Tải bản đầy đủ (.doc) (15 trang)

Đề tài án “Xác định thiệt hại ô nhiễm môi trường ở làng nghề Hạ Thái – Thường Tín – Hà Nội” doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (159.12 KB, 15 trang )

Đề án Kinh tế Môi trường Đỗ Thị Bích
Đề án Kinh tế Môi trường

“Xác định thiệt hại ô
nhiễm môi trường ở
làng nghề Hạ Thái –
Thường Tín – Hà Nội”
- 1 -
Đề án Kinh tế Môi trường Đỗ Thị Bích
Mục lục
Lời mở đầu 4
Phần I: Cơ sở lựa chọn đề tài 5
1.1. Sự cần thiết phải xác định thiệt hại ô nhiễm môi trường ở làng nghề 5
1.2.Giới thiệu về địa điểm nghiên cứu 5
1.2.1. Địa điểm vị trí địa lý của làng nghề sơn mài Hạ Thái 5
1.2.2. Tình hình làng nghề sơn mài – Hạ Thái 6
1.2.3 . Lí do chọn điều tra tại làng nghề này 7
Phần II: Giá trị kinh tế của hàng hóa môi trường 8
Phần III: Các phương pháp nghiên cứu 9
2.1.Phương pháp chi phí thay thế 9
2.2.Phương pháp đáp ứng liều lượng 10
2.3.Phương pháp chi phí sức khỏe 10
2.4.Phương pháp tính toán chi phí trực tiếp 10
Phần IV: Quy trình tính toán thiệt hại ô nhiễm môi trưòng ở làng nghề 11
3.1.Quy trình sản xuất sơn mài gây ô nhiễm 11
3.2.Các nguồn gây tác động 11
3.3.Đánh giá các thiệt hại 11
3.3.1.Thiệt hại sức khỏe 11
3.3.2.Thiệt hại gây ra cho hệ sinh thái 12
Phần V: Kiến nghị và những giải pháp khắc phục 14
5.1.Kiến nghị 14


5.2.Các giải pháp khắc phục 14
Kết luận 15
Tài liệu tham khảo 16
- 2 -
Đề án Kinh tế Môi trường Đỗ Thị Bích
Lời mở đầu:
Không phải qua bất kỳ sách vở nào mọi người cũng đều hiểu Môi
trường có một vai trò đặc biệt quan trọng đối với xã hội.Nó là không gian
sống, nguồn cung cấp nguyên liệu thô, đồng thời cũng chính là nơi chứa đựng
các chất thải của sản xuất và tiêu dùng.Tuy nhiên vì chạy theo những lợi ích
kinh tế trong khi mức chi phí phải trả cho môi trường còn chưa thể hiện đúng
giá trị của nó(môi trường được coi là hàng hóa công cộng),đồng thời nhận
thức của xã hội về môi trường còn kém nên những hậu quả gây ra cho môi
trường ngày càng nghiêm trọng dẫn đến nhiểu thảm họa như:sóng thần,động
đất,mưa axít mà con người phải gánh chịu.Vì vậy, ngành “kinh tế tài
nguyên môi trường” đã ra đời nhằm mục đích giúp các nhà hoạch định vạch
ra được các chính sách phát triển phù hợp, đưa nền kinh tế tăng trưởng một
cách bền vững.
Việt Nam đang trong quá trình đi lên CNH HĐH, Đảng và Nhà nước ta
đã sớm xác định được phát triển kinh tế phải đi cùng với bảo vệ tài nguyên
môi trường. Tuy nhiên mặc dù đã có nhiều chủ trương chính sách được ban
hành nhưng tình trạng ô nhiễm môi trường do sản xuất vẫn phổ biến ở nhiều
vùng, đặc biệt là ở các vùng nông thôn, nơi ý thức của người dân về bảo vệ
môi trường còn thấp. Cùng với sự đi lên của đất nước những năm gần đây,
các làng nghề Việt Nam cũng từng bước khẳng định vai trò kinh tế quan trọng
của mình. Quy mô các làng nghề được mở rộng hơn để đáp ứng nhu cầu trong
nước và xuất khẩu nhưng đi cùng với đó là vấn đề thời sự rất bức xúc hiện
nay: môi trường làng nghề đang bị hủy hoại nghiêm trọng. Nhận thấy được sự
cần thiết của việc đánh giá thực trạng ô nhiễm này, với sự giúp đỡ của thầy
Nguyễn Thế Chinh và thầy Đinh Đức Trường, tôi đã làm bản đề án “Xác

