Tải bản đầy đủ (.pdf) (85 trang)

BÀI GIẢNG CHỌN VÀ TẠO GIỐNG VẬT NUÔI - Lê Thị Lan Phương doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.28 MB, 85 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM HUẾ
KHOA CHĂN NUÔI - THÚ Y
------------------

BÀI GIẢNG

CHỌN VÀ TẠO GIỐNG VẬT NUÔI
Lê Thị Lan Phương
Bộ môn Di truyền - Giống

HUẾ - 2006


LỜI NÓI ĐẦU
Trong những thập niên vừa qua, sự phát triển nhanh chóng của sinh học phân tử
và cơng nghệ sinh học đã kéo theo những tiến bộ đáng kể của các ngành khoa học liên
quan đến sinh học phân tử, cơng nghệ sinh học, trong đó phải kể đến các ngành nơng
lâm- sinh- y dược.
Trong chương trình đào tạo đại học của các ngành liên quan đến sinh học, Học
phần Sinh lý học người và động vật, được xem là học phần cơ sở của nhiều ngành đào
tạo như: Chăn nuôi, Thú y, Động vật học, Sinh học, Sư phạm kỹ thuật Nông lâm, Cử
nhân điều dưỡng, Bác sỹ đa khoa, Chế biến và bảo quản nông sản, Kinh tế nông nghiệp,
Quản tri kinh doanh nông nghiệp, Công nghệ sinh học, Sinh thái học, Tâm lý học
v.v…Kiến thức về sinh lý học người và động vật được xem là cầu nối trước khi đi vào các
lĩnh vực chuyên môn về cơ thể người và động vật ni. Vì vậy, việc biên soạn Giáo trình
Sinh lý học người và động vật, để cập nhật các kiến thức khoa học chung về sinh lý, có
hệ thống và đáp ứng yêu cầu của khung chương trình đào tạo đại học vừa được Bộ Giáo
dục và Đào tạo ban hành là việc làm cần thiết. Trong quá trình biên soạn giáo trình này,
tập thể tác giả: PGS.TS Nguyễn Đức Hưng, TS Đàm Văn Tiện (Trường đại học Nơng
Lâm); TS Hồng khánh Hằng (Trường đại học Y Khoa); ThS Nguyễn Đức Quang, ThS
Nguyễn Thị Hải Yến (Trường đại học Khoa học); TS Phan Thị Sang (Trường đại học Sư


phạm) thuộc Đại học Huế, dưới sự chủ trì của PGS.TS Nguyễn Đức Hưng đã bám sát
khung chương trình đào tạo mới, cập nhật các kiến thức từ nhiều nguồn tài liệu trong và
ngoài nước nhằm thể hiện được kiến thức cơ bản, hiện đại và thực tiễn. Ý kiến đóng góp
của các chuyên gia tư vấn GS.TSKH Lê Doãn Diên, GS.TS Đỗ Ngọc Liên, PGS.TS Lê
Đức Ngọc đã giúp chúng tôi đạt được những yêu cầu nêu trên. Đây là giáo trình chính
thức, dùng chung cho nhiều ngành đào tạo tại Đại học Huế và là tài liệu tham khảo cho
sinh viên, học viên cao học, nghiên cứu sinh, các ngành nông lâm ngư - sinh học -Y dược,
cũng như cán bộ giảng dạy, nghiên cứu khoa học trong các lĩnh vực liên quan.
Tuy đã có nhiều cố gắng nhưng chắc chắn giáo trình khơng tránh khỏi những
thiếu sót, chúng tơi hy vọng nhận được những ý kiến đóng góp của đồng nghiệp, các đọc
giả để lần tái bản sau giáo trình được hồn thiện hơn.
THAY MẶT NHÓM TÁC GIẢ

Chủ biên
PGS.TS NGUYỄN ĐỨC HƯNG


MỤC LỤC
Trang
Chương I: Lịch sử hình thành chọn giống và nhân giống
- Công tác giống vật nuôi ở nước ta
1.1. Lịch sử hình thành mơn giống gia súc
1.2. Cơng tác giống gia súc ở nước ta
Chương II: Nguồn gốc, thuần hố và thích nghi của vật ni
2.1. Nguồn gốc của vật ni
2.2. Sự thuần hố vật ni
2.3. Sự thích nghi của vật nuôi
2.4. Một số giống vật nuôi ở nước ta
Chương III: Ngoại hình và thể chất của vật ni
3.1. Khái niệm về ngoại hình

3.2. Ðặc điểm ngoại hình của vật nuôi theo các hướng sản xuất
3.3. Thể chất của vật nuôi vật nuôi
3.4. Thể trạng
Chương IV: Sinh trưởng và phát dục của vật nuôi
4.1. Khái niệm về sinh trưởng phát dục
4.2. Phương pháp nghiên cứu sinh trưởng và phát dục
4.3. Một số qui luật sinh trưởng và phát dục của vật nuôi
4.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát dục
Chương V: Sức sản xuất của vật nuôi
5.1. Ý nghĩa của việc đánh giá sức sản xuất của vật nuôi
5.2. Sức sinh sản của vật nuôi
5.3. Sức sản xuất sữa
5.4. Sức sản xuất trứng
5.5. Sức sản xuất thịt
Chương VI: Quan hệ họ hàng và các tham số di truyền
6.1. Di truyền tính trạng
6.2. Sự biến thiên/sai khác của các tính trạng số lượng
6.3. Mơ hình di truyền cơ bản của tính trạng đa gen
6.4. Quan hệ di truyền giữa các cá thể
6.5. Một số tham số di truyền
Chương VII: Chọn lọc giống vật nuôi
7.1. Cơ sở của chọn lọc
7.2. Giá trị giống
7.3. Các phương pháp chọn lọc

1
1
5
9
9

14
20
25
68
68
69
73
82
84
84
88
91
100
103
103
103
105
109
111
115
115
116
119
121
132
160
160
173
181



Chương VIII: Nhân giống vật nuôi
8.1. Giao phối cận huyết
8.2. Ưu thế lai
8.3. Các phương pháp nhân giống vật nuôi
Chương IX: Tổ chức cơng tác giống vật ni
9.1. Mục đích yêu cầu
9.2. Định hướng phát triển chăn nuôi đến năm 2010
9.3. Chương trình, biện pháp cơng tác giống
9.4. Các biện pháp tổ chức quản lý
TÀI LIỆU THAM KHẢO CHÍNH

200
200
211
223
242
242
242
245
251
254


TÀI LIỆU THAM KHẢO CHÍNH
1. Đặng Vũ Bình (2002). Di truyền số lượng và chọn giống vật nuôi.
Nhà xuất bản Nông nghiệp,Hà Nội.
2. Đinh Văn Cái, Nguyễn Quốc Bạc, Bùi Thế Đức, Nguyễn Hoài
Phương, Lê Hà Châu, Nguyễn Văn Liên (1997). Ni bị sữa. Nhà
xuất bản Nơng nghiệp, TP. Hồ Chí Minh.

3. Nguyễn Kim Đường, Trần Đình Miên (1992). Chọn lọc và nhân
giống gia súc. Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội.
4. Võ Trọng Hốt, Trần Đình Miên, Võ Văn Sự, Võ Đình Tơn,
Nguyễn Khắc Tích, Đinh Thị Nơng, 2000, Giáo trình chăn ni
lợn, Nhà xuất bản Nơng nghiệp Hà Nội.
5. Hội đồng Khoa học Công nghệ, Ban động vật và thú y, Bộ Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn, (1997-1999-2001-2003) Báo cáo
Khoa học Viện Chăn nuôi, Hà Nội.
6. Hội chăn nuôi Việt Nam (2002). Cẩm nang các giống vật nuôi.
Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội.
7. Ðặng Hữu Lanh, Trần Ðình Miên, Trần Ðình Trọng (1999). Cơ sở
di truyền chọn giống vật nuôi. Nhà xuất bản giáo dục, Hà Nội
8. Trần Ðình Miên, Nguyễn Hải Qn, Vũ Kính Trực (1975). Chọn
giống và nhân giống gia súc. Nhà xuất bản nơng thơn, Hà Nội
9. Nguyễn Hải Qn, Đặng Vũ Bình, Đinh Văn Chỉnh, Ngô Thị Đoan
Trinh (1995). Chọn và nhân giống gia súc. Nhà xuất bản Nông
nghiệp, Hà Nội.
10. Viện Chăn nuôi - Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (2004).
At lát các giống gia súc gia cầm Việt Nam. Hà Nội
11. Cunningham E.P,(1969) Animal Breeding theory. Institute of
Animal Breeding, Oslo, .
12. Hammond K. Graser H.U, Mc Donald.C.A, (1992). Animal
Breeding. The Modern Approach. University of Sydney,
13. Kinghorn B, (1994). Quantitative Genetics Manual. University of
New England.
14. Richard, M.Bourdon, (1996), Understanding Animal Breeding.


