GVHD: ThS. Phan Thu Hà Chuyên đề thực tập
LỜI MỞ ĐẦU
Trong những năm gần đây (2007 – 2010), thị trường tài chính Việt Nam
đã có những bước phát triển mạnh mẽ, đặc biệt là thị trường chứng khoán và thị
trường bất động sản, điều này đã tạo nên một sự cạnh tranh hết sức gay gắt và
sôi nổi trên thị trường không chỉ giữa các tổ chức kinh tế tư nhân, cổ phần hay
quốc doanh mà còn có sự tham gia của các tổ chức kinh tế nước ngoài. Để nâng
cao sức mạnh cạnh tranh cũng như khẳng định vị thế của mình trên thị trường,
các tổ chức tài chính này đang không ngừng huy động mọi nguồn lực, đặc biệt là
vốn để tiến hành đầu tư phát triển, mở rộng quy mô, nâng cao chất lượng…
Trong đó, hoạt động đầu tư phát triển đóng vai trò hết sức quan trọng trong suốt
quá trình tồn tại và phát triển của doanh nghiệp.
Để thực hiện được các mục tiêu trên thì Công ty cần thường xuyên kiểm
tra đánh giá đầy đủ chính xác mọi diễn biến và kết quả hoạt động kinh doanh,
làm tốt công tác lập, thẩm định và quản lý thi công dự án, tìm kiếm các cơ hội
đầu tư, và đặc biệt hơn cả là hoạt động đầu tư nâng cao khả năng cạnh trạnh,
hoạt động này phải thường xuyên và cần thiết. Sau 4 năm liên tục đổi mới và
phát triển, Công ty cổ phần đầu tư và thương mại Phú Hưng đã xác định hướng
đi đúng đắn cho mình là phải đầu tư tiến hành tăng cường hoạt động đầu tư phát
triển của chính Doanh nghiệp mình, có sức thu hút bởi xung lực cạnh tranh trong
nhiều lĩnh vực đầu tư của kinh tế thị trường, nhất là đầu tư phát triển cơ sở hạ
tầng kỹ thuật và phát triển công nghiệp.
Trong thời gian thực tập tại Công ty cổ phần đầu tư và thương mại Phú
Hưng em thấy hoạt động đầu tư phát triển tại Công ty đang rất được quan tâm
và đầu tư thích đáng. Để làm rõ hơn thực trạng công tác đầu tư nâng cao khả
năng cạnh trạnh của Công ty, em đã đi sâu nghiên cứu và tìm hiểu đề tài: “
SV: Trần Văn Luận Lớp: Kinh tế đầu tư
1
GVHD: ThS. Phan Thu Hà Chuyên đề thực tập
Đầu tư phát triển tại Công Ty Cổ Phần Đầu Tư Và Thương Mại Phú Hưng.
Thực trạng và giải pháp” " để làm khoá luận tốt nghiệp và với hy vọng góp
phần tìm ra hướng đi đúng đắn của đầu tư phát triển nói chung
Chuyên đề tốt nghiệp kết cấu gồm :
Chương 1 : Thực trạng Đầu tư Phát triển tại Công ty cổ phần đầu tư và
thương mại Phú Hưng.Giai đoạn 2007-2009
Chương 2 : Một số giải pháp tăng cường hoạt động đầu tư phát triển tại
công ty cổ phần đầu tư và thương mại Phú Hưng trong thời gian tới
Em xin bày tỏ lòng biết ơn đến cô giaó Th.s Phan Thu Hiền và các anh
chi trong công ty cổ phần đầu tư và thương mại Phú Hưng đã giúp em hoàn
thành chuyên đề này
SV: Trần Văn Luận Lớp: Kinh tế đầu tư
2
GVHD: ThS. Phan Thu Hà Chuyên đề thực tập
CHƯƠNG 1: THỰC TRẠNG ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN TẠI
CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ THƯƠNG MẠI PHÚ
HƯNG GIAI ĐOẠN 2007 – 2009
I. Khái quát chung về Công ty CPĐT&TM Phú Hưng
1.1 Qúa trình hình thành và phát triển
Tên công ty :công ty cổ phần đầu tư và thương mại Phú Hưng
Tên giao dịch quốc tế:Phú Hưng Investment And Trading Joint Stock Company
Tên viết tắt:PHIT.,JSC
Hình thức kinh doanh:
-Khai thác quặng kim loại và khoáng sản
- Sản xuất,mua bán vật liệu xây dựng và nguyên vật liệu phuc vụ sản xuất
- Sản xuất gia công cơ khí,mua bán các thiết bị cơ khí
-Mua bán hóa chất,các sản phẩm dầu máy,nguyên vật liệu phục vụ nghành hóa
chất
-Xây dựng các công trình dân dụng,công nghiệp,giao thông thủy lợi,cấp thoát
nước
-Thi công,xây lắp đường dây tải điện,trạm biến áp,thiết kế đường dây
35KV,thẩm định thiết kế kỹ thuật và tổng dự toán các công trình điện năng
-Kinh doanh dịch vụ du lịch khách sạn,nhà hàng ăn uống,vui chơi giải trí
- Cho thuê kho, nhà xưởng.
