Tải bản đầy đủ (.docx) (16 trang)

Tích hợp tư tưởng hồ chí minh trong giảng dạy môn giáo dục công dân thcs

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (92.43 KB, 16 trang )

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

MÔ TẢ GIẢI PHÁP
Mã số: ……………………………
I. Tên sáng kiến: "Tích hợp tư tưởng Hồ Chí Minh trong giảng dạy môn
Giáo dục công dân THCS".
II. Lĩnh vực áp dụng: Giảng dạy môn Giáo dục công dân THCS
III. Mơ tả bản chất của giải pháp
1. Tình trạng giải pháp đã biết
Xã hội phát triển kéo theo nhiều hệ lụy như sự bùng nổ của công nghệ thông
tin, sự hội nhập của nhiều nền văn hóa của các nước phương tây, của lối sống thực
dụng...Gia đình, cha mẹ phải bươn chảy trong cuộc mưu sinh, bỏ quên con cái, dẫn
đến sự buông lỏng trong quản lý, điểm tựa là gia đình đối với các em khơng cịn
nữa.
Đã có thời gian chúng ta chỉ coi việc dạy văn hóa sao cho học sinh học thật
giỏi mà quên đi điều quan trọng là dạy cho học sinh "Học làm người", quên đi việc
tạo cho các em có một sân chơi với các trò chơi mang đậm bản ắc dân tộc, các em
không được cung cấp những kĩ năng sống, kỹ năng hịa nhập cộng đồng. Ngồi
việc học văn hóa, thời gian còn lại một số em lao vào các trò chơi vơ bổ, bạo lực,
số cịn lại thì khơng quan tâm đến mọi việc xảy ra chung quanh, lạnh lùng, vô cảm
chỉ biết sống cho riêng mình. Đã có những lời cảnh báo từ báo đài lên tiếng chỉ
trích, phê phán lối sống của các em thanh, thiếu niên. Các em sẵn sáng thanh tốn
nhau chỉ vì một ánh nhìn cho là không thiện cảm, các em chế nhạo xem thường
bạn, chỉ vì bạn ăn mặc khơng đúng mơde,...tệ hại hơn các em cịn hành hung thầy
cơ ngay trên bục giảng...Tất cả những hành động ấy đã gióng lên hồi chng cảnh
tỉnh những người làm công tác giáo dục.
Môn Giáo dục công dân ở trường THCS nhằm giáo dục cho học sinh các
chuẩn mực của xã hội góp phần hình thành nhân cách của con người Việt Nam
trong giai đoạn hiện nay, phù hợp với xu thế phát triển và tiến bộ của thời đại. Qua
môn học, học sinh hiểu được những chuẩn mực đạo đức và pháp luật cơ bản trong


quan hệ với bản thân, với người khác, với công việc, với mơi trường sống và với lí
tưởng của Đảng,của dân tộc; hiểu ý nghĩa của các chuẩn mực xã hội đối với sự
phát triển của cá nhân và xã hội, sự cần thiết phải rèn luyện bản thân theo các
chuẩn mực đó. Mặt khác, học sinh biết đánh giá hành vi của mình và mọi người để
có cách ứng xử phù hợp, có niềm tin vào tính đúng đắn của các chuẩn mực xã hội,
hướng tới những giá trị xã hội tốt đẹp, có tình cảm lành mạnh, trong sáng với mọi
người, với gia đình, nhà trường và quê hương đất nước.


2. Nội dung giải pháp đề nghị công nhận là sáng kiến
2.1. Mục đích của giải pháp
Để đạt được mục tiêu mơn học, giáo viên phải có phương pháp giảng dạy tốt
và định hướng cho học sinh phương pháp học tập tốt. "Phương pháp học tập tốt sẽ
phát triển tài năng còn phương pháp học tập tồi tạo cho tài năng một phương
hướng sai lạc"(Bielinski).
Ngoài các phương pháp dạy học hiện đại như: phương pháp giải quyết vấn
đề, phương pháp thảo luận nhóm, phương pháp đề án,.....thì phương pháp dạy học
truyền thống vẫn đóng vai trị quan trọng, khơng thể thiếu trong quá trình dạy học
như phương pháp nêu gương tốt, phương pháp rèn luyện, phương pháp thuyết
phục, phương pháp khen thưởng ,....
Trong hệ thống các phương pháp dạy học hiện đại và truyền thống, phương
pháp nêu gương tốt là phương pháp có tác dụng tích cực đối với việc giáo dục
phẩm chất, nhân cách của người học. Bởi vì: phần lớn học sinh có khuynh hướng
bắt chước và làm theo những hành vi và hành động của các gương tốt để củng cố
giá trị của bản thân. Gương tốt là tấm gương cho các em soi mình vào để nhận ra
những điều tích cực hay chưa tích cực, những điều tốt hay xấu... của bản thân, từ
đó có biện pháp rèn luyện, học tập, noi gương, làm theo để hồn thiện mình.
Dọc theo chiều dài lịch sử, đất nước ta có hàng ngàn, hàng vạn những tấm
gương yêu nước, dũng cảm, năng động, sáng tạo, vượt khó vươn lên. làm kinh tế
giỏi, những gương học sinh ngoan, những đội viên gương mẫu, những tấm lòng từ

