Tải bản đầy đủ (.doc) (3 trang)

TAI LIEU THI CONG CHUC- ql nha nuoc pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (285.47 KB, 3 trang )

CHUYÊN ĐỀ 1:
NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ NHÀ
NƯỚC CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ
NGHĨA VIỆT NAM
Tài liệu tham khảo: - Hiến pháp năm 1992
(SĐ, BS năm 2001)
- Luật Tổ chức Quốc
Hội (2002)
- Luật Tổ chức Chính
phủ (2002)
- Luật Tổ chức
HĐND và UBND(2003)
- Luật Tổ chức Tòa án
nhân dân (2002)
- Luật Tổ chức Viện
Kiểm Sát nhân dân(2002).

1. Nguồn gốc và bản chất của Nhà nước
1.1. Sự ra đời của nhà nước
Về sự xuất hiện của nhà nước, từ trước tới
nay có nhiều quan niệm khác nhau.
Thuyết thần học là thuyết cổ điển nhất về sự
xuất hiện nhà nước, cho rằng Thượng đế là
người sáng lập và sắp đặt mọi trật tự trên trái
đất, trong đó có nhà nước. Nhà nước do
Thượng đế sáng tạo, thể hiện ý chí của
Thượng đế thông qua người đại diện của
mình là nhà vua. Do đó việc tuân theo quyền
lực của nhà vua là tuân theo ý trời, và nhà
nước tồn tại vĩnh cửu.
Những nhà tư tưởng theo thuyết gia trưởng


cho rằng nhà nước là kết quả của sự phát
triển gia đình, là hình thức tổ chức tự nhiên
của cuộc sống con người. Vì vậy, cũng như
gia đình, nhà nước tồn tại trong mọi xã hội
và quyền lực nhà nước về bản chất cũng
giống như quyền gia trưởng của người chủ
trong gia đình.
Trong thời kỳ phục hưng xuất hiện các quan
niệm mới về sự xuất hiện của nhà nước,
trong đó nổi bật nhất là thuyết khế ước xã
hội. Những người theo học thuyết này cho
rằng sự xuất hiện của nhà nước là kết quả
của một khế ước (hợp đồng) được ký kết
giữa những con người sống trong trạng thái
tự nhiên, không có nhà nước. Nhà nước phản
ánh lợi ích của các thành viên trong xã hội,
chủ quyền nhà nước thuộc về nhân dân.
Trong trường hợp nhà nước không giữ được
vai trò của mình, các quyền tự nhiên bị vi
phạm thì nhân dân có quyền lật đổ nhà nước
và ký kết khế ước mới.
Học thuyết Mác- Lênin coi nhà nước là một
hiện tượng xã hội có quá trình phát sinh, tồn
tại, phát triển và tiêu vong mang tính tất yếu
lịch sử. Nhà nước nảy sinh từ xã hội, là sản
phẩm có điều kiện của xã hội loài người, chỉ
xuất hiện khi xã hội đã phát triển đến một
trình độ nhất định. Những luận điểm quan
trọng trên được P. Ăngghen trình bày một
cách hệ thống, khoa học trong tác phẩm

“Nguồn gốc của gia đình, của sở hữu tư
nhân và của nhà nước” và sau này được V.I.
Lênin phát triển trong tác phẩm “Nhà nước
và cách mạng”.
Theo học thuyết Mác-Lênin, trong xã hội
cộng sản nguyên thuỷ, cơ sở kinh tế là chế
độ sở hữu công cộng đối với tư liệu sản xuất
và sản phẩm lao động. Cơ sở xã hội là tổ
chức thị tộc được hình thành dựa trên yếu tố
huyết thống. Trong điều kiện đó xã hội loài
người chưa có nhà nước mà chỉ có các tổ
chức mang tính tự quản của cộng đồng. Nhà
nước ra đời là kết quả của sự phát triển nội
tại của các mâu thuẫn xã hội. Tiền đề kinh tế
cho sự ra đời của nhà nước là chế độ tư hữu
tài sản. Tiền đề xã hội làm xuất hiện nhà
nước là sự phân chia xã hội thành những giai
cấp, tầng lớp xã hội có lợi ích cơ bản đối lập
nhau tới mức không thể điều hoà được.
Ở Việt Nam, sự xuất hiện của nhà nước có
một số đặc trưng riêng. Đặc trưng chế độ tư
hữu ở Việt Nam là tư hữu về tư liệu sinh
hoạt và một phần tư liệu sản xuất, còn đất
đai thuộc sở hữu công cộng, sau chuyển
thành sở hữu của nhà nước. Đặc điểm này
làm cho quá trình phân hoá giai cấp diễn ra
chậm và không sâu sắc trong xã hội. Các
tầng lớp trong xã hội dần dần hình thành
nhưng sự khác biệt giữa họ không lớn, mâu
thuẫn không quá gay gắt. Do đặc điểm của

nền văn minh lúa nước và điều kiện tự nhiên
của Việt Nam đòi hỏi có sự cố kết cộng
đồng dân cư để giải quyết nhu cầu thuỷ lợi
và thực hiện công tác trị thuỷ đối với các
con sông. Mặt khác, do vị trí địa lý của Việt
Nam nằm trên đường giao lưu Bắc- Nam,
cản trở con đường bành trướng của các dân
tộc người có số lượng đông ở phía Bắc
xuống phía Nam. Vì vậy, nhu cầu tổ chức
lực lượng chống ngoại xâm trở nên bức
thiết, cần hợp nhất cộng đồng, thống nhất
lực lượng và có bộ máy quản lý thống nhất.
Bộ máy đó là mầm mống của một nhà nước
sau này. Trong giai đoạn đầu, nó chủ yếu
làm các chức năng xã hội. Tuy nhiên, cùng
với quá trình phân hoá giai cấp không ngừng
trong xã hội, dần dần nó trở thành bộ phận
độc lập với xã hội, trở thành bộ máy chủ yếu
nhằm thực hiện ý chí và bảo vệ lợi ích của
giai cấp thống trị trong xã hội.
1.2. Bản chất của nhà nước nói chung.
Trong xã hội có giai cấp, quyền lực chính trị
luôn thuộc về một giai cấp hoặc liên minh
các giai cấp thống trị. Giai cấp cầm quyền tổ
chức ra bộ máy đặc biệt để duy trì sự thống
trị đối với xã hội, buộc các lực lượng xã hội
khác phục tùng ý chí của mình. Bộ máy đó
là nhà nước - tổ chức quyền lực chính trị đặc
biệt. Quyền lực chính trị, như C.Mác và Ph.
Ăngghen đã chỉ rõ, về thực chất là “bạo lực

có tổ chức của một giai cấp để đàn áp giai
cấp khác”.
Bản chất của nhà nước trước hết thể hiện ở
tính giai cấp, nghĩa là nhà nước luôn thực
hiện ý chí và bảo vệ lợi ích cho giai cấp
thống trị trong xã hội. Tuy nhiên, ngoài tính
giai cấp, nhà nước còn mang tính xã hội. Với
tư cách là tổ chức công quyền, nhà nước đại
diện cho xã hội thực hiện chức năng quản lý
các quan hệ xã hội. Trong khi thực hiện các
chức năng giai cấp, nhà nước ít nhiều còn
phải tính đến lợi ích chung của xã hội. Nhà
nước phải giải quyết những vấn đề nảy sinh
trong xã hội, bảo đảm duy trì các giá trị xã
hội đã đạt được. Những đặc tính này được
thể hiện khác nhau, phụ thuộc vào cơ sở
kinh tế - xã hội của các kiểu nhà nước.
1.3. Bản chất của Nhà nước Cộng hoà xã
hội chủ nghĩa Việt Nam.
Bản chất Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ
nghĩa Việt Nam là biểu hiện cụ thể bản chất
nhà nước XHCN, thể hiện ở tính giai cấp,
tính dân tộc, tính nhân dân và tính thời
đại.
- Nhà nước CHXHCN Việt Nam mang tính
giai cấp công nhân dựa trên nền tảng liên
minh giữa giai cấp công nhân với giai cấp
nông dân và đội ngũ trí thức, được dẫn dắt
bởi CN Mác Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh.
Bản chất giai cấp của Nhà nước

CHXHCNVN được thể hiện rõ nhất ở đặc
điểm là được đặt dưới sự lãnh đạo tuyệt đối,
toàn diện của Đảng Cộng Sản - đội tiên
phong của giai cấp công nhân.
- Bản chất Nhà nước CHXHCN Việt Nam
còn thể hiện ở tính đại đoàn kết dân tộc.
Năm mươi tư dân tộc sinh sống trên lãnh thổ
Việt Nam, trải qua quá trình lịch sử hàng
nghìn năm đấu tranh dựng nước và giữ nước
đã tạo nên một khối đại đoàn kết dân tộc bền
vững. Nhà nước CHXHCN Việt Nam là nhà
nước đại diện cho ý chí và quyền lợi của tất
cả các dân tộc không phân biệt địa bàn cư
trú, quy mô dân số, tổ chức để các dân tộc
anh em cùng “kề vai, sát cánh” xây dựng
một nước Việt Nam “độc lập, chủ quyền,
thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ”, từng bước
đi lên CNXH.
- Bản chất Nhà nước CHXHCN Việt Nam
thể hiện ở tính nhân dân sâu sắc.
Bản chất giai cấp của Nhà nước ta không
mâu thuẫn với tính dân tộc và tính nhân dân
sâu sắc. Bởi vì, ý chí và lợi ích của giai cấp
công nhân, giai cấp nông dân, đội ngũ trí
thức và các tầng lớp nhân dân lao động nói
chung ở Việt Nam có tính thống nhất cao.
Nhà nước ta là nhà nước của nhân dân, do
nhân dân và vì nhân dân. Tất cả quyền lực
nhà nước đều thuộc về nhân dân.
- Bản chất của Nhà nước CHXHCN Việt

Nam thể hiện ở tính thời đại.
Xu thế chung hiện nay trên trường quốc tế là
hoà bình, hữu nghị, hợp tác và cùng tiến bộ.
Nhà nước CHXHCN Việt Nam thực hiện
nhất quán chính sách hoà bình, hữu nghị, mở
rộng hợp tác, giao lưu với tất cả các nước
trên thế giới, không phân biệt chế độ chính
trị - xã hội, trên cơ sở tôn trọng độc lập, chủ
quyền và toàn vẹn lãnh thổ và không can
thiệp vào công việc nội bộ của nhau; hợp tác
trên nguyên tắc bình đẳng, các bên cùng có
lợi; Tích cực ủng hộ và góp phần vào cuộc
đấu tranh chung của nhân dân thế giới vì hoà
bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã
hội.
2. Bộ máy Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ
nghĩa Việt Nam
2.1. Khái niệm bộ máy nhà nước.
Nhà nước CHXHCN Việt Nam là tổ chức
quyền lực chính trị của nhân dân Việt Nam,
đại diện cho nhân dân thực hiện quản lý
thống nhất mọi mặt của đời sống xã hội trên
các lĩnh vực đối nội và đối ngoại (kinh tế,
văn hóa – xã hội, quốc phòng, an ninh…).
Để thực hiện được những nhiệm vụ đó, đòi
hỏi phải lập ra hệ thống các cơ quan nhà
nước. Mỗi cơ quan nhà nước là một bộ phận
cấu thành bộ máy nhà nước, đảm nhận
những chức năng, nhiệm vụ nhất dịnh, có cơ
cấu tổ chức và phương thức hoạt động phù

hợp với tính chất các chức năng, nhiệm vụ
được trao. Cùng với những chức năng,
nhiệm vụ, nhà nước còn trao cho các cơ
quan những thẩm quyền tương ứng. Các cơ
quan nhà nước sử dụng thẩm quyền vào việc
thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của mình
theo quy định của pháp luật. Tổ chức và hoạt
động của các cơ quan nhà nước tuỳ thuộc
vào tính chất của các chức năng, nhiệm vụ
được giao nhưng phải dựa trên những
nguyên tắc chung, đảm bảo tính thống nhất
của bộ máy nhà nước.
Như vậy, bộ máy nhà nước là hệ thống
thống nhất các cơ quan nhà nước được tổ
chức và hoạt động trên cơ sở pháp luật,
dựa trên những nguyên tắc chung nhằm
thực hiện những chức năng, nhiệm vụ của
nhà nước.
2.2. Khái niệm về cơ quan nhà nước
Các chức năng, nhiệm vụ của bộ máy nhà
nước nói chung được thực hiện thông qua
các cơ quan nhà nước cụ thể. Nếu như nhà
nước là một khái niệm tương đối “trừu
tượng” thì cơ quan nhà nước là một khái
niệm cụ thể. Cơ quan nhà nước là các bộ
phận cấu thành nên bộ máy nhà nước. Đặc
điểm cơ bản của các cơ quan nhà nước là
hoạt động của nó mang tính quyền lực nhà
nước và được đảm bảo hiệu lực bằng sức
mạnh cưỡng chế của nhà nước. Quyền lực

của mỗi cơ quan nhà nước là “quyền được
trao” (thẩm quyền) tuỳ thuộc vào vị trí, chức
năng, nhiệm vụ của nó trong bộ máy nhà
nước.
Như vậy, có thể hiểu cơ quan nhà nước là
bộ phận cấu thành của bộ máy nhà nước,
gồm một tập thể người (hoặc một người)
được trao quyền lực, thông qua các công
cụ, hình thức và phương pháp cần thiết để
thực hiện các chức năng, nhiệm vụ nhất
định trên cơ sở pháp luật.
Cơ quan nhà nước ở Việt Nam có các đặc
điểm cơ bản sau:
- Các cơ quan nhà nước được thành lập theo
những trình tự, thủ tục chặt chẽ được pháp
luật quy định;
- Cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy
định của pháp luật;
- Hoạt động của cơ quan nhà nước mang tính
quyền lực và được bảo đảm bằng sức mạnh
cưỡng chế của nhà nước, các hoạt động đó
phải tuân theo những hình thức, thủ tục do
pháp luật quy định;
- Những người đảm nhiệm chức trách trong
các cơ quan nhà nước phải là công dân Việt
Nam.
2.3. Hệ thống các cơ quan trong bộ máy
Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt
Nam.
2.3.1. Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ

nghĩa Việt Nam.
Trong bộ máy nhà nước Cộng hoà xã hội
chủ nghĩa Việt Nam, Quốc hội được xác
định là “cơ quan đại biểu cao nhất của nhân
dân, cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất
của Nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt
Nam”, do đó Quốc hội thể hiện tính đại diện
nhân dân và tính quyền lực nhà nước trong
tổ chức và hoạt động của mình.
Thông qua hoạt động của mình, Quốc hội
thể chế hóa ý chí của nhân dân thành ý chí
nhà nước, thể hiện trong Hiến pháp, luật, các
nghị quyết, mang tính bắt buộc thực hiện đối
với mọi tổ chức, cá nhân trong xã hội.
Quốc hội là cơ quan quyền lực nhà nước cao
nhất, tập trung quyền lực nhà nước, thống
nhất ba quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp,
nhưng không phải là cơ quan độc quyền.
Hiến pháp và pháp luật quy định cho Quốc
hội có các chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn
như sau (Theo Điều 83 Hiến pháp 1992 sửa
đổi):
- Quốc hội là cơ quan duy nhất có quyền lập
hiến và lập pháp. Đây là chức năng ban hành
các văn bản quy phạm pháp luật có hiệu lực
pháp luật cao nhất, điều chỉnh các quan hệ
xã hội cơ bản nhất, tạo nên nền tảng của thể
chế xã hội.
Các văn bản quy phạm pháp luật do các cơ
quan khác của nhà nước ban hành phải dựa

trên cơ sở Hiến pháp, luật để thực hiện Hiến
pháp, luật và bảo đảm tính thống nhất của
pháp luật.
- Quốc hội quyết định những vấn đề cơ bản
nhất về đối nội và đối ngoại của đất nước:
các nhiệm vụ kinh tế - xã hội, quốc phòng,
an ninh của đất nước. Những vấn đề này có
ý nghĩa quyết định đến sự phát triển toàn
diện của đất nước cũng như duy trì trật tự,
ổn định xã hội.
- Quốc hội xác định các nguyên tắc chủ yếu
về tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà
nước, trực tiếp thành lập các cơ quan quan
trọng trong bộ máy nhà nước; trực tiếp bầu,
bổ nhiệm các chức vụ cao nhất trong các cơ
quan nhà nước ở Trung ương.
- Quốc hội là cơ quan thực hiện quyền giám
sát tối cao toàn bộ hoạt động của bộ máy nhà
nước, giám sát việc tuân theo Hiến pháp và
pháp luật. Hoạt động giám sát của Quốc hội
được thực hiện thông qua việc nghe báo cáo
công tác của các cơ quan tối cao của nhà
nước, thông qua hoạt động của các cơ quan
Quốc hội, đại biểu Quốc hội, thông qua các
hình thức chất vấn của đại biểu Quốc hội đối
với những đối tượng xác định trong bộ máy
nhà nước.
Cơ cấu tổ chức của Quốc hội gồm: Uỷ ban
Thường vụ Quốc hội, Hội đồng dân tộc, các
Uỷ ban Quốc hội, các đoàn đại biểu Quốc

hội và đại biểu Quốc hội.
2.3.2. Chủ tịch nước Cộng hoà xã hội chủ
nghĩa Việt Nam.
Chủ tịch nước là người đứng đầu nhà nước,
thay mặt nhà nước trong các quan hệ đối nội
và đối ngoại (Điều 101, 103 Hiến pháp 1992
sửa đổi).
Chủ tịch nước có phạm vi quyền hạn khá
rộng, bao quát nhiều lĩnh vực của đời sống
chính trị, xã hội.
Trong tổ chức nhân sự của bộ máy nhà
nước, Chủ tịch nước có quyền quan trọng về
tổ chức nhân sự của bộ máy hành pháp và tư
pháp: đề nghị Quốc hội bầu, miễn nhiệm, bãi
nhiệm Phó Chủ tịch nước, Thủ tướng Chính
phủ, Chánh án Toà án nhân dân tối cao, Viện
trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao; Căn
cứ vào Nghị quyết của Quốc hội bổ nhiệm,
miễn nhiệm, cách chức Phó Thủ tướng, Bộ
trưởng và các thành viên khác của Chính
Phủ; Bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Phó
Chánh án, Thẩm phán Toà án nhân dân tối
cao, Phó viện trưởng, Kiểm sát viên Viện
kiểm sát nhân dân tói cao…
Trong lĩnh vực an ninh quốc gia, Chủ tịch
nước thống lĩnh các lực lượng vũ trang và
giữ chức Chủ tịch Hội đồng quốc phòng và
an ninh; quyết định phong hàm, cấp sĩ quan
cấp cao và cấp hàm trong các lĩnh vực
khác

