Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

BÀI GIẢNG CHỌN GIỐNG CÂY TRỒNG CHUYÊN KHOA 1 - BÀI 7 ppsx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (152.89 KB, 6 trang )


42

Dùng dây nilông quấn chặt phần ghép nối và úp một phễu giấy không thấm lên trên để
tránh nước mưa. Sau khi ghép tưới gốc ghép đủ ẩm thường xuyên. Sau 2 - 3 tuần các
cây ghép có thể đem ra trồng.
So sánh các tổ hợp gốc ghép-cành ghép. Trạm Thí nghiệm Cây nhiệt đới Tây
Hiếu kết luận ghép cà phê chè trên cà phê vối hoặc ngược lại là cho tỉ lệ sống cao nhất
(68 – 70%). Ghép cà phê chè hoặc cà phê vối lên cà phê mít (nhóm Parachy coffea)
cho tỉ lệ sống rất thấp.

Bài 7

CHỌN TẠO GIỐNG CAM QUÝT
(Citrus sp)

1. CÁC GIỐNG CAM QUÝT CHỦ YẾU
Tất cả các giống cam quýt hiện đang trồng, do tính phức tạp về mặt hình thái và
giải phẫu thực vật, các đặc điểm sinh vật học , người ta thường sắp xếp vào các nhóm
khác nhau như nhóm các giống cam, nhóm bưởi, chanh, quýt Sự phân nhóm như vậy
là sắp xếp các giống có đặc điểm tương tự vào cùng nhau. Hiện tại trên quan điểm
nông học người ta sắp xếp các nhóm như sau:

1.1. Chanh lajm: C. aurantifolia Swingle (các tên khác C.acida Roxb; C.lima
Luran; Limonia aurantifolia Chiristm )
Cây cao 5 - 6m, lá nhỏ hình elip hoặc ovan dài, hoa nhỏ, màu trắng đôi khi có
màu tím nhạt. Quả nhỏ hình ovan hoặc hình cầu, đỉnh quả có núm nhỏ. Quả đạt kích
thước 3,5 - 5,0cm khi chín màu vàng xanh hoặc vàng hơi nâu. Ăn rất chua có hương vị
đặc thù. Nhiều tác giả cho rằng lajm có nguồn gốc từ vùng đông Ấn Độ, Miến Điện và
Malaixia. Đây là giống rất ưa nhiệt, không chịu lạnh do vậy trồng chủ yếu ở vùng nhiệt
đới. Ở Việt Nam giống này được trồng nhiều ở miền Nam Việt Nam.


Tương tự giống này còn có giống chanh Mehico (West Indian); chanh Tahiti
(còn gọi là Persa); chanh Palestin

1.2. Chanh núm: C.limon Burm (các tên khác: C.communis Poit; C.limonum
Risso; C.medica var. limoll )
Cây cao 3 - 6m, phân cành thấp, cành thường có gai. Lá dạng ovan dài, phiến lá
dày. Hoa to trung bình, màu tím nhạt. Quả dạng ovan, thuôn dài có núm ở đỉnh quả. Vỏ
quả sần sùi nhiều túi tinh dầu. Ăn chua song rất thơm. Là giống chịu lạnh khá so với
lajm song mẫn cảm với lạnh hơn các giống cam, bưởi chùm hoặc quýt vì vậy được
trồng chủ yếu ở vùng có khí hậu ôn hoà không quá nóng hoặc lạnh.

