BÁO CÁO THỰC TẬP GVHD: Th.S PHẠM THANH TÚ
LỜI CẢM ƠN
Trong suốt quá trình học tập và hoàn thành bài báo cáo tốt nghiệp này một
cách hoàn chỉnh, bên cạnh sự nỗ lực cố gắng của bản thân em đã nhận được sự
hướng dẫn giúp đỡ vô cùng quý báu và với lòng kính trọng biết ơn sâu sắc, em
xin được bày tỏ lời cảm ơn chân thành tới:
Cô Phạm Thanh Tú là giảng viên hướng dẫn trực tiếp giúp em hoàn thành bài
báo cáo tốt nghiệp lần này. Cô đã tận tình giúp đỡ chúng em sửa chữa từng lỗi
nhỏ trong bài cáo báo kể từ khi bắt đầu viết đề cương chi tiết cho đến khi hoàn
thiện bài báo cáo tốt nghiệp.
Em cũng xin gửi cảm ơn chân thành nhất đến Luật sư Lê Nguyên Đán, chú là
người trực tiếp hướng dẫn em các công việc tại công ty luật, đồng thời cũng cho
em tham gia vào các phiên tòa, đọc các vụ án xét xử mà chú tham gia biện hộ.
Bên cạnh đó, em cũng xin gửi lời cảm ơn đến các anh, chị làm việc tại Công ty
Luật Trách nhiệm Hữu hạn Một thành viên Công Toàn nơi mà em đã thực tập,
mọi người rất nhiệt tình giúp đỡ em hoàn thiện tốt hơn về vấn đề thực tiễn áp
dụng pháp luật vào đời sống cũng như là hoàn thiện kiến thức để làm bài báo cáo
tốt nghiệp này.
Ngoài ra, em xin chân thành bày tỏ lòng biết ơn đến toàn thể quý thầy, cô
trong khoa Kinh tế - Luật cũng như toàn thể giảng viên trường Đại học Mở thành
phố Hồ Chí Minh đã truyền đạt những kiến thức quý báu, cũng như tạo mọi điều
kiện thuận lợi nhất cho em trong suốt 4 năm học tập tại trường.
Cuối cùng em xin chân thành cảm ơn tất cả mọi người đã giúp đỡ em hoàn
thành kỳ thực tập và bài báo cáo của mình.
SVTH: PHẠM LY NA Trang 1
BÁO CÁO THỰC TẬP GVHD: Th.S PHẠM THANH TÚ
Tuy đã có những cố gắng nhất định nhưng do thời gian và kiến thức có hạn
nên chắc chắn bài báo cáo tốt nghiệp lần này còn nhiều thiếu sót và hạn chế. Em
kính mong nhận được sự đóng góp của các thầy, cô để bài viết của mình được tốt
hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!
Trân trọng
Phạm Ly Na
SVTH: PHẠM LY NA Trang 2
BÁO CÁO THỰC TẬP GVHD: Th.S PHẠM THANH TÚ
NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
Tp.HỒ CHÍ MINH, ngày tháng năm 2014
Giảng viên hướng dẫn
Phạm Thanh Tú
SVTH: PHẠM LY NA Trang 3
BÁO CÁO THỰC TẬP GVHD: Th.S PHẠM THANH TÚ
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
BLDS Bộ luật Dân sự
BLHS Bộ luật Hình sự
TTHS Tố tụng Hình sự
NXB Nhà xuất bản
TAND Tòa án Nhân dân
TNHH MTV Tránh nhiệm hữu hạn Một thành viên
SVTH: PHẠM LY NA Trang 4
BÁO CÁO THỰC TẬP GVHD: Th.S PHẠM THANH TÚ
MỤC LỤC
SVTH: PHẠM LY NA Trang 5
BÁO CÁO THỰC TẬP GVHD: Th.S PHẠM THANH TÚ
PHẦN 1: MỞ ĐẦU
1.1 Sự cần thiết nghiên cứu đề tài
Một trong những quyền quan trọng luôn được pháp luật Việt Nam nói chung
và pháp luật Hình sự nói riêng bảo vệ nhằm tránh khỏi sự xâm hại của các hành
vi phạm tội là quyền sở hữu. Thời gian gần đây, tội phạm lừa đảo chiếm đoạt tài
sản trên cả nước và đặc biệt là tại thành phố Hồ Chí Minh diễn biến rất phức tạp,
thủ đoạn lừa dối ngày càng đa dạng, tinh vi và xảo quyệt, nhiều vụ án lừa đảo có
quy mô lớn với giá trị tài sản bị chiếm đoạt ngày càng cao. Trong một số lĩnh
vực, hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản xảy ra rất nghiêm trọng như tình hình lừa
đảo chiếm đoạt tiền thuế giá trị gia tăng, lừa đảo người có nhu cầu đi lao động ở
nước ngoài, lừa đảo cá nhân muốn tiềm kiếm các khoản tiền lớn để làm từ thiện,
lòng tham của những kẻ cho vay nặng lãi…. Hành vi lừa đảo không chỉ qua
mạng, qua người quen, bạn bè mà nó còn diễn ra ngay trong gia đình của chúng
ta. Những tên tội phạm lừa đảo thường vào vai những nhà kinh doanh giàu có, có
học vấn, có tri thức, có địa vị trong xã hội do đó người dân thường mất cảnh giác
để cho chúng mượn tiền với số lượng lớn và nhiều lần. Có thể nói tội phạm lừa
đảo chiếm đoạt tài sản đã và đang gây ảnh hưởng rất xấu đến hoạt động sản xuất
và đời sống của nhân dân, trật tự an ninh xã hội. Trong công tác phòng chống
loại tội phạm này còn những hạn chế nhất định, do nhiều nguyên nhân trong đó
có việc nhận thức không đúng dấu hiệu pháp lý của hành vi phạm tội. Với một số
lí do nói trên và mục đích muốn có thể tìm kiếm một số giải pháp nhằm góp phần
vào cuộc đấu tranh phòng chống tội phạm lừa đảo chiếm đoạt tài sản trên địa bàn
thành phố Hồ Chí Minh, do đó em đã chọn đề tài " Thực trạng và giải pháp
nhằm nâng cao hiệu quả đấu tranh với tội phạm lừa đảo chiếm đoạt tài sản
trên địa bàn Quận 12" để làm bài báo cáo thực tập tốt nghiệp.
SVTH: PHẠM LY NA Trang 6
BÁO CÁO THỰC TẬP GVHD: Th.S PHẠM THANH TÚ
1.2 Mục đích nghiên cứu đề tài.
Đề tài nghiên cứu dấu hiệu pháp lý ,thực trạng tội phạm lừa đảo chiếm đoạt
tài sản diễn ra trên địa bàn quận 12, thành phố Hồ Chí Minh trong những năm
gần đây, hướng giải quyết và biện pháp phòng chống của các cơ quan có thẩm
quyền cho thực trạng nêu trên.