Quyền hạn của Chủ tịch nước còn thể hiện
trên lĩnh vực ngoại giao; quyết định vấn đề
thôi, nhập quốc tịch; vấn đế đặc xá…
Khi thực hiện quyền hạn, Chủ tịch nước ban
hành Lệnh, Quyết định.
2.3.3. Chính phủ nước Cộng hoà xã hội
chủ nghĩa Việt Nam.
Hệ thống các cơ quan thực thi quyền hành
pháp có Chính phủ và Uỷ ban nhân dân các
cấp. Trong đó Chính phủ được xác định là
“Cơ quan chấp hành của Quốc hội, cơ quan
hành chính nhà nước cao nhất của Nước
Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam” (Điều
109, Hiến pháp 1992 Sửa đổi).
Là cơ quan chấp hành của Quốc hội, Chính
phủ chịu sự giám sát của Quốc hội; chấp
hành Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc
hội; pháp lệnh, nghị quyết của Uỷ ban
Thường vụ Quốc hội; lệnh, quyết định của
Chủ tịch nước; trong hoạt động Chính phủ
phải chịu trách nhiệm và báo cáo công tác
trước Quốc hội, Uỷ ban Thường vụ Quốc
hội và Chủ tịch nước. Quy định trên bảo
đảm tính tập trung, thống nhất của quyền lực
nhà nước vào cơ quan quyền lực nhà nước
cao nhất là Quốc hội.
Với tư cách là cơ quan hành chính nhà nước
cao nhất của cả nước, Chính phủ có chức
năng thống nhất quản lý tất cả các lĩnh vực
của đời sống xã hội; lãnh đạo thống nhất bộ

máy hành chính nhà nước từ trung ương đến
cơ sở về tổ chức cán bộ; bảo đảm thi hành
Hiến pháp và pháp luật; quản lý việc xây
dựng kinh tế quốc dân, thực hiện chính sách
tài chính tiền tệ quốc gia; quản lý y tế, giáo
dục; quản lý ngân sách nhà nước; thi hành
các biện pháp cần thiết bảo vệ quyền, lợi ích
hợp pháp của công dân; quản lý công tác đối
ngoại; thực hiện chính sách xã hội
Những quy định trên bảo đảm cho Chính
phủ phát huy được vai trò là cơ quan đứng
đầu hệ thống hành chính nhà nước. Trong
quá trình thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn,
Chính phủ có quyền giải quyết công việc với
tính sáng tạo, chủ động, linh hoạt trên cơ sở
chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn đã được
pháp luật quy định
Chính phủ có quyền tham gia vào hoạt động
lập pháp bằng quyền trình dự án luật trước
Quốc hội, dự án pháp lệnh trước Ủy ban
Thường vụ Quốc hội; trình Quốc hội các dự
án kế hoạch, ngân sách nhà nước và các dự
án khác (Điều 112, Hiến pháp 1992).
Chính phủ theo Hiến pháp 1992 có Thủ
tướng Chính phủ, được quy định là người
đứng đầu Chính phủ, do Quốc hội bầu trong
số đại biểu Quốc hội, các Phó Thủ tướng, Bộ
trưởng, Thủ trưởng các cơ quan ngang Bộ là
thành viên Chính phủ do Thủ tướng Chính
phủ lựa chọn, không nhất thiết phải là đại

biểu Quốc hội, và đề nghị Quốc hội phê
chuẩn. Chính phủ không tổ chức ra cơ quan
thường vụ, mà một Phó Thủ tướng được
phân công đảm nhận chức vụ Phó Thủ tướng
thường trực.
Trong hoạt động của Chính phủ, chế độ
trách nhiệm tập thể, trách nhiệm cá nhân
được quy định rõ. Chính phủ chịu trách
nhiệm trước Quốc hội và báo cáo công tác
với Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội;
Thủ tướng Chính phủ chịu trách nhiệm trước
Quốc hội và báo cáo công tác với Quốc hội,
Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ tịch nước;
đồng thời thực hiện chế độ báo cáo trước
nhân dân về những vấn đề quan trọng mà
Chính phủ phải giải quyết. Bộ trưởng và các
thành viên khác của Chính phủ chịu trách
nhiệm trước Thủ tướng Chính phủ, trước
Quốc hội về lĩnh vực, ngành mình phụ trách.
Hiệu quả hoạt động của Chính phủ được bảo
đảm bằng hiệu quả hoạt động của tập thể
Chính phủ, của Thủ tướng Chính phủ và
từng thành viên Chính phủ.
Trong thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn, tập
thể Chính phủ ban hành Nghị quyết, Nghị
định; Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết
định, Chỉ thị; Bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan
ngang Bộ ban hành Quyết định, Chỉ thị,
Thông tư.
2.3.4. Hội đồng nhân dân các cấp

Hội đồng nhân dân là cơ quan quyền lực nhà
nước ở địa phương, đại diện cho ý chí,
nguyện vọng và quyền làm chủ của nhân
dân, do nhân dân địa phương bầu ra, chịu
trách nhiệm trước nhân dân địa phưong và
cơ quan nhà nước cấp trên (Điều 119 Hiến
pháp 1992 SĐ).
Trong quá trình hoạt động, Hội đồng nhân
dân chịu sự giám sát, hướng dẫn của cơ quan
quyền lực nhà nước cao nhất thông qua Uỷ
ban thường vụ Quốc hội; sự kiểm tra, hướng
dẫn của Chính phủ; chịu trách nhiệm trước
nhân dân địa phương và cơ quan nhà nước
cấp trên.
Đại diện cho ý chí, nguyện vọng của nhân
dân địa phương, Hội đồng nhân dân quyết
định những chủ trương, biện pháp quan
trọng để phát huy tiềm năng của địa phương,
xây dựng và phát triển địa phương về kinh tế
- xã hội, củng cố quốc phòng, an ninh, nâng
cao đời sống của nhân dân, làm tròn nghĩa
vụ đối với cả nước, giám sát hoạt động của
Thường trực Hội đồng nhân dân, Ủy ban
nhân dân, Toà án nhân dân và Viện kiểm sát
nhân dân cùng cấp; giám sát thực hiện Nghị
quyết của Hội đồng nhân dân, việc tuân theo
Hiến pháp, pháp luật của cơ quan nhà nước,
tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội, đơn vị vũ
trang và công dân ở địa phương. Để thực
hiện những nhiệm vụ trên, Hội đồng nhân

dân ban hành Nghị quyết quyết định chủ
trương, biện pháp thông qua các hình thức
hoạt động của Thường trực Hội đồng nhân
dân, các Ban và Đại biểu Hội đồng nhân
dân, trong đó hình thức hoạt động chủ yếu
và quan trọng nhất là kỳ họp của Hội đồng
nhân dân.
Kỳ họp của Hội đồng nhân dân là hoạt động
duy nhất để ra các Nghị quyết có ý nghĩa
pháp lý. Thông qua kỳ họp, ý chí của nhân
dân địa phương trở thành quyết định của cơ
quan quyền lực nhà nước cấp trên được bàn
bạc và các biện pháp thực hiện chúng được
Hội đồng nhân dân vạch ra cụ thể, quyền
giám sát của Hội đồng nhân dân được thực
hiện.
Hội đồng nhân dân họp thường lệ một năm
hai kỳ. Trong trường hợp cần thiết có thể
họp bất thường. Các kỳ họp tiến hành công
khai, theo trình tự, thủ tục nghiêm ngặt dưới
sự điều hành của Thường trực Hội đồng
nhân dân (ở cấp xã do Chủ tịch hoặc Phó
Chủ tịch Hội đồng nhân dân chủ trì). Kết
quả kỳ họp thể hiện bằng Nghị quyết do Chủ
tịch Hội đồng nhân dân cùng cấp ký chứng
thực.
2.3.5. Ủy ban nhân dân các cấp
Theo quy định của Hiến pháp 1992 (SĐ), Uỷ
ban nhân dân do Hội đồng nhân dân bầu ra,
là cơ quan chấp hành của Hội đồng nhân dân

và cơ quan hành chính nhà nước ở địa
phương.
Uỷ ban nhân dân chịu trách nhiệm chấp
hành Hiến pháp, Luật, các văn bản của cơ
quan nhà nước cấp trên và Nghị quyết của
Hội đồng nhân dân.
Theo Luật tổ chức Hội đồng nhân dân và Uỷ
ban nhân dân năm 2003, Uỷ ban nhân dân có
nhiệm vụ quản lý nhà nước đối với các lĩnh
vực khác nhau của đời sống xã hội ở địa
phương. Thực hiện việc tuyên truyền, giáo
dục pháp luật, kiểm tra việc chấp hành Hiến
pháp, Luật, các văn bản của cơ quan nhà
nước cấp trên và Nghị quyết của Hội đồng
nhân dân cùng cấp tại các cơ quan nhà nước,
tổ chức xã hội, tổ chức kinh tế, đơn vị vũ
trang; bảo đảm an ninh chính trị, trật tự, an
toàn xã hội; thực hiện xây dựng lực lượng vũ
trang và xây dựng quốc phòng toàn dân;
quản lý hộ khẩu, hộ tịch, quản lý công tác tổ
chức, biên chế, lao động tiền lương; tổ chức
thu chi ngân sách của địa phương theo quy
định của pháp luật…
Thành phần của Uỷ ban nhân dân có Chủ
tịch, các Phó Chủ tịch và các Uỷ viên, trong
đó Chủ tịch phải là Đại biểu Hội đồng nhân
dân cùng cấp, do Hội đồng nhân dân bầu
(trừ trường hợp được thay đổi giữa nhiệm kỳ
theo quy định tại Điều 119 Luật Tổ chức
HĐND & UBND năm 2003). Các chức danh

khác trong Uỷ ban nhân dân không nhất thiết
phải là Đại biểu Hội đồng nhân dân.
Chủ tịch Uỷ ban nhân dân là người lãnh đạo
và điều hành công việc của Uỷ ban nhân
dân, chịu trách nhiệm cá nhân về việc thực
hiện nhiệm vụ, quyền hạn và cùng với tập
thể Uỷ ban nhân dân chịu trách nhiệm về
hoạt động của Uỷ ban nhân dân trước Hội
đồng nhân dân cùng cấp và trước cơ quan
nhà nước cấp trên.
Chủ tịch Uỷ ban phân công công tác cho các
Phó Chủ tịch và các thành viên khác của Uỷ
ban nhân dân; những người được phân công
phải chịu trách nhiệm về phân công việc của
mình trước Chủ tịch, trước Hội đồng nhân
dân, Uỷ ban nhân dân cùng cấp và cùng với
các thành viên khác chịu trách nhiệm trước
Hội đồng nhân dân cấp mình và trước cơ
quan nhà nướccấp trên.
Uỷ ban nhân dân thảo luận tập thể, quyết
định theo đa số những vấn đề lớn của địa
phương. Uỷ ban nhân dân được ban hành
Quyết định và Chỉ thị để thực hiện nhiệm vụ
quyền hạn của mình. Uỷ ban nhân dân có
các cơ quan chuyên môn để giúp thực hiện
những chức năng quản lý nhà nước ở địa
phương và bảo đảm sự thống nhất quản lý
của ngành hoặc lĩnh vực từ trung ương đến
cơ sở.
2.3.6. Toà án nhân dân.

Toà án nhân dân thực hiện nhiệm vụ bảo vệ
pháp luật thông qua hoạt động xét xử. Đây
là chức năng riêng có của các Toà án. Điều
127, Hiến pháp 1992(SĐ) quy định: “Toà án
nhân dân tối cao, các Toà án nhân dân địa
phương, các Toà án quân sự và các Toà án
khác do luật định là những cơ quan xét xử
của nhà nước CHXHCNVN”.
Hoạt động xét xử của các Toà án có đặc
điểm sau đây:
- Nhân danh Nhà nước cộng hoà xã hội chủ
nghĩa Việt Nam, căn cứ vào pháp luật của
nhà nước đưa ra phán xét, quyết định cuối
cùng nhằm giải quyết các vụ án, tranh chấp
phát sinh trong các quan hệ xã hội; là sự thể
hiện trực tiếp thái độ, quan điểm của nhà
nước đối với các vấn đề xã hội.
- Xét xử nhằm ổn dịnh trật tự pháp luật, giữ
vững kỷ cương xã hội, bảo đảm tự do, an
toàn của con người, làm lành mạnh hoá các
quan hệ xã hội.
- Xét xử mang nội dung giáo dục pháp luật
với bản thân đương sự cũng như với xã hội,
nâng cao ý thức pháp luật cho mỗi cá nhân,
công dân, từ đó họ có được những hành vi
phù hợp với yêu cầu của pháp luật trong các
mối quan hệ xã hội, tạo ra tinh thần tích cực
đấu tranh của công dân phòng, chống các
hành vi vi phạm pháp luật.
Cơ cấu tổ chức của hệ thống Toà án gồm:

Toà án nhân dân tối cao, Toà án nhân dân
cấp tỉnh, Toà án nhân dân cấp huyện; Toà án
quân sự Trung ương, Toà án quân sự quân
khu, toà án quân sự khu vực, và các Toà án
khác được thành lập theo quy định của pháp
luật.
Hiến pháp và Luật tổ chức Toà án nhân dân
quy định các nguyên tắc tổ chức và hoạt
động của Toà án.
- Về nguyên tắc tổ chức, các Toà án được tổ
chức theo các nguyên tắc sau:
+ Thẩm phán Toà án nhân dân các cấp được
bổ nhiệm theo nhiệm kỳ và có thể bị miễn
nhiệm, cách chức nếu không hoàn thành
nhiệm vụ.Thực hiện nguyên tắc này nhằm
tạo điều kiện cho thẩm phán công tác ổn
định trong khoảng thời gian hợp lý, có điều
kiện tích luỹ kinh nghiệm, rèn luyện kỹ
năng, nghiệp vụ, và bảo đảm tính độc lập,
chỉ tuân theo pháp luật khi xét xử.
+ Việc xét xử của Toà án nhân dân có sự
tham gia của Hội thẩm nhân dân theo quy
định của pháp luật.
+ Toà án nhân dân xét xử tập thể và quyết
định theo đa số.
Nguyên tắc này đòi hỏi việc xét xử được tiến
hành bởi một Hội đồng và khi quyết định
phải tiến hành theo nguyên tắc đa số. Thực
hiện nguyên tắc này nhằm đảm bảo tính
đúng đắn, thận trọng của các quyết định xét

xử.
+ Các Chánh án Toà án nhân dân phải chịu
trách nhiệm và báo cáo công tác trước các cơ
quan quyền lực nhà nước cùng cấp.
Các nguyên tắc xét xử của Toà án nhân dân.
+ Khi xét xử, Thẩm phán và Hội thẩm nhân
dân độc lập chỉ tuân theo pháp luật.
+ Toà án xét xử công khai, trừ những trường
hợp đặc biệt do pháp luật quy định. Trong
trường hợp xử kín, kết quả phiên toà cũng
phải được công bố công khai.
+ Toà án bảo đảm quyền bào chữa của bị
cáo và quyền được bảo vệ quyền và lợi ích
hợp pháp của các đương sự. Thực hiện
nguyên tắc này nhằm đảm bảo tính dân chủ
của phiên toà, bảo đảm cho công dân có điều
kiện bảo vệ được quyền và lợi ích hợp pháp
của mình, đồng thời góp phần làm cho quá
trình xét xử được khách quan, toàn diện.
+ Các bản án, quyết định của Toà án nhân
dân đã có hiệu lực pháp luật phải được tôn
trọng và chấp hành nghiêm chỉnh. Trong
trường hợp cần thiết để đảm bảo thi hành các
bản án, quyết định của toà án, nhà nước thực
hiện những biện pháp cưỡng chế tương ứng.
2.3.7. Viện kiểm sát nhân dân.
Viện kiểm sát nhân dân thực hành quyền
công tố và kiểm sát các hoạt động tư pháp
theo quy định của Hiến pháp và pháp luật
(Điều 137 Hiến pháp 1992 SĐ).

Viện kiểm sát nhân dân thực hiện chức năng,
nhiệm vụ của mình bằng công tác sau đây:
Thực hành quyền công tố và kiểm sát việc
tuân theo pháp luật trong việc điều tra các vụ
án hình sự của các cơ quan điều tra và các cơ
quan khác được giao nhiệm vụ tiến hành một
số hoạt động điều tra; Điều tra một số loại
tội xâm phạm hoạt động tư pháp mà người
phạm tội là cán bộ thuộc các cơ quan tư
pháp; Thực hành quyền công tố và kiểm sát
việc tuân theo pháp luật trong việc xét xử
các vụ án hình sự; Kiểm sát việc tuân theo
pháp luật trong việc giải quyết các vụ án dân
sự, hôn nhân và gia đình, hành chính, kinh
tế, lao động và những việc khác theo quy
định của pháp luật; Kiểm sát việc tuân theo
pháp luật trong việc thi hành bản án, quyết
định của Toà án nhân dân; Kiểm sát việc
tuân theo pháp luật trong việc tạm giữ, tạm
giam, quản lý, giáo dục người chấp hành án
phạt tù.
Về tổ chức, hệ thống Viện kiểm sát nhân dân
gồm có:
- Viện kiểm sát nhân dân tối cao;
- Các Viện kiểm sát nhân dân tỉnh, thành
phố trực thuộc trung ương;
- Các Viện kiểm sát nhân dân huyện, quận,
thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh;
- Các Viện kiểm sát quân sự.
Cơ cấu tổ chức của mỗi Viện kiểm sát được

quy định trong Luật tổ chức Viện kiểm sát
nhân dân được Quốc hội khoá X, kỳ họp thứ
11 thông qua ngày 02 tháng 4 năm 2002.
Các Viện kiểm sát nhân dân tạo thành một
hệ thống, tổ chức và hoạt động theo các
nguyên tắc được Hiến pháp quy định, bao
gồm:
- Viện Kiểm sát nhân dân do Viện trưởng
lãnh đạo, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân
dân cấp dưới chịu sự lãnh đạo của Viện
trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp trên;
Viện trưởng Viện kiểm sát quân sự các cấp
chịu sự lãnh đạo thống nhất của Viện trưởng
Viện kiểm sát nhân dân tối cao.
- Tại Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Viện
kiểm sát nhân dân cấp tỉnh, Viện kiểm sát
quân sự quân khu và tương đương thành lập
Uỷ ban kiểm sát để thảo luận và quyết định
theo đa số những vấn đề quan trọng theo quy
định của Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân
dân.
3. Quan điểm, phương hướng kiện toàn
bộ máy Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ
nghĩa Việt Nam
Trải qua quá trình hình thành và phát triển,
Nhà nước ta luôn giữ một vai trò lịch sử
quan trọng trong mọi thắng lợi của cách
mạng Việt Nam. Tuy nhiên, trong điều kiện
đổi mới hiện nay bộ máy nhà nước đã tỏ ra
cồng kềnh, chứa đựng nhiều yếu tố chưa hợp

lý, chất lượng và hiệu quả hoạt động trên
một số lĩnh vực còn thấp; Chức năng, nhiệm
vụ, thẩm quyền và chế độ trách nhiệm của
cơ quan nhà nước và người đứng đầu chưa
thật rõ, còn chồng chéo, mâu thuẫn; Cơ chế
vận hành và nhiều mối quan hệ còn bất hợp
lý; đội ngũ cán bộ, công chức còn hạn chế cả
về năng lực chuyên môn và tinh thần trách
nhiệm…
Những yếu kém, bất cập đó dẫn đến hiệu lực
và hiệu quả hoạt động của bộ máy nhà nước
chưa cao, công tác quản lý đất nước, nhất là
quản lý về kinh tế còn lúng túng, vướng
mắc, sản xuất tuy có tăng nhưng vẫn có
nguy cơ tụt hậu, tài nguyên đất nước chưa
được khai thác tốt, hiệu quả đầu tư thấp,
quan hệ sản xuất chậm được củng cố, vai trò
chủ đạo của kinh tế quốc doanh chưa cao,
các thành phần kinh tế khác chưa phát huy
hết tiềm năng, tình trạng vi phạm pháp luật
tại các cơ quan nhà nước, tổ chức xã hội còn
nặng, trật tự xã hội, kỷ cương chưa được
đảm bảo, quyền làm chủ của nhân dân chưa
được đề cao.
Thực trạng trên đặt ra yêu cầu cấp thiết xây
dựng, hoàn thiện bộ máy nhà nước, làm cho
bộ máy nhà nước thực sự trong sạch, vững
mạnh, nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt
động, phát huy tốt và đầy đủ hơn quyền làm
chủ của nhân dân.