định thiệt hại ô nhiễm môi trường ở làng nghề Hạ Thái – Thường Tín –
Hà Nội” với hy vọng tìm ra được các giải pháp để phát triển làng nghề mạnh
và bền vững ,đưa làng nghề trở lại với vẻ yên ả vốn có của nó.
Tôi xin chân thành cảm ơn PGS.TS Nguyễn Thế Chinh và Ths. Đinh
Đức Trường đã giúp tôi hoàn thành đề án này !


- 3 -
Đề án Kinh tế Môi trường Đỗ Thị Bích
Phần I : Cơ sở lựa chọn đề tài :
1.Làng nghề và sự cần thiết phải xác định thiệt hại ô nhiễm môi trường ở
làng nghề:
- Làng nghề: Một làng được gọi là làng nghề khi hội tụ 2 điều kiện sau:
+ Có một số lượng tương đối các hộ cùng sản xuất một nghề;
+ Thu nhập do sản xuất nghề mang lại chiếm một tỷ trọng lớn trong tổng thu
nhập của làng.
- Theo thống kê cả nước hiện có khoảng 1450 làng nghề tập chung chủ yếu ở
vùng đồng bằng sông Hồng (57,9 %). Các nghề có vai trò rất quan trọng tạo
việc làm, nâng cao thu nhập, góp phần xóa đói giảm nghèo trong nông thôn
Việt Nam.Nó không những góp phần lưu giữ bản sắc dân tộc, giá trị truyền
thống mà còn đóng góp một tỷ lệ lớn tổng thu nhập quốc dân.
- Trong quá trình hội nhập kinh tế, các sản phẩm của các làng nghề ngày càng
được ưa chuộng, quy mô làng nghề ngày càng được mở rộng, nhiều phương
thức sản xuất mới được áp dụng vì vậy đời sống của người dân làng nghề
ngày càng khá giả hơn. Tuy nhiên, khi quy mô càng được mở rộng thì ô
nhiễm càng tăng.
- Đồng thời việc phát triển làng nghề mang tính tự phát, công nghệ lạc hậu
chắp vá, nhận thức của người dân về bảo vệ môi trường còn kém dẫn đến tình
trạng ô nhiễm ngày càng nghiêm trọng.
 Vì vậy, cần phải có tính toán về thiệt hại ô nhiễm tại các làng nghề