1.3 Phạm vi nghiên cứu
Trong phạm vi cho phép của một bài báo cáo tốt nghiệp, em nghiên cứu chủ
yếu tập trung vào những quy định của pháp luật về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản
trong Bộ luật Hình sự 1999 sửa đổi bổ sung năm 2009, các văn bản khác có liên
quan và trong phạm vi Tòa án nhân dân Quận 12.
1.4 Phương pháp nghiên cứu
Để đạt được những mục đích đã đặt ra, bài báo cáo đã sử dụng một số phương
pháp nghiên cứu như: phương pháp phân so sánh, phân tích số liệu và phương
pháp tổng hợp, đánh giá những vấn đề lý luận và thực tiễn của tội lừa đảo chiếm
đoạt tài sản.
1.5 Kết cấu của chuyên đề
Ngoài danh mục tài liệu tham khảo Báo cáo thực tập tốt nghiệp gồm 5 phần
với những kết cấu như sau:
Phần 1: Mở đầu
Phần 2: Quy định của pháp luật về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản
2.1 Khái niệm, đặc điểm về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản
2.2 Dấu hiệu pháp lý của tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản
Phần 3: Thực trạng về tội phạm lừa đảo chiếm đoạt tài sản trên địa bàn Quận
12.
3.1 Diễn biến tội phạm lừa đảo chiếm đoạt tài sản trên địa bàn Quận 12.
SVTH: PHẠM LY NA Trang 7
BÁO CÁO THỰC TẬP GVHD: Th.S PHẠM THANH TÚ
3.2 Kết quả xử lí tình hình phạm tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản trên địa bàn
Quận 12.
3.3 Khó khăn trong xử lý tội phạm lừa đảo chiếm đoạt tài sản trên địa bàn
Quận 12.
Phần 4: Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động đấu tranh phòng
chống tội phạm lừa đảo chiếm đoạt tài sản trên địa bàn Quận 12.
4.1 Về kinh tế, xã hội
4.2 Sự quản lý của cơ quan có thẩm quyền
4.3 Sử lý của cơ quan có thẩm quyền.
4.4 Sự chủ quan của người dân.
Phần 5: Kết luận.
SVTH: PHẠM LY NA Trang 8
BÁO CÁO THỰC TẬP GVHD: Th.S PHẠM THANH TÚ
PHẨN 2: QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VỀ TỘI LỪA ĐẢO
CHIẾM ĐOẠT TÀI SẢN
2.1 Khái niệm, đặc điểm về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
2.1.1 Khái niệm tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
Theo khoản 1 Điều 139 Bộ luật Hình sự 1999 được sửa đổi bổ sung năm 2009
thì người nào bằng thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản của người khác có giá trị
từ hai triệu đồng đến dưới năm mươi triệu đồng nhưng gây hậu quả nghiêm trọng
hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi chiếm đoạt hoặc đã bị kết án về tội
chiếm đoạt tài sản, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm thì bị xét vào tội lừa
đảo chiếm đoạt tài sản. Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản là hành vi chiếm đoạt tài
sản cấu thành tội khi thỏa mãn một trong các dấu hiệu sau:
a) Tài sản chiếm đoạt có giá trị từ 2 triệu đồng trở lên;
b) Gây hậu quả nghiêm trọng;
c) Đã bị xử phạt hành chính về hành vi chiếm đoạt;
d) Đã bị kết án về tội chiếm đoạt và chưa được xóa án tích;
Theo quy định trên thì hành vi phạm tội của tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản
gồm hai hành vi khác nhau. Đó là hành vi lừa dối và hành vi chiếm đoạt, giữa hai
hành vi này có mối quan hệ chặt chẽ với nhau.
Dựa trên quy định của pháp luật ta có khái niệm về tội lừa đảo chiếm đoạt tài
sản như sau:
Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản là hành vi chiếm đoạt tài sản của người khác
bằng thủ đoạn gian dối.
2.1.2 Đặc điểm của tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản là một trong bảy tội xâm phạm sở hữu có tính
chiếm đoạt tài sản và là một trong mười ba tội thuộc nhóm tội xâm phạm sở hữu
được quy định cụ thể từng tội danh tại Chương XIV (từ Điều 134 đến Điều 145)
SVTH: PHẠM LY NA Trang 9
BÁO CÁO THỰC TẬP GVHD: Th.S PHẠM THANH TÚ
Bộ luật Hình sự Việt Nam bao gồm: tội cướp tài sản; tội bắt cóc nhằm chiếm
đoạt tài sản; tội cưỡng đoạt tài sản; tội cướp giật tài sản; tội công nhiên chiếm
đoạt tài sản; tội trộm cắp tài sản; tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản; tội lạm dụng tín
nhiệm chiếm đoạt tài sản; tội chiếm giữ trái phép tài sản; tội hủy hoại hoặc cố ý
làm hư hỏng tài sản; tội thiếu trách nhiệm gây thiệt hại nghiêm trọng đến tài sản
của nhà nước;
Lừa đảo chiếm đoạt tài sản là hành vi cố ý chuyển dịch một cách trái pháp
luật tài sản đang thuộc quyền sở hữu của người khác thành tài sản của mình. Dấu
hiệu phạm tội của tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản này được phân biệt với các tội
xâm phạm sở hữu có tính chất chiếm đoạt tài sản khác quy định trong Bộ luật
Hình sự Việt Nam bởi thủ đoạn gian dối và hành vi chiếm đoạt tài sản. Cụ thể là:
trước khi thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản người phạm tội có ý thức thực hiện
hành vi chiếm đoạt từ trước, tài sản tác động của hành vi chiếm đoạt phải là
những tài sản còn nằm trong sự chiếm hữu, quản lý của người chủ tài sản.