Xây dựng, kiện toàn nhà nước vững mạnh,
trong sạch cần quán triệt các quan điểm cơ
bản sau:
- Xây dựng Nhà nước cộng hoà xã hội chủ
nghĩa của dân, do dân và vì dân, lấy liên
minh giai cấp công nhân với giai cấp nông
dân và tầng lớp trí thức làm nền tảng, do
Đảng Cộng sản lãnh đạo trên cơ sở chủ
nghĩa Mác- Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh
và kiên định con đường lên chủ nghĩa xã
hội, bảo đảm tính giai cấp công nhân gắn
bó chặt chẽ với tính dân tộc, tính nhân dân
của Nhà nước ta, phát huy đầy đủ tính dân
chủ trong mọi sinh hoạt của Nhà nước, xã
hội.
- Quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự
phân công, phối hợp chặt chẽ giữa các cơ
quan nhà nước trong thực hiện ba quyền
lập pháp, hành pháp, tư pháp.
- Quán triệt nguyên tắc tập trung dân chủ
trong tổ chức và hoạt động của Nhà nước
nhằm tăng cường sự lãnh đạo điều hành
tập trung thống nhất của trung ương, đồng
thời phát huy trách nhiệm và tính năng
động, sáng tạo của địa phương, khắc phục
khuynh hướng phân tán cục bộ và tập
trung quan liêu, mỗi cấp, ngành đều có
thẩm quyền, trách nhiệm được phân định
rõ.
- Tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa,

xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ
nghĩa, quản lý xã hội bằng pháp luật, đồng
thời coi trọng giáo dục, nâng cao đạo đức
xã hội chủ nghĩa.
- Tăng cường vai trò lãnh đạo của Đảng
dối với Nhà nước.
Trong tiến trình đổi mới hiện nay, cùng với
việc tiếp thu những giá trị của nhân loại, từ
nghiên cứu lý luận và tổng kết thực tiễn,
Đảng ta đã đưa ra nội dung xây dựng Nhà
nước Pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt
Nam với ‚5 đặc trưng cơ bản sau đây:
Một là, Nhà nước của dân, do dân và vì dân,
tất cả quyền lực thuộc về nhân dân.
Hai là, quyền lực nhà nước là thống nhất có
sự phân công rành mạch và phối hợp chặt
chẽ giữa các cơ quan nhà nước trong việc
thực hiện quyền lập pháp, hành pháp và tư
pháp.
Ba là, nhà nước được tổ chức và hoạt động
trên cơ sở Hiến pháp, pháp luật và bảo đảm
cho Hiến pháp và các đạo luật giữ vị trí tối
thượng trong điều chỉnh các quan hệ thuộc
tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội.
Bốn là, Nhà nước tôn trọng và đảm bảo
quyền con người, quyền công dân, nâng cao
trách nhiệm pháp lý giữa nhà nước và công
dân; thực hành dân chủ, đồng thời tăng
cường kỷ cương, kỷ luật.
Năm là, nhà nước Pháp quyền XHCN Việt

Nam do Đảng cộng sản Việt Nam lãnh đạo,
đồng thời đảm bảo sự giám sát của nhân dân,
sự phản biện xã hội của Mặt trận tổ quốc
Việt Nam và các tổ chức thành viên.
Văn kiện Đại hội X của Đảng chỉ rõ:”Xây
dựng cơ chế vận hành của Nhà nước Pháp
quyền XHCN, bảo đảm nguyên tắc tất cả
quyền lực nhà nước đều thuộc về nhân dân;
quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự
phân công, phối hợp giữu các cơ quan trong
viẹc thực hiện quyền lập pháp, hành pháp và
tư pháp”.
Để thực hiện phương hướng kiện toàn bộ
máy nhà nước ta theo hướng nhà nước pháp
quyền xã hội chủ nghĩa cần tập trung vào
các nhiệm vụ và giải pháp sau đây:
- Hoàn thiện hệ thống pháp luật, tăng tính
cụ thể, khả thi của các văn bản quy phạm
pháp luật.
Tiếp tục đẩy mạnh công tác xây dựng pháp
luật, tạo ra sự đồng bộ, thống nhất giữa hoạt
động lập pháp và lập quy.
- Đổi mới tổ chức và hoạt động của Quốc
hội:
+ Hoàn thiện cơ chế bầu cử để nâng cao chất
lượng đại biểu quốc hội.
+ Tăng hợp lý số lượng đại biểu chuyên
trách:
+ Phát huy tốt vai trò của đại biểu và đoàn
đại biểu quốc hội

+ Tổ chức lại một số Uỷ ban Quốc hội, nâng
cao chất lượng hoạt động của Hội đồng dân
tộc và các ủy ban của Quốc hội.
+ Đổi mới hơn nữa quy trình và phương
pháp xây dựng pháp luật, khắc phục tình
trạng luật chậm đi vào cuộc sống vì phải chờ
pháp lệnh, nghị định, thông tư hướng dẫn
+ Thực hiện tốt hơn nữa nhiệm vụ quyết
định các vấn đề quan trọng của đất nước và
chức năng giám sát tối cao của Quốc hội
- Đổi mới tổ chức và hoạt động của Chính
phủ:
+ Đẩy mạnh cải cách hành chính, đổi mới tổ
chức và hoạt động của Chính phủ theo
hướng xây dựng hệ thống cơ quan hành pháp
thống nhất, thông suốt, hiện đại.
+ Luật hoá cơ cấu tổ chức Chính phủ, tổ
chức các Bộ theo hướng Bộ quản lý đa
ngành, đa lĩnh vực, bảo đảm hiệu lực, tinh
gọn và hợp lý.
+ Cơ cấu lại các cơ quan trong hệ thống
hành chính nhà nước theo hướng giảm mạnh
cấp phó, bỏ cấp trung gian, chuyển bộ phận
phục vụ sang hợp đồng dịch vụ.
+ Nghiên cứu cơ chế thủ trưởng cơ quan
hành chính cấp trên bổ nhiệm người đứng
đầu cơ quan hành chính cấp dưới.
+ Tách hoạt động hành chính với hoạt động
dịch vụ
+ Thành lập cơ quan tài phán hành chính để

giải quyết khiếu kiện hành chính.
- Đổi mới tổ chức và hoạt động của hệ
thống các cơ quan tư pháp:
+ Xây dựng cơ quan Tư pháp trong sạch,
vững mạnh, dân chủ, nghiêm minh, bảo vệ
công lý, quyền con người.
+ Đẩy mạnh thực hiện chiến lược cải cách tư
pháp đến năm 2020.
+ Các phiên tòa xét xử phải bảo đảm tranh
tụng công khai, đúng pháp luật, bảo đảm
tính độc lập của các cơ quan tham gia tố
tụng.
+ Tăng thẩm quyền xét xử của tòa án cấp
huyện
+ Có chiến lược chuyển Viện Kiểm Sát
thành Viện Công Tố
+ Tăng thẩm quyền cho điều tra viên, thu
gom đầu mối cơ quan điều tra
+ Xây dựng cơ chế phán quyết về những vi
phạm Hiến pháp trong hoạt động lập pháp,
hành pháp, tư pháp
- Đổi mới tổ chức và hoạt động của HĐND
và UBND các cấp:
+ Nâng cao tính thực quyền của HĐND, vai
trò giám sát của HĐND
+ Phát huy hiệu lực, hiệu quả điều hành của
UBND trong phạm vi được phân cấp
+ Tổ chức hợp lý chính quyền địa phương,
có sự phân định giữa chính quyền ở nông
thôn, đô thị, hải đảo.

Câu hỏi ôn tập:
1. Phân tích để làm rõ bản chất của Nhà
nước CHXHCN Việt Nam?
2. Trình bày các quan điểm của Đảng về xây
dựng, kiện toàn nhà nước vững mạnh, trong
sạch ở nước ta hiện nay?
3. Trình bày các đặc trưng cơ bản của Nhà
nước pháp quyền XHCN Việt Nam?
CHUYÊN ĐỀ 2:
NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ QUẢN
LÝ HÀNH CHÍNH NHÀ
NƯỚC.
1. Khái niệm chung về quản lý hành chính
nhà nước.
1.1. Khái niệm quản lý
Dưới góc độ khoa học, khái niệm về “quản
lý” có nhiều cách tiếp cận khác nhau. Với ý
nghĩa thông thường, phổ biến thì quản lý có
thể hiểu là hoạt động tác động một cách có
tổ chức và định hướng của chủ thể quản lý
tới những đối tượng quản lý để điều chỉnh
chúng vận động và phát triển theo những
mục tiêu nhất định đã đề ra.
Với cách hiểu trên, quản lý bao gồm các yếu
tố sau:
- Chủ thế quản lý: là tác nhân tạo ra các tác
động quản lý. Chủ thể có thể là cá nhân hoặc
tổ chức. Chủ thể quản lý tác động lên đối
tượng quản lý bằng các công cụ, hình thức
và phương pháp thích hợp, cần thiết và dựa

trên cơ sở những nguyên tắc nhất định.
- Đối tượng quản lý (khách thể quản lý):
Tiếp nhận sự tác động của chủ thể quản lý.
- Mục tiêu quản lý: là cái đích cần phải đạt
tới tại một thời điểm nhất định do chủ thể
quản lý đề ra. Đây là căn cứ để chủ thể quản
lý thực hiện các tác động quản lý cũng như
lựa chọn các hình thức, phương pháp thích
hợp.
1.2. Khái niệm quản lý nhà nước
Quản lý nhà nước xuất hiện cùng với sự xuất
hiện của nhà nước, gắn với chức năng, vai
trò của nhà nước trong xã hội có giai cấp.
Quản lý nhà nước tiếp cận với nghĩa rộng
nhất bao gồm toàn bộ các hoạt động: hoạt
động lập pháp của cơ quan lập pháp, hoạt
động hành chính (chấp hành và điều hành)
của hệ thống hành pháp và hoạt động tư
pháp của hệ thống tư pháp.
1.3. Quản lý hành chính nhà nước.
Trong quản lý nhà nước nói chung, hoạt
động quản lý hành chính là hoạt động có vị
trí trung tâm, chủ yếu. Đây là hoạt động tổ
chức và điều hành để thực hiện các chức
năng, nhiệm vụ cơ bản nhất của nhà nước
trong quản lý xã hội.
Có thể hiểu quản lý hành chính nhà nước
là hoạt động thực thi quyền hành pháp của
nhà nước, đó là sự tác động có tổ chức và
điều chỉnh bằng quyền lực nhà nước trên

cơ sở pháp luật đối với hành vi hoạt động
của con người và các quá trình xã hội, do
các cơ quan trong hệ thống hành chính
nhà nước từ trung ương đến cơ sở tiến
hành để thực hiện những mục tiêu, chức
năng và nhiệm vụ của nhà nước.
Định nghĩa trên có ba nội dung cơ bản:
- Quản lý hành chính nhà nước là hoạt động
thực thi quyền hành pháp: hành pháp là một
trong ba nhánh quyền lực của nhà nước: Lập
pháp, hành pháp và tư pháp.
- Quản lý hành chính là sự tác động có tổ
chức và có định hướng: Trong quản lý hành
chính nhà nước, chức năng tổ chức rất quan
trọng,vì không có tổ chức thì không thể quản
lý được. Nhà nước phải tổ chức cả triệu
người và mỗi người đều có vị trí tích cực đối
với xã hội, đóng góp phần của mình để tạo
ra lợi ích cho xã hội. Quản lý hành chính nhà
nước có tính định hướng vì thông qua tác
động quản lý của mình các chủ thể quản lý
hành chính nhà nước định hướng hành vi
con người và các quá trình xã hội theo
những quỹ đạo, mục tiêu nhất định.
- Quản lý hành chính nhà nước được tiến
hành trên cơ sở pháp luật và theo nguyên tắc
pháp chế: Quản lý hành chính nhà nước là
hoạt động thực thi quyền lực nhà nước, sử
dụng sức mạnh cưỡng chế của nhà nước
nhưng phải trong khuôn khổ của pháp luật.

Đây là một trong những nguyên tắc cơ bản
của nhà nước pháp quyền.
2. Các tính chất và đặc điểm cơ bản của
quản lý hành chính nhà nước ở nước ta.
2.1. Các tính chất cơ bản của quản lý hành
chính nhà nước
2.1.1. Tính chính trị xã hội chủ nghĩa.
Nền hành chính nhà nước là bộ phận quan
trọng trong hệ thống chính trị xã hội chủ
nghĩa, là công cụ để thực hiện quyền lực
chính trị của giai cấp công nhân và nhân dân
lao động trong xã hội. Hoạt động hành chính
nhà nước nhằm thực hiện đường lối, chủ
trương, chính sách của Đảng để đạt được
những mục tiêu chính trị của quốc gia.
2.1.2. Tính dân chủ xã hội chủ nghĩa
Bản chất của nhà nước ta là nhà nước của
dân, do dân và vì dân, tất cả quyền lực nhà
nước thuộc về nhân dân, do đó nhân dân là
chủ thể tối cao của đất nước. Tuy nhiên, Nhà
nước xã hội chủ nghĩa được nhân dân uỷ
quyền, thay mặt nhân dân thực hiện quản lý
các lĩnh vực của đời sống xã hội một cách
tập trung, thống nhất. Hoạt động hành chính
nhà nước phải chịu sự kiểm tra, giám sát của
nhân dân, phải đảm bảo quyền làm chủ thực
sự của nhân dân trong quản lý nhà nước,
quản lý xã hội.
2.1.3. Tính khoa học và nghệ thuật.
Trong quá trình phát triển của xã hội, hoạt

động quản lý không chỉ là một khoa học mà
còn là một nghệ thuật. Quản lý là một khoa
học vì nó có tính quy luật, có các nguyên lý
và các mối quan hệ tương hỗ với các môn
khoa học khác. Quản lý là một nghệ thuật vì
nó gắn với tài nghệ, bản lĩnh, nhân cách, trí
tuệ, kinh nghiệm của người quản lý.
Quản lý hành chính nhà nước là biểu hiện
quan trọng và tập trung nhất của toàn bộ
hoạt động của nhà nước trong quá trình phát
triển kinh tế và đời sống xã hội. Chính vì
vậy, người cán bộ, công chức phải có kiến
thức về những quy luật khách quan của hoạt
động quản lý nói chung và quản lý nhà nước
nói riêng.
2.1.4. Tính chất bao quát ngành, lĩnh vực.
Đối tượng của quản lý hành chính nhà nước
là tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội:
chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội, an ninh,
quốc phòng Quản lý hành chính nhà nước
không chỉ là tổ chức, điều chỉnh từng lĩnh
vực mà còn phải liên kết, phối hợp các lĩnh
vực thành một thể thống nhất để đảm bảo xã
hội phát triển đồng bộ, cân đối, có hiệu quả
đáp ứng nhu cầu của các thành viên trong xã
hội. Tuy nhiên, quản lý toàn bộ các lĩnh vực
của đời sống xã hội không có nghĩa là các cơ
quan hành chính nhà nước can thiệp vào mọi
khía cạnh, mọi quan hệ xã hội mà chỉ điều
chỉnh, tác động vào các quan hệ xã hội đã

