, bản tin trong hệ thống Học viện
Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh.
5.3. Phạm vi nghiên cứu
5.3.1. Phạm vi thời gian
Các cuộc điều tra, khảo sát được tiến hành các năm 2009, 2010; Nội
dung tạp chí, bản tin của Học viện được tác giả khảo sát, nghiên cứu trong
vịng 5 năm gần đây.
5.3.2. Phạm vi khơng gian
Luận án giới hạn nghiên cứu hành vi tìm kiếm thơng tin của các đối
tượng độc giả trong hệ thống Học viện ở cả 3 miền Bắc, Trung, Nam. Cụ
thể là các địa bàn sau: Trung tâm Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia
Hồ Chí Minh (tại Hà Nội); Học viện Báo chí và Tuyên truyền (tại Hà Nội);
Học viện Chính trị - Hành chính khu vực I (tại Hà Nội); Học viện Chính trị
- Hành chính khu vực II (tại thành phố Hồ Chí Minh); Học viện Chính trị Hành chính khu vực III (tại Đà Nẵng); Học viện Chính trị - Hành chính khu
vực IV (tại Cần Thơ).

5.3.3. Giới hạn nội dung
23

z


Học viện có 2 chức năng: nghiên cứu khoa học, tham mưu, tư vấn
cho Đảng và Nhà nước trong hoạch định chính sách và đào tạo, bồi dưỡng
cán bộ lãnh đạo, quản lý cho đất nước. Đối tượng độc giả chủ yếu trong
Học viện mà các tạp chí, bản tin hướng đến tập trung ở 3 nhóm: (1) Cán bộ
nghiên cứu, giảng dạy của Học viện; (2) Cán bộ lãnh đạo, quản lý của Học
viện; (3) Học viên trong hệ thống Học viện. Với mục tiêu nghiên cứu hành
vi tìm tin, đánh giá khả năng đáp ứng nhu cầu thông tin của ba nhóm đối
tượng trên để có những giải pháp xác đáng nhằm đáp ứng nhu cầu thông tin
của ba nhóm đối tượng này, luận án sẽ tập trung phân tích hành vi tìm kiếm
thơng tin xét tương quan nghề nghiệp của các độc giả (3 nhóm trên). Các
phân tích, đánh giá dựa trên tương quan giới tính, tương quan độ tuổi có giá
trị bổ sung cho những phân tích về tương quan nghề nghiệp.
6. PHƢƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
6.1. Phƣơng pháp luận mác xít
Luận án sử dụng phương pháp tiếp cận dựa trên cơ sở lý luận của
chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm của Đảng Cộng
sản Việt Nam về báo chí.
Luận án sử dụng phương pháp duy vật biện chứng và phương pháp
duy vật lịch sử như một cơ sở phương pháp luận của tồn bộ q trình
nghiên cứu. Các phân tích, đánh giá, nhận định đều được xem xét trong
mối quan hệ biện chứng giữa nhu cầu thông tin với chức năng, nhiệm vụ
của Học viện, nhiệm vụ của từng nhóm đối tượng độc giả, gắn với lịch sử
phát triển của Học viện nói chung, của tạp chí, bản tin nói riêng trong suốt
q trình trưởng thành và phát triển của Học viện và trong bối cảnh mới với

những trọng trách nặng nề mà Trung ương Đảng và Chính phủ giao cho
Học viện trong thời kỳ cách mạng mới.
6.2. Cơ sở lý thuyết
Luận án sử dụng các lý thuyết xã hội học: lý thuyết chức năng, lý
thuyết hành vi, hành động xã hội kết hợp với lý thuyết truyền thông trong
24