Trụ sở chính: số 40,ngõ 477 đường Nguyễn Trãi,phường Thanh Xuân
Nam,quận Thanh Xuân,thành phố Hà Nội
Số tài khoản: 1221000029136
Tại Ngân hàng Đầu Tư và Phát Triển Hà Thành-Hà Nội
SV: Trần Văn Luận Lớp: Kinh tế đầu tư
3
GVHD: ThS. Phan Thu Hà Chuyên đề thực tập
Mã số thuế: 0 1 0 2 1 9 1 2 2 6
Công ty Cổ Phần Đầu Tư Và Thương mại Phú Hưng là một doanh nghiệp tư
nhân gồm 6 cổ đông góp vốn thành lập với số vốn điều lệ thành lập là 6.800.000(sáu
tỷ tám trăm triệu đồng) công ty hạnh toán độc lập được thành lập lần đầu tiên vào
ngày 12 tháng 03 năm 2007 và đăng ký thay đổi lần hai vào ngày 07 tháng 10 năm
2009. Công ty Cổ Phần Đầu Tư và Thương Mại Phú Hưng thành lập được ba năm
,trong ba năm qua công ty đã đạt được những thành tích đáng kể mà không phải một
công ty nào cũng có được.
Từ ngày thành lập Công ty đến nay, Công ty luôn đổi mới và phát triển
ổn định sản xuất kinh doanh,gặp khó khăn về vốn và những thay đổi mới
trong cơ chế quản lý kinh tế nhưng Công ty đã tổ chức sản xuất kinh doanh
phù hợp với điều kiện sản xuất, kết hợp với việc ứng dụng khoa học kỹ thuật,
cải tiến quản lý và thiếp thị, luôn hướng tới sự hoàn thiện về chất lượng, mở
rộng quan hệ hợp tác với các tổ chức kinh tế trong và ngoài nước. Vì thế mà
Công ty đã đạt được những thành quả tốt trong hoạt động sản xuất kinh doanh
xuất nhập khẩu
1.2. Tổ chức bộ máy của Công ty
Cơ cấu tổ chức tại Công ty gồm các phòng ban chức năng sau:
a. Ban lãnh đạo Công ty:
- Hội đồng quản trị 05 người
- Giám đốc 01 người
- Phó giám đốc 02 người
b. Các phòng ban Công ty: 7 Phòng và 1 Ban
- Ban Kiểm soát
- Phòng Tổ chức hành chính
- Phòng Tài chính kế toán
- Phòng Kỹ thuật
- Phòng Kế hoạch vật tư
- Phòng Kinh doanh
- Phòng Thiết kế
SV: Trần Văn Luận Lớp: Kinh tế đầu tư
4
Giám đốc điều hành
Phó giám đốc phụ
trách tài chính
Trưởng
phòng
hành chính
nhân sự
Trưởng
Phòng vật
tư
Trưởng
Phòng
Kinh
doanh
GVHD: ThS. Phan Thu Hà Chuyên đề thực tập
- Phòng Bảo vệ
c. Các đội sản xuất:
- Đội Xây lắp, thi công số 1
- Đội Xây lắp, thi công số 2
- Đội Gia công cơ khí
- Đội Thiết bị vận tải
Sơ đồ 1.1.1 :Cơ cấu tổ chức của Công Ty
Ghi chú: : Có quyền tham gia giám sát,, kiểm tra việc quản lý
: Phụ trách quản lý, điều hành trực tiếp
SV: Trần Văn Luận Lớp: Kinh tế đầu tư
5
Đại hội đồng cổ đông
Kế toán
trưởng
Phó giám đốc phụ
trách kinh doanh
Hội đồng quản trị
Ban kiểm soát
Trưởng
phòng
Markettin
g
GVHD: ThS. Phan Thu Hà Chuyên đề thực tập
II. Tình hình hoạt động của Công ty CPĐT&TM Phú Hưng
2.1. Đánh giá năng lực của Công ty
2.1.1. Nguồn vốn
Phú Hưng hoạt động trong nhiều lĩnh vực như thương mại, đầu tư, kinh
doanh cơ sở hạ tầng khu dân cư, khu công nghiệp xây dựng dân dụng, công
nghiệp và giao thông, hoạt động đầu tư chứng khoán và tài chính. Mặc dù
tiềm lực tài chính của Công ty là rất mạnh,với vốn chủ sở hữu năm 2007 là
6.800 tỷ đồng và năm 2008 là 10.434 tỷ đồng. Ngoài lượng vốn huy động của
Công ty thì hàng năm công ty vẫn huy động đa dạng hóa nguồn vốn bằng
cách đi vay ngân hàng và huy động bổ xung khác
Bảng 1.2.1 : Vốn điều lệ tính đến ngày 31/12/2007
Đơn vị : triệu đồng
Vốn điều lệ Vốn cổ đông
Vốn tự bổ
sung
Vốn khác Tổng số vốn
Năm 2007 314.371,00 92.221,00 390.500,00 797.092,00
Tỷ Trọng
(%)
39,44% 11,57% 48,99% 100%
(Nguồn: Phòng tài chính Công ty năm 2007)
Biều đồ 1.2.1 : Vốn điều lệ của Công ty tính đến ngày 31/12/2007
SV: Trần Văn Luận Lớp: Kinh tế đầu tư
6
GVHD: ThS. Phan Thu Hà Chuyên đề thực tập
314.371
92.221
390.5
797.092
0
100
200
300
400
500
600
700
800
Vốn
CĐ
Vốn Tự
BS
Vốn
Khác
Tổng
số vốn
Vốn Điều Lệ
Nhìn vaò bảng số liệu ta thấy vốn cổ đông vẫn chiếm tỷ trọng lớn,và nguồn
vốn tự bổ xung và vốn khác đang chiếm tỷ lệ nhất định trong công ty.vốn
khác ở đây chủ yếu là nguồn vốn đi vay tại các ngân hàng thương mại
Bảng 1.2.2 : Nguồn vốn chủ sở hữu của Công ty giai đoạn 2007 – 2009
Đơn vị : triệu đồng
Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009
Vốn chủ sở hữu 6.372.000 9.181.000 10.040.500
Tốc độ tăng liên
hoàn
- 58,97% 39,41%
Tốc độ tăng định
gốc
- 58,97% 121,61%
(Nguồn : Phòng kế toán tài chính)
SV: Trần Văn Luận Lớp: Kinh tế đầu tư
7
GVHD: ThS. Phan Thu Hà Chuyên đề thực tập
Biểu đồ 1.2.2 : Nguồn vốn chủ sở hữu của Công ty giai đoạn 2007 – 2009
6372000
9181000
10045000
0
2000000
4000000
6000000
8000000
10000000
12000000
năm
2007
năm
2008
năm
2009
Vốn chủ sở
hữu
Nguồn vốn chủ sở hữu của Công ty tăng đều qua các năm:năm 2008 tăng
58,97% so với năm 2007 và năm 2009 tăng 39,41% so với năm 2006. Tốc độ
tăng năm 2009 có giảm so với năm 2008 nhưng đó là tốc độ tăng liên hoàn,
con số này không phản ánh hết những ý nghĩa của sự gia tăng vốn chủ sở hữu.
