Tải bản đầy đủ (.doc) (35 trang)

việc nuôi trồng thủy sản ảnh hưởng đến doanh thu của các doanh nghiệp chế biến thủy sản

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (483.18 KB, 35 trang )

LỜI NÓI ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài:
Việt Nam có đường bờ biển dài hơn 3.260 km và hệ thống sông ngòi
nội địa có hơn 4.200 km² nên rất thuận lợi cho việc đánh bắt và nuôi trồng
thủy sản. Với lợi thế tiềm năng đó, ngành thủy sản Việt Nam ngày càng phát
triển và đã trở thành một trong những ngành kinh tế mũi nhọn, có tốc độ tăng
trưởng cao, đóng góp rất lớn đối với nền kinh tế của đất nước. Ngành thuỷ
sản bao gồm đánh bắt, nuôi trồng và chế biến thuỷ sản. Chế biến thủy sản là
khâu cuối cùng, góp phần nâng cao giá trị sản phẩm thủy sản trước khi đưa
sản phẩm ra thị trường tiêu thụ. Những sản phẩm chế biến thủy sản không
những phục vụ nhu cầu tiêu dùng nội địa mà còn được xuất khẩu thu ngoại tệ
về cho đất nước.
Đến nay, cả nước có khoảng 800 nhà máy chế biến thủy sản với công
suất 4.262 tấn/ ngày. Hàng thủy sản đã xuất khẩu qua hơn 130 quốc gia và
vùng lãnh thổ, trong đó các thị trường chủ yếu là Hoa Kỳ, EU, Nhật Bản và
Trung Quốc. Doanh thu từ xuất khẩu trung bình chiếm khoảng 65% trong
tổng doanh thu hoạt động của doanh nghiệp chế biến thủy sản.
Trong thời gian qua, sản lượng thủy sản khai thác và nuôi trồng ngày
được nâng lên. Trong sáu tháng đầu năm 2012, giá trị thủy sản đạt 26.884 tỷ
đồng, tăng 5,8% so với cùng kỳ năm 2011 và chiếm 33% trong tổng giá trị
sản xuất nông lâm thủy sản. Trong đó, nuôi trồng thủy sản đạt 16.897 tỷ
đồng, tăng 6,8%; khai thác thủy sản 10.005 tỷ đồng, tăng 4,1% so với cùng
kỳ năm 2011. Xuất khẩu thủy sản Việt Nam 6 tháng đầu năm 2012 đạt gần
2,9 tỷ USD, tăng 10,6% so với cùng kỳ năm 2011.
1
Dù kim ngạch tăng nhưng điều nghịch lý là các doanh nghiệp thủy sản
đang lâm vào cảnh khốn đốn. Hàng loạt doanh nghiệp chế biến thủy sản hiện
đang co cụm hoạt động, thậm chí tuyên bố phá sản theo hiệu ứng sụp đổ dây
chuyền. Theo VASEP cho biết, từ đầu năm đến nay đã có hơn 400 doanh
nghiệp trong tổng số 800 doanh nghiệp thủy sản buộc phải chấp nhận “đổ
vỡ”, nặng nề nhất là các doanh nghiệp cá tra. Khoảng 80% số doanh nghiệp


cá tra rơi vào tình trạng phá sản, chỉ còn 20% số doanh nghiệp trụ được thì
phải tìm mọi cách bán hàng ra để quay vòng vốn, ồ ạt chào bán sản phẩm với
giá thấp ở các thị trường.
Nguyên nhân chính khiến các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản Việt
Nam lâm vào tình thế khó khăn là do thị trường xuất khẩu đang ngày càng
thu hẹp, giá nguyên liệu nhập khẩu không ngừng tăng cao, doanh thu của các
doanh nghiệp tăng chậm chưa tương xứng với quy mô đầu tư. Xuất phát từ
những vấn đề đó mà nhóm TB chọn đề tài: “Việc nuôi trồng thủy sản ảnh
hưởng đến doanh thu của các doanh nghiệp chế biến thủy sản ”.
2. Mục tiêu nghiên cứu:
2.1. Mục tiêu tổng quát: Xác định những yếu tố trong nuôi trồng thủy sản
ảnh hưởng đến doanh thu của các doanh nghiệp chế biến thủy sản.
2.2. Mục tiêu cụ thể: Đề tài tập trung nghiên cứu với các mục tiêu cụ thể
sau:
- Hệ thống hóa cơ sở lý thuyết về nuôi trồng thủy sản và doanh thu của
các doanh nghiệp chế biến thủy sản.
- Nghiên cứu các lý thuyết và mô hình về nuôi trồng thủy sản ảnh
hưởng đến doanh thu của các doanh nghiệp chế biến thủy sản. Phân tích thực
2
trạng về nuôi trồng thủy sản ảnh hưởng đến doanh thu của các doanh nghiệp
chế biến thủy sản tại Việt Nam.
- Đánh giá việc nuôi trồng thủy sản ảnh hưởng đến doanh thu của các
doanh nghiệp chế biến thủy sản, từ đó đề xuất mô hình cho ngành thủy sản
hoạt động có hiệu quả.
3. Câu hỏi nghiên cứu:
- Việc nuôi trồng thủy sản ảnh hưởng đến doanh thu của các doanh
nghiệp chế biến thủy sản như thế nào ?
- Những giải pháp và mô hình nào cần phải áp dụng để cho ngành thủy
sản đạt hiệu quả ?
4. Giả thuyết nghiên cứu:

- Giả thuyết 1: Các nhà chế biến thủy sản thiếu nguyên liệu sản xuất
do quy mô nuôi trồng thủy sản còn nhỏ, lẻ; các vùng nuôi trồng thủy sản
chưa được khai thác hết tiềm năng.
- Giả thuyết 2: Người nuôi trồng thủy sản áp dụng mô hình và kỹ
thuật nuôi trồng phù hợp nên đạt năng suất cao, cung cấp nhiều sản lượng
cho thị trường thông qua doanh nghiệp chế biến.
- Giả thuyết 3: Doanh nghiệp chế biến thủy sản phải gánh nặng hậu
quả hàng bị trả về, không tiêu thụ được do tồn dư lượng hóa chất, kháng sinh
trong sản phẩm thủy sản có nguồn gốc từ khâu nuôi trồng thủy sản.
- Giả thuyết 4: Chi phí trong nuôi trồng thủy sản ngày càng tăng đã
làm cho giá gốc nguyên vật liệu mua vào của các doanh nghiệp chế biến thủy
sản tăng lên.
3
5. Đối tượng, chủ điểm và phạm vi nghiên cứu:
Đề tài tập trung phân tích việc nuôi trồng thủy sản ảnh hưởng đến
doanh thu của các doanh nghiệp chế biến thủy sản. Các số liệu trong nghiên
cứu được thu thập từ năm 2011 đến nay.
6. Tầm quan trọng và ý nghĩa chủ đề nghiên cứu:
Kết quả đề tài sẽ là tài liệu tham khảo cho các đối tượng đang nuôi
trồng và chế biến thủy sản cũng như các cơ quan hữu quan tìm cách khắc
phục các rủi ro đã xảy ra đối với ngành thuỷ sản. Đồng thời, đề tài còn là tài
liệu hướng cho việc nghiên cứu tiếp theo cho ngành thủy sản.
4
CHƯƠNG 1:
TỔNG QUAN CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ NUÔI TRỒNG THỦY SẢN
VÀ DOANH THU CỦA CÁC DOANH NGHIỆP CHẾ BIẾN THỦY SẢN
1.1. Về nuôi trồng thủy sản:
1.1.1. Khái niệm nuôi trồng thủy sản:
Nuôi trồng thủy sản là một khái niệm dùng để chỉ tất cả các hình thức
nuôi trồng động thực vật thủy sinh ở các môi trường nước ngọt lợ, mặn.

1.1.2. Đặc điểm nuôi trồng thủy sản:
- Nuôi trồng thủy sản có tính thời vụ cao.
- Đối tượng sản xuất của ngành nuôi trồng thủy sản là những cơ thể
sống.
- Một số sản phẩm thủy sản sản xuất ra được giữ lại làm giống để tham
gia vào quá trình tái sản xuất.
- Ngành nuôi trồng thủy sản đã có từ lâu đời song hiện tại vẫn đang
trong tình trạng của một nền sản xuất nhỏ, phân tán, lao động chủ yếu còn là
thủ công.
- Trong nuôi trồng thủy sản đất đai diện tích mặt nước phân bố không
đều giữa các vùng cũng ảnh hưởng đến công tác quản lý việc nuôi trồng thủy
sản.
5
1.2. Doanh thu cùa các doanh nghiệp chế biến thủy sản:
1.2.1. Khái niệm doanh nghiệp:
Doanh nghiệp là tổ chức kinh tế có tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao
dịch ổn định, được đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật nhằm
mục đích thực hiện các hoạt động kinh doanh. [3]
1.2.2. Khái niệm chế biến thủy sản:
Chế biến thủy sản là làm thay đổi các nguyên liệu về thủy sản thành
các sản phẩm khác nhau nhằm duy trì và nâng cao chất lượng của chúng. Tạo
sự đa dạng về sản phẩm, đồng thời bảo quản chúng khỏi bị biến chất và hao
hụt về số lượng.
Ảnh: Chế biến thủy sản tại Việt Nam (Nguồn: Internet)
6
1.2.3. Khái niệm doanh thu:
Doanh thu là tổng giá trị các lợi ích kinh tế doanh nghiệp đã thu được
trong kỳ kế toán, phát sinh từ các hoạt động sản xuất kinh doanh thông
thường của doanh nghiệp, góp phần làm tăng vốn chủ sở hữu. Các khoản thu
hộ bên thứ ba không phải là nguồn lợi ích kinh tế, không làm tăng vốn chủ sở

