Tải bản đầy đủ (.doc) (22 trang)

pháp luật về nhượng quyền thương mại và nhượng quyền thương mại sản phẩm café segafredo espresso zanetti tại việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (381.03 KB, 22 trang )

Báo cáo thực tập-sinh viên Ninh Viết Tùng-K53 Kinh tế-Lao đông
LỜI MỞ ĐẦU
Gần đây, tại Việt Nam nói chung và tại thủ đô Hà Nội nói riêng ta thấy sự xuất hiện
ngày càng nhiều của các thương hiệu quốc tế. Từ đồ ăn nhanh, khách sạn, nhà hàng cho
đến mỹ phẩm, quần áo, tất cả đang nhanh chóng bước vào thị trường Việt Nam bằng
con đường nhượng quyền thương mại. Chúng đã và đang mang lại sự phát triển mạnh
mẽ của các thương hiệu nước ngoài tại thị trường trẻ được đánh giá đầy tiềm năng này.
Chưa bao giờ có nhiều thương hiệu nổi tiếng thế giới xuất hiện tại Việt Nam như
hiện nay: Lotteria, Goloria Jeans Coffees, Lee’s Sandwiches, Jollibee, KFC, Coffe Bean
& Tea Leaf, Bread Talk, Pizza Hut… (thực phẩm), Louis Vuitton, Gucci, CK, Mango,
Timberland… (thời trang). Nhiều thương hiệu khá thành công trong việc chiếm lĩnh thị
trường, số lượng cửa hàng tăng lên nhanh chóng dưới hình thức nhượng quyền thương
mại.
Theo một con số thống kê không chính thức thì hiện có khoảng 100 thương hiệu
quốc tế hoạt động kinh doanh tại Việt Nam bằng phương thức nhượng quyền và rất ăn
nên làm ra. Đây là sự đón đầu của các Doanh nghiệp nước ngoài bởi qua được giai đoạn
khủng hoảng tài chính thì thị trường franchise tại Việt Nam sẽ rất sôi động do đây là thị
trường còn sơ khai, chính trị ổn định, kinh tế tăng trưởng mạnh, dân số đông tiềm
năng của thị trường rất lớn.
Có thể nói vấn đề nhượng quyền thương mại đang trở nên rất hấp dẫn và thu hút các
nhà đầu tư Việt Nam. Tôi có may mắn là trong dịp hè đã tìm được một công việc part-
time tại một trong những thương hiệu nhượng quyền phát triển nhất thế giới và đang
tích cực xâm nhập thị trường Việt Nam. Đó là thương hiệu café Ý Segafredo Zanetti
Espresso. Chắc hẳn những ai đã từng tới các nước châu Âu, châu Mỹ hay các nước chấu
Á khác không còn lạ gì với thương hiệu café Ý này. Và trong báo cáo thực tập dưới
đây, tôi sẽ tổng kết những tìm hiểu của tôi về franchise và thực tế tại shop café qua đó
1
Báo cáo thực tập-sinh viên Ninh Viết Tùng-K53 Kinh tế-Lao đông
phần nào phác họa được cơ bản các đặc trưng của franchise, những cơ hội và thách thức
của mô hình này với Việt Nam.
Trong quá trình làm báo cáo thực tập này, tôi rất biết ơn các thầy cô giáo trong bộ


môn Luật kinh doanh-Khoa Luật-ĐHQG HN đã nhiệt tình cung cấp cho tôi các tài liệu
quý báu về franchise trên thế giới và Việt Nam. Tôi cũng xin chân thành cám ơn công
ty cổ phần mua sắm cao cấp (đại diện thương hiệu Segafredo Espresso Zanetti tại Việt
Nam) đã giúp đỡ tôi hoàn thành báo cáo này với chất lượng tốt nhất.
2
Báo cáo thực tập-sinh viên Ninh Viết Tùng-K53 Kinh tế-Lao đông
Bố cục báo cáo thực tập
Lời nói đầu
Mục lục
Phần I. Khái quát chung về nhượng quyền thương mại
1.1.Khái niệm nhượng quyền thương mại
1.2.Quá trình phát triển của franchise trên thế giới và Việt Nam
1.3.Những nội dung quan trọng của franchise
1.4.Ưu nhược điểm của franchise
1.5.Các mô hình nhượng quyền thương mại
Phần II. Pháp Luật về nhượng quyền thương mại tại Việt Nam
2.1. Tổng quan hệ thống pháp luật về nhượng quyền tại Việt Nam
2.2. Nhứng bất cập còn tồn tại
Phần III. Nhượng quyền thương mại sản phẩm café Segafredo Espresso Zanetti
tại Việt Nam
3.1. Cơ cấu tổ chức, lĩnh vực kinh doanh
3.2. Hoạt động kinh doanh thực tế
Kết luận
3
Báo cáo thực tập-sinh viên Ninh Viết Tùng-K53 Kinh tế-Lao đông
Danh mục tài liệu tham khảo
4
Báo cáo thực tập-sinh viên Ninh Viết Tùng-K53 Kinh tế-Lao đông
Phần I.
Khái quát chung về nhượng quyền thương mại

