Tải bản đầy đủ (.pdf) (127 trang)

Dự án Dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con (PLTMC) ở Việt Nam pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (501.86 KB, 127 trang )


3
Các chữ viết tắt
AIDS Acquired Immune Deciency Syndrome/ Hội chứng miễn dịch
CBYT Cán bộ Y tế
CTHĐQG Chương trình Hành động Quốc gia
DSKHHGĐ Dân số Kế hoạch hóa gia đình
KT-TĐ-HV Kiến thức, thái độ, hành vi
PLTMC Phòng lây truyền mẹ con
SKSS Sức khoẻ sinh sản
SKBMTE Sức khoẻ bà mẹ trẻ em
TVXNTN Tư vấn xét nghiệm tự nguyện
TTYT Trung tâm Y tế
TYT Trạm y tế
TTV Tuyên truyền viên
TTTĐHV Truyền thông thay đổi hành vi
TTGDTT Thông tin, giáo dục, truyền thông
TTYTDP Trung tâm Y tế dự phòng
TTSKSS Trung tâm Sức khoẻ Sinh sản
UBPC Uỷ ban Phòng chống
Ghi chú
(i) Trong báo cáo này “$” được dùng để chỉ đồng đô-la Mỹ
(ii) Trong báo cáo này “M” được dùng để chỉ “triệu”

5
Mục lục
Các chữ viết tắt
Tóm tắt tổng quan
I. MÔ TẢ DỰ ÁN
II. PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ
A. Mục tiêu của Đánh giá


B. Cách tiếp cận Đánh giá và Khung Chọn mẫu
III. ĐÁNH GIÁ THIẾT KẾ VÀ TRIỂN KHAI
A. Sự phù hợp của thiết kế và xây dựng dự án
B. Đầu ra và Kết quả Dự án
C. Chi phí Dự án
D. Lịch biểu Dự án
E. Tổ chức Dự án
F. Hoạt động của các đối tượng triển khai dự án
G. Hoạt động của UNICEF Việt Nam
IV. ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG
A. Sự phù hợp
B. Tính hiệu quả của việc đạt được mục đích
C. Hiệu quả trong việc đạt được đầu ra và mục đích
D. Đánh giá sơ bộ về tính bền vững
E. Socio-cultural and Other Impacts
V. ĐÁNH GIÁ CHUNG VÀ KHUYẾN NGHỊ
A. Đánh giá chung
B. Bài học kinh nghiệm
C. Khuyến nghị
PHỤ LỤC
1. Khung Dự án Thí điểm
2. Thiết kế và Phương pháp Đánh giá
3. Thiết kế Dự án và Các quá trình Triển khai
a. Đào tạo và Giám sát
b. Trang thiết bị và Cung ứng
4. Chi phí Dự án: Kế hoạch và Thực tế
5. Sơ đồ Tổ chức Dự án
6. Điều khoản Tham chiếu của Đánh giá
6
BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ DỰ ÁN

7. Danh mục Tài liệu Tham khảo
8. Quy trình và Lịch Thu thập Số liệu
9. Danh sách tham vấn
10. Mẫu Điều tra Khách hàng và Các phát hiện
11. Đề xuất Các bước Mở rộng Dự án
12. Các chỉ số Hoạt động tại Các huyện Dự án
7
Tóm tắt tổng quan
Project Description
Dự án Dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con (PLTMC) ở Việt Nam được triển khai thông qua Bộ Y tế,
các Sở Y tế và hệ thống y tế tuyến huyện của năm huyện thí điểm với sự hỗ trợ của UNICEF Việt Nam.
Kế hoạch dự án được xây dựng từ năm 2001 nhưng các hợp phần chủ yếu của dự án thí điểm được
triển khai từ tháng 6/2004 đến tháng 12/2007. Theo kế hoạch, các hoạt động hỗ trợ Bộ Y tế mở rộng
chương trình PLTMC ra toàn quốc sẽ được tiếp tục đến năm 2010. Tổng kinh phí cho dự án thí điểm
là khoảng 1,048 triệu đô-la Mỹ.
Mục tiêu tổng thể của Dự án nhằm góp phần làm giảm sự lây truyền HIV từ mẹ sang con ở Việt Nam
thông qua những hoạt động hiệu quả của hệ thống PLTMC dựa trên các tiêu chuẩn quốc gia kết hợp
với sự tham gia tích cực của cộng động. Dự án có năm mục tiêu chính: (i) chương trình PLTMC tại Việt
Nam được ủng hộ, bao gồm cả các hoạt động nâng cao năng lực và xây dựng Chương trình Hành
động Quốc gia về PLTMC; (ii) mô hình can thiệp PLTMC được xây dựng, thử nghiệm và đánh giá, và sẽ
góp phần hỗ trợ các hoạt động tăng cường của Chính phủ trên phạm vi toàn quốc; (iii) mô hình thí
điểm PLTMC được triển khai tại năm tỉnh hiện có tỷ lệ nhiễm HIV cao. Thiết lập các điểm dịch vụ tư
vấn xét nghiệm tự nguyện (TVXNTN); (iv) thúc đẩy cộng đồng áp dụng các biện pháp hiệu quả nhất
trong dự phòng HIV thông qua các hoạt động truyền thông thay đổi hành vi; và (v) khuyến khích các
thực hành tốt nhất về nuôi con, đặc biệt là giúp các bà mẹ nhiễm HIV chăm sóc con đúng cách.
Dự án gồm hai hợp phần: Hợp phần Một được triển khai tại tuyến trung ương và hỗ trợ việc xây dựng
chính sách, vận động, theo dõi và đánh giá PLTMC, bao gồm xây dựng Chương trình Hành động
Quốc gia về PLTMC (CTHĐQG) và các văn bản pháp quy liên quan. Hợp phần Hai là thực hiện dự án
thí điểm về PLTMC tại các tuyến tỉnh, quận/huyện, xã và cộng đồng của năm huyện (toàn bộ các xã)
tại 5 tỉnh có tỷ lệ nhiễm HIV cao. Đánh giá được trình bày ở đây là đánh giá kết thúc dự án thí điểm.

Mục tiêu của Dự án thí điểm PLTMC là xây dựng và thiết lập mô hình PLTMC và tư vấn xét nghiệm
tự nguyện (TVXNTN) được vận hành dựa trên 4 thành tố PLTMC theo tiêu chuẩn quốc tế. Ba kết quả
chính của Dự án thí điểm là: (i) Phụ nữ, bạn tình của họ và nhóm vị thành niên biết cách sử dụng các
thông tin thích hợp để phòng lây nhiễm HIV/AIDS cho bản thân và phòng lây truyền HIV cho con của
họ; (ii) phụ nữ mang thai, bạn tình của họ và phụ nữ trong độ tuổi sinh sản (đặc biệt là nhóm vị thành
niên) được tiếp cận với các dịch vụ TVXNTN/PLTMC có chất lượng; và (iii) phụ nữ và trẻ em bị nhiễm
HIV được hỗ trợ và chăm sóc (y tế, dinh dưỡng, tinh thần)
Căn cứ
Trước năm 2001, Chính phủ tập trung các nỗ lực dự phòng và kiểm soát HIV/AIDS vào các đối tượng
tiêm chích túy và mại dâm vì theo các số liệu báo cáo, hai nhóm đối tượng này có tỷ lệ nhiễm HIV cao
trong khi tỷ lệ này ở phụ nữ mang thai thấp. Các đơn vị có dịch vụ TVXNTN/PLTMC trên toàn quốc
nhìn chung còn hạn chế và thiếu kinh phí, chưa có khung hướng dẫn các hoạt động can thiệp PLTMC
trong khi tỷ lệ lây nhiễm HIV từ mẹ sang con ngày càng gia tăng và mức độ hiểu biết về PLTMC trong
cộng đồng còn thấp. Trước thực tế đó, Chính phủ VIệt Nam đã đặt ra mục tiêu xây dựng quy trình,
chính sách và các dịch vụ về PLTMC với sự giúp đỡ của UNICEF và các nhà tài trợ khác trong đó có
Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật Hoa Kỳ (CDC-LIFE-GAP) và Quỹ Toàn cầu phòng chống AIDS, Lao và Sốt
rét (GFATM). Các kế hoạch của Chính phủ cũng nhất quán với chiến lược và chương trình hỗ trợ quốc
gia của UNICEF Việt Nam và là cơ sở cho việc xây dựng mục tiêu và hoạt động dự án này.
Tổ chức triển khai
Ban đầu dự án được triển khai và quản lý trực tiếp tại tuyến trung ương thông qua Vụ Sức khỏe Sinh
sản (nay đổi thành Vụ Bảo vệ Bà mẹ và Trẻ em) và tại tuyến tỉnh thông qua các Trung tâm Chăm sóc
8
BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ DỰ ÁN
Sức khỏe Sinh sản tỉnh. Các hỗ trợ và can thiệp của dự án về quản lý và lập kế hoạch do Trung tâm Y
tế huyện (TTYTH) trực tiếp thực hiện Năm 2005, một năm sau khi dự án được triển khai, Cục Phòng
chống HIV/AIDS Việt Nam được thành lập, và để tránh tình trạng các hoạt động PLTMC bị tách biệt
khỏi các hoạt động dự phòng và kiểm soát HIV/AIDS khác của quốc gia, tránh nhiệm điều phối và
quản lý dự án chung được chuyển sang Cục Phòng chống HIV/AIDS Việt Nam. Dự án hiện do một Ban
Quản lý Dự án Trung ương đặt tại Bộ Y tế, bao gồm Vụ Sức khỏe Sinh sản, Cục Phòng chống HIV/AIDS
Việt Nam và Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam triển khai. Không thành lập ban quản lý dự án tuyến tỉnh

tại Sở Y tế của năm tỉnh triển khai dự án.
Trong giai đoạn đầu, dự án trực tiếp triển khai hoạt động thông qua các trung tâm y tế. Tuy nhiên
gần đây, cơ cấu tổ chức có thay đổi, các TTYTH bị chia tách thành ba đơn vị: bệnh viện huyện, trung
tâm y tế dự phòng huyện và phòng y tế. Vì thế, tại một số huyện thí điểm, PLTMC được triển khai
thông qua Trung tâm Y tế Dự phòng huyện, như qui định trong CTHĐQG, còn tại các huyện khác,
bệnh viện huyện lại đóng vai trò đầu mối. Bộ Y tế vẫn đang nghiên cứu soạn thảo cơ chế phối hợp
giữa các đơn vị này.
Coordination within the new structure is still being worked out within the MOH. Overall guidance is
through a project steering committee, chaired by the Minister of Health, with representation from
concerned departments of the MOH, including Planning and Finance Department, National Institute
of Hygiene and Epidemiology (NIHE), National Obstetric and Gynecology Hospitals, Center for Health
Education (CHE) MOH, and Provincial and District People’s Committees.
Tác động, Kết quả và Tính bền vững
Số liệu thu thập được từ các huyện và các trung tâm y tế về Dự án thí điểm PLTMC trong đánh giá
cuối dự án cho thấy Dự án đã có những tác động ban đầu với những kết quả ngày càng được cải
thiện. Điều này cũng phù hợp với các dữ liệu tại các điểm triển khai dự án cũng như với số liệu giám
sát hoạt động dự án của UNICEF. Tuy nhiên không thể nói rằng các chỉ số tác động và kết quả mang
tính tích cực nói chung hoàn toàn chỉ do dự án của UNICEF mang lại, mặc dù những đối tượng chính
được phỏng vấn tại các huyện và các xã trong nghiên cứu đều đặc biệt lưu ý tới vai trò của Dự án
trong việc cải thiện các quy trình, đầu ra và kết quả. Trên thực tế, Dự án đã góp phần đem lại những
tiến triển chung trong lĩnh vực PLTMC thông qua hoạt động của chính phủ và các đối tác quốc tế.
Dự án đã hỗ trợ triển khai các chương trình và xây dựng các hướng dẫn, quy trình quốc gia về PLTMC.
Các hoạt động tiếp theo của Dự án ở tuyến trung ương nhằm mục đích tăng cường chính sách, sự
ủng hộ, giám sát và đánh giá ở cấp quốc gia. Những bài học kinh nghiệm rút ra từ Dự án thí điểm
này sẽ là cơ sở để tiến hành các bước tiếp theo nhằm mở rộng triển khai PLTMC trên phạm vi toàn
quốc.
Hoạt động xây dựng năng lực đào tạo tại các tuyến trung ương, tỉnh và huyện, cũng như việc thúc
đẩy các quá trình đào tạo về PLTMC, TVXNTN, và TTTĐHV cũng góp phần vào tác động chung của
Dự án. Mô hình dự án thí điểm có hiệu quả này đang hoặc sẽ được tiếp tục nhân rộng ra các huyện
khác trong các tỉnh thí điểm bằng nguồn ngân sách nhà nước. Các hoạt động tập huấn của dự án thí

