Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

Một số kết quả nghiên cứu bệnh héo vàng hại cây chuối tây (bệnh panama) tại huyện phong thổ tỉnh lai châu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (363.34 KB, 7 trang )

Kết quả nghiên cứu Khoa học

BVTV – Số 2/2021

MỘT SỐ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU BỆNH HÉO VÀNG HẠI CÂY CHUỐI TÂY
(BỆNH PANAMA) TẠI HUYỆN PHONG THỔ TỈNH LAI CHÂU
Some Studies of Panama Yellow Wilt Disease Damaging Bananas
in Phong Tho District, Lai Chau Province
Vũ Thị Phương Bình1*, Lê Hữu Chí2, Trương Thị Nhàn2, Trần Ngọc Khánh1,
1
1
1
Lê Đình Thao , Hà Minh Thanh & Lê Thu Hiền
Ngày nhận bài: 22.2.2021

Ngày chấp nhận: 21.3.2021
Abstract

Banana cultivation has been becoming an important part of the agricultural system at Phong Tho district, Lai
Chau province. However, the outbreak of the Panama disease has been occurring since 2016, leading to
significant decrease in banana productivity and quality. In this study, the causal agent of the banana disease was
identified as Fusarium oxysporum f. sp. cubense (Foc) based on the combination of molecular and morphological
analysis. On PDA medium, the optimum pH were 6 to 7 and the best temperature were 250C-300C for inoculation.
In in vitro, Trichoderma harzianum was a potential antagonistic fungus to inhibit the development of Foc. Five
commercial fungicides were also tested, of these, Ridomil Gold 68WP and Tilt super 300EC showed the highest
efficacies at 100% and 85.3%, respectively.
Key words: Banana, Fusarium oxysporium, Phong Tho, Lai Chau

1. ĐẶT VẤN ĐỀ

*



Cây chuối tây được người dân huyện Phong
Thổ, tỉnh Lai Châu trồng rải rác nhỏ lẻ từ những
năm 90 của thế kỷ trước để cung cấp nhu cầu
cho địa phương và các vùng lân cận. Từ năm
2010, do sự phát triển thông thương qua cửa
khẩu Ma Lù Thàng, người dân đã tập trung trồng
với diện tích lớn xuất khẩu qua đường tiểu ngạch
sang Trung Quốc.
Tính đến hết năm 2016 cả huyện Phong Thổ
có 3.093 ha chuối trong đó có 2.185 ha cho thu
hoạch, năng suất 139,4 tạ/ha, sản lượng ước đạt
30.500 tấn. Với giá thu mua hiện tại khoảng
15.000 đ/kg, cây chuối đã và đang mang lại giá
trị kinh tế cao, góp phần xóa đói giảm nghèo cho
người dân. Tuy nhiên, từ năm 2016 đến nay tình
hình sâu bệnh hại trên cây chuối diễn biến phức
tạp, nhiều diện tích chuối tại một số xã của huyện
bị chết do sâu bệnh. Tính đến tháng 7/2017 trên
địa bàn huyện Phong Thổ có 1.367 ha chuối tây
bị nhiễm sâu bệnh trong đó có 1.060 ha nhiễm
nhẹ đến trung bình và 307 ha nhiễm nặng dẫn
đến thiệt hại về kinh tế, giảm giá trị xuất khẩu

1. Bộ môn Bệnh cây - Miễn dịch thực vật, Viện Bảo vệ
thực vật (PPRI)
2. Chi cục Trồng trọt & Bảo vệ thực vật Lai Châu
* Email:

