Thuyết minh về tác giả Nguyễn Trãi
"Nghe hồn Nguyễn Trãi phiêu diêu
Tiếng gươm khua, tiếng thơ kêu xé lòng"
(Tố Hữu)
Lấp lánh rọi sáng như một ngôi sao Khuê trong tâm hồn, trong trái tim "ưu thời
ái quốc", - thâm thuý, sắc bén, đầy biến hoá trong tài mưu lược chính trị - nhẹ nhàng
mà thanh tao, thi vị trong những vần thơ về thiên nhiên, cây cỏ, Nguyễn Trãi đã tạc
mình vào vóc dáng dân tộc, tồn tại vĩnh hằng trong trái tim mỗi người dân Viêt Nam,
trong lịch sử dân tộc.
Lắng mình cùng dòng chảy thời gian, trở về với mảnh đất Hải Dương - nơi đã
sinh thành, nuôi dưỡng con người tài hoa Đất Việt Nguyễn Trãi, ta mới thấu hiểu rằng
lấp sau mũ quan, áo gấm là một thời ấu thơ đầy bão dông. Nguyễn Trãi (1380 - 1442)
sinh ra và lớn lên tại làng Chi Ngại, là con của Nguyễn Phi Khanh, cháu ngoại tướng
công Trần nguyên Đán. Thật may mắn khi con người vốn đã tài hoa, kiệt xuất trời
xinh ấy lại được nuôi dưỡng, lớn lên trong một gia đình mà truyền thống yêu nước,
văn hoá, văn học đã trở thành một niềm tự hào sâu sắc.Thế nhưng, hạnh phúc vừa cầm
nắm trong tay thì cuộc đời giông tố đã ập đến khiến Nguyễn Trãi chịu nhiều mất mát
đau thương. Ông để tang mẹ lúc 5 tuổi rồi lại ông ngoại qua đời khi vừa tròn 10 tuổi.
Vượt qua những khó khăn, thiếu thốn về tinh thần, nỗ lực học tập, năm 1440, Nguyễn
Trãi đỗ Thái học sinh và cùng cha ra làm quan dưới triều nhà Hồ. Năm 1407, giặc
Minh cướp nước ta, cha ông bị chúng bắt sang Trung Quốc. Gánh nặng hai vai là món
nợ non sông và mối thù nhà khôn xiết. Sau khi thoát khỏi sự giam lỏng của giặc Minh,
Nguyễn Trãi từ Đông Quan tìm vào Lam Sơn theo Lê Lợi tham gia khởi nghĩa. Ông
đã trở thành cánh tay đắc lực của Lê Lợi, thực hiện "mưu phục tâm công" giúp cuộc
khởi nghĩa Lam Sơn đi đến toàn thắng vang dội. Ông hăm hở tham gia vào công cuộc
xây dựng đất nước. Giặc ngoài đã dẹp yên, mâu thuẫn nội bộ triều đình phong kiến
nổi lên, Nguyễn Trãi bị nghi oan, bắt giam. Sau đó ông được thả ra nhưng không còn
được tin dùng như trước. Thời thế ép buộc con người tận trung với nước, tận hiếu với
dân phải từ bỏ chốn quan trường về ở ẩn tại Côn Sơn. Năm 1442, Nguyễn Trãi trở về
giúp vua Lê Thánh Tông việc nước thì an oán Lệ Chi Viên đổ ập xuống gia đình ông.
Bọn gian thần vu cho ông giết vua, khép tội "tru di tam tộc". Cuộc đời đã đóng sập
trước mắt con người tài hoa bạc mệnh như một sự thật phũ phàng đến nao lòng, là nỗi
xót thương nghẹn ngào của bao con dân khổ cực dưới ách cùm trói thiếu đi một cánh
tay che chở, bảo vệ trước dông tố cuộc đời.