điểm đã cung cấp kiến thức cơ bản cho các cán bộ y tế xã và huyện về PLTMC như tư vấn, xét nghiệm,
chuyển tuyến cũng như huy động cộng đồng và truyền thông thay đổi hành vi (TTTĐHV).
Việc điều phối các hoạt động PLTMC trong hệ thống y tế không đồng nhất, do những thay đổi về cơ
cấu tổ chức hiện nay cũng như thiếu sự phân định rõ ràng về vai trò và trách nhiệm giữa các đơn vị,
cả ở tuyến huyện và tuyến trung ương giữa Vụ Sức khỏe sinh sản và Cục Phòng chống HIV/AIDS mới
thành lập gần đây. Các can thiệp tại tuyến huyện và tuyến xã nhằm bổ xung cho các dự án điều trị và
chăm sóc đang được các nhà tài trợ khác (LIFE-GAP và Quỹ Toàn cầu) triển khai tại các tỉnh thí điểm.
9
Dự phòng Lây nhiễm HIV từ Mẹ sang Con (PLTMC)
Tuy nhiên, việc triển khai tại tuyến tỉnh kém nhất quán hơn, đặc biệt tại những tỉnh không tham gia
tích cực vào quá trình lập kế hoạch và quản lý. Cục Phòng chống HIV/AIDS Việt Nam mới được thành
lập, và các đơn vị tương ứng tại tuyến tỉnh là Trung tâm AIDS của tỉnh dự định sẽ trở thành đầu mối
cho tất cả các hoạt động về HIV/AIDS, kể cả PLTMC trên toàn quốc và tại địa phương. Mô hình mới
này chỉ tỏ ra có hiệu quả tại thành phố Hồ Chí Minh vì Ủy ban Phòng chống AIDS ở đây đã đi vào hoạt
động từ lâu và đủ mạnh để đảm nhiệm vai trò tiếp nhận Dự án thí điểm.
Dự án đã hỗ trợ hiệu quả cho đội ngũ cán bộ y tế cũng như nhân viên y tế thôn bản, cộng tác viên
và các tình nguyện viên khác trong cộng đồng. Trình độ kỹ năng của cán bộ y tế không đồng đều,
cần có thêm các lớp bồi dưỡng, đặc biệt về kỹ năng tư vấn. Hầu hết các hoạt động tình nguyện hiện
nay dựa vào nguồn kinh phí từ chính phủ, nhưng nguồn kinh phí này không được duy trì một cách
thường xuyên. Một số điểm dự án được triển khai tại vùng núi, vùng sâu vùng xa nơi có nhiều đồng
bào dân tộc thiểu số nhưng lại không huy động các bà đỡ tham gia vào các hoạt động TTTĐHV. Điều
này có thể được xem xét cho giai đoạn mở rộng tại một số địa bàn vùng núi, vùng sâu vùng xa.
Các cuộc phỏng vấn và thảo luận nhóm cho thấy tại những nơi chính quyền địa phương tham gia
tích cực thì kết quả chung, đặc biệt là sự phối hợp trong nội bộ hệ thống y tế và giữa hệ thống y tế
với các tổ chức quần chúng (Hội Phụ nữ, Đoàn thanh niên …) càng có hiệu quả hơn. Còn tại những
nơi chính quyền địa phương không tham gia tích cực thì hệ thống PLTMC tại tuyến tỉnh, huyện cũng
như sự hỗ trợ và cam kết của cán bộ cũng hạn chế hơn, đặc biệt là trong năm đầu triển khai. Tương tự
như vậy, ở những địa phương có sự tham gia mạnh mẽ của các tổ chức quần chúng thì mức độ đáp
ứng của các dịch vụ y tế ở địa phương đó cũng cao hơn và hướng đến cộng đồng nhiều hơn.
Kết luận và Khuyến nghị

Dự án đã xây dựng và thử nghiệm thành công một mô hình thí điểm để chính phủ có thể điều chỉnh
và nhân rộng nhằm triển khai cả bốn thành tố cơ bản của PLTMC, theo Chương trình Hành động
Quốc gia đã được phê duyệt. Mô hình thí điểm đã được điều chỉnh cho phù hợp với sự thay đổi trong
cơ cấu tổ chức và các chính sách về phân cấp phân quyền và bổ sung có hiệu quả cho các hoạt động
PLTMC của các nhà tài trợ chính khác tại các điểm dự án. Dự án thí điểm đã xây dựng được các quy
trình phù hợp để bổ sung cho các chính sách và đầu tư cho y tế hiện nay của chính phủ.
Tác động: Số liệu định tính và định lượng hiện có cho thấy Dự án đã đạt được tác động về các chỉ số
SKSS/SKBMTE, thể hiện qua tỷ lệ khá cao về phụ nữ nhiễm HIV được dự án PLTMC quản lý (mặc dù ở
thành phố Hồ Chí Minh có sự thay đổi, do mất sự kiểm soát với một số đối tượng thuộc diện dân di
cư); tỷ lệ phụ nữ mang thai xét nghiệm HIV tự nguyện tăng (hiện nay là 62%), tỷ lệ sero-conversion
có chiều hướng giảm (trong số 54% trẻ sinh ra từ bà mẹ nhiễm HIV được xét nghiệm, 100% có kết
quả âm tính). Tuy nhiên, những kết quả và chỉ số khả quan này không phải hoàn toàn do Dự án mang
lại. Các hoạt động đào tạo xây dựng năng lực của Dự án ở tuyến trung ương, tỉnh, huyện và tại địa
phương cũng góp phần vào tác động chung và được lập kế hoạch để triển khai nhân rộng ra toàn
quốc bằng nguồn ngân sách của chính phủ.
Sự phù hợp: Dự án thí điểm đã hỗ trợ chính phủ Việt Nam triển khai hoạt động trong các lĩnh vực
được các nhà tài trợ ưu tiên và phù hợp với các mục đích và mục tiêu của chính phủ Việt Nam. Dự án
được thiết kế và tổ chức triển khai phù hợp với tình hình hiện nay tại Việt Nam. CDC, Quỹ Toàn cầu và
các nhà tài trợ khác đang hỗ trợ các hợp phần về chăm sóc và điều trị PLTMC tại Việt Nam, nhưng ít
hỗ trợ kỹ thuật về xây dựng và tăng cường năng lực cho các tuyến dưới của hệ thống y tế. Những hỗ
trợ của UNICEF đối với những mảng hoạt động chưa được tập trung đầu tư nêu nêu trên sẽ giúp cải
thiện các kết quả và tác động của chương trình.
Khuyến nghị 1: Chính phủ nên lập kế hoạch và tổ chức một hội thảo có sự tham gia rộng rãi của
các nhà tài trợ, cộng đồng, các cơ quan nhà nước, tư nhân và các đối tác có quan tâm khác để
phổ biến các phát hiện của Dự án, thảo luận các bài học kinh nghiệm, thu thập ý kiến phản hồi và
thống nhất các bước triển khai tiếp theo.
Xây dựng Năng lực Hệ thống Đào tạo: Dự án đã nâng cao năng lực về lập kế hoạch và hoạch định
chính sách quốc gia về PLTMC, xây dựng được các tài liệu và quy trình đào tạo nhằm hỗ trợ việc triển
khai Chương trình Hành động Quốc gia về PLTMC, góp phần tăng cường và đưa nội dung về PLTMC
vào đào tạo tại tuyến tỉnh. Hoạt động xây dựng năng lực PLTMC chủ yếu được triển khai trực tiếp

thông qua các đơn vị y tế ở tuyến huyện, và một phần thông qua tuyến tỉnh với việc hỗ trợ lập kế
hoạch và xây dựng hệ thống quản lý đào tạo về PLTMC. Ngoại trừ Ủy ban Phòng chống AIDS thành
phố Hồ Chí Minh, đơn vị đã được thành lập từ lâu và được Dự án hỗ trợ lập kế hoạch và quản lý các
hoạt động thí điểm về PLTMC, các Trung tâm Phòng chống AIDS tại các tỉnh thành khác mới được
thành lập khi dự án đang triển khai nên không được hưởng lợi trực tiếp từ Dự án.
Khuyến nghị 2: Chính phủ nên xây dựng kế hoạch về nâng cao năng lực lập kế hoạch, quản lý đào
tạo và giám sát PLTMC tại tuyến tỉnh để tăng cường hoạt động đào tạo, kiểm tra giám sát về TVXNTN
và TTTĐHV, với chiến lược triển khai cụ thể nhằm nhân rộng cách tiếp cận bền vững và có hiệu quả.
Xây dựng Năng lực cho Cán bộ Y tế: Cán bộ y tế các tuyến, cộng tác viên, thành viên các tổ chức
quần chúng và các tình nguyện viên y tế trong cộng đồng đều đánh giá cao những kỹ năng họ đã
thu nhận được thông qua Dự án và đã truyền đạt những kỹ năng đó một cách có hiệu quả. Hoạt
động truyền thông được nhiều người đánh giá là hoạt động có hiệu quả nhất của dự án để tiếp cận
các nhóm đối tượng đích trong cộng đồng; những kỹ năng truyền thông mà các cán bộ y tế và nhân
viên truyền thông học được đã hỗ trợ họ trong công tác tuyên truyền về PLTMC cũng như các lĩnh
vực y tế khác. Hoạt động tư vấn có chất lượng và đảm bảo bí mật thông tin cũng được coi là những
yếu tố quyết định nhằm khuyến khích người dân tìm đến dịch vụ TVXNTN, và là biện pháp có thể làm
giảm các trường hợp mất dấu.
Khuyến nghị 3: Để đảm bảo chất lượng dịch vụ cần tổ chức đào tạo lại cho cán bộ y tế tuyến xã
và tuyến huyện về các kỹ năng thực hành, cụ thể là kỹ năng tư vấn và bảo mật thông tin. Cần có sự
trợ giúp kỹ thuật để hỗ trợ các hệ thống của chính phủ triển khai việc xây dựng năng lực PLTMC ra
diện rộng tại các tỉnh và địa phương khác. UNICEF có vị trí thích hợp để tiếp tục hỗ trợ về vận động
cam kết tại tuyến trung ương, hỗ trợ kỹ thuật về nâng cao năng lực quản lý đào tạo và đào tạo lại
cho nhân viên y tế và các tổ chức quần chúng tại tuyến tỉnh.

Trang thiết bị và vật tư: Trang thiết bị và các vật tư khác của Dự án (tài liệu truyền thông, thiết bị
nghe nhìn, máy tính, vật tư lâm sàng khác) là phù hợp, tuy nhiên một số tivi do Dự án cung cấp không
được sử dụng hiệu quả, một phần có một số dự án của các nhà tài trợ khác cũng đã trang bị phương
tiện này, một phần các cơ sở y tế, đặc biệt là tại tuyến xã, quá chật hẹp. Nếu tổ chức được ngày khám
thai thường xuyên hơn thì sẽ giảm được số lượng khách hàng đến tư vấn theo nhóm và việc sử dụng
tivi trong tư vấn nhóm sẽ hiệu quả hơn và chất lượng tư vấn cũng được đảm bảo. Ở những nơi phụ

nữ mang thai được xét nghiệm nhiều lần trong suốt thời kỳ mang thai thì có tình trạng thiếu dụng cụ
xét nghiệm nhanh, và hiện chưa có quy trình chuẩn để sàng lọc các trường hợp nguy cơ cao.
Khuyến nghị 4: Cần chuẩn hóa các hướng dẫn kiểm tra giám sát hoạt động PLTMC và tổ chức
đào tạo cho giám sát viên tuyến tỉnh và huyện để hỗ trợ việc thực hiện hoạt động PLTMC. Các quy
chế và quy trình liên quan cũng cần được chuẩn hóa nhằm giảm bớt sự lãng phí trong điều kiện
nguồn lực còn hạn chế (ví dụ như việc xét nghiệm HIV quá nhiều lần cho 1 phụ nữ mang thai trong
thai kỳ).
11
Dự phòng Lây nhiễm HIV từ Mẹ sang Con (PLTMC)
Huy động Cộng đồng: Dự án đã có đóng góp đáng kể vào việc tìm hiểu những nhân tố chủ chốt
để đạt được hiệu quả khi triển khai cả bốn thành tố chính của PLTMC, bao gồm việc tăng cường huy
động cộng đồng tham gia vào công tác chăm sóc và dự phòng HIV, góp phần đem lại những kết quả
tốt hơn về chăm sóc sức khỏe bà mẹ và trẻ em. Dự án cũng đem lại những lợi ích đáng kể trong việc
tăng cường mạng lưới tình nguyện viên y tế tại tuyến xã và thôn bản, những người hiện đang được
hưởng lương từ nguồn ngân sách nhà nước và các chương trình quốc gia khác (ví dụ chương trình
kế hoạch hóa gia đình, dinh dưỡng trẻ em). Tại những địa phương có sự tham gia tích cực của chính
quyền thì kết quả đạt được cũng cao hơn và có vẻ bền vững hơn, đặc biệt là sự phối hợp trong hệ
thống y tế và giữa hệ thống y tế với các tổ chức quần chúng (Hội Liên hiệp Phụ nữ, Đoàn Thanh niên
…). Tương tự, tại những địa phương có sự cam kết mạnh mẽ của các tổ chức quần chúng thì các dịch
vụ y tế cũng đáp ứng nhu cầu của người dân tốt hơn và tập trung hướng đến cộng đồng nhiều hơn.
Khuyến nghị 5: Báo cáo đánh giá này đề nghị có tham gia đầy đủ và có ý nghĩa của những người
hưởng lợi, bao gồm phụ nữ và nam giới, người nhiễm HIV/AIDS, cán bộ nhà nước, lãnh đạo chính
quyền địa phương và các đối tác khác tại tất cả các tuyến, làm cơ sở cho việc xây dựng kế hoạch
và triển khai dự án tiếp theo, giúp cải thiện một cách phù hợp và bền vững những hệ thống và thể
chế hiện hành, đồng thời giảm dần sự phụ thuộc vào sự trợ giúp từ bên ngoài và huy động cộng
đồng- là một nguồn lực sẵn có nhất- phát huy khả năng tự lực của mình.
Điều phối: Các dịch vụ PLTMC được cung cấp tại năm huyện thí điểm như một phần trong các dịch
vụ chăm sóc trước khi sinh với sự phối hợp của chương trình HIV/AIDS, bao gồm các dịch vụ tư vấn
xét nghiệm HIV tự nguyện, thống tin giáo dục truyền thông về HIV/AIDS. Sự phối hợp và lồng ghép
các hoạt động PLTMC vào hệ thống y tế tuyến huyện và tuyến tỉnh ở mỗi địa phương có sự khác