 Bi ginggiäúngváût ni
Chương 1 LỊCH SỬ HÌNH THÀNH GIỐNG GIA SÚC

VÀ CÔNG TÁC GIỐNG Ở NƯỚC TA
Số tiết: 3 Tiết
Mục tiêu:
- Cung cấp một số thông tin về lịch sử hình thành các giống vật ni hiện nay và công tác
giống của nước ta.
- Giúp Sinh viên bước đầu làm quen với mơn học này.
1.1. LỊCH SỬ HÌNH THÀNH GIỐNG GIA SÚC
Giống gia súc và các loại cây trồng là những phương tiện của sản xuất nơng nghiệp. Vì vậy sự
hình thành, tạo nên và phát triển của giống liên quan với lực lượng, quan hệ sản xuất trong xã hội.
Giống gia súc hình thành và được hồn thiện dần theo sự phát triển của xã hội loài người
cùng với những trí thức, những kinh nghiệm sản xuất, đấu tranh với thiên nhiên, đấu tranh xã hội,
với những tiến bộ về mặt khoa học kỹ thuật của nó.
Trong xã hội cộng sản nguyên thuỷ, con người sống chủ yếu bằng cách hái lượm hoa quả
và săn bắn, có khi không kiếm đủ thú rừng để ăn hằng ngày cho nên cũng khơng có hoặc có rất ít
súc vật thừa để nuôi giữ lại.
Đến xã hội Nô lệ, công cụ sản xuất khá hơn, trình độ sản xuất tuy cịn thấp nhưng đã có
phần phát triển cho nên con người bắt đầu tổ chức giữ lại số súc vật còn thừa và thuần hoá số súc
vật dự trữ.
Ban đầu người ta tiến hành thuần hố chó giúp người trong việc săn bắn. Đến khi thú vật
dự trữ tăng dần thì con người cũng nghĩ đến việc thuần hoá để giữ lại, cho sinh sản để nhân số
lượng nhanh hơn. Cơ sở vật chất của người chăn ni cũng hình thành từ đó. Dần dần trong q
trình thuần hố ni dưỡng kinh nghiệm, tích luỹ lại, con người có kỹ thuật nhiều hơn, lúc đó
mới bắt đầu chọn lọc có ý thức, chọn lọc theo tiêu chuẩn. Con ngựa chính là đối tượng được tiến
hành chọn lọc kỹ trước tiên, do các nhu cầu về chinh phạt, về vận chuyển... Đó cũng là nền móng
của cơng tác chọn giống gia súc.
Người Hy Lạp và La Mã thời xưa đã có ngành chăn nuôi tương đối phát triển. Trong các
bản trường ca của Horace, Virgile, trong các tuyển tập của Varôn, Côlumen, 2000 năm trước
cơng ngun đã thấy có các điều hướng dẫn chọn giống. Ngay thời ấy người ta cũng đã chú ý rất
nhiều đến chất lượng đời bố mẹ và hiểu rằng các đặc tính đều có thể di truyền cho đời con.
Người Arập khi tạo giống ngựa Arập rất chú trọng đến nguồn gốc của con vật từ đời bố mẹ và

chất lượng đời con do nó sinh ra. Ở Trung Hoa, vào thời Xuân thu chiến quốc, Bá-lạc cũng đã
viết tập sách tổng kết cách giám định ngựa tên là Tượng mã kinh. Riêng về sách tạo giống thì
phải xem Kicun là người đầu tiên đã viết nên vào năm 1350 trước công nguyên.
Qua chế độ Phong kiến, công cụ sản xuất dồi dào hơn, năng suất lao động được nâng cao,
xuất hiện nhiều dụng cụ đồ đồng, đồ sắt hơn. Do các tập đoàn phong kiến vẫn tiếp tục chinh phạt
lẫn nhau và nhu cầu về đời sống cũng tăng lên. Dẫn đến việc chăn nuôi ngựa, cừu, bị, lợn gà mở
rộng quy mơ. Việc chọn lọc gia súc bắt đầu có hệ thống. Việc ni một số gia súc để mua vui,

1


 Bi ginggiäúngváût ni
bn bán như gà chọi, gà đi dài, cá vàng, cũng được phát triển. Do đó kinh nghiệm chăn nuôi,
nhận xét về các hiện tượng sinh vật phong phú hơn.
Tác động có ý thức, có kế hoạch của con người đối với gia súc và cây trồng như thế là bắt
đầu từ thời xa xưa, kết hợp về nhu cầu của đời sống và cũng dần dần được hồn chỉnh qua q
trình thuần hố và ni dưỡng. Tuy nhiên do quan hệ sản xuất Phong Kiến, tính chất kinh tế tự
cấp tự túc cho nên ngành chăn nuôi cũng không được phát triển mạnh, công tác giống do đó cũng
hạn chế.
Bước sang chế độ Tư Bản, với những phát minh khoa học về cơ điện, lý hoá, sinh lý, giải
phẩu cùng với những thuyết sinh vật như thuyết Đác-uyn, thuyết Mendel...nền khoa học nơng
nghiệp nói chung, lúc này có những bước nhảy vọt mới. Cơng nghiệp tiến nhanh cung cấp cho
Nông nghiệp được nhiều thiết bị máy móc, thị trường bn bán mở rộng cung cấp và đòi hỏi
nhiều nguyên liệu, sản phẩm nên cũng tác động tốt đến cơ sở vật chất của ngành nông nghiệp,
không những hệ thống hoá được việc chọn lọc gia súc trên quy mơ lớn mà cịn tạo được cho cơng
tác giống một cơ sở khoa học vững chắc hơn.
Sự phát triển của cơng tác chọn lọc có hiệu quả nhất bắt đầu từ thế kỷ 18. Trong thời kỳ
này đặc biệt sôi nổi là công tác tạo giống. Chỉ riêng nước Anh nước Tư Bản tiên tiến lúc bấy giờ
trong vòng vài chục năm đã tạo được hơn 20 giống cao sản bị ngựa, lợn, cừu, trong lúc đó đến
năm 1700 - 1750 ở Á châu và châu Âu chỉ tạo được 1 như ngựa Ả Rập, bò sữa Hà Lan, cừu Tây

Ba Nha lông mịn, lông xoăn, lợn Trung Quốc và Ý (P. N. Culêsôp,1926).
Việc thâm canh nông nghiệp bắt đầu được đẩy mạnh, việc luân canh bắt đầu bằng việc sử
dụng khá nhiều diện tích trồng cây thức ăn tạo điều kiện cải tiến nuôi dưỡng, đồng thời cũng đòi
hỏi cao hơn về giống gia súc và cây trồng. Các phương pháp đánh giá chọn lọc và chọn phối đặc
biệt phát triển. Có thể nói nhờ đó mà những nhà tạo giống ở thế kỷ 18, 19 đã đạt được nhiều
thành tích trong việc tạo ra giống mới.
Đến thế kỷ 20, và nhất là và khoảng 50 năm nay khoa học nhân giống và tạo giống đã có
những bước tiến nhảy vọt, giữ 1 vai trò quan trọng trong khoa học chăn nuôi gia súc. Sự phát
triển của di truyền học trên di truyền học phân tử đã góp phần đẩy mạnh sự phát triển của mơn
giống và tăng hiệu quả cơng tác giống gia súc, thậm chí cịn giúp cho cơng tác giống dự đốn
được được trước kết quả tạo giống và nhân giống của nó.
Đã vận dụng các phương pháp thống kê sinh vật học vào di truyền quần thể, việc chọn lọc
đã được tiến hành trên cơ sở các quần thể. Điều đó làm cho việc chọn giống không những chọn
được những cá thể tốt mà cịn chọn được những cá thể đó từ những đám đơng cùng có những đặc
tính giống nhau, thể hiện được đặc thù của tập hợp đó làm cho người chọn giống nhanh chóng
chọn được đặc thù đó ra (nhất là đặc thù cao sản), củng cố lại và nhân nó ở mức độ cao hơn. Và
như thế làm cho đặc thù đó khơng ngừng tăng lên. Điều này đã đáp ứng được yêu cầu của việc
tạo ra sản phẩm chăn nuôi ngày càng đi theo hướng sản phẩm công nghiệp quy mô lớn, phù hợp
với việc sử dụng ưu thế lai, giao phối cận huyết, khả năng phối hợp, tạo giống thuần chủng cao
sản từ những giống cao sản sẵn có, đẩy nhanh tốc độ và hiệu lực của việc chọn giống. Ngồi ra
thì các mơn khoa học khác như giải phẩu học, sinh lý học, sinh hoá học...với những thành tựu
mới nhất của nó đã góp phần khơng nhỏ vào sự phát triển của môn giống.
1.2. CÁC QUAN NIỆM, LÝ THUYẾT ẢNH HƯỞNG ĐẾN MÔN GIỐNG VÀ CÔNG
TÁC GIỐNG GIA SÚC

2


 Bi ginggiäúngváût ni
Khi nói đến sự hình thành, phát triển và tiến bộ của môn giống gia súc qua các thời đại và

các chế độ, chúng ta không thể quên sự trưởng thành của môn giống về mặt lý luận cũng như
hiệu quả của các phương pháp chọn giống, nhân giống đều có chịu sự ảnh hưởng của những quan
niệm và lý thuyết qua từng thời kỳ.
Trước tiên cần nhắc đến 1 khái niệm mơ hồ từ xa xưa, lúc người mẹ có chữa mà bị xúc
động gì mạnh mẽ thì sự xúc động đó là ảnh hưởng đến bào thai, gây nên sự thay đổi các tính
trạng của đời con sau này. Có khi người ta đã cho rằng sự xuất hiện một con bò màu lang đỏ
trắng trong đàn bò lang trắng đen là do mẹ con bị đã nhìn vào mái nhà màu đỏ hoặc đã nhìn ráng
đỏ hồng hơn khi mang thai.
Hiện tượng télégonie cũng là 1 khái niệm khá phổ biến 1 thời. Người ta cho rằng 1 con cái
sau khi đã thụ phối với 1 con đực thì màu sắc, tính trạng của con đực đó sẽ ảnh hưởng đến đời
con của con cái mặc dù lần này đời con không phải là con của con đực đó mà là con của đực
khác. Ngay sách “Sự biến đổi của động vật và cây cối qua quá trình thuần dưỡng”. (C.Darwin,
London, 1868) cũng nhắc nhiều đến hiện tượng này ở ngựa và lợn.
Sách có nói đến chuyện con ngựa cái của bá tước Morthon. Ngựa của ông cho giao phối với
ngựa vằn và đẻ ra ngựa con có sọc. Sau đó cho ngựa cái thụ với ngựa đen Arập và đẻ ra 2 ngựa
con cũng có sọc rõ rệt theo kiểu ngựa vằn. Darwin viết: “ Khơng cịn nghi ngờ gì nữa, màu sắc
của ngựa con thuộc ngựa giống Arập là kết quả ảnh hưởng của ngựa vằn”. Ngày nay người ta giải
thích hiện tượng này là do sự phân ly và tái hợp của các gen lặn vốn có ở bố hoặc ở mẹ chứ
khơng phải là do hiện tượng Télégonie.
Nói chung, các quan niệm nói trên cho đến nay khơng có tác dụng gì đáng kể trong cơng
tác giống. Cùng với sự phát triển của khoa học di truyền hiện đại, của môn tế bào học đi sâu vào
cấu trúc và chức năng của các vi thể và của nhiều môn khoa học khác, công tác giống gia súc đã
đạt được mức độ tạo ra được nhiều giống cao sản. Sản lượng và sản phẩm của gia súc, nhờ vận
dụng di truyền học , sinh hố học, tốn học... cũng đã có thể tiên đoán được mức độ. Điều quan
trọng hơn cả là tiến tới điều khiển được phần nào việc hình thành các tính trạng.
Trong cơng tác giống gia súc khơng phải ngay từ lúc đầu người ta đã nêu ra được những
khái niệm rõ ràng, những quy lật cơ bản mà người chăn ni chỉ cần căn cứ theo đó mà tiến hành.
Trái lại với các quan niệm và các quy luật tổng kết được, thường bắt đầu từ thực tiễn thuần dưỡng
và chọn lọc gia súc cho nên sự phát triển của cơng tác giống càng khăng khít với sự tiến triển của
các khái niệm và quy luật qua nhiều giai đoạn lịch sử, phụ thuộc vào sự phát triển kinh tế của