43

Tương tự trong nhóm này có các giống Berna, Feminelo ovale, Liston,
Villafraca Ở nước ta có trồng giống Eureka thuộc loài này. Ngoài giống quả chua,
trong loại này còn có những giống quả ngọt không chua với tên gọi là chanh ngọt
(Sweet lemon) như giống Dorshapo được tạo ra từ vùng Dorsettem của Braxin.
Tương tự như loài C.limon Burn hoặc các giống lai với C.limon Burn còn có
các loại C.peretta Risso; C.macrophylle Wester; C. pscudolimon Tan; C. karna Raf;
C.mayeri Tan; C.Jambhiri Lusr

1.3. Bưởi chùm: C.paradisi Macf (Các tên khác C. decumana var paradisi
Nicholis; C. racemosa Mare, )
Cây cao 8 – 15m với bộ tán và khung cành ro, khoẻ. Cành non có tiết diện đa
giác sau tròn dần. Trên cành có thể có gai. Lá to hình ovan với eo lá rõ. Hoa to, màu
trắng thường ra thành chùm quả khá to, hình cầu hoặc hình trứng tròn. Hạt to, tử diệp
màu trắng, đơn phôi.
Bưởi chùm yêu cầu nhiều nước và rất ưa sáng, rất mẫn cảm với đất mặn và vì
vậy trong thực tế thường phải sử dụng gốc ghép thích hợp cho loại này. Hiện nay các
giống bưởi chùm được phân loại làm 2 nhóm: nhóm bưởi chùm bình thường và nhóm

bưởi chùm ruột có màu đỏ hoặc màu vàng. Thuộc nhóm bưởi chùm ruột trắng có các
giống Duncan, March, Triumph, Walters. Thuộc nhóm bưởi chùm ruột có màu là
Foster, Redblush (còn gọi là Ruby, ruột đỏ không hạt), Thompson, Burgundy.

1.4. Bưởi ta: C.grandis Osb. (Các tên khác C.maxima, Pumelo, Satdok )
Là loài được các học giả cho rằng có nguồn gốc từ Đông Dương và Malaixia
(P.M Giucovsli 1960; B.Tkatchenko 1970) được trồng chủ yếu ở vùng nhiệt đới để lấy
quả và làm cây cảnh. Các giống bưởi trồng ở nước ta đều thuộc loại này như các giống
bưởi Đoan Hùng, bưởi đỏ Mê Linh, bưởi Phú Điền, bưởi Phúc Trạch, Thanh Trà, bưởi
Biên Hoà, bưởi Năm Roi
Các giống thuộc C.grandis phân biệt với bưởi chùm C. paradisi ở chỗ eo lá to
hơn, các chồi non có lông mịn bao phủ.
Người ta cũng phân chia các giống của C.grandis Osb. ra các nhóm giống: bưởi
chua, bưởi ngọt, bưởi có ruột đỏ hoặc có màu.
Thuộc nhóm bưởi ruột có màu ở nước ta có bưởi đỏ Mê Linh, bưởi Sơn ở các
nước lân cận như Ogami (Nhật Bản), Pandan bener, Penden wangi (Indonexia); Siam
(Philippin), Thong dee (Thái Lan)
Thuộc nhóm bưởi ngọt ở nước ta có bưởi Đoan Hùng, ở các nước lân cận có
Mikado – butan hay còn gọi là Aman (của Nhật Bản)
Còn lại phần lớn đều thuộc nhóm bưởi thường, ruột có màu trắng và hương vị
cũng rất biến động.

44

Tương tự như C.grandis Osb còn có hàng loạt các loại hoặc giống là giống lai
hoặc có liên quan đến C.grandis như C.grandis var.banocan Tan hoặc C.glaberrium
Tan của Nhật Bản

1.5. Cam chanh: C.sisensis Osb (các tên khác Aurantium sinensis Mill,
C.aurantium Lour; C.aurantium subsp.sisensis Engl). Thuộc loại này có rất nhiều giống

