Sv: Hà Thị Hà Gv: Trần Mạnh Hùng
Môn: Marketing căn bản
1. Trình bày phương pháp nghiên cứu thị trường và kết quả nghiên cứu
thông qua ví dụ thực tế:
- Lựa chọn phương pháp nghiên cứu
- Lựa chọn mẫu nghiên cứu
- Xây dựng bảng câu hỏi điều tra
- Quá trình tiến hành khảo sát
- Kết quả khảo sát thị trường
- Ý nghĩa của kết quả khảo sát và những khuyến nghị
Bài làm:
Để nghiên cứu một thị trường nào đó thì chúng ta có nhiều lĩnh vực và
nhiều phương pháp khác nhau để nghiên cứu, để hiểu rõ hơn về vấn đề
nghiên cứu thị truờng hôm nay tôi sẽ đưa ra một ví dụ về việc nghiên cứu thị
trường hoa. Hoa hồng là một loài hoa rất đẹp, rất phổ biến trong cuộc sống
của chúng ta, nó mang nhiều ý nghĩa cả về tình yêu, tình bạn, tình yêu
thương, Tôi có một người quen ở ngoài thành Hà Nội có trrong rất nhiều
loài hoa hồng rất đẹp và tôi muốn đem nhũng bông hoa tươi này đến cho
mọi người có nhu cầu. Sắp đến ngày 20/10 là ngày phụ nữ Việt Nam, cánh
mày râu sẽ không thể thiếu được những bông hoa hồng dành tặng cho những
người họ yêu thương, hằng năm nhu cầu hoa hồng vào những ngày này là rất
lớn, năm nay tôi có ý định đầu tư vào lĩnh vực này bởi vậy tôi sẽ làm một
1
Sv: Hà Thị Hà Gv: Trần Mạnh Hùng
cuộc nghiên cứu về nhu cầu về hoa hồng ngày 20/10, để tôi có thể đưa ra
được các quyết định đúng đắn cho việc đầu tư sắp tới của mình.
- Có nhiều phương pháp để điều tra: nghiên cứu quan sát, nghiên cứu
nhóm tập trung, nghiên cứu điều tra và nghiên cứu thực nghiệm. Tuy nhiên
muốn đạt được hiệu quả tốt trong công tác điều tra thì bạn cần phải lựa chọn
chính xác phương pháp điều tra để thu được kết quả tốt nhất, trong trường
hợp nghiên cứu này tôi sẽ lựa chọn phương pháp nghiên cứu là phương pháp
điều tra, nó giúp tôi hiểu rõ thêm về sở thích về hoa của mỗi người và nhu
cầu cần thiết là bao nhiêu, để từ đó tôi sẽ đưa ra được tổng hợp cuối cùng về
số lượng hoa mà thị trường cần để từ đó tôi sẽ đưa ra phương án kinh doanh
phù hợp.
- Những người nằm trong diện khảo sát điều tra là những bạn nam ở học
trong trường đại học kinh tế kĩ thuật công nghiệp, tôi sẽ tập trung tìm hiểu
các ý kiến của các bạn vì các bạn đấy nằm trong thị trường mà tôi muốn
kinh doanh. Tôi sẽ tổ chức tìm hiểu về nhu cầu hoa hồng của 200 bạn sinh
viên nam
Xây dựng bảng câu hỏi điều tra: Xây dựng bảng câu hỏi giúp cho
người tìm hiểu thông tin nắm bắt được vấn đề mà mình đang tìm hiểu,
để từ đó đưa ra được kết quả và kết luận cuối cùng cho phương án kinh
doanh. Khi xây dựng bảng câu hởi cần chú ý một số vấn đề sau:
+) Mục tiêu điều tra cần cụ thể, xây dựng bảng câu hỏi mà mục
tiêu không rõ ràng, cụ thể thì sẽ không thu thập được đầy đủ, chính xác
nhũng thông tin mình muốn tìm.