Tốc độ tăng định gốc của năm 2009 là 121,61% cao hơn rất nhiều so với tốc
độ tăng định gốc của năm 2008 là 58,97%. Qua sự gia tăng của nguồn vốn
chủ sở hữu ta có thể thấy được hàng năm Công ty kinh doanh có hiệu quả.
2.1.2. Lao động
Nhìn vào số lượng và chất lượng lao động của một Công ty chúng ta có thể
nhận thấy được sự phát triển cũng như quy mô của Công ty đó là lớn hay nhỏ.
Với đội ngũ cán bộ công nhân viên hiện tại của Công ty, Công ty hoàn toàn
SV: Trần Văn Luận Lớp: Kinh tế đầu tư
8
GVHD: ThS. Phan Thu Hà Chuyên đề thực tập
đủ khả năng vận hành kinh doanh và đảm bảo kịp tiến độ các dự án, công
trình đã và đang triển khai.
Bảng 1.2.3 : Số lao dộng hiện nay của Công ty
Tên phòng ban
Số lượng cán bộ công nhân viên
Phòng Hành chính 11
Phòng Kế toán tài chính 16
Phòng Kỹ thuật 14
Phòng Kinh doanh 24
Phòng Kế hoạch sản xuất 17
Ban dự án 15
(Nguồn: Phòng Hành chính - Công ty CPĐT&TM Phú Hưng)
Có thể thấy Công ty vẫn thường xuyên phải đổi mới nhân sự, mạnh dạn
chuyến số các bộ công nhân viên dư thừa sang các bộ phận phù hợp. Tạo ra
một đội ngũ cán bộ, công nhân viên có trình độ kỹ thuật cao bằng cách: tuyển
dụng nhân tài và đừa vào các lĩnh vực sản xuất kinh doanh để cọ sát thực tế,
tích lũy kinh nghiệm sau đó mới bố trí vào các lĩnh vực của Công ty.
Hàng năm, Công ty có chính sách đào tạo để nâng cao trình độ cho đội ngũ
cán bộ bằng các hình thức như: cử cán bộ tham gia các khoá đào tạo bồi
dưỡng kiến thức chuyên môn tổ chức tại Hà Nội
Với lực lượng lao động có đầy đủ chuyên môn, Công ty đã không ngừng mở
rộng quy mô hoạt động trong nhiều lĩnh vực khác nhau
2.1.3. Thương hiệu
SV: Trần Văn Luận Lớp: Kinh tế đầu tư
9
GVHD: ThS. Phan Thu Hà Chuyên đề thực tập
Ngày nay thương hiệu Phú Hưng đã và đang là một công ty có tiếng trong
nước với các sản phẩm có tiếng nói trên thị trường,với các sản phẩm như xi
măng chịu lửa. Việt Nam hiện tại đang trên đà trở thành một nước phát triển,
trong đó công nghiệp hóa và hiện đại hóa là một công cuộc không thể thiếu
của đất nước. Ngành sản xuất xi măng cũng như các công nghệ để áp dụng
vào quá trình sản xuất ngày càng hiện đại hóa nhiều hơn, do đó mà ngành bê
tông cũng theo đó mà phát triển và chất lượng cũng được nâng lên một tầm
cao mới.
Trong tình cảnh hiện tại của đất nước đang thiếu trầm trọng cả về sản
lượng lẫn chất lượng của bê tông đúc sẵn, công ty cổ phần đầu tư và xây dựng
Phú Hưng đã nhận thức được vai trò quan trọng của công cuộc công nghiệp
hóa và hiện đại hóa cũng như sự phát triển của ngành công nghiệp bê tông
đúc săn. Vì vậy Phú Hưng đã mở rộng sản xuất bê tông đúc sẵn, cột li tâm.
