Tải bản đầy đủ (.pdf) (2 trang)

Vôi hóa tinh hoàn ở bé trai doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (90.8 KB, 2 trang )

Vôi hóa tinh hoàn ở bé trai
Không ít bà mẹ lo lắng khi con trai mới học tiểu học đã mắc chứng vôi hóa tinh
hoàn. Theo tiến sĩ, bác sĩ Nguyễn Thành Như (chuyên khoa Tiết Niệu - Nam học),
bệnh có thể dễ dàng nhận biết qua siêu âm.

Hoa (TP HCM) đưa con trai 9 tuổi đi khám khi thấy tinh hoàn bên to bên nhỏ. Bác
sĩ siêu âm, phát hiện bé bị bị vôi hóa tinh hoàn - chứng bệnh mà nhiều người cho
rằng chỉ có người trưởng thành hoặc già mới có thể mắc phải. "Tôi lo lắm vì không
biết con mình có gặp nguy hiểm không. Liệu sau này con tôi có thể làm cha được
không?" - Hoa thắc mắc.
Cũng có con trai 9 tuổi, vợ chồng Diễm (ở quận Tân Bình) cũng mất ăn mất ngủ vì
con trai bị phát hiện vôi hóa "hai hòn bi". "Chúng tôi lo lắm vì cháu vẫn ăn uống
bình thường nhưng thời gian gần đây thi thoảng than đau ở bìu. Đưa đi siêu âm
mới biết chỗ ấy có dấu hiệu vôi hóa" - mẹ cháu bé cho biết.

Theo tiến sĩ Nguyễn Thành Như, bệnh vôi hóa tinh hoàn thường được phát hiện vô
tình qua siêu âm. Bệnh không chỉ xảy ra ở người lớn mà thi thoảng còn ở trẻ em.
Dấu hiệu nhận biết của bệnh có khi âm thầm không triệu chứng, cũng có khi bé
than đau bìu. Qua siêu âm tinh hoàn, các bác sĩ dễ dàng nhận biết bởi phần vôi hóa
hiện lên màu trắng. Nguyên nhân gây bệnh có thể do tình trạng viêm ứ mạch do
giãn mạch tinh sớm.
Tình trạng vôi hóa tinh hoàn có thể ảnh hưởng đến chất lượng tinh trùng, tuy nhiên
bác sĩ Như khuyên phụ huynh không quá lo lắng.
"Nếu các bé 8-10 tuổi thì chỉ cần uống thuốc giảm đau. Khi bé 12-13 tuổi nên đi
khám lại để theo dõi mức độ vôi hóa có tăng lên hay không. Đến khi bé 18 tuổi,
nếu tình trạng này vẫn còn thì tùy vào tình hình, bác sĩ sẽ quyết định có mổ hay
không" - bác sĩ Như nói.
Theo Thiên Chương
VnExpress


×