+) Không hỏi thừa, chúng ta hãy hỏi trục tiếp vào vấn đề chính,
2
Sv: Hà Thị Hà Gv: Trần Mạnh Hùng
tránh hỏi thừa gây nhàm chán cho người đựoc hỏi và cũng không giúp ích gì
cho cuộc điều tra của bạn.
+) Hỏi thật hay và dễ hiểu, không nên đưa ra những câu hỏi lắt
léo sẽ làm cho người trả lời phải suy nghĩ nhiều và có thể đưa ra phương án
không chính xác với bản thân họ. Cố gắng đừng để người trả lời phỏng vấn
rơi vào tình huống như đi thi trắc nghiệm, số gắng trả lời mà không biết câu
trả lời đúng. Chọn bừa đáp án sẽ làm cho kết quả điều tra bị sai lệch.
Sau đây tôi sẽ làm một bảng câu hỏi điều tra cho vấn đề mà tôi đang ccần
tìm hiểu
Tôi là một sinh viên khóa 3 trường Đại học Kinh Tế Kĩ Thuật Công
Nghiệp, tôi đang thực hiện một cuộc khảo sát thị trường hoa hồng của
trường chúng mình nhân ngày 20/11 sắp tới, mong các bạn giúp đỡ mình và
điền vào phiếu điều tra hộ mình nhé.
PHIẾU ĐIỀU TRA VỀ NHU CẦU HOA HỒNG NHÂN NGÀY 20/10
Họ và tên:
Lớp:
1. Sắp đến ngày 20/11 rồi, bạn có muốn mua hoa tặng cho người thân. bạn
bè hay người yêu của bạn không?
a. có
b. không
2. Nếu bạn mua hoa hồng thì bạn sẽ mua hoa hồng nào?
a. hồng nhung c. hồng phấn
b. hồng vàng d. hồng trắng
3. vì sao bạn lại chọn loài hoa đấy ?
3
Sv: Hà Thị Hà Gv: Trần Mạnh Hùng
4. Bạn sẽ mua số lượng bao nhiêu?
a. mua < 5 bông c. mua > 10 bông
b. 5 bông < mua <10 bông
5. Bạn có muốn gói thành bó hoa và thêm các loại hoa phụ đi kèm không ?
a. Có
b. Không
6. Bạn có muốn giao hoa tận nhà không ?
a. Có
b. Không
- Qúa trình khảo sát điều tra.
Tiến hành điều tra từng thành viên nam, phát phiếu điều tra cho từng bạn
nam mà tôi gặp trong trường và mong các bạn ấy cho ý kiến của mình về
những gì mà tôi đang điều tra.
- Kết quả cuộc điều tra.
Sau 2 ngày lên trường phát phiếu điều tra tôi đã thu được kết quả cho
cuộc điều tra của mình, cụ thể kết quả của cuộc điều tra như sau đa phần các
bạn nam đều có ý định mua hoa đều mua hoa hồng để tặng bạn bè người
thân và người yêu của mình, chi tiết như sau:
Số nguời muốn mua hoa hồng.
+)31,5 % (63 bạn nam) không có ý định mua hoa hồng tặng bạn bè, người
thân.
4
Sv: Hà Thị Hà Gv: Trần Mạnh Hùng
+) 68,5 % (137 bạn nam) có ý định mua hoa tặng bạn bè, người thân. cụ
thể như sau:
• 29,5 % bạn nam muốn mua hoa hồng nhung tặng
• 23 % bạn nam muốn mua hoa hồng phấn tặng
• 13,5 % bạn nam muốn mua hoa hồng vàng tặng
• 2,5 % bạn nam muốn mua hoa hồng trắng tặng.
Số lượng hoa hồng mà 137 bạn muốn mua.