để người dân và chính quyền có thể nhận thức được mức nguy hại của ô
nhiễm môi trường và có các phương pháp để giảm thiểu và khắc phục.
2.Giới thiệu về địa điểm nghiên cứu:
2.1.Địa điểm vị trí địa lý của làng nghề sơn mài Hạ Thái - Thường Tín:
- Huyện Thường Tín nằm ở cửa ngõ phía Nam tỉnh Hà Tây(cũ) và thủ đô Hà
Nội, có quốc lộ 1A và đường sắt Bắc Nam đi qua, đồng thời có tuyến giao
thông đường sông là 2 con sông Hồng và sông Nhuệ.Với :
Diện tích: 127,7km2.
Dân số : 200,589 người
Vậy Thường Tín là huyện có vị trí địa lý hết sức quan trọng. Nó là đầu
mối giao thông quan trọng , là đường chung chuyển quốc gia với quốc lộ 1A ,
đường tránh Hà Nội – cầu Giẽ và tuyến đường sắt Bắc Nam chạy qua. Việc
- 4 -
Đề án Kinh tế Môi trường Đỗ Thị Bích
giao lưu hàng hóa từ các tỉnh phía Nam đến Hà Nội và các tỉnh phía Bắc hầu
hết đều đi qua dịa phận của huyện vì vậy Thường Tín đã thu hút nhiều nhà
đầu tư trong và ngoài nước.
- Làng nghề sơn mài Hạ Thái thuộc xã Duyên Thái, huyện Thường Tín, Hà
Tây(cũ) nằm ngay trục quốc lộ 1A giáp thủ đô Hà Nội, và nằm giữa nhiều
làng nghề nổi tiếng.
2.2. Tình hình làng nghề Sơn mài – Hạ Thái.
- Nền kinh tế càng phát triển thì những sản phẩm truyền thống của làng nghề
càng được ưa chuộng nhờ vậy đã tạo được nhiều công ăn việc làm và nguồn
thu nhập cao cho người dân làng nghề. Những tòa nhà với kiến trúc hiện đại,
các tiện nghi đắt tiền đã trở thành phổ thông đối với các hộ dân tại đây. Tuy
nhiên, bên cạnh lợi ích kinh tế người dân đang phải đối mặt với ô nhiễm môi
trường nước, không khí gây ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe con người và hệ
sinh thái.
- 60% hộ dân Hạ Thái đều kế nghiệp truyền thống sơn mài của làng. Nhưng
khi làng nghề càng làm ăn khá giả, đóng góp 75% giá trị kinh tế của xã

Duyên Thái thì người dân càng phải sống chung với không khí và nguồn nước
ô nhiễm , mà trẻ em, phụ nữ và người già là những nạn nhân đầu tiên.Cá trong
ao làng cũng không ăn được vì nhiễm độc sơn dầu.
- 80% số trẻ em sơ sinh bị viêm phế quản: khi 90% số hộ làm sơn mài chuyển
sang sử dụng sơn Nhật, Hàn Quốc thay vì sơn truyền thống. Từ đó, cả làng
phải sống trong không khí ô nhiễm vì các xưởng sản xuất đều nằm xen dân
cư. Qua nghiên cứu cho thấy: ”Nồng độ hơi xăng và dung môi hữu cơ được
đo tại 1 xưởng sản xuất cao hơn 10 đến 15 lần quy động trong tiêu chuẩn Việt
Nam”, nồng độ các chất thải rắn lơ lửng, chất hữu cơ trong nước thải của cơ
sở này cùng cao hơn mức bình thường. Trong thành phần các dung môi pha
sơn bị phát tán ra không khí đều có thành phần những oxit sắt (tạo màu đỏ),
crom kẽm(tạo màu vàng), crom chì(vàng cam) và những hợp chất dễ bay
hơi như xylen, toluen, axeton,butinaxetat. Những chất này khi xâm nhập vào
cơ thể tích tụ dần có thể gây ung thư, giảm trí nhớ, giảm thị lực, đặc biệt là
các bệnh liên quan đến đường hô hấp, viêm họng, viêm phế quản.
- Cuối năm 2002, hệ thống xử lý bụi sơn và hơi dung môi đầu tiên được đề tài
“Nghiên cứu đề xuất các mô hình quản lý và cải thiện môi trường các làng
nghề đồng bằng Bắc Bộ” lắp đặt tại Xưởng sơn mài Mỹ Thái, chỉ sau 1 tuần
sử dụng đã ngừng hoạt động. Sau khi hệ thống này ngừng, toàn bộ việc giảm
thiểu chất thải khí độc cho cả làng chỉ trông vào vài chục cái ống khói thủ
- 5 -
Đề án Kinh tế Môi trường Đỗ Thị Bích
công. Nhưng những ống khói cao nhất (8m) cũng không thể phát tán hơi dung
môi độc hại ra khỏi bán kính 4 km làng Hạ Thái. Hơi sơn độc hại vẫn lẩn
quẩn trong làng, bám vào mọi người, mọi nhà.
2.3.Lý do chọn điều tra tại làng nghề này.
- Vì làng nghề này là một làng nghề điển hình, nó mang đầy đủ các tính chất
về một làng nghề của Việt Nam:
+ Mang giá trị truyền thống, lâu đời, làng nghề sơn mài Hạ Thái đã có thời
gian tồn tại và phát triển hơn 100 năm.