(theo số liệu điều tra của Chi cục Trồng trọt và

Bảo vệ thực vật tỉnh Lai Châu). Các sinh vật gây
hại hầu như xuất hiện quanh năm và thường
được phòng trừ theo kinh nghệm, trong đó bệnh
héo vàng hại chuối là một trong những bệnh hại
phổ biến tại Phong Thổ, Lai Châu. Bệnh thường
gây hại ở tất cả các giai đoạn sinh trưởng của
cây nhưng nặng nhất là giai đoạn cây trưởng
thành, ra hoa, tạo quả làm cho cây bị héo vàng
và chết. Nghiên cứu xác định đặc điểm sinh học,
sinh thái của nấm gây bệnh héo vàng chuối là
cần thiết và có ý nghĩa trong nghiên cứu các
biện pháp phòng trừ hiệu quả là vấn đề cần thiết
tại huyện Phong Thổ tỉnh Lai Châu.
2. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1 Vật liệu
- Mẫu vật bệnh hại thu thập trên cây chuối tây
tại huyện Phong Thổ, tỉnh Lai Châu.
- Dụng cụ chuyên dụng bảo quản và lưu giữ
mẫu vật.
- Môi trường phục vụ cho phân lập, nuôi cấy,
giám định và bảo quản mẫu: CA (Cà rốt 200 g;
agar 20 g);Czapek (FeS04.7H20: 0.01g;
MgS047H20: 0.5g; KH2P04: 1g; NaN03: 2g; KCL:
0.5g; Sacharoza: 30g; agar: 20g); PCA (Khoai
tây: 20g; cà rốt: 20g; agar: 20g); PDA (Khoai tây:
200g; destroze 5g; agar: 20g); WA (nước cất 1

3



Kết quả nghiên cứu Khoa học
lít, agar: 20g); Mơi trường cơm (gạo: 30g; nước
cất 90ml).
- Một số hoạt chất thuốc BVTV phục vụ thí
nghiệm trong phịng: Hexaconazole, hỗn hợp
hoạt chấtKasugamycin 10g/kg (10g/l) +
Ningnanmycin 40g/kg (40g/l) + Streptomycin
sulfate 50g/kg), Metalaxyl M 40g/L + Mancozeb
640g/L), Copper (Copper Oxychloride) 17% +
Zineb 34 %), Propiconazole 150 g/l +
Difenoconazole 150 g/l).
2.2 Phương pháp nghiên cứu
- Điều tra, thu thập mẫu bệnh hại theo
phương pháp điều tra cơ bản, các VSV gây hại
theo phương pháp nghiên cứu bảo vệ thực vật
của Viện Bảo vệ thực vật (tập 1) và QCVN 01 –
38:2010/BNNPTNT: Qui chuẩn kỹ thuật Quốc
gia về phương pháp điều tra phát hiện dịch hại
cây trồng (Bộ NN & PTNT ban hành kèm theo
Thông tư 71/2010/TT- BNNPTNT ngày
10/12/2010;
- Đặc điểm hình thái: Quan sát trực tiếp
nguồn nấm bệnh trên kính hiển vi,mơ tả đặc điểm
hình thái kết hợp phân tích trình tự vùng ITS để
định danh tác nhân gây bệnh.
- Nghiên cứu ảnh hưởng của một số yếu tố
đến sinh trưởng phát triển của nấm gây bệnh
vàng lá hại cây chuối tây. Nguồn nấm Fusarium
oxysporium (F.oxysporium)sử dụng trong
nghiên cứu được phân lập, làm thuần bằng

phương pháp bắt đơn bào tử (Burgess và cộng
sự, 1997).
+ Thí nghiệm ảnh hưởng của các loại môi
trường dinh dưỡng: PDA, CMA, PCR,
Czapek, WA.
+ Thí nghiệm ảnh hưởng của pH: 4,0; 5,0;
6,0; 7,0; 8,0.
+ Thí nghiệm ảnh hưởng của nhiệt độ: 100C;
0
0
0
0
0
0
15 C; 20 C; 25 C; 30 C; 35 C; 40 C
2.3 Chỉ tiêu theo dõi
* Theo dõi đường kính tản nấm sau 2, 4, 6
ngày nuôi cấy, thời gian xuất hiện và đếm số
lượng bào tử được hình thành sau 14 ngày.
Tính số bào tử được hình thành trong 1 đĩa
petri bằng cách: cho 10 ml nước cất đã khử
trùng, cạo nhẹ trên bề mặt mơi trường sau đó lọc
để loại bỏ phần sợi nấm.
Pha loãng dung dịch bào tử từ 101  103 lần,
đặt lamen trên bề mặt buồng đếm, dùng
Micropipet nhỏ dung dịch bào tử nấm đầy buồng
4