nhiều nước khác nhau trên thế giới.
Ở các nước tư bản châu Âu, người ta thường cho Robert Bakewell ( 1728 - 1795) là 1 trong
những người đầu tiên nổi tiếng về chọn giống gia súc. Thời kỳ đó ơng là người tạo ra giống ngựa
“sai”, bị dài sừng, cừu Lexte. Ông là người đầu tiên kiểm tra cừu đen, bò đực qua đời con, chọn
con đực tốt đem từ các nơi về tạo nên đàn giống tốt. Từ đó cho đến suốt thế kỷ 19 là thời kỳ
người ta đua nhau tạo nên giống mới khác.
Đến năm 1800 bắt đầu có sổ giống nhà nước cho những giống mới, trước tiên ở Anh, sau ở
Pháp, Đức rồi đến Hà Lan cũng có. Ban đầu sổ giống chỉ ghi nguồn gốc con vật. Đến nữa cuối
thế kỷ 19 mới có những phương pháp đo đạc, đánh giá ngoại hình, thể chất và sức sản xuất.
Năm 1890 xuất hiện phương pháp xác định mỡ sữa bò.

3


 Bi ginggiäúngváût ni
Năm 1895 ở Đan Mạch bắt đầu có tổ chức tính tốn, kiểm tra lượng sữa. Cịn kiểm tra tiêu
tốn thức ăn và phẩm chất thịt cũng bắt đầu ở Đan Mạch năm 1907 và ở Đức năm 1962.
Sau khi đã có sổ giống người ta xác định 1 mẫu chuẩn cho mỗi giống gia súc. Chính nhờ có
mẫu chuẩn mà việc chọn lọc gia súc tiến bộ nhanh. Nhưng cũng chính việc chọn lọc theo mẫu
chuẩn mà thực chất là mẫu chuẩn ngoại hình đã ngăn cản việc mở rộng chọn lọc theo hướng sản
xuất, có khi dẫn đến làm giảm sức sống, sức sản xuất của con vật nếu chọn lọc theo 1 chiều mẫu
chuẩn.
Cần chú ý là trong 1 khoảng thời gian dài thời Bakewell đến năm 1700 việc phát triển
ngành chăn nuôi gia súc chưa thực sự chịu ảnh hưởng sâu sắc của 1 lý thuyết sinh vật nào cả. Hầu
như người chăn ni riêng lẻ hoặc các liên đồn chăn ni nhập lại chỉ lo làm sao chọn được con
tốt, tính lỗ lãi của sản phẩm, có khi thành cơng có khi thất bại.
Năm 1809 nhà động vật học Pháp Lamarke (1744 - 1829) phát triển thuyết tiến hố cho
rằng các “tính trạng tập nhiễm” có thể di truyền. Theo thuyết này, các lồi sinh vật mong muốn
thích ứng với điều kiện ngoại cảnh, phải dần dần thay đổi. Các thay đổi đó được hình thành trong
các tế bào sinh dục rồi truyền cho đời con. Vì vậy ơng cho là sự thay đổi tuần tự như hươu có cổ

cao, bị sát có chân ngắn đều là kết quả luyện tập của các bộ phận đó và hiện tượng “dài cổ” hay
“ngắn chân” đều được ghi nhận vào tế bào sinh dục rồi qua sinh sản truyền đạt cho đời sau. Đó là
thuyết di truyền tập nhiễm. Nếu là như vậy thì tập tính chạy nhanh của ngựa, lượng sữa của bị
hay của trâu chỉ cần tập luyện, huấn luyện thì các tính trạng đó sẽ được nâng cao mãi mãi, vơ tận,
nghĩa là 1 tính trạng nào đó chỉ cần có “ ảnh hưởng, áp lực của ngoại cảnh” là đủ. Trong thực tế,
điều kiện ngoại cảnh có ảnh hưởng ở mức độ nào đó đến các tính trạng, trên cơ sở tương quan
giữa di truyền, và đặc tính tập nhiễm không thể nào di truyền qua thay đổi cấu trúc được, nếu về
thực chất, cấu trúc của nhiễm sắc, của gen không được thay đổi.
A. Wetsman (1892) là người đầu tiên chống đối rõ rệt thuyết di truyền tập nhiễm. Ông cho
rằng tất cả các mầm mống di truyền của bố mẹ truyền cho đời con đều cố định ở nhiểm sắc thể
của tế bào. Những bộ phận khác của cơ thể, dù có thay đổi theo hướng nào, cả những tế bào
thường đều không thể làm thay đổi các “mầm plasma” đó được. Tuy nhiên, Wetsman cũng chưa
đi đến kết luận được 1 cách rõ ràng về cơ sở di truyền nên sau đó lại thiên về 1 khuynh hướng hơi
trừu tượng, chẳng hạn ông cũng chỉ chứng minh được rằng bằng cách chặt đi những con chuột
thì những con chuột đó vẫn sinh đời con có đi bình thường.
Ở nữa đầu thế kỷ thứ 19 ở Đức cũng cịn có 1 quan niệm nữa về tính cố định của giống cho
rằng các đặc tính của 1 giống sẽ được cố định vĩnh viễn do tác động của công tác giống. Chỉ có
những đặc tính nào khơng cố định thì mới phân ly. Tính cố định của đời con được thừa hưởng ở
đời trước, nhiều hay ít, bền vững hay không bền vững là do khoảng cách bao nhiêu thế hệ với cá
thể tổ tiên có đặc tính đó. Nói 1 cách khác là “ mức độ máu” của cá thể tổ tiên nào đó, nhiều hay
ít do khoảng cách của các thế hệ, sẽ ảnh hưởng đến tính cố định nào đó.
Kết hợp thuyết cố định và thuyết di truyền tập nhiễm, có quan niệm cịn cho rằng nếu 1 cá
thể, 1 phẩm giống nào được nuôi nấng trong những điều kiện môi trường giống nhau qua nhiều
thế hệ thì có đặc tính mang tính cố định cao. Cá thể phẩm giống đó thích nghi dễ dàng hơn với
điều kiện đó so với cá thể và phẩm giống khác mới đưa từ nơi khác tới.
Điều đó đúng là như thế, nhưng sự phát triển nhanh chóng của nền Nơng nghiệp nói chung
đã làm thay đổi nhiều điều kiện môi trường (nhất là về mặt dinh dưỡng và nuôi dưỡng). Cho nên

4



 Bi ginggiäúngváût ni
muốn nâng cao năng suất của 1 phẩm giống lại phải có phương pháp chọn lọc, chọn phối, đổi
mới, phải tổ chức lai tạo, phải thay hẳn những giống cũ khơng thích hợp. Và ngày nay, con người
đã có đủ cơ sở khoa học để tạo điều kiện cho những gia súc và phẩm giống chuyển từ 1 nơi cũ
đến 1 nơi mới mà năng suất vẫn đảm bảo không bị giảm sút như dùng hệ thống điều hồ khí hậu
chuồng trại, dùng thức ăn hỗn hợp...
Từ đầu thế kỷ 19, bắt đầu hình thành 1 xu hướng sử dụng các quy luật luật di truyền quần
thể vào công tác giống gia súc. Các phương pháp thống kê sinh vật học (tốn học) từ đó có tầm
ứng dụng rất lớn. Vào cuối thế kỷ 19, Galton F. dùng phương pháp thống kê để xác định tính di
truyền và được xem là người sáng lập môn thống kê sinh vật học.
R.A.Fisoher (1918), đã nói về sự tương quan di truyền theo quy luật Mendel giữa các sinh
vật cùng huyết thống. S.Wright (1921) cũng nói về ảnh hưởng di truyền của các cách chọn phối
khác nhau và về nguyên nhân với kết quả. Hiện nay, các cơng trình của Galton F. và S. Wright
cùng với định luật Hardy - Weiberg được xem là nền móng của di truyền học quần thể.
Lush.J (1945) cũng là người đầu tiên ứng dụng di truyền học quần thể trong ngành chăn
nuôi, đã phát triển thêm lý luận của S.Wright, phân tích sự di truyền của các tính trạng sồ lượng,
xác định giá trị của con vật về mặt giống và hiệu quả của chọn lọc.
Hiện nay các phương pháp toán học được vận dụng rộng rãi trong công tác giống để phát
hiện quy luật, dự đốn và dự tính sản lượng của gia súc.
Ở Liên Xô, trong công tác giống người ta thường đánh giá cao những nhà tạo giống Nga
như A.G.Oclop và V.L.Setxokin những người đã tạo nên vào những năm 1798-1845 nhiều giống
ngựa quý, chẳng hạn ngựa cưỡi giống Ốclốp.
Anh em nhà Côlin, Bet và nhiều người khác khi tạo giống bị Sooc-gooc, B.TơmKin- giống
bị Hereford, txơn -giống bị Abecđin Angut, Đjôn Ơman và Vep,giống cừu Sôutđao,
E.Khemôn- giống cừu lông mịn đã thành công trong việc cho giao phối cận huyết.
A.G.Oclôp và Setxơkin đã áp dụng phương pháp tạp giao nhiều phẩm giống và lần đầu tiên
trên thế giới đã có ý thức dùng phương pháp tạo dòng, đi sâu vào chọn lọc và chọn phối, để tạo
nên giống mới. Các ông cũng đã đặt ra cách tập dượt đặc biệt, thử sức ngựa cưỡi... để nâng cao
hiệu lực của phẩm giống.

