Tải bản đầy đủ (.doc) (23 trang)

Những quy định của pháp luật Việt Nam về nhượng quyền thương mại và thực tiễn áp dụng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (212.57 KB, 23 trang )

Đề án môn học: Luật thương mại GV: Nguyễn Hợp Toàn
Lời nói đầu:
Theo đánh giá của các chuyên gia, phương thức kinh doanh thông qua mô
hình nhượng quyền thương mại là một cơ hội kinh doanh mới cho các doanh
nghiệp Việt Nam, nhất là những doanh nghiệp có tham vọng song chưa đủ sức tấn
công vào các thị trường lớn như Mỹ, Nhật, Châu Âu. Mô hình nhượng quyền
thương mại sẽ giúp họ xâm nhập một cách gián tiếp vào các thị trường này với chi
phí thấp nhất. Tuy nhiên, trở ngại đối với các doanh nghiệp này chính là từ trước
tới nay, do mô hình nhượng quyền thương mại không xuất hiện nhiều tại Việt
Nam, nên phần lớn là các doanh nghiệp sẽ phải tự mò mẫm học hỏi và vì vậy, họ
rất dễ trở thành nạn nhân của mặt trái của mô hình này như bị “nhái” nhãn hiệu,
hoặc để bảo vệ quyền sở hữu đối với các bí mật kinh doanh của mình mà có những
quy định trong hợp đồng nhượng quyền thương mại vi phạm nhượng quyền thương
mại của các quốc gia khác mà doanh nghiệp có hoạt động nhượng quyền. Có thể
thấy một điều không thể thiếu khi tham gia vào lĩnh vực kinh doanh đó là hiểu biết
về pháp luật. Việc nắm vững được các quy định của pháp luật về một vấn đề sẽ
giúp người kinh doanh tránh được những rủi ro không đáng có.
Với đề tài “Những quy định của pháp luật Việt Nam về nhượng quyền
thương mại và thực tiễn áp dụng” em muốn tìm hiểu kĩ hơn về một số nét cơ bản
của những quy định pháp luật của Việt Nam về nhượng quyền thương mại, kết hợp
với việc xem xét thực trạng hoạt động nhượng quyền thương mại ở Việt Nam. Trên
cơ sở đó đưa ra một số đánh giá và kiến nghị nhằm hoàn thiện các quy phạm pháp
luật điều chỉnh hợp đồng nhượng quyền thương mại.
Nội dung nghiên cứu gồm 4 phần:
Phần 1: Tổng quan về nhượng quyền thương mại
Phần 2: Pháp luật Việt Nam về nhượng quyền thương mại
Phần 3: Thực tiễn áp dụng nhượng quyền thương mại ở Việt Nam
Phần 4: Một số giải pháp kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật về nhượng
quyền thương mại.
Sinh viên thực hiện: Hà Thị Dung K51
Đề án môn học: Luật thương mại GV: Nguyễn Hợp Toàn


NỘI DUNG
I.Tổng quan về nhượng quyền thương mại:
I.1. Khái niệm chung về nhượng quyền thương mại:
I.1.1. Một số định nghĩa về nhượng quyền thương mại:
Dưới những góc độ khác nhau thì nhượng quyền thương mại được định
nghĩa khác nhau. Trên thực tế có nhiều cách hiểu về nhượng quyền thương mại.
Dưới đây là 1 số định nghĩa phổ biến.
Theo hiệp hội nhượng quyền kinh doanh quốc tế (The International
Franchise Association): "Nhượng quyền thương mại là mối quan hệ theo hợp đồng,
giữa Bên giao và Bên nhận quyền, theo đó Bên giao đề xuất hoặc phải duy trì sự
quan tâm liên tục tới doanh nghiệp của Bên nhận trên các khía cạnh như: bí quyết
kinh doanh (know-how), đào tạo nhân viên; Bên nhận hoạt động dưới nhãn hiệu
hàng hóa, phương thức, phương pháp kinh doanh do Bên giao sở hữu hoặc kiểm
soát; và Bên nhận đang, hoặc sẽ tiến hành đầu tư đáng kể vốn vào doanh nghiệp
bằng các nguồn lực của mình".
Liên minh châu Âu EU định nghĩa quyền thương mại là một "tập hợp những
quyền sở hữu công nghiệp và sở hữu trí tuệ liên quan tới nhãn hiệu hàng hóa, tên
thương mại, biển hiệu cửa hàng, giải pháp hữu ích, kiểu dáng, bản quyền tác giả, bí
quyết, hoặc sáng chế sẽ được khai thác để bán sản phẩm, hoặc cung cấp dịch vụ tới
người sử dụng cuối cùng". Nhượng quyền thương mại có nghĩa là việc chuyển
nhượng quyền kinh doanh được khái niệm ở trên.
Chương 54, Bộ luật dân sự Nga, khái niệm bản chất pháp lý của "sự nhượng
quyền thương mại" được quy định: "Theo Hợp đồng nhượng quyền thương mại,
một bên (bên có quyền) phải cấp cho bên kia (bên sử dụng) với một khoản thù lao,
theo một thời hạn, hay không thời hạn, quyền được sử dụng trong các hoạt động
kinh doanh của bên sử dụng một tập hợp các quyền độc quyền của bên có quyền
bao gồm, quyền đối với dấu hiệu, chỉ dẫn thương mại, quyền đối với bí mật kinh
doanh, và các quyền độc quyền theo hợp đồng đối với các đối tượng khác như
nhãn hiệu hàng hoá, nhãn hiệu dịch vụ, "
Nhượng quyền thương mại được quy định tại điều 284, luật thương mại Việt

Nam như sau: “Nhượng quyền thương mại là hoạt động thương mại, theo đó bên
Sinh viên thực hiện: Hà Thị Dung K51
Đề án môn học: Luật thương mại GV: Nguyễn Hợp Toàn
nhượng quyền cho phép và yêu cầu bên nhận quyền tự mình tiến hành việc mua
bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ theo các điều kiện sau đây:
1. Việc mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ được tiến hành theo cách thức tổ
chức kinh doanh do bên nhượng quyền quy định và được gắn với nhãn hiệu
hàng hoá, tên thương mại, bí quyết kinh doanh, khẩu hiệu kinh doanh, biểu
tượng kinh doanh, quảng cáo của bên nhượng quyền;
2. Bên nhượng quyền có quyền kiểm soát và trợ giúp cho bên nhận quyền trong
việc điều hành công việc kinh doanh.”
1.1.2. Một số khái niệm trong nhượng quyền thương mại:
- Bên nhượng quyền (hay franchisor): là thương nhân cấp quyền thương mại, bao
gồm cả Bên nhượng quyền thứ cấp trong mối quan hệ với Bên nhận quyền thứ cấp.
- Bên nhượng quyền thứ cấp: là thương nhân có quyền cấp lại quyền thương mại
mà mình đã nhận từ Bên nhượng quyền ban đầu cho Bên nhận quyền thứ cấp.
- Bên nhận quyền (hay franchisee): là thương nhân được nhận quyền thương mại,
bao gồm cả Bên nhận quyển thứ cấp trong mối quan hệ với Bên nhượng quyền thứ
cấp.
- Bên nhận quyền sơ cấp: là thương nhân snhận quyền thương mại từ Bên nhượng
quyền ban đầu. Bên nhận quyền sơ cấp là Bên nhượng quyền thứ cấp theo nghĩa
của khoản 3 trên trong mối quan hệ với Bên nhận quyền thứ cấp.
- Bên nhận quyền thứ cấp: là thương nhân nhận lại quyền thương mại từ Bên
nhượng quyền thứ cấp.
- Quyền thương mại: bao gồm một, một số hoặc toàn bộ các quyền sau đây:
•Quyền được Bên nhượng quyền cho phép và yêu cầu Bên nhận quyền tự mình
tiến hành công việc kinh doanh cung cấp hàng hóa hoặc dịch vụ theo một hệ
thống do Bên nhượng quyền quy định và được gắn với nhãn hiệu hàng hóa, tên
thương mại, khẩu hiệu kinh doanh, biểu tượng kinh doanh, quảng cáo của Bên
nhượng quyền;