BVTV – Số 2/2021
đếm và đếm tổng số bào tử trong 10 ơ đếm của

buồng đếm hồng cầu Neuvour.
Trong đó: Thể tích buồng đếm 104 cm3
1 cm3 = 1 ml
Số lượng bào tử/1ml = số bào tử trung bình/ơ
4
x độ pha loãng x 10
- Đánh giá hiệu lực của thuốc BVTV và nấm
đối kháng Trichoderma harzianum (T. harzianum)
phòng chống tác nhân gây bệnh vàng lá chuối
trong điều kiện invitro
Thuốc BVTV được sử dụng ở các nồng độ
0,05, 0,3%, 1%. Môi trường PDA được hấp khử
trùng ở nhiệt độ 1210C trong 20 phút, sau đó để
0
nguội 50 - 55 C, tiến hành cho thuốc BVTV vào
môi trường với nồng độ tương ứng, lắc đều và
đổ vào đĩa Petri (10ml/đĩa). Nấm gây bệnh được
cấy vào chính giữa đĩa petri bằng phương pháp
đục lỗ. Các đĩa petri được đặt trong tủ định ôn ở
nhiệt độ 280C.
Nấm đối kháng và nấm bệnh được nuôi cấy
trên môi trường PDA. Đặt các miếng nấm đối
kháng T. harzianum và nấm F. oxysporium có
đường kính 0,5cm cùng một lúc vào hai điểm đối
xứng qua đường kính đĩa petri. Các đĩa được đặt
0
trong tủ định ôn, nhiệt độ 28 C. Mỗi cơng thức thí
nghiệm 3 lần nhắc lại/5 đĩa petri/lần nhắc.
Chỉ tiêu theo dõi:
Đo đường kính tản nấm sau 2, 4 và 6 ngày,

đếm số lượng bào tử hình thành.
Đánh giá hiệu lực của thuốc theo công thức
của Abbot.
Dc - Dt
HL thuốc (%) = ----------- x 100
Dc
Trong đó: Dc: đường kính tản nấm bệnh
(đối chứng)
Dt: đường kính tản nấm bệnh ở công thức xử
lý thuốc
2.4 Phương pháp xử lý số liệu
Số liệu được xử lý thống kê bằng phần mềm
IRRISTAT5.0 và Excel.
3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
3.1 Kết quả phân lập bệnh héo vàng trên cây
chuối tây tại huyện Phong Thổ, tỉnh Lai Châu
Tiến hành quan sát triệu chứng bệnh vàng lá
câychuối tây trên đồng ruộng, triệu chứng bệnh
trên lá, trên thân giả và trên củ. Đặc điểm gây hại
đặc trưng được nhận thấy trong các cây bị bệnh
là mạch dẫn chuyển màu nâu đỏ ở thân củ, thân


Kết quả nghiên cứu Khoa học

BVTV – Số 2/2021

giả và ở cả bẹ lá.Như vậy, nấm bệnh xâm nhập
chủ yếu qua chóp rễ hoặc qua vết thương ở rễ,
rồi vào bó mạch, phát triển trong mạch dẫn làm

cản trở quá trình vận chuyển nước trong cây từ
đó gây ra triệu chứng héo vàng trên lá và thậm
chí bệnh nặng gây chết cây. Trong 7/8 mẫu bệnh
thu thập tại huyện Phong Thổ tỉnh Lai Châu được
phân lập trong phịng thí nghiệm tại Bộ môn
Bệnh cây - Miễn dịch thực vật đều ghi nhận lồi
nấm Fusarium spp.
- Đặc điểm hình thái của nấm gây bệnh héo
vàng chuối
Trên môi trường PDA, sợi nấm có màu trắng
đến tím nhạt, khơng hình thành cụm bào tử
(sporodochia) trên mơi trường nhân tạo. Có 2
dạng bào tử vơ tính là bào tử nhỏ và bảo tử lớn.
Bào tử nhỏ: thường khơng có vách ngăn
ngang, đơi khi có 1 vách ngăn, vách ngăn