nhau, do có những thay đổi trong hệ thống y tế và sự phân định không rõ ràng về vai trò, trách
nhiệm, cũng như phương thức báo cáo và quản lý của mỗi đơn vị trong sở y tế, kể cả ở tuyến huyện –
vốn có nhiệm vụ chính về chuyển tuyến- và giữa Trung tâm Phòng chống HIV/AIDS mới được thành
lập và Trung tâm Sức khỏe Sinh sản tại tuyến tỉnh. Tăng cường lồng ghép PLTMC vào hệ thống kiểm
soát và dự phòng HIV/AIDS chung được coi là phương cách hữu hiệu nhằm tiếp cận tốt hơn đến các
nhóm đối tượng có nguy cơ cao, đồng thời khuyến khích sự tham gia rộng rãi hơn vào các hoạt động
dự phòng HIV của nhóm vị thành niên và nam giới, những người vốn thường coi PLTMC chỉ thu hẹp
trong phạm vi nhóm phụ nữ mang thai.
Khuyến nghị 6: Cần nhanh chóng làm rõ vai trò và trách nhiệm của các đơn vị y tế tuyến huyện
và các đơn vị tham gia vào PLTMC để phối hợp tốt hơn. Chính phủ nên xem xét đến việc tổ chức đào
tạo bổ sung về theo dõi giám sát cho các Trung tâm Phòng chống AIDS tuyến tỉnh mới được thành
lập, và có kế hoạch tiếp tục theo dõi giám sát và hỗ trợ kỹ thuật cho những nơi đang thực hiện dự
án thí điểm PLTMC nhằm xác đinh vấn đề và có những điều chỉnh, khuyến nghị cần thiết. Cũng
cần lưu ý hơn đến khu vực y tế tư nhân trong việc chia sẻ thông tin về các dịch vụ PLTMC, cung cấp
hướng dẫn, quy chế, cơ chế chuyển tuyến, giám sát và thậm chí quản lý các trường hợp mất dấu.
Xây dựng Năng lực Thể chế: Mạng lưới đào tạo do Dự án xây dựng có thể coi là một biện pháp đảm
bảo tính bền vững ban đầu tại các huyện/tỉnh dự án. Tại đây đã xây dựng được hệ thống đào tạo
giảng viên, chương trình và tài liệu giảng dạy cho các lớp tập huấn về PLTMC (TVXNTN, TTTĐHV), và
tại một số địa phương (như thành phố Hồ Chí Minh và tỉnh Quảng Ninh) đã mở rộng ra cả một vài
quận huyện không thuộc dự án. Những tài liệu truyền thông do dự án xây dựng và các hoạt động
truyền thông thay đổi hành vi dựa vào cộng đồng tại những nơi triển khai thí điểm dự án là những
chỉ số kết quả bền vững. Những tài liệu truyền thông đó cũng hỗ trợ ưu tiên về sản xuất các tài liệu
truyền thông và các hoạt động nâng cao nhận thức của cộng đồng khi triển khai PLTMC trên diện
rộng. Tuy nhiên, những tờ rơi tuyên truyền còn thiếu và cần có thêm các lớp đào tạo lại về TVXNTN
và TTTĐHV.
12
BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ DỰ ÁN
Khuyến nghị 7: Cần duy trì sự hỗ trợ và cam kết mạnh mẽ của tuyến trung ương để đảm bảo việc
triển khai rộng khắp hoạt động đào tạo và các hoạt động khác tại tuyến tỉnh. UNICEF cũng nên
cân nhắc việc hỗ trợ có giới hạn cho Chính phủ để đảm bảo các hoạt động thí điểm được duy trì và

mang tính bền vững. Việc này diễn ra vào thời gian thích hợp khi Bộ Y tế đang cơ cấu lại hệ thống y
tế tuyến huyện, là điểm thuận lợi để UNICEF có thể hỗ trợ cho những thay đổi mang tính dài hạn.
Bài học Kinh nghiệm
Dự án đã xây dựng và thử nghiệm thành công mô hình thí điểm để chính phủ có thể điều •
chỉnh và nhân rộng nhằm triển khai cả bốn thành tố về PLTMC trong Chương trình Hành
động Quốc gia được phê duyệt.
Các hoạt động đào tạo và xây dựng năng lực có thể nâng cao đáng kể kỹ năng, kiến thức và •
thực hành. Tuy nhiên quá trình đào tạo cần có sự hỗ trợ giám sát chặt chẽ tại các tuyến triển
khai nhằm đảm bảo chất lượng cũng như tính bền vững.
Việc xây dựng năng lực tại tất cả các tuyến của hệ thống y tế, đặc biệt là xây dựng kỹ năng, •
hỗ trợ giám sát và cơ sở vật chất nhằm đảm bảo chất lượng tư vấn, có thể đem lại những lợi
ích đáng kể về y tế, như gia tăng việc sử dụng dịch vụ do người dân tin tưởng vào chất lượng
dịch vụ và kỹ năng của cán bộ y tế; cải thiện các chỉ số kết quả về y tế, như quản lý tốt hơn
đối tượng phụ nữ mang thai nhiễm HIV, chồng/ bạn tình, mẹ, con của họ và các thành viên
khác trong gia đình.
Tính bền vững của các hoạt động được thể hiện qua việc nâng cao năng lực cho hệ thống •
y tế và cho cộng đồng. Điều này có thể giúp làm tăng cam kết tham gia cung cấp dịch vụ
PLTMC thay vì đòi hỏi hỗ trợ/bồi dưỡng của cán bộ y tế và tình nguyện viên.
Để triển khai việc phân cấp quản lý trong hệ thống y tế, cần có sự tham gia mạnh mẽ của •
tuyến tỉnh cũng như tuyến huyện trong hoạt động lập kế hoạch và quản lý, tăng tính tự chủ
của y tế địa phương và cần xác định rõ ràng vai trò và trách nhiệm của các bên.
Các chiến lược huy động cộng đồng, bao gồm cả các tài liệu TTGDTT sẵn có và phù hợp và •
các hoạt động TTTĐHV có hiệu quả, nếu được triển khai một cách có hệ thống thông qua các
tổ chức địa phương như Ủy ban Nhân dân, Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, Đoàn thanh niên,
Trạm Y tế xã và mạng lưới cán bộ y tế thôn bản, có thể cải thiện hành vi chăm sóc sức khỏe,
mang lại những kết quả về PLTMC tốt hơn, giảm kỳ thị và phân biệt đối xử trong cộng đồng,
tăng cường các hoạt động tư vấn xét nghiệm tự nguyện sớm và có hiệu quả.
Cần giám sát thường xuyên và chặt chẽ việc thực hiện dự án để đảm bảo các các tiến trình •
hoạt động của mạng lưới PLTMC mới được thành lập được hiểu đúng và các bên liên quan
triển khai đúng và đầy đủ các dịch vụ (PLTMC) tại tất cả các tuyến. Việc giám sát thực địa, đặc

biệt đối với các cơ sở PLTMC mới được thành lập, cần được thực hiện ít nhất hàng tháng để
hỗ trợ kịp thời cho tuyến huyện và các trạm y tế xã.
13
Dự phòng Lây nhiễm HIV từ Mẹ sang Con (PLTMC)
I. MÔ TẢ DỰ ÁN
1. Dự án Hỗ trợ các hoạt động của chương trình Dự phòng lây nhiễm HIV từ mẹ sang con (PLTMC) ở
Việt Nam, bao gồm các hoạt động PLTMC tại tuyến trung ương và năm quận huyện thí điểm tại năm
tỉnh ở Việt Nam, được triển khai thông qua Chính phủ Việt Nam, Bộ Y tế và các Phòng Y tế tại năm
huyện thí điểm với sự hỗ trợ của UNICEF Việt Nam. Kế hoạch dự án được xây dựng từ năm 2001, và
được triển khai từ tháng 6/2004 đến tháng 12/2007. Tổng kinh phí là $768.569.
2. Mục tiêu của Dự án nhằm góp phần làm giảm sự lây nhiễm HIV từ mẹ sang con ở Việt Nam
thông qua một hệ thống PLTMC hoạt động có hiệu quả dựa trên các tiêu chuẩn quốc gia kết hợp với
sự tham gia mạnh mẽ từ phía cộng động. Dự án tập trung vào xây dựng năng lực cho cán bộ y tế về
PLTMC, và dự phòng và kiểm soát các bệnh lây truyền qua đường tình dục, đảm bảo sự sẵn có của
các trang thiết bị và tài liệu cần thiết cho hoạt động dự phòng và kiểm soát, cũng như tư vấn và hỗ
trợ hợp lý cho các bà mẹ có HIV dương tính và trẻ sơ sinh có HIV dương tính.
3. Dự án gồm hai hợp phần: Tại tuyến trung ương UNICEF hỗ trợ việc xây dựng chính sách, vận
động, theo dõi và đánh giá PLTMC, bao gồm vận động và hỗ trợ kỹ thuật cho việc xây dựng Chương
trình Hành động Quốc gia về PLTMC (CTHĐQG) và các văn bản pháp quy liên quan. Tại địa phương,
một dự án thí điểm về PLTMC (Dự án thí điểm) được triển khai tại tuyến tỉnh, quận/huyện, xã và cộng
đồng tại năm huyện thí điểm- là huyện thuộc một tỉnh có tỷ lệ HIV cao. Sau một năm đánh giá nhu
cầu, xây dựng dự án, tập huấn cho các đối tác, bao gồm tập huấn về quản lý dự án, tư vấn xét nghiệm
tự nguyện về PLTMC, truyền thông thay đổi hành vi về PLTMC, việc triển khai hoạt động thực tế đã
được bắt đầu từ tháng 6/2005 đến tháng 12/2007, trong đó hỗ trợ của UNICEF cho giai đoạn triển
khai thí điểm sẽ kết thúc vào đầu năm 2008. Những bài học kinh nghiệm rút ra được từ dự án thí
điểm này sẽ giúp cho việc xây dựng các chính sách quốc gia, đặc biệt là việc nhân rộng triển khai mô
hình PLTMC này ở Việt Nam, với sự hỗ trợ của UNICEF, trên phạm vi toàn quốc, dự kiến cho đến tháng
12 năm 2010.
4. Dự án được thiết kế để triển khai các hoạt động bổ sung trên cả bốn nội dung của cách tiếp
cận về PLTMC được cộng đồng quốc tế công nhận rộng rãi. Đó là (i) dự phòng HIV/AIDS ban đầu,

(ii) phòng tránh mang thai ngoài ý muốn ở phụ nữ có HIV dương tính, (iii) dự phòng lây nhiễm HIV
từ người mẹ có HIV dương tính sang con, và (i) chăm sóc và hỗ trợ mẹ có HIV dương tính, con cái và
gia đình của họ. Thay vì triển khai toàn bộ các hoạt động về PLTMC, Dự án chỉ bổ sung các can thiệp
về TVXNTN/PLTMC hiện đang được triển khai tại các bệnh viện huyện tại các điểm triển khai dự án
nhằm cung cấp các dịch vụ TVXNTN/PLTMC và vận động xã hội tại tuyến huyện và cộng đồng. Với
mục tiêu và phạm vi như vậy, dự án cần có sự hỗ trợ đáng kể trong việc điều phối các hoạt động của
các nhà tài trợ khác cho hoạt động PLTMC tại tuyến tỉnh và đôi khi cả ở tuyến huyện. Những thay đổi
gần đây về cơ cấu mạng lưới y tế tuyến huyện đã đặt ra thêm những khó khăn trong công tác điều
phối cho những người triển khai dự án.
5. Mục tiêu của dự án là: (i) các hoạt động PLTMC tại Việt Nam được ủng hộ, bao gồm xây dựng
năng lực quốc gia và xây dựng Chương trình Hành động Quốc gia cho chương trình PLTMC; (ii) mô
hình can thiệp PLTMC được xây dựng, thử nghiệm, và đánh giá để hỗ trợ các hoạt động mở rộng trên
phạm vi toàn quốc của Chính phủ Việt Nam; (iii) các hoạt động của dự án PLTMC thí điểm tại năm
tỉnh có tỷ lệ hiện mắc HIV cao, các dịch vụ tư vấn xét nghiệm tự nguyện (TVXNTN) tại các điểm triển
khai thí điểm được thiết lập ; (iv) cộng đồng được tư vấn các hình thức phòng chống HIV hiệu quả
nhất thông qua các hoạt động truyền thông thay đổi hành vi; và (v) các bà mẹ được hướng dẫn cách
nuôi con tốt nhất, đặc biệt các bà mẹ có HIV dương tính được tư vấn chăm sóc con đúng cách.

