Thực Tế về Hoạt Động Tình Dục
ở
Con Người
George D. Zgourides, Tiến Sĩ
Christie S. Zgourides, Thạc Sĩ
Thực Tế về Hoạt Động Tình Dục ở Con Người
George D. Zgourides, Tiến Sĩ
Christie S. Zgourides, Thạc Sĩ
Nguyễn Hồng Trang dịch
Nguyễn Lưu Trọng Quyền hiệu đính
10/21/06
San Jose, CA 95151
Mục Lục
Mục Lục ............................................................................................................................................................ i
Lời Nói Đầu.......................................................................................................................................................v
Tác Giả............................................................................................................................................................vii
Chương 1.................................................................................................................................................................... 1
Hoạt Động Tình Dục và Quan Điểm Tâm Sinh Lý Xã Hội .................................................................................... 1
TẠI SAO CẦN NGHIÊN CỨU HOẠT ĐỘNG TÌNH DỤC CỦA CON NGƯỜI ?.............................................2
QUAN ĐIỂM TÂM SINH LÝ XÃ HỘI LÀ GÌ?..................................................................................................6
CÁC QUAN ĐIỂM SINH HỌC VỀ HOẠT ĐỘNG TÌNH DỤC Ở CON NGƯỜI .............................................7
NHỮNG QUAN ĐIỂM TÂM LÝ VỀ HOẠT ĐỘNG TÌNH DỤC Ở CON NGƯỜI............................................8
CÁC QUAN ĐIỂM XÃ HỘI VỀ HOẠT ĐỘNG TÌNH DỤC Ở CON NGƯỜI.................................................10
NHỮNG ĐIỂM CHÍNH ..................................................................................................................................12
Chương 2.................................................................................................................................................................. 14
Nghiên Cứu Về Tình Dục Là Gì? ......................................................................................................................... 14
TÌNH DỤC HỌC LÀ MỘT KHOA HỌC.........................................................................................................14
NHỮNG KHÁI NIỆM CƠ BẢN TRONG NGHIÊN CỨU TÌNH DỤC............................................................15
ĐÁNH GIÁ NGHIÊN CỨU TÌNH DỤC .........................................................................................................16
CÁC PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU TÌNH DỤC .......................................................................................18
TÍNH ĐẠO ĐỨC TRONG NGHIÊN CỨU TÌNH DỤC ..................................................................................25
NHỮNG ĐIỂM CHÍNH ..................................................................................................................................26
Chương 3.................................................................................................................................................................. 28
Các Khuôn Mẫu, Vai Trò và Nhận Dạng Về Giới................................................................................................ 28
NHẬN DẠNG VỀ GIỚI...................................................................................................................................29
VAI TRÒ VỀ GIỚI...........................................................................................................................................35
CÁC KIỂU MẪU VỀ GIỚI..............................................................................................................................36
NHỮNG ĐIỂM CHÍNH ..................................................................................................................................39
Chương 4.................................................................................................................................................................. 40
Giải Phẫu Tình Dục và Sinh Lý Của Phụ Nữ ....................................................................................................... 40
NHỮNG THUẬT NGỮ VỀ HƯỚNG VÀ VỊ TRÍ GIẢI PHẪU ........................................................................40
CÁC CẤU TRÚC SINH DỤC BÊN NGOÀI CỦA PHỤ NỮ ...........................................................................40
CÁC CẤU TRÚC SINH DỤC BÊN TRONG CỦA PHỤ NỮ ..........................................................................42
HOOC MÔN VÀ CÁC TUYẾN SINH DỤC ....................................................................................................44
Các vấn đề và Chu kỳ Kinh nguyệt..................................................................................................................46
SINH HOẠT TÌNH DỤC VÀ CHU KỲ KINH NGUYỆT .................................................................................48
BỘ NGỰC .......................................................................................................................................................49
KHÁM PHỤ KHOA ........................................................................................................................................50
NHỮNG ĐIỂM CHÍNH ..................................................................................................................................52
Chương 5.................................................................................................................................................................. 55
Giải Phẫu Tình Dục và Sinh Lý Của Nam Giới.................................................................................................... 55
CÁC CẤU TRÚC SINH DỤC BÊN NGOÀI CỦA NAM GIỚI ........................................................................55
CÁC CẤU TRÚC SINH DỤC BÊN TRONG CỦA NAM GIỚI .......................................................................59
CÁC TUYẾN VÀ HOOC MÔN SINH DỤC ....................................................................................................61
CÁC KIỂM TRA Y TẾ .....................................................................................................................................62
CÁC ĐIỂM CHÍNH.........................................................................................................................................63
Tiến Sĩ George D. Zgourides và Thạc Sĩ Christie S. Zgourides
--------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
--------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Nguyễn Hồng Trang dịch ii
Chương 6.................................................................................................................................................................. 65
Hưng Phấn Tình Dục và Phản ứng Lại................................................................................................................. 65
HƯNG PHẤN TÌNH DỤC ..............................................................................................................................65
NGUỒN GỐC TÂM LÝ HỌC VỀ HƯNG PHẤN TÌNH DỤC ........................................................................69
CÁC NGUỒN GỐC XÃ HỘI VỀ HƯNG PHẤN TÌNH DỤC..........................................................................71
MÔ HÌNH BỐN GIAI ĐOẠN VỀ PHẢN ỨNG TÌNH DỤC CỦA MASTERS VÀ JOHNSON.........................72
MÔ HÌNH BA GIAI ĐOẠN VỀ PHẢN ỨNG TÌNH DỤC CỦA KAPLAN ......................................................73
MÔ HÌNH NĂM GIAI ĐOẠN VỀ PHẢN ỨNG TÌNH DỤC CỦA ZILBERGELD VÀ ELLISON....................74
MÔ HÌNH NHẬN THỨC-HÀNH VI LIÊN QUAN ĐẾN PHẢN ỨNG TÌNH DỤC CỦA WALEN VÀ ROTH.74
NHỮNG ĐIỂM CHÍNH..................................................................................................................................74
Chương 7.................................................................................................................................................................. 76
Thiên Hướng Tình Dục......................................................................................................................................... 76
THIÊN HƯỚNG TÌNH DỤC LÀ GÌ? .............................................................................................................76
HÀNH VI ĐỒNG TÍNH LUYẾN ÁI PHỔ BIẾN NHƯ THẾ NÀO?.................................................................78
CÁC HỌC THUYẾT VỀ ĐỒNG TÍNH LUYẾN ÁI .........................................................................................79
SỰ ĐIỀU CHỈNH TÌNH TRẠNG ĐỒNG TÍNH LUYẾN ÁI............................................................................81
LỐI SỐNG CỦA NHỮNG NGƯỜI ĐỒNG TÍNH LUYẾN ÁI.........................................................................83
ÁM ẢNH ĐỒNG TÍNH ...................................................................................................................................84
CHỦ NGHĨA CHÍNH TRỊ TÍCH CỰC VỀ ĐỒNG TÍNH LUYẾN ÁI .............................................................86
NHỮNG ĐIỂM CHÍNH..................................................................................................................................87
Chương 8.................................................................................................................................................................. 89
Các Mối Quan Hệ Yêu Đương ............................................................................................................................. 89
TÌNH YÊU.......................................................................................................................................................89
CÁC HỌC THUYẾT VỀ TÌNH YÊU ...............................................................................................................90
CÁC DẠNG TÌNH YÊU ..................................................................................................................................92
SỰ BẮT ĐẦU VÀ KẾT THÚC: TIẾN TRÌNH CỦA TÌNH YÊU LÃNG MẠN .................................................94
NHỮNG ĐIỂM CHÍNH..................................................................................................................................99
Chương 9................................................................................................................................................................ 101
Hành Vi Tình Dục .............................................................................................................................................. 101
SEXPLAY ......................................................................................................................................................101
THỦ DÂM.....................................................................................................................................................102
QUAN HỆ TÌNH DỤC BẰNG MIỆNG.........................................................................................................104
GIAO HỢP....................................................................................................................................................104
QUAN HỆ TÌNH DỤC Ở HẬU MÔN...........................................................................................................108
SAU KHI QUAN HỆ TÌNH DỤC..................................................................................................................109
NHỮNG ĐIỂM CHÍNH................................................................................................................................109
Chương 10.............................................................................................................................................................. 111
Hoạt Động Tình Dục, Sức Khỏe và Sự Tàn Tật ................................................................................................. 111
THÁI ĐỘ PHỔ BIẾN VỀ NHỮNG NGƯỜI TÀN TẬT .................................................................................111
NHỮNG TÀN TẬT VỀ MẶT THỂ CHẤT......................................................................................................112
