Câu 1: Anh chị hãy dự báo và nhận định nền kinh tế Việt Nam trong vòng 5
năm tới?
I. Tình hình kinh tế Việt Nam.
I.1. Những thành tựu đạt được:
Năm Tăng trưởng
GDP
Lạm phát
2000 6.80% -1.70%
2001 6.90% -0.40%
2002 7.10% 4.00%
2003 7.34% 3.20%
2004 7.80% 9.50%
2005 8.43% 8.40%
2006 8.17% 6.60%
2007 8.44% 12.60%
2008 6.18% 19,89%
Dự kiến 2009 5.00% 7.00%
GDP: Có tốc độ tăng trưởng khá cao, liên tục trong suốt thời gian dài từ
2000 - 2007 và được đánh giá là thành công khi vượt qua suy giảm kinh
tế khá sớm trong giai đoạn 2008- 2009.
- Giai đoạn năm 2000 – 2007 nền kinh tế đạt tốc độ tăng trưởng cao, liên
tục GDP bình quân đạt 7,5%/năm trong 5 năm 2001 – 2005; 8,17% vào
2006 và năm 2007 là 8,44% cao nhất trong 20 năm trở lại đây, đứng thứ 3
châu Á (sau Trung Quốc: 11,3% và Ấn Độ khoảng: 9%). Trong năm 2008
tốc độ tăng trưởng chỉ đạt 6,18% do những bất ổn từ nền kinh tế trong và
ngoài nước - tuy nhiên đây vẫn là mức tăng trưởng khá so với thế giới
trong tình hình kinh tế khó khăn.
- Việt nam có thể coi là đã thành công khi vượt qua suy giảm kinh tế khá
sớm quý I/2009 đã là đáy với mức tăng trưởng GDP là 3,1%, dự kiến năm
2009 là 5%/năm.
- Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tiến bộ: cơ cấu ngành, tỷ trọng
nông nghiệp trong GDP giảm dần, năm 1988 là 46,3%, năm 2005 còn
20,9% và chỉ còn 20% vào năm 2008, tỷ trọng các sản phẩm có năng suất
và hiệu quả kinh tế cao, các sản phẩm có giá trị xuất khẩu. Tỷ trọng công
nghiệp và xây dựng tăng nhanh và liên tục. Năm 1988 là 21,6%, năm
Đỗ Tuyết Nhung Trang 1
2005 lên 41% và chiếm trên 41,7% vào năm 2008. Khu vực dịch vụ tăng
nhẹ, chiếm 38,30%.
Lạm phát: kiềm chế thành công lạm phát nhanh chóng
- Bước sang năm 2008, chỉ số CPI của 5 tháng đầu năm tăng mạnh 25,2%
so với tháng 12 năm 2007 và 26,8% so với cùng kỳ năm ngoái. Nhóm mặt
hàng tăng cao nhất vẫn là hàng hoá, dịch vụ và giá lương thực (tháng
6/2008 tăng 4,29%). Tuy nhiên với chính sách tiền tệ thắt chặt, nhằm
kiềm chế lạm pháp, đến quý III/2008, lạm phát đã bị chặn đứng và đẩy lùi
từ đỉnh điểm 3,91%/tháng (tương đương 25,2%/năm) trong tháng 5 xuống
các mức thấp hơn trong quý 3 và thậm chí âm trong các tháng cuối năm.
Tỷ lệ lạm phát cả năm 2008 chỉ còn là 19,89% và dự kiến lạm phát trong
năm 2009 của Việt Nam chỉ ở mức 1 con số 7%/năm.
Bất chấp những bất ổn từ nền kinh tế, vốn đầu tư nước ngoài vào VN
năm 2008 tăng kỷ lục.
- Mặc dù kinh tế thế giới gặp rất nhiều khó khăn trong năm 2008, nhưng
lượng vốn FDI cam kết dành cho Việt Nam vẫn tăng cao kỷ lục. Theo
Tổng cục Thống kê, năm 2008, 1.059 dự án FDI được đăng ký mới với
quy mô vốn cam kết vượt trên 60 tỉ USD. Đây là con số rất ấn tượng, gấp
hơn 3 lần năm 2007 và hơn 8 lần so với năm 2005. Giải ngân vốn FDI
năm 2008 cũng lập một kỷ lục với 10,1 tỉ USD cho đến hết tháng
11-2008, tăng 44,2% so với cùng kỳ năm 2007. Mặc dù vậy, tỷ lệ vốn giải
ngân mới chỉ bằng 17% vốn đăng ký.