1.1.Khái niệm nhượng quyền thương mại
Nhượng quyền thương mại được dịch từ tiếng Anh là franchise và có nhiều định
nghĩa khác nhau. Theo định nghĩa của Hội đồng thương mại Liên bang Hoa Kỳ:
“franchise là một hợp đồng hay thỏa thuận giữa ít nhất hai người, trong đó: người mua
franchise được cấp quyền bán hay phân phối sản phẩm, dịch vụ theo cùng một kế họah
hay hệ thống tiếp thị cuat người chủ thương hiệu. Hoạt động kinh doanh của người mua
franchise phải triệt để tuân theo kế hoạch hay hệ thống tiếp thị này, gắn liền với nhãn
hiệu, thương hiệu, biểu tượng, khẩu hiệu, tiêu chí, quảng cảo và những biểu tượng
thương mại khác của chủ thương hiệu. người mua franchise phải trả một khoản phí trực
tiếp hay gián tiếp, gọi là franchise”.
Còn theo định nghĩa trong Luật thương mại 2005 của Việt Nam thì “Nhượng quyền
thương mại là một hoạt động thương mại, theo đó bên nhượng quyền cho phép và yêu
cầu bên nhận quyền tự mình tiến hành việc mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ theo
các điều kiện sau đây:
(1) Việc mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ được tiến hành theo cách thức
tổ chức kinh doanh do bên nhượng quyền quy định và được gắn với nhãn hiệu
hàng hóa, tên thương mại, bí quyết kinh doanh, khẩu hiệu kinh doanh, biểu tượng
kinh doanh, quảng cáo của bên nhượng quyền;
5
Báo cáo thực tập-sinh viên Ninh Viết Tùng-K53 Kinh tế-Lao đông
(2) Bên nhượng quyền có quyền kiểm soát và trợ giúp cho bên nhận nhượng
quyền trong việc điều hành công việc kinh doanh”
Trong nhượng quyền thương mại thì yếu tố thương hiệu thực sự là yếu tố then chốt
đem lại sự nhận biết và sự tiêu dùng của khách hàng. Thêm vào đó, bên nhận quyền có
quyền được phân phối hay bán các hàng hóa dịch vụ của bên nhượng quyền ở một khu
vực nhất định, trong thời gian nhất định, nhưng phải tuân theo các kế hoạch hay hệ
thống marketing của bên nhượng quyền để đảm bảo thương hiệu được thống nhất và
không bị ảnh hưởng.
1.2.Quá trình phát triển của franchise trên thế giới và Việt Nam
Franchise có xuất xứ từ châu Âu cách nay hàng trăm năm và sau đó lan rộng và bùng

nổ tại Mỹ. Từ “franchise” có nguồn gốc từ tiếng Pháp là “franc” có nghĩa “freedom” (tự
do). Vào thời đó, người được nhượng quyền là một người rất quan trọng, đuợc trao
quyền hạn và quyền tự do để thay mặt Nhà nước điều hành, triển khai các luật lệ tại một
số lãnh thổ nhất định, ví dụ như việc ấn định mức thuế và thu thuế. Khái niệm trao
quyền này sau đó được áp dụng trong ngành kinh doanh và khu vực kinh tế tư nhân.
Hầu hết các tài liệu, sách vở về franchise đều cho rằng hình thức franchise hiện đại
có lẽ bắt đầu từ việc phát triển ồ ạt các trạm xăng dầu và các gara buôn bán xe hơi ngay
sau Thế chiến thứ nhất kết thúc. Điều này có đúng có sai. Các đại lý xăng dầu hay gara
xe hơi được cấp giấy phép hoạt động dưới tên một thương hiệu nào đó đều cho rằng
mình là đối tác mua franchise, tuy nhiên họ không phải trả một khoản phí franchise nào
như những hợp đồng franchise thông thường. Theo thông lệ của các ngành kinh doanh
loại này thì điều kiện gần như duy nhất để các đại lý được cấp phép hoạt động với tên
thương hiệu có sẵn là phải mua sản phẩm độc quyền cung cấp bởi chủ thương hiệu. Dĩ
nhiên, các đại lý sẽ mua từ nhà máy hay chủ thương hiệu với giá sỉ và bán lại tại cửa
hàng của mình với giá bán lẻ. Ngược lại, đối với các thương hiệu trong ngành nhà hàng
6
Báo cáo thực tập-sinh viên Ninh Viết Tùng-K53 Kinh tế-Lao đông
chẳng hạn, đối tác mua franchise không bị bắt buộc phải mua hàng độc quyền từ chủ
thương hiệu, trừ một số thành phần gia vị, nguyên liệu mang tính “bí quyết”.
Do đó, sự lớn mạnh của mô hình kinh doanh franchise thật sự chỉ bắt đầu sau Thế
chiến thứ hai khi hàng loạt thương hiệu trong các ngành dịch vụ, bán lẻ, chuỗi khách
sạn, nhà hàng thức ăn nhanh ra đời. Mô hình kinh doanh franchise sau đó ngày càng
phát triển và phổ biến khắp thế giới và đặc biệt là trong thập niên 90. Trong số đó
không thể không kể đến các thương hiệu đã gắn liền với văn hóa nước Mỹ như
McDonald’s, Jiffy Lube, Jani King, Holiday Inn, Dairy Queen, Quality Inn, Burger
King, Subway, Midas Muffler, Dunkin’s Donuts, 7-Eleven… Cho đến nay, trên thế giới
có khoảng 16,000 hệ thống franchise hoạt động trong hơn 100 khu vực kinh doanh khác
nhau đặc biệt là lĩnh vực nhà hàngm khách sạn và phân phối dịch vụ.
Ngày nay, quá trình toàn cầu hoá trên thế giới diễn ra rất nhanh, mạnh trong tất cả
các lĩnh vực. Hình thức nhượng quyền càng phát huy vai trò của nó trên toàn thế giới.