được pháp luật xác định.
2.2. Các đặc điểm cơ bản của quản lý
hành chính nhà
nước.
Khi nói đến đặc điểm của quản lý hành
chính nhà nước là nói đến những nét đặc thù
của quản lý hành chính nhà nước để phân
biệt với các dạng quản lý xã hội khác. Với
cách tiếp cận như trên, quản lý hành chính
nhà nước dưới chế độ xã hội chủ nghĩa ở
nước ta có các đặc điểm cơ bản sau đây:
- Quản lý hành chính nhà nước mang tính
quyền lực đặc biệt, tính tổ chức cao và tính
mệnh lệnh đơn phương của nhà nước.
Hoạt động quản lý hành chính nhà nước luôn
mang tính quyền lực nhà nước và được đảm
bảo bằng sức mạnh của nhà nước. Tính
quyền lực là đặc điểm cơ bản nhất để phân
biệt hoạt động quản lý hành chính nhà nước
với các hoạt động quản lý mang tính xã hội
khác.
- Quản lý hành chính nhà nước có mục
tiêu chiến lược, có chương trình và có kế
hoạch để thực hiện mục tiêu.
Trong quản lý, việc đề ra mục tiêu được coi
là chức năng đầu tiên và cơ bản. Mục tiêu
quản lý là căn cứ để các chủ thể quản lý đưa
ra những tác động thích hợp với những hình
thức và phương pháp phù hợp. Để đạt mục
tiêu mà Đảng đề ra, các cơ quan hành chính

nhà nước cần phải xây dựng chương trình kế
hoạch dài hạn, trung hạn và ngắn hạn và tổ
chức thực hiện.
- Quản lý hành chính nhà nước là hoạt
động chấp hành - điều hành trên cơ sở
pháp luật nhưng có tính chủ động, sáng
tạo và linh hoạt trong việc điều hành và xử
lý các công việc cụ thể.
- Quản lý hành chính nhà nước có tính
liên tục và tương đối ổn định trong tổ chức
và hoạt động.
Nền hành chính nhà nước có nghĩa vụ phục
vụ nhân dân một cách thường xuyên cho nên
quản lý hành chính nhà nước phải đảm bảo
tính liên tục để thoả mãn nhu cầu hàng ngày
của nhân dân, của xã hội và phải có tính ổn
định cao để đảm bảo hoạt động không bị
gián đoạn trong bất kỳ tình huống chính trị -
xã hội nào.
- Quản lý hành chính nhà nước có tính hệ
thống thứ bậc chặt chẽ, là một hệ thống
thông suốt từ Trung uơng đến cơ sở, cấp
dưới phục tùng cấp trên, thực hiện mệnh
lệnh và chịu sự kiểm tra thường xuyên
của cấp trên (đặc điểm này có điểm khác
với hệ thống các cơ quan dân cử và hệ
thống các cơ quan xét xử).
- Quản lý hành chính nhà nước dưới chế
độ XHCN không có sự cách biệt tuyệt đối
về mặt xã hội giữa người quản lý và người

bị quản lý. Bởi vì, thứ nhất, trong quản lý xã
hội thì con người vừa là chủ thể vừa là đối
tượng của quản lý. Mặt khác, dưới chế độ
CNXH, nhân dân là chủ thể quản lý đất
nước.
- Quản lý hành chính nhà nước XHCN
mang tính không vụ lợi. Hoạt động quản lý
hành chính nhà nước XHCN không chạy
theo lợi nhuận mà nhằm phục vụ lợi ích
công, lợi ích nhân dân
- Quản lý hành chính nhà nước XHCN
mang tính nhân đạo. Xuất phát từ bản chất
nhà nước dân chủ xã hội chủ nghĩa, tất cả
các hoạt động của nền hành chính nhà nước
đều có mục tiêu phục vụ con người, tôn
trọng quyền và lợi ích hợp pháp của công
dân và lấy đó làm xuất phát điểm của hệ
thống pháp luật, thể chế, quy tắc và thủ tục
hành chính.
3. Các nguyên tắc cơ bản của hoạt động
quản lý hành chính nhà
nước.
Nguyên tắc quản lý hành chính nhà nước là
những tư tưởng chỉ đạo mọi hành động, hành
vi quản lý của các cơ quan và cán bộ, công
chức trong quá trình thực thi chức năng,
nhiệm vụ.
Nguyên tắc quản lý hành chính nhà nước
được hình thành dựa trên cơ sở nhận thức
các quy luật khách quan, qua kết quả nghiên

cứu sâu sắc các điều kiện thực tế xã hội, dựa
trên bản chất chính trị xã hội của nhà nước
trong thời gian, không gian và hoàn cảnh cụ
thể. Xuất phát từ bản chất của chế độ chính
trị, từ thực tiễn xây dựng nhà nước xã hội
chủ nghĩa ở Việt Nam, trên cơ sở nghiên cứu
có chọn lọc những thành tựu của hành chính
học và kinh nghiệm của các nước khác, có
thể rút ra được những nguyên tắc quản lý
hành chính chủ yếu ở nước ta như sau :
3.1. Nguyên tắc quản lý hành chính nhà
nước dưới sự lãnh đạo của Đảng và đảm
bảo sự tham gia, kiểm tra, giám sát của
nhân dân đối với quản lý hành chính nhà
nước.
Đảng lãnh đạo hoạt động quản lý hành chính
nhà nước trước hết bằng việc đề ra đường
lối, chủ trương, chính sách.
Đảng lãnh đạo thông qua công tác tổ chức và
cán bộ. Đảng đào tạo, lựa chọn, giới thiệu
cán bộ cho các cơ quan quản lý hành chính
nhà nước, lãnh đạo việc sắp xếp, bố trí cán
bộ.
Đảng chỉ đạo, kiểm tra việc thực hiện các
nghị quyết Đảng cũng như pháp luật của nhà
nước trong các hoạt động quản lý hành chính
nhà nước.
Đảng lãnh đạo quản lý nhà nước nhưng
không làm thay các cơ quan nhà nước.
Chính vì vậy, việc phân định chức năng lãnh

đạo của các cơ quan Đảng và chức năng
quản lý của cơ quan nhà nước là vấn đề vô
cùng quan trọng và cũng là điều kiện cơ bản
để nâng cao vai trò lãnh đạo của Đảng và
hiệu lực, hiệu quả quản lý của bộ máy nhà
nước ở nước ta hiện nay.
Sự tham gia của nhân dân vào quyền lực
chính trị là một trong những đặc trưng cơ
bản của chế độ dân chủ. Quyền tham gia vào
hoạt động thực hiện quyền lực nhà nước của
nhân dân được quy định tại điều 53 Hiến
pháp 1992: “Công dân có quyền tham gia
quản lý nhà nước và xã hội, tham gia thảo
luận các vấn đề chung của nhà nước và địa
phương, kiến nghị với cơ quan nhà nước,
biểu quyết khi nhà nước tổ chức trưng cầu ý
dân”.
Nhân dân có quyền tham gia vào quản lý
nhà nước một cách trực tiếp hoặc gián tiếp,
tham gia giải quyết những vấn đề lớn và hệ
trọng của đất nước, địa phương hoặc đơn vị.
Ngoài việc tham gia biểu quyết khi nhà nước
tổ chức trưng cầu dân ý, những hình thức
tham gia trực tiếp khác của nhân dân vào
quản lý nhà nước là: Thảo luận, góp ý kiến
vào quá trình xây dựng những đạo luật hoặc
các quyết định quan trọng khác của nhà
nước hoặc của địa phương; kiểm tra, giám
sát hoạt động của các cơ quan nhà nước;
thực hiện quyền khiếu nại, tố cáo hành vi vi

phạm pháp luật trong quản lý nhà nước
Nhân dân còn gián tiếp tham gia vào quản
lý nhà nước thông qua hoạt động của các cơ
quan, các đại biểu do mình bầu ra (Quốc hội,
HĐND các cấp).
Một hình thức tham gia gián tiếp vào quản lý
nhà nước rất quan trọng khác là thông qua
các tổ chức xã hội. Pháp luật Việt Nam trao
cho các tổ chức xã hội quyền tham gia thành
lập các cơ quan nhà nước, quyền giám sát,
phản biện xã hội đối với hoạt động của các
cơ quan nhà nước.
Để đảm bảo sự tham gia vào quản lý nhà
nước của nhân dân có hiệu quả, cần phải thể
chế hoá các quyền đó một cách cụ thể, phát
huy hơn nữa vai trò của các đại biểu nhân
dân và nâng cao hiệu quả hoạt động của các
tổ chức chính trị - xã hội, đoàn thể nhân dân.
3.2. Nguyên tắc tập trung dân chủ.
Tập trung dân chủ là nguyên tắc quan trọng
chỉ đạo tổ chức và hoạt động của cả hệ thống
chính trị, trong đó có nhà nước.
Nguyên tắc tập trung dân chủ quy định trước
hết sự lãnh đạo tập trung đối với những vấn
đề cơ bản chính yếu nhất, bản chất nhất. Sự
tập trung đó đảm bảo tính thống nhất của
quyền lực nhà nước, đảm bảo thực hiện ý chí
v bo v li ớch ca i a s nhõn dõn lao
ng. Bờn cnh vic yờu cu phi chp hnh
mnh lnh ca cp trờn, cng cn phi m

bo tớnh sỏng to, quyn ch ng nht nh
ca a phng v c s. Cp trung ng
gi quyn thng nht qun lý nhng vn
c bn, ng thi thc hin phõn cp qun
lý, giao quyn hn, trỏch nhim cho cỏc a
phng, cỏc ngnh trong t chc qun lý
iu hnh thc hin cỏc vn bn ca cp
trờn. iu 6 Hin phỏp 1992 quy nh tp
trung dõn ch l nguyờn tc t chc v hot
ng ca c quan nh nc.
Trong hot ng qun lý hnh chớnh nh
nc nguyờn tc tp trung dõn ch c
biu hin rt a dng trong nhiu lnh vc,
nhiu cp qun lý, t vn t chc b mỏy
n c ch vn hnh ca b mỏy. Chng hn
nh quan h trc thuc, chu trỏch nhim v
bỏo cỏo ca c quan qun lý hnh chớnh nh
nc trc c quan dõn c; phõn nh chc
nng, thm quyn gia cỏc c quan qun lý
hnh chớnh nh nc cỏc cp; nguyờn tc
hai chiu trc thuc m bo kt hp tt
qun lý theo ngnh v theo lónh th, kt hp
hi hũa li ớch ca c nc vi li ớch ca
tng a phng
T chc v hot ng qun lý hnh chớnh
nh nc, l mt th thng nht. Tp trung
dõn ch i lp vi xu hng c quan cp
trờn lm thay ln sõn vo thm quyn
ca c quan cp di, ng thi ph nhn
vic c quan cp di li, ựn y cho cp

trờn. Trong thc tin qun lý hin nay, ng
v Nh nc ta ang khc phc bnh tp
trung quan liờu, ng thi chng biu hin
tu tin, t do vụ chớnh ph, cc b a
phng, cc b ngnh.
3.3. Nguyờn tc qun lý hnh chớnh nh
nc bng phỏp lut v
tng cng phỏp ch.
Qun lý nh nc bng phỏp lut v tng
cng phỏp ch l mt nguyờn tc Hin
nh. Nguyờn tc ny ũi hi mi t chc v
hot ng qun lý hnh chớnh nh nc u
phi da trờn c s phỏp lut. iu ú cú
ngha l h thng hnh chớnh nh nc phi
chp hnh lut v cỏc quyt nh ca Quc
hi trong chc nng thc hin quyn hnh
phỏp; Khi ban hnh cỏc quyt nh qun lý
hnh chớnh phi phự hp vi ni dung v
mc ớch ca lut v cỏc vn bn quy phm
phỏp lut cú hiu lc phỏp lý cao hn.
thc hin nguyờn tc ny, cn lm tt cỏc
ni dung c bn sau:
- Xõy dng v hon chnh h thng phỏp
lut.
- T chc thc hin tt phỏp lut ó ban
hnh
- X lý nghiờm mi hnh vi vi phm phỏp
lut
- Tng cng giỏo dc ý thc phỏp lut cho
ton dõn.

3.4. Nguyờn tc kt hp qun lý hnh
chớnh theo ngnh v theo
lónh th.
Qun lý theo ngnh v qun lý theo lónh th
l hai mt khụng tỏch ri nhau m phi c
kt hp cht ch vi nhau, c bit l trờn
lnh vc kinh t. Cỏc n v kinh t thuc
thnh phn kinh t no, nm trờn a bn
qun lý u thuc mt ngnh kinh t - k
thut nht nh v chu s qun lý ca ngnh
(B). Mt khỏc, cỏc n v kinh t thuc cỏc
ngnh kinh t - k thut khỏc nhau u c
phõn b trờn nhng a bn nht nh, chỳng
cú quan h mt thit vi nhau v kinh t v
gn bú vi nhau trờn cỏc mt xó hi, to nờn
mt c cu kinh t - xó hi v chu s qun
lý ca chớnh quyn a phng. õy l s
thng nht gia hai mt: C cu kinh t
ngnh vi c cu kinh t lónh th trong mt
c cu kinh t chung.
Cỏc hot ng qun lý theo ngnh ca c
quan nh nc nhm ra cỏc ch trng,
chớnh sỏch phỏt trin ton ngnh, to mụi
trng thun li cho cỏc n v kinh t phỏt
huy tớnh ch ng, nõng cao hiu qu hot
ng sn xut kinh doanh. Cn nhn mnh
rng, qun lý theo ngnh õy l qun lý v
mt nh nc: nh nc ra ch trng
chớnh sỏch, xõy dng chin lc, s dng
cỏc ũn by cũn qun lý sn xut kinh

doanh l quyn ch ng ca n v sn xut
kinh doanh.
Ni dung qun lý theo lónh th nhm t
chc s iu ho phi hp cỏc hot ng ca
cỏc ngnh, cỏc thnh phn kinh t v cỏc t
chc kinh t, vn hoỏ, xó hi, an ninh, quc
phũng trờn phm vi c nc cng nh trờn
tng n v hnh chớnh lónh th vi mc tiờu
bo m phỏp ch XHCN, tụn trng quyn
lm ch ca nhõn dõn, n nh v ci thin
i sng nhõn dõn v mi mt.
5. Nguyờn tc phõn bit chc nng qun lý
nh nc v kinh t vi
qun lý sn xut kinh
doanh.
Nh nc ta nm quyn s hu vi nhng t
liu sn xut ch yu, cú kh nng, nhim v
t chc v qun lý nn kinh t quc dõn trờn
quy mụ c nc trc tip t chc v qun lý
cỏc thnh phn kinh t nhng nh nc
khụng phi l ngi trc tip kinh doanh.
Nh nc tụn trng tớnh c lp t ch ca
cỏc n v kinh doanh. Trong iu kin i
mi c ch qun lý kinh t ca nh nc
hin nay, trờn c s m bo quyn t ch
kinh doanh ca cỏc doanh nghip, chc nng
qun lý nh nc v kinh t bao gm cỏc ni
dung ch yu sau:
- To mụi trng v iu kin cho hot ng
sn xut kinh doanh

- nh hng v h tr nhng n lc phỏt
trin thụng qua k hoch v cỏc chớnh sỏch
kinh t
- Hoch nh v thc hin chớnh sỏch xó hi,
m bo s thng nht gia phỏt trin kinh
t v phỏt trin xó hi.
- Qun lý v kim soỏt vic s dng ti
nguyờn, ti sn quc gia
- T chc nn kinh t v iu chnh bng cỏc
cụng c v bin phỏp v mụ.
- T chc v giỏm sỏt hot ng tuõn th
phỏp lut ca cỏc n v kinh t.
Nh nc thc hin cỏc chc nng trờn
thụng qua mt h thng cỏc c quan hnh
chớnh nh nc; thụng qua vic t chc h
thng cỏc t chc kinh t ca nh nc;
thụng qua vic o to, bi dng, b trớ i
ng cỏn b cú phm cht chớnh tr, cú nng
lc qun lý nh nc, qun lý kinh t, qun
lý xó hi.
Cỏc t chc kinh doanh trc tip thc hin
cỏc hot ng kinh doanh cú t cỏch phỏp
nhõn, hot ng kinh doanh bỡnh ng vi
nhau trc phỏp lut; cú quyn t ch v ti
chớnh v thc hin hch toỏn kinh t; cú
nhim v phỏt huy nng lc kinh doanh cú
hiu qu t mc tiờu thu li nhun cao
trong khuụn kh phỏp lý v chu s qun lý
bng phỏp lut ca cỏc c quan hnh chớnh
nh nc.

Vic phõn bit v kt hp tt hai chc nng
ny vi nhau trong mt h thng thng nht
to iu kin thỳc y nn kinh t phỏt trin
theo nh hng xó hi ch ngha nõng cao
hiu qu hot ng sn xut kinh doanh
ca cỏc n v kinh t v hiu lc qun lý
nh nc, hiu lc t chc thc hin phỏp
lut ca cỏc c quan hnh chớnh nh nc.
6. Nguyờn tc cụng khai
T chc hot ng hnh chớnh ca nh nc
ta l nhm phc v li ớch quc gia v li
ớch hp phỏp ca cụng dõn nờn cn phi
cụng khai hoỏ, thc hin ỳng ch trng
dõn bit, dõn bn, dõn lm, dõn kim tra.
Phi quy nh cỏc hot ng cn cụng khai
cho dõn bit, to iu kin thu hỳt ong o
qun chỳng nhõn dõn tham gia kim tra,
giỏm sỏt hot ng hnh chớnh nh nc.
4. Cỏc hỡnh thc v phng phỏp qun lý
hnh chớnh nh nc
4.1. Hỡnh thc qun lý hnh chớnh
Hỡnh thc hot ng qun lý hnh chớnh nh
nc c hiu l s biu hin ca cỏc hot
ng qun lý ca c quan hnh chớnh nh
nc trong vic thc hin cỏc chc nng,
nhim v c giao.
Qun lý hnh chớnh nh nc cú nhiu hỡnh
thc hot ng. Vic la chn hỡnh thc
hot ng cn phi c tin hnh trờn c s
nhng quy lut sau:

- Quy lut v s phự hp ca hỡnh thc qun
lý vi chc nng qun lý.
- Quy lut v s phự hp ca hỡnh thc qun
lý vi ni dung v tớnh cht ca nhng
nhim v qun lý cn gii quyt.
- Quy lut v s phự hp ca hỡnh thc qun
lý vi nhng c im ca i tng qun lý
c th.
- Quy lut v s phự hp ca hỡnh thc qun
lý vi mc ớch c th ca tỏc ng qun lý
Hỡnh thc qun lý hnh chớnh nh nc cú
th c chia thnh 2 loi l: hỡnh thc phỏp
v hỡnh thc khụng phỏp lý.
4.1.1. Hỡnh thc phỏp lý
- Ban hnh vn bn qun lý hnh chớnh nh
nc
+ Ban hnh vn bn quy phm phỏp lut (lp
quy)
Ban hnh vn bn quy phm phỏp lut l
hỡnh thc phỏp lý quan trng nht trong hot
ng ca cỏc ch th qun lý hnh chớnh nh
nc nhm thc hin chc nng, nhim v
ca mỡnh.
Thụng qua cỏc vn bn quy phm phỏp lut,
cỏc c quan hnh chớnh nh nc quy nh
nhng quy tc x s chung; nhng nhim
v, quyn hn v ngha v c th ca cỏc
bờn tham gia quan h qun lý hnh chớnh
nh nc; xỏc nh rừ thm quyn v th tc
tin hnh cỏc hot ng qun lý nh nc.