- Sự sôi động của thị trường chứng khoán đã thu hút rất nhiều quan tâm của
giới đầu tư tài chính quốc tế. Theo thống kê của Emerging Porfolio Fund
Research Global (EPFR), hiện có ít nhất 25 quỹ đầu tư dành cho Việt
Nam với quy mô vốn trên 10 tỉ USD. Dù rằng “mây đen” khủng hoảng tài
chính toàn cầu đang lởn vởn trên “bầu trời” nền kinh tế Việt Nam, giữa
các quỹ đầu tư vẫn có một đồng thuận rằng, rất đông các nhà đầu tư toàn
cầu đang bỏ vốn vào sự trỗi dậy trở lại của một nền kinh tế ổn định và
tăng trưởng cao như Việt Nam.
Đỗ Tuyết Nhung Trang 2
Nền kinh tế phục hồi nhanh sau suy thoái.
- Về sản xuất công nghiệp, 10 tháng đầu năm 2009 giá trị sản xuất công
nghiệp ước tăng 7% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, khu vực kinh tế
ngoài nhà nước tăng 8,9%, khu vực có vốn đầu tư nước ngoài tăng 7,4%.
- Sản xuất nông nghiệp và thủy sản, thu hoạch lúa mùa ở miền Bắc đạt
885,1 nghìn ha, tăng 25,6% so với cùng kỳ năm 2008.
- Tổng sản lượng khai thác thủy sản ước 10 tháng là 1.843 nghìn tấn, tăng
5,8% so với cùng kỳ năm trước; sản lượng nuôi trồng là 2.177,6 nghìn tấn
tăng 1,9% so với năm 2008.
- Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng 10 tháng ước
tăng 18% so với cùng kỳ năm 2008. Trong đó, khu vực thương nghiệp
tăng 18%, khách sạn – nhà hàng tăng 18,2%, dịch vụ khác tăng 19,6%.
- Khối lượng vận chuyển hàng hóa tăng 4,4%, khối lượng luân chuyển ước
tăng 8,0% so với cùng kỳ năm 2008; số lượng vận chuyển hành khách
ước tăng 8,4%, khối lượng luân chuyển hành khách ước tăng 6,3% so với
cùng kỳ năm trước.
I.2. Những khó khăn:
- Thâm hụt cán cân thương mại, cán cân vãng lai, và nợ nước ngoài: Nợ
nước ngoài của Chính Phủ Việt Nam ở mức dưới 40% GDP có thể tạm
coi là an toàn, nhưng thâm hụt cán cân thương mại (balance of trade) đang
ở mức rất cao (đến 1/4 GDP). Sự thâm hụt đó chủ yếu được bù lại bằng
các khoản đầu tư vào Việt Nam hoặc tiền gửi không hoàn lại từ nước
ngoài về Việt Nam. Nhưng nó sẽ là một trong những yếu tố gây bất ổn
định rất nguy hiểm (gây tăng nợ hoặc/và giảm dự trữ ngoại tệ), nếu như
các khoản tiền rót vào Việt Nam bị cắt giảm hay đơn giản là không theo
kịp sự thâm hụt cán cân thương mại. Tuy Việt Nam có tỷ lệ tiết kiệm khá
cao (hơn 30% GDP), nhưng đầu tư cao hơn tiết kiệm (đến 40% GDP), dẫn
đến thâm hụt cán cân vãng lai năm 2007 gần 10% GDP. (Những năm
2005 và 2006 thâm hụt cán cân vãng lai chỉ có 0,9% và 0,3% GDP). Tỷ lệ
-10% chư phải quá cao. (Các nước Đông Âu trong quá trình chuyển đổi
Đỗ Tuyết Nhung Trang 3
có cáng cân vãng lai đến -20%). Tuy nhiên trong tình hình nguồn tiền từ
nước ngoài khan hiếm thì sự thâm hụt cán cân vãng lai cũng đáng lo ngại.