Theo các nghiên cứu mới nhất, cứ 12 phút lại có một hệ thống nhượng quyền mới ra
đời. Ở Mỹ, 90% công ty kinh doanh theo hình thức nhượng quyền thương mại tiếp tục
hoạt động sau 10 năm trong khi 82% công ty độc lập phải đóng cửa và cũng chỉ có 5%
công ty theo hợp đồng thương hiệu thất bại trong năm đầu tiên so với 38% công ty độc
lập. Điều đó cho thấy sự bùng nổ hình thức này trên thế giới là điều tất yếu.
Một số kết quả thực sự ấn tượng của hệ thống này mang lại trên thế giới : Doanh thu
từ hoạt động kinh doanh nhượng quyền trên toàn thế giới năm 2000 đạt 1.000 tỷ USD
với khoảng 320.000 DN từ 75 ngành khác nhau. Nếu so sánh với GDP của Việt Nam
cùng năm thì hệ thống này gấp trên 28 lần và còn có dấu hiệu vượt hơn nữa trong
những năm gần đây. Tại Mỹ, hoạt động nhượng quyền chiếm trên 40% tổng mức bán
lẻ, thu hút được trên 8 triệu người lao động tức là 1/7 tổng lao động ở Mỹ và có hơn
550.000 cửa hàng nhượng quyền và cứ 8 phút lại có một cửa hàng nhượng quyền mới
ra đời.
7
Báo cáo thực tập-sinh viên Ninh Viết Tùng-K53 Kinh tế-Lao đông
Ở Châu Âu, tổng cộng có hơn 4.000 hệ thống NQTM; với 167.500 cửa hàng NQTM,
doanh thu đạt khoảng 100 tỉ Euro. Tạo ra hơn 1.5 triệu việc làm. Riêng ở Anh, NQTM
là một trong những hoạt động tăng trưởng nhanh nhất của nền kinh tế với khoảng
32.000 DN nhượng quyền, doanh thu mỗi năm 8,9 tỷ bảng Anh, thu hút một lượng lao
động khỏang 317.000 lao động và chiếm trên 29% thị phần bán lẻ.
Tại Úc, tổng cửa hàng nhượng quyền thương mại khoảng 54.000, đóng góp 12% vào
GDP cả nước và tạo hàng trăm ngàn việc làm cho người lao động
Theo Hiệp hội nhượng quyền Quốc tế (IFA) thì nhượng quyền kinh doanh ở châu Á đã
tạo doanh thu hơn 500 tỷ USD mỗi năm. Một số nước có hệ thống nhượng quyền đóng
góp vai trò quan trọng trong sự phát triển của mình như: Tại Thái Lan, số hợp đồng
nhượng quyền đang tăng rất nhanh, trong đó có tới 67% thuộc khu vực doanh nghiệp
vừa và nhỏ, với số vốn ban đầu cho mỗi hợp đồng 20.000-65.000 USD.
Bộ thương mại Thái Lan công bố chương trình khuyến khích và quảng bá thương
hiệu nội địa ra thị trường quốc tế qua NQTM. Các doanh nghiệp kinh doanh theo hình
thức này được hỗ trợ đào tạo trung và ngắn hạn về công nghệ NQTM. Do vậy, năm