+) 16,79 % (23 bạn nam) muốn mua < 5 bông hoa
+) 50,36 % (69 bạn nam) 5 bông hoa < muốn mua <10 bông hoa
+) 32,85 % (45 bạn nam) muốn mua > 10 bông hoa
Lý do mà các bạn chọn loài hoa đó rất đa dạng, tuy nhiên có một số lý do
tiêu biểu như: bạn nam đó thích, bạn nam đó thấy loài hoa hồng tặng rất có
ý nghĩa. bạn nữ mà bạn nam tặng thích loài hoa hồng,
Số bạn muốn gói thành bó hoa và thêm các loại hoa phụ đi kèm
+) 64,96 % (89 bạn nam) muốn gói thành bó hoa và thêm các loại hoa
phụ đi kèm
+) 35,04 % (48 bạn nam) không muốn gói thành bó hoa và thêm các
loại hoa phụ đi kèm
Số bạn có muốn giao hoa tận nhà
Không bạn nào muốn giao hoa tận nhà.
5
Sv: Hà Thị Hà Gv: Trần Mạnh Hùng
- Qua cuộc khảo sát điều tra tôi nhận thấy rằng nhu cầu hoa hồng cho ngày
20/11 sắp tới của trường mình rất đa dạng và rất lớn. Hoa hồng là một loài
hoa rất đẹp, dễ tìm và rất hợp với túi tiền của các bạn sinh viên bởi vậy khi
mỗi dịp lễ tết đến loài hoa này được giới sinh viên rất ưa chuộng bởi vậy
ngày 20/10 năm nay tôi muốn thử sức về lĩnh vực này xem sao. Tuy nhiên
nếu trước khi mua hoa để kinh doanh thì cần phải quan sát nhiều yếu tố nữa
đó là giá cả, nguồn hàng, thời tiết,
2. Phân tích môi trường kinh doanh ở Việt nam hiện nay và cho biết nếu bạn
được giao nhiệm vụ xây dựng một phương án kinh doanh với số vốn chủ sở
hữu là 50 triệu đồng thì bạn sẽ quan tâm tới lĩnh vực đầu tư nào, mặt hàng
kinh doanh nào? Tại sao?
Bài làm:
*) Phân tích môi trường kinh doanh ở Việt nam hiện nay
Đất nước ta đang trong thời kỳ chuyển đổi của nền kinh tế tự cung tự cấp
sang nền kinh tế thị trường, hướng tới mục tiêu công nghiệp hoá hiện đại
hoá đất nước bởi vậy trong những năm gần đây nền kinh tế của nước ta có
những chuyển biến rõ rệt. Môi trường kinh doanh của Việt Nam cũng có
những bước tiến mới,Việt Nam đã và đang tiến bộ vượt bậc trong cải thiện
môi trường kinh doanh để nâng cao năng lực cạnh tranh của mình, không chỉ
thu hút được nhiều nhà kinh doanh trong nước thành lập công ty mà còn thu
hút được các nhà đầu tư nước ngoài sang đầu tư vào Việt Nam. Theo báo
cáo môi trường kinh doanh năm 2011, Việt Nam xếp thứ tư trong số 10 nền
6
Sv: Hà Thị Hà Gv: Trần Mạnh Hùng
kinh tế có mức độ cải cách nhiều nhất, với những cải cách nổi bật trên ba
lĩnh vực: thành lập doanh nghiệp, cấp giấy phép xây dựng và vay vốn tín
dụng. Năm 2011, Việt Nam xếp hạng 78 về mức độ thuận lợi kinh doanh,
tăng 10 bậc so với năm 2010. Môi trường kinh doanh của Việt Nam ngày
càng được khẳng định trên trường quốc tế, theo báo Lao Động ngày
28/8/2011 có viết: “ Tổng thống Singapore khẳng định rằng doanh nghiệp
nước này rất hài lòng về môi trường kinh doanh và đầu tư tại Việt Nam và sẽ
tiếp tục mở rộng quan hệ hợp tác kinh tế với Việt Nam.” Đi đôi với những
thành tựu đã đạt được thì môi trường kinh doanh nước ta vẫn gặp những
điểm yếu chung về nội tại như cơ sở hạ tầng, giao thông phục vụ sản xuất
kinh doanh, cung cấp điện, năng suất lao động thấp,lạm phát hay những bất
ổn từ kinh tế thế giới, cũng ảnh hưởng không tốt tới môi trường kinh
doanh .