•Quyền được Bên nhượng quyền cấp cho Bên nhận quyền sơ cấp quyền thương
mại chung;
•Quyền được Bên nhượng quyền thứ cấp cấp lại cho Bên nhận quyển thứ cấp
theo hợp đồng nhượng quyền thương mại chung.
•Quyền được Bên nhượng quyền cấp cho Bên nhận quyền quyền thương mại
theo hợp đồng phát triển quyền thương mại.
Sinh viên thực hiện: Hà Thị Dung K51
Đề án môn học: Luật thương mại GV: Nguyễn Hợp Toàn
- Hợp đồng nhượng quyền thương mại: là hợp đồng nhượng quyền thương mại
theo đó Bên nhượng quyền cấp cho Bên nhận quyền quyền được phép thành lập
nhiều hơn một cơ sở của mình để kinh doanh theo phương thức nhượng quyền
thương mại trong phạm vi một khu vực đia lý nhất đinh.
- Hợp đồng nhượng quyền thương mại thứ cấp: là hợp đồng nhượng quyền thương
mại ký giữa Bên nhượng quyền thứ cấp và Bên nhận quyền thứ cấp theo quyền
thương mại chung.
1. Đặc điểm của nhượng quyền thương mại:
- Đối tượng của nhượng quyền thương mại là quyền thương mại.
- Giữa Bên nhượng quyền và Bên nhận quyền luôn tồn tại một mối quan hệ hỗ trợ
mật thiết.
- Luôn có sự kiểm soát của Bên nhượng quyền đối với việc điều hành công việc
của Bên nhận quyền.
II. Pháp luật Việt Nam về nhượng quyền thương mại:
1. Cơ sở pháp lý về nhượng quyền thương mại theo pháp luật VN:
Nhượng quyền thương mại đối với Việt Nam vẫn còn nhiều mới mẻ
Trước thời điểm ra đời và có hiệu lực của Luật Thương Mại ban hành bởi
Quốc Hội Nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam số 36/2005/QH11 ngày
14/06/2005, pháp luật về nhượng quyền của Việt Nam chỉ được quy định rải rác và
thiếu nhất quán trong một số văn bản luật.
* Văn bản đầu tiên có quy định về nhượng quyền là thông tư số
1254/1999/TTBKHCNMT ra ngày 12/07/1999 hướng dẫn thực hiện nghị định số

45/1998/NĐ-CP ngày 01/07/1998 của chính phủ quy định chi tiết về chuyển giao
công nghệ. Hoạt động franchise lúc này chỉ được đề cập đến như một trong các nội
dung nhỏ của hợp đồng chuyển giao công nghệ, là hợp đồng với nội dung cấp li-
xăng sử dụng nhãn hiệu hàng hóa kèm theo các bí quyết sản xuất, kinh doanh và
được chuyển từ nước ngoài vào Việt Nam chứ chưa có một khái niệm cụ thể và
càng không công nhận franchise là một mô hình kinh doanh, tại mục 4.1.1, có nhắc
đến cụm từ “hợp đồng cấp phép đặc quyền kinh doanh – tiếng Anh gọi là
franchise ”.
* Năm 2005, Chính phủ cho ra đời nghị định 11/2005/NĐ-CP ngày
02/02/2005 sửa đổi những quy định chi tiết về chuyển giao công nghệ. Đến thời
điểm này, nhượng quyền vẫn có tên là cấp phép đặc quyền kinh doanh và chịu sự
chi phối của pháp luật về chuyển giao công nghệ. Ngoài ra, Điều 755 của Bộ Luật
Sinh viên thực hiện: Hà Thị Dung K51
Đề án môn học: Luật thương mại GV: Nguyễn Hợp Toàn
Dân sự năm 2005 cũng quy định rằng hành vi cấp phép đặc quyền kinh doanh là
một trong các đối tượng chuyển giao công nghệ. Tuy nhiên, những đối tượng nào
được chuyển giao là đối tượng của sở hữu công nghiệp thì vẫn chịu sự chi phối của
luật pháp về sở hữu trí tuệ.
* Luật thương mại mới ra đời ngày 14/06/2005 đánh dấu một bước ngoặc
cho hoạt động nhượng quyền thương mại ở Việt Nam. Trong luật thương mại
này, hoạt động nhượng quyền được quy định từ điều 284 đến 291, nêu định nghĩa
nhượng quyền thương mại, quyền và nghĩa vụ của bên nhượng quyền và nhận
quyền, hợp đồng nhượng quyền, đăng ký nhượng quyền.
* Sau luật thương mại, ngày 31/03/2006, Chính Phủ đã ban hành nghị định
số 35/2006/NĐ-CP quy định chi tiết luật thương mại về hoạt động nhượng quyền
thương mại. Nghị định này đã chi tiết hóa hoạt động nhượng quyền, hướng dẫn
doanh nghiệp đăng ký nhượng quyền thương mại cũng như làm rõ nội dung mà
hợp đồng nhượng quyền cần có. Thông tư số 09/2006/TT-BTM ngày 25/05/2006
của Bộ Thương Mại ra đời nhằm hướng dẫn đăng ký hoạt động nhượng quyền
thương mại đã giúp cho việc đăng ký hoạt động nhượng quyền rõ ràng hơn trong

đó nêu rõ cách thức, thủ tục đăng ký nhượng quyền thương mại.
*Vào ngày 17/11/2008 thì Bộ Tài chính đã ban hành Quyết định số
106/2008/QĐ-BTC để quy định mức lệ phí mà thương nhận dự kiến nhượng quyền
phải nộp khi đăng ký hoạt động nhượng quyền thương mại.
* Trong quá trình ra đời và phát triển của pháp luật về nhượng quyền
thương mại không thể không đề cập đến pháp luật về Chuyển Giao Công Nghệ và
Sở Hữu Trí Tuệ (Sở Hữu Công Nghiệp). Pháp luật này có sự tác động và ảnh
hưởng đến hoạt động nhượng quyền vì trước khi pháp luật về nhượng quyền được
nêu một cách rõ ràng thì hoạt động nhượng quyền có thể nói là bị chi phối bởi hai
luật trên. Nói như vậy không phải là không có chứng cứ, chúng ta có thể thấy, hoạt
động nhượng quyền đầu tiên được quy định trong pháp luật về chuyển giao công
nghệ như đã đề cập ở trên, song song đó, pháp luật về chuyển giao công nghệ luôn
nhấn mạnh rằng việc chuyển nhượng các đối tượng thuộc sở hữu công nghiệp như
tên thương mại, nhãn hiệu hàng hóa,… sẽ bị chi phối bởi pháp luật về sở hữu công
nghiệp.
Như vậy cơ sở luật pháp cho kinh doanh nhượng quyền đang dần hình thành
và hoàn thiện, tạo điều kiện cho kinh doanh nhượng quyền trở nên phổ biến hơn ở
Việt Nam.
Sinh viên thực hiện: Hà Thị Dung K51
Đề án môn học: Luật thương mại GV: Nguyễn Hợp Toàn
2. Điều kiện đối với chủ thể nhượng quyền thương mại:
Chủ thể nhượng quyền thương mại là thương nhân thỏa mãn các điều kiện
sau:
• Có tư cách pháp lý phù hợp với quy định của pháp luật Việt Nam.
• Hệ thống kinh doanh dự kiến nhượng quyền phải hoạt động ít nhất 01 năm
• Có thông báo chấp thuận được nhượng quyền thương mại tại Việt Nam do cơ
quan nhà nước có thẩm quyền cấp.
• Hàng hóa, dịch vụ kinh doanh thuộc đối tượng nhượng quyền kinh doanh phải
hợp pháp, được phép kinh doanh theo Giấy đăng kí kinh doanh và các quy định
pháp luật liên quan.