hữu của doanh nghiệp sẽ không được coi là doanh thu. [1]
1.2.4.Tài khoản hạch toán doanh thu: (Loại tài khoản 5: Doanh thu)
Loại tài khoản này dùng để phản ánh toàn bộ doanh thu bán sản phẩm,
hàng hóa bất động sản đầu tư, dịch vụ, tiền lãi, tiền bản quyền, cổ tức và lợi
nhuận được chia, các khoản chiết khấu thương mại, giảm giá hàng bán, hàng
bán bị trả lại.
- Việc xác định và ghi nhận doanh thu phải tuân thủ các quy định
trong chuẩn mực kế toán số 14 “Doanh thu và thu nhập khác” và các chuẩn
mực kế toán khác có liên quan.
- Việc ghi nhận doanh thu và chi phí phải theo nguyên tắc phù hợp.
Khi ghi nhận một khoản doanh thu thì phải ghi nhận một khoản chi phí tương
ứng có liên quan đến việc tạo ra doanh thu đó.
- Chỉ ghi nhận doanh thu bán sản phẩm, hàng hoá, khi thỏa mãn đồng
thời năm điều kiện sau:
+ Doanh nghiệp đã trao phần lớn rủi ro và lợi ích gắn liền với quyền
sở hữu sản phẩm hoặc hàng hoá cho người mua;
+ Doanh nghiệp không còn nắm giữ quyền quản lý hàng hoá như
người sở hữu hàng hoá hoặc quyền kiểm soát hàng hoá;
+ Doanh thu được xác định tương đối chắc chắn;
7
+ Doanh nghiệp đã thu được hoặc sẽ thu được lợi ích kinh tế từ giao
dịch bán hàng;
+ Xác định được chi phí liên quan đến giao dịch bán hàng.
- Doanh thu của giao dịch về cung cấp dịch vụ được ghi nhận khi kết
quả của giao dịch đó được xác định một cách đáng tin cậy. Trường hợp giao
dịch về cung cấp dịch vụ liên quan đến nhiều kỳ thì doanh thu được ghi nhận
trong kỳ theo kết quả phần công việc đã hoàn thành vào ngày lập bảng cân
đối kế toán của kỳ đó. Kết quả của giao dịch cung cấp dịch vụ được xác định
khi thoả mãn đồng thời bốn điều kiện sau:
+ Doanh thu được xác định tương đối chắc chắn;

+ Có khả năng thu được lợi ích kinh tế từ giao dịch cung cấp dịch vụ
đó;
+ Xác định được phần công việc đã hoàn thành vào ngày lập Bảng
cân đối kế toán;
+ Xác định được chi phí phát sinh cho giao dịch và chi phí để hoàn
thành giao dịch cung cấp dịch vụ đó.
- Khi hàng hoá hoặc dịch vụ được trao đổi để lấy hàng hoá hoặc dịch
vụ tương tự về bản chất và giá trị thì việc trao đổi đó không được coi là một
giao dịch tạo ra doanh thu và không được ghi nhận là doanh thu.
- Doanh thu phải được theo dõi riêng biệt theo từng loại doanh thu:
Doanh thu bán hàng, doanh thu cung cấp dịch vụ, doanh thu tiền lãi, tiền bản
quyền, cổ tức và lợi nhuận được chia. Trong từng loại doanh thu lại được chi
tiết theo từng khoản doanh thu, như doanh thu bán hàng có thể được chi tiết
thành doanh thu bán sản phẩm, hàng hoá, … nhằm phục vụ cho việc xác định
8
đầy đủ, chính xác kết quả kinh doanh theo yêu cầu quản lý hoạt động sản
xuất, kinh doanh và lập báo cáo kết quả kinh doanh của doanh nghiệp.
- Nếu trong kỳ kế toán phát sinh các khoản giảm trừ doanh thu bán
hàng và cung cấp dịch vụ, như chiết khấu thương mại, giảm giá hàng bán,
hàng bán bị trả lại thì phải được hạch toán riêng biệt. Các khoản giảm trừ
doanh thu được tính trừ vào doanh thu ghi nhận ban đầu để xác định doanh
thu thuần làm căn cứ xác định kết quả kinh doanh của kỳ kế toán.
- Về nguyên tắc, cuối kỳ kế toán, doanh nghiệp phải xác định kết quả
hoạt động sản xuất kinh doanh. Toàn bộ doanh thu thuần thực hiện trong kỳ
kế toán được kết chuyển vào Tài khoản 911 - Xác định kết quả kinh doanh.
Các tài khoản thuộc loại tài khoản doanh thu không có số dư cuối kỳ.
- Doanh thu có sáu tài khoản:
+ Tài khoản 511 - Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ: Trình tự
hoạch toán:
Bên Nợ:

 Số thuế tiêu thụ đặc biệt, hoặc thuế xuất khẩu phải nộp tính trên
doanh thu bán hàng thực tế của sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ đã cung cấp cho
khách hàng và đã được xác định là đã bán trong kỳ kế toán;
 Số thuế giá trị gia tăng phải nộp của doanh nghiệp nộp thuế
GTGT tính theo phương pháp trực tiếp;
 Doanh thu hàng bán bị trả lại kết chuyển cuối kỳ;
 Khoản giảm giá hàng bán kết chuyển cuối kỳ;
 Khoản chiết khấu thương mại kết chuyển cuối kỳ;
9
 Kết chuyển doanh thu thuần vào Tài khoản 911 “Xác định kết
quả kinh doanh ”.
Bên Có: Doanh thu bán sản phẩm, hàng hoá, bất động sản đầu tư
và cung cấp dịch vụ của doanh nghiệp thực hiện trong kỳ kế toán.
Tài khoản 511 không có số dư cuối kỳ.
Sơ đồ hoạch toán doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ
+ Tài khoản 512 - Doanh thu bán hàng nội bộ;
+ Tài khoản 515 - Doanh thu hoạt động tài chính.
10
Sơ đồ hạch toán doanh thu hoạt động tài chính
11
+ Tài khoản 521 - Chiết khấu thương mại
Sơ đồ hạch toán chiết khấu thương mại
+ Tài khoản 531 - Hàng bán bị trả lại:
Sơ đồ hạch toán hàng bán bị trả lại
12
+ Tài khoản 532 - Giảm giá hàng bán.
Sơ đồ hạch toán giảm giá hàng bán
13
CHƯƠNG 2:
PHƯƠNG PHÁP LUẬN NGHIÊN CỨU

2.1. Giới thiệu chung:
Đề tài này nghiên cứu dựa trên cơ sở các thông tin thống kê từ các cơ
quan chuyên môn, các báo cáo kết quả hoạt động của các doanh nghiệp chế
biến thủy sản và thông tin từ người nuôi trồng. Do đó, phương pháp thu thập
thông tin; phương pháp thống kê mô tả; phương pháp phân tích thông tin đã
được sử dụng để thực hiện đề tài này.
Số liệu sơ cấp được thu thập qua phỏng vấn trực tiếp 100 hộ nuôi tôm
thương phẩm và 20 nhà máy chế biến thủy sản tại các tỉnh Đồng bằng Sông
Cửu Long,
Sử dụng phần mềm Stata để phân tích hồi quy và kiểm định.
14
2.2. Mô hình nghiên cứu:
(1)

(2)
(3)
(4)
15
Giá cả sản
phẩm dầu ra
của nuôi
Các chi phí trong nuôi trồng
thủy sản; lượng cung – cầu
trên thị trường đối với các mặt
Giá cả sản
phẩm dầu ra
của nuôi
Các chi phí trong nuôi trồng
thủy sản; lượng cung – cầu
trên thị trường đối với các mặt

Việc
nuôi
trồng
thủy
sản
ảnh
hưởng
đến
doanh
thu của
các
doanh
nghiệp
chế
biến
thủy
sản
Quy mô nuôi trồng
thủy sản
Năng suất nuôi
trồng thủy sản
Chất lượng sản
phẩm đầu ra của
nuôi trồng thủy
sản
Giá cả sản phẩm
đầu ra của nuôi
trồng thủy sản
Xây
dựng

chuỗi
liên
kết
bền
vững
giữa
doanh
nghiệp
chế
biến

người
nuôi
trồng
thủy
sản
Diện tích nuôi trồng thủy sản tại
các vùng có tiềm năng; khả năng tự
đầu tư cho nuôi trồng, phát triển
của người nuôi.
Hình thức và kỹ thuật được áp
dụng trong nuôi trồng thủy sản;
chất lượng con giống; thức ăn; …
Khả năng xử lý của người nuôi
trồng thủy sản đối với các yếu tố
gây biến đổi quá trình phát triển tự
nhiên của thủy sản đang được nuôi
trồng.
Các chi phí trong nuôi trồng thủy
sản; lượng cung – cầu trên thị

trường đối với các mặt hàng thủy
sản
Xây
dựng
các
chính
sách
quy
hoạch,
đầu tư,
hỗ trợ
vùng

tiềm
năng
nuôi
trồng
thủy
sản
2.3. Xác định biến độc lập, biến phụ thuộc:
Doanh thu của các doanh nghiệp chế biến thủy sản phụ thuộc vào quy
mô nuôi trồng thủy sản, năng suất nuôi trồng thủy sản, chất lượng sản phẩm
đầu ra của nuôi trồng thủy sản và giá cả sản phẩm đầu ra của nuôi trồng thủy
sản. Mô hình hồi quy tổng quát có có dạng:
Y = β
0
+ β
1
X
1

+ β
2
X
2
+ β
3
X
3
+ β
4
X
4
+ U
- Biến phụ thuộc (Y): Doanh thu của các doanh nghiệp chế biến thủy
sản.
- Biến độc lập (biến giải thích):
+ X
1
: Quy mô nuôi trồng thủy sản.
+ X
2
: Năng suất nuôi trồng thủy sản.
+ X
3
: Chất lượng sản phẩm đầu ra của nuôi trồng thủy sản.
+ X4: Giá cả sản phẩm đầu ra của nuôi trồng thủy sản.
Doanh thu của các doanh nghiệp chế biến thủy sản phụ thuộc vào quy
mô nuôi trồng thủy sản, năng suất nuôi trồng thủy sản, chất lượng sản phẩm
đầu ra của nuôi trồng thủy sản và giá cả sản phẩm đầu ra của nuôi trồng thủy
sản.