Tuy nhiên cơ sở khoa học của chọn giống thì hình thành muộn hơn. Mãi đến nữa cuối thế
kỷ 19, cơng trình đầu tiên tổng hợp kinh nghiệm tạo giống gia súc và cây trồng nổi tiếng của
Đarwin. “ Nguồn gốc các loài” mới đề cập đến lý luận tiến hoá của thế giới hữu cơ.
Kiến thức tiến hoá của ông dựa vào ba nguyên tắc chính: biến dị, di truyền và chọn lọc.
Theo thuyết Đarwin sự tiến hoá của các loài thực hiện khả năng di truyền qua sự chọn lọc. Nhờ
chọn lọc mà giữ được và củng cố những đặc tính di truyền và chính trên cơ sở đó mà chọn lọc
cây trồng và gia súc, đưa việc chọn giống vào cơ sở khoa học chặt chẽ.
Đến đầu thế kỷ 20, lúc mà ngành chăn nuôi đã trở thành một môn khoa học, lúc mà khoa
học di truyền mới bắt đầu với những kiểu thực nghiệm về tính di truyền và biến dị thì những
người chọn giống nổi tiếng và sáng lập khoa học chăn nuôi của Nga như: ngồi P.N.Culêsơp ra,
E.A.Bocđanơp, M.F.Ivanơp và nhiều người khác cũng đã chú ý đến môn khoa học mới mẻ lúc
bấy giờ và đã vận dụng các nguyên tắc chính về di truyền vào các cơng trình của họ.

5


 Bi ginggiäúngváût ni
Cơng trình của N.A.Xơpliacơp (Iurasơp) về tính di truyền mầu lông của ngựa trên cơ sở sổ
giống ngựa đua Oclơp là thí nghiệm đầu tiên về mặt này ở nước Nga. Sách thuyết Mendel hay lý
luận tạp giao của E.A.Bocđanôp (1912) là một tác phẩm lớn đề cập đến khả năng dùng các quy
luật di truyền trong công tác giống gia súc, nhất là về mặt tạp giao.
N.I.Vavilôp 1935, nhà di truyền học và chọn giống nổi tiếng cũng đã viết: “Các luật của
Mendel là bước ngoặt trong lịch sử chọn giống gia súc và cây trồng. Trước năm 1900 cơng việc
chọn giống có tính chất lý thuyết. Từ đó về sau mới có cơ sở khoa học. Thuyết Mendel và công
tác chọn giống cùng với các môn liên quan về từng năm lại giúp cho các nhà sinh vật học điều
khiển có ý thức cây cối và động vật. Chính vì đó mà ý nghĩa của cơng tác chọn giống tăng lên; nó
là khoa học điều khiển sự tiến hoá của gia súc và cây trồng”. Theo ông, chọn giống liên quan chặt
chẽ với các môn tế bào học, sinh hoá học, sinh lý học và trước tiên là di truyền học.
Các luật về di truyền Mendel làm cho di truyền động vật từng loại cũng phát triển, tạo điều
kiện cho chọn giống có hiệu quả hơn, ví dụ như chọn lọc cừu lơng xoăn, các loại cừu lông mịn,

ngành nuôi thú lấy lông.
Vaxin (1933), Gơlembôpski, Mickhơnôpsski (1934) và nhiều người khác là những người
đấu tiên nghiên cứu gen gây chết ở loại cừu lông xám vào lúc 1 tuổi. B.I.Vaxin đã sữa đổi tính
trạng đó bằng cách dùng phương pháp cho giao phối dị dạng theo sắc lông trong 1 đàn.
D.K.Béliaiep và V.I.Epxicôp đã tạo nên loại chồn có sắc lơng ngọc trai bằng phương pháp chọn
lọc đồng dạng qua 3 gen lặn độc lập với nhau.
Lý thuyết và thực hành chọn giống phát triển chủ yếu trên cơ sở chọn lọc, chọn phối và tạp
giao, nghĩa là những hiện tượng mà di truyền quần thể nghiên cứu với phương pháp di truyền
toán học đặc biệt. Nhà bác học Xô viết S.S.Setvêricôp ( 1926 ) và những người tiếp tục cơng
trình, gần gũi nhất của ông, N.P.Dubinin, D.D.Rômasôp đã làm hàng loạt thí nghiệm theo hướng
giải thích cấu trúc di truyền quần thể. Các phương pháp di truyền tốn học được ghi trong các
cơng trình của R.A.Fischer, S.Wright và nhiều người khác giúp phân tích công tác giống trong
quần thể, trong đàn và trong phẩm giống gia súc, đánh giá ảnh hưởng của kiểu di truyền và mơi
trường đối với sự phát triển của tính trạng và sản phẩm gia súc. Dùng số liệu toán học về sự di
truyền các tính trạng có thể kế hoạch hố cơng tác giống, dự đốn hiệu quả của chọn lọc trong
đàn và giống.
Cho đến nay thì di truyền học đã có 1 vai trị lớn trong cơng tác tạo giống và nhân giống.
Nhiều biện pháp kỹ thuật về giống như kiểm tra con đực qua đời con được thực hiện chính xác và
mở rộng hơn. Nguyên nhân của suy hoá và các phương pháp lai tạo được giải thích đầy đủ hơn.
Anh hưởng của di truyền và ngoại cảnh đối với sự thay đổi của tính trạng cũng đã có nhiều
phương pháp tính tốn. Các quy luật di truyền đi sâu hơn vào lĩnh vực công tác giống gia súc và
được vận dụng để nâng cao năng suất của các phẩm giống.
Trong khi tiến hành mạnh mẽ việc vận dụng di truyền học hiện đại (di truyền học phân tử)
vào công tác tạo giống, nhân giống. Ở Liên Xô cũng đã phê phán xu hướng sử dụng di truyền học
trước đây khơng có cơ sở như dùng các con lai chưa có tính di truyền ổn định để làm con giống,
cho lai tạo không theo 1 hệ thống nhất định, chọn lọc và chọn phối không tuân thủ theo các quy
luật di truyền. Tất cả những sai lầm đó đã có 1 thời ảnh hưởng xấu đến cơng tác giống gia súc và
làm chậm tốc độ cải tiến phẩm giống trong nước.

6



 Bi ginggiäúngváût ni
1.3. CƠNG TÁC GIỐNG GIA SÚC Ở NƯỚC TA
1.3.1. Thời kỳ trước Pháp thuộc năm 1858
Nền chăn ni cịn yếu kém, chủ yếu ni một số trâu, bị, heo, gà... địa phương lâu đời
dưới hình thức cá thể.
1.3.2. Thời kỳ năm 1858 đến Cách Mạng tháng 8 năm 1945
Người Pháp từng bước đã có ảnh hưởng đến nền chăn nuôi và công tác giống của Việt
Nam. Sau thế chiến thứ nhất đã đưa một số chuyên viên về thú y, thành lập một số trại nuôi thú
giống ở vùng cao (ni bị ơn đới), ở vùng đồng bằng (cừu ngựa, heo gà )...nhập một số giống tốt
từ nước ngồi chủ yếu gà vùng ơn đới. Tuy nhiên do kỹ thuật cịn thấp, điều kiện khí hậu của
Việt Nam là nhiệt đới nên phần lớn nuôi không thành cơng, chỉ có heo Craonais phát triển tốt
được ở Nam Bộ và đã lai với các giống heo ở địa phương.
Năm 1930 đã nhập giống ngựa Ả Rập từ Bắc Phi vào nuôi đã cho kết quả tốt. Sự lai tạo từ
giống ngựa Ả Rập với ngựa địa phương ở nước ta đã cho ra ngựa Đông Dương. Năm 1930, nhập
bò Ấn Độ, chủ yếu là giống bò Sind và giống bị Ongole cho kết quả tốt trong việc ni thích
nghi và lai tạo với các giống bị địa phương.
Năm 1932-1936, nhập heo cao sản từ Philipin với 3 giống nổi tiếng của thế giới là
Yorkshire, Bershire, Tamwoth (các giống heo này do Mỹ đem sang Philipin) nuôi tại Đồng bằng
sông Cửu Long và đã tham gia lai tạo với heo địa phương vùng này tạo ra 2 giống là heo trắng
Thuộc Nhiêu và heo bông Ba Xuyên.
1.3.3. Thời kỳ Cách Mạng tháng 8 năm 1945 đến 1954
+ Ở vùng giải phóng: Cơng tác giống là việc thực hiện bình tuyển giống bò, heo. Nhà nước
can thiệp vào việc loại hay giữ lại một số giống bò đực, heo đực để làm giống, tiêm phòng phòng
chống dịch bệnh.
+ Ở vùng Pháp tạm chiếm: Phát triển thêm một số trại ở vùng đồng bằng, nhập lại những
giống tốt sau khi đã bị gián đoạn do thế chiến thứ 2. Bò Ấn Độ, ngựa (để cải tạo ngựa đua ở Sài
Gòn), heo Yorkshire, Bershire. Bắt đầu xây dựng một số trại gà và nhập giống gà công nghiệp.
Các giống nhập được đưa ra ngoài dân để lai với các giống địa phương.

1.3.4. Thời kỳ từ năm 1954- 1975
1.3.4.1. Ở Miền Bắc
Qua 3 năm cải tạo và phát triển kinh tế ở miền Bắc (1958 - 1960), tình hình chăn ni có 1
số mặt tiến bộ, nhưng tốc độ chậm, không đều, tuỳ theo từng vùng, có năm khơng đạt mức kế
hoạch số lượng gia súc. Chất lượng đàn trâu, bò, lợn đều cịn kém, mức sinh sản cũng như tỷ lệ
ni sống thấp, con giống thiếu và chưa được chọn lọc qua tiêu chuẩn chặt chẽ.
Năm 1962, theo nghị quyết của Đại hội Đảng lần thứ 3 và Hội nghị Trung ương lần thứ 5
về phần phát triển chăn nuôi gia súc trong kế hoạch 5 năm lần thứ nhất (1961 - 1965), Bộ Nông
nghiệp lúc bấy giờ đã chú ý đến công tác giống.
+ Thành lập các trại giống heo cấp tỉnh quản lý và các trại heo, bò, ngựa, cừu, gia cầm rãi
rác từ năm 1959-1967 thuộc trung ương quản lý như trại lợn Đầm Hà ( Quảng Ninh) và Bát Sát
(Lào Cai).... Đến năm 1967 đã có được 31 trại lợn tỉnh, có quy mơ từ 20 - 50 nái cơ bản, có khả
năng sản xuất 100 - 200 lợn nái hậu bị hàng năm. Quy mô các trại lúc bấy giờ cịn nhỏ, trình độ
quản lý non yếu, con giống chưa đạt tiêu chuẩn cao.
+ Công tác xây dựng vùng giống và bình tuyển gia súc bắt đầu từ năm 1962 đến năm 1967.
- Đã có 44 vùng giống lợn ở các tỉnh, quy mô 76 xã bao gồm 10.000 nái cơ bản; đã bình
tuyển được trên 13 vạn lợn nái của 12 tỉnh chiếm 17,6% tổng số lợn nái trên miền Bắc.