• Trường hợp thương nhân Việt Nam là Bên nhận quyền sơ cấp từ Bên nhượng
quyền nước ngoài, thương nhân Việt Nam đó phải kinh doanh theo phương thức
nhượng quyền thương mại ít nhất một năm ở Việt Nam trước khi tiến hành cấp
lại quyền thương mại.
3. Quyền và nghĩa vụ của các bên trong nhượng quyền thương mại:
a. Quyền của các bên trong nhượng quyền thương mại:
-Bên nhượng quyền:
Khi tham gia vào quan hệ pháp luật về nhượng quyền thương mại, bên nhượng
quyền có các quyền sau:
• Yêu cầu Bên dự kiến nhận nhượng quyền cung cấp các thông tin cần thiết để tiến
hành nhượng quyền thương mại.
• Đồng ý hoặc từ chối việc chuyển giao quyền thương mại của Bên nhận nhượng
quyền theo các quy định tại Điều 15 Nghị định 35.
-Bên nhận quyền:
• Được phép chuyển giao quyền thương mại cho người khác theo các quy định tại
khoản 1 Điều 15 Nghị định 35.
• Có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng trong trường hợp Bên nhượng quyền
vi phạm nghĩa vụ quy định tại Điều 287 Luật Thương Mại.
b. Nghĩa vụ của các bên trong nhượng quyền thương mại:
-Bên nhượng quyền:
Bên nhượng quyền có trách nhiệm:
• Cung cấp bản sao hợp đồng nhượng quyền thương mại mẫu và bản giới thiệu về
nhượng quyền thương mại của mình cho Bên dự kiến nhận nhượng quyền ít nhất
Sinh viên thực hiện: Hà Thị Dung K51
Đề án môn học: Luật thương mại GV: Nguyễn Hợp Toàn
là 15 ngày làm việc trước khi ký kết hợp đồng nhượng quyền thương mại nếu các
bên không có thoả thuận khác;
• Thông báo ngay cho tất cả các Bên nhận quyền về mọi thay đổi quan trọng trong
hệ thống nhượng quyền thương mại làm ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh
theo phương thức nhượng quyền thương mại của Bên nhận quyền.

• Nếu Bên nhượng quyền là Bên nhượng quyền thứ cấp thì phải có thêm trách
nhiệm:
• Thông tin về Bên nhượng quyền đã cấp quyền thương mại cho mình
• Nội dung của hợp đồng nhượng quyền thương mại chung
• Cách xử lý các hợp đồng nhượng quyền thương mại thứ cấp trong trường hợp
chấm dứt hợp đồng nhượng quyền thương mại chung
-Bên nhận quyền:
• Bên dự kiến nhận quyền phải cung cấp cho Bên nhượng quyền các thông tin mà
Bên nhượng quyền yêu cầu một cách hợp lý để quyết định việc trao quyền
thương mại cho Bên dự kiến nhận quyền.
4. Hợp đồng nhượng quyền thương mại:
a. Khái niệm, đặc điểm của hợp đồng nhượng quyền thương mại:
-Khái niệm:
Hợp đồng nhượng quyền thương mại là thỏa thuận về nội dung và các quy định
có liên quan đến hoạt động nhượng quyền thương mại giữa các bên.
-Đặc điểm:
• Hình thức: Hợp đồng nhượng quyền thương mại được lập thành văn bản hoặc
các hình thức khác được pháp luật công nhận.
• Ngôn ngữ sử dụng trong hợp đồng: Hợp đồng nhượng quyền thương mại phải
được lập bằng tiếng Việt. Trường hợp nhượng quyền từ Việt Nam ra nước ngoài,
ngôn ngữ của hợp đồng nhượng quyền thương mại do các bên thỏa thuận.
• Vấn đề sở hữu trí tuệ trong hợp đồng nhượng quyền thương mại: Phần nội dung
về chuyển giao quyền sử dụng đối tượng sở hữu trí tuệ trong hợp đồng nhượng
quyền tuân theo các quy định của pháp luật sở hữu trí tuệ.
• Phần chuyển giao quyền sử dụng các đối tượng sở hữu công nghiệp có thể được
lập thành một phần riêng trong hợp đồng nhượng quyền thương mại.
b. Nội dung cơ bản của hợp đồng nhượng quyền thương mại:
Sinh viên thực hiện: Hà Thị Dung K51
Đề án môn học: Luật thương mại GV: Nguyễn Hợp Toàn
Bên cạnh những quy định thông thường của một hợp đồng, hợp đồng nhượng

quyền thương mại còn có các quy định khác thể hiện đặc trưng của hoạt động
nhượng quyền thương mại. Đó là các quy định về đối tượng hợp đồng (quyền
thương mại), hình thức hợp đồng, nội dung hợp đồng, trong đó đặc biệt nhấn mạnh
quy định về quyền và nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng, và các quy định khác
(như thời hạn hợp đồng, chấm dứt hợp đồng, thời gian suy nghĩ lại, chuyển giao
quyền thương mại, …)
Trong trường hợp các bên lựa chọn áp dụng luật Việt Nam, hợp đồng nhượng
quyền thương mại có thể có các nội dung chủ yếu sau đây:
1. Nội dung của quyền thương mại.
2. Quyền, nghĩa vụ của Bên nhượng quyền.
3. Quyền, nghĩa vụ của Bên nhận quyền.
4. Giá cả, phí nhượng quyền định kỳ và phương thức thanh toán.
5. Thời hạn hiệu lực của hợp đồng.
6. Gia hạn, chấm dứt hợp đồng và giải quyết tranh chấp.
c. Các loại hợp đồng nhượng quyền thương mại:
Tuy theo tiêu chí xem xét, người ta có thể chia ra làm nhiều loại hợp đồng
nhượng quyền.
Căn cứ vào quy mô và tính phân quyền:
a) Hợp đồng nhượng quyền đơn lẻ (Single franchise contract):
Là hợp đồng nhượng quyền cơ bản mà Bên Nhượng quyền ký với Bên Nhượng
quyền, theo đó, Bên Nhận quyền được thành lập một đơn vị kinh doanh theo
phương thức nhượng quyền, và không được phép nhượng quyền lại.
b) Hợp đồng tái nhượng quyền (master franchise contract):
Là hợp đồng nhượng quyền mà Bên Nhận quyền được phép nhượng quyền lại
thêm lần nữa trong phạm vi cho phép của Bên Nhượng quyền về số lần được tái
nhượng quyền trong một khu vực, lãnh thổ nhất định. Theo hợp đồng này, Bên
Nhận quyền ban đầu sẽ trở thành Bên Nhượng quyền thứ cấp, Bên Nhượng quyền
ban đầu vẫn tiếp tục được hưởng lợi từ việc tái nhượng quyền của Bên Nhượng
quyền thứ cấp.
c) Hợp đồng nhượng quyền khu vực (area franchise contract):