(1) Quy mô nuôi trồng thủy sản phụ thuộc vào diện tích nuôi trồng
thủy sản, khả năng tự đầu tư của người nuôi.
Mô hình hồi quy tổng quát có có dạng:
Y = β
0
+ β
1
X+ U
- Biến phụ thuộc (Y) là quy mô nuôi trồng thủy sản.
- Biến độc lập (X) là diện tích nuôi trồng thủy sản.
(2) Năng suất nuôi trồng thủy sản phụ thuộc hình thức được áp
dụng trong nuôi trồng thủy sản; chất lượng con giống; thức ăn.
16
Mô hình hồi quy tổng quát có có dạng:
Y = β
0
+ β
1
X+ U
- Biến phụ thuộc (Y) là năng suất nuôi trồng thủy sản.
- Biến độc lập (X) là hình thức được áp dụng trong nuôi trồng thủy
sản.
(3) Chất lượng sản phẩm đầu ra của nuôi trồng thủy sản phụ thuộc
vào lượng hóa chất, kháng sinh sử dụng trong nuôi trồng.
Mô hình hồi quy tổng quát có có dạng:
Y = β
0
+ β
1
X+ U

- Biến phụ thuộc (Y) là chất lượng sản phẩm đầu ra của nuôi trồng
thủy sản.
- Biến độc lập (X) là mức độ sử dụng hóa chất , kháng sinh trong
nuôi trồng.
(4) Giá cả sản phẩm đầu ra của nuôi trồng thủy sản phụ thuộc vào
chi phí trong nuôi trồng thủy sản.
Mô hình hồi quy tổng quát có có dạng
Y = β
0
+ β
1
X + U
i
- Biến phụ thuộc (Y) là giá cả sản phẩm đầu ra của nuôi trồng thủy
sản.
- Biến độc lập (X) là chi phí trong nuôi trồng thủy sản
17
CHƯƠNG 3:
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
\
3.1. Thực trạng về nuôi trồng thủy sản và doanh thu của các doanh
nghiệp chế biến thủy sản tại Việt Nam:
3.1.1.Về nuôi trồng thủy sản:
a) Quy mô nuôi trồng thủy sản:
- Diện tích nuôi trồng thủy sản:
+ Diện tích có khả năng: Nước ta có một lợi thế rất lớn về điều kiện tự
nhiên, môi trường và vị trí địa lý thuận lợi cho sự phát triển nuôi trồng thuỷ
sản, được xem là vùng có lợi thế cạnh tranh lớn trong khu vực và thế giới.
Tổng diện tích có khả năng phát triển nuôi trồng thủy sản của cả nước là
2.057.250 ha, trong đó nước mặn, lợ khoảng 1.000.000 ha và nước ngọt

1.057.250 ha. Trong đó, khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long chiếm 62%
tổng diện tích nuôi trồng thủy sản của toàn quốc, vùng Đồng bằng Sông
Hồng chiếm 10,1%, Miền Núi phía Bắc 9,1%, Bắc Trung Bộ 5,9%, Nam
Trung Bộ 2,9%, Tây Nguyên 1,4% và Đông Nam Bộ 8,6%.
+ Diện tích nuôi: Nuôi trồng thuỷ sản ở nước ta ngày càng được phát
triển theo hướng sản xuất hàng hoá và hướng tới xuất khẩu là mục tiêu để
phát triển. Thế nhưng, diện tích nuôi trồng còn nhỏ, lẻ, chưa khai thác hết
tiềm năng. Theo số liệu thống kê của 16 tỉnh trọng điểm nuôi tôm ven biển,
đến hết tháng 6/2012 diện tích đã thả giống là 614.030 ha (chỉ chiếm 30%
diện tích có khả năng).
18
- Hình thức và đối tượng nuôi: Nhìn chung, hình thức nuôi trồng
thủy sản hiện nay chủ yếu là thâm canh và bán thâm canh và đối tượng nuôi
trồng phong phú, nhưng chủ yếu là nuôi tôm, cua, cá, nghêu,…
Ảnh: Ao nuôi tôm tại Việt Nam (Nguồn: Internet)
Nhìn chung, quy mô nuôi trồng thủy sản còn nhỏ lẻ, nhiều diện tích có
thể nuôi trồng thủy sản không được khai thác. Nguyên nhân là do nuôi trồng
thủy sản hiện nay chưa thật sự được quy hoạch và hỗ trợ của Nhà nước. Việc
nuôi trồng thủy sản mang tính tự phát từ phía người nông dân nên khả năng
tự đầu tư phát triển trong nuôi trồng thủy sản còn thấp.
b) Năng suất nuôi trồng thủy sản:
- Phương thức nuôi trồng thủy sản chủ yếu là thâm canh và bán thâm
canh. Do đó, năng suất nuôi trồng ngày càng tăng lên. Theo Bộ Nông nghiệp
và Phát triển nông thôn, ước sản lượng nuôi trồng thủy sản năm tháng đầu
năm 2012 đạt 1.016 ngàn tấn, tăng 5% so với cùng kỳ năm 2011.
19
- Tuy nhiên, người nuôi trồng cũng có nhiều mặt hạn chế về kỹ thuật.
Hiện nay, hầu hết các hộ nuôi là do tự phát và chỉ chạy theo lợi nhuận trước
mắt mà chưa có định hướng, tầm nhìn lâu dài. Hiệu quả và năng suất của các
vụ nuôi bấp bênh, có nhiều dấu hiệu của sự phát triển không bền vững. Ngay