Trong khi các tội có tính chất chiếm đoạt khác như: tội cướp tài sản là dùng
vũ lực, đe dọa dùng vũ lực ngay tức khắc hoặc có hành vi khác làm cho người
tấn công lâm vào tình trạng không thể chống cự được nhằm chiếm đoạt tài sản,
dấu hiệu pháp lý định tội này là hành vi dùng vũ lực làm tê liệt sự chống cự hoặc
hành vi đe dọa dùng vũ lực “ngay lập tức”, dấu hiệu “ngay lập tức” ở đây có ý
nghĩa quan trọng để phân biệt hành vi đe dọa dùng vũ lực ở tội cướp với hành vi
đe dọa (sẽ) dùng vũ lực ở tội cưỡng đoạt tài sản; tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài
sản là hành vi bắt cóc người khác làm con tin nhằm chiếm đoạt tài sản, dấu hiệu
pháp lý định tội này là hành vi bắt cóc con tin và hành vi đe dọa chủ tài sản nhằm
chiếm đoạt tài sản; tội cướp giật tài sản là hành vi nhanh chóng chiếm đoạt tài
sản một cách công khai, dấu hiệu pháp lý định tội ở đây chính là hành vi chiếm
đoạt tài sản công khai và nhanh chóng; và khác biệt nhất là với tội lạm dụng tín
nhiệm chiếm đoạt tài sản, đây là tội danh mà trên thực tế thường hay dễ nhầm lẫn
với tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Đặc biệt, định tội danh lạm dụng tín nhiệm
chiếm đoạt tài sản theo quy định của pháp luật bao gồm hai trường hợp sau:
SVTH: PHẠM LY NA Trang 10
BÁO CÁO THỰC TẬP GVHD: Th.S PHẠM THANH TÚ
• Bằng thủ đoạn gian dối hoặc bỏ trốn, chiếm đoạt tài sản của người
khác đã được giao cho mình trên cơ sở hợp đồng vay, mượn, thuê…
• Sử dụng tài sản của người khác đã được giao cho mình trên cơ sở hợp
đồng vay, mượn, thuê vào mục đích bất hợp pháp dẫn đến không có
khả năng trả lại tài sản.
Ở đây, cần căn cứ thời điểm phát sinh ý định chiếm đoạt tài sản của người
phạm tội. Cụ thể, nếu ý định chiếm đoạt có trước hoặc vào thời điểm mượn tài
sản thì hành vi này phạm tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản, còn nếu mượn tài sản
rồi mới này sinh ý định chiếm đoạt và thực hiện hanh vi chiếm đoạt thì phạm tội
Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản. Đây là điểm quan trọng để phân biệt
giữa tội phạm lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản với tội phạm lừa đảo chiếm
đoạt tài sản.
Tuy nhiên, thực tiễn việc nhận thức hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản có
nhiều ý kiến khác nhau, dấu hiệu pháp lý trong cấu thành tội phạm có tính khái
quát dẫn đến việc xác định tội danh gặp khó khăn. Theo quy định thì hành vi
phạm tội của tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản chính là hành vi chiếm đoạt bằng thủ
đoạn gian dối. Thủ đoạn gian dối là điều kiện để hành vi chiếm đoạt tài sản xảy
ra. Giữa hai dấu hiệu này có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Thủ đoạn gian dối là
điều kiện để hành vi chiếm đoạt có thể xảy ra, còn hành vi chiếm đoạt là mục
đích và là kết quả của thủ đoạn gian dối.
Đặc điểm của tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản là dạng tội ghép, tội phạm đồng
thời phải thực hiện hai hành vi lừa dối và hành vi chiếm đoạt. Hành vi chiếm
đoạt trong tội lừa đảo có hai hình thức thể hiện cụ thể:
Thông thường hành vi chiếm đoạt xảy ra kế tiếp ngay sau hành vi lừa dối.
Nhưng cũng có trường hợp giữa hai hành vi này có khoảng cách nhất định về
thời gian. Ở đây, cần chú ý tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản chỉ coi là hoàn thành
khi hành vi chiếm đoạt đã xảy ra.
SVTH: PHẠM LY NA Trang 11
BÁO CÁO THỰC TẬP GVHD: Th.S PHẠM THANH TÚ
2.2 Dấu hiệu pháp lý về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
2.2.1 Khách thể của tội phạm lừa đảo chiếm đoạt tài sản
Khách thể của tội phạm là những quan hệ được nhà nước bảo vệ và bị tội
phạm xâm hại đến. Đối với tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản thì khách thể là quyền
sở hữu tài sản, đối tượng tác động chính là tài sản bị chiếm đoạt.
Ở đây quyền sở hữu về tài sản được hiểu là quyền chiếm hữu, quyền sử dụng
và quyền định đoạt tài sản của chủ sở hữu theo quy định của pháp luật. Theo đó
chủ sở hữu được thực hiện mọi hành vi theo ý chí của mình đối với tài sản nhưng
không được gây thiệt hại hoặc làm ảnh hưởng đến lợi ích của Nhà nước, lợi ích
công cộng, quyền, lợi ích hợp pháp của người khác.
Tài sản là của cải vật chất dùng vào mục đích sản xuất hoặc tiêu dùng. Khi
phân loại tài sản theo chu trình sản xuất, bao gồm tài sản cố định và tài sản lưu
động. Còn khi phân loại tài sản theo đặc tính cấu tạo của vật chất, ta có tài sản
hữu hình và tài sản vô hình.
Tài sản cố định: là những tư liệu sản xuất, là một trong những loại tài sản có
giá trị lớn được huy động và sử dụng vào hoạt động sản xuất kinh doanh của
doanh nghiệp nhằm mục đích sinh lời và thường thì loại tài sản này có chu kì sử
dụng trong dài hạn. Tài sản cố định được phân thành động sản và bất động sản.
Bất động sản là các tài sản bao gồm: đất đai, nhà, công trình xây dựng gắn liền
với đất kể cả tài sản gắn liền với nhà, công trình xây dựng đó; các tài sản khác
gắn liền với đất đai; các tài sản khác do pháp luật quy định. Còn động sản là
những tài sản cố định không phải là bất động sản.
Tài sản lưu động là đối tượng lao động chỉ dùng được trong một chu kì sản
xuất. Đó là tổng thể nói chung tiền mặt, tiền gửi ngân hàng và những khoản có
thể chuyển ngay thành tiền mặt như thương phiếu,…
Tài sản hữu hình bao gồm tiền và giấy tờ có giá. Chúng có một số đặc tính
riêng như thuộc sở hữu của ai đó, có đặc tính vật lý, có thể trao đổi được, có thể
mang giá trị tinh thần và vật chất.
SVTH: PHẠM LY NA Trang 12
BÁO CÁO THỰC TẬP GVHD: Th.S PHẠM THANH TÚ
Tài sản vô hình là những quyền tài sản thuộc sở hữu của một chủ thể nhất
định và thường chỉ gắn với một chủ thể nhất định và không thể chuyển giao. Tuy
nhiên một số quyền tài sản có thể chuyển giao như thương hiệu hàng hóa hoặc ủy
quyền cho chủ thể khác. Tài sản vô hình là những thứ không thể dùng giác quan
để thấy được và cũng không thể dùng đại lượng để tính. Nhưng trong quá trình
chuyển giao có thể sinh ra tiền. Tùy từng thời điểm nhất định mà mà quyền tài
sản có giá trị như thế nào.
Theo Bộ luật Dân sự tại Điều 163 quy định “Tài sản bao gồm vật, tiền, giấy
tờ có giá và các quyền tài sản”. Khái niệm tài sản theo Bộ luật Dân sự 2005 đã
mở rộng hơn Bộ luật Dân sự 1995 theo đó tại Điều 172 Bộ luật Dân sự 1995 quy
định “Tài sản bao gồm vật có thực, tiền, giấy tờ trị giá bằng tiền và các quyền tài
sản”.