thiện, nhân ái, tinh thần đoàn kết......đáng để cho chúng ta trân trọng, tự hào, học
tập và làm theo.
Tấm gương về cuộc đời và sự nghiệp hoạt động cách mạng của Chủ tịch Hồ
Chí Minh có sức mạnh to lớn trong việc giáo dục đạo đức, rèn luyện phẩm cách
cho học sinh. Cuộc đời hoạt động của Hồ Chủ tịch là tấm gương sáng tuyệt vời về
sự phấn đấu cho lí tưởng đạo đức cao cả nhất của con người .Từ bản thân Người,
từ sự nghiệp cách mạng của Người luôn toả sáng một nền đạo đức mới cao đẹp,
đạo đức cách mạng.
Chủ tịch Hồ Chí Minh, Người sáng lập ra Đảng cộng sản Việt Nam, Người
tìm ra con đường cứu nước giải phóng cho dân tộc khỏi ách xâm lược của Pháp và
Mĩ, đem lại hồ bình, ấm no cho dân tộc. Người đã hi sinh lợi ích cá nhân, cống
hiến trọn đời mình cho Tổ quốc. Cơng đức ấy cả dân tộc mãi cịn ghi, cả thế giới
mãi cơng nhận. Người là kết tinh của những giá trị đạo đức tinh tuý nhất của dân
tộc. Nó là ánh sáng soi đường cho nhiều thế hệ người Việt Nam hôm nay và mai
sau. Vì vậy việc nghiên cứu, học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ chí Minh
là nghĩa vụ đạo đức của mỗi người, bởi học theo Người, làm theo Người là con
đường ngắn nhất giúp chúng ta tự hoàn thiện đạo đức cá nhân. Đồng thời, giáo dục
học sinh học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh cũng là trách nhiệm
cao cả của người làm thầy.
Đất nước muốn phát triển phải có nhân tài. Chỉ có người tài-đức mới làm
được những việc ích nước, lợi dân. Hồ Chủ Tịch đã nói:


"Có dức mà khơng có tài là người vơ dụng
Có tài mà khơng có đức làm việc gì cũng khó"
Vậy, để giáo dục học sinh thành những người tài-đức phục vụ cho Tổ quốc,
tôi đã Giáo dục học sinh học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh
trong giảng dạy môn Giáo dục công dân.
Môn giáo dục công dân từ trước đến nay vẫn bị coi là môn phụ. Một câu hỏi
đặt ra: Tại sao mỗi người khơng tìm ra những biện pháp tốt nhất để học sinh thấy

được vai trị của bộ mơn, hứng thú học tập bộ mơn để qua đó các em được hồn
thiện nhân cách, trở thành người có ích, làm giảm bớt cho xã hội những phần tử
xấu hại dân, hại nước. Theo tôi, giáo dục học sinh "Học tập và làm theo tấm
gương đạo đức Hồ Chí Minh là biện pháp vơ cùng quan trọng.
2.2. Điểm mới trong nghiên cứu
Qua tìm hiểu thực tế, học sinh chỉ biết rằng Bác Hồ tìm ra con đường cứu
nước cho dân tộc và lãnh đạo nhân dân đánh thắng thực dân Pháp và đế quốc Mĩ
giải phóng đất nước, Bác có tình u thương bao la với nhân dân, với bộ đội, với
các cháu thiếu niên, nhi đồng... qua các bài thơ, bài hát và một số ít câu chuyện
trong mơn Ngữ văn và mơn Giáo dục cơng dân. Nhưng lịng u nước của Người,
tình thương của Người, phẩm chất đạo đức cao cả của Người được thể hiện cụ thể
như thế nào trong cuộc sống, trong sự nghiệp hoạt động cách mạng thì học sinh
cịn láng máng, đại khái... Vì vậy, qua nội dung mỗi bài học, tơi tìm những dẫn
chứng hay nhất,phù hợp nhất về tấm gương đạo đức của Người để giáo dục các
em.
Giáo dục học sinh "Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh"
trong giảng dạy môn Giáo dục công dân nhằm:
- Nâng cao phẩm chất đạo đức, nhân cách học sinh và hiệu quả môn học.
- Giúp học sinh hiểu sâu sắc hơn về tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh để học
theo Người, làm theo Người, hoàn thiện phẩm chất đạo đức cá nhân.
- Giúp học sinh hiểu bài và hứng thú học tập hơn.
- Giúp học sinh tự đánh giá bản thân, có biện pháp rèn luyện để trở thành
người có phẩm chất đạo đức tốt; xác định được nghĩa vụ và mục tiêu học tập.
- Hình thành nên những con người Việt Nam mới, có tài, có đức, phục vụ và
cống hiến cho Tổ quốc.
- Bồi dưỡng, nâng cao lịng kính u Chủ tịch Hồ Chí Minh cho học sinh.
- Rèn cho học sinh kĩ năng phân tích, đánh giá, nhận xét, so sánh, kể chuyện
và thực hành.
Trong hoạt động cách mạng, Chủ tịch Hồ Chí Minh rất coi trọng việc giáo
dục đạo đức cách mạng cho đảng viên, cho chiến sĩ, cho thanh - thiếu niên, nhi