Sinh ra từ cát bụi rồi lại trở về với cát bụi hư vô. Cuộc đời và sự nghiệp của
Nguyễn Trãi tưởng đã bị cuốn phăng khỏi guồng quay của thời gian, chuyến hành
trình dài của lịch sử nhưng chính bởi hồn thơ văn chất chứa đã khẳng định tên tuổi, tạc
linh hồn vô hình lên vóc dáng dân tộc, để lại cho đời những tiếng thơ bất hủ, vang dội
mà cũng không kém phần lắng đọng, tinh tế, bình dị như chính những rung động nhẹ
nhàng trong trái tim Nguyễn Trãi:
"Nhắc đến tên ông là thấy thơ
Như một nguồn thiêng chẳng bến bờ".
(Tế Hanh)
Nguyễn Trãi - nhà văn chính luận kiệt xuất mọi thời đại. Ông coi thơ là nơi gửi
gắm, truyền đạt con mắt sự đời tinh tế để công phá quân giặc; là miền đất mơ ước mà
ở đó tư tưởng nhân nghĩa, yêu nước, thương dân thấm nhuần vào hành động, xuyên
suốt, chủ đạo như nguồn năng lượng hội tụ phát sáng kì diệu:
"Trừ độc, trừ tham, trừ bạo ngược
Có nhân, có trí, có anh hùng"
(Quốc âm thi tập)
Trong thơ Nguyễn Trãi, hai tiếng "trung hiếu" và "ưu ái" như một lời nguyền
vang vọng, trường tồn với năm tháng: Yêu nước, thương dân - danh là danh tổ quốc -
lợi là lợi tổ quốc. Sống để cống hiến, suốt đời quên mình vì dân vì nước, vì tư tưởng
"nhân nghĩa". Rạo rực, hùng hồn, sắc bén, đây "Quân trung từ mệnh tập" - vang dội
khí phách, tinh hoa, cội nguồn dân tộc đây, mãi là áng "Thiên cổ hùng văn" ấy là Bình
Ngô đại cáo
"Quân trung từ mệnh tập" tuy chỉ là một tập hợp gồm những thư từ gửi cho
tướng giặc và những giao thiệp với triều đình nhà Minh của Nguyễn Trãi nhưng nó
lại là tập văn chiến đấu "có sức mạnh bằng mười vạn quân" (Phan Huy Chú) với ngòi
bút tinh thông, sắc sảo, biến hoá, nhất quán của mưu sư “viết thư thảo hịch tài giỏi
hơn hết mọi thời” (Lê Quý Đôn). Mỗi bức thư là một khâu, một mắt xích quan trọng
trong cả cuộc luận chiến kéo dài giữa ta và địch, là sự kết hợp tuyệt diệu giữa lý lẽ lúc
thâm thuý, ý nhị, lúc biến hoá, sắc sảo đến gai góc, tài tình với tư tưởng yêu nước,
thương dân đã tạo cho “sức mạnh của ngòi bút Nguyễn Trãi được nhân lên, cú đánh
nào của ông cũng trúng đích” (Nguyễn Huệ Chi). Nếu văn đàn Việt Nam đã từng gặp
mối giao thời lịch sử và văn học sáng rọi giữa Nam Quốc Sơn Hà với chiến thắng trên
sông Như Nguyệt của Lý Thường Kiệt hay Hịch tướng sĩ với chiến thắng chốg quân
Nguyên lần thứ II thì Bình Ngô đại cáo của Nguyễn Trãi là sự lặp lại một lần nữa mối
giao thời rực rỡ, huy hoàng ấy. Đó là sự kết hợp hài hoà giữa cảm hứng chính trị và
cảm hứng nghệ thuật đến mức kì diệu mà chưa một tác phẩm chính luận nào đạt tới, là
áng văn yêu nước sáng chói non sông, thời đại - một “thiên cổ hùng văn” không tiền
khoáng hậu. Tác phẩm chính là bản tuyên ngôn độc lập, bản cáo trạng hùng hồn tội ác
của kẻ thù, là khúc tráng ca về cuộc khởi nghĩa Lam Sơn. Với Nguyễn Trãi, nhân
nghĩa phải gắn liền với chống quân xâm lược, bảo vệ quê hương, lo cho dân cuộc sống
“thái bình, thịnh trị”, “xã tắc từ đây vững bền” ; lòng tự hào dân tộc sâu sắc:
“Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân
Quân điếu phạt trước lo trừ bạo”.