Các yếu tố ảnh hưởng tới môi trường kinh doanh của Việt Nam
hiện nay.
I.Các yếu tố bên ngoài.
1.Các yếu tố vĩ mô.
a. Yếu tố nhân khẩu học.
Nước ta là một nước có dân số đông và tốc độ tăng trưởng dân số nhanh so
với khu vực và trên thế giới, bởi vậy Việt Nam là nước có thị trường tiêu thụ
lớn.
- Dân số và tốc độ tăng dân số.
+)Theo thống kê mới nhất của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), dân số
nước ta hiện đứng hàng thứ 13 trên thế giới, xấp xỉ 87 triệu người
+) Dân số Việt Nam tiếp tục tăng, với mức tăng hơn 1 triệu
người/năm, tương đương với dân số của một tỉnh trung bình.
7
Sv: Hà Thị Hà Gv: Trần Mạnh Hùng
- Tuổi thọ và cấu trúc độ tuổi.
+) Tuổi thọ của người Việt Nam hiện nay là khaong tầm 73 tuổi.
+) Cấu trúc độ tuổi. 0-14 tuổi: 29,4%
15-64 tuổi: 65%
trên 65 tuổi: 5,6%
- Cơ cấu, quy mô hộ gia đình Việt nam hiện nay bình quân mỗi hộ gia
đình có khoảng 4,4 nhân khẩu.
- Sự chuyển dịch dân cư và xu hướng vận động.
b. Yếu tố kinh tế.
-Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, tổng sản phẩm trong nước (GDP) 6
tháng đầu năm 2011 ước tính tăng 5,57% so với cùng kỳ năm 2010, trong đó
quý I tăng 5,43%; quý II tăng 5,67%.
-Lạm phát: CPI tháng 6/2011 tăng 13,29% so với tháng 12/2010 và tăng
20,82% so với cùng kỳ năm trước. Như vậy, tính bình quân 6 tháng, chỉ số
CPI tăng 16,03% so với bình quân cùng kỳ năm ngoái.
c. Yếu tố chính trị pháp luật.
- Tình hình chính trị an ninh ổn định, hệ thống pháp luật ngày càng được sửa
đổi để phù hợp với nền kinh tế hiện nay, nền kinh tế mở sau khi nước ta gia
nhập WTO , các chính sách kinh tế phù hợp hơn không những với các
doanh nghiệp Việt Nam mà còn với cả doanh nghiệp nước ngoài muốn đầu
tư vào nước ta.
8
Sv: Hà Thị Hà Gv: Trần Mạnh Hùng
d. Yếu tố công nghệ kĩ thuật.
- Nước ta xuất phát từ một nước thuần nông, là nước quá độ lên chủ nghĩa
xã hội từ một nền kinh tế kém phát triển nên tiềm lực về công nghệ kỹ thuật
còn nhiều yếu kém. Bởi vậy trong những năm gần đầy nhà nước đặc biệt chú
trọng tới vấn đề này, một trong những nội dung cơ bản của công nghiệp hoá
trong thời kỳ quá độ lên CNXH ỏ Việt Nam là thực hiện cuộc cách mạng
khọc học - công nghệ để xây dựng cơ sở vật chất - kỹ thuật cho chủ nghĩa xã
hội, phát triển mạnh mẽ lực lượng sản xuất
- Nhiều thành tựu khoa học và công nghệ đã được đưa vào áp dụng trong
thực tế, mang lại hiệu quả kinh tế - xã hội rõ rệt đặc biệt là trong các lĩnh
vực nông nghiệp, y tế, bưu chính viễn thông Kinh phí đầu tư cho khoa học
và công nghệ được tăng lên. Nước ta đã có quan hệ hợp tác về khoa học và
công nghệ với trên 70 nước, vùng lãnh thổ và tổ chức quốc tế. Đội ngũ cán
bộ khoa học và công nghệ (bao gồm Khoa học Xã hội, Khoa học Tự nhiên
và Khoa học Kỹ thuật) đã góp phần cung cấp luận cứ khoa học phục vụ
hoạch định đường lối, chủ trương chính sách đổi mới của Đảng và Nhà
nước; tham gia xây dựng các chương trình, dự án phát triển kinh tế-xã hội;
tiếp thu, làm chủ và ứng dụng có hiệu quả các công nghệ nhập từ nước
ngoài.