+ Hiện nay nghề sơn mài đang rất được ưa chuộng nên quy mô và phương
thức sản xuất ngày càng được mở rộng.
+ Sự phát triển là do tự phát, cách sản xuất còn thiếu đồng bộ nên gây ra ô
nhiễm ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe cảu người dân và hệ sinh thái
xung quanh.
+ Làng nghề này đem lại thu nhập lớn cho người dân, đóng góp 75% giá trị
kinh tế cho xã Duyên Thái – Thường Tín – Hà Tây.
- Do làng nghề này nằm trên quốc lộ 1A, giáp thủ đô Hà Nội nên chọn đề tài
tại làng nghề này ta có thể để dàng đi điều tra và thu thập số liệu.



- 6 -
Đề án Kinh tế Môi trường Đỗ Thị Bích
Phần II: Giá trị kinh tế của hàng hóa môi trường:
Tổng giá trị hàng hóa của môi trường (TEV:total economics values):
TEV = UV + NUV
= DUV + IUV + OV + BV + EXV
>>
Khó lượng hóa dần
UV(use values):giá trị sử dụng
NUV(nonuse values):giá trị phi sử dụng
DUV(direct use values):giá trị sử dụng trực tiếp
IUV(indirect use values):giá trị sủ dụng gián tiếp
OV(option values): giá trị tùy chọn
BV(bequest values):giá trị tùy thuộc
EXV(existen values):giá trị tồn tại
• Giá trị sử dụng trực tiếp(DUV): việc tính toán giá trị này là dễ dàng.(Ví
dụ tính giá trị của tôm,cua,cá ) Để tính được ta chỉ cần xác lập được
khối lượng và giá cả thị trường.

• Giá trị sử dụng gián tiếp(IUV): là những giá trị trường thể hiện chức
năng của hệ sinh thái.(vd: đối với rừng ngập mặn nhờ có nó mà hạn chế
được sóng biển, sóng thần gây thiệt hại bên trong,có tác dụng hút CO
2
tạo O
2
,cố định các chất phù sa )Để lượng hóa bằng tiền các chức năng
này khó có thể sử dụng giá thị trường do đó đòi hỏi các nhà kinh tế môi
trường phải có cách tiếp cận phù hợp.
• Giá trị tùy chọn(OV): phụ thuộc vào đặc trưng của từng hệ sinh thái do
đó nó cũng có thể dễ lượng hóa hoặc dễ lượng hóa.
• Giá trị tùy thuộc(BV): OV và BV có những nét tương đồng tuy nhiên
BV khó lượng hóa hơn do nó còn tùy thuộc vào giá trị của người sử
dụng.
• Giá trị tồn tại(EXV): phản ánh khả năng tồn tại và buộc phải tồn tại
của giống loài hay hệ sinh thái đó và nếu nó không còn cũng có nghĩa
hệ sinh thái đó bị phá vỡ và là nguy cơ dẫn đến nhiều khủng hoảng môi
trường
- 7 -
Đề án Kinh tế Môi trường Đỗ Thị Bích
Phần III : Các phương pháp nghiên cứu :
Tại làng nghề sơn mài Hạ Thái ô nhiễm chính chủ yếu khuếch tán trong
không khí. Trong các công đoạn sản xuất thợ thủ công sử dụng sơn, chất dung
môi bả, sấy không đảm bảo qui trình sử lý ô nhiễm đã bay vào không trung
gây mùi khó chịu gây ảnh hưởng đến sức khỏe cộng đồng chủ yếu là các bệnh
liên quan đến hô hấp như viêm họng, viêm phế quản ngoài ra còn có khả năng
mắc nhiều bệnh nguy hiểm khác ( giảm trí nhớ, giảm thị lực, ung thư, ).
Tiếp đó là gây ảnh hưởng tới môi trường nước ( cá trong ao làng bị nhiễm độc
không ăn được ), môi trường đất, Để tính toán những thiệt hại ô nhiễm môi
trường ta có thể sử dụng các phương pháp sau:

1. Phương pháp chi phí thay thế:
- Đây là phương pháp dựa trên cơ sở tính toán xem xét các chi phí để khôi
phục hoặc phục hồi môi trường bị thiệt hại đưa về mức nguyên trạng của nó.
Tổng giá trị chi phí này có thể coi là giá trị của chất lượng môi trường.
- Để thực hiện tính toán chi phí thay thế được coi là giá trị chi phí môi trường
trước hết ta phải xác định được loại chi phí nào là chi phí cho môi trường như
chi phí để ngăn chặn ô nhiễm tiếng ồn, chi phí ngăn bụi, lọc nước, chống
nhiệt độ tăng. Cần thực hiện:
+Bóc tách từng chi phí trong tổng chi phí.
+Xác định mức giá cho từng loại chi phí vì trong thực tế chi phí thay thế để
phục hồi môi trường có thể có nhiều loại khác nhau và mỗi loại có một mức
giá khác nhau.
+Tổng hợp các chi phí: sau khi tính toán chúng ta tổng hợp toàn bộ hệ quả mà
chi phí thuộc về môi trường trong một khu vực điều tra, nghiên cứu chi phí ấy
gọi là chi phí thay thế và nó được gọi là chi phí môi trường được đánh giá.
- Ưu điểm và những hạn chế của phương pháp này:
+ Ưu điểm:
• Xét về mặt nhận thức thì dễ được chấp nhận vì những chi phí để khắc
phục môi trường và bảo vệ trước sự ô nhiễm của môi trường, người ta
có thể nhận thức được dễ dàng kể cả những người không thuộc chuyên
môn.
• Khi đã xác lập được các chi phí phương pháp này cũng hoàn toàn có
thể sử dụng giá thị trường đẻ tính toán gồm giá nguyên vật liệu, giá
nhân công.
- 8 -
Đề án Kinh tế Môi trường Đỗ Thị Bích
• Thuận lợi của phương pháp này trong chi phí thay thế phần lớn chỉ có
một số đối tượng nào đó như công trình xây dựng, nhà cửa, khôi phục
môi trường đất, không khí nên đối tượng để ta tiến hành đánh giá chi
phí dễ xác lập.

+ Hạn chế:
• Đối với người làm đánh giá nếu không hiểu về bản chất thì không thể
bóc tách đâu là chi phí môi trường.
• Trong quá trình tính toán thường ta gặp phải những yếu tố chi phí thay
thế trực tiếp thì chúng ta có thể xác lập được nhưng đối với những yếu
tố dài hạn có tính gián tiếp thường không xác định được.
• Những thiệt hại do ô nhiễm gây ra đối với các thành phần môi trường
như giảm đa dạng sinh học, làm ô nhiễm đất, nước gây ra tổn hại khác
trong khu vực nghiên cứu thường chúng ta cũng không đề cập đến và
bỏ sót do đó xét về mặt dài hạn thì những thiệt hại này vẫn tiềm ẩn
những nguy cơ mà trong bản thân tính toán thiệt hại môi trường hay chi
phí thay thế không thể liệt kê được đầy đủ.
2. Phương pháp đáp ứng liều lượng:Đây là phương pháp dựa trên nguyên lý
về sức chịu tải của môi trường(carring capacity) và mức độ tăng lên của
những tác động tới môi trường thì có 1 phản ứng của hệ sinh thái và nếu vượt
qua ngưỡng cho phép của sức chịu tải thì người ta nói môi trường bị ô
nhiễm.Trên cơ sở nguyên lý đó người ta xây dựng mô hình trong mối quan hệ
giữa lượng thải ra môi trường của hoạt động sản xuất (tiêu dùng) sẽ có 1 thiệt
hại có thể tính được bằng giá trị.
3.Phương pháp chi phí sức khỏe: là phương pháp tính toán thiệt hại dựa trên
những ảnh hưởng mà ô nhiễm gây ra cho sức khỏe.
4.Phương pháp tính toán chi phí trực tiếp: tính toán trực tiếp được thiệt hại ô
nhiễm dựa trên giá cả thị trường.