+ Ban hnh vn bn ỏp dng phỏp lut:
Ban hnh vn bn ỏp dng phỏp lut l hỡnh
thc hot ng ch yu ca cỏc c quan
hnh chớnh nh nc. Ni dung ca nú l ỏp
dng mt hay nhiu quy phm phỏp lut vo
mt trng hp c th, trong iu kin c
th. Vic ban hnh vn bn ỏp dng phỏp
lut lm phỏp sinh, thay i hay chm dt
nhng quan h phỏp lut hnh chớnh c th.
Thụng qua vic ban hnh cỏc vn bn ỏp
dng phỏp lut, cỏc ch th qun lý hnh
chớnh nh nc tỏc ng mt cỏch tớch cc
v trc tip n mi hot ng ca c quan,
t chc, cỏ nhõn.
- Cỏc hot ng mang tớnh cht phỏp lý
khỏc nh:
+ p dng nhng bin phỏp ngn chn v
phũng nga vi phm phỏp lut (nh kim tra
giy phộp lỏi xe, kim tra vic ng ký tm
trỳ, tm vng)
+ ng ký nhng s kin nht nh nh
ng ký khai sinh, ng ký kt hụn, ng ký
phng tin giao thụng
+ Lp v cp cỏc giy t nht nh nh lp
biờn bn v vi phm hnh chớnh.
+ Hot ng cụng chng, chng thc.

4.1.2. Hỡnh thc khụng phỏp lý:
- T chc hi ngh
- S dng cỏc phng tin k thut

- Hỡnh thc phi hp, kt hp

4.2. Phng phỏp qun lý hnh chớnh nh
nc
Cỏc ch th qun lý hnh chớnh nh nc
trong quỏ trỡnh hot ng ca mỡnh u s
dng rt nhiu phng phỏp qun lý.
Cỏc phng phỏp ny cú th phõn thnh 2
nhúm:
4.2.1. Nhúm th nht gm phng phỏp ca
cỏc khoa hc
khỏc c qun
lý hnh chớnh nh
nc vn dng c
th l:
- Phng phỏp k hoch húa:
Cỏc c quan hnh chớnh nh nc dựng
phng phỏp ny xõy dng chin lc
phỏt trin kinh t xó hi, lp quy hoch tng
th v chuyờn ngnh; d bỏo xu th phỏt
trin; t chng trỡnh mc tiờu v xõy dng
k hoch di hn, trung hn v ngn hn.
S dng phng phỏp ny tớnh toỏn cỏc
ch tiờu k hoch, t chc thc hin v kim
tra, ỏnh giỏ tỡnh hỡnh thc hin k hoch.
- Phng phỏp thng kờ:
Phng phỏp ny c cỏc c quan hnh
chớnh nh nc s dng tin hnh iu tra
kho sỏt, s dng cỏc phng phỏp tớnh toỏn
phõn tớch tỡnh hỡnh v nguyờn nhõn ca

hin tng qun lý, lm cn c khoa hc cho
vic ra quyt nh qun lý.
S dng cỏc phng phỏp thu thp s liu,
tng hp v chnh lý tớnh toỏn tc phỏt
trin ca cỏc ch tiờu, k hoch nht nh.
- Phng phỏp toỏn hc:
Vi phng phỏp ny, c quan hnh chớnh
nh nc ng dng ma trn, vn trự hc, s
mngtrong qun lý; s dng cỏc mỏy
in toỏn thu thp, x lý v lu tr thụng
tin; toỏn hc húa cỏc chng trỡnh mc tiờu
kinh t xó hi; tớnh toỏn cỏc cõn i liờn
ngnh trong mi lnh vc hot ng qun lý.
- Phng phỏp tõm lý xó hi:
Phng phỏp tõm lý xó hi nhm tỏc ng
vo tõm t, tỡnh cm ca ngi lao ng, to
cho h khụng khớ h hi, yờu thớch cụng
vic, gn bú vi tp th lao ng, hng hỏi
lm vic, gii quyt cho h nhng vng
mc trong cụng tỏc, ng viờn, giỳp h
vt qua khú khn v cuc sng. Do vy, tỏc
ng tõm lý xó hi l phng phỏp qun lý
rt quan trng.
- Phng phỏp sinh lý hc:
Trờn c s phng phỏp ny, cỏc c quan
hnh chớnh nh nc to ra cỏc iu kin
lm vic phự hp vi sinh lý ca con ngi,
to ra s thoi mỏi trong lm vic v tit
kim cỏc thao tỏc khụng cn thit nhm tng
cng nng sut lao ng nh: b trớ phũng

lm vic; bn lm vic, ngh ngi; v trớ in
thoi; vớ trớ ti liu; mu sc v ỏnh
sỏng
4.2.2. Nhúm th hai gm 4 phng phỏp
ch yu, c thự
ca khoa hc
qun lý.
- Phng phỏp giỏo dc o c, t tng:
õy l phng phỏp tỏc ng v t tng v
tinh thn i vi con ngi h giỏc ng lý
tng, nõng cao ý thc chớnh tr v phỏp
lut, nhn bit c lm vic no l tt, xu,
thin, ỏc, vinh, nhc
Giỏo dc chớnh tr, t tng khụng ch bng
vic hụ ho nhng khu hiu chớnh tr, tuyờn
truyn, ng viờn lũng nhit tỡnh, hng hỏi
mt cỏch chung chung nh nhiu ngi
quan nim v nhiu ni vn lm. M cũn
phi l nhng cụng vic c th, thit thc, cú
ni dung, k hoch thc hin rừ rng cho
tng giai on phỏt trin nht nh.
Giỏo dc chớnh tr, t tng khụng ch i
vi i tng qun lý m c i vi ch th
qun lý. Ni dung giỏo dc phi thit thc,
sõu sc, gn cht vi sn xut, cụng tỏc v
vi phng phỏp v hỡnh thc linh hot, cú
cht lng, phự hp vi i tng.
- Phng phỏp t chc:
Phng phỏp ny nhm a con ngi vo
khuụn kh, k lut v k cng. thc

hin phng phỏp ny cú nhiu vic phi
lm, nhng quan trng nht l phi cú quy
ch, quy trỡnh, ni quy hot ng ca c
quan, n v. Vic b trớ, s dng, bt, b
nhim, khen thng, k lut cỏn b, cụng
chc phi nghiờm tỳc, chớnh xỏc.
- Phng phỏp kinh t:
Phng phỏp kinh t l phng phỏp qun lý
bng cỏch tỏc ng n ý thc v hnh vi
ca i tng qun lý thụng qua vic s
dng nhng ũn by kinh t, nhng bin
phỏp khen thng, x pht thớch hp tỏc
ng n li ớch ca h. Trong mi hot
ng núi chung v hot ng qun lý hnh
chớnh nh nc núi riờng, s dng hp lý
phng phỏp kinh tờ s to ra ng lc quan
trng nõng cao hiu qu qun lý.
- Phng phỏp hnh chớnh:
Phng phỏp hnh chớnh l phng phỏp
qun lý bng vic ra cỏc mnh lnh rừ rng,
dt khoỏt, bt buc i tng qun lý phi
lm hoc khụng c lm nhng cụng vic
nht nh vỡ ý chớ v mc tiờu ca ch th
qun lý. Phng phỏp hnh chớnh l phng
phỏp c thự ca qun lý nh nc, gn lin
vi quyn lc v sc mnh ca nh nc.
Cõu hi ụn tp:
1. Trỡnh by khỏi nim, cỏc tớnh cht v c
im ca hot ng qun lý hnh chớnh nh
nc?

2. Trỡnh by cỏc nguyờn tc c bn trong
hot ng qun lý hnh chớnh nh nc
nc ta?
3. Trỡnh by cỏc hỡnh thc v phng phỏp
qun lý hnh chớnh nh nc?
CHUYấN 3: CễNG V CễNG
CHC
Ti liu tham kho: - Hin phỏp nm 1992
(S, BS nm 2001)
-
Phỏp lnh Cỏn b, cụng chc 1998 (S, BS
cỏc nm 2000, 2003)
-
Ngh nh s 117/2003/N - CP ngy 10 -
10 2003 ca Chớnh ph v vic tuyn
dng, s dng v qun lý cỏn b, cụng chc
trong cỏc c quan nh nc.
1. Quan nim chung v cụng v v nn
cụng v
1.1. Cụng v:
Cụng v l thut ng c tip cn di
nhiu gúc khỏc nhau. Tuy nhiờn theo
quan nim ph bin nht, chỳng ta cú th
hiu: Cụng v l mt loi hot ng c
bit thc hin chc nng qun lý nh nc,
thi hnh phỏp lut, s dng cỏc ngun lc
cụng, do cỏn b, cụng chc nh nc tin
hnh nhm bo m cho xó hi vn hnh cú
iu chnh theo cỏc mc tiờu xỏc nh ca
nh nc.

T quan nim trờn chỳng ta cú th rỳt ra mt
s c im ca cụng v nh sau:
- Cụng v l hot ng gn lin vi chc
nng qun lý nh nc do cỏc c quan v cỏ
nhõn trong b mỏy nh nc thc hin (cng
cú mt s quan nim v cụng v vi ngha
rng hn ú l tt c nhng hot ng vỡ li
ớch chung, s dng cỏc ngun lc cụng cng
u cú th gi l cụng v. Chng hn nh
hot ng ca cỏc t chc chớnh tr, t chc
xó hi)
- Cụng v l hot ng da trờn c s phỏp
lut, thi hnh phỏp lut do cỏn b, cụng
chc nh nc s dng cỏc ngun lc cụng
thc hin.
- Hot ng cụng v nhm tỏc ng, iu
chnh xó hi vn hnh theo cỏc mc tiờu do
nh nc xỏc nh.
1.2. Nn cụng v
Thut ng nn cụng v (the Civil Service)
c s dng khỏ ph bin trong nhiu ti
liu. Tuy nhiờn, nhiu ngi vn cú s nhm
ln hai khỏi nim cụng v v nn cụng v.
Nu nh cụng v dựng ch cỏc hot ng
c th thc thi quyn lc nh nc, thỡ nn
cụng v mang ý ngha ca h thng, ngha
l nú cha ng bờn trong nú tt c cỏc loi
hỡnh cụng v v cỏc iu kin cho cụng
v c tin hnh. T nghiờn cu lý lun v
thc tin cú th thy nn cụng v bao gm

cỏc yu t sau:
- Th nht, h thng phỏp lut quy nh cỏch
thc t chc v hot ng ca cỏc ch th
thc thi cụng v. H thng ny bao gm
Hin phỏp, cỏc o lut v cỏc vn bn phỏp
quy phm phỏp lut khỏc do cỏc c quan
quyn lc nh nc cú thm quyn ban
hnh.
- Th hai, h thng cỏc quy ch quy nh
cỏch thc tin hnh cỏc hot ng cụng v
to thnh h thng cỏc th tc v quy tc ca
hot ng cụng v.
- Th ba, i ng cỏn b, cụng chc vi t
cỏch l nhng ch th trc tip tin hnh cỏc
cụng v c th. õy l nhõn t c bn ca
nn cụng v v cú ý ngha quan trng bo
m cho nn cụng v cú hiu lc, hiu qu.
- Th t, mụi trng v cỏc iu kin vt
cht, k thut cn thit cỏc hot ng
cụng v c tin hnh (cụng s, cụng
sn)
2. Nguyờn tc v nh hng hot ng
cụng v
2.1. Mt s nguyờn tc c bn ca hot
ng cụng v
- Nguyờn tc tuõn th Hin phỏp v phỏp
lut.
- Nguyờn tc lp quy di lut.
- Nguyờn tc ỳng thm quyn, ch c
phộp thc hin trong phm vi cụng v (ch

c lm nhng gỡ phỏp lut cho phộp)
- Nguyờn tc chu trỏch nhim
- Nguyờn tc thng nht vỡ li ớch cụng
- Nguyờn tc cụng khai
- Nguyờn tc liờn tc, k tha
- Nguyờn tc tp trung dõn ch.
2.2. Mt s quy nh mang tớnh nh
hng cho cụng v
- H thng vn bn phỏp lut quy nh chc
nng, nhim v thm quyn ca cỏc c quan
thc thi cụng v gm: Hin phỏp; Lut; cỏc
vn bn phỏp quy; cỏc quy ch ni b c
quan.
- Cỏc quy nh v tớnh cht hnh vi ca cụng
v gm: hp phỏp; hp lý; mang tớnh nhan
o, nhõn vn.
- H thng th tc hnh chớnh quy nh cỏch
thc, phng thc, tin hnh cụng v trờn
cỏc lnh vc vi mc tiờu: n gin; d
hiu; d thc hin; thng nht; khoa hc.
- Quy nh trỏch nhim khi cú sai lm (vi
phm tớnh hp phỏp, tớnh hp lý) ca cụng
v.
3. Khỏi nim v phõn loi cụng chc
3.1. Khỏi nim cụng chc
Trong cỏc ti liu tham kho, thut ng cụng
chc c hiu khỏc nhau. Trong ú, mt s
cỏch tip cn ph bin l:
- Cụng chc l ngi lm vic thng xuyờn
trong b mỏy hnh chớnh nh nc. Quan

nim ny nhm phõn bit nhng ngi
lm cho Nh nc trong cỏc t chc, cỏc c
quan khỏc ca Nh nc. Bng tớnh thng
xuyờn ca cụng v. Tuy nhiờn, trong ú
khụng cp n iu kin gỡ to cho h
l ngi lm thng xuyờn.
- Cụng chc l ngi lm vic trong b mỏy
nh nc. Cỏch tip cn ny m rng i
tng lm vic cho Nh nc khụng ch
trong cỏc c quan thc thi quyn hnh phỏp,
t phỏp. ng thi cng bao gm c nhng
ngi trong cỏc lc lng v trang, cụng an.
Cỏch tip cn ny khụng hn ch c nhng
ngi lm vic thng xuyờn, bu c cng
nh nhng ngi lm cụng khỏc.
- Cụng chc l ngi i din cho Nh nc
thc thi quyn hnh phỏp. iu ú cng
cú ngha l nhng ngi thc thi nhim v
(tỏc nghip) cỏc loi cụng v mang tớnh dch
v khụng thuc cụng chc. Hay núi cỏch
khỏc i, cụng chc ch gm nhng ngi cú
quyn a ra cỏc quyt nh qun lý hnh
chớnh nh nc v trin khai thc hin cỏc
quyt nh ú.
- Cỏch tip cn gn lin vi cụng v cho
rng tt c nhng ai thc thi cụng v u
c gi l cụng chc.
- Cụng chc l nhng ngi lm vic trong
b mỏy hnh chớnh nh nc c tuyn
dng thụng qua hỡnh thc thi tuyn v c

phõn vo mt ngnh, ngch, bc ca nn
cụng v v c Nh nc tr cụng. Cỏch
tip cn ny c th hn v loi tr nhng
ngi lm vic thụng qua bu c, cng
khụng tớnh n nhng ngi lm vic cú tớnh
thng xuyờn thụng qua thi tuyn (nh thm
phỏn ).
Vit Nam, qua cỏc thi k lch s, khỏi
nim ai l cụng chc cng ó cú nhiu ln
thay i v c th hin trong cỏc vn bn
phỏp lut ca nh nc ta. Tuy nhiờn, cn c
Phỏp lnh cỏn b, cụng chc v Ngh nh
117/2003/N - CP , khỏi nim cụng chc cú
th c hiu nh sau:
Cụng chc l cụng dõn Vit Nam trong biờn
ch v hng lng t ngõn sỏch nh nc
c quy nh ti im b, im c, im e
khon 1 iu 1 ca Phỏp lnh cỏn b,
cụng chc, lm vic trong cỏc c quan nh
nc, lc lng v trang, t chc chớnh tr,
t chc chớnh tr xó hi sau õy:
- Vn phũng Quc hi
- Vn phũng Ch tch nc
- Cỏc c quan hnh chớnh nh nc Trung
ng, cp tnh, cp huyn
- Tũa ỏn nhõn dõn, Vin Kim sỏt nhõn dõn
cỏc cp
- C quan i din nc CHXHCN Vit
Nam nc ngoi
- n v thuc quõn i nhõn dõn v cụng

an nhõn dõn
- B mỏy giỳp vic thuc t chc chớnh tr,
t chc chớnh tr - xó hi Trung ng, cp
tnh, cp huyn.
3.2. Phõn loi cụng chc
Cụng chc cú th c phõn loi theo nhiu
cỏch khỏc nhau ttu thuc vo mc ớch ca
vic phõn loi.
3.2.1. Phõn loi theo trỡnh o to: c
phõn thnh 3 loi
- Cụng chc loi A l ngi c b nhim
vo ngch yờu cu trỡnh o to chuyờn
mụn giỏo dc i hc v sau i hc.
- Cụng chc loi B l ngi c b nhim
vo ngch yờu cu trỡnh o to chuyờn
mụn giỏo dc ngh nghip.
- Cụng chc loi C l ngi c b nhim
vo ngch yờu cu trỡnh o to chuyờn
mụn di giỏo dc ngh nghip.
Cỏch phõn loi ny ch nhm giỳp ta thy
tim nng ca cụng chc, khụng gn lin vi
cụng v, cng khụng cho thy tớnh th bc
ca cụng v.
3.2.2. Phõn loi theo ngch cụng chc:c
phõn thnh 5 loi:
- Cụng chc ngch chuyờn viờn cao cp v
tng ng tr lờn
- Cụng chc ngch chuyờn viờn chớnh v
tng ng
- Cụng chc ngch chuyờn viờn v tng

ng
- Cụng chc ngch cỏn s v tng ng
- Cụng chc ngch nhõn viờn v tng
ng
3.2.3. Phõn loi theo v trớ cụng tỏc: gm 2
loi
- Cụng chc lónh o, ch huy
- Cụng chc chuyờn mụn, nghip v.
Vớ d: ễng Nguyn Vn H l thc s Lut,
Chỏnh Thanh tra S K, hin hng lng
ngch Thanh tra viờn chớnh.
Da vo cỏc tiờu chớ phõn loi trờn, cú th
thy:
+ Da vo trỡnh o to, ụng H l cụng
chc loi A (trỡnh chuyờn mụn l Thc s
- sau i hc)
+ Cn c vo ngch cụng chc: ễng H c
xp vo Ngch Thanh tra viờn chớnh tng
ng ngch chuyờn viờn chớnh.
+ Theo v trớ cụng tỏc: ễng H l cụng chc
lónh o (Chỏnh Thanh tra S, hng ph
cp chc v h s 0,5)
4. Ngha v ca cụng chc
Ngha v cụng chc khỏc vi ngha v ca
ngi lao ng mang tớnh dõn s theo hp
ng lao ng c da trờn nhng iu
khon tho thun gia ngi lao ng v
ngi s dng lao ng. Ngha v cụng chc
hay ngha v trong cụng v l nhng gỡ cụng
chc phi tuõn th v nghiờm chnh thc

hin m khụng da trờn s tha thun. ú
cng chớnh l trỏch nhim, bn phn ca
cụng chc.
Ngha v cụng chc trong thc hin cụng v
cú mt s im ỏng chỳ ý:
- Ngha v c phỏp lut quy nh, tu
thuc vo tng giai on, cú th cú nhng
quy nh khỏc nhau liờn quan n ngha v
cụng chc.
- Ngha v ca cụng chc mang tớnh bt
buc, mang tớnh n phng v tớnh phi thi
hnh. Ngha v ny khụng a ra tranh
lun, t iu kin khi tuyn dng, s vi
phm ngha v cng phi c x lý theo
phỏp lut, khụng th tu nghi. õy cng l
vn m nhiu cụng chc cha hiu ht
bn cht ca nú nờn cho rng khụng ớt vn
hỡnh nh ó can thip vo i sng riờng,
quyn cỏ nhõn ca h.
- Ngha v cụng do o c cụng v iu
chnh: cụng chc phi trung thnh, trung
thc, khụng thiờn v, khụng di trỏ, khụng t
ý hiu sai ni dung ngha v, ni dung
nhim v. mt s nc, cụng chc phi
tuyờn th lũng trung thnh ca mỡnh vi nn
cụng v.
nc ta, ngha v ca cỏn b, cụng chc
c quy nh bao gm (Cn c vo cỏc
iu 6,7,8 Phỏp lnh cỏn b, cụng chc
1998 sa i):