với đặc điểm chung cây cao 6 – 10m, cành non thường có tiết diện đa giác. Lá to trung
bình, eo lá rõ với độ lớn khác nhau. Quả to trung bình, vỏ quả nhẵn, ăn ngọt, khi chín
có màu vàng. Hạt trung bình, tử diệp trắng và thường là đa phôi.
Các giống hiện trồng trên thế giới được sắp xếp vào các nhóm sau:
- Nhóm cam thường: đây là nhóm có nhiều giống và phổ biến nhất. Ở nước ta
hầu hết các giống cam thuộc nhóm này như cam Xã Đoài, cam Vân Du, cam Sông
con các giống Hamlin, Valencia. Ngoài ra còn có các giống Jaffa, Maltaise
- Nhóm cam đỏ ruột: các giống này có ruột màu đỏ được trồng nhiều ở Italia,
Tây Ban Nha, Angeri, Maroc Các giống có tiếng là Schamouti, Maltaise sanguinello
comune, Moro, Tarocco.
- Nhóm cam rốn: những giống của nhóm này ở đỉnh quả có đính quả con phía
trong và do vậy hình thành ở đỉnh quả như một cái rốn. Có nhiều nước gọi là “cam
chửa”. Ở nước ta đã có trồng song năng suất thấp mặc dù chất lượng quả cũng như mẫu
mã đẹp. Nhiều tác giả cho rằng đây là dạng đột biến từ quýt hoặc cam thường. Các
giống thuộc nhóm này: Washington Navel, Thompson Navel, Forst Washington
- Nhóm cam hoàn toàn ngọt (không có axit hoặc cam đường): thuộc nhóm này
có rất ít giống, không được trồng phổ biến. Đặc điểm chung gần với cam thường song
quả có hàm lượng axit rất thấp hoặc không đáng kể vì vậy ăn cảm thấy nhạt.

1.6. Quýt: đây là loại gọi chung cho các giống có múi mà quả có vỏ mỏng dễ
bóc, tử diệp hạt màu xanh, lá có eo nhỏ hoặc không có eo. Các loại có múi có đặc điểm
chung trên bao gồm C.clementin Hort; C.delisiosa Ten; C.kinokuni Hort; C.leiocarpa
Hort et Tan; C.reticulata Blanco; C.nobilis Lour; C.reshni Hort et Tan; C.unshiu
Marc Theo quan điểm trồng trọt Hodgson (1967) đã sắp xếp các giống quýt được
trồng trọt vào 4 nhóm sinh thái sau:
- Nhóm quýt Unshiu (còn gọi là Satsama). C.unshiu Marc. Các giống trong
nhóm nàylại phân chia thành Wase, Zairai, Owari, Ikeda, Ikiriki.
- Nhóm quýt King (C.nobilis Lour): ở Việt Nam các giống cam sành Yên Bái,
cam sành Bố Hạ, cam sành Hàm Yên được sắp xếp vào nhóm này. Trên thế giới có
các giống Kunedo (Nhật Bản), một số giống tương tự ở Trung Quốc, Thái Lan. Nhiều

học giả cho rằng nhóm này có nguồn gốc từ vùng Đông Dương. Các giống quýt trên
thế giới như Kinow, Honey là giống lai của quýt King với giống Willowleaf hoặc
giống Kara là giống lai giữa Kingvà Satsuma.

45

- Nhóm quýt Địa Trung Hải (C.deliciosa Ten): các giống của nhóm này trồng ở
các nước vùng Địa Trung Hải với tên gọi theo tiếng địa phương của giống thuộc nhóm
này có giống quýt Clementina.
- Nhóm quýt thường (C.reticulata Blanco): các giống quýt của Việt Nam thuộc
nhóm này. Nhìn chúng đây là nhóm giống có rất nhiều giống có đặc điểm hình thái
cũng như phẩm chất quả thay đổi. Các giống cam đường, cam Canh trồng ở miền Bắc
mặc dù gọi là “cam” song vẫn thuộc nhóm này.
Các giống có tiếng ở nhóm này là Dancy, Emperor, Ponkan