- 9 -
Đề án Kinh tế Môi trường Đỗ Thị Bích
Phần IV: Quy trình tính toán:
1. Quy trình sản xuất sơn mài gây ô nhiễm:
1.1 Bó hom vóc: Dùng đất phù sa (hoặc bột đá) trộn sơn cùng giấy bản rồi
hom, chít các vết rạn nứt của tấm gỗ .

1.2 Trang trí:Khi có được tấm vóc người sản xuất phải làm các công đoạn
gắn, dán các chất liệu tạo màu cho tác phẩm như: vỏ trứng, mảnh xà cừ, vàng,
bạc sau đó phủ sơn rồi lại mài phẳng, tiếp đến dùng màu.
1.3 Mài và đánh bóng: Có một số thứ để mài và đánh bóng như: than củi xoan
nghiền nhỏ, tóc rối, đá gan gà v.v
2.Các nguồn gây tác động:
• Bụi: phát sinh trong quá trình mài và phun sơn
• Nước thải: phát sinh trong quá trình làm đất phù sa, pha sơn.
• Chất hóa học: có trong dung môi,các chất liệu để tạo màu,các loại sơn
phát tán trong quá trình pha trộn,phun sơn.
• Tiếng ồn: do vận hành máy móc,và các quá trình làm sản phẩm sơn
mài.
-> Có thể nói làng nghề sơn mài Hạ Thái đã đứng trước tình trạng ô
nhiễm môi trường từ 5 năm trở lại đây, kể từ khi các hộ làm sơn mài chuyển
sang sử dụng một loại sơn mới dược nhập từ nước ngoài có pha dung môi bay
hơi thay cho sơn nội với hy vọng giảm thời gian và chi phí sản xuất. Sự thay
đổi này có thể có lợi cho các hộ sản xuất song lại khiến cho môi trường ngày
càng bị suy thoái. Theo thông tin từ Hội Bảo vệ môi trường công nghiệp cho
biết, nồng độ hơi xăng và dung môi hữu cơ đo được tại các xưởng sản xuất
cao gấp 10-15 lần so với tiêu chuẩn quy định của Việt Nam. Nồng độ các chất
thải rắn lơ lửng, chất hữu cơ trong nước cũng cao hơn mức bình thường cho
phép. Điều nguy hiểm hơn cả là trong thành phần của dung môi pha sơn có
các chất gây ung thư, giảm trí nhớ, giảm thị lực và đặc biệt là các bệnh liên
quan đến đường hô hấp.
- 10 -
Đề án Kinh tế Môi trường Đỗ Thị Bích
3.Đánh giá các thiệt hại
3.1.Thiệt hại sức khỏe ( các bệnh về đường hô hấp,thị lực,ung thư )
Các bước đánh giá (Sử dụng phương pháp chi phí thay thế):
- Điều tra số người bị các bệnh trên ở làng Hạ Thái và ở làng Chính Lý – Hà