2004 đạt doanh số 25 triệu Baht, năm 2005 tăng 10% và tăng rất nhanh cho các năm
tiếp theo. Tại Nhật Bản, NQTM phát triển mạnh từ năm 1996, đến năm 2004 đã có
1.074 hệ thống NQTM và 220.710 cửa hàng kinh doanh theo hình thức NQTM, doanh
thu từ hệ thống này vào khoảng 150 tỉ USD, tăng trưởng hàng năm 7%.
Từ năm 1980, NQTM vào Trung Quốc. Đến năm 2004, nước này đã có 2.100 hệ
thống nhượng quyền (nhiều nhất thế giới), với 120.000 cửa hàng nhượng quyền trong
60 lĩnh vực khác nhau. Biểu đồ tăng trưởng hoạt động nhượng quyền của Trung Quốc
dựng đứng kể từ khi nước này gia nhập WTO.
Từ năm 2000, bình quân mỗi năm hệ thống nhượng quyền tăng 38% vượt xa mức
tăng trưởng 10%/năm của hàng tiêu dùng, các cửa hàng nhận nhượng quyền tăng 55%.
8
Báo cáo thực tập-sinh viên Ninh Viết Tùng-K53 Kinh tế-Lao đông
Đặc biệt, hệ thống nhượng quyền thương mại của doanh nghiệp Trung Quốc cạnh tranh
ngang hàng với thương hiệu nhượng quyền nổi tiếng của nước ngoài. Ở Malaysia, nhìn
thấy lợi ích của NQTM từ 1992, Chính phủ thành lập chương trình quốc gia về chuyển
nhượng (Franchise Development Programme - FDP) với 2 mục tiêu: (i) Gia tăng số
Doanh nghiệp bán / mua nhượng quyền thương mại; (ii) Thúc đẩy phát triển những sản
phẩm dịch vụ đặc thù nội địa thông qua nhượng quyền thương mại.
Ở Việt Nam, phương thức kinh doanh mới mẻ này du nhập từ đầu những năm 1990
và hiện đang phát triển với một tôc độ nhanh. Tuy nhiên, ở Việt Nam vì thị trường mới
mở cửa trong những năm gần đây nên chưa có nhiều thương hiệu nước ngoài xâm nhập.
Theo số liệu của Bộ thương mại cung cấp thì hiện Việt Nam có hơn 90 hệ thống kinh
doanh trên các lĩnh vực khác nhau. Có thể kể tới một số thương hiệu nổi tiếng như:
KFC, Lotteria, Pizza Hut, Trung Nguyên, Kinh đô, Forci… Một só tập đoàn quốc tế
cũng đang đàm phán để đưa sản phẩm của họ và Việt Nam như McDonald’s, tập đoàn
bán lẻ 7 Eleven… Thương hiệu Việt Nam như Phở 24 đã có 35 cửa hàng sau 3 năm
nhượng quyền. Dự kiến, đến năm 2008, sẽ có khoảng 100 cửa hàng tại Việt Nam. Phở
24 đã xuất hiện tại Philippines, Indonesia và chuẩn bị ra mắt tại Canada, Hàn Quốc,
Nhật Bản và Trung Quốc. Mức giá nhượng quyền thương hiệu trong nước là 7.000
USD và ở nước ngoài là 12.000 USD, chưa kể phí vận hành 3% trên tổng doanh thu của

từng cửa hàng đã chuyển nhượng. Foci đã áp dụng nhượng quyền từ năm 1998 với 35
đối tác nhận nhượng quyền và đã mở 48 cửa hàng trên cả nước.
Đến cuối năm 2007, Foci sẽ có mặt tại tất cả địa phương và năm 2008 dự kiến có tối
thiểu 100 cửa hàng. Dự kiến 2007 Foci mở 7 cửa hàng tại Mỹ theo hình thức NQTM.
Công ty Kinh Đô đã mở được 30 cửa hàng bánh Bakery, theo kế hoạch sẽ có 100 cửa
hàng và tiến đến mở rộng hình thức kinh doanh thành tiệm cà phê, bánh ngọt và thức ăn
nhanh Kinh Đô. Trà sữa trân châu Tapio đã mở được 10 cửa hàng và đang cho ra mô
hình mới là Grand Tapio – bán kèm thêm thức ăn nhanh.
9
Báo cáo thực tập-sinh viên Ninh Viết Tùng-K53 Kinh tế-Lao đông
1.3.Những nội dung quan trọng của franchise
1.3.1. Tính đồng bộ và hệ thống
Đây là điểm bắt buộc của các doanh nghiệp kinh doanh nhượng quyền và được
chuyên nghiệp đến mức cao nhất để đảm bảo hiệu quả kinh doanh tối đa. Tính đồng bộ
của hệ thống nhượng quyền được thể hiện không chỉ ở logo, nhãn hiệu mà còn ở cách
bài trí cửa hiệu, màu sắc trang trí, phương thức hoạt động…. Vì tất cả các cửa hàng
thuộc hệ thống của chủ thương hiệu đều phải đảm bảo không chỉ bán cùng sản phẩm
với cùng chất lượng mà còn phải mang đến cùng một thông điệp cho khách hàng nên hệ
thống franchise phải đảm bảo tính hệ thống cáo.
Có thể ví dụ như sau: khi bước vào các cửa hàng KFC ở Hà Nội ta sẽ thấy cách trang
trí chủ đạo với logo bên ngoài và màu sắc đỏ đặc trưng, bào bì đựng đồ ăn và đồ uống
giống nhau tại nhiều quán không chỉ ở nước ta mà còn ở các nước khác. Chính việc tạo
dựng một hình ảnh duy nhất, đồng nhất đến khách hàng sẽ giúp khách hàng thấy tin
tưởng về chất lượng, uy tín của thương hiệu hơn.
Tuy nhiên, thùy theo từng vị trí địa lý, phong tục tập quán địa phương mà có thể có
một vài thay đổi cho phù hợp nên không phải lúc nào franchise cũng nguyên gốc 100%.
1.3.2. Thương hiệu
Trong hoạt động franchise, thương hiệu là yếu tố cốt lõi để hoạt động này có thể thực
hiện được vì thực chất người chủ thương hiệu đã nhượng lại quyền được sử dụng
thương hiệu của mình cho bên nhận nhượng quyền tại một khu vực nhất định và trong