Theo hợp đồng này, Bên Nhận quyền sẽ được thành lập một số đơn vị kinh
doanh trong một khu vực nhất định theo sự cho phép của Bên Nhượng quyền. Bên
Nhận quyền không được phép tái nhượng quyền.
Sinh viên thực hiện: Hà Thị Dung K51
Đề án môn học: Luật thương mại GV: Nguyễn Hợp Toàn
Căn cứ tính chất phân phối dịch vụ, hàng hóa:
a) Hợp đồng nhượng quyền kèm phân phối:
Theo đó, Bên Nhận quyền phải kinh doanh dịch vụ, hàng hóa do chính Bên
Nhượng quyền cung cấp.
b) Hợp đồng nhượng quyền không kèm phân phối:
Theo đó, Bên Nhận quyền tự tổ chức sản xuất hàng hóa, cung ứng dịch vụ theo
bí quyết, công nghệ do Bên Nhượng quyền chuyển giao. Hoặc, Bên Nhận quyền
phải kinh doanh hàng hóa, dịch vụ được cung cấp bởi bên thứ ba do Bên Nhượng
quyền chỉ định thông qua hợp đồng nhượng quyền.
d. Các trường hợp đơn phương chấm dứt hợp đồng nhượng quyền thương mại:
Trong hợp đồng nhượng quyền thương mại, một trong các Bên được quyền đơn
phương chấm dứt hợp đồng nếu Bên còn lại thuộc một trong các trường hợp quy
định tại Điều 16, NĐ 35.
Bên nhận quyền có quyền đơn phương chấm dứt nếu:
- Bên nhượng quyền không cung cấp tài liệu hướng dẫn về hệ thống nhượng
quyền, hoặc cung cấp tài liệu có nội dung sai lạc làm phát sinh thiệt hại;
- Bên nhượng quyền vi phạm nghĩa vụ đào tạo ban đầu, trợ giúp kỹ thuật;
- Bên nhượng quyền vi phạm nghĩa vụ hướng dẫn thiết kế, sắp xếp địa điểm kinh
doanh cho Bên nhận quyền;
- Bên nhượng quyền không đảm bảo quyền sở hữu trí tuệ đối với đối tượng được
ghi trong hợp đồng nhượng quyền;
- Bên nhượng quyền đối xử không bình đẳng đối với các bên nhượng quyền trong
hệ thống nhượng quyền.
Bên nhượng quyền có quyền đơn phương chấm dứt nếu:
- Bên nhận quyền không còn tư cách pháp lý kinh doanh;

- Bên nhận quyền vi phạm pháp luật nghiêm trọng có khả năng gây thiệt hại
nghiêm lớn cho uy tín của hệ thống nhượng quyền thương mại;
- Bên nhận quyền không khắc phục những vi phạm không cơ bản trong hợp đồng
nhượng quyền thương mại trong một thời gian hợp lý, mặc dù đã nhận được
thông báo bằng văn bản yêu cầu khắc phục vi phàm từ Bên nhượng quyền.
5. Quản lý nhà nước về nhượng quyền thương mại:
a. Thẩm quyền quản lý:
- Cơ quan có thẩm quyền quản lý ở trung ương: Bộ thương mại.
Sinh viên thực hiện: Hà Thị Dung K51
Đề án môn học: Luật thương mại GV: Nguyễn Hợp Toàn
Bộ Thương mại chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện chức năng quản lý
nhà nước đối với hoạt động nhượng quyền thương mại trong phạm vi cả nước.
- Cơ quan có thẩm quyền quản lý ở địa phương: UBND tỉnh, thành phố trực thuộc
trung ương.
Uỷ Ban Nhân Dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quản lý hoạt động
nhượng quyền trên địa bàn Tỉnh và chỉ đạo Sở Thương Mại tiến hành việc đăng
ký, kiểm tra, kiểm soát và báo cáo định kỳ.
b. Đăng kí nhượng quyền thương mại
- Hồ sơ đăng kí nhượng quyền thương mại: (Được quy định tại điều 19, Nghị
định 35/2006/NĐ-CP)
1. Đơn đề nghị đăng ký hoạt động nhượng quyền thương mại theo mẫu do Bộ
Thương mại hướng dẫn.
2. Bản giới thiệu về nhượng quyền thương mại theo mẫu do Bộ Thương mại
quy định.
3. Các văn bản xác nhận về:
a) Tư cách pháp lý của bên dự kiến nhượng quyền thương mại;
b) Văn bằng bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp tại Việt Nam hoặc tại nước
ngoài trong trường hợp có chuyển giao quyền sử dụng các đối tượng sở hữu
công nghiệp đã được cấp văn bằng bảo hộ.
4. Nếu giấy tờ quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này được thể hiện bằng

tiếng nước ngoài thì phải được dịch ra tiếng Việt và được cơ quan công chứng ở
trong nước hoặc cơ quan đại diện ngoại giao của Việt Nam ở nước ngoài chứng
nhận và thực hiện việc hợp pháp hóa lãnh sự theo quy định của pháp luật Việt
Nam.
- Thủ tục đăng kí hoạt động nhượng quyền thương mại: (Điều 20)
1. Bên dự kiến nhượng quyền thương mại có trách nhiệm đăng ký hoạt động
nhượng quyền thương mại theo thủ tục sau đây:
a) Gửi hồ sơ đề nghị đăng ký hoạt động nhượng quyền thương mại đến cơ quan
nhà nước có thẩm quyền theo quy định tại Điều 18 của Nghị định này;
b) Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan
nhà nước có thẩm quyền thực hiện đăng ký hoạt động nhượng quyền thương
mại vào Sổ đăng ký hoạt động nhượng quyền thương mại và thông báo bằng
văn bản cho thương nhân về việc đăng ký đó.
Sinh viên thực hiện: Hà Thị Dung K51
Đề án môn học: Luật thương mại GV: Nguyễn Hợp Toàn
c) Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ hoặc chưa hợp lệ, trong thời hạn 02 ngày làm
việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ, cơ quan nhà nước có thẩm quyền phải có văn
bản thông báo để Bên dự kiến nhượng quyền bổ sung, hoàn chỉnh hồ sơ;
d) Các thời hạn nêu tại khoản này không kể thời gian Bên dự kiến nhượng
quyền sửa đổi, bổ sung hồ sơ đề nghị đăng ký hoạt động nhượng quyền thương
mại;
đ) Sau khi hết thời hạn quy định tại khoản này mà cơ quan nhà nước có thẩm
quyền từ chối việc đăng ký thì phải thông báo bằng văn bản cho Bên dự kiến
nhượng quyền và nêu rõ lý do.
2. Thủ tục đăng ký hợp đồng chuyển giao quyền sử dụng các đối tượng sở hữu
công nghiệp được thực hiện theo quy định của pháp luật về sở hữu công nghiệp.
- Khi có sự thay đổi nội dung nhượng quyền, Bên Nhượng quyền phải thông báo
cho cơ quan có thẩm quyền theo quy định pháp luật
- Khi ngừng kinh doanh, cũng phải thông báo để cơ quan có thẩm quyền xóa
đăng ký nhượng quyền.

- Cơ quan tiếp nhận đăng kí:
• Sở Thương mại: tiếp nhận đăng kí đối với hoạt động nhượng quyền thương
mại mang tính nội địa.
• Bộ Thương mại: nhận đăng kí đối với hoạt động nhượng quyền thương mại
mang yếu tố nước ngoài.
6. Xử lý vi phạm về nhượng quyền thương mại:
a. Những hành vi vi phạm pháp luật về nhượng quyền thương mại:
Theo Nghị định 35/2006/NĐ-CP, "hành vi vi phạm pháp luật trong hoạt động
nhượng quyền thương mại" được định nghĩa thông qua việc quy định các hành vi vi
phạm cụ thể tại Điều 24.
Theo khoản 1 Điều này, những hành vi sau đây được xem là "hành vi vi phạm
pháp luật trong hoạt động nhượng quyền thương mại" đó là:
a) Kinh doanh nhượng quyền thương mại khi chưa đủ điều kiện quy định;
b) Nhượng quyền thương mại đối với những hàng hoá, dịch vụ cấm kinh doanh;
c) Vi phạm nghĩa vụ cung cấp thông tin trong hoạt động nhượng quyền thương
mại quy định tại Nghị định này;
d) Thông tin trong bản giới thiệu về nhượng quyền thương mại có nội dung
không trung thực;
đ) Vi phạm quy định về đăng ký hoạt động nhượng quyền thương mại;
Sinh viên thực hiện: Hà Thị Dung K51
Đề án môn học: Luật thương mại GV: Nguyễn Hợp Toàn
e) Vi phạm quy định về thông báo trong hoạt động nhượng quyền thương mại;
g) Không nộp thuế theo quy định của pháp luật mà chưa đến mức truy cứu trách
nhiệm hình sự;
h) Không chấp hành các yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền khi tiến
hành kiểm tra, thanh tra;
i) Vi phạm các quy định khác tại Nghị định 35/2006/NĐ-CP.
* Thương nhân tham gia hoạt động nhượng quyền thương mại có hành vi vi
phạm như trên, thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử phạt vi phạm hành
chính theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính.

