Tải bản đầy đủ (.doc) (8 trang)

Điều kiện niêm yết ở các sở giao dịch chứng khoán của Việt Nam và vấn đề sáp nhập giữa các sở.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (97.72 KB, 8 trang )

Thị trường chứng khoán xuất hiện từ thế kỷ 15 nhưng mô hình thị trường
chứng khoán như chúng ta có hiện nay được thành lập sau đó. Đến cuối thế kỉ 17 đã
có khoảng 170 công ty cổ phần được niêm yết, tuy nhiên, công việc giao dịch lại
được thực hiện ở các quán cà phê. Mãi đến năm 1801, một phòng đăng kí mua
chứng khoán đầu tiên mới được thành lập.
Sau nhiều năm chuẩn bị và chờ đợi, ngày 11/7/1998, Chính phủ Việt Nam đã
ký nghị định số 48/CP về chứng khoán và thị trường chứng khoán. Thị trường
chứng khoán Việt Nam chính thức ra đời. Cùng ngày, CP cũng ký quyết định thành
lập Trung tâm giao dịch chứng khoán (tiền thân của sở giao dịch chứng khoán) đặt
tại TP. Hồ Chí Minh và Hà Nội.
Trong phạm vi bài viết này, chúng ta cùng tìm hiểu về điều kiện niêm yết ở
các sở giao dịch chứng khoán của Việt Nam và vấn đề sáp nhập giữa các sở.
I. Niêm yết chứng khoán là gì?
Khái niệm niêm yết chứng khoán được quy định tại khoản 17, điều 6, luật
chứng khoán. Theo đó, iêm yết chứng khoán là việc đưa các chứng khoán có đủ
điều kiện vào giao dịch tại Sở giao dịch chứng khoán hoặc Trung tâm giao dịch
chứng khoán.
Niêm yết chứng khoán là quá trình định danh các chứng khoán đáp ứng đủ
tiêu chuẩn giao dịch trên Sở giao dịch chứng khoán. Đây là quá trình Sở giao dịch
chứng khoán chấp thuận cho công ty phát hành có chứng khoán được phép niêm yết
và giao dịch trên Sở giao dịch chứng khoán nếu công ty đó đáp ứng đầy đủ các tiêu
chuẩn về định lượng, định tính mà Sở giao dịch chứng khoán đề ra.Niêm yết chứng
khoán bao hàm việc niêm yết tên tổ chức phát hành và giá chứng khoán.
II. Các sở giao dịch chứng khoán ở việt Nam hiện nay:
Do quy mô của hoạt động giao dịch, số lượng công ty niêm yết còn ít, khối
lượng chứng khoán thời kì đầu chưa đủ lớn và một số điều kiện pháp lý khác làm
cho sự tham gia của nhiều tổ chức hiệp hội về chứng khoán ở VN chưa đầy đủ như
các nước trên thế giới nên CP đã quyết định thành lập trung tâm giao dịch chứng
khoán chứ không phải là sở giao dịch chứng khoán, mặc dù tại các văn kiện thành
1
lập, chức năng của các trung tâm giao dịch chứng khoán tương đối đầy đủ như một


số sở giao dịch chứng khoán. Bên cạnh đó, VN cũng cần thời gian đúc rút kinh
nghiệm sau một quá trình hoạt động của các trung tâm để hoàn chỉnh hơn hệ thống
văn bản pháp luật.
Khi đã có đủ các điều kiện cần thiết, các trung tâm giao dịch chứng khoán đã
chuyển thành các sở giao dịch chứng khoán. Ở Việt Nam hiện nay có 2 sở giao dịch
chứng khoán là sở giao dịch chứng khoán TP. Hồ Chí Minh (HOSE) và sở giao dịch
chứng khoán Hà Nội (HNX).
Do điều kiện về thời gian thành lập cũng như các điều kiện khác mà điều
kiện niêm yết chứng khoán trên 2 sở này cũng khác nhau.
III. So sánh điều kiện niêm yết trái phiếu và cổ phiếu giữa HOSE và HNX:
HNX HOSE
Điều kiện
niêm yết cổ
phiếu
Là công ty cổ phần có vốn điều lệ
đã góp tại thời điểm đăng ký niêm
yết từ 10 tỷ đồng Việt Nam trở lên
tính theo giá trị ghi trên sổ kế toán
Là công ty cổ phần có vốn
điều lệ đã góp tại thời điểm
đăng ký niêm yết từ 80 tỷ
đồng Việt Nam trở lên tính
theo giá trị ghi trên sổ kế toán.
Căn cứ vào tình hình phát
triển thị trường, mức vốn có
thể được Bộ Tài chính điều
chỉnh tăng hoặc giảm trong
phạm vi tối đa 30% sau khi
xin ý kiến Thủ tướng Chính
phủ