1. Trung thnh vi Nh nc Cng ho xó
hi ch ngha Vit Nam; bo v s an ton,
danh d v li ớch quc gia;
2. Chp hnh nghiờm chnh ng li, ch
trng ca ng v chớnh sỏch, phỏp lut
ca Nh nc; thi hnh nhim v, cụng v
theo ỳng quy nh ca phỏp lut;
3. Tn ty phc v nhõn dõn, tụn trng nhõn
dõn;
4. Liờn h cht ch vi nhõn dõn, tham gia
sinh hot vi cng ng dõn c ni c trỳ,
lng nghe ý kin v chu s giỏm sỏt ca
nhõn dõn;
5. Cú np sng lnh mnh, trung thc, cn
kim liờm chớnh, chớ cụng vụ t; khụng c
quan liờu, hỏch dch, ca quyn, tham
nhng;
6. Cú ý thc t chc k lut v trỏch nhim
trong cụng tỏc; thc hin nghiờm chnh ni
quy ca c quan, t chc; gi gỡn v bo v
ca cụng, bo v bớ mt nh nc theo quy
nh ca phỏp lut;
7. Thng xuyờn hc tp nõng cao trỡnh ;
ch ng, sỏng to, phi hp trong cụng tỏc
nhm hon thnh tt nhim v, cụng v
c giao;
8. Chp hnh s iu ng, phõn cụng cụng
tỏc ca c quan, t chc cú thm quyn.
9. Cỏn b, cụng chc chu trỏch nhim trc
phỏp lut v vic thi hnh nhim v, cụng v

ca mỡnh; cỏn b, cụng chc gi chc v
lónh o cũn phi chu trỏch nhim v vic
thi hnh nhim v, cụng v ca cỏn b, cụng
chc thuc quyn theo quy nh ca phỏp
lut;
10. Cỏn b, cụng chc phi chp hnh quyt
nh ca cp trờn; khi cú cn c cho l
quyt nh ú trỏi phỏp lut thỡ phi bỏo cỏo
ngay vi ngi ra quyt nh; trong trng
hp vn phi chp hnh quyt nh thỡ phi
bỏo cỏo lờn cp trờn trc tip ca ngi ra
quyt nh v khụng phi chu trỏch nhim
v hu qu ca vic thi hnh quyt nh ú.
5. Quyn li ca cụng chc
Nu nh ngha v l s ũi hi ca Nh
nc i vi cụng chc mang tớnh n
phng, cụng chc phi chp hnh, thỡ
quyn li ca cụng chc cng c hiu nh
l cam kt mang tớnh n phng ca Nh
nc i vi cụng chc, tc l nhng gỡ Nh
nc cam kt ỏp ng li cho cụng chc khi
ngha v ca h c thi hnh nghiờm
chnh. Quyn li ca cụng chc cng ng
ngha vi ngha v ca Nh nc i vi
cụng chc.
Quyn li ca cụng chc trong nn cụng v
c xỏc nh da trờn mt s im:
Th nht: c xỏc nh bng phỏp lut.
Mi quyn li ca cụng chc khụng ch
c xỏc nh trong cỏc o lut chung cho

ngi lao ng (vớ d lut lao ng) m cũn
c xỏc nh trong h thng vn bn phỏp
lut riờng cho cụng chc. Cú khỏ nhiu
quyn li m ch cú cụng chc (ngi lao
ng lm vic cho Nh nc) c hng
m cỏc i tng lao ng khỏc khụng cú ó
lm cho nn cụng v vn tip tc hp dn
nhiu ngi mun vo lm vic. Vớ d: an
ninh vic lm (c bit h thng chc
nghip); bo him y t; ngh hố, lng hu
v nhiu li ớch khỏc.
Th hai: Quyn li ca cụng chc c xỏc
nh trờn c s thng nht, bỡnh ng, cụng
khai. Khụng cú s phõn bit sc tc, tụn
giỏo, gii tớnh, hon cnh xut thõn (chớnh
tr, kinh t v.v ) khi nng lc ca h ngang
nhau v c xp vo cỏc v trớ ngang nhau,
Quyn li ca cụng chc cú th chia ra
nhiu nhúm khỏc nhau. Vic phõn chia ny
mang tớnh tng i v ch ra c s quan
tõm ca Nh nc i vi cụng chc:
- Cỏc quyn li v mt vt cht
- Cỏc quyn li v tinh thn
- Quyn li v chớnh tr
- Quyn li v phỏt trin chc nghip (hc
tp, bi dng o to )
- Quyn li gn lin vi vic m nhn cỏc
chc v lónh o.
- Quyn li sau khi ngh hu.
Quyn li ca cỏn b, cụng chc Vit Nam

c quy nh trong phỏp lnh cỏn b cụng
chc 1998 (S) nh sau:
1. c ngh hng nm theo quy nh ti
iu 74, iu 75, khon 2, khon 3 iu 76
v iu 77, ngh cỏc ngy l theo quy nh
ti iu 73 v ngh vic riờng theo quy nh
ti iu 78 ca B lut lao ng;
2. Trong trng hp cú lý do chớnh ỏng
c ngh khụng hng lng sau khi c
s ng ý ca ngi ng u c quan, t
chc s dng cỏn b, cụng chc;
3. c hng cỏc ch tr cp bo him
xó hi, m au, tai nn lao ng, bnh ngh
nghip, thai sn, hu trớ, v ch t tut
theo quy nh ti cỏc iu 107, 142, 143,
144, 145 v 146 ca B lut lao ng;
4. c hng ch hu trớ, thụi vic theo
quy nh ti Mc 5 chng IV ca Phỏp lnh
ny;
5. Cỏn b cụng chc l n cũn c hng
cỏc quyn li quy nh ta khon 2 iu 109,
cỏc iu 111, 113, 114, 115, 116 v 117 ca
B lut lao ng;
6. c hng cỏc quyn li khỏc do phỏp
lut quy nh.
7. Cỏn b, cụng chc c hng tin lng
tng xng vi nhim v, cụng v c
giao, chớnh sỏch v nh , cỏc chớnh sỏch
khỏc v c bo m cỏc iu kin lm
vic.

Cỏn b cụng chc lm vic vựng cao, vựng
sõu, vựng xa, hi o hoc lm vic trong
cỏc ngnh, ngh c hi, nguy him c
hng ph cp v chớnh sỏch u ói do
Chớnh ph quy nh.
8. Cỏn b, cụng chc cú quyn tham gia hot
ng chớnh tr, xó hi theo quy nh ca
phỏp lut; c to iu kin hc tp
nõng cao trỡnh , c quyn nghiờn cu
khoa hc, sỏng tỏc; c khen thng khi
hon thnh xut sc nhim v, cụng v c
giao.
9. Cỏn b cụng chc cú quyn khiu ni, t
cỏo, khi kin v vic lm ca c quan, t
chc, cỏ nhõn m mỡnh cho l trỏi phỏp lut
n cỏc c quan, t chc cú thm quyn theo
quy nh ca phỏp lut.
10. Cỏn b, cụng chc khi thi hnh nhim
v, cụng v c phỏp lut v nhõn dõn bo
v.
11. Cỏn b, cụng chc hy sinh trong khi thi
hnh nhim v, cụng v c xem xột
cụng nhn l lit s theo quy nh ca phỏp
lut.
Cỏn b, cụng chc b thng trong khi thi
hnh nhim v. cụng v thỡ c xem xột
ỏp dng chớnh sỏch, ch tng t nh i
vi thng binh.
6. Phm vi nhng iu cụng chc khụng
c lm

Vic quy nh phm vi mt s cụng vic
cụng chc khụng c lm l mt tt yu
nhm ngn chn cụng chc cú th li dng
chc v, quyn hn v kh nng nh hng
ca mỡnh thu li mt cỏch bt chớnh v
bo m cho vic thc thi cụng v gn lin
vi quyn lc nh nc cú hiu qu.
Tuy nhiờn, vic quy nh nhng gỡ cụng
chc khụng c lm khụng hon ton
ging nhau gia cỏc nc. Nhng quy nh
ú ph thuc vo iu kin v mc phỏt
trin kinh t - xó hi ca quc gia; ph thuc
vo vn hoỏ t chc v nhiu yu t khỏc.
nc ta, Phỏp lnh cỏn b - cụng chc
1998 ó dnh hn mt chng quy nh
nhng vic cỏn b- cụng chc khụng c
lm (Chng III). ú l:
1. Cỏn b, cụng chc khụng c chõy li
trong cụng tỏc, trn trỏnh trỏch nhim hoc
thoỏi thỏc nhim v, cụng v; khụng c
gõy bố phỏi, mt on kt, cc b hoc t ý
b vic.
2. Cỏn b, cụng chc khụng c ca
quyn, hỏch dch, sỏch nhiu, gõy khú khn,
phin h i vi c quan, t chc, cỏ nhõn
trong khi gii quyt cụng vic.
3. Cỏn b, cụng chc khụng c thnh lp,
tham gia thnh lp hoc tham gia qun lý,
iu hnh cỏc doanh nghip t nhõn, cụng ty
trỏch nhim hu hn, cụng ty c phn, cụng

ty hp danh, hp tỏc xó, bnh vin t, trng
hc t v t chc nghiờn cu khoa hc t.
Cỏn b, cụng chc khụng c lm t vn
cho cỏc doanh nghip, t chc kinh doanh,
dch v v cỏc t chc, cỏ nhõn khỏc trong
nc v nc ngoi v cỏc cụng vic cú liờn
quan n bớ mt nh nc, bớ mt cụng tỏc,
nhng cụng vic thuc thm quyn gii
quyt ca mỡnh v cỏc cụng vic khỏc m
vic t vn ú cú kh nng gõy phng hi
n li ớch quc gia. Chớnh ph quy nh c
th vic lm t vn ca cỏn b, cụng chc.
4. Cỏn b, cụng chc lm vic nhng
ngnh, ngh cú liờn quan n bớ mt nh
nc, thỡ trong thi hn ớt nht l nm nm
k t khi cú quyt nh hu trớ, thụi vic,
khụng c lm vic cho cỏc t chc, cỏ
nhõn trong nc, nc ngoi hoc t chc
liờn doanh vi nc ngoi trong phm vi cỏc
cụng vic cú liờn quan n ngnh, ngh m
trc õy mỡnh ó m nhim. Chớnh ph
quy nh c th danh mc ngnh, ngh, cụng
vic, thi hn m cỏn b, cụng chc khụng
c lm v chớnh sỏch u ói i vi
nhng ngi phi ỏp dng quy nh ca
iu ny.
5. Ngi ng u, cp phú ca ngi ng
u c quan, v hoc chng ca nhng
ngi ú khụng c gúp vn vo doanh
nghip hot ng trong phm vi ngnh, ngh

m ngi ú trc tip thc hin vic qun lý
nh nc.
6. Ngi ng u v cp phú ca ngi
ng u c quan, t chc khụng c b trớ
v hoc chng, b, m, con, anh, ch, em
rut ca mỡnh gi chc v lónh o v t
chc nhõn s, k toỏn - ti v; lm th qu,
th kho trong c quan, t chc hoc mua bỏn
vt t, hng hoỏ, giao dch, ký kt hp ng
cho c quan, t chc ú.
Ngoi ra, nhiu quy nh cỏn b, cụng chc
khụng c lm nm trong cỏc vn bn ca
cỏc t chc chớnh tr, t chc chớnh tr xó
hi.
7. Khen thng v k lut i vi cụng
chc
7.1. Khen thng cụng chc
Khen thng l s khng nh vic hon
thnh tt ngha v ca cụng chc thụng qua
hiu qu thc thi cỏc cụng v c th. Khen
thng ỳng s to ra ng lc cho s phỏt
trin ca hot ng cụng v .
Trờn thc t, khen thng cụng chc cú th
cú rt nhiu hỡnh thc:
- Hỡnh thc tụn vinh, danh d.
- Hỡnh thc vt cht.
- Hỡnh thc kt hp cỏc danh d, tụn vinh v
vt cht.
nc ta, rt nhiu hỡnh thc khen thng
ó c s dng nhm tng cho nhng

ngi cú thnh tớch tt trong lao ng, sn
xut v chin u. Nhiu loi huõn, huy
chng, k nim chng ó c trao tng.
Cỏc hỡnh thc khen thng c quy nh
tuy nhiờn vn bn quy phm phỏp lut. (VD:
Ngh nh 56/CP ngy 30/7/1998 ca Chớnh
ph ó quy nh c th hn nhng hỡnh thc
khen thng hng nm i vi cụng chc
núi riờng v cỏn b, cụng chc núi chung).
Phong tro thi ua yờu nc ó c khi
xng t nhng nm u ca s nghip xõy
dng v bo v t nc ang c phỏt
trin mnh trong giai on hin nay.
Bờn cnh cỏc hỡnh thc danh d, phi chỳ ý
n hỡnh thc khen thng bng vt cht.
Trong nn kinh t th trng, cn hiu ỳng
mi quan h gia vt cht tinh thn v s
úng gúp cho thnh cụng ca yu t tinh
thn, s dng cỏc hỡnh thc ny mt cỏch
cú hiu qu.
7.2. K lut cụng chc
Trong thc t, cụng chc do gn trc tip
vi quyn lc cụng, ngun ti chớnh cụng v
phi gii quyt cỏc quyn, li ớch, ngha v
ca cụng dõn, t chc nờn cú kh nng lm
dng quyn lc, s dng khụng hiu qu
ngun ti chớnh cụng cng nh ỏp dng sai,
hoc c tỡnh hiu sai cỏc quy nh th tc
hnh chớnh khi gii quyt cỏc cụng vic. Khi
cụng chc cú sai phm khụng chp hnh

ỳng ngha v thỡ phi chu k lut cụng v.
K lut cụng chc trong trng hp ny ch
hiu l cỏc hỡnh thc k lut gn lin vi
cụng v. Ngoi ra cụng chc cng b x lý
nh cụng dõn khi vi phm phỏp lut nh
nc.
K lut cụng chc i vi cụng v mang ý
ngha ca k lut hnh chớnh. iu ú cng
gn lin vi nhng quyn li m cụng chc
cú th khụng nhn c v trong trng hp
cao nht thỡ cụng chc khụng c lm
trong nn cụng v.
K lut cụng chc cng gn lin vi cỏc
hỡnh thc nh:
- Cỏc hỡnh thc mang tớnh danh d
- K lut gn lin vi vt cht.
- K lut gn lin vi chc nghip.
Phỏp lnh cỏn b - cụng chc (iu 39) quy
nh mt s hỡnh thc k lut cụng chc nh
sau:
1. Cỏn b, cụng chc quy nh ti cỏc im
2,3,4 v 5 iu 1ca Phỏp lnh ny vi phm
cỏc quy nh ca phỏp lut, nu cha n
mc b truy cu trỏch nhim hỡnh s, thỡ tu
theo tớnh cht, mc vi phm phi chu
mt trong nhng hỡnh thc k lut sau õy:
a) Khin trỏch;
b) Cnh cỏo;
c) H bc lng;
d) H ngch;