khoảng thời gian nhất định. Do đó, thương hiệu đóng một vai trò rất quan trọng đối với
cả người mua và người bán franchise.
1.3.3. Phí nhượng quyền
10
Báo cáo thực tập-sinh viên Ninh Viết Tùng-K53 Kinh tế-Lao đông
Quyền kinh doanh được bên bán bán cho bên mua để thu về một số tiền ban đầu,
thường gọi là phí gia nhập hay phí nhượng quyền. Số tiền này phụ thuộc nhiều yếu tố
như mức độ nổi tiếng của thương hiệu. địa điểm nhượng quyền, ngành nghề…và
thường thì rất khó xác định. Phí nhượng quyền bao gồm phí nhượng quyền ban đầu và
phí duy trì thương hiệu hằng tháng. Ngoài ra, các chi phí bất đọng sản, trang bị máy
móc, bàn ghế không được tính là phí nhượng quyền nhưng vẫn được các chủ thương
hiệu yêu cầu đầu tư để đảm bảo tính đồng bộ, khả năng thành công của doanh nghiệp
nhận quyền.
Phí nhượng quyền ban đầu chỉ bao gồm quyền sử dụng tên và hệ thống sản xuất, điều
hành, và không bao gồm tài sản cố định, bất động sản.
Phí duy trì được trích ra từ doanh thu bán hàng, nhưng cũng có thể là một khoản xác
định. Phí này dao động từ 1-8% trên doanh thu.
1.4.Ưu nhược điểm của franchise
1.4.1. Ưu điểm
Với bên nhượng quyền
(1) Đây là cách nhanh nhất để một thương hiệu xâm nhập vào một quốc gia,
lãnh thổ hay khu vực mà người chủ thương hiệu chưa nắm nhiều về thói quen,
tiêu dung, văn hóa, phân phối…
(2) Tiết kiệm chi phí đầu tư nhân lực, vật lực, tiếp thị, quảng cáo…
(3) Gia tăng sự nổi tiếng của thương hiệu.
Với bên nhận nhượng quyền
(1) Giảm tính rủi ro và dễ thành công hơn trong hoạt động kinh doanh, nhất là
đối với những cá nhân còn mới mẻ trong hoạt động vốn không dễ dàng.
11
Báo cáo thực tập-sinh viên Ninh Viết Tùng-K53 Kinh tế-Lao đông

(2) Bên mua franchise sẽ nhận được sự hỗ trợ từ phía chủ thương hiệu và bên
nhượng quyền thứ cấp rất nhiều. Đó không chỉ là sự hỗ trợ từ những bước đầu
tiên trong việc thành lập một cửa hiệu, trang trí, thiết kế mà còn sau đó và lien
tục trong việc hỗ trợ huấn luyện nhân viên, phát triển sản phẩm mới…
Tóm lại, franchise là một hệ thống kinh doanh theo chuỗi. Nó sẽ làm cho doanh
nghiệp nhỏ tận dụng được tính hệ thống, một mô hình chuẩn và chuyên nghiệp mà bản
than các doanh nghiệp này rất khó tạo dựng nên. Từ đó dễ dàng tìm kiếm thành công.
1.4.2. Nhược điểm
(1) Dễ bị tác động dây chuyền.Khi mà một cửa hàng trong hệ thống nhượng
quyền gặp rắc rối về sản phẩm, cung cách phục vụ rất dễ dẫn đến sự ảnh hưởng
tới toàn hệ thống. Do đó những yêu cầu về giữ quy tín cho thương hiệu ở tất cả
các cửa hàng nhượng quyền.
(2) Mất tính độc lập trong hoạt động kinh doanh do việc ký kết các bản quyền
kinh doanh.
(3) Dễ phát sinh tranh chấp giữa các bên về quyền lợi và trách nhiệm.
1.5.Các mô hình nhượng quyền thương mại
1.5.1. Nhượng quyền phân phối sản phẩm
Nước uống Coca-cola, lốp xe Michellin, xe Toyota… là những ví dụ cho hình thức
kinh doanh nhượng quyền phân phối sản phẩm. Đây là hình thức mà người nhượng
quyền cho phép người nhận quyền phân phối sản phẩm do mình sản xuất, dịch vụ của
mình trong phạm vi khu vực và thời gian nhất định sử dụng thương hiệu, biểu tượng,
nhãn hiệu, logo, slogan…Điểm khác biệt của hình thức này là bên nhượng quyền sẽ
12
Báo cáo thực tập-sinh viên Ninh Viết Tùng-K53 Kinh tế-Lao đông
không nhượng lại cách thức kinh doanh. Mô hình này phổ biến với các ngành sản xuất
thức uống nhẹ, công nghiệp ô tô, xăng dầu…
1.5.2. Nhượng quyền sử dụng công thức kinh doanh
Là hình thức chuyển nhượng phổ biến nhất, còn gọi là nhượng quyền kinh doanh hay
nhượng quyền thương mại. Đây là hình thức nhượng quyền chặt chẽ hơn hình thức trên,
trong đó bên nhượng quyền không chỉ cho phép bên nhận nhượng quyền được phân