Hoạt động kinh doanh của năm liền
trước thời điểm đăng ký niêm yết
phải có lãi, không có các khoản nợ
phải trả quá hạn trên một năm,
hoàn thành các nghĩa vụ tài chính
Hoạt động kinh doanh hai
năm liền trước năm đăng ký
niêm yết phải có lãi và không
có lỗ luỹ kế tính đến năm
đăng ký niêm yết. Không có
2
với Nhà nước và có tình hình tài
chính lành mạnh tính đến thời điểm
đăng ký niêm yết;
các khoản nợ quá hạn ch ưa
được dự ph òng theo quy định
của pháp luật; công khai mọi
khoản nợ đối với công ty của
thành viên Hội đồng quản trị,
Ban kiểm soát, Giám đốc hoặc
Tổng Giám đốc, Phó Giám
đốc hoặc Phó Tổng Giám đốc,
Kế toán trưởng, cổ đông lớn
và những người có liên quan;
Cổ đông là thành viên Hội đồng quản trị, Ban Kiểm soát, Giám đốc
hoặc Tổng giám đốc, Phó Giám đốc hoặc Phó Tổng giám đốc và Kế
toán trưởng của công ty phải cam kết nắm giữ 100% số cổ phiếu do
m ình sở hữu trong thời gian 6 thỏng kể từ ngày niêm yết và 50% số
cổ phiếu này trong thời gian 6 thỏng tiếp theo, không tính số cổ
phiếu thuộc sở hữu Nhà nước do các cá nhân trên đại diện nắm giữ;

Cổ phiếu có quyền biểu quyết của
công ty do ít nhất 100 cổ đông nắm
giữ;
Tối thiểu 20% cổ phiếu có
quyền biểu quyết của công ty
do ít nhất 100 cổ đông không
phải là nhà đầu tư chứng
khoán chuyên nghiệp và
không phải là cổ đông lớn
nắm giữ, trừ trường hợp doanh
nghiệp nhà nước chuyển đổi
thành công ty cổ phần theo
quy định của Thủ tướng Chính
phủ.
Có hồ s ơ đăng k ý niêm yết cổ phiếu hợp lệ theo quy định tại
khoản 2 Điều 10 Nghị định này;
Việc niêm yết cổ phiếu của Điều kiện niêm yết cổ phiếu
3
các doanh nghiệp thành lập mới
thuộc lĩnh vực cơ sở hạ tầng hoặc
công nghệ cao, doanh nghiệp 100%
vốn nhà nước chuyển đổi thành
công ty cổ phần không phải đáp
ứng điều kiện quy định tại điểm b
khoản 1 Điều 4, nghị định 14/2007.
Điều kiện niêm yết cổ phiếu
của công ty cổ phần hình thành sau
quá trình hợp nhất, sáp nhập doanh
nghiệp thực hiện theo quy định của
Bộ Tài chính.

của công ty cổ phần hình
thành sau quá trình hợp nhất,
sáp nhập doanh nghiệp thực
hiện theo quy định của Bộ Tài
chính.
Đơn vị giao dịch nhỏ nhất là 1 lô =
100 cổ phiếu
Đơn vị giao dịch nhỏ nhất là 1
lô = 10 cổ phiếu
Biên độ giá ± 7% Biên độ giá ± 5%
Điều kiện
niêm yết trái
phiếu
Là công ty cổ phần, công ty trách
nhiệm hữu hạn, doanh nghiệp nhà
nước có vốn điều lệ đã góp tại thời
điểm đăng ký niêm yết từ 10 tỷ
đồng Việt Nam trở lên tính theo giá
trị ghi trên sổ kế toán
Là công ty cổ phần, công ty
trách nhiệm hữu hạn, doanh
nghiệp nhà nước có vốn điều
lệ đã góp tại thời điểm đăng
ký niêm yết từ 80 tỷ đồng Việt
Nam trở lên tính theo giá trị
ghi trên sổ kế toán. Hoạt động
kinh doanh của hai năm liền
trước năm đăng ký niêm yết
phải có lãi, không có các
khoản nợ phải trả quá hạn trên