Khách thể của tội phạm lừa đảo chiếm đoạt tài sản là một trong bốn yếu tố
bắt buộc của cấu thành tội phạm.
2.2.2 Dấu hiệu khách quan của tội phạm lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
Bất kì tội phạm nào trong thực tế khách quan cũng đều có những biểu hiện
diễn ra bên ngoài mà con người có thể nhận biết trực tiếp được, bao gồm: hành vi
khách quan nguy hiểm cho xã hội, hậu quả nguy hiểm cho xã hội, mối quan hệ
nhân quả giữa hành vi và hậu quả, các dấu hiệu gắn liền với hành vi như: công
cụ, phương tiện, phương pháp, thủ đoạn, thời gian, địa điểm và hoàn cảnh phạm
tội.
Hành vi khách quan của tội phạm (hành vi nguy hiểm cho xã hội) là xử sự cụ
thể của con người được thể hiện khách quan dưới những hình thức nhất định, gây
ra thiệt hại hoặc đe dọa gây ra thiệt hại cho các quan hệ xã hội được luật hình sự
bảo vệ.
Từ đó ta có thể rút ra: kết quả của tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản là hành vi
chiếm đoạt tài sản của người khác bằng thủ đoạn gian dối, hai dấu hiệu này được
thể hiện ra bên ngoài dưới những hình thức cụ thể và gây ra thiệt hại về tài sản
cho các đối tượng được luật hình sự bảo vệ.
SVTH: PHẠM LY NA Trang 13
BÁO CÁO THỰC TẬP GVHD: Th.S PHẠM THANH TÚ
Đặc điểm hành vi khách quan của tội phạm lừa đảo chiếm đoạt tài sản:
Thứ nhất, hành vi khách quan của tội phạm lừa đảo chiếm đoạt tài sản phải có
tính nguy hiểm cho xã hội. Tính nguy hiểm cho xã hội của dấu hiệu khách quan
được thể hiện ở chỗ, hành vi đó xâm hại đến quan hệ xã hội được luật hình sự
bảo vệ thông qua việc gây ra hoặc đe dọa gây ra thiệt hại đáng kể về tài sản cho
các quan hệ đó. Căn cứ vào mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi gian dối
gây ra mà nhà làm luật xác định những hành vi bị coi là tội phạm lừa đảo chiếm
đoạt tài sản được quy định cụ thể tại Bộ luật Hình sự Việt Nam. Tính chất và
mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi gian dối được đánh giá thông qua số
lượng tài sản hay quan hệ xã hội mà hành vi gian dối đó xâm hại đến.
Ở mỗi hình thức phạm tội như vậy người phạm tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản
có thể có những thủ đoạn thực hiện cụ thể khác nhau. Hành vi dùng thủ đoạn
gian dối làm cho chủ tài sản tin nhầm mà giao tài sản. Người phạm tội sử dụng
những thủ đoạn gian dối làm cho người bị hại trao nhầm tài sản. Điều này có thể
được hiểu là người phạm tội đã sử dụng mọi phương pháp để che dấu bằng cách
đưa ra những thông tin không đúng sự thật như nói dối, giấy tờ giả mạo, giả danh
người có chức vụ quyền hạn uy tín, giả danh các tổ chức để kí kết các hợp đồng
không có giá trị về mặt pháp luật…Với những thủ đoạn này người phạm tội làm
cho người chủ tài sản vô cùng tin tưởng mà trao tài sản cho họ, mặc dù tài sản đó
không phải hoàn toàn của họ mà họ phải đi vay mượn của người khác.
Thứ hai, hành vi khách quan của tội phạm lừa đảo chiếm đoạt tài sản là hoạt
động có ý thức và ý chí. Cách xử sự của một người bị coi là hành vi phạm tội của
tội phạm lừa đảo chiếm đoạt tài sản là cách xử sự mà trong đó phải có sự tham
gia của ý thức và ý chí, nghĩa là chủ thể của tội phạm phải nhận thức và điều
khiển được hành vi đó. Những biểu hiện ra bên ngoài không được chủ thể của tội
phạm lừa đảo chiếm đoạt tài sản nhận thức và điều khiển hoặc nhận thức được
nhưng không điều khiển được thì không phải là hành vi khách quan của tội phạm
lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
Hậu quả nguy hiểm cho xã hội của tội phạm lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Hành
vi gian dối và thủ đoạn chiếm đoạt tài sản là hai dấu hiệu bắt buộc cấu thành nên
SVTH: PHẠM LY NA Trang 14
BÁO CÁO THỰC TẬP GVHD: Th.S PHẠM THANH TÚ
tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản, đồng thời những cấu thành tội phạm chỉ quy định
khả năng gây ra hậu quả nguy hiểm cho xã hội của hành vi khách quan.
Thứ ba, hành vi khách quan của tội phạm lừa đảo chiếm đoạt tài sản là hành
vi trái pháp luật hình sự. Một hành vi được coi là hành vi khách quan của tội
phạm lừa đảo chiếm đoạt tài sản nếu hành vi đó thỏa mãn những đặc điểm của
hành vi khách quan của tội phạm lừa đảo chiếm đoạt tài sản được quy định trong
luật hình sự, tức là hành vi khách quan đó trái với pháp luật hình sự.
Hành vi chiếm đoạt là dấu hiệu bắt buộc thuộc mặt khách quan của tội phạm
lừa đảo chiếm đoạt tài sản và cũng là yếu tố bắt buộc của cấu thành tội phạm.
Hành vi ở đây phải là hành vi khách quan, xuất phát từ chủ thể, do chính người
phạm tội thực hiện. Hành vi chiếm đoạt trong dấu hiệu khách quan của tội phạm
là hành vi làm cho chủ tài sản mất hẳn khả năng quyền thực hiện quyền chiếm
hữu, sử dụng, định đoạt tài sản đó. bất hợp pháp, xâm phạm tới khách thể của tội
phạm được pháp luật hình sự bảo vệ. Nếu không có hành vi khách quan thì
không coi là tội phạm lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
Đặc điểm thủ đoạn gian dối của tội phạm lừa đảo chiếm đoạt tài sản:
Thủ đoạn gian dối phải có trước hoặc đi liền với hành vi chiếm đoạt tài sản.
Tức là bằng thủ đoạn gian dối nào đó thì người chủ tài sản mới tin và giao tài sản
cho người phạm tội. Đặc điểm của tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản là dạng tội
ghép, tội phạm phải thực hiện đồng thời hai dấu hiệu là hành vi chiếm đoạt tài
sản và thủ đoạn gian dối. Như vậy, để thực hiện được hành vi chiếm đoạt tài sản
thì người phạm tội phải có ý định chiếm đoạt tài sản từ trước, sau đó mới dùng
thủ đoạn gian dối làm cho người quản lý tài sản tin nhầm mà trao cho người
phạm tội để chiếm đoạt tài sản
Thủ đoạn gian dối của người phạm tội là căn cứ để người bị hại tự nguyện
trao tài sản. Trên thực tế cho thấy, có rất nhiều trường hợp việc người bị hại trao
tài sản không hề có sự nhầm lẫn, mặc dù người phạm tội có biểu hiện gian dối.