từ những tháng đầu năm 2012, dịch bệnh trên tôm nuôi đã liên tục có những
diễn biến phức tạp, lan rộng ở nhiều địa phương, nhất là khu vực các tỉnh
đồng bằng Sông Cửu Long.
- Theo số liệu thống kê của 16 tỉnh trọng điểm nuôi tôm ven biển, đến
hết tháng 6/2012 diện tích đã thả giống là 614.030 ha, trong đó diện tích tôm
nuôi bị thiệt hại là 39.827ha (chiếm 6,49% diện tích nuôi). Các tỉnh bị thiệt
hại nặng là Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau, Trà Vinh. Trong đó, Trà Vinh và
Kiên Giang là hai tỉnh có diện tích nuôi thâm canh và bán thâm canh bị thiệt
hại nặng nề nhất. Tại Trà Vinh, đến thời điểm này đã có khoảng 900 triệu con
tôm giống của 8.115 hộ thả nuôi bị chết, với diện tích hơn 7.862 ha, ước thiệt
hại kinh tế hơn 1.000 tỷ đồng. Tôm chết chủ yếu ở giai đoạn từ 15-45 ngày
tuổi. Ngoài ra, dịch bệnh cũng xuất hiện trên cả các đối tượng khác như cá
tra, nghêu, hàu, …
- Nguyên nhân là do ngoài yếu tố thời tiết, dường như những yếu kém,
tồn tại trong quản lý, trong tập quán sản xuất của một bộ phận hộ nuôi trồng
cùng với xu hướng sản xuất không tuân thủ quy hoạch, lịch thời vụ, kỹ thuật
đã góp phần tạo ra những diễn biến phức tạp về dịch bệnh trên các đối tượng
thủy sản nuôi.
c) Chất lượng sản phẩm nuôi trồng thủy sản:
Nhìn chung, chất lượng sản phẩm nuôi trồng thủy sản ngày càng giảm
dần. Nguyên nhân là do người nuôi quá lạm dụng thuốc, hóa chất để xử lý
20
môi trường nuôi theo kinh nghiệm của bản thân. Hiện nay, tại Việt Nam có
hàng trăm công ty thuốc thủy sản ra đời, hàng ngàn sản phẩm thuốc thủy sản
xuất hiện trên thị trường, chất lượng không đảm bảo, nhiều thương hiệu thuốc
bị làm nhái rất phổ biến đã làm cho kết quả nuôi trồng bị hạn chế. Hơn nữa,
tình trạng tôm nhiễm tạp chất bị các thị trường xuất khẩu trả về ngày càng
tăng, đặc biệt là thị trường Nhật Bản.
Chất lượng sản phẩm nuôi trồng thủy sản là vấn đề nan giải trong điều
kiện hiện nay ở nước ta. Theo phản ánh của các doanh nghiệp, dù Bộ Nông