THIỂU NĂNG PHÁT TRIỂN ........................................................................................................................119
NHỮNG NGƯỜI TÀN TẬT VỀ MẶT TÌNH CẢM ........................................................................................120
KẾT LUẬN....................................................................................................................................................121
NHỮNG ĐIỂM CHÍNH................................................................................................................................122
Chương 11.............................................................................................................................................................. 123
Hoạt Động Tình Dục, và Vòng Đời.................................................................................................................... 123
TUỔI CÒN ẴM NGỬA .................................................................................................................................123
GIAI ĐOẠN ĐẦU CỦA TUỔI THƠ .............................................................................................................124
GIAI ĐOẠN GIỮA VÀ CUỐI CỦA TUỔI THƠ ...........................................................................................126
THỜI THANH THIẾU NIÊN ........................................................................................................................127
Thực Tế về Hoạt Động Tình Dục ở Con Người
--------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
--------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
www.kinhtehoc.com
iii
THỜI KỲ ĐẦU VÀ GIỮA TUỔI TRƯỞNG THÀNH.....................................................................................131
THỜI KỲ CUỐI TUỔI TRƯỞNG THÀNH ...................................................................................................134
GIÁO DỤC TÌNH DỤC VÀ VÒNG ĐỜI.......................................................................................................137
NHỮNG ĐIỂM CHÍNH ................................................................................................................................138
Chương 12.............................................................................................................................................................. 139
Sự Thụ Thai, Mang Thai, và Sinh Nở................................................................................................................. 139
CHUẨN BỊ CHO VIỆC THỤ THAI VÀ MANG BẦU....................................................................................139
CÁC GIAI ĐOẠN PHÁT TRIỂN CỦA THAI NGHÉN VÀ BÀO THAI..........................................................141
CHĂM SÓC SỨC KHỎE TRƯỚC KHI SINH...............................................................................................146
CÁC LỰA CHỌN KHI SINH.........................................................................................................................149
CÁC GIAI ĐOẠN CỦA SỰ SINH ĐẺ...........................................................................................................151
NHỮNG BIẾN CHỨNG TIỀM ẨN KHI MANG THAI VÀ SINH NỞ ...........................................................154
VÔ SINH .......................................................................................................................................................157
NHỮNG ĐIỂM CHÍNH ................................................................................................................................159
Chương 13.............................................................................................................................................................. 161
Tránh Thai và Nạo Phá Thai............................................................................................................................... 161
TRÁNH THAI VÀ KẾ HOẠCH HÓA GIA ĐÌNH..........................................................................................161
NẠO PHÁ THAI............................................................................................................................................170
NHỮNG ĐIỂM CHÍNH ................................................................................................................................174
Chương 14.............................................................................................................................................................. 175
Các Bệnh Lây Truyền Qua Đường Tình Dục ..................................................................................................... 175
NHIỄM BỆNH DO VI KHUẨN.....................................................................................................................176
NHIỄM BỆNH DO VI-RÚT ..........................................................................................................................180
SỰ PHÁ HOẠI CỦA KÝ SINH VẬT..............................................................................................................186
CÁC VIÊM NHIỄM LÂY QUA ĐƯỜNG TÌNH DỤC KHÁC........................................................................187
PHÒNG NGỪA CÁC BỆNH LÂY TRUYỀN QUA ĐƯỜNG TÌNH DỤC .....................................................188
NHỮNG ĐIỂM CHÍNH ................................................................................................................................189
Chương 15.............................................................................................................................................................. 191
Rối Loạn Tình Dục và Cách Chữa Trị................................................................................................................ 191
CÁC RỐI LOẠN TÌNH DỤC.........................................................................................................................191
CÁC LIỆU PHÁP TÌNH DỤC ......................................................................................................................199
TÌM KIẾM NHÀ TRỊ LIỆU TÌNH DỤC PHÙ HỢP......................................................................................203
LIỆU PHÁP TÌNH DỤC CÓ HIỆU QUẢ NHƯ THẾ NÀO? ........................................................................204
NHỮNG ĐIỂM CHÍNH ................................................................................................................................205
Chương 16.............................................................................................................................................................. 207
Tình Dục Đồi Trụy.............................................................................................................................................. 207
TÌNH DỤC ĐỒI TRỤY .................................................................................................................................207
NGUYÊN NHÂN VÀ PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRỊ CHỨNG TÌNH DỤC ĐỒI TRỤY ..................................214
NHỮNG ĐIỂM CHÍNH ................................................................................................................................216
Chương 17.............................................................................................................................................................. 217
Chợ Tình ............................................................................................................................................................. 217
GỢI TÌNH, KHIÊU DÂM, HAY TỤC TĨU? ..................................................................................................217
ẢNH HƯỞNG CỦA KHIÊU DÂM BẠO LỰC ..............................................................................................219
VẤN ĐỀ KHIÊU DÂM TRẺ EM ...................................................................................................................220
TÌNH DỤC TRONG QUẢNG CÁO...............................................................................................................221
CÁC SẢN PHẨM TÌNH DỤC .......................................................................................................................222
CÁC DỊCH VỤ TÌNH DỤC ..........................................................................................................................227
NHỮNG ĐIỂM CHÍNH ................................................................................................................................232
Chương 18.............................................................................................................................................................. 234
Tiến Sĩ George D. Zgourides và Thạc Sĩ Christie S. Zgourides
--------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
--------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Nguyễn Hồng Trang dịch iv
Tình Dục Và Luật Pháp ...................................................................................................................................... 234
NGUỒN GỐC CỦA LUẬT TÌNH DỤC ........................................................................................................235
MỤC ĐÍCH CỦA LUẬT TÌNH DỤC............................................................................................................237
ĐẠO LÝ VÀ ĐẠO ĐỨC TÌNH DỤC.............................................................................................................239
SỰ ÉP BUỘC TÌNH DỤC VÀ LUẬT PHÁP: CƯỠNG ĐOẠT, LOẠN LUÂN VÀ QUẤY RỐI TÌNH DỤC.241
GIẢI QUYẾT KẺ QUẤY RỐI TÌNH DỤC ....................................................................................................250
XU HƯỚNG LUẬT TÌNH DỤC TƯƠNG LAI ..............................................................................................250
NHỮNG ĐIỂM CHÍNH................................................................................................................................251
Sách Tham Khảo................................................................................................................................................... 253
Thực Tế về Hoạt Động Tình Dục ở Con Người
--------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
--------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
www.kinhtehoc.com
v
Lời Nói Đầu
Chào mừng các bạn đến với thế giới hấp dẫn của tình dục học - nghiên cứu khoa học về
hoạt động tình dục ở con người. Bằng cách lựa chọn đọc cuốn Thực Tế về Hoạt Động Tình Dục
ở Con Người, bạn đã chấp nhận thách thức tìm hiểu về các khía cạnh tình dục để đưa ra những
quyết định mang tính hiểu biết về tình dục. Chúng tôi thực sự hy vọng rằng, những thông tin
được trình bày trong các chương sau của cuốn sách sẽ giúp bạn làm được điều này.
Bạn có thể sẽ băn khoăn không biết lý do tại sao chúng tôi lại viết cuốn sách này. Đã
từng trải qua thời sinh viên và giảng viên đại học, chúng tôi đã thấy rất nhiều tài liệu về giáo dục
tình dục giành cho người lớn, đặc biệt là những cuốn sách giáo khoa trong trường đại học,
những tài liệu đó ở chừng mực nào đó có thể rất cụ thể, giản dị thái quá, mang tính chính trị,
mang tính kinh nghiệm hay có thể bị phản đối. Từ cách nhìn của chúng tôi thì hầu hết các tài
liệu về giáo dục giới tính hoặc là (1) quá mang tính học thuật, (2) đơn giản một cách khiếm nhã,
(3) thiên về tính chính trị, (4) quá "sôi nổi và thô ráp," hay (5) "chỉ dành cho độc giả là người
lớn." Chúng tôi không đồng tình với tất cả năm cách tiếp cận trên. Thay vào đó, chúng tôi tin
rằng điều quan trọng đối với những tài liệu giáo dục giới tính giành cho người lớn là cần phải dễ
hiểu, thực tế và khoa học, nhưng nó cũng cần trung tính trong cách thể hiện, trình bày.
Mục đích của chúng tôi là viết cuốn Thực Tế về Hoạt Động Tình Dục ở Con Người một
cách súc tích, dễ đọc, không mang sự thành kiến về giới tính, không có những chi tiết thừa thãi,
và không có những bình luận xã hội chạy theo mốt. Nhằm mục đích khuyến khích những suy
nghĩ có tính bình phẩm và độc lập, chúng tôi đã giới thiệu những chủ đề mang tính tranh cãi trên
quan điểm có sự cân nhắc, trình bày ý kiến của cả hai bên một cách bình đẳng và công bằng.