phối sản phẩm dưới thương hiệu của người nhượng quyền mà còn chuyển giao kỹ thuật
kinh doanh, công thức điều hành quản lý và huấn luyện nhân viên cho bên nhượng
quyền. Đây là một sự khác biệt quan trọng so với nhượng quyền phân phối sản phẩm.
Phần II.
Pháp luật về nhượng quyền thương mại ở Việt Nam
2.1. Tổng quan hệ thống pháp luật về nhượng quyền của Việt
Nam
Trước khi ban hành Luật Thương mại năm 2005, pháp luật về nhượng quyền của
Việt Nam chỉ được quy định rải rác và thiếu nhất quan trong một số văn bản luật
- Thông tư 124/1999/TT-BKHCNMT ngày 12/7/1999 hướng dẫn thực hiện
nghị định 45/1988/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết về chuyển giao công
nghệ.
- Nghị định 11/2005/NĐ-CP sửa đổi những quy định chi tiết về chuyển giao
công nghệ.
13
Báo cáo thực tập-sinh viên Ninh Viết Tùng-K53 Kinh tế-Lao đông
- Luật Thương mại 2005 đánh dấu bước ngoặt cho hoạt động nhượng quyền
thương mại ở Việt Nam. Trong luật này, hoạt động nhượng quyền được quy định
từ điều 284 tới 291nêu lên định nghĩa về nhượng quyền thương mại, quyền và
nghĩa vụ của bên nhượng quyền và nhận quyền, hợp đồng nhượng quyền, đăng
ký nhượng quyền.
- Ngày 31/3/2006, Chính phủ ban hành nghị định số 35/2006/NĐ-CP quy
định chi tiết luật Thương mại về hoạt động nhượng quyền, hướng dẫn doanh
nghiệp đăng ký nhượng quyền thương mại cũng như làm rõ nội dung mà hợp
đồng nhượng quyền cần có, thủ tục đăng ký nhượng quyền thương mại.
- Việc ban hành các văn bản về sở hữu công nghiệp cũng có sự tác động và
ảnh hưởng đến hoạt động nhượng quyền.
- Cho đến Luật Thương mại 2005 thì franchise mới được pháp luật điều
chỉnh một cách cụ thể. Theo đó quyền của Bên này sẽ là nghĩa vụ của Bên kia.
BÊN NHƯỢNG QUYỀN (Điều 286,

287 LTM)
BÊN NHẬN QUYỀN (Điều 288, 289
LTM)
Quyền nhận tiền nhượng quyền Nghĩa vụ trả tiền nhượng quyền và
các khoản thanh toán khác theo hợp
đồng.
Quyền kiểm tra để đảm bảo sự thống
nhất của hệ thống nhượng quyền và chất
lượng sản phẩm.
Nghĩa vụ chấp nhận sự kiểm soát,
kiểm tra, hướng dẫn của Bên nhượng
quyền, tuân thủ các yêu cầu về hướng
dẫn, thiết kế…
Nghĩa vụ cung cấp tài liệu hướng dẫn về
hệ thống nhượng quyền, đào tạo ban đầu và
Quyền yêu cầu thương nhân nhượng
quyền cung cấp đầy đủ tài liệu cần thiết
14
Báo cáo thực tập-sinh viên Ninh Viết Tùng-K53 Kinh tế-Lao đông
cung cấp hỗ trợ kỹ thuật, đối xử bình đẳng
giữa các thương nhân nhận nhượng
quyền…
và yêu cầu đối xử bình đẳng ,
Những năm trở lại đây, khi mà Việt Nam đã trở thành thành viên chính thức của tổ
chức thương mại thế giới WTO thì yêu cầu hoàn thiện khung pháp lý về nhượng quyền
càng được đặt ra một cách bức thiết.
2.2. Những bất cập pháp lý còn tồn tại
Mặc dù hoạt động nhượng quyền ở Việt Nam đã được luật hóa và đã có những quy
định cụ thể nhưng vẫn còn nhiều điểm đáng bàn.
Khái niệm “thương hiệu” chưa được bảo hộ về mặt pháp lý nên chưa thể coi là tài

sản có thể chuyển nhượng. Ở Việt Nam, khái niệm thương hiệu thường được hiểu đồng
nghĩa với nhãn hiệu hàng hóa. Tuy nhiên, khái niệm thương hiệu thực tế rộng hơn
nhiều, nó có thể là bất cứ cái gì được gắn liền với sản phẩm hay dịch vụ làm cho chúng
được nhận diện dễ dàng và khác biệt hóa với sản phẩm cùng loại.
Hơn nữa, theo pháp luật Việt Nam thì tên thương mại, một đối tượng của hoạt động
nhượng quyêgn không được phép chuyển nhượng quyêng sử dụng/ Điều này sẽ tiềm ẩn
những khó khăn cho doanh nghiệp trong quá trình thực hiện nhượng quyền.
Bên cạnh đó, pháp luật về nhượng quyền thương mại còn có sự chồng chéo trong các
văn bản luật, chưa có sự kết nối phù hợp giữa Luật Thương mại 2005, Luật Dân sự
2005, Luật Sở hữu trí tuệ 2005 và Luật chuyển giao công nghệ 2006 dẫn đến tình trạng
nhập nhằng, chồng chéo lẫn nhau trong phạm vi cũng như các đối tượng điều chỉnh
giữa các luật với nhau. Thiết nghĩ, trong thời gian tới các nhà làm luật cần tạo ra khung
pháp lý ổn định và rành mạch để hoạt động nhượng quyền thương mại tại Việt Nam đi
vào khuôn khổ, đem lại hiệu quả cho nền kinh tế.
15
Báo cáo thực tập-sinh viên Ninh Viết Tùng-K53 Kinh tế-Lao đông
Phần II
Nhượng quyền thương mại sản phẩm café Segafredo Espresso Zanetti
tại Việt Nam
3.1. Cơ cấu tổ chức, lĩnh vực hoạt động kinh doanh.
- Tên thương mại : Công ty Cổ phần mua sắm cao cấp (Luxury Life hay
Luxury Mall).
- Địa chỉ : Tầng 1, tòa nhà Ocean Park, số 1, Đào Duy Anh, quận Đống Đa,
Hà Nội.
- Đại diện : Mr. David Porta, quốc tịch Canada, Giám đốc điều hành.
- Lĩnh vực hoạt động kinh doanh : hoạt động trong ngành dịch vụ hàng tiêu
dùng cùng với hệ thống một chuỗi các shop thời trang, café, đồ ăn… đến từ các
thương hiệu đã thành danh trên thế giới, đặc biệt là từ Italia.
Cụ thể:
Địa điểm tiến hành làm báo cáo là shop café Segafredo Espresso Zanetti, 36 Xuân