z


quá trình khảo sát hành vi tìm tin của độc giả và phân tích khả năng đáp
ứng nhu cầu thơng tin của các độc giả tạp chí, bản tin trong Học viện.
6.3. Các phƣơng pháp nghiên cứu cụ thể
6.3.1. Phương pháp thu thập thông tin cá biệt
6.3.1.1. Khái quát chung về phương pháp
a. Phương pháp trưng cầu ý kiến bằng bảng hỏi tự ghi
Luận án sử dụng phương pháp trưng cầu ý kiến bằng bảng hỏi tự ghi
(Bảng Anket) với số lượng phiếu 840 người lấy ngẫu nhiên đơn giản theo
các nhóm độc giả thuộc các Học viện ở cả 3 miền Bắc, Trung, Nam của đất
nước.
Nghiên cứu sinh đã thống kê danh sách đối tượng độc giả trong hệ
thống Học viện theo ba nhóm: (1) Cán bộ lãnh đạo, quản lý; (2) Cán bộ
nghiên cứu, giảng dạy; (3) Học viên các hệ lớp. Trên cơ sở danh sách đó,
nghiên cứu sinh sử dụng phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên đơn giản với
“bước nhảy” K=5 (K=N/n; trong đó K là bước nhảy; N là số người của đơn
vị tổng thể; n là số người của mẫu) để thống kê số lượng người được trưng
cầu ý kiến là 859 người. Trong quá trình “làm sạch bảng hỏi”, nghiên cứu
sinh đã lọc bớt những phiếu hỏi chưa thực sự đáp ứng yêu cầu. Kết quả còn
lại là 840 phiếu hỏi được đưa vào xử lý.
b. Phương pháp phỏng vấn sâu

* Luận án sử dụng phương pháp phỏng vấn sâu với số lượng người
được phỏng vấn là 100, lấy ngẫu nhiên thuận tiện theo các nhóm độc giả
thuộc các Học viện trong hệ thống ở cả 3 miền Bắc, Trung, Nam của đất
nước. Các phỏng vấn sâu được triển khai để bổ sung thông tin mà bằng
phương pháp trưng cầu ý kiến bằng bảng Anket chưa thu thập đầy đủ, như
các vấn đề liên quan đến sự đánh giá từng tạp chí, mức độ hài lịng của
từng nhóm độc giả đối với các loại tạp chí. Cụ thể:
- Các phỏng vấn sâu tại Học viện Chính trị - Hành chính khu vực III
(Đà Nẵng) được nghiên cứu sinh triển khai:
25

z


+ Tháng 12 năm 2011, kết hợp trong chuyến đi khảo sát của Ban
Quản lý Dự án “Tổng kiểm kê và xây dựng hệ thống quản lý tài nguyên
thông tin, xây dựng nguồn lực nội dung cho Thư viện điện tử.
+ Tháng 12 năm 2010, kết hợp trong chuyến đi khảo sát “Điều tra cơ
bản về nhu cầu thông tin và việc phục vụ thông tin cho công tác lãnh đạo,
quản lý, nghiên cứu khoa học và đào tạo trong hệ thống các cơ sở đào tạo
của Đảng.
- Các phỏng vấn sâu tại Học viện Chính trị - Hành chính Khu vực II
(Thành phố Hồ Chí Minh) và Học viện Khu vực IV (Cần Thơ) được nghiên
cứu sinh triển khai vào tháng 8 năm 2009, trong chuyến khảo sát của Ban
Quản lý Dự án Thư viện điện tử của Học viện về thực trạng hoạt động
thông tin của các Trung tâm Thông tin – Tư liệu – Thư viện các Học viện
này.
- Các phỏng vấn sâu tại Hà Nội ở trung tâm Học viện, Học viện
Chính trị - Hành chính khu vực I, Học viện Báo chí và Tuyên truyền được
nghiên cứu sinh triển khai trong các lần tiếp xúc với độc giả.

Kết quả thu được từ các cuộc phỏng vấn này là 112, tuy nhiên, sau
khi xử lý, nghiên cứu sinh chỉ lựa chọn tròn 100 phỏng vấn.
* Bên cạnh phương pháp phỏng vấn sâu, nghiên cứu sinh sử dụng
những ý kiến của cộng tác viên, của độc giả, của các biên tập viên trong các
cuộc hội thảo, tọa đàm về vấn đề tạp chí, bản tin, hoặc hội nghị bạn đọc,
hội nghị cộng tác viên để làm sáng tỏ thêm những vấn đề được trình bày
trong luận án.
c. Phương pháp phân tích tài liệu
Nghiên cứu sinh sử dụng hai phương pháp phân tích tài liệu là: Phân
tích truyền thống (phân tích định tính); Phân tích hình thức hóa (phân tích
định lượng) kết hợp với phương pháp phân tích nội dung tài liệu đối với
các tạp chí, bản tin trong hệ thống Học viện để bổ sung cho phương pháp
điều tra nêu trên nhằm thu thập các thông tin và đánh giá, nhận định chính
26

z


×