Chúng tôi cũng sắp xếp bài viết theo tính học thuật, xem xét các nhân tố sinh lý, tâm lý và xã
hội của các khía cạnh khác nhau trong hoạt động tình dục ở con người. Sự khác biệt và ảnh
hưởng của văn hóa cũng được trình bày một cách cẩn thận. Chúng tôi chọn việc tiếp cận tài liệu
mang tính luận văn; bạn sẽ thấy những vấn đề về giới, toàn bộ những vấn đề liên quan đến xu
hướng tình dục, và sự đa dạng của các quan hệ yêu đương trước khi bắt đầu đọc các tài liệu về
hoạt động tình dục. Những chương nói về hành vi tình dục được sắp xếp lại với nhau, nó bao
quát những điều liên quan đến tình dục và thách thức cá nhân trong suốt đời người. Điều này rất
phù hợp với khái niệm thảo luận về các hành vi tình dục trên phạm vi rộng theo kinh nghiệm
của con người. Sự đa dạng trong các tương tác về tình dục ở cá nhân và cả xã hội được trình bày
ở những chương còn lại, những chương còn lại còn bao g
ồm cả tài liệu về các bệnh lây truyền
qua đường tình dục. Cuốn sách này được kết thúc bằng một chương sâu sắc về các vấn đề luật
pháp, đạo đức và quy phạm liên quan đến tình dục. Tóm lại, chúng tôi hy vọng rằng quyển sách
này sẽ đóng một vai trò hữu ích trong việc giáo dục giới tính toàn diện cho các bạn.
Tiến Sĩ George D. Zgourides và Thạc Sĩ Christie S. Zgourides
--------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
--------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Nguyễn Hồng Trang dịch vi
Trong những trang tiếp theo đây, chúng tôi xin trình bày một cách tổng quan những bài
giảng tiêu biểu dành cho sinh viên về hoạt động tình dục ở con người. Theo cách đó cuốn Thực
Tế về Hoạt Động Tình Dục ở Con Người có thể phục vụ cả hai mục đích, vừa là sách hướng dẫn
cho sinh viên đại học, những người muốn có tài liệu bổ sung thêm cho các cuốn sách giáo khoa
về tình dục mà họ đã có, vừa là sách tham khảo thông tin cho các độc giả quan tâm.
Một lần nữa, chào mừng các bạn đến với thế giới tình dục học!
George D. Zgourides, Tiến Sĩ.
Christie S. Zgourides, Thạc Sĩ.
Thực Tế về Hoạt Động Tình Dục ở Con Người
--------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
--------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
www.kinhtehoc.com
vii
Tác Giả
George D. Zgourides, Psy. D., là một nhà bác sĩ lâm sàng, một nhà giáo dục và mục sư
chuyên về tâm lý tinh thần-thể xác, hoạt động tình dục ở con người, các rối loạn do lo lắng, các
vấn đề của mục sư và tiếp cận y học Phương Đông để chữa bệnh. Ngoài việc viết hơn 30 bài báo
và báo cáo về nhiều chủ đề khác nhau, Tiến sĩ Zgourides còn là tác giả của một số cuốn sách
bao gồm Hoạt Động Tình Dục ở Con Người: Viễn Cảnh Hiện Tại (HarperCollins, 1996), Tâm
Lý Học Tiến Triển (Cliffs Notes, 2000), Xã hội học (Cliffs Notes,2000), và Hội Chứng Bong
Bóng Nhút Nhát: Hướng Dẫn Từng Bước Từng Bước Để Vượt Qua Paruresis (Nhà xuất bản
New Harbinger, 2001). Trước đây, ông từng là giảng viên chính thức của Đại học Portland,
bang Oregon.
Christie S. Zgourides, M.A., là một nhà sư phạm và người quản lý y tế trên các lĩnh vực
tư tưởng phê phán, logic phi-quy-ước, lý thuyết cấu tạo, tu từ học và quản lý y tế. Trước đây, bà
là phó giáo sư của Đại học Warner Pacific College ở Portland, bang Oregon.
Nguyễn Hồng Trang, Cử Nhân, Đại Học Quốc Gia Hà Nội. Hiện tại sống ở Hà Nội.
Nguyễn Lưu Trọng Quyền, M.A., giảng viên Đại Học Cộng Đồng West Valley.
Thực Tế về Hoạt Động Tình Dục ở Con Người
--------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
--------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
www.kinhtehoc.com
1
Chương 1
Hoạt Động Tình Dục và Quan Điểm Tâm Sinh Lý Xã Hội
Hầu hết mọi người Mỹ đều có sự hiểu biết mang tính trực giác về nghĩa của cụm từ hoạt
động tình dục của con người. Đối với nhiều người hoạt động tình dục đơn thuần là theo đuổi thú
vui xác thịt. Đối với những người khác, nó là chức năng sinh lý - một vấn đề liên quan đến giới
và sinh sản. Và đối với những người khác thì nó là sự thân mật - một phương tiện để thể hiện
tình yêu. Nếu bạn yêu cầu 10 người đưa ra định nghĩa của họ về tình dục thì bạn có thể nhận
được ít nhất 10 câu trả lời khác nhau.
Tất cả các nền văn minh đều xây dựng cho mình những định nghĩa về tình dục và cách
miêu tả những hành vi tình dục, cho dù những cách này không phải lúc nào cũng nhất quán với
các thuật ngữ và cách miêu tả của Phương Tây. Từ sexual (tình dục) trong Tiếng Anh bắt nguồn
từ tiếng La Tinh sexualis và sexus, mỗi từ nói đến vấn đề giải phẫu sinh sản ở người - dù cho là
nam hay nữ. Đến thế kỷ 19, từ sexuality (hoạt động tình dục) bao gồm cả các hành vi liên quan
đến cơ quan sinh dục phục vụ mục đích sinh sản. Khoảng 100 năm trước sexuality (hoạt động
tình dục) hay sex (tình dục, giới) không chỉ được dùng để nói đến các hoạt động liên quan đến
sự sinh sản (procreational) (có nghĩa là sinh con), mà còn được dùng để nói đến sự tiêu khiển
(recreational) (quan hệ tình dục vì mục đích vui thú) và quan hệ (relational) (tận hưởng tình yêu
và sự thân mật).
Vì sử dụng thuật ngữ sexual (tình dục) có thể gây nhầm lẫn nên trong cuốn sách này
chúng tôi sử dụng từ sex (tình dục, giới) để nói đến các hành vi tình dục (ví dụ "quan hệ tình
dục") và bản chất sinh học ("Giới tính của đứa trẻ là nữ"), trừ khi trong bối cảnh của đoạn viết
từ sex được dùng như từ rút ngắn cho hai từ chuẩn tắc là sexual (tình dục) và sexuality (hoạt
động tình dục) (“giáo dục tình dục", "nghiên cứu tình dục," và "trị liệu tình dục"). Chúng tôi
cũng sử dụng từ gender (giới) để nói đến việc giải phẫu tình dục của cá nhân và các khía cạnh
tâm lý của nam hay nữ; gender identity (nhận dạng giới) được dùng để chỉ ý thức cá nhân của
từng người về việc bản thân là nam hay nữ; gender role (vai trò về giới) để chỉ sự thể hiện bên
ngoài về nhận dạng giới của một người đặt trong bối cảnh văn hóa hay xã hội; và sexual
orientation (xu hướng tình dục) để nói đến sự hấp dẫn tình dục của một cá nhân đối với những
người cùng giới và/hay khác giới. Chúng tôi cũng sử dụng từ sexual identity (nhận dạng tình
dục) để nói về tất cả những điều này. Với sự xuất hiện của các phương pháp nghiên cứu tinh vi,
việc hiểu biết về tình dục đã tăng lên một cách đáng kể trong những thập niên gần đây. Nhiều
Tiến Sĩ George D. Zgourides và Thạc Sĩ Christie S. Zgourides
--------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
--------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Nguyễn Hồng Trang dịch 2
chuyên gia bây giờ đã coi hoạt động tình dục của con người là một lĩnh vực nghiên cứu khoa
học nghiêm túc . Và mặc cho tính sẵn có của nhiều thông tin mới thì rõ ràng rằng môn khoa học
về hoạt động tình dục ở con người là thuộc chỉnh thể luận, và do đó nó bao gồm nhiều quan
đi
ểm khác nhau. Việc tiếp cận theo hướng chỉnh thể luận đối với các vấn đề về tình dục liên
quan đến những ảnh hưởng mang tính xã hội, tâm lý và sinh lý mà những mặt này tác động qua
lại với nhau, hình thành nên kinh nghiệm tình dục của một người. Những ảnh hưởng tác động
qua lại với nhau này sẽ được đề cập cụ thể hơn ở phần sau của chương này và trong suốt cuốn
sách này.
Mọi người đều có liên quan đến tình dục từ lúc sinh ra cho đến khi chết đi. Cho dù một
số người chọn việc sống độc thân (không quan hệ tình dục), nhưng họ vẫn là những thực thể
tình dục. Hơn nữa, con người là năng động và thay đổi không ngừng. Người càng có nhiều trải
nghiệm trong cuộc sống càng thay đổi thái độ của họ về vấn đề tình dục.