e. Yếu tố tự nhiên
- Việt Nam nằm trong bán đảo Đông Dương, thuộc vùng Đông Nam châu
Á. Lãnh thổ Việt Nam chạy dọc bờ biển phía đông của bán đảo này. Việt
9
Sv: Hà Thị Hà Gv: Trần Mạnh Hùng
Nam có biên giới đất liền với Trung Quốc (1.281 km), Lào (2.130 km) và
Campuchia (1.228 km) và bờ biển dài 3.444 km tiếp giáp với vịnh Bắc Bộ,
biển Đông và vịnh Thái Lan.
- Việt Nam có diện tích 331.212 km², bao gồm khoảng 327.480 km² đất
liền và hơn 4.200 km² biển nội thủy, với hơn 2.800 hòn đảo, bãi đá ngầm lớn
nhỏ, gần và xa bờ, bao gồm cả Trường Sa và Hoàng Sa mà Việt Nam tuyên
bố chủ quyền, có vùng nội thủy, lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm
lục địa được Chính phủ Việt Nam xác định gần gấp ba lần diện tích đất liền
khoảng trên 1 triệu km².
- Địa hình Việt Nam rất đa dạng theo các vùng tự nhiên như vùng Tây Bắc,
Đông Bắc, Tây Nguyên có những đồi và những núi đầy rừng, trong khi đất
phẳng che phủ khoảng ít hơn 20%. Núi rừng chiếm độ 40%, đồi 40%, và độ
che phủ khoảng 75%. Các vùng đồng bằng như đồng bằng sông Hồng, đồng
bằng sông Cửu Long và các vùng duyên hải ven biển như Bắc Trung Bộ và
Nam Trung Bộ
- Việt Nam có khí hậu nhiệt đới gió mùa ở miền Nam với hai mùa (mùa
mưa, từ giữa tháng 5 đến giữa tháng 9, và mùa khô, từ giữa tháng 10 đến
giữa tháng 4) và khí hậu gió mùa ở miền Bắc với bốn mùa rõ rệt (mùa xuân,
mùa hè, mùa thu và mùa đông).Việt Nam luôn phải phòng chống bão và lụt
lội với 5 đến 10 cơn bão/năm.
- Về tài nguyên đất, Việt Nam có rừng tự nhiên và nhiều mỏ khoáng sản
trên đất liền với phốt phát, than đá, măng gan, bô xít, chrômát, Về tài
nguyên biển có dầu mỏ, khí tự nhiên, quặng khoáng sản ngoài khơi. Với hệ
10
Sv: Hà Thị Hà Gv: Trần Mạnh Hùng
thống sông dốc đổ từ các cao nguyên phía tây, Việt Nam có nhiều tiềm năng
về phát triển thủy điện.
- Với vị trí địa lý như trên và với thực trạng nền kinh tế của các nước trong
khu vực đã và đang tạo ra cho Việt Nam những lợi thế quan trọng và cơ hội
lớn trong việc hợp tác và tiếp thu những kinh nghiệm quý báu về kinh tế kĩ
thuật tiên tiến trên thế giới, đồng thời tiến hành các hoạt động xuất nhập
khẩu các loại hàng hóa với các nước trong khu vực và thế giới.
- Việt Nam là nước có thiên nhiên ưu đãi, có vị trí địa lý thuận lợi cho
việc lưu thông hàng hóa trong nước và trên thế giới, có nhiều khoáng sản tự
nhiên đang và được khai thác, tuy nhiên Việt Nam cũng gặp không ít khó
khăn trong việc khắc phục các hậu quả do hiên nhiên đem lại VD như là
mưa bão hay là khu vực rừng núi khó đi, hay là vấn đề về môi trường ,
f. Yếu tố về văn hóa xã hội.