- Thâm hụt ngân sách nhà nước: Những năm vừa qua trung bình thâm hụt
ngân sách khoảng 5% GDP một năm. Tuy nhiên năm 2009 thâm hụt ngân
sách có nguy cơ tăng lên mạnh. Lượng thuế thu từ cuối 2008 có chiều
hướng giảm, trong khi nhu cầu chi tiêu tăng lên, đặc biệt là nhu cầu cho
chính sách kích thích nền kinh tế.
- Các nguồn tiền đầu tư và viện trợ vào Việt Nam, kể cả trực tiếp và gián
tiếp, dài hạn hay ngắn hạn, chính phủ hay tư nhân, đều có xu hướng giảm
trong năm 2009. Các nguồn FDI có nguy cơ giảm (hầu hết tiền FDI vào
Việt Nam không phải tiền tự có của các nhà đầu tư, mà cũng là tiền đi
vay; ngoài ra một lượng lớn tiền FDI là đổ vào bất động sản, nhưng các
dự án BĐS sẽ trở nên kém hấp dẫn trong năm 2009). Khoản kiều hối
đang ở mức 6-7 tỷ USD một năm, cũng sẽ bị giảm đáng kể. Các khoản
viện trợ ODA cũng sẽ bị cắt giảm (ví dụ như Nhật đa tuyên bố tạm ngừng
viện trợ ODA cho Việt Nam).
- Nếu như những năm trước các luồng tiền chảy vào Việt Nam bù lại được
cho thâm hụt cán cân thương mại, thì đến 2007-2008 đa không còn được
như thế nữa, và đến 2009 thì tình hình có xu hướng tồi thêm. Có thể có
net outflow lên đến 7-10 tỷ USD vào năm 2009 (bằng một nửa dự trữ
ngoại tệ của Việt Nam hiện tại ?). Điều này sẽ có ảnh hưởng xấu trực tiếp
đến dự trữ ngoại tệ của Việt Nam, và có thể gây mất ổn định cho nền kinh
tế.
- Tỷ giá USD/VND: Hiện tại Việt Nam đang cố định tỷ giá USD/VND,
nhưng đứng trước hai vấn đề: 1) bản thân đồng USD mất ổn định hơn
trước nhiều 2) các yếu tố như thâm hụt cán cân thương mại, cáng cân
vãng lai, lạm phát cao làm cho VND có xu hướng giảm giá so với các
ngoại tệ, và như vậy việc cố định tỷ giá cứng nhắc quá có thể dẫn đến
khủng hoảng ở một thời điểm nào đó, như đa từng xảy ra ở nhiều nơi.
Thực tế, tỷ giá giao dịch USD/VND phi chính thức (tỷ giá giao dịch) nằm
Đỗ Tuyết Nhung Trang 4
ngoài biên độ cho phép của NHNN đã kéo dài gần như trong suốt từ đầu
năm 2009 đến nay, mức chênh lệch giữa tỷ giá công bố và tỷ giá phi
chính thức liên tục được nới rộng từ 50 điểm vào đầu tháng 4 lên tới hơn
1.600 điểm ngày 11/11, cao hơn nhiều so với mức các năm trước. Và
trong thời gian gần đấy đã lên đến mức đỉnh điểm gần 20.000.
- Giá vàng trong nước ngày càng cao hơn, bỏ xa giá thế giới, chênh lệch
giữa giá trong nước và quốc tế tăng mạnh từ mức dưới 1 triệu đồng/ lượng
lên trên 3 triệu đồng/ lượng, cao điểm ngày 11/11 lên trên 5 triệu đồng/
lượng do giá vàng trong nước cũng tăng mạnh theo, thậm chí với mức độ
cao hơn, do giá vàng trong nước chịu tác động tăng kép từ giá vàng quốc
tế và tỷ giá USDVND, cộng với thực tế nguồn cung trong nước giảm do
Việt Nam ngừng nhập khẩu vàng từ tháng 4/2008, và xuất khẩu vàng
nguyên liệu khoảng 40 tấn từ 2008 đến nay.