Cho dù kinh nghiệm của từng người về tình dục là khác nhau nhưng có các xu hướng và
kiểu mẫu chung đối với kinh nghiệm về tình dục của mọi người. Khả năng giải thích và hiểu
những kiểu mẫu và xu hướng tình dục này sẽ giúp chúng ta hiểu sâu hơn về hoạt động tình dục
của người khác cũng như của chính bản thân mình. Nhiều người quên mất rằng, sinh hoạt tình
dục ở con người là một hiện tượng mang tính toàn cầu chứ không phải là thú vui của chỉ người
Mỹ.
Do đó, tình dục học là một môn khoa học đòi hỏi coi con người của mọi nền văn hóa
như thực thể tình dục trong quá trình, nhận biết sự tác động qua lại của các khía cạnh sinh lý,
tâm lý và xã hội ảnh hưởng đến quá trình này. Cái nhìn khái quát toàn diện về lĩnh vực tình dục
bao gồm các thảo luận về nghiên cứu tình dục, nhận dạng giới, vai trò của tình dục, giải phẫu
sinh lý và tình dục, việc gợi tình và sự đáp lại, xu hướng tình dục, các quan hệ yêu đương và
giao tiếp, hành vi tình dục, hoạt động tình dục và sự bất lực, hoạt động tình dục trong suốt
quãng đời, thụ thai, mang thai, sinh đẻ, tránh thai, phá thai, các bệnh lây truyền qua đường tình
dục, rối loạn tình dục và phương pháp điều trị, sự khác biệt về tình dục, buôn tình, quấy rối tình
dục, ngược đãi tình dục và những chuẩn mực luật pháp, quy phạm liên quan đến tình dục.
Trong những chương tiếp theo, chúng tôi sẽ trình bày những điều này và các chủ đề liên
quan đến tình dục khác.
TẠI SAO CẦN NGHIÊN CỨU HOẠT ĐỘNG TÌNH DỤC CỦA CON NGƯỜI ?
Tại sao cần nghiên cứu hoạt động tình dục ở con người? Những người tránh né việc suy
nghĩ một cách nghiêm túc về những khía cạnh quan trọng của cuộc sống, bao gồm cả sinh hoạt
tình dục của họ, là những người có khuynh hướng đưa ra những quyết định tồi khi phải đối mặt
với những tình huống rắc rối. Học cách đưa ra những quyết định hợp lý, có hiệu quả về tình dục
là mục tiêu đầu tiên của việc nghiên cứu hoạt động tình dục ở con người. Chúng tôi xin trích
dẫn câu nói của Susan Walen (1985)
1
, “Tình dục là hoàn toàn tự nhiên, nhưng hiếm khi được
hoàn hảo một cách tự nhiên" (trang 131). Mọi người đều có thể thu được lợi ích từ việc học
thêm về chủ đề quan trọng này.
Thực Tế về Hoạt Động Tình Dục ở Con Người
--------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
--------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
www.kinhtehoc.com
3
Dưới đây là 10 trong số nhiều lý do tại sao mọi người nên học thêm về hoạt động tình
dục ở con người.
• Để có thêm kiến thức
Kiến thức là sức mạnh. Nếu bạn có những thông tin đúng đắn về một chủ đề, bạn sẽ ở
một vị thế vững chắc hơn để đưa ra những quyết định đúng đắ
n, có hiệu quả trong cuộc sống.
Bạn có thể chịu trách nhiệm hơn với cuộc sống và hoàn cảnh của mình, và có thể lựa chọn cách
để nâng cao chất lượng cuộc sống cho chính bạn và người khác.
• Để có được Sự sáng suốt Cá nhân
Vì niềm tin của bạn có ảnh hưởng đến cách cư xử của bạn và ngược lại, nên sự sáng suốt
cá nhân sẽ giúp bạn đưa ra những quyết định đúng đắn về hành vi xư xử của mình. Có được sự
sáng suốt đối với bản thân và hiểu lý do tại sao bạn tin hay làm việc gì đó là bước đầu tiên để
hiểu thấu được người khác. Khi bạn hiểu và chấp nhận bản thân mình, bạn sẽ thấy dễ dàng hơn
trong việc hiểu và chấp nhận người khác, bao gồm cả những quyết định liên quan đến tình dục
mà họ có thể đưa ra.
• Để trở nên Thoải mái hơn Đối với vấn đề Tình dục
Có kiến thức — và sự tôn trọng đối với — tình dục giúp bạn trở nên thoải mái hơn với
phần quan trọng này của cuộc sống. Nhiều người thiếu tự tin vào bản thân trong quan hệ tình
dục, sự không thoải mái của họ bắt nguồn từ những thông tin sai lạc và quan niệm sai lầm về
tình dục. Đây là một trong những lý do cho thấy tại sao giáo dục tình dục lại quan trọng như thế.
• Để xây dựng Sự tự công nhận về Tình dục
Xây dựng sự tự công nhận về tình dục là một lợi ích của việc trở nên thoải mái hơn với
hoạt động tình dục của chính bản thân mình. Mọi người thường nhầm lẫn giữa các từ tự nhận
thức, lòng tự trọng và tự công nhận. Tự nhận thức dùng để chỉ những quan điểm và ý kiến mà
bạn cho là của bản thân, cho dù chúng có tích cực hay tiêu cực. Lòng tự trọng liên quan đến
những cảm giác về sự tự giá trị, và nghĩa rộng là đo lường những tiêu chuẩn bên trong hay bên
ngoài. Sự tự công nhận dùng để chỉ mức độ mà bạn chấp nhận bản thân như nó vốn có bất kể ý
kiến của người khác về hành vi cư xử của bạn có như thế nào ( có nghĩa là "sự thể hiện" của
bạn, sử dụng tâm lý học nhận thức).
Albert Ellis và các nhà tâm lý học khác tranh cãi với nhau rằng sự tự công nhận được ưa
chuộng hơn lòng tự trọng. Lòng tự trọng liên quan đến việc đánh giá bản thân dựa trên sự thể
hiện của bạn, điều này có thể d
ẫn đến cảm giác không thỏa đáng trong tình dục khi bạn thể hiện
"kém". Ngược lại, sự tự công nhận có nghĩa là chấp nhận bản thân như nó vốn có, không quan
tâm đến những lỗi lầm hay điểm yếu của bạn. Khả năng tình dục của bạn, cho dù có thế nào,
cũng không ảnh hưởng đến cách bạn nhìn bản thân.
• Để Tối đa hóa việc Trao đổi và Sự thân mật
Tiến Sĩ George D. Zgourides và Thạc Sĩ Christie S. Zgourides
--------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
--------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Nguyễn Hồng Trang dịch 4
Nhiều người cho rằng nói những chuyện có liên quan đến tình dục gây bối rối, suy nghĩ
như vậy bắt đầu từ thời thơ ấu. Các kỹ năng giao tiếp, một khi đã được học và áp dụng vào thực
tế, có thể giúp bạn cải thiện mối quan hệ của bạn với bạn tình của mình. Nói chuyện về kinh
nghiệm tình dục của bạn là cần thiết, trao đổi về các vấn đề như thích, không thích, mong muốn,
và sợ hãi, sẽ giúp quan hệ tình dục an toàn hơn. Khi trao đổi cởi mở, sự thân mật xuất hiện và
tăng lên. Có khả năng chia sẻ bản thân toàn diện với người khác là một trong những điều thú vị
nhất của cuộc sống. Theo một khách hàng:
Ghi Chép Cá Nhân (John, 66 tuổi)
Khi tôi trở nên già hơn, tôi chậm chạp hơn trong phòng ngủ. Tôi cho đó là điều
tự nhiên. Nhưng trong một thời gian dài, tôi lo lắng không biết vợ tôi sẽ nghĩ gì. Ý tôi là,
không hiểu cô ấy có còn nghĩ rằng tôi là đàn ông nữa không? Liệu cô ấy có còn yêu tôi
không? Và lo lắng đó khiến cho việc quan hệ thậm chí khó khăn hơn. Cuối cùng, tôi đã
thấy rằng chúng tôi cần nói chuyện về vấn đề đó. Chúng tôi đã biến một câu chuyện dài
thành ngắn và đúng là có sự khác biệt. Cô ấy hiểu và sẵn sàng giúp đỡ tôi. Tôi đã quyết
định rằng sẽ tốt hơn khi sử dụng năng lượng của mình để nói chuyện về cảm giác của
mình thay vì cố gắng che giấu chúng. (Hồ sơ của Tiến Sĩ Zgourides)
Trao đổi có thể rất có ích trong việc làm giảm hay loại bỏ những xung đột trong các mối
quan hệ chung. Mặc dù các cặp vợ chồng thường phàn nàn về các vấn đề liên quan đến tiền
nong và tình dục, nhưng phần lớn thời gian vấn đề thực sự không được giải quyết bằng các
phương pháp trao đổi hiệu quả. Mọi người thường thấy vấn của họ được giải quyết dễ dàng hơn
khi họ sẵn sàng nói chuyện cởi mở với người khác.