- Văn hóa Việt Nam là nền văn hóa dân tộc thống nhất trên cơ sở đa dạng
sắc thái văn hóa tộc người
Việt Nam có một nền văn hóa phong phú và đa dạng trên tất cả các khía
cạnh, người việt cùng cộng đồng 53 dân tộc anh em có những phong tục
đúng đắn, tốt đẹp từ lâu đời, có những lễ hội nhiều ý nghĩa sinh hoạt cộng
đồng, những niềm tin bền vững trong tín ngưỡng, sự khoan dung trong tư
tưởng giáo lý khác nhau của tôn giáo, tính cặn kẽ và ẩn dụ trong giao tiếp
truyền đạt của ngôn ngữ, từ truyền thống đến hiện đại của văn học, nghệ
thuật.
11
Sv: Hà Thị Hà Gv: Trần Mạnh Hùng
- Luôn phát huy được truyền thống văn hóa dân tộc, đoàn kết giúp đỡ nhau
trong thời chiến cũng như thời bình, cùng nhau đoàn kết phát triển kinh tế
xã hội.
- Trình độ văn hóa của người dân được nâng lên rõ rệt, các bản làng vùng
sâu vùng xa đang dần được xóa nạn mù chữ và hướng dẫn phát triển kinh
tế. Tỉ lệ tri thức trong xã hội ngày càng nhiều và chất lượng ngày càng
được nâng cao để phục vụ cho đất nước.
- Tuy nhiên trình độ học vấn của các vùng trên đất nước còn chưa đều, ở
vùng xâu vùng xa còn thiếu nhiều những người có trình độ.
g. Nhân tố quốc tế.
- Quan hệ quốc tế của nước ta với các nước trong khu vực đã được cải
thiện rõ rệt, ASEAN đang hướng tới một cộng đồng vào năm 2015 với sự
đóng góp ngày càng có hiệu quả của Việt Nam. Nước ta là thành viên của
các định chế tài chính quốc tế như IMF, WB, Ngân hàng Phát triển châu Á
(ADB), Tổ chức Thương mại thế giới (WTO); có quan hệ thương mại, đầu
tư với hầu khắp các nước; quan hệ chính trị với các cường quốc và nhiều
nước ở các châu lục được nâng cấp, một số nước đã trở thành đối tác chiến
lược.
2. Các yếu tố Vi mô.
a. Khách hàng.
- Việt Nam là nước có dân số đông, kết cấu dân số trẻ, chất lượng cuộc
sống của người dân ngày cang được nâng cao, sức tiêu thụ ngày một
tăng bởi vậy Việt Nam dường như là một đất nước có thị trường tiêu
12
Sv: Hà Thị Hà Gv: Trần Mạnh Hùng
dùng lớn tuy nhiên việc phân bố dân cư chưa đều và chất lượng cuộc
sống giữa thành thị và nông thôn còn chệnh lệch nhiều dẫn đến việc
phân bố hàng tiêu dùng giữa các vùng còn gặp nhiều khó khăn.
- Cùng với sự phát triển của nền kinh tế thị trường thị trường các nhà
sản xuất và thị trường bán buôn trung gian của Việt Nam ngày càng
phát triển và mở rộng.
b. Những người cung ứng.
- Những người cung ứng đầu vào cho quá trình sản xuất của doanh
nghiệp của Việt Nam ngày càng đa dạng và phong phú, với lợi thế ưu đãi từ
thiên nhiên các nguồn nguyên liệu từ thiên nhiên như các loại khóang sản,tài
nguyên từ rừng,biển, hay các nguồn nguyên liệu từ nhân dân, doanh
nghiệp sản xuất như là các loại nông sản, cà phê. cao su, cá tra, cá ba sa
ngày càng nhiều. Tuy nhiên vấn đề về chất lượng của việc cung ứng còn gặp
những trở ngại.
c. Đối thủ cạnh tranh.