Hiện tại nhà máy sản xuất đang trong quá trình sản xuất với công nghệ và
giây chuyển đồng bộ hiện đại nhất hiện nay cộng với nguồn nhân lực dồi dào
cả về chất lẫn lượng, công ty đã và đang cung cấp cho thị trường trong nước
và nước ngoài những sản phẩm chất lượng tốt nhất và uy tín nhất, qua đó góp
phần giúp cho đất nước ngày càng phát triển hơn, giầu mạnh hơn, sánh ngang
với các nước bạn và bè bạn năm châu
Công ty cổ phần đầu tư và xây dựng Phú Hưng là công ty chuyên về xây lắp
điện và phân phối sản phẩm, do nhu cầu của chính bản thân công ty cũng như
thị trường trong nước về gia công cơ khí cũng như lắp đặt nhà khung, nhà
xưởng, định hình sắt thép, xà điện, hành lang an toàn sắt thép, tường rào các
khu công nghiệp... cho các công trình, được các đối tác tín nhiệm.
SV: Trần Văn Luận Lớp: Kinh tế đầu tư
10
GVHD: ThS. Phan Thu Hà Chuyên đề thực tập
Với kinh nghiệm cũng như đội ngũ kỹ sư chuyên sâu về cơ khí, Phú Hưng sẽ
đáp ứng được mọi yêu cầu khó nhất về kỹ thuật cũng như trong gia công, chế
tác cơ khí và định hình. Công ty chúng tôi đảm bảo cả về uy tín lẫn chất
lượng với quý khách hàng.
Phương châm của công ty là luôn luôn cố gắng đem lại sự hài lòng cho quý
khách hàng bằng một thái độ làm việc chuyên nghiệp, đội ngũ cán bộ nhiệt
tình và đáp ứng mọi yêu cầu của quý khách một cách tốt nhất.
Bảng 1.2.4 : Các dự án tiêu biểu của Công ty
Stt Tên công trình Năm XD
Nội dung công
việc
Giá trị
(triệu
đồng)
1
Cấp điện cho khu Du lịch Pan Hao và cụm dân
cư Làng Giang, Hoàng Su Phì, Hà Giang
8/2007 -
12/2007
Xây dung 3km
ĐZ 35kV,
01TBA và 5km
ĐZ 0,4kV
1.670
2
ĐZ 0,4kV sau các TBA 50kVA - 35/0,4kV thôn
Nà Sài, Khâu Táo, Khâu Tinh, Quán Thèn xã
Thèn Phàng, Xín Mần, Hà Giang
7/2007 -
12/2007
Xây dung 9km
ĐZ 0,4kV
1.896
3
Cung cấp cột ăngten và vật tư cầu cáp tiếp địa
Dự án Viễn thông nông thôn giai đoạn 5.1 và
5.2 tại Hà Giang.
8/2007 -
9/2007
Cung cấp vật tư 971
4
Cấp điện cho khu tuyển luyện qặng ANTIMON
xã Khâu Vai, huyện Mèo Vạc, tỉnh Hà Giang
11/2007-
5/2008
Xây dung 3km
ĐZ 35kV, 02
TBA và 3,5km
ĐZ 0,4kV
2.900
5 Đại tu ĐZ trục chính 375-E18 .3 Kỳ Anh ( Từ
cột 109 đến 210 )
11/2008 -
12/2008
Thay 17 bộ xà, và
7.600kg dây
670
SV: Trần Văn Luận Lớp: Kinh tế đầu tư
11
GVHD: ThS. Phan Thu Hà Chuyên đề thực tập
AC70
6
Chống quá tải, Xóa bán tổng khối 8,9,10 và
11,12 thị trấn Xuân An, tỉnh Hà Tĩnh
11/2008
-
03/2009
Xây dung 9,5km
ĐZ 0,4kV và 526
Công tơ
1.900
7
CQT ĐZ 0,4kV sau TBA Km39 và sau các TBA
Đồng Bàng, Hóc Trai huyện Hàm Yên, tỉnh
Tuyên Quang
10/2008
-
03/2009
Xây dung
5,3km,ĐZ 0,4kV
1.200
8
Cải tạo, sửa chữa tối thiểu lưới điện hạ thế nông
thôn sau tiếp nhận xã Đông Quang – huyện
Đông Hưng – tỉnh Thái Bình
6/2009 -
8/2009
Cải tạo, xây mới
5,3km ĐZ 0,4kV
và 1.674 công tơ
937
…………………………………………………..
CÁC CÔNG TRÌNH TIÊU BIỂU CÔNG TY ĐANG THỰC HIỆN
Stt Tên công trình Năm XD Nội dung công việc
Giá trị
(triệu đồng)
1
ĐZ 35kV Cấp điện cho Nhà
máy xi măng Hà Giang tỉnh Hà
Giang
12/2008
Xây dung 5km ĐZ 35kV mạch
kép.