a

mỏng, hình oval, một số kéo dài, kích thước 5 7 x 2.5 - 3µm.
Bào tử lớn: có 2 – 6 vách ngăn, phần lớn
có 03 vách ngăn, hình trăng khuyết, thường
được hình thành muộn hơn bào tử nhỏ. Phần
lớn có 03 vách ngăn, hình trang khuyết,
thường được hình thành muộn hơn bào tử
nhỏ. Bào tử được hình thành 6 ngày sau ni
cấy trên mơi trường PDA, đồng thời được
hình thành đơn lẻ hoặc hình thành cụm bào
tử trên hệ sợi nấm. Bào tử có kích thước
trung bình 22 – 36 x 4 - 5µm.
Các bào tử nhỏ được hình thành trong xylem

và tiếp tục lan rộng trong hệ thống mạch cây chủ.
Ở giai đoạn tiếp theo, các bào tử nhỏ tiếp tục
được hình thành trong mơ mềm bao bó mạch và
những mơ khác của cây chủ. Các bào tử lớn
cũng có thể được hình thành trên lá và bẹ lá.

b

c

Hình 1. Đặc điểm hình thái nấm F. oxysporum
a). Hình thái tản nấm trên mơi
trường nhân tạo

b). Các dạng bào tử của nấm
Fusarium spp.

Dựa trên đặc điểm đặc trưng của nấm gây
bệnh vàng lá chuối (héo vàng Panama) khi nuôi
cấy trên môi trường cơm là biểu hiện màu sắc và
có thuộc chủng 4 là nhóm “tạo chất thơmaldehyde” hay thuộc chủng 1 và chủng 2 là nhóm
“khơng tạo chất thơm”theo Moore và cộng sự
(1991), Peggvà cộng sự (1995). Chúng tôi tiến
hành nuôi cấy nguồn nấm Fusarium sp. phân lập
từ các mẫu chuối tây thu thập tại huyện Phong
Thổ, tỉnh Lai Châu trên môi trường cơm chuyển
màu tím đỏ đậm bao phủ hầu khắp mơi trường
và khơng có mùi thơm sau 15 ngày ni cấy.
Như vậy, bước đầu nhận định mẫu nấm
Fusarium thu thập trên chuối tây thuộc nhóm

“khơng tạo chất thơm” và thuộc chủng 1 và 2
(Moore và cộng sự, 1993).
- Triệu chứng bệnh héo vàng chuối
Triệu chứng biểu hiện bên ngoài được ghi

c). Nguồn nấm Fusarium spp.
nuôi cấy trên môi trường cơm

nhận đầu tiên từ các lá già lan dần lên các lá
non, từ mép lá lan vào gân lá. Các lá già dần dần
bị héo toàn bộ, gẫy gục, rủ xuống xung quanh
thân giả. Tiếp đó, các lá non có màu vàng nhạt ở
xung quanh mép và có xu hướng thẳng đứng rồi
có màu vàng úa, kích thước nhỏ lại cả về chiều
rộng và chiều dài. Các lá non có thể trổ khơng
thốt. Các lá non cũng bị vàng và héo vàng
xuống thân giả sau một thời gian ngắn. Khơng có
quả nếu bệnh xuất hiện trước khi ra buồng
khoảng 2 tháng. Nếu bệnh xuất hiện muộn hơn,
buồng quả có thể xuất hiện nhưng số nải và số
quả giảm, quả bị chín ép. Nứt dọc thân giả có thể
được quan sát thấy ở phần trên mặt đất của thân
giả khi bị bệnh panana. Đặc điểm quan trọng đặc
trưng được nhận thấy là xuất hiện mạch màu
nâu đỏ ở thân củ, thân giả và ở cả bẹ lá trong
các cây bị bệnh.
5