7


 Bi ginggiäúngváût ni
- Vùng giống bị bắt đầu có từ năm 1966, đầu tiên ở Thọ Xuân (Thanh Hoá).
- Năm 1967 xây dựng vùng giống trâu ở Hạ Hoà (Vĩnh Phú) bao gồm 10 xã với 2% đực
cấp I, 17% cấp II, 48% cấp III. Tỷ lệ đực cái: 1/15 với nhịp đẻ trung bình 20 tháng tuổi 1 nghé.
+ Công tác điều tra cơ bản giống:
Bắt đầu từ năm 1964, ban đầu do các tỉnh tự đảm nhận. “Đợt điều tra trâu bị năm 1964 của
Bộ Nơng nghiệp, các trường Trung cấp Nông nghiệp Trung ương, các Ty Nông nghiệp đã tiến
hành ở 7 tỉnh thành: Nghệ An, Thanh Hoá, Sơn La, Lai Châu, Tuyên Quang, Yên Bái, Lạng Sơn
và điều tra ngựa đã tiến hành ở Lai Châu, Hà Giang. Cũng đã điều tra được các loại lợn Ỉ, Móng

Cái, Mường Khương, Mèo, Chợ Rã (Bắc Thái), Việt Hùng (Phú Thọ), Lang Hồng (Hà Bắc).
Tổng số gia súc được điều tra đạt gần 14 vạn trâu, 3000 bò, trên 1000 ngựa, trên 1 vạn lợn và 10
loại cây thức ăn”. Các số liệu 1 phần cũng được xử lý theo phương pháp thống kê sinh vật. Các
nông trường Quốc doanh hàng năm cũng tiến hành kiểm kê và bình tuyển giám định gia súc.
+ Nhập giống mới:
Các giống mới cao sản cũng bắt đầu được nhập vào nước ta từ năm 1958, chủ yếu từ Trung
Quốc và Liên Xơ.
Bị: Bị sữa lang đen trắng, bị Sind, bị Tam Hà nhập từ Trung Quốc. Được ni thích nghi
chủ yếu ở Mộc Châu, Lâm Đồng. Trong những năm 1970 bò sữa lang trắng đen cũng được tiếp
tục nhập vào, lần này chủ yếu từ Cu Ba. Số đực thuần chủng được giữ ni tại trung tâm bị đực
giống Ba Vì, cịn những con cái ở nơng trường Sao Đỏ (Sơn La). Những đời con thuần chủng
được giữ lại nuôi ở đây, cịn tinh trùng bị đực thì được dùng để lai tạo với bò Sind, bò Vàng Việt
Nam ở các nông trường miền núi, miền khu 4 cũ. Một số bò đực khác như bò nâu Thuỵ Sĩ
(Brown Swiss) cũng đã được nhập và ni thích nghi.
Ngựa: Ngựa chủ yếu là giống Cabacđin của Liên Xô được nuôi tại trại Bá Vân (Thái
Nguyên).
Trâu: Trâu Murrah nhập từ Trung Quốc được nuôi tại trại Ngọc Thanh (Vĩnh Phú).
Lợn: Lợn được nhập nhiều nhất cả về số lượng lẫn phẩm giống. Khơng kể những loại cịn
lại rãi rác từ thời Pháp thuộc. Lợn Berkshire, Yorkshire, Tân Cương, Đại Bạch được nhập vào
nước ta từ năm 1958. Năm 1966 chúng ta tiếp tục nhập những loại giống nói trên, nhập thêm lợn
Landrace và lợn Trung Bạch. Các loại lợn nhập đều được phân bố ở các nông trường như An
Khánh, Thành Tô... Ở các Viện, trường Đại học Nông nghiệp, ở một số trạm thụ tinh và ở một số
cơ sở giống thuộc Hà Nội, Hải Phịng.
Cừu: Cừu lơng mịn Tân Cương (Trung Quốc), cừu lông thô Mông Cổ nhập từ năm 1958
được nuôi tại nhiều nông trường Quốc doanh, nhưng cho đến nay chỉ cịn một số ít tại nơng
trường Mộc Châu (Sơn La).
Gia cầm: Chúng ta cũng nhập khá nhiều gà Rhodes, Jsland, Leghorn, Plymouth...và một số
ngỗng Sư tử, vịt Bắc Kinh, gà Tây và gà Nhật Bản. Cho đến nay chúng ta cũng tiếp tục nhập
những giống gà nói trên và thêm những loại gà Sussex, Cornish...chúng ta cũng đã nhập những
dòng gà hướng trứng hoặc thịt từ các nước Xã Hội Chủ Nghĩa (năm 1971), đã tổ chức những xí

nghiệp ni giữ gà giống ngoại và ni gà thương phẩm, các loại gà nhập đều được phân phối
nuôi ở các trường Đại học Nông nghiệp, ở Viện Chăn nuôi...
+ Tiến hành lai tạo các giống nhập với giống địa phương:

8


 Bi ginggiäúngváût ni
- Đối với lợn, chúng ta đã dùng chủ yếu để lai kinh tế.
Vào những năm 1963-1964, chúng ta có tổ chức lai tại các trường Đại học, trường Trung
cấp Nông nghiệp Trung ương, tại các Viện, trại và rãi rác ở một số địa phương theo các công
thức lợn đực Berkshire với lợn Ỉ Nam bộ, Ỉ pha, Móng cái, lợn đực Đại bạch với lợn Ỉ các loại,
lợn Móng cái. Bên cạnh chúng ta cũng không quên lai giữa các giống lợn nội như lợn Ỉ x lợn
Mèo, lợn Mèo x lợn Cỏ, lợn Cỏ x lợn Lào.
Trong thời kỳ này việc lai tạo nhằm mục đích thăm dị. Lúc bấy giờ việc lai tạo không theo
một kế hoạch nghiêm túc, cơ sở thức ăn yếu, việc đề phòng bệnh tật chưa được thực sự quan tâm
cho nên công tác lai không được theo dõi chặt chẽ, hiệu quả không được cao.
Vào những năm 1970 chúng ta tiếp tục nhập thêm những giống lợn mới như Landrace,
Trung Bạch. Công việc lai tạo bây giờ được chú trọng nhiều hơn, có kế hoạch chu đáo hơn trước.
Cơ sở khoa học của vấn đề lai được phổ biến rộng rãi hơn. Điều kiện thức ăn, chuồng trại, phòng
bệnh và kiến thức về mặt di truyền giống gia súc so với trước được nâng lên 1 bước. Cho đến nay
chúng ta đã có những cơng thức lai kinh tế tương đối vững chắc như Đại Bạch x Ỉ, Đại Bạch x
Móng Cái, Landrace x lợn lang...
Đối với bị sữa, ban đầu chúng ta cho lai bò lang đen trắng với bò lai Sind, bò Vàng Việt
Nam. Nhưng lượng sữa của các loại bị lai khơng cao: trung bình không quá 2000 kg/chu kỳ và
thời gian sử dụng đạt mức sữa nói trên thường khơng dài, trung bình thường chỉ đến chu kỳ 4, 5.
Đối với trâu, năm 1975 chúng ta nuôi thực nghiệm trâu sữa Murrah thuần chủng đồng thời
để cải tạo trâu Việt Nam và trại Ngọc Thanh (Vĩnh Phú) đảm nhiệm công việc này.
Đối với gia cầm chúng ta tiếp tục nhập những giống gà đã nhập từ trước như Leghorn,
Rhodes Island, và nhập thêm những giống mới như Octralorg, Plymouth, Sussex,Cornisch. Tuy

nhiên đối với gà, do chù kỳ sinh sản và phát triển ngắn, chúng ta có thể nhanh chóng thay thế nên
chưa đặt vấn đề tạo giống hoặc lai tạo mạnh để cải tiến con giống trong nước. Trừ 1 vài nơi như
các trường Đại học, các Viện có thăm dị các cơng thức lai tạo để làm gà lai kinh tế hoặc thông
qua lai mà cải tiến giống địa phương ra thì phần lớn các cơ sở đều lai hoặc nhập gà lai sẳn để
nuôi vỗ béo lấy thịt ngắn ngày, tiêu tốn ít thức ăn theo hướng gà dò vỗ béo của các nước.
+ Xây dựng các trạm thụ tinh nhân tạo:
- Từ năm 1959 các trạm thụ tinh nhân tạo thành lập rãi rác ở các nông trường quốc doanh, ở
các vùng quanh đô thị, ở 1 vài vùng trung du và miền núi. Đến năm 1967 đã có 27 cơ sở với 515
lợn đực và 20 bò đực giống. Riêng lợn đực đã dẫn tinh được 5,2% tổng số lợn nái trên toàn miền
Bắc với tỷ lệ thụ thai trung bình từ 80-85%. Từ năm 1963 trở về trước, chủ yếu dùng tinh lợn đực
ngoại thuộc giống Beckshire và Large White (Đại Bạch). Từ năm 1963 trở đi có chú trọng đến
tinh lợn nội hơn. Ở vùng miền núi còn có 9 trạm truyền giống ngựa trực tiếp với khoảng 40 đực
giống, hàng năm có thể phối cho 1000-1500 ngựa cái.
1.3.4.2. Ở Miền Nam
Sự điều tra cơ bản về giống khơng chính thức, chỉ thực hiện được ở tại trường Đại học Nông
nghiệp thông qua một số luận văn tốt nghiệp của sinh viên và cũng chỉ giới hạn trên vài giống.
Thụ tinh nhân tạo có thực hiện với quy mơ nhỏ và bị phát triển hơn heo.
Xây dựng một số trại giống của nhà nước và của tư nhân với quy mô lớn cùng với việc
nhập nhiều giống ngoại qua con đường viện trợ hay tư bản tư nhân.