5.100
2
thị Cấp điện cho khu dân cư số
1 xã Lai Châu – giai đoạn 1
7/2009
Xây dựng 1,8km, ĐZ không,
1,1km cáp ngầm 35kV, 02TBA
250kVA và 02TBA 180kVA
3.000
3
Cải tạo tối thiểu lưới điện hạ thế
nông thôn sau tiếp nhận xã
Quỳnh Hoàng – huyện Quỳnh
Phụ – tỉnh Thái Bình
8/2009
Cải tạo, xây mới 6,25km ĐZ
0,4kV và 2.754 công tơ
1.350
SV: Trần Văn Luận Lớp: Kinh tế đầu tư
12
GVHD: ThS. Phan Thu Hà Chuyên đề thực tập
2.2. Kết quả hoạt động của Công ty
Doanh thu và lợi nhuận là các chỉ tiêu tổng hợp phản ánh quy mô hoạt
động kinh doanh của doanh nghiệp. Người ta thường dùng các chỉ tiêu này để
thấy được sự trưởng thành và tốc độ phát triển của doanh nghiệp. Trong thời
gian qua
Bảng 1.2.5 : Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty
CPĐT&TM Phú Hưng thời gian qua
Đơn vị : triệu đồng
Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009
Tổng doanh thu 939,3 1.277 1.723
Tốc độ tăng liên
hoàn
- 35,95% 34,9%
Tổng chi phí 735,4 970 1.310
Tốc độ tăng liên
hoàn
- 13% 11,97%
LNTT 203,9 307 413
Tốc độ tăng liên
hoàn
- 50,56% 34,53%
(Nguồn: phòng kinh doanh)
SV: Trần Văn Luận Lớp: Kinh tế đầu tư
13
GVHD: ThS. Phan Thu Hà Chuyên đề thực tập
Biểu đồ 1.2.4 : Doanh thu và lợi nhuận trước thuế của Công ty Phú
Hưng thời gian qua
939.3
203.9
1277
307
1723
413
0
200
400
600
800
1000
1200
1400
1600
1800
năm
2007
năm
2008
năm
2009
Tổng doanh thu
3-D Column 2
LNTT
Với quy mô ngày càng mở rộng,từ năm 2008 trở đi kết quả hoạt động
kinh doanh của công ty ngày càng phát triển,Phú Hưng tăng trưởng nhanh
chóng, doanh thu và lợi nhuận tăng liên tục qua các năm. Đạt được những
thành tích to lớn qua các năm như trên là kết quả bước đầu trong quá trình
chuyển đổi hình thức – phương thức quản lý. Đồng thời cùng với sự nỗ lực
không ngừng của cán bộ công nhân viên toàn Công ty, Công ty đã biết nắm
bắt chủ trương của Nhà Nước về đường lối đổi mới cơ chế quản lý kinh tế,
kịp thời chuyển đổi hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty từ chỗ chỉ
một vài ngành nghề sang nhiều lĩnh vực và đa ngành nghề theo hướng công
nghiệp, hiện đại, quan tâm đến yếu tố con người…
Tổng doanh thu của Công ty CPĐT&TM Phú Hưng trong năm 2009 là
1,723 tỷ đồng tăng 446 triệu đồng so với năm 2008 tương ứng với 34,9%.Lợi
nhuận trước thuế tăng 106 triệu đồng so với năm 2008,tương ứng 34,53%. Có
sự tăng trưởng trên là do những dự án lớn của Công ty đã thực hiện trong các
năm trước đó như: thi công xây lắp ĐZ 35kV Cấp điện cho Nhà máy xi măng
SV: Trần Văn Luận Lớp: Kinh tế đầu tư
14
GVHD: ThS. Phan Thu Hà Chuyên đề thực tập
Hà Giang tỉnh Hà Giang với số vốn đạt 5.100 tỷ đồng và thị Cấp điện cho khu
dân cư số 1 xã Lai Châu – giai đoạn 1…và một số công trình và dự án khác
đang đi vào hoạt động đem lại lợi nhuận và doanh thu cho công ty
III. Thực trạng của hoạt động đầu tư phát triển tại Công ty
CPĐT&TM Phú Hưng.Giai đoạn 2007-2009
3.1. Nguồn vốn và cơ cấu vốn đầu tư cho hoạt động đầu tư phát triển của
Công ty
3.1.1. Nguồn vốn đầu tư của Công ty
Tại công ty cổ phần đầu tư và thương mại Phú Hưng vốn dành cho hoạt động
đầu tư phát triển là một trong các nguồn vốn của Công ty, ngoài ra còn có vốn
cho đầu tư tài chính, vốn cho hoạt động thương mại và vốn kinh doanh,sản
xuất. Hoạt động đầu tư phát triển luôn được Công ty chú trọng hàng năm và
có những kế hoạch đầu tư cụ thể
Bảng 1.3.6 : Tổng hợp nguồn vốn đầu tư của Công ty CPĐT&TM Phú Hưng
Đơn vị : Triệu đồng
Năm Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007
Tổng nguồn vốn
đầu tư
2.744.000,00 4.362.000,00 6.081.000,00