(Bình Ngô đại cáo)
Lắng sâu trong Bình Ngô đại cáo là dòng máu lúc bừng lên, sôi sục lòng tự hào
dân tộc nhiệt huyết, lúc âm vang, giận dữ, uất hận trào sôi, lúc nghẹn ngào, tấm tức …
Nguyễn Trãi luôn ước vọng nhà nước phong kiến sẽ lấy nhân nghĩa để “trị dân”,
“khoan dân” cho viễn cảnh quê hương đất nước tươi đẹp hiện ra tươi sáng, huy hoàng,
rực rỡ hơn:
“Bốn phương biển cả thanh bình, ban chiếu duy tân khắp chốn”. Giọng văn
chính luận của Nguyễn Trãi đã đạt tới mức độ nghệ thuật mẫu mực từ cách xác định
đối tượng, mục đích để có biện pháp khéo léo tạo nên kết cấu sức bén, nhất quán. Với
tài năng, đức độ cùng những việc mà Nguyễn Trãi đã làm và cống hiến cho dân tộc,
ông xứng đáng là một nhà cải cách vĩ đại, nhà tư tưởng lớn, một danh nhân văn hoá
thế giới. Phạm Văn Đồng đã nhận xét: “Đối với Nguyễn Trãi, yêu nước là thươn dân,
để cứu nước phải dựa vào dân và cứu nước để cứu dân, đem lại thái bình cho nhân
dân.” Tư tưởng nhân nghĩa ấy luôn thiết tha, thường trực chuyển thành tâm trạng lo
âu, bất an:
“Bui một tấc lòng ưu ái cũ
Chẳng nằm thức dậy nẻo canh ba.”
(Bảo kính cảnh giới – 1)
“Bui một tấc lòng ưu ái cũ
Đêm ngày cuồn cuộn nước triều dâng.”
(Thuật hứng – 5)
Triết lý nhân nghĩa của Nguyễn Trãi tiềm ẩn như quặng quý mà ta cần phải
khai thác, nhưng khi lộ thiên nó lại càng lấp lánh hơn bởỉ tư tưởng, tấm lòng yêu
nước, thương dân sáng ngời.
Rạo rực khí phách một thời của vị anh hùng nhưng “Bình Ngô đại cáo” hay
“Quân trung từ mệnh tập”…. chỉ là chất thép bao bọc bên ngoài một tâm hồn, một trái
tim biết đau nỗi đau thời thế, biết yêu, biết sống đẹp, sống vui. Là bậc anh hùng với lý
tưởng cao cả nhưng Nguyễn Trãi xót xa và nghẹn ngào đau xót trước cảnh người dân
bị tàn hại vô tội. Ông thương khóc cho “dân đen” đang rên xiết dưới gót giày quân
giặc. Tình yêu thương đồng loại cao cả, vĩ đại lắm thay là một phần xương máu, tâm
can của con người anh hùng ấy!
“Nướng dân đen trên ngọn lửa hung tàn
Vùi con đỏ xuống dưới hầm tai vạ”
Nguyễn Trãi vốn là con người trung thực, ngay thẳng, yêu lẽ phải và sự công
bằng nên nỗi đau xót, buồn rầu, chua chát về thời thế đen bạc, lòng người đổi thay là
điều hiển nhiên:
“ …. Càng một ngày càng ngặt đến xương
…. Ở thế nhiều phen thấy khóc cười
…. Bui một lòng người cực hiểm thay”.
Xã hội càng ngang trái, người anh hùng ấy lại càng ngời sáng phẩm chất cứng
cỏi, khát khao tự do, thà chết chứ không chịu làm nô lệ của cường quyền bạo ngược:
“Một tấm long son ngời lửa luyện
Mười năm thanh chức ngọc hồ băng
Ung dung cứ nói điều ta thích
Uốn gối theo đời không thể vâng”.