14
BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ DỰ ÁN
6. Ban quản lý dự án gồm đại diện của Vụ Sức khỏe Sinh sản, Cục Phòng chống HIV/AIDS Việt
Nam và Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam. Vụ Sức khỏe sinh sản là cơ quan triển khai dự án, chịu trách
nhiệm lập kế hoạch dự án, tổ chức triển khai và phối hợp với các đơn vị tại tất cả các tuyến của Bộ Y
tế, Hội Liên hiệp Phụ nữ và chính quyền tỉnh. Khi Cục phòng chống HIV/AIDS Việt Nam ra đời năm
2005, tránh nhiệm điều phối chung dự án được chuyển từ Vụ Sức khỏe Sinh sản sang cho Cục Phòng
chống HIV/AIDS Việt Nam để đảm bảo sự liên kết giữa PLTMC với các hoạt động khác trong chiến
lược dự phòng và kiểm soát HIV/AIDS của quốc gia cũng như với các nhà tài trợ khác trong lĩnh vực
PLTMC (CDC/Life-Gap và Quỹ Toàn cầu). Các đối tác triển khai dự án khác bao gồm Vụ Kế hoạch Tài
chính Bộ Y tế, Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương, các bệnh viện phụ sản trung ương, Trung tâm Truyền
thông Giáo dục Sức khỏe Bộ Y tế, Trung tâm Sức khỏe Sinh sản, Ủy ban Phòng chống AIDS tuyến tỉnh

tại năm tỉnh thí điểm, Ủy ban Nhân dân tỉnh và huyện tại các tỉnh và huyện dự án, các tổ chức quần
chúng và các trường trung học y tế tại các năm tỉnh dự án. Dự án do UNICEF tài trợ hoàn toàn (với
kinh phí $768.569, chưa bao gồm chi phí quản lý). UNICEF cũng hỗ trợ về lập kế hoạch dự án, tư vấn,
đào tạo tại chỗ, giám sát và quản lý. Khung giám sát và đánh giá của dự án thí điểm PLTMC được trình
bày trong Phụ lục 1.
7. Hợp phần dự án thí điểm nhằm xây dựng và thử nghiệm mô hình can thiệp về PLTMC và
TVXNTN tại các huyện được lựa chọn với tỷ lệ HIV cao để đánh giá và tiếp tục triển khai diện rộng
trên toàn quốc. Bốn nội dung của PLTMC được triển khai tại hai cấp độ: (i) tại các cơ sở y tế: các dịch
vụ về TVXNTN sẽ được lồng ghép vào hoạt động chăm sóc và tư vấn trước sinh cho các phụ nữ đang
mang thai và sau khi sinh con và cung cấp thuốc ARV cho phụ nữ có HIV dương tính và con của họ;
và (ii) tại cộng đồng và gia đình: các hoạt động nâng cao nhận thức cho người dân, khuyến khích
áp dụng các biện pháp tốt nhất để phòng chống lây nhiễm HIV/AIDS, dự phòng, chăm sóc và hỗ trợ
người sống chung với HIV/AIDS. Việc xây dựng các dịch vụ PLTMC đồng bộ sẽ được tiến hành thông
qua các mối liên kết và phối hơp trong và ngoài hệ thống y tế để cung cấp liên tục các dịch vụ dự
phòng, chăm sóc, điều trị và hỗ trợ xã hội cho những người có HIV dương tính, bao gồm phụ nữ, trẻ
em và các thành viên trong gia đình. Những mục tiêu này nhằm đạt được ba nhóm kết quả chính của
dự án:
Phụ nữ, bạn tình và trẻ vị thành niên sử dụng thông tin hợp lý để bảo vệ chính mình khỏi HIV/i.
AIDS và phòng chống lây nhiễm virút HIV sang trẻ em
Phụ nữ mang thai, bạn tình của họ và những người trong độ tuổi sinh sản (đặc biệt là trẻ vị ii.
thành niên) được tiếp cận với các dịch vụ TVXNTN/PLTMC có chất lượng
Phụ nữ và trẻ em bị nhiễm HIV dương tính được hỗ trợ và chăm sóc (y tế, dinh dưỡng, tinh iii.
thần)
8. Các hoạt động của dự án thí điểm PLTMC nhằm triển khai bốn nội dung của PLTMC. Để đạt
được điều này, phần thiết kế dự án đã bao gồm: (i) các hoạt động định hướng dự án, (ii) xây dựng gói
tài liệu đào tạo, hướng dẫn và các quy trình, (iii) đào tạo nhóm giảng viên chính tuyến trung ương và
đào tạo nhóm giảng viên tại tuyến tỉnh và tuyến huyện, (iv) tham quan học tập kinh nghiệm tại Thái
Lan cho các cán bộ y tế tuyến tỉnh, huyện và lãnh đạo tại địa phương để học hỏi kinh nghiệm từ các
chương trình về PLTMC có hiệu quả, (v) đào tạo cho cán bộ y tế huyện và xã về TVXNTN/PLTMC và
đào tạo cho cán bộ y tế huyện, xã và nhân viên truyền thông y tế thôn bản về TTTĐHV về PLTMC, (vi)

lồng ghép các dịch vụ TVXNTN/PLTMC vào các dịch vụ chăm sóc trước và sau khi sinh thường kỳ của
bệnh viện tỉnh, huyện và các trạm y tế xã, (vii) sản xuất và phân phối tài liệu TTTĐHV để sử dụng tại
tất cả các tuyến, (viii) tổ chức và hỗ trợ các hoạt động TTTĐHV tại cộng đồng về PLTMC và chăm sóc,
hỗ trợ tại cộng đồng, (ix) quản lý dự án và (x) theo dõi, giám sát và đào tạo tại chỗ. Báo cáo Đánh giá
Thí điểm là tài liệu đánh giá từ bên ngoài, được tiến hành theo kế hoạch khi kết thúc dự án Bản mô
tả tóm tắt thiết kế dự án thí điểm và quy trình triển khai được trình bày trong Phụ lục 3.

15
Dự phòng Lây nhiễm HIV từ Mẹ sang Con (PLTMC)
II. PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ
A. Mục tiêu của Đánh giá
9. Với sự hỗ trợ của UNICEF Việt Nam, Bộ Y tế đã xây dựng kế hoạch Đánh giá Kết thúc Dự án
của hợp phần dự án thí điểm nhằm (i) xác định những điểm tốt hoặc điểm cần điều chỉnh, và (ii) cung
cấp thông tin và khuyến nghị cho những người hoạch định chính sách về các hoạt động PLTMC hiện
đang được triển khai tại các điểm thí điểm, cũng như về các chính sách PLTMC để đạt được các chỉ
tiêu/hoặc chiến lược cho giai đoạn 2008-2010 và xa hơn. Đánh giá này nhằm đưa ra một cái nhìn
khách quan về những kết quả, quá trình và tác động của dự án thí điểm về PLTMC dưới các góc độ
của tính hiệu quả, hiệu năng, tác động, sự phù hợp, tính bền vững và những bài học kinh nghiệm sau
hai năm rưỡi triển khai tại năm huyện. Đánh giá cũng đưa ra các khuyến nghị về cách thức cải tiến các
chiến lược, quy trình và hoạt động, cũng như cách thức giám sát và đánh giá công việc trong tương
lai, bao gồm cả những gợi ý cho việc triển khai mở rộng các hoạt động.
Là một quá trình có sự tham gia, đánh giá kết thúc dự án nhằm giúp các đối tác về PLTMC hiểu được
điểm mạnh, cơ hội và những hạn chế về mọi khía cạnh của chương trình nhằm tăng cường các nỗ
lực phối hợp hợp tác giữa các bên. Các đối tác cũng sẽ có thể đánh giá được ý nghĩa của các khuyến
nghị, giúp họ triển khai và theo dõi kết quả của việc triển khai những khuyến nghị phù hợp. Bản
đánh giá này cũng giúp UNICEF Hà Nội nhìn nhận các tác động từ những hỗ trợ của mình, và xác định
các lĩnh vực ưu tiên về PLTMC trong giai đoạn 2008-2010 và giai đoạn tiếp theo.
B. Cách tiếp cận Đánh giá và Khung Chọn mẫu
10. Cách tiếp cận của đánh giá này dựa trên hệ thống giám sát thí điểm hiện có và đánh giá quy
trình tại tất cả 5 huyện thí điểm, cũng như đánh giá định kỳ và phân tích tại các tỉnh và xã.

11. Đánh giá nhanh được tiến hành theo phương pháp tự đối chứng, dựa trên nghiên cứu dọc
trên nhóm đối tượng nghiên cứu để xác định ảnh hưởng của chương trình. Trong trường hợp này
không áp dụng được hình thức so sánh đối chiếu hoặc đối chứng vì như vậy cần phải so sánh với một
nhóm đối chứng “ngoài dự án”, nhưng các hoạt động thí điểm do UNICEF tài trợ trong nghiên cứu này
lại là duy nhất tại thời điểm đánh giá. Trước khi bắt đầu dự án người ta cũng đã tiến hành một nghiên
cứu cơ sở mang tính định lượng trên quy mô lớn. Tuy nhiên việc phân tích so sánh một cách chính
thức những số liệu cơ sở này vượt khỏi phạm vi của đánh giá này.
12. Các cuộc phỏng vấn và thảo luận nhóm đã được tiến hành với cán cán bộ lãnh đạo trong
ngành y tế, giám sát viên, giảng viên, bác sỹ sản khoa, bác sỹ nhi khoa, bà đỡ, tư vấn viên, cán bộ y tế
thôn bản, thành viên của các tổ chức quần chúng và viên chức trong cơ quan chính quyền tại tuyến
tỉnh và tuyến huyện trong năm tỉnh/huyện thí điểm. Thảo luận nhóm được tiến hành với những phụ
nữ đi khám thai và phỏng vấn sâu được tiến hành với những phụ nữ mang thai có HIV dương tính
hoặc những bà mẹ mới sinh con sử dụng bộ câu hỏi mở một phần. Đánh giá cũng đã tham khảo ý
kiến của các đối tác dự án tại tuyến trung ương từ Bộ Y tế và UNICEF tại Hà Nội. Kết quả kiểm tra trước
và sau khi tập huấn là dữ liệu định tính và kiến thức, cũng như hiểu biết của học viên về những nội
dung đào tạo chủ yếu trước và ngay sau khi tiến hành các hoạt động của dự án. Khung logic cũng đã
được phân tích để chọn ra những chỉ số dự án để đánh giá kết quả của những mục tiêu đã đặt ra. Các
chỉ số PLTMC được chọn từ mỗi huyện thí điểm cũng đã được thu thập và phân tích để tìm ra hướng
phát triến sau khi kết thúc dự án thí điểm.
13. Dựa trên sơ đồ giám sát dự án, các cuộc gặp và phỏng vấn đã được tiến hành tại các trung
tâm sức khỏe sinh sản của tỉnh và sau đó tại hai trạm y tế xã của mỗi huyện trong năm huyện dự án,
16
BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ DỰ ÁN
gồm một trạm y tế xã được coi là “mạnh” và một trạm y tế xã được coi là “yếu” tại mỗi huyện triển khai
dự án thí điểm. Các phát hiện thông qua mười trạm y tế này được so sánh với số liệu cơ sở. Việc khảo
sát sự hài lòng của khách hàng cũng đã được tiến hành đối với những người đến khám trước khi sinh
tại tuyến tỉnh, huyện và xã. Việc thu thập số liệu được tiến hành tại:
Tuyến trung ương (Vụ Sức khỏe Sinh sản, Cục Phòng chống AIDS VIệt Nam, UNICEF, CDC, i.
Quỹ Toàn cầu, Life-Gap)
Một huyện thí điểm để thử nghiệm bộ câu hỏi để quan sát các hoạt động PLTMCii.

Năm tỉnh/huyện thí điểm iii.
Một trạm y tế xã tại khu vực dự án thí điểm hoặc thuộc khu vực vùng sâu vùng xa hoặc trạm iv.
hoạt động chưa được hiệu quả;
Một trạm y tế hoạt động “tốt” tại một xã thí điểm v.
14. Bộ câu hỏi gợi ý cho từng đối tượng phỏng vấn được thử nghiệm và chỉnh sửa. Số liệu được
thu thập từ các phòng ban trong ngành y tế tỉnh và huyện và tại hai trạm y tế xã tại mỗi huyện như
sau: thảo luận nhóm và phỏng vấn riêng đối với các cán bộ y tế, nhân viên y tế thôn bản, thành viên
các tổ chức quần chúng, cán bộ chính quyền địa phương, phụ nữ đến khám thai, phụ nữ mang thai
có HIV dương tính hoặc những người mới sinh con, bạn tình và các thành viên khác trong gia đình,
các thành viên trong cộng đồng tham dự các hoạt động TTTĐHV về PLTMC. Chi tiết về danh sách các
nhóm đánh giá, khung thiết kế và phương pháp đánh giá sơ bộ được trình bày trong Phụ lục 2.
15. UNICEF cung cấp chuyên gia y tế và tư vấn đánh giá để hỗ trợ đánh giá tại thực địa và chuẩn bị
báo cáo đánh giá dự án cho Bộ Y tế. Điều khoản Tham chiếu của đợt đánh giá được trình bày trong
Phụ lục 6. Danh mục các tài liệu và báo cáo tham khảo được liệt kê trong Phụ lục 7. Nghiên cứu tại
thực địa diễn ra từ ngày 27 tháng 11 đến ngày 26 tháng 12 năm 2007, tại tất cả các tỉnh/huyện thí
điểm, cùng thời gian với các cuộc tiếp xúc với các đối tác khác tại Hà Nội. Chi tiết về lịch trình đánh
giá và danh sách các tỉnh, huyện và xã đã đến làm việc được nêu trong Phụ lục 8.