9


 Bi ginggiäúngváût ni
Bị: Bị Santa Gertrudis, bị sữa Jersey
Heo: Heo Yorkshire, Landrace, Duroc, Chester White, Poland China, Hamshire...
Gà: Đầu tiên nhập gà lai ni thịt thương phẩm, sau đó nhập gà bố mẹ để sản xuất gà thịt
thương phẩm như gà Hubbard thịt, gà Gôto Nhật. Tương tự gà trứng thương phẩm và gà bố mẹ
để sản xuất gà đẻ trứngthương phẩm như Hubbard Comet...
Ngựa: Nhập ngựa để cải tiến ngựa đua ở Sài Gòn.

1.3.5. Thời kỳ từ năm 1975 đến nay:
Khơng có sự khác biệt về đường lối công tác giống giữa hai miền Nam Bắc. Nhà nước cố
gắng xây dựng một chương trình cơng tác giống thống nhất, thiết lập một hệ thống hịan chỉnh
tồn quốc bao gồm:
- Trại giống trung ương thuộc Bộ Nông nghiệp (nay là Bộ Nông nghiệp Phát triển nông
thôn) quản lý.
- Trại giống cấp I thuộc tỉnh, thành phố quản lý, nhận con giống từ các trại thuộc trung
ương.
- Trại cấp giống cấp II thuộc huyện quản lý, nhận con giống từ các trại tỉnh, thành phố.
Những trại giống trung ương có thể nằm rải rác vùng trên toàn quốc. Đối với bị có trung
tâm tinh đơng viên Moncada Ba Vì, duy nhất trong nước, phục vụ cho việc phối giống trên bị do
Nhà nước điều phối và kiểm sốt qua hệ thống trạm trại trực thuộc. Ngồi ra có nơng trường bị
sữa Việt Nam - Mơng Cổ tỉnh Hà Tây, nơng trường bò sữa Đức Trọng tỉnh Lâm Đồng, trại bò
giống Dục Mỹ tỉnh Khánh Hịa....
Về heo có trại heo An Khánh tỉnh Hà Tây, trại heo Tam Đảo tỉnh Vĩnh Phú, trại heo Đông
Triều tỉnh Quảng Ninh, trại heo Đông Á tỉnh Bình Dương...
Về gà có trại Tam Dương tỉnh Vĩnh Phú, xí nghiệp gà Lương Mỹ tỉnh Hà Tây, trại gà Hồng
Sanh tỉnh Bình Dương....
- Sự điều tra giống được thực hiện theo yêu cầu của từng địa phương có sự tham gia của
các cơ quan trung ương.
- Đầu những năm 1980 nền kinh tế chuyển qua giai đoạn mới, gắn liền với sự cạnh tranh,
thị trường. Nên hệ thống giống trên đã bị phá vỡ, do một số trại trung ương với cơ sở vật chất hạn
chế, đội ngũ chuyên viên làm công tác giống thiếu, các giống được cung cấp không hiệu quả
vv..... Các trại khác trực thuộc trung ương, tỉnh, thành phố đã độc lập nhập ào ạt những giống gia
súc gia cầm mới và thực hiện cơng tác giống riêng cho đơn vị mình để đáp ứng nhu cầu sản xuất
trong giai đoạn mới.
Hiện nay đã có nhiều tập đồn nước ngồi đầu tư vào nước ta dưới hình thức liên doanh,
hoặc 100% vốn nước ngoài như: Việt Thái, CP Groupe, Proconco, Cargill.... vào lĩnh vực chăn
nuôi heo gà với qui mô rất lớn. Các tập đồn này có những chương trình cơng tác giống riêng,
tham gia cung cấp cho thị trường nội địa tạo nên một sự cạnh tranh ngày càng gay gắt.


10


 Bi ginggiäúngváût ni

TĨM TẮT CHƯƠNG I
Giống gia súc và các loại cây trồng là những phương tiện của sản xuất nơng nghiệp. Vì vậy
sự hình thành, tạo nên và phát triển của giống liên quan với lực lượng, quan hệ sản xuất trong xã
hội. Cũng như các môn học khác, mơn giống gia súc hình thành và được hồn thiện dần theo sự
phát triển của xã hội loài người cùng với những trí thức, những kinh nghiệm sản xuất, đấu tranh
với thiên nhiên, đấu tranh xã hội, với những tiến bộ về mặt khoa học kỹ thuật của nó.
Trước đây trong khoa học chọn giống chỉ chú ý đến việc chọn lọc cá thể và ghép đơi giao
phối thì gần đây do vận dụng các phương pháp thống kê sinh vật học vào di truyền quần thể, việc
chọn lọc đã được tiến hành trên cơ sở các quần thể. Điều đó làm cho việc chọn giống khơng
những chọn được những cá thể tốt mà còn chọn được những cá thể đó từ những đám đơng cùng
có những đặc tính giống nhau.
Sự phát triển của các ngành khoa học khác như giải phẩu học, sinh lý học, sinh hoá
học...với những thành tựu mới nhất của nó đã góp phần khơng nhỏ vào sự phát triển của cơng tác
giống. Sự hình thành, phát triển và tiến bộ của giống và công tác giống gia súc qua các thời đại
và các chế độ, đều có chịu sự ảnh hưởng của những quan niệm và lý thuyết qua từng thời kỳ.
Công tác giống gia súc, gia cầm ở nước ta qua các thời kỳ lịch sử khác nhau có nhiều đặc
điểm khác nhau. Trong thời kỳ chiến tranh, cơng tác giống khơng có gì nỗi bật. Chỉ những năm
gần đây, khi có chính sách khuyến khích phất triển chăn ni phù hợp và khi có nhiều thành phần
kinh tế tham gia đã đưa ngành chăn nuôi nước ta qua một bước mới.

11


 Bi ginggiäúngváût ni

CÂU HỎI ƠN TẬP
1. Trình bày tóm tắt lịch sử hình thành cơng tác giống gia súc

2. Hãy nêu các quan niệm lý thuyết ảnh hưởng đến công tác giống
3. Nêu những thành quả đạt được trong công tác giống ở nước ta
TÀI LIỆU ĐỌC THÊM
1. Giáo trình chọn và nhân giống vật ni của Nguyễn Đức Hưng, Nguyễn Minh Hồn, Lê
Đình Phùng. 2006.
1. Giáo trình chọn và nhân giống vật nuôi của Nguyễn Hải Quân, Đặng Vũ Bình, Đình Văn
Chỉnh, Ngơ Đoan Trinh.

1.
2.
3.

4.
5.

TÀI LIỆU THAM KHẢO
Nguyễn Ngọc Hải. 1992. Thuyết tiến hoá sau Darwin. NXB Hà Nội, Hà Nội
Trần Đình Miên, Nguyễn Hải Qn, Vũ Kính Trực, 1975. Chọn giống và nhân giống gia
súc, NXB Nông thơn - Hà Nội.
Nguyễn Hải Qn, Đặng Vũ Bình, Đình Văn Chỉnh, Ngơ Đoan Trinh, 1995. Giáo trình
chọn giống và nhân giống gia súc. Trường Đại học Nông nghiệp I - Hà Nội.
Nguyễn Đức Hưng, Nguyễn Minh Hồn, Lê Đình Phùng. 2006. Giáo trình chọn giống và
nhân giống vật ni, NXB Đại học Huế. Huế.
Trần Đình Miên, Đặng Hữu Lanh, Trần Đình Trọng. 1999. Chọn giống động vật. Trong:
Cơ sở di truyền chọn giống động vật (Đặng Hữu Lanh chủ biên). Trang 7-50. NXB Giáo
dục, Hà Nội.


12


1

Chương I

LỊCH SỬ HÌNH THÀNH
CHỌN GIỐNG VÀ NHÂN GIỐNG,
CƠNG TÁC GIỐNG Ở NƯỚC TA
1.1. Lịch sử hình thành mơn chọn và nhân giống vật nuôi
Giống vật nuôi cũng như cây trồng là những phương tiện của sản
xuất nông nghiệp. Do vậy, sự hình thành và phát triển của nó có liên quan
với lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất trong xã hội.
Cũng như các môn khoa học khác, mơn chọn và nhân giống được
hình thành và hồn thiện dần theo sự phát triển của xã hội loài người, cùng
với những trí thức, kinh nghiệm sản xuất, đấu tranh với thiên nhiên, đấu
tranh xã hội và những tiến bộ về mặt khoa học kỹ thuật trong từng thời kỳ.
Từ xa xưa, con người đã biết cải tiến các vật nuôi, cây trồng bằng
nhân giống và lai giống. Lai lừa đực và ngựa cái sinh ra con la. Trong một
số tác phẩm của thời trước, người ta đã biết rằng: một số con sinh ra giống
mẹ, một số giống cha và một số quay lại giống ông bà.
Ở các nước tư bản châu Âu, Robert Bakewell (1728 - 1795) được
xem là một trong những người đầu tiên nổi tiếng về tạo và chọn giống vật
ni. Ơng là người tạo ra giống ngựa Shire, bò sừng dài, cừu Lexte, kiểm
tra bò đực qua đời con, chọn đực tốt để gây giống.
Lamarck (1744 - 1829) là nhà sinh vật học người Pháp đã đề cập đến
vấn đề tiến hóa. Theo ơng do tác động của ngoại cảnh, sinh vật có biến đổi
nên có tiến hóa và thối hóa. Các biến dị mới thu được trong phát dục cơ
thể có thể truyền lại cho đời sau bằng con đường sinh sản hữu tính và vơ

tính. Ơng gọi đó là tính di truyền thu được “tập nhiễm”, nhưng chưa giải
thích được sự tiến hóa như thế nào ?
Darwin (1809 - 1882) , dựa vào kết quả quan sát thực tế, tổng kết rất
nhiều tài liệu, đã giải thích sự tiến hóa của sinh vật là do di truyền, biến dị,
chọn lọc và đấu tranh sinh tồn. Từ đó xây dựng nên thuyết tiến hóa.
Thuyết “tồn sinh”, theo ơng các tế bào ở các bộ phận cơ thể, kể cả các bộ
phận mới biến dị đều chứa các “hạt” mầm. Các “hạt” này qua máu đi vào
tế bào sinh dục và truyền lại cho đời sau.
Weisman (1834 - 1914), năm 1892 đã đưa ra thuyết “chất chủng


2

liên tục”. Theo thuyết này cơ thể được chia làm hai phần: chất chủng và
chất thể. Chất chủng quyết định sự sinh sản và di truyền. Chất thể có tác
dụng cung cấp dinh dưỡng và bảo vệ chất chủng. Qua từng thế hệ, chất
chủng sinh ra chất thể, chất thể không sinh ra chất chủng, chất thể không
liên tục mà chỉ có chất chủng là liên tục. Chất chủng chứa các đơn vị di
truyền nằm trong nhiễm sắc thể của tế bào sinh dục, là cơ sở sẵn có truyền
từ đời này sang đời khác.
Mendel G. (1822 - 1884), năm 1865 cho ra đời cơng trình “Thí
nghiệm của các cây lai” và đưa ra ba qui luật di truyền cơ bản: qui luật
tính trội, qui luật phân ly và di truyền độc lập, tổ hợp tự do.
Năm 1900, Hugo de Vris, Tcheckmark và Correns đã đưa ra cơng
trình giống với kết quả nghiên cứu của Mendel trước đó 35 năm. Do vậy
kết quả nghiên cứu của ba nhà khoa học này là phát hiện lại qui luật
Mendel.
Johansen (1907), đưa ra khái niệm về quần thể và các qui luật di
truyền trong quần thể và dòng thuần. Năm 1908 định luật Hardy-Weinberg
ra đời, xác định sự cân bằng và thay đổi tần số gen trong quần thể.