) Cỏch chc;
e) Buc thụi vic.
Vic x lý k lut thuc thm quyn ca c
quan, t chc qun lý cỏn b, cụng chc.
2. Vic bói nhim, k lut i vi cỏn b
quy nh ti im 1 iu 1 ca Phỏp lnh
ny c thc hin theo quy nh ca phỏp
lut v iu l ca t chc chớnh tr, t chc
chớnh tr - xó hi.
3. Cỏn b, cụng chc vi phm phỏp lut m
cú du hiu ca ti phm thỡ b truy cu
trỏch nhim hỡnh s theo quy nh ca phỏp
lut.
4. Cỏn b, cụng chc lm mt mỏt, h hng
trang b, thit b hoc cú hnh vi khỏc gõy
thit hi ti sn ca Nh nc thỡ phi bi
thng theo quy nh ca phỏp lut.
5. Cỏn b, cụng chc cú hnh vi vi phm
phỏp lut trong khi thi hnh nhim v, cụng
v gõy thit hi cho ngi khỏc thỡ phi
hon tr cho c quan, t chc khon tin m
c quan, t chc ó bi thng cho ngi b
thit hi theo quy nh ca phỏp lut.
Cõu hi ụn tp:
1. Trỡnh by khỏi nim cụng v v cỏc
nguyờn tc ca hot ng cụng v?
2. Trỡnh by cỏc cỏch phõn loi cụng chc?
3. Cụng chc cú nhng ngha v v quyn
li gỡ theo quy nh ca phỏp lut hin hnh?
4. Trỡnh by phm vi nhng iu cụng chc

khụng c lm? Vỡ sao cn phi quy nh
nh vy?
CHUYấN 4:
CI CCH NN HNH CHNH NH
NC NC TA HIN NAY
Ti liu tham kho:
-
Chng trỡnh tng th ci cỏch hnh chớnh
giai on 2001 - 2010 (Ban hnh kốm theo
Quyt nh 136/Q TTg ngy 17 thỏng 9
nm 2001 ca Th tng Chớnh ph)
-
K hoch ci cỏch hnh chớnh nh nc giai
on 2006 - 2010 (Ban hnh kốm theo Quyt
nh s 94 /2006/Q - TTg ngy 27 thỏng 4
nm 2006 )
-
K hoch ci cỏch hnh chớnh nh nc tnh
Ngh An giai on 2007 - 2010 (Ban hnh
kốm theo Quyt nh s 135/2006/Q -
UBND ngy 27 thỏng 12 nm 2006 ca
UBND tnh Ngh An).
1. Khỏi nim v ci cỏch nn hnh chớnh
nh nc
1.1. Khỏi nim v nn hnh chớnh nh
nc
Tip cn theo cu trỳc, nn hnh chớnh nh
nc bao gm cỏc yu t sau:
- Th ch ca nn hnh chớnh nh nc
- C cu, t chc b mỏy hnh chớnh nh

nc
- i ng cỏn b, cụng chc trc tip thc
hin nhng hot ng cụng v
- Ngun lc cụng (ti chớnh cụng, cụng sn)
cn thit cho t chc b mỏy hnh chớnh nh
nc cú th hot ng c.
Cu trỳc ca nn hnh chớnh nh nc cú th
mụ t bng s :
1.2. Quan nim v ci cỏch nn hnh
chớnh nh nc.
Thut ng ci cỏch c hiu rt khỏc
nhau c v ni dung v cp , phm vi. Cn
phõn bit mt s t ng c s dng trong
hot ng qun lý nhm nõng cao hiu qu
hot ng ca t chc nh: ci tin; i mi;
sỏng kin; bin i, thay i; ci cỏch; cỏch
mng.
Thut ng ci cỏch vi cỏc thut ng khỏc
trờn cú mi liờn h. Cú nhiu ngi cho rng
ci cỏch l mt quỏ trỡnh, trong khi ú ci
tin, sỏng kin v.v ch l nhng hot ng
cho tng giai on c th. Hay núi khỏc i
ci cỏch bao gm tp hp ca nhiu sỏng
kin, ci tin
Ci cỏch nn hnh chớnh nh nc (h thng
thc thi quyn hnh phỏp) l mt quỏ trỡnh
liờn tc theo nh hng nht nh nhm lm
cho hot ng thc thi quyn hnh phỏp
ngy cng thớch ng hn vi ũi hi ca s
vn ng v phỏt trin kinh t, xó hi khụng

ngng ca quc gia.
Ci cỏch hnh chớnh nh nc l mt b
phn ca ci cỏch t chc v hot ng ca
b mỏy nh nc núi chung.
Ci cỏch nn hnh chớnh hng ti ci cỏch
ng b tt c cỏc yu t cu thnh (4 yu
t) nn hnh chớnh nh nc. Tuy nhiờn,
trong tng giai on phỏt trin c th ca
quc gia m phi xỏc nh ni dung cn u
tiờn. nc ta, giai on u ci cỏch hnh
chớnh ó tp trung vo 3 yu t sau:
- Ci cỏch th ch nn hnh chớnh nh nc
- Ci cỏch c cu t chc nn hnh chớnh
nh nc.
- Ci cỏch nn cụng v (cụng chc thc thi)
l yu t quan trng.
Chng trỡnh tng th ci cỏch hnh chớnh
giai on 2001- 2010 ó xỏc nh tp trung
c bn yu t.
Ci cỏch hnh chớnh l mt quỏ trỡnh lõu di,
nhiu khõu, nhiu giai on khỏc nhau. iu
ú t ra cho i ng nhng ngi trin khai
thc hin cỏc quyt nh ci cỏch hnh chớnh
nh nc phi vn dng mt cỏch linh hot,
sỏng to phự hp vi cỏc iu kin thc tin
c th.
1.3. S cn thit phi ci cỏch nn hnh
chớnh nh nc
V khỏch quan:
Cú nhiu lý do ũi hi hot ng qun lý

hnh chớnh ca nh nc phi c i mi.
- Xu hng chung ca cỏc nc l phi thu
hp phm vi hot ng ca b mỏy qun lý
hnh chớnh nh nc.
- Trỡnh dõn trớ ngy cng cao v cú kh
nng nhn thc khỏ c th hot ng hiu
qu ca cỏc c quan qun lý hnh chớnh, do
ú h mong mun cú c ting núi ca
mỡnh.
- Tớnh quc t hoỏ, khu vc hoỏ ca cỏc hot
ng kinh t ó ũi hi hot ng qun lý
nh nc phi thay i, phi ỏp dng nhiu
thụng l quc t chung trong hot ng qun
lý hnh chớnh nh nc.
- Khu vc kinh t t nhõn ngy cng phỏt
trin, to c hi h tham gia nhiu hn
trong hot ng kinh t vn do nh nc c
quyn.
V ch quan:
ú chớnh l nhng yu t nhn thc yu
kộm, hn ch, khụng phự hp t bờn trong
b mỏy hnh chớnh nh nc. S phõn tớch
sõu sc cỏc hn ch khú cú th nghiờn cu
sõu chng trỡnh ny, song cú th ch ra
mt s yu t c bn.
Mt l: nn hnh chớnh do tớnh k tha, liờn
tc nờn cú sc ỡ, trỡ tr. Chng hn nh c
ch tp trung, quan liờu, bao cp trc õy
ó c chuyn sang nn kinh t th trng
nhng c ch ny vn tn ti õm trong

hot ng ca b mỏy qun lý hnh chớnh
nh nc.
Hai l: h thng th ch hnh chớnh nh
nc l cụng c c bn thỳc y cỏc hot
ng ca nn kinh t li chm c i mi.
Ba l: t chc b mỏy qun lý hnh chớnh
nh nc phi c t chc li cho phự hp
vi mụi trng mi.
Bn l: phng thc tỏc ng ca nn hnh
chớnh n cỏc i tng b qun lý ang
c thay i v do ú con ngi (cụng
chc) v cỏc hot ng ca h phi thay i.
i ng cụng chc mang tớnh k tha, chm
ỏp ng cỏc ũi hi mi nờn cn cú s hon
thin i ng ny.
Nm l: Nh nc cú nhiu c hi hn
la chn cỏc hot ng qun lý ca mỡnh do
cú s tr giỳp ca cỏc cụng c mi.
2. Quan im, phng hng v nhng
ni dung c bn ca ci cỏch nn hnh
chớnh nh nc Vit Nam hin nay.
2.1. Cỏc quan im ch o v phng
hng ca ng ta i vi vn ci cỏch
nn hnh chớnh nh nc.
Từ các văn kiện của Đảng xuyên suốt gần
20 đổi mới về kiện toàn bộ máy nhà nớc nói
chung và cải cách hành chính nói riêng.
Nhìn chung, quá trình cải cách nền hành
chính nhà nớc cần quán triệt một số quan
điểm chỉ đạo nh sau:

- Nắm vững 5 quan điểm có tính nguyên tắc
về xây dựng nhà nớc đợc chỉ rõ trong Nghị
quyết TƯ 8 (Khoá 7).
- CCHC là một bộ phận của vấn đề kiện toàn
bộ máy nhà nớc, gắn liền với việc đổi mới tổ
chức và hoạt động của các cơ quan lập pháp
và t pháp
- Nền hành chính ở nớc ta là một bộ phận
trong hệ thống chính trị dới sự lãnh đạo của
Đảng CS Việt Nam. Vì vậy, quá trình cải
cách hành chính phải bám sát đờng lối, chủ
trơng của Đảng và gắn với nhiệm vụ xây
dựng, chính đốn Đảng
- Tiến hành CCHC một cách đồng bộ, thực
hiện từng bớc đi vững chắc, thận trọng nhng
có trọng tâm, trọng điểm và lựa chọn khâu
đột phá trong từng giai đoạn cụ thể
- Bảo đảm nguyên tắc tập trung dân chủ
trong tiến trình cải cách hành chính
- Tiến trình cải cách hành chính phải dựa
trên cơ sở pháp luật và đợc đảm bảo bằng
pháp luật
2.2. Nhng ni dung c bn v ci cỏch
nn hnh chớnh nh nc Vit Nam hin
nay.
Chng trỡnh tng th ci cỏch hnh chớnh
giai on 2001 2010 ó ỏnh giỏ, kim
im li tỡnh hỡnh ci cỏch hnh chớnh trong
giai on va qua. Ci cỏch hnh chớnh ó
thu c nhng thnh cụng nht nh, to ra

nhng bc chuyn c bn hot ng qun
lý hnh chớnh nh nc nc ta. Tuy
nhiờn, nn hnh chớnh nh nc Vit Nam
vn cũn nhiu hn ch v tp trung ch yu
vo 5 nhúm yu kộm sau:
1. Chc nng, nhim v qun lý nh nc
ca b mỏy hnh chớnh trong nn kinh t th
trng nh hng xó hi ch ngha cha
c xỏc nh rừ v phự hp; s phõn cụng,
phõn cp gia cỏc ngnh v cỏc cp cha
tht rnh mch;
2. H thng th ch hnh chớnh cha ng
b, cũn chng chộo v thiu thng nht; th
tc hnh chớnh trờn nhiu lnh vc cũn rm
r, phc tp; trt t, k cng cha nghiờm;
3. T chc b mỏy cũn cụng knh, nhiu
tng nc; phng thc qun lý hnh chớnh
va tp trung quan liờu li va phõn tỏn,
cha thng sut; cha cú nhng c ch,
chớnh sỏch ti chớnh thớch hp vi hot ng
ca cỏc c quan hnh chớnh, n v s
nghip, t chc lm dch v cụng;
4. i ng cỏn b, cụng chc cũn nhiu
im yu v phm cht, tinh thn trỏch
nhim, nng lc chuyờn mụn, k nng hnh
chớnh; phong cỏch lm vic chm i mi; t
quan liờu, tham nhng vn tip tc din ra
nghiờm trng trong mt b phn cỏn b,
cụng chc.
5. B mỏy hnh chớnh cỏc a phng v

c s cha thc s gn bú vi dõn, khụng
nm chc c nhng vn ni cm trờn
a bn, lỳng tỳng, b ng khi x lý cỏc tỡnh
hung phc tp.
Cú nhiu nguyờn nhõn dn n cỏc yu kộm
nờu trờn ca nn hnh chớnh, trong ú 5
nguyờn nhõn ch yu sau cn c quan tõm
gii quyt trong quỏ trỡnh ci cỏch hnh
chớnh giai on ti. ú l:
Trc ht, nhn thc ca cỏn b, cụng chc
v vai trũ v chc nng qun lý ca nh
nc, v xõy dng b mỏy nh nc núi
chung v b mỏy hnh chớnh nh nc núi
riờng trong tỡnh hỡnh mi, iu kin mi
cha tht rừ rng v cha thng nht, cũn
nhiu vn v lý lun v thc tin cha
c lm sỏng t, cũn nhiu ch trng,
chớnh sỏch, quy nh ca phỏp lut ra i
trong c ch tp trung, quan liờu bao cp
cha c kp thi sa i, thay th.
Th hai, vic trin khai cỏc nhim v v ci
cỏch hnh chớnh cha c tin hnh ng
b vi i mi t chc v hot ng ca h
thng chớnh tr do ng lónh o, ci cỏch
hnh chớnh cha gn bú cht ch vi i mi
hot ng lp phỏp v ci cỏch t phỏp.
Th ba, ci cỏch hnh chớnh gp tr ngi ln
do ng chm n li ớch cc b ca nhiu
c quan hnh chớnh, nhiu cỏn b, cụng chc
trong b mỏy nh nc trung ng v a

phng; nh hng ca c ch tp trung
quan liờu, bao cp cũn ố nng lờn np ngh,
cỏch lm ca khụng ớt cỏn b, cụng chc;
cuc ci cỏch cha chun b tt v mt t
tng.
Th t, cỏc ch , chớnh sỏch v t chc
cỏn b, v tin lng cũn nhiu iu cha
phự hp, cha to ra ng lc thỳc y cụng
cuc ci cỏch.
Th nm, cụng tỏc ch o ca Chớnh ph,
cỏc B, ngnh trung ng v U ban nhõn
dõn cỏc a phng trong vic tin hnh ci
cỏch hnh chớnh cũn cú nhng thiu sút,
thiu kiờn quyt v cha thng nht.
Trong giai on 2001 2010, ci cỏch hnh
chớnh nh nc Vit Nam phn u nhm
t c cỏc mc tiờu ch yu sau:
Mc tiờu chung ca Chng trỡnh tng th
ci cỏch hnh chớnh nh nc giai on 2001
2010 l: Xõy dng mt nn hnh chớnh
dõn ch, trong sch, vng mnh, chuyờn
nghip, hin i hoỏ, hot ng cú hiu
lc, hiu qu theo nguyờn tc ca Nh
nc phỏp quyn xó hi ch ngha di s
lónh o ca ng; Xõy dng i ng cỏn
b, cụng chc cú phm cht v nng lc
đáp ứng yêu cầu của công cuộc xây dựng,
phát triển đất nước. Đến năm 2010, hệ
thống hành chính về cơ bản được cải cách
phù hợp với yêu cầu quản lý nền kinh tế

thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.
Những mục tiêu cụ thể:
1. Hoàn thiện hệ thống thể chế hành chính,
cơ chế, chính sách phù hợp với thời kỳ công
nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, trước hết
là các thể chế về kinh tế, về tổ chức và hoạt
động của hệ thống hành chính.
Tiếp tục đổi mới quy trình xây dựng và ban
hành văn bản quy phạm pháp luật, khắc phục
tính cục bộ trong việc chuẩn bị, soạn thảo
các văn bản; đề cao trách nhiệm của từng cơ
quan trong quá trình xây dựng thể chế; phát
huy dân chủ, huy động trí tuệ của nhân dân
để nâng cao chất lượng văn bản quy phạm
pháp luật .
2. Xoá bỏ về cơ bản các thủ tục hành chính
mang tính quan liêu, rườm rà, gây phiền hà
cho doanh nghiệp và nhân dân; hoàn thiện
các thủ tục hành chính mới theo hướng công
khai, đơn giản và thuận tiện cho dân.
3. Các cơ quan trong hệ thống hành chính
được xác định chức năng, nhiệm vụ, thẩm
quyền và trách nhiệm rõ ràng; chuyển được
một số công việc và dịch vụ không cần thiết
phải do cơ quan nhà nước thực hiện cho
doanh nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức phi
chính phủ đảm nhận.
4. Cơ cấu tổ chức của Chính phủ gọn nhẹ,
hợp lý theo nguyên tắc Bộ quản lý đa ngành,
đa lĩnh vực, thực hiện chức năng chủ yếu là

quản lý vĩ mô toàn xã hội bằng pháp luật,
chính sách, hướng dẫn và kiểm tra thực hiện.
Bộ máy của các Bộ được điều chỉnh về cơ
cấu trên cơ sở phân biệt rõ chức năng
phương thức hoạt động của các bộ phận
tham mưu, thực thi chính sách, cung cấp
dịch vụ công.
5. Đến năm 2010, đội ngũ cán bộ, công chức
có số lượng, cơ cấu hợp lý chuyên nghiệp,
hiện đại. Tuyệt đại bộ phận cán bộ, công
chức có phẩm chất tốt và đủ năng lực thi
hành công vụ, tận tụy phục vụ sự nghiệp
phát triển đất nước và phục vụ nhân dân.
6. Nền hành chính nhà nước được hiện đại
hoá một bước rõ rệt. Các cơ quan hành chính
có trang thiết bị tương đối hiện đại phục vụ
yêu cầu quản lý nhà nước kịp thời và thông
suốt. Hệ thống thông tin điện tử của Chính
phủ được đưa vào hoạt động.
Trên cơ sở phân tích, đánh giá những yếu
kém, hạn chế của nền hành chính Việt Nam
hiện nay và xác định những mục tiêu cơ bản.
Chương trình tổng thể cải cách hành chính
giai đoạn 2001 – 2010 có những nội dung
chủ yếu sau đây:
2.2.1. Cải cách thể chế
- Xây dựng và hoàn thiện các thể chế, trước
hết là thể chế kinh tế của nền kinh tế thị
trường định hướng xã hội chủ nghĩa, thể chế
về tổ chức và hoạt động của hệ thống hành

chính nhà nước.
- Đổi mới quy trình xây dựng và ban hành
văn bản quy phạm pháp luật.
- Bảo đảm việc tổ chức thực thi pháp luật
nghiêm minh của cơ quan nhà nước, của cán
bộ, công chức.
- Tiếp tục cải cách thủ tục hành chính.
2.2.2. Cải cách tổ chức bộ máy hành
chính.
- Điều chỉnh chức năng, nhiệm vụ của Chính
phủ, các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan
thuộc Chính phủ và chính quyền địa phương
các cấp cho phù hợp với yêu cầu quản lý nhà
nước trong tình hình mới.
- Từng bước điều chỉnh những công việc mà
Chính phủ, các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ
quan thuộc Chính phủ và chính quyền địa
phương đảm nhiệm để khắc phục những
chồng chéo, trùng lắp về chức năng, nhiệm
vụ. Chuyển cho các tổ chức xã hội, tổ chức
phi Chính phủ hoặc doanh nghiệp làm những
công việc về dịch vụ không cần thiết phải do
cơ quan hành chính nhà nước trực tiếp thực
hiện.
- Ban hành và áp dụng các quy định mới về
phân cấp trung ương - địa phương, phân cấp
giữa các cấp chính quyền địa phương, nâng
cao thẩm quyền và trách nhiệm của chính
quyền địa phương, tăng cường mối liên hệ
và trách nhiệm của chính quyền trước nhân

dân địa phương. Gắn phân cấp công việc với
phân cấp về tài chính, tổ chức và cán bộ.
Định rõ những loại việc địa phương toàn
quyền quyết định, những việc trước khi địa
phương quyết định phải có ý kiến của trung
ương và những việc phải thực hiện theo
quyết định của trung ương.
- Bố trí lại cơ cấu tổ chức của Chính phủ.
- Điều chỉnh cơ cấu tổ chức bộ máy bên
trong của các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ
quan thuộc Chính phủ.
- Cải cách tổ chức bộ máy chính quyền địa
phương
- Cải tiến phương thức quản lý, lề lối làm
việc của cơ quan hành chính các cấp.
- Thực hiện từng bước hiện đại hoá nền hành
chính.
2.2.3. Đổi mới, nâng cao chất lượng đội
ngũ cán bộ, công chức.
- Đổi mới công tác quản lý cán bộ, công
chức.
- Cải cách tiền lương và chế độ, chính sách
đãi ngộ đối với đội ngũ cán bộ, công chức.
- Đẩy mạnh công tác đào tạo, bồi dưỡng cán
bộ, công chức.
- Nâng cao tinh thần trách nhiệm và đạo đức
cán bộ, công chức.
2.2.4. Cải cách tài chính công.
- Đổi mới cơ chế phân cấp quản lý tài chính
và ngân sách, bảo đảm tính thống nhất của

hệ thống tài chính quốc gia và vai trò chỉ đạo
của ngân sách trung ương; đồng thời phát
huy tính chủ động, năng động, sáng tạo và
trách nhiệm của địa phương và các ngành
trong việc điều hành tài chính và ngân sách.
- Bảo đảm quyền quyết định ngân sách địa
phương cuả Hội đồng nhân dân các cấp, tạo
điều kiện cho chính quyền địa phương chủ
động xử lý các công việc ở địa phương;
quyền quyết định của các Bộ, sở, Ban, ngành
về phân bổ ngân sách cho các đơn vị trực
thuộc; quyền chủ động của các đơn vị sử
dụng ngân sách trong phạm vị dự toán được
duyệt phù hợp với chế độ, chính sách.
- Trên cơ sở phân biệt rõ cơ quan hành chính
công quyền với tổ chức sự nghiệp, dịch vụ
công, thực hiện đổi mới cơ chế phân bổ ngân
sách cho cơ quan hành chính, xoá bỏ chế độ
cấp kinh phí theo số lượng biên chế, thay thế
bằng cách tính toán kinh phí căn cứ vào kết
quả và chất lượng hoạt động, hướng vào
kiểm soát đầu ra, chất lượng chi tiêu theo
mục tiêu của cơ quan hành chính, đổi mới hệ
thống mức chi tiêu cho đơn giản hơn, tăng
quyền chủ động của cơ quan sử dụng ngân
sách.
- Đổi mới cơ bản cơ chế tài chính đối với
khu vực dịch vụ công.
- Thực hiện thí điểm để áp dụng rộng rãi một
số cơ chế tài chính mới.