- Bong bóng bất động sản: Giá bất động sản ở Việt Nam đi lên chóng mặt
trong những năm vừa qua, và hiện quá cao và bất hợp lý so với mức thu
nhập trung bình. Sự tăng giá đó một phần là do kinh tế đi lên, nhưng mặt
khác là do ảnh hưởng của "nguồn tiền dễ dãi" (trong đó tiền nước ngoài,
và cả tiền tham nhũng) và đầu cơ quá nhiều (ước tính lên đến 80% ở TP
HCM). Giá BĐS lên nhanh kéo theo xây dựng ồ ạt, dẫn đến dư thừa trong
năm 2008 (thừa ở đây là thừa tương đối, do quá mất cân bằng so với khả
năng tài chính, còn tất nhiên về tuyệt đối thì vẫn thiếu), cộng với việc
"nguồn tiền dễ dãi" trở nên "khó khăn", khiến giá rớt xuống, dẫn đến
nhiều công ty xây dựng và "nhà đầu cơ" với đon bẩy cao đứng bên bờ phá
sản.
- Đầu tư kém hiệu quả. Chỉ số ICOR (incremental capital output ratio) là
một chỉ số đo hiệu quả đầu tư, và chỉ số đó càng thấp thì hiệu quả đầu tư
càng cao, và ngược lại. Việt Nam hiện tại có ICOR xấp xỉ 5 (tăng lên từ
4,4 trong giai đoạn 2001-2006) là thuộc loại quá cao, chứng tỏ hiệu quả
đầu tư kém.
Đỗ Tuyết Nhung Trang 5
- Các thị trường xuất khẩu chính của Việt Nam sẽ gặp khó khăn trong năm
2009, bởi sự sụt giảm mức tiêu thụ ở các thị trường đó, sự cạnh tranh
khốc liệt hơn từ các nước xuất khẩu khác, và sự giảm giá của các mặt
hàng xuất khẩu chủ yếu của Việt Nam như hàng nông lâm nghiệp và dầu
hỏa. Kim ngạch xuất khẩu có nguy cơ sẽ bị giảm trong năm 2009. Trên
thực tế, kim ngạch xuất khẩu những tháng cuối năm 2008 đa giảm đi,
không chỉ ở Việt Nam mà cả ở Trung Quốc và những nước khác. Điều tất
yếu là nhập khẩu của Việt Nam cũng sẽ phải giảm theo. Tuy nhiên thâm
hụt cán cân thương mại của Việt Nam có thể bị tiếp tục tăng lên đáng kể,
từ mức hơn 17 tỷ USD năm 2008 lên đến mức 20-25 tỷ USD vào năm
2009. Ngoài ra, ngành du lịch, là một ngành phát triển khá mạnh trong
những năm trước và góp phần thu hút tiền từ nước ngoài vào Việt Nam,
đến năm 2009 cũng gặp suy thoái, do các du khách nước ngoài có ít tiền
để tiêu hơn và sẽ ít chọn những địa điểm xa xôi tốn kém như Việt Nam.
- Khủng hoảng tài chính 2008. Trong khi thế giới có khủng hoảng tài chính
thế giới mà đến nửa sau 2008 mới bộc lộ rõ, thì Việt Nam có khủng hoảng
tài chính của Việt Nam từ nửa đầu 2008 (và đến cuối 2008 đa giải quyết
được phần nào). Hệ thống ngân hàng bị thiếu thanh khoản trong nhiều
tháng, có khi lãi suất qua đêm lên đến 43% hồi đầu năm. Lãi suất quá cao
trong năm 2008 góp phần tạo khó khăn cho phần lớn các doanh nghiệp.
Theo hiệp hội doanh nghiệp vừa và nhỏ, thì vào tháng 10/2008 có đến
80% các doanh nghiệp vừa và nhỏ gặp khó khăn, trong đó có 20% có
nguy cơ đóng cửa, 60% còn lại có sản xuất sút kém. Đến khi lãi xuất giảm
vào cuối 2008 thì các ngân hàng lại đứng trước một khó khăn mới, là đa
có thời gian vay vào với lãi suất cao (gần 20% cho tiền gửi 1 năm), và bây
giờ cho vay ra với lãi suất thấp hơn (khoảng 13%) nhưng nhiều doanh
nghiệp vẫn sợ không dám vay, và tiền ứ đọng trong ngân hàng (vào thời
điểm 11/2008 thừa gần 100 nghìn tỷ VND không có người vay).
