Tải bản đầy đủ (.pdf) (10 trang)

Điểm Đến Thăm Quan Tại Hà Nội pptx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (703.7 KB, 10 trang )

Điểm Đến Thăm Quan Tại Hà Nội
Bạn đã chuẩn bị một chuyến đến thăm Hà Nội - Thủ đô ngàn năm văn hiến. Tuy
nhiên bạn chưa biết nên đến những địa điểm nào và đi những đâu trong khoảng thời
gian có hạn. Hãy tham khảo một số điểm dưới đây để tự thiết kế cho mình một chuyến
đi phù hợp nhé.
1. Lăng Bác – Viện bảo tàng Hồ Chí Minh
Lăng được xây trên nền cũ của Quảng trường Ba Đình, nơi Chủ tịch Hồ Chí Minh chủ trì
các cuộc mít tinh lớn và đọc bản tuyên ngôn Độc Lập khai sinh nước Cộng hòa xã hội
chủ nghĩa Việt Nam vào mùa thu năm 1945. Ở đây, bạn sẽ vào viếng Bác và thăm toàn
thể khu di tích lăng bao gồm: vườn cây (có đủ các loại cây đặc trưng của 3 miền Bắc,
Trung, Nam), nhà sàn và ao cá…

Một góc trong khu di tích Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Viện bảo tàng Hồ Chí Minh (nằm ở phía tây của Quảng trường Ba Đình), là nơi lưu giữ
hơn 120 ngàn bộ tài liệu, hiện vật, phim ảnh gốc về cuộc đời và sự nghiệp cách mạng của
Chủ tịch Hồ Chí Minh.
2. Văn Miếu - Quốc Tử Giám

Đường vào Khuê Văn Các - Văn Miếu Quốc Tử Giám.
Trong các danh lam thắng cảnh của thủ đô, phải kể đến Văn Miếu-Quốc Tử Giám -
trường đại học đầu tiên của Việt Nam, cũng là nơi thờ Khổng Tử và đặt bia Tiến sĩ.
Đây là quần thể di tích đa dạng, phong phú bậc nhất của Hà Nội và bao gồm hai khu
chính:

- Văn Miếu: được xây dựng năm 1070 và là nơi thờ Khổng Tử, các bậc hiền triết của Nho
giáo và Tư nghiệp Quốc Tử Giám Chu Văn An, người thầy tiêu biểu đạo cao, đức trọng
của nền giáo dục Việt Nam.
- Quốc Tử Giám - trường Quốc học cao cấp đầu tiên của Việt Nam được xây dựng năm
1076. Với hơn 700 năm hoạt động đã đào tạo hàng ngàn nhân tài cho đất nước.
3. Chùa Một Cột


Chùa Một Cột ở bên phải Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Một biểu tượng khác của Hà Nội là chùa Một Cột, ngôi chùa có kiến trúc hình bông sen
độc đáo bậc nhất Việt Nam và là trung tâm Phật giáo, Đạo giáo của Việt Nam trong nhiều
thế kỷ.Ở ngay trung tâm thành phố, giữa hồ Hoàn Kiếm có đền Ngọc Sơn cổ kính, hồ
Tây cũng là một địa điểm thu hút khách du lịch.
Nằm trong quần thể chùa Diên Hựu (kéo dài tuổi thọ). Chùa nằm trên phố chùa Một Cột,
quận Ba Đình, ở bên phải Lǎng Chủ Tịch Hồ Chí Minh.
Chùa chỉ có một gian nằm trên một cột đá ở giữa hồ Linh Chiểu nhỏ có trồng hoa sen.
Truyền thuyết kể lại rằng chùa được xây dựng theo giấc mơ thấy được Phật bà Quan Âm
ngồi trên tòa sen dắt vua lên tòa của vua Lý Thái Tông (1028-1054).
4. Bảo tàng Dân Tộc Học

Bạn sẽ được tìm hiểu văn hóa khắp ba miền Bắc-Trung-Nam khi đến bảo tàng này. Là
nơi sưu tầm, phân loại, đánh giá, bảo quản, phục chế, trưng bày, giới thiệu và khai thác
những giá trị lịch sử, văn hóa của 54 dân tộc Việt Nam.
Bảo tàng gồm hai khu vực chính: trong nhà và ngoài trời.
Khu vực trong nhà gồm: nhà trưng bày, cơ sở nghiên cứu, thư viện, hệ thống kho bảo
quản, hệ thống các bộ phận kỹ thuật, hội trường dành cho kho bảo quản hiện vật.
Khu ngoài trời: trưng bày các loại nhà truyền thống của các dân tộc trên khắp đất nước.
5. Hồ Hà Nội

Đường Thanh Niên (Cổ Ngư xưa) nằm giữa hồ Tây và hồ Trúc Bạch.
Hà Nội còn đặc biệt bởi có rất nhiều hồ trong lòng thành phố, và thành phố cũng được
bao quanh bởi những con sông.
Nổi tiếng nhất là Hồ Hoàn Kiếm nằm ngay tại trung tâm của thành phố, nơi đây thường
diễn ra những hoạt động văn hóa lớn của thành phố, như biểu diễn văn nghệ, bắn pháo
hoa, thường ngày thì nơi đây cũng là điểm tập trung của nhiều bạn trẻ và du khách.
Không giống như Hồ Hoàn Kiếm, Hồ Tây nằm xa trung tâm thành phố hơn một chút. Hồ
Tây là hồ lớn nhất ở Hà Nội, nơi đây có không khí tương đối thanh bình mặc dù là điểm
tập trung của nhiều bạn trẻ. Hàng tối đều có du thuyền đi dạo quanh Hồ Tây, ban ngày thì