Diệu, Tây Hồ, Hà Nội – là một trong chuỗi những nhà hàng của công ty, cung cấp
thương hiệu café Espresso duy nhất tại Việt Nam hiện nay thông qua hợp đồng
franchise.
Giống như các nhà hàng khác, cơ cấu của Segafredo bao gồm các bộ phận phục vụ
(bàn, bar, bếp), bộ phận tạp vụ và hành chính nhân sự. Ngoài café, Segafredo còn phục
16
Báo cáo thực tập-sinh viên Ninh Viết Tùng-K53 Kinh tế-Lao đông
vụ thêm đồ ăn nhằm đáp ứng nhu cầu của khách hàng và mục tiêu phát triển kinh
doanh.
3.2. Hoạt động kinh doanh thực tế.
Như đã nói ở trên, hoạt động kinh doanh của Segafredo dựa trên một hợp đồng
franchise giữa Bên nhượng quyền là Segafredo Zanetti – một thương hiệu dẫn đầu trong
hàng hoạt hãng sản xuất café Espresso tại Ý và trên toàn thế giới với hơn 70.000 khách
hàng và 50 triệu cốc cafe được tiêu thụ mỗi ngày và Bên nhận quyền là Công ty Luxury
Life (Luxury Mall) – một công ty do các ông chủ Ả Rập làm chủ đang sở hữu của chuỗi
cửa hàng đồ hiệu như D&G, Roberto Cavalli, Just Cavalli, Versace và thực hiện các
dịch vụ đầu tư bất động sản, tài chính khác tại Việt Nam.
Theo công bố của Segafredo Zanetti trên trang web chính thức của mình
Bên này đã xác nhận trách nhiệm của mình khi kí kết thực
hiện hợp đồng franchise như sau:
“What Segafredo offers:
* the complete know-how of the Segafredo Espresso international
franchise concern;(bí quyết kinh doanh)
* exclusive products;(sản phẩm độc quyền)
* exclusivity in the agreed territory;
* coffee-making technology;(kỹ thuật làm café)
* staff training;(huấn luyện nhân viên)
17
Báo cáo thực tập-sinh viên Ninh Viết Tùng-K53 Kinh tế-Lao đông
* complete advertising and marketing support.”(trách nhiệm quảng

cáo và phát triển hệ thống)
Bên nhận nhượng quyền cũng cam kết làm đúng theo thỏa thuân, cụ thể là thực hiện
đúng từ cách trang trí nội thất, tuân thủ về màu sắc, cách thức pha chế, quy cách phục
vụ của nhân viên (từ trang phục tới cách phục vụ khách hàng…) để đảm bảo uy tín
thương hiệu.
Logo Segafredo được xuất hiện trên tất cả các đồ dùng trong
shop: cốc, gạt tàn, diêm, giấy… Slogan là: “Un caffe per Amico”, tạm dịch là “một tách
café cho bạn bè”. Một điều đặc biệt nữa của Segafredo đó là tách cà phê ở đây được
tráng một loại men đặc biệt giúp mùi vị của cà phê luôn được giữ ở độ tiêu chuẩn khắt
khe nhất, làm hài lòng cả những người sành cafe khắp nơi.
Tất cả những yêu cầu đó nhằm tránh rủi ro khi Bên nhận quyền làm sai quy cách
hướng dẫn, ảnh hưởng đến thương hiệu đã gây dựng của Bên nhượng quyền.
18
Báo cáo thực tập-sinh viên Ninh Viết Tùng-K53 Kinh tế-Lao đông
Bên cạnh các loại café được làm từ Espresso, shop còn đưa vào menu các loại đồ
uống khác hoặc một số đồ ăn làm cho thực đơn phong phú và tạo ra nhiều sự lựa chọn
cho khách hàng, chứ không nhất định là chỉ kinh doanh duy nhất sản phẩm café đã ký
hợp đồng franchise. Điều này tạo sự tự chủ, linh hoạt cho Bên nhận quyền, phát triển
quy mô và mục tiêu kinh doanh đạt hiệu quả.
Về cách bài trí nội thất, các cửa hàng Segafredo trên toàn thế giới đều lấy màu chủ
đạo là đen-đỏ: tại Bangkok
s
19
Báo cáo thực tập-sinh viên Ninh Viết Tùng-K53 Kinh tế-Lao đông
Tại Việt Nam:
Nếu tới shop café này, chúng ta hoàn toàn có thể thấy tông màu đỏ đen nổi bật và
chủ đạo trong mọi trang trí. Dù shop đó nằm ở Việt Nam, Miami, New York, Bangkok
hay bất cứ đâu. Đó cũng là màu sắc mà mọi người trên thế giới đều nhận ra khi nhắc tới
Segafredo.
Khi nhận nhượng quyền thương hiệu này, phía Việt Nam đã cam kết tôn trọng toàn