- Hoạt động hệ thống NHTM: Thanh khoản của hệ thống ngân hàng chưa
thực sự được đảm bảo an toàn, tỷ lệ nợ xấu trong các ngân hàng có thể rất
Đỗ Tuyết Nhung Trang 6
cao, và có thể đến năm 2009 mới thể hiện rõ điều này, Mất cân đối giữa
tăng trưởng huy động vốn và tăng trưởng tín dụng. Đến hết tháng 10, dư
nợ tín dụng toàn ngành đã tăng 33,29% so với đầu năm, trong đó dư nợ
tín dụng bằng VND tăng 39,46%. Trong khi đó, huy động vốn toàn ngành
chỉ tăng 25,72% so với đầu năm, huy động vốn bằng VNĐ chỉ tăng
30,51%. Bên cạnh đó, tổng phương tiện thanh toán (M2) tính đến hết
tháng 10 chỉ tăng 23,99% so với cuối năm 2008, tiền mặt lưu thông ngoài
hệ thống ngân hàng chỉ tăng 14,88% (năm 2008 M2 tăng 20,3%; dư nợ
tăng 25,4%; tiền gửi tăng 22,9%).
II. Nhận định nền kinh tế Việt Nam trong các năm tới.
Từ những thành công đã đạt được và những khó khăn Việt Nam đang phải
đối mặt và tình hình kinh tế trên thế giới, có thể nhận định nền kinh tế Việt Nam
trong các năm tới qua những điểm chính sau:
1. Triển vọng môi trường kinh doanh
- Chỉ số về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam trong giai đoạn
năm 2009-2013 sẽ cải thiện so với thời kỳ 2004-2008, chỉ số sẽ tăng lên
mức 5,42 từ mức 5,03 của giai đoạn 2004-2008.
- Tuy nhiên xét trên toàn cầu, Việt Nam sẽ không cải thiện được nhiều về
thứ hạng. Từ năm 2009 đến năm 2013, Việt Nam chỉ ở vị trí thứ 15/17
nước trong khu vực, Việt Nam đứng sau Sri Lanka, Indonexia, Ấn Độ,
Philippin và ở trên Pakistan và Bangladesh.
Chỉ số giá trị Xếp hạng toàn cầu
b
Xếp hạng vùng
c
2004 -2008 2009-2013 2004 -2008 2009-2013 2004 -2008 2009-2013
5.03 5.42 69 67 15 15
a
Trong số 10 .
b
Trong số 82 quốc gia.
c
Trong số 17 quốc gia: Úc, Banglades, Trung Quốc,
HongKong, Ấn độ, Indonesia, Nhật Bản, New Zealand, Pakistan, Philippines, Singapore, Hàn
Quốc, Sri Lanka, Đài loan, Thái lan và Việt Nam.
2.Triển vọng kinh tế
Đỗ Tuyết Nhung Trang 7
- Theo đánh giá của nhiều tổ chức kinh tế trên thế giới vẫn rất lạc quan về
tình hình kinh tế của Việt Nam trong các năm tiếp theo, Việt Nam vẫn sẽ
tiếp tục đạt mức tăng trưởng khá, cụ thể như ADB đã nâng GDP năm
2009 của Việt Nam lên mức 4,7% thay vì mức dự báo 4,5% đưa ra hồi
tháng 3/2009 - đây là mức tăng trưởng cao thứ 2 trong khu vực Đông
Nam Á sau Lào. Tương tự với nhận định của ADB, HSBC cũng đã công
bố bản báo cáo về triển vọng kinh tế Việt Nam và đưa ra dự báo, năm
2009, kinh tế Việt Nam có thể đạt mức tăng trưởng 4,7% và sẽ có sức bật
mạnh mẽ hơn trong năm 2010, với tăng trưởng GDP có thể đạt 6,8%. Và
dự kiến sẽ duy trì tốc độ tăng trưởng trên đến 2013.
- Nhận định chung về nền kinh tế
Đỗ Tuyết Nhung Trang 8