đồng, cho nhân dân lao động và cho tất cả mọi người. Bản thân Người là tấm
gương đạo đức sáng ngời, soi đường chỉ lối cho mọi thế hệ người Việt Nam hôm
nay và mai sau. Nếu coi nhẹ việc nghiên cứu và giảng dạy môn đạo đức ở Tiểu


học, môn Giáo dục công dân ở các trường phổ thơng là đi ngược lại với tư tưởng
Hồ Chí Minh, với truyền thống dân tộc, là gián tếp để mặc cho đạo đức xuống
cấp .Vì vậy, người dạy phải thấy rõ vai trị, vị trí của bộ mơn là làm giảm bớt lòng
hướng ác và bồi bổ lòng hướng thiện (De Scudéry) để tìm ra phương pháp dạy học
phù hợp, đem lại hiệu quả giáo dục cao .
Thực hiện cuộc vận động của Đảng : "Học tập và làm theo tấm gương đạo
đức Hồ Chí Minh"và nhận thấy trách nhiệm của người dạy học môn Giáo dục công
dân tôi đã đưa cuộc vận động này vào quá trình dạy học với mục đích củng cố nền
đạo đức dân tộc, giáo dục học sinh có phẩm chất đạo đức tốt, là những chủ nhân
tương lai mẫu mực của đất nước. Sáng kiến: Tích hợp "Tư tưởng Hồ Chí Minh"
trong dạy học môn GDCD là đề tài tôi rất tâm đắc, rất mong quý đồng nghiệp
tham khảo, đóng góp ý kiến để sáng kiến này được thực thi có hiệu quả.
3. Các biện pháp thực hiện
3.1. Nền đạo đức mà Chủ tịch Hồ Chí Minh dày cơng vun đắp là sự thống
nhất giữa chủ nghĩa yêu nước nồng nàn với tinh thần quốc tế vơ sản chân chính và
trong sáng.
Ở nước ta, Nguyễn ái Quốc là người đầu tiên đến với chủ nghĩa Mác-Lê-nin.
Xuất phát từ lòng yêu nước, từ sự chứng kiến nỗi thống khổ của người dân lao
động, nỗi nhục của người dân mất nước. Nguyễn ái Quốc đã ra đi tìm đường cứu
nước, giải phóng cho dân tộc. Ước mơ giải phóng quê hương gắn liền với nguyện
vọng giải thốt người dân lao động; tình u nước thiết tha đã hàm chứa tình yêu
thương con người, yêu thương nhân dân, mở rộng ra là tình yêu thương những
người lao động bị áp bức, bóc lột trên tồn thế giới. Lòng yêu nước, yêu nhân dân
của Hồ Chủ Tịch đã hình thành tinh thần đồn kết giai cấp, đồn kết dân tộc, lịng
nhân ái.

Trong q trình đấu tranh cách mạng, Hồ Chủ Tịch đã thu hút được sự ủng
hộ , cổ vũ nhiệt thành của bạn bè quốc tế. Người luôn giáo dục cán bộ, đảng viên,
nhân dân tinh thần yêu nước, tinh thần đoàn kết giai cấp, đoàn kết dân tộc. Chỉ có
tinh thần đồn kết mới chiến thắng mọi kẻ thù. Người nói:
"Đồn kết, đồn kết, đại đồn kết
Thành công, thành công, đại thành công"
*Đặc điểm này gắn với các nội dung bài học:
+ Yêu thương con người ( Tiết 5+6 - GDCD 7)
+ Tình hữu nghị giữa các dân tộc trên thế giới ( Tiết 5 - GDCD 9)
+ Đoàn kết, tương trợ ( Tiết 8 - GDCD 7)
3.2. Đặc điểm thứ hai trong nền đạo đức Hồ Chí Minh là lịng trung thành
với chủ nghĩa Mác-Lê-nin, phấn đấu suốt đời tận tụy vì độc lập tự do của Tổ quốc,
vì hạnh phúc nhân dân.
Chủ nghĩa xã hội mang trong lịng nó lí tưởng cao cả nhất của con người, đó
là sự giải phóng thật sự con người khỏi ách áp bức bóc lột của con người.


Nhận thức sâu sắc lí tưởng của chủ nghĩa xã hội, Nguyễn ái Quốc quyết định
làm cách mạng vô sản để cứu nước, học tập theo Lê-nin. Đối với Hồ Chủ Tịch, chủ
nghĩa Mác-Lê-nin là cơ sở tư tưởng để hinh thành những quan điểm cơ bản của
đạo đức cách mạng. Người coi việc học tập chủ nghĩa Mác không chỉ là việc học
tập bình thường mà là sự tu dưỡng; học lí luận Mác Lê-nin khơng chỉ để biết làm
việc mà cịn phải biết làm người và nó cịn là cơng cụ để nước ta giải phóng dân
tộc, xây dựng chủ nghĩa xã hội, đem lại no ấm,hạnh phúc cho nhân dân. Mặt khác,
theo Người, học tập chủ nghĩa Mác Lê-nin còn làm cho quan hệ giữa người với
người thêm tốt đẹp, nó củng cố và phát triển tình đồng chí,tình đồn kết gắn bó keo
sơn.
Với Chủ tịch Hồ Chí Minh, lịng trung thành với chủ nghĩa Mác Lê-nin đã
biến thành quyết tâm sắt đá xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội; lòng yêu nước,
thương dân đã biến thành khát vọng phục vụ Tổ quốc, phục vụ nhân dân. Quyết