Tây(cũ) (2 làng có diện tích và mật độ dân số tương đương nhau).
Hạ Thái Chính Lý Chi phí chữa
bệnh / người
Số người mắc bệnh
về đường hô hấp
Các bệnh ung thư
Các bệnh về giảm
thị lực
300
50
400
50
10
50
51.000.000 đ
300.000.000 đ
3.000.000 đ
(số liệu: niên giám thống kê hà tây)
Tổng thiệt hại = ∑ (Chi phí chữa bệnh i x Chênh lệch số người mắc bệnh)
- Ngoài ra người dân còn phải chi thêm các chi phí để khắc phục ô nhiễm
như: chi phí mua khẩu trang,mua kính,làm cửa ngăn bụi,
3.2.Thiệt hại gây ra cho hệ sinh thái.
a.Thiệt hại đến việc nuôi cá: do nước sông ô nhiễm dẫn đến hiện tượng cá
chết hàng loạt, hoặc không nuôi được gây ra thiệt hại lớn về kinh tế.
Các bước đánh giá (Phương pháp chi phí thay thế):
Tiến hành điều tra sản lượng cá ở làng Hạ Thái và ở làng Chính Lý
Hạ Thái Chính Lý Giá
Sản lượng/năm 150 kg 1000 kg 20.000 đ/kg
∑Thiệt hại = giá x chênh lệch sản lượng.
- Chi phí khắc phục thiệt hại như: + Chi phí đào sâu ao

+ Chi phí mua hóa chất để lọc nước
+ Chi phí mua lại giống
- 11 -
Đề án Kinh tế Môi trường Đỗ Thị Bích
b.Thiệt hại do ô nhiễm nước sinh hoạt: Do nguồn nước bị ô nhiễm nên các hộ
dân phải xây dựng thêm bể chứa nước,khoan giếng để lấy nước phục vụ sinh
hoạt. Tuy nhiên, có giếng khoan có hiện tượng nước bị tanh và có váng do
nước thải ngấm vào mạch nước giếng, giếng đào sâu tới 20m nhưng vẫn
không dùng được, nhiều hộ đào 2 giếng nhưng đều phải bỏ không vì vậy
người dân còn phải mất chi phí để đào thêm và sâu giếng ngoài ra còn phải
mua các dụng cụ lọc nước khác.
Chi phí cho nước sinh hoạt = chi phí xây thêm bể nước,khoan giếng + chi phí
mua nước uống + chi phí mua dụng cụ lọc nước.
Đánh giá bằng phương pháp tính toán trực tiếp:
Chi phí xây bể = số lượng bể x chi phí xây 1 bể
Chi phí khoan giếng = số lượng giếng x chi phí khoan giếng
Chi phí nước uống = số bình nước x giá 1 bình.
Chi phí mua dụng cụ lọc nước = giá x số bình lọc
c.Thiệt hại gây ra cho nông nghiệp: đất bị thoái hóa do hóa chất, nước thải…
làm giảm sản lượng cây trồng.
Sử dụng phương pháp chi phí thay thế.
Số liệu điều tra được ở 2 làng:
Hạ Thái Chính Lý Giá
Lúa
Ngô
Khoai
Sắn
5.500 đ/kg
4.000 đ/kg
5.000 đ/kg