III. ĐÁNH GIÁ THIẾT KẾ VÀ TRIỂN KHAI

A. Sự phù hợp của Thiết kế và Nội dung Dự án
16. Khung chính sách: Nhìn chung, mục tiêu và các hoạt động của Dự án phù hợp với các chỉ
tiêu và ưu tiên phát triển y tế của Việt Nam, đặc biệt là về Sức khỏe Sinh sản và HIV/AIDS, phù hợp với
các cam kết về HIV/AIDS của Đại hội đồng Liên hiệp quốc và các Mục tiêu Phát triển Thiên niên kỷ.
Dự án bổ trợ cho các chính sách của chính phủ thông qua việc đáp ứng:
Các Mục tiêu Phát triển Thiên niên kỷ• – giảm ba phần tư tỷ lệ tử vong của bà mẹ và trẻ em dưới
năm tuổi (so với mức năm 1990)
Chỉ tiêu Chương trình Phát triển Kinh tế-Xã hội Việt Nam đến năm 2010• – giảm tỷ lệ tử vong của
trẻ em dưới một tuổi và dưới năm tuổi; giảm tỷ lệ tử vong của bà mẹ và cải thiện sức khỏe
sau khi sinh

Các Mục tiêu Sức khỏe Sinh sản của Việt Nam• – cải thiện tình trạng sức khỏe sinh sản đến năm
2010; cải thiện việc cung cấp và tiếp cận các dịch vụ về sức khỏe sinh sản và sức khỏe bà mẹ
và trẻ em; giảm tỷ lệ tử vong của bà mẹ và trẻ sơ sinh thông qua việc tăng cường các dịch vụ
chăm sóc sức khỏe ban đầu, giáo dục và tư vấn; và nâng cao kiến thức, giáo dục và nhận thức.
Các cam kết của Việt Nam đối với Đại hội đồng Liên hiệp quốc (UNGASS)• – được đưa ra vào
tháng 6 năm 2001 nhằm “đến năm 2005 giảm 20% và đến năm 2010 giảm 50%tỷ lệ trẻ sơ
sinh bị nhiễm HIV”
17
Dự phòng Lây nhiễm HIV từ Mẹ sang Con (PLTMC)
Chiến lược Quốc gia về Phòng chống HIV/AIDS đến 2010 tầm nhìn 2020 của Việt Nam• – ký ban
hành năm 2004, trong đó PLTMC là một trong chín lĩnh vực ưu tiên, với việc triển khai và mở
rộng các hoạt động bắt đầu từ năm 2005
Cục Phòng chống HIV/AIDS Việt Nam • - được thành lập năm 2005, chịu trách nhiệm về chính
sách và điều phối toàn bộ các hoạt động về HIV/AIDS do Bộ Y tế quản lý tại tất cả các tuyến
Chương trình Hành động Quốc gia về Dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con (PLTMC) giai đoạn •
2006-2010 – Chương trình hành động quốc gia được Vụ Sức khỏe Sinh sản xây dựng với hỗ
trợ của UNICEF (hợp phần một của Dự án), và đã được phê duyệt năm 2005
Quyết định số 3653/1999/QĐ-BYT của Bộ Trưởng Bộ Y tế Việt Nam ngày 15 tháng 11 năm 1999• –
xác định trách nhiệm của cán bộ y tế thôn bản, gồm: (i) giáo dục và truyền thông về y tế, bao
gồm tiến hoạt động TTGDT về giáo dục sức khỏe, bảo về và an toàn cộng đồng, (ii) vệ sinh
cộng đồng và dự phòng y tế, bao gồm giáo dục sức khỏe cộng đồng về an toàn thực phẩm,
dinh dưỡng đúng cách, nước sạch, phòng chống ký sinh trùng, sử dụng nhà tiêu đảm bảo
vệ sinh, tiêm chủng và phòng chống dịch bệnh; (iii) chăm sóc sức khỏe bà mẹ và trẻ em, bao
gồm khuyến khích việc chăm sóc sức khỏe trước và sau khi sinh và áp dụng các biện pháp
sinh con an toàn, theo dõi sức khỏe trẻ em, giáo dục kế hoạch hóa gia đình và cung cấp các
biện pháp tránh thai; (iv) sơ cứu và chăm sóc y tế cơ bản, cung cấp dịch vụ chăm sóc y tế ban
đầu cho các trường hợp tai nạn thương tích, các bệnh phổ biến và các vấn đề về y tế tại cộng
đồng và gia đình; và (v) tiến hành các hoạt động của các chương trình y tế tại thôn bản, bao
gồm việc đăng ký sinh và khai báo dịch bệnh, quản lý và sử dụng hợp lý bộ dụng cụ y tế dành
cho cán bộ y tế thôn bản.

Dự án cũng hỗ trợ các nội dung chính của Chiến lược Quốc gia về Sức khỏe Sinh sản giai đoạn 2001-
2010, trong đó đưa ra 10 nội dung về chăm sóc sức khỏe sinh sản của Việt Nam: (i) truyền thông,
(ii) làm mẹ an toàn, trẻ sơ sinh an toàn và chăm sóc trẻ em, (iii) kế hoạch hóa gia đình, (iv) nạo thai
an toàn, (vi) phòng chống nhiễm trùng phụ khoa, bao gồm STD/HIV/AIDS, (vii) sức khỏe sinh sản vị
thành niên, (viii) phòng và điều trị vô sinh, (ix) phòng ngừa và phát hiện sớm ung thư cổ tử cung, và
(x) sức khỏe sinh sản cho người cao tuổi
18. Nhu cầu: Nghiên cứu của UNAIDS và UNICEF chỉ ra rằng nếu không có các biện pháp dự
phòng, khoảng một phần ba số trẻ em trên thế giới do các bà mẹ có HIV dương tính sinh ra sẽ nhiễm
HIV trong quá trình mang thai, trong khi sinh hoặc trong khi nuôi con bằng sữa mẹ. Nguy cơ này có
thể được giảm đi một nửa nếu phụ nữ được điều trị ARV và được phổ biến các biện pháp nuôi con
thay thế cho việc cho con bú. Nguy cơ này sẽ giảm gần ba phần tư nếu phụ nữ đồng thời được điều
trị bằng ARV, được chăm sóc đúng cách khi sinh con và được tư vấn và hỗ trợ về cách nuôi trẻ sơ sinh.
Để bảo vệ trẻ em, cần có các biện pháp phòng tránh lây nhiễm HIV ở cha mẹ và lây nhiễm HIV sang
trẻ em. Chiến lược Quốc gia Phòng chống HIV/AIDS đã xác định PLTMC là một trong số chín lĩnh vực
ưu tiên cần có sự can thiệp tức thời và lâu dài. Những nghiên cứu so sánh gần đây về PLTMC ở Việt
Nam cũng như số liệu giám sát dự án thí điểm cho thấy các dịch vụ PLTMC không đáp ứng tiêu chuẩn
do có rất nhiều thách thức đối với việc cung cấp và tiếp cận dịch vụ PLTMC có chất lượng. Một số
hạn chế chính được nêu lên là: (i) dịch vụ chăm sóc trước, trong và sau khi sinh không đáp ứng được
yêu cầu; (ii) phụ nữ mang thai thiếu kiến thức về HIV; (iii) thái độ tiêu cực của cán bộ y tế; sự kỳ thị
và phân biệt đối xử còn phổ biến; (iv) thiếu thuốc dự phòng ARV, công tác điều trị và chăm sóc chưa
phù hợp; (v) thiếu sự chăm sóc liên tục đối với các trường hợp trẻ em bị phơi nhiễm HIV; (vi) không đủ
hoặc không tiếp cận được với các thức ăn thay thế dành cho trẻ nhỏ; (vii) thiếu kiến thức của bà mẹ
về việc HIV có thể bị lây truyền từ mẹ sang con; (viii) thiếu hoặc không có đủ xét nghiệm trước và sau
khi sinh và tư vấn nuôi dưỡng trẻ sơ sinh; (ix) việc chuyển tiếp bệnh nhân và các hành vi khác không
quan tâm đến việc đảm bảo bí mật thông tin; (x) thiếu dụng cụ xét nghiệm; (xi) phản hồi thông tin,
ghi chép số liệu và báo cáo thiếu và/hoặc không đầy đủ; (xii) khoảng cách đến các điểm cung cấp
dịch vụ xa, chi phí đi lại lớn; (xiii) dịch vụ phải trả tiền; (xiv) dịch vụ không đồng bộ.

18
BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ DỰ ÁN

19. Chiến lược Quốc gia Phòng chống AIDS được ban hành tháng 9 năm 2004 quy định Vụ Sức
khỏe Sinh sản phải xây dựng Chương trình Hành động Quốc gia về PLTMC cho giai đoạn 2006-2010.
Mục tiêu của Chương trình là nhằm giảm tỷ lệ lây truyền từ mẹ sang con xuống dưới 10% vào năm
2010, và phấn đấu 90% số phụ nữ mang thai được tư vấn xét nghiệm tự nguyện và 100% người
xét nghiệm có HIV dương tính được điều trị vào năm 2010. Các Trung tâm Phòng chống AIDS mới
ra đời gần đây sẽ đóng vai trò đầu mối điều phối tất cả các hoạt động về HIV/AIDS nhưng sẽ hoạt
động song song với các Trung tâm Sức khỏe Sinh sản của tỉnh, và vai trò cũng như trách nhiệm của
họ trong lĩnh vực PLTMC vẫn chưa được xác định rõ. Các Trung tâm Phòng chống AIDS mới được
thành lập này đang hoạt động với kinh phí hạn hẹp bằng cách tổ chức các lớp tập huấn từ một đến
hai ngày cho khoảng 80 hoặc trên 80 cán bộ y tế. Thông tin được truyền tải thông qua các hình thức
truyền thống, chủ yếu là dưới dạng bài giảng, một số hoạt động theo nhóm nhỏ và cung cấp tài liệu
in ấn về phòng chống, chăm sóc và điều trị HIV/AIDS theo chính sách quốc gia mới. Bộ Y tế nhận
thức rất rõ rằng còn nhiều việc phải làm để tăng cường năng lực của đội ngũ cán bộ y tế về TVXNTN,
cũng như các dịch vụ chăm sóc và điều trị liên quan để có thể xây dựng và duy trì hệ thống các dịch
vụ PLTMC hoạt động có hiệu quả. Những hạn chế thường gặp là thiếu hoặc không có nhà tài trợ hỗ
trợ kinh phí cho chính phủ để tổ chức đào tạo, cung cấp trang thiết bị và vật tư, thiếu những cơ hội
học hỏi thực tế như tham quan học tập mô hình các dự án PLTMC, và năng lực tập huấn theo phương
pháp cùng tham gia còn hạn chế về các nội dung TVXNTN/PLTMC, đặc biệt về kỹ năng truyền thông
và tư vấn của đội ngũ giảng viên của Bộ Y tế ở tuyến tỉnh và tuyến huyện.
20. Trong bối cảnh tỷ lệ HIV ở Việt Nam còn thấp (tập trung trong những khu vực nhất định) và
hạn chế về nguồn lực, ưu tiên của chính phủ là tìm cách xác định hiệu quả và đảm bảo bí mật thông
tin đối với một số ít phụ nữ mang thai ngay từ thời kỳ đầu, và thiết lập các cơ chế chuyển tuyến có
hiệu quả để đảm bảo chăm sóc và điều trị toàn diện và kịp thời. Bốn nội dung của PLTMC được quốc
tế công nhận rộng rãi là một mô hình toàn diện để huy động nguồn lực của cộng đồng cho công tác
IEC và BCC nhằm nâng cao nhận thức về PLTMC - kể cả hỗ trợ các hoạt động dự phòng ban đầu và
huy động cộng đồng hướng tới phụ nữ mang thai để khuyến khích họ tiếp cận sớm hơn với các dịch
vụ TVXNTN và chăm sóc trước khi sinh (nội dung một và hai) bên cạnh các dịch vụ hiện nay về TVX-
NTN, chăm sóc và điều trị (nội dung ba và bốn) hiện đang được các nhà tài trợ khác giúp đỡ triển khai
chủ yếu tại tuyến tỉnh. Trước khi có dự án thí điểm của UNICEF, chưa có nhiều hoạt động về TTTĐHV
nhằm nâng cao nhận thức và huy động cộng đồng về PLTMC và HIV.

21. Để giải quyết những vấn đề này, Vụ Sức khỏe Sinh sản, với sự hỗ trợ của UNICEF Việt Nam đã
xây dựng một dự án thí điểm về PLTMC trong đó có việc xây dựng một mô hình thử nghiệm về nâng
cao năng lực cho Trung tâm Y tế huyện tại năm huyện thí điểm có tỷ lệ HIV cao nhất trong cả nước.
Năm huyện này, gồm 100% số xã tại mỗi huyện, tổng cộng có … xã, đã được lựa chọn để triển khai
dự án thí điểm. Đề xuất dự án, với … cán bộ y tế của năm Trung tâm Y tế huyện, và … thành viên
trong cộng đồng, đã được triển khai với tổng số … người tham gia. Những người tham gia được đào
tạo về quản lý dự án của UNICEF, tư vấn xét nghiệm tự nguyện, đào tạo TTTĐHV về nâng cao nhận
thức và huy động cộng đồng về PLTMC và tham quan học hỏi kinh nghiệm tại Thái Lan từ các mô
hình PLTMC đang hoạt động có hiệu quả tại đây.
22. Ưu tiên: Dự án hỗ trợ mạnh mẽ chiến lược phân cấp phân quyền của chính phủ cho các
tuyến dưới với mục tiêu xây dựng năng lực cho đội ngũ quản lý y tế tuyến tỉnh để có thể đảm đương
được các chương trình và dịch vụ phức tạp mà họ đang chịu trách nhiệm giám sát hiện nay - tại tuyến
tỉnh, huyện và xã. Nhu cầu tài chính không giảm đi, và nguồn kinh phí ở các địa phương thường
không đồng đều, không đủ và không chắc chắn. Giải quyết được những nhu cầu trong điều kiện như
vậy đòi hỏi những kỹ năng về tổ chức, lập kế hoạch và phân tích phải ngày càng được nâng cao. Dự
án đã nhận thức được và áp dụng phương thức phân quyền cho các tuyến dưới trong hệ thống y tế
và đặc biệt giá trị của việc huy động các nguồn lực và sự tham gia của cộng đồng vào việc nâng cao
19
Dự phòng Lây nhiễm HIV từ Mẹ sang Con (PLTMC)
nhận thức về PLTMC thông qua các hoạt động TTTĐHV. Tuy nhiên, với thiết kế của dự án công tác
kiểm tra giám sát tại tuyến tỉnh chỉ được hỗ trợ một cách hạn chế, vì các can thiệp được triển khai chủ
yếu tại tuyến huyện. Vì thế, dự án đã bỏ lỡ cơ hội tăng cường năng lực lập kế hoạch và quản lý PLTMC
cho tuyến tỉnh. Điều này càng được thể hiện rõ hơn trong quá trình triển khai. Dự án cũng phù hợp
với các nguyên tắc chương trình và định hướng chiến lược của UNICEF Việt Nam, chú trọng tới nhân
quyền và các cách tiếp cận dựa trên bằng chứng, bình đẳng giới và quản lý dựa trên kết quả.
23. Dự án nhận thức rõ hơn tầm quan trọng của cách tiếp cận có sự tham gia của các đối tác
thông qua Ban Quản lý Dự án và các thành viên nhóm tư vấn kỹ thuật, gồm đại diện các đơn vị liên
quan trong Bộ Y tế cũng như từ Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam. Tuy nhiên, tuyến tỉnh lại không xây
dựng các ban quản lý như vậy. Khi có sự thay đổi trong hệ thống y tế tuyến huyện (vào khoảng giữa
giai đoạn triển khai dự án), trung tâm y tế huyện bị chia tách thành ba bộ phận: bệnh viện huyện,