- Đổi mới công tác kiểm toán đối với các cơ
quan hành chính đơn vị sự nghiệp nhằm
nâng cao trách nhiệm và hiệu quả sử dụng
kinh phí từ ngân sách nhà nước, xoá bỏ tình
trạng nhiều đầu mối thanh tra, kiểm tra,
kiểm toán đối với các cơ quan hành chính,
đơn vị sự nghiệp. Thực hiện dân chủ, công
khai, minh bạch về tài chính công, tất cả các
chỉ tiêu tài chính đều được công bố công
khai.
Dựa trên kết quả thực hiện CCHC giai đoạn
2001 – 2015, qua phân tích, đánh giá những
mặt làm được và chưa làm được, tìm ra
nguyên nhân của thực trạng đó, Thủ tướng
Chính phủ đã có Quyết định phê duyệt kế
hoạch cải cách hành chính giai đoạn 2006 -
2010 với những nội dung chính sau đây:
- Tiếp tục đẩy mạnh cải cách thể chế hành
chính:
+ Đổi mới công tác xây dựng và nâng cao
chất lượng văn bản quy phạm pháp luật (Bộ
Tư Pháp được giao chủ trì soạn thảo)
+ Xây dựng và hoàn thiện các thể chế, cải
cách thủ tục hành chính (sớm ban hành Luật
về thủ tục hành chính) (Văn phòng Chính
Phủ chịu trách nhiệm thực hiện)
+ Tiếp tục thực hiện và nâng cao chất lượng
của cơ chế “một cửa”: Bắt buộc thực hiện tại
4 Sở ở các tỉnh là: Kế hoạch và đầu tư; Xây
dựng; Tài nguyên và Môi trường; Lao động,

Thương binh và Xã hội, tiến tới mở rộng ra
các Sở, ngành khác; đẩy mạnh thực hiện cơ
chế này ở các xã, phường, thị trấn chưa triển
khai; thực hiện thí điểm cơ chế “một cửa”
liên thông ở một số địa phương (như TP Hồ
Chí Minh, Bà Rịa - Vũng Tàu, Đà Nẵng, Hà
Nội…)
- Tiếp tục cải cách tổ chức bộ máy hành
chính:
+ Tiếp tục làm rõ chức năng, nhiệm vụ của
các cơ quan hành chính (Sửa Luật Tổ chức
Chính Phủ, rà soát, sửa đổi các Nghị định về
chức năng, nhiệm vụ, tổ chức bộ máy của
các Bộ, ngành Trung ương, giải quyết các
chồng chéo về chức năng, nhiệm vụ giữa các
Bộ, ngành; ban hành nghị định của Chính
phủ về quản lý nhà nước dịch vụ công…)
+ Thực hiện mạnh phân cấp Trung ương -
địa phương: (Ban hành Luật phân cấp Trung
ương - địa phương; sửa Luật Tổ chức
HĐND và UBND…)
+ Xác định tiêu chí các đơn vị hành chính
(Xây dựng Nghị định của Chính phủ về tiêu
chí phân loại các đơn vị hành chính)
+ Sắp xếp tổ chức bộ máy các cơ quan hành
chính
+ Cải cách các đơn vị sự nghiệp nhà nước
+ Tổ chức hoạt động thanh tra công vụ
- Tiếp tục xây dựng và nâng cao chất
lượng đội ngũ cán bộ, công chức:

+ Đổi mới công tác quản lý cán bộ, công
chức
+ Cải cách tiền lương và các chế độ, chính
sách đãi ngộ
+ Tiếp tục đẩy mạnh việc đào tạo, bồi dưỡng
cán bộ, công chức
+ Nâng cao tinh thần trách nhiệm và đạo đức
cán bộ, công chức.
- Tiếp tục cải cách tài chính công:
+ Lập, phân bổ dự toán ngân sách nhà nước
theo kết quả đầu ra
+ Đổi mới cơ chế tài chính đối với các cơ
quan hành chính nhà nước.
+ Đổi mới cơ chế tài chính của các đơn vị sự
nghiệp nhà nước.
- Hiện đại hóa nền hành chính nhà nước:
+ Đổi mới phương thức làm việc của các cơ
quan hành chính nhà nước
+ Xây dựng và phát triển hành chính điện tử.
Để cụ thể hóa chương trình, kế hoạch cải
cách hành chính của Chính phủ và phù hợp
với điều kiện thực tiễn của địa phương,
UBND tỉnh Nghệ An đã có quyết định số
135/2006 ngày 27 tháng 12 năm 2006 ban
hành Kế hoạch cải cách hành chính nhà
nước tỉnh Nghệ An giai đoạn 2007 – 2010
với các nội dung chính như sau:
- Mục tiêu chung được xác định là: Xây
dựng nền hành chính dân chủ, trong sạch,
vững mạnh, hoạt động có hiệu lực, hiệu

quả, từng bước hiện đại hóa, có tính
chuyên nghiệp cao, thực sự là nền hành
chính phục vụ nhân dân, đáp ứng yêu cầu
xây dựng và phát triển kinh tế xã hội của
tỉnh nhà trong giai đoạn mới. Xây dựng
đội ngũ cán bộ, công chức của tỉnh đáp
ứng cả về số lượng và chất lượng, thực sự
“tận tụy, công tâm và thạo việc”. Cải cách
hành chính gắn với thực hành tiết kiệm,
chống lãng phí, tiêu cực, tham nhũng
trong các cơ quan hành chính nhà nước.
Để thực hiện được mục tiêu trên, UBND
tỉnh Nghệ An đã đề ra các nhiệm vụ chủ yếu
trong thời gian tới như sau:
- Về cải cách thể chế hành chính:
+ Tiếp tục đổi mới và nâng cao chất lượng
ban hành văn bản của các cơ quan hành
chính nhà nước về quy trình, nội dung và
hình thức đảm bảo tính khả thi và hiệu lực
cao
+ Tiếp tục thực hiện và nâng cao chất lượng
cơ chế “một cửa” ở tất cả các cơ quan nhà
nước các cấp
+ Tiếp tục cải cách thủ tục hành chính theo
hướng công khai, minh bạch, đơn giản,
thuận lợi cho tổ chức và công dân; rà soát để
chuẩn hóa, mẫu hóa, công khai hóa các thủ
tục, hồ sơ hành chính (trong đó cần tập trung
vào một số lĩnh vực như: Thu hút đầu tư,
đăng ký kinh doanh; quản lý đất đai, tài

nguyên khoáng sản và môi trường; quản lý
quy hoạch, xây dựng; tuyển dụng và quản lý
cán bộ công chức; giải quyết khiếu nại tố
cáo
- Về cải cách tổ chức bộ máy hành chính:
+ Hoàn thiện hệ thống tổ chức các cơ quan
hành chính nhà nước
+ Tiếp tục xây dựng, rà soát, hoàn thiện hệ
thống quy chế làm việc, phân công trách
nhiệm trong các cơ quan hành chính nhà
nuớc
+ Rà soát, tổ chức lại các đơn vị sự nghiệp
công lập theo hướng cơ cấu hợp lý, gọn nhẹ,
phù hợp quy định, tiết kiệm ngân sách nhà
nước
+ Tăng cường phân công, phân cấp và phối
kết hợp giữa các cấp, các ngành với nhau
+ Kiện toàn hệ thống các Ban quản lý dự án
đầu tư xây dựng công trình sử dụng vốn
ngân sách trên địa bàn.
+ Rà soát tổ chức bộ máy, chức năng nhiệm
vụ và tăng cường năng lực hoạt động của
các tổ chức Thanh tra chuyên ngành, trước
hết trên các lĩnh vực: thành lập doanh
nghiệp, xây dựng cơ bản…
- Về xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức
+ Điều tra, đánh giá đội ngũ cán bộ , công
chức khối hành chính nhà nước trên địa bàn
toàn tỉnh, đưa ra các giải pháp tổng thể để
khắc phục tình trạng yếu kém.

+ Nâng cao chất lượng đào tạo cán bộ, công
chức thời kỳ mới
+ Xây dựng cơ cấu công chức hợp lý và tiêu
chuẩn hóa các chức danh, vị trí công tác
trong các cơ quan HCNN
+ Xây dựng quy tắc đạo đức công vụ trong
từng lĩnh vực công việc
+ Phối hợp với các cơ quan của Tỉnh ủy
trong xây dựng các Đề án đào tạo, bồi
dưỡng, quy hoạch cán bộ các cấp, cán bộ
dân tộc thiểu số, cán bộ nữ
+ Sửa đổi, bổ sung và thực hiện chính sách
thu hút lao động chất lượng cao
+ Nghiên cứu đổi mới công tác tuyển dụng,
quản lý, đánh giá, bổ nhiệm, miễn nhiệm cán
bộ, công chức…
- Về cải cách tài chính công:
+ Triển khai chế độ tự chủ, tự chịu trách
nhiệm trong sử dụng biên chế và kinh phí
quản lý hành chính đối với các cơ quan hành
chính nhà nước, các đơn vị sự nghiệp
+ Đẩy mạnh xã hội hóa các ngành dịch vụ
công bao gồm: Y tế, giáo dục - đào tạo, văn
hóa nghệ thuật, thể thao…
+ Chuyển đổi tổ chức và hoạt động các tổ
chức khoa học và công nghệ
- Từng bước hiện dại hóa nền hành chính
nhà nước
+ Tổng điều tra thực trạng hệ thống công sở
chính quyền nhà nước các cấp; kế hoạch

hành động đến năm 2010.
+ Tổng điều tra thực trạng trang thiết bị của
cơ quan nhà nước các cấp; đánh giá so với
tiêu chuẩn của nhà nước quy định, đề ra giải
pháp khắc phục
+ Tiếp tục đổi mới phương thức chỉ đạo điều
hành, nâng cao chất lượng hội họp, giảm
giấy tờ hành chính, nâng cao kỷ cương, kỷ
luật hành chính; xây dựng công sở văn minh,
hiện đại
+ Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin
trong công tác chuuyên môn, trong chỉ đạo
điều hành
+ Áp dụng hệ thống tiêu chuẩn quản lý chất
lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001:2000 ở tất
cả các cơ quan nhà nước cấp tỉnh và cấp
huyện.
Để thực hiện kế hoạch trên một cách đồng
bộ và có hiệu quả, cần thực hiện một số giải
pháp sau:
- Tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của các
cấp ủy Đảng, sự giám sát của Hội đồng nhân
dân, Ủy ban Mặt trận tổ quốc và các tổ chức
đoàn thể đối với công tác cải cách hành
chính, thể hiện bằng Nghị quyết, Chương
trình hành động cụ thể
- Đẩy mạnh tuyên truyền, tăng cường nhận
thức về cải cách hành chính, định rõ trách
nhiệm của người đứng đầu trong các cơ
quan hành chính

- Đổi mới việc chỉ đạo, kiểm tra, giám sát
trong cải cách hành chính
- Bố trí đủ nguồn kinh phí cho công tác cải
cách hành chính.
Câu hỏi ôn tập:
1. Trình bày các quan điểm chỉ đạo cơ bản
của Đảng đối với vấn đề cải cách hành chính
ở nước ta hiện nay?
2. Trình bày những nội dung cơ bản về cải
cách hành chính ở nước ta giai đoạn 2001 -
2010?
3. Trình bày những nội dung chính trong kế
hoạch của tỉnh Nghệ An triển khai nhiệm vụ
cải cách hành chính giai đoạn 2007 - 2010?
CHUYÊN ĐỀ 5:
PHƯƠNG HƯỚNG, MỤC TIÊU VÀ
NHIỆM VỤ CỦA TỈNH NGHỆ AN GIAI
ĐOẠN 2006 -2010
Tài liệu tham khảo: Văn kiện đại hội đại
biểu Đảng bộ tỉnh Nghệ An lần thứ XVI.
1. Phương hướng và các quan điểm.
Trên cơ sở phân tích đánh giá tình hình trong
nước và quốc tế, đánh giá đúng tiềm năng,
thuận lợi cũng như những khó khăn, thách
thức của Nghệ An, Đại hội Đảng bộ tỉnh lần
thứ XVI nhiệm kỳ 2006 – 2010 đã đề ra
phương hướng và các quan điểm phát triển
của tỉnh Nghệ An như sau:
- Phương hướng chung: Huy động tối đa
mọi nguồn lực cho đầu tư phát triển, ưu

tiên cho đầu tư khai thác tiềm năng miền
Tây và vùng Biển. Đẩy nhanh tốc độ tăng
trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo
hướng công nghiệp - dịch vụ - nông
nghiệp. Xây dựng đồng bộ kết cấu hạ tầng
kinh tế - xã hội; tạo các mũi đột phá trong
phát triển công nghiệp, dịch vụ và nông
nghiệp; chủ động hội nhập kinh tế khu vực
và quốc tế; giữ gìn và phát huy các truyền
thống, bản sắc văn hóa xứ Nghệ; kiểm
soát, kìm giữ, đẩy lùi các tệ nạn xã hội và
tội phạm; giữ vững ổn định chính trị, đảm
bảo vững chắc quốc phòng, an ninh và trật
tự xã hội. Nâng cao năng lực lãnh đạo và
sức chiến đấu của tổ chức Đảng. Xây dựng
Đảng bộ, chính quyền, Mặt trận và các
đoàn thể nhân dân ngày càng vững mạnh.
- Để thực hiện được phương hướng nói trên
cần quán triệt các quan điểm sau đây:
+ Phát triển kinh tế - xã hội phải gắn với
bảo vệ và làm giàu thêm môi trường để
đảm bảo phát triển bền vững.
+ Phát triển kinh tế phải gắn với chăm lo
tốt các vấn đề xã hội, thực hiện công bằng
xã hội, rút ngắn khoảng cách giàu nghèo
giữa các vùng miền
+ Phát triển phải gắn với xã hội hóa, hiện
đại hóa, đi lên từ nền tảng văn hóa, giáo
dục đào tạo và khoa học công nghệ mới.
2. Mục tiêu tổng quát:

Đoàn kết phấn đấu đưa Nghệ An thoát
khỏi tình trạng tỉnh nghèo và kém phát
triển vào năm 2010; cơ bản trở thành tỉnh
công nghiệp vào năm 2020; xây dựng
Thành phố Vinh trở thành trung tâm kinh
tế, văn hóa của vùng Bắc Trung Bộ; quyết
tâm đưa Nghệ An sớm trở thành một trong
những tỉnh khá của cả nước.
3. Những nhiệm vụ chủ yếu.
Trên cơ sở phương hướng, mục tiêu, quan
điểm đã được xác định, Nghị quyết đại hội
đại biểu Đảng bộ tỉnh Nghệ An lần thứ XVI
đã chỉ ra những nhiệm vụ chủ yếu như sau:
3.1. Về phát triển kinh tế
- Ưu tiên phát triển công nghiệp – xây dựng
- Đẩy mạnh phát triển các ngành dịch vụ
- Tập trung đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện
đại hóa nông nghiệp nông thôn.
- Đẩy nhanh việc xây dựng kết cấu hạ tầng.
- Xác định các mũi đột phá trong phát triển
kinh tế như: Ximăng, thủy điện, mía đường,
công nghiệp đồ uống (bia, rượu, nước giải
khát), chăn nuôi đại gia súc, tăng nhanh giá
trị xuất khẩu.
3.2. Về phát triển văn hóa – xã hội
- Phát triển giáo dục đào tạo và dạy nghề
- Phát triển văn hóa, thông tin, thể dục, thể
thao
- Phát triển y tế, chăm sóc sức khỏe cộng
đồng

- Thực hiện tốt công tác dân số, lao động,
việc làm và xóa đói giảm nghèo.
3.3. Về quốc phòng, an ninh, trật tự an
toàn xã hội
Tăng cường quốc phòng, an ninh giữ vững
ổn định chính trị, đảm bảo trật tự an toàn xã
hội
3.4. Về chính sách phát triển vùng
Đối với mỗi vùng miền, tùy thuộc vào điều
kiện tự nhiên, trình độ phát triển và các yếu
tố kinh tế - xã hội để định ra các chính sách
khác nhau: Vùng miền núi;vùng đồng bằng,
ven biển; vùng đô thị
3.5. Đổi mới công tác vận động quần
chúng, nâng cao hiệu quả hoạt động của
Mặt trận tổ quốc và các đoàn thể nhân
dân
3.6. Kiện toàn, nâng cao hiệu lực và hiệu
quả quản lý điều hành của bộ máy nhà
nước
3.7. Tăng cường xây dựng, chỉnh đốn
Đảng, nâng cao năng lực lãnh đạo và sức
chiến đấu của Đảng.
- Công tác giáo dục chính trị, tư tưởng
- Công tác tổ chức, cán bộ
- Công tác kiểm tra, thanh tra, chống quan
liêu, tham nhũng lãng phí
- Công tác dân vận
- Đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng.
Câu hỏi ôn tập:

1. Trình bày phương hướng và các quan
điểm chỉ đạo cơ bản để phát triển kinh tế -
xã hội Nghệ An giai đoạn 2006 – 2010 theo
tinh thần Nghị quyết đại hội Đảng bộ tỉnh
lần thứ XVI ?
2. Trình bày mục tiêu và các nhiệm vụ chủ
yếu của tỉnh ta trong thời kỳ sắp tới?

×