b. Thẩm quyền giải quyết
Thẩm quyền giải quyết vi phạm về nhượng quyền thương mại sẽ tuân theo
pháp luật về xử lý vi phạm hành chính.
III. Thực tiễn áp dụng nhượng quyền thương mại ở Việt Nam:
Có mặt tại Việt Nam từ những năm 90 nhưng hình thức nhượng quyền thương
mại (franchise) vẫn còn khá mới mẻ. Khi Việt Nam chính thức là thành viên WTO,
hoạt động franchise mới thực sự nở rộ.
Cho tới thời điểm hiện tại, Việt Nam có hơn 200 hệ thống nhượng quyền
thương mại. Chủ yếu là các thương hiệu ngoài nước, ngòai ra ngoài có các thương
hiệu trong nuớc
Việt Nam chính thức mở cửa thị trường bán lẻ từ ngày 1/1/2009. Bên cạnh sự
có mặt của một số tập đoàn bán lẻ nước ngoài, các công ty về nhượng quyền thương
hiệu cũng bắt đầu xâm nhập. Tuy nhiên, các hợp đồng fanchise còn khiêm tốn mặc
dù Việt Nam được đánh giá là thị trường tiềm năng trong lĩnh vực nhượng quyền
thương mại, đặc biệt là nhượng quyền thương hiệu.
Lịch sử của hoạt động nhượng quyền thương mại tại Việt Nam bắt nguồn từ
trước năm 1975 thông qua một số hệ thống nhượng quyền các trạm xăng dầu (gas
station) của Mỹ như Mobil, Exxon (Esso), Shell. cuối những năm 1980, đầu những
năm 1990 khi các công ty nước ngoài đã cho phép công ty trong nước tiêu thụ các
sản phẩm của họ kèm với sự hỗ trợ về kỹ thuật, kinh nghiệm, vốn và thương hiệu…
Có thể kể đến như các thương hiệu: rượu Bordeaux của Pháp, điện thoại di động
Sony Erriction của Nhật Bản, các hãng mỹ phẩm như: Essance, Chanel…Các hãng
ô tô như Toyota, mitsui… sau đó, vào những năm 1996, bắt đầu với sự tham gia của
các tên tuổi quốc tế, trong ngành chế biến thức ăn nhanh và giải khát như Five Star
Chicken, Texas Chicken, Carvel, Baskin Robbins (Mỹ), Jollibee (Philippines),
Sinh viên thực hiện: Hà Thị Dung K51
Đề án môn học: Luật thương mại GV: Nguyễn Hợp Toàn
Burger Khan (Hàn Quốc). Như vậy, có thể thấy hoạt động nhượng quyền thương
mại đã xuất hiện ở Việt Nam từ sớm chứ không phải là quá mới mẻ như chúng ta
vẫn nghĩ. Tuy nhiên, hình thức nhượng quyền lúc này chưa tạo sự chú ý, đều là

nhượng quyền phân phối sản phẩm và chỉ bó hẹp trong một số lĩnh vực như thực
phẩm, ô tô, mỹ phẩm Ngoài ra, hình thức nhượng quyền lúc này được điều chỉnh
như một hoạt động đầu tư vốn nước ngoài vì Việt Nam vẫn chưa có luật để điều
chỉnh hoạt động này cho đến những năm đầu 2000. Những năm sau đó, cuộc khủng
hoảng tài chính tiền tệ đã làm cho hoạt động này hạn chế rõ rệt. Doanh thu từ hoạt
động nhượng quyền tại Việt Nam thời điểm này rất nhỏ. Năm 1996, tổng doanh thu
khoảng 1,5 triệu USD, doanh số năm 1997 tăng 3 lần, khoảng 4 triệu USD. Doanh
số bán hàng hằng năm của các cửa hàng trung bình đạt 300.000 USD trong đó
lượng hàng hóa, dịch vụ phục vụ cho người Việt chiếm 70% và cho người nước
ngoài 30%.
Doanh thu hoạt động nhượng quyền ở Việt Nam từ 1996 – 2000
Đơn vị: triệu USD
Doanh số 1996 1997 Tỷ lệ tăng trường
1999-2000 (%)
Từ các cơ sở nước ngoài 1,3 3,7 30
Từ các cơ sở Việt Nam 0,2 0,3 10
Tổng số 1,5 4,0 30
Riêng các cơ sở của Mỹ 1,2 2,8 30
Nguồn: Tạp chí khoa học thương mại – số 14 tháng 08/2006 – trang 31
Trong những năm gần đây, hoạt động nhượng quyền ngày càng phát triển
mạnh nhanh hơn với tốc độ khoảng 20% - 25%/năm và dự đoán còn sẽ tiếp tục tăng
mạnh trong thời gian tới khi có sự tham gia của nhiều nhãn hiệu nổi tiếng thế giới
như Burger King, Starbucks Coffee, McDonald's… mở rộng ra nhiều ngành nghề
tạo nên sự đa dạng về sản phẩm hàng hóa và dịch vụ, điều quan trọng là không chỉ
có các tập đoàn nước ngoài đầu tư vào mà các doanh nghiệp Việt Nam đã bắt đầu
Sinh viên thực hiện: Hà Thị Dung K51
Đề án môn học: Luật thương mại GV: Nguyễn Hợp Toàn
thực hiện mô hình kinh doanh này và đạt hiệu quả theo một mức độ nào đó dù
không phải doanh nghiệp nào cũng thành công rực rỡ nhưng chưa thấy doanh
nghiệp nào thất bại.

Cùng với sự phát triển của các hệ thống nhượng quyền quốc tế, đã xuất hiện
các hệ thống nhượng quyền của VN như: Cà phê Trung Nguyên, Phở 24, Qualitea,
Hệ thống chuỗi Bakery Kinh Đô đã làm cho bức tranh thị trường của VN càng trở
nên hấp dẫn. Do lĩnh vực nhượng quyền còn khá mới mẻ tại VN. Nó mới đến nỗi
hầu như chưa có một chương trình chính quy nào ở bậc đại học dạy về hoạt động
nhượng quyền thương mại, có chăng chỉ là xuất hiện ở một số nội dung rất hạn chế
trong những môn học liên quan đến chuyển giao công nghệ, marketing quốc tế hay
trong một số cuộc hội thảo mà ảnh hưởng của nó dường như là rất mờ nhạt, nên chỉ
có một số ít thương hiệu Việt đã và đang áp dụng hình thức này. Tuy chưa thể nói là
đã đạt đến thành công nhưng ít nhiều những thương hiệu này đã gây được tiếng
vang, tạo được niềm tin cho những thương hiệu đến sau tự tin thực hiện hình thức
nhượng quyền. Có thể kể đến một số thương hiệu đã và đang thực hiện nhượng
quyền như: Trung Nguyên, Phở 24, Kinh Đô, Foci, Ninomaxx, T&T, Thế giới di
động Trong đó, Trung Nguyên được xem là nhà tiên phong với sự khởi đầu khá
sớm: bắt đầu nhượng quyền từ năm 1998. Trong một thời gian, Trung Nguyên được
xem như một “hiện tượng” bởi hệ thống các quán cà phê nhượng quyền có mặt ở
khắp mọi nơi, trải dài từ Nam đến Bắc. Đến nay, tuy sức mạnh đã giảm nhiều so với
vài năm trước nhưng Trung Nguyên cũng đã nhượng quyền được một số quán đáng
kể trong nước và một số điểm ở nước ngoài như Nhật, Singapore, Thái Lan,
Campuchia Còn Phở 24 được xem là thương hiệu thực hiện việc nhượng quyền
bài bản nhất, đến nay đã có vài chục cửa hàng trong nước và nhượng quyền sang
một số nước như Philippines, Singapore, Nhật
Thương hiệu VN đã triển khai nhượng quyền
STT Thương hiệu nhượng quyền Lĩnh vực Năm nhượng
quyền
1 Cà phê Trung Nguyên Thức uống 1998
Sinh viên thực hiện: Hà Thị Dung K51
Đề án môn học: Luật thương mại GV: Nguyễn Hợp Toàn
2 Thời trang FOCI Thời trang 1998
3 AQ Silk Thời trang 2002