tâm của Người, khát vọng của Người cũng chính là khát vọng của toàn Đảng, toàn
dân.
*Đặc điểm này gắn với các nội dung bài học:
+ Nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc ( Tiết 31 - GDCD 9)
+ Bảo vệ hồ bình ( Tiết 4 - GDCD 9)
+ Tơn trọng và học hỏi các dân tộc khác ( Tiết 8 - GDCD 8)
3.3. Đặc điểm thứ ba trong nền đạo đức Hồ Chí Minh là lịng nhân ái cao cả
và tình nghĩa thủy chung son sắt.
- Đặc điểm nổi bật trong tư tưởng của chủ tịch Hồ Chí Minh là lịng tin vào
nhân dân. Vì vậy, Người u cầu cán bộ, đảng viên phải tận tụy phục vụ nhân dân,
xứng đáng với niềm tin của nhân dân. Lòng nhân ái của Chủ tịch Hồ Chí Minh
khơng chỉ đặc trưng ở dung lượng mà cịn hàm chứa sự kính trọng và lịng biết ơn,
tình nghĩa thủy chung, tinh thần đồn kết sâu sắc.
- Lòng nhân ái, tinh thương yêu của Người đối với nhân dân dù bận trăm
cơng nghìn việc Bác vẫn dành tình thương yêu tha thiết cho các cháu thiếu niên,
nhi đồng.
* Đặc điểm này gắn với các nội dung bài học:
+ Yêu thương con người ( Tiết 5,6 GDCD 7)
+ Đoàn kết tương trợ ( Tiết 8 GDCD 7)
+ Khoan dung ( Tiết 10 GDCD 7)
+ Biết ơn ( Tiết 7 GDCD 6)
3.4. Đặc điểm thứ tư là sự thống nhất giữa lí tưởng và cuộc sống, giữa lời nói
với việc làm.
Cả đời của Người là tấm gương sáng tuyệt vời về " cần, kiệm, liêm chính,
chí cơng, vô tư". Người sống thanh bạch, đem hết tinh thần và nghị lực đấu tranh
cho độc lập, tự do của Tổ quốc, hạnh phúc của nhân dân,...Sự gương mẫu của


Người có sức mạnh cổ vũ mạnh mẽ cho cán bộ, đảng viên và nhân dân noi theo.
Người ln địi hỏi mọi người trước hết phải tự mình '' thực hành trước, làm gương

rèn luyện trước" Người căn dặn cán bộ, đảng viên trong mọi hoàn cảnh phải gương
mẫu. Đối với thế hệ trẻ, Người khuyên cần xung phong gương mẫu trong công tác,
học tập và luôn tự hỏi xem mình đã đóng góp được những gì cho nhân dân và cho
tổ quốc.
- Sự thống nhất giữa lí tưởng và đời sống trong đạo đức của chủ tịch Hồ Chí
Minh cịn được thể hiện ở chỗ Người ln gắn u cầu đạo đức với việc thực hiện
nhiệm vụ Cách mạng cụ thể. Yêu cầu đạo đức của Người khiến cho mọi lứa tuổi,
dù làm việc gì cũng đều có thể tìm thấy những lời giáo huấn của Người để tự hồn
thiện mình.
* Đặc điểm này gắn với các nội dung bài học:
+ Siêng năng, kiên trì ( Tiết 2-3 GDCD 6)
+ Tiết kiệm ( Tiết 4 GDCD 6)
+ Sống và làm việc có kế hoạch ( Tiết 19-20 GDCD 7)
+ Liêm khiết ( Tiết 2 GDCD 8)
+ Chí cơng vơ tư ( Tiết 1 GDCD 9)
3.5. Đặc điểm thứ năm trong đạo đức Hồ Chí Minh là đức tính khiêm tốn,
giản dị, trung thực.
- Đức tính khiêm tốn, giản dị, trung thực hịa vào cuộc sống của Chủ tịch Hồ
Chí Minh như ánh sáng mặt trời. Nó trở thành hình mẫu chân lí, là bản thân cuộc
sống của Người.
- Đức tính khiêm tốn của Người khơng bao giờ kể hết, đã thấm sâu vào các
tầng lớp nhân dân, vào trái tim mỗi người như một biểu tượng của lòng tự hào dân
tộc, của sự biết ơn sâu sắc đối với Người. Người là danh nhân văn hóa thế giới, là
vị cha già của dân tộc song trên người Người không có lấy một tấm hn chương,
hay ngơi sao của các bậc đại tướng... Người khiêm tốn, sống giản dị như bao người
dân Việt Nam bình thường khác. Cả thế giới, cả dân tộc Việt Nam ai cũng quen
với hình ảnh cụ già với bộ quần áo ka ki, đôi dép cao su, chiếc mũ cát. Người giản
dị trong cách ăn, mặc, ở và lời nói. Nhưng đằng sau của sự giản dị ấy là một trái
tim lớn chứa đựng tình yêu quê hương đất nước, yêu nhân dân sâu sắc.
- Theo quan điểm của Chủ Tịch Hồ Chí Minh, việc học khơng chỉ ở trong

nhà trường mà cịn học trong thực tiễn, trong nhân dân, lí luận phải đi đơi với thực
hành. Người kiên quyết chống thói kiêu ngạo địa vị, coi thường quần chúng. Nói
chuyện với các anh hùng qn đội Người nói" phải khiêm tốn gương mẫu, ln
trau dồi đạo đức cách mạng, thường xuyên phê bình và tự phê bình, chớ tự cao, tự
đại". Với quần chúng, với mọi người phải trung thực, không dối trá, làm sai thì
sửa, có lỗi thì nhận lỗi, khơng tư lợi, tham ô tài sản của nhà nước, của nhân dân,
sống cần, kiệm, liêm chính chí cơng vơ tư"
* Đặc điểm này gắn với các nội dung bài học:


+ Yêu thiên nhiên, sống hòa hợp với thiên nhiên ( Tiết 8 GDCD 6)
+ Sống chan hòa với mọi người ( Tiết 10 GDCD 6)
+ Sống giản dị ( Tiết 1 GDCD 7) ( Đức tính giản dị của Bác Hồ)
+ Trung thực ( Tiết 2 GDCD 7)
+ Tự trọng ( Tiết 3 GDCD 7) ( Cờ của ta phải bằng cờ các nước)
+ Liêm khiết ( Tiết 2 GDCD 8)
+ Nghĩa vụ tôn trọng, bảo vệ tài sản của nhà nước và lợi ích cơng cộng (Tiết
24 GDCD 8)
+ Chí cơng vơ tư ( Tiết 1 GDCD 9)
* CÁC GIÁO ÁN MINH HOẠ .
1. Giáo án Giáo dục công dân 6 .
Tiết 2. Bài 2. SIÊNG NĂNG, KIÊN TRÌ
Bài mới
- GV kể : Sau khi được thả khỏi nhà tù Tưởng Giới Thạch năm 1943, đôi
chân của Bác rất yếu, đi lại khó khăn, đơi mắt bị mờ . Để rèn luyện đôi chân, ngày
nào Bác cũng tập đi, tập leo núi . Bác bị ngã ln, có đồng chí đi theo Bác muốn
dìu Bác dậy nhưng Bác không cho, Bác tự đứng lên và đi tiếp . Cịn đơi mắt, Bác
tập nhìn vào bóng tối . Cứ như thế, cuối cùng Bác đã đi lại nhanh nhẹn, đơi mắt
nhìn sáng rõ...
? Qua câu chuyện trên, em thấy Bác là người như thế nào? ( Siêng năng,

kiên trì )
? Đức tính siêng năng, kiên trì đã đem lại thành cơng gì cho Người ?
Vậy, thế nào là siêng năng, kiên trì? Đức tính siêng năng, kiên trì có ý nghĩa
như thế nào đối với cuộc sống của mỗi người? =>GV vào bài.
Hoạt động của GV và HS

Nội dung

HĐ1: Tìm hiểu truyện đọc .

I. Tìm hiểu truyện đọc

- HS đọc truyện "Bác Hồ tự học ngoại ngữ "
- Thảo luận nhóm :
+ Nhóm 1: Bác Hồ tự học tiếng nước ngồi như thế nào
? ( Tìm những chi tiết cụ thể )
+ Nhóm 2: Trong q trình học Bác Hồ đã gặp những
khó khăn gì? Bác đã vượt qua những khó khăn đó như
thế nào ?


+ Nhóm 3: Vì sao Bác Hồ nói được nhiều thứ tiếng
nước ngồi?
- Các nhóm báo cáo kết quả .
- Lớp nhận xét, bổ sung .
- GV chữa bài, nhận xét, bổ sung và chốt lại vấn đề
? Thế nào là siêng năng? Cho ví dụ?
? Thế nào là kiên trì? Lấy ví dụ?

=>Bác Hồ là người chăm chỉ,


? Kể những tấm gương có đức tính siêng năng, kiên trì chịu khó, nỗ lực vượt qua khó
thành cơng trong cuộc sống?

khăn, có ý chí quyết tâm cao...

? Nêu biểu hiện của siêng năng, kiên trì và trái với Bác là người siêng năng, kiên
trì .

siếng năng, kiên trì?
Siêng năng , kiên trì

Trái với siêng năng, kiên trì
II. Nội dung bài học .

- GV chia lớp thành 2 nhóm, tổ chức trò chơi tiếp sức.
Thời gian là 3 phút .

- Siêng năng: Cần cù, tự giác,
miệt mài, làm việc thường

- GV kẻ bảng:
Câu chuyện

1. Khái niệm .

xuyên, đều đặn .
Siêng năng

Kiên trì


Kết

quả

- Kiên trì: Quyết tâm làm đến

Tập viết báo

cùng dù gặp khó khăn, gian

Tập phát âm

khổ.

Khơng hút
thuốc
- GV kể 3 câu chuyện trên theo sách Kể chuyện đạo
đức Bác Hồ .
? Qua từng câu chuyện giáo viên vừa đọc, hãy đánh
dấu (X) vào ơ trống thể hiện đức tính siêng năng và đức
tính kiên trì của Bác Hồ?