Tốc độ tăng liên
hoàn
- 58,7% 39,4%
Tốc độ tăng định
gốc
- 58,7% 121,6%
(Nguồn : báo cáo tài chính năm 2005,2006,2007 của Công ty)
SV: Trần Văn Luận Lớp: Kinh tế đầu tư
15
GVHD: ThS. Phan Thu Hà Chuyên đề thực tập
Biểu đồ 1.3.5 : Tổng nguồn vốn đầu tư của Công ty CPĐT&TM Phú
Hưng thời gian qua
Đơn vị : Tỷ đồng
2744
4362
6081
13187
0
2000
4000
6000
8000
10000
12000
14000
2007 2008 2009 T
ổ
ng
Tổng nguồn vốn đầu
tư
Có thể nhận thấy rất dõ là tổng vốn đầu tư của Công ty đểu tăng qua
các năm: Năm 2008 tăng 1.618 tỷ đồng so với năm 2007, và năm 2009 tăng
1.717 tỷ đồng so với năm 2008. Điều này hoàn toàn phù hợp với nhu cầu tăng
cường đầu tư nói chung của toàn Công ty. Năm 2009 tốc độ tăng liên hoàn là
39,4% có giảm so với tốc độ tăng liên hoàn của năm 2008 là 58,7% nhưng
nhìn vào tốc độ tăng định gốc thì vẫn lớn hơn do trong năm 2009 công ty có
nhiều dự án lớn phải đầu tư như : thị Cấp điện cho khu dân cư số 1 xã Lai
Châu – giai đoạn 1 với tổng mức dự toán là 3.000 triệu đồng, Cải tạo tối thiểu
lưới điện hạ thế nông thôn sau tiếp nhận xã Quỳnh Hoàng – huyện Quỳnh Phụ
– tỉnh Thái Bình với số vốn là 1.350 triệu đồng,đầu tư vào dự án xây dựng
nhà máy gia công cơ khí tại thành phố Hải Dương nên tổng mức vốn đầu tư
năm 2009 tăng nhiều so với năm 2007 là 121,6%
SV: Trần Văn Luận Lớp: Kinh tế đầu tư
16
GVHD: ThS. Phan Thu Hà Chuyên đề thực tập
Nguồn vốn đầu tư của Công ty bao gồm các nguồn cơ bản sau : Nguồn vốn
tích lũy từ nội bộ doanh nghiệp hay vốn chủ sở hữu, nguồn vốn vay ngân
hàng và số vốn d o cổ đông đóng góp
Bảng 1.3.7 : Nguồn vốn đầu tư của Công ty giai đoạn 2007 – 2009
Đơn vị : Triệu đồng
Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007
Tổng Vốn đâu tư 2.744.000 4.362.000 6.081.000
Vốn chủ sở hữu 1.372.000 2.181.000 3.040.000
Vốn vay Ngân
hàng
548.800 872.400 1.216.200
(Nguồn : phòng kế toán tài chính )
Nhìn vào Bảng ta có thể thấy vốn chủ sở hữu của Công ty chiếm 50%
trong cơ cấu nguồn vốn đầu tư,vốn bổ xung chiếm 30% và vốn vay ngân hàng
chiếm 20%.Vì đặc thù là công ty cổ phần nên nguồn vốn chủ yếu huy động từ cổ
đông và vốn vay ngân hàng còn chiếm tỷ trọng cao,để có thêm vốn đầu tư, tạo
điều kiện thuận lợi, chủ động trong công tác đầu tư theo chiều rộng cũng như
theo chiều sâu thì Công ty cần tranh thủ sự hỗ trợ của Nhà Nước dưới hình thức
cho vay ưu đãi với lãi suất thấp và thời gian ân hạn lâu
3.1.2. Cơ cấu vốn đầu tư cho hoạt động đầu tư phát triển
Vì Vốn đầu tư của Công ty là lớn nên hoạt động dành cho đầu tư phát
triển của Công ty chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng số vốn đầu tư của toàn
Công ty. Cơ cấu nguồn vốn huy động cho hoạt động đầu tư phát của Công ty
được thể hiện trong bảng sau:
SV: Trần Văn Luận Lớp: Kinh tế đầu tư
17
GVHD: ThS. Phan Thu Hà Chuyên đề thực tập
Bảng 1.3.8 : Cơ cấu nguồn vốn cho hoạt động đầu tư phát triển của Công ty
Đơn vị : Triệu đồng
Năm
Chỉ tiêu
Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009
Giá trị
Tỷ
trọng
%
Giá trị
Tỷ
trọng
%
Giá trị
Tỷ trọng
%
1.Tông
nguồn vốn
đầu tư
2.744.000,00 100 4.362.000,00 100 6.081.000,00 100
2.Vốn dành
cho đầu tư
phát triển
138.664,1 5,05 192.770,16 4,42 250.445,15 4,12
3.Vốn đầu
tư khác
2.605.335,9 94,95 4.169.229,84 95,58 5.830.554,85 95,88
(Nguồn : Báo cáo tông kết giai đoạn 2005 – 2007)
Nguồn vốn dành cho hoạt động đầu tư phát triển chỉ chiếm một phần
nhỏ trong tổng vốn đầu tư của toàn Công ty, nguồn vốn này nằm trong nguồn
vốn chủ sở hữu của Công ty. Năm 2007 chỉ chiếm tỷ trọng 5,05%, năm 2008
chiếm 4,42% và năm 2009 chiếm 4,12%.