• Để Tối đa hóa Khoái lạc Tình dục
Đối với hầu hết mọi người, hoạt động tình dục mang lại niềm vui thích mãnh liệt. Làm
tăng hiểu biết của bạn về sự kích thích tình dục ở con người và cách đáp lại có thể làm tăng
thêm sự khoái lạc này. Ví dụ, biết cách làm thế nào để khích thích những điểm nhạy cảm đặc
biệt của bạn tình có thể tạo ra sự khác biệt cho dù cả hai bạn đều có những trải nghiệm tình dục
thú vị dịu dàng hay ở trạng thái mê ly, ngây ngất, vui vẻ, hồ hởi. Như đã đề cập ở trên, trao đổi
đóng một vai trò rất quan trọng ở đây. Khi bạn tự do bày tỏ những điều bạn thích và mong muốn
của bạn thì sự ức chế có xu hướng biến mất. Bạn và bạn tình của mình có thể hỏi về bất kỳ điều
gì khiến bạn cảm thấy thỏa mãn nhất.
• Để Kiểm soát được việc Sinh sản
Nghiên cứu về hoạt động tình dục ở con người cung cấp cho bạn những thông tin thực tế
về việc kiểm soát sinh sản. Với những thông tin này, bạn có thể nâng cao hay làm giảm cơ hội
thụ thai của mình. Ít người có đủ những thông tin thực tế có giá trị liên quan đến việc sinh sản.
Thực Tế về Hoạt Động Tình Dục ở Con Người
--------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
--------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
www.kinhtehoc.com
5
• Để Tránh những Rối loạn Tình dục
Ở một chừng mực nào đó, hầu hết mọi người đều đã từng trải qua những khó khăn trong
hoạt động tình dục. Phần lớn những giai đoạn khó khăn đó đều là tạm thời. Nhưng nếu những
khó khăn đó trở thành mãn tính thì rối loạn tình dục (vấn đề liên quan đến các cơ chế g
ợi tình và
sự đáp lại) có thể đã xuất hiện. Khi có những thông tin chính xác, các rối loạn tình dục thường
có thể được tránh hay loại bỏ ở giai đoạn đầu khi mới xuất hiện. Ví dụ, một người đàn ông có
một giai đoạn bị bất lực (không có khả năng đạt được sự cương cứng) có thể sẽ lo sợ mình sẽ bị
bất lực mãi mãi đến nỗi anh ta không thể cương cứng bất kỳ khi nào có quan hệ. Nếu điều này
cứ tiếp diễn, anh ta có thể sẽ phát triển nó thành bệnh rối loạn dương cương. Tương tự như vậy,
một người phụ nữ tập trung quá mức vào việc làm thế nào để trở nên gợi tình có thể sao nhãng
bản thân đến mức việc gây hứng thú tình dục trở nên rất khó khăn hoặc không thể làm được.
Nếu tình trạng này tiếp diễn, cô ta có thể sẽ mắc chứng rối loạn ham muốn tình dục ở phụ nữ.
Trong cả hai trường hợp, những dạng thức của vòng luẩn quẩn là kết quả của việc dự đoán sự
hoàn thành ước nguyện của mình, mà ở đó sự sợ hãi và kỳ vọng của một người thực sự đã đi
đến chỗ gay go.
• Để Tránh những Bệnh Lây truyền qua đường Tình dục
Nghiên cứu về hoạt động tình dục ở con người phải bao gồm cả chủ đề liên quan đến
những bệnh lây truyền qua đường tình dục, nhiều bệnh trong số những bệnh này đã phát triển
thành bệnh dịch, có thể gây chết người, có thể có ảnh hưởng tiêu cực đến khả năng sinh ra
những đứa trẻ khỏe mạnh của hai vợ chồng, và/hoặc có thể gây những đau đớn phiền toái. Bởi
vậy, trước khi có quan hệ tình dục, mọi người cần phải xem xét nguy cơ bị nhiễm các bệnh lây
truyền qua đường tình dục. Vào "thời điểm nóng", nhiều người, đặc biệt là các bạn trẻ thường
quên không để ý đến các bệnh lây truyền qua đường tình dục. "Điều đó sẽ không bao giờ xảy
đến với tôi. Tôi không phải là đối tượng có nguy cơ cao. Tôi không phải là kẻ tiêm ch ma túy."
Hay "Tôi ghét sử dụng bao cao su. Dù sao đi nữa, cũng chẳng phải là vấn đề gì lớn nếu ngày
nào đó tôi bị mắc bệnh lậu. Chỉ cần tiêm penicillin là xong." Cảm giác không thể bị đánh bại
thường là đặc điểm của những người trẻ tuổi. Hãy nhớ rằng những bệnh lây truyền qua đường
tình dục càng trở nên phổ
biến thì nguy cơ nhiễm bệnh lại càng cao nếu như một người không
áp dụng các biện pháp phòng tránh thích hợp.
• Để Mang đến những Thay đổi Xã hội Tích cực
Bằng việc cải thiện bản thân và những mối quan hệ của mình, bạn đang làm việc để cải
tạo xã hội. Bất kỳ những thay đổi tích cực và lành mạnh nào mà bạn làm đối với bản thân cũng
sẽ ảnh hưởng đến sự tương tác của bạn với những người khác. Ví dụ, bằng việc trang bị những
thông tin và với sự sáng suốt của bản thân bạn có thể làm việc để phòng chống sự lan truyền của
những bệnh lây qua đường tình dục; bạn có thể giúp người khác hiểu hơn về những người thuộc
những chủng tộc, tôn giáo và những nền văn hóa khác họ; và bạn có th
ể dạy người khác biết tôn
trọng sự khác biệt về đức tin, giá trị, quyền lợi và sự lựa chọn quan hệ. Bạn cũng có thể gánh
những trách nhiệm xã hội và chính trị để cung cấp thông tin khi tranh luận liên quan đến những
vấn đề về tình dục nảy sinh, chẳng hạn như việc sử dụng bào thai trong nghiên cứu y học, việc
sử dụng "thuốc phá thai" RL-486 và những nỗ lực coi đồ
ng tính nam và đồng tính nữ là chuyện
bình thường.
Tiến Sĩ George D. Zgourides và Thạc Sĩ Christie S. Zgourides
--------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
--------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Nguyễn Hồng Trang dịch 6
Suy Nghĩ Cá Nhân
(Trong suốt cuốn sách này, chúng tôi đã trình bày nhiều câu hỏi gây suy nghĩ
khác nhau để làm tăng nhận thức của bạn về các vấn đề tình dục. Nhiều người thấy rằng
việc giữ lại những câu trả lời của họ đối với những câu hỏi khác nhau "Suy Nghĩ Cá
Nhân" được nêu ra trong cuốn sách này là một việc làm hữu ích - dưới dây là những câu
hỏi mà chúng tôi đưa ra.)
Bạn có dễ dàng nói chuyện cởi mở về tình dục với những người bạn? Với gia
đình? Với người hướng dẫn? Với bạn đời? Với mục sư? Với các chuyên gia chăm sóc
sức khỏe của mình không? Tại sao có? Hay tại sao không? Bạn dã học để biết về tình
dục từ đâu? Hay từ ai? Ảnh hưởng nào có tác động lớn nhất trong việc hình thành các
giá trị và thái độ của bạn đối với vấn đề tình dục? Bạn cảm thấy những điều mình học
được là đúng đắn hay không đúng đắn?
Những điều tán thành và phản đối đối với giáo dục giới tính là gì? Có nên giảng
dạy môn giáo dục giới tính ở trường phổ thông của nhà nước, của tư nhân không? Nếu
có thì nên giảng ở lớp mấy? Vai trò của gia đình và tôn giáo trong quá trình giáo dục
giới tính là gì? Những yếu tố nào là quan trọng để có một chương trình giảng dạy giáo
dục giới tính hay? Những yếu tố nào cần tránh? Người hướng dẫn có thể giúp hay gây
cản trở Suy Nghĩ Cá Nhân hay thảo luận nhóm về vấn đề tình dục như thế nào?
QUAN ĐIỂM TÂM SINH LÝ XÃ HỘI LÀ GÌ?
Định nghĩa về tình dục học được nêu ra ở trên nói đến mối tương quan giữa các quan
điểm về sinh lý, tâm lý và xã hội. Sự tác động qua lại của ba yếu tố này hình thành nên bản chất
quan điểm tâm sinh lý xã hội của hoạt động tình dục ở con người, mà quan điểm này quy những
hiện tượng hay sự kiện phức tạp liên quan đến tình dục là do nhiều nguyên nhân. Trái ngược với
quan điểm tâm sinh lý xã hội là quan điểm giản hóa luận, quan điểm này "làm giảm" những sự
kiện hay hiện tượng phức tạp liên quan đến tình dục, cho nó là do một nguyên nhân.
