LỚP: 12SKT1
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KỸ THUẬT CÔNG NGHỆ TP. HCM
KHOA KẾ TOÁN – TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG
MÔN: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
Giảng viên: Tiến sĩ. Trần Thị Út
Slide 2
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
THỰC NGHIỆM
Thành viên của nhóm:
1/ Hà Tố Như
2/ Trần Thúy Lan Anh
3/ Nguyễn Diên Duẫn
4/ Nguyễn Thị Thanh Thảo
Chuyên đề:
NHÓM THỰC HIỆN: ADNT
Slide 3
NỘI DUNG
1. Khái niệm phương pháp nghiên cứu thực nghiệm.
2. Đặc điểm của phương pháp nghiên cứu thực nghiệm.
3. Phân loại thực nghiệm.
3.1. Tùy nơi thực nghiệm, ta có:
3.1.1. Thực nghiệm trong phòng thí nghiệm.
3.1.2. Thực nghiệm tại hiện trường.
3.1.3. Thực nghiệm trong quần thể xã hội.
3.2. Tùy theo mục đích quan sát, ta có:
3.2.1. Thực nghiệm thăm dò.
Slide 4
NỘI DUNG
3.2.2. Thực nghiệm kiểm tra.
3.2.3. Thực nghiệm song hành.
3.2.4. Thực nghiệm đối nghịch.
3.2.5. Thực nghiệm so sánh (đối chứng).
4. Ưu và nhược điểm của phương pháp nghiên cứu thực nghiệm
5. Các nguyên tắc và yêu cầu cơ bản của thực nghiệm.
6. Các bước tiến hành thực nghiệm.
7. Ý nghĩa của phương pháp nghiên cứu thực nghiệm.
Slide 5
1. Khái niệm phương pháp nghiên cứu thực
nghiệm:
Thực nghiệm là một phương pháp thu thập thông
tin được thực hiện bởi những quan sát trong điều kiện
gây biến đổi đối tượng khảo sát và môi trường xung
quanh đối tượng khảo sát một cách có chủ định.
Phương pháp thực nghiệm được áp dụng phổ biến
không chỉ trong nghiên cứu tự nhiên, kỹ thuật, y học
mà cả trong xã hội và các lĩnh vực nghiên cứu khác
1
.
Slide 6
2. Đặc điểm của phương pháp nghiên cứu thực
nghiệm:
- Thực nghiệm cho phép tác động lên đối tượng nghiên cứu
một cách chủ động; can thiệp có ý thức vào quá trình diễn biến tự
nhiên, để hướng quá trình diễn ra theo mong muốn của nhà nghiên
cứu.
- Khi nói đến phương pháp thực nghiệm cần phải nói đến
những tham số bị khống chế bởi người nghiên cứu.
Ví dụ: Khi làm thực nghiệm về một phản ứng hóa học, người
nghiên cứu cần khống chế các tham số như: thành phần các chất
tham gia phản ứng; điều kiện của phản ứng về nhiệt độ, áp suất;
Bằng việc thay đổi các tham số, người nghiên cứu có thể tạo ra
nhiều cơ hội thu được những kết quả mong muốn.
Slide 7
3. Phân loại thực nghiệm:
Quá trình thực nghiệm có thể được tiến hành ở
nhiều môi trường khác nhau:
3.1. Tùy nơi thực nghiệm, ta có:
3.1.1. Thực nghiệm trong phòng thí nghiệm: Người
nghiên cứu hoàn toàn chủ động tạo dựng mô hình thực
nghiệm và khống chế các tham số, hạn chế là kết quả
thu được trong phòng thí nghiệm hiếm khi được áp
dụng thẳng vào điều kiện thực tế.
Slide 8
3. Phân loại thực nghiệm:
3.1.2. Thực nghiệm tại hiện trường: Người nghiên cứu
tiếp cận những điều kiện hoàn toàn thực, nhưng bị hạn
chế về khả năng khống chế tham số và các điều kiện
nghiên cứu. Ví dụ: Một thí nghiệm sinh học ngoài trời
không thể tạo các điều kiện về nhiệt độ khác với tự nhiên.
3.1.3. Thực nghiệm trong quần thể xã hội: Đây là dạng
thực nghiệm được tiến hành trên một cộng đồng người,
trong những điều kiện sống của họ. Trong thực nghiệm
này, người nghiên cứu thay đổi các điều kiện sinh hoạt
của họ, tác động vào đó những yếu tố cần được kiểm
chứng trong nghiên cứu.