Kết quả nghiên cứu Khoa học


BVTV – Số 2/2021

a
c

b

Hình 2. Triệu chứng bệnh héo vàng chuối tại Phong Thổ - Lai Châu
a). Triệu chứng trên cây

b). Triệu chứng trong thân

3.2 Xác định loài nấm Fusarium từ các
mẫu nấm Fusarium spp. gây bệnh héo vàng
chuối tây bằng giải trình tự vùng ITS1
Chủng PPRI18041 được chọn đại diện cho
những nghiên cứu tiếp theo. ADN tổng số của
chủng PPRI18041 được tách chiết bằng Mini Kit
của hãng Qiagen. Vùng ITS được khuếch đại và
giải trình tự bằng mồi
ITS1 (5'TCCGTAGGTGAACCTGCGC-3') và ITS4 (5'TCCTCCGCTTATTGATATGC-3'. Trình tự vùng
ITS được biên tập bằng phần mềm Mega X và
được đăng ký trên ngân hàng GenBank với mã
số truy cập MW725264. Kết quả tìm kiếm chuỗi
tương đồng trên GenBank, vùng ITS của chủng
PPRI18041 có độ tương đồng 100% với

c). Triệu chứng trên củ


loàiFusarium oxysporum f. sp. Cubense (mã số
truy cập GenBank MN527256) và loài Fusarium
foetens (mã số truy cập GenBank NR_159865).
Dựa trên sự khác biệt về hình thái của lồi
Fusarium foetens (hình thành cụm bào tử sporodochia trên mơi trường nhân tạo) so với
chủng nghiên cứu và kết quả phân tích trình tự
vùng ITS, chủng PPRI18041 được xác định là
lồi F. oxysporum f. sp. cubense.
3.3 Một số đặc điểm sinh học của nấm gây
bệnh vàng lá chuối F. oxysporumf. sp.
cubense
- Sự phát triển của nấm bệnh trên các môi
trường dinh dưỡng

Bảng 2. Ảnh hưởng của môi trường dinh dưỡng đến sự sinh trưởng củanấm F. oxysporum

Công
thức
PDA

Tốc độ tăng
trưởng của
nấm (cm)
ngày/đêm
1,5  0,04
1,3  0,04

PCA
Czapek
CMA


Chỉ tiêu theo dõi
Đường kính
Ngày
tản nấm
xuất hiện
(cm)
bào tử
sau 6 ngày
(ngày)
8,8c
3
4
7,8b

1,4  0,04
1,3  0,04
1,2  0,05

8,6c
7,9b

WA
CV (%)

6

7,3a
1,9


4
4
5

Số bào tử/ml
sau
14 ngày

Màu sắc
sợi nấm

3,2 x 108
7
1,0 x 10

Tản nấm mọc dầy, màu tím
Tản nấm màu trắng nhạt, mọc
thưa, mảnh như mạng nhện bám
trên bề mặt môi trường
Tản nấm bông, xốp màu trắng
Tản nấm mọc dầy, màu tím
Tản nấm màu trắng nhạt, mọc
thưa, mảnh như mạng nhện bám
trên bề mặt môi trường
-

1,6 x 105
7
2,6 x 10
1,1 x 105



Kết quả nghiên cứu Khoa học

BVTV – Số 2/2021

Kết quả thí nghiệm cho thấy, mơi trường
dinh dưỡng có ảnh hưởng đến sự phát triển
nấm F. oxysporum. Sau 6 ngày nuôi cấy, tốc
độ phát triển (tốc độ tăng trưởng) của nấm
trên môi trường PDA nhanh nhất (1,5 cm/ngày
đêm). Tiếp theo là các môi trường Czapek,
PCA, CA (1,3 – 1,4 cm/ngày đêm) và kém
nhất là trên môi trường WA chỉ đạt 1,2
cm/ngày đêm.
Trên mơi trường PDA, bào tử nấm hình
thành sớm nhất sau 3 ngày ni cấy, các mơi
trường cịn lại thời gian hình thành bào tử
chậm hơn (4 – 5) ngày ni cấy).
Trên các mơi trường khác nhau, ngồi sự
khác biệt về kích thước tản nấm, thời điểm
hình thành bào tử, cịn có sự khác nhau về đặc
điểm phát triển, màu sắc của tản nấm và số
lượng bào tử được sản sinh. Trên môi trường
PDA, tản nấm F. oxysporum mọc dày, tạo ra
sắc tím đậm trên mơi trường dinh dưỡng. Trên
mơi trường PCA, tản nấm mọc thưa, mảnh như
mạng nhện bám trên bề mặt mơi trường có
màu trắng mờ nhạt. Trên mơi trường CMA, tản
nấm mọc dày, cũng tạo màu tím trên mơi