Vì người bị hại luôn tin tưởng rằng việc trao tài sản cho người phạm tội là đáng
tin cậy, uy tín và an toàn nên không có sự đề phòng cảnh giác.
SVTH: PHẠM LY NA Trang 15
BÁO CÁO THỰC TẬP GVHD: Th.S PHẠM THANH TÚ
Do đặc điểm riêng của tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản người phạm tội chỉ có
một hành vi khách quan duy nhất là “chiếm đoạt”, nhưng là hành vi chiếm đoạt
bằng thủ đoạn gian dối.
Thủ đoạn gian dối cũng được thể hiện bằng những hành vi cụ thể nhằm đánh
lừa chủ sở hữu hoặc người quản lí tài sản. Không có thủ đoạn thuộc về tư tưởng,
suy nghĩ nào của người phạm tội lại không được biểu hiện ra bên ngoài bằng
hành vi.
Việc người phạm tội có hành vi cụ thể nào để đánh lừa vào người khác là phụ
thuộc vào điều kiện, hoàn cảnh cụ thể và do người phạm tội lựa chọn sao cho chủ
sở hữu hoặc người quản lý tài sản tin mà giao tài sản cho người phạm tội.
Thủ đoạn gian dối của người phạm tội bao giờ cũng phải có trước khi có việc
giao tài sản giữa người bị hại với người phạm tội thì mới có hành vi lừa đảo
chiếm đoạt tài sản, nếu thủ đoạn gian dối lại có sau khi người phạm tội nhận
được tài sản thì không phải là lừa đảo chiếm đoạt tài sản, mà tùy từng trường hợp
cụ thể hành vi đó có thể là hành vi che dấu tội phạm hoặc hành vi phạm tội khác
như tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản.
Về phía người bị hại là người mất cảnh giác, nhẹ dạ cả tin và không ít người
do tham lam nên mới tạo điều kiện để cho người phạm tội lừa được.
Một đặc điểm nổi bật của tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản là khi bị lừa người bị
hại tự nguyện giao tài sản cho người phạm tội, và họ cho rằng việc giao tài sản
cho người phạm tội như vậy là hoàn toan hợp pháp. Thực tiễn xét xử cho thấy
một số trường hợp người bị lừa nhưng người bị hại lại cho rằng việc giao tài sản
đó là việc hợp pháp.
Hậu quả của tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản là thiệt hại tài sản mà cụ thể là giá
trị tài sản bị chiếm đoạt. Mặc dù tại khoản 1 Điểu 139 Bộ luật Hình sự quy định
giá trị tài sản bị chiếm đoạt từ hai triệu đồng trở lên mới cấu thành tội phạm, còn
số tiền chiếm đoạt dưới hai triệu đồng thì phải kèm theo các hành vi gây hậu quả
nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi hành chính hoặc đã bị kết
án về tội chiếm đoạt tài sản, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm mới bị cấu
SVTH: PHẠM LY NA Trang 16
BÁO CÁO THỰC TẬP GVHD: Th.S PHẠM THANH TÚ
thành tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản, nhưng không vì thế mà cho rằng phải có
thiệt hại về tài sản thì mới cấu thành tội phạm. tại khoản 1 Điểu 139 Bộ luật hình
sự quy định giá trị tài sản bị chiếm đoạt là từ hai triệu đồng trở là để áp dụng
trong các trường hợp người phạm tội có ý định chiếm đoạt tài sản có giá trị
không cao như quần áo, giày dép, con gà, con vịt…Đối với trường hợp người
phạm tội có ý định chiếm đoạt tài sản có giá trị lớn hoặc rất lớn như máy tính
xách tay, điện thoại di động, đồng hồ đắt tiền hoặc tài sản khác có giá trị hàng
chục triệu đồng trở lên, thì dù người phạm tội chưa chiếm đoạt tài sản vẫn bị coi
là phạm tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản nhưng đó là các trường hợp cấu thành tội
phạm chưa đạt hoặc chuẩn bị phạm tội tùy thuộc vào từng trường hợp cụ thể.
Nếu người phạm tội có ý định chiếm đoạt tài sản có giá trị dưới hai triệu đồng
nhưng chưa chiếm đoạt được thì chưa cấu thành tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản, vì
dù có chiếm đoạt được cũng chưa cấu thành tội phạm lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
Tuy nhiên, cũng như các trường hợp phạm tội khác điều luật quy định giá trị tài
sản là giá trị định tội, trong trường hợp người phạm tội có ý định chiếm đoạt tài
sản có giá trị dưới hai triệu đồng và chưa chiếm đoạt được nhưng lại thuộc
trường hợp gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đe dọa gây hậu quả nghiêm trọng,
còn hai trường hợp đã bị xử phạt hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản hoặc
đã bị kết án về hành vi chiếm đoạt tài sản chưa được xóa án tích mà còn vi phạm,
mà chưa chiếm đoạt được tài sản thì hành vi của người phạm tội cũng đã cấu
thành tội phạm lừa đảo chiếm đoạt tài sản rồi, nhưng ở giai đoạn phạm tội chưa
đạt nếu là chuẩn bị phạm tội thì chưa cấu thành tội phạm. Tuy nhiên, về đường
lối xử lý, tùy từng trường hợp cụ thể mà quyết định có truy cứu trách nhiệm hình
sự về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản hay không.
Tóm lại, việc xem xét dấu hiệu khách quan của hành vi chiếm đoạt tài sản cần
phải đặt trong mối quan hệ thống nhất chặt chẽ giữa thủ đoạn gian dối với hành
vi chiếm đoạt tài sản; giữa tính chất của thủ đoạn gian dối với hành vi chiếm đoạt
tài sản. Thông qua các dấu hiệu đó mới phân biệt được sự khác nhau giữa các
dạng chiếm đoạt tài sản trong cấu thành tội phạm của các tội xâm phạm sở hữu.
SVTH: PHẠM LY NA Trang 17
BÁO CÁO THỰC TẬP GVHD: Th.S PHẠM THANH TÚ
2.2.3 Dấu hiệu chủ quan của tội phạm lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
Tội phạm là sự thống nhất giữa hai dấu hiệu khách quan và chủ quan. Vì vậy,
hoạt động định tội phải là sự kết hợp giữa dấu hiệu khách quan và chủ quan của
tội phạm, giữa hành vi biểu hiện và thái độ bên trong của người thực hiện hành vi
gian dối. Mặt chủ quan của tội phạm lừa đảo chiếm đoạt tài sản được biểu hiện
qua ba dấu hiệu sau: lỗi, động cơ và mục đích phạm tội. Mỗi yếu tố có ý nghĩa
khác nhau trong hành vi của chủ thể thực hiện hành vi phạm tội.