? Nhờ đức tính siêng năng, kiên trì đã đem lại thành
cơng gì cho Người? ( HS điền vào kết quả )
- GV: Năm 1911, Bác Hồ ra đi tìm đường cứu nước.
Những năm tháng bơn ba ở nước ngồi, Người làm rất
nhiều nghề để kiếm sống: quét tuyết, bán báo, đầu bếp,
rửa ảnh... Cùng với sự vất vả đó Người còn phải chịu

sự truy lùng, theo dõi của bọn mật thám Pháp. Nhưng
Người vẫn siêng năng làm việc, kiên trì sống và chiến
đấu để tìm ra con đường cứu nước cho dân tộc
Nhà thơ Chế Lan Viên viết:
"Có biết chăng cái rét thành Ba-lê
Một viên gạch hồng Bác chống lại cả một mùa băng
giá" (Người đi tìm hình của nước)
=>Nhờ có đức tính siêng năng, kiên trì, Người đã cứu
cả dân tộc thoát khỏi ách xâm lược của bọn đế quốc,
thực dân.
? Vì sao phải siêng năng, kiên trì?
- GV kể chuyện anh Nguyễn Ngọc Ký bị liệt 2 tay, anh
đã kiên trì tập viết bằng chân . Bằng ý chí, nghị lực và
lịng quyết tâm cao, anh Ký đã viết được chữ, anh còn
dạy cách viết cho nhiều trẻ em có hồn cảnh như anh .
Hiện nay anh cịn dùng chân đánh cả máy vi tính .
- GV kể chuyện giáo sư Tôn Thất Tùng dày công mổ
xẻ hàng nghìn tử thi để tìm ra phương pháp cắt gan
hiện đại và ông đã trở thành nhà phẫu thuật nổi tiếng
thế giới. Nhà nơng học Lương Đình Của say mê miệt
mài nghiên cứu trên đồng ruộng đã tạo cho nước nhà
nhiều giống lúa mới, năng suất cao. Đặng Thái Sơn
chăm chỉ luyện tập trở thành nghệ sĩ dương cầm nổi


tiếng thế giới...
? Tại sao trong lớp học có người học giỏi, học khá, học
TB và học yếu? Trong xã hội có người giàu, người
nghèo?
( Vì có người siêng năng học tập, lao động; có người

chây lì, lười biếng học tập, lao động...)
? Đức tính nào quan nhất giúp ta thành cơng trong cuộc
sống?
? Tại sao siêng năng, kiên trì là đức tính cần có trước
hết ở con người ?
? Tìm những câu ca dao, tục ngữ có chủ đề Siêng năng,
kiên trì.
-GV cho học sinh xem hình ảnh Bác Hồ cuốc đất trồng
rau và Bác chăm sóc vườn ngơ...( Phim tài liệu: Hồ Chí
Minh - chân dung một con ngươì )
? Hình ảnh trên cho thấy Bác Hồ là người như thế nào?
( Bác là người chăm chỉ, siêng năng, cần cù, chịu khó.

2. Ý nghĩa của siêng năng,
kiên trì
- Giúp con người thành cơng
trong cơngviệc, trong cuộc
sống .
- Là sức mạnh, là điều kiện
của mọi thành công trong cuộc
đời mỗi người...

Dù giữ cương vị là Chủ tịch nước nhưng Người vẫn
tham gia lao động sản xuất . Việc làm của Người, lối
sống của Người luôn nhắc nhở chúng ta phải học tập và
làm theo ) .
? Em học tập được gì ở Bác?
? Bản thân đã thể hiện đức tính siêng năng, kiên trì
trong lao động và học tập như thế nào?
4. Củng cố

- Tháng 9-1950, trên đường đi chiến dịch Biên giới, Chủ tịch Hồ Chí Minh
ghé thăm một đơn vị thanh niên xung phong đang làm đường phục vụ chiến dịch,
Người đã làm bài thơ "Khuyên thanh niên"để tặng thanh niên . Bài thơ như sau:
Không có việc gì khó


Chỉ sợ lịng khơng bền
Đào núi và lấp biển
Quyết chí ắt làm nên
? Qua bài thơ Bác muốn khuyên thanh niên điều gì?
? Để học tập tốt, theo em mỗi học sinh chúng ta phải làm gì?
* Kết thúc bài :
- Năm 1949, Hồ Chí Minh viết cuốn sách "Cần kiệm liêm chính", trong đó
có đoạn:
"Người siêng năng thì mau tiến bộ
Cả nhà siêng năng thì chắc ấm no.
Cả làng siêng năng thì làng phồn thịnh.
Cả nước siêng năng thì nước giàu mạnh."
- Qua đây ta thấy siêng năng có vị trí, vai trị to lớn trong cuộc sống của mỗi
người. Vì vậy, các em phải siêng học, siêng lao động, siêng làm giúp đỡ ơng bà
cha mẹ, kiên trì vượt khó vươn lên để trở thành người có đức tính siêng năng, kiên
trì, thành người cơng dân có ích...
5. Hướng dẫn về nhà.
- Tìm đọc bài thơ: "Bốn tháng rồi"trong tập Nhật kí trong tù của Hồ Chí
Minh và cho biết:
+ Nỗi khổ của Bác trong tù?
+ Tinh thần của Bác trong tù?
+ Bài thơ thể hiện đức tính gì của Bác?
+ Bài thơ muốn nhắc nhở chúng ta điều gì?
Giáo án GDCD 8

Tiết 2. Bài 2.
LIÊM KHIẾT
Hoạt động của GV và HS
HĐ1.Tìm hiểu mục đặt vấn đề.