4 G7-Mart Bán lẻ 2006
5 Phở 24 Thực phẩm 2005
6 Siêu thị thế giới di động Bán lẻ 2005
7 Kinh Đô Bakery Thực phẩm 2006
8 Hủ tíu Nam Vang Tylum Thực phẩm 2006
9 Nhà Vui Bất động sản 2006
10 24/Seven Bán lẻ 2009
11 Coop Mart Bán lẻ 2004
12 V-24h Bán lẻ 2006
13 Nước mía siêu sạch Shake Thức uống 2005
Nguồn: Thống kê
Để đạt được những kết quả như hiện nay thì bên cạnh yếu tố về dân số, kinh
tế, luật pháp cũng là khía cạnh có ảnh hưởng không nhỏ đến nhượng quyền thương
mại tại Việt Nam.
Sau một thời gian áp dụng, có thể thấy pháp luật về nhượng quyền thương mại
đã bộc lộ những ưu điểm và hạn chế nhất định.
Về ưu điểm, xét về hợp đồng nhượng quyền thương mại:
Pháp luật quy định rõ về điều kiện trở thành chủ thể hợp đồng nhượng quyền
thương mại, từ đó góp phần hạn chế rủi ro trong hoạt động kinh doanh của các
bên.
Theo các Điều 5, 6 và 7 Nghị định số 35/2006/NĐ-CP, chủ thể tham gia hợp
đồng nhượng quyền thương mại bao gồm bên nhượng quyền và bên nhận quyền.
Bên nhượng quyền là thương nhân cấp quyền thương mại, bao gồm cả bên nhượng
quyền thứ nhất (bên nhượng quyền sơ cấp) và bên nhượng lại quyền (bên nhượng
quyền thứ cấp). Bên nhận quyền là thương nhân nhận quyền thương mại để khai
thác, kinh doanh, gồm cả bên nhận quyền sơ cấp và bên nhận quyền thứ cấp. Bên
nhượng quyền và bên nhận quyền phải đáp ứng những điều kiện nhất định để có thể
tham gia quan hệ nhượng quyền thương mại.
Đối với bên nhận quyền, pháp luật cũng yêu cầu phải là thương nhân có đủ
khả năng tiến hành các hoạt động kinh doanh sau khi nhận quyền kinh doanh của

bên nhượng quyền. Cụ thể là bên nhận quyền phải có đăng ký kinh doanh ngành
nghề phù hợp với đối tượng của quyền thương mại.
Hình thức hợp đồng nhượng quyền thương mại được quy định là văn bản.
Sinh viên thực hiện: Hà Thị Dung K51
Đề án môn học: Luật thương mại GV: Nguyễn Hợp Toàn
Theo quy định tại Điều 285 Luật Thương mại, hợp đồng nhượng quyền
thương mại phải được lập thành văn bản hoặc bằng hình thức khác có giá trị pháp lý
tương đương, bao gồm điện báo, telex, fax, thông điệp dữ liệu và các hình thức khác
theo quy định của pháp luật. Việc quy định như vậy đảm bảo tính minh bạch, rõ
ràng của hợp đồng nhượng quyền thương mại, tạo căn cứ vững chắc cho các bên
thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình theo hợp đồng, và tạo thuận lợi cho việc giải
quyết tranh chấp.
Quy định về nội dung hợp đồng, quyền và nghĩa vụ của các bên trong hợp
đồng, về cơ bản đã tương đồng với pháp luật các nước.
Quy định những trường hợp được chấm dứt hợp đồng trước thời hạn và sự
ràng buộc giữa bên nhượng quyền và bên nhận quyền sau khi chấm dứt hợp đồng
nhằm đảm bảo quyền và lợi ích của các bên
Khoản 2 Điều 13 và Điều 16 Nghị định số 35/2006/NĐ-CP quy định những
điều kiện để bên nhượng quyền và bên nhận quyền được đơn phương chấm dứt hợp
đồng trước thời hạn. Theo đó, các bên chỉ được phép chấm dứt khi có những lý do
chính đáng, đồng thời cho phép bên nhận quyền được sửa chữa những sai phạm khi
vi phạm nghĩa vụ không cơ bản trong hợp đồng. Các quy định này đã tương đối bao
quát các trường hợp có thể xảy ra, nhằm đảm bảo quyền và lợi chính đáng cho các
bên khi tham gia hợp đồng nhượng quyền thương mại.
Khoản 2 Điều 13 và Điều 16 Nghị định số 35/2006/NĐ-CP quy định những
điều kiện để bên nhượng quyền và bên nhận quyền được đơn phương chấm dứt hợp
đồng trước thời hạn. Theo đó, các bên chỉ được phép chấm dứt khi có những lý do
chính đáng, đồng thời cho phép bên nhận quyền được sửa chữa những sai phạm khi
vi phạm nghĩa vụ không cơ bản trong hợp đồng. Các quy định này đã tương đối bao
quát các trường hợp có thể xảy ra, nhằm đảm bảo quyền và lợi chính đáng cho các

bên khi tham gia hợp đồng nhượng quyền thương mại.
Pháp luật các nước rất quan tâm đến vấn đề chấm dứt hợp đồng nhượng quyền
thương mại trong trường hợp này. Thông thường, các quy định pháp luật được xây
dựng theo hướng bảo vệ quyền lợi của bên nhận quyền thông qua việc đảm bảo
rằng bên nhượng quyền có lý do hợp lý để chấm dứt hợp đồng hoặc bằng cách trao
cho bên nhận quyền quyền được sửa chữa vi phạm hợp đồng. Tại Mỹ, có 14 bang
yêu cầu lý do chính đáng cho việc chấm dứt hợp đồng, 8 bang cho phép sửa chữa
sai phạm là lý do chấm dứt hợp đồng. Pháp luật Australia, Malaysia cũng yêu cầu
thông báo trước khi chấm dứt hợp đồng và cho phép khắc phục vi phạm hợp đồng
Sinh viên thực hiện: Hà Thị Dung K51
Đề án môn học: Luật thương mại GV: Nguyễn Hợp Toàn
là lý do yêu cầu chấm dứt. Như vậy, các quy định pháp luật Việt Nam về chấm dứt
hợp đồng nhượng quyền thương mại trước thời hạn đã tương đồng với pháp luật các
nước trên thế giới.
Mặt khác, theo quy định tại Khoản 4 Điều 289 Luật Thương mại, sự ràng buộc
giữa bên nhượng quyền và bên nhận quyền vẫn tiếp tục ngay cả sau khi hợp đồng
đã chấm dứt. Theo đó, bên nhận quyền phải giữ bí mật về bí quyết kinh doanh đã
được nhượng quyền sau khi hợp đồng nhượng quyền thương mại kết thúc hoặc
chấm dứt. Khi tham gia vào hợp đồng nhượng quyền thương mại, bên nhượng
quyền phải chuyển giao cho bên nhận quyền công nghệ, bí quyết kinh doanh, là
điều kiện tiên quyết để làm nên thành công cho bên nhượng quyền. Khi hợp đồng
nhượng quyền thương mại kết thúc, công việc kinh doanh của bên nhượng quyền có
thể gặp rủi ro nếu có một bên không có lợi ích liên quan (bên nhận quyền cũ) biết
được bí quyết kinh doanh của mình. Do đó, đây là quy định cần thiết để bảo vệ lợi
ích chính đáng cho bên nhượng quyền, đem lại sự an tâm cho bên nhượng quyền
khi tham gia vào hoạt động nhượng quyền thương mại.
Bên cạnh đó, hệ thống pháp luật cũng có những hạn chế nhất định.
(i) Đối với bên nhận quyền: Các quy định cứng nhắc trong các điều khoản về
bí mật kinh doanh, sở hữu trí tuệ, thanh toán trong quá trình nhượng quyền sẽ làm
hạn chế sự tư vấn, giúp đỡ từ bên ngoài khi gặp khó khăn, tranh chấp. Những điều