1.7. Chanh giấy: C.limonia Osb (các tên khác Rangpur; chanh Quảng Đông).
Các học giả cho rằng chanh giấy có nguồn gốc từ Ấn Độ (F.Pospisil 1989). Nhiều tài
liệu cho rằng là giống lai giữa cam chanh với chanh núm, song cũng có tài liệu xếp
chanh giấy vào nhóm với nhóm quýt vì có những đặc điểm tương tự như các giống
trong nhóm quýt. Ở Việt Nam nhất là ở miền Bắc trồng các giống chanh giấy để làm
thực phẩm với giống ruột trắng, lòng tôm, đỏ ruột, tứ thời Trên thế giới có giống
chanh Tahiti của Ấn Độ, Kusaie (Hawai)

1.8. Các loại có múi khác: bao gồm các loại ít được trồng phổ biến như Cam
đắng (C.medica var. saccodactylis Swingle) được trồng làm cảnh, làm gốc ghép hoặc
vật liệu cho công tác chọn giống.

2. KĨ THUẬT NHÂN GIỐNG
Cam quýt có thể nhân giống bằng phương thức hữu tính và vô tính. Về phương
pháp nhân giống cũng tương tự như các cây ăn quả lâu năm khác. Tuỳ theo mục đích

và yêu cầu đặt ra cũng như điều kiện cụ thể mà lựa chọn phương pháp nhân giống thích
hợp. Những đặc điểm khi nhân giống cam quýt như sau:

2.1. Hiện tượng đa phôi: là hiện tượng khi tiến hành nhân giống bằng hạt thì
một số giống từ một hạt có thể mọc lên nhiều cây riêng biệt. Theo các nhà thực vật học
đó là hiện tượng có nhiều phôi trong 1 hạt (đa phôi). Trong số các phôi này có phôi
hữu tính, các phôi còn lại là phôi vô tính. Lợi dụng đặc điểm này trong công tác chọn
giống người ta sử dụng như là một phương pháp phục tráng hoặc bồi dục để chọn ra
giống mới. Đã có được những giống tạo ra bằng phương pháp chọn lọc phôi vô tính
như giống quýt Nucelar 32 của Tiệp Khắc (cũ)
Các giống trong nhóm cam chanh, quýt, chanh giấy thường có hạt đa phôi.

2.2. Gốc ghép trong nhân giống vô tính bằng phương pháp ghép. Gốc ghép
có vai trò quan trọng trong phương pháp nhân giống bằng cách ghép đối với cam quýt
bởi chúng không chỉ ảnh hưởng đến tuổi thọ, sức sinh trưởng, chống chịu sâu bệnh mà

46

cả đến năng suất, phẩm chất quả. Vì vậy khi nhân giống bằng phương pháp ghép thì
việc lựa chọn gốc ghép phù hợp với giống định nhân có ý nghĩa rất quyết định. Một số
đặc điểm của gốc ghép ảnh hưởng đến giống định nhân (cành ghép) trình bày ở bảng.

Ảnh hưởng của gốc ghép đến một số đặc tính của cành ghép

GỐC GHÉP

Giống gốc
ghép

Các đặc

tính ảnh
hưởng đến
cành ghép
Cam
đắng
1
Citranger

2
Chanh
núm
3
Quýt
Cleopatre
4
Cam
chanh

5
Chanh
giấy
6
C.
jambhiri
7
P.
trioliata
8
- Tính chịu
lạnh

- Tính chịu
hạn
- Tính chịu
úng, đất
nặng
- Tính chịu
đất nhẹ
- Tính chịu
đất kiềm
- Tính chịu
Tristeza
- Tính chịu
Xyloporosis

- Tính chịu
Exocortis
- Tính chịu
Psorosis
- Chống
chịu chảy
gôm
- Chất
lượng quả
Cao
Cao
TB-
Cao
Thấp