3.600 đ/kg
∑Thiệt hại = ∑(Chênh lệch sản lượng i x giá i)
d.Thiệt hại gây ra cho du lịch.
Sử dụng phương pháp tính toán trực tiếp:
∑Thiệt hại = số lượng khách giảm/năm x doanh thu/người.
Phần V : Kiến nghị và những giải pháp khắc phục.
1.Kiến nghị:
Sau khi đi đánh giá và tìm hiểu những thiệt hại do ô nhiễm gây ra ở làng
sơn mài Hạ Thái tôi có một số kiến nghị sau:
- Ô nhiễm ngày càng nghiêm trọng do nhận thức của người dân về môi trường
còn yếu kém vì vậy chính quyền địa phương cần có những biện pháp như:
tuyên truyền về sự độc hại của các chất hóa học,có những xử phạt nghiêm
- 12 -
Đề án Kinh tế Môi trường Đỗ Thị Bích
ngặt nếu vi phạm qui định chung về môi trường,tuyên truyền về tác dụng của
những dụng cụ bảo vệ người lao động(gang tay,khẩu trang ), thu tiền để xây
dựng các công trình xử lý ô nhiễm chung
- Chính quyền địa phương chưa có những biện pháp xử lý thích đáng với
những hộ gây ô nhiễm chung .
- Nhà nước và chính quyền cần phải quan tâm nhiều hơn đến vấn đề ô nhiễm
của các làng nghề(giúp làng nghề đưa ra các biện pháp để khắc phục và giảm
thiểu hậu quả,đầu tư vốn để nâng cao công nghệ )
- Việc xử lý môi trường chưa thật thỏa đáng,đa số mới dừng lại ở mức độ
hành chính.
2.Một số giải pháp:
- Riêng đối với làng nghề sơn mài Hạ Thái:
+ Lắp đặt hệ thống xử lý bụi sơn và dung môi hữu cơ
+ Áp dụng một số biện pháp để hạn chế ô nhiễm như quy định thời gian phun
sơn, thu gom rác và lập dự án di dời các hộ sản xuất khỏi khu dân cư.
- Đối với làng nghề nói chung:

+ Cần phải lắp đặt những hệ thống xử lý ô nhiễm.
+ Nâng cao ý thức của người dân.
+ Cải tiến công nghệ, hạn chế sử dụng các hóa chất độc hại.
+ Cần thành lập trung tâm lưu trữ, xử lý chất thải nguy hại cho từng khu vực.
+ Nâng cao việc quản lý(kiểm tra và xử lý hành vi gây ô nhiễm) của chính
quyền đối với các làng.
+ Đối với các làng nghề bị ô nhiễm nghiêm trọng cần phải đưa những cơ sở
sản xuất ra khỏi khu dân cư.
+ Các hộ sản xuất phải có đăng ký kinh doanh và cam kết bảo vệ môi trường;
khi xây dựng cụm, điểm công nghiệp làng nghề cần chú trọng đến việc thu
gom, xử lý nước thải, chất thải rắn, nước sinh hoạt hợp vệ sinh; các ngành
chức năng tăng cường kiểm tra, xét nghiệm mẫu nước thải để cảnh báo và xử
lý vi phạm;

Kết luận
Phát triển làng nghề là một chủ trương chính sách của nhà nước góp phần
đẩy nhanh CNH,HĐH nông thôn,thu hút lao động dư thừa,tăng thu nhập quốc
dân,thu hút vốn đầu tư Tuy nhiên, sự phát triển của làng nghề cũng đã và
đang đặt ra nhiều vấn đề bức xúc về ô nhiễm môi trường,cần giải quyết để tạo
điều kiện cho làng nghề phát triển mạnh và bền vững.Thực hiện đề tài “Tính
- 13 -
Đề án Kinh tế Môi trường Đỗ Thị Bích
toán thiệt hại ô nhiễm làng nghề sơn mài Hạ Thái-Thường Tín-Hà Nội” tôi đã
tìm ra ra được một số biện pháp giảm thiểu ô nhiễm của các làng nghề nói
chung.
Qua các bước tính toán ở trên ta thấy được ưu điểm của phương pháp chi
phí thay thế và đánh giá trực tiếp là dễ dàng tính toán và đánh giá tuy nhiên
cũng có nhiều thiệt hại không thể tính toán được bằng phương pháp này(chi
phí cơ hội của việc đi khám chữa bệnh, )
Cuối cùng, tôi xin chân thành cảm ơn PGS.TS Nguyễn Thế Chinh và Ths.

Đinh Đức Trường đã giúp tôi hoàn thành đề án này!
- 14 -
Đề án Kinh tế Môi trường Đỗ Thị Bích
Tài liệu tham khảo:
1. Bài giảng Kinh tế môi trường
2. Giáo trình kinh tế môi trường
3. Trang web www.langngheviet.net
www.thiennhien.net
4. Niên giám thống kê Hà Tây.

- 15 -

×