Nội dung
I. Tìm hiểu mục đặt vấn đề

- HS đọc mục đặt vấn đề
- Thảo luận nhóm:

Ma-ri

Dương

+ Nhóm 1: Kể các việc làm của vợ chồng

Quy-ri

Chấn

Ma-ri Quy-ri? Em có suy nghĩ gì về việc
làm của Ma-ri Quy-ri?

Bác Hồ


+ Nhóm 2: Qua việc làm của Dương Chấn,

...........


.............

...........

em thấy ông là người như thế nào?
+ Nhóm 3: Em có suy nghĩ gì về Hồ Chí
Minh qua lời nhận xét của nhà báo Mĩ?
- Đại diện các nhóm báo cáo kết quả. Cả lớp
nhận xét, GV bổ sung, đánh giá.
? Em thấy cách cư xử của Ma-ri Quy-ri,
Dương Chấn và Hồ Chí Minh có điểm gì
chung? Vì sao?
? Em học tập được gì ở 3 tấm gương trên?
? Trong điều kiện hiện nay, theo em việc
học tập những tấm gương đó cịn phù hợp

* Điểm chung:
Sống thanh cao, khơng vụ lợi,
khơng hám danh lợi, cốt cách vơ
tư, có trách nhiệm trong cơng
việc,.....

nữa khơng? Vì sao?
? Thế nào là liêm khiết? Cho ví dụ?
? Trái với liêm khiết là gì? Cho ví dụ?
HĐ 2. Tìm hiểu nội dung bài học .
? Nêu biểu hiện của liêm khiết và bất liêm?

II. Nội dung bài học .


( Tổ chức trò chơi tiếp sức)
Liêm khiết

Bất liêm

-Trong sạch, không - Tư lợi, tham ô,
hám danh lợi

hối lộ

- Nhặt được của rơi - Buôn gian bán
trả lại người mất ......

lận .........

- GV đọc đoạn trích về LIÊM trong cuốn
"Cần kiệm liêm chính"của chủ tịch Hồ Chí
Minh giúp học sinh hiẻu nghĩa rộng của từ
liêm (Sách Bài tập tình huống GDCD 8

1. Khái niệm .
Liêm khiết: Lối sống trong sạch,
không hám danh, hám lợi, không
bận tâm về những toan tính nhỏ
nhen, ích kỉ.


hoặc sách Thơ văn Hồ Chí Minh)
? Vì sao phải sống liêm khiết?

- GV đọc tuyện "Chọn đằng nào"- SGV và
đạt câu hỏi cho HS trao đổi, giúp các em
thấy hết được ý nghĩa của Liêm khiết .
- Chủ tịch Hồ Chí Minh nói:
"Trời có bốn mùa: Xn, Hạ, Thu, Đơng .
Đất có bốn phương: Đơng, Tây, Nam, Bắc .
Người có bốn đức: Cần, Kiệm, Liêm, Chính
Thiếu một mùa, thì khơng thành trời.
Thiếu một phương, thì khơng thành đất.
Thiếu một đức, thì khơng thành người."
=> Liêm khiết là một trong những đức tính
khơng thể thiếu của con người, nó là động
lực giúp con người vượt qua cạm bẫy của
chủ nghĩa cá nhân, qua khó khăn để thành
cơng trong cuộc sống.
-Theo Hồ Chí Minh: Với những người có
chức, có quyền nếu khơng có đức tính liêm
khiết thì sẽ là "dịp để đục khoét, có dịp ăn
của đút"và "đễ trở nên hủ bại, biến thành
sâu mọt của dân"
- Cụ Mạnh Tử nói: "Ai cũng tham lợi thì
nước sẽ nguy.
? Để có đức tính liêm khiết, mỗi người cần
phải làm gì?
- Để rèn luyện lối sống liêm khiết, Bác Hồ
khuyên :

2.Ý nghĩa .
- Làm cho con người thanh thản,
nhận được sự quý trọng của mọi

người
- Góp phần làm cho xã hội trong
sạch, tốt đẹp hơn .


- Với cán bộ "phải thực hành chữ liêm
trước, để làm kiểu mẫu cho dân"
- Với "chị em làm nghề buôn bán cần giữ
đức thật thà, đúng đắn, bài trừ tệ mua rẻ,
bán đắt, tệ mặc cả, nói thách"
- Với thanh niên: "Làm gương về mặt:siêng
năng, tiết kiệm, trong sạch"
- Với các cháu thiếu niên, nhi đồng: "Thật
thà dũng cảm"
-Với lực lượng an ninh: "Đối với mình phải
cần, kiệm, liêm, chính"
-Với cán bộ chỉ huy qn đội phải có đức:
"Trí, dũng, nhân, liêm, chung"
HĐ 3 .Liên hệ thục tế.
? Vì sao Bác Hồ đưa ra những lời khuyên
trên?
? Mỗi học sinh cần phải làm gì để rèn luyện 3. Rèn luyện đức tính liêm khiết .
đức tính liêm khiết?

- Kiên trì phấn đấu vươn lên

? Bản thân đã thể hiện lối sống liêm khiết trong công việc
như thế nào?