- Đất nước ta đang trong thời kỳ mở cửa, hợp tác đầu tư với nhiều nước trên
thế giới , nền kinh tế nước ta là nền kinh tế nhiều thành phần bởi vậy thị
trường kinh doanh tương đối lớn và đi đôi với nó là thị trường cạnh tranh
giữa các doanh nghiệp cũng lớn. Khi các doanh nghiệp quyết định đầu tư
vào một lĩnh vực nào đó cần phải xem xét kỹ những yếu tố mang tính cạnh
cạnh tranh của doanh nghiệp ví dụ như là vấn đề về thị trường tiêu thụ hay
là các yếu tố đầu vào của doanh nghiệp.
d. Các trung gian Marketing.
13
Sv: Hà Thị Hà Gv: Trần Mạnh Hùng
- Lĩnh vực marketing là lĩnh vực mới của Việt Nam, tuy nhiên trong cac
năm gần đây lĩnh vực này phát triển vượt trội hơn hẳn. Có nhiều công ty
đảm nhiệm lĩnh vực này, trên nhiều các thiết bị truyền thông khác nhau như
báo chí, truyền hình, internet, giúp cho các doanh nghiệp dễ dàng đưa sản
phẩm của mình đến những người tiêu dùng.
II. Các yếu tố bên trong.
1. Tiềm lực về tài chính.
- Tiềm lực kinh tế của đất nước trong những năm gần đây đã tăng lên rõ rệt.
Năm 2010, GDP theo giá thực tế là 1.980.000 tỷ đồng, tăng 4,4 lần so với
năm 2000 (441.000 tỷ đồng). Kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa năm 2000
là 30,1 tỷ USD, trong đó xuất khẩu là 14,5 tỷ USD; các con số tương ứng
của năm 2010 là 156,9 tỷ USD (gấp 5,21 lần) và 72,2 tỷ USD (gấp 4,97 lần).
Tổng vốn đầu tư xã hội theo giá thực tế tăng từ 151.180 tỷ đồng năm 2000
lên 830.270 tỷ đồng năm 2010, bằng 5,5 lần (theo Niên giám Thống kê
2010).
2. Tiềm lực về lao động.
- Việt Nam là đất nước có dân số đông, số người trong độ tuổi lao động lớn
dẫn đến Việt Nam có nguồn nhân lực dồi dào. So với các nước trên thế giới
thì tiền công thuê nhân công ở Việt Nam tương đối rẻ, đây dường như là một
điểm thuận lợi cho các doanh ngiệp trong nước và nước ngoài.
14
Sv: Hà Thị Hà Gv: Trần Mạnh Hùng
- Tuy nhiên trình độ tay nghề của lao động Việt Nam chưa cao, chưa thể đáp
ứng đủ được các yêu cầu của doanh nghiẹp đồng thời tác phong trong công
việc của người Việt Nam còn chậm chạm.
3. Khả năng huy động vốn đầu vào
- Trong những năm gần đây khả năng huy động vốn của Việt Nam là rất lớn,
Việt Nam đã thu hút được nhiều nhà đầu tư trong nước cũng như của thế
giới đem lại nhiều thuận lợi cho sự phát triển kinh tế, tuy nhiên thế giới đang
trong suy thoái, ông Fiachra Mac Cana, Trưởng bộ phận phân tích của Công
ty chứng khoán TPHCM (HSC), cho rằng nếu huy động vốn cho quỹ chỉ đầu
tư vào Việt nam hiện nay thì sẽ khó thực hiện, nhưng nếu gọi vốn từ các quỹ
đầu tư khu vực (quỹ đầu tư vào quỹ) thì có thể vì họ có thể giảm bớt đầu tư
tại các thị trường khác để chuyển sang thị trường Việt Nam
*) Nếu có 50 triệu em sẽ lựa chọn lĩnh vực kinh doanh hoa tươi.
15