Cao

Thấp

Cao
Cao
Cao
Cao
Cao
Cao
Thấp
TB
Thấp
Thấp
TB
TB
Cao
Cao
Cao
Cao
Thấp
Thấp,TB

Thấp
Cao
Thấp
TB
Cao
TB
TB
Thấp
Thấp

Cao
TB
Thấp-TB
TB-Cao
Thấp
Cao
Cao
Cao
Cao
TB
Cao

Cao
Thấp
Thấp
Cao
Thấp
Cao
Cao
Cao
Thấp
Thấp
Cao
Thấp
Cao
Cao
Thấp,TB
Cao
Cao
Thấp

Thấp
Thấp
Cao
TB

Thấp
Thấp,TB

Thấp,TB

Cao
TB-Cao
Cao
Cao
Cao
Tb
Thấp
Thấp,TB

Cao
Thấp
TB-
Cao
TB-
Cao
Thấp
Cao
Cao
Thấp
TB

Cao
Cao

47


C.aurantiu
m
C.sinensis
P.
trijoliata
C.limon
C.reshni
C.sinensis
C.limonia
C.jambhir
e
Poncimy
trijo;iata

Trong ghép nhân giống thì gốc ghép có sức hợp tốt với giống ghép thể hiện ở tỉ
lệ ghép sống cao và sự sinh trưởng cân đối giữa cành ghép và gốc ghép. Thường lấy tỉ
lệ giữa đường kính cành ghép và gốc ghép để đánh giá, nếu tỉ lệ này là 1 hoặc gần bằng
1 là tốt nhất còn nếu tỉ lệ đó nhỏ thì có hiện tượng “chân hương” và lớn thì có hiện
tượng “chân voi”

2.3. Độ đồng đều của cây con nhân ra: phụ thuộc vào nhiều yếu tố trước hết là
vị trí của quả lấy hạt hoặc cành, mắt để ghép, độ đồng đều của gốc ghép. Vì vậy khi
nhân giống, các tiêu thức như vị trí để lấy quả làm giống, tuổi cành, vị trí của mắt hoặc
đoạn cành nhân giống, đường kính gốc của gốc ghép rất được chú ý. Giải quyết sự

đồng đều của gốc ghép người ta cũng thường sử dụng phương pháp nhân vô tính các
giống gốc ghép.

Bài 8

CHỌN TẠO GIỐNG BÔNG


1. QUỸ GEN CÂY BÔNG.
Quỹ gen lớn về cây bông được xây dựng từ lâu ở các nước trồng nhiều bông
như Mỹ, Ấn Độ, Liên Xô (cũ), Pakistan , Brazil, Trung Quốc Đặc biệt viện nghiên
cứu cây trồng VIR thuộc Liên Bang Nga đã thu nhập tập đoàn giống bông trồng và
bông dại từ những năm 20 của thế kỉ này và hàng năm đều được bổ sung thêm. Cho
đến nay Viện VIR đã nghiên cứu, bảo quản trên 6.000 mẫu giống bông (Lemeshev,
1987). Hiện nay tại viện tài nguyên di truyền cây trồng quốc tế (IPGRI) cũng lưu giữ
một quỹ gen khá lớn của cây bông.
Ở Việt Nam việc thu thập quỹ gen cây bông chỉ mới được thực hiện một cách
có hệ thống từ sau năm 1975, sau khi Trung tâm nghiên cứu cây bông được thành lập.
Cho đến nay tại trung tâm này đã thu thập, nghiên cứu, bảo quản được gần 1.500 mẫu
giống, trong đó gồm 45 giống bông cỏ Châu Á, 56 giống bông Hải Đảo và 1.215 giống
bông luồi. Các mẫu giống thu thập từ các nguồn địa phương và nhập nội từ Ấn Độ,
Liên Xô (cũ), Mỹ, Mexico, Israel, Brazil (Trần Thanh Hùng, 1994; Bùi Thị Ngọc,
1995). Hàng năm công ty bông Việt Nam và Trung tâm nghiên cứu cây bông Nha Hố
vẫn tiếp tục thu thập bổ sung cho nguồn gen này.

×