Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

Tết ăn cá của người Thái doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (100.49 KB, 4 trang )

Tết ăn cá của người Thái


Người Thái thường sống ở các vùng ven sông, ven suối nên không
những giỏi về chài lưới, đánh cá trên sông suối mà ngày càng giỏi
về nuôi thả cả trên đồng ruộng, ao hồ. Vì vậy, cá là món ăn phổ
biến trong bữa ăn hàng ngày của người Thái, nhất là trong những
ngày tết Nguyên đán, cá là món ăn chính không thể thiếu được.
Cứ đến ngày 28, 29 tháng chạp âm lịch dân làng lại đổ ra sông, ra suối
bắt cá. Tất cả những con cá họ bắt được, không kể to, nhỏ đều được
coi là Thần suối và được mang về làm cỗ cúng.

Người ta chọn con cá to nhất để riêng. Đó là con cá đầu mâm cỗ nên
được nướng nguyên con. Số cá còn lại được chế biến theo cách riêng
của vùng này như: cá đồ, cá sấy, cá nướng, cá sả, cá độn cơm, cá mọc,
cá gói vùi tro bếp, lạp cá “pa lạp”… Đặc biệt món pa lạp là món ăn
thật độc đáo thường làm để thết đãi khách quý mỗi khi tết đến xuân
về. Từ một con cá, người phụ nữ Thái khéo tay chế biến thành 3 món:
món lạp vừa béo vừa cay, vừa có vị chua chát của lá rừng, món chèo
gio nướng để chấm xôi nóng và bát canh chua cá để đưa cay.

Còn món cá mọc lại được chế biến theo cách khác. Người ta lọc thịt
cá băm nhỏ giống như mọc thịt. Mọc cá này dùng làm nhân bánh bột
gạo nếp. Bột nếp được chuẩn bị kỹ như dùng làm bánh dẻo. Mọc cá
được gói bên trong bột nếp nà. Sau đó người ta xếp từng lượt vào chõ
rồi đồ 30 đến 40 phút. Có loại mọc 3 cá, 5 cá, 7 cá, 9 cá. Đó là số
lượng cá dùng làm mọc nhân bánh, mọc 3 cá là dùng 3 con cá làm
nhân.

Cá nướng là cá được kẹp que tre thành từng kẹp rồi đem nướng trên
than củi từ gỗ rừng. Mỗi kẹp cá từ 3,5,7,9 con cá. Sau khi nướng xong


thì cá được đem đồ lại. Khâu cuối cùng là bày mâm cỗ cúng. Con cá
nướng đầu mâm được bày ở giữa, chung quanh là cá mọc và cá
nướng. Hai loại này chia thành những cụm gần 3, 5, 7, 9 của từng loại.
Đây là những con số nhắc nhở từng loại quà của Thần suối ban tặng
cô gái xưa kia.

Mâm cúng được kính cẩn dâng cúng gia tiên, thổ công, Thần suối…
Đặc biệt, khi các thành viên trong gia đình và khi các thành viên trong
gia đình và khách hưởng lộc bao giờ họ cũng chúc tụng nhau: “ối,
Mết pí cáu khảu pi mãi, sai pha tốc piêng, sai chiêng tốc piêng, sau
chiêng tốc lum, chôm hẩy tay hươm lẩy hảo hăn khăn khang, pi mấi
dệt không mẫi lảy mả; pha mất dệt chương mẫi hải pên nơ!”. Lời chúc
trên có nghĩa là “Ôi! Hết năm cũ vào năm mới, dây trời rơi xuống
bằng mặt đất, dây tết rơi xuống khắp thế gian, chúc cho cả gia đình
mạnh khỏe, may mắn, năm mới mở ra chân trời làm ra nhiêu của cải,
phát đạt nhé!”

×