Có thể thấy được một cách khái quát tình hình sử dụng vốn đầu tư giai
đoạn 2007-2009 thông qua bảng sau:
SV: Trần Văn Luận Lớp: Kinh tế đầu tư
18
GVHD: ThS. Phan Thu Hà Chuyên đề thực tập
Bảng 1.3.9 : Qui mô và tốc độ tăng Vốn đầu tư phát triển giai đoạn
2007-2009
Đơn vị : triệu đồng
Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009
Tổng vốn đầu tư
phát triển
138.664,1 192.770,16 250.445,15
Tốc độ tăng định
gốc (%)
- 39,02% 80,61%
Tốc độ tăng liên
hoàn (%)
- 39,02% 30%
(Nguồn : Phòng kế hoạch và đầu tư)
Biểu đồ 1.3.6 : Tổng vốn đầu tư phát triển của Công ty CPĐT&TM Phú Hưng
Đơn vị : tỷ đồng
138664.1
192770.16
250445.15
0
50000
100000
150000
200000
250000
300000
năm 2007 năm 2008 năm 2009
Vốn đầu tư
Thông qua bảng trên ta có thể thấy được tổng vốn đầu tư phát triển của Phú
Hưng tăng dần qua các năm. . Lượng vốn đầu tư qua 3 năm của công ty
CPĐT&TM Phú Hưng là 581.879,41 triệu đồng. Phú Hưng là công ty cổ phần
SV: Trần Văn Luận Lớp: Kinh tế đầu tư
19
GVHD: ThS. Phan Thu Hà Chuyên đề thực tập
đầu tư nên cần một lượng vốn rất lớn. Nguồn vốn đầu tư phát triển luôn được
Công ty cân đối từ nguồn thu của Công ty và nguồn vốn hợp tác kinh doanh.
Năm 2008 tổng vốn đầu tư là 192.770,16 triệu đồng tăng 39,02% so với năm
2007, năm 2009 tổng vốn đầu tư tăng mạnh tương ứng tăng 80,61% so với
năm 2007. Năm 2009 là năm mà lượng vốn đầu tư được huy động lớn nhất
với số vốn là 250.445,15 triệu đồng. Chúng ta thấy tổng vốn đầu tư tăng qua
các năm không phải là điểu bất hợp lý vì trong năm 2009 Công ty đã thực
hiện xây dựng cơ bản với lượng vốn đầu tư lớn.Đó là do công ty đã đưa vào
xây dựng nhà máy gia công Cơ Khí tại Hải Dương với số vốn nên tới gần
2.000 triệu đồng
3.2. Nội dung đầu tư phát triển tại Công ty CPĐT&TM Phú Hưng trong
khoảng thời gian 2007-2009
3.2.1. Đầu tư vào xây dựng cơ bản
Trong thời gian qua công ty luôn chú trọng đầu tư xây dựng cơ bản bao
gồm:xây dựng và cải tạo cơ sở vật chất bao gồm trụ sở của công ty và nhà
máy.chi nhánh sản xuất gia công cơ khí
Bảng 1.3.10 : Vốn đầu tư xây dựng cơ bản của Công ty
Đơn vị : Triệu đồng
Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009
1. Nhà cửa, trụ sở 23.378,4 29.101,46 35.762,05
2. Xí nghiệp sản xuất
bê tông
17.000
3. XN sản xuất cống
bê tông
12.000
4. XN khai thác đá xây
dựng
48.000
5. Xí nghiệp quản lý 14.000
SV: Trần Văn Luận Lớp: Kinh tế đầu tư
20
GVHD: ThS. Phan Thu Hà Chuyên đề thực tập
giao thông
Tổng vốn đầu tư xây
dựng cơ bản
23.378,4 58.101,48 113.762,05
Tốc độ tăng định gốc 148,52% 386,61%
Tỷ trọng so với vốn
đầu tư phát triển
16,86% 30,14% 45,4%
(Nguồn : Báo cáo tài chính của Công ty 2007 – 2009)
Biểu đồ 1.3.7 : Vốn đầu tư xây dựng cơ bản của Công ty giai đoạn
2007 - 2009
23378.4
58101.48
113762.05
0
20000
40000
60000
80000
100000
120000
năm
2007
năm
2009
năm
2009
Vốn đầu tư xây
dựng cơ bản
Vốn đầu tư cho xây dựng cơ bản chiếm tỷ trọng tương đối trong tổng vốn đầu
tư phát triển năm 2007 chiếm 16, ,86%, năm 2008 là 30,14%, năm 2009
tương ứng là 45,4%. Có sự tăng mạnh vốn đầu tư xây dựng cơ bản năm 2007
so với năm 2008 và năm 2009. Điều này chứng tỏ Công ty đã có sự đầu tư và
quan tâm đến hoạt động đầu tư xây dựng cơ bản này. Nguồn vốn này cũng
tăng đều qua các năm là do trong các năm 2008 và năm 2009 Công ty đã thực
hiện xây dựng một số nhà máy và thi công một số công trình quan trọng với
SV: Trần Văn Luận Lớp: Kinh tế đầu tư
21
GVHD: ThS. Phan Thu Hà Chuyên đề thực tập
số vốn đầu tư ngày càng lớn như xây dựng các công trình đường dây tải điện
tại Lào Cai và ở Thái Bình,cộng thêm nhà máy gia công cơ khí tại Hải
Dương.và xây dựng thêm xưởng sản xuất bê tông dự ứng lực và xi măng chịu
nhiệt...
3.2.2. Đầu tư mua sắm máy móc trang thiết bị
Đầu tư vào máy móc thiết bị là một hoạt động đầu tư không thể thiếu
để thi công thực hiện các dự án của công ty. Máy móc thiết bị phải hiện đại,
đồng bộ hóa ở tất cả các khâu và cần được coi là hoạt động thường xuyên của
công ty.