trường cịn trên mơi trường Czapek tản nấm
bơng, xốp màu trắng.
- Ảnh hưởng của nhiệt độ đến sự phát triển
của nấm F. oxysporum f. sp. Cubense

Bảng 3. Ảnh hưởng của nhiệt độ tới sự phát
triển củanấm F. oxysporum
Điều kiện
nhiệt độ
0
( C)
10
15
20
25
30
35
40
CV (%)

Đường kính tản nấm sau các
ngày ni cấy (cm)
2
4
6
0a
0a
0a
1,02bc
1,85c

2,68c
1,37c
2,89d
4,43d
2,45d
4,93e
7,45e
3,2e
5,78f
7,98e
0,89b
0,9b
1,05b
0a
0a
0a
3,0
2,1
1,9

Ghi chú: Các giá trị biểu hiện bằng chữ cái giống
nhau trong cùng 1 cột là sai khác khơng có ýnghĩa ở
mức xác suất P≤0,05 theo phân tích Duncan.
Kết quả nghiên cứu cho thấy, nấm
F. oxysporum có thể phát triển trong phạm vi
0
nhiệt độ rất rộng, từ 15 – 35 C. Tuy nhiên, ở
o
o
nhiệt độ 15 C và 35 C nấm phát triển rất kém với

đường kính tản nấm chỉ đạt 1,05 – 2,68cm sau 6
ngày làm thí nghiệm. Nhiệt độ thích hợp cho nấm
0
0
F.oxysporum phát triển là 25 C – 30 C, sau 6
ngày ni cấy đường kính tản nấm đạt 7,45 o
o
7,98 cm. Ở nhiệt độ từ 10 C và 40 C nấm hồn
tồn khơng phát triển.
- Ảnh hưởng của pH đến sự phát triển của
nấm F.oxysporum f. sp. Cubense

Bảng 4. Ảnh hưởng của độ pH đến sự phát triển của nấm F. oxysporum
ĐộpH
4

Đường kính tản nấm sau các ngày nuôi cấy (cm)
2
4
6
6,90a
2,07a
4,47a

5

2,47a

4,87b


6
7
8
9
CV (%)

3,27b
3,17b
3,08b
2,91b
3,0

6,10e
5,93e
5,78d
5,58c
2,6

Kết quả nghiên cứu cho thấy, Nấm
F.oxysporum có khả năng phát triển trong phạm
vi pH rộng từ 4 đến 9. Tuy nhiên, chúng sinh
trưởng và phát triển mạnh nhất ở mức pH từ 6 –
7 với tản nấm mọc dầy, sau 6 ngày ni cấy

7,25b
8,85e
8,33c
8,57d
8,27c
3,0


Hình thái tản nấm
Tản nấm mọc dầy nhưng
phát triển kém
Tản nấm mọc dầy nhưng
phát triển kém
Tản nấm mọc dầy
Tản nấm mọc dầy
Tản nấm mỏng
Tản nấm mỏng
-

đường kính tản nấm đạt từ 8,33 – 8,85 cm. trên
mơi trường có độ pH 8 -9, nấm F.oxysporum
cũng phát triển mạnh, tuy nhiên hệ sợi phát triển
kém hơn, tản nấm mỏng, đường kính tản nấm
sau 6 ngày nuôi cây đạt 8,37 - 8,57cm.