trung tâm y tế dự phòng và phòng y tế huyện, mà không có cơ chế phối hợp rõ ràng trong các hoạt
động PLTMC (hoặc các hoạt động y tế khác tại tuyến huyện). Như lời một Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân
dân nhận xét “Trước đây mọi việc vốn rất đơn giản – tôi chỉ cần gặp Giám đốc Phòng Y tế huyện,
nhưng bây giờ tôi phải gặp ba người.” Gần như cũng trong thời điểm đó, Cục Phòng chống AIDS Việt
Nam được thành lập trực, thuộc Bộ Y tế với chức năng quản lý ngành dọc, song song tồn tại bên cạnh
Vụ Sức khỏe Sinh sản và không có sự phân định thẩm quyền cũng như trách nhiệm trao đổi thông
tin rõ ràng. Ở tuyến tỉnh, các Trung tâm Phòng chống AIDS được thành lập, và ngoại trừ thành phố
Hồ Chí Minh là địa phương có Ủy ban Phòng chống AIDS được thành lập từ lâu và hoạt động có hiệu
quả, các Trung tâm Phòng chống AIDS tuyến tỉnh khác vẫn chưa thực sự phối hợp có hiệu quả với các
Trung tâm Sức khỏe Sinh sản trong các hoạt động PLTMC.
24. Tài chính: Kinh phí ước tính cho các hoạt động xây dựng năng lực PLTMC theo Chương trình
Hành động Quốc gia vào khoảng trên 30 triệu đô-la Mỹ, trong đó ngân sách nhà nước có khoảng 6
triệu đô-la Mỹ, nhu cầu viện trợ nước ngoài còn lại khoảng trên 24 triệu đô-la Mỹ. Trong điều kiện
nguồn lực của chính phủ còn hạn chế, các hoạt động đầu vào để triển khai PLTMC trên diện rộng cần
được thiết kế hợp lý cho phù hợp với ngân sách của chính phủ. Với mục tiêu như vậy, Dự án được
thiết kế nhằm kết hợp với nguồn lực tại các địa phương, tránh làm tăng phụ cấp lương vốn thường
gặp trong các dự án PLTMC lớn khác và đi ngược lại với yêu cầu về tính bền vững của các mô hình
PLTMC đang được xây dựng. Với việc hỗ trợ trực tiếp cho các hệ thống đang hoạt động, Dự án tránh
được việc xây dựng các dịch vụ PLTMC có tài trợ hoạt động song song với hệ thống của Bộ Y tế, tình
trạng tồn tại ở ít nhất một huyện thí điểm. Tuy nhiên, ngoại trừ hỗ trợ kinh phí đi lại cho nghiên cứu
đánh giá, các thành viên được mời đến trung tâm y tế để phỏng vấn và thảo luận nhóm, không nên
chi trả cho các hoạt động đánh giá dự án ữa và nên thay thế bằng việc chuẩn bị đồ ăn nhẹ, giống như
cách Hội Liên hiệp Phụ nữ thường làm trong các cuộc họp.
25. Thiết kế dự án đã dành ưu tiên đúng mức cho trung tâm y tế huyện và trạm y tế xã và các
cách tiếp cận với y tế cơ sở được áp dụng để xây dựng và tăng cường mối liên kết giữa hệ thống y tế
và cộng đồng, đặc biệt trong việc đào tạo cho đội ngũ cán bộ y tế thôn bản, cộng tác viên và thành
viên của các tổ chức quần chúng (Hội Phụ nữ, Đoàn Thanh niên …) để triển khai các hoạt động huy
động cộng đồng và truyền thông về PLTMC. Các bên tham gia dự án đều nhất quán đánh giá cao
những hỗ trợ đối với hoạt động TTTĐHV của dự án và nhiều người còn coi các hoạt động truyền
thông PLTMC là hoạt động quan trọng nhất của dự án. Mỗi trạm y tế xã thường có từ 5 đến 6 cán bộ

y tế, phụ trách một khu vực dân cư gồm khoảng 5.000 đến 10.000 người hoặc nhiều hơn ở các vùng
nông thôn và có nơi, theo báo cáo, lên đến 22.000 người tại một số xã thí điểm ở thành phố Hồ Chí
Minh. Như vậy, các trạm y tế xã phải dựa chủ yếu vào mạng lưới nhân viên y tế cộng đồng để hướng
tới phục vụ các đối tượng trong cộng đồng. Tuy nhiên, thiết kế dự án lại thiếu sự linh hoạt cần thiết
để thích ứng với những thay đổi trong tình hình (đoạn số 18) để đảm bảo sự cam kết tham gia của
cán bộ lãnh đạo ngành y tế tuyến tỉnh, những người được giao vai trò giám sát nhưng không rõ ràng,
20
BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ DỰ ÁN
cung cấp cán bộ để được đào tạo trở thành giảng viên, nhưng lại không có trách nhiệm lập kế hoạch
hay quản lý. Tình trạng này cũng thể hiện trong cách thức quản lý tài chính với việc bỏ qua tuyến
tỉnh và đi thẳng xuống tuyến huyện. Ở đây lại cũng chỉ có một ngoại lệ duy nhất là thành phố Hồ
Chí Minh, nơi kinh phí được quản lý và phân phối tốt thông qua Trung tâm Phòng chống AIDS thành
phố Hồ Chí Minh. Ngân hàng thế giới, Ngân hàng phát triển châu Á và các nhà tài trợ khác đang hỗ
trợ các dự án vay vốn lớn trên toàn quốc mà ít có sự trợ giúp kỹ thuật cho việc xây dựng và chuyển
giao nguồn lực. Hỗ trợ của UNICEF cùng với viện trợ của các nhà tài trợ khác cho lĩnh vực ít được đầu
tư này sẽ giúp nâng cao kết quả và tác động của PLTMC.
26. Phạm vi: Phạm vi của Dự án là phù hợp đối với một dự án thí điểm để thử nghiệm một mô
hình triển khai trên cả bốn nội dung của cách tiếp cận về PLTMC được thế giới công nhận, chú trọng
vào các trạm y tế xã và lựa chọn các tỉnh có tỷ lệ HIV cao. Dự án cũng được thiết kế dựa trên những
thế mạnh truyền thống của UNICEF về các lĩnh vực như sức khỏe bà mẹ trẻ em, xây dựng tài liệu IEC
và HIV/AIDS, và có sự tham gia mạnh mẽ của cộng đồng. Tuy nhiên, khoảng cách địa lý khá xa giữa ba
điểm dự án ở miền bắc và hai điểm ở miền nam làm cho công tác giám sát dự án bị hạn chế, chỉ thực
hiện được việc giám sát hàng quý và đôi khi không được thực hiện trong một thời gian dài. Ngoài ra
còn có những nguy cơ khác về phân công lao động – đòi hỏi có sự phối hợp đáng kể với các nhà tài
trợ khác trong lĩnh vực PLTMC, cũng như sự quản lý các cấp và các bộ phận khác nhau trong hệ thống
y tế để đảm bảo các dịch vụ và công cụ PLTMC toàn diện, bao gồm chuyển tuyến những ca bệnh để
xét nghiệm, điều trị, chăm sóc trong giai đoạn theo dõi và hỗ trợ xã hội trong cộng đồng như cung
cấp các kiến thức về nuôi con cho các bà mẹ có HIV dương tính, thường là người nghèo và có thể đã
có chồng qua đời, hoặc cung cấp các biện pháp tránh thai, như bao cao su, phương tiện thiết yếu để
dự phòng cơ bản cũng như phòng tránh thai cho phụ nữ có HIV dương tính (nội dung một và hai).

Các điểm thí điểm đều là những nơi có tỷ lệ HIV cao với sự hỗ trợ đáng kể của các nhà tài trợ cho hoạt
động chăm sóc và dự phòng HIV/AIDS, nhiều nhà tài trợ còn cung cấp bao cao su. Vì thế cần xem xét
các lựa chọn mang tính chiến lược trong tương lai để triển khai mô hình này ra diện rộng, ví dụ xác
định ưu tiên không chỉ dựa trên tỷ lệ HIV ở địa phương và khu vực đó, mà còn cần dựa trên khả năng
liên kết với các nhà tài trợ khác có hỗ trợ tài chính cho các hoạt động PLTMC.
27. Triển khai. Dự án hỗ trợ Vụ Sức khỏe Sinh sản với các đơn vị trực thuộc tại tuyến tỉnh, huyện,
xã và cộng đồng, liên kết với mạng lưới y tế cơ sở thông qua đội ngũ nhân viên y tế thôn bản và dưới
sự chỉ đạo chung của cấp ủy tại từng tuyến. Mặc dù mô hình này tạo ra một khung chính sách và cấu
trúc tổ chức triển khai chặt chẽ, nhưng lại hình thành một dự án khá phức tạp về một vài khía cạnh.
Thứ nhất, nó liên quan đến cả hai ngành – (Y tế và Hội phụ nữ), với nhiều cấp độ quản lý khác nhau
trong hệ thống y tế và sự phối hợp giữa ít nhất ba nhà tài trợ chính (UNICEF, CDC LIFE-GAP và Qũy
Toàn cầu. Thứ hai, các huyện/tỉnh thiếu kinh nghiệm quản lý các dự án do UNICEF hỗ trợ, thường yêu
cầu có đào tạo thêm về quản lý tài chính. Thứ ba, Cục Phòng chống AIDS Việt Nam được hình thành
vào giai đoạn giữa của tiến trình triển khai dự án và được giao trách nhiệm điều phối và lồng ghép
tất cả các hoạt động về HIV/AIDS trên toàn quốc, cũng như tại tuyến tỉnh, thông qua các Trung tâm
Phòng chống AIDS. Trong khi đó hoạt động PLTMC trước đây vốn thuộc sự chỉ đạo trực tiếp của Vụ
Sức khỏe Sinh sản, với chiến lược lồng ghép vào các dịch vụ chăm sóc trước khi sinh. Sự thiếu rõ ràng
về các mục tiêu và cơ chế điều phối dự án tồn tại trong suốt thời gian triển khai Dự án.
28. Thách thức thứ tư đối với việc triển khai dự án là sự thay đổi trong hệ thống y tế tuyến huyện,
trong đó Phòng Y tế bị chia thành ba đơn vị riêng rẽ - bệnh viện huyện, trung tâm y tế dự phòng và
phòng y tế huyện - mỗi đơn vị có lãnh đạo và nhân viên riêng. Như đã nêu trong Chương trình Hành
động Quốc gia, PLTMC được quản lý thông qua các Trung tâm Sức khỏe Sinh sản thuộc Trung tâm Y
tế Dự phòng tỉnh – nhưng các Trung tâm Y tế Dự phòng này bây giờ lại bị tách khỏi bệnh viện huyện
nơi cung cấp phần lớn các dịch vụ chăm sóc lâm sàng, điều trị và các dịch vụ lâm sàng khác. Bộ Y tế
vẫn đang trong quá trình xây dựng chức năng của các đơn vị mới trong hệ thống y tế tuyến huyện.
21
Dự phòng Lây nhiễm HIV từ Mẹ sang Con (PLTMC)
Vụ Sức khỏe Sinh sản vẫn tiếp tục vai trò quản lý dự án thí điểm PMTCC trong Bộ Y tế, và có quyền
hạn và sự linh hoạt phù hợp để giải quyết những vấn đề khó khăn trong quá trình triển khai Dự án.
29. Tại tuyến trung ương đã hình thành một Ban Quản lý Dự án có năng lực gồm đại diện của Vụ