bộ công thức café, công thức làm đồ ăn, cách bài trí, vật dụng theo đúng nguyên bản.
Hàng tháng, café được nhập trực tiếp từ Ý do hàng Segafredo sản xuất. Các vật dụng
khác như ly, cốc, dao, dĩa, đĩa ăn, bát, khăn, bàn ghế…đều được nhập khẩu và có in
hình logo cũng như slogan của Segafredo.
Xuất hiện ở nước ta từ hơn 5 năm trước tuy nhiên do những đòi hỏi khắt khe về công
nghệ khi chuyển giao mà hiện nay số lượng shop café Segafredo Espresso Zanetti tại
Việt Nam còn rất hạn chế. Hiện tại có một shop ở Hà Nội, một ở Đà Nẵng và một tại
TP. Hồ Chí Minh. Điều đó cho thấy bên nhượng quyền nhắm tới không phải lúc nào
cũng là lợi nhuận mà là để đảm bảo chắc chắn rằng tất cả khách hàng thưởng thức café
Segafredo ở bất cứ đâu cũng cảm thấy một hương vị café đồng nhất. Nhiều khách du
20
Báo cáo thực tập-sinh viên Ninh Viết Tùng-K53 Kinh tế-Lao đông
lịch nước ngoài khi tới shop 36 Xuân Diệu nhận xét rằng họ cảm thấy như đang được
thưởng thức một tách café Segafredo ngay tại chính quảng trường Rome vậy.
Ông David Porta – Giám đốc điều hành thương hiệu Segafredo tại Việt Nam đã nói
rằng: “ thương hiệu Segafredo nổi tiếng với những tách café Espresso nguyên chất từ
vùng Bolognese của Ý đang trở thành người bạn quen thuộc với người dân Việt Nam.
Segafredo đang rất thành công tại cả Hà Nội, Đà Nẵng và TP. Hồ Chí Minh. Doanh số
bán hàng tăng lien tục khoảng 80%/năm. Hướng phát triển của Segafredo trong thời
gian tới là sẽ tiếp tục mở rộng trong khi đảm bảo tốt chất lượng thương hiệu”.
KẾT LUẬN
Việt Nam đang thực sự là một thị trường đầy tiềm năng và cơ hội cho việc phát triển
kinh doanh nhượng quyền nhưng dường như vẫn chưa đạt được sự phát triển đúng mức.
Với những ai ưa thích các thương hiệu quốc tế và muốn làm giàu bằng chính các
thương hiệu đó tại Việt Nam thì đây thực sự là một cánh cửa mới. Nó vừa giúp quảng
bá thương hiệu quốc tế tới Việt Nam đồng thời cũng là cầu nối với khách du lịch quốc
tế-những người muốn có cảm giác như đang được ở trên chính quê hương mình vậy.
Những trải nghiệm thực tế của tôi tại shop café Segafredo Esperesso Zanetti 36 Xuân
Diệu đã cho tôi những hiểu biết mới mẻ về thực tiễn hoạt động franchise tại Việt Nam.
Báo cáo thực tập này của tôi có thể chưa được sâu sắc, chưa đụng chạm tới được những

vấn đề đang gây băn khoăn hiện nay nhưng nó thực sự có ích và thiết thực cho hành
trang lập nghiệp của tôi. Cũng có thể nó góp thêm một minh chứng cho việc pháp luật
được thực hiện nghiêm chỉnh, rằng pháp luật là đúng đắn, nhưng cũng cho thấy pháp
luật còn chưa thể giải quyết hết được mọi vấn đề trong bất kỳ mối quan hệ nào.
21
Báo cáo thực tập-sinh viên Ninh Viết Tùng-K53 Kinh tế-Lao đông
Danh mục tài liệu tham khảo
1. TS. Phạm Duy Liên, “Nhượng quyền thương mại và khả năng phát triển ở
Việt Nam”, Những vấn đề kinhtees thế giới, số 8 (112), tháng 8 năm 2005, tr 62-
69.
2. Hồng Tâm, “Nhượng quyền thương mại, cơ hội và rủi ro”,Tạp chí Đầu tư
Chứng Khoán, số 05, tháng 7 năm 2005, tr.24.
3. Websites: www.vietnamfranchise.com, www.franchise-international.net,
www.segafredo.it/
22

×