bạn có thể thuê xe đạp nước và dạo hồ. Ngắm hoàng hôn trên Hồ Tây cũng là một việc
nên làm khi bạn đến thăm Hà Nội. Đường Thanh Niên: trước gọi là đường Cổ Ngư, nằm
giữa Hồ Tây và Hồ Trúc Bạch. Vào những ngày đẹp trời, rất đông người dân Hà Nội đi
dạo quanh hồ hoặc chèo thuyền thưởng ngoạn cảnh đẹp. Khi đến thăm Hồ Tây, những địa
điểm bạn không thể bỏ qua được nữa là chùa bà Đanh, đền Quán Thánh, chùa Trấn Quốc,
Phủ Tây Hồ nổi tiếng là thắng cảnh không chỉ của quận Tây Hồ mà còn của cả Thăng
Long ngàn năm văn hiến. Hà Nội có rất nhiều đền, chùa hàng trăm năm tuổi. Mặc dù trải
qua nhiều biến đổi nhưng vẫn giữ được nét cổ kính và chùa Trấn Quốc là một trong
những ngôi chùa cổ nhất Hà Nội.

Bạn có thể tham gia những dịch vụ ở Hồ Tây như đạp vịt ngắm cảnh hồ.

Một địa điểm giải trí hấp dẫn của thành phố Hà Nội nằm quận Tây Hồ là Công viên nước
Hồ Tây. Công viên được chia thành 5 khu vui chơi với trang bị hiện đại như các đường
trượt cao tốc, bể tạo sóng, bể mát xa Ngoài ra, trong nội thành còn có nhiều công viên
vui chơi khác hấp dẫn không kém như Công viên Thống Nhất, Công viên Thủ Lệ, Công
viên Tuổi Trẻ,
6. Phố cổ Hà Nội

Một Hà Nội yên bình, cổ kính trong một sáng mùa thu.
Là tên gọi thông thường của một khu vực đô thị có từ lâu đời của Hà Nội nằm ở ngoài
hoàng thành Thăng Long. Đặc trưng nổi tiếng nhất của khu phố cổ là các phố nghề. Thợ
thủ công từ các làng nghề quanh Thăng Long xưa tụ tập về đây, tập trung theo từng khu
vực chuyên làm nghề của mình. Hiện nay, một số phố vẫn còn giữ được sản phẩm truyền
thống như phố Hàng Mã, Hàng Tre, Hàng Thiếc, phố Thuốc Bắc, Ngoài ra một số phố
tuy không giữ nghề truyền thống, nhưng cũng tập trung chuyên bán một loại hàng hóa,
như phố Hàng Quạt bán đồ thờ, phố Hàng Buồm bán bánh kẹo, phố Mã Mây chuyên dịch
vụ du lịch
Một đặc trưng nữa của khu phố cổ là kiến trúc nhà cổ trong khu phố buôn bán. Những
nhà cổ chủ yếu là nhà ống, mái ngói nghiêng, mặt tiền là cửa hàng buôn bán thò thụt

không đều. Hình ảnh nhà cổ và mái ngói đã đi vào hội họa, thơ ca. Những ngôi nhà này
chủ yếu được dựng vào thế kỉ 18 - 19, trước đó hầu hết là nhà mái tranh, chỉ có một số
nhà giàu có, nhà của Hoa kiều mới lợp mái ngói.
7. Làng gốm Bát Tràng

Bạn có thể tự tay làm những vật lưu niệm từ gốm khi đến thăm làng gốm Bát Tràng. Gốm
Bát Tràng là tên gọi chung cho các loại đồ gốm được sản xuất tại làng gốm Bát Tràng
thuộc xã Bát Tràng (gồm hai thôn Bát Tràng và Giang Cao thuộc huyện Gia Lâm, Hà
Nội). Từ trung tâm Hà Nội, bạn có thể đi theo đường bộ hoặc đường thủy để đến Bát
Tràng.
Lịch sử phát triển làng nghề đã trải qua hàng trăm năm nay. Đến đây bạn sẽ được tận mắt
chứng kiến các quy trình làm gốm và tham quan các sản phẩm gốm nổi tiếng không
những trong nước mà cả trên thế giới.
8. Làng cổ Đường Lâm

Khi đến thăm làng cổ Đường Lâm, bạn sẽ biết được văn hóa lãng xã rất đặc trưng của
miền Bắc.
Đây là một làng hiếm hoi còn giữ được nguyên vẹn cấu trúc và nếp sinh hoạt của một
làng Việt cổ từ hơn 300 trăm năm nay. Hầu hết các ngôi nhà trong làng xây bằng đá ong -
một thứ nguyên liệu sẵn có của vùng Sơn Tây. Đường Lâm không chỉ là nơi lưu giữ
những giá trị của một làng thuần Việt, mà nơi đây còn là một di tích lịch sử văn hóa rất
giá trị, với Đình Phùng Hưng và Đền Ngô Quyền, với rặng duối ngàn năm (mà các cụ
trong làng vẫn gọi là cây thánh) nơi Ngô Quyền buộc voi tập trận, với đền thờ thám hoa
Giang Văn Minh - người đã đi xứ sang Tàu để thương thuyết rồi bỏ mạng nơi đất khách
quê người
Chú ý: Hầu hết các điểm nêu trên đều tập trung trong nội thành thành phố Hà Nội ngoài
Làng gốm Bát Tràng và Làng cổ Đường Lâm. Chính vì vậy bạn nên tìm hiểu, sắp xếp
tuyến đường và phương tiện di chuyển sao cho tiện lợi nhất để có thể đi hết. Bạn có thể
sắp xếp Làng cổ Đường Lâm, Làng gốm Bát Tràng đi vào một ngày. Các điểm còn lại đi
thăm một ngày.


×