Từ thế kỷ XIX, bắt đầu hình thành một hướng sử dụng các qui luật
di truyền quần thể vào công tác giống vật nuôi. Các phương pháp thống kê
sinh vật học đã được ứng dụng nhiều vào công tác giống.
Năm 1921, Wright đã nghiên cứu về sự tương quan di truyền giữa
các sinh vật cùng huyết thống và nêu ảnh hưởng của di truyền trong các
cách chọn phối khác nhau, tìm ra nguyên nhân, kết quả của các phương
pháp đó trên cơ sở tốn học. Hiện nay các cơng trình nghiên cứu của
Galton, Wright cùng với luật Hardy-Weinberg là nền móng của di truyền
học quần thể.
Lush (1945) là một trong những người đầu tiên ứng dụng di truyền
quần thể trong ngành chăn nuôi, đã phát triển lý luận của Wright, phân
tích sự di truyền các tính trạng số lượng, xác định giá trị giống của con vật
và hiệu quả của chọn lọc.
Hazel (1945), Handerson, Cunningham (1975) là những người phát
triển lý luận chọn lọc theo các tính trạng số lượng và xây dựng được chỉ số
chọn lọc được ứng dụng ngày càng rộng rãi trong công tác giống vật nuôi.
Cho đến năm 2000, di truyền học tiếp tục sử dụng các tín hiệu di
truyền phân tử, áp dụng phương pháp DNA tái tổ hợp, thực hiện cấy
truyền gen (gene transfer) nhằm tạo ra những giống mới, sản phẩm mới có
chất lượng cao. Sự phát triển của di truyền học và những sự kiện quan


3

trọng trong sự hình thành khoa học chọn giống động vật theo tiến trình
lịch sử đã được xác định theo bảng dưới đây:
Thuần hóa vật ni. Chọn lọc cá thể, quần thể riêng rẽ.

Năm 1800
Tạo giống mới (vai trò của R. Backwell)

Năm 1850
Mendel khám phá ra qui luật di truyền
Tổ chức chọn lọc theo tiêu chuẩn.
Tổ chức chọn lọc theo dòng
Năm 1900
Phục hồi qui luật Mendel
Xác định nguyên tắc di truyền số lượng
Áp dụng kỹ thuật thụ tinh nhân tạo bò
Năm 1950
Áp dụng di truyền số lượng cho từng chủng
Watson và Crick xác định mơ hình DNA
Henderson áp dụng mơ hình BLUP
Ứng dụng cơng nghệ sinh học nhằm tăng sản lượng
Thực thi cấy truyền phôi
Thời đại “thông tin” về chất lượng con giống và sản phẩm
Năm 2000
Sử dụng gen chỉ thị. Xác định mầm giới tính từ đầu. Ghép truyền gen.
Thực thi cây truyền gen.
Nguồn: Animal Breeding. Australia & USA, 1992.
Chọn giống vật nuôi là môn khoa học nghiên cứu các qui luật di
truyền được ứng dụng trong công tác giống, tìm ra các phương pháp tạo
giống, hồn thiện và nâng cao năng suất và phẩm chất các giống sẵn có.
Giống hay phẩm giống trong chăn ni là một nhóm vật ni hồn
chỉnh của một lồi nào đó, có chung nguồn gốc, được tạo thành bởi lao


4

động sáng tạo của con người trong những điều kiện kinh tế và thiên nhiên
nhất định. Có số lượng đầy đủ để tiến hành nhân giống trong nội bộ của

nó, có giá trị kinh tế và giá trị làm giống, có những đặc điểm giống nhau
về ngoại hình, sinh lý, có những yêu cầu nhất định về điều kiện sinh sống.
Những đặc điểm và yêu cầu đó được di truyền ổn định qua các thế hệ và
cho phép phân biệt giống này với giống khác.
Tất cả các giống vật nuôi hiện nay đều có nguồn gốc từ thú hoang và
trải qua q trình thuần hóa, chọn lọc lâu đời mà được hình thành. Darwin
đã chia giống ra làm 2 loại: giống thiên nhiên và giống nhân tạo. Culesop
chia giống làm bốn loại: giống cổ, kiêm dụng, cải tiến và thiên nhiên. Hiện
nay người ta chia giống làm ba loại: giống nguyên thủy, giống quá độ (đã
được cải tiến) và giống gây thành.
Giống nguyên thủy là nhóm giống mà các cá thể trong đó cịn
mang nhiều đặc điểm hoang dã, tác động của con người vào nhóm này hầu
như chưa nhiều. Giống nguyên thủy có một số đặc điểm sau:
- Tầm vóc nhỏ
- Sức sản xuất thấp và kiêm dụng
- Sức chịu đựng bệnh tật cao, quen với khí hậu từng vùng, tạp ăn.
- Thành thục muộn
- Mức độ biến dị không cao (bảo thủ di truyền lớn).
- Là sản phẩm của nền kinh tế tự cung, tự cấp.
Giống quá độ là nhóm giống được hình thành trên cơ sở giống
ngun thủy. Con người đã đặt ra những tiêu chuẩn qui định cho từng
giống và theo từng hướng sản xuất, tác động thơng qua biện pháp chăm
sóc ni dưỡng từ đó mà chọn lọc, nâng cao. Giống quá độ có một số đặc
điểm sau:
- Tầm vóc đã được cải tiến hơn so với giống nguyên thủy.
- Sức sản xuất đã được nâng lên, nhưng hướng sản xuất phần lớn
vẫn kiêm dụng.
- Thành thục đã sớm hơn so với giống nguyên thủy.
- Các đặc điểm sản xuất đang cịn thấp, tính bảo thủ di truyền còn
tương đối vững bền.

Giống gây thành (giống cao sản) là nhóm giống được tạo ra do lai
giữa các giống có một số đặc điểm sau:
- Sức sản xuất cao, hướng sản xuất kiêm dụng và chuyên dụng.
- Dễ thay đổi dưới ảnh hưởng của điều kiện ngoại cảnh, nếu điều
kiện ngoại cảnh thuận lợi, phù hợp với quá trình sinh trưởng, phát triển


5

của giống thì sẽ cho năng suất cao, ngược lại nếu khơng thuận lợi sẽ làm
giảm năng suất, thậm chí gây ra bệnh tật hoặc bị chết.
- Sức chịu đựng bệnh tật kém.
- Ðịi hỏi điều kiện ni dưỡng, chăm sóc ở trình độ cao.
Trong nhóm giống cao sản bao gồm: giống kiêm dụng và chuyên
dụng. Giống kiêm dụng là giống có nhiều tính năng sản xuất khác nhau, ví
dụ kiêm dụng thịt-sữa; kiêm dụng sữa-thịt (đối với bò), kiêm dụng nạc mỡ; mỡ - nạc (đối với lợn), kiêm dụng trứng - thịt; thịt - trứng (đối với gia
cầm). Giống chuyên dụng là giống chuyên về một tính năng sản xuất, ví
dụ bị chun sữa, bị chun thịt, lợn chuyên nạc, gà chuyên trứng, gà
chuyên thịt.
Hiện nay trên thế giới có quan điểm thống nhất là trong cơng tác
chăn ni nói chung, mục đích cuối cùng là làm sao để vật nuôi cho sản
phẩm nhiều nhất mà tiêu tốn thức ăn trên một đơn vị sản phẩm (1 kg thịt,
1 kg sữa, 1 quả trứng...) lại ít nhất. Qua đó chúng ta thấy rằng, khi nói đến
một giống vật nuôi tốt đều cũng phải bao hàm ý nghĩa là con giống đó sẽ
cho năng suất cao, phẩm chất tốt, đồng thời mức tiêu tốn thức ăn cho một
đơn vị sản phẩm phải thấp.

1.2 Công tác giống vật nuôi ở nước ta
Ở nước ta từ sau năm 1954 ngành chăn ni mới có điều kiện để
phát triển mạnh mẽ. Chăn ni vẫn tiếp tục ni theo hộ là chính và Nhà

nước ban hành một số chính sách khuyến khích tăng gia sản xuất, trong đó
có chăn ni. Một cơng tác đáng kể trong giai đoạn này là đào tạo cán bộ
khoa học kỷ thuật chăn nuôi, thú y các cấp ở trong nước, ngoài nước nhằm
cung cấp nhân lực cho sự phát triển chăn nuôi trong những thời gian tới.
Năm 1962, để đẩy mạnh phát triển chăn nuôi, Nhà nước đã xác định:
“... phương hướng chung là tích cực củng cố và phát triển vững chắc chăn
nuôi trong hợp tác xã sản xuất nông nghiệp và nông trường quốc doanh,
hết sức khuyến khích phát triển chăn ni trong các gia đình xã viên và
nơng dân cá thể, đồng thời vận động tồn dân tham gia phát triển chăn
ni.
Ðối với từng loại vật nuôi, coi trọng việc phát triển chăn nuôi trâu
bò để cung cấp sức kéo là chủ yếu, tăng cường việc chăn nuôi ngựa; đẩy
mạnh chăn nuôi lợn, chú trọng chăn nuôi dê; bước đầu phát triển chăn
nuôi thỏ, cừu, chú trọng hơn nữa việc phát triển chăn nuôi gia cầm như gà,
vịt, ngan, ngỗng...”
Ðối với trâu, một con vật được sử dụng làm sức kéo cổ truyền, ở các