Xem xét ví dụ áp dụng mô hình tâm sinh lý xã hội vào hoạt động tình dục của con
người. Một số phụ nữ thấy khó khăn hoặc không thể đạt được sự cực khoái khi quan hệ tình
dục. Loại vấn đề liên quan đến tình dục này có thể là do các nguyên nhân như: sự huấn thị, hay
những thông điệp nhận được từ thời thơ ấu - ví dụ như quan hệ tình dục là tội lỗi và phụ nữ
không được hưởng những khoái lạc do nó mang đến; sợ mang bầu; không trao đổi với người
bạn tình về nhu cầu và mong muốn của mình; không điều khiển được các cơ xương chậu;
và/hay chưa nhận đủ sự kích thích tự nhiên. Một ví dụ thực tế về quá trình tương tác của các yếu
tố sinh lý, tâm lý, xã hội gây ra vấn đề tình dục kinh niên: Sally được nuôi dạy với niềm tin rằng
phụ nữ "tốt" không được hưởng thụ thú vui từ quan hệ tình dục hay không được có sự cực
khoái. Do trải nghiệm về việc không được đạt đến cực khoái khi quan hệ tình dục với chồng của
mình (có nghĩa là yếu tố tâm lý) nên cô tập trung quá nhiều vào việc "thể hiện", điều này khiến
cô xao lãng khỏi việc đắm chìm bản thân vào trong hoạt động tình dục (tâm lý). Trong lúc đó,
Thực Tế về Hoạt Động Tình Dục ở Con Người
--------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
--------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
www.kinhtehoc.com
7
hệ thống thần kinh của cô trở nên khuấy động đến nỗi việc đạt đến cực khoái là rất khó hoặc
không thể (sinh lý). Nhiếc móc bản thân về việc không đạt đến cực khoái (tâm lý), cô đòi hỏi
thái quá ở người chồng và tình cờ đã tạo nên môi trường tình dục mang tính thù địch mà điều
này chỉ làm tăng thêm các vấn đề của cô (xã hội).
Phần còn lại của chương này được dành
để nói về từng quan điểm trong ba quan điểm
chính của mô hình tâm sinh lý xã hội của hoạt động tình dục ở con người, phần này cũng nói về
những quan điểm khác nhau được xếp vào trong từng nhóm.
CÁC QUAN ĐIỂM SINH HỌC VỀ HOẠT ĐỘNG TÌNH DỤC Ở CON NGƯỜI
Điều được quan tâm đầu tiên trong những quan điểm sinh học là ảnh hưởng của các quá
trình sinh học và tự nhiên đến hoạt động tình dục của một cá nhân. Những chủ đề về tình dục
liên quan đến phạm trù này bao gồm giải phẫu tình dục và sinh lý học nam và nữ, sự gợi tình và
việc đáp lại, thu thai, mang thai, sinh nở, tránh thai, phá thai, các bệnh lây truyền qua đường tình
dục, và những ảnh hưởng của chứng bất lực và bệnh tật đối với hoạt động tình dục. Một lần nữa,
các nhân tố tâm lý và xã hội lại có ảnh hưởng đến từng lĩnh vực này. Ví dụ, mặc dù việc phá
thai có liên quan đến những can thiệp y học nhằm loại bỏ bào thai khỏi tử cung, nhưng có một
chuỗi các hành động phức tạp có liên quan đến việc phá thai như những xem xét về thái độ, xã
hội, luật pháp, quy tắc và đạo đức. Những quan điểm sinh học bao gồm cả những quan điểm hóa
sinh và tâm thần học.
1. Quan điểm hóa sinh
Trọng tâm của quan điểm hóa sinh là tất cả những mặt chức năng của con người - tình
dục và những mặt khác - đều phản ánh các quá trình sinh học và hóa học. Theo mô hình này,
những rối loạn tình dục là do các bệnh tật trong cơ thể, những vấn đề về cấu trúc, hay sự mất
cân bằng hóa học. Những nhà trị liệu sinh học, chẳng hạn như các bác Sĩ điều trị những vấn đề
liên quan đến tình dục bằng cách cố gắng sửa chữa hay đảo lộn những quá trình sinh học bị suy
yếu. Ví dụ, liệu pháp sinh học điều trị chứng bất lực có thể bao gồm việc sử dụng thuốc và việc
cấy dương vật giả. Hai phạm trù nhỏ phổ biến của quan điểm hóa sinh là quan điểm vô tính và
quan điểm di truyền. Theo quan điểm vô tính, tất cả các mặt thuộc chức năng của con người
(bao gồm cách cư xử, suy nghĩ và tình cảm) có cơ sở nằm trong hoạt động của hệ thống thần
kinh. Mặc dù các quá trình vô tính được hiểu một cách khá rõ, nhưng hoạt động của hệ thống
thần kinh nói chung trong việc điều khiển hành vi tình dục thì lại chưa được hiểu nhiều. Những
người đưa ra quan điểm di truy
ền cho rằng tất cả các mặt thuộc chức năng con người đã được
quyết định bởi yếu tố di truyền trước khi được sinh ra. Hầu như tất cả các tế bào trong cơ thể
người có đều có 23 cặp nhiễm sắc thể, những cấu trúc mang yếu tố di truyền. Trong mỗi một
cặp, một nhiễm sắc thể được di truyền từ bố, và một nhiễm sắc thể được di truyền từ mẹ. Các
nhiễm sắc thể mang gien, thông tin "lên kế hoạch" về cấu trúc và chức năng của cơ thể, bao gồm
cả chức năng tình dục
Tiến Sĩ George D. Zgourides và Thạc Sĩ Christie S. Zgourides
--------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
--------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Nguyễn Hồng Trang dịch 8
2. Quan điểm Tâm thần học
Quan điểm tâm thần học có cơ sở từ quan điểm hóa sinh, và từ một hay nhiều quan điểm
tâm lý. Đối với các chuyên gia về tâm thần học sử dụng mô hình của Freud thì những rối loạn
về tình dục là kết quả của sự mất cân bằng hóa sinh và những mong muốn bị kìm nén hoặc
những xung đột. Do đó việc điều trị các rối loạn này phải bao gồm cả việc sử dụng thuốc để
điều chỉnh sự mất cân bằng hóa học và cả liệu pháp phân tâm học để giúp bệnh nhân tháo gỡ
những kìm nén của họ. Mặc dù ngày nay các chuyên gia về tâm thần học nhìn chung đều cho
rằng thuyế
t nguyên nhân (các căn nguyên gây bệnh) về sinh học, phân tâm học và tâm lý xã hội
là quan trọng như nhau, nhưng tâm thần học truyền thông vẫn còn dựa quá nhiều vào học thuyết
cổ điển của Freud. Mọi người thường nhầm lẫn quan điểm tâm thần học với một hay nhiều quan
điểm tâm lý học. Khác biệt chủ yếu của quan điểm tâm thần học với quan điểm tâm lý học là
tâm thầ
n học tập trung vào cả quá trình sinh học lẫn quá trình tinh thần.
NHỮNG QUAN ĐIỂM TÂM LÝ VỀ HOẠT ĐỘNG TÌNH DỤC Ở CON NGƯỜI
Những người ủng hộ quan điểm tâm lý về hoạt động tình dục ở con người xem xét xem
những suy nghĩ, thái độ, tình cảm và hành vi được tích lũy từ những trải nghiệm trong cuộc
sống có ảnh hưởng đến thái độ và chức năng tình dục như thế nào? Những quan điểm này có
liên quan đến thái độ đối với tình dục (ví dụ "Tôi tin rằng quan hệ tình dục trước hôn nhân là
việc làm trái với đạo đức"), sự cởi mở trong việc thảo luận về cảm giác ("Vợ tôi có thể sẽ từ
chối tôi nếi tôi nói cho cô ý biết tôi muốn gì"), các dạng khác biệt về hành vi tình dục, những
người có hoạt động tình dục bất thường mong muốn gì, rối loạn tình dục phát triển như thế nào,
và các phương pháp gây ảnh hưởng đến những lĩnh vực này. Những quan điểm tâm lý bao gồm
tâm lý động học, nhận thức-hành vi, tồn tại-chủ nghĩa nhân văn, các hệ thống, và quan điểm
phát triển.