Sức khỏe Sinh sản, Cục Phòng chống AIDS Việt Nam và Hội Phụ nữ, góp phần làm giảm bớt các nguy
cơ. Tuy nhiên, không có đơn vị điều phối tuyến tỉnh nào được thành lập tại các tỉnh thí điểm, và chưa
có sự phân công rõ ràng về vai trò, trách nhiệm và quyền hạn giữa các đối tác dự án, đặc biệt là giữa
Trung tâm Sức khỏe Sinh sản và Trung tâm Phòng chống AIDS của tỉnh. Khó khăn thứ năm trong việc
triển khai dự án là khoảng cách lớn giữa các điểm dự án thí điểm – các điểm này được lựa chọn dựa
trên tiêu chí có tỷ lệ HIV cao, nhưng lại gây khó khăn cho việc giám sát thường xuyên và chặt chẽ, vốn
rất cần trong những dự án thí điểm. Cuối cùng, những hỗ trợ hiện nay của UNICEF ở mức độ chính
sách (hợp phần một), làm hướng dẫn về chính sách và kỹ thuật cho dự án thí điểm, lại phụ thuộc vào
chính những hướng dẫn về chính sách mà lẽ ra sẽ là một kết quả của Dự án thí điểm, tất cả những
yếu tố này đều rất cần thiết đối với sự thành công của Dự án.
30. Dự án nhằm mục tiêu xây dựng một mô hình hỗ trợ các dịch vụ PLTMC có hiệu quả trong hệ
thống quản lý và điều hành y tế phân cấp. Dưới sự điều phối chung của đơn vị triển khai dự án là Vụ
Sức khỏe Sinh sản, và ở mức độ ít hơn là Cục Phòng chống AIDS Việt Nam, việc triển khai dự án thí
điểm nhìn chung đem lại những kết quả tốt. Các hoạt động đào tạo trực tiếp và học tập dựa trên kinh
nghiệm đã giúp tăng cường năng lực của cán bộ y tế, tình nguyện viên và các thành viên trong cộng
đồng về TVXNTN, TTGDTT và TTTĐHV. Tuy nhiên, một số cán bộ tuyến tỉnh được phỏng vấn nhận xét
rằng quy trình triển khai quá “tập trung cả về lập kế hoạch và quản lý”, và không có sự tham gia và
hỗ trợ nhiều cho cán bộ quản lý y tế, giám sát viên và giảng viên tuyến tỉnh, mà nếu họ được tham
gia nhiều hơn vào việc lập kế hoạch và xây dựng tài liệu, cũng như chương trình đào tạo phù hợp với
đặc thù của địa phương và đối tượng học viên, chẳng hạn như ở những vùng có đông đồng bào dân
tộc thiểu số, thì có thể họ đã nhiệt tình tham gia, ủng hộ và giám sát các hoạt động của dự án nhiều
hơn.
31. Dự án đã xây dựng được một nhóm giảng viên chính tại tuyến trung ương để lập kế hoạch
và hỗ trợ các hoạt động đào tạo. Hội Liên hiệp Phụ nữ và các nhân viên y tế thường được đào tạo
riêng – chỉ được đào tạo chung tại một số huyện kết hợp với các kỹ năng truyền thông cho giảng
viên, đây là hình thức rất có hiệu quả tại các địa phương khác để xây dựng quan hệ đối tác phối hợp
triển khai trong tương lai. Những người tham gia rõ ràng được hưởng lợi từ các hoạt động đào tạo và
giám sát, đây cũng là hình thức thích hợp cho quá trình học hỏi về chính sách PLTMC tại địa phương,
kiểm nghiệm và điều chỉnh các phương pháp tiếp cận xây dựng năng lực cũng như các biện pháp cụ
thể hướng tới thay đổi thái độ.

32. Triển khai. Dự án nhìn chung được triển khai theo đúng thiết kế đã được xây dựng dựa trên
kết quả đánh giá nhanh do Bộ Y tế tiến hành với sự tham khảo ý kiến của UNICEF Việt Nam.
B. Kết quả Dự án
33. Đánh giá này xác định cách thức và mức độ các yếu tố đầu vào của dự án đem lại lợi ích và
cải thiện (hay không) các dịch vụ cung cấp cho các đối tượng thụ hưởng. Đối tượng thụ hưởng ở đây
bao gồm phụ nữ mang thai, bạn tình, gia đình và các thành viên trong cộng đồng sống tại các xã
tham gia vào dự án thí điểm. Nhân viên y tế và các tình nguyện viên y tế tại xã, huyện và tỉnh cũng
được hưởng lợi từ các hoạt động này, đặc biệt là từ hoạt động đào tạo, hỗ trợ trang thiết bị và vật tư.
Tác động của dự án được đánh giá qua các thông tin và công cụ bằng cả phương pháp định tính và
định lượng. Phụ lục 8 trình bày lịch làm việc của nhóm đánh giá tại các cơ sở, xã và huyện.
22
BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ DỰ ÁN
34. Số liệu lâm sàng: Dịch vụ PLTMC tại tất cả các cơ sở thí điểm dự án đều được lồng ghép vào
các hoạt động chăm sóc thường quy trước khi sinh, và một phần được cung cấp với sự điều phối của
chương trình HIV/AIDS chung của tỉnh thông qua các dịch vụ tư vấn và xét nghiệm HIV tự nguyện,
cũng như các hoạt động thông tin, truyền thông, giáo dục về HIV/AIDS. Từ tháng 6/2005 đến tháng
9/2007, hơn 28.213 phụ nữ có thai đã được tư vấn, 18.757 phụ nữ có thai được xét nghiệm trong thời
kỳ mang thai và 49 phụ nữ có thai đã được điều trị ARV tại năm huyện thí điểm. Số liệu về các chỉ số
hoạt động PLTMC này được tóm tắt trong Bảng 1. Những chỉ số này do dự án xây dựng và được sử
dụng để đánh giá những thay đổi theo từng thời kỳ. Phụ lục 12 cung cấp toàn bộ các thông tin lâm
sàng hiện có. Phần lớn các chỉ số này đều cho thấy những chuyển biến tích cực.
Bảng 1: Một số chỉ số PLTMC
Chỉ số 2005
(Tháng 6-12)
2006
(Tháng 1-12)
2007
(Tháng 1-9)
Tổng
Số phụ nữ có thai 14,771 14,884 9,876 39,531

Số phụ nữ có thai thường xuyên đi khám thai
(trên hai lần)
8,270
(56.0%)
12,716
(85.5%)
7,227
(73.2%)
28,213
(71.4%)
Số phụ nữ có thai được tư vấn trước khi xét
nghiệm
8,270
(100%)
12,716
(100%)
7,227
(100%)
28,213
(100%)
Số phụ nữ có thai được xét nghiệm HIV tự
nguyện trong thời kỳ mang thai
5,270
(63.7%)
8,110
(63.8%)
5,377
(74.4%)
18,757
(66.5%)

Số phụ nữ có thai có HIV dương tính được xét
nghiệm trong thời kỳ mang thai
22
(0.42%)
42
(0.52%)
16
(0.3%)
80
(0.43%)
Số phụ nữ có thai có HIV dương tính được
điều trị bằng ARV
12
(54.5%)
27
(63.3%)
10
(62.5%)
49
(61.25%)
* Số liệu từ 5 huyện thí điểm
35. Các chỉ số PLTMC chủ yếu ở các huyện/tỉnh cho thấy những tác động tích cực đáng kể như tỷ
lệ phụ nữ có thai có HIV dương tính được quản lý tại các cơ sở y tế (tại tất cả các huyện), tỷ lệ phụ nữ
có thai được tư vấn trước khi sinh tăng lên (tại tất cả các huyện), tỷ lệ phụ nữ có thai chấp nhận xét
nghiệm HIV tự nguyện tăng lên dù ở mức độ ít hơn, và tỷ lệ lây nhiễm ở những trẻ em phơi nhiễm
HIV thấp – trong số 54% được xét nghiệm thì 100% cho kết quả xác chẩn âm tính. Bảng 2 và 3 dưới
đây tóm tắt những chỉ số PLTMC và theo dõi sức khỏe bà mẹ trẻ em ở các huyện/tỉnh:
Bảng 2: Dự phòng lây nhiễm từ mẹ sang con – theo huyện
Số phụ nữ
mang thai có

HIV dương
tính
Cao Lộc
(5 người)
Thủy Nguyên
(17 người có
HIV dương
tính)
Uông Bí
(14 người có
HIV dương
tính)
Tân Châu
(21 người có
HIV dương
tính)
TP HCM
(41 người có
HIV dương
tính)
Số phụ nữ
mang thai được
điều trị bằng
ARV
3 (60%)
(1 người sinh
con tại nhà, 5
tháng mang
thai không
được điều

17 ( 100%) 3 (75%)
(1 người được
xét nghiệm khi
sinh con tại
bệnh viện Uông
Bí nên không
biết được tình
trạng điều trị)
17 (80.9%)
(4 trường hợp
tử vong)
11 (26.8%)
(25 trường hợp
tử vong, 1 sảy
thai, 1 được xét
nghiệm lại với
kết quả âm tính,
1 người sinh
con trên đường
đi, 2 người làm
xét nghiệm sau
khi sinh)
23
Dự phòng Lây nhiễm HIV từ Mẹ sang Con (PLTMC)
Số trẻ sơ sinh
được điều trị
ARV
4 (100%) 17 (100%) 0
(không rõ)
19 (86,4%)

(1 song sinh, 1
trường hợp có
mẹ được xét
nghiệm khi sinh
con, chưa được
điều trị ARV)
13 (37,1)
( 2 trường hợp
làm xét nghiệm
sau khi sinh)
Số trẻ em được
điều trị bằng
Cotrimoxazol
1 (25%) 17 (100%) 3 (75%) 13 (37.1%)
Số phụ nữ có
HIV dương tính
không theo dõi
được
2 (40%) 1 (5.3%) KB 4 (19%) 25 (60.9%)
Bảng 3: Theo dõi trẻ phơi nhiễm HIV
Số trẻ có mẹ nhiễm
HIV dương tính
Cao Lộc
( 4 trẻ)
Thủy Nguyên
( 17 trẻ)
Uông Bí
( 4 trẻ)
Tân Châu
( 19 trẻ)

HCM
(13 trẻ)
Số trẻ có kết quả HIV
âm tính sau 18 tháng
1 (25%) 3 (17.6%) 3 (75%) 14 (73.7%) 10 (76.9%)
Số trẻ chưa đủ 18
tháng
3 (75%)
(2 trẻ chưa đủ
18 tháng, 1
trẻ không có
thông tin xác
định)
14 (82.4%) 1 (25%)
Không rõ
5
1 không xác
định, 4 chưa
đủ 18 tháng
3 (23.1%)
Số trẻ không được cho
bú mẹ
3 (73%) 15 (88.2%) 3 (75%) 14 (73.7%) 13 (100%)
36. Các chỉ số nhìn chung được cải thiện thể hiện ở nhận thức và hiểu biết về PLTMC và HIV/AIDS
của phụ nữ có thai qua khảo sát tại các cơ sở y tế (Bảng 4 dưới đây). Phụ lục 10 cung cấp thông tin
chi tiết hơn về kết quả của điều tra KAP (kiến thức, thái độ, hành vi) và điều tra sự hài lòng của khách
hàng.
Bảng 4: Hiểu biết về PLTMC của Phụ nữ có thai
Cao Lộc
N=33

Thủy Nguyên
N=28
Uông Bí
N=32
Tân Châu
N=59
HCM
N=15
Hiểu biết đúng về các
đường lây truyền HIV và
cách phòng ngừa
63.6% 96.4% 90.6% 66.1% 100%
Hiểu biết không đầy đủ 15.2% 0% 6.3% 8.5% 0%
Hiểu biết không đúng 0% 0% 0% 0% 0%
Không rõ 21.2% 3.6% 3.1% 25.4% 0%
37. Những kết quả và chỉ số tích cực nói trên không chỉ hoàn toàn do dự án mang lại. Tuy nhiên,
những đối tượng chính được phỏng vấn tại nhiều huyện và xã đều đặc biệt nhấn mạnh đến vai trò
quan trọng và rất có hiệu quả của các hoạt động TTGDTT và TTTĐHV tiến hành trong cộng đồng, có
tính quyết định đến việc tiếp cận và cung cấp được nhiều hơn các xét nghiệm tự nguyện cho số phụ
nữ mang thai có HIV dương tính, ngoài ra các hoạt động truyền thông còn góp phần làm tăng tỷ lệ
24
BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ DỰ ÁN
phụ nữ có thai đến khám trước khi sinh cũng như nâng cao nhận thức về PLTMC của những khách
hàng đến với dịch vụ chăm sóc trước khi sinh nói chung. Các Sở Y tế cũng cho biết họ dự định sẽ tiếp
tục duy trì các hoạt động này sau khi kết thúc dự án của UNICEF, và tại ít nhất một tỉnh là Quảng Ninh,
PLTMC đã được mở rộng ra ba huyện mới, còn thành phố Hồ Chí Minh đã nhân rộng chương trình
PLTMC ra toàn bộ các quận huyện trong thành phố, khẳng định những lợi ích của các hoạt động và
kết quả của dự án.
38. Tóm lại, những phát hiện này cho thấy sự chuyển biến đều đặn theo thời gian của các dịch
vụ PLTMC, sức khỏe bà mẹ trẻ em và các hành vi chăm sóc sức khỏe tại tuyến xã và tuyến huyện,