Thứ nhất, lỗi là thái độ tâm lý bên trong của người phạm tội trong tội lừa đảo
chiếm đoạt tài sản với hành vi nguy hiểm cho xã hội của mình cũng như khả
năng gây hậu quả từ hành vi đó.
Lỗi là dấu hiệu bắt buộc của mặt chủ quan trong cấu thành tội phạm lừa đảo
chiếm đoạt tài sản và biểu hiện dưới hình thức lỗi cố ý trực tiếp.
Ở đây, lý trí của người phạm tội nhận thức được hành vi của mình gây ra là
nguy hiểm cho xã hội, nguồn cung cấp thông tin là giả nhưng mong muốn người
khác tin đó là sự thật nên cố gắng thực hiện thủ đoạn gian dối của mình vì người
phạm tội nhận thức được hậu quả là điều tất yếu xảy ra đó là chiếm đoạt được tài
sản của người bị hại. Mặt khác người phạm tội cũng có ý chí là mong muốn hành
vi đó xảy ra nhằm đạt được mục đích của mình.
Thứ hai, kết quả cuối cùng mà người phạm tội muốn đạt được chính là chiếm
đoạt được tài sản khi thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội. Nó chính là
khuynh hướng ý chí và khuynh hướng hành động của tội phạm.
Thứ ba, động cơ phạm tội của tội phạm lừa đảo chiếm đoạt tài sản chính là
yếu tố tâm lý bên trong thúc đẩy người phạm tội thực hiện hành vi lừa đảo, thủ
đoạn gian dối nhằm chiếm đoạt tài sản của người khác một cách trái pháp luật. Ở
đây, động cơ phạm tội của tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản có thể chỉ đơn giản là
muốn có tiền tiêu xài; làm việc ở các vị trí chiến lược có thể tiếp xúc với những
đối tượng có nhiều tiền, nhiều tài sản có giá trị;… vì lòng tham khi thấy khối
lượng tài sản quá lớn bày ra trước mặt mình nhưng không thể kiểm soát được lý
trí bên trong của mình mà cố gắng chiếm đoạt nó bằng mọi thủ đoạn.
SVTH: PHẠM LY NA Trang 18
BÁO CÁO THỰC TẬP GVHD: Th.S PHẠM THANH TÚ
Như vậy, dấu hiệu chủ quan của tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản được cấu thành
dựa trên ba yếu tố là: lỗi, động cơ và mục đích phạm tội. Ở đây yếu tố lỗi là yếu
tố bắt buộc được hình thành dựa trên lý trí và ý chí của người phạm tội mà chính
họ nhận thức được hành vi và hậu quả gây ra là nguy hiểm cho xã hội.
2.2.4 Chủ thể của tội phạm lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
Chủ thể của tội phạm là một trong bốn yếu tố của cấu thành tội phạm, có ý
nghĩa quan trọng trong việc xác định năng lực trách nhiệm hình sự của công dân.
Vì vậy, quy định về chủ thể của tội phạm giữ vai trò là cơ sở pháp lý để truy cứu
trách nhiệm hình sự của người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội.Trong Tố
tụng Hình sự, những vấn đề có liên quan đến chủ thể tội phạm được coi là một
trong những đối tượng chứng minh của các vụ án hình sự mà Cơ quan điều tra,
Viện kiểm sát, Tòa án phải thu thập chứng cứ để làm rõ.
Chủ thể của tội phạm lừa đảo chiếm đoạt tài sản là người có hành vi phạm tội
khi có đủ năng lực trách nhiệm hình sự và đạt độ tuổi nhất định mà theo Điều 12
Bộ luật Hình sự 1999 sửa đổi bổ sung năm 2009 có quy định cụ thể như sau:
a) Người từ 16 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm.
b) Người từ 14 tuổi trở lên, nhưng chưa đủ 16 tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự về
tội rất nghiêm trọng do cố ý hoặc tội đặc biệt nghiêm trọng.
Đối với trường hợp người phạm tội chưa đủ tuổi thành niên phạm tội lừa đảo
chiếm đọat tài sản thì sẽ áp dụng các quy định đối với người chưa thành niên
phạm tội.
Theo đó, người nào từ đủ 16 trở lên phải chịu mọi trách nhiệm hình sự về tội
lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Còn người nào từ đủ 14 tuổi trở lên mà chưa đủ 16
tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản với lỗi rất
nghiêm trọng do cố ý tại khoản 3 Điều 139 Bộ luật Hình sự.
Đối với tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản, chủ thể của tội phạm cũng tương tự
như đối với tội xâm phạm sở hữu khác. Tuy nhiên, người phạm tội từ đủ 14 đến
dưới 16 tuổi không phải chịu trách nhiệm hình sự về tội lừa đảo chiếm đoạt tài
sản thuộc trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 139 Bộ luật Hình sự, vì theo quy
SVTH: PHẠM LY NA Trang 19
BÁO CÁO THỰC TẬP GVHD: Th.S PHẠM THANH TÚ
định tại khoản 1 Điều 139 Bộ luật Hình sự là tội phạm ít nghiêm trọng và tại
khoản 2 Điều 139 Bộ luật Hình sự là tội phạm nghiêm trọng, mà theo quy định
tại khoản 2 Điểu 12 Bộ luật Hình sự có quy định người từ đủ 14 tuổi trở lên,
nhưng chưa đủ 16 tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm rất nghiêm
trọng do cố ý và tội phạm đặc biệt nghiêm trọng.
Các cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng trong quá trình điều
tra, truy tố, xét xử đối với người phạm tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản cần chú ý
đến độ tuổi của người phạm tội và các tình tiết định khung hình phạt. Nếu người
phạm tội thuộc quy định tại khoản 3 và khoản 4 Điều 139 Bộ luật Hình sự thì chỉ
cần xác định người phạm tội đã đủ 14 tuổi thì phải chịu trách nhiệm hình sự,
nhưng nếu thuộc trường hợp quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 139 Bộ luật
Hình sự thì người phạm tội phải đủ 16 tuổi mới chịu trách nhiệm hình sự.
2.2.5 Đường lối xử lý với tội phạm lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
Pháp luật quy định trách nhiệm hình sự đối với tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản
này là chưa nghiêm khắc vì hiện nay đối tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản đã bỏ đi
hình phạt tử hình thay vào đó mức cao nhất mà người phạm tội phải chịu là tù
chung thân. Xét về tính nhân đạo, thì đây là chính là sự khoan hồng của pháp
luật và nhà nước đối với người phạm tội, nhưng trên thực tiễn việc hủy bỏ hình
phạt tử hình đem lại cơ hội sống cho những kẻ phạm tội đặc biệt nguy hiểm
mang tính chất nguy hiểm và côn đồ. Chúng lợi dụng sự khoan hồng của pháp
luật để tiếp tục hành vi phạm tội của mình với những thủ đoạn mang tính chất
đặc biệt nguy hiểm và không thể lường trước được.