Slide 9
3. Phân loại thực nghiệm:
3.2. Tùy mục đích quan sát, ta có:
3.2.1. Thực nghiệm thăm dò: Loại thực nghiệm này được
sử dụng để nhận dạng vấn đề và xây dựng giả thiết. Ví dụ:
Để nâng cao hiệu quả kinh doanh, đáp ứng nhu cầu thị
trường, công ty muốn thiết kế và đưa ra thị trường một sản
phẩm mới. Công ty làm thử sản phẩm mẫu, khuyến khích
người tiêu dùng sử dụng, thu thập ý kiến phản hồi để quyết
định chiến lược sản xuất kinh doanh của sản phẩm đó.
3.2.2. Thực nghiệm kiểm tra: được tiến hành để kiểm
chứng các giả thuyết.
Slide
10
3. Phân loại thực nghiệm:
3.2.3. Thực nghiệm song hành: là thực nghiệm tiến hành
trên những đối tượng khác nhau trong những điều kiện
được khống chế giống nhau, nhằm rút ra kết luận về ảnh
hưởng của thực nghiệm trên các đối tượng khác nhau. Ví
dụ: Để đánh giá hiệu quả của một loại phân bón, người ta
bón cùng một loại phân trên các loại cây trồng khác nhau,
từ đó theo dõi và đưa ra kết luận về tác dụng của loại phân
đó đối với các loại cây trồng khác nhau.
Slide
11
3. Phân loại thực nghiệm:
3.2.4. Thực nghiệm đối nghịch: là thực nghiệm tiến hành
trên hai đối tượng giống nhau với các điều kiện ngược
nhau, nhằm quan sát kết quả của các phương thức tác
động của các điều kiện thí nghiệm trên các thông số của
đối tượng nghiên cứu. Ví dụ: Người ta tổ chức hai nhóm
sinh viên cùng áp dụng một phương pháp đọc sách,
nghiên cứu một loại tài liệu. Một nhóm đọc trong thư viện
với điều kiện tốt nhất, nhóm kia đọc tại sân trường trong
giờ ra chơi, kết quả lĩnh hội của mỗi nhóm sẽ đánh giá tác
dụng của phương pháp, đồng thời cho thấy tác động của
điều kiện môi trường đối với đọc sách.
Slide
12
3. Phân loại thực nghiệm:
3.2.5. Thực nghiệm so sánh (đối chứng): là thực
nghiệm được tiến hành trên hai đối tượng khác nhau,
trong đó một trong hai được chọn làm đối chứng nhằm
tìm chỗ khác biệt giữa các phương pháp, giữa các hậu
quả so với đối chứng. Ví dụ: Tổ chức hai nhóm sinh
viên có trình độ như nhau, cùng học một nội dung
nhưng bằng hai phương pháp dạy - học khác nhau. Kết
quả lĩnh hội kiến thức của mỗi nhóm sẽ phản ánh hiệu
quả của hai phương pháp dạy - học khác nhau.
Slide
13
4. Ưu và nhược điểm của phương pháp nghiên cứu
thực nghiệm:
4.1. Ưu điểm:
- Cho phép thay đổi bản chất cấu trúc và cơ chế của đối
tượng, thay đổi điều kiện, ảnh hưởng của những tác động
bên ngoài bằng cách thay đổi những yếu tố nào đó của môi
trường.
- Có khả năng đi sâu vào quan hệ bản chất, xác định
được các quy luật, phát hiện ra các thành phần và cơ chế
chính xác.
Slide
14
4. Ưu và nhược điểm của phương pháp nghiên cứu
thực nghiệm:
4.1. Ưu điểm:
- Nhà nghiên cứu không thụ động chờ đợi sự xuất hiện
các hiện tượng mà tự mình tạo ra các điều kiện, nên có khả
năng tính đến một cách đầy đủ hơn các điều kiện đó, cũng
như những ảnh hưởng mà các điều kiện ấy gây ra cho đối
tượng.
- Có thể lặp đi lặp lại nhiều lần thực hiện với những kết
quả giống nhau, chứng tỏ một mối quan hệ có tính quy luật
và đảm bảo được tính tin cậy của đề tài.
Slide
15
4. Ưu và nhược điểm của phương pháp nghiên cứu
thực nghiệm:
4.2. Nhược điểm:
- Phương pháp này thực hiện không đơn giản, nó đòi
hỏi sự chuẩn bị công phu cả về lý luận và công cụ thực
hiện, nhiều khi nó đòi hỏi những trang thiết bị đặc biệt mà
người sử dụng nó phải được đào tạo thực hiện.
- Mỗi thực nghiệm chỉ kiểm nghiệm và xác định
được mối quan hệ giữa hai nhân tố, trong khi đó một đề tài
nghiên cứu lại đòi hỏi phải kiểm nghiệm nhiều nhân tố.
Slide
16
4. Ưu và nhược điểm của phương pháp nghiên cứu
thực nghiệm:
4.2. Nhược điểm:
- Các điều kiện được tạo ra một cách đặc biệt trong
quá trình thực nghiệm, có thể phá vỡ diễn biến tự nhiên
của hiện tượng nghiên cứu (gây một trạng thái tâm lý hồi
hộp, lo lắng làm sai lệch các sự kiện thu được).