nghiệp và Phát triển nông thôn đã áp dụng các biện pháp tăng cường kiểm tra
chất lượng đối với các lô hàng thủy sản xuất khẩu nhưng nguy cơ bị phát hiện
dư lượng và trả về đối với các lô hàng đã được Cục quản lý Chất lượng Nông
lâm sản và Thủy sản cấp chứng nhận chất lượng vẫn xảy ra. Thậm chí, chứng
thư về chất lượng thực phẩm do cơ quan chức năng của Việt Nam cấp không
được tin tưởng tại một số nước nhập khẩu.
d) Giá cả đầu ra của sản lượng thủy sản nuôi trồng:
Hiện nay, dù sản lượng tăng nhưng người nuôi trồng thủy sản vô cùng
lo lắng do chi phí nuôi trồng ngày càng tăng vọt, nguồn thức ăn, thuốc, hóa
chất phục vụ cho nghề nuôi không ổn định, giá cả tăng liên tục, đặc biệt là
chi phí giá thành sản xuất nuôi trồng luôn tăng, chi phí nhiên liệu chiếm tới
10% giá thành, chi phí thức ăn chiếm khoảng từ 50–70% giá thành của một
đơn vị thủy sản nuôi, cùng với giá bán tiếp tục giảm ở mức thấp nên người
nuôi không có lãi.
3.1.2. Về doanh thu của các doanh nghiệp chế biến thủy sản:
Hiện nay, nước ta có khoảng 800 nhà máy chế biến thủy sản với công
suất 4.262 tấn/ ngày. Hàng thủy sản đã xuất khẩu sang trên 130 quốc gia và
21
vùng lãnh thổ, chủ động trong các thị trường chủ yếu là Hoa Kỳ, EU, Nhật
Bản và Trung Quốc. Doanh thu từ xuất khẩu trung bình chiếm khoảng 65%
trong tổng doanh thu hoạt động của doanh nghiệp chế biến thủy sản.
Xuất khẩu thủy sản Việt Nam sáu tháng đầu năm 2012 đạt gần 2,9 tỷ
USD, tăng 10,6% so với cùng kỳ năm ngoái. Dù kim ngạch tăng nhưng điều
nghịch lý là hàng loạt doanh nghiệp thủy sản đang lâm vào cảnh khốn đốn.
Hàng loạt doanh nghiệp chế biến thủy sản hiện đang co cụm hoạt động, thậm
chí tuyên bố phá sản theo hiệu ứng sụp đổ dây chuyền. VASEP cho biết, từ
đầu năm đến nay đã có hơn 400 doanh nghiệp trong tổng số 800 doanh
nghiệp thủy sản buộc phải chấp nhận “đổ vỡ”, nặng nề nhất là các doanh
nghiệp cá tra. Khoảng 80% số doanh nghiệp cá tra rơi vào tình trạng phá sản,
chỉ còn 20% số doanh nghiệp trụ được thì phải tìm mọi cách bán hàng ra để

quay vòng vốn, kể cả ồ ạt chào bán sản phẩm với giá thấp ở các thị trường.
Trong nhiều tháng qua, các nhà máy chỉ đủ nguyên liệu hoạt động 40 -
50% công suất. Mặc dù, sản lượng khai thác và nuôi trồng thủy sản ngày
được tăng lên. Sản lượng khai thác và nuôi trồng sáu tháng đầu năm vẫn tăng
so với cùng kỳ, nhưng lĩnh vực chế biến xuất khẩu vẫn thiếu nguyên liệu. Bởi
lẽ, sự gia tăng nhanh chóng của các cơ sở chế biến, trong khi nguồn nguyên
liệu từ nuôi trồng và khai thác trong nước không đáp ứng đủ do quy mô nuôi
trồng thủy sản còn nhỏ, lẻ; các vùng nuôi trồng thủy sản chưa được khai thác
hết tiềm năng. Từ đầu năm đến nay, có 147 doanh nghiệp ngừng chế biến,
xuất khẩu hải sản để chuyển sang sản xuất các mặt hàng khác; hàng trăm nhà
máy chế biến thủy hải sản phải đóng cửa vì thiếu nguyên liệu.
Trước tình trạng khan hiếm nguyên liệu, đa số doanh nghiệp thủy sản
chọn giải pháp nhập khẩu nguyên liệu từ nước ngoài để đáp ứng hợp đồng
22
với bạn hàng và ổn định sản xuất. Tuy nhiên, việc nhập khẩu cũng không dễ
dàng vì thủ tục rất phức tạp và giá nguyên liệu nhập khẩu luôn cao hơn từ 5-
10% so với giá nguyên liệu trong nước. Vì vậy, có khi nhà máy buộc phải
đàm phán với khách hàng để giãn thời gian giao hàng hoặc giảm sản lượng.
Theo số liệu Hải quan, đến nay Việt Nam đã nhập khẩu nguyên liệu thủy sản
từ trên 70 nước và vùng lãnh thổ, trong đó nhập khẩu để sản xuất xuất khẩu
chiếm 70 – 85% giá trị.
Bên cạnh những khó khăn về nguồn nguyên liệu, thị trường xuất khẩu
năm 2012 cũng đối mặt với nhiều thách thức. Tình trạng tôm nhiễm tạp chất
bị các thị trường mà ta xuất khẩu trả về ngày càng tăng, đặc biệt là thị trường
Nhật Bản. Doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam đang có nguy cơ mất thị trường
Nhật Bản, thị trường tiêu thụ tôm lớn nhất và cũng là thị trường bán có giá
cao nhất của doanh nghiệp tôm Việt Nam. Theo thống kê của VASEP, trong
năm qua riêng lượng hàng hóa bị trả về trị giá 30 triệu USD. Về vấn đề kiểm
soát chất lượng tại khâu chế biến xuất khẩu, các doanh nghiệp cho rằng, tồn
dư lượng hóa chất, kháng sinh trong sản phẩm thủy sản xuất khẩu hiện nay