7


Kết quả nghiên cứu Khoa học

BVTV – Số 2/2021

c

b

a


Hình 3. Ảnh hướng môi trường dinh dưỡng, nhiệt độ và độ pH đến sinh trưởng,
phát triển nấm F. oxysporum gây bệnh héo vàng chuối
a). Thí nghiệm
mơi trường dinh dưỡng

b)/ Thí nghiệm nhiệt độ

3.4 Thử nghiệm hiệu quả ức chế của nấm
T. harzianum và thuốc hóa học đối với nấm
F. oxysporumgây bệnh héo vàng chuối trong
điều kiện phịng thí nghiệm
- Khả năng ức chế nấm F.oxysporum của
nấm đối kháng T.harzianum trên môi trường

c). Thí nghiệm pH

Để tìm hiểu về khả năng ức chế của nấm
T.harzianum với nấm F.oxysporum gây bệnh héo
vàng chuối, thí nghiệm về khả năng đối kháng
giữa hai lồi nấm trên được thực hiện trên môi
trường PDA.

Bảng 5. Khả năng ức chế của nấm T.harzianum với nấm F.oxysporum
Công thức
T.harzianum
T.harzianum+ F.oxysporum
F.oxysporium

Đường kính vùng nấm (cm)

T.harzianum
F.oxysporum
9,0
9,0
1,5  0,01
5,8  0,01

Kết quả thí nghiệm cho thấy: nấm
T.harzianum có khả năng hạn chế khả năng sinh
trưởng và phát triển của nấm F.oxysporum. Cơng
thức có Trichoderma, nấm bệnh F.oxysporum bị
ức chế rõ ràng. Công thức có Trichoderma,
đường kính vùng sợi nấm đạt 1,5  0,01cm,
trong khi đó cơng thức khơng có Trichoderma,
đường kính vùng sợi nấm đạt 5,8  0,01cm. Hiệu
quả ức chế đạt 74,1%.

Hiệu quả ức chế (%)
74,1
-

- Hiệu lực của một số loại thuốc hố học với
nấm F.oxysporum trên mơi trường
Thí nghiệm tìm hiểu ảnh hưởng của thuốc
hóa học đến nấm F. oxysporum gây bệnh héo
vàng chuối được thực hiện với 6 công thức
thuốc, gồm: Anvil 5SC, Copforce blue 51WP,
Famycinusa 150SL, Ridomil Gold 68WP, Tilt
Super 300EC. Kết quả được thể hiện ở bảng 7.


Bảng 7. Ảnh hưởng của một số thuốc hóa học đến sự phát triển củanấm F.oxysporum
Công thức
Anvil 5SC
Copforce blue 51WP
Famycinusa 150SL
Ridomil Gold 68WP
Tilt Super 300EC
Đối chứng
CV (%)

Nồng độ thuốc
sử dụng (%)
0,3
0,3
0,05
0,3
0,06
-

Đường kính tản nấm sau các ngày ni
cấy (cm)
2
4
6
1,52b
3,46c
4,56c
1,7b
4,84d
6,42d

2,40c
5,80e
7,58e
0a
0a
0a
0,20a
1,04b
1,32b
3,04
7,14
9,00
3,7
2,3
1,7

Hiệu lực
(%)
49,3
28,7
15,8
100,0
85,3
-

Ghi chú: Các giá trị biểu hiện bằng chữ cái giống nhau trong cùng 1 cột là sai khác khơng có
ýnghĩa ở mức xác suất P≤0,05 theo phân tích Duncan.
8



Kết quả nghiên cứu Khoa học
Kết quả ở bảng trên cho thấy, cả 5 loại thuốc
trừ nấm trong thí nghiệm đều có tác dụng ức chế
sự phát triển của nấm F.oxysporum. Tuy nhiên,
hiệu quả ức chế nấm là khác nhau giữa các cơng
thức thuốc hố học. Thuốc là Ridomil Gold 68WP
và Tilt super 300EC cho khả năng ức chế sự
phát triển của nấmF.oxysporum tốt nhất, đặc
biệt là thuốc Ridomil Gold 68 WP với hoạt chất
chính là Mancozeb cho thấy sợi nấm hồn tồn