- Khó có thể dùng phương pháp này để nghiên cứu
những hoạt động diễn biến phức tạp trong tư tưởng, tình
cảm con người.
Slide
17
5. Các nguyên tắc và yêu cầu cơ bản của thực
nghiệm:
5.1. Nguyên tắc:
- Xây dựng giả thuyết thực nghiệm.
- Ước lượng các biến thiên (đo đạc, đánh giá những thay đổi của
đối tượng trước tác động thực nghiệm).
- Khống chế những điều kiện chủ quan của đối tượng được thực
nghiệm để nó cân bằng và ổn định.
- Khống chế những tác động không thực nghiệm.
- Mẫu được lựa chọn trong thực nghiệm phải tiêu biểu, mang tính
phổ biến để cho kết quả thực nghiệm được khách quan.
- Đề ra những chuẩn đánh giá và phương thức đánh giá kết quả.
- Phải ghi biên bản thực nghiệm.
Slide
18
5. Các nguyên tắc và yêu cầu cơ bản của thực
nghiệm:
5.2. Yêu cầu:
- Không sử dụng thực nghiệm một cách tràn lan, phải chọn
vấn đề then chốt, nhất thiết để thực hiện. Khi đã chọn đề tài thực
nghiệm thì cần phải thực hiện đến mức cao nhất các nguyên tắc
của thực nghiệm.
- Cần nắm chắc những ưu điểm và hạn chế của mỗi loại
thực nghiệm để sử dụng phù hợp với vấn đề thực nghiệm.
- Chỉ được tiến hành thực nghiệm khi có đầy đủ luận cứ về:
mục đích, điều kiện (cơ sở lý luận, giả thuyết khoa học, đối
tượng tác động, địa bàn thực nghiệm, lực lượng tham gia thực
nghiệm, …), các bước thực nghiệm, việc xử lý kết quả, phân
tích lý luận và khái quát hoá để hình thành tri thức mới,
Slide
19
6. Các bước tiến hành thực nghiệm:
Bước 1: Chuẩn bị:
- Xác định mục tiêu thực nghiệm.
- Xác định đối tượng, địa điểm, quy mô thực nghiệm.
- Xây dựng giả thuyết thực nghiệm.
- Xác định nhiệm vụ, phương pháp và kỹ thuật thực nghiệm.
- Xác định hệ chuẩn đánh giá và phương pháp đánh giá kết quả.
- Xây dựng kế hoạch triển khai thực nghiệm.
Bước 2: Triển khai:
- Khảo sát thực trạng các vấn đề có liên quan đến việc thực
nghiệm.
Slide
20
6. Các bước tiến hành thực nghiệm:
- Triển khai thực nghiệm theo kế hoạch. Chú ý các vấn đề
sau:
+ Giữ các nhân tố khác ở trạng thái ổn định, trong khi các
nhân tố thực nghiệm biến thiên.
+ Cố gắng khống chế tối đa ảnh hưởng của ngoại cảnh.
+ Cần ghi chép tỉ mỉ, cẩn thận những diễn biến của quá
trình thực nghiệm.
Bước 3: Đánh giá, xử lý các kết quả thực nghiệm.
Bước 4: Viết báo cáo kết quả thực nghiệm.
Slide
21
7. Ý nghĩa của phương pháp thực nghiệm:
- Phương pháp thực nghiệm khoa học là một trong các phương pháp
cơ bản trong nghiên cứu khoa học.
- So với phương pháp phỏng vấn, quan sát, việc sử dụng phương
pháp thực nghiệm trong nghiên cứu có một ý nghĩa rất quan trọng.
Nếu phương pháp quan sát chỉ tìm hiểu, phát hiện những cái đã có thì
phương pháp thực nghiệm lại chủ động tạo ra những hiện tượng, quá
trình, cấu trúc và cơ chế mới để nghiên cứu chúng.
Tóm lại: Phương pháp thực nghiệm mang tính chủ động và sáng tạo
rất cao trong việc cải tạo thực tiễn và có ý nghĩa rất quan trọng trong
lịch sử phát triển khoa học.
Slide
22
Tài liệu tham khảo
1. Vũ Cao Đàm (2011), Phương pháp luận nghiên
cứu khoa học, nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật, 70
Trần Hưng Đạo, Hà Nội.
2. Tạp chí Khoa học và Công nghệ, Đại học Đà
Nẵng, số (30). 2009 Nguyễn Thành Văn - Trường
Đại học Bách khoa, Đại học Đà Nẵng.
3.
4. http:// WWW.experiment-resources.com.
THE END