3. Quan điểm Tâm lý động học
Dựa trên học thuyết của Freud, quan điểm tâm lý động học là việc xem xét những động
cơ vô thức và mong muố
n của một cá nhân và quyết định xem anh ta hay cô ta sẽ tương tác với
thế giới như thế nào. Quan điểm này gần giống với quan điểm của tâm thần học truyền thống,
nhưng điểm khác biệt là ở chỗ nó tập trung hơn vào những ảnh hưởng tâm lý học so với ảnh
hưởng sinh học. Ví dụ phương pháp điều trị tâm thần học truyền thống đối với bệnh vaginismus
(đau khi co thắt ở phần ngoài âm đạo khiến cho dương vật không thể hoặc rất khó có thể vào
được bên trong) là sử dụng thuốc trong khi điều trị bằng liệu pháp tâm lý động học không dùng
thuốc. Tuy nhiên, cả hai hướng tiếp cận có thể cho thấy các phương pháp chung liên quan đến
cách giải thích học thuyết của Freud. Một chuyên gia về tâm thần học theo thuyết Freud và một
nhà trị liệu tâm lý động học có thể coi người phụ nữ bị bệnh vaginismus có những xung đột
thầm kín liên quan đến những mong muốn tình dục "không thể chấp nhân" và điều này dẫn đến
"triệu chứng" ngăn cản khiến cô không nói ra những mong muốn của mình.
Thực Tế về Hoạt Động Tình Dục ở Con Người
--------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
--------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
www.kinhtehoc.com
9
4. Quan điểm Nhận thức - Hành vi
Quan tâm đầu tiên của những người theo quan điểm hành vi là vai trò của hành vi và
kiến thức trong chức năng tổng thể của một cá nhân. Chúng dựa trên vị trí của họ về học thuyết
kiến thức, mà học thuyết này nói rằng những thay đổi thường trực (hay khá thường xuyên) trong
hành vi xuất hiện là do những trải nghiệm. Những người theo quan điểm hành vi rất nghiêm
khắc như B. F. Skinner đã khẳng định rằng hoạt động nhận thức (suy nghĩ) tương đối không
quan trọng khi nghiên cứu về hành vi. Trong những thập niên gần đây, những nhà nghiên cứu
như David Barlow không thừa nhận quan điểm này, điều này dẫn đến việc một số nhà khoa học
hành vi đã dán mác "cuộc cách mạng nhận thức" - công nhận một cách rộng rãi vai trò của quá
trình nhận thức gây ảnh hưởng đến hành vi và cảm giác.
Trung tâm của học thuyết nhận thức là ý kiến cho rằng quá trình tư duy có ảnh hưởng to
lớn đến cuộc sống hàng ngày. Hay như nhà triết học Hi Lạp cổ đại Epictetus đã nói "Con người
không bị đảo lộn bởi những sự việc, mà họ bị đảo lộn do cách nhìn nhận sự việc của mình." Nói
một cách đơn giản, nhận thức của một cá nhân về sự kiện là rất quan trọng chứ nhất thiết không
phải là bản thân sự kiện đó.
Nhiều chuyên gia tin rằng quan điểm về kiến thức sẽ là không hoàn thiện nếu như không
quan tâm đến vai trò của nhận thức. Điều này làm tăng quan điểm nhận thức - hành vi, mà quan
điểm này kết hợp với cả học thuyết kiến thức lẫn học thuyết nhận thức. Một ví dụ về mô hình
toàn diện của nhận thức - chủ nghĩa hành vi là ví dụ về liệu pháp hành vi - cảm xúc - lý trí của
Albert Ellis, một loại liệu pháp dùng để xóa bỏ những niềm tin vô lý. Ngoài ra, liệu pháp hành
vi - cảm xúc - lý trí còn được áp dụng một cách thành công trong việc chữa trị nhiều vấn đề
bệnh lý lâm sàng bao gồm cả rối loạn tình dục và lo lắng.
5. Quan điểm Tồn tại - Chủ nghĩa nhân văn
Quan điểm Tồn tại - Chủ nghĩa nhân văn nhấn mạnh tầm quan trọng của trải nghiệm tức
thì, sự tự chấp nhận và sự thể hiện đầy đủ tiềm năng của mình. Nhận thức được cảm giác là một
mặt quan trọng của quan điểm này. Trên phương diện của tình dục, việc tập trung quá nhiều vào
quá khứ hay tương lai làm giảm những khoái lạc tình dục hiệ
n tại là nguyên nhân thường xuyên
gây ra các vấn đề về tình dục. Ngược lại, tự chấp nhận và thoải mái với hoạt động tình dục rất
có tác dụng trong việc thúc đẩy sự hoàn thành ước nguyện của chính mình trong quan hệ yêu
đương.
6. Quan điểm Hệ thống
Phần lớn con người tồn tại như những thành viên của một hay nhiều nhóm hay hệ thống
xã hội. Quan điểm hệ thống quan tâm đến việc những hệ thống xã hội khác biệt tương tác và gây
ảnh hưởng đến các cá nhân, các cặp vợ chồng và các gia đình như thế nào. Hệ thống xã hội phổ
biến nhất là gia đình, trường học, công sở, cộng đồng và tôn giáo.
Con người có thể nhận được những thông điệp mâu thuẫn hay không lành mạnh về tình
dục từ cha mẹ, nhà trường và/hay tôn giáo của họ. Biết được hệ th
ống nào đưa ra những thông
điệp nào vừa giúp có thêm kiến thức và vừa có ích đối với việc chống lại những thông điệp này.
Tiến Sĩ George D. Zgourides và Thạc Sĩ Christie S. Zgourides
--------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
--------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Nguyễn Hồng Trang dịch 10
Hơn nữa, việc nhận biết và phân tích xem những hệ thống xã hội cụ thể tương tác như thế nào là
cơ sở để hiểu về hành vi tình dục. Hãy xem một đứa trẻ hành động mang tính nhục dục ở trường
học. Cậu bé hành động như vậy có thể là để phản ứng lại với những vấn đề mà nó gặp phải ở gia
đình, chẳng hạn như những rắc rối do không hòa hợp được với anh chị em ruột hay cậu bé là
nạn nhân của việc lạm dụng tình dục.
7. Quan điểm phát triển
Tình dục là một quá trình năng động, thậm chí nhiều kiểu mẫu tình dục được hình thành
từ thời thơ ấu. Từ lúc sinh ra cho đến khi chết đi, con người là những thực thể tình dục. Con
người tiếp tục học, thay đổi và phát triển. Quan điểm phát triển xử lý những vấn đề liên quan
đến những thay đổi khác nhau, bao gồm cả tình dục, mà những thay đổi này xuất hiện trong suốt
cuộc đời. Những chuyên gia về phát triển đối đầu với những câu hỏi như: Liệu trẻ con có hoạt
động tình dụ
c không? Tuổi dậy thì có ảnh hưởng như thế nào đến quan điểm của một cá nhân về
thế giới? Cái gì là nhu cầu tình dục đáng chú ý ở người già?
Suy Nghĩ Cá Nhân
Hãy viết ra một số thông điệp liên quan đến tình dục mà bạn nhận được từ thời
thơ ấu và thời niên thiếu. Nếu có thì kiểu mẫu nào là rõ ràng?
CÁC QUAN ĐIỂM XÃ HỘI VỀ HOẠT ĐỘNG TÌNH DỤC Ở CON NGƯỜI
Kiểu mẫu của một nhóm người cụ thể là gì? Đây chính là một trong những khía cạnh mà
quan điểm xã hội quan tâm. Quan điểm xã hội quan tâm đến những ảnh hưởng và giá trị về văn
hóa và xã hội. Những chủ đề liên quan đến hoạt động tình dục ở con người nằm trong phạm trù
này bao gồm: nhận dạng và vai trò của giới, hoạt động tình dục trong suốt đời sống con người,
xu hướng tình dục, buôn bán tình dục, ngược đãi tình dục, pháp luật, đạo đức và tôn giáo. Tất
nhiên, yếu tố sinh học và tâm lý có ảnh hưởng mạnh mẽ đến những quan điểm này. Ít nhất, một
giải thích hiện tại đang dùng về xu hướng tình dục cũng thừa nhận sự có mặt của cả yếu tố xã
hội và sinh học đứng trước. Quan điểm xã hội bao gồm các quan điểm về sự so sánh giữa các
loài, sự so sánh giữa các nền văn hóa, thống kê, lịch sử, luật pháp và đạo đức, và tôn giáo.
1. Quan điểm so sánh giữa các loài
Quan
điểm so sánh giữa các loài xem xét những tương đồng và khác biệt giữa hành vi
tình dục của con người và hành vi tình dục của những loài động vật khác. So sánh hành vi tình
dục giữa các loài với nhau có thể mang đến sự hiểu biết có giá trị về bản chất hoạt động tình dục
ở con người. Ví dụ, ngoài con người ra hành vi thủ dâm và đồng tính luyến ái cũng xuất hiện ở
một số động vật có vú khác nữa.