6

vùng miền núi, bán sơn địa có nhiều trâu đã được khoanh thành vùng trâu
sinh sản, tổ chức trao đổi, bổ sung con đực giữa các vùng để tránh giao
phối cận huyết. Năm 1960-1961, trâu sữa Murah được nhập từ Trung
Quốc và năm 1968 - 1970 nhập từ Ấn Ðộ, vì nhu cầu về sữa trâu khơng
cao cho nên cơng tác giống trâu sữa cũng chưa được phát triển.
Các cuộc điều tra cơ bản về giống qui mô lớn lúc bấy giờ (từ năm
1964) được tiến hành ở các tỉnh: Nghệ An, Thanh Hóa, Lai Châu, Sơn La,
Yên Bái, Tuyên Quang, Lạng Sơn. Nội dung điều tra bao gồm: các điều
kiện hình thành giống, sự phân bố theo các vùng địa lý, cơ cấu đàn, ngoại
hình, khả năng sinh sản, sản xuất... Ở các nông trường quốc doanh, các

hợp tác xã tiến hành kiểm kê, chấn chỉnh cơ cấu đàn, bình tuyển, giám
định, xác định giá trị giống theo tiêu chuẩn. Vùng giống bò được khoanh
vùng đầu tiên (từ năm 1966) tại Thọ Xn (Thanh Hóa), giống chủ yếu là
bị Vàng. Trong những năm 60 bắt đầu nhập các giống bò hướng sữa:
Lang trắng đen, Tam Hà (từ Trung Quốc), được ni chủ yếu tại Ba Vì
(Sơn Tây). Năm 1970, bị sữa giống Holstein nhập từ Cu Ba được chuyển
ni tại Nông trường Sao Ðỏ và Mộc Châu. Năm 1975, một phần được
chuyển về ni thích nghi tại Lâm Ðồng. Trong từng thời kỳ chúng ta có
nhập thêm bị Brown Swiss (bò Thụy Sĩ), bò Zebu, bò Sind thuần từ nhiều
nước khác nhau. Những giống vốn có đặc tính khác nhau thích nghi lâu
đời với khí hậu nhiệt đới để cải tạo bị Vàng Việt Nam, để ni thuần và
thăm dị lai tạo với các giống sẵn có. Từ những năm 80, một mặt chúng ta
duy trì, cải tiến các đàn bò địa phương, củng cố cơ cấu đàn bò ngoại
hướng sữa, mặt khác nhập nội một số bò đực giống (Sind, Charolais, Santa
Gertrudis, Limousin, Brahaman...) hoặc tinh đông viên của những con đầu
dòng để tổ chức lai tạo với bò nền Việt Nam theo hướng thịt-sữa, sữa thịt. Về bị thịt chun dụng, chúng ta đang thử nghiệm ni để có sản
phẩm thịt hàng hóa ở một vài nơi trên cả nước.
Công tác giống lợn từ trước đến nay đã được coi trọng hàng đầu so
với các giống vật ni khác. Việc điều tra cơ bản, bình tuyển để chọn lọc,
xây dựng các vùng giống lợn sinh sản dã được hình thành sớm, qui mơ lớn
từ những năm 60. Sau đó đến năm 1967, 14 vùng giống bao gồm hàng vạn
lợn nái cơ bản đã hình thành ở khắp các tỉnh thuộc châu thổ Sông Hồng.
Trong những năm 1960-1970, công tác giống vật nuôi đã được đặt ra sớm,
nhưng so với các loại vật nuôi khác, công tác giống lợn tương đối có hệ
thống hợp lý hơn cả. Cũng trong thời gian đó, chúng ta bắt đầu nhập lợn
ngoại cao sản: Berkshire, Ðại Bạch, Trung bạch, Landrace... và gần đây
tùy từng thời kỳ, nhập nhiều giống lợn thuộc dòng cao sản như Yorkshire,
Landrace, New Hampshire, Duroc, Pietrain... có tỷ lệ nạc cao. Từ việc
nhập các giống lợn ngoại cao sản, chúng ta dần dần phổ biến công thức lai



7

kinh tế lợn nội × ngoại nhằm tăng nhanh sản phẩm thịt. Nhiều cơng thức
lai nội × ngoại lúc bấy giờ đã trở thành phổ cập đến tận cơ sở sản xuất như
Ðại Bạch × Ỉ (1968); Landrace × Lang Hồng (1972); Ðại Bạch × Móng
Cái (1972); Yorkshire × Thuộc Nhiêu (1994)... góp phần mở đầu cho cơng
việc nâng cao tỷ lệ nạc trong đàn lợn. Nhìn chung trên tồn quốc đến năm
1975, lợn lai nội × nội; nội × ngoại; ngoại × ngoại đã chiếm 60-70% trên
tổng đàn và cho đến nay có vùng (nhất là vùng ven các thành phố) lợn lai
các loại đã đạt đến 80%. Năm 1981, giống lợn mới ÐBI-81 ra đời, được
Bộ Nông nghiệp công nhận và cho phổ biến rộng rãi.
Hiện nay công tác giống lợn đang được tiếp tục mạnh mẽ trên cơ sở
kiến thức về di truyền chọn giống trong sinh học hiện đại nhằm khai thác
triệt để ưu thế lai, trong việc sản xuất thịt lợn có tỷ lệ nạc cao.
Ðối với gia cầm, từ trước đến nay các hoạt động chăn nuôi gà, vịt...
thường ở phạm vi hộ gia đình là chủ yếu. Ðến những năm 1958-1960, sau
khi bắt đầu nhập một số giống gà Leghorn, Rhodes Island, Plymouth,
Sussex... một số giống ngỗng: Sư tử, vịt Bắc Kinh... hình thành chăn nuôi
nông trường quốc doanh, hợp tác xã nông nghiệp, gia đình. Ðến năm
1971, hệ thống ni gà cơng nghiệp được hình thành do Cơng ty gia cầm
Trung ương phụ trách, tổ chức sản xuất kinh doanh gà broiler. Năm 1974,
nhập các giống gà cao sản hệ mới từ Cu Ba, sau đó mở rộng nhập từ các
dịng cao sản của nhiều hãng gia cầm nổi tiếng trên thế giới. Nhờ vận dụng
sáng tạo các phương pháp chọn giống, nhân giống tiên tiến; nhờ khéo sử
dụng các nguồn nguyên liệu thức ăn (chủ yếu là protein) trong nước và
ngoài nước để tạo nên các khẩu phần thức ăn hợp lý nên đến đầu thập kỷ
90, chúng ta đã tự lực tạo ra được bộ giống thuần chủng hướng trứng (gốc
từ gà Leghorn nhập), hướng thịt (gốc từ gà Plymouth, Cornish nhập), nhập
thêm các dòng gà thịt hệ mới phát huy hiệu quả ưu thế lai, sản xuất được

gà broiler - sản phẩm gà thịt hàng hóa - đạt tiêu chuẩn quốc tế về khối
lượng xuất chuồng và thời gian nuôi dưỡng. Gần đây, chúng ta nhập thêm
các giống gà Sasso (từ Pháp), Tam Hoàng, Ma Hoàng, Lương Phượng (từ
Trung Quốc), Kabir (từ Ixsaen)..., đồng thời nghiên cứu nguồn gen gia
cầm sẵn có ở nước ta (gà Ri, gà Ác, gà Ðơng Cảo, gà Hồ, gà Mía, gà RơtRi, gà Bình Thắng (BT1, BT2), nhằm tạo ra những nhóm gà (thả vườn)
thích hợp với chăn ni gia đình, trang trại ở các vùng nơng thơn.
Ngồi những thành tựu khoa học về cơng tác giống vật ni đã nói
trên, chúng ta cịn ni nhiều giống dê, thỏ, vịt, ngan, ngỗng nội, ngoại ở
nhiều vùng khác nhau trên toàn quốc. Gần đây, để đa dạng hóa sản phẩm
(từ nguồn đa dạng hóa sinh học) chúng ta cịn nhập thêm các dịng, nhóm


8

chọn lọc: cá sấu, hươu, nai, đà điểu, bồ câu... đang được nuôi thử nghiệm
tại một số trung tâm chăn nuôi.
Cho đến nay, trải qua một thời gian dài xây dựng, củng cố, phát triển
ngành chăn nuôi, công tác giống vật ni đã hình thành một hệ thống
nghiên cứu, thơng tin, quản lý giống vật nuôi và gia cầm, bao gồm:
- Hệ thống quản lý Nhà nước: Cục, Vụ, các Trung tâm, Tổng cục
chăn nuôi.
- Hệ thống đào tạo và nghiên cứu khoa học: Trường Ðại học,Viện,
các Trung tâm nghiên cứu.
- Hệ thống sản xuất kinh doanh: Tổng công ty, Công ty, Trung tâm...
đến các cơ sở sản xuất trên tồn quốc, đi đơi với phát triển chăn ni gia
đình tiến dần lên hình thức trạng trại.
Tuy nhiên, trong một thời gian dài, tuy công tác giống vật nuôi vẫn
giữ được nề nếp quản lý, nhưng hiệu quả kinh tế của con giống chưa được
phát huy cao trong nền kinh tế thị trường. Việc phổ biến các kiến thức về
giống và chọn giống theo hướng sinh học hiện đại còn nhiều hạn chế.

Trong những năm gần đây Nhà nước ta đã có định hướng mới cho ngành
chăn ni “chuyển từ chăn ni tự túc sang chăn ni hàng hóa, kết hợp
chăn nuôi với công nghiệp chế biến, mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm,
đưa chăn nuôi trở thành ngành kinh tế hàng hóa lớn, có hiệu quả cao trong
nơng nghiệp...” (Nghị quyết về một số chủ trương chuyển dịch cơ cấu kinh
tế... của Chính phủ ngày 15/6/2000). Trong sự chuyển biến mạnh mẽ đó,
cơng tác giống và chọn giống vật ni vẫn giữ vai trị trọng yếu. Chúng ta
đang ra sức chuyển đổi cơ cấu giống, coi trọng chọn giống lợn cao sản,
giống bò sữa cao sản, bò thịt chuyên dụng, gia cầm có phẩm chất sản
phẩm tốt, phù hợp với thị hiếu của người dân... nhằm tạo ra nhiều sản
phẩm hàng hóa có chất lượng cao hơn nữa.


×