Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

3 kỹ năng giáo dục trí tuệ trẻ từ 0 đến 6 tuổi ppt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (118.21 KB, 4 trang )

3 kỹ năng giáo dục trí tuệ trẻ từ 0 đến 6 tuổi
Giáo dục qua thị giác là dùng các hình ảnh trực quan sinh động để trẻ quan sát.
Giáo dục qua thính giác là cho bé nghe âm thanh vui tươi. Giáo dục qua hành vi là
cho con bắt chước những hành động của cha mẹ.
Làm gì khi bé chậm mọc răng?
Gợi ý chọn đồ chơi cho bé dưới 2 tuổi
Giáo sư - tiến sĩ Vũ Gia Hiền, cố vấn chuyên môn Hội quán các bà mẹ TP HCM ví
trí não của trẻ thuở ban đầu như miếng bọt biển thấm hút mọi thứ xung quanh, như
chiếc đĩa CD lần đầu thu tín hiệu. Vì vậy, cha mẹ hoặc người nuôi dạy cần phải có
kỹ năng phát các tín hiệu tốt lành, có tính nhân văn để bé tiếp nhận. Để làm được
điều ấy phụ thuộc vào tình yêu thương thật sự dành cho trẻ, chứ không phải là trình
độ học thức của người nuôi dạy. "Chỉ những ai học làm người suốt đời mới có thể
có kỹ năng giáo dục rèn luyện trẻ nên người", theo ông Hiền.

"D

y con t


thu


còn th
ơ",


giai đo

n t



0 đ
ế
n 6 tu

i cha m


c

n
tạo cho trẻ một môi trường trí tuệ trung thực, trong sáng để phát
triển lành mạnh. Ảnh: Thi Ngoan.
Ở độ tuổi từ 0 đến 6, trẻ chưa biết biểu lộ mong muốn bằng hành vi nên người lớn
thường cho rằng bé không biết gì. Thực ra, theo nghiên cứu, ở giai đoạn này trẻ
tiếp nhận mọi thứ rất nhạy, vì thế bé rất cần một môi trường trí tuệ trung thực,
trong sáng để phát triển lành mạnh.
Về điểm này giáo sư Gia Hiền cho rằng, chính lối sống trung thực, trong sáng, tử tế
của những người xung quanh là cơ sở để giáo dục đứa trẻ nên người. Xuất phát từ
quan niệm đó, người xưa thường không cho kẻ lạ hoặc người không đáng tin cậy
thăm trẻ sơ sinh. Thậm chí nhiều gia đình không cho người lạ vào phòng bé trong
tháng đầu tiên và kiêng kỵ việc khen nịnh trẻ trong vòng một năm. Bởi, họ cho
rằng “vía dữ” có thể ảnh hưởng tiêu cực đến trẻ. Quan niệm về vía dữ ấy nghe có
vẻ duy tâm nhưng theo các nhà nghiên cứu, trẻ nhỏ có thể nhận tín hiệu qua sóng
não, nên tâm lý của người lớn có thể tác động đến bé. Theo đó, người có tâm xấu
sẽ tạo ra sóng dữ; trái lại, người có tâm tốt sẽ tạo ra sóng lành.
Trí của mỗi đứa trẻ khác nhau. Cho đến nay, người ta chưa thể giải thích năng
khiếu của con người ở đâu mà có, và đâu là nguyên nhân khiến trí của người này
khác người kia. Nhiều cha mẹ thấy con của người khác tài giỏi nên cũng ao ước
con mình tài giỏi như thế. Họ tìm mọi cách để rèn luyện con mình cho bằng con
người ta mà không nhận ra việc nhồi nhét ấy chẳng những không mang lại hiệu

quả mà còn làm cản trở sự phát triển tâm sinh lý bình thường của trẻ.
Về vấn đề này, giáo sư Gia Hiền có lời khuyên: "Điều quan trọng là hãy dạy trẻ
nên người, còn tài thì tùy thuộc vào trí của trẻ. Trước hết, cần dạy cách làm người
và ứng xử trong việc làm người đối với từng trẻ một. Sau đó, cung cấp thông tin,
tín hiệu phù hợp với khả năng tiếp nhận của trẻ, đồng thời theo dõi xem phần giáo
dục nào có thể biến thành trí tuệ để điều chỉnh kỹ năng giáo dục trẻ hợp lý và hiệu
quả".
Về cơ bản, trí tuệ của một con người được phân làm 3 cấp độ:
Cấp độ 1: Hiểu sự vật từ đơn giản đến phức tạp, có ngôn ngữ (có chữ), biết kỹ
năng sống và lao động.
Cấp độ 2: Phát hiện ra các mối liên hệ của con người trong xã hội, tìm ra các mối
liên hệ và phát triển của sự vật (đồ dùng, dụng cụ học tập…). Từ đó tạo ra nhận
thức chủ quan mà thành trí tuệ cá nhân, thành kết quả lao động, sáng tạo, phát triển
cuộc sống và xã hội.
Cấp độ 3: Đỉnh cao của trí tuệ là khả năng thấu hiểu giá trị làm người, giá trị vạn
vật, biến hiểu biết thành trí thức, kết hợp được cảm xúc và trí tuệ trong sáng tạo, có
thể sáng tạo ra khoa học kỹ thuật, làm cho sự vật có ý nghĩa đối với đời sống con
người, làm cho đời sống con người đạt tới chân-thiện–mỹ.
Các bậc phụ huynh có thể vận dụng tri thức "Ba cấp độ trí tuệ" trên để giáo dục trẻ
về cách làm người và làm việc. Ba cấp độ trí tuệ phổ biến này không tách rời nhau
và việc dạy trẻ chứa cả ba cấp độ ấy từ thấp đến cao. Theo đúc kết của các nhà tâm
lý, tương ứng với 3 cấp độ trí tuệ có 3 kỹ năng giáo dục trí tuệ cho trẻ mà cha mẹ
có thể vận dụng như sau:
- Kỹ năng giáo dục qua thị giác: Là dùng các hình ảnh trực quan sinh động để trẻ
quan sát. Phụ huynh có thể dán hoặc treo những bức tranh đẹp, ảnh đẹp hoặc bình
hoa, tượng thiên thần, con vật đẹp để thu hút sự chú ý của trẻ.
- Kỹ năng giáo dục qua thính giác: Cho bé trẻ nghe các âm thanh được chọn lọc và
có tính giáo dục, nói chuyện nhẹ nhàng với trẻ, kể truyện cổ tích, cho bé nghe
những bản nhạc êm dịu, hát ru ngủ, hát cho trẻ nghe bằng giọng điệu vui nhộn, dí
dỏm…

- Kỹ năng giáo dục qua hành vi: Trẻ bắt chước hành động của người lớn rất giỏi.
Vì thế cha mẹ có thể tập cho bé cử động chân tay hoặc múa những động tác đơn
giản. Kỹ năng giáo dục qua hành vi này có sự kết hợp của kỹ năng giáo dục qua thị
giác và thính giác. Cha mẹ cần tác động để trẻ không chỉ hiểu mà phải thực hiện
được các hành vi được dạy và rèn luyện.
"Giáo dục cho trẻ hiểu không khó bằng giáo dục cho trẻ làm được việc theo yêu
cầu đặt ra. Vì vậy, không nên khen khi trẻ tỏ ra hiểu (nói) mà chỉ khen khi trẻ làm
và làm được việc", giáo sư Gia Hiền khuyên.

×