Nó được thể hiện ở các hình phạt áp dụng cụ thể như sau: trường hợp người
phạm tội có tổ chức; có tính chất chuyên nghiệp; tái phạm nguy hiểm; lợi dụng
chức vụ quyền hạn hoặc lợi dụng danh nghĩa cơ quan tổ chức; dùng thủ đoạn
gian dối; chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm mươi triệu đồng đến dưới hai trăm
triệu đồng; gây hậu quả nghiêm trọng thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm
nhưng việc gây ra hậu quả nghiêm trọng ở đây thì lại không nêu rõ như thế nào
SVTH: PHẠM LY NA Trang 20
BÁO CÁO THỰC TẬP GVHD: Th.S PHẠM THANH TÚ
được cho là hậu quả nghiêm trọng, rất nghiêm trọng và đặc biệt nghiêm trọng để
định tội danh cho người phạm tội.
Tại khoản 1 Điều 139 Bộ luật Hình sự có quy định trường hợp cấu thành tội
lừa đảo chiếm đoạt tài sản khi đã bị xử phạt hành chính về hành vi chiếm đoạt.
Chính đây cũng là điểm để tội phạm lẩn trốn, chúng biết cách phạm tội như thế
nào mà chỉ bị xử phạt hành chính nhằm trốn đi việc chịu trách nhiệm hình sự về
tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
Người phạm tội còn có thể bị phạt tiển từ mười triệu đồng đến dưới năm
mươi triệu đồng
1
. Việc phạt tiền quy định chưa cụ thể, rõ ràng và mức phạt
không thỏa đáng nếu số tiền mà người bị hại mất đi tính đến vài tỷ hoặc vài chục
tỷ thì mức phạt như trên là không thể nào phù hợp với những gì người bị hại đã
mất đi.
1 Khoản 5 Điều 139 Bộ luật hình sự
SVTH: PHẠM LY NA Trang 21
BÁO CÁO THỰC TẬP GVHD: Th.S PHẠM THANH TÚ
PHẦN 3: THỰC TRẠNG VỀ TỘI PHẠM LỪA ĐẢO
CHIẾM ĐOẠT TÀI SẢN TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN 12.
3.1 Diễn biến tội phạm lừa đảo chiếm đoạt tài sản trên địa bàn
Quận 12.
Là một trong các quận vùng ven nằm ở phía Tây Bắc thành phố Hồ Chí Minh
Quận 12 được công bố thành lập ngày 01 tháng 04 năm 1997 theo Nghị định
03/1997/ND-CP, ngày 06 tháng 01 năm 1997 của Chính Phủ trên cơ sở toàn bộ
diện tích các xã Thạnh Lộc, An Phú Đông, Tân Thới Hiệp, Đông Hưng Thuận,
Tân Thới Nhất, một phần xã Tân Chánh Hiệp; một phần xã Trung Mỹ Tây thuộc
huyện Hóc Môn trước đây. Quận 12 có hệ thống đường bộ với quốc lộ 22 (nay là
đường Trường Chinh), xa lộ vành đai ngoài (nay là quốc lộ 1A), các tỉnh lộ 9, 12,
14, 15, 16 hệ thống hương lộ này khá dày, quận 12 có cơ sở hạ tầng thuận lợi cho
phát triển kinh tế - xã hội. Ở đây còn có sông Sài Gòn bao bọc phía đông, là
đường giao thông thủy quan trọng
1
. Những điều kiện thuận lợi đó đã thúc đẩy
kinh tế quận 12 phát triển nhanh chóng và ổn định. Tuy nhiên, bên cạnh những
tác động tích cực thì với khá nhiều khu công nghiệp, dân cư tập trung rất đa dạng
với diện tích 53 km
2
- dân số là 427083 người
2
, mật độ dân số cao với 8092
người/km
2
, dân số trẻ số người trong độ tuổi lao động nhiều, trong số đó không ít
người không có việc làm hoặc có việc làm nhưng không ổn định đây chính là
những đối tượng có nguy cơ phạm tội cao, là nguồn “bổ sung” cho tội phạm nói
chung trong đó có tội phạm về lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Đặc điểm này có ảnh
hưởng nhất định đến tình trạng tội phạm nói chung và tình trạng tội phạm lừa đảo
chiếm đoạt tài sản nói riêng trong những những năm qua trên địa bàn Quận 12
1 webside chính thức của Quận 12
2 Dân số và mật độ dân số năm 2010 phân theo quận huyện theo cục thống kê thành phố Hồ
Chí Minh.
SVTH: PHẠM LY NA Trang 22
BÁO CÁO THỰC TẬP GVHD: Th.S PHẠM THANH TÚ
3.2 Kết quả xử lí tội phạm lừa đảo chiếm đoạt tài sản trên địa
bàn Quận 12.
Theo số liệu thống kê của Tòa án nhân dân quận 12, trong khoảng thời gian từ
năm 2011 đến tháng 11 năm 2013, tình hình tội phạm lừa đảo chiếm đoạt tài sản
trên địa bàn quận 12 có những diễn biến rất phức tạp. Cụ thể theo bảng thống kê
sau:
Bảng 3.1: Bảng thống kê các vụ án hình sự sơ thẩm về tội phạm chung và tội
lừa đảo chiếm đoạt tài sản do Tòa án nhân dân quận 12 xét xử từ năm 2011
đến tháng 11 năm 2013.