Thực Tế về Hoạt Động Tình Dục ở Con Người
--------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
--------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
www.kinhtehoc.com
11
2. Quan điểm so sánh giữa các nền văn hóa
Nghiên cứu về hoạt động tình dục ở con người cũng cần phải đề cập đến những vấn đề
và sự khác biệt về văn hóa. Những nghiên cứu và điều tra xã hội đã xác định rằng những giá trị,
tập quán và niềm tin về tình dục ở các nền văn hóa khác nhau là khác nhau. Điều được chấp
nh
ận ở nhóm này có thể không được chấp nhận ở nhóm khác. Do đó cụm từ tính tương đối giữa
các nền văn hóa được dùng để chỉ tính chất tương đối của phong tục và các chuẩn mực hành vi.
Cảnh báo đối với sự khác biệt văn hóa làm tăng cơ hội để phủ nhận những khuôn mẫu vai trò -
tình dục, hay niềm tin trong một xã hội về việc các thành viên của từng giới nên ăn m
ặc và hành
động như thế nào. Do đó quan điểm so sánh giữa các nền văn hóa quan tâm đến sự khác biệt tồn
tại trong những nền văn hóa khác nhau.
Suy Nghĩ Cá Nhân
Đâu là những ích lợi của cảnh báo đối với các vấn đề về văn hóa khi nghiên cứu
hoạt động tình dục ở con người? Hãy phỏng vấn những người thuộc nền văn hóa khác
với bạn để xem xét thái độ của họ đối với hoạt động tình dục của con người. Điều gì
được xem là bình thường và bất thường ở những nền văn hóa đó? Những người thuộc
nền văn hóa đó có tự do nói chuyện cởi mở về các vấn đề liên quan đến tình dục không?
Những người thuộc nền văn hóa đó có nhạy cảm đối với những chuẩn mực của các nền
văn hóa khác không?
3. Quan điểm Thống kê
Quan điểm thống kê được xây dựng dựa trên tần suất xuất hiện của thái độ hay thông lệ
trong một xã hội. Cho dù ở bất kỳ nhóm nào cũng có những thái cực được ghi nhận nhưng
khuôn khổ thống kê chỉ quan tâm đến những đặc điểm của số đông nhất các thành viên, nói cách
khác là "sự trung bình" đặc điểm của các thành viên. Ví dụ, nghiên cứu chỉ ra rằng việc thủ dâm
ở nam giới là rất phổ biến, đặc biệt là ở các nam thanh niên.
4. Quan điểm Lịch sử
Quan điểm lịch sử quan tâm đến những vấn đề và chủ đề liên quan đến tình dục trên góc
độ những bối cảnh, tập quán, giá trị, thái độ mang tính lịch sử. Sẽ dễ dàng hơn trong việc làm rõ
những vấn đề phức tạp liên quan đến hoạt động tình dục của con người khi ta xem xét vai trò mà
những vấn đề đó đã từng đóng trong lịch sử. Lấy ví dụ, nhiều quan điểm xã hộ
i ngày nay liên
quan đến đồng tính luyến ái phản ánh những chuẩn mực của người Do thái, có lẽ lần đầu tiên
được giải thích là vào khoảng năm 1400 trước công nguyên.
5. Quan điểm Luật pháp và Đạo đức
Như tên của quan điểm đã ngụ ý, quan điểm luật pháp và đạo đức quan tâm đến những
ảnh hưởng của chuẩn mực về luật pháp và đạo đức lên các cá nhân. Những thành viên của xã
hộ
i bầu ra những nhà lãnh đạo, những người phê chuẩn luật pháp cho phép hay ngăn cấm những
Tiến Sĩ George D. Zgourides và Thạc Sĩ Christie S. Zgourides
--------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
--------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Nguyễn Hồng Trang dịch 12
loại hành vi cụ thể nào đó. Luật pháp cho phép xã hội nói chung được quy định hành vi cư xử
của các thành viên trong xã hội đó.
Đạo đức là những nguyên tắc chỉ đạo tự điều chỉnh. Các cá nhân sử dụng đạo đức để
định hướng những quyết định trong cuộc sống hàng ngày của họ. Họ cũng sử dụng đạo đức xác
định những tổ chức mang tính chuyên nghiệp của mình và xác định hành vi có thể của các thành
viên khác. Có rất nhiều tổ chức như thế chẳng hạn như Hiệp hội Tâm lý học Mỹ, Hiệp hội
những nhà Giáo dục, Tư vấn và Trị liệu Tình dục Mỹ, những Hiệp hội này đã xây dựng các quy
tắc đạo đứ
c nhằm hướng dẫn những người đang hành nghề để họ tự điều chỉnh hành vi của mình
với mục đích không gây hại đến người khác bằng việc đảm bảo sử dụng những phương pháp và
kỹ năng một cách thích hợp.
6. Quan điểm Tôn giáo
Quan điểm tôn giáo quan tâm đến những ảnh hưởng của các học thuyết, kinh thánh và sự
duy linh lên các cá nhân và xã hội. Đối v
ới những người lớn lên trong môi trường tôn giáo,
những lời dạy, bài học và các giá trị được tôn giáo có tổ chức đưa ra có thể đóng một vai trò lớn
trong cuộc sống, nó có thể lành mạnh, có hại hoặc trung tính. Không đâu có nhiều trường hợp
như tình dục.
Một phạm trù nhỏ cụ thể của quan điểm tôn giáo là quan điểm siêu nhiên, quan điểm này
cho rằng những thế lực siêu nhiên (Ví dụ như Chúa, các thiên thần, ác quỷ, và/hay linh hồn) có
thể gây ảnh hưởng đến suy nghĩ và hành vi của con người. Ngày nay, quan điểm siêu nhiên vẫn
còn được nhiều nhóm ủng hộ, quan điểm siêu nhiên là phương pháp nguyên thuỷ dùng để giải
thích những bệnh tật của con người, những quan điểm này thịnh hành nhất từ thời xa xưa cho
đến tận thế kỷ 18.
7. Quan điểm Cá nhân
Trong chừng mực nào thì quan điểm tôn giáo đóng một vai trò quan trọng trong cách
nhìn cá nhân của bạn đối với hoạt động tình dục ở con người?
NHỮNG ĐIỂM CHÍNH
1. Từ sexual (tình dục) ban đầu được dùng để chỉ giới tính của một người, là nam hay
nữ. 100 năm trước đây sexuality (tình dục), hay sex (tình dục, giới) bắt đầu được dùng để chỉ
các hoạt động liên quan đến procreational (sự sinh sản), recreational (sự tiêu khiển), và
relational (quan hệ).
Thực Tế về Hoạt Động Tình Dục ở Con Người
--------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
--------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
www.kinhtehoc.com
13
2. Sexology (Tình dục học) là một môn khoa học đòi hỏi coi con người của mọi nền văn
hóa như thực thể tình dục trong quá trình, nhận biết sự tác động qua lại của các khía cạnh sinh
lý, tâm lý và xã hội ảnh hưởng đến quá trình này.
3. Có nhiều lý do để nghiên cứu hoạt động tình dục ở con người. Một số lý do phổ biến
là để có thêm kiến thức, để có được sự sáng suốt cá nhân, để trở nên tho
ải mái hơn đối với vấn
đề tình dục, để xây dựng sự tự chấp nhận về tình dục, để tối đa hóa sự trao đổi và thân mật, để
tối đa hóa khoái lạc tình dục, để kiểm soát được việc sinh sản, để tránh những rối loạn tình dục,
để tránh những bệnh lây truyền qua đường tình dục, để mang đến những thay đổi xã hội tích
cực.
4. Đọc những cuốn sách viết về tình dục là một cách để giáo dục tình dục, mục tiêu đầu
tiên của nó là học cách đưa ra những quyết định có lý và hiệu quả về những vấn đề liên quan
đến tình dục.
5. Lĩnh vực liên quan đến hoạt động tình dục của con người thuộc chỉnh thể luận và nó
bao gồm rất nhiều quan điểm khác nhau. Sự tương tác giữa các quan điểm sinh học, tâm lý học
và xã hội hình thành nên bản chất quan điểm tâm sinh lý xã hội về hoạt động tình dục ở con
người.
6. Những quan điểm sinh học gồm có quan điểm hóa sinh và quan điểm tâm thần học, nó
quan tâm đến ảnh hưởng của các quá trình sinh học và tự nhiên lên hoạt động tình dục.
7. Những quan điểm tâm lý gồm tâm lý động học, nhận thức-hành vi, tồn tại-chủ nghĩa
nhân văn, các hệ thống, và quan điểm phát triển quan tâm đến những vai trò mà các suy nghĩ,
thái độ, tình cảm, hành vi đóng vai trò trong hoạt động tình dục.
8. Những quan điểm xã hội bao gồm các quan điểm về sự so sánh giữa các loài, sự so
sánh giữa các nền văn hóa, thống kê, lịch sử, luật pháp và đạo đức, và tôn giáo quan tâm đến
ảnh hưởng của những sức mạnh văn hóa và xã hội lên hoạt động tình dục.