Bảng 1.3.11. : Đầu tư mua sắm máy móc trang thiết bị của Công ty thời
gian qua
Đơn vị : Triệu đồng
Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009
Máy móc thiết bị 17.920 18.160 20.800
Phương tiện vận tải truyền dẫn 21.696 22.113 24.146
Thiết bị dụng cụ quản lý 10.912 12.528 3.440
Xe tải thường 5.400 13.500 19.440
Xe tải vận chuyển bê tong 7.500 21.000 21.000
Máy trộn bê tong 10.000 25.000 27.000
Máy đào xúc 32.000 12.000 9.200
Tổng vốn đầu tư vào máy móc trang thiết bị 105.428 124.301 125.296
Tốc độ tăng liên hoàn - 17,9% 0,8%
Tỷ trọng so với tổng vốn đầu tư phát triển 76,03% 64,5% 50%
(Nguồn : Báo cáo tài chính của Công ty 2007 – 2009)
Biều đồ 1.3.8 : Đầu tư mua sắm máy móc trang thiết bị của Công ty
thời gian qua
SV: Trần Văn Luận Lớp: Kinh tế đầu tư
22
GVHD: ThS. Phan Thu Hà Chuyên đề thực tập
105428
124301
125296
95000
100000
105000
110000
115000
120000
125000
130000
năm
2007
năm
2008
năm
2009
Vốn đầu tư mua
sắm máy móc,trang
thiết bị
Vốn đầu tư cho mua sắm máy móc thiết bị chiếm tỷ trọng lớn so trong
tổng vốn đầu tư phát triển: Năm 2007 chiếm 76,03%, năm 2008 chiếm 64,5%,
năm 2009 tỷ trọng vốn đầu tư vào máy móc thiết bị là 50%. Vốn đầu tư hàng
năm vào máy móc thiết bị hàng năm đểu tăng nhưng tốc độ tăng vốn liên
hoàn qua các năm lại giảm vì trong năm 2009 Công ty đầu tư vào xây dựng
cơ bản là phần lớn nên đầu tư máy móc thiết bị có giảm. Công ty đã nỗ lực cải
tiến và đổi mới các trang thiết bị để phục vụ cho việc xây dựng được tiến
hành nhanh hơn, chất lượng hơn, nhân viên làm việc tại văn phòng trụ sở
chính được trang bị mỗi người một máy tính cá nhân, công nhân được tăng
cường máy móc,trang thiết bị nhiều hơn
Quyết định đầu tư có ý nghĩa quan trọng giúp Công ty trong thế chủ
động khi làm việc với khách hàng, làm cho các nhà cung cấp sản phẩm, dịch
vụ trước đây của Công ty phải chịu nhượng bộ, chấp nhận thực hiện giao dịch
về thời gian, giá cả và thời hạn thanh toán theo yêu cầu của Công ty, khi
muốn tham gia việc cung cấp sản phẩm dịch vụ cho Công ty. Ngoài ra việc
đầu tư mở rộng dây chuyền máy móc thiết bị giúp Công ty tạo ra nhiều công
ăn việc làm, phân công lại lao động, tiếp thu công nghệ mới tiến tới quá trình
hội nhập của Công ty
SV: Trần Văn Luận Lớp: Kinh tế đầu tư
23
GVHD: ThS. Phan Thu Hà Chuyên đề thực tập
3.2.3. Đầu tư nâng cao chất lượng nguồn nhân lực
Sau khi Việt Nam gia nhập tổ chức WTO thì cạnh tranh giữa các doanh
nghiệp trong và ngoài nước càng trở lên khốc liệt, các doanh nghiệp đều ý
thức được rằng : Để có thể đứng vững và phát triển, bên cạnh việc hiện đại
hóa cơ sở vật chất kỹ thuật còn phải xây dựng đội ngũ lao động chất lượng
cao. Phát triển nguồn nhân lực, sử dụng lao động phải được xem là nhiệm vụ
trọng tâm, thường xuyên và lâu dài của Công ty.
Bảng 1.3.12 : Tổng hợp số cán bộ công nhân viên đang làm việc của Công ty
Đơn vị : Người
Năm Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009
Số lao động làm
việc ở trụ sở
chính
150 250 300
Lao động tăng
thêm
- 100 50
(Nguồn : Phòng tổ chức cán bộ của Công ty )
SV: Trần Văn Luận Lớp: Kinh tế đầu tư
24
GVHD: ThS. Phan Thu Hà Chuyên đề thực tập
Biểu Đồ 1.3.9 : Tổng số cán bộ công nhân viên của Công ty thời gian qua
150
250
300
700
0
100
200
300
400
500
600
700
năm
2007
năm
2008
năm
2009
Tổng
Tổng số cán
bộ,công nhân viên
Nguồn nhân lực lực hàng năm của Công ty đểu tăng nhưng có xu hướng giảm
dần vì Công ty chú trọng vào nguồn nhân lực chất lượng cao. Trong số cán bộ
công nhân viên của Công ty gồm có : kỹ sư, cán bộ quản lý, chuyên gia nước
ngoài, nhân viên làm hợp đồng dưới một năm và nhân viên hợp đồng trên một
năm. Nguồn nhân lực của Công ty dồi dào và được đánh giá là có chất lượng
và kinh nghiệm cao.
Đào tạo nguồn nhân lực
Hàng năm công ty , Công ty có chính sách đào tạo để nâng cao trình độ
cho đội ngũ cán bộ bằng các hình thức như: cử cán bộ tham gia các khoá đào
tạo bồi dưỡng kiến thức chuyên môn tổ chức tại Hà Nội, TP Hồ Chí Minh và
tại các công ty.
SV: Trần Văn Luận Lớp: Kinh tế đầu tư
25