khoản đơn phương thiếu tính cạnh tranh làm ảnh hưởng đến bên nhận quyền như
các điều khoản về cung ứng hàng hoá, dịch vụ. Điều này sẽ làm mất cơ hội tiếp cận
với các hàng hoá, dịch vụ bên ngoài hệ thống nhượng quyền của bên nhận quyền.
(ii) Đối với bên nhượng quyền: Trước thực trạng xâm phạm quyền sở hữu trí
tuệ ở nước ta hiện nay, các quy định về sở hữu trí tuệ trong hợp đồng nhượng quyền
thương mại thường nếu không được quy định chặt chẽ có thể bị vi phạm; khó kiểm
soát được hệ thống; vi phạm cam kết trong hợp đồng.
Nghị định 35/2005/NĐ-CP quy định bên nhượng quyền hay nhượng quyền thứ
cấp phải kinh doanh theo phương thức này 1 năm tại VN mới được mở rộng hoạt
động. Quy định này sẽ làm mất đi ưu thế cạnh tranh mở rộng thị trường của các
nhà đầu tư nước ngoài ,vì nếu nhà đầu tư có đủ năng lực, điều kiện thì có thể mở
rộng hệ thống để chiếm lĩnh thị trường, tăng khả năng cạnh tranh ngay từ thời gian
đầu hoạt động.
Lần đầu tiên trong pháp luật Việt Nam, Nghị định số 11/2005/NĐ-CP ngày
02/02/2005 (sau đây gọi là Nghị định số 11/2005/NĐ) quy định chi tiết về chuyển
Sinh viên thực hiện: Hà Thị Dung K51
Đề án môn học: Luật thương mại GV: Nguyễn Hợp Toàn
giao công nghệ (sửa đổi) quy định chi tiết thi hành Ch ơng III Phần VI Bộ luật Dân
sự (1995) chính thức thừa nhận hoạt động “cấp phép đặc quyền kinh doanh”, một
dạng hoạt động NQTM, là một trong những hoạt động chuyển giao công nghệ.
Theo Điều 4 Khoản 6 Nghị định số 11/2005/NĐ-CP, “cấp phép đặc quyền
kinh doanh” là hoạt động theo đó: "Bên nhận sử dụng tên thương mại, nhãn hiệu
hàng hoá và bí quyết của bên giao để tiến hành hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực
dịch vụ thương mại".
Bên cạnh hoạt động cấp phép đặc quyền kinh doanh, hoạt động nhượng quyền
thương mại cũng được pháp luật nước ta công nhận tại Điều 284 Luật Thương mại
năm 2005. Câu hỏi đặt ra là: “cấp phép đặc quyền kinh doanh” và “nhượng quyền
thương mại” có phải là một hay không?
Theo giải thích của Phần I, mục 5, Thông tư số 30/2005/TT-BKHCN ngày
30/12/2005 (sau đây gọi là Thông tư số 30/2005/TT-BKHCN) hướng dẫn một số

điều của Nghị định số 11/2005/NĐ-CP, “cấp phép đặc quyền kinh doanh” chính là
“nhượng quyền thương mại” trong hoạt động chuyển giao công nghệ, và “nhượng
quyền thương mại” liên quan đến chuyển giao công nghệ sẽ được điều chỉnh bằng
Nghị định số 11/2005/NĐ-CP. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng: Nghị định số
11/2005/NĐ-CP là văn bản hướng dẫn thi hành các quy định tại Chương III, Phần
thứ sáu của Bộ luật Dân sự (1995), mà Bộ luật Dân sự (1995) đã được thay thế bằng
Bộ luật Dân sự (2005).
Luật Thương mại năm 2005 quy định về nhượng quyền thương mại trong 8
điều khoản, từ Điều 284 đến Điều 291. Định nghĩa nhượng quyền thương mại tại
Điều 284, về cơ bản, đã phù hợp với thông lệ của các nước. Tuy nhiên, nhìn chung,
các quy định này chưa cụ thể, chưa thể hiện rõ bản chất của “franchising” và hợp
đồng nhượng quyền thương mại, chỉ thể hiện một cách không rõ nét về mối quan hệ
giữa “franchising” và quyền sở hữu trí tuệ, và không nói gì về mối quan hệ giữa
“franchising” và cạnh tranh. Về điểm này, có lẽ các nhà lập pháp Việt Nam nên học
tập kinh nghiệm của các nước khác.
Ngày 31/03/2006, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 35/2006/NĐ-CP quy
định chi tiết thi hành Luật Thương mại về hoạt động nhượng quyền thương mại (có
hiệu lực ngày 26/04/2006). Nghị định này có 28 điều khoản, quy định về khá nhiều
vấn đề, trong đó có vấn đề: điều kiện hoạt động nhượng quyền thương mại, cung
cấp thông tin, hợp đồng nhượng quyền thương mại, đăng ký hoạt động nhượng
quyền thương mại, xử lý vi phạm pháp luật trong hoạt động nhượng quyền thương
Sinh viên thực hiện: Hà Thị Dung K51
Đề án môn học: Luật thương mại GV: Nguyễn Hợp Toàn
mại. Nghị định này cũng không làm rõ hơn các vấn đề cần phải làm rõ về bản chất
hợp đồng nhượng quyền thương mại, mối quan hệ giữa “franchising” và cạnh tranh.
Bên cạnh đó, Nghị định còn hơi đơn giản về kỹ thuật lập quy.
Còn nhiều khía cạnh của nhượng quyền thương mại mà hiện nay hệ thống văn
bản pháp luật Việt Nam vẫn chưa đề cập đến như nhượng quyền từ khu chế xuất,
khu phi thuế quan ra nước ngoài và ngược lại, doanh nghiệp sẽ phải đăng ký hoạt
động tại cơ quan nào. Hoặc, pháp luật vẫn chưa có quy định cụ thể cơ chế khiếu nại,