một năm và hoàn thành các
nghĩa vụ tài chính với Nhà
nước;
Các trái phiếu của một đợt phát Có ít nhất 100 ng ười sở hữu
4
hành có cùng ngày đáo hạn trái phiếu cùng một đợt phát
hành;
Có hồ sơ đăng ký niêm yết trái phiếu hợp lệ theo quy định tại khoản
3 Điều 10 Nghị định 14/2007.
Từ những sự so sánh trên cũng như qua thực tế, có thể nhận xét sàn giao dịch
chứng khoán thành phố hồ chí minh có tính đơn giản hơn, dễ chơi hơn cũng như an
toàn hơn với biên độ ± 5% những nhà đầu tư mới tham gia thị trường.
Đối với sàn giao dịch chứng khoán hà nội, nơi niêm yết cổ phiếu của nhiều
công ty nhỏ và vừa nên giá cổ phiếu thấp, phù hợp với những nhà đầu tư nhỏ lẻ và
với đặc trưng về cách tính giá tham chiếu và biên độ ± 7% đặc biệt thích hợp khi
đầu tư khi thị trường có xu hướng đi lên
việc quy định điều kiện niêm yết khác nhau giữa HNX và HOSE đã tạo ra
cách nhìn nhận sàn loại 1 và sàn loại 2. Ngay cả theo ông Vũ Bằng, Chủ tịch ủy ban
Chứng khoán nhà nước nhấn mạnh: “Thành phố Hồ Chí Minh là thị trường của cả
nước, liên kết khu vực, dẫn dắt thị trường chung nên cần phải tập hợp những doanh
nghiệp chất lượng cao”. Điều này dẫn đến việc có những doanh nghiệp muốn niêm
yết ở HOSE hơn là ở HNX.
Sàn giao dịch chứng khoán là nơi đề các nhà đầu tư gặp nhau và mua bán
chứng khoán. Mỗi sàn giao dịch chứng khoán có một số quy định, lợi thế khác nhau
dành cho các đối tượng nhất định. Vì vậy, không thể nói sàn nào tốt hơn sàn nào.
Đối với nhà đầu tư thì sàn nào có thể mang lại lợi nhuận nhanh và cao thì sàn đó là
sàn giao dịch tốt.
Vì vậy, có nên phân biệt vốn điều lệ giữa hai sàn HNX và HOSE hay không,
hay nên niêm yết cổ phiếu của các loại doanh nghiệp có vốn điều lệ khác nhau trên
cả hai sàn để tạo nên động lực giao dịch chứng khoán mạnh hơn. Vấn đề này nên

chăng cần phải cân nhắc thêm khi sửa đổi Luật Chứng khoán.
Biên độ giao dịch của các mã chứng khoán giữa hai sàn kể từ ngày giao dịch
cho đến nay có sự chênh lệch khác nhau. Trước khi điều chỉnh thu hẹp biên độ sàn
Hà Nội là 10%, sàn thành phố Hồ Chí Minh là 7%, đến nay sàn Hà Nội là 7%, sàn
5
thành phố Hồ Chí Minh là 5%. Việc chênh lệch biên độ giữa hai sàn không đảm bảo
tính công bằng, bình đẵng giữa các mã cổ phiếu. Trong khi đó, phần lớn các doanh
nghiệp có mã chứng khoán được niêm yết trên sàn HOSE có vốn điều lệ trên 80 tỷ
đồng. Vậy có nhất thiết phải phân biệt biên độ giao dịch chung cho các mã chứng
khoán giữa hai sàn. Trên cùng một đất nước, không nên đặt hai chế độ pháp lý khác
nhau để áp dụng trong hoạt động kinh doanh cho một lĩnh vực. Quy định như vậy là
trái với nguyên tắc xây dựng pháp luật: Bảo đảm tính bình đẳng, công bằng.
Tương tự đối với các điều kiện khác.
Từ vấn đề này cho nên hiện nay nảy sinh quan điểm sáp nhập 2 sàn HNX và
HOSE lại thành một để thống nhất thị trường,tạo điều kiện cho việc quản lý và đảm
bảo công bằng.
IV. Sáp nhập HNX và HOSE: nên hay không?
Chủ tịch Ủy ban Chứng khoán Nhà nước - Vũ Bằng cho biết, đề án sáp nhập
chi tiết sẽ được trình Chính phủ trong quý III năm nay. Việc thực hiện sẽ được tiến
hành sau đó khoảng 6 tháng.
Cụ thể, sau khi được Chính phủ chấp thuận và tiến hành sáp nhập, thị trường
chứng khoán Việt Nam sẽ hoạt động theo cơ chế “một sở hai sàn”. Theo đó, các cổ
phiếu sẽ chuyển dịch dần sang giao dịch tại sàn TP HCM. Trong khi đó, “đầu cầu”
Hà Nội sẽ chủ yếu tập trung phát triển sàn chuyên biệt và các sản phẩm phái sinh,
UPCoM Cũng theo Chủ tịch Ủy ban Chứng khoán Nhà nước cơ chế hoạt động sau
khi sáp nhập các sở đã được thể hiện trong định hướng phát triển thị trường từ nay
đến 2020.
Cùng với việc sáp nhập 2 sở, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước cũng dự kiến
nâng tiêu chuẩn niêm yết đối với các công ty đại chúng. Theo đó, vốn điều lệ tối
thiểu đối với doanh nghiệp niêm yết tại HOSE sẽ được chính thức đưa lên mức 120