Năm Tổng số vụ án
đã xét xử
Số vụ lừa đảo
chiếm đoạt tài sản
Tỉ lệ (%)
Vụ Bị cáo Vụ Bị cáo Vụ Bị cáo
2011 280 451 9 12 3,21 2,66%
2012 314 474 8 15 2,55 3,16%
2013 274 384 8 10 2,92 2,60%
Nguồn: số liệu thống kê của văn phòng Toàn án nhân dân quận 12
Nhìn vào bảng số liệu thống kê kết quả xét xử sơ thẩm các vụ án hình sự từ
đâu năm 2011 đến tháng 11 năm 2013 ta nhận thấy: Tổng số vụ án hình sự sơ
thẩm mà Tòa án nhân dân quận 12 phải giải quyết có xu hướng tăng lên nhưng
sau đó lại giảm xuống nhẹ. Cụ thể: Năm 2011 Tòa án nhân dân quận 12 giải
quyết 280 vụ án hình sự với tổng số 451 bị cáo thì đến năm 2012, Tòa án nhân
dân uận 12 phải quyết 314 vụ án hình sự với tổng số 474 bị cáo và đến năm
2013, Tòa án nhân dân quận 12 chỉ còn phải giải quyết 274 vụ án hình sự với
tổng số 384 bị cáo. Như vậy so với năm 2011, số vụ án hình sự mà Tòa án nhân
dân quận 12 phải giải quyết năm 2013 đã giảm đi 6 vụ (giảm 2,14%), tuy nhiên
so với năm 2011, số bị cáo mà Toàn án nhân dân quận 12 xét xử lại giảm đi 67 bị
cáo (giảm 14,86%). Qua sự phân tích trên ta có thể rút ra kết luận: từ năm 2011
đến năm hết tháng 11 năm 2013 tổng số vụ án hình sự sơ thẩm mà Tòa án nhân
dân quận 12 phải giải quyết có giảm đi nhẹ, số vụ án giảm 2,14%, số bị cáo giảm
SVTH: PHẠM LY NA Trang 23
BÁO CÁO THỰC TẬP GVHD: Th.S PHẠM THANH TÚ
14,86%. Kết quả đó cho thấy tình hình an ninh trật tự trên địa bàn quận 12 ngày
càng ổn định, các biện pháp đấu tranh phòng, chống tội phạm của các cơ quan
chức năng bước đầu đã đạt được những kết quả đáng kể. Tuy nhiên, số vụ án
phải đưa ra xét xử từ năm 2011 đến năm 2013 giảm chậm điều này đã thể hiện
tính chất ngày càng tinh vi của các loại tội phạm, các đối tượng phạm tội đã
không hoạt động đơn lẻ mà chúng có xu hướng liên kết với nhau tạo thành những
băng nhóm, ổ nhóm tội phạm lớn, hoạt động ngày càng tinh vi xảo quyệt. Các cơ
quan chức năng cần chú ý đến đặc điểm này để tạp trung nghiên cứu đề ra những
giải pháp hữu ích kịp thời giải quyết triệt để vấn đề này.
Trước những kết quả đáng mừng trong công tác đáu tranh phòng chống tội
phạm nói chung, thì một số vụ án lừa đảo chiếm đoạt tài sản lại có xu hướng trái
ngược, có những diễn biến rất phức tạp hơn và số vụ án tuy có xu hướng giảm
nhưng rất nhẹ về số vụ án. Cụ thể: Năm 2011, Tòa án nhân dân quận 12 phải giải
quyết 9 vụ án lừa đảo chiếm đoạt tài sản với tổng số 12 bị cáo thì đến năm 2012,
số vụ án lừa đảo chiếm đoạt tài sản mà Tòa án nhân dân quận 12 phải giải quyết
8 vụ án nhưng số bị cáo lại lên đến 15 người. So với năm 2012 thì đến hết tháng
11 năm 2013 số vụ án lừa đảo chiếm đoạt tài sản mà Tòa án nhân dân quận 12
phải giải quyết không giảm mà vẫn là 8 vụ nhưng số lượng bị cáo thì có giảm chỉ
còn 10 người. Như vậy so với năm 2011, số vụ án lừa đảo chiếm đoạt tài sản Tòa
án nhân dân quận 12 phải giải quyết năm 2013 đã có giảm 1 vụ (giảm 11,11%),
số bị cáo giảm 2 người (giảm 16,67%). Điều này cũng đi theo xu thế giảm dần
của các tội phạm khác. Số lượng các vụ án lừa đảo chiếm đoạt tài sản có xu
hướng giảm do nhiều nguyên nhân trong đó chủ yếu là các nguyên nhân như:
nguyên nhân về điều kiện kinh tế - xã hội, nguyên nhân về sự quản lí – xử lý tốt
của cơ quan có thẩm quyền và sự đồng lòng giúp đỡ của người dân.
3.3 Khó khăn trong xử lý tội phạm lừa đảo chiếm đoạt tài sản
trên địa bàn Quận 12.
Cùng với nền kinh tế xã hội phát triển, đời sống vật chất và tinh thần của con
người cũng được nâng cao kéo theo tình hình tội phạm lừa đảo trong thời gia gần
SVTH: PHẠM LY NA Trang 24
BÁO CÁO THỰC TẬP GVHD: Th.S PHẠM THANH TÚ
đây tại thành phố Hồ Chí Minh nói chung có chiều hướng gia tăng và Quận 12
nói riêng lại có xu hướng giảm hơn so với năm trước. Nhưng nhìn chung thì tình
hình tội phạm lừa đảo chiếm đoạt tài sản đang có diễn biến ngày càng phức tạp
với các hành vi gian dối, tinh vi và thông minh hơn.
Mặc dù xảy ra nhiều, thiệt hại lớn nhưng kết quả đấu tranh với loại tội phạm
này vẫn còn hạn chế. Theo đánh giá của các cơ xét xử thì số vụ phạm tội trên
thực tế xảy ra gấp nhiều lần so với các vụ án đã bị khởi tố và đưa ra xét xử.
Nguyên nhân của tình trạng đó là quá trình phòng, chống tội phạm lừa đảo chiếm
đoạt tài sản trên địa bàn quận 12 đã gặp phải một số khó khăn, vướng mắc cơ bản
sau:
Thứ nhất về góc độ pháp lý. Các hành vi phạm tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản
được thực hiện trên môi trường là các hoạt động sinh sống và làm việc, những
thủ đoạn gian dối và hành vi chiếm đoạt tài sản mới được coi là chứng cứ để cấu
thành tội phạm lừa đảo chiếm đoạt tài sản theo Bộ luật Hình sự 1999 được sửa
đổi bổ sung năm 2009.
Thứ hai: Hiện nay Công an quận 12 và thành phố Hồ Chí Minh vẫn chưa có
lực lương chuyên trách để phòng, chống tội phạm lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
Trình độ chuyên môn của công an quận và cơ quan cơ thẩm quyền chưa thực sự
đáp ứng được với loại tội phạm có tính chất nguy hiểm. Vì vậy hầu hết các vụ
việc nghiêm trọng công an quận 12 phải phối hợp với công an thành phố để phá
án.
Thứ ba: chứng cứ,dấu vết phạm tội rất dễ bị tiêu hủy. Các đối tượng này sử
dụng các mối quan hệ để làm ăn. Do đó giao dịch với nhau chỉ bằng lời nói –
hành vi cụ thể nên rất khó để giữ lại chứng cứ phạm tội khi phát hiện ra hành vi
gian dối của tội phạm. Ngoài ra, các đối tượng này còn sử dụng tên – địa chỉ giả
để hoạt động và giao dịch với nhau và với khách hàng nên rất khó xác định nhân
thân địa chỉ của tội phạm. Quá trình điều tra thu thập chứng cứ gặp nhiều khó
khăn vì hầu hết chứng cứ chỉ được thu thập, xác minh qua lời nói của người bị
hại. Tội phạm này cũng thương xuyên lợi dụng chức vụ - quyền hạn và sức mạnh
SVTH: PHẠM LY NA Trang 25