giải quyết khiếu nại trong trường hợp thương nhân bị từ chối đăng ký hoạt động
franchise. Hiện Bộ Tài chính chưa ban hành quy định về mức lệ phí mà thương
nhân phải nộp khi đăng ký hoạt động nhượng quyền. Do đó có thể dẫn đến sự lúng
túng của cơ quan đăng ký khi tiếp nhận, giải quyết hồ sơ đăng ký.
Các quy định của pháp luật về nhượng quyền thương mại còn nằm rải rác và
chưa có sự đồng bộ, thống nhất, đặc biệt là giữa luật thương mại và luật cạnh tranh.
Các trường hợp đơn phương chấm dứt hợp đồng nhượng quyền thương mại cũng để
thiếu sót trường hợp.
Nhược điểm rõ nhất của các quy định về xử lý vi phạm trong hoạt động
nhượng quyền thương mại là: chúng chưa đủ cụ thể để áp dụng trong thực tiễn.
Như vậy, pháp luật điều chỉnh hoạt động nhượng quyền thương mại mới chỉ
hình thành và đang phát triển ở bước đầu. Những quy định còn ở mức mang tính
chất khung, và còn nhiều vấn đề chưa được đề cập tới. Những hạn chế của pháp luật
làm thị trường Việt Nam giảm đi sự hấp dẫn, dù rất nhiều tiềm năng. Trong thời
gian tới, cần tiếp tục có những sửa đổi và hoàn thiện pháp luật, để tạo thuận lợi cho
hoạt động nhượng quyền thương mại phát triển và đem lại lợi ích cho nền kinh tế.
IV. Một số đề xuất kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật về nhượng quyền
thương mại ở Việt Nam:
Theo dự báo, trong những năm tới, hoạt động nhượng quyền thương mại sẽ
“bùng nổ” ở Việt Nam. Do đó, các bên trước khi thiết lập quan hệ này cần phải tìm
hiểu dưới nhiều góc độ khác nhau, trong đó có các quy định của pháp luật. Trong
bối cảnh đó, việc tiếp tục nghiên cứu hoàn thiện các quy định pháp luật về nhượng
quyền thương mại, tạo ra một môi trường pháp lý phù hợp, thuận lợi cho nhượng
quyền thương mại phát triển là rất cần thiết. Đứng trên góc độ pháp lý, một số đề
xuất, kiến nghị đưa ra nhằm hoàn thiện pháp luật về nhượng quyền thương mai ở
Việt Nam trong giai đoạn hiện nay đó là:
Sinh viên thực hiện: Hà Thị Dung K51
Đề án môn học: Luật thương mại GV: Nguyễn Hợp Toàn
Cần có những quy định pháp luật cụ thể hơn, chi tiết hơn để điều chỉnh hoạt
động nhượng quyền thương mại;

Phải giải quyết được mối quan hệ giữa nhượng quyền thương mại và cạnh
tranh bằng một văn bản pháp luật riêng;
Cần tiếp tục hoàn thiện các quy định về nghĩa vụ cung cấp thông tin của bên
nhượng quyền; bổ sung thêm một số trường hợp chấm dứt hợp đồng trước thời hạn
và làm rõ hậu quả pháp lý của việc chấm dứt hợp đồng;
Cần quy định về xử lý vi phạm pháp luật trong hoạt động nhượng quyền
thương mại cụ thể hơn, để có thể áp dụng được trong thực tiễn. Bên cạnh đó, các
kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật về nhượng quyền thương mại được đưa ra trên
cơ sở đánh giá những hạn chế của pháp luật nước ta trong lĩnh vực này, và tiếp thu
có chọn lọc những kinh nghiệm pháp luật của các nước trên thế giới.
Quá trình xây dựng và hoàn thiện pháp luật về nhượng quyền thương mại
phải dựa trên những quan điểm và định hướng mang tính khoa học. Pháp luật
nhượng quyền thương mại phải phù hợp với những đặc điểm cụ thể của hoạt động
nhượng quyền thương mại, đồng thời phải có tính dự báo, định hướng cho hoạt
động này phát triển.
Pháp luật về nhượng quyền thương mại phải được hoàn thiện trên cơ sở phù
hợp với điều kiện kinh tế – xã hội. Pháp luật không thể cao hơn hoặc thấp hơn trình
độ kinh tế. Chỉ khi phù hợp với điều kiện kinh tế – xã hội cụ thể, pháp luật mới phát
huy tác dụng thúc đẩy hoạt động nhượng quyền thương mại phát triển. Theo đánh
giá của nhiều nhà chuyên môn, pháp luật tại Việt Nam hiện nay vẫn đang đi sau sự
phát triển của hoạt động nhượng quyền thương mại. Chính vì vậy, trong thời gian
tới, pháp luật về nhượng quyền thương mại cần tiếp tục hoàn thiện đáp ứng nhu cầu
phát triển của hoạt động này. Mặt khác, khi đưa ra những giải pháp nhằm hoàn
thiện pháp luật, cần phải quán triệt đường lối phát triển kinh tế của Đảng và Nhà
nước. Trên cơ sở những quan điểm đó, phải vạch ra được những định hướng chủ
yếu của việc hoàn thiện pháp luật về nhượng quyền thương mại. Việc hoàn thiện
pháp luật về nhượng quyền thương mại cần theo định hướng đảm bảo tính đồng bộ
của cả hệ thống pháp luật; đảm bảo tính tương thích với pháp luật quốc tế và pháp
luật các nước.
Ngoài việc hoàn thiện hệ thống pháp luật, để phát triển nhượng quyền thương

mại ở Việt Nam thì việc nâng cao hiệu quả hoạt động của bộ máy thực thi pháp luật
về nhượng quyền thương mại, tăng cường công tác tuyên truyền và phổ biến pháp
Sinh viên thực hiện: Hà Thị Dung K51
Đề án môn học: Luật thương mại GV: Nguyễn Hợp Toàn
luật về nhượng quyền thương mại cũng là điều cần thiết. Chúng ta cũng có thể
thành lập hiệp hội về nhượng quyền thương mại của Việt Nam để giúp đỡ các
doanh nghiệp, người kinh doanh có điều kiện tiếp cận và vận dụng dễ dàng hơn một
phương thức kinh doanh có nhiều ưu điểm, đặc biệt là trong thời kì khủng hoảng
kinh tế như hiện nay.
Kết luân:
Trong điều kiện kinh tế xã hội như hiện nay của Việt Nam thì kinh doanh theo
hướng nhượng quyền thương mại là cách làm mang lại nhiều lợi ích và tiết kiệm chi
phí nhất cho người kinh doanh. Tuy nhiên, trong mấy năm gần đây, Việt Nam vẫn
mãi chỉ được đánh giá là tiềm năng trong lĩnh vực này. Để thu hút thêm đầu tư nước
Sinh viên thực hiện: Hà Thị Dung K51
Đề án môn học: Luật thương mại GV: Nguyễn Hợp Toàn
ngoài cũng như tạo điều kiện cho các doanh nghiệp trong nước, pháp luật nói chung
và pháp luật về nhượng quyền thương mại nói riêng cần có sự quan tâm hợp lý
nhằm tạo được vị trí của mình, phát huy được hết tiềm năng vốn có.
Với phạm vi đề tài này còn rất nhiều vấn đề chưa thể đề cập đến. Tuy nhiên, bằng
những gì đã làm, em mong muốn sẽ nhận được góp ý của thầy cô để có thể hoàn
thiện hơn kiến thức của mình.
DANH MỤC THAM KHẢO
1.
Sinh viên thực hiện: Hà Thị Dung K51
Đề án môn học: Luật thương mại GV: Nguyễn Hợp Toàn
2. Ts. Phạm Duy Liên (2005), “Nhượng quyền thương mại và khả năng phát
triển ở Việt Nam”. Những vấn đề kinh tế thế giới, số 8 (112), 08/2005
3. Nguyệt Hồng (2005). “Nhượng quyền thương mại tại Việt Nam đang hình
thành và phát triển”. Thương mại, số 46, 12/2005

4. Trần An (206). “Nhượng quyền kinh doanh sẽ là xu hướng mới”. Thương
mại số 18, 05/2006
Sinh viên thực hiện: Hà Thị Dung K51

×