chủ yếu có nguồn gốc từ khâu nuôi trồng, đánh bắt nhưng doanh nghiệp chế
biến lại là người phải lãnh hậu quả.
Hiện nay, giá thức ăn tại Việt Nam hiện nay vẫn được coi là khá cao so
với Thái Lan hay các nước khác trong khu vực, điều này cũng ảnh hưởng
không nhỏ đến giá thành sản phẩm và khả năng cạnh tranh của các doanh
nghiệp thủy sản.
23
3.2. Đánh giá việc nuôi trồng thủy sản ảnh hưởng đến doanh thu của các
doanh nghiệp chế biến thủy sản, từ đó đề xuất mô hình cho ngành
thủy sản đạt hiệu quả:
3.2.1 Đánh giá việc nuôi trồng thủy sản ảnh hưởng đến doanh thu của
các doanh nghiệp chế biến thủy sản:
Trong chế biến thủy sản, nguồn nguyên liệu đầu vào là cần thiết để
doanh nghiệp tăng doanh thu và nâng cao vị thế. Nuôi trồng thủy sản là
nguồn cung cấp nguyên liệu chủ yếu cho các doanh nghiệp chế biến thủy sản.
Hiện nay, ngành thủy sản đang phải đối mặt với hàng loạt những khó khăn,
bất ổn về nguyên liệu, vốn, vùng nuôi, nên chưa phát huy được tiềm năng.
Mặt khác, vấn đề nuôi trồng thủy sản vẫn chưa được quan tâm đúng mức,
quy mô nuôi trồng còn nhỏ lẻ, chưa khai thác hết lợi thế tiềm năng. Đánh giá
về những hạn chế trong nuôi trồng thủy sản, bà Nguyễn Thị Thu Nguyệt, Vụ
trưởng vụ Kế hoạch tài chính cũng đã cho rằng, việc xây dựng quy hoạch
phát triển, quy hoạch chi tiết các vùng nuôi trồng thủy sản theo các vùng,
miền còn chậm, chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển. Tính khả thi của một
số quy hoạch chưa cao; quy hoạch nuôi các đối tượng chủ lực, các đối tượng
kinh tế chưa được triển khai, giám sát thực hiện; việc hướng dẫn thực hiện
quy hoạch ở một số địa phương còn chậm và thiếu phối hợp giữa các ngành,
tổ chức liên quan, công tác chỉ đạo thực hiện quy hoạch chưa được quan tâm
đúng mức. Vì vậy, việc đẩy mạnh phát triển vùng nuôi để tăng nguồn nguyên
liệu là vấn đề trong thời gian tới.
3.2.2.Đề xuất mô hình cho ngành thủy sản đạt hiệu quả:

Hiện nay, việc phát triển vùng nuôi cung cấp nguyên liệu chất lượng,
đáp ứng nhu cầu chế biến là vấn đề quan tâm hàng đầu trong ngành thủy sản.
Sau đây là một số giải pháp cho hoạt động của ngành thủy sản đạt hiệu quả:
24
- Một là, xây dựng chuỗi liên kết bền vững giữa doanh nghiệp chế biến
thủy sản và người nuôi trồng thủy sản. Bởi lẻ:
+ Bài toán nguyên liệu luôn luôn phải được giải quyết đối với các
doanh nghiệp chế biến thủy sản. Dù các doanh nghiệp có khả năng nhập khẩu
thì đó cũng không phải là biện pháp ổn định lâu dài, nhất là trong điều kiện
chúng ta vẫn có thể phát triển vùng nguyên liệu đáp ứng nhu cầu về chế biến.
+ Khi các doanh nghiệp với người nuôi vẫn chưa có sự liên kết gắn
kết với nhau. Vì vậy, người nông dân là những người không có lợi thế và có
nguy cơ bị đẩy ra khỏi chuỗi giá trị nếu không có sự hợp tác và trợ giúp từ
phía doanh nghiệp chế biến. Về dài hạn, cả doanh nghiệp và các hộ nuôi đều
gặp khó khăn khi người nuôi không được nhận đầy đủ giá trị mà họ tạo ra,
còn nhà chế biến thì thiếu nguyên liệu để sản xuất, đặc biệt là không kiểm
soát được nguồn gốc nguyên liệu ban đầu, làm hạn chế khả năng truy xuất
nguồn gốc xuất xứ của sản phẩm. Do đó, để có đủ nguyên liệu sản xuất và
đồng thời để hạn chế đến mức thấp nhất sản phẩm thủy sản nhiễm kháng
sinh, nên có sự gắn kết chặt giữa doanh nghiệp với nông dân. Cách làm của
Công ty cổ phần xuất nhập khẩu thủy sản An Giang (Agifish) là một thí dụ
điển hình. Công ty liên kết với gần 100 nhà cung cấp lớn nguyên liệu cá tra
tại các tỉnh An Giang, Ðồng Tháp, Vĩnh Long, Cần Thơ và hai nhà máy chế
biến thức ăn chăn nuôi. Theo đó, doanh nghiệp hỗ trợ vốn cho người nuôi,
thanh toán đúng hạn theo hợp đồng đã ký. Các cơ sở nuôi được phổ biến về
điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm, về danh mục thuốc, hóa chất, kháng
sinh cấm sử dụng hoặc hạn chế sử dụng tại Việt Nam để bảo đảm chất lượng
sản phẩm. Khi có rủi ro, doanh nghiệp cam kết chia sẻ cùng người nuôi. Nhờ
25

×