- Đồng tình, ủng hộ, quý trọng


? Tìm hiểu lối sống liêm khiết của bạn bè, người liêm khiết, phê phán
người thân và những người xung quanh? những việc làm bất liêm.
Em học tập được ở họ điều gì?

- Biết tự kiểm tra thói quen của

? Kể những người sống bất liêm mà em mình, rèn luyện bản thân có lối
biết ? Em có suy nghĩ gì về những con sống liêm khiết.
người này?

- Không tham ô, hối lộ, hám

- GV kể những trường hợp sống bất liêm bị danh, hám lợi, gian lận, móc
ngoặc,....
nhà nước nghiêm trị ( Tham ơ, hối lộ,...)


- Bác Hồ nói: "Pháp luật phải thẳng tay - HS không gian lận trong kiểm
trừng trị những kẻ bất liêm, bất kì kẻ ấy ở tra, thi cử, vụ lợi trong tình bạn.
địa vị nào, làm nghề nghiệp gì .
Mọi người phải nhận rằng tham lam là một
điều xấu, kẻ tham lam có tội với nước, với
dân"( "Cần kiệm liêm chinh"- Thơ văn Hồ
Chí Minh)
? Tìm những câu ca dao, tục ngữ có chủ đề
Liêm khiết?
4. Củng cố
? Trong các câu sau, câu nào thể hiện lối sống liêm khiết, câu nào biểu hiện
lối sống bất liêm. Đánh dấu ( X) vào ô trống câu trả lời đúng .

Hành vi

Liêm khiêt

Bất liêm

1."Người có tiền, cho vay cắt cổ, bóp hầu bóp
họng đồng bào."(Hồ Chí Minh)
2. Nhặt được của rơi trả người đánh mất
3. Trung thực làm bài, không quay cóp
4. Dìm người giỏi, để giữ địa vị và danh tiếng
của mình, là tham danh đạo vị (Hồ Chí Minh)
? Cơng dân - học sinh phải làm gì để rèn luyện đức tính liêm khiết?
+ Kết thúc bài :
- Mỗi cơng dân cần phải rèn luyện đức tính liêm khiết, đó là một trong
những đức tính khơng thể thiếu của mỗi con người, mỗi dân tộc. Hồ Chí Minh đã
viết: "Một dân tộc biết cần, kiệm, biết liêm sỉ, là một dân tộc giàu về vật chất,
mạnh về tinh thần, là một dân tộc văn minh tiến bộ."
4. Khả năng áp dụng của giải pháp.
- Các bước và giải pháp đã áp dụng tại cơ sở bước đầu mang lại hiệu quả
đáng kể, có thể triển khai rộng rãi trong các trường từng năm học, giai đoạn; theo
qui mô, điều kiện cụ thể từng trường, từng lớp.
5. Hiệu quả, lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng
các giải pháp.


- Trang bị cho học sinh những hiểu biết cần thiết, cơ bản về đạo đức Hồ Chí
Minh, trên cơ sở đó các em có được nhận thức, thái độ và hành vi tích cực theo
tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh. Giáo dục ý thức quan tâm tới việc học tập, làm
theo làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh; làm cho việc học tập và làm theo

tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh trở thành thói quen và nếp sống của học sinh.
- Phát triển kĩ năng thực hành, kĩ năng phát hiện và ứng xử tích cực trong
việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh;
- Góp phần giáo dục học sinh trở thành người công dân tốt, biết sống và làm
việc theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh và có trách nhiệm đối với đất nước;
- Qua 2 năm thực hiện chuyên đề học sinh các lớp thích học , đăng kí tham
gia bồi dưỡng học sinh giỏi mơn Giáo dục cơng dân hơn; mạnh dạn đăng kí câu
chuyện kể về Bác Hồ trong các tiết sinh hoạt dưới cờ và qua mỗi câu chuyện rút ra
được bài học bổ ích.
+ Học tập văn hóa: Các lớp hồn thành các chỉ tiêu mà lớp đã đăng kí về tiết
học tốt, ngày học tốt;
+ Về lao động, vệ sinh môi trường: Các em đã góp phần lớn vào việc bảo vệ,
giữ gìn cảnh quan mơi trường xanh, chăm sóc vườn hoa; tham gia tốt mơ hình
trường học gắn với trồng trọt;
+ Về đạo đức: Việc vi phạm nội qui nhà trường, nội quy lớp học được kéo
giảm đáng kể; Các em lễ phép với thầy cô, người lớn tuổi, thân ái, chia sẻ với bạn
bè, người thân, có tinh thần tương thân tương ái, lá lành đùm lá rách bằng những
việc làm cụ thể và ý nghĩa như " Gửi tặng áo trắng'' hay " quyển vở tặng bạn" đã
được trao tặng tận tay các em học sinh có hồn cảnh khó khăn.
6. Tài liệu tham khảo.
- SGK GDCD lớp 6, 7, 8, 9. Nhà xuất bản giáo dục.
- SGV GDCD lớp 6, 7, 8, 9. Nhà xuất bản giáo dục.
- Tài liệu về một số vấn đề đổi mới phương pháp dạy học môn GDCD
THCS.Nhà xuất bản giáo dục.
- Tài liệu tích hợp nội dung học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí
Minh mơn giáo dục cơng dân.
- Tài liệu của những vấn đề chung về đổi mới giáo dục trung học cơ sở.Nhà
xuất bản giáo dục.




×