BVTV – Số 2/2021
khơng phát triển với hiệu lực đạt 100% sau 2, 4
và 6 ngày làm thí nghiệm. Thuốc Tilt super với tổ
hợp hoạt chất Propiconazole 150 g/l +
Difenoconazole 150 g/l cho hiệu lực đạt 85,3%
sau 6 ngày làm thí nghiệm. Các hoạt chất cịn lại
(Anvil 5SC, Copforce blue 51WP, Famycinusa
150SL cho hiệu lực thấp, chỉ đạt từ 15,8 – 49,3%
sau 6 ngày làm thí nghiệm.
Ridomil Gold
68WP

Tilt Super
300EC

Copforce blue51WP

Famycinusa
150SL


Anvil 5SC

Đố i
chứng

Hình 4. Thử nghiệm hiệu quả ức chế của nấm T.harzianum và thuốc hóa học
đối với nấm F. oxysporum
4. KẾT LUẬN
- Nấm F.oxysporumf. sp. cubenselà tác nhân
gây bệnh héo vàng trên chuối tây tại Phong Thổ,
Lai Châu. Nấm phát triển tốt nhất, sản sinh nhiều
bào tử nhất trên môi trường PDA ở nhiệt độ 250C
– 300C, pH 6 – 7.
- Trong điều kiện invitro, nấm đối kháng
Trichoderma harzianum có khả năng ức chế
nấm Fusarium oxysporum gây bệnh héo vàng
chuối với hiệu quả ức chế là 74,1%. Thuốc
Ridomil Gold 68WP và Tilt super 300EC có hiệu
lực ức chế cao đối với sự phát triển của nấm
F. oxysporum. Đặc biệt là thuốc Ridomil Gold
68WWP với hoạt chất chính là Mancozeb làm
cho sợi nấm hồn tồn khơng phát triển được
với hiệu lực đạt 100% sau 2, 4 và 6 ngày làm thí
nghiệm. Thuốc Tilt super với tổ hợp hoạt chất
Difenoconazole và Propiconazole cho hiệu lực
đạt 85,3% sau 6 ngày làm thí nghiệm.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Viện Bảo vệ thực vật, Phương pháp nghiên cứu
bảo vệ thực vật tập 1. NXB Nông nghiệp năm 1997.

2. Quy chuẩn kỹ thuật Quốc Gia về Bảo vệ thực
vật. QCVN 01 - 38: 2010/BNNPTNT. Bộ Nông nghiệp
& PTNT năm 2012. Tr. 223 – 234.
3. Burgess LW et.al., 2008, Diagnostic manual for

plant diseases in Vietnam. ACIAR Monograph No 129.
(Australian Centra for International Agricultural
Research: Canberra.
4. BentleyS.,K.G.PeggandJ.L.Dale,
1995.
Geneticvariationamongaworld wide collection
of
isolates of Fusarium oxysporum f.sp. cubense
analysed
by
RADP-PCRfingerprinting.
Mucologicalreach.Vol99.pp.1378–1384.
5. BentleyS.,K.G.Pegg,N.Y.Moore,R.D.DavisandI.W.
Buddenhagen, 1998. Genetic variation among vegetative
compatibility groups of Fusarium oxysporum f.sp.
cubense by DNA fingerprinting. Ecology and Population
Biology.Vol88,No12.pp.1283–1293.
6. Fusarium oxysporum f.sp. cubense (Panama
disease of banana, 2016. Retrieved on 20 March
2016a t />7. Moore N. Y., P. A. Hargreavers, K. G. Pegg
and J. A. G, Irwin, 1991. Charaterisation of strain of
Fusarium oxysporum f.sp.cubense byproduction of
volatiles. Australian Journal of Botany .39.pp.161-166.
8. Moore N.Y., Pegg K.G., Allen R.N. &
Irwin J.A.G., 1993. Vegetable compatibility and

distribution of Fusarium oxysporium f.sp.Cubense
in Australian. Australian Journal of experimental
agriculture,33:797-802.
9. Pegg K. G., N. Y. Moore and S. Bentley, 1995.
Fusarium wilt of banana in Australia. Aust.J.Agri.pp.637-650.

Phản biện: TS. Đoàn Thị Thanh

9



×