tỷ đồng (so với mức 80 tỷ đồng hiện hành), trong khi HNX là 30 tỷ (hiện là 10 tỷ).
Cùng với đó là một loạt các tiêu chuẩn khác về tỷ lệ sinh lời, số cổ đông tối thiểu…
Dưới con mắt của nhà đầu tư:
6
Thứ nhất, việc sáp nhập sẽ giúp các cơ quan quản lý tập trung được nhân lực,
bộ máy để hoàn thiện thị trường chứng khoán Việt Nam một cách nhanh hơn, hiệu
quả hơn. Hiện nay, cả hai Sở Giao dịch chứng khoán Việt Nam đang quản lý hơn
800 doanh nghiệp niêm yết trên cả 3 sàn (HOSE, HNX và UPCoM), chưa kể thị
trường trái phiếu. Việc tập trung thống nhất quản lý tại một Sở sẽ giúp tiết kiệm chi
phí, vận hành, cải tiến hệ thống, tránh sự chồng chéo về đầu tư trong cùng một lĩnh
vực đặc thù.
Thứ hai, do được phát triển cách đây hơn 10 năm, cơ sở hạ tầng kỹ thuật của
Sở Giao dịch chứng khoán TP HCM đang bộc lộ những yếu kém nhất định, thậm
chí so sánh ngay với Sở GDCK Hà Nội cũng có những điểm kém hơn. Đơn giản
như việc bảng điện tử sàn HOSE không thể cung cấp được thông tin khối lượng giao
dịch bán của nhà đầu tư nước ngoài, trong khi sàn HNX làm được. Hay trong việc
công bố các số liệu thông tin thị trường trên website, HOSE cũng còn nhiều điểm
chưa bằng với HNX. Những sự chênh lệch này cho thấy không có sự công bằng về
minh bạch thông tin ngay giữa 2 Sở giao dịch chứng khoán. Việc sáp nhập 2 Sở sẽ
giúp tận dụng được hệ thống công nghệ mới, mà không phải đầu tư nâng cấp từng
sàn.
Thứ ba, việc sáp nhập sẽ giúp các doanh nghiệp niêm yết, các công ty chứng
khoán đỡ được các thủ tục hành chính rườm rà trong chế độ báo cáo. Các công ty
chứng khoán cũng sẽ tiết kiệm được chi phí vận hành và quản lý, nhất là trong bối
cảnh gặp nhiều khó khăn như hiện nay. Các cơ quan quản lý cũng tập trung được
nhân lực, bộ máy để giám sát có hiệu quả hơn việc công bố thông tin của doanh
nghiệp niêm yết, kiểm soát chặt chẽ được hoạt động của các công ty chứng khoán.
Thứ tư, việc có lộ trình sáp nhập, sẽ mở ra một con đường mới cho thị trường
chứng khoán Việt Nam để có thể tập trung phát triển một cách toàn diện. Giống như
xây dựng một căn nhà mới, người sử dụng sẽ có được những trải nghiệm mới mẻ,

cùng những cải tiến và thay đổi thiết thực hơn. Nhìn sang thị trường chứng khoán
Lào, Campuchia mới được xây dựng, họ đã có những bước tiến mà nhà đầu tư Việt
Nam mong đợi.
7
Thứ năm, việc gộp tất cả các thị trường làm một sẽ giúp tăng quy mô của thị
trường chứng khoán Việt Nam trước mắt bạn bè quốc tế. Từ đó có cơ hội đón thêm
nhiều nguồn vốn đầu tư mới chảy vào thị trường Việt Nam, lâu nay vốn bị coi là quá
nhỏ.
Tuy nhiên, nhiều người cũng băn khoăn về vấn đề vị thế sở độc quyền sau
khi sáp nhập. Nhưng theo đa số thì việc sáp nhập mang lại lợi nhiều hơn hại.
V. Kết luận:

8

×