cho thấy những hiệu quả trực tiếp của các can thiệp cụ thể, kể cả chính sách của nhà nuớc và của dự
án. Các mô hình đào tạo hiện nay, các hoạt động truyền thông dựa vào cộng đồng và sự tham gia
của lãnh đạo địa phương là những chỉ số ban đầu về kết quả bền vững và mức độ ưu tiên hỗ trợ cao
dành cho việc nâng cao năng lực về TVXNTN, TTTĐHV và huy động cộng đồng khi mở rộng triển khai
PLTMC.
39 Đánh giá triển khai được dựa trên (i) các chỉ số được đưa ra trong quá trình xây dựng dự án,
(ii) kết quả từ các báo cáo giám sát dự án, và (iii) khảo sát thực địa do nhóm đánh giá tiến hành. Các
kết quả mong đợi của dự án được nêu trong quá trình xây dựng dự án là:
i. Nâng cao kiến thức và kỹ năng của cộng đồng về phòng chống HIV/AIDS và PLTMC
40. Nâng cao kiến thức và kỹ năng là một mục tiêu chính của dự án thí điểm và đánh giá này cho
thấy những bằng chứng về nâng cao nhận thức về phòng chống HIV/AIDS nói chung và PLTMC nói
riêng, cũng như mức độ phân biệt đối xử đối với những người sống chung với HIV/AIDS đã giảm đi
theo báo cáo của nhân viên y tế và tại các điểm triển khai dự án:
“Không còn có sự phân biệt đối với phụ nữ nhiễm HIV nữa vì họ thật sự rất đáng thương. Theo tôi,
họ cũng giống như những người phụ nữ khác, vì thế nếu mình xa lánh thì bất công quá.’ (Thảo luận
nhóm giữa các phụ nữ mang thai tại huyện Thủy Nguyên)
“Ngày nay, thông qua một số biện pháp truyền thông về HIV như băng video, báo, đài, mọi người
đều có thể hiểu và thông cảm với những người bị nhiễm HIV từ chồng.” (Thảo luận nhóm giữa các
tuyên truyền viên tại xã Hợp Thanh, huyện Cao Lộc)
41. Một vài ví dụ có thể kể ra như sự tham gia đông đảo hơn của hội phụ nữ và đoàn thanh niên
vào các hoạt động huy động cộng đồng và truyền thông về HIV/AIDS và PLTMC; gia tăng số lượng
phụ nữ có thai đi khám trước khi sinh và chấp nhận các dịch vụ TVXNTN; xác định sớm các trường
hợp phụ nữ mang thai có HIV+ do nhận thức trong cộng đồng về HIV/AIDS và PLTMC được nâng cao,
và can thiệp sớm để giáo dục cho các bà mẹ về PLTMC, về sự cần thiết của việc chăm sóc trước khi
sinh cũng như những lợi ích của việc xét nghiệm/tư vấn TVXNTN mang lại để biết được tình trạng
HIV của mình, và về việc điều trị ARV miễn phí. Kết quả thu được trong việc gia tăng sử dụng dịch vụ
và nâng cao nhận thức của cộng đồng đã làm cho khách hàng quan tâm và đặt nhiều câu hỏi hơn
về sức khỏe bà mẹ và trẻ em liên quan đến HIV. Bên cạnh việc nâng cao nhận thức của cộng đồng về
PLTMC và HIV/AIDS, các hoạt động TTTĐHV còn tăng cường mối quan hệ giữa các cơ sở y tế và cộng
đồng (đặc biệt là với hội phụ nữ) để thúc đẩy sự tham gia của cộng đồng và khuyến khích các hành

vi bảo vệ sức khỏe thông qua các cuộc họp về y tế tại xã.
42. Tài liệu truyền thông: Vụ Sức khỏe Sinh sản, phối hợp với Trung tâm Giáo dục Sức khỏe đã
xây dựng các tài liệu truyền thông về PLTMC, gồm có hai loại tờ rơi, hai loại áp phích và sách mỏng
14 trang về PLTMC. Các tài liệu này đều rất phù hợp, thiết thực và hữu ích, thậm chí điểm dự án nào
25
Dự phòng Lây nhiễm HIV từ Mẹ sang Con (PLTMC)
cũng thông báo thiếu tài liệu truyền thông, đặc biệt là tờ rơi, được sử dụng rất nhiều trong các hội
phụ nữ và giúp họ có những thông tin, kiến thức hữu ích và cần thiết để trao đổi với chồng về PLTMC
và xét nghiệm HIV:
“Tôi đã được phát các tờ rơi nói về lây nhiễm HIV từ mẹ sang con. Điều đó rất có ích vì đã giúp tôi
có được nhiều thông tin và giúp tôi biết cách nói chuyện với chồng.” (Thảo luận nhóm tại xã Vàng
Danh, huyện Uông Bí)
43. Các chiến lược truyền thông của dự án đã đề cập đến những vấn đề chính yếu liên quan đến
PLTMC, bao gồm: dự phòng HIV/AIDS ban đầu cho cộng đồng, sử dụng các biện pháp phòng chống
PLTMC như TVXNTN, ARV, nuôi con hợp lý, vận động sự tham gia của nam giới, thanh niên, những
người sống chung với HIV/AIDS và giảm kỳ thị, phân biệt đối xử đối với HIV/AIDS. Tuy nhiên, các tài
liệu truyền thông mà dự án cung cấp chỉ mới hướng tới đối tượng là phụ nữ tiếp cận các dịch vụ
chăm sóc trước khi sinh, mà chưa chú trọng tới các đối tượng rộng hơn trong cộng đồng, đặc biệt
là nam giới, những người vốn chỉ coi PLTMC là dành riêng cho phụ nữ. Ngoài việc tờ rơi và áp phích
có mô tả một đôi vợ chồng cùng đến khám thai thì tài liệu truyền thông nói chung ít đề cập đến sự
tham gia của nam giới trong việc chăm sóc trước khi sinh và PLTMC. Các hoạt động truyền thông
cũng thiếu sự tham gia của những người sống chung với HIV/AIDS, mặc dù các tuyên truyền viên đã
được tập huấn và huy động từ nhiều nhóm dân cư và tổ chức khác nhau (hội phụ nữ, đoàn thanh
niên, nhân viên y tế thôn bản) song hội phụ nữ vẫn là thành phần chủ yếu đứng ra tổ chức các hoạt
động truyền thông về PLTMC tại cộng đồng. Hội phụ nữ rất nhiệt tình và tích cực trong các hoạt
động PLTMC – không chỉ về nâng cao nhận thức mà còn trong việc huy động cộng đồng tham gia
vào công tác chăm sóc và hỗ trợ người có HIV/AIDS trong cộng đồng, có sự phối hợp với các đoàn thể
khác như Hội chữ thập đỏ, và chính quyền địa phương. Tuy nhiên, việc thiếu sự tham gia của nam giới
trong các hoạt động huy động cộng đồng phần nào đó lại càng làm tăng thêm suy nghĩ rằng PLTMC
chỉ dành cho phụ nữ, đặc biệt là phụ nữ có thai và phụ nữ trong độ tuổi sinh sản.

44. Đào tạo và Giám sát. Chương trình đào tạo của dự án về TVXNTN và TTTĐHV được xây dựng
ở tuyến trung ương, tại Vụ Sức khỏe Sinh sản và Trung tâm Truyền thông Giáo dục Sức khỏe thuộc
Bộ Y tế và được gửi xuống cho các tỉnh thí điểm. Hoạt động đào tạo giảng viên về TVXNTN và BCC đã
xây dựng được đội ngũ giảng viên về PLTMC tại mỗi điểm dự án, kể cả giảng viên tuyến tỉnh và tuyến
huyện. Hệ thống giám sát của dự án thí điểm chỉ được hình thành tại tuyến huyện, với vai trò giám
sát và hỗ trợ quản lý hạn chế của tuyến tỉnh. Mục đích của đào tạo và giám sát là nhằm cải thiện chất
lượng PLTMC tại các cơ sở y tế tuyến huyện thông qua việc kết hợp đào tạo trực tiếp các kỹ năng cụ
thể với việc xây dựng năng lực giám sát và đào tạo bền vững tại mỗi điểm triển khai dự án thí điểm.
45. Dự án đã đào tạo về TVXNTN cho 24 giảng viên tuyến tỉnh và huyện và 1.073 cán bộ y tế
(tuyến huyện và xã); đào tạo về tư vấn và nuôi dưỡng trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ cho 22 giảng viên tuyến
tỉnh và huyện và 2.921 tuyên truyền viên và nhân viên y tế tại năm điểm triển khai thí điểm. Hoạt
động đào tạo và giám sát của dự án đã rất thành công, xét trên khía cạnh xây dựng năng lực đào
tạo tại mỗi tỉnh dự án, mặc dù kém thành công hơn về mặt xây dựng năng lực lập kế hoạch và quản
lý PLTMC cho tuyến tỉnh, và được các học viên và những người tham gia đánh giá cao khi họ trả lời
phỏng vấn của nhóm đánh giá. Tuy nhiên vẫn cần có thêm các khóa đào tạo bồi dưỡng và đào tạo
mới cho những người mới được bổ sung và thay thế cho những người về hưu. Các cán bộ y tế được
phỏng vấn đều khuyến nghị rằng mô hình thí điểm PLTMC do UNICEF hỗ trợ nên được tiếp tục duy
trì để giúp Bộ Y tế, đặc biệt là tuyến tỉnh nâng cao năng lực và vận hành hệ thống đào tạo và giám
sát PLTMC có hiệu quả theo chức năng được phân cấp. Chi tiết về các khoá đào tạo và các hoạt động
đào tạo của dự án được nêu trong Phụ lục 3.
26
BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ DỰ ÁN
46. Các lớp đào tạo về TTGDTT và TTTĐHV của dự án thường ngắn diễn ra trong thời gian ngắn
(5-7 ngày) và một số lớp của đoàn thanh niên có tới 50 học viên tham dự - do “hạn chế về ngân sách
đào tạo” theo lời của Phòng Y tế huyện. Mặc dù dự án đã đưa ra những tiêu chuẩn lựa chọn đối tượng
học viên phù hợp là những người có khả năng trở thành tuyên truyền viên về y tế, song không phải
tất cả những người được tập huấn đều sắp xếp được thời gian để tiến hành các hoạt đồng truyền
thông về PLTMC tại cộng đồng. Cũng có gợi ý cho rằng nên dành nhiều thời gian hơn cho việc thực
hành kỹ năng sử dụng ipchart và nên tổ chức tốt hơn việc giám sát và hỗ trợ sau đào tạo để hỗ trợ
các tuyên truyền viên y tế tại cộng đồng.

“Dự án đặt ra mục tiêu đào tạo cho rất nhiều người nhưng họ không thể trở thành tuyên truyền
viên vì họ không đủ khả năng và không muốn làm việc đó. Vì vậy, cần phải lựa chọn những người
phù hợp để tập huấn và thực sự sẽ làm việc nhằm tiết kiệm thời gian và tiền bạc.” (Thảo luận nhóm
với các tuyên truyền viên y tế tại xã Quang Trung, huyện Uông Bí)
‘Sau khóa tập huấn, nên chia học viên thành từng nhóm nhỏ để theo dõi, giám sát và hỗ trợ kịp
thời, cũng như đề xuất những nội dung cần tập huấn thêm.” (Thảo luận nhóm với các tuyên truyền
viên y tế tại xã Hợp Thanh, huyện Cao Lộc)
47. Hầu hết cán bộ y tế xã tại các huyện dự án được tập huấn về kỹ năng tư vấn PLTMC. Các khóa
tập huấn được học viên đánh giá rất tích cực, đem lại cho họ nhiều lợi ích trong công việc tư vấn
hàng ngày, kể cả cơ hội được thực hành tại khóa học các bước trong quy trình tư vấn và hướng dẫn
triển khai theo tài liệu hướng dẫn về tư vấn của Bộ Y tế. Họ cũng được thực hành các kỹ năng truyền
thông, như kỹ năng sử dụng ip chart và tờ rơi. Các nhân viên y tế được đào tạo về TVXNTN cho rằng
thời lượng khóa tập huấn quá ngắn, không có đủ thời gian thực hành kỹ năng và cần có các khóa bồi
dưỡng thêm với trọng tâm về kỹ năng tư vấn, đặc biệt là tư vấn sau khi có kết quả xét nghiệm dương
tính.
“Thời gian tập huấn cho nhân viên y tế ít quá, chỉ có năm ngày cho một khóa kể cả thời gian chuẩn
bị tài liệu. Vì thế chất lượng các khóa đào tạo về tư vấn xét nghiệm tự nguyện còn thấp.” (Thảo luận
nhóm với cán bộ giám sát và giảng viên tại tỉnh Quảng Ninh)
“Chúng tôi mong muốn được tham gia nhiều khóa tập huấn như thế này hơn vì chúng tôi mới chỉ
được dự một khóa khi tham gia vào dự án này. Chúng tôi gặp rất nhiều khó khăn khi tư vấn, đặc
biệt là cho người nhiễm HIV phát hiện ra bệnh sau khi xét nghiệm. Vì vậy chúng tôi cần được tập
huấn nhiều hơn về kỹ năng này.” (Thảo luận nhóm với nhân viên y tế tại xã Dong Dang, huyện Cao
Lộc)
48. Nhân viên y tế thông qua các hoạt động PLTMC đã nâng cao được kỹ năng truyền thông và
quản lý, có cơ hội chia sẻ và học hỏi kinh nghiệm với đồng nghiệp. Cộng đồng dân cư nơi tiến hành
dự án cũng được hưởng lợi vì giảm số trẻ em bị nhiễm HIV, nâng cao hiểu biết của cộng đồng về HIV/
PLTMC, đặc biệt đối với phụ nữ và bước đầu đã thu hút được sự quan tâm đến vai trò quan trọng của
nam giới trong viêc tham gia vào các vấn đề có liên quan đến HIV/AIDS.
“Tham gia vào một dự án như thế này mọi người trong cộng đồng đều có thể thu được rất nhiều lợi
ích cho bản thân, chẳng hạn như có thêm kiến thức, kỹ năng về truyền thông …. Tóm lại là rất có

ích cho công việc và giúp họ giáo dục con cái tốt hơn.” (Thảo luận nhóm tại xã Hợp Thanh, huyện
Đồng Đăng)
“Sau khi có dự án PLTMC, hoạt động tư vấn cho phụ nữ có thai trước khi xét nghiệm HIV đã có hiệu
quả hơn, giúp họ có nhiều kiến thức hơn về HIV. PLTMC không chỉ tập trung vào phụ nữ có thai mà

×